Kinh số 98 – Giải Thích Kinh Vāseṭṭha

(Vāseṭṭhasuttavaṇṇanā)

Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Vāseṭṭha

454. Evamme sutanti vāseṭṭhasuttaṃ. Tattha Icchānaṅgalavanasaṇḍeti Icchānaṅgalagāmassa avidūre vanasaṇḍe. Caṅkītiādayo pañcapi janā rañño Pasenadissa Kosalassa purohitā eva. Aññe ca abhiññātāti aññe ca bahū abhiññātā brāhmaṇā. Te kira chaṭṭhe chaṭṭhe māse dvīsu ṭhānesu1 sannipatanti. Yadā jātiṃ sodhetukāmā honti, tadā Pokkharasātissa santike jātisodhanatthaṃ Ukkaṭṭhāya sannipatanti. Yadā mante sodhetukāmā honti, tadā Icchānaṅgale sannipatanti. Imasmiṃ kāle mantasodhanatthaṃ tadā sannipatiṃsu. Ayamantarā kathāti yaṃ attano sahāyakabhāvānurūpaṃ kathaṃ kathentā anuvicariṃsu, tassā kathāya antarā ayaṃ aññā kathā udapādi. Sīlavāti guṇavā. Vattasampannoti ācārasampanno.

454. Kinh Vāseṭṭha được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, ở khu rừng Icchānaṅgala: Ở khu rừng không xa ngôi làng Icchānaṅgala. Ngay cả năm người có Bà-la-môn Caṅkī v.v, đều là các vị quan tế tự của vua Pasenadi nước Kosala. cùng rất nhiều Bà-la-môn danh tiếng và giàu có khác: và những Bà-la-môn khác đa số đều có danh tiếng. Kể rằng những vị Bà-la-môn đó tụ hội lại với nhau tại 2 địa điểm mỗi 6 tháng. Vào lúc nào muốn tịnh khiết về nòi giống, vào lúc đó những vị ấy sẽ tụ hội tại làng Ukkaṭṭha để thanh lọc nòi giống tại trú xứ của Bà-la-môn Pokkharasāti. Vào lúc nào muốn tịnh khiết trong chú thuật, vào lúc ấy sẽ tụ hội tại làng Icchānaṅgala. Trong thời gian này sẽ tụ hội tại làng Icchānaṅgala để tịnh khiết chú thuật cho trong sạch. Đã nói điều này ở giữa: có lời nói khác đã khởi lên ở giữa lời nói phù hợp với tình bạn hữu mà hai người đang đi du hành đã nói với nhau. Có giới: có đức hạnh. Đầy đủ tánh hạnh: Thành tựu với sự thực hành.

455. Anuññātapaṭiññātāti sikkhitā tumheti evaṃ ācariyehi anuññātā, āma ācariya sikkhitamhāti evaṃ sayañca paṭiññātā. Asmāti bhavāma. Ahaṃ Pokkharasātissa, Tārukkhassāyaṃ māṇavoti ahaṃ Pokkharasātissa jeṭṭhantevāsī aggasisso, ayaṃ Tārukkhassāti dīpeti.

455. Đã được truyền thụ và đã được công nhận: đã được truyền thụ bởi các vị thầy như vầy: các trò đã được học xong, và bản thân đã được công nhận như vậy. Asmā: trở thành. Tôi là học trò của Bà-la-môn Pokkharasāti, và thanh niên này là học trò của Bà-la-môn Tārukkha: Thanh niên Vāseṭṭha làm sáng tỏ như sau: tôi là học trò hàng đầu, là học trò tuyệt vời của Bà-la-môn Pokkharasāti, thanh niên này học trò hàng đầu, là học trò tuyệt vời của Bà-la-môn Tārukkha.

Tevijjānanti tivedānaṃ brāhmaṇānaṃ. Yadakkhātanti yaṃ atthato ca byañjanato ca ekampi padaṃ akkhātaṃ. Tatra kevalinosmaseti taṃ sakalaṃ jānanato tattha niṭṭhāgatamhāti attho. Idāni taṃ kevalībhāvaṃ āvikaronto padakasmātiādimāha. Tattha jappe ācariyasādisāti kathanaṭṭhāne mayaṃ ācariyasadisāyeva.

Tinh thông ba tập Vệ Đà: Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ Đà. Điều nào đã được các Bà-la-môn thuyết giảng: Điều nào dầu chỉ một câu được các Bà-la-môn thuyết giảng cả về ý nghĩa và văn tự. Chúng tôi đã được hoàn hảo về lĩnh vực ấy có nghĩa là cả hai người chúng tôi đã đạt đến sự thành tựu ở trong điều đó bởi điều ấy (chúng tôi) hiểu biết được toàn bộ. Bây giờ, Bà-la-môn Vāseṭṭha để làm sáng tỏ tính chất là vị tinh thông lĩnh vực ấy mới nói rằng ‘Chúng tôi là nhà ngữ học v.v,Trong số những từ đó thì tương đương với các vị thầy về sự hiểu biết: cả hai chúng tôi tương đương với các vị thầy về vị trí đã nói.

Kammunāti dasakusalakammapathakammunā. Ayaṃ hi pubbe sattavidhaṃ kāyavacīkammaṃ sandhāya “yato kho bho sīlavā hotī”ti āha, tividhaṃ manokammaṃ sandhāya “vattasampanno”ti. Tena samannāgato hi ācārasampanno hoti. Cakkhumāti pañcahi cakkhūhi cakkhumantabhāvena Bhagavantaṃ ālapati.

Do hành động: do hành động là thập thiện nghiệp đạo. Bà-la-môn Vāseṭṭha muốn đề cập đến bảy loại thân nghiệp và khẩu nghiệp ở trước đã nói rằng: “Này bạn, khi nào thật sự là người có giới”, muốn đề cập đến ba ý nghiệp đã nói rằng: “đầy đủ tánh hạnh”. Hạng người phối hợp với 3 ý nghiệp trở thành người thành tựu nhờ phẩm hạnh. Bà-la-môn Vāseṭṭha gọi đức Thế Tôn rằng: Bậc Hữu nhãn bởi tính chất vị có Nhãn với năm loại Nhãn.

Khayātītanti ūnabhāvaṃ atītaṃ, paripuṇṇanti attho. Peccāti upagantvā. Namassantīti namo karonti.

Tròn đầy: đã vượt qua thời kỳ khuyết, tức là được tròn đầy. Tiến đến: đã đi đến gần. Đảnh lễ: đã thể hiện sự cung kính.

Cakkhuṃ loke samuppannanti avijjandhakāre loke taṃ andhakāraṃ vidhamitvā lokassa diṭṭhadhammikādiatthadassanena cakkhuṃ hutvā samuppannaṃ.

Bậc đã thành tựu con mắt ở thế gian: Bậc đã thành tựu con mắt bởi sự nhận thức điều lợi ích ở ngay hiện tại của thế gian đã xua tan bóng đêm tăm tối ở thế gian bởi bóng tối Vô minh.

456. Evaṃ Vāseṭṭhena thometvā yācito Bhagavā dvepi jane saṅgaṇhanto tesaṃ vo ahaṃ byakkhissantiādimāha. Tattha byakkhissanti byākarissāmi. Anupubbanti tiṭṭhatu tāva brāhmaṇacintā, tiṇarukkhakīṭapaṭaṅgato paṭṭhāya anupaṭipāṭiyā ācikkhissāmīti attho. Jātivibhaṅganti jātivitthāraṃ. Aññamaññā hi jātiyoti tesaṃ tesañhi pāṇānaṃ jātiyo aññamaññā2 nānappakārāti attho.

456. Đức Thế Tôn đã được tán thán bởi Bà-la-môn Vāseṭṭha rồi (vị ấy) khẩn cầu như vậy trong khi (đức Thế Tôn) nhiếp phục cả hai người đã nói rằng: “Như Lai sẽ giải thích một cách rõ ràng cho các ngươi v.v.”Ở đó, Sẽ giải thích một cách rõ ràng: sẽ nói. Theo tuần tự: sự suy nghĩ của Bà-la-môn hãy đặt để sang một bên, có nghĩa là ta sẽ giải thích theo tuần tự bắt đầu từ cỏ, cây cối, côn trùng và châu chấu v.v. Sự phân loại về nòi giống: sự giải thích về nòi giống. Chính do các sự khác biệt là các nòi giống: do sanh chủng thọ sanh của tất cả các loài sinh vật đó đó, tức là mỗi loại khác biệt nhau về nòi giống.

Tiṇarukkheti anupādinnakaṃ jātiṃ katvā pacchā upādinnakajātiṃ kathessāmi, evaṃ tassa jātibhedo pākaṭo bhavissatīti imaṃ desanaṃ ārabhi. Mahāsivatthero pana “kiṃ bhante anupādinnakaṃ bījanānatāya nānaṃ, upādinnakaṃ kammanānatāyāti evaṃ vattuṃ na vaṭṭatī”ti pucchito āma na vaṭṭati. Kammañhi yoniyaṃ khipati. Yonipaṭisandhiyā3 ime sattā nānāvaṇṇā hontīti. Tiṇarukkheti ettha antopheggū bahisārā antamaso tālanāḷikerāhayopi tiṇāneva, antosārā pana bahipheggū sabbe rukkhā nāma. Na cāpi paṭijānareti mayaṃ tiṇā mayaṃ rukkhāti vā, ahaṃ tiṇaṃ ahaṃ rukkhoti vā evaṃ na jānanti. Liṅgaṃ jātimayanti ajānantānampi ca tesaṃ jātimayameva saṇṭhānaṃ attano mūlabhūtatiṇādisadisameva hoti. Kiṃ kāraṇā? Aññamaññā hi jātiyo. Yasmā aññā tiṇajāti, aññā rukkhajāti. Tiṇesupi aññā tālajāti, aññā nāḷikerajāti, evaṃ vitthāretabbaṃ. Iminā idaṃ dasseti:- yaṃ jātivasena nānā hoti, taṃ attano paṭiññaṃ paresaṃ vā vā upadesaṃ vināpi aññajātito4 visesena gayhati. Yadi ca jātiyā brāhmaṇo bhaveyya, sopi5 attano paṭiññaṃ paresaṃ vā upadesaṃ vinā khattiyato vessato suddato vā visesena gayheyya6, na ca gayhati. Tasmā na jātiyā brāhmaṇoti. Parato pana “yathā etāsu jātīsū”ti gāthāya etamatthaṃ vacībhedeneva āvikarissati.

Cỏ và cây cối: Đức Thế Tôn bắt đầu thuyết Pháp thoại này như sau: Ta sẽ thuyết giảng về sự phân loại về nòi giống không có thức bảo hộ, rồi sẽ thuyết đến loài có thức bảo hộ sau, sự khác biệt nòi giống sẽ hiện hữu như vậy. Hơn nữa, trưởng lão Mahāsivattha hỏi rằng: “Thưa ngài, việc thuyết giảng như vậy, những loài không có thức bảo hộ được gọi là khác biệt bởi giống khác nhau, loài có thức bảo hộ gọi là khác biệt bởi nghiệp khác biệt không thích hợp sao? Như vậy mới nói rằng: không thích hợp.” Bởi nghiệp ném mạnh vào sanh chủng những chúng sanh này có màu sắc (vaṇṇa) khác biệt nhau bởi sự tục sinh từ sanh chủng. Cỏ và cây cối: có dác gỗ ở bên trong, lõi ở bên ngoài, lớp cuối cùng ngay cả cây cọ và cây dừa v.v, đều được gọi là cỏ. Còn gỗ có lõi ở bên trong, dác gỗ ở ngoài thì tất cả đều được gọi là cây cối. Dầu chúng không cho biết (về nòi giống): Mặc dù không biết như vầy: chúng tôi là cỏ, chúng tôi là cây cỏ, hoặc rằng tôi là cỏ, tôi là cây cối. Đặc điểm của chúng tạo nên nòi giống: Các loại cỏ và cây này, dù chúng không thể tự nhận biết, nhưng hình dáng và đặc điểm của chúng đều tạo nên các chủng loại riêng biệt. Ví dụ, cỏ là một loại, cây là một loại khác. Ngay cả trong số các loại cỏ, cây cọ là một loại khác, cây dừa là một loại khác. Ý nghĩa này cần được giải thích chi tiết như vậy. Lý do tại sao? Chính do sự khác biệt về chủng loại (nòi giống). Cỏ là một chủng loại, cây là một chủng loại khác. Trong cùng một nhóm cỏ, cây cọ là một chủng loại riêng, cây dừa lại là một chủng loại khác. Những khác biệt này có thể được nhận biết ngay cả khi không có sự xác nhận của chính chúng hoặc sự chỉ dẫn của người khác.
Ý nghĩa được trình bày như sau: Những gì khác biệt theo chủng loại thì chính sự khác biệt của chúng có thể được nhận ra mà không cần đến sự tự xác nhận của chính nó hay sự chỉ dẫn từ người khác. Ví dụ, nếu một người được xem là Bà-la-môn chỉ vì nguồn gốc sanh chủng, thì người ấy, dù không tự xác nhận hay không có sự chỉ dẫn từ người khác, cũng sẽ được phân biệt rõ ràng là khác với người thuộc dòng Sát-đế-lỵ, dòng thương buôn (Vessa), hay dòng nô lệ (Sudda). Tuy nhiên, điều này không xảy ra. Vì vậy, không thể nói rằng một người được gọi là Bà-la-môn chỉ đơn giản dựa trên nguồn gốc sanh chủng. Vì thế, hạng người được gọi là Bà-la-môn không phải do chủng loại hay nòi giống mà được xác định. Đức Thế Tôn sẽ làm rõ ý nghĩa này trong đoạn sau, nơi Ngài giải thích: “Ở các chủng loại này như thế nào” để trình bày rõ ràng ý nghĩa đã được đề cập trước đó.

Evaṃ anupādinnakesu jātiṃ dassetvā upādinnakesu dassento tato kīṭetiādimāha. Yāva kunthakipilliketi kunthakipillikaṃ pariyantaṃ katvāti attho. Ettha ca ye uppatitvā gacchanti, te paṭaṅgā nāma. Aññamaññā hi jātiyoti tesampi nīlarattādivaṇṇavasena jātiyo nānappakārāva honti.

Sau khi đức Thế Tôn thuyết giảng về nòi giống trong những loài không có thức bảo hộ như vậy, để trình bày nòi giống trong những loài có thức bảo hộ đã nói rằng: “Kế đến, (hãy nhận biết) về các loại côn trùng v.v.Cho đến các loại kiến, mối: có nghĩa là đã làm cho loài kiến, mối tạo nên nòi giống cuối cùng. Trong số những loài sinh vật này thì những loài nhảy (búng) được gọi là châu chấu. Chính do các sự khác biệt là các nòi giống: các nòi giống với những màu sắc như màu xanh, màu đỏ v.v, cũng những loài đó cũng là có nhiều sự khác biệt.

Khuddaketi kāḷakādayo. Mahallaketi sasabiḷārādayo.

Loài nhỏ bé (bốn chân): loài sóc v.v. Loài to lớn (bốn chân): rắn và mèo v.v.

Pādudareti udarapāde, udaraṃyeva nesaṃ pādāti vuttaṃ hoti. Dīghapiṭṭhiketi sappānaṃ hi sīsato yāva naṅguṭṭhā piṭṭhiyeva hoti, tena te “dīghapiṭṭhikā”ti vuccanti.

Có chân ở bụng: (tức là) phần bụng là chân, nghĩa là chính phần bụng ấy là chân của loài đó. Có lưng dài: các loài rắn chỉ có phần lưng từ đầu cho đến đuôi, vì thế chúng được gọi là “có lưng dài”.

Udaketi odake. Udakamhi jāte.

Trong nước: ở trong nước, bởi được sinh ra trong nước.

Pakkhīti sakuṇe. Te hi pattehi yantīti pattayānā, vehāsaṃ gacchantīti vihaṅgamā.

Đôi cánh: loài chim. Các loài chim gọi là đi bằng đôi cánh bởi bởi chúng bay với đôi cánh ấy, gọi là bay trong hư không bởi bay trên bầu trời.

Evaṃ thalajalākāsagocarānaṃ pāṇānaṃ jātibhedaṃ dassetvā idāni yenādhippāyena taṃ dassesi, taṃ āvikaronto yathā etāsūti gāthamāha. Tassattho saṅkhepana vuttova. Vitthārato panettha yaṃ vattabbaṃ, taṃ sayameva dassento na kesehīti-ādimāha. Tatrāyaṃ yojanā: – yaṃ vuttaṃ “natthi manussesu liṅgajātimayaṃ puthū”ti, taṃ evaṃ natthīti veditabbaṃ. Seyyathidaṃ? na kesehīti. Na hi “brāhmaṇānaṃ edisā kesā honti, khattiyānaṃ edisā”ti niyamo atthi yathā hatthiassamigādīnanti iminā nayena sabbaṃ yojetabbaṃ.

 Sau khi Đức Thế Tôn thuyết giảng về sự phân loại các chủng loại của các loài hữu tình di chuyển trên cạn, dưới nước và trong hư không, giờ đây, Ngài tiếp tục làm sáng tỏ ý nghĩa về sự phân loại ấy bằng cách nêu lên kệ ngôn: “Giống như ở các chủng loại này v.v.” Ý nghĩa của kệ ngôn đã được trình bày một cách vắn tắt.
Tuy nhiên, những điều cần được giải thích chi tiết thì để làm rõ ý nghĩa ấy, Đức Thế Tôn đã tự mình nói rằng: “Không phải bởi mái tóc v.v.” Ý nghĩa trong lời này có thể được phân tích như sau:
Câu nói: “Còn đặc điểm tạo nên chủng loại ở loài người thì không đa dạng” nên được hiểu rằng: “Không có sự khác biệt về chủng loại ở loài người.” Như thế nào? Không phải bởi mái tóc.
Bởi vì, không có một quy định nào xác định rằng: “Nhóm Bà-la-môn có tóc như thế này, nhóm Sát-đế-lỵ có tóc như thế kia” giống như cách người ta phân biệt tóc của voi, ngựa, nai v.v. Do đó, tất cả các ý nghĩa trong đoạn này cần được liên kết và hiểu theo phương thức này.

Liṅgaṃ jātimayaṃ neva, yathā aññāsu jātīsūti idaṃ pana vuttassevatthassa nigamanti veditabbaṃ. Tassāyaṃ yojanā:- evaṃ yasmā imehi kesādīhi natthi manussesu liṅgaṃ jātimayaṃ puthu, tasmā veditabbametaṃ “brāhmaṇādibhedesu manussesu liṅgaṃ jātimayaṃ neva, yathā aññāsu jātīsū”ti.

Đặc điểm không tạo nên nòi giống (ở loài người) như là ở các nòi giống khác: Nên biết rằng đây chỉ là lời nói tóm lược lại ý nghĩa đã được nói. Đây là sự liên kết ý nghĩa: “Đặc điểm tạo nên chủng loại ở loài người không đa dạng bởi tóc v.v., cũng không bởi bất kỳ đặc điểm nào khác như vậy. Vì thế, nên biết rằng: ‘Ở loài người, sự khác biệt giữa Bà-la-môn và các tầng lớp khác không được xác định bởi đặc điểm tạo nên chủng loại, như cách nó xảy ra ở các chủng loại khác.’”

457. Idāni evaṃ jātibhede asatipi “brāhmaṇo khattiyo”ti idaṃ nānattaṃ yathā jātaṃ, taṃ dassetuṃ paccatanti gāthamāha. Tattha vokāranti nānattaṃ. Ayaṃ panettha saṅkhepattho:- yathā hi tiracchānānaṃ yonisiddhameva7 kesādisaṇṭhānena nānattaṃ, tathā brāhmaṇādīnaṃ attano attano sarīre taṃ natthi. Evaṃ sanatepi yadetaṃ “brāhmaṇo khattiyo”ti vokāraṃ, taṃ vokārañca manussesu samaññāya pavuccati, vohāramatteneva pavuccatīti.

457. Bây giờ, mặc dù không có sự khác biệt thực sự về nòi giống, để trình bày cách mà sự khác biệt như “Bà-la-môn, Sát-đế-lỵ” xuất hiện, Đức Thế Tôn đã nói kệ ngôn: “Tính chất khác biệt v.v,” ở đó vokāraṃ là sự sai biệt. Nội dung của lời này như sau: Giống như đối với các loài động vật sinh ra theo bản năng (bàn sanh), sự khác biệt về hình dáng như tóc v.v. là những yếu tố tạo nên chính chủng loại của chúng, thì đối với nhóm Bà-la-môn v.v., sự khác biệt này không tồn tại trong các đặc điểm thân thể của bản thân họ. Dù vậy, sự khác biệt được gọi là “Bà-la-môn, Sát-đế-lỵ” vẫn tồn tại ở loài người, nhưng đó chỉ là dựa trên cách gọi thông dụng, dựa trên sự quy ước được đặt ra trong thế gian, chứ không thực sự là sự khác biệt tự nhiên.

Ettāvatā bhagavā bhāradvājassa vādaṃ niggaṇhitvā idāni yadi jātiyā brāhmaṇo bhaveyya, ājīvasīlācāravipannopi brāhmaṇo bhaveyya. Yasmā pana porāṇā brāhmaṇā tassa brāhmaṇabhāvaṃ na icchanti, loke ca aññepi paṇḍitamanussā, tasmā vāseṭṭhassa vādaṃ paggaṇhanto yo hi koci manussesūti aṭṭha gāthā āha. Tattha gorakkhanti khettarakkhaṃ, kasikammanti vuttaṃ hoti. Goti hi paṭhaviyā nāmaṃ, tasmā evamāha. Puthusippenāti tantavāyakammādinānāsippena. Vohāranti vaṇijjaṃ. Parapessenāti paresaṃ veyyāvaccakammena. Issatthanti āvudhajīvikaṃ, usuñca sattiñcāti vuttaṃ hoti. Porohiccenāti purohitakammena.

Đức Thế Tôn đã chặn đứng quan điểm của thanh niên Bhāradvāja chỉ bằng chừng ấy lời. Bây giờ, giả sử rằng một người có thể trở thành Bà-la-môn dựa trên nòi giống, thì ngay cả người có nghề nghiệp không trong sạch, giới hạnh suy đồi, và hành vi không đúng đắn cũng có thể được xem là Bà-la-môn. Tuy nhiên, những người Bà-la-môn cổ xưa không chấp nhận điều này, và các bậc trí giả khác trên thế gian cũng không đồng ý. Vì vậy, khi tán dương lời nói của thanh niên Bà-la-môn Vāseṭṭha, Đức Thế Tôn đã nói tám bài kệ bắt đầu bằng câu: “Bởi vì kẻ nào ở loài người, v.v.” Trong những câu đó thì việc chăn giữ bò là việc chăm sóc ruộng lúa, tức là nghề nông nghiệp. ‘Go (con bò)’ là tên gọi của mặt đất, vì thế đã thuyết như vậy. nghề nghiệp khác nhau: bằng các nghề nghiệp khác nhau như nghề dệt may v.v, Việc mua bán: bằng việc mua bán. việc hầu hạ người khác: với việc cố gắng nỗ lực phục vụ người khác. Dựa vào vũ khí để nuôi mạng: sinh sống bằng vũ khí (bắn cung), tức là (dựa vào) cung tên và vũ khí. sinh sống bằng việc tế lễ: bằng những công việc của việc tế tự.

Evaṃ brāhmaṇasamayena ca lokavohārena ca ājīvasīlācāravipannassa abrāhmaṇabhāvaṃ sādhetvā evaṃ sante na jātiyā brāhmaṇo, guṇehi pana brāhmaṇo hoti. Tasmā yattha katthaci kule jāto yo guṇavā, so brāhmaṇo, ayamettha ñāyoti evametaṃ ñāyaṃ atthato āpādetvā idāni naṃ vacībhedena pakāsento na cāhaṃ brāhmaṇanti-ādimāha. Tassattho: – ahañhi yvāyaṃ catunnaṃ yonīnaṃ yattha katthaci jāto, tatrāpi vā visesena yo brāhmaṇassa saṃvaṇṇitāya mātari sambhūto, taṃ yonijaṃ mattisambhavaṃ, yo cāyaṃ ubhato sujātoti-ādinā nayena brāhmaṇehi brāhmaṇassa parisuddha-uppattimaggasaṅkhātā yoni vuttā, saṃsuddhagahaṇikoti iminā ca mātisampatti, tatopi jātasambhūtattā yonijo mattisambhavoti vuccati, taṃ yonijaṃ mattisambhavaṃ iminā ca yonijamattisambhavamattena na brāhmaṇaṃ brūmi. Kasmā? yasmā, bho bhoti, vacanamattena aññehi sakiñcanehi visiṭṭhattā bhovādī nāma so hoti, sace hoti sakiñcano sapalibodho. Yo panāyaṃ yattha katthaci jātopi rāgādikiñcanābhāvena akiñcano, sabbagahaṇapaṭinissaggena anādāno, akiñcanaṃ anādānaṃ, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ. Kasmā? yasmā bāhitapāpoti.

Đức Thế Tôn đã chỉ rõ rằng một người không phải là Bà-la-môn do nghề nghiệp, giới hạnh, hay sự thực hành bị tổn hại, cũng không phải là Bà-la-môn chỉ vì thuộc về học thuyết của Bà-la-môn hay dựa trên những quy ước của thế gian. Ngài khẳng định rằng: một người không trở thành Bà-la-môn do nòi giống, mà trở thành Bà-la-môn nhờ phẩm hạnh. Do đó, bất cứ ai sinh ra trong bất kỳ gia đình nào, nếu là người có đức hạnh, người ấy được xem là Bà-la-môn. Đây là nguyên tắc đúng đắn khi nói về Bà-la-môn. Để làm rõ nguyên tắc này, Đức Thế Tôn đã tuyên bố: “Và Ta cũng không gọi là Bà-la-môn…” Ý nghĩa của lời tuyên bố này như sau:
Ta không gọi một người là Bà-la-môn chỉ vì người ấy được sinh ra từ bất kỳ trong bốn cách sanh (thai sanh, noãn sanh, thấp sanh, hóa sanh), hoặc dù người ấy được sinh ra từ một người mẹ được các Bà-la-môn đặc biệt ca ngợi.
Một người được gọi là Bà-la-môn chỉ vì có nguồn gốc từ dòng dõi Bà-la-môn, hoặc vì được sinh ra từ tử cung của một người mẹ Bà-la-môn, hoặc nhờ xuất thân từ một gia đình mà cả cha và mẹ đều được xem là “thuần khiết” theo quan điểm của Bà-la-môn, thì Ta vẫn không gọi người ấy là Bà-la-môn.
Tại sao? Vì những người như vậy chỉ được gọi là “ngài”[bhovādi] do có tài sản, hoặc vì được xem là cao quý hơn người khác. Nhưng nếu họ vẫn còn bận tâm [sapalibodho] hay bị ràng buộc bởi sở hữu [sakiñcano], thì họ không phải là Bà-la-môn.
Nhưng, bất kỳ ai, dù sinh ra ở bất kỳ nơi nào, mà không còn tham ái hay phiền não (rāgādikiñcanābhāvena), không còn sự dính mắc nào (akiñcano), đã từ bỏ mọi sự chấp thủ (sabbagahaṇapaṭinissaggena), và không còn nắm giữ bất kỳ điều gì (anādāno), thì người ấy được gọi là “không còn dính mắc, không còn chấp thủ (akiñcanaṃ anādānaṃ)”. Ta gọi người ấy là Bà-la-môn.
Tại sao? Bởi vì vị ấy đã đoạn trừ hết tất cả các ác pháp.

458. Kiñci bhiyyo8 sabbasaṃyojanaṃ chetvātiādi sattavīsati gāthā. Tattha sabbasaṃyojananti sabbaṃ dasavidhampi saṃyojanaṃ. Na paritassatīti taṇhāparitassanāya na paritassati. Saṅgātiganti rāgasaṅgādayo atikkantaṃ. Visaṃyuttanti catūhi yonīhi sabbakilesehi vā visaṃyuttaṃ.

458. “Hơn nữa, cắt đứt hoàn toàn mọi sự trói buộc”, bắt đầu như vậy là hai mươi bảy bài kệ. Ở đó, tất cả các Kiết sử bao gồm tất cả mười sự ràng buộc. Không run sợ: Không run sợ bởi sự run sợ là tham ái. Đã vượt qua các sự dính líu: Đã vượt qua các sự dính líu có ái luyến v.v. Không còn bị ràng buộc: Vị không bị ràng buộc bởi bốn nguồn gốc sanh ra hoặc bởi tất cả ô nhiễm.

Naddhinti upanāhaṃ. Varattanti taṇhaṃ. Sandānanti yuttapāsaṃ, diṭṭhipariyuṭṭhānassetaṃ adhivacanaṃ. Sahanukkamanti anukkamo vuccati pāse pavesanagaṇṭhi, diṭṭhānusayassetaṃ nāmaṃ. Ukkhittapalighanti ettha palighoti avijjā. Buddhanti catusaccabuddhaṃ. Titikkhatīti khamati.

Dây buộc: sự oán hận. Dây trói: tham ái. Dây thòng lọng: gắn liền với dây thòng lọng, dây thòng lọng này là đồng nghĩa với phiền não bộc phát là tà kiến. Những nút thắt ở dây thòng lọng gọi là nút thắt trong cụm từ cùng với những nút thắt này, lời này là tên gọi của kiến tùy miên. Có thanh chắn đã được nhổ lên: Vô minh gọi là thanh chắn. Đã được giác ngộ: Đã giác ngộ Bốn Chân Lý. Sự chịu đựng: sự kham nhẫn.

Khantībalanti adhivāsanakhantibalaṃ. Sā pana sakiṃ uppannā balānīkaṃ nāma na hoti, punappunaṃ uppannā pana hoti. Tassā atthitāya balānīkaṃ.

Người có kham nhẫn là sức mạnh: Kham nhẫn là sức mạnh của sự nhẫn nại và chịu đựng. Tuy nhiên, nếu kham nhẫn chỉ khởi lên trong phút chốc, thì không được gọi là “sức mạnh vững chắc” hay “đội quân”. Nhưng nếu kham nhẫn khởi lên liên tục, thì được gọi là “sức mạnh vững chắc” hay “đội quân”. Sự tồn tại của sức mạnh ấy được gọi là “đội quân” chính vì có đức hạnh nhẫn nại.

Vatavantanti dhutaṅgavantaṃ. Sīlavantanti guṇavantaṃ. Anussadanti rāgādiussadavirahitaṃ. “anussutan”tipi pāṭho, anavassutanti attho. Dantanti nibbisevanaṃ.

Có sự hành trì: thọ trì các hạnh đầu đà. Có giới: có đức hạnh. Không nhiễm dục vọng: Không có phiền não nổi lên là ái luyến v.v, Trong Pāḷi cũng có từ “anussutaṃ” nghĩa là người không bị tác động bởi các ham muốn quá mức. đã được rèn luyện: không còn ương ngạnh.

Na limpatīti na allīyati. Kāmesūti kilesakāmavatthukāmesu.

Không nhiễm bẩn: Không dính bẩn. Trong các dục: Trong vật dục và phiền não dục.

Dukkhassa pajānāti, idheva khayanti ettha arahattaphalaṃ dukkhassa khayoti adhippetaṃ. Pajānātīti adhigamavasena jānāti. Pannabhāranti ohitabhāraṃ, khandha-kilesa-abhisaṅkhāra-kāmaguṇabhāre otāretvā ṭhitaṃ. Visaṃyuttapadaṃ vuttatthameva.

Ở đây Thánh A-ra-hán Quả, ngài đề cập đến sự cạn kiệt của khổ đau bằng Pāḷī sau: “Nhận biết sự diệt trừ khổ đau ngay trong chính kiếp này”. “Pajānāti” (hiểu rõ) mang ý nghĩa hiểu biết một cách thấu triệt thông qua sự chứng ngộ (adhigama). Đã đặt xuống gánh nặng: người có gánh nặng đã đặt xuống, là uẩn, phiền não, thắng hành và ngũ dục đã được đặt xuống, đã được an trú. Không bị ràng buộc: có ý nghĩa đã được nói.

Gambhīrapaññanti gambhīresu ārammaṇesu pavattapaññaṃ. Medhāvinti pakatipaññāya paññavantaṃ.

Người có tuệ thâm sâu: có tuệ đi vào sâu bên trong đối tượng. Thông minh: người có tuệ với trí tuệ thông thường

Anāgārehi cūbhayanti gahaṭṭhehi ca anāgārehi ca visaṃsaṭṭhaṃ ubhayañca, dvīhipi cetehi visaṃsaṭṭhamevāti attho. Anokasārinti okaṃ vuccati pañcakāmaguṇālayo, taṃ anallīyamānanti attho. Appicchanti anicchaṃ.

Những người tại gia và những bậc xuất gia: Không gần gũi với cả hai hạng: những người tại gia và những bậc xuất gia. Có nghĩa là người hoàn toàn không gần gũi với cả hai nhóm người ấy là những người tại gia và những bậc xuất gia, thậm chí cả hai nhóm đó. sống không trú xứ: sự bám níu lấy ở trong năm dục gọi là ‘chỗ ở’, người không dính mắc trú xứ là sự trói buộc của năm dục ấy. Ít ham muốn: Không có sự ước muốn.

Tasesūti sataṇhesu. Thāvaresūti nittaṇhesu.

Người di chuyển: người có tham ái. Người đứng yên: Không có tham ái.

Attadaṇḍesūti gahitadaṇḍesu. Nibbutanti kilesanibbānena nibbutaṃ. Sādānesūti saupādānesu.

Người có kẻ thù trong tự ngữ: Người ôm giữ sự thù hận. Đã diệt rồi: Đã dập tắt hoàn toàn phiền não bằng sự giải thoát.

Ohitoti patito.

Để xuống: rớt xuống.

459. Akakkasanti niddosaṃ. Sadoso hi rukkhopi sakakkasoti vuccati. Viññāpaninti atthaviññāpanikaṃ. Saccanti avisaṃvādikaṃ. Udīrayeti bhaṇati. Yāya nābhisajjeti yāya girāya parassa sajjanaṃ vā lagganaṃ vā na karoti, tādisaṃ apharusaṃ giraṃ bhāsatīti attho.

Không thô lỗ: Không lỗi lầm. Bởi vì ngay cả cây cối có lỗi lầm cũng gọi là có sự thô nhám. Ý nghĩa rõ ràng: làm cho người khác hiểu được ý nghĩa. Chân thật: không sai lệch. Thốt lên: nói ra. không làm người khác nghi ngờ bằng lời nói ấy: có nghĩa là không nói những lời nói thô thiển, không làm nhân khiến người khác ngờ vực hoặc quyến luyến bởi lời nói như thế ấy.

Dīghanti suttāruḷhabhaṇḍaṃ. Rassanti vippakiṇṇabhaṇḍaṃ. Aṇunti khuddakaṃ. Kūlanti mahantaṃ. Subhāsubhanti sundarāsundaraṃ. Dīghabhaṇḍaṃ hi appagghampi hoti mahagghampi. Rassādīsupi eseva nayo. Iti ettāvatā na sabbaṃ pariyādinnaṃ “subhāsubhan”ti iminā pana pariyādinnaṃ hoti.

Những đồ vật được đan kết lại với từ ‘dài’. Những đồ vật nằm rải rác với nhau bằng từ ‘ngắn’. Vi tế: nhỏ. Thô: to lớn. Đẹp và xấu: tốt và xấu. Bởi vì những vật dài (được đan lại thành tràng thành vòng) dài có giá trí ít, hoặc nhiều. Kể cả những thứ đó (được rải rác ra) có có cách thức tương tự. Như thế chỉ chừng ấy lời không thể xác định lấy hết toàn bộ mọi thứ, nhưng xác định lấy với những vật này ‘đẹp và xấu’.

Nirāsāsanti nittaṇhaṃ.

Không mong cầu: Không có sự mong muốn.

Ālayāti taṇhālayā. Aññāyāti jānitvā. Amatogadhanti amatabbhantaraṃ. Anuppattanti anuppaviṭṭhaṃ.

Ham muốn: Sự ham muốn là tham ái. Đã biết rõ: Đã biết. (Đã đạt đến) sự thể nhập Bất Tử: bên trong Pháp Bất Tử. Đã đạt đến theo tuần tự: đã đi vào theo tuần tự.

Ubho saṅganti ubhayampetaṃ saṅgaṃ. Puññaṃ hi sagge laggāpeti, apuññaṃ apāye, tasmā ubhayampetaṃ saṅganti āha. Upaccagāti atīto.

Pháp liên hệ với cả hai: Pháp liên hệ thậm chí cả hai pháp (thiện và ác). Bởi vì thiện làm cho chúng sanh vướng vào (sanh vào) thiên giới, ác làm cho chúng sanh rơi vào địa ngục, vì thế đã nói rằng Pháp làm phương tiện liên hệ cả hai (thiện và ác) đó. Đã vượt qua: đã qua.

Anāvilanti āvilakaraṇakilesavirahitaṃ. Nandībhavaparikkhīṇanti parikkhīṇanandiṃ parikkhīṇabhavaṃ.

Không vẩn đục: loại bỏ phiền não làm cho khuấy đục. Đã hoàn toàn cạn kiệt sự vui thích và hiện hữu: Đã cạn kiệt các hữu.

“Yo iman”ti gāthāya avijjāyeva visaṃvādakaṭṭhena palipatho, mahāviduggatāya duggaṃ, saṃsaraṇaṭṭhena saṃsāro, mohanaṭṭhena mohoti vutto. Tiṇṇoti caturoghatiṇṇo. Pāraṃgatoti nibbānaṃ gato. Jhāyīti ārammaṇalakkhaṇūpanijjhānavasena jhāyī. Anejoti nittaṇoha. Anupādāya nibbutoti kiñci gahaṇaṃ aggahetvā sabbakilesanibbānena nibbuto.

Yo imaṃ: chính là Vô minh ngài đã nói là con đường nguy hiểm bởi ý nghĩa làm cho không đáng tin cậy, như đầm lầy bởi vì là thứ nhổ lên rất khó. Luân hồi: với ý nghĩa đi vòng quanh (và), gọi là si mê bởi ý nghĩa ngu si. đã bằng qua: đã vượt qua bốn dòng nước lũ (bộc lưu). Đã đi đến bờ kia: Đã đến Nibbāna. Có thiền: Có thiền với mãnh lực chú tâm vào quán sát đối tượng và quán sát tam tướng. Không dao động: không có tham ái. Đã diệt: không chấp thủ, đã diệt bởi dập tắt tất cả phiền não do không bám víu vào bất cứ thứ gì.

Kāmeti duvidhepi kāme. Anāgāroti panāgāro hutvā. Paribbajeti paribbajati. Kāmabhavaparikkhīṇanti khīṇakāmaṃ khīṇabhavaṃ.

Các dục: trong các dục thậm chí cả hai. Không nhà: là người không có nhà. Kiêng tránh: kiêng tránh ở mọi khía cạnh. Đã hoàn toàn cạn kiệt các dục và các hữu: đã cạn kiệt các dục và đã cạn kiệt các hữu.

Mānusakaṃ yoganti mānusakaṃ pañcakāmaguṇayogaṃ. Dibbaṃ yoganti dibbaṃ pañcakāmaguṇayogaṃ. Sabbayogavisaṃyuttanti sabbakilesayogavisaṃyuttaṃ.

Sự gắn bó thuộc cõi người: (phiền não là phương tiện) sự gắn bó với năm dục thuộc cõi người. Sự gắn bó thuộc cõi trời: (phiền não là phương tiện) sự gắn bó với năm dục thuộc cõi trời. Không bị ràng buộc với mọi sự gắn bó: không còn bị ràng buộc tất cả phiền não.

Ratinti pañcakāmaguṇaratiṃ. Aratinti kusalabhāvanāya ukkaṇṭhitaṃ. Vīranti vīriyavantaṃ.

Sự thích thú: sự ưa thích trong năm dục. Không thích thú: Không ưa thích trong việc tu tập thiện. Dũng cảm: có sự siêng năng.

Sugatanti sundaraṭṭhānaṃ gataṃ, sundarāya vā paṭipattiyā gataṃ.

Đã đi đến nơi an lạc: đã đi đến nơi tốt đẹp, hoặc đã đi đạo lộ thực hành tốt lành.

Gatinti nibbattiṃ. Pureti atīte. Pacchāti anāgate. Majjheti paccuppanne. Kiñcananti kiñcanakārako kileso.

Cảnh giới tái sanh: Sự thành tựu. Ở phía trước: trong quá khứ. Ở phía sau: ở vị lai. Ở phần giữa: là ở hiện tại. Điều lo lắng: phiền não làm cho lo lắng.

Mahesinti mahante guṇe pariyesanaṭṭhena mahesiṃ. Vijitāvinanti vijitavijayaṃ.

Vị tầm cầu cao thượng: gọi là bậc tầm cầu cao thượng bởi vì tầm cầu ân đức vĩ đại. Bậc chiến thắng: Bậc chiến thắng (bởi) đã chiến thắng.

460. Evaṃ bhagavā guṇato khīṇāsavaṃyeva brāhmaṇaṃ dassetvā ye jātito brāhmaṇoti abhinivesaṃ karonti, te idaṃ ajānantā, sāva nesaṃ diṭṭhi duddiṭṭhīti dassento samaññā hesāti gāthādvayamāha. Tassattho: – yadidaṃ brāhmaṇo khattiyo bhāradvājo vāseṭṭhoti nāmagottaṃ pakappitaṃ kataṃ abhisaṅkhataṃ, samaññāhesā lokasmiṃ, vohāramattanti attho. Kasmā? yasmā sammuccā samudāgataṃ samaññāya āgataṃ. Etañhi tattha tattha jātakāleyevassa ñātisālohitehi Pakappitaṃ kataṃ. No ce naṃ evaṃ pakappeyyuṃ, na koci kiñci disvā ayaṃ brāhmaṇoti vā bhāradvājoti vā jāneyya. Evaṃ pakappitaṃ petaṃ dīgharattānusayitaṃ, diṭṭhigatamajānataṃ, taṃ pakappitaṃ nāmagottaṃ “nāmagottamattametaṃ, vohāratthaṃ pakappitan”ti ajānantānaṃ sattānaṃ hadaye dīgharattaṃ diṭṭhigatamanusayitaṃ. Tassa anusayitattā taṃ nāmagottaṃ ajānantā no pabrunti, “jātiyā hoti brāhmaṇo”ti ajānantāva evaṃ vadantīti vuttaṃ hoti.

460. Sau khi đức Thế Tôn thuyết giảng về chính bậc Lậu tận ấy là Bà-la-môn với ân đức như vậy, khi thuyết rằng – hạng người nào thực hành sự thiên chấp cho rằng là Bà-la-môn bởi nòi giống, hạng người đó không biết được sự thiên chấp này, tà kiến đó của những hạng người đó là ác tà kiến nên đã nói lên hai kệ ngôn sau: “Việc ấy chỉ là sự định đặt v.v.” Ý nghĩa của hai kệ ngôn đó như sau: – tên và họ là đã được sắp xếp, đã được khởi lên, đã được tạo tác thành Bà-la-môn, Sát-đế-lỵ, Thanh niên Bà-la-môn Bhāradvāja, Thanh niên Bà-la-môn Vāseṭṭha nào, việc ấy chỉ là sự định đặt ở thế gian,, có nghĩa là ‘chỉ là cách gọi thông dụng.’ Tại sao? Bởi vì do sự định đặt đã được khởi lên do sự thỏa thuận chung, bởi vì tên và họ ấy do các thân quyến và những người cùng huyết thống đặt ra vào thời điểm họ được sinh ra ở chỗ đó đó. Giả sử nếu không xác định đặt tên và họ như thế thì bất cứ ai khi nhìn thấy cũng không biết được rằng đây là Bà-la-môn hay là Bhāradvāja. Tên và họ được họ xác định như thế, xác định để biết được rằng: tà kiến của những kẻ không biết đã được tiềm ẩn một cách lâu dài, tà kiến đó trong tâm của tất cả chúng sanh, những người không biết rằng: “đó chỉ là tên và họ, (tên và họ) đã được sắp đặt (chỉ là) cách gọi thông dụng”, hãy nói lên cho chúng tôi, những người không biết tên và họ ấy bởi tà kiến ấy tiềm ẩn, (tức là) không biết là Bà-la-môn lại đi nói như vầy rằng: “Người này là Bà-la-môn do nòi giống”.

Evaṃ “ye ‘jātito brāhmaṇo’ti abhinivesaṃ karonti, te idaṃ vohāramattaṃ ajānantā, sāva nesaṃ diṭṭhi duddiṭṭhī”ti dassetvā idāni nippariyāyameva jātivādaṃ paṭikkhipanto kammavādañca patiṭṭhapento na jaccātiādimāha. Tattha “kammunā”ti upaḍḍhagāthāya vitthāraṇatthaṃ kassako kammunātiādi vuttaṃ. Tattha kammunāti paccuppannena kasikammādinibbattakacetanākammunā.

Như vậy, sau khi đức Thế Tôn thuyết giảng về hạng người thiên chấp rằng: “là Bà-la-môn do nòi giống, không biết được cách gọi thông dụng ở đời này thì tà kiến của những hạng người ấy là ác tà kiến”, bây giờ để bác bỏ lời nói ấy đã nói rằng: Không phải do nòi giống (và) đã đặt lời nói “do hành động” nên đã nói lời như sau: ‘phi Bà-la-môn’, để giảng giải nửa bài kệ rằng: ‘do hành động’ ở trong Phật ngôn ấy đã nói: ‘Nông dân là do hành động’ v.v. Trong số những câu đó thì ‘do hành động’ bởi hành động là Tư tâm sở tạo nên hành động có nghề nông v.v, ở hiện tại.

Paṭiccasamuppādadassāti iminā paccayena evaṃ hotīti evaṃ paṭiccasamuppādadassāvino. Kammavipākakovidāti sammānāvamānārahe kule kammavasena uppatti hoti aññāpi hīnappaṇītatā hīnappaṇīte kamme vipaccamāne hotīti evaṃ kammavipākakusalā.

Lý duyên khởi: là nhìn thấy Pháp tùy thuận duyên sanh như vậy, là như thế bởi do duyên này. Rành rẽ về nghiệp và quả của nghiệp: vị rành rẽ về nghiệp và quả của nghiệp như vậy có sự sanh khởi trong gia đình thích hợp bằng sự kính trọng và không kính trọng bởi do mãnh lực nghiệp, sự hạ liệt và cao quý khác có trong hành động hạ liệt và cao quý cho kết quả.

Kammunā vattatīti gāthāya pana lokoti vā pajāti vā sattoti vā ekoyevattho, vacanamattabhedo. Purimapadena cettha “atthi brahmā mahābrahmā seṭṭho sajitā”ti9 diṭṭhiyā paṭisedho veditabbo. Kammunā tāsu tāsu gatīsu vattati loko, tassa ko sajitāti. Dutiyapadena “evaṃ kammunā nibbattopi ca pavattepi atītapaccuppannabhedena kammunā vattati, sukhadukkhāni paccanubhonto hīnappaṇītādibhedañca āpajjanto pavattatī”ti dasseti. Tatiyena tamevatthaṃ nigameti “evaṃ sabbathāpi kammanibandhanā sattā kammeneva vā baddhā hutvā pavattanti, na aññathā”ti. Catutthena tamatthaṃ upamāya vibhāveti. Yathā hi rathassa yāyato āṇi-nibandhanaṃ hoti. Na tāya anibaddho yāti, evaṃ lokassa nibbattato ca pavattato ca kammaṃ nibandhanaṃ, na tena anibaddho nibbattati na pavattati.

Hơn nữa, cũng ở kệ ngộn rằng: được vận hành do nghiệp, chỉ có một ý nghĩa như vậy: thế gian, chúng sanh, hoặc quần sanh chỉ khác biệt về lời nói. Cũng trong kệ ngôn này với câu đầu tiên nên biết việc phản bác bởi tà kiến rằng: “có Phạm thiên, có Đại phạm thiên vị tối thượng là vị đã sắp đặt”. Nhân loại được xoay vần bởi cảnh giới tái sanh đó đó do nghiệp, ai là người sắp xếp thế gian này? Với câu thứ hai trình bày rằng: Kể cả sanh khởi do hành động như vậy cũng vận hành và xoay vần do nghiệp khác biệt, bởi nghiệp ở hiện tại và nghiệp ở quá khứ. Thọ lãnh lạc và khổ, và đi đến sự hạ liệt và cao quý v.v, đã diễn ra”. Với câu thứ ba tóm lược lại ý nghĩa đó: “tất cả chúng sanh bị buộc chặt bởi nghiệp hoặc là người bị nghiệp cột trói lại, đang xoay vần, bằng mọi cách như vậy, không phải bởi cách khác.” Với câu thứ tư làm cho ý nghĩa đó được rõ ràng nhờ việc so sánh. Giống như một chiếc xe đang chạy bởi vẫn còn cái trục xoay, (nếu) chiếc xe ấy không có trục xoay sẽ không thể chuyển động như thế nào, thì người nhân loại đã sanh và đã vận hành có nghiệp làm phương tiện trói buộc, nếu nghiệp đó không còn trói buộc nữa sẽ không thể vận hành nữa như thế đó.

Idāni yasmā evaṃ kammanibandhano loko, tasmā seṭṭhena kammunā seṭṭhabhāvaṃ dassento tapenāti gāthādvayamāha. Tattha tapenāti dhutaṅgatapena. Brahmacariyenāti methunaviratiyā. Saṃyamenāti sīlena. Damenāti indriyadamena. Etenāti etena seṭṭhena parisuddhena brahmabhūtena kammunā brāhmaṇo hoti. Kasmā? yasmā etaṃ brāhmaṇamuttamaṃ, yasmā etaṃ kammaṃ uttamo brāhmaṇaguṇoti vuttaṃ hoti. “brahmānan”tipi pāṭho. Ayaṃ panettha vacanattho:- brahmaṃ ānetīti10 brahmānaṃ, brāhmaṇabhāvaṃ āvahatīti vuttaṃ hoti.

Bây giờ, bởi nguyên nhân mà nhân loại bị cột trói do nghiệp, bởi nhân đó khi thuyết bản thể tối thượng, do nghiệp tối thượng mới thuyết 2 kệ ngôn là ‘do khắc khổ’ v.v. Trong số những câu đó thì ‘do khắc khổ‘ là do khắc khổ là thọ trì hạnh đầu đà. Do sự thực hành Phạm hạnh là do kiêng tránh thực hành việc đôi lứa. Do sự thu thúc bản thân là do giới hạnh. Do sự rèn luyện là do sự rèn luyện các giác quan. Do điều ấy trở thành Bà-la-môn do hành động tối thượng là sự thanh tịnh như bản thể Phạm thiên này. Vì sao? Bởi tư cách Bà-la-môn này là tối thượng, tức là do hành động này là ân đức tốt đẹp của Bà-la-môn tối thượng. Cũng trong lời này Bà-la-môn có ý nghĩa như sau: gọi là Bà-la-môn bởi ý nghĩa đem lại (bản thể) Phạm thiên, tức là đem đến bản thể Bà-la-môn.

Dutiyagāthāya santoti santakileso. Brahmā sakkoti brahmā ca sakko ca, yo evarūpo, so na kevalaṃ brāhmaṇo, athakho brahmā ca sakko ca so vijānataṃ paṇḍitānaṃ, evaṃ vāseṭṭha jānāhīti vuttaṃ hoti. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Vị an tịnh như trong câu kệ ngôn thứ 2 có ý nghĩa rằng: vị có phiền não đã được vắng lặng. là Phạm thiên Thiên, là Thiên Chủ Sakka là Phạm thiên, và là Thiên Chủ Sakka, người có hình thức như vậy, không chỉ là Bà-la-môn mà hạng người ấy còn là Phạm thiên và là Thiên Chủ Sakka của các bậc Trí, vị rõ biết tất cả, này Vāseṭṭha ngươi hãy nhận biết như vậy. Từ còn lại trong các câu đều đơn giản.

Giải Thích Kinh Vāseṭṭha Kết Thúc.

1 Ka. – vāresu

2 Ka. – aññamaññaṃ

3 Cha. Ma. – yonisiddhā

4 Syā. Ka. – aññā jātīti

5 Ka. – Tampi

6 Sī., Ma., ka. – gaṇheyya

7 Ka. – yonīnaṃ seṭṭhameva

8 Cha. Ma. – kiñcabhiyyo

9 Sī. – sañjitāti

10 Sī. – anatīti