[1.2] CHƯƠNG I: XÀ PHẨM (URAGAVAGGA) (I.5, I.6, I.7)

(URAGAVAGGA)

I.5 HỘ NGOẠI QUỈ SỰ

(TIROKU.D.DA PETAVATTHUVA.N.NANAA)

“Chúng đứng ở bên ngoài những vách nhà”.

Bậc Ðạo sư trong khi đang trú ngụ ở Raajagaha, đã kể lại câu chuyện này liên quan đến một số lớn Ngạ quỉ. Ðây là câu chuyện ấy, được kể đầy đủ chi tiết.

Cách đây chín mươi hai Ðại kiếp có một Thành phố tên là Kaasipurii . Tại đó có một vị vua tên là Jayasena, trị vì trong xứ ấy. Hoàng hậu của vị ấy tên là Sirimaa và bà mang thai Bồ tát Phussa, là người đã đến thời kỳ chứng đắc Nhất thiết Trí (của một vị Phật). Ðức Vua jayasena ưa thích sở hữu, nghĩ rằng, “con trai của ta chính là người đã thực hiện sự từ bỏ vĩ Ðại và đã trở thành một vị Phật. Ðức Phật là riêng của ta, Ðức Pháp là riêng của ta, đức Tăng là riêng của ta”. và chính vị ấy đã hầu hạ các Ngài luôn khi, chẳng cho ai khác được một cơ hội nào. Ba anh em của đức Thế Tôn, là những người em trai của một người mẹ khác, suy nghĩ rằng, “Chư Phật quả thật sanh lên dành cho toàn thể thế gian, không chỉ vì một ai cả; Tuy nhiên, cha của chúng không cho một ai khác có được một cơ hội. Bây giờ làm sao chúng ta có thể hầu hạ chư tăng cho được?” Và rồi ý nghĩ này đến với họ, “nào chúng ta hãy bày ra một số cách nào đó!” bởi vậy họ làm ra vẻ như có một cuộc dấy loạn ở vùng biên giới. Khi Ðức vua nghe tin về cuộc nổi loạn ở vùng biên giới này, vị ấy sai ba người con trai này đi dẹp yên vùng biên giới. Họ đi và làm yên ổn mọi chuyện. Và khi họ trở về, Ðức vua lấy làm hoan hỷ và ban cho họ một đặc ân, nói rằng, “Hãy lấy bất cứ cái gì mà các con muốn”. “Chúng con muốn hầu hạ đức Thế Tôn”, họ nói. “Các con có thể lấy bất cứ cái gì ngoài vị ấy”. Ðức vua đáp lại. “Chúng con không màng điều gì khác”, Họ nói. “Trong trường hợp ấy; hãy chọn một thời gian có giới hạn và thỉnh Ngài”. Họ xin được bảy năm, nhưng đức Vua không đồng ý. Họ lại lần lượt xin sáu năm, bốn, hai, một năm; Trong bảy tháng, sáu, năm, bốn, ba tháng và cuối cùng đức vua nói rằng, “Hãy thỉnh Ngài đi!” Họ đi đến Ðức Thế Tôn và bạch rằng, “Bạch đức Thế Tôn, chúng con muốn hầu hạ đức Thế Tôn trong ba tháng. Bạch đức Thế Tôn, Cầu xin Ðức Thế Tôn nhận lời của chúng con trong ba tháng của mùa mưa này!” Ðức Thế Tôn im lặng nhận lời. Ba người ấy gởi một bức thư đến sứ giả của họ ở trong châu quận ấy (Nơi mà đức Thế Tôn sẽ trú ngụ), n?i dung nói rằng, “Ðức Thế Tôn sẽ được hầu hạ bởi chúng ta trong ba tháng này. Trước nhất, hãy dựng lên một Tịnh xá và rồi kiếm mọi thứ cần đến để hầu hạ Ðức Thế Tôn”. Ông ta nhắn tin về lại khi ông ta đã kiếm mọi thứ. Họ mặc những y phục màu vàng và cùng với năm trăm nam hầu, đưa Ðức Thế Tôn và chư Tăng đến vùng ấy, hầu hạ các Ngài một cách cung kính, và dâng Tịnh xá đến các Ngài và để các ngài an cư tại đó trong mùa mưa. Vị quan thủ quỉ là con trai của một gia chủ, đã có vợ, có đức tin và lòng tịnh tín. Bằng sự chăm lo chu đáo, vị ấy cúng dường các thí vật để bố thí đến Chư Tăng có Ðức Phật dẫn đầu. Vị sứ giả trong vùng ấy nhận những thứ này và cùng với mười một ngàn người từ châu quận ấy tổ chức sự bố thí cúng dường bằng sự quan tâm chu đáo. Bấy giờ có một số người ở đó có tâm ô nhiễm. Chúng ngăn chặn những vật thí, chính chúng ăn những thí vật và châm lửa vào nhà ăn. Khi các Ngài đã tổ chức lễ tự tứ thì những đứa con trai của Ðức vua đảnh lễ đức Thế Tôn và rồi trở về, cùng với Ðức Thế tôn đi trước, họ đến trước mặt phụ vương của họ. Sau khi đức Thế Tôn đi đến đó, Ngài nhập Niết bàn.

Ðến đúng thời kỳ, những đứa con trai của đức vua, vị sứ giả và vị Quan thủ qu~n của họ đều chết và sanh về Thiên giới cùng với hội chúng (Những người nam hầu ấy); Trong khi những người có tâm bất thiện thì sanh vào trong các địa ngục. Rôì trong suốt Hiền kiếp này, vào thời kỳ của Ðức Thế Tôn Kassapa, những người có tâm bất thiện ấy sanh vào trong hội chúng Ngạ quỉ. Lúc bấy giờ, khi dân chúng cúng dường vật thực nhân danh những quyến thuộc sanh làm Ngạ quỷ của họ, hồi hướng cho chúng, khi nói rằng, “Xin cho Phước thí này thấu đến quyến thuộc của chúng tôi!” Nhân đó, chúng đạt được sự tối thắng. Bấy giờ, khi những Ngạ quỉ ấy trông thấy điều này, chúng đi đến Ðức Thế Tôn Kassapa và hỏi rằng, “Bạch đức Thế Tôn, làm sao chúng con đạt được sự thù thắng như thế?” Ðức Thế Tôn nói rằng, “Các ngươi sẽ không đạt được điều ấy bây giờ đâu. Tuy nhiên, trong tương lai sẽ có một vị Chánh Biến Tri tên là Gotama . Vào thời kỳ của đức Thế Tôn này sẽ có một vị vua tên là Bimbisara, là quyến thuộc của các ngươi cách đây chín mơi hai Ðại kiếp. Vị ấy sẽ cúng dường vật thực đến vị Phật ấy và hồi hướng phước thí ấy cho các ngươi. Rồi các ngươi sẽ đạt được sự thù thắng như vậy”. Tương truyền rằng, khi Ngài nói điều này thì xem ra đối với những Ngạ qũy ấy tựa như Ngài đã nói rằng họ sẽ đạt được nó trong ngày hôm sau.

Rồi khi một trung gian Phật thời đã trôi qua và Ðức Thế Tôn của chúng ta đã sanh lên trong thế gian, thì ba người con trai ấy của đức vua, cùng với một ngàn người cũng đi xuống từ cõi cõi chư Thiên và sanh trong dòng Bà la môn, trong vương Quốc Magadha . Ðến thời kỳ, họ xuất gia sống cuộc đời không nhà của Sa môn và trở thành Ba đạo sĩ tóc búi của xứ Gayaasiisa . Vị sứ giả của họ trong châu quận ấy trở thành Visaakhaa, có vợ tên là Dhammadi.n.naa – con gái của một vị Phú Hộ; Trong khi hội chúng còn lại thì sanh trong những tuỳ tùng của Ðức vua.

Khi Ðức Thế Tôn của chúng ta đã sanh lên trong thế gian và trải qua bảy tuần lễ (sau khi Ngài giác Ngộ), đến đúng thời kỳ, Ngài đi đến Ba La nại; Ở đó, Ngài chuyển Pháp luân và giáo hoá cho năm anh em Kiều Trần Như, rồi đến Ba vị Ðạo sĩ tóc búi cùng với một ngàn môn đệ của họ, và rồi đi đến Raajagaha . Ở đó, Ngài an trú vào quả Thánh Tu Ðà huờn cho đức vua Bimbisaara …, là người đã đến để yết kiến Ngài trong chính ngày hôm ấy, cùng với một trăm mười ngàn gia chủ Bà là môn, là những dân cư của xứ A.nga-Magadha . Ngài chấp nhận lời mời của đức vua đến thọ thực vào ngày hôm sau – và ngày kế tiếp Ngài đi vào Raajagaha với Sakka, là chúa của chư Thiên, đã hoá ra làm một chàng trai Bà la môn, đi trước Ngài và tán dương Ngài bằng những câu kệ bắt đầu bằng:

“Những kẻ được điều ngự đi chung với Ðấng Ðiều ngự, những kẻ được giải thoát đi chung với đấng giải thoát; Ðức Thế Tôn, sáng chói như viên Ngọc Huỳnh kim, đi vào Raajagaha với Ba vị Ðạo sĩ tóc búi trước kia”.

Và trong chỗ ngụ của đức Vua, Ngài nhận được sự cúng dường vật thực vĩ đại. Bấy giờ những Ngạ quỉ mà đứng bao quanh ngôi nhà nghĩ rằng, “Bây giờ đức vua sẽ hồi hướng vật thí đến chúng ta”. Nhưng khi cúng dường vật thực, đức vua chỉ nghĩ về khu vực dành cho Tính xá của Ðức Thế Tôn mà thôi, khi tự nghĩ rằng, “giờ này Ðức Thế Tôn trú ngụ ở đâu?” và vị ấy không hồi hướng phước thí đến cho ai cả. Vì không được vật thí theo cánh này, những Ngạ quỉ ấy thất vọng, và đêm hôm ấy kêu than trong nỗi thống khổ cay đắng và ghê sợ trong chỗ ngụ đức vua. Ðức vua bị dao động, đầy sợ hãi và run rẫy. Vào lúc rạng sáng, vị ấy kể lại với Ðức Thế Tôn rằng, “Bạch Ðức Thế Tôn, suốt đêm con đã nghe một âm thanh rùng rợn như thế: Chuyện gì sẽ xảy đến cho con?” Ðức thế Tôn nói rằng, “Ðừng sợ, tâu Ðại vương, không có điều xấu nào xảy đến cho Ðại vương đâu; Bệ hạ sẽ hoàn toàn bình an, sự thật là những quyến thuộc trước kia của Ðại vương mà đã sanh trong giới những Ngạ quỉ đã đi lang thang trong suốt một trung gian Phật thời, với lòng mong mỏi rằng Ðại vương sẽ cúng dường vật thí đến một vị Phật và sẽ hồi hướng phước thí đến cho chúng. Nhưng khi Ðại vương đã cúng dường vật thực ngày hôm qua, Ðại vương đã không cho phước thí ấy, nên chúng đã thất vọng và kêu than trong nỗi đau đớn ghê sợ như thế” “Bạch Ðức Thế Tôn, chúng có nhận được phước thí ấy không, nếu những vật thí ấy được cho đến chúng bây giờ?” (Ðức vua hỏi) “Ðược, tâu Ðại vương”. “Thế thì xin Ðức Thế Tôn hãy nhận lời mời của con vào ngày hôm nay và con sẽ hồi hướng những vật thí ấy đến cho chúng”. Ðức Thế Tôn im lặng nhận lời mời. Ðức vua đi về chỗ ngụ của vị ấy và sai sửa soạn một cuộc bố thí to lớn, rồi sai công bố giờ giấc với Ðức Thế Tôn. Ngài đi đến hoàng cung cùng với chư Tăng và ngồi xuống trên chỗ ngồi đã được soạn sẵn. Những Ngạ quỉ suy nghĩ rằng, “Ngày hôm nay chúng ta có thể kiếm được một cái gì đó”, và đi đến đứng ở bên ngoài những vách tường và những chỗ khác. Ðức Thế Tôn khiến cho chúng hiện rõ trước mắt đức vua. Khi rót nước bố thí, đức vua nói hồi hướng rằng, “xin cho phước thí này thấu đến những quyến thuộc của tôi”, và ngay khi ấy những hồ sen hiện ra dành cho những Ngạ quỉ, trên mặt hồ đầy những hoa sen và hoa súng xanh. Chúng tắm và uống nước trong những hồ sen ấy và nhờ vơi đi những thống khổ, sự mỏi mệt và khát bỏng, chúng trở nên có sắc huỳnh kim. Ðức vua cúng dường cơm dẽo và những vật thực loại cứng loại mềm và hồi hướng những vật thí này, và ngay tức thì món cơm dẻo của chư Thiên và những vật thực loại cứng loại mềm hiện ra. Khi chúng đã ăn những thứ này thì các căn của chúng trở nên tươi tắn. Ðức vua cúng dường y phục và chỗ ngụ, rồi hồi hướng những thứ này; Thế là y phục và những cung điện của chư Thiên, được trang bị đầy đủ bằng những chiếc trường kỷ và những tấm khăn trãi giường v.v…, hiện ra cho chúng. Tất cả sự thù thắng này của chúng khiến cho Ðức vua thấy rõ ngay khi Ðức Thế Tôn đã nguyện cho nó được như thế. Và khi đức vua trông thấy như vậy thì vị ấy hoàn toàn vui sướng. Rồi khi đức Thế Tôn đã thọ thực xong và đã ăn no bụng, ngài kể cho đức vua nghe những câu chuyện về những Ngạ quỉ ở bên ngoài vách nhà, để thay lời phúc chúc của Ngài:

  1. Chúng đứng ở bên ngoài những vách tường và ở những ngã tư đường; chúng đi đến nhà riêng của chúng và đứng ở những trụ cửa.
  2. Mặc dầu có nhiều đồ ăn và thức uống, những vật thực loại cứng loại mềm được dọn ra, nhưng không có ai nhớ đến những chúng sanh ấy vì những nghiệp của chúng.
  3. Bởi vậy, những người mà có lòng thương tưởng hãy cho những đồ ăn và thức uống đúng thời, thượng vị, thuần tịnh nhất để hồi hướng đến những quyến thuộc của họ, cầu nguyện rằng, “xin cho những phước thí này thấu đến những quyến thuộc của chúng tôi! Cầu xin cho những quyến thuộc của chúng tôi được hạnh phúc!”
  4. Và những quyến thuộc sanh làm Ngạ quỉ ấy đã tụ họp ở đó sẽ tỏ sự tuỳ hỷ của chúng đối với đồ ăn và thức dồi dào ấy, nói rằng:
  5. “Sự trường thọ hãy đến với quyến thuộc của chúng ta; nhờ họ mà chúng đã có được (tất cả) điều này vì sự tôn trọng đã được thể hiện đến với chúng ta. Và những người cho ra không phải không có những kết quả!”
  6. Vì ở đó không có sự trồng trọt cấy cày, cũng không có sự chăn nuôi gia súc; không có những điều như sự làm nghề kiếm ăn và sự mua bán bằng vàng. Những Ngạ quỉ, những kẻ đã quá vãng ở đó chỉ được nuôi sống bằng cái gì được cho đến từ đây.
  7. Như mưa rơi trên những vùng đất cao chảy xuống những vùng đất thấp; cũng vậy, những gì được cho đi từ đây sẽ đem đến lợi ích cho những Ngạ quỉ.
  8. Cũng như những sông rạch được làm đầy sẽ làm đầy đại dương; cũng vậy, những gì được cho đi từ đây sẽ đem lại lợi ích cho những Ngạ quỉ.
  9. “Người ấy đã cho đến tôi, người ấy đã làm cho tôi, người ấy là quyến thuộc của tôi, là bạn bè và người thân quen của tôi”; (như vậy) khi nhớ đến những gì mà họ thường làm, người nên cho những Phước thí đến những Ngạ quỉ.
  10. Dầu khóc lóc đến mấy, sầu muộn hay ta thán cách nào cũng không đem lại lợi ích cho Ngạ quỉ đâu, dầu những quyến thuộc của họ có khăng khăng theo họ.
  11. Nhưng phước thí này mà sau khi đã được làm và được gieo trồng vững chắc trong chư Tăng, thì bằng hiệu quả tức thời, sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho chúng.
  12. Bây giờ điều này, là phận sự đối với những quyến thuộc của người, đã được chỉ ra rồi và sự tôn kính cao tột đã được thể hiện đến những Ngạ quỉ; Sức lực đã được cung cấp đến các vị Tỳ kheo và việc phước mà người đã làm không phải là nhỏ.

Chú giải:

  1. Ở đây, Ở NGOÀI NHỮNG VÁCH TƯỜNG (Tiroku.d.desu) ở phía bên kia của những vách tường. CHÚNG ÐỨNG (Ti.t.thanti): Câu nói này xác định cách đứng của chúng, tương phản với (những tư thế khác) như ngồi v.v… Nghĩa là chúng đứng ở bên ngoài như vậy, ở bên kia những hàng rào mà bao quanh những ngôi nhà. VÀ Ở GIAO LỘ VÀ CÁC NGÃ TƯ ÐƯỜNG: (Sandhisi”nghaa.takesu ca = sandhiisu ca singhaa.takesu ca) (phối hợp cách); những chỗ mà bốn con đường gặp nhau, chỗ giao nhau của các căn nhà, chỗ giao nhau của các vách tường, được gọi là những giao điểm; trong khi ngã tư đường là những chỗ mà ba bốn con đường gặp nhau. ÐỨNG Ở NHỮNG TRỤ CỬA (Dvaarabaahaasu ti.t.thanti): Ðứng dựa vào các trụ cột của các cổng thành phố và của các cửa nhà. CHÚNG ÐI ÐẾN NGÔI NHÀ RIÊNG CỦA CHÚNG (aagantvaana saka.m ghara.m): ngôi nhà riêng của chúng có thể là nhà của một quyến thuộc trước kia, cũng như nhà của chính chúng mà ở đó chúng sống như những người chủ. Vì chúng xem những chỗ này là nhà riêng của chúng, Nên ngài nói rằng, “chúng đi đến nhà riêng của chúng”. Ðức Thế Tôn nói câu kệ bắt đầu rằng: “Chúng đứng ở bên ngoài những bức vách”, để chỉ cho đức vua trông thấy nhiều Ngạ quỉ mà vô cùng xấu xí, dị tướng và kinh khủng, đang lãnh chịu quả của lòng ganh tỵ và bỏn sẻn, và là những kẻ bị đứng ở bên ngoài những bức vách và những chỗ khác, đang đi đến chỗ ngụ của đức vua khi xem đó là nhà riêng của chúng, vì đó chính là nhà của người quyến thuộc trước kia, dầu trước kia trong quá khứ chúng không sống ở đó. Rồi Ngài nói lên câu kệ thứ hai (bắt đầu là): “Dầu nhiều đồ ăn và thức uống” để cho thấy tánh chất đáng sợ của nghiệp mà chúng đã tạo nên.
  2. Ở đây NHIỀU (Pahute) nhiều, số nhiều, nghĩa là nhiều đủ cho nhu cầu. Có thể được phép để thay thế chữ Ba bằng chữ Pa (như vậy chuyển chữ Bahu đổi thành chữ Pahu của bài kinh) như trong những đoạn văn “Dầu khi có nhiều, vị ấy không nuôi sống…” (Pahu santo Narati). Tuy nhiên có một số người học chữ nhiều là (Bahuke) nhưng đây là một cách đọc thiếu thận trọng. ÐỒ ĂN VÀ THỨC UỐNG: (Annapaanamhi = anne ca paane ca) (cách nối liền trong hình thức văn phạm hoán chuyển). NHỮNG VẬT THỰC LOẠI CỨNG LOẠI MỀM (Khajjabhojje = Khajje ca bhojje ca): (Cách nối liền) Ngài chỉ ra bốn loại vật thựcc: loại để ăn, uống nhai và nếm. KHÔNG AI NHỚ ÐẾN NHỮNG CHÚNG SANH ẤY (Na tesa.m Koci sarati sattaana.m): Không người nào, cha hay mẹ hay con cái hay cháu chắc cũng không nhớ đến những chúng sanh mà đã sanh trong cõi Ngạ quỷ. vì lý do gì? vì những nghiệp của chúng. Do bởi hành động keo kiệt ấy mà chính chúng đã làm, gồm có sự không cho ra và ngăn cản sự cho ra ấy và những việc ác khác nữa- Ðây chính là nghiệp của chúng khiến cho những quyến thuộc của chúng không tưởng nhớ đến chúng. Khi Ngài đã cho thấy cách mà trong đó bất chấp sự hiện diện của nhiều đồ ăn và thức uống và những thứ khác, do ác nghiệp ấy nên dầu một chút tưởng nhớ của những quyến thuộc ấy của những Ngạ quỉ mà đang mỏi mòn trong chờ phước thí từ những quyến thuộc của họ cũng không có. Rồi đức Thế Tôn đọc lên câu kệ thứ ba bắt đầu bằng: “(bởi vậy những người có lòng thương tưởng) hãy bố thí vì những quyến thuộc của họ”: Ngài nói như vậy để khen ngợi những vật thí được cho đến nhân danh những quy?n thuộc mà sanh trong cõi Ngạ quỉ.
  3. Ở đây, NHƯ VẬY (Eva.m) là một từ chỉ sự so sánh. Nó có thể được hiểu theo hai cách: dầu họ không tưởng nhớ đến chúng sanh ấy vì những nghiệp xưa của chúng, một số bố thí dành cho những quyến thuộc của họ như vậy, họ có lòng thương tưởng; Và những ngườ có lòng thương tưởng vì những quyến thuộc mà họ, đã cho những đồ ăn và thức uống thích hợp, đúng thời, thượng vị và thuần khiết nhất giống như được cho như vậy theo cách ấy bởi bệ hạ, Tâu Ðại vương. Ở đây CHO (Dada.nti): hồi hướng NHỮNG AI (ye): Bất cứ những đứa con trai nào v.v… BẤT CỨ AI Honti=Bhavanti (Thể văn phạm hoán chuyển) CÓ LÒNG BI MẪN (Anuka.mpakaa): Muốn cho chúng được lợi ích, là những người mong mỏi lợi ích cho chúng. TRONG SẠCH (Suci.m) Sạch sẽ, quyến rủ và hợp với lẻ đạo. THƯỢNG VỊ (Paniita.m): Tốt nhất. ÐÚNG THỜI (Kaalena): Vào thời gian thích hợp dành cho những bậc Ðáng thọ lãnh những vật thí hay vào lúc những quyến thuộc của họ đã đến ở ngoài những bức vách. THÍCH HỢP (Kapiya.m) thích ứng, xem ra đáng đuợc thọ lãnh bởi những vị (Ariya). ÐỒ ĂN VÀ THỨC UỐNG: Paanabhonana.m= Paana~ncaBhoja~nja (Cách nối liền): Ngài nói ở đây về tất cả những phước thí. Rồi để chỉ cho thấy cách mà trong đó những thứ này phải được cho đến những Ngạ quỉ, Ngài nói rằng, “Xin cho phước thí này thấu đến những quyến thuộc của tôi! xin cho quyến thuộc của chúng tôi được hạnh phúc!” Câu này nên được hiểu bởi nửa phần đầu của câu kệ thứ ba như vầy: “Bởi vậy, những người có lòng bi mẫn hãy bố thí dành cho những quyến thuộc của họ khi nói rằng, “Xin cho phước báu này thấu đến những quyến thuộc của chúng tôi. Cầu xin cho những quyến thuộc của chúng tôi được hạnh phúc” Theo cách này, Ngài đưa ra một sự giải thích về cách mà trong đó những vật thí sẽ được cho ra. XIN CHO PHƯỚC THÍ NÀY HÃY DÀNH CHO NHỮNG QUYẾN THUỘC CỦA CHÚNG TÔI! (~Natina.m hotu): Xin cho những phước thí này dành cho những quyến thuộc của tôi, là những kẻ đã sanh trong cõi Ngạ quỉ! CẦU XIN CHO NHỮNG QUYẾN THUỘC CỦA CHÚNG TÔI ÐƯỢC HẠNH PHÚC! (Sukhitaa hotu naatayo): Cầu xin cho những quyến thuộc của chúng tôi, là những kẻ sanh trong cõi Ngạ quỉ, được hạnh phúc, đạt được hạnh phúc nhờ thọ hưởng quả của việc phước thí này! Mặc dầu nó được nói rằng, “xin cho điều dành cho những quyến thuộc của chúng tôi”. Ðó không phải là trường hợp của việc làm được làm bởi người cho quả đến một người khác, mà đơn giản là những vật mà đang được cho ra nhân danh chúng theo cách này trở thành nhân duyên để những quyến thuộc Ngạ quỉ ấy làm một việc thiện. Do đó, chính do việc thiện này tạo ra quả của nó dành cho chúng ngay khi ấy, phù hợp với những vật thí ấy. Ðể cho thấy điều này Ngài đọc lên câu kệ này bắt đầu là: “Và những Ngạ quỉ ấy đã kéo đến và đã tụ họp ở đó”.
  4. Ở đây chữ NHỮNG KẺ ẤY (Te): Những quyến thuộc Ngạ quỉ ấy. Ở ÐÓ (Tattha): Ở đó, nơi mà những vật thí được cho ra. ÐÃ KÉO ÐẾN RỒI (Samaagaantvaa): đã tụ họp ở đó để tỏ sự tuỳ hỷ của chúng khi nghĩ rằng, “những quyến thuộc này của chúng ta sẽ hồi hướng những phước thí đến chúng ta”. ÐỐI VỚI NHIỀU ÐỒ ĂN VÀ THỨC UỐNG ẤY (Pahuute annapaana.mhi): Ðối với đồ ăn và thức uống ấy, đối với những vật mà đang được cho nhân danh họ. CUNG KÍNH BÀY TỎ SỰ TUỲ HỶ CỦA HỌ (Sakkhacca.m Anumodare): Có sự tin tưởng vào quả của những nghiệp, không có sự từ bỏ lòng tôn kính của chúng và không có sự xáo trộn trong tâm chúng khi tuỳ hỉ. Chúng bày tỏ sự tuỳ hỉ và đầy hỉ lạc và hạnh phúc khi nghĩ rằng, “Mong rằng những phước thí này trở thành sự hạnh phúc và lợi lạc cho chúng ta!”
  5. SỰ TRƯỜNG THỌ (Cira.m): Cầu xin cho họ được sự trường thọ, cầu xin cho họ được sống lâu! ÐẾN NHỮNG QUYẾN THUỘC CỦA CHÚNG TÔI (No ĩaatii). Ðến những thân bằng quyến thuộc đã quá vãng của chúng tôi. Do bởi những người ấy. (Yesa.m hetu): Bởi những người ấy, nhờ vào những người ấy. CHÚNG TA ÐƯỢC (Labhaamase): Chúng ta đã được sự tối thắng như vậy. Ðiều này cho thấy cách khen ngợi đối với những quyến thuộc của họ, được thể hiện bởi những Ngạ quỉ mà đang hưởng sự thù thắng, có được do bởi sự tuỳ hỉ của chúng. Sự bố thí cho quả của nó ngay tức thì khi ba yếu tố có mặt: Có được những bậc đáng bậc lãnh những vật thí, sự hồi hướng bởi những người cho và sự tuỳ hỉ của những Ngạ quỉ. Trong ba nhân này người cho là nhân đặc biệt; vì lý do này khiến họ nói rằng. “Do bởi những người ấy khiến chúng ta có được tất cả những điều này” VÌ SỰ TÔN KÍNH ÐÃ ÐƯỢC THỂ HIỆN ÐỐI VỚI CHÚNG TA (Amhaaka~n ca kataa Puujaa): Vì sự cúng dường đã được cho đến chúng ta bởi những người hồi hướng những vật thí ấy như vầy: “Hãy cho cái này thấu đến những quyến thuộc của chúng tôi”. VÀ NHỮNG NGƯỜI CHO KHÔNG PHẢI KHÔNG CÓ QUẢ BÁU (Daayakaa ca anipphalaa). Bởi vì việc làm ấy (bao gồm sự bố thí) cho kết quả của nó ở chỗ này chỗ kia, vì việc phước ấy đã nằm trong tâm của người cho rồi. Ở đây người ta có thể hỏi rằng: “Làm sao mà chỉ những kẻ sanh trong Ngạ quỉ mới nhận được sự thù thắng này do nhờ những quyến thuộc của chúng, hay những Ngạ quỉ khác cũng lãnh được nó? Không có điều gì cần thiết được nói ra bởi chúng ta ở đây cả, vì điều này đã được giải thích bởi Ðức Thế Tôn như vầy:

“Thưa thầy Gotama, những vị Bà la môn chúng tôi bố thí vật thực và làm những việc làm cúng tế khác khi nói rằng, “cầu mong những vật thí này đem lại những lợi ích cho Ngạ quỉ, là những quyến thuộc của chúng tôi, là những bà con ruột thịt của chúng tôi! Xin cho những quyến thuộc Ngạ quỉ của chúng tôi và những bà con ruột thịt của chúng tôi hưởng vật thí này!” Thưa Sa môn Gotama, có phải những vật thí ấy đem lại lợi ích cho những Ngạ quỉ ấy, là những quyến thuộc và là những người thân thích của chúng tôi chăng? Những quyến thuộc Ngạ quỉ và những người bà con thân thích của chúng tôi có thật sự hưởng được những vật thí ấy không?”.

“Này Bà-la-môn, nếu chúng ở đúng chỗ thì chúng sẽ được lợi ích; Nếu chúng ở chỗ không thích hợp thì không được lợi ích”. “Nhưng chỗ nào là chỗ thích hợp, thưa Thầy Gotama, và chỗ nào là chỗ không thích hợp?”.

“Này Bà-la-môn, ở đây có một người nọ sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói đâm thọc, nói lời thô lỗ, nói lời phù phiếm, tham lam, hiểm ác trong tâm và có tà kiến”. Vào lúc thân hoại mạng chung, kẻ ấy sanh trong địa ngục. Vị ấy chống chỏi ở đó, vị ấy tồn tại ở đó bằng bất cứ cái gì gọi là vật thực của những chúng sanh ở trong địa ngục. Này ông bà-la-môn, đây là chỗ không thích hợp. Những vật thí ấy không có lợi ích cho chúng sanh nào ở trong đó.

“Ở đây, này ông Bà-la-môn, có người sát sanh… Có tà kiến. Vào lúc thân hoại mạng chung, người ấy sanh trong bào thai của loài thú. Chúng sanh ấy tự nuôi sống ở đó, lưu lại ở đó bằng bất cứ cái gì gọi là vật thực dành cho súc sanh. Này ông Bà-la-môn, đây là chỗ không thích hợp; những vật thí ấy không có lợi ích cho những kẻ ở trong cõi ấy.

“Này ông Bà-la-môn, ở đây có người tránh xa sát sanh, tránh xa trộm cắp, tránh xa tà hạnh, tránh xa sự nói dối, tránh xa sự nói đâm thọc, tránh xa sự nói cộc cằn, tránh xa sự nói phù phiếm, không tham lam, không ác tâm và không có tà kiến. Sau khi thân hoại mạng chung người ấy sanh trong cõi người. Người ấy sinh sống và duy trì mạng sống bằng vật thực của loài người, Nầy ông Bà-la-môn, đây là chỗ không thích hợp; những vật thí không có lợi ích cho những người nào sống ở đó cả.

“Này ông Bà-la-môn, ở đây có người từ bỏ sát sanh… Có chánh kiến. Vào lúc thân hoại mạng chung, người ấy sanh trong hội chúng của những vị chư Thiên. Người ấy tự nuôi sống ở đó, người ấy duy trì mạng sống ở đó, bằng bất cứ cái gì gọi là vật thực của chư Thiên. Này ông Bà-la-môn, đây là chỗ không thích hợp; những vật thí ấy không đem lợi ích cho chúng sanh nào ở trong đó.

“Ở đây, Này ông Bà-la-môn, có người sát sanh… Có tà kiến. Vào lúc thân hoại mạng chung người ấy sanh trong cõi Ngạ quỉ. Chúng sanh ấy tự nuôi sống ở đó, sanh tồn ở đó, bằng bất cứ cái gì gọi là vật thực của những chúng sanh trong cõi Ngạ quỉ. Hay kẻ ấy nuôi sống ở đó, kẻ ấy sanh tồn ở đó, bằng bất cứ cái gì mà những bạn bè, những người thân quen hay những quyến thuộc và những người thân thích hồi hướng đến từ đây. Này ông Bà la môn, đây là chỗ thích hợp, những vật thí đem lại lợi ích cho chúng sanh nào sống ở đó”.

“Nhưng, thưa Sa môn Gotama, nếu kẻ quá vãng ấy là người quyến thuộc và là người thân thích của chúng con mà chưa sanh trong cõi ấy, thì ai thọ lãnh những vật thực ấy?”

“Này ông Bà-la-môn, những Ngạ quỉ khác là những quyến thuộc và là những kẻ thân thích của ngươi mà đã sanh trong cõi ấy – Những kẻ này thọ hưởng những vật thí.”

“Nhưng, thưa Sa môn (Gotama), nếu những Ngạ quỉ ấy là người quyến thuộc và là người thân thích của chúng con chưa sanh trong cõi ấy và những Ngạ quỉ khác là những quyến thuộc và là những kẻ thân thích của chúng con cũng chưa sanh trong cõi ấy-thì ai hưởng những vật thí ấy?”

“Nhưng điều này không thể xảy ra, này ông Bà-la-môn, điều này không thể có, rằng chỗ ấy trong một thời gian rất lâu lại trống rỗng, không có những Ngạ quỉ là những quyến thuộc và là những kẻ thân thích của ngươi; và dù sao chăng nữa, này ông Bà-la-môn, những người mà có bố thí không phải không có kết quả”.

Rồi để cho thấy rằng, những kẻ mà đã sanh trong cõi Ngạ quỉ chỉ được nuôi sống bằng cái gì được cho đến từ đây, ngoài ra không có một nguồn nào khác như sự gieo trồng và sự chăn nuôi gia súc v.v… mà có thể là nguyên nhân để chúng có được sự thù thắng, “những câu kệ bắt đầu là: “Vì không có” được nói đến.

  1. Ở đây, câu VÌ KHÔNG CÓ SỰ GIEO TRỒNG Ở ÐÓ (na hi tattha kasii atthi )nghĩa là không có sự gieo trồng ở cõi Ngạ quỉ ấy để những Ngạ quỉ có thể sống thanh thản. Ở đây CŨNG KHÔNG CÓ SỰ CHĂN NUÔI GIA SÚC NÀO ÐƯỢC BIẾT ÐẾN. (Go rakkh’ettha na vijjati): Ở đây, nơi cõi Ngạ quỉ này, không những không có sự gieo trồng, mà cũng không có sự chăn nuôi gia súc được biết đến mà nhờ đó chúng có thể sống thoải mái.

CŨNG KHÔNG CÓ NHỮNG SINH HOẠT NHƯ SỰ BUÔN BÁN (Vanjjaa Taadisii n’atthi): cũng không có ngay cả những sinh hoạt như sự buôn bán trao đổi mậu dịch mà có thể là nguyên nhân khiến chúng có được sự thù thắng. VÀ SỰ MUA BÁN BẰNG VÀNG (hira~n~nena kayakakaya.m): cũng không có ngay cả sự mua và bán bằng vàng mà CÓ THỂ LÀ NGUYÊN NHÂN ÐEM LẠI SỰ THÙ THẮNG CHO CHÚNG, những Ngạ quỉ những kẻ mà đã quá vãng ÐƯỢC NUÔI DƯỠNG Ở ÐÓ BẰNG CÁI GÌ ÐƯỢC CHO ÐẾN TỪ ÐÂY (ito dinnena yaapenti Petaa kaalagataa hahim ): Chúng được nuôi dưỡng, chúng tiếp tục sống hoàn toàn bằng cái gì được cho đến từ đây bởi những quyến thuộc của chúng, hay bởi những bạn bè và những người thân quen của chúng NHỮNG NGẠ QUỈ (Petaa): Những chúng sanh mà đã sanh trong cõi Ngạ quỉ. NHỮNG KẺ MÀ ÐÃ CHẾT (Kaalakataa): Những kẻ mà đã hết thời gian về nghiệp của chúng, những kẻ mà đã làm sự lâm chung của chúng, những kẻ mà đã đi đến trạng thái tử vong của chúng. Ở ÐÓ (tahim): Ở cõi Ngạ quỉ ấy. Rồi Ngài nói lên hai câu kệ bắt đầu là: “Như nước mưa rơi trên những vùng đất khô” để chứng minh bằng lối so sánh ý nghĩa của điều mới được nói.

7-8. Ðây là ý nghĩa: cũng như nước đổ xuống bởi những trận mưa trên đất khô, trên vùng đất cao, chảy xuống những chỗ đất thấp, đi xuống những chỗ trũng, đến phần đất mà nằm ở dưới thấp; Cũng vậy, theo cùng cách ấy, những vật thí được cho ra từ đây cũng đem lại lợi ích cho những Ngạ quỉ, phát sanh đến chúng nhờ sự xuất hiện quả báu của chúng. Thế giới Ngạ quỉ là chỗ mà những vật thí đem lại lợi ích, là chỗ giống như chỗ đất thấp mà nước chảy xuống đó. Do đó Ngài nói rằng “Này ông Bà-la-môn, đây là chỗ thích hợp; những vật thí ấy có lợi ích cho kẻ nào đang sống ở đó…” Và cũng như những con sông rạch, những con sông lớn, mà được làm đầy bởi nước chảy xuống từ những kẽ núi và những con suối, từ những con rạch và những khe núi, từ những ao hồ lớn, làm đầy Ðại dương; Cũng vậy, những vật thí được cho ra từ đây đem lại lợi ích cho những Ngạ quỉ theo cách như đã nói ở trên. Vì những Ngạ quỉ đã đi đến nhà những quyến thuộc của chúng, hy vọng rằng chúng thể kiếm được cái gì đó từ nơi đó, không thể nài xin rằng, “Xin hãy – cho tôi con này?” Do đó, Ngài nói lên câu kệ, bắt đầu: “Người ấy đã cho tôi” để cho thấy rằng người con trai trong gia đình nên làm việc phước, khi nhớ đến, tại những trường hợp đáng ghi nhớ liên quan đến chúng.

  1. Ðây là ý nghĩa: Người ấy cho đến ta những của cải ấy hay ngũ cốc ấy; Người ấy đã làm cho ta khi người đã hoàn toàn làm đầy đủ điều mà phải được làm; vì người đó đó có quan hệ về bên cha hay bên mẹ, nên người ấy là một quyến thuộc; vì người ấy có khả năng làm nơi nương tựa của ta do bởi tình thương của người ấy, nên người ấy là một người bạn; Trong khi vì người ấy là bạn chơi chung với ta khi làm những cái bánh bằng bùn, nên người ấy là người chơi chung: Khi nhớ đến tất cả điều này, người nên cho ra những phước thí dành cho những Ngạ quỉ, người nên hồi hướng những vật thí đến chúng.
  2. 11. Ngài nói lên câu kệ rằng: “Dầu khóc lóc bao nhiêu”, để cho thấy rằng trong khi cứ khăng khăng khóc lóc hoài và sầu muộn ta thán cho cái chết của những quyến thuộc thì họ chẳng làm gì đem lại lợi ích cho những quyến thuộc ấy cả; và sự khóc lóc sầu muộn ta thán này chỉ là hoàn toàn dẫn đến việc làm khổ chính họ mà thôi; điều ấy không đem lại lợi ích cho Ngạ quỉ. Rồi Ngài nói thêm một câu kệ nữa: “Nhưng điều này” để chỉ rõ tánh chất có lợi của sự bố thí được cho bởi vua nước (Magadha). Ý nghĩa của những lời này cũng giống như ý nghĩa của câu nói đã được nêu ra ở trên.
  3. Rồi Ðức Thế Tôn nói lên câu kệ kết thúc rằng: “Bây giờ (điều này), là phận sự đối với những quyến thuộc cuả mình”, để tán dương đức vua vì những đặc tính chân thực này, nghĩa là, bởi vì do đức vua cho ra phước thí ấy, do vị ấy làm điều nên được làm bởi một quyến thuộc đối với một quyến thuộc khác; Phận sự đối với những quyến thuộc của mình đã được chỉ ra, nó được làm cho mọi người biết đến, khi chỉ cho thấy, khi chỉ cho biết rằng họ cũng nên làm tròn phận sự của họ đối với những quyến thuộc của họ theo cùng cách ấy; và nhờ khiến cho những Ngạ quỉ có được thù thắng của chư Thiên, nên sự tôn trọng cao cả nhất gọi là đã được thể hiện đến những Ngạ quỉ, do vị ấy làm thoả mãn bằng đồ ăn và thức uống đến chư Tăng có Ðức Phật dẫn đầu, nên sức mạnh được cho đến chư Tăng; và bằng sự bố thí làm sanh lên lòng quảng đại cùng với đức tính Từ bi, nên việc phước đi theo không phải nhỏ. Ở đây, PHẬN SỰ ÐỐI VỚI NHỮNG QUYẾN THUỘC CỦA NGƯỜI (~naatidhammo); sự thực hành nên được làm bởi người thân đối với người thân. CAO CẢ (U.laaraa): tốt rất đẹp SỨC MẠNH (bala.m) sức mạnh về thể lực. ÐƯỢC BÁM THEO (pasuta.m): được tích lũy. Bây giờ ở đây, do bởi câu nói: ” Bây giờ điều này, phận sự đối với những quyến thuộc của mình, đã được chỉ ra” Ðức Thế Tôn giáo giới cho đức vua bằng thời pháp thoại, để chỉ cho vị ấy thấy phận sự đối với những quyến thuộc của mình. Ở đây là một lời giáo giới. Do bởi câu nói: “và sự tôn kính cao cả nhất đã được thể hiện đến những Ngạ quỉ” Ngài thức tỉnh vị ấy, vì sự tán dương vị ấy là ” Cao cả nhất” ở đây là sự thức tỉnh về cách tỏ sự cung kính của vị ấy nhiều lần”. Do bởi câu nói “sức mạnh đã cung cấp đến các vị Tỳ kheo”, Ngài cho đức vua thấy sự cung cấp sức mạnh để làm gia tăng sự tinh tấn của vị ấy trong việc cung cấp sức mạnh theo cách đặc biệt ấy. Do câu nói “và phước được tính lũy bởi Ðại Vương không phải là ít”. Ngài đã làm cho vị ấy khởi lên lòng hoan hỉ. Với việc phước mà vị ấy đã làm.

Vào lúc kết thúc các thời pháp thoại, tuệ quán sanh lên trong tám mươi bốn ngàn chúng sanh nhờ bài mô tả về những hoàn cảnh trong cõi Ngạ quỉ. Vào những ngày tiếp theo, Ngài cũng dạy câu chuyện ngoài bức tường này để giáo hoá chư Thiên và nhân loại trong bảy ngày, và chính tuệ quán này cũng sanh lên.

-ooOoo-

I.6 THỰC NGŨ NHI QUỶ SỰ

“Ngươi trần truồng và có tướng mạo gớm guốc”.

Pháp thoại này được Ðạo sư thuyết giảng trong khi Ngài đang ngụ ở Saavatthi, liên quan đến một Petii (nữ Ngạ quỉ), là kẻ ăn thịt năm đứa con của nàng.

Tương truyền rằng: ở trong một ngôi làng nọ không cách xa thành Saavatthi, có một người vợ của một người đàn ông giàu có. Những quyến thuộc của người chồng nói rằng; “Bà vợ chánh của anh vô tử, chúng ta phải kiếm cho anh một nàng dâu khác.” Nhưng anh ta không chịu vì tình thương của anh ta đối với vợ. Bấy giờ khi người vợ của anh ta nghe tin ấy, nàng nói vơi chồng rằng, “Thưa chồng, em là người không có con; Nên kiếm về một người vợ khác đi – đừng làm tuyệt dòng”, và bị hối thúc bởi nàng, người chồng lấy một người vợ khác mà đến đúng thời kỳ đã có thai. Người vợ không con suy nghĩa rằng, “Khi nó đã có đứa con trai thì nó trở thành bà chủ trong ngôi nhà này”, và khởi lên lòng ganh tị, bèn tìm cách để làm cho nàng kia bị hư thai, nàng cho người đàn bà kia đồ ăn và thức uống khiến cho nàng bị hư thai. Khi người vợ thứ hai bị sẩy thai, nàng báo tin cho mẹ của nàng biết và mẹ nàng tập hợp những quyến thuộc của bà ta. Và cho họ biết vấn đề. Họ tố cáo người vợ không có con phải chịu trách nhiệm về sự sẩy thai của người vợ thứ, nhưng nàng phủ nhận điều ấy, nói rằng, ” Tôi không chịu trách nhiệm”. Họ đáp rằng, “Nếu cô không chịu trách nhiệm trong việc sẩy thai thì hãy thề đi!” Nàng thề dối rằng. “Nếu tôi có trách nhiệm trong việc xảy thai tôi sẽ sanh ra mỗi buổi sáng và chiều năm đứa con trai và ăn thịt chúng, tuy nhiên vẫn không thấy thoả mãn; hơn nữa, xin cho tôi luôn luôn có mùi hôi thối và bị những đàn ruồi bu quanh”. Chẳng bao lâu, nàng chết và sanh làm Petii có hình tướng ghê tởm không cách xa ngôi làng ấy. Vào thời ấy có tám vị Trưởng lão, đã trải qua mùa mưa trong vùng ấy và trên đường đi đến Saavatthi để yết kiến bậc Ðạo sư. các Ngài đi đến nghỉ dưới một bóng cây ở một chỗ có nước trong rừng không cách xa ngôi làng ấy. Nữ quỉ khi ấy hiện ra cho các Trưởng lão trông thấy và Trưởng lão lớn nhất nhóm hỏi Nữ quỉ ấy bằng câu kệ này:

“Người trần truồng và có tướng mạo gớm guốc; ngươi toả ra mùi xú uế, ngươi bị bao quanh bởi những đàn ruồi – bây giờ người là ai mà đứng ở đây”

Chú giải:

Ở đây TRẦN TRUỒNG (Naggaa): là không mặc áo quần CÓ TƯỚNG MẠO GỚM GUỐC (Lubba.n.na ruupasii): Ngươi vô cùng xấu xí, tướng mạo của ngươi là một cảnh tượng rất ghê tởm. MÙI HÔI THỐI (Duggandhaa) mùi khó chịu. NGƯƠI TOẢ RA MÙI THỐI THA (Putivaayasi): Ngươi toả ra mùi của con cá chết thối rữa từ thân của ngươi. NGƯƠI BỊ VÂY QUANH BỞI NHỮNG CON RUỒI (Makkhikaa Pariki.nnà’va ): Ngươi hoàn toàn bị vây quanh bởi những con ruồi xanh. BÂY GIỜ NGƯƠI LÀ AI MÀ ÐỨNG Ở ÐÂY? (Kaa Nu Tva.m idha titthaasi) quả thật, ngươi là ai mà đứng ở đây tại chỗ này, trông như thế này và đi lang thang chỗ này lối nọ?

Khi được hỏi bởi Trưởng lão, nữ quỉ nói lên câu kệ này để giải thích nàng là ai, để làm cho chúng sanh khởi lên lòng kinh cảm:

  1. Thưa Ngài, con là một Petii, đã đi đến kiếp sống đau khổ trong cõi Yama ; sau khi đã làm ác nghiệp, con đã ra đi từ đây đến cõi Ngạ quỉ.
  2. Vào lúc sáng, con sanh ra năm đứa con, và đến chiều lại con sanh ra năm đứa con khác; dầu con ăn thịt hết tất cả chúng, Ngay cả nhiều như vậy cũng không đủ đối với con.
  3. Tim của con sôi sục và bị thiêu đốt bởi cơn đói, và con không thể kiếm ra được nước để uống! Hãy xem cảnh ngộ giáng xuống cho con!

Chú giải:

  1. Ở đây chữ (Bhaddhante) THƯA NGÀI: Nàng nói với Trưởng lão do bởi lòng tôn kính. ÐÃ ÐI ÐẾN KHỔ CẢNH: (Duggataa): đã đến trạng thái đau khổ. TRONG CÕI YAMA (Yamalokikaa): Trong cõi Ngạ quỉ mà được biết đến bởi cái tên là cõi Yama . ÐÃ RA ÐI TỪ ÐẤY. (Ito Gataa): Con đã ra đi từ đây, từ cõi người đi đến cõi Ngạ quỉ, do sự tái sanh: Nghĩa là con đã sanh lên sau khi chết.
  2. VÀO BUỔI SÁNG (Kaalena): vào lúc rạng sáng. NĂM ÐỨA CON TRAI: (Pa~nca- Puttaani= Pa~nca putte); điều này được nói bởi sự bóp méo về giống tánh. VÀO BUỔI CHIỀU LẠI SANH THÊM NĂM ÐỨA CON (Saaya.m Pa~nca Punaapare) vào buổi chiều con lại ăn thịt thêm năm đứa con trai nữa) – đây là cách nên được hiểu. CON ÐẺ (Vijyitvaana): Ngày lại ngày con đẻ ra mười đứa con. NGAY CẢ NHỮNG ÐỨA NÀY CŨNG KHÔNG ÐỦ CHO CON (Te pi naa Honti me ala.m) ngay cả mười đứa con này cũng không đủ cho con để làm vơi cơn đói trong ngày; Na ở đây được kéo dài thành Nà.
  3. TIM CỦA CON SÔI SỤC VÀ BỊ THIÊU ÐỐT BỞI CƠN ÐÓI (pariđayhati dhuumaayati khudaayaa hadaya.m mama): Do bị đói, tim con sôi sục, cháy bỏng, bị làm khổ khắp châu thân bởi cơn đau đói. Và con không thể kiếm nước để uống khi đi lang thang chỗ này chỗ kia vì cơn khát. HÃY XEM CẢNH NGỘ ÐÃ GIÁNG XUỐNG CHO CON, (Passa ma.m vyasana.m gata.m): Nàng cho Trưởng lão biết rằng nỗi thống khổ mà nàng trải qua, khi nói rằng. “Bạch Ðại đức, hãy xem loại cảnh ngộ đã giáng xuống cho con, nói chung và nói riêng, do vì đã sanh vào trong cõi Ngạ quỉ”.

Khi nghe qua điều này Trưởng lão bèn hỏi nàng về nghiệp quá khứ mà nàng đã làm:

  1. “Hãy cho ta biết ác nghiệp nào được làm bởi thân, khẩu và ý của ngươi? do kết quả của nghiệp nào khiến người ăn thịt những đứa con của ngươi?

Chú giải:

  1. Ở đây, chữ ÁC NGHIỆP (Dukkhata.m): ác hạnh. DO KẾT QUẢ CỦA NGHIỆP NÀO? (Kissa kammavipaa kena): Do kết quả của loại nghiệp nào, nghĩa là ngươi đã sát sanh hay làm một nghiệp nào khác như trộm cắp v.v…?

Rồi quỉ nữ ấy kể lại cho Trưởng lão nghe về nghiệp của nàng đã làm:

  1. Người vợ chung chồng của con đã có thai và con đã âm mưu làm việc ác để hại nàng. Bị ô nhiễm trong tâm, con đã làm cho nàng sẩy thai.
  2. Cái bào thai được hai tháng của nàng đã tuôn ra như máu. Rồi mẹ của nàng tức giận và tập họp những quyến thuộc của bà ta lại; bà ta bắt con phải thề và khiến họ nguyền rủa con.
  3. Con đã nói một lời dối trá kinh khủng khi nói lên lời thề ấy rằng: “Nếu điều ấy do tôi làm thì xin cho tôi phải ăn thịt những đứa con trai của tôi”.
  4. Chính do kết quả của ác nghiệp ấy và do con đã nói dối, nên con đã ăn thịt những đứa con trai của con và bị lấm nhơ bởi máu và vật nhơ.

Chú giải:

  1. Ở đây, NGƯỜI VỢ CHUNG CHỒNG (Sapatii): nói về người đàn bà có chung một ông chồng. Và con âm mưu gây ra ác nghiệp chống lại nàng, chống lại người vợ chung chồng ấy. BỊ Ô NHIỄM TRONG TÂM (Padu.t.thamanasaa): Với ý định xấu hay với tâm ô nhiễm.
  2. HAI THÁNG TUỔI (Dvemaasiko): khi đã được an trú trong bào thai được hai tháng, chính là hai tháng tuổi. CHẢY RA Y NHƯ MÁU (Lohita~n~neva Paggharii): Khi nó bị hư nó trở nên y như máu và bị trôi ra. RỒI MẸ CỦA NÀNG NỔI GIẬN ÐỐI VỚI CON VÀ TẬP HỌP BÀ CON CỦA BÀ TA LẠI (Tad assà maataa Kupitaa Mayaha.m~naatii Samaanayi): Rồi mẹ của người vợ thứ tức giận và mời những quyến thuộc của bà ta lại. Một cách đọc chuyển đổi là Tad’assaa mà chia ra thành hai chữ là Tato-Assaa (nhân đó… của nàng). VÀ KHIẾN HỌ CHỬI MẮNG (Paribhaasaapayi ca ): Và khiến họ đe doạ con.
  3. CON ÐÃ NÓI DỐI KHI CON NÓI LỜI THỀ ẤY (Sapatha.m Musaavaada.m Abhaasissa.m): con đã nói dối khi nói lời thề ấy, nghĩa là không có sự chân thật trong sự nói ra của con, con đã không nói đúng điều mà con thực sự đã làm, khi nói rằng, ” Nếu điều này do tôi làm thì xin cho tôi có thể như thế như thế.” NẾU ÐIỀU NÀY DO TÔI LÀM THÌ XIN CHO TÔI CÓ THỂ ĂN THỊT NĂM ÐỨA CON CỦA TÔI (Puttama.m saani khaadaami sac’eta.m pakata.m mayaa): Như vậy điều này cho thấy tánh chất của lời thề được nói ra, nghĩa là nếu điều ác này, sự sẩy thai này, được làm bởi tôi, thì tôi có thể ăn thịt không gì khác ngoài thịt của những đứa con trai của tôi, trong kiếp sống tương lai của tôi.
  4. CỦA CÁI ÐÓ (Tassaa): của nghiệp sát sanh được gieo tạo bằng sự làm sẩy thai ấy. VÀ DO VÌ TÔI ÐÃ NÓI DỐI (Musaavaadassa ca ): và do hành động nói dối ấy. TÔI BỊ LÀM BẨN BỞI MÁU VÀ VẬT NHƠ (Pubbalohitamakkhitaa): Tôi ăn thịt những con trai của tôi sau khi tôi đã trở nên nhơ bẩn bởi máu và vật nhơ, do sanh đẻ và hành động xé xát những đứa con – đây là cách nên được hiểu.

Khi Ngạ quỉ nữ đã nói rõ những nghiệp của nàng, nàng bèn nói một lần nữa rằng: “Bạch Ðại Ðức, con đã từng là vợ của người đàn ông có của cải đó trong chính ngôi làng này, nhưng con đã sanh lòng ganh tỵ, đã làm điều ác và đã sanh trong cõi Ngạ quỉ. Bạch Ðại đức, xin ngài hoan hỷ đi về nhà của người đàn ông có của cải ấy. Người ấy sẽ dâng cúng đến Ngài những vật thí. Rồi bảo người ấy hồi hướng phước thí cho con. Nhờ cách này, con sẽ được thoát khỏi đây, khỏi cõi Ngạ quỉ này”. Khi những vị Trưởng lão nghe qua điều này, họ đi vì thương hại cho nàng và có lòng bi mẫn, và đi vào nhà của người đàn ông có của cải ấy để khất thực. Khi người đàn ông có của cải ấy trông thấy các vị Trưởng lão đầy tịnh tín, ông ta đi ra để đón tiếp các Ngài, cầm bát của các Ngài, mời các Ngài ngồi và dâng đến các Ngài vật thực thượng vị. Những vị Trưởng lão thuật lại biến cố đã xảy ra cho người đàn ông biết và bảo ông ta hồi hướng phước thí ấy đến Ngạ quỉ nữ. Ngay khi ấy Ngạ quỉ nữ hết đau khổ. Khi được sự thù thắng cao tột, nàng hiện ra trong đêm ấy cho người đàn ông có tài sản trông thấy. Những Trưởng lão sau khi đã đi đến Saavatthi, nêu ra vấn đề ấy với đức Thế tôn. Ðức Thế Tôn lấy vấn đề ấy làm nguyên nhân cần thiết đã sanh lên và thuyết giảng chánh pháp cho hội chúng đã tụ hợp ở đó. Thời pháp ấy đem lợi ich cho những người ấy.

-ooOoo-

I.7. THỰC THẤT NHI QUỈ SỰ

“Ngươi trần truồng và có hình tướng ghê tởm”.

Pháp thoại này được Bậc Ðạo sư thuyết giảng trong khi Ngài đang ngụ tại Saavatthi, liên quan đến một Ngạ quỉ nữ ăn thịt bảy đứa con trai của nàng.

Tương truyền rằng, trong một ngôi làng nọ không cách xa thành Saavatthi, có một tín nữ có hai đứa con trai đều trẻ trung, xinh đẹp, có đạo đức có hạnh kiểm tốt. Người mẹ của hai đứa con coi thường người chồng vì ỷ về những đứa con trai của nàng, khi nghĩ rằng. “Ta được sở hữu những đứa con trai”. và ông ta, sau khi bị bà ta coi thường nhiều, bèn dẫn về một người vợ khác mà không bao lâu sau cũng có thai. Người vợ trước sanh lòng ganh tỵ và thuyết phục một vị y sĩ nọ, bằng cách trả một món tiền hối lộ, để gây ra sự sẩy thai cho cái phôi được ba tháng tuổi nơi người vợ kế. Bấy giờ, khi được hỏi bởi người chồng của nàng và những quyến thuộc rằng liệu nàng có chịu trách nhiệm về cái thai của người đàn bà kia không, nàng bèn nói dối và phủ nhận việc đó rằng: “Tôi không chịu trách nhiệm”. Họ tin nàng và nói rằng, “Thế thì hãy thề đi!” Nàng thốt lên lời thề: “Nếu tôi có làm như vậy xin, cho tôi sanh mỗi buổi sáng và chiều bảy đứa con trai, và tôi sẽ ăn thịt những đứa con ấy; Xin cho tôi luôn luôn có mùi thối tha và bị vây quanh bởi những con ruồi!” Ðến đúng thời kỳ, nàng chết và sanh trong cõi Ngạ quỉ do quả của nàng về việc làm sẩy thai và do sự nói dối của nàng. Nữ quỉ đi lang thang không cách xa chính ngôi làng ấy, ăn thịt những đứa con trai của nàng theo cách như đã nói trước. Bấy giờ trong cùng thời gian ấy, những vị Trưởng lão mà đã an cư trong mùa mưa ở trong cùng ngôi làng ấy và đang trên đường đi đến Saavatthi để yết kiến Bậc Ðạo sư, đến nghỉ đêm tại một chỗ không cách xa chính ngôi làng ấy. Ngạ quỉ nữ hiện hình trước các vị Trưởng lão và vị Trưởng lão lớn nhất hỏi nàng bằng câu kệ này:

  1. “Ngươi trần truồng và có hình tướng gớm ghê; ngươi toả ra mùi xú uế. Ngươi bị bu quanh bởi những con ruồi – Bây giờ người là ai, ngươi là ai mà đang đứng ở đây?

Khi được hỏi bởi Trưởng lão, nàng trả lời vị ấy bằng ba câu kệ:

  1. Bạch Ngài, Con là một Ngạ quỉ nữ, đã đi đến khổ cảnh trong cõi yama. Con đã ra đi từ đây đến cõi Ngạ quỉ.
  2. Vào lúc sáng sớm con sanh ra bảy đứa con trai và vào lúc chiều lại con sanh thêm bảy đứa khác nữa- Dầu con đã ăn thịt tất cả chúng, ngay cả những đứa này cũng không đủ cho con.
  3. Tim của con sôi sục, bị thiêu đốt bởi cơn đói và con không thể có được sự nguôi ngoai; con bị hành hạ tựa như bị đốt cháy bởi lửa.

Chú giải:

Ở đây, SỰ NGUÔI NGOAI (Nibbutim): sự làm vơi giảm đau khổ của cơn đói và khát. CON KHÔNG THỂ KIẾM naadhigacchaami: con không thể được cái gì, con bị hành hạ tựa như bị đốt cháy bởi NGỌN LỬA (aggida.d.dhaa va atape): Con bị hành hạ bởi sức nóng cùng cực tựa như con đang bị đốt cháy bởi lửa (Bởi vì) con không thể có được sự nguôi mgoai – đây là cách nên được hiểu.

Khi nghe qua điều này, Trưởng lão thốt lên câu kệ này để hỏi nàng về nghiệp mà nàng đã làm:

  1. “Bây giờ ác nghiệp nào được làm bởi ngươi bằng thân, khẩu và ý? Do kết quả của nghiệp nào khiến ngươi ăn thịt những đứa con của ngươi?”

Rồi nữ ngạ qủi ấy nói lên những câu kệ này để kể lại cách mà nàng đã tái sanh trong cõi ngạ qủi và lý do khiến nàng ăn thịt những đứa con:

  1. “Con có hai đứa con trai mà cả hai đều đến tuổi thành niên; vì ỷ vào quyền uy của những đứa con trai, con đã coi thường chồng của con.
  2. Nhân đó chồng của con tức giận và lấy một người khác làm vợ hầu; khi nàng có thai, con đã âm mưu gây ra một ác nghiệp để hại nàng.
  3. Bị ô nhiễm trong tâm, con khiến cho nàng sẩy thai và cái phôi ba tháng của nàng rơi xuống như máu tanh.
  4. Rồi mẹ của nàng tức giận trước cảnh này và hội họp những quyến thuộc của bà ta lại; bà ta bắt con phải thề và khiến họ chửi mắng con.
  5. Con đã nói một lời dối trá kinh khủng khi con nói lời thế ấy rằng, nếu điều này được làm bởi con thì xin cho con ăn thịt những đứa con trai của con.
  6. Chính do cả kết quả của việc làm ấy và do bởi sự kiện rằng con đã nói dối khiến con ăn thịt những đứa con trai của con và con bị lấm nhơ bởi máu và vật nhơ.

Chú giải:

  1. Ở đây CÓ ÐƯỢC UY QUYỀN CỦA NHỮNG CON TRAI CỦA CON: puttabaluupetaa = puttabalena upeta (cách kết hợp): uy quyền do những đứa con của nàng mà có. CON BÀY MƯU (atima~n~nissa.m): Con đã nói chống lại, con đã miệt thị.
  2. RƠI XUỐNG NHƯ MÁU TANH HÔI (Puutilohitako pati): Cái phôi rơi xuống sau khi trở thành cái xác chết đầy máu.

Tất cả phần còn lại cũng giống như phần trước, chỉ có điều khác biệt là có Tám Trưởng lão trong khi ở đây thì có nhiều vị Trưởng lão; và câu chuyện trước thì có năm đứa con trai trong khi ở đây thì có đến bảy đứa.

-ooOoo-