Kinh số 74 – Giải Thích Kinh Dīghanakha

(Mahāvacchasuttavaṇṇanā)

Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Dīghanakha

201. evaṃ V.3.146 P.3.203 me sutanti dīghanakhasuttaṃ. tattha sūkarakhatāyanti sūkarakhatāti evaṃnāmake leṇe. kassapabuddhakāle kira taṃ leṇaṃ ekasmiṃ buddhantare pathaviyā vaḍḍhamānāya antobhūmigataṃ jātaṃ. athekadivasaṃ eko sūkaro tassa chadanapariyantasamīpe paṃsuṃ khaṇi. deve vuṭṭe paṃsudhoto chadanapariyanto pākaṭo ahosi. eko vanacarako disvā — “pubbe sīlavantehi paribhuttaleṇena bhavitabbaṃ, paṭijaggissāmi nan”ti samantato paṃsuṃ apanetvā leṇaṃ sodhetvā kuṭṭaparikkhepaṃ katvā dvāravātapānaṃ yojetvā supariniṭṭhita-sudhākammacittakammarajatapaṭṭasadisāya vālukāya santhatapariveṇaṃ leṇaṃ katvā mañcapīṭhaṃ paññāpetvā bhagavato vasanatthāya adāsi. leṇaṃ gambhīraṃ ahosi otaritvā abhiruhitabbaṃ. taṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ.

201 Kinh Dīghanakha được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, Sūkarakhatāyaṃ (hang động Sūkarakhatā): ở hang động có tên như vậy rằng Sūkarakhātā. Có câu chuyện như sau: khi Giáo Pháp của đức Phật Kassapa, khi bề mặt quả đất dày lên vào thời kỳ giữa hai vị Phật hang động ấy xuất hiện chìm vào lòng đất. Sau đó vào một ngày nọ một con heo bới đất ở gần cuối khu vực vách hang, khi cơn mưa trút xuống có thể nhìn thấy tuyến đường ngăn chặn hang động, bị cơn mưa cuốn trôi hết bụi bẩn. Một người sống ở rừng sau khi nhìn thấy nghĩ rằng: – “Trước đây, có thể có người có giới hạnh cư ngụ trong hang động, ta sẽ sửa sang lại hang động ấy.” Đã mang đất ra bên ngoài, quét dọn hang động sạch sẽ, sau đó làm một tấm che xung quanh tất cả các cửa lớn và cửa sổ, làm một hang động có một khu vực được trải cát tựa như tấm bạc, làm vô cùng tinh tế, tô trát vôi trắng được trát cho đến khi hoàn thiện một cách tốt nhất, đã làm chiếc giường và một chiếc ghế được bày ra để cúng dường, làm nơi cư ngụ của đức Thế Tôn. Hang động sâu, lên xuống thuận tiện. Ngài muốn đề cập đến hạng động Sūkarakhatā đó.

dīghanakhoti tassa paribbājakassa nāmaṃ. upasaṅkamīti kasmā upasaṅkami? so kira there aḍḍhamāsapabbajite cintesi — “mayhaṃ mātulo aññaṃ pāsaṇḍaṃ gantvā na ciraṃ tiṭṭhati, idāni panassa samaṇassa gotamassa santikaṃ gatassa aḍḍhamāso jāto. pavattimpissa na suṇāmi, ojavantaṃ M.3.142 nu kho sāsanaṃ, jānissāmi nan”ti gantukāmo jāto. tasmā upasaṅkami. ekamantaṃ ṭhitoti tasmiṃ kira samaye thero bhagavantaṃ bījayamāno ṭhito hoti, paribbājako mātule P.3.204 hirottappena ṭhitakova pañhaṃ pucchi. tena vuttaṃ “ekamantaṃ ṭhito”ti.

Dīghanakho là tên của du sĩ ngoại đạo đó. Upasaṅkami (đi đến gặp): Tại sao du sĩ Dīghanakha đi đến gặp? Được biết rằng du sĩ Dīghanakha ấy, khi trưởng lão xuất gia được nửa tháng nghĩ rằng – “Sư cậu của ta đã hướng đến học thuyết khác không đúng được thiết lập trong thời gian dài, nhưng bây giờ sư cậu đi đến gặp Sa-môn Gotama đã được nửa tháng, mong muốn đi với hy vọng rằng: ta sẽ nghe thông tin của sư cậu ấy. Ta sẽ biết được lời dạy tốt đẹp hay không?” Muốn xem mới đi đến gặp (đức Thế Tôn). ekamantaṃ ṭhito (đã đứng ở một nơi thích hợp): Kể rằng trong lúc đó trưởng lão đứng và quạt cho đức Thế Tôn. Du sĩ ngoại đạo với tàm và úy đối với sư cậu, mới đứng hỏi vấn đề với nhân đó ngài mới rằng ‘đã đứng ở một nơi thích hợp’.

sabbaṃ me nakkhamatīti sabbā me upapattiyo nakkhamanti, paṭisandhiyo nakkhamantīti adhippāyena vadati. ettāvatānena “ucchedavādohamasmī”ti dīpitaṃ hoti. bhagavā panassa adhippāyaṃ muñcitvā akkhare tāva dosaṃ dassento yāpi kho tetiādimāha. tattha esāpi te diṭṭhi nakkhamatīti esāpi te paṭhamaṃ ruccitvā khamāpetvā gahitadiṭṭhi nakkhamatīti. esā ce me, bho gotama, diṭṭhi khameyyāti mayhañhi sabbaṃ nakkhamatīti diṭṭhi, tassa mayhaṃ yā esā sabbaṃ me nakkhamatīti diṭṭhi, esā me khameyya. yaṃ taṃ “sabbaṃ me nakkhamatī”ti vuttaṃ, tampissa tādisameva. yathā sabbagahaṇena gahitāpi ayaṃ diṭṭhi khamati, evamevaṃ tampi khameyya V.3.147. evaṃ attano vāde āropitaṃ dosaṃ ñatvā taṃ pariharāmīti saññāya vadati, atthato panassa “esā diṭṭhi na me khamatī”ti āpajjati.

Sabbaṃ me nakkhamati (Tất cả mọi thứ không thích hợp với ta): Tất cả mọi thứ sanh khởi đều không phù hợp với ta. Du sĩ ngoại đạo nói với sự mong muốn rằng tất cả sự tái sanh không phù hợp. Chỉ với chừng ấy là điều mà du sĩ ngoại đạo chỉ ra rằng: “ta thuyết về đoạn diệt”. Nhưng đức Thế Tôn khi thuyết về sự mong muốn của du sĩ ngoại đạo ấy, rồi thuyết đến lỗi lầm trong sự không thích hợp bèn nói lời như sau: ‘ngay cả quan niệm của ông…’ Ở đó có ý nghĩa rằng thậm chí quan niệm của ông cũng không thích hợp, ngay cả quan niệm của ông thích thú, chấp lấy ngay lần đầu tiên cũng không phù hợp. esā ce me, bho gotama, diṭṭhi khameyyā (kính bạch ngài Gotama, nếu như quan niệm này không thích hợp với tôi): Nếu như quan niệm rằng ‘tất cả mọi thứ đều không thích hợp với tôi’, của tôi người thấy rằng: ‘do tất cả mọi thứ không thích hợp với tôi’ cần được xác thực. Ngài mới nói rằng ‘tất cả mọi thứ không phù hợp với tôi’. ngay cả quan niệm ấy cũng phải như thế, thậm chí quan niệm ấy cũng nên giống như quan niệm này, chính sự nắm lấy bởi sự chấp thủ tất cả mọi thứ. Du sĩ ngoại đạo đã nói với sự hiểu biết rằng ta biết được lỗi lầm được nêu ra trong học thuyết của chính mình như vậy, rồi bảo vệ học thuyết đó. Nhưng với ý nghĩa được chấp nhận rằng ‘quan niệm ấy của du sĩ ngoại đạo không phù hợp đối với ta’.

yassa panesā na khamati na ruccati, tassāyaṃ tāya diṭṭhiyā sabbaṃ me na khamatīti diṭṭhi rucitaṃ. tena hi diṭṭhiakkhamena arucitena bhavitabbanti sabbaṃ khamatīti ruccatīti āpajjati. na panesa taṃ sampaṭicchati, kevalaṃ tassāpi ucchedadiṭṭhiyā ucchedameva gaṇhāti. tenāha bhagavā ato kho te, aggivessana, … pe … aññañca diṭṭhiṃ upādiyantīti. tattha atoti pajahanakesu nissakkaṃ, ye pajahanti, tehi ye nappajahantīti vucciyanti, teva bahutarāti attho. bahū hi bahutarāti ettha hikāro nipātamattaṃ, bahū bahutarāti attho. parato P.3.205 tanū hi tanutarāti padepi eseva nayo. ye evamāhaṃsūti ye evaṃ vadanti. tañceva diṭṭhiṃ nappajahanti, aññañca diṭṭhiṃ upādiyantīti mūladassanaṃ nappajahanti, aparadassanaṃ upādiyanti.

Hơn nữa, tất cả mọi thứ không thích thú của ta với quan niệm ấy của người có quan niệm không thích hợp, không ưa thích. Bởi thế, là quan niệm thích thú. Ngay cả người ấy phải là người không phù hợp, không thích thú, cho nên mới chấp nhận được rằng: tất cả mọi thứ phù hợp, thích thú. Nhưng du sĩ ngoại đạo không chấp nhận điều đó. Hắn chấp rằng: sự đoạn diệt của đoạn kiến ấy duy nhất mà thôi. Bởi vậy, đức Thế Tôn đã thuyết rằng: “Này Aggivessana, người ở trong đời này đã nói như sau: Quan niệm đó phải là như vậy, quan niệm đó phải là như vậy… và vẫn chấp thủ vào quan niệm khác nữa có số lượng nhiều hơn số người đã từ bỏ”. Ở đây, ‘ato’ là xuất xứ cách được sử dụng với ý nghĩa ‘người đã từ bỏ’. Tức là những người nào đã từ bỏ, những người ấy sẽ hỏi rằng: những người nào vẫn chưa từ bỏ? và những người nào có nhiều hơn? ‘Hi’ trong cụm từ ‘bahū hi bahutarā’: có nhiều, nhiều hơn, đây chỉ là phân từ. Tức là có nhiều, nhiều hơn. Ngay cả ‘Hi’ trong cụm từ tiếp theo ‘bahū hi bahutarā’: có ít, ít hơn, phần sau cũng tương tự. Ye evamāhaṃsū ye evaṃ vadanti (những người nào đã nói như vậy). tañceva diṭṭhiṃ nappajahanti (những người đó không thể từ bỏ và vẫn chấp vào quan niệm ấy): vẫn không thể từ bỏ quan niệm ấy, vẫn còn chấp thủ vào quan niệm khác nữa.

ettha ca sassataṃ gahetvā tampi appahāya ucchedaṃ vā ekaccasassataṃ vā gahetuṃ na sakkā, ucchedampi gahetvā taṃ appahāya sassataṃ vā ekaccasassataṃ vā na sakkā gahetuṃ, ekaccasassatampi gahetvā taṃ appahāya sassataṃ vā ucchedaṃ vā na sakkā gahetuṃ. mūlasassataṃ pana appahāya M.3.143 aññaṃ sassatameva sakkā gahetuṃ. kathaṃ? ekasmiñhi samaye “rūpaṃ sassatan”ti gahetvā aparasmiṃ samaye “na suddharūpameva sassataṃ, vedanāpi sassatā, viññāṇampi sassatan”ti gaṇhāti. ucchedepi ekaccasassatepi eseva nayo. yathā ca khandhesu, evaṃ āyatanesupi yojetabbaṃ. idaṃ sandhāya vuttaṃ — “tañceva diṭṭhiṃ nappajahanti, aññañca diṭṭhiṃ upādiyantī”ti.

Và ở đây, chấp thủ ngay cả trong ‘thường kiến’ cũng không từ bỏ được quan niệm đó, quay trở lại chấp thủ vào ‘đoạn kiến’ hoặc ‘sự thường còn là phiến diện’; hơn nữa không ai có thể chấp thủ vào ‘đoạn kiến’ mà không từ bỏ ‘quan niệm’ ấy trước, rồi quay trở lại chấp vào ‘thường kiến’ hoặc ‘sự thường còn là phiến diện’; hơn nữa, không ai có thể chấp thủ vào ‘sự thường còn là phiến diện’ mà không từ bỏ ‘quan niệm’ ấy trước, rồi quay trở lại chấp thủ vào ‘đoạn kiến’ hoặc ‘thường kiến’. Lại nữa, không từ bỏ quan niệm gốc cũng có thể chấp thủ vào quan niệm khác được. Chấp thủ như thế nào? Bởi vì, một thời đã chấp thủ rằng “Sắc là thường còn”, vào thời gian tiếp đó “không chỉ chấp thủ hoàn toàn vào Sắc là ‘thường còn’, ngay cả Thọ cũng là ‘thường còn’, và thậm chí cả Tưởng cũng là ‘thường còn’”. Trong sự ‘đoạn diệt’, hay trong ‘sự thường còn là phiến diện’ cũng có phướng thức tương tự như vậy. Nên hiểu rằng ngay cả trong Xứ (āyātana) cũng tương tự như trong Uẩn. Ngài muốn đề cập đến vấn đề này mới nói rằng: “không thể từ bỏ quan niệm đó và vẫn chấp thủ vào quan niệm khác…”.

dutiyavāre atoti appajahanakesu nissakkaṃ, ye nappajahanti, tehi, ye pajahantīti vucciyanti, teva tanutarā appatarāti attho. tañceva diṭṭhiṃ pajahanti, aññañca diṭṭhiṃ na upādiyantīti tañca mūladassanaṃ pajahanti, aññañca dassanaṃ na gaṇhanti. kathaṃ? ekasmiñhi samaye “rūpaṃ sassatan”ti gahetvā aparasmiṃ samaye tattha ādīnavaṃ disvā “oḷārikametaṃ mayhaṃ dassanan”ti pajahati “na kevalañca rūpaṃ sassatanti dassanameva oḷārikaṃ, vedanāpi sassatā … pe … viññāṇampi sassatanti dassanaṃ oḷārikamevā”ti vissajjeti V.3.148. ucchedepi ekaccasassatepi eseva nayo. yathā ca khandhesu, evaṃ āyatanesupi yojetabbaṃ. evaṃ tañca mūladassanaṃ pajahanti, aññañca dassanaṃ na gaṇhanti.

Trong phần thứ hai, từ ‘ato’ là xuất xứ cách được sử dụng với ý nghĩa không từ bỏ được, tức là người não vẫn không từ được, vì thế, người đó sẽ hỏi rằng: ‘người nào từ bỏ được, người ấy có ít hơn’. Tañceva diṭṭhiṃ pajahanti, aññañca diṭṭhiṃ na upādiyanti (những người đó từ bỏ quan niệm ấy và vẫn không chấp thủ quan niệm khác nữa): Từ bỏ quan niệm ban đầu và không chấp thủ vào quan niệm khác. Từ bỏ như thế nào? Bởi vì, một thời chấp thủ rằng “Sắc là thường còn” rồi thời gian sau thấy được lỗi lầm trong quan niệm ấy rồi từ bỏ với suy rằng như sau: “quan niệm này thô thiển, phải từ bỏ, không phải chỉ có sắc là thường còn, là thô thiển mà thôi, ngay cả Thọ cũng là thường còn … ngay cả Thức cũng là thường còn, chúng đều thô thiển tương tự như vậy. Trong ‘đoạn kiến’, hay trong ‘sự thường hằng là phiến diện’ cũng có cách thức tương tự như vậy. Nên hiểu rằng ngay cả Xứ (āyatana) cũng tương tự trong Uẩn. Như vây, đây gọi là từ bỏ quan niệm gốc và không chấp thủ vào quan niệm khác.

santaggivessanāti P.3.206 kasmā ārabhi? ayaṃ ucchedaladdhiko attano laddhiṃ nigūhati, tassā pana laddhiyā vaṇṇe vuccamāne attano laddhiṃ pātukarissatīti tisso laddhiyo ekato dassetvā vibhajituṃ imaṃ desanaṃ ārabhi.

Tại sao đức Thế Tôn lại bắt đầu: này Aggivessana, có một số Sa-môn, Bà-la-môn có lý thuyết như sau? chủ học thuyết chấp rằng ‘đoạn kiến’ này để che giấu học thuyết của chính mình, nhưng khi nói lời tán thán về học thuyết ấy sẽ làm cho học thuyết của mình được hiện hữu, do đức Thế Tôn sau khi chỉ ra các học thuyết còn lại đều là một, để trình bày một cách riêng biệt mới bắt đầu thuyết giảng Pháp thoại này.

sārāgāya santiketiādīsu rāgavasena vaṭṭe rajjanassa āsannā taṇhādiṭṭhisaṃyojanena vaṭṭasaṃyojanassa santike. abhinandanāyāti taṇhādiṭṭhivaseneva gilitvā pariyādiyanassa gahaṇassa ca āsannāti attho. asārāgāya santiketiādīsu vaṭṭe arajjanassa āsannātiādinā nayena attho veditabbo.

Nên biết ý nghĩa trong câu bắt đầu ‘sārāgāya santike (gần phiền não diễn tiến với luyến ái)’: Gần gũi phiền não là phương tiện hoan hỷ trong vòng luân hồi do tác động của ái luyến, gần gũi phần não là phương tiện trói buộc trong vòng sanh tử bằng sự trói buộc là tham ái và tà kiến. Có nghĩa là nuốt chửng sự hoan hỷ trong tham ái và tà kiến do tác động của chính tham ái và tà kiến gần với sự chấp thủ và sự bám víu. Nên biết ý nghĩa trong câu bắt đầu asārāgāya santike (gần để lìa sự luyến ái): Nên biết ý nghĩa theo cách sau: gần sự hoan hỷ trong vòng luân hồi.

ettha ca sassatadassanaṃ appasāvajjaṃ dandhavirāgaṃ, ucchedadassanaṃ mahāsāvajjaṃ khippavirāgaṃ. kathaṃ? sassatavādī hi idhalokaṃ paralokañca atthīti jānāti, sukatadukkaṭānaṃ phalaṃ atthīti jānāti, kusalaṃ karoti, akusalaṃ karonto bhāyati, vaṭṭaṃ assādeti, abhinandati. buddhānaṃ M.3.144 vā buddhasāvakānaṃ vā sammukhībhūto sīghaṃ laddhiṃ jahituṃ na sakkoti. tasmā taṃ sassatadassanaṃ appasāvajjaṃ dandhavirāganti vuccati. ucchedavādī pana idhalokaparalokaṃ atthīti jānāti, sukatadukkaṭānaṃ phalaṃ atthīti jānāti, kusalaṃ na karoti, akusalaṃ karonto na bhāyati, vaṭṭaṃ na assādeti, nābhinandati, buddhānaṃ vā buddhasāvakānaṃ vā sammukhībhāve sīghaṃ dassanaṃ pajahati. pāramiyo pūretuṃ sakkonto buddho hutvā, asakkonto abhinīhāraṃ katvā sāvako hutvā parinibbāyati. tasmā ucchedadassanaṃ mahāsāvajjaṃ khippavirāganti vuccati.

Hơn nữa, trong câu này quan niệm rằng thường còn có ít lỗi lầm, có sự tách rời chậm chạp. Quan niệm về đoạn kiến có nhiều lỗi lầm, có sự buông ra nhanh. Như thế nào? Bởi vì người có học thuyết về thường còn không biết thế giới này và thế giới khác tồn tại. Biết được quả của nghiệp thiện và nghiệp bất thiện tồn tại, (vị ấy) làm thiện, khi tạo nghiệp bất thiện (sẽ) sợ hãi, hân hoan, vui thích trong vòng sanh tử. Ở trước mặt đức Thế Tôn hoặc đệ của đức Phật không thể tử bỏ quan niệm một cách nhanh chóng, vì thế ngài đã nói quan niệm thường còn đó có ít lỗi lầm, tách rời chậm chạp. Còn người có quan niệm về đoạn kiến biết được thế giới này và thế giới khác có mặt, nhưng không biết được quả của nghiệp thiện và nghiệp bất thiện có mặt nên không tạo thiện nghiệp, khi tạo nghiệp bất thiện không sợ hãi, không hân hoan, không vui thích trong vòng sanh tử. Ở trước mặt đức Thế Tôn hoặc đệ tử của đức Thế Tôn từ bỏ quan niệm ấy nhanh chóng, có thể thực hành Ba-la-mật trở thành đức Phật. Khi không thể có tích lũy phước báu Ba-la-mật trở thành vị Thinh văn rồi viên tịch Nibbāna. Vì thế, ngài đã nói rằng quan niệm đoạn kiến có nhiều lỗi làm, tách rời nhanh chóng.

202. so pana paribbājako etamatthaṃ P.3.207 asallakkhetvā — “mayhaṃ dassanaṃ saṃvaṇṇeti pasaṃsati, addhā me sundaraṃ dassanan”ti sallakkhetvā ukkaṃseti me bhavantiādimāha.

202 Nhưng du sĩ ngoài đạo xác định ý nghĩa ấy không được mới giải thích tán thán quan niệm ấy, khi xác định được rằng quan niệm của ta thật tốt đẹp” liền nói lời như sau: Ngài Gotama tán thán quan niệm của ta.

idāni yasmā ayaṃ paribbājako kañjiyeneva tittakālābu, ucchedadassaneneva pūrito, so V.3.149 yathā kañjiyaṃ appahāya na sakkā lābumhi telaphāṇitādīni pakkhipituṃ, pakkhittānipi na gaṇhāti, evamevaṃ taṃ laddhiṃ appahāya abhabbo maggaphalānaṃ lābhāya, tasmā laddhiṃ jahāpanatthaṃ tatraggivessanātiādi āraddhaṃ. viggahoti kalaho. evametāsaṃ diṭṭhīnaṃ pahānaṃ hotīti evaṃ viggahādiādīnavaṃ disvā tāsaṃ diṭṭhīnaṃ pahānaṃ hoti. so hi paribbājako “kiṃ me iminā viggahādinā”ti taṃ ucchedadassanaṃ pajahati.

Bây giờ, do du sĩ ngoại đạo này chất chứa đầy bởi quan niệm rằng chỉ có sự đoạn tận mà thôi, tựa như trái bầu được đổ đầy với nước cam, du sĩ ngoại đạo cũng không thể từ bỏ nước cam mới không thể đổ dầu và mật ong v.v, vào trái bầu. Dẫu có đổ vào cũng mang đi không được thế nào, du sĩ ngoài đạo vẫn không thể buông bỏ được quan niệm ấy mới không thích hợp để chứng đắc Đạo và Quả ấy. Vì thế để cho du sĩ ngoại đạo từ bỏ quan điểm ấy mới bắt đầu lời sau: tatraggivessana (này Aggivessana trong những quan niệm ấy). Viggaho (phân tranh): sự cãi cọ. evametāsaṃ diṭṭhīnaṃ pahānaṃ hoti (việc đoạn trừ những quan niệm ấy có được bằng cách này): khi nhìn thấy lỗi lầm của việc cãi cọ rồi từ bỏ quan niệm ấy. Du sĩ ngoại đạo nghĩ rằng “lơi ích gì cho ta với việc cãi cọ v.v, này” liền từ bỏ quan niệm đoạn tận ấy.

205. athassa bhagavā vamitakañjiye lābumhi sappiphāṇitādīni pakkhipanto viya hadaye amatosadhaṃ pūressāmīti vipassanaṃ ācikkhanto ayaṃ kho pana, aggivessana, kāyotiādimāha. tassattho vammikasutte vutto. aniccatotiādīnipi heṭṭhā vitthāritāneva. yo kāyasmiṃ kāyachandoti yā kāyasmiṃ taṇhā. snehoti taṇhāsnehova. kāyanvayatāti kāyānugamanabhāvo, kāyaṃ anugacchanakakilesoti attho.

Tiếp đó đức Thế Tôn suy tư rằng: ta sẽ cho du sĩ ngoại đạo thực hành phương thuốc bất tử ở trong tâm tựa như người đổ bơ lỏng và bơ đặt v.v, vào trong trái bầu đã được đổ bỏ nước cam ra ngoài thế đó, khi thuyết về Minh sát cho du sĩ ngoại đạo ấy mới thuyết lời như sau: ayaṃ kho pana, aggivessana, kāyo (này Aggivessana, thân này được tạo thành từ bốn Sắc đại hiển). Ngài đã nói ý nghĩa của bài Kinh này trong bài Kinh Vammika. Aniccato (tính chất vô thường) cũng đã được nói chi tiết trong phần trước. yo kāyasmiṃ kāyachando (sự ước muốn trong thân này): tham ái ở trong thân. Sneho (sự quyến luyến): sự quyến luyến bởi tham ái. Kāyanvayatā (sống dưới sự tác động của thân): tức là rơi vào mãnh lực của thân, tức là phiền não được vận hành tùy theo ý thích của thân.

evaṃ rūpakammaṭṭhānaṃ dassetvā idāni arūpakammaṭṭhānaṃ dassento tisso khotiādimāha. puna tāsaṃyeva vedanānaṃ asammissabhāvaṃ dassento yasmiṃ, aggivessana, samayetiādimāha. tatrāyaṃ saṅkhepattho M.3.145 P.3.208 — yasmiṃ samaye sukhādīsu ekaṃ vedanaṃ vedayati, tasmiṃ samaye aññā vedanā attano vāraṃ vā okāsaṃ vā olokayamānā nisinnā nāma natthi, atha kho anuppannāva honti bhinnaudakapupphuḷā viya ca antarahitā vā. sukhāpi khotiādi tāsaṃ vedanānaṃ cuṇṇavicuṇṇabhāvadassanatthaṃ vuttaṃ.

Sau khi đức Thế Tôn thuyết giảng Sắc nghiệp xứ như vậy rồi, bây giờ trong khi thuyết giảng Vô sắc nghiệp xứ đã nói như sau: Thọ có 3. Hơn nữa, khi thuyết giảng đến tính chất không trộn lẫn của 3 thọ đó mới nói rằng: ‘này Aggivessana, vào lúc nào…’. Ở đây, có ý nghĩa tóm lược như sau – Vào lúc nào cảm nghiệm một thọ trong số lạc thọ v.v, vào lúc đó không có các thọ nào khác gọi là ngồi chờ thời cơ hay cơ hội của chính nó, quả thật thọ chưa sanh hoặc biến mất tựa như bong bóng nước bị vỡ. sukhāpi kho (lạc thọ là vô thường): thuyết giảng để thấy được tính chất của 3 thọ ấy bị nghiền nát.

na kenaci saṃvadatīti tassataṃ gahetvā “sassatavādī ahan”ti ucchedavādināpi saddhiṃ na saṃvadati, tameva gahetvā “sassatavādī ahan”ti ekaccasassatavādinā saddhiṃ na vivadati. evaṃ tayopi vādā parivattetvā yojetabbā. yañca loke vuttanti yaṃ loke kathitaṃ voharitaṃ, tena voharati aparāmasanto kiñci dhammaṃ parāmāsaggāhena aggaṇhanto. vuttampi cetaṃ —

na kenaci saṃvadati (không nói hùa theo với bất kỳ ai): Không nói thuận theo với nhóm có học thuyết đoạn tận rằng “ta là người có học thuyết thường còn” do có quan niệm là thường còn. không nói hùa theo với một số người có học thuyết thường còn rằng “ta là người có học thuyết thường còn” do chấp thủ quan niệm rằng thường còn đó đó. Nên kết hợp thay đổi cả 3 loại như vậy. yañca loke vuttaṃ (sử dụng ngôn từ thông dụng trong thế gian): nói thuận theo ngôn từ thông dụng ở trong thế gian để nói chuyện cùng nhau. tena voharati aparāmasanto (không bám víu vào ngôn từ ấy): không chấp vào bất cứ Pháp nào với việc bấm víu ấy.

yo hoti bhikkhu arahaṃ katāvī, khīṇāsavo antimadehadhārī.

ahaṃ V.3.150 vadāmītipi so vadeyya, mamaṃ vadantītipi so vadeyya.

loke samaññaṃ kusalo viditvā, vohāramattena so vohareyyā”ti. (saṃ. ni. 1.25).

Vị Tỷ kheo nào có các lậu đã được cạn kiệt do đã chứng đắc quả vị A-ra-hán, là vị tuyên bố thân này là thân cuối cùng, vị ấy nên nói rằng: ta đã nói như vậy, bọn họ đã nói cùng tôi như thế, là người thiện xảo, biết được lời nói trong thế gian, có thể nói theo ngôn ngữ thông dụng ấy. (saṃ. ni. 1.25).

aparampi vuttaṃ — “imā kho citta lokasamaññā lokaniruttiyo lokavohārā lokapaññattiyo, yāhi tathāgato voharati aparāmasan”ti (dī. ni. 1.440).

Đức Thế Tôn thuyết tiếp – “này Citta, chúng chỉ là danh tự thế gian, ngôn ngữ thế gian, danh xưng thế gian, ký pháp thế gian. Như Lai dùng chúng nhưng không chấp trước chúng.”(dī. ni. 1.440).

206. abhiññāpahānamāhāti sassatādīsu tesaṃ tesaṃ dhammānaṃ sassataṃ abhiññāya jānitvā sassatassa pahānamāha, ucchedaṃ, ekaccasassataṃ abhiññāya ekaccasassatassa pahānaṃ vadati. rūpaṃ abhiññāya rūpassa pahānaṃ vadatītiādinā nayenettha attho veditabbo.

206 Abhiññāpahānamāhā (đức Thế Tôn đã nói việc dứt bỏ những Pháp đó bằng thắng trí): Đức Thế Tôn biết được tính chất thường còn của các Pháp đó trong số tính chất thường còn v.v, bằng thắng trí rồi thuyết đến việc dứt bó tính chất thường còn. Biết được tính chất đoạn diệt (đoạn kiến), tính chất thường còn là phiến diện bằng thắng trí rồi thuyết việc dứt bỏ Sắc, nên biết ý nghĩa trong cau này theo cách thức được bắt đầu.

paṭisañcikkhatoti P.3.209 paccavekkhantassa. anupādāya āsavehi cittaṃ vimuccīti anuppādanirodhena niruddhehi āsavehi aggahetvāva cittaṃ vimucci. ettāvatā cesa parassa vaḍḍhitaṃ bhattaṃ bhuñjitvā khudaṃ vinodento viya parassa M.3.146 āraddhāya dhammadesanāya ñāṇaṃ pesetvā vipassanaṃ vaḍḍhetvā arahattañceva patto, sāvakapāramīñāṇassa ca matthakaṃ, soḷasa ca paññā paṭivijjhitvā ṭhito. dīghanakho pana sotāpattiphalaṃ patvā saraṇesu patiṭṭhito.

Paṭisañcikkhato (khi…phân biệt rõ) đồng nghĩa với paccavekkhantassa (khi trưởng lão Sāriputta xem xét lại). Anupādāya āsavehi cittaṃ vimucci (tâm thoát khỏi các lậu hoặc bởi không chấp thủ): đã thoát khỏi từ các lậu hoặc bởi sự diệt hoàn toàn là không sanh trở lại do không chấp thử. Chỉ chừng ấy, trưởng lão Sārīputta tựa như người sau khi thọ dụng vật thực rồi vị ấy múc cho người khác, (có thể) xoa dịu cơn đói, đã gởi kiến thức (của mình) vào trong Pháp thoại để thúc đẩy người khác phát triển Minh sát chứng đắc quả vị A-ra-hán, thấu triệt tận cùng trí tuệ ba-la-mật của vị Thánh đệ tử, mười sáu loại tuệ rồi an trú. Còn Dīghanakha đã chứng đắc Tu-đà-hườn quả rồi vững trú vào sự quy y Tam Bảo.

bhagavā pana imaṃ desanaṃ sūriye dharamāneyeva niṭṭhāpetvā gijjhakūṭā oruyha veḷuvanaṃ gantvā sāvakasannipātamakāsi, caturaṅgasamannāgato sannipāto ahosi. tatrimāni aṅgāni — māghanakkhattena yutto puṇṇamauposathadivaso, kenaci anāmantitāni hutvā attanoyeva dhammatāya sannipatitāni aḍḍhatelasāni bhikkhusatāni, tesu ekopi puthujjano vā sotāpanna-sakadāgāmi-anāgāmi-sukkhavipassaka-arahantesu vā aññataro natthi, sabbe chaḷabhiññāva, ekopi cettha satthakena kese chinditvā pabbajito nāma natthi, sabbe ehibhikkhunoyevāti.

Còn đức Thế Tôn khi mặt trời dần ló dạng kết thúc Pháp thoại này, đã bước xuống từ núi Gijjhakūṭa rồi đi vào tịnh xá Veḷuvana để họp chúng đệ tử, đã có sự tụ hội đầy đủ với bốn yếu tố. Bốn yếu tố này là hôm ấy là ngày bố tát uposatha trăng tròn kết hợp với lễ hội tháng giêng, một nghìn hai trăm năm mươi vị Tỳ khưu tụ hội theo lệ thường của chính mình không có bất kỳ hẹn trước nào, trong số những vị Tỳ khưu ấy không có bất kỳ một vị phàm nhân nào cả, hoặc vị Thánh Tu-đà-hườn, hoặc vị Thánh Tư-đà-hoàn, hoăc hoặc vị Thánh A-na-hàm và bậc Thánh A-ra-hán thuần quán, toàn bộ những vị ấy đều là những vị chứng đạt 6 thắng trí, không có bất kỳ vị nào dù chỉ một vị xuất gia bằng hình thức cạo tóc mà tất cả đều xuất gia bằng hình thức “Ehi bhikkhu (hãy đến đây Tỳ khưu)”.

Giải Thích Kinh Dīghanakha Kết Thúc.