Kinh số 12 – Giải Thích Đại Kinh Sư Tử Hống
(Mahāsīhanādasuttavaṇṇanā)12.1. Nội dung dịch
STT |
Pāḷi |
Việt |
1 |
Vesālinagaravaṇṇanā
146.Evaṃme sutanti mahāsīhanādasuttaṃ. Tattha vesāliyanti evaṃnāmake nagare. Taṃ kira aparāparaṃ visālībhūtatāya ‘‘vesālī’’ti saṅkhaṃ gataṃ. Tatrāyaṃ anupubbakathā – bārāṇasirañño kira aggamahesiyā kucchimhi gabbho saṇṭhāsi. Sā ñatvā rañño nivedesi. Rājā gabbhaparihāraṃ adāsi. Sā sammā pariharīyamānā gabbhaparipākakāle vijāyanagharaṃ pāvisi. Puññavantīnaṃ paccūsasamaye gabbhavuṭṭhānaṃ hoti, sā ca tāsaṃ aññatarā, tena paccūsasamaye alattakapaṭalabandhujīvakapupphasadisaṃ maṃsapesiṃ vijāyi. Tato ‘‘aññā deviyo suvaṇṇabimbasadise putte vijāyanti, aggamahesī maṃsapesinti rañño purato mama avaṇṇo uppajjeyyā’’ti cintetvā tena avaṇṇabhayena taṃ maṃsapesiṃ ekasmiṃ bhājane pakkhipitvā paṭikujjitvā rājamuddikāya lañchetvā gaṅgāya sote pakkhipāpesi. Manussehi chaḍḍitamatte devatā ārakkhaṃ saṃvidahiṃsu. Suvaṇṇapaṭṭakañcettha jātihiṅgulakena ‘‘bārāṇasirañño aggamahesiyā pajā’’ti likhitvā bandhiṃsu. Tato taṃ bhājanaṃ ūmibhayādīhi anupaddutaṃ gaṅgāsotena pāyāsi. |
Sự giải thích về thành Vesālī
[Được nghe bởi tôi như vầy] (chỉ đến) bài kinh Đại Sư Tử Hống [Mahāsīhanādasutta]. Ở đoạn kinh đó, từ [tại Vesālī – Vesāliyaṃ] tức tại thành phố có tên như vậy. Và nó đạt đến tên gọi ‘Vesālī’ do trạng thái [mở rộng – visālī] hết lần này đến lần khác. Ở đây, đây là câu chuyện theo tuần tự: thuở đó, hoàng hậu của vua xứ Bārāṇasi đậu thai. Bà nhận ra (điều đó) rồi thông báo cho nhà vua. Nhà vua ban (lệnh) chăm sóc bào thai. Bà được chăm sóc phù hợp và vào thời điểm sinh nở, đi vào sản đường(i). Đối với những người phụ nữ có phước, sự sinh nở diễn ra vào lúc bình minh; và bà là một trong những người phụ nữ đó; do đó, vào lúc bình minh, bà đã sinh ra một lát thịt – giống như bông hoa Bandhujīvaka có màu nhựa đỏ. Kế đó, bà nghĩ rằng ‘Tiếng xấu cho ta sẽ khởi lên trước mặt nhà vua rằng ‘những phi tần khác sinh ra những cậu con trai giống như trái Bimba vàng; còn hoàng hậu lại sinh ra một lát thịt’’; do nỗi sợ tiếng xấu đó, bà đặt lát thịt đó vào một cái bình; đậy lại; đóng dấu bằng con dấu của nhà vua rồi cho ném vào dòng nước sông Gaṅgā. Các vị thiên đã sắp đặt việc chăm sóc đối với (lát thịt) bị bỏ đi bởi nhiều người (thuộc hạ của hoàng hậu). Và khi đó, bằng chất màu tự nhiên, họ viết vào một mảnh vải màu vàng rằng: ‘Dòng dõi của vua Bārāṇasi và hoàng hậu’ rồi buộc lại. Kế đó, cái bình đó khởi đi nhờ dòng nước sông Gaṅgā mà không bị quấy nhiễu bởi mối nguy hiểm do sóng vân vân. —– (i) Nhà dành riêng cho việc sinh đẻ. |
2 |
♦ tena ca samayena aññataro tāpaso gopālakakulaṃ nissāya gaṅgātīre viharati. so pātova gaṅgaṃ otiṇṇo taṃ bhājanaṃ āgacchantaṃ disvā paṃsukūlasaññāya aggahesi. athettha taṃ akkharapaṭṭikaṃ rājamuddikālañchanaṃ ca disvā muñcitvā taṃ maṃsapesiṃ addasa, disvānassa etadahosi “siyā gabbho, tathā hissa duggandhapūtikabhāvo natthī”ti. assamaṃ netvā suddhe okāse ṭhapesi. atha aḍḍhamāsaccayena dve maṃsapesiyo ahesuṃ. tāpaso disvā sādhutaraṃ ṭhapesi. tato puna aḍḍhamāsaccayena ekamekissā maṃsapesiyā hatthapādasīsānamatthāya pañca pañca piḷakā uṭṭhahiṃsu. atha tato aḍḍhamāsaccayena ekā maṃsapesi suvaṇṇabimbasadiso dārako, ekā dārikā ahosi. |
Và vào lúc đó, một vị ẩn tu nọ đang ngụ tại bờ sông Gaṅgā, gần một gia đình chăn bò. Vào sáng sớm, vị ấy đi xuống sông Gaṅgā; nhìn thấy cái bình đó đang tới gần; tưởng (nó) là một khối bụi đất. Thế rồi khi đó, vị ấy nhìn thấy nó (cái bình) có mảnh vải có chữ và dấu hiệu từ con dấu của nhà vua; gỡ ra rồi thấy lát thịt đó. Sau khi thấy, (suy nghĩ) này xảy đến cho vị ấy ‘Chắc (nó) sẽ thành một đứa bé, bởi vì nó không có trạng thái thối rữa hay mùi hôi như vậy.’ Vị ấy đưa (nó) đến nơi ẩn dật (của mình) rồi đặt nó vào chỗ sạch sẽ. Thế rồi, vào thời điểm nửa tháng trôi qua, có 2 lát thịt. Vị ẩn sĩ nhìn thấy rồi sắp xếp chu đáo hơn nữa. Kế đó, lại vào thời điểm nửa tháng trôi qua, có từng 5 cục mủ nổi lên để (trở thành) tay, chân và đầu của mỗi lát thịt. Rồi kế đó, vào thời điểm nửa tháng trôi qua, một lát thịt trở thành một bé trai – giống như trái Bimba màu vàng; một lát thịt trở thành một bé gái. |
3 |
♦ tesu tāpasassa puttasineho uppajji, aṅguṭṭhakato cassa khīraṃ nibbatti. tato pabhuti ca khīrabhattaṃ alabhittha, so bhattaṃ bhuñjitvā khīraṃ dārakānaṃ mukhe āsiñcati. tesaṃ udaraṃ yaṃ yaṃ pavisati, taṃ taṃ sabbaṃ maṇibhājanagataṃ viya dissati, evaṃ nicchavī ahesuṃ. apare āhu “sibbetvā ṭhapitā viya nesaṃ aññamaññaṃ līnā chavi ahosī”ti. evaṃ te nicchavitāya vā līnacchavitāya vā licchavīti paññāyiṃsu. |
Tình yêu con cái đối với những (đứa bé) ấy đã khởi lên cho vị ẩn sĩ; và do tình thương lớn lao, sữa là thứ kiêng tránh đối với vị ấy. Kể từ đó, khi vị ấy có được cơm sữa, vị ấy ăn cơm rồi mớm sữa vào miệng những đứa bé. Bất kỳ cái gì đi vào bao tử của chúng; thì mọi cái ấy dường như đi vào một cái bình bằng pha lê; chúng thiếu lớp da ngoài như vậy. Về sau, người ta đã nói rằng: ‘Da của chúng bị dính vào nhau như thể được sắp xếp theo lối khâu lại.’(i) Do trạng thái không có da ngoài [nicchavitā] và trạng thái da bị dính (vào nhau) [līnacchavitā] như vậy, họ được biết đến (với tên gọi là) Licchavī. —– (i) Tức 2 đứa bé xuất phát từ cùng một lát thịt; hiểu nôm na là chúng ‘chia da sẻ thịt’ với nhau cho nên da mỗi đứa bị mỏng đi, gần như trong suốt. |
4 |
♦ tāpaso dārake posento ussūre gāmaṃ sikkhāya pavisati, atidivā paṭikkamati. tassa taṃ byāpāraṃ ñatvā gopālakā āhaṃsu — “bhante, pabbajitānaṃ dārakaposanaṃ palibodho, amhākaṃ dārake detha, mayaṃ posessāma, tumhe attano kammaṃ karothā”ti. tāpaso sādhūti paṭissuṇi. gopālakā dutiyadivase maggaṃ samaṃ katvā pupphehi okiritvā dhajapaṭākā ussāpetvā tūriyehi vajjamānehi assamaṃ āgatā. tāpaso — “mahāpuññā dārakā appamādena vaḍḍhetha, vaḍḍhetvā ca aññamaññaṃ āvāhavivāhaṃ karotha, pañcagorasena rājānaṃ tosetvā bhūmibhāgaṃ gahetvā nagaraṃ māpetha, tattha kumāraṃ abhisiñcathā”ti vatvā dārake adāsi. te sādhūti paṭissuṇitvā dārake netvā posesuṃ. |
Trong khi nuôi dưỡng những đứa trẻ, vị ẩn sĩ đi vào làng để rèn luyện vào lúc mặt trời lên, và trở về vào chiều muộn. Những người chăn bò sau khi biết việc làm đó của vị ấy, đã nói rằng: ‘Thưa ngài! Việc nuôi dưỡng trẻ con là sự trở ngại cho các vị xuất gia; hãy trao những đứa trẻ cho chúng tôi; chúng tôi sẽ nuôi dưỡng (chúng); ngài hãy làm việc của mình.’ Vị ẩn sĩ ưng thuận: ‘Lành thay!’ Vào ngày thứ 2, những người chăn bò làm một con đường bằng phẳng; rắc hoa; giương cờ; rồi đi đến nơi ẩn dật (của vị ấy) với các nhạc cụ được tấu lên. Vị ẩn sĩ nói rằng: ‘Các con đại phước! Hãy nuôi nấng (chúng) một cách không dễ duôi! Sau khi nuôi nấng, hãy cho chúng cưới nhau! Hãy làm nhà vua hài lòng bằng 5 phẩm vật từ con bò; nhận lấy phần đất đai (được vua ban); rồi xây một thành phố. Tại đó, hãy quán đảnh đứa con trai(i)!’ rồi trao những đứa trẻ. Họ (những người chăn bò) vâng thuận ‘Lành thay!’; dẫn những đứa trẻ đi rồi nuôi dưỡng (chúng). —– (i) Tức làm lễ lên ngôi vua cho đứa con trai. |
5 |
♦ dārakā vuddhimanvāya kīḷantā vivādaṭṭhānesu aññe gopālakadārake hatthenapi pādenapi paharanti. te rodanti. “kissa rodathā”ti ca mātāpitūhi vuttā “ime nimmātāpitikā tāpasapositā amhe atipaharantī”ti vadanti. tato tesaṃ mātāpitaro “ime dārakā aññe dārake vināsenti dukkhāpenti, na ime saṅgahetabbā, vajjetabbā ime”ti āhaṃsu. tato pabhuti kira so padeso vajjīti vuccati yojanasatiko parimāṇena. atha taṃ padesaṃ gopālakā rājānaṃ tosetvā aggahesuṃ. tattha ca nagaraṃ māpetvā soḷasavassuddesikaṃ kumāraṃ abhisiñcitvā rājānaṃ akaṃsu. tāya cassa dārikāya saddhiṃ vivāhaṃ katvā katikaṃ akaṃsu “bāhirakadārikā na ānetabbā, ito dārikā na kassaci dātabbā”ti. tesaṃ paṭhamasaṃvāsena dve dārakā jātā dhītā ca putto ca. evaṃ soḷasakkhattuṃ dve dve jātā. tato tesaṃ dārakānaṃ yathākkamaṃ vaḍḍhantānaṃ ārāmuyyānanivāsaṭṭhānaparivārasampattiṃ gahetuṃ appahontā nagaraṃ tikkhattuṃ gāvutantarena gāvutantarena parikkhipiṃsu. tassa punappunaṃ visālīkatattā vesālītveva nāmaṃ jātaṃ. tena vuttaṃ “vesāliyanti evaṃ nāmake nagare”ti. |
Những đứa trẻ ấy lớn lên; trong khi chơi đùa, vào những dịp tranh cãi, chúng đánh đập bằng tay lẫn chân những đứa trẻ khác của những người chăn bò. Chúng rên la. Khi được hỏi bởi cha mẹ rằng: ‘(Các con) rên la việc gì?’; chúng đáp: ‘Những đứa không cha không mẹ, được nuôi dưỡng bởi vị ẩn sĩ này đánh đập hung bạo chúng con.’ Kế đó, cha mẹ chúng đã nói rằng: ‘Những đứa trẻ này xâm hại, khiến những đứa trẻ khác đau khổ; chúng không nên được tụ họp, chúng nên được tránh. Thế là kể từ đó, vùng đất đó được gọi là [Vajjī – (đất) của kẻ nên được tránh], có 100 Yojana về mặt kích thước. Thế rồi những người chăn bò – nhờ làm nhà vua hài lòng – đã nhận lấy vùng đất đó. Và tại đó, họ xây một thành phố; quán đảnh người con trai – đã 16 tuổi – rồi lập (cậu ta) làm vua. Họ làm đám cưới cho người con trai với người con gái đó; rồi lập giao ước rằng: ‘Người con gái bên ngoài không nên được dẫn về; người con gái ở đây không nên được trao cho bất kỳ ai.’ Bằng lần giao hợp đầu tiên của họ (người con trai và người con gái đó), 2 đứa trẻ đã được sinh ra – một trai và một gái. 16 lượt như vậy, mỗi lượt 2 trẻ được sinh ra. Kế đó, trong khi những đứa trẻ ấy lớn lên dần dần; do không thể có được sự an ổn nhờ (tường rào) vây quanh vườn, rừng, nơi ở(i), họ đã rào quanh thành phố 3 lần – mỗi lần một Gāvuta(ii). Khi ấy, chính tên gọi Vesālī đã được sinh ra cho (thành phố) đó do trạng thái [làm cho rộng ra – visālīkata] hết lần này đến lần khác. Vì vậy, điều này đã được nói: ‘‘Tại vesālī’ tức tại thành phố có tên như vậy.’ —– (i) Tức họ chưa xây tường rào quanh thành phố, nên chưa an ổn. Có thể hiểu là thú dữ, trộm cướp, người lạ… xâm phạm vào thành. (ii) Gāvuta là đơn vị đo chiều dài, bằng ¼ Yojana. |
6 |
♦ 01 bahinagareti nagarassa bahi, na ambapālivanaṃ viya antonagarasmiṃ. ayaṃ pana jīvakambavanaṃ viya nagarassa bahiddhā vanasaṇḍo. tena vuttaṃ “bahinagare”ti. aparapureti purassa apare, pacchimadisāyanti attho. vanasaṇḍeti so kira vanasaṇḍo nagarassa pacchimadisāyaṃ gāvutamatte ṭhāne. tattha manussā bhagavato gandhakuṭiṃ katvā taṃ parivāretvā bhikkhūnaṃ rattiṭṭhāna divāṭṭhāna caṅkamaleṇakuṭimaṇḍapādīni patiṭṭhapesuṃ, bhagavā tattha viharati. tena vuttaṃ “aparapure vanasaṇḍe”ti. sunakkhattoti tassa nāmaṃ. licchavīnaṃ pana puttattā licchaviputtoti vutto. acirapakkantoti vibbhamitvā gihibhāvūpagamanena adhunāpakkanto. parisatīti parisamajjhe. uttarimanussadhammāti ettha manussadhammā nāma dasakusalakammapathā. te paṭisedhetuṃ na sakkoti. kasmā? upārambhabhayā. vesāliyañhi bahū manussā ratanattaye pasannā buddhamāmakā dhammamāmakā saṅghamāmakā. te dasakusalakammapathamattampi natthi samaṇassa gotamassāti vutte tvaṃ kattha bhagavantaṃ pāṇaṃ hanantaṃ addasa, kattha adinnaṃ ādiyantantiādīni vatvā attano pamāṇaṃ na jānāsi? kiṃ dantā me atthīti pāsāṇasakkharā khādasi, ahinaṅguṭṭhe gaṇhituṃ vāyamasi, kakacadantesu pupphāvaḷikaṃ kīḷituṃ icchasi? mukhato te dante pātessāmāti vadeyyuṃ. so tesaṃ upārambhabhayā evaṃ vattuṃ na sakkoti. ♦ vesālinagaravaṇṇanā niṭṭhitā. |
[Ở ngoài thành] tức: bên ngoài thành; không phải ở bên trong thành như ở vườn Ambapālivana. Mà đó (nơi ngụ của Thế Tôn) là một vườn cây bên ngoài thành như ở vườn Jīvakambavana. Do đó, (điều này) đã được nói: ‘Ở ngoài thành.’ [Ở phía Tây thành] tức: ở hướng Tây của thành; ở phương Tây. Ý nghĩa là như vậy. [Ở vườn cây] tức: quả thật, đó là một vườn cây ở một nơi có phạm vi một Gāvuta ở phương Tây của thành. Ở đó, người ta làm Hương Thất cho Đức Thế Tôn; vây rào nó lại rồi dựng lên nơi ở ban đêm, nơi ở ban ngày, nơi kinh hành, chỗ trú ẩn, lều vân vân. Đức Thế Tôn đang ngụ ở đó. Do đó, điều này đã được nói: ‘Ở vườn cây ở phía Tây thành.’ [Sunakkhatta] tức: tên của vị ấy. Và (vị ấy) được gọi là [con trai tộc Licchavī – Licchaviputta] do trạng thái là con trai của những người Licchavī. [Ra đi chưa lâu – acirapakkanta] tức: (vị ấy) rời bỏ Tăng Đoàn rồi mới ra đi theo nghĩa là sự đi đến trạng thái cư sĩ. [Trong hội chúng] tức: ở giữa hội chúng. [Các siêu nhân pháp – uttarimanussadhamma], trong chủ đề này; [các nhân pháp – manussadhama] tức: 10 đường thiện nghiệp. Vị ấy (Sunakkhatta) không thể phủ nhận chúng(i). Vì sao? Do nỗi sợ sự chỉ trích. Bởi vì ở Vesāli, nhiều người tin nơi Tam Bảo – yêu mến Phật, yêu mến Pháp, yêu mến Tăng. Khi được nghe: ‘Sa Môn Gotama không có cả 10 đường thiện nghiệp’; họ có thể hỏi rằng: ‘Ông đã thấy Thế Tôn sát sinh ở đâu? Ông đã thấy Thế Tôn lấy của không được cho ở đâu?’ vân vân; rồi nói rằng: ‘Ông không biết giới hạn của mình chăng? Ông ăn sỏi đá (để xem thử): ‘Ta có răng hay chăng?’ Ông đang cố nắm vào đuôi con rắn; ông muốn chơi trò Pupphāvaḷika ở những cái răng của cái cưa chăng? Bọn ta sẽ nhổ những cái răng của ông ra khỏi miệng. Do nỗi sợ sự chỉ trích của họ, vị ấy không thể nói như vậy. Sự giải thích thành Vesāli được hoàn thành. —– (i) Tức vị ấy không thể phủ nhận 10 nhân pháp ở Đức Phật; mà chỉ phủ nhận các siêu nhân pháp ở Đức Phật mà thôi. |
7 |
Uttarimanussadhammādivaṇṇanā
tato uttariṃ pana visesādhigamaṃ paṭisedhento uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanavisesoti āha. |
Sự giải thích về siêu nhân pháp vân vân
Nhưng kế đó, nhằm phủ nhận thành quả xuất sắc, siêu việt (của Đức Thế Tôn); vị ấy đã nói: ‘Các siêu nhân pháp, sự xuất sắc về trí & kiến phù hợp với bậc thánh.’ |
8 |
♦ tattha alamariyaṃ ñātunti alamariyo, ariyabhāvāya samatthoti vuttaṃ hoti. ñāṇadassanameva ñāṇadassanaviseso. alamariyo ca so ñāṇadassanaviseso cāti alamariyañāṇadassanaviseso. ñāṇadassananti dibbacakkhupi vipassanāpi maggopi phalampi paccavekkhaṇañāṇampi sabbaññutaññāṇampi vuccati. “appamatto samāno ñāṇadassanaṃ ārādhetī”ti (ma. ni. 1.311) hi ettha dibbacakkhu ñāṇadassanaṃ nāma. “ñāṇadassanāya cittaṃ abhinīharati abhininnāmetī”ti (dī. ni. 1.235) ettha vipassanāñāṇaṃ. “abhabbā te ñāṇadassanāya anuttarāya sambodhāyā”ti (a. ni. 4.196) ettha maggo. “ayamañño uttari manussadhammā alamariyañāṇadassanaviseso adhigato phāsu vihāro”ti (ma. ni. 1.328) ettha phalaṃ. “ñāṇañca pana me dassanaṃ udapādi, akuppā me cetovimutti, ayamantimā jāti, natthi dāni punabbhavo”ti (mahāva. 16) ettha paccavekkhaṇañāṇaṃ. “ñāṇañca pana me dassanaṃ udapādi sattāhakālaṅkato āḷāro kāḷāmo”ti (ma. ni. 2.340) ettha sabbaññutaññāṇaṃ. idha pana lokuttaramaggo adhippeto. tañhi so bhagavato paṭisedheti. |
Ở đoạn kinh đó, [phù hợp với bậc thánh – alamariya] tức: phù hợp cho việc nhận ra (người đó là) bậc thánh; thích hợp cho trạng thái là bậc thánh. Điều đó được nói như vậy. [Sự xuất sắc về trí & kiến phù hợp với bậc thánh – ñāṇadassanavisesa] (chỉ đến) chính trí & kiến. [Sự xuất sắc về trí & kiến phù hợp với bậc thánh] tức: sự xuất sắc về trí & kiến và phù hợp với bậc thánh. Toàn giác trí, trí suy xét, đạo, quả, Vipassanā, thiên nhãn được gọi là [Trí & kiến]. Quả thật, trong trường hợp này, thiên nhãn là cái được gọi là trí & kiến: ‘Trong khi không dễ duôi, (vị ấy) đạt đến trí & kiến.’ (ma. ni. 1.311) Trong trường hợp này, trí Vipassanā là cái được gọi là trí & kiến: ‘Tâm (của vị ấy) hướng đến, nhắm đến trí & kiến.’ (dī. ni. 1.235) Trong trường hợp này, đạo là cái được gọi là trí & kiến: ‘Những vị đó không có khả năng cho trí & kiến giác ngộ vô thượng.’ (a. ni. 4.196) Trong trường hợp này, quả là cái được gọi là trí & kiến: ‘Đây là một sự sống thoải mái khác đã được đạt đến – tức sự xuất sắc về trí & kiến phù hợp với bậc thánh và các siêu nhân pháp.’ (ma. ni. 1.328) Trong trường hợp này, trí suy xét là cái được gọi là trí & kiến: ‘Nhưng trí & kiến đã sinh lên cho ta; sự giải thoát tâm của ta không rúng động; đây là sự sinh cuối cùng; giờ đây, không còn sự tồn tại nữa. (mahāva. 16) Trong trường hợp này, toàn giác trí là cái được gọi là trí & kiến: ‘Nhưng khi trí & kiến đã sinh lên cho ta thì Āḷāra Kāḷāma đã chết 7 ngày.’ (ma. ni. 2.340) Thế nhưng, ở đoạn kinh này, Siêu Thế Đạo được hàm ý (bởi cụm từ ‘trí & kiến’). Bởi vì vị ấy (Sunakkhatta) phủ nhận điều đó nơi Đức Thế Tôn. |
9 |
♦ takkapariyāhatanti iminā ācariyaṃ paṭibāhati. evaṃ kirassa ahosi — samaṇena gotamena ācariye upasaṅkamitvā sukhumaṃ dhammantaraṃ gahitaṃ nāma natthi, takkapariyāhataṃ pana takketvā evaṃ bhavissati evaṃ bhavissatīti takkapariyāhataṃ dhammaṃ desetīti. vīmaṃsānucaritanti iminā cassa lokiyapaññaṃ anujānāti. samaṇo gotamo paññavā, so taṃ paññāsaṅkhātaṃ indavajirūpamaṃ vīmaṃsaṃ evaṃ vaṭṭissati, evaṃ vaṭṭissatīti ito cito ca anucarāpetvā vīmaṃsāya anucaritaṃ dhammaṃ deseti. sayaṃpaṭibhānanti imināssa dhammesu paccakkhabhāvaṃ paṭibāhati. evaṃ hissa ahosi — samaṇassa gotamassa sukhumaṃ dhammantaraṃ vipassanā vā maggo vā phalaṃ vā paccavekkhaṇā vā natthi, ayaṃ pana laddhapariso, rājānaṃ cakkavattiṃ viya naṃ cattāro vaṇṇā parivārenti, suphusitaṃ panassa dantāvaraṇaṃ, mudukā jivhā, madhuro saro, anelagaḷā vācā, so yaṃ yadevassa upaṭṭhāti, taṃ taṃ gahetvā sayaṃpaṭibhānaṃ kathento mahājanaṃ rañjetīti. |
[Bị khuôn đúc bởi tư duy – takkapariyāhata(i)], bằng cụm từ này, vị ấy phản bác vị thầy dạy (của mình). Quả thật, (suy nghĩ này) đã xảy đến cho vị ấy rằng: ‘Sau khi tiếp cận các vị thầy dạy, (ta nhận ra) quả thật, không có sự khác biệt tinh tế trong pháp được nắm bắt bởi Sa Môn Gotama; mà dựa vào việc tư duy cái được khuôn đúc bởi tư duy, (Sa Môn Gotama biết rằng) ‘(Sự việc) sẽ xảy ra như vầy, (sự việc) sẽ xảy ra như kia.’ (Sa Môn Gotama) thuyết pháp được khuôn đúc bởi tư duy như vậy.’ [Được kết hợp với sự khảo sát – vīmaṃsānucarita], và bằng cụm từ này, vị ấy công nhận trí tuệ hiệp thế của Ngài (Đức Phật). Sa Môn Gotama có trí tuệ; vị ấy thể hiện cái được gọi là trí tuệ đó – tức (khả năng) khảo sát giống như sấm sét của Đế Thích – như vầy, vị ấy thể hiện (cái được gọi là trí tuệ đó) như kia; như vậy vị ấy thuyết pháp được kết hợp với sự khảo sát bằng cách đặt pháp dựa vào sự khảo sát từ điểm này hay điểm kia. [Theo sự hiểu của riêng mình – sayaṃpaṭibhāna], bằng cụm từ này, vị ấy phản bác trạng thái thực chứng các pháp của Ngài (Đức Phật). Bởi vì (suy nghĩ này) đã xảy đến cho vị ấy rằng: ‘Không có sự khác biệt tinh tế trong pháp – tức sự suy xét, đạo, quả, Vipassanā – nơi Sa Môn Gotama. Nhưng vị ấy có được hội chúng, 4 giai cấp vây quanh vị ấy giống như (vây quanh) Chuyển Luân Vương. Và môi vị ấy thì khéo léo, lưỡi vị ấy thì mềm mại, âm giọng vị ấy thì ngọt ngào, lời nói thì rõ ràng. Vị ấy hiểu bất kỳ điều gì cho mình; thì vị ấy nắm bắt từng điều ấy, rồi khiến đại chúng phấn khích trong khi thuyết giảng điều hiểu biết của riêng mình.’ —– (i) Từ ghép [takkapariyāhata] = [takkā – tư duy, lý luận…] + [pariyāhata – bị đánh, bị đập]. Xét theo bối cảnh, từ này được dùng theo cách ẩn dụ: [bị đập bởi tư duy] tức bị tư duy – giống như cái búa – tác động, tạo nắn nên hình dạng. |
10 |
♦ yassa ca khvāssa atthāya dhammo desitoti yassa ca kho atthāya assa dhammo desito. seyyathidaṃ, rāgapaṭighātatthāya asubhakammaṭṭhānaṃ, dosappaṭighātatthāya mettābhāvanā, mohapaṭighātatthāya pañca dhammā, vitakkūpacchedāya ānāpānassati. |
[Và pháp được thuyết giảng vì chính mục đích nào] tức: và pháp được thuyết giảng vì chính mục đích nào – chẳng hạn: đề mục thiền bất mỹ (được thuyết giảng) vì mục đích là đối trị tham ái; sự phát triển từ (được thuyết giảng) vì mục đích là đối trị sân; 5 yếu tố (được thuyết giảng) vì mục đích là đối trị si; niệm hơi thở ra vô (được thuyết giảng) vì mục đích là cắt đứt sự suy nghĩ. |
11 |
so niyyāti takkarassa sammā dukkhakkhayāyāti so dhammo yo taṃ yathādesitaṃ karoti, tassa takkarassa sammā hetunā nayena kāraṇena vaṭṭadukkhakkhayāya niyyāti gacchati tamatthaṃ sādhetīti dīpeti. idaṃ panesa na attano ajjhāsayena vadati. buddhānañhi dhammo aniyyānikoti evamevaṃ pavedeyya, na pana sakkoti vattuṃ. kasmā? upārambhabhayā. vesāliyañhi bahū sotāpanna-sakadāgāmi-anāgāmiupāsakā. te evaṃ vadeyyuṃ “sunakkhatta tvaṃ bhagavatā desitadhammo aniyyānikoti vadasi, yadi ayaṃ dhammo aniyyāniko, imasmiṃ nagare ime kasmā ettakā sotāpannā jātā, ettakā sakadāgāmī, ettakā anāgāmīti pubbe vuttanayena upārambhaṃ kareyyun”ti. so iminā upārambhabhayena aniyyānikoti vattuṃ asakkonto ajjunena vissaṭṭhakaṇḍaṃ viya assa dhammo amogho niyyāti, abbhantare panassa kiñci natthīti vadati. |
[Pháp đó đi đến sự cạn kiệt khổ cho người thực hành nó một cách phù hợp] tức: người nào thực hành pháp đó theo như được thuyết giảng (bởi Sa Môn Gotama); thì pháp đó đi đến, dẫn đến sự cạn kiệt khổ luân hồi cho chính người thực hành nó một cách phù hợp – tức (thực hành) dựa vào nền tảng, dựa vào phương pháp, dựa vào nhân; (pháp đó) hoàn thành mục đích đó. (Các bậc trưởng lão) giải thích như vậy. Thế nhưng, vị ấy (Sunakkhatta) nói điều đó không phải do ý định của bản thân mình. Đáng lẽ vị ấy tuyên bố như vầy như kia – rằng: ‘Thật sự, pháp của chư Phật không dẫn đến sự giải thoát’; nhưng vị ấy không thể nói được (điều đó). Vì sao? Do nỗi sợ sự chỉ trích. Bởi vì tại Vesāli, có nhiều vị nam cận sự – vốn là bậc Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Lai. Họ có thể nói như vầy: ‘Này Sunakkhatta! Ông nói rằng: ‘Pháp được thuyết giảng bởi Đức Thế Tôn thì không dẫn đến sự giải thoát’; nếu Pháp đó không dẫn đến sự giải thoát, thì tại sao trong thành này, một số vị này lại trở thành bậc Nhập Lưu? Một số vị này lại trở thành bậc Nhất Lai? Một số vị này lại trở thành bậc Bất Lai?’ Họ tiến hành chỉ trích theo cách đã được nói ở đoạn trước. Do nỗi sợ chỉ trích đó, vị ấy không thể nói: ‘(Pháp) không dẫn đến sự giải thoát’, mà nói rằng: ‘Pháp của vị đó (Đức Thế Tôn) tiến đi một cách không vô dụng giống như mũi tên được bắn đi bởi Ajjuna; thế nhưng, không có bất kỳ thứ gì ở bên trong (Pháp) đó(i).’ —– (i) Tức Pháp đó không có thực chất. Sunakkhatta sợ bị chỉ trích, nên nói theo lối mỉa mai kín đáo: cứ hành Pháp đó đi, Pháp đó dẫn tới giải thoát đấy! |
12 |
assosi khoti vesāliyaṃ brāhmaṇakulaseṭṭhikulādīsu tattha tattha parisamajjhe evaṃ bhāsamānassa taṃ vacanaṃ suṇi, na pana paṭisedhesi. kasmā? kāruññatāya. evaṃ kirassa ahosi ayaṃ kuddho jhāyamānaṃ veḷuvanaṃ viya pakkhittaloṇaṃ uddhanaṃ viya ca kodhavasena paṭapaṭāyati, mayā paṭibāhito pana mayipi āghātaṃ bandhissati, evamassa tathāgate ca mayi cāti dvīsu janesu āghāto atibhāriyo bhavissatīti kāruññatāya na paṭisedhesi. api cassa evaṃ ahosi, buddhānaṃ avaṇṇakathanaṃ nāma puṇṇacande dosāropanasadisaṃ, ko imassa kathaṃ gaṇhissati? sayameva kheḷe pacchinne mukhe sukkhe oramissatīti iminā kāraṇena na paṭisedhesi. piṇḍapātapaṭikkantoti piṇḍapātapariyesanato apagato. |
[(Ngài Sāriputta) đã nghe] tức: vị ấy đã nghe lời nói đó của người nào đó nói như vậy ở giữa hội chúng thuộc tầng lớp Bà La Môn, tầng lớp phú hộ ở chỗ này chỗ kia tại Vesāli; nhưng ngài không phủ nhận. Tại sao? Do lòng bi. (Ngài Sāriputta) không phủ nhận (điều đó) do lòng bi – (nghĩ rằng) ‘Khi này, người này đã tức giận đối với ngài (Đức Thế Tôn) như vậy. Do cơn tức giận, người này đang nói liến thoắng như cái lò có muối được ném vào hay như rừng trúc đang bị đốt cháy. Và khi bị phủ nhận bởi ta, người này sẽ trói buộc sự thù ghét đối với cả ta. Như vậy, người này sẽ có sự thù ghét nặng nề đối với 2 người – tức Đức Thế Tôn & ta.’ Và ngài không phủ nhận còn vì nguyên nhân này: (ngài nghĩ rằng) ‘Người này đã (tức giận) như vậy (đối với Đức Thế Tôn). Lời nói chê bai chư Phật thì giống như sự gán ghép tính chất khiếm khuyết cho trăng tròn đầy(i); ai sẽ chấp nhận lời nói của người này? Chính ta sẽ bình chân như vại!’ [Trở về sau khi khất thực – piṇḍapātapaṭikkanta] tức: ra đi sau cuộc tìm kiếm vật thực. —– (i) Tức trăng tròn đầy là trăng đầy đặn. Người nào nói trăng tròn đầy bị khuyết là người vô lý, không ai tin người ấy. |
13 |
♦ 147. kodhanoti caṇḍo pharuso. moghapurisoti tucchapuriso. yassa hi tasmiṃ attabhāve maggaphalānaṃ upanissayo natthi, taṃ buddhā “moghapuriso”ti vadanti. upanissaye satipi tasmiṃ khaṇe magge vā phale vā asati “moghapuriso”ti vadantiyeva. imassa pana tasmiṃ attabhāve maggaphalānaṃ upanissayo samucchinnoyeva, tena taṃ “moghapuriso”ti āha. kodhā ca panassa esā vācā bhāsitāti esā ca panassa vācā kodhena bhāsitā. |
[Nóng giận – kodhana] tức: [nóng nảy – caṇḍa], [dữ dằn – pharusa]. [Người trống rỗng – moghapurisa] tức [người rỗng tuếch – tucchapurisa]. Bởi vì nơi cá nhân nào, không có nền tảng cho Đạo & Quả; thì chư Phật gọi cá nhân đó là ‘người trống rỗng.’ Còn khi có nền tảng (nơi cá nhân nào) mà không có Đạo & Quả (nơi cá nhân đó) vào thời điểm đó, chư Phật cũng gọi (cá nhân đó) là ‘người trống rỗng.’(i) Còn nơi cá nhân này (Sunakkhatta), nền tảng cho Đạo & Quả thật đã bị nhổ bứng bởi người ấy (Sunakkhatta); do đó, (Đức Phật) đã gọi người ấy là ‘người trống rỗng.’ [Nhưng lời nói đó đã được nói bởi người ấy do sự nóng giận] tức: nhưng lời nói đó đã được nói bởi người ấy bởi sự nóng giận. —– (i) Tức chư Phật gọi người không có nền tảng – không thể đắc Đạo & Quả – trong kiếp này là kẻ trống rỗng. Còn người có nền tảng – có thể đắc Đạo & Quả – trong kiếp này, nhưng hiện chưa đắc thì chư Phật cũng có thể gọi họ là kẻ trống rỗng. |
14 |
♦ kasmā panesa bhagavato kuddhoti? ayañhi pubbe bhagavantaṃ upasaṅkamitvā dibbacakkhuparikammaṃ pucchi. athassa bhagavā kathesi. so dibbacakkhuṃ nibbattetvā ālokaṃ vaḍḍhetvā devaloke olokento nandanavana cittalatāvana phārusakavana missakavanesu dibbasampattiṃ anubhavamāne devaputte ca devadhītaro ca disvā etesaṃ evarūpāya attabhāvasampattiyā ṭhitānaṃ kīvamadhuro nu kho saddo bhavissatīti saddaṃ sotukāmo hutvā dasabalaṃ upasaṅkamitvā dibbasotadhātuparikammaṃ pucchi. bhagavā panassa dibbasotadhātuyā upanissayo natthīti ñatvā parikammaṃ na kathesi. na hi buddhā upanissayavirahita tassa parikammaṃ kathenti. so bhagavati āghātaṃ bandhitvā cintesi “ahaṃ samaṇaṃ gotamaṃ paṭhamaṃ dibbacakkhuparikammaṃ pucchiṃ, so ‘mayhaṃ taṃ sampajjatu vā mā vā sampajjatū’ti kathesi. ahaṃ pana paccattapurisakārena taṃ nibbattetvā dibbasotadhātuparikammaṃ pucchiṃ, taṃ me na kathesi. addhāssa evaṃ hoti ‘ayaṃ rājapabbajito dibbacakkhuñāṇaṃ nibbattetvā dibbasotadhātuñāṇaṃ nibbattetvā cetopariyañāṇaṃ nibbattetvā āsavānaṃ khayañāṇaṃ nibbattetvā mayā samasamo bhavissatī’ti issāmacchariyavasena mayhaṃ na kathetī”ti. bhiyyoso āghātaṃ bandhitvā kāsāyāni chaḍḍetvā gihibhāvaṃ patvāpi na tuṇhībhūto vicarati. dasabalaṃ pana asatā tucchena abbhācikkhanto vicarati. tenāha bhagavā “kodhā ca panassa esā vācā bhāsitā”ti. |
Nhưng vì sao người ấy (Sunakkhatta) tức giận Đức Thế Tôn? Bởi vì trước đây, người ấy tiếp cận Đức Thế Tôn, rồi hỏi về việc thiết lập thiên nhãn. Thế rồi, Đức Thế Tôn đã giảng (việc đó) cho người ấy. Người ấy thi triển thiên nhãn, tăng trưởng năng lực nhìn; trong khi quan sát các cõi trời, nhìn thấy các thiên nam & thiên nữ trải nghiệm hạnh phúc cõi trời ở Vườn Nandana, Vườn Cittalatā, Vườn Phārusaka, Vườn Missaka vân vân; (người ấy nghĩ rằng) ‘trong khi các vị trời ấy ở trong sự thành tựu trạng thái bản thân có hình thức như vậy, thì khi ấy âm thanh (của họ) sẽ ngọt ngào bao nhiêu?’; (người ấy) muốn nghe âm thanh (của chư thiên); tiếp cận Đấng Thập Lực rồi hỏi về việc thiết lập thiên nhĩ. Thế nhưng, Đức Thế Tôn biết rằng ‘Không có nền tảng thiên nhĩ giới cho người này’ và không giảng việc thiết lập (thiên nhĩ) (cho người ấy). Bởi vì chư Phật không giảng việc thiết lập cho người thiếu nền tảng. Người ấy trói buộc sự thù ghét đối với Đức Thế Tôn; nghĩ rằng: ‘Lần đầu tiên, ta đã hỏi Sa Môn Gotama về việc thiết lập thiên nhãn; vị ấy đã giảng cho ta rằng: ‘Điều này hãy xảy ra; điều kia chớ xảy ra(i)’. Nhưng ta đã thi triển nó (thiên nhãn) bằng hành động của cá nhân ta; rồi hỏi về sự thiết lập thiên nhĩ giới. Vị ấy đã không giảng điều đó cho ta. Thật sự, (suy nghĩ này) xảy đến cho vị ấy (Đức Thế Tôn) – rằng ‘Người xuất gia này (Sunakkhatta) – vốn là vương tử – sau khi thi triển thiên nhãn trí, thi triển thiên nhĩ giới trí, thi triển tha tâm trí, thi triển lậu hoặc kiệt trí, thì sẽ ngang bằng với ta’. Vị ấy (Đức Thế Tôn) không giảng (điều đó) cho ta do sự ghen tỵ, bỏn xẻn.’ Người ấy trói buộc sự thù ghét hơn nữa; xả các y Kāsāya; đạt đến trạng thái cư sĩ; rồi du hành một cách không im lặng. Mà người ấy du hành đồng thời tố cáo Đấng Thập Lực bằng sự trống rỗng, bằng điều không có(ii). Do đó, Đức Thế Tôn đã nói rằng: ‘Nhưng lời nói đó đã được nói bởi người ấy do sự nóng giận.’ —– (i) Hãy làm điều này, chớ làm điều kia. (ii) Tức điều dối trá, không có thật. |
15 |
♦ vaṇṇo heso, sāriputtāti, sāriputta, tathāgatena satasahassakappādhikāni cattāri asaṅkhyeyyāni pāramiyo pūrentena etadatthameva vāyāmo kato “desanādhammo me niyyāniko bhavissatī”ti. tasmā yo evaṃ vadeyya, so vaṇṇaṃyeva tathāgatassa bhāsati. vaṇṇo heso, sāriputta, tathāgatassa guṇo eso tathāgatassa, na aguṇoti dasseti. |
[Này Sāriputta! Đó thật là lời khen ngợi] tức: này Sāriputta! Sự nỗ lực đã được thực hiện bởi Như Lai trong khi viên mãn các Ba La Mật suốt 4 A Tăng Kỳ & 100.000 đại kiếp nhắm đến chính mục đích này: ‘Sự thuyết pháp bởi ta (Đức Thế Tôn) sẽ dẫn đến giải thoát.’ Do đó, người nào nói như vậy; thì người đó nói chính lời khen ngợi Như Lai. (Đức Thế Tôn) cho thấy: ‘Này Sāriputta! Đó thật là lời khen ngợi Như Lai; đó là phẩm tính của Như Lai; đó không phải là phi phẩm tính đối với Như Lai.’ |
16 |
♦ ayampi hi nāma sāriputtātiādinā kiṃ dasseti? sunakkhattena paṭisiddhassa uttarimanussadhammassa attani atthitaṃ dasseti. bhagavā kira ayaṃ, sāriputta, sunakkhatto moghapuriso natthi tathāgatassa uttarimanussadhammoti vadati. mayhañca sabbaññutaññāṇaṃ nāma atthi, iddhividhañāṇaṃ nāma atthi, dibbasotadhātuñāṇaṃ nāma atthi, cetopariyañāṇaṃ nāma atthi, dasabalañāṇaṃ nāma atthi, catuvesārajjañāṇaṃ nāma atthi, aṭṭhasu parisāsu akampanañāṇaṃ nāma atthi, catuyoniparicchedakañāṇaṃ nāma atthi, pañcagatiparicchedakañāṇaṃ nāma atthi, sabbepi cete uttarimanussadhammāyeva. evarūpesu uttarimanussadhammesu ekassāpi vijānanasamatthaṃ dhammanvayamattampi nāma etassa moghapurisassa na bhavissatīti etamatthaṃ dassetuṃ ayampi hi nāma sāriputtātiādinā nayena imaṃ desanaṃ ārabhi. tattha anvetīti anvayo, jānāti, anubujjhatīti attho. dhammassa anvayo dhammanvayo, taṃ taṃ sabbaññutaññāṇādidhammaṃ jānanapaññāyetaṃ adhivacanaṃ. “itipi so bhagavā”tiādīhi evarūpampi nāma mayhaṃ sabbaññutaññāṇasaṅkhātaṃ uttarimanussadhammaṃ vijjamānameva atthīti jānituṃ tassa moghapurisassa dhammanvayopi na bhavissatīti dasseti. iddhividhañāṇādīsupi evaṃ yojanā veditabbā. ♦ uttarimanussadhammādivaṇṇanā niṭṭhitā. |
(Đức Phật) trình bày điều gì bằng cụm từ [Này Sāriputta! Quả thật, đó] vân vân? Ngài trình bày sự tồn tại siêu nhân pháp nơi mình – vốn bị phủ nhận bởi Sunakkhatta. Quả thật, Đức Thế Tôn đã khởi đầu bài giảng này theo lối ‘Này Sāriputta! Quả thật, đó’ vân vân nhằm cho thấy ý nghĩa này: ‘Này Sāriputta! Người trống rỗng ấy – tức Sunakkhatta – nói rằng: ‘Như Lai không có siêu nhân pháp.’ Nhưng ta có toàn giác trí; ta có trí thuộc loại thần thông; ta có thiên nhĩ giới trí; ta có tha tâm trí; ta có thập lực trí; ta có tứ tự tín trí; ta có trí không dao động ở nơi 8 hội chúng; ta có trí xác định 4 kiểu sinh(i); ta có trí xác định 5 loại cảnh giới. Và tất cả những (trí) đó chính là các siêu nhân pháp. Người trống rỗng ấy sẽ không có năng lực nhận ra ngay cả một trong số các siêu nhân pháp như thế ấy một cách hợp pháp. Trong đoạn kinh đó, [sự phù hợp – anvaya] (chỉ đến) [(cái gì đó) phù hợp với (một cái khác)]. (Người ấy) biết, nhận biết. Ý nghĩa là như vậy. [Hợp pháp – dhammanvaya] tức: sự phù hợp với pháp; đó là thuật ngữ (chỉ đến) trí tuệ nhận ra mỗi yếu tố trong số: toàn giác trí vân vân. Thông qua cụm từ [và như vậy, vị ấy là Đức Thế Tôn – itipi so bhagavā] vân vân, (Đức Phật) cho thấy: người trống rỗng ấy sẽ không biết một cách hợp pháp rằng: ‘Chính siêu nhân pháp – được gọi là toàn giác trí – của ta (Đức Phật) đang hiện diện thì như thế ấy. Sự giải thích nên được hiểu như vậy đối với những cụm từ [trí thuộc loại thần thông – iddhividhañāṇa] vân vân. Sự giải thích phần siêu nhân pháp vân vân được hoàn thành. —– (i) Thai sinh, noãn sinh, hoá sinh, thấp sinh. |
17 |
dasabalañāṇādivaṇṇanā ♦ 148. ettha ca kiñcāpi cetopariyañāṇānantaraṃ tisso vijjā vattabbā siyuṃ, yasmā pana tāsu vuttāsu upari dasabalañāṇaṃ na paripūrati, tasmā tā avatvā tathāgatassa dasabalañāṇaṃ paripūraṃ katvā dassento dasa kho panimāni sāriputtātiādimāha. tattha tathāgatabalānīti aññehi asādhāraṇāni tathāgatasseva balāni. yathā vā pubbabuddhānaṃ balāni puññussayasampattiyā āgatāni, tathā āgatabalānītipi attho. tattha duvidhaṃ tathāgatabalaṃ kāyabalañca ñāṇabalañca. tesu kāyabalaṃ hatthikulānusārena veditabbaṃ. vuttañhetaṃ porāṇehi — |
Sự giải thích về thập lực trí vân vân Mặc dù ở đoạn kinh này, tam minh nên được nói sau tha tâm trí. Tuy nhiên, bởi vì khi chúng (tam minh) được nói trước, thì thập lực trí không hoàn chỉnh; cho nên, Ngài không nói đến chúng (tam minh) mà đã nói [Này Sāriputta! Còn 10 cái này] vân vân nhằm trình bày một cách hoàn chỉnh thập lực trí của Như Lai. Ở đó, [các Như Lai lực – tathāgatabalāni] tức các lực của riêng Như Lai, không chung với những người khác. Và giống như các lực của chư Phật trước đó xuất hiện do sự thành tựu việc tích luỹ phước; các lực xuất hiện (của Đức Phật Gotama) cũng giống vậy. Ý nghĩa là như vậy. Trong chủ đề này, Như Lai lực có 2 loại: thân lực & trí lực. Trong số chúng, thân lực nên được hiểu theo loài voi. Bởi vì điều này đã được nói bởi các cổ nhân: |
18 |
♦ “kālāvakañca gaṅgeyyaṃ, paṇḍaraṃ tambapiṅgalaṃ. ♦ gandhamaṅgalahemañca, uposathachaddantime dasā”ti. ♦ imāni hi dasa hatthikulāni. tattha kālāvakanti pakatihatthikulaṃ daṭṭhabbaṃ. yaṃ dasannaṃ purisānaṃ kāyabalaṃ, taṃ ekassa kālāvakahatthino. yaṃ dasannaṃ kālāvakānaṃ balaṃ, taṃ ekassa gaṅgeyyassa. yaṃ dasannaṃ gaṅgeyyānaṃ, taṃ ekassa paṇḍarassa. yaṃ dasannaṃ paṇḍarānaṃ, taṃ ekassa tambassa. yaṃ dasannaṃ tambānaṃ, taṃ ekassa piṅgalassa. yaṃ dasannaṃ piṅgalānaṃ, taṃ ekassa gandhahatthino. yaṃ dasannaṃ gandhahatthīnaṃ, taṃ ekassa maṅgalassa. yaṃ dasannaṃ maṅgalānaṃ, taṃ ekassa hemavatassa. yaṃ dasannaṃ hemavatānaṃ, taṃ ekassa uposathassa. yaṃ dasannaṃ uposathānaṃ, taṃ ekassa chaddantassa. yaṃ dasannaṃ chaddantānaṃ taṃ ekassa tathāgatassa. nārāyanasaṅghātabalantipi idameva vuccati. tadetaṃ pakatihatthigaṇanāya hatthīnaṃ koṭisahassānaṃ purisagaṇanāya dasannaṃ purisakoṭisahassānaṃ balaṃ hoti. idaṃ tāva tathāgatassa kāyabalaṃ. |
‘Kālāvaka, Gaṅgeyya, Paṇḍara, Tamba, Piṅgala, Gandha, Maṅgala, Hema(i), Uposatha, Chaddanta. Đó là 10 (họ). Quả thật, đó là 10 họ voi. Trong chủ đề này, Kālāvaka nên được hiểu là họ voi thông thường. Cái nào là thân lực của 10 người; thì cái đó là thân lực của một con voi Kālāvaka. Cái nào là lực của 10 con voi Kālāvaka; thì cái đó là lực của một con voi Gaṅgeyya. Cái nào là lực của 10 con voi Gaṅgeyya; thì cái đó là lực của một con voi Paṇḍara. Cái nào là lực của 10 con voi Paṇḍara; thì cái đó là lực của một con voi Tamba. Cái nào là lực của 10 con voi Tamba; thì cái đó là lực của một con voi Piṅgala. Cái nào là lực của 10 con voi Piṅgala; thì cái đó là lực của một con voi Gandha. Cái nào là lực của 10 con voi Gandha; thì cái đó là lực của một con voi Maṅgala. Cái nào là lực của 10 con voi Maṅgala; thì cái đó là lực của một con voi Hemavata. Cái nào là lực của 10 con voi Hemavata; thì cái đó là lực của một con voi Uposatha. Cái nào là lực của 10 con voi Uposatha; thì cái đó là lực của một con voi Chaddanta. Cái nào là lực của 10 con voi Chaddanta; thì cái đó là lực của một vị Như Lai. Chính đó được gọi là lực Nārāyanasaṅghāta. Chính (lực) đó của số lượng voi thông thường đó – tức 1.000 Koṭi voi (thông thường) – là lực của số lượng người đó – tức 10.000 Koṭi người. Đến như thế là [thân lực – kāyabala] của Như Lai. —– (i) Tên đầy đủ là Hemavata |
19 |
♦ ñāṇabalaṃ pana pāḷiyaṃ tāva āgatameva. dasabalañāṇaṃ, catuvesārajjañāṇaṃ, aṭṭhasu parisāsu akampanañāṇaṃ, catuyoniparicchedakañāṇaṃ, pañcagatiparicchedakañāṇaṃ. saṃyuttake (saṃ. ni. 2.34) āgatāni tesattati ñāṇāni sattasattati ñāṇānīti evaṃ aññānipi anekāni ñāṇasahassāni, etaṃ ñāṇabalaṃ nāma. idhāpi ñāṇabalameva adhippetaṃ. ñāṇañhi akampiyaṭṭhena upatthambhanaṭṭhena ca balanti vuttaṃ. |
Còn trí lực (của Như Lai) đã xuất hiện nhiều như thế trong kinh điển. Thập lực trí; tứ tự tín trí; trí không dao động ở nơi 8 hội chúng; trí xác định 4 kiểu sinh; trí xác định 5 loại cảnh giới. Còn nhiều nghìn trí khác xuất hiện trong Tương Ưng Bộ Kinh như: 73 (nghìn) trí, 77 (nghìn) trí (saṃ. ni. 2.34). Đó được gọi là [trí lực – ñāṇabala]. Và ở đây, chính trí lực được hàm ý. Bởi vì trí là [lực – bala] theo nghĩa là sự không dao động và theo nghĩa là sự hỗ trợ. Điều đó được nói như vậy. |
20 |
♦ yehi balehi samannāgatoti yehi dasahi ñāṇabalehi upeto samupeto. āsabhaṃ ṭhānanti seṭṭhaṭṭhānaṃ uttamaṭṭhānaṃ. āsabhā vā pubbabuddhā, tesaṃ ṭhānanti attho. apica gavasatajeṭṭhako usabho, gavasahassajeṭṭhako vasabho. vajasatajeṭṭhako vā usabho, vajasahassajeṭṭhako vasabho. sabbagavaseṭṭho sabbaparissayasaho seto pāsādiko mahābhāravaho asanisatasaddehipi akampaniyo nisabho, so idha usabhoti adhippeto. idampi hi tassa pariyāyavacanaṃ. usabhassa idanti āsabhaṃ. ṭhānanti catūhi pādehi pathaviṃ uppīḷetvā acalaṭṭhānaṃ. idaṃ pana āsabhaṃ viyāti āsabhaṃ. yatheva hi nisabhasaṅkhāto usabho usabhabalena samannāgato catūhi pādehi pathaviṃ uppīḷetvā acalaṭṭhānena tiṭṭhati, evaṃ tathāgatopi dasahi tathāgatabalehi samannāgato catūhi vesārajjapādehi aṭṭhaparisapathaviṃ uppīḷetvā sadevake loke kenaci paccatthikena paccāmittena akampiyo acalaṭṭhānena tiṭṭhati. evaṃ tiṭṭhamānova taṃ āsabhaṃ ṭhānaṃ paṭijānāti, upagacchati na paccakkhāti attani āropeti. tena vuttaṃ “āsabhaṃ ṭhānaṃ paṭijānātī”ti. |
[Có những lực đó – yehi balehi samannāgato] tức: có, có được 10 trí lực đó. [Ngưu vị – āsabhaṃ ṭhāna] tức: vị trí tuyệt đỉnh, vị trí tối cao. Hoặc ngưu là chư Phật thời trước, (ngưu vị) là vị trí của họ. Ý nghĩa là như vậy. Hoặc [ngưu chúa – usabha] là con ngưu đứng đầu 100 con ngưu; [ngưu vương – vasabha] là con ngưu đứng đầu 1.000 con ngưu. Hoặc [ngưu chúa – usabha] là con ngưu đứng đầu 100 trại bò; [ngưu vương – vasabha] là con ngưu đứng đầu 1.000 trại bò. Con ngưu đầu đàn, không rúng động bởi 100 tiếng sấm sét, mang được gánh nặng lớn lao, khiến thích ý, có màu trắng, chịu được mọi nguy hiểm, tuyệt đỉnh trong số mọi con ngưu; đó là điều được hàm ý ở đây thông qua từ [ngưu chúa – usabha]. Và quả thật, đó là một từ ẩn dụ (chỉ đến) Ngài (Đức Phật). [Ngưu – āsabha] là một từ ẩn dụ (chỉ đến) ngưu chúa. [Vị trí – ṭhāna] tức vị trí không rúng động bằng cách ấn mặt đất bằng 4 chân. Và [ngưu – āsabha] tức giống như con ngưu đó(i). Bởi vì giống hệt như con [ngưu chúa – usabha] – được gọi là con [ngưu đầu đàn – nisabha] – có ngưu chúa lực, trụ vào vị trí không rúng động bằng cách ấn mặt đất bằng 4 chân; cũng như vậy, Đức Như Lai có 10 Như Lai lực, trụ vào vị trí không rúng động, không dao động bởi bất kỳ kẻ thù, kẻ nghịch nào trong thế gian gồm chư thiên bằng cách ấn mặt đất – tức 8 hội chúng – bằng 4 chân – tức 4 sự tự tin. Ngài tuyên bố ngưu vị đó bằng chính cách trụ như vậy; ngài thừa nhận, không phủ nhận, (ngài) gán (vị trí đó) cho bản thân mình. Do đó, (điều này) đã được nói: ‘(Như Lai) tuyên bố ngưu vị.’ —– (i) [Ngưu – āsabha] ở đây chỉ đến Đức Phật, ví Ngài có phẩm tính như con ngưu tuyệt đỉnh đó. |
21 |
parisāsūti aṭṭhasu parisāsu. sīhanādaṃ nadatīti seṭṭhanādaṃ abhītanādaṃ nadati, sīhanādasadisaṃ vā nādaṃ nadati. ayamattho sīhanādasuttena dīpetabbo. yathā vā sīho sahanato hananato ca sīhoti vuccati, evaṃ tathāgato lokadhammānaṃ sahanato parappavādānañca hananato sīhoti vuccati. evaṃ vuttassa sīhassa nādaṃ sīhanādaṃ. tattha yathā sīho sīhabalena samannāgato sabbattha visārado vigatalomahaṃso sīhanādaṃ nadati, evaṃ tathāgatasīhopi tathāgatabalehi samannāgato aṭṭhasu parisāsu visārado vigatalomahaṃso iti rūpantiādinā nayena nānāvidhadesanāvilāsasampannaṃ sīhanādaṃ nadati. tena vuttaṃ “parisāsu sīhanādaṃ nadatī”ti. brahmacakkaṃ pavattetīti ettha brahmanti seṭṭhaṃ uttamaṃ visiṭṭhaṃ. cakka-saddo panāyaṃ — |
[Trong các hội chúng – parisā] tức: trong 8 hội chúng. [Rống lên tiếng rống sư tử – sīhanādaṃ nadati] tức: rống lên tiếng rống cao nhất, tiếng rống không sợ hãi; hoặc rống lên tiếng rống giống như tiếng rống của sư tử. Ý nghĩa đó sẽ được làm sáng tỏ thông qua bài kinh [Sư tử hống – Sīhanāda]. Và giống như sư tử được gọi là sư tử do sức chinh phục & sức tấn công (của nó); cũng vậy, Như Lai được gọi là Sư Tử do sức chinh phục các thế gian pháp & sức tấn công các lời dạy của các đạo khác. Sư Tử Hống tức là tiếng rống của con sư tử được nói đến như vậy. Ở đoạn kinh đó, giống như con sư tử có sư tử lực, tự tin, không sợ hãi ở mọi nơi, rống lên tiếng rống sư tử; cũng vậy, con Sư Tử là Như Lai có các Như Lai lực, tự tin, không sợ hãi ở 8 hội chúng, rống lên tiếng rống Sư Tử(i) có nét đẹp đa dạng trong lời giảng bằng phương pháp sắc vân vân như vậy. Do đó, điều này đã được nói: ‘(Như Lai) rống lên tiếng rống sư tử trong các hội chúng.’ [Chuyển phạm luân – brahmacakkaṃ pavatteti]; ở đây, [phạm – brahma] tức: tuyệt đỉnh, tối cao, phi thường. Còn đây là tiếng [luân – cakka(ii)]: —– (i) Tiếng rống Sư Tử của Đức Như Lai tức là lời thuyết giảng giáo pháp của Ngài. (ii) Luân là bánh xe. |
22 |
♦ sampattiyaṃ lakkhaṇe ca, rathaṅge iriyāpathe. ♦ dāne ratanadhammūra-cakkādīsu ca dissati. ♦ dhammacakke idha mato, tañca dvedhā vibhāvaye. ♦ “cattārimāni, bhikkhave, cakkāni, yehi samannāgatānaṃ devamanussānan”tiādīsu (a. ni. 4.31) hi ayaṃ sampattiyaṃ dissati. “pādatalesu cakkāni jātānī”ti (dī. ni. 2.35) ettha lakkhaṇe. “cakkaṃva vahato padan”ti (dha. pa. 1) ettha rathaṅge. “catucakkaṃ navadvāran”ti (saṃ. ni. 1.29) ettha iriyāpathe. “dadaṃ bhuñja mā ca pamādo, cakkaṃ pavattaya sabbapāṇinan”ti (jā. 1.7.149) ettha dāne. “dibbaṃ cakkaratanaṃ pāturahosī”ti (dī. ni. 2.243) ettha ratanacakke. “mayā pavattitaṃ cakkan”ti (su. ni. 562) ettha dhammacakke. “icchāhatassa posassa, cakkaṃ bhamati matthake”ti (jā. 1.1.104; 1.5.103) ettha uracakke. “khurapariyantena cepi cakkenā”ti (dī. ni. 1.166) ettha paharaṇacakke. “asanivicakkan”ti (dī. ni. 3.61; saṃ. ni. 2.162) ettha asanimaṇḍale. idha panāyaṃ dhammacakke adhippeto. |
(Bánh xe) thể hiện như là thành quả, và như là đặc điểm; như là bộ phận chiếc xe, như là tư thế; như là sự bố thí, như là bảo vật; như là Pháp, như là (bánh xe) sắt vân vân. Tại đây, ý niệm (về bánh xe) là như Pháp luân, và (Ngài) sẽ giải thích nó theo 2 cách. ‘Này các Tỳ Kheo! Đây là 4 bánh xe, khi chư thiên & con người có chúng’ vân vân (a. ni. 4.31); quả thật, (ở đây) bánh xe thể hiện như là một thành quả. ‘Các bánh xe xuất hiện ở những bàn chân’ (dī. ni. 2.35); ở đây, bánh xe thể hiện như là một đặc điểm. ‘Giống như bánh xe và chân của con vật kéo’ (dha. pa. 1); ở đây, bánh xe thể hiện như là một bộ phận của chiếc xe. ‘4 bánh xe, 9 cửa’ (saṃ. ni. 1.29); ở đây, bánh xe thể hiện như là một tư thế. ‘Bố thí rồi hãy ăn và chớ dễ duôi, hãy làm bánh xe quay cho mọi sinh vật’ (jā. 1.7.149); ở đây, bánh xe thể hiện như là sự bố thí. ‘Thiên luân bảo đã xuất hiện’ (dī. ni. 2.243); ở đây, bánh xe thể hiện như là luân bảo(i). ‘Bánh xe đã được làm cho quay bởi ta’ (su. ni. 562); ở đây, bánh xe thể hiện như là Pháp luân. ‘Bánh xe quay trên đầu của người bị tấn công bởi thèm muốn’ (jā. 1.1.104; 1.5.103); ở đây, bánh xe thể hiện như là một bánh xe sắt(ii). ‘Và nếu bằng bánh xe có rìa như dao cạo…’ (dī. ni. 1.166); ở đây, bánh xe thể hiện như là bánh xe vũ khí. ‘Vòng tròn sấm sét’ (dī. ni. 3.61; saṃ. ni. 2.162); ở đây, bánh xe thể hiện như là hình tròn sấm sét. Nhưng tại đây (tại đoạn kinh này), (bánh xe) ấy được hàm ý là Pháp luân (bánh xe Pháp). —– (i) Bánh xe báu. (ii) Bánh xe sắt quay trên đầu là một hình phạt ở Địa Ngục. |
23 |
taṃ pana dhammacakkaṃ duvidhaṃ hoti paṭivedhañāṇañceva desanāñāṇañca. tattha paññāpabhāvitaṃ attano ariyabalāvahaṃ paṭivedhañāṇaṃ. karuṇāpabhāvitaṃ sāvakānaṃ ariyabalāvahaṃ desanāñāṇaṃ. tattha paṭivedhañāṇaṃ uppajjamānaṃ uppannanti duvidhaṃ. tañhi abhinikkhamanato yāva arahattamaggā uppajjamānaṃ, phalakkhaṇe uppannaṃ nāma. tusitabhavanato vā yāva mahābodhipallaṅke arahattamaggā uppajjamānaṃ, phalakkhaṇe uppannaṃ nāma. dīpaṅkaradasabalato paṭṭhāya vā yāva arahattamaggā uppajjamānaṃ, phalakkhaṇe uppannaṃ nāma. desanāñāṇampi pavattamānaṃ pavattanti duvidhaṃ. tañhi yāva aññātakoṇḍaññassa sotāpattimaggā pavattamānaṃ, phalakkhaṇe pavattaṃ nāma. tesu paṭivedhañāṇaṃ lokuttaraṃ, desanāñāṇaṃ lokiyaṃ. ubhayampi panetaṃ aññehi asādhāraṇaṃ, buddhānaṃyeva orasañāṇaṃ. |
Và Pháp luân đó gồm 2 loại: chính thấu đạt trí & thuyết giảng trí. Trong chủ đề này, thấu đạt trí là cái chứa thánh lực được tăng cường bởi trí tuệ của bản thân. Thuyết giảng trí là cái chứa thánh lực được tăng cường bởi tâm bi dành cho các vị đệ tử. Trong chủ đề này, thấu đạt trí gồm 2 loại: (thấu đạt trí) đang sinh lên & (thấu đạt trí) đã sinh lên. Quả thật, thấu đạt trí từ lúc ly gia cho đến A La Hán Đạo là (thấu đạt trí) đang sinh lên; thấu đạt trí vào thời khắc (A La Hán) Quả được gọi là (thấu đạt trí) đã sinh lên. Hoặc (thấu đạt trí) từ lúc (Bồ Tát) ở tại cõi Đâu Suất thiên cho đến A La Hán Đạo vào lúc (Ngài) ngồi kiết già tại cây Đại Bồ Đề là (thấu đạt trí) đang sinh lên; thấu đạt trí vào thời khắc (A La Hán) Quả được gọi là (thấu đạt trí) đã sinh lên. Hoặc (thấu đạt trí) bắt đầu từ lúc (diện kiến) Đấng Thập Lực Dīpaṅkara cho đến A La Hán Đạo là (thấu đạt trí) đang sinh lên; thấu đạt trí vào thời khắc (A La Hán) Quả được gọi là (thấu đạt trí) đã sinh lên. Thuyết giảng trí cũng gồm 2 loại: (thuyết giảng trí) đang diễn tiến & (thuyết giảng trí) đã diễn tiến. Quả thật, thuyết giảng trí cho đến Nhập Lưu Đạo của Aññātakoṇḍañña là (thuyết giảng trí) đang diễn tiến; thuyết giảng trí vào thời khắc (A La Hán) Quả được gọi là (thuyết giảng trí) đã diễn tiến. Trong số chúng (2 loại trí đó), thấu đạt trí là siêu thế trí; thuyết giảng trí là hiệp thế trí. Nhưng cả 2 loại trí đó không phải là (năng lực) chung với những hạng người khác; chúng là trí thuộc riêng chư Phật thôi. |
24 |
♦ idāni yehi balehi samannāgato tathāgato āsabhaṃ ṭhānaṃ paṭijānāti, yāni āditova “dasa kho panimāni, sāriputta, tathāgatassa tathāgatabalānī”ti nikkhittāni, tāni vitthārato dassetuṃ katamāni dasa? idha, sāriputta, tathāgato ṭhānañca ṭhānatotiādimāha. tattha ṭhānañca ṭhānatoti kāraṇañca kāraṇato. kāraṇañhi yasmā tattha phalaṃ tiṭṭhati tadāyattavuttiyāya uppajjati ceva pavattati ca, tasmā ṭhānanti vuccati. taṃ bhagavā “ye ye dhammā yesaṃ yesaṃ dhammānaṃ hetū paccayā uppādāya, taṃ taṃ ṭhānaṃ. ye ye dhammā yesaṃ yesaṃ dhammānaṃ na hetū na paccayā uppādāya, taṃ taṃ aṭṭhānan”ti pajānanto ṭhānañca ṭhānato aṭṭhānañca aṭṭhānato yathābhūtaṃ pajānāti. abhidhamme panetaṃ, “tattha katamaṃ tathāgatassa ṭhānañca ṭhānato aṭṭhānañca aṭṭhānato yathābhūtaṃ ñāṇan”tiādinā (vibha. 809) nayena vitthāritameva. yampīti yena ñāṇena. idampi, sāriputta, tathāgatassāti idampi ṭhānāṭṭhānañāṇaṃ tathāgatassa tathāgatabalaṃ nāma hotīti attho. evaṃ sabbapadesu yojanā veditabbā. |
Như Lai có những lực đó, tuyên bố ngưu vị; những lực nào được biểu đạt (bởi Đức Phật) ngay từ đầu rằng: ‘Và này Sāriputta! Còn đây là 10 Như Lai lực của Như Lai’; thì giờ đây, nhằm trình bày chi tiết những lực đó, (Đức Phật) đã nói rằng [10 lực đó là những gì? Này Sāriputta! Ở đây, Như Lai (rõ biết theo thực tính) cơ sở như là cơ sở] vân vân. Ở đoạn kinh đó, [cơ sở như là cơ sở – ṭhānañca ṭhānato] tức: nguyên nhân như là nguyên nhân. Quả thật, bởi vì kết quả tồn tại tại đó (nơi nguyên nhân), hoặc kết quả sinh lên hay diễn tiến theo phương thức dựa vào (nguyên nhân) đó; cho nên [nguyên nhân – kāraṇa] được gọi là [cơ sở – ṭhāna]. Đức Thế Tôn rõ biết theo thực tính cơ sở như là cơ sở và phi cơ sở như là phi cơ sở nhờ Ngài rõ biết điều đó rằng: ‘Bất kỳ những pháp nào là nhân, là duyên cho sự sinh lên của những pháp khác; thì chính những pháp đó là cơ sở. Bất kỳ những pháp nào không là nhân, không là duyên cho sự sinh lên của những pháp khác; thì chính những pháp đó là phi cơ sở.’ Và điều đó cũng được giải thích trong bộ Vi Diệu Pháp theo lối: ‘Tại đó, cái gì là trí theo thực tính của Như Lai (rõ biết) cơ sở như là cơ sở và phi cơ sở như là phi cơ sở?’ vân vân. (vibha. 809) [Cái nào – yampi] tức [bằng trí nào – yena ñāṇena]. [Này Sāriputta! Cái đó của Như Lai…] tức: trí về cơ sở và phi cơ sở đó được gọi là Như Lai lực của Như Lai. Ý nghĩa là như vậy. Sự giải thích nên được hiểu như vậy ở mọi câu. |
25 |
♦ kammasamādānānanti samādiyitvā katānaṃ kusalākusalakammānaṃ, kammameva vā kammasamādānaṃ. ṭhānaso hetusoti paccayato ceva hetuto ca. tattha gatiupadhikālapayogā vipākassa ṭhānaṃ. kammaṃ hetu. imassa pana ñāṇassa vitthārakathā “atthekaccāni pāpakāni kammasamādānāni gatisampattipaṭibāḷhāni na vipaccantī”tiādinā (vibha. 810) nayena abhidhamme āgatāyeva. |
[Các nghiệp được thi hành – kammasamādāna] tức: các thiện & bất thiện nghiệp đã được làm theo nghĩa là được thi hành. Hoặc chính nghiệp là nghiệp được thi hành. [Theo cơ sở, theo nhân – ṭhānaso hetuso] tức: theo chính nhân và duyên. Trong chủ đề này, cơ sở của quả là: cảnh giới; điều kiện của bản thân (chúng sinh đó); thời gian; hành động(i). Nhân của quả là nghiệp. Còn lời giảng chi tiết về loại trí này đã xuất hiện trong Vi Diệu Pháp theo lối: ‘Có một số ác nghiệp được thi hành không trổ quả do bị ngăn chặn bởi kết quả tái sinh’ vân vân. (vibha. 810) —– (i) Đây là hành động làm duyên cho quả trổ, chứ không phải là nghiệp gây ra quả đó. |
26 |
sabbatthagāmininti sabbagatigāminiṃ agatigāminiñca. paṭipadanti maggaṃ. yathābhūtaṃ pajānātīti bahūsupi manussesu ekameva pāṇaṃ ghātentesu imassa cetanā nirayagāminī bhavissati, imassa cetanā tiracchānayonigāminīti iminā nayena ekavatthusmimpi kusalākusalacetanāsaṅkhātānaṃ paṭipattīnaṃ aviparītato sabhāvaṃ jānāti. imassa ca ñāṇassa vitthārakathā “tattha katamaṃ tathāgatassa sabbatthagāminiṃ paṭipadaṃ yathābhūtaṃ ñāṇaṃ? idha tathāgato ayaṃ maggo ayaṃ paṭipadā nirayagāmīti pajānātī”tiādinā (vibha. 811) nayena abhidhamme āgatāyeva. |
[Dẫn tới mọi nơi – sabbatthagāmin] tức: dẫn tới mọi cảnh giới (tái sinh) và dẫn tới phi cảnh giới(i). [Lộ trình – paṭipadā] tức con đường. [Rõ biết theo thực tính – yathābhūtaṃ pajānāti] tức: Ngài biết một cách chắc chắn bản chất của các hành vi – được gọi là thiện & bất thiện tư – đối với một tình huống theo lối này: ‘Trong số nhiều người giết hại chỉ một sinh vật, tư của người này sẽ dẫn tới địa ngục; tư của người kia sẽ dẫn tới cõi súc sinh.’ Còn lời giảng chi tiết về loại trí này đã xuất hiện trong Vi Diệu Pháp theo lối: ‘Trong chủ đề này, cái gì là trí theo thực tính của Như Lai (rõ biết) lộ trình dẫn tới mọi nơi? Ở đây, Như Lai rõ biết rằng: ‘Con đường này là lộ trình dẫn tới địa ngục.’’ vân vân (vibha. 811) —– (i) Phi cảnh giới tức Niết Bàn. |
27 |
♦ anekadhātunti cakkhudhātuādīhi kāmadhātuādīhi vā dhātūhi bahudhātuṃ. nānādhātunti tāsaṃyeva dhātūnaṃ vilakkhaṇatāya nānappakāradhātuṃ. lokanti khandhāyatanadhātulokaṃ. yathābhūtaṃ pajānātīti tāsaṃ tāsaṃ dhātūnaṃ aviparītato sabhāvaṃ paṭivijjhati. idampi ñāṇaṃ “tattha katamaṃ tathāgatassa anekadhātunānādhātulokaṃ yathābhūtaṃ ñāṇaṃ, idha tathāgato khandhanānattaṃ pajānātī”tiādinā nayena abhidhamme vitthāritameva. |
[Nhiều yếu tố – anekadhātu] tức: đa yếu tố theo nghĩa là nhiều yếu tố như nhãn giới vân vân hoặc dục giới vân vân. [Đa dạng yếu tố – nānādhātu] tức: nhiều loại yếu tố xét theo đặc trưng của chính các yếu tố đó. [Thế gian – loka] tức: thế gian uẩn, xứ, giới. [Rõ biết theo thực tính – yathābhūtaṃ pajānāti] tức: Ngài thấu đạt một cách chắc chắn bản chất của chính các yếu tố đó. Còn loại trí này đã được giải thích trong Vi Diệu Pháp theo lối: ‘Trong chủ đề này, cái gì là trí theo thực tính của Như Lai (rõ biết) thế gian nhiều yếu tố, đa dạng yếu tố? Ở đây, Như Lai rõ biết trạng thái đa dạng về uẩn.’’ vân vân |
28 |
♦ nānādhimuttikatanti hīnādīhi adhimuttīhi nānādhimuttikabhāvaṃ. idampi ñāṇaṃ, “tattha katamaṃ tathāgatassa sattānaṃ nānādhimuttikataṃ yathābhūtaṃ ñāṇaṃ, idha tathāgato pajānāti santi sattā hīnādhimuttikā”ti ādinā nayena abhidhamme vitthāritameva. |
[Khuynh hướng đa dạng – nānādhimuttikatā] tức: trạng thái khuynh hướng đa dạng theo nghĩa là khuynh hướng thấp kém vân vân. Còn loại trí này đã được giải thích trong Vi Diệu Pháp theo lối: ‘Trong chủ đề này, cái gì là trí theo thực tính của Như Lai (rõ biết) khuynh hướng đa dạng của các chúng sinh? Ở đây, Như Lai rõ biết rằng: ‘Tồn tại các chúng sinh có khuynh hướng thấp kém.’’ vân vân |
29 |
♦ parasattānanti padhānasattānaṃ. parapuggalānanti tato paresaṃ hīnasattānaṃ. ekatthameva vā etaṃ padadvayaṃ. veneyyavasena pana dvedhā vuttaṃ. indriyaparopariyattanti saddhādīnaṃ indriyānaṃ parabhāvaṃ aparabhāvañca, vuddhiñca hāniñcāti attho. imassapi ñāṇassa vitthārakathā — “tattha katamaṃ tathāgatassa parasattānaṃ parapuggalānaṃ indriyaparopariyattaṃ yathābhūtaṃ ñāṇaṃ, idha tathāgato sattānaṃ āsayaṃ pajānāti anusayaṃ pajānātī”tiādinā (vibha. 814) nayena abhidhamme āgatāyeva. |
[Các chúng sinh khác – parasatta] tức: các [chúng sinh trọng yếu – padhānasatta]. [Những người khác – parapuggala] tức: những chúng sinh thấp kém, khác với những chúng sinh đó (khác với những chúng sinh trọng yếu). Hoặc 2 từ đó (parasatta & parapuggala) có cùng một nghĩa; nhưng được nói thành 2 kiểu do sự giảng dạy. [Trạng thái cao thấp của các căn – indriyaparopariyatta] tức: trạng thái cao hay trạng thái thấp; trạng thái tăng trưởng hay trạng thái suy giảm của các căn như tín vân vân. Ý nghĩa là như vậy. Còn lời giảng chi tiết về loại trí này đã xuất hiện trong Vi Diệu Pháp theo lối: ‘Trong chủ đề này, cái gì là trí theo thực tính của Như Lai (rõ biết) trạng thái cao thấp của các căn của các chúng sinh khác, những người khác? Ở đây, Như Lai rõ biết khuynh hướng của các chúng sinh, rõ biết xu hướng của các chúng sinh.’’ vân vân (vibha. 814) |
30 |
♦ jhānavimokkhasamādhisamāpattīnanti paṭhamādīnaṃ catunnaṃ jhānānaṃ rūpī rūpāni passatītiādīnaṃ aṭṭhannaṃ vimokkhānaṃ savitakkasavicārādīnaṃ tiṇṇaṃ samādhīnaṃ paṭhamajjhānasamāpattiādīnañca navannaṃ anupubbasamāpattīnaṃ. saṃkilesanti hānabhāgiyadhammaṃ. vodānanti visesabhāgiyadhammaṃ. vuṭṭhānanti “vodānampi vuṭṭhānaṃ. tamhā tamhā samādhimhā vuṭṭhānampi vuṭṭhānan”ti (vibha. 828) evaṃ vuttapaguṇajjhānañceva bhavaṅgaphalasamāpattiyo ca. heṭṭhimaṃ heṭṭhimañhi paguṇajjhānaṃ uparimassa uparimassa padaṭṭhānaṃ hoti. tasmā “vodānampi vuṭṭhānan”ti vuttaṃ. bhavaṅgena pana sabbajjhānehi vuṭṭhānaṃ hoti. phalasamāpattiyā nirodhasamāpattito vuṭṭhānaṃ hoti. taṃ sandhāya “tamhā tamhā samādhimhā vuṭṭhānampi vuṭṭhānan”ti vuttaṃ. idampi ñāṇaṃ “tattha katamaṃ tathāgatassa jhānavimokkhasamādhisamāpattīnaṃ saṃkilesaṃ vodānaṃ vuṭṭhānaṃ yathābhūtaṃ ñāṇaṃ, jhāyīti cattāro jhāyī, atthekacco jhāyī sampattiṃyeva samānaṃ vipattīti paccetī”tiādinā (vibha. 828) nayena abhidhamme vitthāritaṃ. sattannaṃ ñāṇānaṃ vitthārakathāvinicchayo sammohavinodaniyaṃ vibhaṅgaṭṭhakathāyaṃ vutto. pubbenivāsānussatidibbacakkhuñāṇakathā visuddhimagge vitthāritā. āsavakkhayakathā bhayabherave. |
[Các thành quả, Định, sự giải thoát, tầng thiền – jhānavimokkhasamādhisamāpatti] tức: 9 thành quả thiền theo tuần tự – tức: thành quả Sơ Thiền vân vân; 3 loại Định – tức: Định có tầm có tứ vân vân; 8 loại giải thoát – tức: ‘Có sắc, vị ấy thấy các sắc’ vân vân; 4 tầng thiền bắt đầu từ Sơ Thiền. [Sự ô nhiễm – saṃkilesa] tức: yếu tố dẫn tới sự suy thoái. [Sự tinh khiết – vodāna] tức: yếu tố dẫn tới thành quả. [Sự khởi lên – vuṭṭhāna], chính tầng thiền đã được thành thục như được nói và các tầng thiền có kết cục là hữu phần (được nói) rằng: ‘Sự khởi lên là sự tinh khiết; và sự khởi lên là sự xuất khỏi từng (tầng) Định.’ (vibha. 828) Bởi vì mỗi tầng thiền bậc thấp được thành thục là nhân gần cho tầng thiền bậc cao hơn. Do đó, điều này đã được nói: ‘Sự khởi lên là sự tinh khiết.’ Còn sự xuất khỏi mọi tầng thiền xảy ra vào thời điểm hữu phần. Sự xuất khỏi tầng thiền diệt và tầng thiền quả xảy ra (cũng vào thời điểm hữu phần). Điều này đã được nói liên quan đến chuyện đó: ‘Sự khởi lên là sự xuất khỏi từng (tầng) Định.’ Còn loại trí này đã được giải thích trong Vi Diệu Pháp theo lối: ‘Trong chủ đề này, cái gì là trí theo thực tính của Như Lai (rõ biết) sự ô nhiễm, sự tinh khiết, sự khởi lên của các thành quả thiền, Định, sự giải thoát, tầng thiền. [Thiền giả – jhāyī] tức: 4 loại thiền giả. Có một thiền giả; (vị ấy) nhận thức chính thành quả thiền đang tồn tại như là phi thành quả.’ vân vân. Sự phân tích chi tiết trong phần giải thích về 7 loại trí đã được nói trong bộ Vibhaṅgaṭṭhakathā nhằm loại bỏ những chỗ mù mờ. Lời giảng về trí nhớ kiếp quá khứ & thiên nhãn trí đã được giải thích trong bộ Thanh Tịnh Đạo. Lời giảng về sự cạn kiệt lậu hoặc đã được giải thích trong phần sợ hãi & kinh sợ. |
31 |
♦ 149. imāni kho sāriputtāti yāni pubbe “dasa kho panimāni, sāriputta, tathāgatassa tathāgatabalānī”ti avocaṃ, imāni tānīti appanaṃ karoti. tattha paravādīkathā hoti — dasabalañāṇaṃ nāma pāṭiyekkaṃ natthi, sabbaññutaññāṇassevāyaṃ pabhedoti. taṃ na tathā daṭṭhabbaṃ. aññameva hi dasabalañāṇaṃ, aññaṃ sabbaññutaññāṇaṃ. dasabalañāṇañhi sakasakakiccameva jānāti. sabbaññutañāṇaṃ tampi tato avasesampi pajānāti. dasabalañāṇesu hi paṭhamaṃ kāraṇākāraṇameva jānāti. dutiyaṃ kammantaravipākantarameva. tatiyaṃ kammaparicchedameva. catutthaṃ dhātunānattakāraṇameva. pañcamaṃ sattānaṃ ajjhāsayādhimuttimeva. chaṭṭhaṃ indriyānaṃ tikkhamudubhāvameva. sattamaṃ jhānādīhi saddhiṃ tesaṃ saṃkilesādimeva. aṭṭhamaṃ pubbenivutthakhandhasantatimeva. navamaṃ sattānaṃ cutipaṭisandhimeva. dasamaṃ saccaparicchedameva. sabbaññutaññāṇaṃ pana etehi jānitabbañca tato uttariñca pajānāti. etesaṃ pana kiccaṃ na sabbaṃ karoti. tañhi jhānaṃ hutvā appetuṃ na sakkoti, iddhi hutvā vikubbituṃ na sakkoti, maggo hutvā kilese khepetuṃ na sakkoti. apica paravādī evaṃ pucchitabbo — “dasabalañāṇaṃ nāma etaṃ savitakkasavicāraṃ avitakkavicāramattaṃ avitakkāvicāraṃ kāmāvacaraṃ rūpāvacaraṃ arūpāvacaraṃ lokiyaṃ lokuttaran”ti? jānanto paṭipāṭiyā satta ñāṇāni savitakkasavicārānīti vakkhati. tato parāni dve avitakkāvicārānīti vakkhati. āsavakkhayañāṇaṃ siyā savitakkasavicāraṃ, siyā avitakkavicāramattaṃ, siyā avitakkāvicāranti vakkhati. tathā paṭipāṭiyā satta kāmāvacarāni, tato parāni dve rūpāvacarāni, avasāne ekaṃ lokuttaranti vakkhati, sabbaññutaññāṇaṃ pana savitakkasavicārameva kāmāvacarameva lokiyamevāti vakkhati. |
[Này Sāriputta! Đây là…], Đức Phật hướng sự chú ý (của Ngài Sāriputta) như thế này: ‘Ta đã nói (về) những lực nào trước đây rằng: ‘Và này Sāriputta! Đây là 10 Như Lai lực của Như Lai’; thì đây là những lực đó.’ Trong chủ đề này, có lời nói thuộc quan điểm bất đồng rằng: ‘Không có cái được gọi là thập lực trí một cách riêng rẽ. Đó (các trí riêng rẽ) là sự phân chia toàn giác trí mà thôi.’ Điều đó không nên được hiểu như thế(i). Bởi vì thập lực trí là một loại trí khác; toàn giác trí là một loại trí khác. Quả thật, thập lực trí biết chính phận sự của riêng mình. Toàn giác trí rõ biết điều đó (phận sự của riêng mình) lẫn những điều còn lại khác với điều đó. Quả thật, trong số các trí thuộc thập lực trí; trí thứ nhất biết nguyên nhân lẫn phi nguyên nhân. Trí thứ 2 biết sự khác biệt về nghiệp lẫn sự khác biệt về quả. Trí thứ 3 biết sự xác định nghiệp. Trí thứ 4 biết sự đa dạng của các yếu tố lẫn nguyên nhân cho sự đa dạng của các yếu tố. Trí thứ 5 biết xu hướng, khuynh hướng của các chúng sinh. Trí thứ 6 biết sự sắc bén & sự chậm lụt của các căn. Trí thứ 7 biết sự ô nhiễm vân vân của chúng (các căn) cùng với tầng thiền vân vân. Trí thứ 8 biết sự tiếp diễn của các uẩn tồn tại trong quá khứ. Trí thứ 9 biết sự chết & tái hợp của các chúng sinh. Trí thứ 10 biết sự xác định chân lý. Còn toàn giác trí rõ biết điều có thể được biết bởi các loại trí đó và rõ biết điều khác hơn điều đó nữa. Nhưng nó (toàn giác trí) không thực hiện được mọi chức năng của chúng (10 trí thuộc thập lực trí). Mặc dù tầng thiền tồn tại, nó (toàn giác trí) không thể tập trung (vào đề mục thiền). Mặc dù thần thông tồn tại, nó (toàn giác trí) không thể thi triển (thần thông). Mặc dù Đạo tồn tại, nó (toàn giác trí) không thể làm các phiền não cạn kiệt. Và hơn nữa, người có quan điểm bất đồng nên được hỏi rằng: ‘Cái được gọi là thập lực trí đó hữu tầm hữu tứ, hay vô tầm hữu tứ, hay vô tầm vô tứ; thuộc dục giới, hay thuộc sắc giới, hay thuộc vô sắc giới; hiệp thế hay siêu thế?’ Người hiểu biết sẽ đáp: ‘Theo thứ tự, 7 loại trí (thuộc thập lực trí) hữu tầm hữu tứ.’ Kế đó, người đó sẽ đáp: ‘2 loại trí khác vô tầm vô tứ.’ Tiếp đó, người đó sẽ đáp: ‘Lậu tận trí có thể hữu tầm hữu tứ; có thể vô tầm hữu tứ; có thể vô tầm vô tứ.’ Cũng vậy, người đó sẽ đáp: ‘Theo thứ tự, 7 loại trí thuộc dục giới.’ Kế đó, người đó sẽ đáp: ‘2 loại trí khác thuộc sắc giới.’ Tiếp đó, người đó sẽ đáp: ‘Cuối cùng, một loại trí là siêu thế.’ Nhưng tiếp theo, người đó sẽ đáp: ‘Toàn giác trí chỉ hữu tầm hữu tứ; chỉ thuộc dục giới và chỉ hiệp thế.’ —– (i) Tức không nên hiểu theo quan điểm bất đồng. |
32 |
evamettha anupadavaṇṇanaṃ katvā idāni yasmā tathāgato paṭhamaṃyeva ṭhānāṭṭhānañāṇena veneyyasattānaṃ āsavakkhayādhigamassa ceva anadhigamassa ca ṭhānāṭṭhānabhūtaṃ kilesāvaraṇābhāvaṃ passati, lokiyasammādiṭṭhiṭṭhānadassanato niyatamicchādiṭṭhiṭṭhānābhāvadassanato ca. atha nesaṃ kammavipākañāṇena vipākāvaraṇābhāvaṃ passati, tihetukapaṭisandhidassanato. sabbatthagāminīpaṭipadāñāṇena kammāvaraṇābhāvaṃ passati, anantariyakammābhāvadassanato. evaṃ anāvaraṇānaṃ anekadhātunānādhātuñāṇena anukūladhammadesanatthaṃ cariyavisesaṃ passati, dhātuvemattadassanato. atha nesaṃ nānādhimuttikatāñāṇena adhimuttiṃ passati, payogaṃ anādiyitvāpi adhimuttivasena dhammadesanatthaṃ. athevaṃ diṭṭhādhimuttīnaṃ yathāsatti yathābalaṃ dhammaṃ desetuṃ indriyaparopariyattañāṇena indriyaparopariyattaṃ passati, saddhādīnaṃ tikkhamudubhāvadassanato. evaṃ pariññātindriyaparopariyattā pana te sace dūre honti, paṭhamajjhānādīsu vasībhūtattā iddhivisesena te khippaṃ upagacchati. Upagantvā ca nesaṃ pubbenivāsānussatiñāṇena pubbajātibhāvanaṃ, dibbacakkhuñāṇānubhāvato pattabbena cetopariyañāṇena sampati cittavisesaṃ passanto āsavakkhayañāṇānubhāvena āsavakkhayagāminiyā paṭipadāya vigatasammohattā āsavakkhayāya dhammaṃ deseti. tasmā iminā anukkamena imāni dasabalāni vuttānīti veditabbāni. |
Sau khi giải thích từng từ về chủ đề này như vậy; giờ đây, bởi vì trước tiên do việc nhìn ra trạng thái chánh kiến hiệp thế và do việc nhìn ra sự không tồn tại trạng thái tà kiến cố định (ở chúng sinh nào đó) bằng trí về cơ sở & phi cơ sở; Như Lai nhận thấy được sự không tồn tại của chướng ngại từ phiền não – vốn là cơ sở cho thành quả lậu tận và là phi cơ sở (dẫn đến) việc không đạt được thành quả lậu tận của các chúng sinh được giảng dạy. Thế rồi, do việc nhìn ra sự tái hợp của (chúng sinh) tam nhân; bằng trí về nghiệp & quả, Như Lai nhận thấy được sự không tồn tại của chướng ngại cho quả đối với các chúng sinh (được giảng dạy) đó. Do việc nhìn ra sự không tồn tại của vô gián nghiệp; bằng trí về lộ trình dẫn tới mọi nơi, Như Lai nhận thấy được sự không tồn tại của chướng ngại do nghiệp. Do việc nhìn ra sự khác biệt về yếu tố; bằng trí về nhiều yếu tố, đa dạng yếu tố, Như Lai nhận thấy được sự khác biệt về hành vi nhằm mục đích là thuyết giảng pháp phù hợp cho (các chúng sinh) không có chướng ngại như thế(i). Thế rồi, bằng trí về khuynh hướng đa dạng, Như Lai nhận thấy được khuynh hướng của các chúng sinh đó nhằm mục đích thuyết pháp dựa theo khuynh hướng (của chúng sinh) mà không cần chuẩn bị. Do việc nhìn ra trạng thái sắc bén hay chậm lụt của tín vân vân; bằng trí về trạng thái cao thấp của các căn, Như Lai nhận thấy được trạng thái cao thấp của các căn (của chúng sinh) để thuyết pháp dựa theo lực, dựa theo khả năng của các chúng sinh có khuynh hướng được nhận thấy bởi Như Lai như vậy. Tuy nhiên, do trạng thái cao thấp của các căn được thấu biết (bởi Như Lai) như vậy; nếu các chúng sinh đó ở xa, Đức Phật tiếp cận họ một cách nhanh chóng nhờ thần thông phi thường dựa vào sự nhuần nhuyễn trong sơ thiền vân vân. Sau khi tiếp cận; nhờ nhận thấy sự khác biệt về tâm của các chúng sinh ấy trong hiện tại bằng tha tâm trí, nhận thấy đích đến (của các chúng sinh ấy) bằng năng lực của thiên nhãn trí, nhận thấy sự tồn tại và sinh ra trong quá khứ (của các chúng sinh ấy) bằng trí nhớ kiếp quá khứ; Ngài thuyết pháp vì mục đích (giúp các chúng sinh ấy) lậu tận nhờ sự không còn si mê, dựa vào phương pháp dẫn tới sự lậu tận nhờ năng lực của lậu tận trí. Cho nên, 10 lực đó theo tuần tự được gọi bằng cụm từ đó [thập lực trí – dasabalañāṇa]; chúng nên được hiểu như vậy. —– (i) Tức Đức Phật tuỳ chúng sinh mà thuyết pháp phù hợp, nhưng cũng có giới hạn. Ngài không thể thuyết pháp cho các chúng sinh ở cõi súc sinh, ngạ quỷ… để giúp họ tu tập ngay trong kiếp họ còn là súc sinh, ngạ quỷ được. Xu hướng chung là như vậy, mặc dù trong kinh cũng ghi nhận một số trường hợp súc sinh nghe ‘ké’ pháp Ngài thuyết, xui rủi chết ngay lúc đó rồi tái sinh cõi lành. Những trường hợp đó không nhiều và có 2 điểm rõ ràng: (1) Họ nghe ‘ké’ chứ Đức Phật không thuyết pháp cho riêng họ; (2) Họ tái sinh lên cõi lành chứ họ không thể tu tập khi còn là súc sinh. |
33 |
♦ taṃ, sāriputta, vācaṃ appahāyātiādīsu puna evarūpiṃ vācaṃ na vakkhāmīti vadanto taṃ vācaṃ pajahati nāma. puna evarūpaṃ cittaṃ na uppādessāmīti cintento cittaṃ pajahati nāma. puna evarūpaṃ diṭṭhiṃ na gaṇhissāmīti pajahanto diṭṭhiṃ paṭinissajjati nāma, tathā akaronto neva pajahati, na paṭinissajjati. so yathābhataṃ nikkhitto evaṃ nirayeti yathā nirayapālehi āharitvā niraye ṭhapito, evaṃ niraye ṭhapitoyevāti veditabbo. |
Ở cụm từ [Này Sāriputta! Không từ bỏ lời nói đó] vân vân: vị ấy từ bỏ lời nói đó bằng cách nói rằng: ‘Ta sẽ không nói lời nói có hình thức như thế nữa.’ Vị ấy từ bỏ ý nghĩ đó bằng cách suy nghĩ rằng: ‘Ta sẽ không khởi lên ý nghĩ có hình thức như thế nữa.’ Vị ấy buông bỏ quan điểm đó bằng cách từ bỏ rằng: ‘Ta sẽ không nắm giữ quan điểm có hình thức như thế nữa.’ Khi không làm như vậy, vị ấy không hề từ bỏ, không hề buông bỏ. [Như thể bị đưa đến, vị ấy bị ném xuống địa ngục như vậy], tức: vị ấy bị đặt vào địa ngục như thể bị mang đến bởi những người canh giữ địa ngục; vị ấy quả bị đặt vào địa ngục như vậy. Điều đó nên được hiểu như thế. |
34 |
♦ idānissa atthasādhakaṃ upamaṃ dassento seyyathāpītiādimāha. tattha sīlasampannotiādīsu lokiyalokuttarā sīlasamādhipaññā veditabbā. lokuttaravaseneva vinivattetumpi vaṭṭati. ayañhi sammāvācākammantājīvehi sīlasampanno, sammāvāyāmasatisamādhīhi samādhisampanno, sammādiṭṭhisaṅkappehi paññāsampanno, so evaṃ sīlādisampanno bhikkhu yathā diṭṭheva dhamme imasmiṃyeva attabhāve aññaṃ ārādheti arahattaṃ pāpuṇāti, evaṃsampadamidaṃ, sāriputta, vadāmi imampi kāraṇaṃ evarūpameva. yathā hi maggānantaraṃ avirajjhitvāva phalaṃ nibbattati, evameva imassāpi puggalassa cutianantaraṃ avirajjhitvāva niraye paṭisandhi hotīti dasseti. sakalasmiñhi buddhavacane imāya upamāya gāḷhataraṃ katvā vuttaupamā nāma natthi. |
Giờ đây, nhằm trình bày ví dụ làm trọn nghĩa cho điều đó, Đức Phật đã nói: [‘Cũng giống như’] vân vân. Ở đoạn kinh đó, về cụm từ [đầy đủ giới – sīlasampanna] vân vân: giới, định, tuệ hiệp thế lẫn siêu thế có thể được hiểu. Nhưng điều phù hợp là không nên (hiểu) theo nghĩa siêu thế. Bởi vì vị ấy đầy đủ giới theo phương diện là chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng; đầy đủ định theo phương diện là chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định; đầy đủ tuệ theo phương diện là chánh kiến, chánh tư duy. Giống như vị Tỳ Kheo đó đầy đủ giới vân vân như vậy đạt được liễu tri, đạt đến trạng thái A La Hán ngay nơi trạng thái bản thân đó, ngay trong hiện tại; này Sāriputta! Ta nói kết quả đó như vậy và nguyên nhân đó với hình thức như vậy. Bởi vì giống như Quả khởi lên ngay kế tiếp Đạo; cũng hệt như vậy, sự tái hợp của người đó ở địa ngục xảy ra ngay kế cái chết (của người đó). Đức Phật trình bày như vậy. Quả thật, trong toàn bộ Phật ngôn, không có ví dụ nào được nói một cách chặt chẽ hơn ví dụ này. |
35 |
♦ 150. vesārajjānīti ettha sārajjapaṭipakkho vesārajjaṃ, catūsu ṭhānesu sārajjābhāvaṃ paccavekkhantassa uppannasomanassamayañāṇassetaṃ nāmaṃ. sammāsambuddhassa te paṭijānatoti ahaṃ sammāsambuddho, sabbe dhammā mayā abhisambuddhāti evaṃ paṭijānato tava. anabhisambuddhāti ime nāma dhammā tayā anabhisambuddhā. tatra vatāti tesu vata anabhisambuddhāti evaṃ dassitadhammesu. sahadhammenāti sahetunā sakāraṇena vacanena sunakkhatto viya vippalapanto appamāṇaṃ. nimittametanti ettha puggalopi dhammopi nimittanti adhippeto. taṃ puggalaṃ na passāmi, yo maṃ paṭicodessati, taṃ dhammaṃ na passāmi, yaṃ dassetvā ayaṃ nāma dhammo tayā anabhisambuddhoti maṃ paṭicodessatīti ayamettha attho. khemappattoti khemaṃ patto, sesapadadvayaṃ imasseva vevacanaṃ. sabbañhetaṃ vesārajjañāṇameva sandhāya vuttaṃ. Dasabalassa hi ayaṃ nāma dhammo tayā anabhisambuddhoti codakaṃ puggalaṃ vā codanākāraṇaṃ anabhisambuddhadhammaṃ vā apassato sabhāvabuddhoyeva vā samāno ahaṃ buddhosmīti vadāmīti paccavekkhantassa balavataraṃ somanassaṃ uppajjati. tena sampayuttaṃ ñāṇaṃ vesārajjaṃ nāma. taṃ sandhāya “khemappatto”tiādimāha. evaṃ sabbattha attho veditabbo. |
[Những sự tự tin – vesārajjāni] trong chủ đề này, cái nghịch với sự rụt rè là sự tự tin; đó là tên gọi cho trí phát xuất từ hỷ sinh lên cho Đức Phật khi (Ngài) suy xét về trạng thái vắng mặt của sự rụt rè (của Ngài) về 4 trường hợp. [Trong khi ông tuyên bố là Chánh Đẳng Chánh Giác], tức ông tuyên bố rằng: ‘Ta là Chánh Đẳng Chánh Giác; mọi pháp đã được giác ngộ bởi ta.’ [Chưa được giác ngộ], tức: những pháp này chưa được giác ngộ bởi ông. [Trong trường hợp này, quả thực – tatra vata] tức: quả thực, ‘chưa được giác ngộ’ đối với những pháp đó, (vốn) được trình bày như vậy. [Theo pháp – sahadhammena] tức: giống như Sunakkhatta than van không dứt bằng lời nói có nhân, có nguyên nhân. [Cơ sở đó – nimittametaṃ] tức: trong chủ đề này, con người hay sự việc được hàm ý là [cơ sở – nimitta]. Ta không thấy người đó – người mà có thể chê trách ta; ta không thấy sự việc đó – sự việc mà người ta trình bày để có thể chê trách ta rằng: ‘Pháp này chưa được giác ngộ bởi ông.’ Đó là ý nghĩa trong chủ đề này. [Đạt đến sự an ổn – khemappatta] tức đạt đến sự an ổn; 2 từ còn lại là từ đồng nghĩa với chính từ này. Bởi vì tất cả chúng (3 từ đó) được nói liên quan đến chính [trí tự tin – vesārajjañāṇa]. Quả thật, hỷ lớn lao sinh lên cho Đấng Thập Lực khi Ngài suy xét rằng: ‘Ta nói: ‘Ta là Phật’ trong khi ta chính là Phật thật sự’; hoặc (hỷ lớn lao sinh lên cho Đấng Thập Lực) khi Ngài không thấy pháp nào chưa được giác ngộ (bởi Ngài), không thấy cơ sở cho việc chê trách hay không thấy kẻ nào chê trách (Ngài) rằng: ‘Pháp này chưa được giác ngộ bởi ông.’ Trí hiệp hành với (hỷ) đó được gọi là [tự tin – vesārajja]. Đức Phật đã nói ‘đạt đến sự an ổn’ vân vân liên quan đến điều đó. Ý nghĩa ở mọi chỗ nên được hiểu như vậy. |
36 |
♦ antarāyikā dhammāti ettha pana antarāyaṃ karontīti antarāyikā, te atthato sañcicca vītikkantā satta āpattikkhandhā. sañcicca vītikkantañhi antamaso dukkaṭa-dubbhāsitampi maggaphalānaṃ antarāyaṃ karoti. idha pana methunadhammo adhippeto. methunaṃ sevato hi yassa kassaci nissaṃsayameva maggaphalānaṃ antarāyo hoti. yassa kho pana tesu atthāyāti rāgakkhayādīsu yassa atthāya. dhammo desitoti asubhabhāvanādidhammo kathito.
tatra vata manti tasmiṃ aniyyānikadhamme maṃ. sesaṃ vuttanayeneva veditabbaṃ. ♦ dasabalañāṇādivaṇṇanā niṭṭhitā. |
[Các pháp chướng ngại – antarāyikā dhammā], và trong chủ đề này; [Các chướng ngại – antarāyikā] tức chúng tạo nên trở ngại; về mặt ý nghĩa, chúng là những loại vi phạm một cách cố ý 7 nhóm tội. Bởi vì sự vi phạm một cách cố ý – ngay cả như ác ngữ, vốn thuộc loại tác ác – tạo nên trở ngại cho Đạo & Quả. Tuy nhiên ở đây, việc đôi lứa được hàm ý. Bởi vì trở ngại cho Đạo & Quả xảy đến một cách đương nhiên cho bất kỳ người nào thực hiện việc đôi lứa. [Tuy nhiên vì lợi ích cho người nào về những (phương diện) đó – yassa kho pana tesu atthāya] tức: vì lợi ích cho người nào về mặt cạn kiệt tham ái vân vân. [Pháp được thuyết – dhammo desito] tức: pháp – chẳng hạn như việc phát triển bất mỹ tướng vân vân – được nói. [Trong trường hợp này, quả thực ta… – tatra vata maṃ] tức: trong pháp phi xuất ly này ta… Phần còn lại nên được hiểu theo chính phương pháp đã được nói. Sự giải thích về thập lực trí vân vân được hoàn thành. |
37 |
aṭṭhaparisavaṇṇanā
♦ 151. “aṭṭha kho imā sāriputtā”ti idaṃ kasmā āraddhaṃ? vesārajjañāṇassa baladassanatthaṃ. yathā hi byattaṃ parisaṃ ajjhogāhetvā viññūnaṃ cittaṃ ārādhanasamatthāya kathāya dhammakathikassa chekabhāvo paññāyati, evaṃ imā aṭṭha parisā patvā vesārajjañāṇassa vesārajjabhāvo sakkā ñātunti vesārajjañāṇassa balaṃ dassento, aṭṭha kho imā sāriputtātiādimāha. |
Sự giải thích về 8 hội chúng
[Này Sāriputta! Đây là 8 (hội chúng)]; vì sao (câu nói) này mở đầu? Vì mục đích cho thấy sức mạnh của trí tự tin. Đức Phật đã nói: [Này Sāriputta! Đây là 8 (hội chúng)] vân vân nhằm cho thấy sức mạnh của trí tự tin rằng ‘Quả thật, giống như (người thuyết pháp nào đó) sau khi tiến vào một hội chúng có hiểu biết; thì trạng thái thành thạo của người thuyết pháp đó thể hiện thông qua bài giảng đủ thoả mãn tâm của các bậc trí. Cũng vậy, (Đức Phật) sau khi đi đến 8 hội chúng đó; thì trạng thái tự tin của trí tự tin (của Đức Phật) có thể được biết.’ |
38 |
tattha khattiyaparisāti khattiyānaṃ sannipatitvā nisinnaṭṭhānaṃ, esa nayo sabbattha. mārakāyikānaṃ pana sannipatitvā nisinnaṭṭhānaṃ māraparisā veditabbā, na mārānaṃ. sabbāpi cetā parisā uggaṭṭhānadassanavasena gahitā. manussā hi “ettha rājā nisinno”ti pakativacanampi vattuṃ na sakkonti, kacchehi sedā muccanti. evaṃ uggā khattiyaparisā. brāhmaṇā tīsu vedesu kusalā honti, gahapatayo nānāvohāresu ceva akkharacintāya ca. samaṇā sakavādaparavādesu kusalā honti. tesaṃ majjhe dhammakathākathanaṃ nāma ativiya bhāro. amanussāpi uggā honti. amanussoti hi vuttamattepi manussānaṃ sakalasarīraṃ saṅkampati, tesaṃ rūpaṃ vā disvā saddaṃ vā sutvā sattā visaññino honti. evaṃ amanussaparisā uggā. tāsupi dhammakathākathanaṃ nāma ativiya bhāro. iti uggaṭṭhānadassanavasena tā gahitāti veditabbā. |
Trong chủ đề này, [hội chúng Khattiya] là nơi ngồi của các khattiya sau khi họ đã tụ hội; đó là phương pháp (giải thích) ở mọi chỗ (trong bài kinh). Tuy nhiên, hội chúng Ma Vương (Māra) nên được hiểu là nơi ngồi của các vị thiên thuộc hội nhóm của Ma Vương (do Ma Vương lãnh đạo) sau khi họ đã tụ hội; không nên được hiểu là nơi ngồi của các Ma Vương(i). Và tất cả những hội chúng đó được nắm bắt (về mặt ý nghĩa) theo phương diện là sự biểu hiện trạng thái vĩ đại(ii). Bởi vì người ta không thể nói lời nói bình thường rằng ‘Đức vua đang ngồi ở đây’; mà những giọt mồ hôi của họ chảy ra từ nách(iii). Hội chúng Khattiya vĩ đại như vậy. Các Bà La Môn thì thông thạo về 3 bộ Vệ Đà. Các gia chủ thì thông thạo về nhiều ngành kinh doanh đa dạng hay (thông thạo) về môn ngữ pháp. Các Sa Môn thì thông thạo về quan điểm của mình & quan điểm bất đồng (với quan điểm của mình). Việc nói & thuyết giảng ở giữa những (hội chúng) đó là một gánh nặng rất lớn. Các phi nhân cũng vĩ đại. Bởi vì ngay vào lúc được nghe (lời nói) ‘phi nhân’, toàn thân của người ta rúng động. Hoặc sau khi thấy hình sắc hay sau khi nghe âm thanh của họ (phi nhân), các chúng sinh trở nên bất tỉnh. Hội chúng phi nhân vĩ đại như vậy. Việc nói & thuyết giảng ở những (hội chúng phi nhân) đó là một gánh nặng rất lớn. Các (hội chúng) đó được nắm bắt (về mặt ý nghĩa) theo phương diện là sự biểu hiện trạng thái vĩ đại như vậy. (Các hội chúng) đó nên được hiểu như vậy. —– (i) Tức trong thời của một vị Phật, chỉ có một Ma Vương duy nhất. (ii) Đức Phật nhắc đến 8 hội chúng này không phải ngẫu nhiên, mà đó là 8 hội chúng hùng mạnh, vĩ đại trong thế gian. (iii) Tức người ta không thể biết chuyện đức vua giá lâm hay ngự ở gần nơi mình ở mà vẫn bình thản như thường. Người ta sẽ kính sợ và thông báo tin tức đó với nhau một cách kính cẩn, thận trọng. |
39 |
ajjhogāhatīti anupavisati.
anekasataṃ khattiyaparisanti bimbisārasamāgama ñātisamāgama licchavīsamāgamasadisaṃ. aññesupi cakkavāḷesu labbhatiyeva. kiṃ pana bhagavā aññāni cakkavāḷānipi gacchatīti? āma gacchati. kīdiso hutvā? yādisā te, tādisoyeva. tenevāha “abhijānāmi kho panāhaṃ, ānanda, anekasataṃ khattiyaparisaṃ upasaṅkamitā, tattha yādisako tesaṃ vaṇṇo hoti, tādisako mayhaṃ vaṇṇo hoti. yādisako tesaṃ saro hoti, tādisako mayhaṃ saro hoti. dhammiyā kathāya sandassemi samādapemi samuttejemi sampahaṃsemi. bhāsamānañca maṃ na jānanti ‘ko nu kho ayaṃ bhāsati devo vā manusso vā’ti. dhammiyā kathāya sandassetvā samādapetvā samuttejetvā sampahaṃsetvā antaradhāyāmi. antarahitañca maṃ na jānanti ‘ko nu kho ayaṃ antarahito devo vā manusso vā’”ti (dī. ni. 2.172). |
[Tiến vào – ajjhogāhati] tức [đi vào – anupavisati]. [Nhiều trăm hội chúng Khattiya – anekasataṃ khattiyaparisaṃ] tức chẳng hạn như cuộc hội họp với người Licchavī, cuộc hội họp với thân quyến (dòng Sakya), cuộc hội họp với vua Bimbisāra. Và (chuyện hội họp như thế) cũng xảy ra ở nhiều hệ thống thế gian khác. Vậy Đức Thế Tôn đi đến những hệ thống thế gian khác ư? Đúng, Ngài đi đến (chúng). Ngài đã như thế nào (để đi đến các hệ thống thế gian đó)? Chúng như thế nào, thì Ngài hệt như thế ấy(i). Chính do đó, Đức Phật đã nói rằng: ‘Nhưng này Ānanda! Ta thắng tri nhiều trăm hội chúng Khattiya; ta là người tiếp cận nhiều trăm hội chúng Khattiya. Tại đó, dung sắc của họ như thế nào; thì dung sắc của ta như thế ấy. Âm giọng của họ như thế nào; thì âm giọng của ta như thế ấy. Ta giải thích, khuyến khích, khích lệ, làm hài lòng họ bằng bài giảng pháp. Và trong khi ta đang nói, họ không biết về ta rằng ‘người nào đây đang nói – thiên hay người.’ Ta giải thích, khuyến khích, khích lệ, làm hài lòng họ bằng bài giảng pháp rồi biến mất. Và khi ta đã biến mất, họ không biết về ta rằng ‘người nào đây đã biến mất – thiên hay người.’’ (dī. ni. 2.172) —– (i) Tức các hệ thống thế gian khác có thể có ngôn ngữ khác, cách ăn mặc, lề lối, phong tục… khác với hệ thống thế gian của chúng ta. Khi Đức Phật đến đó, Ngài cũng trở nên giống với các chúng sinh ở đó. |
40 |
♦ khattiyā keyūraṅgadamālāgandhādivibhūsitā nānāvirāgavasanā āmukkamaṇikuṇḍalā moḷidharā honti. kiṃ bhagavāpi evaṃ attānaṃ maṇḍeti? te ca odātāpi honti kāḷāpi maṃgulacchavīpi. kiṃ satthāpi evarūpo hotīti? satthā attano pabbajitavaseneva gacchati, tesaṃ pana tādiso hutvā upaṭṭhāti, gantvā rājāsane nisinnaṃ attānaṃ dasseti, tesaṃ “ajja amhākaṃ rājā ativiya virocatī”ti hoti. te ca bhinnassarāpi honti gaggassarāpi kākassarāpi. satthā brahmassareneva dhammaṃ katheti. tādisako mayhaṃ saro hotīti idaṃ pana bhāsantaraṃ sandhāya kathitaṃ. manussānaṃ pana taṃ sutvā “ajja rājā madhurena sarena kathetī”ti hoti. kathetvā pakkante ca bhagavati puna rājānaṃ āgataṃ disvā “ko nu kho ayan”ti vīmaṃsā uppajjati. |
Các khattiya là những người mang búi tóc; có khuyên tai bằng Maṇi, đá quý; có quần áo với màu sắc đa dạng; trang điểm bằng hương, vòng hoa, vòng tay, vòng xuyến vân vân. Đức Thế Tôn cũng tô điểm bản thân mình như vậy ư? Và họ (các khattiya) có màu da trắng, có màu da đen hay có màu da vàng bủng. Bậc Đạo Sư cũng trở nên như vậy ư? Bậc Đạo Sư đi đến với chính phong thái của người xuất gia của mình. Nhưng Ngài trở nên giống như họ rồi chờ. Ngài đi đến rồi cho (người xung quanh) thấy mình ngồi ở chỗ ngồi của nhà vua. (Suy nghĩ này) xảy đến cho họ – rằng ‘Hôm nay, đức vua của chúng ta toả sáng cực kỳ.’ Còn họ có âm giọng tan vỡ, âm giọng như con bò hay âm giọng như con quạ. Bậc Đạo Sư thuyết pháp bằng chính Phạm Âm. Tuy nhiên, điều này được nói liên quan đến sự khác biệt về ngôn ngữ: ‘âm giọng của ta trở nên như vậy.’ Tuy nhiên, sau khi nghe (âm giọng) đó (của Đức Phật); (suy nghĩ này) xảy đến cho họ: ‘Hôm nay, đức vua nói bằng âm giọng ngọt ngào.’ Đức Thế Tôn nói rồi ra đi; họ lại thấy đức vua (đức vua thật) đi đến, sự thắc mắc này khởi lên cho họ: ‘Vậy người đó là ai?’ |
41 |
♦ idaṃ vuttaṃ hoti — ko nu kho ayaṃ imasmiṃ ṭhāne idāneva māgadhabhāsāya sīhaḷabhāsāya madhurena sarena kathento antarahito, kiṃ devo, udāhu manussoti? kimatthaṃ panevaṃ ajānantānaṃ dhammaṃ desetīti? vāsanatthāya. evaṃ sutopi hi dhammo anāgate paccayo hotiyevāti anāgataṃ paṭicca desetīti. |
Điều này đã được nói: ‘Người nào đó đang nói mới đây ở chỗ này bằng ngôn ngữ Māgadha, ngôn ngữ Sīhaḷa với âm giọng ngọt ngào; thì biến mất. Người đó là thiên hay là con người? Và người đó thuyết pháp cho những kẻ không biết (về người đó) như vậy vì mục đích gì?’ Vì mục đích (tạo nên) ấn tượng. Đức Phật thuyết pháp do (nghĩ đến kết quả) thời tương lai – rằng ‘quả thật pháp được nghe như vậy chính là duyên cho thời tương lai.’ |
42 |
♦ sannisinnapubbanti saṅgamma nisinnapubbaṃ. sallapitapubbanti ālāpasallāpo katapubbo. sākacchāti dhammasākacchāpi samāpajjitapubbā. anekasataṃ brāhmaṇaparisantiādīnampi soṇadaṇḍasamāgamādivasena ceva aññacakkavāḷavasena ca sambhavo veditabbo. ♦ aṭṭhaparisavaṇṇanā niṭṭhitā. |
[Trước đây đã ngồi cùng – sannisinnapubbaṃ] tức trước đây đã đến cùng (với nhau) rồi ngồi. [Trước đây đã nói cùng – sallapitapubbaṃ] tức việc nói chuyện, trò chuyện đã được làm trước đây. [Việc trao đổi – sākacchā] tức việc trao đổi về pháp đã được tiến hành trước đây. Sự xuất hiện của cụm từ [Nhiều trăm hội chúng Bà La Môn – anekasataṃ brāhmaṇaparisaṃ] vân vân nên được hiểu theo lối của câu chuyện gặp gỡ Soṇadaṇḍa vân vân hay theo lối của câu chuyện về hệ thống thế gian khác. Sự giải thích về 8 hội chúng được hoàn thành. |
43 |
catuyonivaṇṇanā
♦ 152. catasso kho imā, sāriputta, yoniyoti ettha yonīti khandhakoṭṭhāsassapi kāraṇassapi passāvamaggassapi nāmaṃ. “catasso nāgayoniyo catasso supaṇṇayoniyo”ti (saṃ. ni. 3.342, 392) ettha hi khandhakoṭṭhāso yoni nāma. “yoni hesā bhūmija phalassa adhigamāyā”ti (ma. ni. 2.227) ettha kāraṇaṃ. “na cāhaṃ brāhmaṇaṃ brūmi, yonijaṃ mattisambhavan”ti (ma. ni. 2.457; dha. pa. 396) ettha passāvamaggo. idha pana khandhakoṭṭhāso yonīti adhippeto. tattha aṇḍe jātā aṇḍajā. jalābumhi jātā jalābujā. saṃsede jātā saṃsedajā. vinā etehi kāraṇehi uppatitvā viya nibbattā abhinibbattāti opapātikā. abhinibbhijja jāyantīti bhinditvā nikkhamanavasena jāyanti. pūtikuṇape vātiādīhi aniṭṭhaṭṭhānāneva dassitāni. iṭṭhesupi sappitelamadhuphāṇitādīsu sattā jāyanti eva. devātiādīsu cātumahārājikato paṭṭhāya uparidevā opapātikāva honti. bhūmadevā pana catuyonikā. ekacce ca manussāti manussesu keci devā viya opapātikā ca honti. yebhuyyena panete jalābujāva, aṇḍajāpi ettha kontaputtā dvebhātiyattherā viya, saṃsedajāpi padumagabbhe nibbattapokkharasātibrāhmaṇapadumavatidevīādayo viya, evaṃ vinipātikesu nijjhāmataṇhikapetā nerayikā viya opapātikāyeva, avasesā catuyonikāpi honti. yathā te evaṃ yakkhāpi sabbacatuppadapakkhijātidīghajātiādayopi sabbe catuyonikāyeva. ♦ catuyonivaṇṇanā niṭṭhitā. |
Sự giải thích về 4 loài
[Này Sāriputta! Đây là 4 loài – catasso kho imā, sāriputta, yoniyo], ở cụm từ đó, [yoni] có thể là tên (chỉ đến) một phần của một tổng thể; (chỉ đến) nguyên nhân hay (chỉ đến) một bộ phận sinh dục. ‘4 loài Nāga, 4 loài Supaṇṇa – catasso nāgayoniyo catasso supaṇṇayoniyo’ (saṃ. ni. 3.342, 392), ở trường hợp này, [loài – yoni] là một phần của một tổng thể. ‘Này Bhūmija! Quả thật, đó là nền tảng cho việc đạt đến quả – yoni hesā bhūmija phalassa adhigamāya’ (ma. ni. 2.227), ở trường hợp này, [nền tảng – yoni] là nguyên nhân. ‘Và ta không gọi người sinh ra từ tử cung, người có sự sinh ra từ người mẹ là Bà La Môn – na cāhaṃ brāhmaṇaṃ brūmi, yonijaṃ mattisambhavaṃ’ (ma. ni. 2.457; dha. pa. 396), ở trường hợp này, [tử cung – yoni] là một bộ phận sinh dục. Nhưng ở cụm từ đó (cụm từ trong bài kinh), [loài – yoni] được hàm ý là một phần của một tổng thể(i). Trong chủ đề này, [noãn sinh – aṇḍaja] tức (loài) sinh ra từ trứng. [Thai sinh – jalābuja] tức (loài) sinh ra từ tử cung. [Thấp sinh – saṃsedaja] tức (loài) sinh ra từ nơi ẩm thấp. [Hoá sinh – opapātika] tức (loài) sinh lên, sinh ra giống như phóng ra mà không có những cơ sở đó (trứng, tử cung, nơi ẩm thấp). [Sinh ra bằng cách phá vỡ – abhinibbhijja jāyanti] tức: chúng sinh ra theo cách thức phá vỡ (vỏ trứng) rồi đi ra. Chính những chỗ không dễ chịu được thể hiện thông qua cụm từ [hoặc nơi xác chết thối rữa] vân vân. Và một số chúng sinh cũng sinh ra ở những nơi (ẩm thấp) dễ chịu như bơ, dầu, mật ong, mật đường vân vân. Ở cụm từ [chư thiên] vân vân, chính các vị trời từ cõi Tứ Đại Thiên Vương trở lên thuộc loài hoá sinh. Nhưng các vị trời mặt đất lại thuộc 4 loài. [Và một số người – ekacce ca manussā] tức: trong loài người, một số người hoá sinh giống như chư thiên. Thế nhưng, hầu hết con người thuộc vào loài thai sinh; và trong chủ đề này, một số người thuộc loài noãn sinh như 2 anh em trưởng lão Kontaputta; một số người thuộc loài thấp sinh như hoàng hậu Padumavati, Bà La Môn Pokkharasāti vân vân sinh ra bên trong hoa sen. Trong số các chúng sinh sa đoạ như thế, một số chúng sinh cũng thuộc loài hoá sinh giống như các ngạ quỷ thiếu khát sinh ra ở địa ngục. Còn các chúng sinh còn lại thuộc 4 loài giống như các dạ xoa và mọi giống 4 chân, giống chim, giống rắn vân vân – tất cả chúng cũng thuộc 4 loài. Sự giải thích về 4 loài được hoàn thành. —– (i) Chẳng hạn: tất cả động vật trên thế gian là một tổng thể, được chia thành 100 loài, thì mỗi loài là một phần của tổng thể đó. |
44 |
pañcagativaṇṇanā
153. pañca kho imā, sāriputta, gatiyoti ettha sukatadukkaṭakammavasena gantabbāti gatiyo. apica gatigati nibbattigati ajjhāsayagati vibhavagati nipphattigatīti bahuvidhā gati nāma. tattha “taṃ gatiṃ pecca gacchāmī”ti (a. ni. 4.184) ca, “yassa gatiṃ na jānanti, devā gandhabbamānusā”ti (dha. pa. 420) ca ayaṃ gatigati nāma. “imesaṃ kho ahaṃ bhikkhūnaṃ sīlavantānaṃ neva jānāmi gatiṃ vā agatiṃ vā”ti (ma. ni. 1.508) ayaṃ nibbattigati nāma. “evampi kho te ahaṃ brahme gatiṃ ca pajānāmi jutiñca pajānāmī”ti (ma. ni. 1.503) ayaṃ ajjhāsayagati nāma. “vibhavo gati dhammānaṃ, nibbānaṃ arahato gatī”ti (pari. 339) ayaṃ vibhavagati nāma. “dveyeva gatiyo bhavanti anaññā”ti (dī. ni. 1.258; 2.34) ayaṃ nipphattigati nāma. tāsu idha gatigati adhippetā. |
Sự giải thích về 5 đích đến
[Này Sāriputta! Và đây là 5 đích đến – pañca kho imā, sāriputta, gatiyo], trong chủ đề này, các [đích đến – gati] là (những nơi) sẽ được (chúng sinh) đi đến do nghiệp được làm tốt và nghiệp được làm không tốt (thiện nghiệp & ác nghiệp). Và hơn nữa, [đích đến – gati] có nhiều loại: [đích đến cảnh giới – gatigati], [đích đến tái sinh – nibbattigati], [đích đến khuynh hướng – ajjhāsayagati], [đích đến tiêu hoại – vibhavagati] và [nipphattigati – đích đến kết quả]. Trong chủ đề này; ‘sau khi chết, ta đi đến đích đến đó’ (a. ni. 4.184) và ‘chư thiên, càn thát bà và con người không biết đích đến của vị đó’ (dha. pa. 420); đích đến đó được gọi là [đích đến cảnh giới – gatigati]. ‘Ta không hề biết sự chuyển sinh hay sự không chuyển sinh của những vị Tỳ Kheo có giới đó’ (ma. ni. 1.508); đích đến đó được gọi là [đích đến tái sinh – nibbattigati]. ‘Này Phạm Thiên! Và ta rõ biết hành trạng & ta rõ biết sự rực rỡ của ông như vậy’ (ma. ni. 1.503); đích đến đó được gọi là [đích đến khuynh hướng – ajjhāsayagati]. ‘Sự tiêu hoại là đích đến của các sự vật; Niết Bàn là đích đến của bậc A La Hán’ (pari. 339); đích đến đó được gọi là [đích đến tiêu hoại – vibhavagati]. ‘Chính 2 đích đến đó là 2 cái không khác nhau’ (dī. ni. 1.258; 2.34); đích đến đó được gọi là [đích đến kết quả – nipphattigati]. Trong số các loại (đích đến) đó, [đích đến cảnh giới – gatigati] được hàm ý ở đây. |
45 |
♦ nirayotiādīsu niratiatthena nirassādaṭṭhena nirayo. tiriyaṃ añchitāti tiracchānā. tesaṃ yoni tiracchānayoni. peccabhāvaṃ pattānaṃ visayoti pettivisayo. manaso ussannattā manussā. pañcahi kāmaguṇehi attano attano ānubhāvehi ca dibbantīti devā. nirayañcāhaṃ, sāriputtātiādīsu nirayoti saddhiṃ okāsena khandhā. tiracchānayoniṃ cātiādīsupi eseva nayo. maggaṃ paṭipadanti ubhayenāpi vuttagatisaṃvattanika kammameva dasseti. yathā ca paṭipannoti yena maggena yāya paṭipadāya paṭipannoti ubhayampi ekato katvā niddisati. apāyantiādīsu vaḍḍhisaṅkhātā sukhasaṅkhātā vā ayā apetattā apāyo. dukkhassa gati paṭisaraṇanti duggati. dukkaṭakārino ettha vinipatantīti vinipāto. nibbānañcāhanti idaṃ pana na kevalaṃ gatigatimeva, gatinissaraṇaṃ nibbānampi jānāmīti dassanatthamāha. idha maggo paṭipadāti ubhayenāpi ariyamaggova vutto. ♦ pañcagativaṇṇanā niṭṭhitā. |
Ở cụm từ [địa ngục – niraya] vân vân; [địa ngục – niraya] (được hiểu) như là nơi không có sự hài lòng – theo nghĩa là không có sự thích ý. [Súc sinh – tiracchāna] tức những chúng sinh (có thân hình) trải ra theo chiều ngang. Giống của chúng là [giống súc sinh – tiracchānayoni]. [Khu vực của ngạ quỷ – pettivisaya] là khu vực của những chúng sinh đạt đến trạng thái sau khi chết. [Con người – manussa] (được gọi là con người) do trạng thái tràn đầy về tâm ý. [Chư thiên – devā] (chỉ đến những chúng sinh) thoả mãn bản thân thông qua 5 loại dục dựa vào những sức mạnh của chính mình. Ở cụm từ [Và này Sāriputta! Ta (rõ biết) địa ngục] vân vân; [địa ngục – niraya] chỉ đến các uẩn cùng với không gian(i). Ở cụm từ [Và địa hạt súc sinh – tiracchānayoniṃ ca] vân vân; chính phương pháp (giải thích) đó (nên được áp dụng ở đây). [Con đường, lộ trình – maggaṃ paṭipadaṃ], bằng cặp từ này, Đức Phật chỉ đến chính nghiệp dẫn tới cảnh giới đã được nói ở trên. [Và theo phương cách nào người sống (theo con đường đó)…] tức: người sống theo con đường nào, theo lộ trình nào; Đức Phật biểu đạt cả 2 từ đó theo cùng một (nghĩa). Ở cụm từ [đoạ cảnh – apāya] vân vân; [đoạ cảnh – apāya] (được gọi như vậy) do trạng thái đi xa khỏi nền tảng lạc hay nền tảng phát triển(ii). [Khổ cảnh – duggati] là cảnh giới khổ, nơi dẫn đến khổ. [Lạc cảnh – vinipāta] tức: những kẻ làm việc làm xấu ác rơi xuống đó(iii). Đức Phật đã nói ‘[Và ta (rõ biết) Niết Bàn]’ nhằm mục đích cho thấy: nhưng cái đó (Niết Bàn) hoàn toàn không phải là đích đến cảnh giới. Và ta biết Niết Bàn là cái thoát khỏi cảnh giới. Ở đây, chính thánh đạo đã được nói thông qua cặp từ [con đường, lộ trình – maggo paṭipadā]. Sự giải thích về 5 đích đến được hoàn thành. —– (i) Tức khái niệm [địa ngục] muốn nói đến một không gian, nơi chốn và các uẩn của các chúng sinh sống ở nơi chốn đó. (ii) Tức chúng sinh ở đoạ cảnh không có nền tảng cho sự an lạc hay sự phát triển cho mình. (iii) [Lạc] ở đây là từ Hán Việt, có nghĩa [rơi, rụng]; khác với từ [Lạc] có nghĩa [sung sướng]. |
46 |
ñāṇappavattākāravaṇṇanā
♦ 154. idāni yathāvuttesu sattasu ṭhānesu aṭṭhasu ṭhānesu attano ñāṇappavattākāraṃ dassento idhāhaṃ, sāriputtātiādimāha. |
Sự giải thích về phương thức diễn tiến của trí
Giờ đây, Đức Phật đã nói ‘[Này Sāriputta! Ở đây, ta]’ vân vân nhằm cho thấy phương thức diễn tiến của trí của bản thân Ngài ở 7 chỗ theo như được nói, ở 8 chỗ theo như được nói. |
47 |
♦ tattha ekantadukkhāti niccadukkhā nirantaradukkhā. tibbāti bahalā. kaṭukāti kharā. seyyathāpītiādīni opammadassanatthaṃ vuttāni. tattha kāsūti āvāṭopi vuccati rāsipi. |
Ở cụm từ đó, [đau khổ cùng cực – ekantadukkha] tức đau khổ mãi mãi, đau khổ liên tục. [Khốc liệt – tibba] tức [nặng nề – bahala]. [Đau đớn – kaṭuka] tức [đau – khara]. Cụm từ [Và giống như] vân vân được nói nhằm mục đích trình bày ví dụ. Ở cụm từ đó, một [cái hố – āvāṭa] hay một [khối – rāsi] được gọi là một [cái hầm – kāsu] |
48 |
♦ “kinnu santaramānova, kāsuṃ khaṇasi sārathi. ♦ puṭṭho me samma akkhāhi, kiṃ kāsuyā karissasī”ti. (jā. 2.22.3) — ♦ ettha hi āvāṭo kāsu nāma. ♦ “aṅgārakāsuṃ apare phunanti, narā rudantā paridaḍḍhagattā”ti. (jā. 2.22.462) — |
‘Này người đánh xe! Sao ông lại vội vàng đào cái hầm? Này bạn thân mến! Được hỏi bởi ta, ông hãy nói: ông sẽ làm điều gì với cái hầm?’ (jā. 2.22.3) Quả thật, trong trường hợp đó, [cái hố – āvāṭa] được gọi là [cái hầm – kāsu]. ‘Những người khác rên rĩ ở hầm than – những người đàn ông đang than van, có thân thể bị đốt cháy hoàn toàn.’ (jā. 2.22.462) — |
49 |
ettha rāsi. idha pana āvāṭo adhippeto. tenevāha “sādhikaporisā”ti. tattha sādhikaṃ porisaṃ pamāṇaṃ assāti sādhikaporisā, atirekapañcaratanāti attho. vītaccikānaṃ vītadhūmānanti etaṃ pariḷāhassa balavabhāvadīpanatthaṃ vuttaṃ, acciyā vā sati dhūme vā sati, vāto samuṭṭhāti, tena pariḷāho na balavā hoti. ghammaparetoti ghammānugato. tasitoti jātataṇho. pipāsitoti udakaṃ pātukāmo. ekāyanena maggenāti ekapatheneva maggena, anukkamaniyena ubhosu passesu nirantarakaṇṭakarukkhagahanena. paṇidhāyāti aṅgārakāsuyaṃ patthanā nāma natthi, aṅgārakāsuṃ ārabbha pana iriyāpathassa ṭhapitattā evaṃ vuttaṃ. |
Trong trường hợp đó, [khối – rāsi] được gọi là [cái hầm – kāsu]. Nhưng ở đoạn kinh này, [cái hố – āvāṭa] được hàm ý. Do đó, Đức Phật quả đã nói: ‘cao hơn chiều cao của một người.’ Ở câu kinh đó [cao hơn chiều cao của một người – sādhikaporisa] chỉ đến: kích cỡ (của hầm than đó) thì cao hơn chiều cao của một người; vượt trên 5 Ratana(i). Ý nghĩa là như vậy. [Không lửa, không khói – vītaccikānaṃ vītadhūmānaṃ], cụm từ này được nói nhằm mục đích minh hoạ cho trạng thái mạnh mẽ của sự cháy. Khi gió khởi lên, thì có lửa hoặc có khói; do đó, sự cháy chưa mạnh mẽ. [Bị hành hạ bởi nhiệt – ghammapareta] tức: bị bức bách bởi nhiệt. [Khát – tasita] tức: có cơn khát được sinh ra. [Thèm khát – pipāsita] tức: muốn uống nước. [Bằng con đường nhất lộ – ekāyanena maggena] tức: bằng con đường nhất đạo, không thể thoát ra bên ngoài do rừng cây & gai góc liên tiếp ở 2 bên đường. [Hướng đến – paṇidhāya] tức: người ấy không có sự khao khát đối với hầm than; mà điều đó được nói như vậy do tình trạng di chuyển (của người đó) đối với hầm than(ii). —– (i) Ratana: đơn vị chiều dài thời cổ. (ii) Tức người ấy cứ đi như cách người ấy đang đi thì sẽ đến chỗ hầm than; cách đi đó hướng đến hầm than dù người ấy chẳng ưa thích gì cái hầm than. |
50 |
evameva khoti ettha idaṃ opammasaṃsandanaṃ — aṅgārakāsu viya hi nirayo daṭṭhabbo. aṅgārakāsumaggo viya nirayūpagaṃ kammaṃ. maggāruḷho viya kammasamaṅgī puggalo. cakkhumā puriso viya dibbacakkhuko bhagavā. yathā so puriso maggāruḷhaṃ disvā vijānāti “ayaṃ iminā maggena gantvā aṅgārakāsuyaṃ patissatī”ti, evamevaṃ bhagavā pāṇātipātādīsu yaṃkiñci kammaṃ āyūhantaṃ evaṃ jānāti “ayaṃ imaṃ kammaṃ katvā niraye nibbattissattī”ti. yathā so puriso aparabhāge taṃ aṅgārakāsuyā patitaṃ passati, evameva bhagavā aparabhāge “so puriso taṃ kammaṃ katvā kuhiṃ nibbatto”ti ālokaṃ vaḍḍhetvā dibbacakkhunā olokento niraye nibbattaṃ passati pañcavidhabandhanādimahādukkhaṃ anubhavantaṃ. tattha kiñcāpi tassa kammāyūhanakāle añño vaṇṇo, niraye nibbattassa añño. athāpi “so satto taṃ kammaṃ katvā kattha nibbatto”ti olokentassa anekasahassānaṃ sattānaṃ majjhe ṭhitopi “ayaṃ so”ti soyeva satto āpāthaṃ āgacchati, “dibbacakkhubalaṃ nāma etan”ti vadanti. |
[Cũng giống như vậy], ở đây, đây là cách áp dụng ví dụ (của đoạn kinh đó): quả thật, địa ngục nên được hiểu giống như hầm than. Nghiệp dẫn tới địa ngục giống như con đường dẫn tới hầm than. Người có nghiệp đó giống như người đi vào con đường đó. Đức Thế Tôn có thiên nhãn giống như người có mắt. Giống như người ấy nhìn thấy người đi vào con đường đó rồi tỏ biết rằng ‘Người này đi theo con đường đó rồi sẽ rớt xuống hầm than’; hệt như vậy, Đức Thế Tôn biết người tích luỹ bất kỳ nghiệp gì trong số các nghiệp sát sinh vân vân rằng: ‘Người này làm nghiệp này rồi sẽ sinh ở địa ngục.’ Giống như người ấy trong tương lai nhìn thấy kẻ kia rớt xuống hầm than; hệt như vậy, Đức Thế Tôn (tự hỏi) ‘Người này làm nghiệp này rồi sinh ở đâu?’, (Ngài) phát triển ánh sáng rồi trong khi quán sát bằng thiên nhãn, nhìn thấy người đó sinh ở địa ngục, nếm trải đau khổ lớn lao từ hình phạt 5 kiểu cột buộc vân vân. Tuy nhiên, trong chủ đề này; hình dạng của người đó vào lúc tích luỹ nghiệp là thế này, hình dạng của người đó vào lúc sinh ở địa ngục là thế kia. Thế nhưng, khi Đức Phật tự hỏi ‘Chúng sinh này làm nghiệp này rồi sinh ở đâu?’ và quán sát; thì dẫu chính chúng sinh ấy tồn tại giữa nhiều ngàn chúng sinh, đối với Đức Phật, chúng sinh ấy vẫn hiện rõ rằng ‘Kẻ này là chúng sinh ấy.’ Người ta nói: ‘Đó được gọi là thiên nhãn lực.’ |
51 |
♦ dutiyaupamāyaṃ yasmā aṅgārakāsuyaṃ viya gūthakūpe pariḷāho natthi, tasmā “ekantadukkhā”ti avatvā “dukkhā”tiādimāha. etthāpi purimanayeneva opammasaṃsandanaṃ veditabbaṃ. imampi hi puggalaṃ bhagavā hatthiyoniādīsu yattha katthaci nibbattaṃ vadhabandhanāakaḍḍhanavikaḍḍhanādīhi mahādukkhaṃ anubhavamānaṃ passatiyeva. |
Ở ví dụ thứ 2, bởi vì ở hố phân, không có nỗi khổ sở giống như (nỗi khổ sở) ở hầm than; cho nên Đức Phật đã nói ‘đau khổ’ vân vân mà không nói ‘đau khổ cùng cực.’ Và tại đoạn kinh đó, sự áp dụng ví dụ nên được hiểu theo cùng phương pháp ở ví dụ trước. Quả thật, Đức Thế Tôn nhìn thấy người ấy sinh vào một loài nào đó trong số loài voi vân vân và nếm trải đau khổ lớn lao do những hình phạt như trói đánh, lôi kéo vân vân |
52 |
♦ tatiyaupamāyaṃ tanupattapalāsoti na abbhapaṭalaṃ viya tanupaṇṇo, viraḷapaṇṇattaṃ panassa sandhāya idaṃ vuttaṃ. kabaracchāyoti viraḷacchāyo. dukkhabahulāti pettivisayasmiñhi dukkhameva bahulaṃ, sukhaṃ parittaṃ kadāci anubhavitabbaṃ hoti, tasmā evamāha. etthāpi purimanayeneva opammasaṃsandanaṃ veditabbaṃ. |
Ở ví dụ thứ 3, [có bộ lá mong manh] tức: có bộ lá mong manh không giống như một đám mây(i); và cụm từ này được nói liên quan đến tình trạng bộ lá thưa thớt của cái cây ấy. [Có bóng lốm đốm] tức: có bóng thưa thớt. [Nhiều đau khổ] tức: quả thật, ở khu vực ngạ quỷ (cõi ngạ quỷ), chính đau khổ muôn vàn sẽ được nếm trải, an lạc ít ỏi sẽ được nếm trải thỉnh thoảng; do đó, Đức Phật đã nói như vậy. Và tại đoạn kinh đó, sự áp dụng ví dụ nên được hiểu theo cùng phương pháp ở ví dụ trước. —– (i) Cây nào bộ lá phát triển, lá mọc dày, rậm thì nhìn từ xa có hình dáng na ná như đám mây. |
53 |
♦ catutthaupamāyaṃ bahalapattapalāsoti nirantarapaṇṇo pattasañchanno. santacchāyoti pāsāṇacchattaṃ viya ghanacchāyo. sukhabahulā vedanāti manussaloke khattiyakulādīsu sukhabahulā vedanā vedayitabbā hoti, tā vedayamānaṃ nipannaṃ vā nisinnaṃ vā passāmīti dasseti. idhāpi opammasaṃsandanaṃ purimanayeneva veditabbaṃ. |
Ở ví dụ thứ 4, [có bộ lá rậm rạp] tức: phủ đầy lá, có lá cùng khắp. [Có bóng liền mạch] tức: có bóng dày như cái lọng bằng đá. [Nhiều an lạc] tức: Đức Phật cho thấy: ‘Các cảm thọ nhiều an lạc sẽ được trải nghiệm trong dòng tộc Khattiya vân vân ở cõi người; ta biết người ấy trải nghiệm chúng khi nằm hay khi ngồi.’ Và tại đoạn kinh đó, sự áp dụng ví dụ nên được hiểu theo cùng phương pháp ở ví dụ trước. |
54 |
♦ pañcamaupamāyaṃ pāsādoti dīghapāsādo. ullittāvalittanti anto ceva ullittaṃ bahi ca avalittaṃ. phusitaggaḷanti dvārabāhāhi saddhiṃ supihitakavāṭaṃ. gonakatthatoti caturaṅgulādhikalomena kāḷakojavena atthato. paṭikatthatoti uṇṇāmayena setāttharaṇena atthato. paṭalikatthatoti ghanapupphakena uṇṇāmayāttharaṇena atthato. kadalimigapavarapaccattharaṇoti kadalimigacammamayena uttamapaccattharaṇena atthato. taṃ kira paccattharaṇaṃ setavatthassa upari kadalimigacammaṃ attharitvā sibbetvā karonti. sauttaracchadoti saha uttaracchadena, uttaribaddhena rattavitānena saddhinti attho. ubhatolohitakūpadhānoti sīsūpadhānañca pādūpadhānañcāti pallaṅkassa ubhato ṭhapitalohitakūpadhāno. idhāpi upamāsaṃsandanaṃ purimanayeneva veditabbaṃ. |
Ở ví dụ thứ 5, [lâu đài] tức: một toà lâu đài dài. [Được trát vữa trên và dưới] tức: được trát vữa ở bên trong và được trát vữa ở bên ngoài. [Được đóng then cửa] tức: có cửa được đóng lại kĩ càng cùng với các trụ cửa. [Được phủ bởi thảm len] tức: được phủ bởi tấm thảm màu đen bằng lông dày hơn 4 ngón tay. [Được phủ bởi vải len] tức: được phủ bởi tấm thảm màu trắng được làm từ len. [Được phủ bởi tấm trải len] tức: được phủ bởi tấm thảm được làm từ len, có hoa(i) dày đặc. [Có tấm trải làm từ lông nai Kadali thượng hạng] tức: được bao phủ bởi tấm trải thượng phẩm được làm từ lông nai Kadali. Quả thật, người ta làm tấm trải đó bằng cách khâu sau khi phủ lông nai Kadali trên tấm vải trắng. [Có lọng] tức: kèm với cái lọng, kèm với cái tán che màu đỏ được buộc ở bên trên. Ý nghĩa là như vậy. [Có gối đỏ ở 2 chỗ] tức: có gối màu đỏ được đặt ở 2 chỗ của cái trường kỷ – tức: một cái gối ở đầu và một cái gối ở chân. Và tại đây, sự áp dụng ví dụ nên được hiểu theo cùng phương pháp ở ví dụ trước. —– (i) Hoa này có lẽ là hoạ tiết, không phải hoa thật. |
55 |
ayaṃ panettha aparabhāgayojanā, yathā so puriso maggāruḷhameva jānāti “ayaṃ etena maggena gantvā pāsādaṃ āruyha kūṭāgāraṃ pavisitvā pallaṅke nisīdissati vā nipajjissati vā”ti, evamevaṃ bhagavā dānādīsu puññakiriyavatthūsu yaṃkiñci kusalakammaṃ āyūhantaṃyeva puggalaṃ disvā “ayaṃ imaṃ katvā devaloke nibbattissatī”ti jānāti. yathā so puriso aparabhāge taṃ pāsādaṃ āruyha kūṭāgāraṃ pavisitvā pallaṅke nisinnaṃ vā nipannaṃ vā ekantasukhaṃ nirantarasukhaṃ vedanaṃ vedayamānaṃ passati, evamevaṃ bhagavā aparabhāge “so taṃ kalyāṇaṃ katvā kuhiṃ nibbatto”ti ālokaṃ vaḍḍhetvā dibbacakkhunā olokento devaloke nibbattaṃ passati, nandanavanādīsu accharāsaṅghaparivutaṃ dibbasampattiṃ anubhavamānaṃ. ♦ ñāṇappavattākāravaṇṇanā niṭṭhitā. |
Và ở đây, đây là sự giải thích cho phần kế tiếp: giống như người đó biết về chính kẻ đi vào con đường ấy rằng ‘Người này đi theo con đường ấy; leo lên toà lâu đài; đi vào căn phòng ở đỉnh; rồi ngồi xuống hay nằm xuống trường kỷ’; hệt như vậy, Đức Thế Tôn nhìn thấy chính người tích luỹ bất kỳ thiện nghiệp nào trong số các nền tảng làm phước như bố thí vân vân; rồi biết rằng ‘Người này làm việc này rồi sẽ sinh ở cõi trời.’ Giống như ở phần kế tiếp, người đó thấy kẻ kia đang thụ hưởng lạc thọ không dứt, lạc thọ cùng cực khi ngồi hay khi nằm ở trường kỷ sau khi đi lên toà lâu đài và đi vào căn phòng ở đỉnh; hệt như vậy, ở phần kế tiếp, Đức Thế Tôn (tự hỏi) ‘Người này làm việc tốt đẹp này rồi sinh ở đâu?’; (Ngài) phát triển ánh sáng rồi trong khi quán sát bằng thiên nhãn, nhìn thấy người đó sinh ở cõi trời, nếm trải thành quả cõi trời, được tháp tùng bởi đoàn thiên nữ ở vườn Nandana vân vân. Sự giải thích về phương thức diễn tiến của trí được hoàn thành. |
56 |
āsavakkhayavāravaṇṇanā
♦ āsavakkhayavāre “dibbena cakkhunā”ti avatvā “tamenaṃ passāmī”ti vuttaṃ. taṃ kasmāti ce? niyamābhāvā. imañhi puggalaṃ dibbacakkhunāpi passissati, cetopariyañāṇenāpi jānissati, sabbaññutaññāṇenapi jānissatiyeva. ekantasukhā vedanāti idaṃ kiñcāpi devalokasukhena saddhiṃ byañjanato ekaṃ, atthato pana nānā hoti. devalokasukhañhi rāgapariḷāhādīnaṃ atthitāya na ekanteneva sukhaṃ. nibbānasukhaṃ pana sabbapariḷāhānaṃ vūpasamāya sabbākārena ekantasukhaṃ. upamāyampi “yathā pāsāde ekantasukhā”ti vuttaṃ. taṃ maggapariḷāhassa avūpasantatāya chātajjhattatāya pipāsābhibhūtatāya ca na ekantameva sukhaṃ. vanasaṇḍe pana pokkharaṇiyaṃ oruyha rajojallassa pavāhitattā maggadarathassa vūpasantatāya bhisamūlakhādanena ceva madhurodakapānena ca khuppipāsānaṃ vinītatāya udakasāṭakaṃ parivattetvā maṭṭhadukūlaṃ nivāsetvā taṇḍulatthavikaṃ ussīsake katvā udakasāṭakaṃ pīḷetvā hadaye ṭhapetvā mandamandena ca vātena bījayamānassa nipannattā sabbākārena ekantasukhaṃ hoti. |
Sự giải thích về phần lậu tận
Trong phần về lậu tận, Đức Phật không nói ‘bằng thiên nhãn’; mà điều này đã được nói (bởi Ngài) – rằng ‘Ta biết chính người ấy.’ Điều đó tồn tại do đâu? Do sự vô giới hạn. Bởi vì Đức Phật có thể biết người đó bằng thiên nhãn, có thể biết người đó bằng tha tâm trí, cũng có thể biết người đó bằng toàn giác trí. [Cảm thọ lạc cùng cực – ekantasukhā vedanā], mặc dù về mặt âm tiết, cụm từ này là một với loại lạc thuộc cõi trời; nhưng về mặt ý nghĩa, nó dị biệt(i). Bởi vì xét đúng theo phương diện tuyệt đối, lạc thuộc cõi trời không phải là lạc do sự tồn tại trạng thái nung nấu bởi tham ái vân vân. Còn lạc Niết Bàn là lạc cùng cực xét theo mọi phương diện, do sự an chỉ mọi trạng thái nung nấu (bởi phiền não). Và (cụm từ đó – lạc cùng cực) đã được nói trong ví dụ ‘Giống như lạc cùng cực ở lâu đài.’ Đó không đúng là lạc cùng cực do sự áp đảo bởi khao khát(ii), do sự thèm khát ở bên trong (tức nội tâm), do trạng thái không an chỉ sự nung nấu trên con đường(iii). Tuy nhiên, ở khu vườn, có lạc cùng cực theo mọi phương diện (cho người ấy) do trạng thái nằm xuống (của người ấy) sau khi người ấy đi xuống cái hồ; làm trôi đi sình bùn, an chỉ mệt mỏi trên con đường, trừ bỏ đói khát bằng việc uống nước ngọt và bằng việc ăn chồi sen; vắt tấm áo bằng nước; mặc tấm áo đã được làm sạch; đặt túi gạo ở vị trí gối đầu; siết tấm vải thấm nước; đặt (tấm vải) ở vị trí tim; rồi quạt bằng làn khí trong lành. —– (i) Tức đều dùng chung một cụm từ là [sukhā vedanā – lạc thọ]; nhưng về ý nghĩa, 2 loại lạc thọ này khác nhau. (ii) Lạc đó khiến người ta khao khát, dính mắc. (iii) Tức trong ví dụ người mệt mỏi đến lâu đài nghỉ ngơi trên trường kỷ; sự nghỉ ngơi đó chỉ giảm bớt phần nào sự mệt mỏi, chứ không thể chấm dứt sự mệt mỏi 100%. |
57 |
♦ evameva khoti ettha idaṃ opammasaṃsandanaṃ — pokkharaṇī viya hi ariyamaggo daṭṭhabbo. pokkharaṇimaggo viya pubbabhāgapaṭipadā. maggāruḷho viya paṭipadāsamaṅgīpuggalo. cakkhumā puriso viya dibbacakkhu bhagavā. vanasaṇḍo viya nibbānaṃ. yathā so puriso maggāruḷhaṃ disvāva jānāti “ayaṃ iminā maggena gantvā pokkharaṇiyaṃ nhatvā ramaṇīye vanasaṇḍe rukkhamūle nisīdissati vā nipajjissati vā”ti, evamevaṃ bhagavā paṭipadaṃ pūrentameva nāmarūpaṃ paricchindantameva paccayapariggahaṃ karontameva lakkhaṇārammaṇāya vipassanāya kammaṃ karontameva jānāti “ayaṃ imaṃ paṭipadaṃ pūretvā sabbāasave khepetvā anāsavaṃ cetovimuttiṃ paññāvimuttinti evaṃ vuttaṃ phalasamāpattiṃ upasampajja viharissatī”ti. yathā so puriso aparabhāge tāyaṃ pokkharaṇiyaṃ nhatvā vanasaṇḍaṃ pavisitvā nisinnaṃ vā nipannaṃ vā ekantasukhaṃ vedanaṃ vedayamānaṃ passati, evameva bhagavā aparabhāge taṃ puggalaṃ paṭipadaṃ pūretvā maggaṃ bhāvetvā phalaṃ sacchikatvā nirodhasayanavaragataṃ nibbānārammaṇaṃ phalasamāpattiṃ appetvā ekantasukhaṃ vedanaṃ vedayamānaṃ passati. ♦ āsavakkhayavāravaṇṇanā niṭṭhitā. |
[Hệt như vậy], ở đoạn kinh đó, đây là sự áp dụng ví dụ: quả thật, cái hồ nước nên được hiểu giống như thánh đạo. Con đường đến hồ nước nên được hiểu giống như phương pháp tiên phần. Người đi vào con đường nên được hiểu giống như người có phương pháp đó. Người có mắt nên được hiểu giống như Đức Thế Tôn có thiên nhãn. Khu vườn nên được hiểu giống như Niết Bàn. Giống như người đó thấy người đi vào con đường rồi biết rằng ‘Người này đi theo con đường này; tắm rửa tại hồ nước; rồi ngồi xuống hay nằm xuống tại gốc cây ở khu vườn đáng thích ý’; hệt như vậy, Đức Thế Tôn biết chính người thực hiện nghiệp bằng thiền Vipassanā có đối tượng là các tướng (tam tướng), người thực hành việc nắm bắt nhân duyên, người phân định danh sắc, người thi hành phương pháp ấy – rằng ‘Người này hoàn thành phương pháp ấy; làm cạn kiệt mọi lậu hoặc; rồi sẽ sống sau khi đạt được thành quả – (thành quả ấy) vốn được gọi là ‘Sự giải thoát tâm không còn lâu hoặc, sự giải thoát bằng tuệ.’’ Giống như ở phần kế tiếp, người đó thấy kẻ kia đang thụ hưởng thọ lạc cùng cực khi ngồi hay khi nằm sau khi tắm ở hồ nước đó và đi vào khu vườn; hệt như vậy, ở phần kế tiếp, Đức Thế Tôn thấy người kia đang thụ hưởng thọ lạc cùng cực sau khi hoàn thành phương pháp đó, phát triển Đạo, thực chứng Quả, hướng đến thành quả – tức đối tượng Niết Bàn – vốn như một chiếc ghế cao quý, tức sự tịch diệt(i). Sự giải thích về phần lậu tận được hoàn thành. —– (i) Ở đây, Niết Bàn chính là sự tịch diệt; và chú giải ví von Niết Bàn giống như chiếc giường cao quý – giúp bậc thánh nhân an nghỉ vĩnh viễn, không còn đau khổ nữa. |
58 |
dukkarakārikādisuddhivaṇṇanā ♦ 155. “abhijānāmi kho panāhaṃ, sāriputta, caturaṅgasamannāgatan”ti idaṃ kasmā āraddhaṃ? pāṭiyekkaṃ anusandhivasena āraddhaṃ. ayaṃ kira sunakkhatto dukkarakārikāya suddhi hotīti evaṃ laddhiko. athassa bhagavā mayā ekasmiṃ attabhāve ṭhatvā caturaṅgasamannāgataṃ dukkaraṃ kataṃ, dukkarakārako nāma mayā sadiso natthi. dukkarakārena suddhiyā sati ahameva suddho bhaveyyanti dassetuṃ imaṃ desanaṃ ārabhi. apica ayaṃ sunakkhatto dukkarakārikāya pasanno, so cassa pasannabhāvo, “addasā kho, bhaggava, sunakkhatto licchaviputto acelaṃ korakkhattiyaṃ catukkuṇḍikaṃ chamānikiṇṇaṃ bhakkhasaṃ mukhena khādantaṃ mukhena bhuñjantaṃ. disvānassa etadahosi ‘sādhu rūpo vata, bho, ayaṃ samaṇo catukkuṇḍiko chamānikiṇṇaṃ bhakkhasaṃ mukheneva khādati, mukheneva bhuñjatī’”ti evamādinā pāthikasutte (dī. ni. 3.7) āgatanayena veditabbo. |
Sự giải thích về sự thanh tịnh cho người hành khổ hạnh vân vân
‘Và này Sāriputta! Ta nhớ (ta là người hành phạm hạnh) gồm 4 yếu tố’; vì sao (câu kinh) đó mở đầu? (Nó) mở đầu do tính liên kết cá nhân(i). Quả thật, chính Sunakkhatta có quan điểm rằng ‘Sự thanh tịnh tồn tại cho người hành khổ hạnh.’ Thế rồi, Đức Thế Tôn đã mở đầu bài giảng này để chỉ ra cho vị đó (Sunakkhatta) rằng: ‘Khổ hạnh gồm 4 yếu tố đã được thực hành bởi ta một cách độc nhất(ii); không có kẻ được gọi là hành giả khổ hạnh ngang bằng với ta. Nếu sự thanh tịnh tồn tại do việc hành khổ hạnh, thì chính ta đáng lẽ đã thanh tịnh.’ Vậy nhưng, chính Sunakkhatta tin vào người hành khổ hạnh; và vị ấy trở nên tin vào người hành khổ hạnh rằng: ‘Này Bhaggava! Sunakkhatta Licchaviputta đã nhìn thấy đạo sĩ loã thể Korakkhattiya trụ bằng tứ chi, ăn bằng miệng, người nhai bằng miệng những thứ đồ ăn có thể ăn được bị rải xuống đất.’ Sau khi nhìn thấy, (suy nghĩ này/lời nói này) đã xảy đến cho vị ấy: ‘Thật đáng kính thay, này ông! Vị Sa Môn này trụ bằng tứ chi, ăn bằng miệng, người nhai bằng miệng những thứ đồ ăn có thể ăn được bị rải xuống đất.’ Điều đó nên được hiểu theo phương pháp có sự bắt đầu như vậy, xuất hiện trong bài kinh Pāthikasutta. (dī. ni. 3.7) —– (i) Tức cá nhân Đức Phật: Đức Phật bắt đầu thuật lại việc tu tập khổ hạnh cá nhân của Ngài. (ii) Tức độc nhất vô nhị; Đức Phật hành khổ hạnh đến mức vô song, không ai sánh nổi Ngài. |
59 |
♦ atha bhagavā ayaṃ dukkarakārikāya pasanno, mayā ca etasmiṃ attabhāve ṭhatvā caturaṅgasamannāgataṃ dukkaraṃ kataṃ, dukkarakāre pasīdantenāpi anena mayi pasīditabbaṃ siyā, sopissa pasādo mayi natthīti dassento imaṃ desanaṃ ārabhi. |
Thế rồi, Đức Thế Tôn đã mở đầu bài giảng này để chỉ ra rằng: ‘Người này tin vào người hành khổ hạnh. Và khổ hạnh gồm 4 yếu tố đã được thực hành bởi ta một cách độc nhất. Người tin vào việc hành khổ hạnh ấy nên tin nơi ta; nhưng người ấy không có sự tin tưởng đó nơi ta.’ |
60 |
♦ tatra brahmacariyanti dānampi veyyāvaccampi sikkhāpadampi brahmavihārāpi dhammadesanāpi methunaviratipi sadārasantosopi uposathopi ariyamaggopi sakalasāsanampi ajjhāsayopi vīriyampi vuccati. |
Tại đoạn kinh đó; việc bố thí, việc phục vụ, (việc giữ) giới luật, Phạm trú, việc nói Pháp, việc kiêng tránh hành dâm, việc hài lòng với vợ mình, (việc giữ) Uposatha, Thánh Đạo, toàn bộ giáo lý (của Đức Phật), xu hướng (đến điều thiện) và sự tinh tấn được gọi là [Phạm Hạnh – Brahmacariya]. |
61 |
♦ “kiṃ te vataṃ kiṃ pana brahmacariyaṃ, ♦ kissa suciṇṇassa ayaṃ vipāko. ♦ iddhī jutī balavīriyūpapatti, ♦ idañca te nāga mahāvimānaṃ. ♦ ahañca bhariyā ca manussaloke, ♦ saddhā ubho dānapatī ahumhā. ♦ opānabhūtaṃ me gharaṃ tadāsi, ♦ santappitā samaṇabrāhmaṇā ca. ♦ taṃ me vataṃ taṃ pana brahmacariyaṃ, ♦ tassa suciṇṇassa ayaṃ vipāko. ♦ iddhī jutī balavīriyūpapatti, ♦ idañca me dhīra mahāvimānan”ti. (jā. 2.22.1592, 1593, 1595) — ♦ imasmiñhi puṇṇakajātake dānaṃ brahmacariyanti vuttaṃ. |
‘Cái gì là đạo hành(i) của ngài, cái gì là Phạm Hạnh của ngài? Đây là quả của cái được thực hành tốt đẹp nào: sự thịnh vượng, sự rực rỡ, sức mạnh, sự tái sinh cùng lâu đài to lớn này của ngài? Thưa Long Vương!’ ‘Khi ở cõi người, ta cùng người vợ – cả 2 đều là người có tín, là thí chủ. Khi đó, ngôi nhà của ta trở thành thí đường(ii). Các Sa Môn, Bà La Môn được thoả mãn đủ đầy (tại đó). Vậy đó là đạo hành của ta, đó là Phạm Hạnh của ta. Đây là quả của cái được thực hành tốt đẹp đó: sự thịnh vượng, sự rực rỡ, sức mạnh, sự tái sinh cùng lâu đài to lớn này của ta. Hỡi bậc trí!’ (jā. 2.22.1592, 1593, 1595) — Quả thật, trong chuyện Puṇṇakajātaka đó, việc bố thí được gọi là Phạm Hạnh. —– (i) Từ Pāḷi vata có những nghĩa như [phận sự tôn giáo, cách hành đạo…], ở đây dịch là [đạo hành], tức sự hành đạo, lối hành đạo. (ii) Thí đường: ngôi nhà chuyên dùng cho việc bố thí. |
62 |
♦ “kena pāṇi kāmadado, kena pāṇi madhussavo. ♦ kena te brahmacariyena, puññaṃ pāṇimhi ijjhati. ♦ tena pāṇi kāmadado, tena pāṇi madhussavo. ♦ tena me brahmacariyena, puññaṃ pāṇimhi ijjhatī”ti. (pe. va. 275) — ♦ imasmiṃ aṅkurapetavatthusmiṃ veyyāvaccaṃ brahmacariyanti vuttaṃ. |
‘Dựa vào (Phạm Hạnh) nào, bàn tay (của ông) ban phát theo ý muốn (của người cầu xin)? Dựa vào (Phạm Hạnh) nào, bàn tay (của ông) tuôn chảy mật ong(i)? Dựa vào Phạm Hạnh nào, phước của ông tăng trưởng nơi bàn tay?’ ‘Dựa vào (Phạm Hạnh) đó, bàn tay (của ta) ban phát theo ý muốn (của người cầu xin). Dựa vào (Phạm Hạnh) đó, bàn tay (của ta) tuôn chảy mật ong. Dựa vào Phạm Hạnh đó, phước của ta tăng trưởng nơi bàn tay.’ (pe. va. 275) Trong chuyện Aṅkurapetavatthu đó, việc phục vụ được gọi là Phạm Hạnh. —– (i) [Tuôn chảy mật ong – madhussava], cụm từ Pāḷi này được ghi nhận trong từ điển PTS. Dựa theo bối cảnh ở đây, nó có thể mang nghĩa ẩn dụ: ban phát ‘mật ngọt’. |
63 |
“evaṃ kho taṃ, bhikkhave, tittiriyaṃ nāma brahmacariyaṃ ahosī”ti (cūḷava. 311) imasmiṃ tittirajātake pañcasikkhāpadaṃ brahmacariyanti vuttaṃ. “taṃ kho pana me pañcasikha brahmacariyaṃ neva nibbidāya na virāgāya na nirodhāya, yāvadeva brahmalokūpapattiyā”ti (dī. ni. 2.329) imasmiṃ mahāgovindasutte brahmavihārā brahmacariyanti vuttaṃ. “ekasmiṃ brahmacariyasmiṃ, sahassaṃ maccuhāyinan”ti (saṃ. ni. 1.184) ettha dhammadesanā brahmacariyanti vuttā. “pare abrahmacārī bhavissanti, mayamettha brahmacārī bhavissāmā”ti (ma. ni. 1.83) sallekhasutte methunavirati brahmacariyanti vuttā. |
‘Này các Tỳ Kheo! Như vậy, con gà gô đó được gọi là kẻ có Phạm Hạnh.’ (cūḷava. 311); trong truyện Tittirajātaka đó, (việc giữ) ngũ giới được gọi là Phạm Hạnh. ‘Này Pañcasikha! Thế nhưng, Phạm Hạnh đó không dẫn tới sự nhàm chán, sự ly tham, sự diệt, mà chỉ tới sự sinh lên cõi Phạm Thiên.’ (dī. ni. 2.329); trong bài kinh Mahāgovindasutta đó, Phạm trú được gọi là Phạm Hạnh. ‘Trong một nền Phạm Hạnh, có 1.000 kẻ vượt qua cái chết.’ (saṃ. ni. 1.184); trong trường hợp này, việc nói Pháp được gọi là Phạm Hạnh. ‘Những người khác có thể trở nên những kẻ không có Phạm Hạnh; ở đây, chúng ta sẽ trở nên những người có Phạm Hạnh.’ (ma. ni. 1.83); trong bài kinh Sallekhasutta, việc kiêng tránh hành dâm được gọi là Phạm Hạnh. |
64 |
♦ “mayañca bhariyā nātikkamāma, ♦ amhe ca bhariyā nātikkamanti. ♦ aññatra tāhi brahmacariyaṃ carāma, ♦ tasmā hi amhaṃ daharā na mīyare”ti. (jā. 1.10.97) — ♦ mahādhammapālajātake sadārasantoso brahmacariyanti vutto. |
‘Chúng tôi không phản bội vợ mình, Những người vợ cũng không phản bội chúng tôi. Ngoài những người vợ ấy, chúng tôi giữ Phạm Hạnh. Do đó, quả thật, những người trẻ của chúng tôi không chết. Trong truyện Mahādhammapālajātaka, việc hài lòng với vợ mình được gọi là Phạm Hạnh. |
65 |
♦ “hīnena brahmacariyena, khattiye upapajjati. ♦ majjhimena ca devattaṃ, uttamena visujjhatī”ti. (jā. 1.8.75) — ♦ evaṃ nimijātake attadamanavasena kato aṭṭhaṅgiko uposatho brahmacariyanti vutto. “idaṃ kho pana me, pañcasikha, brahmacariyaṃ ekantanibbidāya virāgāya … pe … ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo”ti (dī. ni. 2.329) mahāgovindasuttasmiññeva ariyamaggo brahmacariyanti vutto. “tayidaṃ brahmacariyaṃ iddhañceva phītañca vitthārikaṃ bāhujaññaṃ puthubhūtaṃ yāva devamanussehi suppakāsitan”ti (dī. ni. 3.174) pāsādikasutte sikkhattayasaṅgahaṃ sāsanaṃ brahmacariyanti vuttaṃ. |
‘Bằng Phạm Hạnh bậc thấp, người ta sinh vào dòng Khattiya. ‘(Bằng Phạm Hạnh) bậc trung, (người ta sinh vào) cõi trời, (Bằng Phạm Hạnh) tối cao, (người ta) trở nên thanh tịnh.’ (jā. 1.8.75) Trong truyện Nimijātaka như thế, (việc giữ) Uposatha gồm 8 phần – được thực hiện dựa trên sự chế ngự bản thân – được gọi là Phạm Hạnh. ‘Nhưng này Pañcasikha! Phạm Hạnh đó dẫn tới sự nhàm chán cùng cực, sự ly tham… Đó chính là Thánh Đạo 8 phần.’ (dī. ni. 2.329); trong chính bài kinh Mahāgovindasutta, Thánh Đạo được gọi là Phạm Hạnh. ‘Tức là Phạm Hạnh thành tựu, phong phú, vang danh, thuộc về đại chúng, lan truyền rộng, được khéo tuyên thuyết đến chư thiên và loài người.’ (dī. ni. 3.174); trong bài kinh Pāsādikasutta, giáo lý (của Đức Phật) – tức tập hợp tam học (giới, định, tuệ) – được gọi là Phạm Hạnh. |
66 |
♦ “api ataramānānaṃ, phalāsāva samijjhati. ♦ vipakkabrahmacariyosmi, evaṃ jānāhi gāmaṇī”ti. (jā. 1.1.8) — ♦ ettha ajjhāsayo brahmacariyanti vutto. |
‘Và quả được mong muốn trổ cho những người không vội vã. Ta là người có Phạm Hạnh đã chín muồi; hãy biết như vậy, này Gāmaṇī!’ (jā. 1.1.8); trong trường hợp này, xu hướng (đến điều thiện) được gọi là Phạm Hạnh. |
67 |
idha pana vīriyaṃ brahmacariyanti adhippetaṃ. vīriyabrahmacariyassa hi idameva suttaṃ. tadetaṃ ekasmiṃ attabhāve catubbidhassa dukkarassa katattā caturaṅgasamannāgatanti vuttaṃ. |
Thế nhưng, ở đoạn kinh này, Phạm Hạnh được hàm ý là sự tinh tấn. Bởi vì chính bài kinh này là bài kinh về Phạm Hạnh tinh tấn. Chính điều đó (tinh tấn) được gọi là ‘việc có 4 yếu tố’ theo ý nghĩa là sự thực hiện khổ hạnh gồm 4 loại một cách độc nhất nơi mình (nơi Đức Phật). |
68 |
♦ tapassī sudaṃ homīti sudanti nipātamattaṃ, tapanissitako homīti attho. paramatapassīti paramo tapassī, tapanissitakānaṃ uttamo. lūkho sudaṃ homīti lūkho homi. jegucchīti pāpajegucchiko. pavivitto sudaṃ homīti pavivitto ahaṃ homi. tatrāssu me idaṃ, sāriputtāti tatra caturaṅge brahmacariye idaṃ mama tapassitāya hoti, tapanissitakabhāve mayhaṃ idaṃ acelakāditapassitakattaṃ hotīti dasseti. |
Ở cụm từ [Ta quả là nhà khổ hạnh – tapassī sudaṃ homi], [sudaṃ – quả thật] chỉ là [phụ từ – nipāta]. [Ta là người nhiệt thành với sự khổ hạnh], ý nghĩa là như vậy. [Nhà khổ hạnh tối thượng – paramatapassī] tức: [nhà khổ hạnh tối thượng – paramo tapassī], là người tối cao trong số những người nhiệt thành với sự khổ hạnh. [Ta quả là người thô giản – lūkho sudaṃ homi] tức: [ta là người thô giản – lūkho homi]. [Người ghê tởm – jegucchī] tức: [người ghê tởm cái ác – pāpajegucchika]. [Ta quả là người độc cư – pavivitto sudaṃ homi] tức: [ta là người độc cư – pavivitto ahaṃ homi]. Ở cụm từ [Này Sāriputta! Ở đó, ta có điều này – tatrāssu me idaṃ, sāriputta], Đức Phật chỉ ra rằng: ‘Ở đó – tức trong Phạm Hạnh có 4 yếu tố đó – ta có điều này như là trạng thái khổ hạnh(i); trong trạng thái nhiệt thành với khổ hạnh, ta có sự thực hành khổ hạnh này như là loã thể vân vân —–
(i) Tức điều này là biểu hiện cho trạng thái khổ hạnh của ta. |
69 |
♦ tattha acelakoti niccelo naggo. muttācāroti visaṭṭhācāro, uccārakammādīsu lokiyakulaputtācārena virahito, ṭhitakova uccāraṃ karomi, passāvaṃ karomi, khādāmi bhuñjāmi ca. hatthāpalekhanoti hatthe piṇḍamhi ṭhite jivhāya hatthaṃ apalikhāmi, uccāraṃ vā katvā hatthasmiññeva daṇḍakasaññī hutvā hatthena apalikhāmīti dasseti. te kira daṇḍakaṃ sattoti paññapenti, tasmā tesaṃ paṭipadaṃ pūrento evamakāsi. bhikkhāgahaṇatthaṃ ehi bhaddanteti vutto na etīti na ehibhaddantiko. tena hi tiṭṭha bhaddanteti vuttopi na tiṭṭhatīti na tiṭṭhabhaddantiko. tadubhayampi titthiyā evaṃ etassa vacanaṃ kataṃ bhavissatīti na karonti. ahampi evaṃ akāsinti dasseti. abhihaṭanti puretaraṃ gahetvā āhaṭaṃ bhikkhaṃ. uddissakatanti idaṃ tumhe uddissa katanti evaṃ ārocitabhikkhaṃ. na nimantananti asukaṃ nāma kulaṃ vā vīthiṃ vā gāmaṃ vā paviseyyāthāti evaṃ nimantitabhikkhampi na sādiyāmi na gaṇhāmi. |
Ở đoạn kinh đó, [loã thể – acelaka] tức: không có quần áo, trần trụi. [Có tập quán được buông bỏ – muttācāra] tức: có tập quán được bỏ; ta không còn tập quán của những người con trai các dòng tộc trong thế gian đối với các việc như đại tiện vân vân; chỉ trong tư thế đứng, ta làm việc đại tiện, ta làm việc tiểu tiện, ta nhai, ta ăn. Ở cụm từ [Cọ quét bàn tay – hatthāpalekhana], Đức Phật chỉ ra rằng: ‘Khi có nắm vật thực ở trong bàn tay, ta cọ quét bàn tay bằng lưỡi; hoặc sau khi làm việc đại tiện, ta xem chính bàn tay là một que gỗ rồi cọ quét (hậu môn) bằng bàn tay.’ Quả thật, những vị (hành khổ hạnh) ấy khẳng định que gỗ là chúng sinh; do đó, Đức Bồ Tát đã làm như vậy để thực hiện đường lối của các vị ấy(i). [Không đến khi được gọi – na ehibhaddantiko] tức: Đức Bồ Tát không đi đến khi được (người ta) gọi rằng ‘Thưa Đại Đức! Hãy đến để nhận vật thực!’ [Không đứng lại khi được gọi – na ehibhaddantiko] tức: Đức Bồ Tát không đứng lại khi được (người ta) gọi rằng ‘Thưa Đại Đức! Do việc nhận vật thực, hãy đứng lại!’ Đức Phật cho thấy rằng: ‘Các ngoại đạo không làm 2 việc đó (không đến & không đứng lại) với suy nghĩ rằng ‘Lời nói đó (lời yêu cầu đến & đứng lại) có thể được thốt ra cho mỗi họ như vậy(ii).’ Ta cũng đã không làm như vậy.’ [(Vật thực) được mang đến – abhihaṭa] tức: vật thực được mang đến (vị Sa Môn) để vị Sa Môn đó nhận lấy trước nhất. [(Vật thực) được làm riêng – uddissakata] tức: vật thực được chỉ định rằng ‘Vật thực này được làm cho ngài.’ [(Vật thực) được mời – na nimantana] tức: ta không tiếp nhận, không nhận vật thực được mời (với lời mời) rằng ‘Mong ngài đi vào gia đình, con đường hay ngôi làng có tên như vậy!’ —– (i) Tức các vị khổ hạnh quan niệm que gỗ cũng là một chúng sinh có tâm thức; cho nên sau khi đại tiện, nếu dùng que gỗ cọ quét hậu môn thì có thể làm tổn hại chúng sinh ấy. Thay vì vậy thì dùng bàn tay – xem bàn tay như que gỗ. (ii) Tức các ngoại đạo không muốn thí chủ thiên vị, ưu ái bố thí cho mỗi riêng mình; do đó, khi nghe thí chủ yêu cầu đi đến hay đứng lại, họ không làm theo. |
70 |
na kumbhimukhāti kumbhito uddharitvā diyyamānaṃ bhikkhaṃ na gaṇhāmi. na kaḷopimukhāti kaḷopīti ukkhali vā pacchi vā. tatopi na gaṇhāmi. kasmā? kumbhikaḷopiyo maṃ nissāya kaṭacchunā pahāraṃ labhantīti. na eḷakamantaranti ummāraṃ antaraṃ katvā diyyamānaṃ na gaṇhāmi. kasmā? ayaṃ maṃ nissāya antarakaraṇaṃ labhatīti. daṇḍamusalesupi eseva nayo. na dvinnanti dvīsu bhuñjamānesu ekasmiṃ uṭṭhāya dente na gaṇhāmi. kasmā? kabaḷantarāyo hotīti. na gabbhiniyātiādīsu pana gabbhiniyā kucchiyaṃ dārako kilamati, pāyantiyā dārakassa khīrantarāyo hoti, purisantaragatāya ratiantarāyo hotīti na gaṇhāmi. Na saṃkittīsūti saṃkittetvā katabhattesu. dubbhikkhasamaye kira acelakasāvakā acelakānaṃ atthāya tato tato taṇḍulādīni samādapetvā bhattaṃ pacanti. ukkaṭṭhācelako tatopi na paṭiggaṇhāti. |
[Không (nhận vật thực) từ miệng nồi – na kumbhimukhā] tức: ta không nhận vật thực được bố thí sau khi thí chủ đưa (vật thực) ra từ cái nồi. [Không (nhận vật thực) từ miệng niêu – na kaḷopimukhā], [cái niêu – kaḷopī] tức [cái nồi – ukkhali] hay [cái thúng – pacchi](i). Ta không nhận từ đó. Vì sao? (Bởi vì) do ta; cái nồi, cái niêu vân vân nhận sự va chạm bởi cái muỗng(ii). [Không (nhận vật thực) xuyên qua ngưỡng cửa – na eḷakamantara] tức: ta không nhận vật thực được bố thí xuyên qua ngưỡng cửa. Vì sao? (Bởi vì) do ta; vật thực đó đạt đến tình trạng xuyên qua (ngưỡng cửa). Chính đó là phương pháp (giải nghĩa) ở đoạn kinh về cây gậy và cái chày. [Không (nhận vật thực) của 2 (người đang ăn) – na dvinnaṃ] tức: khi 2 người đang ăn ở một chỗ, đứng lên rồi bố thí; ta không chấp nhận họ. Vì sao? (Bởi vì) đó (việc bố thí) là trở ngại cho miếng ăn (của họ). Ở cụm từ [Không (nhận vật thực) từ thai phụ – na gabbhiniyā] vân vân, tức: và ta không nhận (vật thực từ những người đó với suy nghĩ rằng) ‘(Khi thai phụ bố thí) đứa trẻ trong bụng thai phụ mệt mỏi; có chướng ngại về sữa cho đứa con của người phụ nữ đang cho con bú(iii); có chướng ngại cho ái tình của người nữ ở giữa những người đàn ông.’ [Không (nhận vật thực) ở những nơi thông báo (phát chẩn) – na saṃkittīsu] tức: ở những nơi có vật thực được làm nhằm thông báo (phát chẩn). Quả thật, vào giai đoạn khan hiếm lương thực; các đệ tử của phái loã thể xui người đi thu gom lúa gạo vân vân từ chỗ này chỗ kia vì lợi ích cho các đạo sĩ loã thể rồi nấu bữa ăn. Nhưng vị đạo sĩ loã thể tối thượng không tiếp nhận vật thực từ đó. —– (i) Các danh từ Việt Nam như [cái nồi], [cái niêu], [cái thúng] ở đây được dùng để dịch một cách hết sức tương đối các danh từ Pāḷi; ta không chắc các vật dụng xưa của người Ấn tương đồng 100% (về chất liệu, mẫu mã, kích thước, cách dùng…) với các vật dụng đó của Việt Nam. (ii) Câu này dịch sát theo cấu trúc câu Pāḷi nhưng ta không chắc về hàm ý của nó. [Sự va chạm – pahāra] còn có những nghĩa như [cú đánh, cú đập…]. Vậy ở đây, người Ấn xưa quan niệm cái nồi, cái niêu cũng như chúng sinh có tâm thức, biết đau đớn khi dùng muỗng cọ quẹt, đụng chạm? Hay Bồ Tát chỉ ngại việc dùng muỗng cọ quẹt, nạo vét nồi niêu bất tiện? (iii) Người mẹ lo việc bố thí thì khó cho con bú. |
71 |
♦ na yattha sāti yattha sunakho piṇḍaṃ labhissāmīti upaṭṭhito hoti, tattha tassa adatvā āhaṭaṃ na gaṇhāmi. kasmā? etassa piṇḍantarāyo hotīti. saṇḍasaṇḍacārinīti samūhasamūhacārinī, sace hi acelakaṃ disvā imassa bhikkhaṃ dassāmāti mānusakā bhattagehaṃ pavisanti. tesu ca pavisantesu kaḷopimukhādīsu nilīnā makkhikā uppatitvā saṇḍasaṇḍā caranti. tato āhaṭaṃ bhikkhaṃ na gaṇhāmi. kasmā? maṃ nissāya makkhikānaṃ gocarantarāyo jātoti, ahampi tathā akāsiṃ. na thusodakanti sabbasassasambhārehi kataṃ loṇasovīrakaṃ. ettha ca surāpānameva sāvajjaṃ, ayaṃ pana sabbesupi sāvajjasaññī. |
[Không (nhận vật thực) ở nơi nào con chó… – na yattha sā] tức: ở nơi nào, con chó chờ đợi (với ý nghĩ rằng) ‘Ta sẽ có được nắm thức ăn’; thì ta không nhận vật thực được mang đến tại nơi đó nếu thí chủ không bố thí cho con chó ấy. Vì sao? (Bởi vì) có chướng ngại về miếng ăn cho con chó ấy. [Bu thành đàn, thành bầy – saṇḍasaṇḍacārinī] tức: bu với số đông, số nhiều. Bởi vì nếu người ta nhìn thấy vị đạo sĩ loã thể, rồi đi vào căn nhà có vật thực (với ý nghĩ rằng) ‘Chúng ta sẽ bố thí vật thực cho vị đạo sĩ ấy’; thì trong khi họ đi vào căn nhà, lũ ruồi ẩn nấp ở miệng nồi vân vân bay lên rồi bu thành đàn, thành bầy. Ta không nhận vật thực được mang đến từ đó. Vì sao? (Bởi vì nếu làm vậy) do ta, chướng ngại về thức ăn phát sinh cho lũ ruồi. Và ta đã không làm như vậy. [Không (húp) cháo chua – na thusodakaṃ] tức: cháo chua ướp muối, được làm từ mọi nguyên liệu là ngũ cốc. Và ở đây, chính việc uống rượu là có lỗi. Tuy nhiên, Đức Bồ Tát nhận biết trạng thái lỗi lầm đối với mọi việc đó. |
72 |
♦ ekāgārikoti yo ekasmiññeva gehe bhikkhaṃ labhitvā nivattati. ekālopikoti yo ekeneva ālopena yāpeti. dvāgārikādīsupi eseva nayo. ekissāpi dattiyāti ekāya dattiyā. datti nāma ekā khuddakapāti hoti, yattha aggabhikkhaṃ pakkhipitvā ṭhapenti. ekāhikanti ekadivasantarikaṃ. addhamāsikanti addhamāsantarikaṃ. pariyāyabhattabhojananti vārabhattabhojanaṃ. ekāhavārena dvīhavārena sattāhavārena aḍḍhamāsavārenāti evaṃ divasavārena ābhataṃ bhattabhojanaṃ. |
[(Nhận vật thực) tại một nhà – ekāgārika] tức: người nhận vật thực chỉ tại một nhà rồi quay đi. [(Nhận) một miếng – ekālopika] tức: người nuôi mạng chỉ bằng một miếng (vật thực). Ở cụm từ [(Nhận vật thực) tại 2 nhà] vân vân, cũng chính lối (giải nghĩa) đó (nên được áp dụng). [Bằng một cái dĩa – ekissāpi dattiyā] tức: [bằng một cái dĩa – ekāya dattiyā]. Một cái dĩa nhỏ được gọi là [cái dĩa – datti]; người ta sắp xếp (cái dĩa) bằng cách đặt vật thực hảo hạng vào đó. [Mỗi một ngày] tức: khoảng cách là một ngày. [Mỗi nửa tháng] tức: khoảng cách là nửa tháng(i). [Việc dùng vật thực theo trình tự – pariyāyabhattabhojanaṃ] tức: việc dùng vật thực theo giờ giấc; việc dùng vật thực được mang đến theo thời hạn tính theo ngày như thế này: thời hạn là một ngày, thời hạn là 2 ngày, thời hạn là 7 ngày, thời hạn là nửa tháng. —– (i) Tính theo Âm Lịch. |
73 |
sākabhakkhoti allasākabhakkho. sāmākabhakkhoti sāmākataṇḍulabhakkho. nīvārādīsu nīvārā nāma tāva araññe sayaṃjātavīhijāti. daddulanti cammakārehi cammaṃ likhitvā chaḍḍitakasaṭaṃ. haṭaṃ vuccati silesopi sevālopi kaṇikārādirukkhaniyyāsopi. kaṇanti kuṇḍakaṃ. ācāmoti bhattaukkhalikāya laggo jhāmaodano, taṃ chaḍḍitaṭṭhāne gahetvā khādati. “odanakañjiyan”tipi vadanti. piññākādayo pākaṭā eva. pavattaphalabhojīti patitaphalabhojī. |
[Ăn rau] tức: ăn rau tươi. [Ăn kê] tức: ăn hạt kê. Ở cụm từ [gạo thô] vân vân, loại gạo tực mọc ở trong rừng được gọi là [gạo thô – nīvārā]. [Gạo Daddula] tức loại gạo xấu bị bỏ đi sau khi được cạo vỏ bởi những người thợ cạo vỏ. Chất dịch từ cây như cây Kaṇikāra vân vân, cây Sevāla và chất dính (từ cây) được gọi là [Haṭa]. [Bột từ lúa – Kaṇa] tức [bột từ lúa – Kuṇḍaka]. [Váng] tức: gạo đã được nấu, kết lại (thành váng) trong cái nồi nhỏ chứa vật thực. Đức Bồ Tát ăn (món đó) sau khi lấy được nó ở nơi nó bị đổ bỏ. Người ta cũng gọi (món đó) là [cháo gạo – odanakañjiya]. [Hạt vừng – Piññāka] vân vân chính là những món đã được biết rõ. [Ăn quả rơi xuống] tức: ăn quả rớt xuống. |
74 |
sāṇānīti sāṇavākacoḷāni. masāṇānīti missakacoḷāni. chavadussānīti matasarīrato chaḍḍitavatthāni. erakatiṇādīni vā ganthetvā katanivāsanāni. paṃsukūlānīti pathaviyaṃ chaḍḍitanantakāni. tiritānīti rukkhattacavatthāni. ajinanti ajinamigacammaṃ. ajinakkhipanti tadeva majjhe phālitaṃ. sakhurakantipi vadanti. kusacīranti kusatiṇaṃ ganthetvā katacīraṃ. vākacīraphalakacīresupi eseva nayo. kesakambalanti manussakesehi katakambalaṃ. yaṃ sandhāya vuttaṃ “yāni kānici, bhikkhave, tantāvutānaṃ vatthānaṃ, kesakambalo tesaṃ paṭikuṭṭho akkhāyati. kesakambalo, bhikkhave, sīte sīto, uṇhe uṇho, dubbaṇṇo duggandho dukkhasamphaso”ti (a. ni. 3.138). vālakambalanti assavālādīhi katakambalaṃ. ulūkapakkhakanti ulūkapattāni ganthetvā katanivāsanaṃ. ubbhaṭṭhakoti uddhaṃ ṭhitako. ukkuṭikappadhānamanuyuttoti ukkuṭikavīriyaṃ anuyutto, gacchantopi ukkuṭikova hutvā uppatitvā uppatitvā gacchati. kaṇṭakāpassayikoti ayakaṇṭake vā pakatikaṇṭake vā bhūmiyaṃ koṭṭetvā tattha cammaṃ attharitvā ṭhānacaṅkamādīni karomīti dasseti. seyyanti sayantopi tattheva seyyaṃ kappemi. sāyaṃ tatiyamassāti sāyatatiyakaṃ. pāto majjhanhike sāyanti divasassa tikkhattuṃ pāpaṃ pavāhessāmīti udakorohanānuyogaṃ anuyutto viharāmīti dasseti. |
[Những tấm vải gai] tức: những tấm vải được làm từ vỏ cây gai. [Những tấm vải gai tạp] tức: những tấm vải hỗn hợp(i). [Những tấm vải tử thi] tức: những tấm vải bị ném bỏ từ xác chết; hoặc những tấm vải được làm bằng cách dùng (chất liệu là) cỏ Eraka vân vân. [Những tấm vải bỏ đi – paṃsukūla] tức: những miếng giẻ bị ném bỏ trên đất. [Những tấm vải Tirīṭa] tức những tấm vải (được làm) từ vỏ cây (Tirīṭa). [Da linh dương] tức: da của loài thú linh dương. [Da linh dương bỏ đi – ajinakkhipa] tức: chính tấm da linh dương đó bị rách ở giữa. Người ta gọi nó là [(tấm da) có vết rách]. [Y Kusa] tức: tấm y được làm bằng cách dùng cỏ Kusa. Ở những cụm từ [y từ mảnh vỏ cây, y từ mảnh vỏ cây nhẵn], chính phương pháp (giải nghĩa) đó (nên được áp dụng). [Mền tóc] tức: cái mền được làm từ những sợi tóc của con người. Điều này đã được nói về cái đó (cái mền tóc): ‘Này các Tỳ Kheo! Bất kỳ những thứ gì là (những mặt hàng) thuộc loại vải được dệt; thì trong số chúng, cái mền tóc được gọi là loại thấp kém. Này các Tỳ Kheo! Cái mền tóc lạnh vào thời lạnh, nóng vào thời nóng, có hình dạng xấu kém, có mùi hôi, có sự xúc chạm khó chịu.’ (a. ni. 3.138) [Mền lông thú] tức: cái mền được làm từ lông ngựa vân vân. [Y lông cú] tức: tấm y được làm bằng cách dùng lông chim cú. [Đứng thẳng] tức: đứng một cách thẳng đứng. [Thực hành sự nỗ lực ngồi xổm] tức: thực hành sự tinh tấn ngồi xổm; và trong khi di chuyển, vị ấy di chuyển bằng cách ngồi xổm mà nhảy từng bước. [Dùng nệm gai] tức: Đức Phật cho thấy ‘Ngài rải những cái gai bằng kim loại hay những cái gai trong tự nhiên xuống đất; trải tấm da lên đó; rồi Ngài đi, đứng vân vân.’ [Cái giường – seyya] tức: cả khi ngủ, Ngài làm cái giường chính ngay tại đó(ii). [Gột rửa 3 lần – sāyatatiyakaṃ] tức: buổi chiều là lần (gột rửa) thứ 3. Đức Phật cho thấy ‘Ta sống thực hành việc cố gắng xuống nước (với ý định rằng) ‘Ta sẽ gột rửa cái ác 3 lần trong ngày – tức: vào buổi sáng, vào buổi trưa, vào buổi chiều.’’ —– (i) Được làm từ cây gai cùng những chất liệu khác. (ii) Tức Ngài đi, đứng, ngồi… và cả ngủ trên cái nệm gai. |