Kinh số 68 – Giải Thích Kinh Naḷakapāna
(Naḷakapānasuttavaṇṇanā)Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Naḷakapāna
166. evaṃ V.3.127 me sutanti naḷakapānasuttaṃ. tattha naḷakapāneti evaṃnāmake gāme. pubbe kira amhākaṃ bodhisatto vānarayoniyaṃ nibbatto, mahākāyo kapirājā anekavānarasahassaparivuto pabbatapāde vicarati. paññavā kho pana hoti mahāpuñño. so parisaṃ evaṃ ovadati — “imasmiṃ pabbatapāde tātā, visaphalāni nāma honti, amanussapariggahitā pokkharaṇiyo nāma honti, tumhe pubbe khāditapubbāneva phalāni khādatha, pītapubbāneva pānīyāni ca pivatha, ettha vo maṃ paṭipucchitabbakiccaṃ natthi, akhāditapubbāni pana phalāni apītapubbāni ca pānīyāni maṃ apucchitvā mā khādittha mā pivitthā”ti.
166 Kinh Naḷakapāna được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, Naḷakapāne: Ở gần ngôi nhà có tên như vậy (Naḷakapāna). Có chuyện kể rằng khi Bồ tát được sanh vào chủng loại khỉ có thân hình to lớn, là khỉ chúa, có hàng nghìn con khỉ làm tùy tùng đi theo dưới chân núi. Khỉ chúa có nhiều phước báu và có nhiều trí tuệ, khỉ chúa nhắc nhở cho đồ chúng như vầy – “Các con ở dưới chân núi này, có loại trái cây có chứa chất độc, các hồ nước cũng có các phi nhân sở hữu, các con hãy ăn những loại trái cây chỉ ở chỗ các con đã từng ăn trước đây, uống nước chỉ ở nơi các con từng uống, ở trong trường hợp này không có việc gì các con phải hỏi ta. Hơn nữa, (nếu) các con vẫn chưa hỏi ta đến loại trái cây ở nơi chưa từng ăn, nước ở nơi chưa từng uống cùng ta thì chớ nên ăn và cũng đừng nên uống.”
te M.3.125 ekadivasaṃ caramānā aññaṃ pabbatapādaṃ gantvā gocaraṃ gahetvā pānīyaṃ olokentā ekaṃ amanussapariggahitaṃ pokkharaṇiṃ disvā sahasā apivitvā samantā parivāretvā mahāsattassa āgamanaṃ olokayamānā nisīdiṃsu. mahāsatto āgantvā “kiṃ tātā pānīyaṃ na pivathā”ti āha. tumhākaṃ P.3.179 āgamanaṃ olokemāti. sādhu tātāti samantā padaṃ pariyesamāno otiṇṇapadaṃyeva addasa, na uttiṇṇapadaṃ, disvā saparissayāti aññāsi. tāvadeva ca tattha abhinibbattāmanusso udakaṃ dvedhā katvā uṭṭhāsi setamukho nīlakucchi rattahatthapādo mahādāṭhiko vaṅkadāṭho virūpo bībhaccho udakarakkhaso. so evamāha — “kasmā pānīyaṃ na pivatha, madhuraṃ udakaṃ pivatha, kiṃ tumhe etassa vacanaṃ suṇāthā”ti?
Một ngày nọ, đàn khỉ đi loanh hoanh tìm kiếm thức ăn đi đến một nơi ở chân núi quan sát nhìn nước uống thấy một hồ nước có phi nhân sở hữu mới không vội uống, ngồi xung quanh để đợi bậc đại nhân (khỉ chúa) đến. Sau khi khỉ chúa đi đến đã hỏi rằng – “tại sao các con không cùng nhau uống nước.” Đàn khỉ trả lời rằng: chúng con đợi ngài đến trước. Lành thay các con rồi quan sát dấu chân, ngài chỉ nhìn thấy bước chân đi xuống mà không nhìn thấy bước chân đi lên, biết được có sự nguy hiểm. Ngay lập tức phi nhân cư ngụ ở hồ nước đó đã đứng tách dòng nước thành hai phần xuất hiện. Qủy dạ-xoa nước có gương mặt đỏ lòm, bụng xanh lè, tay chân đỏ, răng nanh to lớn, bàn chân cong vẹo, thân hình ghê tởm, vị ấy đã nói rằng – “tại sao các người không uống nước, nước mát lắm hãy uống đi, các ngươi tin lời khỉ chúa đó sao?”
mahāsatto āha — “tvaṃ idha adhivattho amanusso”ti? āmāhanti. tvaṃ idha otiṇṇe labhasīti? āma labhāmi, tumhe pana sabbe khādissāmīti. na sakkhissasi, yakkhāti. pānīyaṃ pana pivissathāti? āma pivissāmāti. evaṃ sante ekopi vo na muccissatīti. pānīyañca pivissāma, na ca te vasaṃ gamissāmāti ekanaḷaṃ āharāpetvā koṭiyaṃ gahetvā dhami, sabbo ekacchiddo ahosi, tīre nisīditvāva pānīyaṃ pivi, sesavānarānaṃ pāṭiyekke naḷe āharāpetvā V.3.128 dhamitvā adāsi. sabbe yakkhassa passantasseva pānīyaṃ piviṃsu. vuttampi cetaṃ —
Bậc đại nhân đã hỏi rằng – “ngươi là phi nhân cư trú ở trong hồ nước này phải không?” Đúng rồi. Ngươi đã bắt người đi xuống hồ nước này phải không? Đúng rồi ta sẽ ăn thịt của tất cả các ngươi. Này quỷ dạ-xoa ngươi không thể nào. Các ngươi sẽ uống nước chăng? Đúng rồi chúng tôi sẽ uống. Nếu vậy sẽ không có một mạng nào của các ngươi thoát khỏi ta. Chúng ta sẽ uống nước và sẽ không rơi vào mãnh lực của ngươi, như thế rồi cho một con khỉ mang một ống sậy đến, cầm lấy phần đầu rồi thổi, ống sậy đã trở thành một lỗ thông suốt duy nhất. Khỉ chúa đã ngồi trên bờ uống nước. Khỉ chúa đã cho những con khỉ còn lại mang đến cây sậy cho riêng mình, thổi hết rồi giao lại cho chúng. Khi quỷ dạ-xoa đang quan sát thì các con khỉ cũng đã uống nước như lời của khỉ chúa đã nói rằng –
“disvā padamanuttiṇṇaṃ, disvāno’ taritaṃ padaṃ.
naḷena vāriṃ pissāma, neva maṃ tvaṃ vadhissasī”ti. (jā. 1.1.20).
Sau khi nhìn thấy không có dấu chân đi lên, và chỉ nhìn thấy dấu chân đi xuống, chúng ta sẽ uống nước bằng ống sậy, ngươi sẽ không bao giờ giết được ta.
tato paṭṭhāya yāva ajjadivasā tasmiṃ ṭhāne naḷā ekacchiddāva honti. iminā hi saddhiṃ imasmiṃ kappe cattāri kappaṭṭhiyapāṭihāriyāni nāma — cande sasabimbaṃ P.3.180, vaṭṭakajātakamhi saccakiriyaṭṭhāne aggissa gamanupacchedo, ghaṭikārakumbhakārassa mātāpitūnaṃ vasanaṭṭhāne devassa avassanaṃ, tassā pokkharaṇiyā tīre naḷānaṃ ekacchiddabhāvoti. iti sā pokkharaṇī naḷena pānīyassa pītattā naḷakapānāti nāmaṃ labhi. aparabhāge taṃ pokkharaṇiṃ nissāya gāmo patiṭṭhāsi, tassāpi naḷakapānanteva nāmaṃ jātaṃ. taṃ sandhāya vuttaṃ “naḷakapāne”ti. palāsavaneti kiṃsukavane.
Kể từ đó trở đi tất cả ống sậy ở nơi đó chỉ có một lỗ trống cho đến ngày hôm nay. Trong kiếp này cùng với ống sậy này được gọi là có bốn điều kỳ diệu thứ được vững trú suốt kiếp – hình ảnh con thỏ ở trên mặt trăng, chỗ ngọn lửa được dập tắt ở chỗ thực hành sự chân thật trong Bổn Sanh Vaṭṭaka, mưa không rơi xuống ở chỗ ở của cha và mẹ của người thợ gốm tên là Ghaṭikāra, tính chất của ống sậy trên hồ nước ấy chỉ có một lỗ thông suốt duy nhất. Bằng cách này hồ nước ấy mới có tên là Naḷakapāna bởi vì đàn khỉ uống nước bằng ống sậy. Tiếp theo đó ngôi nhà được xây dựng do nương vào hồ nước say, (cho nên) ngôi nhà ấy được gọi là Naḷakapāna. Ngài gọi là ‘Naḷakapāna’ bởi muốn đề cập đến ngôi nhà đó. Palāsavane là kiṃsukavane (trong rừng cây kiṃsuka).
167. taggha M.3.126 mayaṃ, bhanteti ekaṃseneva mayaṃ, bhante, abhiratā. aññepi ye tumhākaṃ sāsane abhiramanti, te amhehi sadisāva hutvā abhiramantīti dīpenti.
167 taggha mayaṃ, bhante (kính bạch ngài, tất cả chúng con): Kính bạch đức Thế Tôn chúng con (thật sự hoan hỷ trong Phạm hạnh). Ngài chỉ ra rằng những vị Tỳ khưu nào dầu khác hoan hỷ được hoan hỷ trong lời dạy của ngài, những vị Tỳ khưu đó giống như chúng tôi được vô cùng hoan hỷ.
neva rājābhinītātiādīsu eko rañño aparādhaṃ katvā palāyati. rājā kuhiṃ, bho, asukoti? palāto devāti. palātaṭṭhānepi me na muccissati, sace pana pabbajeyya, mucceyyāti vadati. tassa kocideva suhado gantvā taṃ pavattiṃ ārocetvā tvaṃ sace jīvitumicchasi, pabbajāhīti. so pabbajitvā jīvitaṃ rakkhamāno carati. ayaṃ rājābhinīto nāma.
Nên biết ý nghĩa trong câu bắt đầu rằng neva rājābhinītā (chẳng phải bị thúc ép bởi vua): một người đã gây ra sai trái từ đức vua rồi trốn chạy. Đức vua hỏi rằng: người tên kia đi đâu? Đã trốn chạy đi rồi thưa ngài. Đức vua nói rằng: vị ấy sẽ không thể trốn thoát trẫm dù trốn ở bắt cứ nơi đâu, nhưng nếu vị ấy xuất gia cũng có thể thoát được. Một người tốt báo tin cho vị ấy rằng: Nếu ngài muốn giữ mạng ngài hãy xuất gia. Vị ấy đã xuất gia bảo vệ mạng sống rồi du hành. Đây gọi là bị thúc ép bởi đức vua.
eko pana corānaṃ mūlaṃ chindanto carati. corā sutvā “purisānaṃ atthikabhāvaṃ na jānāti, jānāpessāma nan”ti vadanti. so taṃ pavattiṃ sutvā palāyati. corā palātoti sutvā “palātaṭṭhānepi no na muccissati, sace pana pabbajeyya, mucceyyā”ti vadanti. so taṃ pavattiṃ sutvā pabbajati. ayaṃ corābhinīto nāma.
Còn một người đi loanh quanh lấy trộm tiền bạc của bọn cướp. Sau khi bọn cướp nghe được đã nói rằng: “hắn không biết được đang có người ở đây, chúng ta sẽ cho hắn biết tay”. Hắn nghe tin ấy liền bỏ chạy. Bọn cướp biết được hắn đã bỏ chạy mới nới rằng: “Hắn sẽ không thể thoát khỏi ta dù trốn ở bất cứ chỗ nào, nếu như hắn có thể xuất gia, hắn có thể thoát được”. Hắn nghe được tin ấy liền đi xuất gia. Vị Tỳ khưu này được gọi là bị thúc ép bởi bọn cướp.
eko V.3.129 pana bahuṃ iṇaṃ khāditvā tena iṇena aṭṭo pīḷito tamhā gāmā palāyati. iṇasāmikā sutvā “palātaṭṭhānepi no na muccissati, sace pana pabbajeyya, mucceyyā”ti vadanti. so taṃ pavattiṃ sutvā pabbajati. ayaṃ iṇaṭṭo nāma.
Còn một người có một khoản nợ lớn, bị chuyện nợ nần đe dọa anh ta phải bỏ trốn khỏi nhà. Sau khi các chủ nợ nghe đã nói rằng: “Hắn sẽ không thể thoát khỏi ta dù trốn ở bất cứ chỗ nào, nếu như hắn có thể xuất gia, hắn có thể thoát được”. Con nợ nghe được tin ấy liền đi xuất gia. Vị Tỳ khưu này được gọi là bị chủ nợ thúc ép.
rājabhayādīnaṃ P.3.181 pana aññatarena bhayena bhīto aṭṭo āturo hutvā nikkhamma pabbajito bhayaṭṭo nāma. dubbhikkhādīsu jīvituṃ asakkonto pabbajito ājīvikāpakato nāma, ājīvikāya pakato abhibhūtoti attho. imesu pana ekopi imehi kāraṇehi pabbajito nāma natthi, tasmā “neva rājābhinīto”tiādimāha.
Lại nữa, người sợ hãi với bất kỳ nỗi sợ hãi nào chẳng hạn như sợ hãi bởi đức vua v.v, là người sợ bị bức hại đã rời khỏi để xuất gia gọi là (xuất gia) vì sợ hãi. Người không thể duy trì sự nuôi mạng trong lúc có nạn đói kém v.v, rồi đi xuất gia gọi là do tác động bởi sự nuôi mạng, tức là đã bị chế ngự bởi sự nuôi mạng. Trong số các vị ấy thì không có bất kỳ vị nào dù chỉ một vị gọi là đã xuất gia do những nguyên nhân đã nói. Vì thế đức Thế Tôn đã thuyết rằng: “không phải bị thúc ép bởi đức vua v.v.”
vivekanti vivicca vivitto hutvā. idaṃ vuttaṃ hoti — yaṃ kāmehi ca akusaladhammehi ca vivittena paṭhamadutiyajjhānasaṅkhātaṃ pītisukhaṃ adhigantabbaṃ, sace taṃ vivicca kāmehi vivicca akusalehi dhammehi pītisukhaṃ nādhigacchati, aññaṃ vā upari dvinnaṃ jhānānaṃ catunnañca maggānaṃ vasena santataraṃ sukhaṃ nādhigacchati, tassa ime abhijjhādayo cittaṃ pariyādāya tiṭṭhantīti. tattha aratīti adhikusalesu dhammesu ukkaṇṭhitatā. tandīti ālasiyabhāvo. evaṃ yo pabbajitvā pabbajitakiccaṃ kātuṃ na sakkoti, tassa ime satta pāpadhammā uppajjitvā M.3.127 cittaṃ pariyādiyantīti dassetvā idāni yassa te dhammā cittaṃ pariyādāya tiṭṭhanti, soyeva samaṇakiccampi kātuṃ na sakkotīti puna vivekaṃ anuruddhā … pe … aññaṃ vā tato santataranti āha.
Vivekaṃ (sự viễn ly): là vị sống tách ly. Điều này được nói rằng – “vị đã tách ly khỏi các dục và bởi các bất thiện Pháp có thể chứng đạt được hỷ và lạc, được xem là Sơ thiền và Nhị thiền. Nếu như tự mình đã tách ra khỏi bởi các dục, đã tách ra khỏi các Pháp bất thiện vẫn chưa chứng đắc hỷ và lạc, hoặc vẫn chưa chứng đắc một trạng thái an tịnh hơn bởi năng lực của 2 thiền cao và với mãnh lực của 4 Đạo (thì) những tham ác v.v, này xâm chiếm tâm của vị Tỳ khưu ấy được thiết lập. Ở đây, arati (sự bất mãn): trạng thái ngao ngán ở các thiện Pháp cao cả. Tandī (sự mệt mỏi): trạng thái uể oải lừ đừ. Vị Tỳ khưu nào đã xuất gia như vậy không thể thực hành phận sự của vị Sa-môn, bảy ác pháp này đã khởi sanh nơi vị Tỳ khưu đó rồi xâm chiếm tâm trí của vị ấy. Đức Thế Tôn sau khi thuyết như vậy, bây giờ để trình bày những Pháp đó xâm chiếm tâm trí của vị Tỳ khưu nào được thiết lập thì vị Tỳ khưu ấy không thể thực hành phận sự của Sa-môn mới nói rằng: này các Anuruddha, hạng người vẫn chưa tách ly khỏi các dục, tách ly khỏi các bất thiện Pháp… chứng đắc hỷ và lạc, hoặc một trạng thái khác an tịnh hơn nữa.
evaṃ kaṇhapakkhaṃ dassetvā idāni teneva nayena sukkapakkhaṃ dassetuṃ puna vivekantiādimāha. tassattho vuttanayeneva veditabbo.
Đức Thế Tôn sau khi thuyết giảng phần Pháp đen như vậy, bây giờ để thuyết giảng phần Pháp trắng theo cách thức đó mới thuyết câu bắt đầu như sau: “bằng sự viễn ly” lần nữa. Nến biết ý nghĩa của cây đó theo cách thức đã được nói.
168. saṅkhāyāti jānitvā. ekanti P.3.182 ekaccaṃ. paṭisevatīti sevitabbayuttakaṃ sevati. sesapadesupi eseva nayo. upapattīsu byākarotīti sappaṭisandhike tāva byākarotu, appaṭisandhike kathaṃ byākarotīti. appaṭisandhikassa puna bhave paṭisandhi natthīti vadanto upapattīsu byākaroti nāma.
168 Saṅkhāyā (đã suy xét): đã biết rồi. Ekaṃ: một loại. paṭisevati (được thọ dụng): được thọ dụng những thứ nên được thọ dụng. Ngay cả trong câu còn lạ cũng có cách thực tương tự. upapattīsu byākaroti (Như Lai giải thích sự tái sanh): hãy giải thích về chúng sanh có sự tục sanh được nêu ra, những giải thích chúng sanh không có sự tục sanh như thế nào? Khi nói rằng sự tục sanh trong kiếp sống mới không có cùng vị không có sự tục sanh được gọi là giải thích về sự sanh khởi.
janakuhanatthanti V.3.130 janavimhāpanatthaṃ. janalapanatthanti mahājanassa upalāpanatthaṃ. na iti maṃ jano jānātūti evaṃ maṃ mahājano jānissati, evaṃ me mahājanassa antare kittisaddo uggacchissatīti imināpi kāraṇena na byākarotīti attho. uḷāravedāti mahantatuṭṭhino.
Janakuhanatthaṃ: nhằm mục đích lừa gạt người khác. Janalapanatthaṃ: nhằm mục đich nịnh hót quần chúng. na iti maṃ jano jānātu (quần chúng hãy biết ta không phải vì lý do này): Đại chúng sẽ biết như vậy. Tức là không giải thích bằng lý do này rằng: tiếng đồn tốt đẹp về ta sẽ được nổi lên ở giữa đại chúng như vậy. Uḷāravedā đồng nghĩa với mahantatuṭṭhino (có nhiều sự hoan hỷ).
169. so kho panassa āyasmāti so parinibbuto āyasmā imassa ṭhitassa āyasmato. evaṃsīlotiādīsu lokiyalokuttaramissakāva sīlādayo veditabbo. evaṃdhammoti ettha pana samādhipakkhikā dhammā dhammāti adhippetā. phāsuvihāro hotīti tena bhikkhunā pūritapaṭipattiṃ pūrentassa arahattaphalaṃ sacchikatvā phalasamāpattivihārena phāsuvihāro hoti, arahattaṃ pattumasakkontassa paṭipattiṃ pūrayamānassa caratopi phāsuvihāroyeva nāma hoti. iminā nayena sabbavāresu attho veditabboti.
169 so kho panassa āyasmā (vị tôn giả ấy là vị Tỳ khưu đó): vị ấy đã nhập diệt Nibbāna, là người mà ngài sống ở đây đã được thấy hoặc đã được nghe. Trong câu bắt đầu như sau: evaṃsīlo (vị có giới hạnh như vậy) nên biết giới v.v, hòa trộn bởi Pháp Hiệp thế và Pháp Siêu thế. Ở đây, Pháp trong từ evaṃdhammo (vị có Pháp như vậy) có ý muốn nói đến Pháp thuộc về phần của Định (samādhi). Phāsuvihāro (sự cư trú thoải mái): sự an trú thoải mái có được nơi vị Tỳ khưu thực hành trong Pháp hành mà vị Tỳ khưu ấy cần phải thực hành cho trọn vẹn bằng cách chứng ngộ A-ra-hán Thánh Quả, rồi sống thoải mái với sự an trú trong sự thể nhập Thánh Quả. Khi không thể chứng đắc quả vị A-ra-hán và khi thực hành Pháp hành cho đến khi thành tựu trọn vẹn gọi là vị có Pháp làm kim chỉ nam để sống thoải mái ngay cả phía trước (vị lai). Nên biết ý nghĩa trong tất cả các câu theo phương thức này.
Giải Thích Kinh Naḷakapāna Kết Thúc