[1.3] CHƯƠNG I: XÀ PHẨM (URAGAVAGGA) (I.8, I.9, I.10)
(URAGAVAGGA)I.8. NGƯU QUỈ SỰ
(GO.NA PETAVATTHUVA.N.NANAA)
“Tại sao ngươi như một người điên”.
Pháp thoại này được Bậc Ðạo sư thuyết giảng trong khi Ngài đang ngụ ở Jetavana, liên quan đến một vị phú hộ có cha chết.
Tương truyền rằng, tại Saavatthi người cha của một người đàn ông giàu có nọ đã chết. Tâm của ông ta bị sầu khổ tiếc thương cho cái chết của cha mình và ông ta thường đi lang thang như một người điên với tâm than thở khi hỏi bất cứ ai mà ông ta trông thấy, “ông đã thấy cha của tôi phải không?” Nhưng không ai có thể xua tan nỗi sầu khổ của ông ta cả. Tuy nhiên khả năng chứng đắc quả thánh Tu- Ðà- hườn chiếu sáng trong tâm của ông ta như ngọn đèn trong một cái lọ. Bậc Ðạo sư, khi đang dò xét thế gian vào lúc hừng đông, trông thấy khả năng chứng ngộ quả Thánh Tu- Ðà- hườn của ông ta và nghĩ rằng, “Khi ta đã kể ra những nghiệp quá khứ của vị ấy và làm lắng dịu cơn sầu khổ của vị ấy thì sẽ thích hợp để cho vị ấy quả thánh Tu- Ðà- hườn”. Vào ngày hôm sau, trong khi khất thực trở về sau khi độ thực, Ngài dẫn theo vị thị giả của Ngài và đến cửa nhà của ông ta. Khi ông ta nghe tin rằng ngài đã đến, bèn đi ra tiếp đón Ngài và thỉnh Ngài đi vào nhà. Khi Bậc Ðạo sư đã ngồi trên chỗ ngồi được soạn sẵn, chính ông ta đảnh lễ Bậc Ðạo sư. Ngồi xuống một bên và hỏi rằng, “Bạch Ðức Thế Tôn, Ngài có biết chỗ mà cha của con đã ra đi không?” Rồi Bậc Ðạo sư đáp lại rằng, “Này Thiện nam, ngươi hỏi cha của ngươi trong kiếp sống này hay trong kiếp sống quá khứ?” Khi ông ta nghe những lời này, ông ta bèn suy nghĩ, “Ta đã có những người cha, nhờ vậy nỗi sầu khổ của ông ta được lắng dịu và ông ta được một ít bình thản. Rồi Bậc Ðạo sư cho ông ta một thời pháp để diệt trừ nỗi sầu khổ của ông ta, và khi Ngài biết rằng nổi sầu khổ của ông ta đã xa lìa và tâm của ông ta đã sẵn sàng, bằng sự thuyết giảng Chánh Pháp ấy mà chính chư Phật đã giác Ngộ (Khổ, Tập, Diệt, và Ðạo), Ngài an trú ông ta trong quả thánh Tu-Ðà-hườn và rồi đi về tính Xá của Ngài. Các vị Tỳ kheo bắt đầu bàn luận với nhau trong Giảng Ðường chánh pháp nằng, “Hãy xem, thưa các tôn giả, năng lực vĩ đại của Ðức Phật mà trong đó vị thiện nam đã bị sầu khổ lớn, được dẫn dắt bởi Ðức Thế Tôn vào quả Thánh Tu-Ðà-hườn chỉ trong giây lát”. Bậc Ðạo sư đi đến đó và ngồi trên chỗ ngồi đã được soạn sẵn dành cho Ngài và hỏi rằng, “Này các Tỳ kheo, vì mục đích của cuộc bàn luận nào khiến các ngươi đang ngồi ở đây?” Các vị Tỳ kheo, bạch lại đề tài của cuộc bàn luận của họ với Ðức Thế Tôn. Khi Bậc Ðạo sư nói rằng, “Này các Tỳ kheo, không phải chỉ trong trường hợp này thôi đâu mà Như Lai đoạn trừ nỗi sầu khổ của ông ta; Tương tự như thế, Như Lai cũng đã đoạn trừ nó trong một kiếp quá khứ rồi”. Các vị Tỳ kheo bèn thỉnh Ðức Thế Tôn kể lại biến cố xa xưa ấy.
Cách đây đã lâu, tại Ba la nại, người cha của một gia chủ nọ đã chết. Ông ta bị sầu khổ và ta thán cho cái chết của người cha; và với mặt đầy nước mắt, ông ta kêu than và đấm ngực khi ông ta đi vòng quanh cái mộ của người cha theo chiều bên phải. Ðứa con trai của ông ta, là Sujaata, là một chàng trai thông minh và uyên bác và đầy trí tuệ, trong khi tìm cách để diệt trừ nỗi sầu muộn của cha mình, vào một ngày nọ cậu ta trông thấy một con bò chết ở bên ngoài cửa thành phố. Cậu ta đem đến một ít cỏ và nước rồi đặt chúng ở trước con bò chết ấy. Khi cho nó một miếng, chàng trai đứng ở đó ra lệnh cho nó tựa như nó còn đang sống vậy, khi nói rằng, “hãy ăn đi, hãy ăn đi, hãy uống đi, hãy uống đi”; Những người qua đường trông thấy cậu ta và nói rằng, “Này anh bạn Sujaata, có phải anh đã hoàn toàn điên loạn rồi chăng? Cớ sao anh cho cỏ và nước đến con bò đã chết rồi?” Nhưng cậu ta chẳng nói lời đáp lại. Mọi người đi đến người cha của cậu ta và nói rằng, “Con trai của ông đã điên loạn và đã cho cỏ và nước đến một con bò đã chết.” Khi ông ta nghe qua điều này thì nỗi sầu khổ của người đàn ông có tài sản ấy đối với người cha được cách ly. Xúc động với ý nghĩ rằng, “Người ta nói rằng, con trai của ta đã bị điên”, ông ta phóng nhanh đến đó và khiển trách cậu ta: “Này Sujaata, chẳng hay con đã mất hết sáng suốt thông minh và trí tuệ rồi chăng? Tại sao con cho cỏ và nước đến một con bò đã bị chết?” Và thốt lên hai câu kệ này:
- “Tại Sao con, như một người điên, lại cắt cỏ và nói lầm bầm, hãy ăn, hãy ăn, với một con bò mà mạng sống của nó đã xa lìa?
- Vì không phải do đồ ăn và thức uống khiến con bò chết sống lại được; con là một thằng ngu, một đứa bé đần độn, và là một thằng khùng như bất cứ thằng khùng nào khác.”
Giống như một thằng điên,
Tại sao con đút cỏ?
Tại sao nói lầm bầm:
“Ăn đi, hãy ăn đi”
Ðến một con bò già
Mà mạng sống không còn.
Bởi vì chẳng phải do
Ðồ ăn hay thức uống
Khiến con bò chết này
Có thể sống lại được;
Ngươi là một thằng ngốc,
Là đứa bé dại khờ,
Và là một thằng khùng
Như bất cứ ai khác;
Chú giải:
- Ở đây, TẠI SAO (Kin nu) là một nghi vấn từ. NHƯ MỘT NGƯỜI ÐIÊN (ummattaruupo va) như người mà có tánh điên, như người bị loạn tâm thần. Cắt (laayatvaa= Laavitvaa) (hình thức văn phạm hoán chuyển) CỎ XANH (harita.m ti.na.m): Cỏ tươi. NÓI LẦM BẦM (Lapasi) nói nhảm. CÓ MẠNG SỐNG ÐÃ HẾT (Gatasatta.m): Không có mạng sống. CON BÒ GIÀ (Jaraggava.m): Con bò yếu đuối, con bò mà đã được dùng để cày lâu năm rồi.
- BẰNG ÐỒ ĂN VÀ THỨC UỐNG (Annena paanena): Bằng cỏ xanh này hoặc bằng nước mà còn đã cho. CON BÒ CHẾT NÀY SẼ SỐNG LẠI (mato go.no samu.t.thale): Cho dù con bò chết này mà sống được, cũng không dậy nổi. NGƯƠI LÀ MỘT THẰNG NGỐC (tva.m’si baalo ca dummedho): Ngươi là một thằng ngốc vì ngươi đeo níu vào sự điên rồ, là một đứa bé khờ dại vì ngươi thiếu trí quán xét là trí tuệ. VÀ LÀ MỘT THẰNG KHÙNG NHƯ BẤT CỨ THẰNG KHÙNG NÀO KHÁC (Yathaa t’a~n~n’eva dummati): nghĩa là người ta thán như vậy không đem đến một mục đích nào, cũng như bất cứ một người nào khác mà thiếu khả năng về lí trí. CŨNG NHƯ BẤT CỨ AI KHÁC (a~n~n’eva): mặc dầu ngươi có lý trí, nhưng ngươi đã trở nên khờ dại như bất cứ người khờ dại nào khác và, đã nói một cách lộn xộn.
Khi nghe qua điều này, Sujaata bèn nói lên hai câu kệ này để nói rõ ý định của mình đến người cha;
- Những cái chân này, cái đầu này, cái than này với cái đuôi và hai mắt của nó vẫn còn như thế: Con bò này có thể dậy được.
- Nhưng hai chân, hai tay, thân thể và cái đầu của ông nội thì không được trông thấy- không phải đúng hơn cha là người ngốc khi khóc lóc với nắm đất của người sao?
Chú giải:
- Ðây là nghĩa: Bốn cái chân này, cái đầu như cái trống này cùng với cái đuôi này của con bò vẫn còn đó. Cái thân này với cái đuôi của nó và hai con mắt vẫn còn đó, y như trước khi chết và không có dấu hiệu nào là đã chết cả. CON BÒ NÀY CÓ THỂ ÐỨNG DẬY (Aya.m gono samu.t.thale): Do bởi lý do này, ý nghĩ nảy lên trong con rằng con bò này có thể đứng dậy được. Một số người đọc là con nghĩ con bò có thể thình lình đưa cái thân của nó dậy được: Quan điểm như vậy có thể tự nó hiện diện đối với con- Ðây là ý nghĩa.
- Rồi chàng trai giáo giới cho cha mình rằng, “Những tay, chân, đầu và thân của ông nội, của ông cố, không còn được trông thấy. Không phải đúng hơn rằng riêng cha, thưa cha, mới là người khờ dại, là người không có lý trí hơn cả một trăm một ngàn lần, khi cha khóc nơi cái mộ được làm bằng đất sau khi phủ lấy những đốt xương của người ở trong đó? các pháp hữu vi có tánh chất dễ hoại diệt và hoại diệt; Cha biết điều này, tại sao cha phải ta thán?” Khi nghe qua điều này, cha của Bồ tát suy nghĩ rằng, “con của ta có trí tuệ; Nó đã làm hành động này để khuyên dạy ta”. Và nói rằng. “Này con thân Sujaata, thật rất rõ rằng tất cả chúng sanh đều phải chịu chết đều nhau cả. Từ nay trở đi ta sẽ không ta thán nữa: Như vậy lời khyên ấy nên được áp dụng cho những người có thể diệt trừ ưu bi của họ”, và vị ấy nói lên bốn câu kệ để khen ngợi đứa con trai của ông ta:
- “Quả thực ta rực cháy, như lửa được châm bằng thục tô; Nhưng bây giờ tất cả sầu muộn của ta đã được dập tắt tựa như ta được tưới nước.
- Thật vậy, cây tên là ưu bi, mà đã xuyên thủng tim ta, đã được nhổ ra. Ngươi đã diệt trừ ưu bi ấy, là ưu bi đối với cha của ta, đã giáng xuống ta.
- Nhờ cây tên được rút ra, ta được an tịnh và mát mẻ; từ khi nghe ngươi nói, hỡi chàng trai trẻ, ta không còn ưu bi hay khóc than nữa.”
- Cũng như Sujaata đã làm cho cha của vị ấy quên đi ưu bi ấy – Bậc Trí tuệ, là người có hành động bi mẫn, cũng hành động như thế.
Chú giải:
- TA BỊ THIÊU ÐỐT (aditta.m): Ta đã bị đốt cháy và đang cháy bằng ngọn lửa của sầu muộn. CŨNG NHU (Santa.m= samaana.m): hình thức văn phạm chuyển đổi). LỬA (paavaka.m) lửa. TỰA NHƯ TA ÐÃ ÐƯỢC TƯỚI VÀO BỞI NƯỚC (Vaarinà viya osi~nca.m) tựa như ta đang được tưới vào bằng nước. NHƯNG BÂY GIỜ TẤT CẢ SẦU MUỘN CỦA TA ÐÃ ÐƯỢC DẬP TẮT (Sabbam nibbaapaya dara.m): Nhưng bây giờ tất cả đau khổ trong tâm của ta đã được dập tắt.
- THẬT VẬY TA ÐÃ ÐƯỢC RÚT RA (aabhu”nha vata): Thật vậy ta đã được kéo ra. CÂY TÊN (Salla.m): Cây tên ưu bi. MÀ ÐÃ ÐÂM THỦNG TIM TA (hadayanissita.m): Cây tên mà đã ở trong tâm của ta. ƯU BI MÀ ÐÃ ÐÈ NẶNG (Sokaparetasa): ưu bi mà đã chế ngự. ƯU BI ÐỐI VỚI CHA CỦA TA (Pitusoka.m): ưu bi mà đã sanh lên đối với cha của ta. NGƯƠI ÐÃ ÐUỔI ÐI (apaanudi): Ngươi đã đoạn trừ.
- TỪ KHI NGHE NGƯƠI, HỠI CHÀNG TRAI TRẺ (Tava sutvaaana Maanava): Tuy nhiên, từ khi nghe những lời của ngươi, này con, bây giờ ta không còn ưu bi hay khóc than.
- CŨNG NHƯ (SUJAATA) LÀM CHO CHA CỦA VỊ ẤY QUÊN ÐI (Sujaato Pitara.m yathaa): Cũng như chàng trai Sujaata này đã làm cho cha của vị ấy quên đi sầu khổ, cũng vậy những người có trí tuệ khác có lòng bi mẫn cũng làm như thế, họ là những người có tánh hay giúp đỡ, hành động theo cách như thế, nghĩa là họ hành động vì lợi ích của cha của họ và những người khác nữa.
Khi đã nghe qua những lời của chàng trai, người cha hết sầu muộn. Ông ta gội đầu, ăn uống trở lại và điều khiển công việc của ông ta. Vào cuối cuộc đời, ông ta chết sanh vào thiên giới.
Khi Bậc Ðạo sư đã kể lại Pháp thoại này, Ngài thuyết giảng Tứ Ðế cho những Tỳ kheo ấy. Vào lúc kết thúc của thời Pháp, nhiều người được an trú trong quả thánh Tu-Ðà-hườn.
Lúc bấy giờ Sujaata chính là Ðấng hộ trì thế gian của chúng ta.
-ooOoo-
I.9. ÐẠI CHỨC VẬT SƯ QUỈ SỰ
(MAHAAPESAKAARA PETAVATTHUVA.N.NANAA)
“Phẩn và nước tiểu, máu và mủ”.
Pháp thoại này được Bậc Ðạo sư thuyết giảng trong khi đang ngụ ở Saavatthi, liên quan đến một nữ Ngạ quỉ mà đã từng là một nữ thợ dệt.
Tương truyền rằng có đến mười hai vị Tỳ kheo đã nhận đề mục thiền định trước mặt Bậc Ðạo sư, và trong khi tìm kiếm chỗ ngụ khi mùa mưa sắp đến, trông thấy một chỗ khả ái, có bóng mát và có nước ở trong khu rừng, với một ngôi làng để cung cấp vật thực mà chẳng xa cũng chẳng gần. Họ nghỉ đêm ở trong đó, vào ngày hôm sau đi vào làng để khất thực. Mười một người thợ dệt trú ngụ ở đó. Khi họ trông thấy những vị Tỳ kheo, họ khởi tâm hoan hỉ và dẫn các Ngài vào nhà riêng của họ. Khi họ đã hầu hạ các Ngài bằng đồ ăn và thức uống, họ hỏi rằng, “bạch các ngài, các ngài đang đi đâu thế?” “chúng tôi đang đi đến bất cứ chỗ nào mà tỏ ra thuận tiện đối với chúng tôi”, Họ đáp lại. “Nếu là như thế, thưa chư Ðại Ðức, Thời các ngài nên ở lại ngay tại chỗ này”, Họ nói và thỉnh các Ngài an cư trong mùa mưa cùng với họ, và các vị Tỳ kheo đã nhận lời. Những Thiện nam cho dựng lên các thảo am cho các Ngài trong rừng và dâng chúng đến các vị Tỳ kheo mà an cư trong mùa mưa tại đó. Tại đó người thợ dệt bậc thầy, bằng sự chăm sóc chu đáo, đã hầu hai vị Tỳ kheo bằng bốn món vật dụng; và những người khác mỗi người hầu hạ một vị Tỳ kheo. Người vợ của vị thầy thợ dệt ấy chẳng có đức tin và cũng chẳng có lòng tịnh tín, nhưng có tánh ti tiện và có tà kiến, và không hầu hạ các vị Tỳ kheo bằng sự chăm sóc chu đáo. Khi nhận ra điều này, người thợ dệt ấy đem về đứa em gái của ông ta và giao phó cho nàng làm nữ chủ ngôi nhà của ông ta. Nàng có đức tin và lòng sùng đạo, chăm sóc các vị Tỳ kheo với sự chăm sóc chu đáo. Tất cả những người thợ dệt ấy, mỗi người dâng một chiếc y đến một vị Tỳ kheo mà đã an cư kiết hạ, nhân đó người vợ đê tiện của người thầy thợ dệt, có tâm bất thiện, đã nguyền rủa chồng của bà ta rằng, “Bất cứ đồ ăn và thức uống nào mà ông đã cho làm vật thí đến những vị Sa môn, là những đứa con trai của vị sakya, cầu mong rằng trong kiếp sau nó sẽ biến thành phẩn và nước tiểu, máu và mủ dành cho ông; và những chiếc y ấy trở thành những cái đĩa sắt nóng đỏ”. Rồi đến đúng thời, vị thầy thợ dệt ấy chết và sanh làm vị thọ thần trong khu rừng Vi~njha, có đại oai thần lực. Nhưng khi người vợ keo kiệt của ông ta chết, bà ta sanh làm một Ngạ quỉ nữ không cách xa ngôi làng ấy. Bà ta trần truồng và có hình tướng ghê tởm; và bị hành hạ bởi đói và khát, bà ta đi đến vị chư Thiên địa cầu ấy và nói rằng, “Chồng ơi, tôi không được mặc áo quần và đi lang thang, bị dày vò bởi cơn đói và khát cùng cực; Xin hãy cho tôi một ít y phục, đồ ăn và thức uống”. Ông ta cho nữ ngạ qủy đồ ăn và thức uống thượng vị của chư Thiên. Nhưng khi Bà ta càng chạm vào chúng nhiều chừng nào thì chúng càng biến thành phẩn và nước tiểu, máu và mủ nhiều chừng đó, và khi bà mặc vào y phục thì nó biến thành cái đĩa sắt nóng đỏ; Bị đau đớn khốc liệt, bà ta quăng chúng và đi lang thang kêu khóc.
Vào lúc ấy có một vị Tỳ kheo nọ đã trải qua mùa mưa, đang trên đường đến đảnh lễ Bậc Ðạo sư và đã đi vào khu rừng Vi~njha cùng với một đoàn thương nhân đông đảo. Ðoàn thương nhân đi tiếp trong chuyến đi xa của họ vào lúc ban đêm, và ban ngày trông thấy một chỗ có nước, có bóng mát dày đặc; Họ tháo ách cho những con bò, rồi nghỉ một lát. Tuy nhiên, vị Tỳ kheo muốn yên ổn, bèn đi tiếp một quãng đường ngắn. Vị ấy đặt chiếc y vai trái ở dưới gốc cây, là một lùm cây không thể đi xuyên qua được và có bóng mát dầy đặc và, bị kiệt lực vì đi đường xa, bèn đặt mình xuống và ngủ thiếp đi. Ðoàn thương nhân, khi đã nghỉ xong, lại tiếp tục đi, nhưng vị Tỳ kheo thì không hay biết. Vị ấy thức dậy vào lúc chiều và, không thể trông thấy đoàn thương nhân, bèn bỏ đi theo hướng bị lạc và đến đúng lúc đi ngang qua chỗ của vị thọ thần ấy. Khi vị Thọ thần trông thấy vị Tỳ kheo, vị ấy bèn đi đến trong hình tướng của loài người và chào hỏi thân mật, mời vị Tỳ kheo vào trong cung điện của vị ấy, cho vị Tỳ kheo một ít dầu để thoa chân và những thứ khác, rồi ngồi xuống để hầu hạ. Vào lúc này Ngạ quỉ đến, nói rằng, “Thưa chồng, hãy cho tôi đồ ăn và thức uống và y phục.” Vị ấy cho những thứ này đến nàng, nhưng khi nàng chạm vào chúng chừng nào thì chúng lại trở thành phẩn và nước tiểu, máu và mủ, và những đĩa sắt nóng đỏ. Khi trông thấy cảnh này, đầy xúc động, vị Tỳ kheo bèn hỏi vị chư Thiên ấy bằng hai câu kệ này:
- Nàng ấy ăn phẩn và nước tiểu, máu và mủ – đây là kết quả của nghiệp gì, bây giờ nghiệp gì mà người đàn bà đã làm khiến cho nàng luôn luôn ăn máu và mủ?
- Những y phục mới, đẹp, mềm, sạch và như lông tơ, khi được cho đến nàng lại trở thành như những tấm kim loại; Người đàn bà này đã làm nghiệp gì?
- Nàng ta ăn toàn phẩn,
Nước tiểu, mủ và máu-
Ðây là quả nghiệp nào?
Nghiệp gì nàng đã làm
Khiến nàng luôn luôn ăn
Những khối máu và mủ; - Những y phục mới mẻ,
Xinh đẹp và mềm mại,
Sạch bóng và như tơ
Nhưng khi cho đến nàng
Thì như những tấm sắt-
Người đàn bà này đã
Làm những ác nghiệp nào?
Chú giải:
- Ở đây câu ÐÂY LÀ KẾT QUẢ CỦA NGHIỆP GÌ? (Kissa aya.m Vipaako): Ðây là kết quả của loại nghiệp nào khiến bây giờ nàng lãnh chịu như thế? BÂY GIỜ NGHIỆP GÌ MÀ NGƯỜI ÐÀN BÀ NÀY ÐÃ LÀM? (Aya nu kim kamma.m akaasi naarii): Bây giờ nghiệp nào mà người đàn bà này đã làm trong quá khứ? ÐẾN NỖI NÀNG LUÔN LUÔN ĂN BẰNG NƯỚC MÁU VÀ MỦ. (Yaa ca sabbadaa lohitapubbabhakkhaa): Rằng nàng luôn luôn kiếm ăn bằng, ăn toàn là máu và mủ.
- MỚI (Mavaani): Khi đã hiện ra ngay lúc ấy. XINH ÐẸP (Subhaani): Trông duyên dáng và xinh đẹp. MỀM (Muduumi): Rờ êm tay. SẠCH (Suddhaani): Có vẻ ngoài rất sạch. NHƯ LÔNG TƠ (Lomasaani): Vơí một đống mà rờ êm tay, nghĩa là khả ái. KHI ÐƯỢC CHO ÐẾN NÀNG THÌ TRỞ THÀNH NHỮNG TẤM SẮT (Dinna.m’imissà pi.takaa va Bhavanti): trở thànhgiống như những tấm sắt có gai nhọn, giống như những cái đĩa bằng đồng. Cách đọc chuyển đổi là: “trở thành những con sâu (Kiitakaa Bhavanti), nghĩa là chúng trở nên giống như những con côn trùng cắn vào.
Khi được hỏi như vậy bởi vị Tỳ kheo, vị thọ thần bèn nói hai câu kệ để giải thích nghiệp mà nàng đã làm trong quá khứ:
- Nàng là vợ của tôi, thưa Ngài, không có lòng nhân từ, hà tiện và keo kiệt; khi tôi cho đến các vị Sa môn và các Bà la môn, thì nàng lăng mạ tôi và chửi mắng tôi, nói là,
- “Phẩn và nước tiểu, máu và mủ – cầu cho ông luôn luôn ăn cái gì là bất tịnh! cầu cho điều này hãy là số phần định sẵn cho ông trong kiếp sau và cầu cho những y phục của ông trở thành những tấm sắt!” Sau khi đã có ác hạnh như thế, nàng đã đến đây để phải ăn những thứ nhơ uế trong một thời gian dài.
3.
Nàng là vợ của tôi,
Bất nhân và keo kiệt,
Khi tôi cúng dường đến
Những Sa môn, bàn môn,
Bà ta lăng mạ tôi,
Bà ta chửi mắng tôi:
4.
“Phẩn nhơ và nước tiểu
Cùng với máu và mủ-
Cầu cho ông luôn luôn
Ăn cái gì nhơ uế,
Cầu cho điều này hãy
Là số phận của ông
Ở trong kiếp sống sau;
Và áo quần của ông,
Hãy thành những tấm sắt!”
Khi có ác hạnh ấy,
Bà ta đã đến đây
Ðể phải ăn đồ nhơ
Trong một thời gian dài.
Chú giải:
- Ở đây, KHÔNG CÓ LÒNG NHÂN TỪ (adaayikaa): Bà ta chẳng cho gì đến ai cả. Bà ta thiếu đức Bố thí. BẦN TIỆN VÀ BỎN XẺN (Maccharinii Kadariyaa): Lúc đầu bà ta bần tiện do tánh của bà ta (do bị lấm nhơ) bởi bợn nhơ của lòng keo kiệt; do đi sâu vào tánh nết như vậy, bà ta trở nên cực kỳ bần tiện, (và trong lúc cuối bà ta keo kiệt – đây là cách nên được hiểu). Rồi vị ấy nói rằng, “Khi tôi cho đến các vị Sa môn và Bà la môn thì bà ta lăng mạ tôi” để cho thấy tánh keo kiệt của bà ta.
- NHƯ THẾ (etaadida.m): Khi đã có ác hạnh về khẩu v.v… Thuộc loại như đã được nói ? trên. BÀ TA ÐÃ ÐẾN ÐÂY (idhaagataa): Bà ta đã đến cõi Ngạ quỉ này, bà ta đã sanh ra làm một Ngạ quỉ nữ. ÐỂ PHẢI ĂN (NHỮNG VẬT NHƠ) TRONG MỘT THỜI GIAN DÀI (cirattaaya khaadati): Ðể phải ăn toàn phẩn v.v.. Trong một thời gian dài. Cách lăng mạ của bà ta về bất cứ điều gì, thì trong cùng cách ấy quả của nó cũng như thế. Sự lăng mạ rơi trở lại trên chính mình, không phải trên người vô tội bị lăng mạ.
Khi đã kể lại như vậy về nghiệp mà nàng đã làm trong quá khứ, sau đó vị chư Thiên lại nói với vị Tỳ kheo rằng, “Bạch Ðại Ðức, có cách nào để nàng thoát khỏi cảnh Ngạ quỉ này không?” Khi vị Tỳ kheo nói rằng có, thì vị ấy nói rằng, “bạch Ðại Ðức, xin hãy nói cho con biết điều ấy.” “Nếu những vật thí được cho đến một vị Tỳ kheo hay một người trong chư Thánh tăng của Ðức Thế Tôn và rồi hồi hướng đến nàng và Ngạ quỷ bày tỏ sự tuỳ hỉ của nàng, thời như vậy sẽ có sự giải thoát dành cho nàng khỏi cảnh khốn cùng ở đây”. Khi đã nghe qua điều này, vị chư Thiên bèn cúng dường đến vị Tỳ kheo đồ ăn và thức uống thượng vị, và hồi hướng phước thí ấy đến nữ Ngạ quỉ. Và ngay tức thì Nữ Ngạ quỉ ấy trở nên tươi sáng trở lại và làm thoả mãn các căn của nàng và được thoả mãn bởi vật thực chư Thiên. Rồi vị chư Thiên ấy lại cúng dường vào tay của vị Tỳ kheo ấy một cặp y của chư Thiên đặc biệt dành cho Ðức Thế Tôn và hồi hướng phước thí ấy đến nữ Ngạ quỉ. Ngay tức thì nàng được mặc y phục của chư Thiên và được trang sức bằng những vật trang sức của chư Thiên và, có đầy đủ tất cả gì mà nàng muốn, nàng giống như một tiên nữ, và vị Tỳ kheo ấy thì đi đến Saavathi trong chính ngày hôm ấy bằng năng lực thần thông của vị chư Thiên ấy. Vị ấy đi vào Jetavana, đi đến trước mặt Ðức Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và rồi cúng dường đến Ngài cặp y. Rồi vị ấy nêu lên vấn đề ấy với Ðức Thế Tôn. Ðức Thế Tôn lấy vấn đề ấy làm nguyên nhân cần thiết đã sanh lên và thuyết giảng chánh pháp đến hội chúng đã tụ họp ở đó. Thời pháp ấy đem lại lợi ích cho những người ấy.
-ooOoo-
I.10. NGỐC ÐẦU QUỈ SỰ
(KHALLAATIYA PETAVATTHUVA.N.NANAA)
– “Ngươi là ai mà ở bên trong cung điện của ngươi?”
– Pháp thoại này được Bậc Ðạo sư thuyết giảng trong khi Ngài đang ngu ở Saavatthi, liên quan đến một Ngạ quỉ nọ có đầu hói.
Tương truyền rằng, cách đây đã lâu, tại Ba la nại có một cô gái điếm nọ trông rất xinh đẹp và diễm lệ, duyên dáng và có nước da hấp dẫn tuyệt vời, và có những bím tóc quyến rũ lạ kỳ. Tóc đen dài của nàng mềm mại, mịn mượt và xoắn cong ở đuôi. Nó được buộc thành hai chùm, và khi được thả lỏng, những bím tóc thòng xuống đến thắt lưng của nàng. Khi trông thấy mái tóc xinh đẹp của nàng, hầu như tất cả những chàng trai đều say đắm yêu thương nàng. Vì không thể chịu đựng mái tóc xinh đẹp của nàng, một số phụ nữ, đầy lòng ganh tỵ, bàn tán với nhau và rồi mua chuột nàng tớ gái của nàng để cho nàng một liều thuốc độc, khiến cho tóc của nàng rơi rụng. Tương truyền rằng người hầu của nàng đã trộn chung thuốc rụng tóc với bột tắm và đưa nó cho nàng vào lúc nàng đang tắm gội ở sông Hằng. Nàng tẩm ướt tóc của nàng đến chân tóc và nhúng nó vào trong nước. Ngay khi nàng nhúng nó xuống nước thì tóc của nàng rụng ra ở chân tóc và cái đầu của nàng giống như một trái bầu đắng. Rồi hoàn toàn bị hết tóc và xấu xí như con chim bồ câu có cái đầu bị nhổ sạch lông, do xấu hổ, không thể đi vào thành phố, nàng trùm một tấm khăn quanh đầu của nàng và làm chỗ ngụ của nàng tại một chỗ nọ ở thành phố. Sau một thời gian khoảng vài ngày, nàng hết thấy xấu hổ và nàng ép một số mè và kiếm sống bằng nghề buôn dầu và rượu. Một hôm, khi hai hoặc ba người say rượu đã ngủ mê, nàng đánh cắp y phục của họ mà đang treo thòng. Rồi một ngày nọ, nàng trông thấy một vị Trưởng lão đã đoạn trừ các lậu hoặc đang đi khất thực; với lòng tịnh tín trong tâm, nàng dẫn Ngài về nhà của nàng, mời Ngài ngồi trên chỗ ngồi đã được soạn sẵn và rồi dâng đến Ngài cái bánh dầu được làm bằng mè xay và được nhúng trong dầu. Trưởng lão, vì lòng bi mẫn đối với nàng, bèn thọ lãnh và ăn cái bánh ấy trong khi nàng đứng với lòng sùng đạo tín thành, đang cầm cái dù che cho Trưởng lão. Trưởng lão bày tỏ sự tuỳ hỉ của Ngài khiến cho tâm của nàng hoan hỷ và Ngài ra đi. Ngay khi Trưởng lão tỏ sự tuỳ hỉ của Ngài thì người con gái kia phát nguyện rằng, “Cầu xin cho tóc của con được dài, mềm mại, mượt mà, mịn và xoắn ở đuôi tóc”. Ðến đúng thời kỳ, nàng chết, và do kết quả của những việc phước và tội của nàng, nàng sanh một mình trong cung điện bằng vàng ở giữa Ðại dương. Tóc của nàng trải ra y như nàng đã ước nguyện, nhưng nàng bị trần truồng vì đã ăn cắp những áo quần của người đàn ông. Nàng đã sanh nhiều lần trong cung điện bằng vàng ấy, và trần truồng, nàng trải qua một trung gian Phật thời tại đó. Rồi khi Ðức Thế Tôn của chúng ta đã sanh lên trong thế gian và lăn bánh xe diệu pháp, và đến đúng thời kỳ đang trú ngụ tại Saavatthi, có đến nhiều trăm thương nhân, là những dân cư của thành Saavatthi, khởi sự lên đường xuyên qua Ðại dương hướng đến Suva.n.na bhuumi . Chiếc thuyền mà họ đã bước vào bị tròng trành do bởi sức của những cơn gió mạnh, trôi dạt bồng bềnh đến tại chỗ ấy; Nhân đó, Thiên cung nữ quỉ hiện ra hình tướng của nàng và thiên cung của nàng cũng hiện ra trước mặt họ. Khi trông thấy nàng, vị thương nhân Trưởng đoàn đọc lên câu kệ này để dò hỏi:
- “Nàng là ai mà cứ ở trong cung điện của nàng, không đi ra ngoài? Hãy ra ngoài, hỡi nàng, hãy cho chúng ta thấy rõ hơn khi nàng đang đứng ở bên ngoài”.
Ô kìa nàng là ai
Mà ở mãi trong cung điện,
Không bước ra bên ngoài?
Hãy ra ngoài, hỡi nàng,
Ðể chúng ta thấy nàng
Khi đang đứng bên ngoài
Chú giải:
- Ở đây, NGƯƠI LÀ AI MÀ ÐANG Ở TRONG CUNG ÐIỆN CỦA NGƯỜI? (Kaa nu anto vimaanasmi.m ti.t.thantii): Vị ấy hỏi, Ngươi là ai mà ở bên trong cung điện của ngươi? “Là người nữ hay phi nhân chăng?” KHÔNG ÐI RA NGOÀI (Na upanikkhami): Không rời khỏi cung điện của nàng. HÃY ÐI RA, HỠI NÀNG, ÐỂ CHÚNG TA TRÔNG THẤY NÀNG KHI ÐANG ÐỨNG BÊN NGOÀI (upanikkamass bhadde tva.m passaama ta.m bahi.t.thita.m): Hỡi nàng, hãy để chúng ta trông thấy nàng, chúng ta muốn thấy nàng, khi đang đứng ở bên ngoài, bởi vậy xin hãy rời khỏi cung điện của nàng đi.
Rồi nàng đọc lên câu kệ này để giải thích sự bất lực của nàng là không thể ra ngoài được:
- “Bị trần truồng, tôi cũng khổ tâm và lúng túng, không thể ra ngoài được;
Tôi chỉ được che phủ bằng tóc của tôi mà thôi – Là kết quả của một ít phước mà tôi đã làm”.
Thân thể bị loã lồ,
Tôi cũng khổ lúng túng,
Không thể ra ngoài được;
Tôi chỉ được che phủ
Bằng tóc của tôi thôi
Là do chút ít phước
Mà tôi đã gieo tạo.
Chú giải:
- Ở đây, TÔI CŨNG KHỔ TÂM (A.t.tiyaami): Khi bị trần truồng, tôi cũng buồn rầu và khổ tâm, không thể đi ra ngoài được. LÚNG TÚNG (Haraayaami): Hổ thẹn. TÔI CHỈ ÐƯỢC CHE PHỦ BỞI TÓC CỦA TÔI MÀ THÔI (Keseh’amhi pa.ticchannaa): Tôi được che phủ, thân của tôi được che đậy chỉ bằng tóc của tôi mà thôi. LÀ MỘT ÍT PHƯỚC MÀ TÔI ÐÃ LÀM (Pu~n~na.m me appaka.m kata.m): Một ít, nhỏ nhặt, là những việc thiện mà tôi đã làm, là sự bố thí chỉ bằng cái bánh làm bằng mè xay- Ðây là ý nghĩa.
Rồi vị thương nhân, khi muốn cho nàng chiếc áo của ông ta, bèn nói lên câu kệ này:
- “Ðây này, tôi sẽ cho nàng chiếc áo khoác của tôi – Hãy mặc vào chiếc áo này. Khi nàng đã mặc vào chiếc áo này rồi, thời hãy đi ra, hỡi người đẹp của ta. Hãy đi ra, này cưng, hãy cho chúng ta trông thấy nàng khi đang đứng ở bên ngoài”;
Ta sẽ cho đến nàng
Chiếc áo khoác của ta.
Khi nàng đã mặc vào
Chiếc áo khoác này rồi,
Thời hãy bước ra ngoài,
Hỡi người đẹp của ta,
Hãy ra này em yêu
Khi đang đứng bên ngoài
Hãy cho ta thấy nàng.
Chú giải:
- ÐÂY (handa): Hãy lấy cái này. CHIẾC ÁO KHOÁC (uttariiya.m): Chiếc áo khoác mặc ở trên, nghĩa là chiếc áo đắp ngoài. HÃY MẶC VÀO CHIẾC ÁO KHOÁC NÀY (ima.m dussa.m nivaasaya): Hãy mặc vào chiếc áo khoác này của ta.
Khi nói vậy, vị ấy trao cho nàng chiếc áo khoác của mình. Nàng bèn nói lên hai câu kệ để cho thấy rằng: cái mà được cho theo cách ấy không đem lại lợi ích cho nàng, và cách mà những vật được cho sẽ đem lại lợi ích cho nàng:
- “Cái gì được cho ra từ tay của người vào trong tay của tôi thì không đem lại lợi ích cho tôi. Nhưng người Thiện nam ở đây có lòng tịnh tín và là một vị Thinh văn đệ tử của Ðức Phật Toàn Giác
- Khi đã mặc vào cho vị ấy, hãy hồi hướng phước thí ấy đến cho tôi, thời tôi sẽ được hạnh phúc và có đầy đủ tất cả điều gì mà tôi ưa thích”.
4.
Cái gì được cho ra
Từ trong tay của Người,
Vào trong tay của tôi,
Thì chẳng lợi ích gì
Ðến cho tôi chút nào,
Nhưng vị Thiện nam này
Ở đây có đức tin
Là thinh văn đệ tử
Của Ðức Phật Toàn Giác;
5.
Khi đã mặc y phục
Vào người của vị ấy,
Hãy cho phước đến tôi,
Thời tôi sẽ hạnh phúc.
Và có đủ tất cả
Ðiều gì tôi mong muốn.
Chú giải:
- Ở đây, CÁI GÌ ÐƯỢC CHO RA TỪ TAY CỦA NGƯỜI VÀO TRONG TAY CỦA TÔI THÌ KHÔNG CÓ LỢI ÍCH ÐẾN CHO TÔI (Hatthena hatthe te dinna.m na mayha.m upakappati): Cái gì được cho ra bởi người, thưa Ngài, bởi tay của người vào trong tay của tôi thì không có lợi ích cho tôi, không phát sanh đến cho tôi, nghĩa là không thích hợp để tôi dùng. NHƯNG NGƯỜI THIỆN NAM Ở ÐÂY CÓ ÐỨC TIN (es’etth’ upaasako saddho): Nhưng ở đây trong tập thể những người này, có vị thiện nam này là người đã qui y nơi Tam Bảo và có niềm tin, vì người ấy có niềm tin trong quả của các nghiệp.
- KHI ÐÃ MẶC Y PHỤC CHO VỊ ẤY RỒI, HÃY HỒI HƯỚNG PHƯỚC THÍ ÐẾN CHO TÔI (eta.m acchaadayitvaana mama dakkhina.m aadisa): Khi đã khiến cho vị Thiện nam này mặc vào chiếc áo khoác mà ngài muốn cho đến tôi và hồi hướng phước thí ấy đến cho tôi. Hãy cho nhân danh tôi vật thí được hồi hướng. THỜI TÔI SẼ ÐƯỢC HẠNH PHÚC (tadaaha.m sukhitaa hessa.m): Khi điều ấy được làm rồi thì tôi sẽ đạt đến hạnh phúc và sẽ được mặc vào áo của chư Thiên.
Khi nghe qua điều này, những vị thương nhân tắm và thoa dầu cho vị thiện nam và rồi mặc vào cho vị ấy một cặp y phục. Những người kiết tập Tam tạng nói những câu kệ này để làm sáng tỏ điều này:
- Những vị thương nhân ấy tắm và thoa dầu cho vị ấy và mặc vào cho vị ấy những y phục, và rồi hồi hướng phước thí đến cho nàng.
- Ngay khi họ hồi hướng phước thí này thì kết quả hiện ra: vật thực, y phục và thức uống – là quả của phước thí này.
- Nhân đó, nàng trở nên thanh tịnh, được mặc vào y phục sạch sẽ và tươi sáng, mặc những y phục mịn hơn những y phục bằng vải Kaasi, rồi rời khỏi cung điện của nàng, mỉm cười (để cho thấy rằng) “đây là kết quả phước thí của người”.
6.
Những thương nhân ấy tắm,
Thoa dầu cho vị ấy
Và khoác những y phục
Vào người của vị ấy,
Rồi cho phước đến Nàng.
7.
Ngay khi họ hồi hướng,
Thì kết quả hiện ra:
Là vật thực, y phục
Và thức uống, là quả
Của sự bố thí này.
8.
Nhờ đó nàng thanh tịnh,
Ðược mặc những y phục
Tươi sáng và sạch sẽ,
Lại mang những tấm vải
Mịn hơn của Kaasi;
Và rời khỏi cung điện,
Mỉm cười để cho biết
“Ðây là quả phước thí
Của người cho đến tôi”.
Chú giải:
- Ở đây, VỊ ẤY (Tạm): Vị Thiện nam ấy, chữ Ca (Không được dịch) chỉ là một mạo từ. Những người ấy (te) sẽ được dịch là “Những thương nhân”. Xức dầu (Vilimpitvaana): Xức bằng vật thơm hảo hạng nhất. MẶC VÀO CHO VỊ ẤY NHỮNG Y PHỤC (vatthen’acchaadayitvaana): Khi đã cho vị ấy ăn những vật thực có cà ri thuộc đ? các loại, có mùi thơm và hương vị tốt, họ mặc vào cho vị ấy hai tấm y phục: Một chiếc y nội và một chiếc áo khoác, nghĩa là họ cho vị ấy hai món y phục. HỒI HƯỚNG PHƯỚC THÍ ÐẾN CHO NÀNG (Tassà dakkhina.m aadisu.m): Cho phước thí đến nữ quỉ ấy.
- NGAY KHI HỌ HỒI HƯỚNG CÁI NÀY (Samanantaraarudi.t.the): Anu (không dịch) chỉ là một mạo từ; ngay khi họ cho phước thí này đến nàng. KẾT QUẢ HIỆN RA (Vipaakouppajjatha): Kết quả dành cho nữ quỉ, nghĩa là kết quả của phước thí này sẽ sanh lên. Loại kết quả nào? Nữ quỉ nói: Vật thực, y phục và thức uống (Bhojanacchaadaanapaaniiya.m) nhiều loại vật thực giống như vật thực của chư Thiên, nhiều loại y phục được nhuộm, chiếu ra những màu sắc giống như những y phục của chư Thiên, và vô số loại thức uống- đó là quả của phước thí ấy mà đã sanh lên – đây là cách nên được hiểu.
- NHÂN ÐÓ (Tato): Sau khi nhận được vật thực và những thứ khác như đã nói ở trên. NÀNG TRỞ NÊN THANH TỊNH (Suddhaa): Thân của nàng thanh tịnh nhờ tắm xong. MẶC VÀO NHỮNG Y PHỤC TƯƠI SÁNG VÀ SẠCH SẼ (Sucivasanaa): mặc y phục rực rỡ, sạch sẽ. KHI MANG NHỮNG THỨ ẤY MỊN HƠN NHỮNG THỨ CỦA (Kaasi) (Kaasikuttamadhaarinii): Khi mặc những thứ ấy mịn hơn những thứ được làm bằng vải (Kaasi). MỈM CƯỜI (Hasantii): Nàng rời khỏi cung điện của nàng khi mỉm cười để cho thấy rõ rằng: “hãy xem, này các bạn, kết quả tuyệt diệu này từ phước thí của các bạn”.
Khi chính các vị thương nhân đã trông thấy như vậy quả của việc phước của họ, thì tâm của họ đầy ngạc nhiên và họ có đầy lòng kính trọng đối với vị Thiện nam, tôn kính vị ấy bằng sự chắp tay tác lễ. Vị ấy lại còn làm cho họ tín thành nhiều hơn bằng một thời pháp thoại và an trú họ trong tam qui và ngũ giới. Họ hỏi nàng Vimaanapetii về nghiệp mà nàng đã làm, bằng câu kệ này:
- “Cung điện nguy nga, rực rỡ của nàng đang chiếu sáng; Này tiên nữ, chúng ta yêu cầu nàng hãy cho chúng ta biết rằng đây là quả của nghiệp gì”.
9.
Cung điện đầy hoa mỹ
Và nguy nga của nàng
Ðang chiếu sáng rực rỡ;
Này hỡi nàng tiên nữ,
Hãy cho chúng ta biết,
Ðây là quả nghiệp nào.
Chú giải:
- Ở đây, ÐƯỢC SƠN PHẾT XINH ÐẸP (sucittaruupa.m): được trang hoàng xinh xắn bằng những bức tranh về những con voi, những con ngựa, những người đàn ông và đàn bà v.v…, cũng như những tràng hoa và những cây leo. LẤP LÁNH (Rucira.m): Trông dễ thương và khả ái. ÐÂY LÀ QUẢ CỦA NGHIỆP NÀO. (Kissa kammass’ida.m phala.m): Thuộc loại nghiệp nào, nghĩa là có phải đó là quả của nghiệp về bố thí hay về giới hạnh?
Khi được hỏi như vậy bởi họ, nàng bèn nói lên những câu kệ này để báo cho họ biết rằng cung điện ấy là kết quả của nghiệp thiện nhỏ mà nàng đã làm; tuy nhiên, trong tương lai sẽ có quả nghiệp bất thiện như nghiệp được thấy trong địa Ngục.
- Ðến một vị Sa môn du phương, chánh trực, tôi, với tâm tịnh tín, đã cúng dường cái bánh dầu.
- Do kết quả của nghiệp thiện ấy, tôi đã vui hưởng khoái lạc trong một thời gian dài trong cung điện này, còn bây giờ chỉ có chút ít.
- Sau bốn tháng, cái chết sẽ đến và tôi sẽ rơi xuống địa ngục vô cùng kinh khủng và đau đớn.
- Có bốn góc với bốn cổng, nó được chia thành những phần bằng nhau, được bao quanh bởi bức tường sắt và có mái bằng sắt ở bên trên;
- cái nền nóng sáng của nó được làm bằng sắt cháy đỏ – nó trải rộng khắp quanh một trăm do tuần, đứng mãi mãi.
- Tôi sẽ trải qua những cảm thọ đau đớn ở đó trong một thời gian dài, do quả của ác nghiệp của tôi- vì lý do này tôi vô cùng sầu khổ.
Chú giải:
- Ở đây, ÐẾN MỘT VỊ TỲ KHƯU DU PHƯƠNG (Bhikkhuno caramaanassa): Ðến một vị Tỳ kheo nọ đã đoạn trừ các lậu hoặc và đang đi rảo quanh để khất thực. MỘT CÁI BÁNH DẦU (doninimmajjana.m): Mè xay có rịn dầu. CHÁNH TRỰC (Ujubhuutassa): Là người đã đạt đến tánh chân trực do không còn những ô nhiễm – là pháp tạo ra tánh không thực thà, tánh dang dối và tánh bất lương ở trong tâm. VỚI TÂM ÐẠO NHIỆT THÀNH (Vippasannena cetasaa): với tâm Ðạo nhiệt thành do bởi niềm tin trong quả của các nghiệp.
- TRONG MỘT THỜI GIAN DÀI (diigha.m antara.m): những chữ (diigha.m) và (antara.m) được kết hợp cho dễ nghe bởi chữ ma, nghĩa là trong một thời gian dài. Nhưng bây giờ chỉ có một ít thôi. Nhưng chỉ còn lại một ít của nghiệp ấy – Quả của nghiệp phước ấy đã chín hoàn toàn và đã đến trạng thái thuần thục, nghĩa là không bao lâu tôi sẽ rời khỏi đây, vì lý do này nàng nói rằng:
- SAU BỐN THÁNH NỮA CÁI CHẾT SẼ ÐẾN (uddha~n catuuhi maasehi kaalakiriyaa bhavissati): Nàng chỉ rõ rằng, sau bốn tháng nữa, thêm bốn tháng nữa, trong tháng thứ năm kể từ hôm nay, thời cái chết của nàng sẽ đến, SỰ ÐAU ÐỚN DỮ DỘI (ekanta.m katukna.m): Khó chịu cùng cực, nghĩa là đau đớn vô cùng vì sự tác động vào các căn của nó. KINH KHỦNG (ghora.m): Tàn bạo. ĐỊA NGỤC (niraya.m): Ðịa ngục được gọi là nir-aya.m vì không có gì ở đây cả để tạo ra sự dễ chịu, sự thoải mái. SẼ RƠI XUỐNG: (Papatise aha.m= papatisaami aha.m) (Cách nối kết). Và vì chữ Ðịa ngục ở đây nên được hiểu là Ðại Ðịa Ngục Vô gián, nên nàng đọc lên những câu kệ bắt đầu là, “có bốn góc” cho thấy rằng nó có hình dạng như địa ngục a tỳ.
- Ở ÐÂY CÓ BỐN GÓC (Catukkna.n.na.m): Với bốn góc. CÓ BỐN CỔNG (catudvaara.m): Có trang bị bốn cổng với một cổng ở một trong bốn hướng. ÐƯỢC CHIA (vibhatta.m) được chia đều đặn. THÀNH NHỮNG PHẦN: Bhaagaso= Bhaagato (hình thức văn phạm chuyển đổi). BẰNG NHAU (mita.m): Tương hợp. ÐƯỢC BAO QUANH BỞI BỨC TƯỜNG SẮT, (ayopaakaarapariyanta.m): được bao quanh bởi bức tường được làm bằng sắt. VỚI MỘT MÁI BẰNG SẮT Ở TRÊN (ayasaapa.tikujjita.m): được che phủ ở trên bằng một cái trần nhà bằng sắt.
- SÁNG NÓNG (tejasaayutaa): những ngọn lửa được nối tiếp liên tục trong một ngọn lửa lớn đang cháy lên ở khắp quanh. KHẮP QUANH MỘT TRĂM DO TUẦN (samantàyojanasata.m): trong khi ở khắp quanh bên ngoài nó cũng như vậy, trong tất cả các hướng xa một trăm do tuần, xa một trăm về đơn vị tính bằng do tuần. MÃI MÃI (sabbadaa): Luôn luôn. NÓ TRẢI RA (Bharitvaa): nó đứng trải ra:
- Ở ÐÓ (tattha): Trong Ðại Ðại ngục ấy. TÔI SẼ TRẢI QUA: Vedissa.m=Vedissami (hình thức văn phạm chuyển đổi). Tôi sẽ chịu đựng. DO QUẢ CỦA NHỮNG HÀNH ÐỘNG ÁC CỦA TÔI (Phala~n ca papaka.mmassa): nghĩa là sự chịu đựng những cảm thọ đau đớn này thuộc loại như vậy sẽ là quả của những ác nghiệp được làm bởi riêng tôi.
Khi nàng đã cho biết như vậy về quả nghiệp của nàng và kiếp sống tương lai của nàng trong đại ngục, thì tâm của người Thiện nam ấy bị xúc động bởi lòng bi mẫn và, khi nghĩ rằng vị ấy có thể làm phương tiện để nâng đỡ nàng, bèn nói rằng, “bằng chỉ một vật thí đến tôi, hỡi tiên nữ, nàng đã có đủ tất cả những gì nàng muốn và tiếp xúc với sự thù thắng cao cả này. Nếu bây giờ nàng cho ra vật thí đến những Thiện nam này và tưởng niệm những ân đức của Bậc Ðạo sư, thời nàng sẽ khỏi phải tái sanh trong địa ngục”. Nàng Petii vô cùng sung sướng và nói rằng, ‘tốt lắm’, và làm thoả mãn họ bằng đồ ăn và thức uống của chư Thiên, cho họ những y phục và châu báu đủ loại của chư Thiên. Rồi nàng trao vào tay của họ một cặp y phục của chư Thiên, đặc biệt dành cho Ðức Thế Tôn và gởi lời chào hỏi này:
“Khi các người đã đi đến Saavatthi, hãy đảnh lễ Ðức Thế Tôn với lời nhắn gởi này của tôi: “Bạch Ðức Thế Tôn, một vị Vimaanapetii nọ xin đảnh lễ Ðức Thế Tôn với đầu của nàng dưới chân của Ngài”. Nàng đưa chiếc thuyền của họ đến cảng mà họ muốn đến trong cùng ngày ấy, bằng năng lực thần thông và oai lực của nàng. Bấy giờ, những thương nhân ấy đi đến Saavatthi từ cảng ấy đến đúng lúc và đi vào Jetavana . Họ dâng đến Bậc Ðạo sư một cặp y phục, và khi họ đã khuyển lời chào hỏi của nàng, họ nêu lên toàn thể vấn đề ấy ngay từ đầu. Bậc Ðạo sư lấy vấn đề ấy làm nguyên nhân cần thiết và thuyết pháp đầy đủ chi tiết cho hội chúng đã hội họp đầy đủ ở đó. Thời pháp ấy đem lại lợi ích cho hội chúng ở đó. Vào ngày hôm sau, những Thiện nam ấy tổ chức một cuộc Bố thí vật thực lớn đến Chư Tăng có Ðức Phật dẫn đầu và hồi hướng phước thí đến cho nàng. Khi nàng rời khỏi cõi Ngạ quỉ, nàng sanh vào trong một cung điện bằng vàng trong cõi trời ba mươi ba, rực rỡ với nhiều loại châu báu, và có một đoàn tuỳ tùng gồm một ngàn tiên nữ.
-ooOoo-