Kinh số 66 – Giải Thích Kinh Ví Dụ Con Chim Cút
(Laṭukikopamasuttavaṇṇanā)Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Ví Dụ Con Chim Cút
148. evaṃ V.3.117 me sutanti laṭukikopamasuttaṃ. tattha yena so vanasaṇḍoti ayampi mahāudāyitthero bhagavatā saddhiṃyeva piṇḍāya pavisitvā saddhiṃ paṭikkami. tasmā yena so bhagavatā upasaṅkamanto vanasaṇḍo tenupasaṅkamīti veditabbo. apahattāti apahārako. upahattāti upahārako. paṭisallānā vuṭṭhitoti phalasamāpattito vuṭṭhito.
148 Kinh Ví Dụ Con Chim Cút được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, yena so vanasaṇḍo (vị ấy đi đến khu rừng rậm…): Trưởng lão Mahā Udāyi này đi khất thực với với đức Thế Tôn rồi đi trở về cùng với đức Thế Tôn đó. Vì thế nên hiểu rằng trưởng lão Mahā Udāyi đi vào khu rừng rậm nơi đức Thế Tôn đã đi vào. Apahattā (đã tẩy trừ): đã diệt trừ. Upahattā (đã đem lai): đã mang lại. paṭisallānā vuṭṭhito (rời khỏi chỗ thiền tịnh): Trưởng lão Mahā Udāyi rời khỏi chỗ thiền tịnh là xuất khỏi sự thể nhập Thánh Quả.
149. yaṃ M.3.115 bhagavāti yasmiṃ samaye bhagavā. iṅghāti āṇattiyaṃ nipāto. aññathattanti cittassa aññathattaṃ. tañca kho na bhagavantaṃ paṭicca, evarūpaṃ pana paṇītabhojanaṃ alabhantā kathaṃ yāpessāmāti evaṃ paṇītabhojanaṃ paṭicca ahosīti veditabbaṃ. bhūtapubbanti iminā rattibhojanassa paṇītabhāvaṃ dasseti. sūpeyyanti P.3.164 sūpena upanetabbaṃ macchamaṃsakaḷīrādi. samaggā bhuñjissāmāti ekato bhuñjissāma. saṅkhatiyoti abhisaṅkhārikakhādanīyāni. sabbā tā rattinti sabbā tā saṅkhatiyo rattiṃyeva honti, divā pana appā parittā thokikā hontīti. manussā hi divā yāgukañjiyādīhi yāpetvāpi rattiṃ yathāsatti yathāpaṇītameva bhuñjanti.
Yaṃ bhagavā: Vào lúc nào đức Thế Tôn. iṅghā (nhắc nhở) là một phân từ sử dụng với ý nghĩa mệnh lệnh. Aññathattaṃ (cảm thấy thất vọng): sự biến đổi của tâm. Nên biết rằng sự thất vọng khởi lên do nương vào lợi lộc là sự thọ dụng vật thực thượng hạng như vầy rằng: ta không thọ dụng vật thực thượng vị bằng hình thức như vậy do nương tựa vào đức Thế Tôn đó, sẽ duy trì mạng sống thế nào? Bhūtapubbaṃ (chuyện đã từng xảy ra): Trưởng lão Udāyi trình bày tính chất ngọt ngon của việc thọ dụng vật thực vào ban đêm. Sūpeyyaṃ (đồ ăn nên có súp): Cà, thịt và măng v.v, cần được mang đi nấu canh. samaggā bhuñjissāma (chúng ta sẽ cùng ăn chung với nhau): Ta sẽ thọ dụng vật thực cùng nhau, tức là ăn chung với nhau. Saṅkhatiyo (nơi dành cho nấu nướng): vật thực loại cứng loài mềm được nấu nướng. sabbā tā rattiṃ (tất cả có vị ngon vào ban đêm): tất cả vật thực loại cứng loài mềm được nấu nướng đó đều có vị ngon vào ban đêm, vào ban ngày thì rất ít hương vị. Bởi vì ban ngày con người nuôi mạng với cháo và cơm v.v, còn ban đêm thọ dụng đặc biệt thơm ngon tùy theo khả năng, tùy theo năng lực.
puna bhūtapubbanti iminā ratti vikālabhojane ādīnavaṃ dasseti. tattha andhakāratimisāyanti bahalandhakāre. māṇavehīti corehi. katakammehīti katacorakammehi. corā kira katakammā yaṃ nesaṃ devataṃ āyācitvā kammaṃ nipphannaṃ, tassa upahāratthāya manusse māretvā galalohitādīni gaṇhanti. te aññesu manussesu māriyamānesu kolāhalā uppajjissanti, pabbajitaṃ pariyesanto nāma natthīti maññamānā bhikkhū gahetvā mārenti. taṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ. akatakammehīti aṭavito gāmaṃ āgamanakāle kammanipphannatthaṃ puretaraṃ balikammaṃ kātukāmehi. asaddhammena nimantetīti “ehi bhikkhu ajjekarattiṃ idheva bhuñjitvā idha vasitvā sampattiṃ anubhavitvā sve gamissasī”ti methunadhammena nimanteti.
Lại nữa bhūtapubbaṃ (chuyện đã từng xảy ra): Trưởng lão Udāyi trình bày đến lỗi lầm trong việc thọ dụng vào ban đêm và thọ dụng phi thời. Ở đó, andhakāratimisāyaṃ (trong bóng tối của đêm đen): vào lúc trời tối tăm. Māṇavehi (với những kẻ cướp): bọn trộm cướp. Katakammehi (đã hành sự): (bọn cướp) đã hành sự. Kể rằng bọn cướp đó đã hành sự giết người, lấy tiết ở cổ họng v.v, nhằm mục đích đem hành động đã được thành tựu đến làm vật hiến tế các vị thần để tạ lễ, bọn cướp nghĩ rằng khi người khác bị giết cũng sẽ gào thét dữ dội, nếu tìm được những vị xuất gia sẽ không có tiếng gào thét dữ dội nên đã bắt các vị Tỳ khưu để sát hại. Ngài nói liên hệ đến ý nghĩ này. Akatakammehi (vẫn chưa hành sự): mong muốn vật hiến tế đến vị thần trước nhằm mục đích hoàn thành việc làm vào thời điểm từ rừng đi vào làng. asaddhammena nimanteti (người đàn bà mời mọc một cách bất chánh): mời mọc thực hiện việc đôi lứa: “Này Tỳ khưu, ngài hãy đến đây, hôm nay ngài sẽ ăn ở đây, sẽ sống ở chỗ này suốt đêm, rồi hưởng thụ sự hạnh phúc” ngày mai rồi hãy đi.
puna bhūtapubbanti iminā attanā diṭṭhakāraṇaṃ katheti. vijjantarikāyāti P.3.165 vijjuvijjotanakkhaṇe V.3.118. vissaramakāsīti mahāsaddamakāsi. abhummeti bhū’ti vaḍḍhi, abhū’ti avaḍḍhi, vināso mayhanti attho. pisāco vata manti pisāco maṃ khādituṃ āgato vata. ātumārī mātumārīti ettha ātūti pitā, mātūti mātā. idaṃ vuttaṃ hoti — yassa pitā vā mātā vā atthi, taṃ mātāpitaro amhākaṃ puttakoti yathā tathā vā uppādetvā yaṃkiñci khādanīyabhojanīyaṃ datvā ekasmiṃ ṭhāne sayāpenti. so evaṃ rattiṃ piṇḍāya na carati. tuyhaṃ pana mātāpitaro matā maññe, tena evaṃ carasīti.
Hơn nữa, Bhūtapubbaṃ (chuyện đã từng xảy ra): Trưởng lão Udāyi nói đến nguyên nhân đã được nhìn thấy bởi chính mình. Vijjantarikāyā (trong khi trời sấm chớp): trong lúc trời sấm chớp. Vissaramakāsi (âm thanh lớn): âm thanh to lớn. Abhumme (chết rồi): bhū: sự phát triển, abhū: sự hoại diệt, tức là sự hoại diệt đã có nơi tôi. pisāco vata maṃ (quả thật có con quỷ theo tôi): Con quỷ quả thật đi đến ăn thịt tôi. Nên hiểu ý nghĩa câu này rằng ātumārī mātumārī (cha mẹ…chết) như sau: ātu: cha, mātu: mẹ. Ngài giải thích rằng cha hoặc mẹ của vị Tỳ khưu nào có mặt, cha và mẹ khởi lên lòng yêu mến vị Tỳ khưu ấy rằng là con trai của tôi, cho vật thực cứng vật thực mềm bất kỳ loại nào, cho ngủ ở một nơi. Như vậy vị ấy không đi khất thực vào ban đêm. Tuy nhiên mẹ và cha của vị ấy có thể chết, bởi lý do ấy vị mới đi như thế.
150. evamevāti M.3.116 evameva kiñci ānisaṃsaṃ apassantā nikkāraṇeneva. evamāhaṃsūti garahanto āha. tattha āhaṃsūti vadanti. kiṃ panimassāti imassa appamattakassa hetu kiṃ vattabbaṃ nāma, nanu apassantena viya asuṇantena viya bhavitabbanti. oramattakassāti parittamattakassa. adhisallikhatevāyanti ayaṃ samaṇo navanītaṃ pisanto viya padumanāḷasuttaṃ kakacena okkantanto viya atisallekhati, ativāyāmaṃ karoti. sikkhākāmāti sāriputtamoggallānādayo viya sikkhākāmā, tesu ca appaccayaṃ upaṭṭhapenti. tesañhi evaṃ hoti “sace P.3.166 ete ‘appamattakametaṃ, haratha bhagavā’ti vadeyyuṃ, kiṃ satthā na hareyya. evaṃ pana avatvā bhagavantaṃ parivāretvā nisinnā ‘evaṃ bhagavā, sādhu bhagavā, paññapetha bhagavā’ti atirekataraṃ ussāhaṃ paṭilabhantī”ti. tasmā tesu appaccayaṃ upaṭṭhapenti.
150 Evameva (thật vậy): những kẻ rồ dại không nhìn thấy điều lợi ích gì như thế, đức Thế Tôn đã khiển trách mới thuyết evamāhaṃsu (vị ấy trở lại nói như thế). Ở đó āhaṃsu: nói. kiṃ panimassā (tại sao…này): tại sao phải nói lời chỉ trích chỉ vì nhân của lỗi nhỏ nhặt này, nên làm giống như không nhìn thấy, giống như không nghe thấy không phải sao? Oramattakassa (lỗi nhỏ nhặt): việc nhỏ nhặt không đáng kể. Adhisallikhatevāyaṃ (Vị Sa-môn này đặt quá nặng về cấm đoán, đoạn giảm): vị Sa-môn này quá nghiêm khắc, tức là thực hành sự tinh tấn quá mức, tựa như uống bơ đặc, giống như cắt cuống hoa sen bằng lưỡi cưa. Sikkhākāmā (vị mong muốn học tập): vị mong muốn việc học tập, giống như trưởng lão Sārīputta và trưởng lão Moggallāna v.v, gây lên sự bất mãn nơi những vị ấy. Kẻ rồ dại ấy có suy nghĩ như vầy: “Nếu như những vị Tỳ khưu này có thể nói rằng: ‘bạch đức Thế Tôn, xin ngài hãy mang lỗi lầm nhỏ nhặt này ra khỏi, tại sao bậc Đạo Sư lại không mang ra khỏi? Hơn nữa, khi các vị Tỳ khưu không nói như thế, ngồi vây quanh đức Thế Tôn, trong khi đạt được nhiệt tâm vượt trội rằng: ‘Như vậy bạch đức Thế Tôn, lành thay bạch đức Thế Tôn, hãy chế định bạch đức Thế Tôn.” Vì thế, những kẻ rồ dại được gọi là gây nên sự bất mãn chống đối những Tỳ khưu ấy.
tesanti tesaṃ ekaccānaṃ moghapurisānaṃ. tanti taṃ appamattakaṃ pahātabbaṃ. thūlo kaliṅgaroti gale baddhaṃ mahākaṭṭhaṃ viya hoti. laṭukikā sakuṇikāti cātakasakuṇikā. sā kira ravasataṃ ravitvā naccasataṃ naccitvā sakiṃ gocaraṃ gaṇhāti. ākāsato bhūmiyaṃ patiṭṭhitaṃ pana naṃ disvā vacchapālakādayo kīḷanatthaṃ pūtilatāya bandhanti. taṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ. āgametīti upeti. tañhi tassāti taṃ pūtilatābandhanaṃ tassā appasarīratāya ceva appathāmatāya ca balavabandhanaṃ nāma, mahantaṃ nāḷikerarajju viya ducchijjaṃ hoti. tesanti tesaṃ moghapurisānaṃ saddhāmandatāya ca paññāmandatāya ca balavaṃ bandhanaṃ nāma, dukkaṭavatthumattakampi mahantaṃ pārājikavatthu viya duppajahaṃ hoti.
Tesaṃ: của những kẻ rồ dại đó. Taṃ: Cần dứt trừ lỗi lầm dầu nhỏ nhặt ấy. thūlo kaliṅgaro (một khúc gỗ to lớn): giống như một khúc gỗ to lớn buộc vào cổ. laṭukikā sakuṇikā (chim cút mái): con chim cút mái. Kể rằng con chim cút ấy kêu một trăm lần, nhảy một trăm lần tìm kiếm thức ăn một lần, người nuôi bò v.v, nhìn thấy con chim cút mái ấy bay trong hư không đáp xuống và đứng ở trên mặt đất mới lấy sợi dây leo buộc lại để chơi giỡn kiểu vật nuôi. Điều này được nói liên quan đến việc trói buộc đó. āgameti (chờ đợi): đến gần. tañhi tassā (phương tiện trối buộc): việc trói buộc bằng sợi dây leo ấy gọi là sự trói buộc có năng lực, bởi vì chim cút mái có thân nhỏ và sức lực yếu. Ngay cả sợi dây xơ dừa cũng vẫn to lớn và khó đứt. Tesaṃ (của chư Tỳ khưu ấy): đối với những kẻ rồ dại ấy sợi dây trói buộc được xem là có sức mạnh bởi họ có đức tin yếu ớt, và có trí tuệ kém dẫu cho sai phạm chỉ là lỗi tác ác cũng trở nên to tác khó từ bỏ như thể phạm tội bất cộng trụ.
151. sukkapakkhe pahātabbassāti kiṃ imassa appamattakassa pahātabbassa hetu bhagavatā V.3.119 vattabbaṃ atthi, yassa no bhagavā pahānamāha. nanu evaṃ bhagavato adhippāyaṃ ñatvāpi pahātabbamevāti attho. appossukkāti anussukkā. pannalomāti P.3.167 patitalomā, na tassa pahātabbabhayena uddhaggalomā. paradattavuttāti parehi dinnavuttino, parato laddhena yāpentāti attho. migabhūtena cetasā viharantīti apaccāsīsanapakkhe M.3.117 ṭhitā hutvā viharanti. migo hi pahāraṃ labhitvā manussāvāsaṃ gantvā bhesajjaṃ vā vaṇatelaṃ vā labhissāmīti ajjhāsayaṃ akatvā pahāraṃ labhitvāva agāmakaṃ araññaṃ pavisitvā pahaṭaṭṭhānaṃ heṭṭhā katvā nipatitvā phāsubhūtakāle uṭṭhāya gacchati. evaṃ migā apaccāsīsanapakkhe ṭhitā. idaṃ sandhāya vuttaṃ “migabhūtena cetasā viharantī”ti. tañhi tassāti taṃ varattabandhanaṃ tassa hatthināgassa mahāsarīratāya ceva mahāthāmatāya ca dubbalabandhanaṃ nāma. pūtilatā viya suchijjaṃ hoti. tesaṃ tanti tesaṃ taṃ kulaputtānaṃ saddhāmahantatāya ca paññāmahantatāya ca mahantaṃ pārājikavatthupi dukkaṭavatthumattakaṃ viya suppajahaṃ hoti.
Trong phần Pháp trắng nên hiểu như sau: pahātabbassa (cần phải từ bỏ): lỗi lầm dù nhỏ cũng nên từ bỏ, nguyên nhân nào khiến đức Thế Tôn nói lời như vầy: chúng ta cần phải từ bỏ. Dầu biết được ước muốn của đức Thế Tôn như vậy nên từ bỏ không phải sao? Appossukkā (ít lăng xăng): không có sự lăng xăng nữa. Pannalomā (lắng dịu): không có tóc dựng đứng do sợ hãi dứt trừ những lỗi lầm nhỏ nhặt đó. Paradattavuttā (duy trì mạng sống với đồ vật người khác bố thí): tức là nuôi mạng với đồ vật nhận được từ người khác. Migabhūtena cetasā viharanti (sống với tâm tựa như con thú rừng): vị sống đã được thiết lập ở phía không có sự mong cầu. Thật vậy, con thú đã bị thương không nghĩ rằng: ta sẽ đi đến chỗ trú của loài người, sẽ nhận được thuốc men hoặc dầu để bôi lên vết thương, sau khi đã bị làm hại đã đi vào rừng không phải nhà, từ bỏ nơi bị làm hại lại phía sau, rồi nằm nghỉ, sau khi dễ chịu lại đứng lên đi. Các loài thú đó được thiết lập ở phần của sự không mong cầu như thế, đã nói rằng: “sống với tâm tựa như con thú rừng” muốn đề cập đến câu này. tañhi tassā (là sợi dây trói buộc): việc cột chặt bằng sợi dây đó gọi là sự trói buộc yếu ớt bởi Long Tượng ấy có thân hình to lớn, khỏe mạnh, (cho nên) sợi dây trói buộc ấy dễ đứt tựa như dây leo. tesaṃ taṃ (của vị Tỳ khưu đó): đối với những thiện nam tử ấy do các vị có lòng tin mạnh mẽ, có trí tuệ vĩ đại dẫu cho giới bất cộng trụ là giới nghiêm trọng (cũng xem là) từ bỏ dễ dàng giống như những tội tác ác.
152. daliddoti dāliddiyena samannāgato. assakoti nissako. anāḷhiyoti anaḍḍho. agārakanti khuddakagehaṃ. oluggavilugganti yassa gehayaṭṭhiyo piṭṭhivaṃsato muccitvā maṇḍale laggā, maṇḍalato muccitvā bhūmiyaṃ laggā. kākātidāyinti yattha kiñcideva bhuñjissāmāti anto nisinnakāle visuṃ dvārakiccaṃ nāma natthi, tato tato kākā P.3.168 pavisitvā parivārenti. sūrakākā hi palāyanakāle ca yathāsammukhaṭṭhāneneva nikkhamitvā palāyanti. naparamarūpanti na puññavantānaṃ gehaṃ viya uttamarūpaṃ. khaṭopikāti vilīvamañcako. oluggaviluggāti oṇatuṇṇatā. dhaññasamavāpakanti dhaññañca samavāpakañca. tattha dhaññaṃ nāma kudrūsako. samavāpakanti lābubījakumbhaṇḍabījakādi bījajātaṃ. naparamarūpanti yathā puññavantānaṃ gandhasālibījādi parisuddhaṃ bījaṃ, na evarūpaṃ. jāyikāti kapaṇajāyā. naparamarūpāti pacchisīsā lambatthanī mahodarā pisācā viya bībhacchā. sāmaññanti samaṇabhāvo. so vatassaṃ, yohanti so vatāhaṃ puriso nāma assaṃ, yo kesamassuṃ ohāretvā pabbajeyyanti.
152 Daliddo (người nghèo) là người gắn liền với sự nghèo túng. Assako (không có gì là của tôi): tôi không có gì cả. Anāḷhiyo: không phải người giàu sang. Agārakaṃ: có căn nhà nhỏ. Oluggaviluggaṃ: có mái che và dây buộc đã tách rời, tức là có mái che bị rơi khởi mái nhà, móc vào vách, rơi từ vách xuống dưới mặt đất. Kākātidāyiṃ (phải tránh xa lũ quạ): thời gian ngồi ở bên trong nhà với suy nghĩ rằng: sẽ ăn một thứ gì đó, không đóng cửa lại, từ đó bầy quạ bay đến bao vây xung quanh, nhưng lũ quạ đủ can đảm trong lúc trốn thoát, chúng sẽ bay ngang ở trước mặt. Naparamarūpaṃ (không đẹp): vẻ bề ngoài không đẹp giống như nhà của người có phước báu. Khaṭopikā: chỉ có một. Oluggaviluggā (đã tách rời): bị mục nát. Dhaññasamavāpakaṃ: bao gồm các loại lúa mì, gạo, và các loại hạt để gieo trồng, một loại hạt (kudrūsako, bắp, lúa) gọi là dhañña. Hạt giống chẳng hạng như hạt bí ngô, hạt bầu gọi là samavāpakaṃ. Naparamarūpaṃ (không phải loại giống tốt): hạt giống sạch sẽ chẳng hạng như hạt gạo sālī có hương thơm v.v, không phải loại giống tốt giống như của hạng người có phước báu. Jāyikā (người vợ): người vợ nghèo nàn. Naparamarūpā (có sắc không xinh đẹp): gương mặt xấu xí, ngực xệ xuống dưới tựa như cái giỏ xách, tựa như con quỷ bụng phệ. Sāmaññaṃ: Bản thể Sa-môn. So vatassaṃ, yohaṃ: quả thật ta cũng là người nam, sau khi cạo bỏ tóc và râu có thể xuất gia.
so na sakkuṇeyyāti so evaṃ cintetvāpi gehaṃ gantvā — “pabbajjā nāma lābhagarukā dukkarā durāsadā, sattapi aṭṭhapi gāme piṇḍāya caritvā yathādhoteneva pattena āgantabbampi hoti V.3.120, evaṃ yāpetuṃ asakkontassa M.3.118 me puna āgatassa vasanaṭṭhānaṃ icchitabbaṃ, tiṇavallidabbasambhārā nāma dussamodhāniyā, kinti karomī”ti vīmaṃsati. athassa taṃ agārakaṃ vejayantapāsādo viya upaṭṭhāti. athassa khaṭopikaṃ oloketvā — “mayi gate imaṃ visaṅkharitvā uddhanālātaṃ karissanti, puna aṭṭanipādavilīvādīni laddhabbāni honti, kinti P.3.169 karissāmī”ti cinteti. athassa sā sirisayanaṃ viya upaṭṭhāti. tato dhaññakumbhiṃ oloketvā — “mayi gate ayaṃ gharaṇī imaṃ dhaññaṃ tena tena saddhiṃ bhuñjissati. puna āgatena jīvitavutti nāma laddhabbā hoti, kinti karissāmī”ti cinteti. athassa sā aḍḍhateḷasāni koṭṭhāgārasatāni viya upaṭṭhāti. tato mātugāmaṃ oloketvā — “mayi gate imaṃ hatthigopako vā assagopako vā yo koci palobhessati, puna āgatena bhattapācikā nāma laddhabbā hoti, kinti karissāmī”ti cinteti. athassa sā rūpinī devī viya upaṭṭhāti. idaṃ sandhāya “so na sakkuṇeyyā”tiādi vuttaṃ.
so na sakkuṇeyya (vị ấy không thể): dẫu cho vị ấy nghĩ như vậy cũng quay trở lại đời sống tại gia, vị ấy suy xét rằng – “việc xuất gia được xem là việc hệ trọng, khó thực hành, khó thể đạt đến, ngay cả việc đi khất thực ở bảy nhà, hay tám nhà cũng trở về rửa bình bát (bình bát không), ta không thể sống như thế được, mới quay trở về (hoàn tục), sống ở nhà ta tốt hơn, gom nhặt vật liệu xây cất cần thiết là cỏ và dây leo cũng tìm kiếm khó khăn, xuất gia để làm gì? khi ấy một ngôi nhà nhỏ của vị ấy hiện lên tựa như cung điện chiến thắng. Kể từ đó sau khi quan sát khung giường đã khởi lên suy nghĩ – “Khi ta đi rồi mọi người sẽ không sửa lại cái khung giường này sẽ biến nó thành cái bếp lò, ta nên kiếm thêm mây và tre để làm lại khung giường mới. Ta xuất gia để làm gì?” Khi ấy khung giường của vị ấy hiện ra tựa như phòng ngủ hoàng gia. Khi ấy, sau khi quan sát cái bồ đựng thóc lúa rồi suy nghĩ rằng – “Khi ta đi rồi, người phụ nữ này sẽ thọ dụng cơm gạo cùng với người đàn ông đó. Ta cần phải trở về để bắt đầu một cuộc sống mới, ta xuất gia để làm gì?” Lúc đó cái bồ đựng thóc lúa của vị ấy hiện ra tựa như 1,250 bồ đựng thóc lúa. Từ đó sau khi nhìn vợ đã nghĩ rằng – “khi ta đi rồi, người nuôi voi, hoặc người nuôi ngựa, bất kỳ người nào cũng sẽ tán tỉnh người vợ này, ta nên quay về tìm kiếm người nữ đầu bếp mới, ta xuất gia để làm gì?” Khi ấy vợ của vị ấy xuất hiện tựa như một thiên nữ xinh đẹp. Để đề cập đến điều này mới nói rằng “vị ấy không thể…”
153. nikkhagaṇānanti suvaṇṇanikkhasatānaṃ. cayoti santānato katasannicayo. dhaññagaṇānanti dhaññasakaṭasatānaṃ.
Nikkhagaṇānaṃ (vô số vàng bạc chất đống): hàng trăm khối vàng. Cayo (chất đóng): đã thực hiện chồng chất tích lũy. Dhaññagaṇānaṃ (gạo thóc): gạo thóc hàng trăm cỗ xe.
154. cattārome, udāyi, puggalāti idha kiṃ dasseti? heṭṭhā “te tañceva pajahanti, te tañceva nappajahantī”ti pajahanakā ca appajahanakā ca rāsivasena dassitā, na pāṭiyekkaṃ vibhattā. idāni yathā nāma dabbasambhāratthaṃ gato puriso paṭipāṭiyā rukkhe chinditvā puna nivattitvā vaṅkañca pahāya kamme upanetabbayuttakameva gaṇhāti, evameva appajahanake chaḍḍetvā abbohārike katvā pajahanakapuggalā cattāro hontīti dassetuṃ imaṃ desanaṃ ārabhi.
Đức Thế Tôn thuyết đến điều gì trong lời này “cattārome, udāyi, puggalā (này Udāyi bốn hạng người…)”. Những hạng người ấy đã dứt trừ bản thể của sự tái sanh ở phần sau và những hạng người ấy không dứt trừ bản thể của sự tái sanh, bởi thế đức Thế Tôn đã thuyết hạng người dứt trừ và cả hạng người không dứt trừ với khả năng thành nhóm. Không phân tách riêng lẽ. Bây giờ, đức Thế Tôn để thuyết giảng hạng người từ bỏ bản thể của sự tái sanh nhưng chưa dứt trừ được, đã thực hành để trở thành abbohārika có bốn hạng, giống như hạng người nhằm mục đích gom nhặt vật liệu cần thiết (vật liệu dùng để làm nhà), mới chặt cây cối theo thứ tự, rồi quay trở lại chặt bỏ phần dư thừa chỉ lấy những cây thích hợp để có thể mang đi sử dụng cho công việc, vì thế mới bắt đầu thuyết giảng điều này.
upadhipahānāyāti khandhupadhikilesupadhiabhisaṅkhārupadhikāmaguṇūpadhīti imesaṃ upadhīnaṃ pahānāya. upadhipaṭisaṃyuttāti upadhianudhāvanakā. sarasaṅkappāti ettha saranti dhāvantīti sarā. saṅkappentīti P.3.170 saṅkappā. padadvayenapi vitakkāyeva vuttā. samudācarantīti abhibhavanti ajjhottharitvā vattanti. saṃyuttoti kilesehi saṃyutto. indriyavemattatāti indriyanānattatā M.3.119. kadāci karahacīti bahukālaṃ vītivattetvā. satisammosāti satisammosena. nipātoti ayokaṭāhamhi V.3.121 patanaṃ. ettāvatā “nappajahati, pajahati, khippaṃ pajahatī”ti tayo rāsayo dassitā. tesu cattāro janā nappajahanti nāma, cattāro pajahanti nāma, cattāro khippaṃ pajahanti nāma.
Upadhipahānāya (để dứt trừ bản thể của sự tái sanh): để dứt trừ những mầm tái sanh này (là) uẩn là mầm tái sanh, phiền não là mầm tái sanh, thắng hành là mầm tái sanh, sự trói buộc trong các dục là mầm tái sanh. Upadhipaṭisaṃyuttā (gắn liền với bản thể của sự tái sanh): chạy theo bản thể của sự tái sanh. Sarasaṅkappā (tư duy liên hệ đến bản thể của tái sanh): ở đây sarā với ý nghĩa chạy theo, đuổi theo. gọi là saṅkappā bởi ý nghĩa tư duy, với 2 từ này ngài đã nói đến chính vitakka (suy tầm). Samudācaranti (chi phối): chế ngự, dẫn đến nhận chìm. Saṃyutto (phối hợp): tương ưng với các phiền não. Indriyavemattatā (bởi…sự khác biệt của các quyền): sự khác biệt của các quyền. kadāci karahaci (thỉnh thoảng): trải qua khoảng thời gian lâu dài. Satisammosā (có sự lẫn lộn về niệm): do sự lẫn lộn của niệm. Nipāto (rơi xuống): rơi xuống trong cái chậu nhỏ. Chỉ chừng ấy ngài đã chỉ ra 3 nhóm người: “vẫn chưa dứt trừ, dứt trừ, và dứt trừ nhanh chóng.” Trong 3 nhóm đó, 4 hạng người gọi là chưa dứt trừ được, 4 hạng người gọi là dứt trừ, 4 hạng người gọi là dứt trừ nhanh chóng.
tattha puthujjano sotāpanno sakadāgāmī anāgāmīti ime cattāro janā nappajahanti nāma. puthujjanādayo tāva mā pajahantu, anāgāmī kathaṃ na pajahatīti? sopi hi yāvadevassa bhavalobho atthi, tāva ahosukhaṃ ahosukhanti abhinandati. tasmā nappajahati nāma. eteyeva pana cattāro janā pajahanti nāma. sotāpannādayo tāva pajahantu, puthujjano kathaṃ pajahatīti? āraddhavipassako hi satisammosena sahasā kilese uppanne “mādisassa nāma bhikkhuno kileso uppanno”ti saṃvegaṃ katvā vīriyaṃ paggayha vipassanaṃ vaḍḍhetvā maggena kilese samugghāteti. iti so pajahati nāma. teyeva cattāro khippaṃ pajahanti nāma. tattha imasmiṃ sutte, mahāhatthipadopame (ma. ni. 1.288 ādayo), indriyabhāvaneti (ma. ni. 3.453 ādayo) imesu suttesu kiñcāpi tatiyavāro gahito, pañho pana dutiyavāreneva kathitoti veditabbo.
Trong những hạng người đó 4 hạng người là phàm phu, bậc Thánh Tu-đà-hườn, bậc Thánh Tư-đà-hoàn, bậc Thánh A-na-hàm gọi là vẫn chưa dứt trừ. Phàm nhân v.v, vẫn chưa dứt trừ được nêu ra. Bậc Thánh A-na-hàm vẫn chưa dứt trừ như thế nào? Thật vậy, chính Bậc Thánh A-na-hàm vẫn còn hoàn hỷ rằng: “ôi thật an lạc, ôi thật hạnh phúc” cho đến khi ấy vẫn có sự tham muốn trong kiếp sống của chư Thiên. Vì thế gọi là vẫn chưa dứt trừ được. Còn 4 hạng người gọi là dứt trừ được, bậc Thánh Tu-đà-hoàn v.v, được nêu ra trước. Phàm nhân dứt trừ như thế nào? Bởi vì phàm nhân tu tập Minh sát đã tạo nên niềm xúc động rằng “phiền não đã sanh khởi một cách thình lình do sự lẫn lộn về niệm “phiền não đã sanh khởi nơi vị Tỳ khưu như tôi” duy trì sự tinh tấn phát triển Minh sát bứng tận gốc phiền não bằng Thánh Đạo. Hạng Phàm nhân ấy gọi là dứt trừ được. Bốn hạng người ấy gọi là dứt trừ nhanh chóng. Ngài nắm lấy phần thứ ba trong bài kinh này là trong bài kinh này Mahāhatthipadopama (ma. ni. 1.288 ādayo), trong bài Kinh Indriyabhāvanā (ma. ni. 3.453 ādayo), thậm chí vấn đề cũng nên hiểu ngài đã nói trong phần hai ấy.
upadhi P.3.171 dukkhassa mūlanti ettha pañca khandhā upadhi nāma. taṃ dukkhassa mūlanti iti viditvā kilesupadhinā nirupadhi hoti, niggahaṇo nitaṇhoti attho. upadhisaṅkhaye vimuttoti taṇhakkhaye nibbāne ārammaṇato vimutto.
Năm uẩn gọi là mầm tái sanh, bản thể của sự tái sanh trong câu này upadhi dukkhassa mūlaṃ (bản thể của sự tái sanh là gốc của khổ đau). Sau khi biết rằng bản thể của sự tái sanh là khổ như vậy, là người không có bản thể của sự tái sanh bởi phiền não sanh y. Tức là không có bám lấy, không có tham ái. Upadhisaṅkhaye vimutto (giải thoát với sự đoạn diệt mầm tái sanh): hướng tâm đến Nibbāna là nơi chấm dứt tham ái với tính chất làm cảnh.
155. evaṃ cattāro puggale vitthāretvā idāni ye pajahanti, te “ime nāma ettake kilese pajahanti”. ye nappajahanti, tepi “ime nāma ettake kilese nappajahantī”ti dassetuṃ pañca kho ime udāyi kāmaguṇātiādimāha. tattha miḷhasukhanti asucisukhaṃ. anariyasukhanti anariyehi sevitasukhaṃ. bhāyitabbanti etassa sukhassa paṭilābhatopi vipākatopi bhāyitabbaṃ. nekkhammasukhanti kāmato nikkhantasukhaṃ. pavivekasukhanti gaṇatopi kilesatopi pavivittasukhaṃ. upasamasukhanti rāgādivūpasamatthāya sukhaṃ. sambodhasukhanti maggasaṅkhātassa sambodhassa nibbattanatthāya M.3.120 sukhaṃ. na bhāyitabbanti etassa sukhassa paṭilābhatopi vipākatopi na bhāyitabbaṃ, bhāvetabbamevetaṃ.
Sau khi đức Thế Tôn đã giải thích chi tiết 4 hạng người như vậy, bây giờ để thuyết đến hạng người nào dứt trừ được, hạng người ấy gọi là dứt trừ phiền não chỉ chừng ấy. Hạng người nào không dứt trừ được, thậm chí hạng người đó cũng gọi là không dứt trừ phiền não chừng ấy, mới thuyết lời bắt đầu như sau: “pañca kho ime udāyi kāmaguṇā (này Udāyi, sự trói buộc của năm dục này…)” Ở đó, miḷhasukhaṃ (sự an lạc không sạch sẽ): sự an lạc không sạch sẽ. Anariyasukhaṃ (không phải sự an lạc của bậc Thánh): sự an lạc này bậc Thánh nhân không thọ lãnh. Bhāyitabbaṃ (đáng phải sợ hãi): đáng sợ hãi từ việc nhận lãnh sự an lạc này, từ quả thành tựu. Nekkhammasukhaṃ (sự an lạc khởi lên từ xuất ly các dục): Sự an lạc khởi lên từ việc xuất ly khỏi các dục. Pavivekasukhaṃ (sự an lạc khởi lên do sống tịch tịnh): Sự an lạc khởi lên từ sự vắng lặng từ hội nhóm, hay từ phiền não. Upasamasukhaṃ (sự an lạc khởi lên từ sự yên tịnh): Sự an lạc khởi lên vì lợi ích của sự an tịnh từ ái luyến v.v. Sambodhasukhaṃ (Sự an lạc khởi lên từ sự giác ngộ): Sự an lạc vì lời ích sanh khởi sự giác ngộ được xem là Thánh Đạo. Na bhāyitabbaṃ (không đáng phải sợ hãi): Không nên sợ hãi từ việc đạt được an lạc này, từ quả thành tựu. Sự an lạc này đáng được cho sanh khởi.
156. iñjitasmiṃ V.3.122 vadāmīti iñjanaṃ calanaṃ phandananti vadāmi. kiñca tattha iñjitasminti kiñca tattha iñjitaṃ. idaṃ tattha iñjitasminti ye ete aniruddhā vitakkavicārā, idaṃ tattha iñjitaṃ. dutiyatatiyajjhānesupi eseva nayo. aniñjitasmiṃ vadāmīti idaṃ catutthajjhānaṃ aniñjanaṃ acalanaṃ nipphandananti vadāmi.
156 Iñjitasmiṃ vadāmi (Sơ thiền ta nói vẫn lay động): Sơ thiền này ta nói rằng lay động, rung động, xao động. Kiñca tattha iñjitasmiṃ (trong Sơ thiền ấy có gì lay động?): Sơ thiền ấy có gì lay động? Idaṃ tattha iñjitasmiṃ (đây là sự lay động của Sơ thiền ấy): Tầm và Tứ không diệt đây là sự lay động của Sơ thiền ấy. Ngay cả trong Nhị thiền và Tam thiền cũng có cách thức tương tự y như thế. Aniñjitasmiṃ vadāmi (Tứ thiền này ta nói rằng không lay động): Tứ thiền này ta nói rằng không lay động, không rung động, không xao động.
analanti vadāmīti akattabbāalayanti vadāmi, taṇhālayo P.3.172 ettha na uppādetabboti dasseti. atha vā analaṃ apariyattaṃ, na ettāvatā alametanti sanniṭṭhānaṃ kātabbanti vadāmi. nevasaññānāsaññāyatanassāpīti evarūpāyapi santāya samāpattiyā pahānameva vadāmi. aṇuṃ vā thūlaṃ vāti khuddakaṃ vā mahantaṃ vā appasāvajjaṃ vā mahāsāvajjaṃ vā. sesaṃ sabbattha uttānameva. desanā pana neyyapuggalassa vasena arahattanikūṭeneva niṭṭhāpitāti.
Analanti vadāmi (ta nói rằng không nên quyến luyến): ta nói rằng không nên dính mắc. Đức Thế Tôn thuyết rằng không nên quyến luyến trong dục vọng khởi sanh trong thiền này, hơn nữa ta nói rằng không nên thực hiện sự quyết định rằng không đủ, không có nơi tận cùng, chỉ chừng này sẽ đủ. Nevasaññānāsaññāyatanassāpi (ngay cả Phi tưởng phi phi tưởng xứ): Ta nói cả việc đoạn trừ do sự chứng đạt sự an tịnh dù là hình thức như vậy. Aṇuṃ vā thūlaṃ vā (hoặc các kiết sử vi tế, hay thô thiển): Các kiết sử nhỏ, hay lớn, có ít lỗi lầm, hay nhiều lỗi lầm. Các từ còn lại đơn giản. Hơn nữa, đức Thế Tôn kết thúc Pháp thoại bởi đỉnh cao là quả vị A-ra-hán, bởi khả năng của hạng người cần được dẫn dắt.
Kinh Ví Dụ Con Chim Cút Kết Thúc.