Kinh số 18 – Giải Thích Kinh Mật Hoàn

(Madhupiṇḍikasuttavaṇṇanā)

18.1. Nội dung dịch

STT

Pāḷi

Việt

1

♦ 199. evaṃ me sutanti madhupiṇḍikasuttaṃ. tattha mahāvananti himavantena saddhiṃ ekābaddhaṃ aropimaṃ jātivanaṃ, na yathā vesāliyaṃ ropitāropitamissakaṃ. divāvihārāyāti divā paṭisallānatthāya. beluvalaṭṭhikāyāti taruṇabeluvarukkhassa. daṇḍapāṇīti na jarādubbalatāya daṇḍahattho. ayañhi taruṇo paṭhamavaye ṭhito, daṇḍacittatāya pana suvaṇṇadaṇḍaṃ gahetvā vicarati, tasmā daṇḍapāṇīti vutto. jaṅghāvihāranti jaṅghākilamathavinodanatthaṃ jaṅghācāraṃ. anucaṅkamamāno anuvicaramānoti ārāmadassana-vanadassana-pabbatadassanādīnaṃ atthāya ito cito ca vicaramāno. adhiccanikkhamano kiresa kadāci deva nikkhamitvā evaṃ vicarati. daṇḍamolubbhāti daṇḍaṃ olumbhitvā gopālakadārako viya daṇḍaṃ purato ṭhapetvā daṇḍamatthake dve hatthe patiṭṭhāpetvā piṭṭhipāṇiṃ hanukena uppīḷetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi.

[(Điều đó) được nghe bởi tôi như vầy] (chỉ đến) bài kinh Madhupiṇḍikasutta. Ở đoạn kinh đó, [rừng Đại Lâm – mahāvana] là một khu rừng tự nhiên (rừng tự sinh), không được gieo trồng, tiếp giáp với Tuyết Sơn (Hy Mã Lạp Sơn), không giống như (rừng) ở Vesālī – mang tính hỗn hợp: vừa tự nhiên vừa được gieo trồng. [Để trú ngụ ban ngày – divāvihārāya] tức: vì mục đích là việc sống độc cư ban ngày. [Cây Beluva nhỏ – beluvalaṭṭhikā] tức [cây Beluva bé – taruṇabeluvarukkha]. [Với tay có gậy – daṇḍapāṇī](i), bàn tay (của vị ấy) có gậy (cầm gậy) không phải do trạng thái yếu sức bởi cái già. Ngay khi (vị ấy) còn trẻ, ở giai đoạn đầu của đời sống, (vị ấy) vẫn du hành mà cầm cây gậy đẹp đẽ (hoặc cây gậy bằng vàng) do tâm tính (thích) gậy. Do đó, (vị ấy) được gọi là [với tay có gậy – daṇḍapāṇī]. [Trong khi dạo bộ – jaṅghāvihāraṁ] tức: trong khi đi dạo vì mục đích là giải tan sự mệt mỏi thông qua việc đi (dạo). [Trong khi du hành, trong khi vãng lai – anucaṅkamamāno anuvicaramāno] tức: trong khi du hành chỗ này chỗ kia nhằm mục đích ngắm núi, ngắm rừng, ngắm vườn vân vân. Quả thật, vị ấy chỉ thỉnh thoảng đi ra ngoài và đi ra ngoài để du hành như vậy. [Tựa vào cây gậy – daṇḍamolubbha] tức: [tựa lên cây gậy – olumbhitvā]; (vị ấy) đứng ở một bên theo kiểu: đặt cây gậy ở trước mặt, đặt 2 bàn tay lên đầu cây gậy, áp cằm lên mu bàn tay giống như một cậu bé chăn bò.

—–

(i) Vị này có biệt danh là Daṇḍapāṇī và xét theo vai vế gia tộc thì là cậu của Đức Phật.

2

♦ 200. kiṃvādīti kiṃdiṭṭhiko. kimakkhāyīti kiṃ katheti. ayaṃ rājā bhagavantaṃ avanditvā paṭisanthāramattakameva katvā pañhaṃ pucchati. tampi na aññātukāmatāya, acittīkārena pucchati. kasmā? devadattassa pakkhiko kiresa. devadatto attano santikaṃ āgacchamāne tathāgate bhindati. so kira evaṃ vadeti “samaṇo gotamo amhākaṃ kulena saddhiṃ verī, na no kulassa vuddhiṃ icchati. bhaginīpi me cakkavattiparibhogā, taṃ pahāya ‘nassatesā’ti nikkhamitvā pabbaji. bhāgineyyopi me cakkavattibījanti ñatvā amhākaṃ kulassa vaḍḍhiyā atussanto ‘nassatetan’ti tampi daharakāleyeva pabbājesi. ahaṃ pana tena vinā vattituṃ asakkonto anupabbajito. evaṃ pabbajitampi maṃ pabbajitadivasato paṭṭhāya na ujukehi akkhīhi oloketi. parisamajjhe bhāsantopi mahāpharasunā paharanto viya āpāyiko devadattotiādīni bhāsatī”ti. evaṃ ayampi rājā devadattena bhinno, tasmā evamakāsi.

[(Vị Sa Môn) có chủ thuyết gì – kiṃvādī] tức: (vị Sa Môn) có quan điểm gì. [(Vị Sa Môn) có chủ trương gì – kimakkhāyī] tức: (vị Sa Môn) thuyết giảng điều gì. Vị hoàng thân đó không đảnh lễ Đức Thế Tôn, chỉ trao đổi xã giao rồi đặt câu hỏi. Và vị ấy đặt câu hỏi đó không phải do sự mong muốn hiểu biết mà do sự không  tôn trọng (Đức Thế Tôn). Vì sao? Quả thật, (do) vị ấy theo phe Devadatta. Trong khi Đức Như Lai hiện diện bên cạnh mình (bên cạnh Devadatta), Devadatta đã chia rẽ (Tăng Đoàn). Quả thật, vị ấy (Daṇḍapāṇī) đã nói rằng: ‘Sa Môn Gotama thù nghịch với gia tộc của chúng ta; không mong muốn sự thịnh vượng cho gia tộc của chúng ta. Tỷ muội của ta(i) thì ưa thích ngôi Chuyển Luân Vương(ii); (Sa Môn Gotama) bỏ bà ấy rồi ra đi xuất gia (với mong muốn rằng) ‘Bà ấy sụp đổ.’ Mặc dù Sa Môn Gotama – vốn là cháu của ta – biết rằng ‘Ta có hạt giống Chuyển Luân Vương’(iii); nhưng do không thích thú đối với sự tăng trưởng của gia tộc của chúng ta, đã cho cả nó (Ngài La Hầu La) xuất gia vào chính độ tuổi trẻ trung (với mong muốn rằng) ‘(Hạt giống) ấy tiêu tan.’ Còn ta đã tòng xuất gia(iv) do không thể tiến hành (việc xuất gia) một cách độc lập khỏi vị ấy (Sa Môn Gotama). Kể từ ngày ta xuất gia, (Sa Môn Gotama) không nhìn đến ta – dẫu ta đã xuất gia như thế – bằng cặp mắt thẳng(v). Và trong khi nói giữa hội chúng giống như đang đập bằng cây búa lớn, Sa Môn Gotama nói rằng: ‘Devadatta là kẻ khốn khổ’ vân vân.’ Vị hoàng thân đó cũng chia rẽ (Tăng Đoàn) cùng với Devadatta như vậy; do đó, ông ta đã làm như thế.    

—–

(i) Tức bà Phật mẫu.

(ii) Tức ưa thích Đức Bồ Tát trở thành Chuyển Luân Vương hơn là xuất gia tu Đạo.

(iii) Tức Ngài La Hầu La; Ngài La Hầu La cũng có thể trở thành Chuyển Luân Vương nếu nối ngôi vua.

(iv) Tức xuất gia theo các vị Sakya, dưới sự chủ trì của Đức Phật.

(v) Tức không nhìn thẳng mặt.

3

♦ atha bhagavā yathā ayaṃ rājā mayā pañhe pucchite na kathetīti vattuṃ na labhati, yathā ca bhāsitassa atthaṃ na jānāti, evamassa kathessāmīti tassānucchavikaṃ kathento yathāvādī khotiādimāha.

Thế rồi, để vị hoàng thân đó không có cơ hội nói rằng: ‘(Sa Môn Gotama) không trả lời được câu hỏi mà ta đặt ra’; Đức Thế Tôn đã nói ‘Quả thật, (ta có) chủ thuyết sao cho’ vân vân nhằm thuyết giảng (nội dung) phù hợp đối với (vị hoàng thân) đó (với ý định rằng) ‘Ta (Đức Thế Tôn) sẽ thuyết giảng cho vị đó sao cho vị đó không hiểu được ý nghĩa của lời được thuyết giảng.’

4

♦ tattha na kenaci loke viggayha tiṭṭhatīti loke kenaci saddhiṃ viggāhikakathaṃ na karoti na vivadati. tathāgato hi lokena saddhiṃ na vivadati; loko pana tathāgatena saddhiṃ aniccanti vutte niccanti vadamāno, dukkhaṃ, anattā, asubhanti vutte subhanti vadamāno vivadati. tenevāha “nāhaṃ, bhikkhave, lokena vivadāmi, lokova kho, bhikkhave, mayā vivadati, tathā na, bhikkhave, dhammavādī kenaci lokasmiṃ vivadati, adhammavādīva kho, bhikkhave, vivadatī”ti (saṃ. ni. 3.94). yathāti yena kāraṇena. kāmehīti vatthukāmehipi kilesakāmehipi. taṃ brāhmaṇanti taṃ khīṇāsavaṃ brāhmaṇaṃ. akathaṃkathinti nibbicikicchaṃ. chinnakukkuccanti vippaṭisārakukkuccassa ceva hatthapādakukkuccassa ca chinnattā chinnakukkuccaṃ. bhavābhaveti punappunabbhave, hīnapaṇīte vā bhave, paṇīto hi bhavo vuddhippatto abhavoti vuccati. saññāti kilesasaññā. kilesāyeva vā idha saññānāmena vuttā, tasmā yena kāraṇena kāmehi visaṃyuttaṃ viharantaṃ taṃ loke ninnāvādiṃ khīṇāsavabrāhmaṇaṃ kilesasaññā nānusenti, tañca kāraṇaṃ ahaṃ vadāmīti ayamettha attho. iti bhagavā attano khīṇāsavabhāvaṃ dīpeti. nillāḷetvāti nīharitvā kīḷāpetvā. tivisākhanti tisākhaṃ. nalāṭikanti valibhaṅgaṃ nalāṭe tisso rājiyo dassento valibhaṅgaṃ vuṭṭhāpetvāti attho. daṇḍamolubbhāti daṇḍaṃ uppīḷetvā. “daṇḍamālubbhā”tipi pāṭho, gahetvā pakkāmīti attho.

Ở đoạn kinh đó, [(Người ta) không tranh cãi với bất kỳ ai trong thế gian – na kenaci loke viggayha tiṭṭhati], tức: người ta không cãi vã, không gây cuộc tranh cãi với bất kỳ ai trong thế gian. Quả thật, Đức Như Lai không cãi vã với thế gian; mà thế gian cãi vã với Đức Như Lai: khi (Đức Như Lai) nói ‘vô thường’, (thế gian) nói ‘thường’; khi (Đức Như Lai) nói ‘khổ, vô ngã, bất mỹ’, (thế gian) nói ‘(lạc), (ngã), mỹ.’ Chính do đó, (Đức Như Lai) đã nói rằng: ‘Này các Tỳ Kheo! Ta không cãi vã với thế gian; mà chính thế gian, này các Tỳ Kheo, cãi vã với ta. Này các Tỳ Kheo! Người thuyết đúng pháp không cãi vã với bất kỳ ai trong thế gian như thế; mà chính người thuyết phi-pháp, này các Tỳ Kheo, cãi vã (với người khác).’ (saṃ. ni. 3.94). [Sao cho – yathā] tức: do nguyên nhân ấy. [Khỏi các dục – kāmehi] tức: [khỏi các vật dục – vatthukāmehi] và [khỏi các phiền não dục – kilesakāmehi]. [Vị Bà La Môn đó – taṃ brāhmaṇaṃ] tức: vị Bà La Môn lậu tận đó. [Không nghi ngờ – akathaṃkathiṃ] tức: không hoài nghi. [Có trạo cử bị cắt đứt – chinnakukkuccaṃ] tức: có trạo cử bị cắt đứt nhờ việc cắt đứt trạo cử & hối quá cũng như trạo cử (biểu hiện qua) tay chân. [Đối với Tái Hữu – bhavābhave] tức: đối với Hữu lặp đi lặp lại, hay đối với Hữu hạ cấp và cao cấp; quả thật, Hữu cao cấp, ở mức độ phát triển thì được gọi là ‘Phi Hữu’(i). [Tưởng – saññā] tức: [phiền não tưởng – kilesasaññā]. Ở đây, chính các phiền não được gọi bằng cái tên là Tưởng. Do đó, do nguyên nhân nào mà các phiền não tưởng không đeo bám được vị Bà La Môn lậu tận, có lời nói thâm sâu trong thế gian, (vị ấy) sống mà không ràng buộc với các dục; thì ta (Đức Phật) thuyết về nguyên nhân đó. Đó là ý nghĩa ở (đoạn kinh) ấy. Đức Thế Tôn đang soi sáng trạng thái lậu tận của bản thân mình như thế. [Đánh (lưỡi) – nillāḷetvā] tức: đưa (lưỡi) ra rồi đẩy (tới lui)(ii). [Có 3 rãnh – tivisākha] tức: có 3 cái rãnh. [Ở vầng trán – nalāṭika] tức: (chỉ đến) phần nếp nhăn (ở trán); (vị ấy) nhướng phần nếp nhăn ở trán và lộ ra 3 đường nhăn. Ý nghĩa là như vậy. [Tựa vào cây gậy – daṇḍamolubbha] tức: tỳ vào cây gậy. Hoặc một dị bản khác là [daṇḍamālubbha], tức: nắm lấy (cây gậy); rồi vị ấy ra đi. Ý nghĩa là như vậy.

—–

(i) [paṇīto hi bhavo vuddhippatto abhavoti vuccati]. Câu này có lẽ ám chỉ đến các tầng thiền và các cõi Vô Sắc. Các hành giả tu tập & tái sinh lên các cõi đó đều nhàm chán ‘sự tồn tại’ của xác thân [sắc], cho nó là thô kém. Tuy cõi Vô Sắc không tồn tại Sắc, nhưng vẫn tồn tại 4 uẩn còn lại, nên cũng chỉ là một dạng tồn tại vi tế, cao cấp hơn mà thôi.

(ii) Tức một hành vi tiêu khiển, đùa chơi.

5

♦ 201. aññataroti nāmena apākaṭo eko bhikkhu. so kira anusandhikusalo, bhagavatā yathā daṇḍapāṇī na jānāti, tathā mayā kathitanti vutte kinti nu kho bhagavatā aviññeyyaṃ katvā pañho kathitoti anusandhiṃ gahetvā dasabalaṃ yācitvā imaṃ pañhaṃ bhikkhusaṅghassa pākaṭaṃ karissāmīti uṭṭhāyāsanā ekaṃsaṃ uttarāsaṅgaṃ karitvā dasanakhasamujjalaṃ añjaliṃ paggayha kiṃvādī pana, bhante bhagavātiādimāha.

[(Một vị Tỳ Kheo) nào đó – aññatara] tức: một vị Tỳ Kheo không rõ tên. Quả thật, (vị Tỳ Kheo) đó giỏi về (việc nắm bắt) trọng tâm (sự việc). Trong khi Đức Thế Tôn nói (điều đó) (với ý định là) ‘Ta nói sao cho Daṇḍapāṇī không hiểu được’; thì vị Tỳ Kheo đó (thắc mắc rằng) ‘Vì sao Đức Thế Tôn lại trả lời vấn đề đó bằng cách gây sự khó hiểu?’, (vị ấy) nắm bắt được trọng tâm (sự việc)(i), (với ý định rằng) ‘Ta sẽ làm cho vấn đề đó (trở nên) sáng tỏ đối với tăng đoàn Tỳ Kheo’, (vị ấy) đứng dậy khỏi chỗ ngồi, đắp thượng y lên một bên vai, chắp tay giơ lên với 10 ngón tay thẳng đẹp, khẩn cầu Đấng Thập Lực mà nói rằng: ‘Bạch Ngài, Đức Thế Tôn thuyết như thế nào…?’

—–

(i) Tức hiểu được tại sao Đức Thế Tôn lại gây sự khó hiểu.

6

yatonidānanti bhāvanapuṃsakaṃ etaṃ, yena kāraṇena yasmiṃ kāraṇe satīti attho. papañcasaññāsaṅkhāti ettha saṅkhāti koṭṭhāso. papañcasaññāti taṇhāmānadiṭṭhipapañcasampayuttā saññā, saññānāmena vā papañcāyeva vuttā. tasmā papañcakoṭṭhāsāti ayamettha attho. samudācarantīti pavattanti. ettha ce natthi abhinanditabbanti yasmiṃ dvādasāyatanasaṅkhāte kāraṇe sati papañcasaññāsaṅkhā samudācaranti, ettha ekāyatanampi ce abhinanditabbaṃ abhivaditabbaṃ ajjhositabbaṃ natthīti attho. tattha abhininditabbanti ahaṃ mamanti abhinanditabbaṃ. abhivaditabbanti ahaṃ mamāti vattabbaṃ. ajjhositabbanti ajjhositvā gilitvā pariniṭṭhapetvā gahetabbayuttaṃ. etenettha taṇhādīnaṃyeva appavattiṃ katheti. esevantoti ayaṃ abhinandanādīnaṃ natthibhāvova rāgānusayādīnaṃ anto. eseva nayo sabbattha.

[Do cơ sở nào – yatonidānaṃ], (từ ghép) này là một từ trung tính và chỉ trạng thái(i). Ý nghĩa (của nó) là [do nguyên nhân nào – yena kāraṇena], [trong khi nguyên nhân nào tồn tại – yasmiṃ kāraṇe sati]. [Một số chướng ngại tưởng – papañcasaññāsaṅkhā], ở cụm từ này, [một số – saṅkhā] tức: [một nhóm – koṭṭhāsa]. [Chướng ngại tưởng – papañcasaññā] tức: Tưởng gắn kết với các yếu tố chướng ngại là [Tham Ái – taṇhā], [Mạn – māna], [(Tà) Kiến – diṭṭhi](ii); hoặc chính [Yếu Tố Chướng Ngại – papañca] được nói thông qua [danh từ Tưởng – saññānāmena](iii). Do đó, đây là ý nghĩa ở cụm từ này: [các nhóm yếu tố chướng ngại – papañcakoṭṭhāsa]. [(Chúng) tấn công – samudācaranti] tức: [(chúng) diễn tiến – pavattanti]. [Nếu (điều đó) không được thích thú tại đó – ettha ce natthi abhinanditabbaṃ] tức: trong khi nguyên nhân nào – tức (một nguyên nhân) trong số 12 xứ – đang tồn tại, một số chướng ngại tưởng tấn công (một người nào đó); nếu tại đó – tức tại một xứ ấy, (điều đó) không được thích thú, không được chào đón, không được ham thích (bởi người đó). Ý nghĩa là như vậy. Ở đoạn kinh đó, [được thích thú – abhininditabbaṃ] tức: được thích thú (bởi người đó) – cho rằng ‘(Đó là) ta, của ta’; [được chào đón – abhivaditabbaṃ] tức: được đón chào (bởi người đó) rằng ‘(Đó là) ta, của ta’; [được ham thích – ajjhositabbaṃ] tức: ràng buộc với (đối tượng) được nắm bắt thông qua việc ham thích, hưởng thụ, đạt được. Ở đoạn kinh ấy, thông qua cụm từ đó, (Đức Phật) nói đến sự không diễn tiến của chính Tham Ái vân vân. [Chính đó là sự kết thúc – esevanto] tức: chính trạng thái không tồn tại đó của sự thích thú vân vân là sự kết thúc của Luyến Ái ngủ ngầm vân vân. Chính phương pháp (giải nghĩa) đó (nên được áp dụng) ở mọi chỗ (liên quan).

—–

(i) [Chỉ trạng thái – bhāva]: tức tương đồng ít nhiều với Trạng Từ [Adverb] trong các lý thuyết ngữ pháp phổ thông hiện nay.

(ii) Tức Tưởng & Yếu Tố Chướng Ngại là 2 thực thể khác nhau.

(iii) Tức Tưởng & Yếu Tố Chướng Ngại là một thực thể, chỉ khác tên gọi mà thôi.

7

daṇḍādānādīsu pana yāya cetanāya daṇḍaṃ ādiyati, sā daṇḍādānaṃ. yāya satthaṃ ādiyati parāmasati, sā satthādānaṃ. matthakappattaṃ kalahaṃ. nānāgāhamattaṃ viggahaṃ. nānāvādamattaṃ vivādaṃ. tuvaṃ tuvanti evaṃ pavattaṃ tuvaṃ tuvaṃ. piyasuññakaraṇaṃ pesuññaṃ. ayathāsabhāvaṃ musāvādaṃ karoti, sā musāvādoti veditabbā. ettheteti ettha dvādasasu āyatanesu ete kilesā. kilesā hi uppajjamānāpi dvādasāyatanāni nissāya uppajjanti, nirujjhamānāpi dvādasasu āyatanesuyeva nirujjhanti. evaṃ yatthuppannā, tattheva niruddhā honti. svāyamattho samudayasaccapañhena dīpetabbo —

 Ở cụm từ [sự cầm vác gậy – daṇḍādāna] vân vân; quả thật, người ta cầm vác gậy do tư nào; thì tư đó là [sự cầm vác gậy – daṇḍādāna]. Người ta cầm vác kiếm, cầm lấy kiếm do tư nào; thì tư đó là [sự cầm vác kiếm – satthādāna]. [Sự tranh cãi – kalaha] tức: (sự thảo luận) không có hồi kết. [Sự tranh luận – viggaha] tức: (sự thảo luận) có nhiều quan điểm đa dạng. [Sự luận chiến – vivāda] tức: (sự thảo luận) có nhiều chủ thuyết. [Sự cãi vã – tuvaṃ tuvaṃ] tức: (cãi vã theo kiểu nói như) ‘ông như thế này, ngươi như thế này.’ [Sự tán gẫu – pesuñña] tức: (việc nói chuyện) tạo cảm tình hoặc việc nói chuyện phù phiếm. Người ta nói lời gian dối – (lời ấy) có tính chất là trái sự thật; (lời) ấy nên được hiểu là [lời gian dối – musāvāda]. [Tại đó, chúng… – etthete] tức: các phiền não ấy (sinh, diệt) tại đó – tức tại 12 xứ đó. Bởi vì các phiền não trong khi sinh lên thì sinh lên dựa vào 12 xứ; và trong khi diệt đi thì diệt đi chính tại 12 xứ. Như vậy, chúng sinh lên tại đâu; thì chúng diệt đi chính tại đó. Chính ý nghĩa đó nên được soi sáng thông qua câu hỏi về Tập Đế:

8

♦ “sā kho panesā taṇhā kattha uppajjamānā uppajjati, kattha nivisamānā nivisatī”ti vatvā — “yaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. kiñca loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ? cakkhu loke piyarūpaṃ sātarūpan”tiādinā (vibha. 203) nayena dvādasasuyeva āyatanesu tassā uppatti ca nirodho ca vutto. yatheva ca taṇhā dvādasasu āyatanesu uppajjitvā nibbānaṃ āgamma niruddhāpi āyatanesu puna samudācārassa abhāvato āyatanesuyeva niruddhāti vuttā, evamimepi pāpakā akusalā dhammā āyatanesu nirujjhantīti veditabbā. atha vā yvāyaṃ abhinandanādīnaṃ abhāvova rāgānusayādīnaṃ antoti vutto. etthete rāgānusayādīnaṃ antoti laddhavohāre nibbāne pāpakā akusalā dhammā aparisesā nirujjhanti. yañhi yattha natthi, taṃ tattha niruddhaṃ nāma hoti, svāyamattho nirodhapañhena dīpetabbo. vuttañhetaṃ “dutiyaṃ jhānaṃ samāpannassa vitakkavicārā vacīsaṅkhārā paṭippassaddhā hontī”tiādi (paṭi. ma. 1.83).

(Người nào đó hỏi rằng) ‘Vậy thì chính Tham Ái ấy trong khi sinh lên thì sinh lên tại đâu? Trong khi trụ vững thì trụ vững tại đâu?’ Sự sinh lên và diệt đi của (Tham Ái) ấy tại chính 12 xứ được trả lời theo lối: ‘Cái nào là vật thích ý, vừa lòng trong thế gian; thì Tham Ái ấy trong khi sinh lên, sinh lên tại đó, trong khi trụ vững, trụ vững tại đó. Và cái gì là vật thích ý, vừa lòng trong thế gian? Con mắt là vật thích ý, vừa lòng trong thế gian’ vân vân (vibha. 203). Và giống hệt như Tham Ái sinh lên tại 12 xứ rồi diệt đi dựa vào Niết Bàn thì (Tham Ái như thế) được nói là ‘diệt đi’ tại chính các xứ theo nghĩa là không tồn tại sự khởi lên trở lại (của Tham Ái như thế) tại các xứ(i); các ác, bất thiện pháp đó cũng nên được hiểu là ‘diệt đi tại các xứ’ theo cách như thế. Hoặc chính cái nào là sự không tồn tại của sự thích thú vân vân; thì (cái đó) được gọi là ‘sự kết thúc của Luyến Ái ngủ ngầm vân vân.’ Trong tình huống đó, các ác, bất thiện pháp đó diệt đi không hề dư sót tại Niết Bàn – là tên gọi cho ‘sự kết thúc của Luyến Ái ngủ ngầm vân vân.’ Bởi vì cái nào không tồn tại tại nơi nào, thì cái đó quả thật đã diệt đi tại nơi đó; cho nên chính ý nghĩa đó nên được soi sáng thông qua câu hỏi về Diệt (Đế). Quả thật, điều này đã được nói: ‘Tầm, tứ và các ngữ hành trở nên an tịnh cho người thể nhập Nhị Thiền’ vân vân (paṭi. ma. 1.83).

—–

(i) Tức Tham Ái của phàm phu cũng sinh lên rồi ‘diệt’ đi theo dạng là ngủ ngầm, chứ chưa diệt hẳn. Còn bậc Thánh đắc Niết Bàn, thì Tham Ái diệt đi dựa vào Niết Bàn rồi sẽ không bao giờ sinh lên nữa.

9

♦ 202. satthu ceva saṃvaṇṇitoti satthārā ca pasaṃsito. viññūnanti idampi karaṇatthe sāmivacanaṃ, paṇḍitehi sabrahmacārīhi ca sambhāvitoti attho. pahotīti sakkoti.

[Được ca ngợi bởi chính bậc Đạo Sư – satthu ceva saṃvaṇṇito] tức: được khen ngợi bởi bậc Đạo Sư. [Các bậc trí – viññūnaṃ], đây là (một từ) thuộc sở hữu cách (sāmivacana), với ý nghĩa chỉ tác nhân(i). (Vị ấy) được tôn vinh bởi các đồng phạm hạnh – tức các bậc trí tuệ. Ý nghĩa là như vậy. [Có thể – pahoti] tức: [có khả năng – sakkoti].

—–

(i) Tác nhân: người thực hiện hành động.

10

♦ 203. atikkammeva mūlaṃ atikkamma khandhanti sāro nāma mūle vā khandhe vā bhaveyya, tampi atikkamitvāti attho. evaṃsampadanti evaṃsampattikaṃ, īdisanti attho. atisitvāti atikkamitvā. jānaṃ jānātīti jānitabbameva jānāti. passaṃ passatīti passitabbameva passati. yathā vā ekacco viparītaṃ gaṇhanto jānantopi na jānāti, passantopi na passati, na evaṃ bhagavā. bhagavā pana jānanto jānātiyeva, passanto passatiyeva. svāyaṃ dassanapariṇāyakaṭṭhena cakkhubhūto. viditakaraṇaṭṭhena ñāṇabhūto. aviparītasabhāvaṭṭhena pariyattidhammappavattanato vā hadayena cintetvā vācāya nicchāritadhammamayoti dhammabhūto. seṭṭhaṭṭhena brahmabhūto. atha vā cakkhu viya bhūtoti cakkhubhūtoti evametesu padesu attho veditabbo. svāyaṃ dhammassa vattanato vattā. pavattāpanato pavattā. atthaṃ nīharitvā dassanasamatthatāya atthassa ninnetā. amatādhigamāya paṭipattiṃ dadātīti amatassa dātā. agaruṃ katvāti punappunaṃ āyācāpentopi hi garuṃ karoti nāma, attano sāvakapāramīñāṇe ṭhatvā sinerūpādato vālukaṃ uddharamāno viya dubbiññeyyaṃ katvā kathentopi garuṃ karotiyeva nāma. evaṃ akatvā amhe punappunaṃ ayācāpetvā suviññeyyampi no katvā kathehīti vuttaṃ hoti.

[Vượt hẳn khỏi gốc, vượt khỏi thân – atikkammeva mūlaṃ atikkamma khandhaṃ] tức: quả thật, lõi cây có thể tồn tại ở gốc (cây) hay thân (cây). Nhưng (vị ấy nghĩ rằng) ‘(lõi cây) vượt quá (vị trí) đó.’ Ý nghĩa là như vậy. [Kết quả như thế – evaṃsampadaṃ] tức: quả như thế, quả như vậy. Ý nghĩa là như vậy. [Vượt qua – atisitvā] tức: vượt khỏi. [(Đức Thế Tôn) biết cái biết – jānaṃ jānāti] tức: (Đức Thế Tôn) biết chính điều nên được biết. [(Đức Thế Tôn) thấy cái thấy – passaṃ passati] tức: (Đức Thế Tôn) thấy chính cái nên được thấy. Hoặc giống như một người nào đó do nắm bắt điều nghịch đảo, tuy đang biết, họ không biết (cái đúng thực); tuy đang thấy, họ không thấy (cái đúng thực)(i). Đức Thế Tôn không như thế. Mà Đức Thế Tôn trong khi biết thì thực biết; trong khi thấy thì thực thấy. [Là mắt – cakkhubhūta], chính (cụm từ) đó (được nói) với ý nghĩa là ‘người dẫn đạo về Kiến’(ii). [Là trí – ñāṇabhūta] tức: (điều đó được nói) với ý nghĩa là ‘người tạo nên điều được biết’(iii). [Là Pháp – dhammabhūta] tức: (điều đó được nói) với ý nghĩa là ‘thực tính – tức cái không nghịch đảo.’(iv) Hoặc (điều đó được nói) theo nghĩa là ‘sự  thuyết giảng Pháp Học’; (điều đó có nghĩa là) ‘(Đức Thế Tôn) truyền bá Pháp bằng lời sau khi xuy xét bằng tâm.’ [Là Phạm (Thiên) – brahmabhūta] tức: (điều đó được nói) với ý nghĩa là ‘tối cao.’ Hoặc [là mắt – cakkhubhūta] tức: (Đức Thế Tôn) giống như con mắt. Ý nghĩa tương tự vậy nên được hiểu ở những cụm từ đó. Chính (Đức Thế Tôn) ấy là [người nói – vattā] theo nghĩa là ‘nói Pháp’. (Chính Đức Thế Tôn ấy) là [người chuyển vận – pavattā] theo nghĩa là ‘chuyển vận Pháp’. (Chính Đức Thế Tôn ấy) là [người hướng dẫn ý nghĩa – atthassa ninnetā] bằng cách rút ra ý nghĩa để (chúng sinh) có thể đạt tri kiến. (Chính Đức Thế Tôn ấy) là [người ban Bất Tử – amatassa dātā] vì Ngài ban phương pháp để (chúng sinh) đạt đến Sự Bất Tử (Niết Bàn). [Không gây khó khăn – agaruṁ katvā], (điều đó) được nói (đầy đủ) như vầy: ‘Quả thật, người nói gây khó khăn khi khiến người khác hỏi đi hỏi lại; người nói cũng gây khó khăn theo cách gây ra điều khó hiểu giống như người đã ở mức độ trí hoàn hảo đối với bậc đệ tử rồi (giảng giải) như thể dọn sạch cát khỏi chân núi Sinerū (v). Ngài (không nói) theo cách như vậy; Ngài hãy nói một cách dễ hiểu cho chúng tôi, không khiến chúng tôi hỏi đi hỏi lại.’

—–

(i) Tức họ nắm bắt tính chất ‘thường, lạc, ngã, mỹ’ nơi đối tượng; trong khi thực sự, mọi đối tượng giác quan đều vô thường, khổ, vô ngã, bất mỹ. Nên họ ‘biết’ đối tượng là thường, lạc, ngã, mỹ.

(ii) Tức ví Đức Thế Tôn với con mắt; Ngài là người lãnh đạo, người dẫn đường về Kiến – cái thấy chân chánh.

(iii) Một cách tương đối và ẩn dụ: Đức Thế Tôn ‘tạo nên’ hiểu biết chân chánh.

(iv) Tức Đức Thế Tôn hiểu biết, giảng dạy và sống theo thực tính pháp.

(v) Hình ảnh ‘dọn sạch cát khỏi chân núi Sinerū’ ẩn dụ cho một việc vô cùng khó khăn, vì núi Sinerū khổng lồ, vô cùng lớn lao vĩ đại. Người đã đạt trí hoàn hảo đối với bậc đệ tử – tức vị A La Hán; nếu vị A La Hán giảng giải súc tích thì các vị đệ tử cấp thấp hơn khó hiểu – cảm thấy như đang nghe về chuyện ‘dọn cát khỏi núi Sinerū.’ Ngài Mahākaccāna không giảng vắn tắt như vậy, mà giải bày chi tiết. 

11

♦ 204. yaṃ kho no āvusoti ettha kiñcāpi “yaṃ kho vo”ti vattabbaṃ siyā, te pana bhikkhū attanā saddhiṃ saṅgaṇhanto “yaṃ kho no”ti āha. yasmā vā uddesova tesaṃ uddiṭṭhova. bhagavā pana therassāpi tesampi bhagavāva. tasmā bhagavāti padaṃ sandhāyapi evamāha, yaṃ kho amhākaṃ bhagavā tumhākaṃ saṃkhittena uddesaṃ uddisitvāti attho.

[Này các ông! (Điều) nào… cho/của chúng ta… – yaṃ kho no āvuso], ở đây, mặc dù điều nên được nói là: [(Điều) nào… cho/của các ông… – yaṃ kho vo]; nhưng vị ấy (Mahākaccāna) xem các vị Tỳ Kheo ấy cùng phe với mình, nên đã nói: [Này các ông! (Điều) nào… cho/của chúng ta… – yaṃ kho no āvuso]. Hoặc bởi vì chính lời giảng thuyết đã được giảng thuyết cho các vị ấy; nhưng Đức Thế Tôn của vị trưởng lão ấy (Mahākaccāna) cũng chính là Đức Thế Tôn của các vị ấy. Cho nên vị trưởng lão ấy dùng từ ‘Đức Thế Tôn (Bhagavā)’ để nói như vầy: ‘Đức Thế Tôn của chúng tôi – cũng là Đức Thế Tôn của các ông – đã giảng thuyết lời giảng thuyết nào một cách súc tích…’ Ý nghĩa là như thế.

12

cakkhuñcāvusotiādīsu ayamattho, āvuso, nissayabhāvena cakkhupasādañca ārammaṇabhāvena catusamuṭṭhānikarūpe ca paṭicca cakkhuviññāṇaṃ nāma uppajjati. tiṇṇaṃ saṅgati phassoti tesaṃ tiṇṇaṃ saṅgatiyā phasso nāma uppajjati. taṃ phassaṃ paṭicca sahajātādivasena phassapaccayā vedanā uppajjati. tāya vedanāya yaṃ ārammaṇaṃ vedeti, tadeva saññā sañjānāti, yaṃ saññā sañjānāti, tadeva ārammaṇaṃ vitakko vitakketi. yaṃ vitakko vitakketi, tadevārammaṇaṃ papañco papañceti. tatonidānanti etehi cakkhurūpādīhi kāraṇehi. purisaṃ papañcasaññāsaṅkhā samudācarantīti taṃ apariññātakāraṇaṃ purisaṃ papañcakoṭṭhāsā abhibhavanti, tassa pavattantīti attho. tattha phassavedanāsaññā cakkhuviññāṇena sahajātā honti. vitakko cakkhuviññāṇānantarādīsu savitakkacittesu daṭṭhabbo. papañcasaṅkhā javanena sahajātā honti. yadi evaṃ kasmā atītānāgataggahaṇaṃ katanti? tathā uppajjanato. yatheva hi etarahi cakkhudvāriko papañco cakkhuñca rūpe ca phassavedanāsaññāvitakke ca paṭicca uppanno, evamevaṃ atītānāgatesupi cakkhuviññeyyesu rūpesu tassuppattiṃ dassento evamāha.

Ở cụm từ [Này các ông! Con mắt…] vân vân, đây là ý nghĩa: ‘Này các ông! Quả thật, nhãn thức sinh lên dựa vào nhãn tịnh sắc với tư cách là trợ căn (nissaya) và tứ sở sinh sắc (catusamuṭṭhānikarūpa) với tư cách là đối tượng. [Xúc (sinh lên) theo cách liên kết với 3 (yếu tố) đó – tiṇṇaṃ saṅgati phasso] tức: quả thật, xúc sinh lên theo phương cách là liên kết với 3 (yếu tố) đó. Thọ sinh lên dựa vào xúc đó, (sinh lên) do duyên là xúc đó với nghĩa là đồng sinh vân vân. Người ta cảm thọ đối tượng nào thông qua thọ đó; thì tưởng (của người ta) tri nhận chính (đối tượng) đó. Tưởng (của người ta) tri nhận đối tượng nào; thì tư duy (của người ta) suy nghĩ về chính đối tượng đó. Tư duy (của người ta) suy nghĩ về đối tượng nào; thì chướng ngại (cho người ta) sinh sôi dựa vào chính đối tượng đó. [Do cái đó – tatonidānaṃ] tức: do các nguyên nhân ấy – tức con mắt, sắc vân vân. [Một số chướng ngại tưởng tấn công một người – purisaṃ papañcasaññāsaṅkhā samudācaranti] tức: các nhóm yếu tố chướng ngại áp đảo người không thấu triệt nguyên nhân (gây chướng ngại) đó; chúng diễn tiến cho người đó. Ý nghĩa là như thế. Tại đó, tưởng, thọ & xúc đồng sinh với nhãn thức. Tư duy sẽ xuất hiện ở các tâm hữu tư duy liền kế nhãn thức vân vân(i). Các chướng ngại đồng sinh với đổng lực. Nếu vậy, tại sao (người ta) nắm bắt được (đối tượng) thuộc quá khứ, vị lai? Do sự sinh lên như vầy: quả thật, giống hệt như chướng ngại liên quan đến nhãn căn sinh lên trong hiện tại dựa vào con mắt, các sắc và xúc, thọ, tưởng, tư duy; tương tự như thế, vị ấy (Mahākaccāna) đã nói như vậy nhằm trình bày sự sinh lên của chướng ngại nơi các sắc thuộc quá khứ và vị lai được mắt nhận biết.

—–

(i) [Tư duy – vitakka] là nghĩa phù hợp trong bối cảnh đoạn kinh này. Tuy nhiên, thuật ngữ [vitakka] còn có một cách dịch là [tầm] – chỉ đến một tâm sở làm nhiệm vụ áp tâm lên đối tượng. Ở đây, rõ ràng có sự nhập nhằng giữa 2 nghĩa: [tư duy – vitakka] và [tầm – vitakka].

13

sotañcāvusotiādīsupi eseva nayo. chaṭṭhadvāre pana mananti bhavaṅgacittaṃ. dhammeti tebhūmakadhammārammaṇaṃ. manoviññāṇanti āvajjanaṃ vā javanaṃ vā. āvajjane gahite phassavedanāsaññāvitakkā āvajjanasahajātā honti. papañco javanasahajāto. javane gahite sahāvajjanakaṃ bhavaṅga mano nāma hoti, tato phassādayo sabbepi javanena sahajātāva. manodvāre pana yasmā atītādibhedaṃ sabbampi ārammaṇaṃ hoti, tasmā atītānāgatapaccuppannesūti idaṃ yuttameva.

Ở cụm từ [này các ông! Lỗ tai] vân vân, chính phương pháp (giải nghĩa) đó (nên được áp dụng ở cụm từ này). Nhưng ở căn thứ 6, [ý – manaṁ] là tâm hữu phần. [Các pháp – dhamme] là đối tượng – tức các sự vật – thuộc tam giới. [Ý thức – manoviññāṇaṁ] tức: [hướng tâm – āvajjanaṃ] hay [tốc hành tâm – javanaṃ](i). Nếu chấp nhận (ý thức là) hướng tâm; thì xúc, thọ, tưởng & tư duy đồng sinh với hướng tâm. Chướng ngại đồng sinh với tốc hành tâm. Nếu chấp nhận (ý thức là) tốc hành tâm; thì ý – tức tâm hữu phần – đi cùng với hướng tâm; kế đó, tất cả xúc vân vân đều đồng sinh với tốc hành tâm. Thế nhưng, bởi vì ở ý căn, mọi đối tượng – thuộc quá khứ vân vân – (đều có thể) xuất hiện; cho nên (cụm từ) này: [nơi (các pháp) thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại – atītānāgatapaccuppannesu] là hoàn toàn phù hợp.

—–

(i) Tức có 2 cách hiểu.

14

♦ idāni vaṭṭaṃ dassento so vatāvusoti desanaṃ ārabhi. phassapaññattiṃ paññapessatīti phasso nāma eko dhammo uppajjatīti evaṃ phassapaññattiṃ paññapessati, dassessatīti attho. esa nayo sabbattha. evaṃ imasmiṃ sati idaṃ hotīti dvādasāyatanavasena sakalaṃ vaṭṭaṃ dassetvā idāni dvādasāyatanapaṭikkhepavasena vivaṭṭaṃ dassento so vatāvuso cakkhusmiṃ asatīti desanaṃ ārabhi. tattha vuttanayeneva attho veditabbo.

Giờ đây, để trình bày về vòng luân hồi, vị ấy (Mahākaccāna) đã mở đầu lời nói (bằng cụm từ) ‘quả thực, này các ông… người ấy’. [(Người ấy) có thể khẳng định ý niệm về Xúc – phassapaññattiṃ paññapessati] tức: (người ấy) có thể khẳng định, (người ấy) có thể chỉ ra ý niệm về Xúc rằng: ‘Một pháp – có tên gọi là Xúc – sinh lên.’ Ý nghĩa là như thế. Chính phương pháp (giải nghĩa) đó (nên được áp dụng) ở mọi chỗ (liên quan). Sau khi trình bày về toàn bộ vòng luân hồi dựa theo 12 xứ – ‘Trong khi cái này tồn tại, cái kia tồn tại’ – như thế; giờ đây, vị ấy (Mahākaccāna) đã mở đầu lời nói (bằng cụm từ) ‘quả thực, này các ông! Vị ấy… trong khi mắt không tồn tại…’ nhằm trình bày sự thoát luân hồi theo nghĩa là sự triệt bỏ 12 xứ. Tại đoạn kinh đó, ý nghĩa nên được hiểu theo chính phương cách đã được nói đó.

15

♦ evaṃ pañhaṃ vissajjetvā idāni sāvakena pañho kathitoti mā nikkaṅkhā ahuvattha, ayaṃ bhagavā sabbaññutañāṇatulaṃ gahetvā nisinno, icchamānā tameva upasaṅkamitvā nikkaṅkhā hothāti uyyojento ākaṅkhamānā ca panātiādimāha.

Sau khi trả lời câu hỏi như vậy; giờ đây, vị ấy (Mahākaccāna) đã nói: ‘Thế nhưng, nếu mong muốn…’ vân vân để khuyến khích rằng: ‘Các ông chớ tự tin rằng ‘Câu hỏi đã được giải đáp xong bởi một vị đệ tử’; Đức Thế Tôn ấy đang ngồi với Toàn Giác Trí vô hạn; nếu (các ông) muốn, hãy đi đến chính Ngài để hết hoài nghi!’

16

♦ 205. imehi ākārehīti imehi kāraṇehi papañcuppattiyā pāṭiyekkakāraṇehi ceva vaṭṭavivaṭṭakāraṇehi ca. imehi padehīti imehi akkharasampiṇḍanehi. byañjanehīti pāṭiyekkākkharehi. paṇḍitoti paṇḍiccena samannāgato. catūhi vā kāraṇehi paṇḍito dhātukusalo āyatanakusalo paccayākārakusalo kāraṇākāraṇakusaloti. mahāpaññoti mahante atthe mahante dhamme mahantā niruttiyo mahantāni paṭibhānāni pariggahaṇasamatthāya mahāpaññāya samannāgato. yathā taṃ mahākaccānenāti yathā mahākaccānena byākataṃ, taṃ sandhāya tanti vuttaṃ. yathā mahākaccānena byākataṃ, ahampi taṃ evamevaṃ byākareyyenti attho.

[Bằng những phương thức đó – imehi ākārehi] tức: bằng những nguyên nhân cho sự sinh lên của chướng ngại đó; hoặc theo từng nguyên nhân; hoặc bằng những nguyên nhân cho luân hồi và những nguyên nhân cho sự thoát luân hồi. [Bằng những ngôn từ đó – imehi padehi] tức: bằng những cách nối kết từ ngữ đó. [Bằng những âm – byañjanehi] tức: bằng từng từ ngữ (đó). [Bậc trí – paṇḍita] tức: bậc có trí tuệ. Hoặc (vị ấy là) bậc trí do 4 nguyên nhân: (1) (Vị ấy) giỏi về giới (dhātu); (2) (Vị ấy) giỏi về xứ (āyatana); (3) (Vị ấy) giỏi về duyên khởi (paccayākāra); (4) (Vị ấy) giỏi về nguyên nhân và phi nguyên nhân (kāraṇākāraṇa). [Bậc đại trí – mahāpañña] tức: bậc có đại trí tuệ – (đại trí tuệ ấy) có thể nắm bắt những hiểu biết lớn lao, những ngôn từ lớn lao, những chủ đề lớn lao, những ý nghĩa lớn lao. [Điều đó… bởi Mahākaccāna như thế nào – yathā taṃ mahākaccānena] tức: điều được trả lời bởi Mahākaccāna như thế nào; từ [điều đó – taṃ] được nói liên quan đến (câu trả lời) đó. (Điều đó) được trả lời bởi Mahākaccāna như thế nào; thì ta cũng trả lời điều đó hệt như vậy. Ý nghĩa là như vậy.       

17

madhupiṇḍikanti mahantaṃ guḷapūvaṃ baddhasattuguḷakaṃ vā. asecanakanti asecitabbakaṃ. sappiphāṇitamadhusakkarādīsu idaṃ nāmettha mandaṃ idaṃ bahukanti na vattabbaṃ samayojitarasaṃ. cetasoti cintakajātiko. dabbajātikoti paṇḍitasabhāvo. ko nāmo ayanti idaṃ thero atibhaddako ayaṃ dhammapariyāyo, dasabalassa sabbaññutaññāṇenevassa nāmaṃ gaṇhāpessāmīti cintetvā āha. tasmāti yasmā madhupiṇḍiko viya madhuro, tasmā madhupiṇḍikapariyāyotveva naṃ dhārehīti vadati. sesaṃ sabbattha uttānatthamevāti.

♦ papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

♦ madhupiṇḍikasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

[Một miếng mật ong – madhupiṇḍika] tức: một cái bánh (mật ong) lớn dạng viên hay một viên lúa mạch (kèm mật ong) được bó lại. [Không được rưới – asecanaka] tức [không được rẩy – asecitabbaka]. Với (các nguyên liệu như) bơ lỏng, mật đường, mật ong, đường vân vân, (người ta) không tiến hành pha trộn vị (của chúng) một cách đồng đều: ở chỗ này, loại này thì ít, loại kia thì nhiều(i). [Trí óc – cetaso] tức: (vị Tỳ Kheo) có trí óc. [Có năng lực – dabbajātika] tức: có bản chất là bậc trí. [(Bài Pháp) này có tên gì? – ko nāmo ayaṃ] tức: ngài trưởng lão (Ānanda) đã nói điều đó sau khi nghĩ rằng ‘Bài Pháp này hết sức tốt đẹp. Ta sẽ tiếp thu cái tên của (bài Pháp) ấy do Đấng Thập Lực (chế định) bằng chính toàn giác trí của Ngài.’ [Do đó – tasmā] tức (Đức Phật) nói rằng: ‘Bởi vì (bài Pháp này) đẹp tốt giống như một miếng mật ong; cho nên ông hãy ghi nhớ nó chính là Bài Pháp Miếng Mật Ong.’ Phần ý nghĩa còn lại hoàn toàn rõ ràng về mọi mặt.

Sự giải thích bài kinh Madhupiṇḍikasutta thuộc bộ Chú Giải Trung Bộ – Papañcasūdanī được hoàn thành.

—–

 

(i) Tức không rưới đều.

 

 

A. Ghi chú riêng về thuật ngữ

STT

Pāḷi

Việt

1

Dasseti

Trình bày

2

Āha

Thuyết

3

Seyyathāpi

Ví như

4

Pariyāpuṇāti

Rành rẽ

5

Paṭivijjhati

Thấu đạt

6

Suppaṭividdhatta

Sự thấu đạt rõ ràng => Su- [rõ ràng]

7

Desanāvilāsa

Nét đẹp của bài giảng

8

Kilesa

Phiền não

9

Upakkilesa

Cấu uế

10

Gaṇhāti / gahita

Tiếp thu/được tiếp thu, bám chấp/được bám chấp

11

Gahaṇa

Sự cố chấp

12

Anussarati

Niệm tưởng

13

Paccavekkhati

Suy xét

14

Pajahati

Từ bỏ

15

Cajati

Buông bỏ

16

Vamati

Giải tan

17

Paṭinissaṭṭha

Sự không dính mắc

18

Dassana

Tri kiến

19

Paṭinissagga

Sự bỏ

20

Vajjha

Nên được triệt tiêu

21

Upasaṃhita

Liên kết

22

Sampayutta

Hiệp hành

23

Ānisaṃsa

Thành quả

24

Sahagata

Đi liền

25

Patti

Sự đắc

26

Nissaya

Cơ sở

27

Pariggaṇhāti

Khảo sát

28

Cināti

Khảo xét

29

Naya

Phương pháp, thể thức, phương thức

30

Upāya

Cách thức

31

Hīna

Thấp kém

32

Paṇīta

Cao đẹp

33

Adhigacchati

Tiến đến

34

Ākāra

Phương cách

35

Labhati

Đạt được

36

Pāpuṇāti

Đạt đến

37

Vuṭṭhāna

Khởi lên

38

Suddhi

Sự thanh lọc

39

Sodheti

Thanh tẩy

40

Vandati

Kính chào

41

Abhivādeti

Đảnh lễ

42

Pātubhavati

Hiện ra

43

Paṭisaṃyutta

Liên hệ với

44

Samanupassati

Nhận thấy

45

Samuccheda

Đoạn trừ

46

Samāpatti

Thể nhập

47

Anuseti

Ẩn trú

48

Samudācarati

Hiện hành

49

Paṭivineti

Tẩy trừ

50

Taṇhā

Tham ái

51

Vicarita

Suy tưởng

52

Vicāra

Tứ

53

Ekaṭṭha

Đi chung

54

Adhivacana

Thuật ngữ

55

Vibhaja

Phân tích

56

Vikkhambhita

Bị đè nén

57

Patvā

Đạt

58

Adhigama

Thành tựu

59

Soci

Than van

60

Pajānāti

Rõ biết

61

Vijānāti

Tỏ biết

62

Upasampajja

Nhập vào

63

Paṭipadā

Lộ trình

64

Sammasati

Thấu tri

65

Santa

An tịnh

66

Nibbuta

Tịch tịnh

67

Rāga

Luyến ái

68

Yojanā

Luận giải

69

Laddhi

Thế quan

70

Samādiyati

Gìn giữ

71

Patiṭṭhahati & patiṭṭhāti

Thiết lập

72

Pūreti

Viên thành

73

Kammaṭṭhāna

Đề mục thiền

74

Parikamma

Sự chuẩn bị

75

Kāma

Dục

76

Abhisameti

Tri đạt

77

Adhigata

Tiến đến

78

Pakāra

Kiểu, lối

79

Pajānanā

Tri Năng

80

Virati

Sự tránh thoát

81

Viramati

Tránh thoát

81

Ārati

Sự tránh né

82

Catusacca

4 Chân lý

83

Parijānāti

Thấu biết

84

Āyūhati

Tích trữ

85

Upādinnaka

Thuộc loại nghiệp sinh

86

Pātubhavati

Hiện hữu

87

Upādiyati

Bám chấp

88

Virāga

Sự ly ái

89

Mala

Nhơ uế

90

Soka

Sầu

91

Parideva

Muộn

92

Pariññā

Sự thấu triệt

93

Ghana

Khối [chúng sinh]

94

Vavatthāna

Phân tích

95

Vinibbhoga

Phân rã

96

Rajjati

Ham thích

97

Virajjati

Dứt bỏ

98

Upacāra

Cận (định)

99

Appanā

An chỉ (định)

100

Pariyesati

Thẩm sát

101

Āropeti

Làm hiển hiện [lay bare]

102

Niyyāti

Xuất ly

103

Sampajāna

Tỉnh giác

104

Sampajañña

Sự triệt tri

105

Sañjānāti

Tri nhận

106

Byāpāda

Sân hận

107

Nissarati

Xuất hành

108

Yathābhūta

Theo thực tính

109

Aññā

Liễu tri

110

Catusamuṭṭhānikarūpa

Tứ sở sinh sắc (sắc sinh ra từ 4 nơi)

 

 

 

B. Mẫu hình cấu trúc câu

STT

Mô tả

Chức năng

Công thức dịch

Ví dụ

1

A[Chủ]… B[Chủ]ti vutto hoti

Định nghĩa

A được gọi là B

paṭisallānanti

sallānaṃ nilīyanaṃ, ekībhāvo

pavivekoti vuttaṃ hoti.

 

Trạng thái ẩn cư được gọi là trạng thái đơn cư…

2

… ĐBB…

Chỉ phương tiện, cách thức, thể thức, phương diện

Bằng cách, thông qua, theo phương diện, theo thể thức

paṭisallānanti tehi tehi

sattasaṅkhārehi paṭinivattitvā

sallānaṃ nilīyanaṃ, ekībhāvo

pavivekoti vuttaṃ hoti.

 

Trạng thái ẩn cư được gọi là trạng thái đơn cư… bằng cách tránh thoát khỏi…

3

… ĐBB…

Tương đương với hiện phân

Trong khi, đang…

etasmiṃ padumagumbe ṭhatvā

madhurassarena gāyantaṃ

naccantañca ekaṃ itthiviggahaṃ māpethāti.

 

Ngài hãy tạo ra một chúng sinh có dạng người nữ đứng trong cụm hoa sen đó múa & hát bằng âm điệu ngọt ngào!

4

Tương-quan kép

2 câu tương quan dùng chung các mệnh đề của nhau

NA

yo attanā avihiṃsako, tassa yā

avihiṃsā, ayaṃ yā esā vihiṃsakassa parassa vihiṃsā, tassā

parinibbānāya hoti

 

Người nào tự mình là người bất hại, cái nào là sự bất hại của người ấy; thì cái ấy (sự bất hại) dẫn đến sự tịch diệt sự hại của người hãm hại.

5

Đồng-vị kèm (i)ti

Đồng-vị

NA

lobhasahagatacittasampayuttā

pana phassacetanā sayañca cittaṃ

viññāṇanti ime taṇhāpaccayā

nibbattā

anupādinnakaphassamanosañcetanā viññāṇāhārāti.

 

Còn xúc & tư hiệp hành với tâm đi cùng tham và thức – tức chính tâm ấy: chúng là xúc thực, tư niệm thực & thức thực – không thuộc loại nghiệp sinh – sinh ra do duyên là tham ái.

6

Quá-phân làm danh-từ trừu-tượng

Làm danh-từ trừu-tượng

NA

NA

7

Động-từ linh-hoạt cú-pháp

Động-từ được dùng theo cú-pháp linh-hoạt

NA

thero cintesi “amhākaṃ ācariyo sabbapariyattiko tepiṭako sutabuddho, evarūpassapi nāma bhikkhuno ayaṃ pañho āluḷeti, anāgate mama bhātikā imaṃ pañhaṃ āluḷessantīti

 

Vị trưởng lão (đồ đệ) đã nghĩ rằng: ‘Thầy của chúng ta là người thông mọi kinh điển, tường tận Tam Tạng, thấu tỏ điều học; vậy mà câu hỏi này vẫn gây bối rối cho vị Tỳ Kheo như thế ấy. Trong tương lai, các huynh đệ của ta sẽ bối rối với câu hỏi này…

8

Tương-quan kép

2 câu tương-quan dùng chung mệnh-đề tương-ứng

NA

lūkhapaṇītatittamadhurādīsu pana yena bhojanena yassa aphāsu hoti, taṃ tassa asappāyaṃ.

Và trong số những món ăn ngọt, đắng, tế, thô vân vân: do món ăn nào, vị Tỳ Kheo có sự không thoải mái; thì món ăn đó là không phù hợp cho vị ấy.