Kinh số 96 – Giải Thích Kinh Esukārī

(Esukārīsuttavaṇṇanā)

Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Esukārī

437. Evamme sutanti esukārīsuttaṃ. Tattha bilaṃ olaggeyyunti koṭṭhāsaṃ laggāpeyyuṃ, iminā satthadhammaṃ nāma dasseti. Satthavāho kira mahākantāraṃ paṭipanno antarāmagge goṇe mate maṃsaṃ gahetvā sabbesaṃ satthikānaṃ “idaṃ khāditvā ettakaṃ mūlaṃ dātabban”ti koṭṭhāsaṃ olaggeti, gomaṃsaṃ nāma khādantāpi atthi akhādantāpi, mūlaṃ dātuṃ sakkontāpi asakkontāpi. Satthavāho yena mūlena goṇo gahito, tassa nikkhamanatthaṃ sabbesaṃ balakkārena koṭṭhāsaṃ datvā mūlaṃ gaṇhāti, ayaṃ satthadhammo. Evameva brāhmaṇāpi lokassa paṭiññaṃ aggahetvā attanova dhammatāya catasso pāricariyā paññāpentīti dassetuṃ evameva khotiādimāha. Pāpiyo assāti pāpaṃ1 assa. Seyyo assāti hitaṃ assa. Athavā pāpiyoti pāpako lāmako attabhāvo assa. Seyyoti seṭṭho uttamo. Seyyaṃsoti seyyo. Uccākulīnatāti uccākulīnattena seyyo. Pāpiyaṃsoti pāpiyo. Uccākulīnatā ca dvīsu kulesu vaḍḍheti2 khattiyakule brāhmaṇakule ca, uḷāravaṇṇatā tīsu. Vessopi hi uḷāravaṇṇo hoti. Uḷārabhogatā catūsupi. Suddopi hi antamaso caṇḍālopi uḷārabhogo hotiyeva.

437. Kinh Esukārī được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, có thể để máng thòng xuống một một phần: nghĩa là có thể gán một phần, để trình bày về phong tục của người thương buôn. Tương truyền rằng người dẫn đoàn thương buôn đi đến những vùng hoang vu hiểm trở, khi bò chết giữa đường, lấy thịt chia cho tất cả thành viên trong đoàn và nói: “Ai ăn thịt này phải trả số tiền bằng chừng này.” Có người ăn thịt bò, có người không ăn; có người có khả năng chi trả, có người không thể trả. Người dẫn đoàn đã mua bò với giá nào thì bán với mức giá đó, nên buộc tất cả mọi người phải nhận phần để lấy lại vốn, đây là phong tục của người thương buôn. Để trình bày rằng các Bà-la-môn cũng tương tự như vậy, không quan tâm đến sự đồng thuận của mọi người mà tự chế định bốn loại phụng sự theo ý riêng của mình, nên đức Phật nói: “Cũng tương tự như vậy…”. Có lẽ xấu hơn: Có thể trở nên vô cùng thấp kém. Có lẽ tốt hơn: Có thể có lợi ích. Hơn nữa, ‘ác xấu’ có thể có bản ngã xấu xa, tồi tệ. Tốt đẹp: cao cả, cao thượng. Cao cả là cao cả hơn. Bởi sinh ra trong gia đình cao quý: cao cả bởi tính chất sinh ra trong gia đình quyền quý. Vô cùng xấu xa: hèn hạ. Tính chất sinh trong gia đình cao quý chỉ có trong hai dòng họ: dòng họ Sát-đế-lị và dòng họ Bà-la-môn. Tính chất có giai cấp cao quý có trong ba dòng họ, vì ngay cả giai cấp thương buôn cũng có thể thuộc giai cấp cao quý. Tính chất có nhiều tài sản có trong cả bốn dòng họ, vì ngay cả người thuộc giai cấp hạ tiện, thậm chí người nô lệ cũng có thể là người giàu có.

440. Bhikkhācariyanti koṭidhanenapi hi brāhmaṇena bhikkhā caritabbāva, porāṇakabrāhmaṇā asītikoṭidhanāpi ekavelaṃ bhikkhaṃ caranti. Kasmā? Duggatakāle carantānaṃ idāni bhikkhaṃ carituṃ āraddhāti garahā na bhavissatīti. Atimaññamānoti yo bhikkhācariyavaṃsaṃ haritvā sattajīvakasikammavaṇijjādīhi jīvikaṃ kappeti, ayaṃ atimaññati nāma. Gopo vāti yathā gopako attanā rakkhitabbaṃ bhaṇḍaṃ thenento akiccakārī hoti, evanti attho. Iminā nayena sabbavāresu attho veditabbo. Asitabyābhaṅginti tiṇalāyanāsitañceva kājañca. Anussaratoti yattha jāto, tasmiṃ porāṇe mātāpettike kulavaṃse anussariyamāneti attho. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

440. Đi trì bình khất thực: Ngay cả Bà-la-môn có tài sản đến koṭi vẫn phải đi khất thực. Các Bà-la-môn thời xưa, dù có tài sản trị giá đến tám mươi koṭi, vẫn đi khất thực một lần mỗi ngày. Tại sao? Để không bị chê trách rằng: “Bây giờ họ mới bắt đầu đi khất thực” khi gặp hoàn cảnh khó khăn. Khinh thường: Bà-la-môn đã từ bỏ gia tộc để đi khất thực, nuôi mạng bằng nghề buôn bán vũ khí, làm nông nghiệp, và thương buôn v.v, đây gọi là khinh thường. Như người chăn bò: giống như người chăn bò lấy của mà bản thân cần phải gìn giữ, là người thực hiện điều không phải nhiệm vụ v.v. Nên biết ý nghĩa toàn phần theo cách này. Lưỡi liềm và đòn gánh: Lưỡi liềm để cắt cỏ và đòn gánh. Nhớ đến: Nhớ đến gia thuở xưa của mẹ và cha mà bản thân đã sinh ra. Từ còn lại trong các câu đều đơn giản.

Giải Thích Kinh Esukārī Kết Thúc.

1 Syā. Ka. – atipāpaṃ

2 Syā. Ka. – vaṭṭati