Kinh số 86 – Giải Thích Kinh Aṅgulimāla

(Aṅgulimālasuttavaṇṇanā)

Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Aṅgulimāla

347. evaṃ V.3.234 P.3.328 me sutanti aṅgulimālasuttaṃ. tattha aṅgulīnaṃ mālaṃ dhāretīti kasmā dhāreti? ācariyavacanena. tatrāyaṃ anupubbikathā —

347. Kinh Aṅgulimāla được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, Aṅgulīnaṃ mālaṃ dhāreti (mang một vòng hoa làm bằng ngón tay người): Aṅgulimāla mang (vòng ngón tay) để làm gì? Aṅgulimāla mang (vòng ngón tay) theo lời dạy của thầy. Tại nơi ấy, việc này có Pháp theo tuần tự –

ayaṃ kira kosalarañño purohitassa mantāṇiyā nāma brāhmaṇiyā kucchismiṃ paṭisandhiṃ aggahesi. brāhmaṇiyā rattibhāge gabbhavuṭṭhānaṃ ahosi. tassa mātukucchito nikkhamanakāle sakalanagare āvudhāni pajjaliṃsu, rañño maṅgalasakuntopi sirisayane ṭhapitā asilaṭṭhipi M.3.227 pajjali. brāhmaṇo nikkhamitvā nakkhattaṃ olokento coranakkhattena jātoti rañño santikaṃ gantvā sukhaseyyabhāvaṃ pucchi.

Được biết rằng Aṅgulimāla này đã sanh vào bào thai của một nữ Bà-la-môn Mantānī của Purohita của vua Kosala, nữ Bà-la-môn đã hạ sanh một người con trai vào ban đêm. Vào lúc Aṅgulimāla được sinh ra khỏi bụng của mẹ, tất cả các loại khí giới trong toàn bộ kinh thành đều chói sáng. Ngay cả con chim kiết tường của đức vua, kể cả ánh sáng của gươm đao và gậy trượng được đặt ở trong cung điện cũng đều chói sáng Bà-la-môn đã đi ra khỏi phòng quan sát các vì tinh tú biết được rằng đứa con trai đã hạ sanh với một ngôi sao trộm cướp đi đến yết kiến đức vua hỏi đến trạng thái có thể nằm ngủ an lạc.

rājā “kuto, me ācariya, sukhaseyyā? mayhaṃ maṅgalāvudhaṃ pajjali, rajjassa vā jīvitassa vā antarāyo bhavissati maññe”ti. mā bhāyi, mahārāja, mayhaṃ ghare kumāro jāto, tassānubhāvena na kevalaṃ tuyhaṃ nivesane, sakalanagarepi āvudhāni pajjalitānīti. kiṃ bhavissati ācariyāti? coro bhavissati mahārājāti. kiṃ ekacorako, udāhu rajjadūsako coroti? ekacorako devāti. evaṃ vatvā ca pana rañño manaṃ gaṇhitukāmo āha — “māretha naṃ devā”ti. ekacorako samāno kiṃ karissati? karīsasahassakhette ekasālisīsaṃ viya hoti, paṭijaggatha nanti. tassa nāmaggahaṇaṃ gaṇhantā sayane ṭhapitamaṅgalāsilaṭṭhi, chadane ṭhapitā sarā, kappāsapicumhi P.3.329 ṭhapitaṃ tālavaṇṭakaraṇasatthakanti ete pajjalantā kiñci na hiṃsiṃsu, tasmā ahiṃsakoti nāmaṃ akaṃsu. taṃ sippuggahaṇakāle takkasīlaṃ pesayiṃsu.

Đức vua nói rằng: “Thưa quân sư, làm thế nào trẫm có thể ngủ được an lạc? khí giới là điềm lành của trẫm bỗng chói sáng lên, nhìn thấy nguy hiểm đến đất nước và đến tính mạng.” Purohita đáp rằng: tâu đại vương, chớ có sợ hãi, một đứa bé trai đã hạ sanh trong nhà của thần, các loại khí giới phát ra ánh sáng không phải do oai lực của đứa trẻ đó. Vậy nguyên nhân là gì, thưa quân sư? Tâu đại vương (điềm báo) đứa trẻ ấy sẽ trở thành tên cướp. Đứa trẻ ấy sẽ trở thành một tên cướp bình thường hay sẽ trở thành tên cướp gây hại đến vương quyền của trẫm? Tâu đại vương, chỉ là một tên cướp bình thường. Mong muốn lấy lòng đức vua nên Purohita đã nói như vầy- “tâu đại vương, hãy giết nó.” – (đức vua) một tên cướp bình thường sẽ làm được gì? cũng giống như một bông lúa trong một cánh đồng hàng nghìn mẫu, xin hãy nuôi dưỡng đứa bé ấy. Khi đặt tên cho đứa bé, những thứ này là đao kiếm và gậy trượng cát tường đặt ở chỗ nằm, mũi tên đặt trong góc, con dao nhỏ để cắt cuốn cây thốt nốt đặt trong lớp bông vải, và chúng đều tỏa sáng lên, nhưng không gây tổn hại đến bất cứ thứ gì. Vì thế đứa bé ấy được đặt tên là Ahiṃsaka (Vô Hại). Đến tuổi đi học (Ahiṃsaka) đã gửi vị ấy đến thành phố Takkasīla để học văn chượng.

so dhammantevāsiko hutvā sippaṃ paṭṭhapesi. vattasampanno kiṃkārapaṭissāvī manāpacārī piyavādī ahosi. sesāntevāsikā bāhirakā ahesuṃ. te — “ahiṃsakamāṇavakassa āgatakālato paṭṭhāya mayaṃ na paññāyāma, kathaṃ naṃ bhindeyyāmā”ti? nisīditvā mantayantā V.3.235 — “sabbehi atirekapaññattā duppaññoti. na sakkā vattuṃ, vattasampannattā dubbattoti. na sakkā vattuṃ, jātisampannattā dujjātoti na sakkā vattuṃ, kinti karissāmā”ti?

Vị ấy đã trở thành người học trò theo học giáo pháp, và đã bắt đầu học nghề. Vị ấy là một người thành tựu đầy đủ mọi phận sự, hết lòng phụng sự, hành vi cử chỉ đáng hài lòng, lời nói dịu ngọt. Những người học trò còn lại là những vị học trò ở bên ngoài. Họ đã ngồi lại bàn bạc với nhau – “Kể từ khi thanh niên Bà-la-môn Ahiṃsaka đến, chúng tôi hoàn toàn không được xuất hiện. Làm thế nào chúng ta có thể làm hại vị ấy?” – “sẽ không thể nói rằng: đây là kẻ thiểu trí bởi vì vị ấy có trí tuệ vượt trội hơn tất cả chúng ta, thậm chí nói rằng: Có những việc làm không tốt thì cũng không thể nói được, bởi vì vị ấy thành tựu đầy đủ mọi phận sự, dầu nói rằng (vị ấy) có xuất thân thấp kém thì cũng không thể nói được, bởi vì vị ấy thành tựu đầy đủ về xuất thân, chúng ta sẽ làm thế nào?”

tato ekaṃ kharamantaṃ mantayiṃsu “ācariyassa antaraṃ katvā naṃ bhindissāmā”ti tayo rāsī hutvā paṭhamaṃ ekacce ācariyaṃ upasaṅkamitvā vanditvā aṭṭhaṃsu. kiṃ tātāti? imasmiṃ gehe ekā kathā suyyatīti. kiṃ tātāti? ahiṃsakamāṇavo tumhākaṃ antare dubbhatīti maññāmāti. ācariyo santajjetvā — “gacchatha vasalā, mā me puttaṃ mayhaṃ antare paribhindathā”ti niṭṭhubhi. tato itare, atha itarehi tayopi koṭṭhāsā āgantvā tatheva vatvā — “amhākaṃ asaddahantā upaparikkhitvā jānāthā”ti āhaṃsu.

Vào lúc đó họ hỏi ý kiến một vị có suy nghĩ sắc bén rằng “Chúng ta sẽ tạo ra khoảng trống (xung đột) của thầy đề làm hại vị ấy” chia thành 3 nhóm, từng nhóm một đến gặp thầy đảnh lễ rồi đứng đó. (vị thầy) có chuyện gì vậy các trò? Chúng con đã nghe một câu chuyện trong ngôi nhà này. Khi thầy hỏi có chuyện gì vậy các trò? Họ cũng nói rằng thanh niên Bà-la-môn Ahiṃsaka có âm mưa chống lại ở giữa thầy. Vị thầy đã quát lên đuổi bọn họ ra ngoài: “hãy đi ra ngoài kẻ hạ tiện, các người đừng chia cắt giữa ta với con trai của ta.” Sau đó một nhóm khác lại đến, cả ba nhóm đến nói những điều giống nhau, rồi cũng nói rằng: “Khi thầy không tin chúng tôi, hãy suy ngẫm rồi tự mình hiểu rõ”.

ācariyo M.3.228 sinehena vadante disvā “atthi maññe santhavo”ti paribhijjitvā cintesi “ghātemi nan”ti. tato cintesi — “sace ghātessāmi ‘disāpāmokkho ācariyo attano santikaṃ sippuggahaṇatthaṃ āgate māṇavake dosaṃ uppādetvā jīvitā voropetī’ti. puna koci sippuggahaṇatthaṃ na āgamissati, evaṃ me lābho parihāyissati, atha P.3.330 naṃ sippassa pariyosānupacāroti vatvā jaṅghasahassaṃ ghātehīti vakkhāmi. avassaṃ ettha eko uṭṭhāya taṃ ghātessatī”ti.

Vị thầy sau khi nhìn thấy các học trò nói với sự lo lắng. Thế nên đã quyết định rằng: “Có thể có sự thật” vị ấy khởi lên suy nghĩ rằng: “Ta sẽ giết nó.” Từ đó vị ấy nghĩ thêm rằng: – “Nếu ta giết nó, mọi người sẽ nghĩ rằng: ‘vị thầy disāpāmokkha đã làm cho sanh khởi lỗi lầm đối với thanh niên Bà-la-môn đến học nghệ trong trú xứ của mình, (vị ấy) tước đoạt mạng sống.” Cũng sẽ chẳng còn bất ai đến học nữa bởi hiện tượng như vậy. Ta sẽ bị mất lợi lộc, đừng làm như thế ta sẽ nói nó rằng, vẫn còn có lời nói dành cho môn học cuối cùng rồi nói rằng: “Con cần phải giết cho được một nghìn người, trong vấn đề này con là người duy nhất đứng lên, giết cho đủ một nghìn người”.

atha naṃ āha — “ehi tāta jaṅghasahassaṃ ghātehi, evaṃ te sippassa upacāro kato bhavissatī”ti. mayaṃ ahiṃsakakule jātā, na sakkā ācariyāti. aladdhupacāraṃ sippaṃ phalaṃ na deti tātāti. so pañcāvudhaṃ gahetvā ācariyaṃ vanditvā aṭaviṃ paviṭṭho. aṭaviṃ pavisanaṭṭhānepi aṭavimajjhepi aṭavito nikkhamanaṭṭhānepi ṭhatvā manusse ghāteti. vatthaṃ vā veṭhanaṃ vā na gaṇhāti. eko dveti gaṇitamattameva karonto gacchati, gaṇanampi na uggaṇhāti. pakatiyāpi paññavā esa, pāṇātipātino pana cittaṃ na patiṭṭhāti, tasmā anukkamena gaṇanampi na sallakkhesi, ekekaṃ aṅguliṃ chinditvā ṭhapeti. ṭhapitaṭṭhāne aṅguliyo vinassanti, tato vijjhitvā aṅgulīnaṃ mālaṃ katvā dhāresi, teneva cassa aṅgulimāloti saṅkhā udapādi. so sabbaṃ araññaṃ nissañcāramakāsi, dāruādīnaṃ atthāya araññaṃ gantuṃ samattho nāma natthi.

Khi đó vị thầy đã nói rằng – “con hãy lại đây, con hãy giết cho được một nghìn người, nếu làm được như vậy cũng sẽ tạo sự khởi đầu cho nghề nghiệp, cung kính thầy tổ như thế”. Công tử Ahiṃsaka đáp rằng: Thưa thầy, con sanh ra trong gia đình không gây ra sự tổn hại, con không thể làm điều đó. Nghề nghiệp mà không sát hại để lễ bái thầy tổ sẽ không cho kết quả đâu con. Công tử Ahiṃsaka cầm lấy 5 loại vũ khí, đảnh lễ thầy, đi vào rừng, đứng ở nơi con người sẽ đi vào rừng, ở giữa rừng, ở chỗ người đi ra khỏi rừng, đã giết rất nhiều người. Cũng không lấy y phục hay khăn đội đầu, mà chỉ đếm một người, hai người như thế rồi đi, ngay trong khi việc đếm không thể xác định được. Nhưng bình thường Ahiṃsaka là người có trí tuệ, nhưng tâm trí không được thiết lập do sát sanh. Vì thế, xác định ngay cả việc đếm cũng không được theo thứ tự. (vì thế) vị ấy đã chặt đứt một ngón tay của từng người rồi giữ lại. Ở mỗi chỗ cất giữ ngón tay cũng bị mất đi. Từ đó vị ấy mới sâu chúng lại làm thành tràng hoa bằng ngón tay rồi đeo vào cổ. Chính vì nhân đó mà vị ấy xuất hiện với tên gọi là Aṅgulimāla. Aṅgulimāla đã làm cho toàn bộ khu rừng trở nên hoang vắng không người qua lại, đến nỗi không một ai dám vào rừng để lấy củi và các vật dụng khác..

rattibhāge V.3.236 antogāmampi āgantvā pādena paharitvā dvāraṃ ugghāteti. tato sayiteyeva māretvā eko ekoti gahetvā gacchati. gāmo osaritvā nigame aṭṭhāsi, nigamo nagare. manussā tiyojanato paṭṭhāya gharāni pahāya dārake hatthesu gahetvā āgamma sāvatthiṃ parivāretvā khandhāvāraṃ bandhitvā rājaṅgaṇe sannipatitvā — “coro, te deva, vijite aṅgulimālo nāmā”tiādīni P.3.331 vadantā kandanti. bhaggavo “mayhaṃ putto bhavissatī”ti ñatvā brāhmaṇiṃ āha — bhoti aṅgulimālo nāma coro uppanno, so na añño, tava putto ahiṃsakakumāro.

vào ban đêm (vị ấy) đã đi vào trong làng dùng chân đạp cửa. Từ đó đã giết chính những người nằm ngủ ấy xác định từng người từng người một (và) đi. Sau khi rút lui khỏi làng liền đi đến các thị trấn, sau khi rút lui khỏi thị trấn liền đi vào trong thành phố. Người dân bỏ nhà cửa, mang theo con cái và đi vào thành Sāvatthi, khoảng cách đến ba do-tuần, dựng lều trại nghỉ ngơi, hội hợp lại với nhau ở sân lớn, họ khóc than rên rỉ và nói với nhau rằng: “Tâu bệ hạ, ở trong vương quốc của ngài có một tên cướp tên là Aṅgulimāla. Sau đó Bà-la-môn biết được rằng: “Tên cướp Aṅgulimāla ấy (chắc) sẽ là con trai của ta” đã nói cùng nữ Bà-la-môn rằng: – Này nàng đã xuất hiện một tên cướp tên là Aṅgulimāla, kẻ ấy không phải là ai khác, mà chính là công tử Ahiṃsaka con trai của nàng.

idāni rājā taṃ gaṇhituṃ nikkhamissati, kiṃ kattabbanti? gaccha M.3.229 sāmi, puttaṃ me gahetvā ehīti. nāhaṃ bhadde ussahāmi, catūsu hi janesu vissāso nāma natthi, coro me purāṇasahāyoti avissāsanīyo, sākhā me purāṇasanthatāti avissāsanīyā, rājā maṃ pūjetīti avissāsanīyo, itthī me vasaṃ gatāti avissāsanīyāti. mātu hadayaṃ pana mudukaṃ hoti. tasmā ahaṃ pana gantvā mayhaṃ puttaṃ ānessāmīti nikkhantā.

Bây giờ, đức vua sẽ rời khỏi (hoàng cung) đi bắt Ahiṃsaka, ta nên làm gì? – Chàng hãy đi đi, đưa con của thiếp về đây. – Ta không dám đi, bởi vì ta không tin tưởng vào bốn hạng người: tên cướp dù là bạn cũ cũng không đáng tin, bạn bè dù thân thiết từ xưa cũng không đáng tin, đức vua dù tôn kính ta cũng không đáng tin, người phụ nữ dù là người thân cũng không đáng tin. Nhưng tấm lòng của người mẹ mềm yếu, vì thế mà nữ Bà-la-môn đã nói rằng: “thiếp sẽ đi đưa con của thiếp trở về” rồi ra đi.

taṃdivasañca bhagavā paccūsasamaye lokaṃ volokento aṅgulimālaṃ disvā — “mayi gate etassa sotthi bhavissati. agāmake araññe ṭhito catuppadikaṃ gāthaṃ sutvā mama santike pabbajitvā cha abhiññā sacchikarissati. sace na gamissāmi, mātari aparajjhitvā anuddharaṇīyo bhavissati, karissāmissa saṅgahan”ti pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā piṇḍāya pavisitvā katabhattakicco taṃ saṅgaṇhitukāmo vihārā nikkhami. etamatthaṃ dassetuṃ “atha kho bhagavā”tiādi vuttaṃ.

Và vào ngày hôm ấy đức Thế Tôn trong khi quan sát (chúng sanh) thế gian lúc trời gần sáng đã nhìn thấy Aṅgulimāla mới suy nghĩ như vầy – “nếu ta đến gặp, vị ấy sẽ được cứu độ, người sống ở trong rừng, sau khi đã được nghe kệ ngôn bốn câu (sẽ) xuất gia trong trú xứ của ta, sẽ tác chứng sáu thắng trí. Nếu như ta không đi, vị ấy sẽ gây ra lỗi lầm nghiêm trọng đối với mẹ, sẽ trở thành người mà không ai có thể nâng đỡ được, ta sẽ đi nhiếp phục vị ấy” vào sáng sớm ngài đi khất thực, thực hành phận sự xong, mong muốn nhiếp phục Ahiṃsaka mới rời đi từ tịnh xá. Để trình bày ý nghĩa này mới nói rằng: “Khi ấy đức Thế Tôn…”

348. saṅkaritvā saṅkaritvāti saṅketaṃ katvā vaggavaggā hutvā. hatthatthaṃ gacchantīti hatthe atthaṃ vināsaṃ gacchanti. kiṃ pana te bhagavantaṃ sañjānitvā evaṃ vadanti asañjānitvāti? asañjānitvā. aññātakavesena hi bhagavā P.3.332 ekakova agamāsi. coropi tasmiṃ samaye dīgharattaṃ dubbhojanena ca dukkhaseyyāya ca ukkaṇṭhito hoti. kittakā panānena manussā māritāti? ekenūnasahassaṃ. so pana idāni ekaṃ labhitvā sahassaṃ pūressatīti saññī hutvā yameva paṭhamaṃ passāmi, taṃ ghātetvā gaṇanaṃ pūretvā sippassa upacāraṃ katvā kesamassuṃ ohāretvā nhāyitvā vatthāni parivattetvā mātāpitaro passissāmīti aṭavimajjhato aṭavimukhaṃ V.3.237 āgantvā ekamantaṃ ṭhitova bhagavantaṃ addasa. etamatthaṃ dassetuṃ “addasā kho”tiādi vuttaṃ.

348. Saṅkaritvā saṅkaritvā (tụ họp lại thành một nhóm rồi cùng đi): làm thành từng nhóm từng nhóm để quan sát. hatthatthaṃ gacchanti (cũng rơi vào tay của Aṅgulimāla): đi đến cái chết trong tay (của kẻ sát nhân). Những người ấy đã nhận diện được đức Thế Tôn đã nói như vầy “không nhận được hay sao?” – Nhận diện không được. Đức Thế Tôn chỉ đi một mình với hình tướng không ai biết được. Vào lúc ấy, tên cướp đã trở nên bất mãn do ăn uống thiếu thốn và ngủ nghỉ không thoải mái trong thời gian dài. Tên cướp Aṅgulimāla đã sát hại bao nhiêu mạng người? Đã giết chín trăm chín mươi chín người. Tên cướp ấy có suy nghĩ rằng: “bây giờ chỉ còn một người nữa là đủ một nghìn người”, hắn nghĩ rằng sẽ giết người đầu tiên mình gặp để đủ số một nghìn người. Sau đó sẽ hoàn tất việc học nghề, cạo bỏ râu tóc, tắm rửa, thay y phục mới và về thăm cha mẹ. Sau đó đã đi khỏi giữa khu rừng đến lối vào rừng, đứng ở một phía, hắn đã nhìn thấy đức Thế Tôn. Để trình bày ý nghĩa này ngài đã nói rằng “đã nhìn thấy…”

iddhābhisaṅkhāraṃ abhisaṅkhāsīti mahāpathaviṃ ummiyo uṭṭhapento viya saṃharitvā aparabhāge akkamati, orabhāge valiyo nikkhamanti, aṅgulimālo sarakkhepamattaṃ muñcitvā gacchati. bhagavā purato mahantaṃ aṅgaṇaṃ dassetvā sayaṃ majjhe hoti, coro ante. so “idāni naṃ pāpuṇitvā gaṇhissāmī”ti sabbathāmena dhāvati. bhagavā aṅgaṇassa pārimante M.3.230 hoti, coro majjhe. so “ettha naṃ pāpuṇitvā gaṇhissāmī”ti vegena dhāvati. bhagavā tassa purato mātikaṃ vā thalaṃ vā dasseti, etenupāyena tīṇi yojanāni gahetvā agamāsi. coro kilami, mukhe kheḷo sussi, kacchehi sedā mucciṃsu. athassa “acchariyaṃ vata bho”ti etadahosi. migampīti migaṃ kasmā gaṇhāti? chātasamaye āhāratthaṃ. so kira ekaṃ gumbaṃ ghaṭṭetvā mige uṭṭhāpeti. tato cittaruciyaṃ migaṃ anubandhanto gaṇhitvā pacitvā khādati. puccheyyanti yena kāraṇenāyaṃ gacchantova ṭhito nāma P.3.333, ahañca ṭhitova aṭṭhito nāma, yaṃnūnāhaṃ imaṃ samaṇaṃ taṃ kāraṇaṃ puccheyyanti attho.

iddhābhisaṅkhāraṃ abhisaṅkhāsi (đã thi triển thần thông): thi triển thần thông giống như địa đại có cơn sóng dâng cao rồi đã bước sang phía bên kia, những cơn sóng ở bên trong phát ra, Aṅgulimāla đã vứt bỏ hết cung tên (và) đi. Đức Thế Tôn đã thị hiện một cái sân lớn ở phía trước rồi ngài ở chính giữa, tên cướp ở sau cuối. Tên cướp nghĩ rằng: “bây giờ ta sẽ bắt được vị Sa-môn” nên vội vàng chạy lao tới với toàn bộ sức lực. Đức Thế Tôn lại ở cuối sân, còn tên cướp ở giữa sân. Hắn chạy thật nhanh nghĩ rằng: “Ta sẽ bắt được vị Sa-môn ở chỗ này”. Đức Thế Tôn đã thi triển thần thông (tạo ra) dòng nước, hay vùng đất ở phía trước mặt tên cướp, bằng cách này tên cướp đã đuổi theo hết đường đến 3 do-tuần, tên cướp mệt rã, nước bọt trong miệng khô cạn, mồ hôi tuôn ra từ hai bên nách. Khi ấy (tên cướp) đã có sự suy nghĩ như vầy: “thật vi diệu thưa ngài”. Migampī (ngay cả con thú): tại sao tên cướp bắt lấy con thú? Vào lúc đói bắt lấy làm thức ăn. Được biết rằng tên cướp đã rung lắc vào một bụi rậm để cho những con thú đứng dậy bỏ chạy. Khi đó hắn sẽ chạy theo chúng như ý muốn, sau khi bắt được, đã nướng chúng rồi ăn. Puccheyyaṃ (hãy hỏi): Tại sao người này tuy đang đi mà bảo đã dừng lại, còn ta đã dừng lại mà bảo chưa dừng? Ta hãy hỏi vị Sa-môn này về điều đó.

349. nidhāyāti yo vihiṃsanatthaṃ bhūtesu daṇḍo pavattayitabbo siyā, taṃ nidhāya apanetvā mettāya khantiyā paṭisaṅkhāya avihiṃsāya sāraṇīyadhammesu ca ṭhito ahanti attho. tuvamaṭṭhitosīti pāṇesu asaññatattā ettakāni pāṇasahassāni ghātentassa tava mettā vā khanti vā paṭisaṅkhā vā avihiṃsā vā sāraṇīyadhammo vā natthi, tasmā tuvaṃ aṭṭhitosi, idāni iriyāpathena ṭhitopi niraye dhāvissasi, tiracchānayoniyaṃ pettivisaye asurakāye vā dhāvissasīti vuttaṃ hoti.

349. Nidhāyā (buông bỏ): Ta đã buông bỏ mọi hành vi gây hại, não hại đối với tất cả chúng sanh, đã nhổ bỏ chúng bằng tâm từ ái, nhẫn nại, trí tuệ phân biệt, thực hành các pháp hòa kính và không hãm hại. tuvamaṭṭhitosi (ngươi vẫn chưa dừng lại): Khi ngươi giết chúng sanh có khoảng một nghìn người này do không có sự thu thúc đối với chúng sanh có mạng sống, hoặc từ tâm, hoặc kham nhẫn, hoặc quán tưởng, hoắc sự không hãm hại, hay các Pháp hòa kính của người không có. Vì thế mà người gọi là chưa dừng lại. Giải thích rằng dẫu cho dừng lại bằng các oai nghĩ trong lúc này, thì người cũng sẽ đi vào địa ngục, sẽ đi vào ở chủng loại các loài bàng sanh, ở các loài ngạ quỷ, ở tập thể của Atula.

tato coro — “mahā ayaṃ sīhanādo, mahantaṃ gajjitaṃ, na idaṃ aññassa bhavissati, mahāmāyāya puttassa siddhatthassa samaṇarañño etaṃ gajjitaṃ, diṭṭho vatamhi maññe tikhiṇacakkhunā sammāsambuddhena, saṅgahakaraṇatthaṃ me bhagavā āgato”ti cintetvā cirassaṃ vata metiādimāha. tattha mahitoti devamanussādīhi catupaccayapūjāya pūjito. paccupādīti cirassaṃ V.3.238 kālassa accayena mayhaṃ saṅgahatthāya imaṃ mahāvanaṃ paṭipajji. pahāya pāpanti pajahitvā pāpaṃ.

Sau đó tên cướp nghĩ rằng – “việc rống lên tiếng rống của loài sư tử này to lớn, tiếng rống to lớn này, sẽ không phải của người khác, tiếng rống này phải là của bậc Sa–môn hồng danh là Siddhattha, là hoàng tử con trai của hoàng hậu Mahāmāyā, vị ấy nghĩ rằng: chắc chắn ta đã nhìn thấy bậc Chánh đẳng Chánh giác bằng đôi mắt sắc bén của mình, đức Thế Tôn đã đến vì lòng thương tưởng đối ta” vì thế đã nói rằng: “cirassaṃ vata me (quả thật tôi, sau một thời gian dài…). Ở đây, mahito (được tôn kính): được tôn kính với sự lễ bái bằng bốn món vật dụng. paccupādi (đã đến): đã bước vào khu rừng lớn này vì lòng bi mẫn (đối với) ta với sự trải qua thời gian quá dài. pahāya pāpaṃ (dứt trừ ác): tôi sẽ đoạn trừ ác pháp.

itvevāti evaṃ vatvāyeva. āvudhanti P.3.334 pañcāvudhaṃ. sobbheti samantato chinne. papāteti ekato chinne. naraketi phalitaṭṭhāne. idha pana tīhipi imehi padehi araññameva vuttaṃ. akirīti khipi chaḍḍesi.

Itvevā: nói như vậy rồi ngay lập tức (quăng bỏ). Āvudhaṃ: năm loại vũ khí. Sobbhe (sâu thẳm): chỉ vách núi xung quanh. Papāte (vách núi): chỉ vách đá dốc đứng. Narake (hố sâu): chỉ nơi đứt đoạn. Hơn nữa, ở đây ngài chỉ nói đến khu rừng bằng cả ba (từ) này. Akiri (đã quảng bỏ): đã quăng đi, là đã vứt bỏ.

tamehi M.3.231 bhikkhūti tadā avocāti bhagavato imaṃ pabbājento kuhiṃ satthakaṃ labhissāmi, kuhiṃ pattacīvaranti pariyesanakiccaṃ natthi, kammaṃ pana olokesi. athassa pubbe sīlavantānaṃ aṭṭhaparikkhārabhaṇḍakassa dinnabhāvaṃ ñatvā dakkhiṇahatthaṃ pasāretvā — “ehi bhikkhu svākkhāto dhammo, cara brahmacariyaṃ sammā dukkhassa antakiriyāyā”ti āha. so saha vacaneneva iddhimayapattacīvaraṃ paṭilabhi. tāvadevassa gihiliṅgaṃ antaradhāyi, samaṇaliṅgaṃ pāturahosi.

tamehi M.3.231 bhikkhūti tadā avoca (Ngài đã nói ‘này Tỳ khưu, hãy đến’): Đức Thế Tôn trong khi làm cho Aṅgulimāla xuất gia cũng không có phận sự trong việc tìm kiếm như sau: “Tôi sẽ có được một con dao nhỏ ở đâu? Tôi sẽ có được y phục và bình bát khất thực ở đâu? Hơn nữa ngài quan sát nghiệp lực (của vị ấy) biết được rằng: Aṅgulimāla ấy đã từng cúng dường tám món vật dụng phụ tùng cần thiết đến vị có giới đức trong quá khứ đã đưa cánh tay phải ra nói rằng – “Này Tỳ khưu, hãy đến. Pháp đã khéo được thuyết giảng, hãy thực hành Phạm hạnh một cách đúng đắn để chấm dứt khổ đau.” Vị ấy đã nhận được đầy đủ y phục và bình bát bởi thần thông chỉ nhờ hoàn toàn vào kim ngôn ấy. Ngay tức khắc thì hình tướng người cư sĩ của ngài biến mất, hình tướng Sa-môn liền xuất hiện.

ticīvarañca patto ca, vāsi sūci ca bandhanaṃ.

parissāvanena aṭṭhete, yuttayogassa bhikkhuno”ti. —

evaṃ vuttā aṭṭha parikkhārā sarīrapaṭibaddhāva hutvā nibbattiṃsu. eseva tassa ahu bhikkhubhāvoti esa ehibhikkhubhāvo tassa upasampannabhikkhubhāvo ahosi, na hi ehibhikkhūnaṃ visuṃ upasampadā nāma atthi.

Tám món vật dụng cần thiết được nói như vầy: “Ba y và bình bát, dao cạo, kim, dây buộc lưng, đồ lọc nước là tám món – của Tỳ khưu gắn bó với sự tinh tấn.

Những món vật dụng cần thiết dành cho bản thân đã xuất hiện. eseva tassa ahu bhikkhubhāvo (chính điều này đã tạo nên phẩm vị Tỳ khưu cho vị ấy): Việc được gọi “ehibhikkhu” (này Tỳ khưu, hãy đến) đã là sự thọ cụ túc giới thành Tỳ khưu của vị ấy, bởi vì các vị được gọi “ehibhikkhu” không cần phải thọ cụ túc giới riêng biệt nữa..

350. pacchāsamaṇenāti bhaṇḍaggāhakena pacchāsamaṇena, teneva attano pattacīvaraṃ gāhāpetvā taṃ pacchāsamaṇaṃ katvā gatoti attho. mātāpissa aṭṭhausabhamattena ṭhānena antaritā, — “tāta, ahiṃsaka kattha ṭhitosi, kattha nisinnosi, kuhiṃ gatosi? mayā saddhiṃ na kathesi tātā”ti vadantī āhiṇḍitvā apassamānā ettova gatā.

350. Pacchāsamaṇenā (Sa-môn hầu cận): Với vị Sa-môn theo sau: tức là vị Sa-môn hầu cận mang theo các vật dụng. Nghĩa là đức Thế Tôn cho Aṅgulimāla mang bình bát và y của Ngài, khiến vị ấy trở thành vị Sa-môn theo hầu rồi mới đi. Còn phía mẹ của ngài Aṅgulimāla ấy không biết được do ở cách nhau khoảng 8 usabha1 đi loanh hoanh khóc than – “này con thân yêu Ahiṃsaka con đang đứng ở đâu? này con thân yêu Ahiṃsaka con đang ngồi ở đâu? Con yêu đi đâu, tại sao con không nói với mẹ vậy con” trong khi không nhìn thấy đã đi đến ngay chính chỗ này.

pañcamattehi P.3.335 assasatehīti sace corassa parājayo bhavissati, anubandhitvā naṃ gaṇhissāmi. sace mayhaṃ parājayo bhavissati, vegena palāyissāmīti sallahukena balena nikkhami V.3.239. yena ārāmoti kasmā ārāmaṃ agamāsi? so kira corassa bhāyati, cittena gantukāmo na gacchati, garahābhayena nikkhami. tenassa etadahosi — “sammāsambuddhaṃ vanditvā nisīdissāmi, so pucchissati ‘kasmā balaṃ gahetvā nikkhantosī’ti. athāhaṃ ārocessāmi, bhagavā hi maṃ na kevalaṃ samparāyikeneva atthena saṅgaṇhāti, diṭṭhadhammikenapi saṅgaṇhātiyeva. so sace mayhaṃ jayo bhavissati, adhivāsessati. sace parājayo bhavissati ‘kiṃ te, mahārāja, ekaṃ coraṃ ārabbha gamanenā’ti vakkhati. tato M.3.232 maṃ jano evaṃ sañjānissati — ‘rājā coraṃ gahetuṃ nikkhanto, sammāsambuddhena pana nivattito’ti” garahamokkhaṃ sampassamāno agamāsi.

pañcamattehi assasatehi (với một đàn ngựa khoảng 500 con): [Đức vua nghĩ rằng] nếu tên cướp thua, ta sẽ đuổi theo bắt; nếu ta thua, ta sẽ dùng ngựa bỏ chạy nhanh, nên mới mang theo lực lượng nhẹ nhàng như vậy. yena ārāmo (đi đến tịnh xá): Vì sao đi đến tịnh xá? Được biết rằng đức vua sợ tên cướp, trong lòng không muốn đi [bắt tên cướp], nhưng phải ra đi vì sợ bị chỉ trích. Vì thế ngài suy nghĩ rằng: “Ta sẽ đảnh lễ đức Phật rồi ngồi xuống, Ngài sẽ hỏi ‘Vì sao đại vương lại đem quân ra đi?’ Khi đó ta sẽ trình bày, vì đức Thế Tôn không chỉ giúp đỡ ta về lợi ích đời sau, mà còn giúp đỡ cả những việc trong đời này nữa. Nếu ta thắng, Ngài sẽ chấp thuận. Nếu ta thua, Ngài sẽ nói ‘Tâu đại vương, có ích gì khi đi bắt một tên cướp?’ Từ đó mọi người sẽ hiểu về ta như vầy: ‘Đức vua đã ra đi để bắt tên cướp, nhưng đã được đức Phật khuyên quay về.'” Thấy được cách thoát khỏi sự chỉ trích như vậy nên đức vua đã đi [đến tịnh xá].

kuto panassāti kasmā āha? api nāma bhagavā tassa upanissayaṃ oloketvā taṃ ānetvā pabbājeyyāti bhagavato parigaṇhanatthaṃ āha. raññoti na kevalaṃ raññoyeva bhayaṃ ahosi, avasesopi mahājano bhīto phalakāvudhāni chaḍḍetvā sammukhasammukhaṭṭhāneva palāyitvā nagaraṃ pavisitvā dvāraṃ pidhāya aṭṭālake āruyha olokento aṭṭhāsi. evañca avoca — “aṅgulimālo ‘rājā mayhaṃ santikaṃ āgacchatī’ti ñatvā paṭhamataraṃ āgantvā jetavane nisinno, rājā tena gahito, mayaṃ pana palāyitvā muttā”ti. natthi te ito bhayanti ayañhi idāni kunthakipillikaṃ jīvitā na voropeti, natthi te imassa santikā bhayanti attho.

Đức vua đã nói tên cướp Aṅgulimāla ấy (là kẻ ác giới, có ác pháp, sẽ có sự thành tựu như vậy) từ đâu, vì sao? Nói để hiểu đức Thế Tôn rằng: đúng vậy đức Thế Tôn đã quan sát về nhân duyên của tên cướp Aṅgulimāla ấy rồi, nên mới đưa vị ấy về cho xuất gia. Rañño (vua Pasenadi Kosala): không phải chỉ có một mình đức vua sợ hãi, ngay cả đại chúng còn lại cũng lo sợ vứt bỏ khiên và vũ khí, trốn thoát ở ngay tại chỗ trước mặt đi vào thành đóng cửa lại, bước lên trên vọng gác đứng quan sát và nói – “Aṅgulimāla biết rằng ‘đức vua đến trú xứ của ta’ đã đến ngồi ở tịnh xá Jetavana trước, (nên) đức vua đã bị tên cướp Aṅgulimāla bắt, còn chúng tôi đã trốn thoát,” Natthi te ito bhayaṃ (Chớ có sợ hãi, thưa đại vương): Bởi vì giờ đây vị ấy không còn sát hại dù chỉ là một con kiến nhỏ bé, nghĩa là “ngài không còn phải sợ hãi gì từ người này nữa.”

Kathaṃ gottoti? kasmā pucchati? pabbajitaṃ dāruṇakammena P.3.336 uppannanāmaṃ gahetvā voharituṃ na yuttaṃ, mātāpitūnaṃ gottavasena naṃ samudācarissāmīti maññamāno pucchi. parikkhārānanti etesaṃ atthāya ahaṃ ussukkaṃ karissāmīti attho. kathentoyeva ca udare baddhasāṭakaṃ muñcitvā therassa pādamūle ṭhapesi.

Đức vua hỏi rằng ngài có dòng tộc như thế nào? Tại sao lại hỏi vậy? Bởi vì ngài nghĩ rằng: việc giữ lấy tên gọi đã phát sanh do nghiệp ác thô bạo để gọi một vị xuất gia thì không phù hợp, tá sẽ gọi ngài theo họ tộc của cha và mẹ nên đã hỏi. Parikkhārānaṃ (vật dụng tùy thân): ta sẽ cố gắng nỗ lực để mang lại lợi ích những vật dụng cần thiết ấy. Và ngài đang nói chính điều ấy đã cởi bỏ tấm áo choàng quấn quanh bụng đặt xuống ở gần bàn chân của trưởng lão.

351. āraññikotiādīni cattāri dhutaṅgāni pāḷiyaṃ āgatāni. therena pana terasapi samādinnāneva ahesuṃ, tasmā alanti āha. yañhi mayaṃ, bhanteti kiṃ sandhāya vadati? “hatthimpi dhāvantaṃ anubandhitvā gaṇhāmī”ti āgataṭṭhāne raññā pesitahatthādayo so evaṃ aggahesi. rājāpi — “hatthīhiyeva naṃ parikkhipitvā gaṇhatha, asseheva, rathehevā”ti evaṃ V.3.240 anekavāraṃ bahū hatthādayo pesesi. evaṃ gatesu pana tesu — “ahaṃ are aṅgulimālo”ti tasmiṃ uṭṭhāya saddaṃ karonte ekopi āvudhaṃ parivattetuṃ nāsakkhi, sabbeva koṭṭetvā māresi. hatthī araññahatthī, assā araññāssā, rathāpi tattheva bhijjantīti idaṃ sandhāya rājā evaṃ vadati.

351. Bốn pháp hạnh đầu đà chẳng hạn như là vị ngụ ở rừng v.v, được đề cập trong Kinh điển. Nhưng trưởng lão đã thọ trì đầy đủ cả mười ba hạnh đầu đà, do đó ngài nói ‘đủ rồi!’. Ngài muốn đề cập đến điều gì mới nói rằng “yañhi mayaṃ, bhante (kính thưa ngài, trẫm không thể nhiếp phục…)?” Đức vua muốn nói đến điều gì? Ở nơi đã đến đó, Aṅgulimāla đã bắt được những con voi và các thứ khác mà đức vua đã phái đến, [như trong câu] “Ta sẽ đuổi theo và bắt được cả voi đang chạy”. Đức vua đã nhiều lần phái đi số lượng lớn voi và các thứ khác với mệnh lệnh: “Hãy bao vây hắn bằng voi rồi bắt, bằng ngựa rồi bắt, bằng xe rồi bắt”. Nhưng khi những người được phái đi đến nơi, hễ Aṅgulimāla đứng dậy gầm lên “Ta là Aṅgulimāla!” thì không một ai có thể cầm nổi vũ khí, tất cả đều bị đánh gục và giết chết. [Khi đó] voi hoang chạy vào rừng, ngựa chạy vào rừng, xe cộ cũng bị phá hủy ngay tại chỗ – đức vua muốn nói đến chuyện này.

piṇḍāya pāvisīti na idaṃ paṭhamaṃ pāvisi. itthidassanadivasaṃ sandhāya panetaṃ vuttaṃ. devasikampi panesa pavisateva, manussā ca naṃ disvā uttasantipi palāyantipi dvārampi thakenti, ekacce aṅgulimāloti sutvāva palāyitvā araññaṃ vā pavisanti, gharaṃ vā pavisitvā dvāraṃ thakenti. palāyituṃ M.3.233 asakkontā piṭṭhiṃ datvā tiṭṭhanti P.3.337. thero uḷuṅgayāgumpi kaṭacchubhikkhampi na labhati, piṇḍapātena kilamati. bahi alabhanto nagaraṃ sabbasādhāraṇanti nagaraṃ pavisati. yena dvārena pavisati, tattha aṅgulimālo āgatoti kūṭasahassānaṃ bhijjanakāraṇaṃ hoti. etadahosīti kāruññappattiyā ahosi. ekena ūnamanussasahassaṃ ghātentassa ekadivasampi kāruññaṃ nāhosi, gabbhamūḷhāya itthiyā dassanamatteneva kathaṃ uppannanti? pabbajjābalena, pabbajjābalañhi etaṃ.

piṇḍāya pāvisi (đi vào … để khất thực):Đây không phải là lần đầu tiên ngài đi vào [thành]. Câu này được nói về ngày ngài nhìn thấy người phụ nữ [mang thai]. Ngài Aṅgulimāla vẫn đi khất thực hàng ngày như vậy. Nhưng khi người ta nhìn thấy ngài, có người hoảng sợ, có người bỏ chạy, có người đóng cửa lại. Thậm chí có người chỉ vừa nghe tên “Aṅgulimāla” đã bỏ chạy vào rừng hoặc chạy vào nhà đóng chặt cửa. Những ai không thể chạy trốn thì đứng quay lưng lại [không dám nhìn].Trưởng lão không nhận được dù chỉ một muỗng cháo hay một vá cơm, gặp nhiều khó khăn trong việc khất thực. Khi không nhận được gì ở bên ngoài, ngài đi vào trong thành [nghĩ rằng] thành phố là nơi dành cho tất cả mọi người. Nhưng hễ ngài vào cổng nào, tiếng la “Aṅgulimāla đến rồi!” lại vang lên ầm ĩ khắp nơi. etadahosi (đã có suy nghĩ rằng): đã có do sự sanh khởi của tâm từ ái. Khi ngài Aṅgulimāla đã giết hết một nghìn người thiếu một (chín trăm chín mươi chín) cũng không có lòng thương xót dù chỉ một người, vào một ngày nọ chỉ nhìn thấy một người phụ nữ đang mang thai, lòng bi mẫn đã khởi lên như thế nào? Đã sanh lên bởi năng lực của việc xuất gia. Thật vậy, lòng bi mẫn ấy là năng lực của việc xuất gia.

tena hīti yasmā te kāruññaṃ uppannaṃ, tasmāti attho. ariyāya jātiyāti, aṅgulimāla, etaṃ tvaṃ mā gaṇhi, nesā tava jāti. gihikālo esa, gihī nāma pāṇampi hananti, adinnādānādīnipi karonti. idāni pana te ariyā nāma jāti. tasmā tvaṃ “yato ahaṃ, bhagini, jāto”ti sace evaṃ vattuṃ kukkuccāyasi, tena hi “ariyāya jātiyā”ti evaṃ visesetvā vadāhīti uyyojesi.

tena hi (nếu như vậy): bởi lý do mà ngài đã khởi lên lòng bi mẫn ấy. ariyāya jātiyā (đã sanh vào dòng dõi của bậc Thánh): này Aṅgulimāla ông đừng chấp vào nhân ấy, đó không phải là dòng dõi của ông, đó là khoảng thời gian ông làm cư sĩ, thông thường người cứ sĩ sát hại chúng sanh, làm việc trộm cắp v.v, nhưng bây giờ dòng dõi của ông là dòng dõi của bậc thánh. Vì thế ông nếu như cảm thấy hối tiếc sẽ nói như vầy: “Này chị gái, kể từ khi tôi được sanh ra…” Cho nên đã gửi đi bằng kim khẩu rằng “ông hãy nói cho khác đi như vầy ‘đã sanh ra trong dòng dõi của bậc Thánh’”

taṃ itthiṃ etadavocāti itthīnaṃ gabbhavuṭṭhānaṭṭhānaṃ nāma na sakkā purisena upasaṅkamituṃ. thero kiṃ karosīti? aṅgulimālatthero saccakiriyaṃ katvā sotthikaraṇatthāya āgatoti ārocāpesi. tato te sāṇiyā parikkhipitvā therassa bahisāṇiyaṃ pīṭhakaṃ paññāpesuṃ. thero tattha nisīditvā — “yato ahaṃ bhagini sabbaññubuddhassa ariyāya jātiyā jāto”ti saccakiriyaṃ akāsi, saha saccavacaneneva dhamakaraṇato muttaudakaṃ viya dārako nikkhami. mātāputtānaṃ sotthi ahosi. imañca pana parittaṃ na kiñci parissayaṃ na maddati, mahāparittaṃ nāmetanti V.3.241 vuttaṃ. therena P.3.338 nisīditvā saccakiriyakataṭṭhāne pīṭhakaṃ akaṃsu. gabbhamūḷhaṃ tiracchānagatitthimpi ānetvā tattha nisajjāpenti, tāvadeva sukhena gabbhavuṭṭhānaṃ hoti. yā dubbalā hoti na sakkā ānetuṃ, tassā pīṭhakadhovanaudakaṃ netvā sīse siñcanti, taṅkhaṇaṃyeva gabbhavuṭṭhānaṃ hoti, aññampi rogaṃ vūpasameti. yāva kappā tiṭṭhanakapāṭihāriyaṃ kiretaṃ.

taṃ itthiṃ etadavocā2 (ông hãy nói với người phụ nữ ấy như sau): thông thường việc hạ sanh một đứa bé của tất cả người nữ, đàn ông không nên đi vào, trưởng lão đã làm như thế nào? trưởng lão Aṅgulimāla đến thể hiện hành động chân thật nhằm mục đích để (người nữ) hạ sanh (đứa bé) được an toàn. Từ đó những người ấy mới che bức màn, trải chỗ ngồi đặt ở bên ngoài bức màn dành cho trưởng lão. Trưởng lão đã ngồi ở trên chỗ ngồi ấy thể hiện hành động chân thật rằng: “Này chị gái kể từ khi tôi sanh vào dòng dõi của bậc Thánh của đức Phật bậc Chánh đẳng Chánh giác.” Đứa bé đã lọt lòng mẹ tựa như nước chảy ra từ tấm vải lọc nước cùng với lời nói hoàn toàn chân thật, cả mẹ và con đều được bình an. Cũng thế Paritta (sự bảo vệ) này ngài nói rằng đây gọi là Mahāparitta không có bất cứ nguy hại nào có thể xâm hại. Mọi người đã làm một chiếc ghế dài đặt ở nơi trưởng lão đã ngồi thể hiện hành động chân thật. Mọi người đã mang đến, ngay cả loài thú cái có thai cũng lạc lối đến nằm ngủ ở ghế dài đó. Ngay tức khắc việc sinh con trở nên dễ dàng. Con nào yếu ớt đến không được, mang nước rửa đặt ở đó rải lên đầu cũng sẽ sanh được (dễ dàng) ngay trong lúc đó. Thậm chí bệnh tật khác cũng được bình phục. Được biết rằng Mahāparitta này có điều kỳ diệu (pāṭihāriya) được tồn tại suốt kiếp.

kiṃ pana bhagavā theraṃ vejjakammaṃ kārāpesīti? na kārāpesi. therañhi disvā manussā bhītā palāyanti. thero bhikkhāhārena kilamati, samaṇadhammaṃ kātuṃ na sakkoti. tassa anuggahena saccakiriyaṃ kāresi. evaṃ kirassa ahosi — “idāni kira aṅgulimālatthero mettacittaṃ M.3.234 paṭilabhitvā saccakiriyāya manussānaṃ sotthibhāvaṃ karotīti manussā theraṃ upasaṅkamitabbaṃ maññissanti, tato bhikkhāhārena akilamanto samaṇadhammaṃ kātuṃ sakkhissatī”ti anuggahena saccakiriyaṃ kāresi. na hi saccakiriyā vejjakammaṃ hoti. therassāpi ca “samaṇadhammaṃ karissāmī”ti mūlakammaṭṭhānaṃ gahetvā rattiṭṭhānadivāṭṭhāne nisinnassa cittaṃ kammaṭṭhānābhimukhaṃ na gacchati, aṭaviyaṃ ṭhatvā manussānaṃ ghātitaṭṭhānameva pākaṭaṃ hoti. “duggatomhi, khuddakaputtomhi, jīvitaṃ me dehi sāmīti maraṇabhītānaṃ vacanākāro ca hatthapādavikāro ca āpāthaṃ āgacchati, so vippaṭisārī hutvā tatova uṭṭhāya gacchati, athassa bhagavā taṃ jātiṃ abbohārikaṃ katvāvāyaṃ vipassanaṃ vaḍḍhetvā arahattaṃ gaṇhissatīti ariyāya jātiyā saccakiriyaṃ kāresi. eko vūpakaṭṭhotiādi vatthasutte (ma. ni. 1.80) vitthāritaṃ.

Phải chăng đức Thế Tôn cho phép trưởng lão hành nghề thầy thuốc? – Không, Ngài không cho phép. Bởi vì người ta vừa thấy trưởng lão là đã sợ hãi bỏ chạy. Trưởng lão gặp khó khăn trong việc khất thực, không thể hành Sa-môn pháp. [Đức Phật] cho thực hiện lời chân thật để giúp đỡ trưởng lão. Được biết đức Thế Tôn có ý nghĩ như vầy: ‘Bây giờ khi mọi người biết rằng trưởng lão Aṅgulimāla đã phát khởi tâm từ và dùng lời chân thật để đem lại sự an lành cho họ, họ sẽ nghĩ nên đến gần trưởng lão. Nhờ đó ngài không còn khó khăn trong việc khất thực và có thể hành Sa-môn pháp.’ Do vậy Ngài cho thực hiện lời chân thật để giúp đỡ. Đây không phải là hành nghề thầy thuốc. Hơn nữa, khi trưởng lão lấy đề mục thiền căn bản với ý định ‘ta sẽ hành Sa-môn pháp’ rồi ngồi ở chỗ nghỉ ngày đêm, tâm ngài không thể hướng vào đề mục thiền, mà chỉ hiện lên những cảnh giết người trong rừng trước đây. [Trong tâm hiện lên] giọng nói và cử chỉ tay chân của những người sợ chết van xin: ‘Tôi nghèo khổ lắm, tôi còn con nhỏ, xin ngài tha mạng!’. [Thấy vậy] ngài đầy hối hận, phải đứng dậy bỏ đi. Do đó đức Thế Tôn đã cho ngài thực hiện lời chân thật về việc được sanh vào dòng Thánh, [với ý nghĩ rằng] ‘khi những việc quá khứ kia trở thành vô hiệu[1], vị này sẽ phát triển tuệ quán và chứng đắc A-la-hán’ Eko vūpakaṭṭho (rời khỏi hội chúng, sống độc cư): đã được nói chi tiết trong bài Kinh Vattha (ma. ni. 1.80).

352. aññenapi leḍḍu khittoti kākasunakhasūkarādīnaṃ paṭikkamāpanatthāya samantā sarakkhepamatte ṭhāne yena kenaci P.3.339 disābhāgena khitto āgantvā therasseva kāye patati. kittake ṭhāne evaṃ hoti? gaṇṭhikaṃ paṭimuñcitvā piṇḍāya caritvā paṭinivattetvā yāva gaṇṭhikapaṭimukkaṭṭhānaṃ āgacchati, tāva hoti. bhinnena sīsenāti mahācammaṃ chinditvā yāva aṭṭhimariyādā bhinnena.

352. aññenapi leḍḍu khitto (một cục đất do một người ném từ hướng khác): cục đất v.v, mà người ta ném ở hướng nào đi chăng nữa ở nơi đây chỉ bao vây chung quanh để ngăn chặn quạ, chó, và lợn v.v, cho chúng quay lại, thì cũng đều rớt xuống cơ thể của chính trưởng lão. như vậy ở chỗ này có chừng bao nhiêu? cái bẫy được đặt sẵn cho đến khi nào ngài đi khất thực trở về, cho đến khi ấy (trưởng lão) cũng mắc vào cái bẫy đó. bhinnena sīsenā (có đầu bị vỡ): gây tổn thương đến lớp biểu bì tét ra cho đến tận xương.

brāhmaṇāti khīṇāsavabhāvaṃ sandhāya āha. yassa kho tvaṃ, brāhmaṇa, kammassa vipākenāti idaṃ sabhāgadiṭṭhadhammavedanīyakammaṃ sandhāya vuttaṃ. kammañhi kariyamānameva tayo koṭṭhāse pūreti. sattasu V.3.242 cittesu kusalā vā akusalā vā paṭhamajavanacetanā diṭṭhadhammavedanīyakammaṃ nāma hoti. taṃ imasmiṃyeva attabhāve vipākaṃ deti. tathā asakkontaṃ ahosikammaṃ, nāhosi kammavipāko, na bhavissati kammavipāko, natthi kammavipākoti imassa tikassa vasena ahosikammaṃ nāma hoti. atthasādhikā sattamajavanacetanā upapajjavedanīyakammaṃ nāma. taṃ anantare attabhāve vipākaṃ deti. tathā asakkontaṃ vuttanayeneva taṃ ahosikammaṃ nāma hoti. ubhinnamantare pañcajavanacetanā aparāpariyavedanīyakammaṃ nāma hoti. taṃ anāgate yadā okāsaṃ labhati, tadā M.3.235 vipākaṃ deti. sati saṃsārappavattiyā ahosikammaṃ nāma na hoti. therassa pana upapajjavedanīyañca aparāpariyavedanīyañcāti imāni dve kammāni kammakkhayakarena arahattamaggena samugghāṭitāni, diṭṭhadhammavedanīyaṃ atthi P.3.340. taṃ arahattappattassāpi vipākaṃ detiyeva. taṃ sandhāya bhagavā “yassa kho tvan”tiādimāha. tasmā yassa khoti ettha yādisassa kho tvaṃ, brāhmaṇa, kammassa vipākenāti evaṃ attho veditabbo.

Brāhmaṇa (Bà-la-môn): ngài nói liên hệ đến bản thể bậc lậu tận. Yassa kho tvaṃ, brāhmaṇa, kammassa vipākena (ông đang lãnh chịu quả báo của nghiệp ngay trong hiện tại…) này ngài muốn đề cập đến hiện báo nghiệp3 là đồng đẳng. Thật vậy, nghiệp mà chính ngài đã tạo được làm đầy cả ba phần. Trong số bảy tâm đổng lực, tâm đổng lực lực thứ nhất là thiện hoặc bất thiện được gọi là hiện báo nghiệp. Nghiệp đó cho quả ở trong chính sắc thân này, khi không thể cho quả như thế được gọi là vô hiệu nghiệp4, không có quả của nghiệp (quá khứ), sẽ không có quả của nghiệp (tương lai), không có quả của nghiệp (hiện tại) được gọi là vô hiệu nghiệp do tác động của ba nhóm này. Tâm sở tư trong đổng lực tâm thứ 7 làm cho thành tựu phận sự gọi là sanh báo nghiệp5. Nghiệp đó cho quả ở sắc thân ơ kiếp kế tiếp. Khi không thể cho quả đó thì nghiệp đó cũng được gọi là vô hiệu nghiệp theo cách thức như đã được trình bày trước. Tâm sở tư trong đổng lực tâm thứ 5 ở giữa 2 nghiệp (hiện báo nghiệp và sanh báo nghiệp) được gọi là hậu báo nghiệp6. Nghiệp đó có được cơ hội lúc nào thì sẽ trổ quả lúc đó ở trong thời vị lai. Khi vẫn còn luân chuyển trong vòng sanh tử luân hồi, thì không được gọi là vô hiệu nghiệp. Cả hai loại nghiệp báo này của trưởng lão là sanh báo nghiệp và hậu báo nghiệp đã được nhổ tận gốc rễ bằng Thánh Đạo A-ra-hán đã làm cạn kiệt nghiệp lực, vẫn còn hiện báo nghiệp, nghiệp ấy mặc dù ngài đã chứng đắc A-ra-hán cũng vẫn phải lãnh chịu quả báo ấy. Đức Thế Tôn muốn đề cập đến nghiệp này nên đã nói rằng: “Ông đang lãnh chịu quả báo của nghiệp ngay trong hiện tại…” Bởi thế, ‘yassa kho’ này nên biết ý nghĩa như vầy: Này Bà-la-môn! Ông đang lãnh chịu quả báo của nghiệp ngay trong hiện tại mà đáng lẽ ông phải chịu nấu sôi ở địa ngục nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm.

abbhā muttoti desanāsīsamattametaṃ, abbhā mahikā dhūmo rajo rāhūti imehi pana upakkilesehi mutto candimā idha adhippeto. yathā hi evaṃ nirupakkileso candimā lokaṃ pabhāseti, evaṃ pamādakilesavimutto appamatto bhikkhu imaṃ attano khandhāyatanadhātulokaṃ pabhāseti, vihatakilesandhakāraṃ karoti.

abbhā mutto (thoát khỏi đám mây): đây là đầu đề của Pháp thoại, ở đây ngài có ý muốn nói đến mặt trăng được thoát khỏi đám mây từ những thứ trở ngại như sương mù, khói, bụi, thần mặt trời, vị Tỳ khưu là bậc thoát khỏi phiền não, tức là sự xao lãng trở thành người không xao lãng, vẫn còn thế gian (loka) là uẩn, xứ và giới của chính mình được trong sáng, tức là làm cho sự tối tăm là phiền não mà bản thân đã nhổ bỏ tương tự như mặt trăng không bị trở ngại như đã nói, làm cho thế gian được chói sáng.

kusalena pidhīyatīti maggakusalena pidhīyati appaṭisandhikaṃ karīyati. yuñjati buddhasāsaneti buddhasāsane kāyena vācāya manasā ca yuttappayutto viharati. imā tisso therassa udānagāthā nāma.

kusalena pidhīyati (được đóng lại bởi việc thiện): được đóng lại bởi việc thiện là Thánh Đạo, được thực hành để không tái sanh nữa. yuñjati buddhasāsane (gắn bó vào lời dạy của đức Phật): đã gắn bó, đã phối hợp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý vào lời dạy của đức Phật. Cả 3 kệ ngôn này gọi Udāna-gāthā (Kệ Cảm Hứng) của trưởng lão.

disā hi meti idaṃ kira thero attano parittāṇākāraṃ karonto āha. tattha disā hi meti mama sapattā. ye maṃ evaṃ upavadanti — “yathā mayaṃ aṅgulimālena māritānaṃ ñātakānaṃ vasena dukkhaṃ vediyāma, evaṃ aṅgulimālopi vediyatū”ti, te mayhaṃ disā catusaccadhammakathaṃ suṇantūti attho. yuñjantūti kāyavācāmanehi yuttappayuttā viharantu. ye dhammamevādapayanti V.3.243 santoti ye santo sappurisā dhammaṃyeva ādapenti samādapenti gaṇhāpenti, te manujā mayhaṃ sapattā bhajantu sevantu payirupāsantūti attho.

Được biết rằng trưởng lão khi thực hành hiện tượng bảo vệ chính mình mới nói rằng: disā hi me (những kẻ thù của tôi) này. Trong lời này ‘những kẻ thù của tôi’ tức là nhóm người là kẻ thù của ta sẽ khiển trách ta như vầy – “ngay cả Aṅgulimāla cũng lãnh chịu khổ đau cũng giống như chúng ta lãnh chịu khổ đau do tác động của thân quyến bị Aṅgulimāla sát hại như thế”, có nghĩa là những người ấy hãy lắng nghe Pháp thoại là Bốn Chân Lý của ta ở mọi hướng. Yuñjantu (hãy gắn bó): hãy sống gắn bó, phối hợp bằng thân, bằng lời nói và bằng khẩu. Ye dhammamevādapayanti santo (bậc chân nhân là người khuyến khích cho người khác hành theo Chánh Pháp): Bậc chân nhân nào nắm lấy Pháp ấy, là thọ trì, là níu lấy, cầu mong cho những kẻ thù của tôi hãy gặp, hãy kết giao, hãy thân cận với những người tốt.

avirodhappasaṃsīnanti P.3.341 avirodho vuccati mettā, mettāpasaṃsakānanti attho. suṇantu dhammaṃ kālenāti khaṇe khaṇe khantimettāpaṭisaṅkhāsāraṇīyadhammaṃ suṇantu. tañca anuvidhīyantūti tañca dhammaṃ anukarontu pūrentu.

Avirodhappasaṃsīnaṃ (ca ngợi về sự không sự không giận dữ): có tâm từ ái ngài gọi là sự không giận dữ, tức là lòng bi mẫn và sự tán thán. suṇantu dhammaṃ kālena (hãy lắng nghe Pháp vào lúc thích hợp): xin hãy lắng nghe Pháp kham nhẫn, Pháp tâm từ, Pháp suy tư và Pháp hòa kính ở mỗi sát-na. tañca anuvidhīyantū (mong rằng hãy thực hành đúng theo Pháp đó): hãy thực hành theo, tức là hãy thực hành Pháp ấy cho trọn vẹn.

na hi jātu so mamaṃ hiṃseti yo mayhaṃ diso, so maṃ ekaṃseneva na hiṃseyya. aññaṃ vā pana kiñci nanti na kevalaṃ maṃ, aññampi pana M.3.236 kañci puggalaṃ mā hiṃsantu mā viheṭhentu. pappuyya paramaṃ santinti paramaṃ santibhūtaṃ nibbānaṃ pāpuṇitvā. rakkheyya tasathāvareti tasā vuccanti sataṇhā, thāvarā nittaṇhā. idaṃ vuttaṃ hoti — yo nibbānaṃ pāpuṇāti, so sabbaṃ tasathāvaraṃ rakkhituṃ samattho hoti. tasmā mayhampi disā nibbānaṃ pāpuṇantu, evaṃ maṃ ekaṃseneva na hiṃsissantīti. imā tisso gāthā attano parittaṃ kātuṃ āha.

na hi jātu so mamaṃ hiṃse (những kẻ thù ấy sẽ không hãm hại tôi): những người nào có ý muốn gây hại cho tôi, mong người ấy đừng gây hại tôi dầu chỉ một phần. aññaṃ vā pana kiñci naṃ (hoặc những người khác): hãy đừng làm hại, hãy đừng đem lại sự khó khăn không chỉ một mình tôi mà những người khác cũng đừng làm hại, đừng đem lại sự khó khăn. pappuyya paramaṃ santiṃ (có thể đạt đến sự an tịnh tuyệt đối): chứng đắc Nibbāna có bản thể an tịnh tuyệt đối. rakkheyya tasathāvare (có thể bảo vệ các chúng sanh cử động hoặc không cử động): người vẫn còn tham ái, ngài gọi là chúng sanh cử động, người không có tham ái ngài gọi là không cử động. Điều này đã được nói như sau – hạng người nào đạt đến Nibbāna, hạng người ấy là hạng người có thể bảo vệ sự cử động và sự không cử động tất cả. Vì thế hạng người giống với ta sẽ đạt được Nibbāna, mọi người sẽ không hãm hại dầu chỉ một mình tôi. Ngài nói cả ba kệ ngôn này nhằm mục đích bảo vệ mình.

idāni attanova paṭipattiṃ dīpento udakañhi nayanti P.3.342 nettikāti āha. tattha nettikāti ye mātikaṃ sodhetvā bandhitabbaṭṭhāne bandhitvā udakaṃ nayanti. usukārāti usukārakā. namayantīti telakañjikena makkhetvā kukkuḷe tāpetvā unnatunnataṭṭhāne namentā ujuṃ karonti. tejananti kaṇḍaṃ. tañhi issāso tejaṃ karoti, parañca tajjeti, tasmā tejananti vuccati. attānaṃ damayantīti yathā nettikā ujumaggena udakaṃ nayanti, usukārā tejanaṃ, tacchakā ca dāruṃ ujuṃ karonti, evamevaṃ paṇḍitā attānaṃ damenti ujukaṃ karonti nibbisevanaṃ karonti.

Bây giờ để trình bày sự thực hành của chính mình mới nói lời bắt đầu như sau: “udakañhi nayanti nettikā (những người đào kênh dẫn nước)” Ở đó, nettikā (người dẫn nước): trong kệ ngôn đó nghĩa là những người nào đào vét kênh làm cho sạch sẽ rồi buộc lại (đập ngăn nước) ở nơi nên buộc để dòng nước chảy vào. Usukārā namayanti (những người làm tên uốn thẳng cây tên): (người thợ làm tên) uốn (mũi tên) bằng nước cơm được nướng trên bếp than uốn nắn chỗ công làm cho (mũi tên) thẳng. Tejanaṃ (mũi tên): cây tên. Người thợ làm tên uốn nắn mũi tên ấy và cho người khác uốn nắn, vì thế được gọi là cây tên. attānaṃ damayanti (huấn luyện bản thân): bậc trí điều phục bản thân, là làm cho ngay thẳng, là làm cho hết ương ngạnh giống như người đào kênh dẫn nước vào trực tiếp, người thợ làm tên cho (mũi tên) được thẳng, và người thợ mộc tạo ra một khúc gỗ thẳng.

tādināti iṭṭhāniṭṭhādīsu nibbikārena — “pañcahākārehi bhagavā tādī, iṭṭhāniṭṭhe tādī, vantāvīti tādī, cattāvīti tādī, tiṇṇāvīti tādī, tanniddesāti tādī”ti (mahāni. 38; 192) evaṃ tādilakkhaṇappattena satthārā. bhavanettīti bhavarajju, taṇhāyetaṃ nāmaṃ. tāya hi goṇā viya gīvāya rajjuyā, sattā hadaye baddhā taṃ taṃ bhavaṃ nīyanti, tasmā bhavanettīti vuccati. phuṭṭho P.3.343 kammavipākenāti maggacetanāya phuṭṭho. yasmā hi maggacetanāya V.3.244 kammaṃ paccati vipaccati ḍayhati, parikkhayaṃ gacchati, tasmā sā kammavipākoti vuttā. tāya hi phuṭṭhattā esa aṇaṇo nikkileso jāto, na dukkhavedanāya. aṇaṇo bhuñjāmīti cettha theyyaparibhogo iṇaparibhogo dāyajjaparibhogo sāmiparibhogoti cattāro paribhogā veditabbā. tattha dussīlassa paribhogo theyyaparibhogo nāma. so hi cattāro paccaye thenetvā bhuñjati. vuttampi cetaṃ “theyyāya vo, bhikkhave, raṭṭhapiṇḍo bhutto”ti (pārā. 195). sīlavato pana apaccavekkhaṇaparibhogo iṇaparibhogo nāma. sattannaṃ sekkhānaṃ paribhogo dāyajjaparibhogo nāma. khīṇāsavassa paribhogo sāmiparibhogo M.3.237 nāma. idha kilesaiṇānaṃ abhāvaṃ sandhāya “aṇaṇo”ti vuttaṃ. “aniṇo”tipi pāṭho. sāmiparibhogaṃ sandhāya “bhuñjāmi bhojanan”ti vuttaṃ.

Tādinā (bởi đấng tự tại) không có sự thay đổi trong đối tượng ước muốn và đối tượng không ước muốn v.v. – “đức Thế Tôn bậc tự tại với năm biểu hiệu: tự tại về đối tượng ước muốn và đối tượng không ước muốn, tự tại với ý nghĩa ‘đã từ bỏ,’ tự tại với ý nghĩa ‘đã vượt qua,’ tự tại với ý nghĩa ‘đã giải thoát,’ tự tại với việc diễn giải điều ấy” (mahāni. 38; 192) bậc Đạo Sư đạt đến trạng thái của sự tự tại như thế. Bhavanetti (tham ái sẽ đưa đến các hữu): sợi dây của các hữu, lời này là tên gọi của tham ái. Thật vậy, tất cả chúng sanh bị tham ái ấy trói chặt tâm đưa đến các hữu ấy, tựa như con bò bị buộc bởi sợi dây thừng như thế, cho nên ngài mới gọi ‘tham ái dẫn dắt chúng sanh đến các hữu’. phuṭṭho kammavipākenā (chịu tác động bởi quả thành tựu của nghiệp): chiu tác động bởi tâm sở Tư trong tâm Đạo. Do bởi nghiệp bị nấu, bị thiêu đốt, bị cháy sém bằng tâm sở Tư ở trong tâm Đạo, đi đến hoại diệt, vì thế ‘tư tâm sở ở trong tâm Đạo’ ngài gọi là ‘quả thành tựu của nghiệp’. Ngài Aṅgulimāla này chịu tác động bởi quả thành tựu của nghiệp. Aṇaṇo (người không bị mắc nợ): người không có phiền não, không vận hành đưa đến khổ thọ. Hơn nữa aṇaṇo bhuñjāmi (tôi thọ dụng thức ăn không phải nợ nần): nên biết rằng việc thọ dụng vật thực có bốn loại là – việc thọ dụng như người ăn trộm, – việc thọ dụng như người mắc nợ, – việc thọ dụng như người thừa tự, – việc thọ dụng như người chủ. Ở đó, việc thọ dụng của người ác giới gọi là việc thọ dụng như người ăn trộm. Bởi người ác giới ấy trộm cắp bốn món vật dụng để thọ dụng. Điều này như dã được nói “Này các Tỳ khưu, các ngươi đã thọ dụng vật thực của xứ sở theo lối trộm cướp” (pārā. 195). Hơn nữa người có giới không quán tưởng trong khi thọ dụng được gọi là thọ dụng như người mắc nợ. Việc thọ dụng của bảy bậc Thánh Hữu học được gọi là việc thọ dụng như người thừa tự. Viêc thọ dụng của bậc Lậu tận được gọi là việc thọ dụng như người chủ. ‘Không mắc nợ’ ở đây ngài muốn đề câp đến sự không măc nợ là phiền não. Pāḷī ‘aniṇo hay aṇaṇo (không mắc nợ)’ đều được. ‘tội thọ dụng thức ăn’ ngài nói liên quan đến việc thọ dụng như người chủ.

kāmaratisanthavanti duvidhesupi kāmesu taṇhāratisanthavaṃ mā anuyuñjatha mā karittha. nayidaṃ dummantitaṃ mamāti yaṃ mayā sammāsambuddhaṃ disvā pabbajissāmīti mantitaṃ, taṃ mama mantitaṃ na dummantitaṃ. saṃvibhattesu dhammesūti ahaṃ satthāti evaṃ loke uppannehi ye dhammā saṃvibhattā, tesu dhammesu yaṃ seṭṭhaṃ nibbānaṃ, tadeva ahaṃ upagamaṃ upagato sampatto, tasmā mayhaṃ idaṃ āgamanaṃ svāgataṃ nāma gatanti. tisso vijjāti pubbenivāsadibbacakkhuāsavakkhayapaññā. kataṃ P.3.344 buddhassa sāsananti yaṃ buddhassa sāsane kattabbakiccaṃ atthi, taṃ sabbaṃ mayā kataṃ. tīhi vijjāhi navahi ca lokuttaradhammehi desanaṃ matthakaṃ pāpesīti.

Kāmaratisanthavaṃ (sự thân thiết với niềm thích thú dục trần): các ông chớ có bám víu, chớ có thực hành sự thân thiết với sự hân hoan do tham ái trong các dục trần thậm chí cả hai. nayidaṃ dummantitaṃ mama (việc mà ta đến những lời dạy của đức Phật…không phải là suy nghĩ sái quấy): điều mà ta đã nhìn thấy đức Phật bậc Chánh đẳng Chánh giác rồi suy nghĩ rằng: ta sẽ xuất gia, ý nghĩ ấy không phải là ý nghĩ sái quấy. saṃvibhattesu dhammesu (trong số các Pháp đã khéo được phân hạng): Trong số các Pháp mà đức Thế Tôn ngài đã xuất hiện trên thế gian này như vầy rằng: ta là bậc Đạo Sư đã khéo phân hạng, Nibbāna là Pháp tối thượng nhất, ta đã chứng đắc đã thành tựu viên mãn, là chính Nibbāna đó, vì thế việc đi đến (gặp đức Phật) của ta này là việc đi đến tốt đẹp, không xa rời lợi ích. tisso vijjā (Tam Minh): Túc mạng minh, thiên nhãn minh và lậu tận minh. kataṃ buddhassa sāsanaṃ (lời dạy của đức Phật ta đã thực hành): Phận sự cần làm trong Tôn giáo của đức Phật nào tồn tại, tất cả những phận sự đó tôi đã làm. Đức Thế Tôn thuyết Pháp thoại đưa đến tận cùng bằng Tam Minh và chín Pháp Siêu thế.

Giải Thích Kinh Aṅgulimāla Kết Thúc

1 18 hattha (cánh tay) = 9 m; 8 usabha = 400 m

2 taṃ itthiṃ evaṃ vadehi: ông hãy nói với người nữ ấy như vầy

3 Aparāpariyavedanīyakamma: Hậu báo nghiệp có nghĩa là không có giới hạn thời gian cho quả. bắt đầu từ kiếp sống thứ ba trở đi (kể từ kiếp sống này), những nghiệp này sẽ tiếp tục cho quả nếu chúng ta vẫn còn trong vòng luân hồi sanh tử cho đến khi viên tịch Nibbāna.

4 Upapajjavedanīyakammaṃ: Sanh báo nghiệp, do mãnh lực của nghiệp mà nó sẽ cho quả trong kiếp sống kế tiếp, tức là ở trong kiếp thứ hai, chỉ khi có cơ hội và sự trợ giúp của các điều kiện.

5 Diṭṭhadhammavedanīyakammaṃ: hiện báo nghiệp là những hành động thiện hoặc bất thiện cho quả báo ngay trong kiếp sống hiện tại.

6 Ahosikamma: Vô hiệu nghiệp là những hành động thiện hoặc bất thiện không còn khả năng để cho quả. Thật ra thì không có loại nghiệp nào gọi là vô hiệu nghiệp, tuy nhiên nếu như các nghiệp đã tạo ở đời này hay đời sau mà không thành tựu được do không đủ nhân đủ duyên thì các nghiệp ấy cũng được gọi là vô hiệu nghiệp.

Chú giải

Chú giải
1 abbohārikaṃ: vô hiệu, không còn hiệu lực, được xem như không tồn tại