Kinh số 99 – Giải Thích Kinh Subha

(Subhasuttavaṇṇanā)

Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Subha

462. Evamme sutanti subhasuttaṃ. Tattha todeyyaputtoti tudigāmavāsino todeyyabrāhmaṇassa putto. Ārādhako hotīti sampādako hoti paripūrako. Ñāyaṃ dhammanti kāraṇadhammaṃ. Kusalanti anavajjaṃ.

462. Kinh Subha được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, con trai của Bà-la-môn Todeyya: vị sống ở làng Tudi gọi là con trai của Bà-la-môn Todeyya. Trở nên thành tựu: Trở thành vị thành tựu đầy đủ trọn vẹn. Thiện Pháp đúng theo chánh đạo (Pháp làm phương tiện thoát mọi khổ đau): Pháp làm nhân. Là thiện: Không có lỗi lầm

463. Micchāpaṭipattinti aniyyānikaṃ akusalapaṭipadaṃ. Sammāpaṭipattinti niyyānikaṃ kusalapaṭipadaṃ.

463. Việc thực hành sai trái: việc thực hành không phải thiện, không làm phương tiện dẫn dắt thoát khỏi khổ đau. Việc thực hành chân chánh: việc thực hành pháp thiện làm phương tiện dẫn dắt thoát khỏi khổ đau.

Mahaṭṭhanti-ādīsu mahantehi veyyāvaccakarehi vā upakaraṇehi vā bahūhi attho etthāti mahaṭṭhaṃ. Mahantāni nāmaggahaṇamaṅgalādīni kiccāni etthāti mahākiccaṃ. Idaṃ ajja kattabbaṃ, idaṃ sveti evaṃ mahantāni adhikārasaṅkhātāni adhikaraṇāni etthāti mahādhikaraṇaṃ. Bahunnaṃ kamme yuttappayuttatāvasena pīḷāsaṅkhāto mahāsamārambho etthāti mahāsamārambhaṃ. Gharāvāsakammaṭṭhānanti gharāvāsakammaṃ. Evaṃ sabbavāresu attho veditabbo. Kasikamme cettha naṅgalakoṭiṃ ādiṃ katvā upakaraṇānaṃ pariyesanavasena mahatthatā, vaṇijjāya yathāṭhitaṃyeva bhaṇḍaṃ gahetvā parivattanavasena appatthatā veditabbā. Vipajjamānanti avuṭṭhiativuṭṭhiādīhi kasikammaṃ, maṇisuvaṇṇādīsu acchekatādīhi ca vaṇijjakammaṃ appaphalaṃ hoti, mūlacchedampi pāpuṇāti, vipariyāyena sampajjamānaṃ mahapphalaṃ cūḷantevāsikassa viya.

Có nhiều sự cần thiết v.v, ở đây có nhiều sự cần thiết có nghĩa như sau: vì liên quan đến nhiều người giúp đỡ hoặc nhiều dụng cụ, phương tiện để thực hiện công việc. Có nhiều phận sự bởi ở đây có nhiều công việc quan trọng, lớn lao như các nghi lễ đặt tên, cưới hỏi v.v.. Có nhiều vấn đề cần được giải quyết: bởi ở vị trí này có nhiều nhiệm vụ, nhiều trách nhiệm khác nhau phải đảm đương, như hôm nay phải làm việc này, ngày mai phải làm việc kia, v.v.. Có sự bắt tay vào việc nhiều: bởi ở đây có sự bắt tay vào công việc với nhiều cố gắng, vất vả, khó nhọc, là sự lao lực do phải đảm nhiệm công việc của nhiều người, việc làm của chính bản thân người tại gia gọi là vị trí việc làm của người tại gia cư sĩ. Nên biết ý nghĩ trong tất cả các phần như vậy. Và ở đây, trong trường hợp nghề nông và việc buôn bán, cần biết rằng nghề nông được gọi là có nhiều nhu cầu, nhiều phương tiện vì phải tìm kiếm rất nhiều dụng cụ như lưỡi cày v.v. Còn buôn bán thì được gọi là ít nhu cầu, ít phương tiện vì chỉ lấy những hàng hóa sẵn có ở trạng thái ban đầu đem đi trao đổi, mua bán. Làm hư hỏng: Trong nghề nông, do hạn hán hoặc mưa quá nhiều v.v. mà kết quả nhỏ, dẫn đến lỗ vốn. Trong nghề buôn bán, do thiếu kỹ năng nhận biết đá quý, vàng bạc v.v. mà kết quả nhỏ, dẫn đến lỗ vốn. Ngược lại, được thành tựu có kết quả lớn tương tự như các học trò của Cūḷaka.

464. Evameva khoti yathā kasikammaṭṭhānaṃ vipajjamānaṃ appaphalaṃ hoti, evaṃ gharāvāsakammaṭṭhānampi, akatakalyāṇo hi kālaṃ katvā niraye nibbattati. Mahādattasenāpati nāma kireko brāhmaṇabhatto ahosi, tassa maraṇasamaye nirayo upaṭṭhāsi. So brāhmaṇehi “kiṃ passasī”ti vutto lohitagharanti āha. Brahmaloko bho esoti. Brahmaloko nāma bho kahanti. Uparīti. Mayhaṃ heṭṭhā upaṭṭhātīti. Kiñcāpi heṭṭhā upaṭṭhāti, tathāpi uparīti kālaṃ katvā niraye nibbatto. “iminā amhākaṃ yaññe doso dinno”ti sahassaṃ gahetvā nīharituṃ adaṃsu. Sampajjamānaṃ pana mahapphalaṃ hoti. Katakalyāṇo hi kālaṃ katvā sagge nibbattati. Sakalāya guttilavimānakathāya dīpetabbaṃ. Yathā pana taṃ vaṇijjakammaṭṭhānaṃ vipajjamānaṃ appaphalaṃ hoti, evaṃ sīlesu aparipūrakārino anesanāya yuttassa pabbajjākammaṭṭhānampi. Evarūpā hi neva jhānādisukhaṃ na saggamokkhasukhaṃ1 labhanti. Sampajjamānaṃ pana mahapphalaṃ hoti. Sīlāni hi pūretvā vipassanaṃ vaḍḍhento arahattampi pāpuṇāti.

464. Tương tự y như thế: Cũng tương tự như vậy, nghiệp sự làm nông khi thất bại thì có kết quả nhỏ thế nào, thì nghiệp sự của người tại gia cũng vậy. Vì người không làm điều thiện, sau khi chết sẽ tái sanh vào địa ngục. Tương truyền rằng có vị tướng tên là Mahādatta, một người được các Bà-la-môn nuôi dưỡng, vào lúc lâm chung cảnh địa ngục đã hiện ra. Khi các Bà-la-môn hỏi rằng: “Ngươi thấy gì?”, vị ấy đáp: “Con thấy một ngôi nhà đỏ, ngôi nhà máu”. Các Bà-la-môn nói: “Này con, đó chính là cõi Phạm thiên”. Vị ấy hỏi: “Thưa ngài, cõi Phạm thiên ở đâu?”. Họ đáp: “Ở phía trên”. Vị ấy đáp rằng: “Nhưng cảnh giới hiện ra với con lại ở phía dưới”. Dù thực chất ngôi nhà đỏ ấy hiện ra ở phía dưới, vậy mà các Bà-la-môn vẫn bảo là ở trên. Rồi vị ấy qua đời, tái sanh vào địa ngục. Các Bà-la-môn nghĩ rằng: “Người này đã chỉ ra lỗi lầm trong nghi thức tế lễ của chúng ta”, nên họ lấy một ngàn đồng tiền ra bố thí để chuộc lỗi ấy. Khi thành tựu thì có kết quả lớn. Vì người làm thiện nghiệp, sau khi chết sẽ hóa sanh vào thiên giới. Điều này cần được làm sáng tỏ qua toàn bộ câu chuyện về lâu đài của nhạc sư Guttila (Guttila-vimāna). Và cũng như nghiệp sự buôn bán, khi thất bại thì có kết quả nhỏ như thế nào, thì nghiệp sự của vị xuất gia nếu không giữ tròn đủ giới hạnh, lại liên hệ với sự tìm cầu không thích hợp cũng vậy. Vì những người như thế không thể đạt được hạnh phúc thiền định hay các an lạc của thiên giới và Niết-bàn. Nhưng nếu thành tựu, sẽ có kết quả lớn, vì người xuất gia giữ tròn đủ giới hạnh, tu tập Minh sát (vipassanā) thì có thể chứng đắc cả quả vị A-la-hán.

Brāhmaṇā bho gotamāti idha kiṃ pucchāmīti pucchati? brāhmaṇā vadanti “pabbajito ime pañca dhamme pūretuṃ samattho nāma natthi, gahaṭṭhova pūretī”ti. Samaṇo pana gotamo “gihissa vā ahaṃ māṇava pabbajitassa vā”ti punappunaṃ vadati, neva pabbajitaṃ muñcati, mayhameva pucchaṃ maññe na sallakkhetīti cāgasīsena pañca dhamme pucchāmīti pucchati. Sace te agarūti sace tuyhaṃ yathā brāhmaṇā paññapenti, tathā idha bhāsituṃ bhāriyaṃ na hoti, yadi na koci aphāsukabhāvo hoti, bhāsassūti attho. Na kho me bhoti kiṃ sandhāyāha? paṇḍitapatirūpakānaṃ hi santike kathetuṃ dukkhaṃ hoti, te pade pade akkharakkhare Dosameva vadanti. Ekantapaṇḍitā pana kathaṃ sutvā sukathitaṃ pasaṃsanti, dukkathite pāḷipadaatthabyañjanesu yaṃ yaṃ virujjhati, taṃ taṃ ujuṃ katvā denti. Bhagavatā ca sadiso ekantapaṇḍito nāma natthi, tenāha “na kho me bho gotama garu, yatthassu bhavanto vā nisinnā bhavantarūpā vā”ti. Saccanti vacīsaccaṃ. Tapanti tapacariyaṃ. Brahmacariyanti methunaviratiṃ. Ajjhenanti mantagahaṇaṃ. Cāganti āmisapariccāgaṃ.

Kính bạch Ngài Gotama, các Bà-la-môn đó: Thanh niên ở đây hỏi rằng: “Ở nơi đây tôi nên hỏi điều gì?” Các Bà-la-môn nói rằng: “Không có người xuất gia nào có thể thực hành đầy đủ năm pháp này, chỉ có người cư sĩ tại gia mới có thể thực hành.” Nhưng Sa-môn Gotama thì thường xuyên nói rằng: “Này thanh niên, đối với người tại gia cư sĩ hoặc người xuất gia,” như thể không chỉ rõ người xuất gia mà cứ lặp đi lặp lại mãi, hình như không xác định rõ câu hỏi của ta. Do vậy ta mới hỏi về năm pháp này, lấy sự xả bỏ tài sản làm đầu (làm trọng tâm câu hỏi). Nếu ông không thấy nhọc lòng: Nếu như ông không cảm thấy nhọc lòng để nói ở chỗ này với cách mà các Bà-la-môn chủ trương, nếu như ông không cảm thấy nhọc lòng gì thì ông hãy nói. Thanh niên đã nói rằng: Thưa ngài Gotama, tôi không cảm thấy nhọc lòng, hanh niên muốn nói điều gì khi nói câu này? Vì trước mặt những kẻ giả dạng là bậc trí tuệ thì việc nói chuyện rất khó khăn, bởi họ luôn bắt lỗi từng câu, từng chữ. Nhưng khi bậc trí chân chính nghe ai nói điều gì, thì khen ngợi điều nào nói đúng, và nếu có điều nào sai sót về từ ngữ, văn tự hay ý nghĩa trong Kinh văn Pāḷī, Chú giải, thì họ sẽ chỉnh sửa lại cho đúng. Và thật không có ai có thể gọi là bậc trí chân chính tuyệt đối sánh ngang được với bậc Thế Tôn. Chính vì vậy, thanh niên mới nói: “Kính bạch ngài Gotama, tôi không cảm thấy nặng lòng khi có Ngài hoặc những vị tương tự như Ngài đang ngồi ở đây.” Chân thật: lời nói chân thật. Khổ hạnh: thực hành khổ hạnh. Phạm hạnh: Tránh xa việc đôi lứa. Tụng đọc: Việc học tụng chú thuật. Sự xả bỏ: Việc bố thí tài sản.

466. Pāpito bhavissatīti ajānanabhāvaṃ pāpito bhavissati. Etadavocāti bhagavatā andhaveṇūpamāya niggahito taṃ paccāharituṃ asakkonto yathā nāma dubbalasunakho migaṃ uṭṭhapetvā sāmikassa abhimukhaṃ katvā sayaṃ apasakkamati, evameva ācariyaṃ apadisanto etaṃ “brāhmaṇo”tiādivacanaṃ avoca. Tattha Pokkharasātīti idaṃ tassa nāmaṃ, “Pokkharasāyī”tipi2 vuccati. Tassa kira kāyo setapokkharasadiso devanagare ussāpitarajatatoraṇaṃ viya sobhati, sīsaṃ panassa katalākhārasaparikammaṃ viya, massupi candamaṇḍale kāḷamegharāji viya khāyati, akkhīni nīluppalasadisāni, nāsā rajatapanāḷikā viya suvaṭṭitā suparisuddhā, hatthapādatalāni ceva mukhañca katalākhārasaparikammaṃ viya sobhati. Ativiya sobhaggappatto brāhmaṇassa attabhāvo. Arājake ṭhāne rājānaṃ kātuṃ yuttamimaṃ brāhmaṇaṃ3, evamesa4 sassirīko, iti naṃ Pokkharasadisattā “Pokkharasātī”ti sañjānanti, pokkhare pana so nibbatto, na mātukucchiyanti iti naṃ pokkhare sayitattā “Pokkharasāyī”ti sañjānanti. Opamaññoti upamaññagotto. Subhagavanikoti ukkaṭṭhāya subhagavanassa issaro. Hassakaṃyevāti hasitabbakaññeva. Nāmakaṃyevāti lāmakaññeva. Tadeva taṃ atthābhāvena rittakaṃ. Rittakattā ca5 tucchakaṃ. Idāni taṃ bhagavā sācariyakaṃ niggahituṃ kiṃ pana māṇavāti-ādimāha.

466. Sẽ trở thành người cho đi đến: sẽ trở thành người cho đi đến sự thiếu hiểu biết. Đã nói lời này: thanh niên Bà-la-môn bị Đức Thế Tôn chế ngự bằng ví dụ người mù cầm gậy, không thể phản bác lại điều ấy, không thể viện dẫn chính thầy mình. Giống như một con chó yếu đuối khi đuổi thú săn lên, lại hướng về phía chủ rồi tự mình thoái lui, cũng như vậy, thanh niên ấy không đáp trả được nên mới viện dẫn đến thầy mình và nói ra những lời như: “Vị Bà-la-môn…” v.v…. Ở đó, Pokkharasāti là tên của vị Bà-la-môn ấy, còn được gọi là “Pokkharasāyī”. Được biết rằng thân thể vị Bà-la-môn ấy đẹp như hoa sen trắng, rực rỡ như cổng vòm bằng bạc được dựng lên ở cõi chư thiên. Đầu của vị ấy giống như được tô điểm kỹ càng bằng chất keo màu đen tuyền; bộ râu của vị ấy tựa như những cụm mây đen trên mặt trăng sáng; đôi mắt như hoa sen xanh; sống mũi cong đẹp, sạch sẽ, sáng bóng tựa như một ống bạc thuần khiết; lòng bàn tay, lòng bàn chân và khuôn mặt đều xinh đẹp như được tô điểm kỹ càng bằng phẩm màu đỏ thắm. Thân thể của vị Bà-la-môn đạt đến vẻ đẹp hoàn hảo tuyệt vời, đến mức thích hợp để phong làm vua ở một nơi không có vua. Vì hình sắc mỹ lệ như hoa sen ấy, nên người ta gọi vị ấy là “Pokkharasāti”. Và cũng có truyền thuyết rằng, vị ấy không sinh ra từ bụng mẹ mà đã sinh ra từ hoa sen, và vì từng nằm ngủ trên hoa sen, nên người ta gọi là “Pokkharasāyī”. Opamañña: Thuộc dòng họ Upamañña. Vị chúa tể trong rừng Subhaga: là vị chúa tể ở khu rừng Subhaga bởi sự xuất chúng. Đáng chê cười: thật đáng chê cười. Hoàn toàn xấu xa: hoàn toàn thấp kém. Chính những lời nói ấy gọi là trống rỗng, bởi không có lợi ích, gọi là trống không bởi lời rỗng tuếch. Bây giờ, đức Thế Tôn khi chế ngự lời nói của thanh niên Bà-la-môn Subha ấy cùng với cả thầy (vị ấy) mới thuyết rằng: “Thế nào, này Thanh niên Bà-la-môn? v.v.

467. Tattha katamā nesaṃ seyyoti katamā vācā tesaṃ seyyo, pāsaṃsataroti attho. Sammuccāti sammatiyā lokavohārena. Mantāti tulayitvā pariggaṇhitvā. Paṭisaṅkhāyāti jānitvā. Atthasañhitanti kāraṇanissitaṃ. Evaṃ santeti lokavohāraṃ amuñcitvā tulayitvā jānitvā kāraṇanissitaṃ katvā kathitāya seyyabhāve sati. Āvutoti āvarito. Nivutoti nivārito. Ophuṭoti onaddho. Pariyonaddhoti paliveṭhito.

467. Trong lời nói đó, lời nói nào của Sa-môn Bà-la-môn ấy trội hơn…như thế nào?: Những lời nói nào của Sa-môn Bà-la-môn đó trội hơn, có nghĩa là lời nói đáng tán thán, tốt hơn. Sammuccā: đã được thừa nhận, theo cách gọi thông dụng của thế gian. Đã biết là đã suy tư. Đã quán chiếu: đã nhận biết. Gắn liền với lợi ích: dựa vào nhân. Nếu là như vậy: trong khi lời nói mà người không từ bỏ cách nói thông dụng của thế gian, đã cân nhắc, đã biết, đã nói làm nhân để trở thành chỗ nương nhờ, là lời nói trội hơn có tồn tại. Bị bao bọc: Bị xâu lại. Bị bao trùm: Bị ngăn cản. Bị bao kín: Bị phủ khắp. Bị bọc lại: Bị che kín.

468 Gadhitoti-ādīni vuttatthāneva. Sace taṃ bho gotama ṭhānanti sace etaṃ kāraṇamatthi. Svāssāti dhūmachārikādīnaṃ abhāvena so assa aggi accimā ca vaṇṇimā ca pabhassaro cāti. Tathūpamāhaṃ māṇavāti tappaṭibhāgaṃ ahaṃ. Idaṃ vuttaṃ hoti:- yatheva hi tiṇakaṭṭhupādānaṃ paṭicca jalamāno aggi dhūmachārikāaṅgārānaṃ atthitāya sadoso hoti. evamevaṃ pañca kāmaguṇe paṭicca uppannā pīti jātijarābyādhimaraṇasokādīnaṃ atthitāya sadosā. Yathā pana pariccattatiṇakaṭṭhupādāno dhūmādīnaṃ abhāvena parisuddho, evameva lokuttarajjhānadvayasampayuttapīti jātiādīnaṃ abhāvena parisuddhāti attho.

468. Bị buộc chặt v.v, có ý nghĩa đã được nói rồi. Thưa ngài Gotama, nếu có sự kiện … Nếu nguyên nhân đó có mặt. Này thanh niên Bà-la-môn, ta nói…ví như thế đó: này thanh niên Bà-la-môn ta nói ví như như thế: Ta nói ví như hỷ nương vào ngũ dục. Tức là ví như lửa do duyên cỏ và củi khô làm nhiên liệu bốc cháy, trở thành ngọn lửa có lỗi lầm do bởi có khói, tro và than như thế nào, tương tự y như vậy, hỷ nương vào ngũ dục sanh khởi có lỗi lầm bởi có sanh, già, bệnh, chết và sầu v.v, thế đó. Và giống như ngọn lửa đã từ bỏ nhiên liệu cỏ và củi khô, trở nên thanh tịnh do không còn khói v.v…; cũng như vậy, hỷ tương ưng với hai bậc thiền siêu thế được gọi là thanh tịnh vì không còn sanh v.v…, thế đó.

469. Idāni ye te brāhmaṇehi cāgasīsena pañca dhammā paññattā, tepi yasmā pañceva hutvā na niccalā tiṭṭhanti, anukampājātikena saddhiṃ cha āpajjanti. Tasmā taṃ dosaṃ dassetuṃ ye te māṇavāti-ādimāha. Tattha anukampājātikanti anukampāsabhāvaṃ.

469. Bây giờ, năm pháp được các vị Bà-la-môn thiết lập dựa trên nền tảng của sự bố thí (xả ly). Tuy vậy, chính năm pháp này tuy được thiết lập nhưng không thể đứng vững một cách bất biến chỉ với năm pháp đó, mà cần phải có lòng từ bi (anukampā) làm pháp thứ sáu mới được viên mãn. Vì vậy, để chỉ rõ thiếu sót ấy, Đức Phật đã nói bắt đầu bằng câu: “Này các thanh niên Bà-la-môn, những pháp ấy như thế nào…”. Trong đó, từ anukampājātika có nghĩa là có lòng bi mẫn làm bản tính.

Kattha bahulaṃ samanupassasīti idaṃ Bhagavā yasmā “esa ime pañca dhamme pabbajito paripūretuṃ samattho nāma natthi, gahaṭṭho paripūretī”ti āha, tasmā “pabbajitova ime pūreti, gahaṭṭho pūretuṃ samattho nāma natthī”ti teneva mukhena bhaṇāpetuṃ pucchati.

Ông quán xét thấy năm Pháp này nhiều nhất ở đâu? Đức Thế Tôn đặt ra nhằm dẫn dắt thanh niên Bà-la-môn phải tự trả lời theo hướng ngược lại với lập luận trước đó rằng: “Người xuất gia hoàn toàn không thể thực hiện viên mãn năm pháp này, chỉ người tại gia mới có thể làm được”, để chính họ phải tự nói ra rằng: “Chỉ có người xuất gia mới thực hiện viên mãn năm pháp này, người tại gia cư sĩ tuyệt nhiên không thể thực hiện đầy đủ.”

Na satataṃ samitaṃ saccavādītiādīsu gahaṭṭho aññasmiṃ asati valañjanakamusāvādampi karotiyeva, pabbajitā asinā sīse chijjantepi dve kathā na kathenti. Gahaṭṭho ca antotemāsamattampi sikkhāpadaṃ rakkhituṃ na sakkoti, pabbajito niccameva tapassī sīlavā tapanissitako hoti. Gahaṭṭho māsassa aṭṭhadivasamattampi uposathakammaṃ kātuṃ na sakkoti, pabbajitā yāvajīvaṃ brahmacārino honti. Gahaṭṭho ratanasuttamaṅgalasuttamattampi potthake likhitvā ṭhapeti, pabbajitā niccaṃ sajjhāyanti. Gahaṭṭho salākabhattampi akhaṇḍaṃ katvā dātuṃ na sakkoti, pabbajitā aññasmiṃ asati kākasunakhādīnampi piṇḍaṃ denti, bhaṇḍaggāhakadaharassapi patte pakkhipantevāti evamattho daṭṭhabbo. Cittassāhaṃ eteti ahaṃ ete pañca dhamme mettacittassa parivāre vadāmīti attho.

Là người không nói lời chân thật thường xuyên liên tục v.v.: Nên hiểu ý nghĩa như sau: Người tại gia, dù không gặp hoàn cảnh ép buộc đặc biệt nào, vẫn hay nói dối quanh co do các lý do nhỏ nhặt; nhưng các bậc xuất gia, ngay cả khi đầu bị chặt bằng gươm, cũng không nói hai lời đối nghịch nhau. Người cư sĩ không thể giữ gìn các giới luật trọn vẹn dù chỉ trong thời gian ngắn khoảng ba tháng, trong khi bậc xuất gia luôn sống nhiệt tâm, giới hạnh, chuyên tâm tu tập liên tục không gián đoạn. Người cư sĩ, mỗi tháng chỉ giữ giới vào tám ngày trai giới thôi cũng là điều rất khó khăn; trong khi các vị xuất gia dành trọn cả đời sống phạm hạnh cho đến hơi thở cuối cùng. Người tại gia nhiều lúc chỉ ghi chép các bài kinh như Kinh Ratana, Kinh Maṅgala vào sách vở rồi để đấy, còn các bậc xuất gia luôn tụng đọc, ghi nhớ, trì tụng thường xuyên. Người cư sĩ không thể bố thí đồ ăn theo kiểu “salākabhatta” (bữa ăn phân phối theo phiếu, phát đều hàng ngày, liên tục không gián đoạn), nhưng các vị xuất gia, ngay cả khi không có vật gì khác để bố thí, cũng vẫn chia sẻ thức ăn của mình cho những con vật như quạ, chó, v.v…; hơn nữa, còn đặt vật thực vào bình bát của các vị tỳ khưu trẻ đang nhận lãnh trách nhiệm phân phối vật dụng. Đây chính là ý nghĩa cần phải hiểu rõ. Ta nói những Pháp đó (là tùy tùng) của tâm: có nghĩa là Ta nói năm Pháp đó là tùy tùng của tâm từ.

470. Jātavaḍḍhoti jāto ca vaḍḍhito ca. Yo hi kevalaṃ tattha jātova hoti, aññattha vaḍḍhito, tassa samantā gāmamaggā na sabbaso paccakkhā honti, tasmā jātavaḍḍhoti āha. Jātavaḍḍhopi hi yo ciraṃ nikkhanto, tassa na sabbaso paccakkhā honti, tasmā tāvadeva avasaṭanti āha, taṃkhaṇameva nikkhantanti attho. Dandhāyitattanti “ayaṃ nu kho maggo ayaṃ nanu kho”ti kaṅkhāvasena cirāyitattaṃ. Vitthāyitattanti yathā sukhumaṃ atthajātaṃ sahasā pucchitassa kassaci sarīraṃ thaddhabhāvaṃ gaṇhāti, evaṃ thaddhabhāvagahaṇaṃ, na tvevāti iminā sabbaññutañāṇassa appaṭihatabhāvaṃ dasseti. Tassa hi purisassa mārāvaṭṭanādīnaṃ vasena siyā ñāṇassa paṭighāto, tena so dandhāyeyya vā vitthāyeyya vā, sabbaññutañāṇaṃ pana appaṭihataṃ, na sakkā tassa kenaci antarāyo kātunti dīpeti.

470. Đã sinh ra và lớn lên: Đã được sinh ra và đã được lớn lên. Người nào chỉ được sinh ra hoàn toàn ở nơi đó (nhưng) lại trưởng thành ở một nơi khác thì những con đường xung quanh làng không thể hiện hữu rõ ràng trọn vẹn cùng người đó, bởi thế mới nói rằng: Đã được sinh ra và đã được lớn lên. Ngay cả người nào đã được sinh, đã lớn lên tuy nhiên đi khỏi (nơi đó) quá lâu, con đường cũng không hiện hữu rõ ràng trọn vẹn cùng người ấy, bởi thế mới nói rằng người đi khỏi vào lúc đó, tức là người đi khỏi ngay lập tức vào lúc đó. Chậm chạp: chậm chạp bởi sự lưỡng lự rằng: con đường này hay con đường kia. Ngập ngừng: bóng dáng của bất cứ ai bị hàng nghìn hỏi đến ý nghĩa sâu xa đến tính chất thô như thế nào, việc đi đến tính chất thô như vậy hẳn không xảy ra, đức Thế Tôn thuyết giảng về tính chất không bị trở ngại của trí Toàn giác bằng từ ‘na tvevā (không như vậy)’. Tính chất không trở ngại sự hiểu biết có thể có cùng hạng người ấy bởi mãnh lực sự cám dỗ của ác ma v.v, do đó mà con người có thể chậm chạp hoặc có thể ngập ngừng, nhưng trí Toàn giác thì không có bất kỳ điều gì có thể ngăn cản được, ngài thuyết rằng: bất cứ ai cũng không thể làm nguy hại đến trí Toàn giác ấy.

Seyyathāpi māṇava balavā saṅkhadhamoti ettha balavāti balasampanno. Saṅkhadhamoti saṅkhadhamako. Appakasirenāti akicchena adukkhena. Dubbalo hi saṅkhadhamako saṅkhaṃ dhamantopi na sakkoti catasso disā sarena viññāpetuṃ, nāssa saṅkhasaddo sabbaso phari. Balavato pana vipphāriko hoti, tasmā balavāti āha. Mettāya cetovimuttiyāti ettha mettāyāti vutte upacāropi appanāpi vaṭṭati, cetovimuttiyāti vutte pana appanāva vaṭṭati. Yaṃ pamāṇakataṃ kammanti pamāṇakataṃ kammaṃ nāma kāmāvacaraṃ vuccati, appamāṇakataṃ kammaṃ nāma rūpārūpāvacaraṃ. Tesupi idha brahmavihārakammaññeva adhippetaṃ. Tañhi pamāṇaṃ atikkamitvā odhisaka-anodhisaka6 disāpharaṇavasena vaḍḍhetvā katattā appamāṇakatanti vuccati. Na taṃ tatrāvasissati, na taṃ tatrāvatiṭṭhatīti taṃ kāmāvacarakammaṃ tasmiṃ rūpārūpāvacarakamme na ohīyati na tiṭṭhati. Kiṃ vuttaṃ hoti: kāmāvacarakammaṃ tassa rūpārūpāvacarakammassa antarā laggituṃ vā ṭhātuṃ vā rūpārūpāvacarakammaṃ pharitvā pariyādiyitvā attano okāsaṃ gahetvā patiṭṭhātuṃ na sakkoti, athakho rūpārūpāvacarakammameva kāmāvacaraṃ mahogho viya parittaṃ udakaṃ pharitvā pariyādiyitvā attano okāsaṃ gahetvā tiṭṭhati, tassa vipākaṃ paṭibāhitvā sayameva brahmasahabyataṃ upanetīti. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Từ ‘có lực’ trong cụm từ ‘ví như, này thanh niên Bà-la-môn, người thổi tù và – có lực như thế nào’ thành tựu bởi lực. Người thổi tù và: người thổi tù và. Không khó khăn: Không khó khăn, không trở ngại. Người thổi tù và yếu ớt dầu đang thổi tù và cũng không thể tạo ra âm thanh làm cho bốn phương nghe được âm thanh tù và của vị ấy không lan tỏa đi toàn bộ (các phương), còn người có sức lực (có thể) lan tỏa (âm thanh) đi. Bởi thế mới nói rằng: người có sức lực. Nói rằng ‘bởi tâm từ’ trong cụm từ ‘sự giải thoát của tâm bởi từ ái này thích hợp cả cận định (và) cả an chỉ định, tuy nhiên khi nói về ‘sự giải thoát của tâm’ chỉ thích hợp an chỉ định mà thôi. Hành động được làm có tính chất hạn lượng thế nào: gọi hành động được làm có tính chất hạn lượng là Dục giới. Gọi hành động được làm có tính chất vô lượng là Sắc giới. Ở hành động là Dục giới và Sắc giới đó, ở đây có ý muốn đề cập đến hành động là Phạm trú mà thôi. Bởi vì Phạm trú đó đã vượt qua (tính chất) hạn lượng, đã làm cho tăng trưởng do tác động sự lan tỏa khắp các phương hướng cụ thể và phương hướng không cụ thể. Không có trú ở nơi đây (Dục giới), không có dừng lại ở nơi đây (Sắc giới): (Nghiệp dục giới) không tồn tại ở nơi đó, không đứng vững ở nơi đó — nghĩa là nghiệp thuộc dục giới không thể lưu lại hay an trú trong nghiệp thuộc sắc giới hoặc vô sắc giới. Ý nghĩa được giải thích như sau:
Nghiệp dục giới không thể xen vào, không thể đứng xen kẽ giữa các nghiệp sắc giới hay vô sắc giới, cũng không thể chế ngự, lan tràn, vượt qua các nghiệp sắc giới hay vô sắc giới để tự giành lấy chỗ đứng cho mình. Trái lại, chính nghiệp sắc giới hay vô sắc giới mới có khả năng lan tỏa, chế ngự nghiệp dục giới; giống như một dòng nước lớn lan tràn, áp đảo dòng nước nhỏ hơn, chiếm lấy không gian và đứng vững tại đó. Do vậy, nghiệp sắc giới hay vô sắc giới ngăn chặn dị thục quả (quả báo) của nghiệp dục giới, và tự mình dẫn dắt chúng sinh đến sự cộng trú với các vị Phạm thiên (brahmasahabyatā). Từ còn lại trong các câu đều đơn giản.

Giải Thích Kinh Subha Kết Thúc.

1 Cha. Ma. – saggamokkhaṃ

2 Sī. – Pokkharasādītipi

3 Ka. – Yutto brāhmaṇo

4 Sī. Syā. Ka. – Evameva

5 Sī. – Rittakattāva

6 Sī. Syā. – odissaka-anodissaka