Kinh số 73 – Giải Thích Đại kinh Vaccaghotta

(Mahāvacchasuttavaṇṇanā)

Xem Trung Bộ Kinh – Đại kinh Vaccaghotta

193. evaṃ V.3.143 M.3.139 me sutanti mahāvacchasuttaṃ. tattha sahakathīti saddhiṃvādo, bahuṃ mayā tumhehi saddhiṃ kathitapubbanti kathaṃ sāreti mettiṃ ghaṭeti. purimāni hi dve suttāni etasseva kathitāni, saṃyuttake abyākatasaṃyuttaṃ (saṃ. ni. 4.416 ādayo) nāma etasseva kathitaṃ — “kiṃ nu kho, bho gotama, sassato loko idameva saccaṃ moghamaññanti P.3.200 abyākatametan”ti evaṃ ekuttaranikāyepi iminā saddhiṃ kathitaṃ atthiyeva. tasmā evamāha. sammāsambuddhopi tassa āgatāgatassa saṅgahaṃ katvā okāsamakāsiyeva. kasmā? ayañhi sassatadiṭṭhiko, sassatadiṭṭhikā ca sīghaṃ laddhiṃ na vissajjenti, vasātelamakkhitapilotikā viya cirena sujjhanti. passati ca bhagavā — “ayaṃ paribbājako kāle gacchante gacchante laddhiṃ vissajjetvā mama santike pabbajitvā cha abhiññāyo sacchikatvā abhiññātasāvako bhavissatī”ti. tasmā tassa āgatāgatassa saṅgahaṃ katvā okāsamakāsiyeva. idaṃ panassa pacchimagamanaṃ. so hi imasmiṃ sutte taraṇaṃ vā hotu ataraṇaṃ vā, yaṭṭhiṃ otaritvā udake patamāno viya samaṇassa gotamassa santikaṃ gantvā pabbajissāmīti sanniṭṭhānaṃ katvā āgato. tasmā dhammadesanaṃ yācanto sādhu me bhavaṃ gotamotiādimāha. tassa bhagavā mūlavasena saṃkhittadesanaṃ, kammapathavasena vitthāradesanaṃ desesi. mūlavasena cettha atisaṃkhittā desanā, kammapathavasena saṃkhittā vitthārasadisā. buddhānaṃ pana nippariyāyena vitthāradesanā nāma natthi. catuvīsatisamantapaṭṭhānampi hi sattapakaraṇe abhidhammapiṭake ca sabbaṃ saṃkhittameva. tasmā mūlavasenāpi kammapathavasenāpi saṃkhittameva desesīti veditabbo.

193 Đại kinh Vaccaghotta được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, sahakathī (đã từng nói với): Đã nói chung nhau, để nhớ lại những việc đã làm, tình thân hữu được hòa hợp, tôi đã từng nói với ông nhiều rồi. Đức Thế Tôn đã thuyết 2 bài Kinh trước cùng với du sĩ ngoại đạo Vaccha đó. Thuyết Abyākatavaṭṭa-saṃyuttaṃ [Tương Ưng Không Thuyết] trong Tương Ưng Bộ Kinh cùng với du sĩ ngoại đạo Vaccha đó. Vẫn còn có ý nghĩa mà du sĩ ngoại đạo Vaccha đàm luận với Thế Tôn trong Tương Ưng Bộ Kinh này rằng: “Kính bạch ngài, thế giới này thường hằng có phải không? Điều này là thật, còn điều khác là rỗng không.” Tại sao? Ngài không giải thích điều này cho nên du sĩ ngoại đạo Vaccha mới nói như vậy. Mặc dầu bậc Chánh đẳng Chánh giác đã nhiếp phục, đã tạo cơ hội cho du sĩ ngoại đạo Vaccha ấy, vị đã đi rồi đến. Tại sao? Bởi vì người này có ‘thường kiến’. Hơn nữa, những người theo ‘thường kiến’ không từ bỏ học thuyết ngay lập tức (mà) sẽ trở nên thanh tịnh được trong thời gian lâu dài, tựa như miếng giẻ lau dính dầu mỡ động vật. Đức Thế Tôn nhìn thấy rằng – “Du sĩ ngoại đạo này đi đi lại lại sẽ từ bỏ học thuyết rồi xuất gia ở trong trú xứ của ta, sẽ tác chứng được 6 thắng trí, rồi sẽ trở thành vị Thánh đệ tử có thần thông.” Vì vậy, đức Thế Tôn đã nhiếp phục, tạo cơ hội cho du sĩ ngoại đạo Vaccha, vị đã đến rồi và giờ lại đến nữa. Đây là lần cuối cùng của du sĩ ngoại đạo Vaccha ấy. Bởi vì trong bài Kinh này du sĩ ngoại đạo Vaccha ấy đã quyết định rằng: dù sống hay chết có thế nào đi nữa, ta sẽ đi gặp Sa-môn Gotama, rồi sẽ được xuất gia như thể một người đặt cây gậy xuống dưới nước. Vi thế du sĩ ngoại đạo Vaccha trong lúc thỉnh cầu Pháp thoại đã nói lời bắt đầu như sau ‘lành thay, xin ngài Gotama thuyết giảng cho tôi một cách vắn tắt các Pháp thiện và Pháp bất thiện’. Đức Thế Tôn thuyết giảng Pháp thoại một cách vắn tắt với tác động căn bản của thiện và bất thiện, và một cách chi tiết do tác động nghiệp đạo. Hơn nữa, trong Pháp thoại này thuyết giảng với tác động căn gốc vắn tắt, thuyết giảng với tác động nghiệp đạo vắn tắt cũng giống như thuyết giảng chi tiết. Hơn nữa, gọi là Pháp thoại chi tiết với việc thuyết giảng cho đến kết thúc điều đó không có nơi chư Phật. Bởi vì, ngay cả toàn bộ 24 paṭṭhāna và toàn bộ căn gốc (mūla) cũng được tóm lược trong 7 bộ thuộc Tạng Abhidhamma, nên biết rằng việc trình bày tóm lược do mãnh lực căn gốc, hay thậm chí do mãnh lực của nghiệp đạo.

194. tattha pāṇātipātā veramaṇī kusalantiādīsu paṭipāṭiyā sattadhammā kāmāvacarā, anabhijjhādayo tayo catubhūmikāpi vaṭṭanti.

194 Ở đây, nên lý giải trong câu được bắt đầu: pāṇātipātā veramaṇī kusalaṃ (tác ý cetanā từ bỏ sát sanh là thiện) v.v, bảy Pháp Dục giới theo tuần tự, ba Pháp có vô tham ác v.v, được vận hạnh trong 4 cõi phù hợp.

yato P.3.201 kho, vaccha, bhikkhunoti kiñcāpi aniyametvā vuttaṃ, yathā pana jīvakasutte ca caṅkīsutte ca, evaṃ imasmiṃ sutte ca attānameva sandhāyetaṃ bhagavatā vuttanti veditabbaṃ.

Yato kho, vaccha, bhikkhuno (này Vaccha, do tham ái mà Tỳ khưu đã dứt trừ): đã không được xác định rõ nhưng nên biết rằng đức Thế Tôn thuyết câu này muốn đề cập đến chính ngài trong bài Kinh Jīvakasutte, bài Kinh Caṅkī và trong bài Kinh này như vậy.

195. atthi V.3.144 M.3.140 panāti kiṃ pucchāmīti pucchati? ayaṃ kirassa laddhi — “tasmiṃ tasmiṃ sāsane satthāva arahā hoti, sāvako pana arahattaṃ pattuṃ samattho natthi. samaṇo ca gotamo ‘yato kho, vaccha, bhikkhuno’ti ekaṃ bhikkhuṃ kathento viya katheti, atthi nu kho samaṇassa gotamassa sāvako arahattappatto”ti. etamatthaṃ pucchissāmīti pucchati. tattha tiṭṭhatūti bhavaṃ tāva gotamo tiṭṭhatu, bhavañhi loke pākaṭo arahāti attho. tasmiṃ byākate uttari bhikkhunīādīnaṃ vasena pañhaṃ pucchi, bhagavāpissa byākāsi.

195 atthi pana (có…hay không): Vaccha hỏi rằng: Kính bạch ngài tôi xin hỏi ‘có hay không?’ Được biết rằng Vaccha có học thuyết như vầy – “trong Tôn giáo đó chỉ có mình bậc Đạo Sư là bậc A-ra-hán. Còn đệ tử có thể chứng đắc A-ra-hán hay không? Lại nữa, Sa-môn Gotama thuyết tựa như việc thuyết giảng của một vị Tỳ khưu ‘này Vaccha, tham ái mà vị Tỳ khưu đã dứt trừ…’. Vaccha hỏi với suy nghĩ ta sẽ hỏi ý nghĩa này rằng: ‘Vị đệ tử của Sa-môn Gotama có chứng đắc A-ra-hán hay không?’” Ở đó, tiṭṭhatu (ngoài ra): Ngài Gotama nêu ra, có nghĩa là bởi ngài Gotama là bậc A-ra-hán đã xuất hiện trên đời. Khi ngài giải thích Vaccha hỏi vấn đề liên quan đến Tỳ khưu ni v.v, tiếp theo. Thậm chí đức Thế Tôn cũng giải thích cùng vị ấy.

196. ārādhakoti sampādako paripūrako.

Ārādhako (cho thành tựu): người cho sự thành tựu, người cho sự viên mãn.

197. sekhāya vijjāya pattabbanti heṭṭhimaphalattayaṃ pattabbaṃ. taṃ sabbaṃ mayā anuppattanti vadati. vitaṇḍavādī panāha — “katame dhammā sekkhā? cattāro maggā apariyāpannā heṭṭhimāni ca tīṇi sāmaññaphalānī”ti (dha. sa. 1023) vacanato arahattamaggopi anena pattoyeva. phalaṃ pana apattaṃ, tassa pattiyā uttari yogaṃ kathāpetīti. so evaṃ saññāpetabbo —

197 sekhāya vijjāya pattabbaṃ (có thể chứng đắc Minh của vị Hữu học): là chứng đắc 3 quả thấp. Đức Thế Tôn thuyết rằng tất cả Pháp đó ta đã chứng đắc hết rồi. Còn các thầy A-xà-lê có lời nói không có căn cứ rằng: vị Tỳ khưu ấy chỉ chứng đắc A-ra-hán Đạo nhưng không đắc chứng quả, bởi vì lời nói như sau: “Pháp của vị Hữu học như thế nào? bốn Đạo không bị lệ thuộc (trong vòng luân hồi khổ) và ba Quả vị của Sa-môn thấp” (dha. sa. 1023). Bởi thế, vị Tỳ khưu chỉ chứng đắc A-ra-hán Đạo mà chưa chứng đắc A-ra-hán Quả, (cho nên) vị ấy mới hỏi đức Thế Tôn thuyết về sự tinh tấn bậc cao để chứng đắc Quả đó, cần phải cho vị ấy thấy như vầy:

“yo P.3.202 ve kilesāni pahāya pañca, paripuṇṇasekho aparihānadhammo.

cetovasippatto samāhitindriyo, sa ve ṭhitattoti naro pavuccatī”ti. (a. ni. 4.5).

Người nào đã đoạn trừ cả năm phiền não, trở thành vị Hữu học được viên mãn, có Pháp không còn bị thối thất, đã đạt đến năng lực của tâm, có các giác quan được định tĩnh. Người ấy ngài gọi là vị có nội tâm vững chắc. (a. ni. 4.5).

anāgāmipuggalo hi ekantaparipuṇṇasekho. taṃ sandhāya “sekhāya vijjāya pattabban”ti āha. maggassa pana ekacittakkhaṇikattā tattha ṭhitassa pucchā nāma natthi. iminā suttena maggopi bahucittakkhaṇiko hotūti ce. etaṃ na buddhavacanaṃ, vuttagāthāya ca attho virujjhati. tasmā anāgāmiphale ṭhatvā arahattamaggassa vipassanaṃ kathāpetīti veditabbo. yasmā panassa na kevalaṃ suddhārahattasseva upanissayo, channampi abhiññānaṃ upanissayo atthi, tasmā bhagavā — “evamayaṃ samathe kammaṃ katvā pañca abhiññā nibbattessati V.3.145, vipassanāya kammaṃ katvā arahattaṃ pāpuṇissati. evaṃ chaḷabhiñño mahāsāvako bhavissatī”ti vipassanāmattaṃ akathetvā samathavipassanā ācikkhi.

Thật vậy, bậc Thánh A-na-hàm là vị Thánh Hữu học hoàn toàn viên mãn. Vaccha nói rằng: “Có thể chứng đắc…Minh của bậc Hữu học”, muốn ám chỉ đến bậc Thánh A-na-hàm ấy. Gọi là câu hỏi không có cùng hạng người đã được thiết lập trong Thánh Đạo A-na-hàm ấy bởi Đạo chỉ có một sát-na-tâm. Nếu hỏi rằng với bài Kinh này ngay cả Đạo cũng có nhiều sát-na tâm chăng? Điều đó không phải lời của đức Phật, cả ý nghĩa của bài thuyết đã được nói cũng sai lạc. Bởi thế nên biết rằng: vị đã được thiết lập trong Thánh Quả A-na-hàm phát triển Minh sát để (chứng đạt) A-ra-hán. Cũng bởi A-ra-hán Đạo không phải là sự nâng đỡ hoàn toàn cho bậc A-ra-hán, là sự nâng đỡ cho năm thần thông. Vì thế đức Thế Tôn suy nghĩ rằng: Tỳ khưu Vaccha này thực hành đã thực hành Chỉ tịnh như vậy sẽ làm cho sáu thần thông sanh khởi, thực hành Minh sát sẽ chứng đắc A-ra-hán, trở thành vị Đại đệ tử chứng đắc sáu thắng trí như vậy, mới không chỉ nói về Minh sát mà nói cả Chỉ tịnh và Minh sát.

198. sati M.3.141 satiāyataneti sati satikāraṇe. kiñcettha kāraṇaṃ? abhiññā vā abhiññāpādakajjhānaṃ vā avasāne pana arahattaṃ vā kāraṇaṃ arahattassa vipassanā vāti veditabbaṃ.

198 sati satiāyatane (khi nhân có mặt): khi nhân có mặt (āyatane đồng nghĩa với kāraṇe). Nguyên nhân ở đây là gì? Nên biết rằng thiền là nền tảng của thần thông, hay A-ra-hán ở cuối cùng, Minh sát để (chứng đắc) A-ra-hán gọi là nhân.

200. pariciṇṇo me bhagavāti satta hi sekhā bhagavantaṃ paricaranti nāma, khīṇāsavena bhagavā pariciṇṇo hoti. iti saṅkhepena arahattaṃ byākaronto thero evamāha. te pana bhikkhū tamatthaṃ na jāniṃsu, ajānantāva tassa vacanaṃ sampaṭicchitvā. bhagavato ārocesuṃ. devatāti tesaṃ guṇānaṃ lābhī devatā. sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

200 pariciṇṇo me bhagavā (con đã phục vụ đức Thế Tôn): Thật vậy cả 7 bậc Thánh Hữu học gọi là phục vụ đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn đã được phục vụ bởi bậc lậu tận. Trưởng lão khi tuyên bố A-ra-hán một cách vắn tắt đã nói như vậy. Hơn nữa, chư Tỳ khưu ấy không biết ý nghĩa đó. Khi không biết cũng không tiếp nhận lời của vị trưởng lão ấy, mới cùng nhau đến hỏi đức Thế Tôn. Devatā (Chư thiên): Chư thiên vị có đức hạnh ấy. Các từ còn lại trong các câu đều đơn giản.

Giải Thích Đại kinh Vaccaghotta Kết Thúc