[3.3] CHƯƠNG III: TIỂU PHẨM (CUU.LAVAGGA) (III.7, III.8, III.9, III.10)
(CUU.LAVAGGA)III.7 LIỆP LỘC QUỈ SỰ
(MIGALUDDA PETAVATTHUVA.N.NANAA)
“Ngươi còn trẻ và được tôn kính bởi những người nam và những người nữ”. Pháp thoại này được thuyết giảng trong khi Ðức Thế Tôn đang ngụ ở Ve.luvana, liên quan đến một Ngạ quỉ mà trước kia là người săn Nai.
Tương truyền rằng, tại thành Vương-xá, có một người thợ săn nọ kiếm sống bằng nghề bắn và giết nai. Anh ta có một người bạn là một thiện nam, là người mà, vì không thể thuyết phục anh ta từ bỏ những ác nghiệp luôn khi, bèn thức tỉnh anh ta làm những việc phước vào lúc ban đêm khi nói rằng, “này bạn, hãy từ bỏ sát sanh vào lúc ban đêm đi.” Anh ta thường không làm điều này vào lúc ban đêm và thường giết chúng sanh chỉ trong ban ngày mà thôi. Ðúng lúc, anh ta chết và sanh làm một Vimaanapeta ở gần Raajagaha, chịu nhiều thống khổ suốt ngày, nhưng thường làm hài lòng cho chính mình, có và được cung cấp những khoái lạc của ngũ dục vào lúc ban đêm. Khi trông thấy anh ta, thì Trưởng lão đáng kính Naarada bèn hỏi anh ta bằng câu kệ này:
- “Ngươi còn trẻ và được tôn kính bởi những nam nhân và những nữ nhân; ngươi trông rất đẹp nhờ những dục lạc, nhưng vào lúc ban ngày thì ngươi lại bị lãnh quả khổ – Ngươi đã làm gì trong kiếp quá khứ của ngươi?”
Chú giải:
- ÐƯỢC TÔN KÍNH BỞI NHỮNG NGƯỜI ÐÀN ÔNG VÀ NHỮNG NGƯỜI ÐÀN BÀ (Naranaaripurakkhato): Ðược tôn kính bởi, được hầu hạ bởi những vị Devaputta và những vị Devadhiitaa, là những người hầu. NGƯƠI TRÔNG RẤT ÐẸP (sobhasi): ngươi chiếu sáng rực rỡ vào lúc ban đêm do nhờ ngươi được cung cấp bởi những thứ này – Ðây là ý nghĩa. Vì lý do này vị ấy nói rằng, “NHƯNG VÀO LÚC BAN NGÀY NGƯƠI QUẢ THẬT ÐÃ CHỊU KHỔ” (divasa.m anubhosi kaara.na.m): Nhưng vào lúc ban ngày ngươi lại chịu nhiều cực hình, sự tiêu diệt. Hay nói cách khác (chúng ta nên đọc là) Vào lúc ban đêm (rajinii): Vào lúc ban đêm (rattiisu), Ye là một bất biến từ. NGƯƠI ÐÃ LÀM GÌ TRONG KIẾP QUÁ KHỨ? (kim akaasi purimaaya jaatiyaa): Ngươi đã làm nghiệp gì trong kiếp quá khứ của ngươi khiến xảy đến hạnh phúc và đau khổ này, nghĩa là hãy nói cho ta biết điều này.
Khi nghe qua điều này, Ngạ quỉ nói những câu kệ này để cho Trưởng lão biết những nghiệp mà nó đã làm:
- Trong quá khứ, ở thành Raajagaha xinh đẹp, ở giribbaja khả ái ấy, tôi đã làm một người thợ săn độc ác và có bàn tay dính máu.
- Bị ô nhiễm trong tâm, tôi sống không có sự thu thúc, luôn luôn hướng đến sự làm hại những kẻ khác, vô cùng độc ác đối với những chúng sanh vô tội, là những sanh vật ở khắp nơi.
- Tôi có một người bạn có tâm từ ái, là một thiện nam có đức tin, và người ấy khi cảm thấy thương hại, đã nhiều lần khuyên tôi khi nói rằng:
- “Ðừng làm những ác nghiệp, này bạn, đừng đi đến trạng thái đau khổ, nếu bạn muốn được hạnh phúc sau khi chết, hãy tránh xa sự sát sanh một cách bừa bãi này”.
- Tôi lắng nghe nghững lời này của vị ấy đang muốn cho tôi được hạnh phúc, và mong mỏi cho tôi được hạnh phúc tuy nhiên tôi, vì đã lâu quen với những ác nghiệp mà thiếu trí suy xét, đã không làm theo đầy đủ lời khuyên của anh ta.
- Một lần nữa, con người rất có trí tuệ ấy, do lòng bi mẫn, đã khuyên tôi tỏ sự thu thúc khi nói rằng, “Nếu ban ngày bạn phải sát sanh, thời hãy thu thúc vào lúc ban đêm.”
- Bởi vậy tôi chỉ giết chúng sanh vào lúc ban ngày mà thôi, nhưng thu thúc vào lúc ban đêm, không làm những điều ấy – và nay, vào ban đêm tôi tự làm thoả mãn chính mình nhưng vào lúc ban ngày tôi có một kiếp sống đau khổ và bị ăn thịt.
- Do bởi thiện nghiệp ấy nên vào lúc ban đêm tôi hưởng những dục lạc của Chư thiên, trong khi đó vào lúc ban ngày thì ngững con chó săn hùng hổ sông vào tôi từ khắp các hướng để ăn thịt tôi.
- Bấy giờ những người mà tiếp tục đặt mình vào, và thường xuyên chuyên tâm vào lời dạy của Ðức Sugala – thiết nghĩ, riêng những người này sẽ đạt đến trạng thái bất tử là vô vi.
Chú giải:
- Ở đây NGƯỜI THỢ SĂN (Luddho): Người mà độc ác. CÓ BÀN TAY DÍNH MÁU (Lohitapaa.ni): có hai bàn tay mà đã bị dính máu do sự giết thú nhiều lần – ÐỘC ÁC (daaruno): người độc ác, nghĩa là người làm hại những sanh vật.
- VÔ HẠI avirodhakaresu = avirodha.m karontesu (phối hợp cách): Như là những con nai hay chim v.v…
- BUÔNG THẢ (asa.myama.m): Không được kiểm soát, có bản tánh ác.
- LỜI KHUYÊN CỦA VỊ ẤY (sakalaanusaasani.m): Toàn thể lời khuyên của vị ấy, nghĩa là sự từ bỏ những ác nghiệp luôn khi. ÐÃ LÂU QUEN VỚI ÐIỀU ÁC (cirapaapaabhirato): Quen với điều ác trong một thời gian dài.
- SỰ THU THÚC (sa.myame): Hạnh kiểm tốt. KHUYÊN BẢO: nivesayi = nivesesi (thể văn phạm hoán chuyển). NẾU BAN NGÀY BẠN PHẢI GIẾT NHỮNG CHÚNG SANH THỜI BAN ÐÊM BẠN HÃY TỎ SỰ TỰ CHẾ (sace divaa hanasi paa.nino atha te ratti.m bhavatu sa.myamo): Ðiều này cho thấy cách mà anh ta được khuyên. Người ta nói rằng vào lúc ban đêm anh ta cũng chuyên tâm vào việc sát sanh, trong đó anh ta đặt những cái cọc và những cái bẫy v.v…
- VÀO BAN NGÀY TÔI CÓ MỘT KIẾP SỐNG ÐAU KHỔ VÀ BỊ ĂN THỊT (divaa khajjaami duggato): Bây giờ tôi đã đi đến cõi khổ, đã đi đến chỗ đau khổ lớn, và tôi bị ăn thịt vào ban ngày. Người ta nói rằng quả nghiệp này của anh ta đã theo đúng với nghiệp của anh ta, là nghiệp mà anh ta đã sai những con chó xé xác những con nai vào ban ngày – như vậy, suốt thời gian của ban ngày những con chó to lớn thường xông vào anh ta và làm cho thân của anh ta tan nát chẳng còn gì ngoài xương mà thôi, trong khi vào lúc đêm đến, anh ta thường lấy lại trạng thái như trước của mình và hưởng sự vinh quang của Chư thiên. Vì lý do này khiến người ta nói rằng, ‘vì thiện nghiệp ấy, nên vào ban đêm tôi hưởng những dục lạc của chư thiên, trong khi vào lúc ban ngày thì những con chó săn tàn bạo nhẩy xổ vào tôi từ khắp các hướng và ăn thịt của tôi.’
- Ở đây HUNG HĂNG (pa.tihataa): Trong trạng thái hung hăng tựa như cú nhảy tiêu diệt. TỪ KHẮP CÁC HƯỚNG ÐỂ ĂN THỊT TÔI (sama~ntà kaaditu.m): Chúng rơi vào tôi từ khắp các hướng để xé xác của tôi. điều này được nói đến liên quan đến suốt thời gian mà chúng đến khiến cho anh ta vô cùng sợ hãi. Khi chúng đã xông vào anh ta và khiến cho anh ta chỉ còn xương, thì chúng lại tiếp tục bỏ đi.
Khi nó đã nói như vậy thì Trưởng lão bèn nêu lên vấn đề ấy với Bậc Ðạo sư. Bậc Ðạo sư lấy vấn đề ấy làm nguyên nhân cần thiết đã sanh lên và thuyết pháp đến hội chúng đã hội họp ở đó. Mọi chuyện đều giống y như đã được nêu ra ở trên.
-ooOoo-
III.8 ÐỆ NHỊ LIỆP LỘC QUỈ SỰ
“Trong ngôi nhà có tháp nhọn và trong cung điện.” Pháp thoại này được thuyết giảng trong khi Bậc Ðạo sư đang ngụ ở Ve.luvana, liên quan đến một Ngạ quỉ khác mà trước kia cũng là một thợ săn nai.
Tương truyền rằng tại Raajagaha, có một người thợ săn nai trẻ nọ, do có tài săn bắn, đã từ bỏ những tiện nghi về của cải của anh ta và ngày đêm đi đây đó để săn nai. Một vị thiện nam nọ là bạn hữu của anh ta, do lòng bi mẫn, cho anh ta lời khuyên này, “này bạn, hãy từ bỏ sát sanh, e rằng sẽ có đau khổ dành cho bạn trong một thời gian dài”. Nhưng anh ta chẳng quan tâm. Rồi vị thiện nam ấy thỉnh một vị Trưởng lão nọ mà đã có tâm tu tiến và đã đoạn trừ các lậu hoặc, khi nói rằng, “Bạch Ngài, xin Ngài hãy thuyết pháp đến một người đàn ông đó đó bằng cách nào đó để anh ta từ bỏ sự sat sanh.” Bởi vậy vào một hôm nọ, vị Trưởng lão ấy, trong khi đang đi quanh thành Raajagaha để khất thực, đứng tại cửa nhà của anh ta. Khi trông thấy Ngài, thì người săn nai, đầy tôn kính, đi ra để đón Ngài, mời Trưởng lão vào nhà và dâng chỗ ngồi đến Truởng lão. Trưởng lão ngồi xuống trên chỗ ngồi đã định sẵn. Khi anh ta đi đến Trưởng lão, anh ta cũng ngồi xuống. Trưởng lão nói cho anh ta biết về những quả dữ của sự sát sanh và rồi giải thích những lợi ích của sự kiêng tránh, nhưng khi anh ta nghe qua đi?u này thì anh ta không muốn từ bỏ nó. Rồi Trưởng lão nói với anh ta rằng, “Này bạn, nếu bạn không thể từ bỏ hoàn toàn được, thì tối thiểu cũng hãy từ bỏ nó vào lúc ban đêm”. “Tốt lắm, thưa Ngài, con sẽ tránh xa”. Phần còn lại tương tự như câu chuyện ở ngay trước, ngoại trừ rằng ở chỗ mà những câu kệ có liên quan đến thì Trưởng lão hỏi anh ta bằng ba câu kệ này:
- Trong ngôi nhà có tháp nhọn và trong cung điện, ở trên chiếc giường được trải bằng lông cừu dài, ngươi vui thích với âm thanh ngọt ngào của năm loại nhạc.
- Rồi vào lúc tàn đêm, đến khi mặt trời mọc, ngươi lại đi đến bãi tha ma, ở đó ngươi chịu nhiều thống khổ.
- Bây giờ ác nghiệp nào được làm bởi ngươi do thân khẩu, hoặc ý? do kết quả của nghiệp nào khiến ngươi chịu sự thống khổ này?”
Rồi Ngạ quỉ ấy giải thích vấn đề với Trưởng lão:
- “Trong thành Raajagaha khả ái, ở Giribbaja xinh đẹp ấy, trong quá khứ con là thợ săn nai, con là người độc ác, không tự chế.
- Con có một người bạn có tâm từ ái, là một vị thiện nam có đức tin và, một vị Sa-môn, một vị Saavaka của đức Gotam, thường sống nhờ vào gia đình của anh thiện nam bằng sự để bát; dầu vị ấy, có lòng thương hại đến con, khuyên can con nhiều lần. Khi nói rằng:
- “Ðừng làm những ác nghiệp, này bạn, đừng đi đến trạng thái đau khổ; Nếu bạn muốn được hạnh phúc sau khi chết; thời hãy tránh xa sự sát sanh này.”
- Con lắng nghe những lời này của vị ấy, là người muốn cho con được hành phúc và mong mỏi cho con được lợi ích, tuy nhiên con, vì quá lâu đã quen với điều ác và thiếu tuệ quán, nên không làm theo lời khuyên của vị ấy.
- Lại một lần nữa con người có trí tuệ vô cùng ấy, do lòng bi mẫn, khuyên con hãy tỏ sự tự chế, khi nói rằng, “Nếu ban ngày bạn phải giết những chúng sanh thời hãy tỏ sự tự chế vào lúc ban đêm.”
- Bởi vậy con chỉ sát sanh vào lúc ban ngày, nhưng tự chế vào lúc ban đêm không làm điều ấy – và vào lúc ban đêm con làm hài lòng chính mình, nhưng ban ngày con có một kiếp sống đau khổ và bị ăn thịt.
- Vì thiện nghiệp ấy nên vào lúc ban đêm con hưởng những dục lạc của chư thiên, trong khi ban ngày thì những con chó hung hăng rơi vào con từ khắp các hướng để ăn thịt con.
- Bấy giờ những người mà tiếp tục chuyên tâm, thường xuyên chuyên chú vào giáo pháp của đấng Sugata – riêng những người này, xét nghĩ, sẽ đạt đến trạng thái bất tử, là chỗ vô vi.”
Chú giải:
Ý nghĩa của những câu này cũng giống như ý nghĩa của những câu đã được nêu ra ở trên rồi.
-ooOoo-
III.9 TRÁ KHI QUỈ SỰ
(KUUTAVINICCHAYIKA PETAVATTHUVA.N.NANAA)
“Mang tràng hoa, đội mão và đeo vòng tai”. Pháp thoại này được thuyết giảng trong khi Bậc Ðạo sư đã ngụ ở Ve.luvana, liên quan đến một Ngạ quỉ đã từng chấp theo tà kiến.
Bấy giờ, Ðại vương Bimbisaara thường thọ trì Bát Quan Trai sáu ngày trong một tháng, và noi theo gương của vị ấy, nhiều người khác cũng thọ trì Bát Quan Trai giới. Ðức vua thường hỏi những người mà đến yết kiến vị ấy rằng, “Nào nào, ngươi có thọ trì Bát Quan Trai giới hay không?” Rồi một người đàn ông, được bổ nhiệm vào triều đình của vị ấy, là người có lời nói đâm thọc, gian lận, quen ăn hối lộ và làm những hành động bạo quyền đã nói rằng, “Tâu bệ hạ, thần có thọ trì nó.” Vì sợ phải nói ra rằng ông ta đã không thọ trì nó. Rồi khi ông ta đang rời khỏi tầm nhìn của đức vua, thì một người bạn nói với ông ta rằng, “nào nào, này bạn, bạn có thọ trì nó ngày hôm nay không?”. “Này bạn, tôi nói như vậy là do sợ hãi đó thôi khi mặt đối mặt với Ðức vua, nhưng tôi chẳng có thọ trì nó,” Sau đó người bạn này nói với ông ta rằng, “Dầu vậy, bạn vẫn còn có thể thọ trì nửa ngày Bát Quan Trai giới cho ngày hôm nay, vậy hãy nguyện thọ trì Bát Quan Trai giới đi.” “Tốt lắm”, ông ta nói và đồng ý với điều mà người bạn nói, rồi đi về nhà, chẳng ăn gì, súc miệng và thọ trì Bát Quan Trai giới.
Ðêm hôm ấy, khi đã đi đến giường, thì những cơn đau khốc liệt, dữ dội, gây ra bởi cơn gió mạnh sanh lên, do bụng trống, đã đoản mạng của ông ta và, ngay sau khi chết ông ta sanh làm một vimaanapeta ở một chỗ sâu hút trong một ngọn núi. Do thọ trì chỉ một đêm của ngày Bát Quan Trai giới mà ông ta nhận được một cung điện với tuỳ tùng gồm mười ngàn tiên nữ, và hưởng sự vinh quang thần tiên vĩ đại; Nhưng vì sự nói dối và nói đâm thọc của ông ta, nên ông ta phải ăn thịt sau khi đã móc ra từ chính lưng của ông ta. Ðại Ðức Naarada, khi đi xuống từ núi Kỳ-xà-quật, trông thấy vị ấy và Trưởng lão hỏi vị ấy bằng bốn câu kệ, sau đó vị ấy trả lời vấn đề cũng bằng bốn câu kệ:
- “Ngươi có đeo tràng hoa, đội mão và đeo vòng, và khắp người của ngươi được phủ bằng trầm hương; nét mặt cuả ngươi rạng rỡ và ngươi chiếu sáng như mặt trời.
- Những người hầu này của ngươi, những vị phi nhân này trong hội chúng của ngươi, và đây là những nữ hầu của ngươi, mười ngàn thiếu nữ này.
- Chúng mang những vòng xuyến và những vòng đeo tay, và đầu của chúng được trang sức bằng những vòng hoa đội đầu bằng vàng – Ngươi có oai lực lớn và tướng mạo của ngươi làm dựng tóc.
- Tuy nhiên ngươi lại ăn thịt mà chính ngươi đã móc ra từ lưng của ngươi: bây giờ ác nghiệp nào được làm bởi ngươi do thân khẩu hay ý? do kết quả của nghiệp nào khiến ngươi ăn thịt từ lưng của ngươi?”
- “Ở trong thế giới hữu tình, tôi đã làm suy sụp chính tôi bằng những lời nói dối và đâm thọc, bằng sự gian trá và lường gạt.
- Khi tôi đã đi đến một hội chúng ở đó và đến lúc để nói ra sự thật thì tôi lại không nói đúng sự thật và không nói những điều đem lại lợi ích cho tôi, lại còn đi theo con đường sái quấy.
- Cũng như tôi ngày hôm nay ăn thịt từ chính lưng của tôi, cũng vậy người nào mà làm người nói xấu sau lưng cũng phải ăn thịt của chính mình.
- Chính Ngài đã trông thấy điều này, thưa Ngài Naarada . Những người mà có lòng bi mẫn và có thiện tâm thường nói rằng, “Ðừng nói đâm thọc cũng đừng nói dối và đừng làm người nói xấu sau lưng!”
Chú giải:
- Ở đây CÓ ÐEO TRÀNG HOA (maalii): Mang những tràng hoa, trang sức những bông hoa của chư thiên – đây là ý nghĩa. CÓ ÐỘI MÃO (kirii.tii): Ðầu có vấn khăn. Có đeo vòng (Kaayuurii): Có những chiếc vòng, nghĩa là những cánh tay của người được trang sức. CÁC CHI THỂ CỦA NGƯƠI (gattaa): Những phần trên thân của ngươi. ÐƯỢC PHỦ BẰNG TRẦM HƯƠNG (ca.n.danussadaa): Ðược xức bằng dầu của gỗ trầm hương. NGƯƠI CHIẾU SÁNG NHƯ MẶT TRỜI (suriyava.n.no vasobhati): Ngươi rực rỡ, mang tướng mạo sáng chói y như mặt trời mới mọc. Hay nói cách khác, kinh tạng nói rằng, ‘Ngươi đẹp như mặt trời ban mai’ (arunasadisava.n.navaa); MẶT TRỜI BAN MAI (aru.na.m): Về tướng mạo giống như những vị chư thiên Araniya, nghĩa là có tướng mạo cao qúy.
- NHỮNG NGƯỜI TRONG HỘI CHÚNG CỦA NGƯƠI (Paarisajjaa): Những người thuộc hội chúng của vị ấy, nghĩa là những người hầu riêng của vị ấy.
- Ngươi: tuva.m = tva.m: (thể văn phạm hoán chuyển). Sắc tướng của ngươi làm dựng tóc (Lomaha.msanaruupavaa): Sắc tướng của ngươi đáng làm dựng tóc đối với những người trông thấy ngươi: điều này được nói đến vì oai lực vĩ đại và uy quyền của vị ấy.
- NGƯƠI ÐÃ MÓC Ukkantvaa= Ukkantitvaa: thể văn phạm hoán chuyển; nghĩa là ngươi đã cắt xẻo.
- TÔI HÀNH ÐỘNG: aacaarisa.m = aciri.m (thể văn phạm hoán chuyển): tôi khoác vào lối hành động. BẰNG SỰ NÓI DỐI VÀ ÐÂM THỌC: (Pesu~n~na musaavaadena = Pesu~n~nnena Musaavaadena ca (phối hợp cách). VÀ BẰNG SỰ GIAN DỐI, LƯỜNG GẠT: Nikativa~ncanaaya ca = Nikatiyaa va~ncanaaya ca (phối hợp cách), bằng mưu mô và sự dối gạt mà xem ra chơn thật đối với những người khác.
- KHI ÐẾN LÚC ÐỂ NÓI RA SỰ THẬT (Saccakaale): Khi đến lúc thích hợp để nói sự thật NHỮNG ÐIỀU NẰM TRONG LỢI ÍCH CỦA TÔI (attha.m): Những cách nói mà có lợi trong cuộc sống này v.v… ÐIỀU ÐÚNG PHÁP (Dhamma.m): Hạnh kiểm đúng chánh đáng của tôi. TÔI PHỦ NHẬN (Nira~nkatvaa): Tôi tách rời khỏi chính tôi, tôi từ bỏ.
- VỊ ẤY (So): Kẻ mà hành động đâm thọc v.v…
Tất cả phần còn lại đều được nêu ra như ở trên.
-ooOoo-
III.10 GIỚI BẤT KỈNH THẤP QUỈ SỰ
(DHAATUVIVA.N.NA PETAVATTHUVA.N.NANAA)
“Khi đứng trong không trung”. Ðây là quỉ sự về sự coi thường. Khi Ðức Thế Tôn đã nhập Niết-bàn giữa hai cây Saala trong rừng cây Saala Upattana của những người Malla tại Kusinaaraa và những Xá-lợi của Ngài đã được phân chia, vua Ajaatasattu lấy phần Xá-lợi của mình và, khi hồi tưởng những ân đức của Ðức Phật, bèn tổ chức một buổi lễ lớn để cúng dường Ngài kéo dài trong bảy năm, bảy tháng, và bảy ngày, trong suốt thời gian ấy có vô số người sanh tâm tịnh tín và đạt đến thiên giới. Tuy nhiên, có đến Tám mươi sáu ngàn người bị ô nhiễm vì đã từ lâu không có đức tin, chấp theo tà kiến và, dầu ở trong những điều kiện có thể làm khởi sanh lòng tịnh tín, vẫn bị ô nhiễm trong tâm và bị tái sanh trong cõi Ngạ quỉ. Cũng trong thành Raajagaha ấy, một người vợ, đứa con gái và con dâu của một vị phú hộ nọ, là người có của cải, với lòng tịnh tín trong tâm, họ đã suy nghĩ rằng, “Chúng ta hãy cúng dường đến Xá-lợi”, và mang một ít vật thơm và những bông hoa v.v… Rồi lên đường đi đến chỗ mà Xá-lợi được tôn trí. Người đàn ông giàu có ấy tỏ thái độ coi thường của ông ta về sự tôn kính Xá-lợi và phỉ báng Xá-lợi khi nghĩ rằng, “Có lợi ích gì mà tôn kính những khúc xương?” họ chẳng quan tâm đến lời mà ông ta nói và đi đến chỗ ấy, cúng dường đến Xá-lợi và, khi đã trở về nhà, họ bị phát bệnh đến nỗi chẳng bao lâu sau họ chết, tái sanh trong cõi Devaloka do nhờ việc phước ấy. Tuy nhiên, về phần ông phú hộ, bị che ám bởi lòng sân hận và chẳng bao âu sau cũng chết, tái sanh trong cõi Ngạ quỉ do bởi ác nghiệp ấy. Rồi một hôm nọ, Ðại Ðức Mahaakassapa, do lòng bi mẫn đối với chúng sanh, thị hiện những năng lực thần thông của Ngài bằng cách nào đó để dân chúng có thể trông thấy cả những Ngạ quỉ và những vị chư thiên. Khi Ngài đã làm điều này, đứng trong khuôn viên của Bảo tháp ấy và hỏi ba câu kệ đến con Ngạ quỉ mà xưa kia đã tỏ thái độ khinh thường Xá-lợi, và rồi Ngạ quỉ đáp lại:
- “Khi đứng trong không trung, ngươi toả ra mùi xú uế, hôi hám, và những con dòi rúc r.ta cái miệng hôi thối của ngươi – Ngươi đã làm nghiệp gì trong quá khứ?
- Nhân đó, có những kẻ khác cầm những con dao của họ và khoét vào thịt của ngươi nhiều lần lập đi lập lại; chúng phun vào ngươi chất kiềm và rồi lại khoét ngươi nhiều lần lập đi lập lại.
- Bây giờ ác nghiệp nào được làm bởi ngươi do thân, khẩu hoặc ý? Do kết quả của nghiệp nào khiến ngươi phải chịu sự thống khổ như thế này?”
- “Trong thành Raajagaha xinh đẹp, là thành Giribbaja khả ái ấy, thưa Ngài, tôi là chủ của rất nhiều của cải và ngũ cốc.
- Tôi đã ra sức ngăn cản người vợ này, đứa con gái và nàng dâu của tôi khi họ đang mang những bông hoa tamaala, những hoa sen xanh và những dầu xức đắt giá đi đến bảo tháp – Ðây là ác nghiệp được làm bởi tôi.
- Chúng tôi đang lãnh chịu tám mươi sáu ngàn loại khổ thọ; sau khi đã tỏ thái độ coi thường về sự tôn kính Xá-lợi, chúng tôi đã bị nấu sôi cùng cực trong địa ngục.
- Ngài hãy tách rời những người mà mở miệng nói lời bất lợi ra khỏi hội chúng đang cử hành đại lễ cúng dường Xá-lợi của bậc A-la-hán.
- Hãy xem những người này đang đi đến, mang những tràng hoa và có trang sức, họ đang thọ hưởng kết quả của những bông hoa – họ rực rỡ và vinh hoa.
- Và khi đã trông thấy sự kiện kì diệu làm ngạc nhiên và làm tóc dựng đứng này, những bậc trí tuệ sẽ tán dương và đảnh lễ Ngài, thưa đại hiền trí.
- Bây giờ khi đã ra đi khỏi đây và lại được tái sanh trong cõi người, tôi sẽ nghiêm trang cúng dường ở bảo tháp nhiều lần lập đi lập lại.
Chú giải:
- Ở đây MÙI HÔI THỐI (duggandho): Mùi khó chịu; nghĩa là mùi thối của xác chết bị thối rữa. Vì lý do này khiến vị ấy nói rằng, “Ngươi toả ra mùi hôi thối”
- NHÂN ÐÓ (tato): Sau khi toả ra mùi hôi thối ấy và bị rúc r.ta bởi những con giòi. CHÚNG CẦM NHỮNG CON DAO CỦA CHÚNG VÀ KHOÉT NGƯƠI NHIỀU LẦN LẬP ÐI LẬP LẠI (sattha.m gahetvaana okantanti punappuna.m): Những chúng sanh bị kéo đi bởi nghiệp đang cầm những con dao có lưỡi bén và khoét vào miệng của ngươi nhiều lần lập đi lập lại. CHÚNG PHUN VÀO NGƯƠI CHẤT KIỀM RỒI KHOÉT VÀO NGƯƠI NHIỀU LẦN LẬP ÐI VÀ LẬP LẠI (Khaarena paripphositvaa Okantanti punappuna.m): Chúng phun chất cường toan vào những chỗ mà chúng sẽ khoét ngươi và rồi khoét ngươi nhiều lần lập đi lập lại.
- TÔI LÀ CHỦ CỦA RẤT NHIỀU CỦA CẢI VÀ NGŨ CỐC (issaro dhanadha~n~nassa supahuutassa): Tôi là chúa của, là chủ nhân của rất nhiều của cải, của vô số của cải và ngũ cốc, nghĩa là tôi rất giàu có.
- NGƯỜI VỢ NÀY VÀ CON GÁI VÀ NÀNG DÂU CỦA TÔI (tassaaya.m me bhariyaa ca dhiitaa ca su.nisaa ca): Người vợ này của tôi trong kiếp sống quá khứ của tôi, đứa con gái này, nàng dâu này; vị ấy noi khi chỉ về những vị chư thiên đang đứng ở trong bầu trời. ÐẮT GIÁ (paccaggha.m): tươi tắn. TÔI RA SỨC NGĂN CẢN… LÀ NHỮNG NGƯỜI ÐANG CẦM… ÐẾN BẢO THÁP (thuupa.m harantiyo vaasesi.m): Khi tỏ thái độ khinh khi Xá-lợi, tôi chống lại… Mà đang mang đi… Ðể tôn kính bảo tháp. ÐÂY LÀ ÁC NGHIỆP ÐƯỢC LÀM BỞI TÔI (ta.m paapa.m pakata.m mayaa): Vị ấy nói bằng sự ân hận khi nói rằng, “ác nghiệp về việc khinh khi Xá-lợi được làm bởi tôi”.
- TÁM MƯƠI SÁU NGÀN (cha.laasiitisahassaani): ngoài ra, còn nhiều hơn tám mươi sáu ngàn. CHÚNG TÔI (Maya.m): vị ấy nói khi bao gồm những Ngạ quỉ ấy chung với ông ta. ÐANG CHỊU CÁC LOẠI KHỔ THỌ (paccattavedanaa): Ðiều này chỉ cho thấy rằng sự cảm thọ nỗi thống khổ lớn đang bị thọ lãnh riêng nhau, theo riêng từng cá nhân của mỗi người. TRONG ĐỊA NGỤC (niraye): Vị ấy nói điều này, khi so sánh cõi Ngạ quỉ giống như địa ngục do bởi tánh chất đau khổ dữ dội của nó.
- NHỮNG NGƯÒI MÀ… KHI ÐẠI LỄ TÔN KÍNH BẢO THÁP CỦA BẬC A-LA-HÁN ÐANG TIẾN HÀNH (ye ca kho thuupapuujaaya vattante arahato mahe): Vị ấy giải rõ nỗi mất mát to lớn của mình bằng tánh chất phúng dụ khi nói rằng, “ngài nên tách, Ngài nên xem như những người đứng ngoài, ra khỏi đó, khỏi phước nghiệp ấy, những người mà, như tôi, nói ra những điều bất lợi, nói những điều không tốt về sự tôn kính bảo tháp khi đại lễ tôn kính đối với bảo tháp của bậc A-la-hán, của đức Phật toàn giác, đang tiến hành.”
- KHI ÐI ÐẾN (aayantiyo): Khi đi đến xuyên qua hư không. KẾT QUẢ CỦA NHỮNG BÔNG HOA (maalaavipaaka.m): Kết quả, quả báu, của việc tôn kính bằng những bôn hoa nơi bảo tháp. rực rỡ (samiddhaa): rực tỡ bằng sự vinh quang của Chư thiên. họ vinh hoa (taa yasassiniyo): Họ có tuỳ tùng.
- VÀ KHI HỌ ÐÃ TRÔNG THẤY ÐIỀU NÀY (ta~n ca disvaana): Khi họ đã trông thấy kết quả phi thường, tuyệt hảo, kỳ diệu, làm dựng đứng tóc, của việc phước, có giới hạn tột bực của sự tôn kính. NHỮNG BẬC TRÍ TUỆ SẼ TÁN DƯƠNG VÀ TÔN KÍNH NGÀI VÀ, ÐẢNH LỄ NGÀI THƯA ÐẠI HIỀN TRÍ (namo karonti sappa~n~nà vadanti ta.m mahaamuni): Những người đàn bà này, thưa Ngài Kassapa, sẽ đảnh lễ, sẽ sụp mình trước Ngài, là phước điền vô thượng, nghĩa là họ sẽ tán dương, sẽ tôn kính Ngài.
Rồi Ngạ quỉ ấy, tâm của nó bị xúc động, bèn thốt lên câu kệ bắt đầu bằng, “Xét thấy rằng khi tôi”, cho thấy điều mà nó định làm trong tương lai phù hợp với sự xúc động ấy. Ý nghĩa của điều này tự nó hoàn toàn rõ ràng rồi.
Ðại Ðức Mahaakassapa lấy vấn đề mà được nói như vậy bởi Ngạ quỉ làm nguyên nhân cần thiết đã sanh lên và thuyết pháp đến hội chúng đã hội họp ở đó.
Quỉ sự về sự coi thường đã kết thúc – như vậy phần trình bày về ý nghĩa của chương ba, Tiểu phẩm, được tô điểm bởi mười câu chuyện trong những câu chuyện Ngạ quỉ của bộ Khuddhaka Nikaaya đã kết thúc.
-ooOoo-