Kinh số 65 – Giải Thích Kinh Bhaddāli
(Bhaddālisuttavaṇṇanā)Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Bhaddāli
134. evaṃ V.3.107 me sutanti bhaddālisuttaṃ. tattha ekāsanabhojananti ekasmiṃ purebhatte asanabhojanaṃ, bhuñjitabbabhattanti attho. appābādhatantiādīni kakacopame vitthāritāni. na ussahāmīti na sakkomi. siyā kukkuccaṃ siyā vippaṭisāroti evaṃ bhuñjanto yāvajīvaṃ brahmacariyaṃ carituṃ sakkhissāmi nu kho, na nu khoti iti me vippaṭisārakukkuccaṃ bhaveyyāti attho. ekadesaṃ bhuñjitvāti porāṇakattherā kira patte bhattaṃ pakkhipitvā sappimhi dinne sappinā uṇhameva thokaṃ bhuñjitvā hatthe dhovitvā avasesaṃ bahi nīharitvā chāyūdakaphāsuke ṭhāne nisīditvā bhuñjanti. etaṃ sandhāya satthā āha.
134 Kinh Bhaddāli được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, ekāsanabhojanaṃ (hạnh một chỗ ngồi khi thọ thực): Thọ dụng vật thực vào trước bữa ăn (trước giờ ngọ) một lần, có nghĩa là vật thực nên thọ dụng. Appābādhataṃ (trạng thái ít bệnh): Trạng thái ít bệnh đã được nói chi tiết trong bài Kinh Kakacopama. na ussahāmi (không có khả năng): Không thể. Siyā kukkuccaṃ siyā vippaṭisāro (có thể có sự hối hận, có thể có sự hối tiếc): Khi thọ dụng như vậy, có thể có sự hối hận, sự hối tiếc nơi ta (rằng) ta sẽ có thể thực hành Phạm hạnh cho đến trọn đời hay không? ekadesaṃ bhuñjitvā (sau khi ăn một phần): có thể ăn một phần. Kể rằng trưởng lão trước kia khi thí chủ sau khi đặt vật thực vào trong bình bát đã cúng dường bơ lỏng, sau khi ăn một ít bơ lỏng nóng đã đi rửa tay rồi mang phần còn lại đi ra ngoài, đã ngồi xuống thọ dụng (phần còn lại) ở một nơi có bóng mát và nước uống dễ chịu. Bậc Đạo Sư muốn ám chỉ đến điều đó.
bhaddāli, pana cintesi — “sace sakiṃ pattaṃ pūretvā dinnaṃ bhattaṃ bhuñjitvā puna pattaṃ dhovitvā odanassa pūretvā laddhaṃ P.3.149 bahi nīharitvā chāyūdakaphāsuke ṭhāne bhuñjeyya, iti evaṃ vaṭṭeyya, itarathā ko sakkotī”ti. tasmā evampi kho ahaṃ, bhante, na ussahāmīti āha. ayaṃ kira atīte anantarāya jātiyā kākayoniyaṃ nibbatti. kākā ca nāma mahāchātakā honti. tasmā chātakatthero nāma ahosi. tassa pana viravantasseva bhagavā taṃ madditvā ajjhottharitvā — “yo pana bhikkhu vikāle khādanīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā khādeyya vā bhuñjeyya vā pācittiyan”ti (pāci. 248) sikkhāpadaṃ paññapesi. tena vuttaṃ atha kho āyasmā, bhaddāli, … pe … anussāhaṃ pavedesīti.
Tuy nhiên Bhaddāli nghĩ rằng – “Nếu Tỳ khưu thọ dụng vật thực mà thí chủ cúng dường đầy bình bát chỉ một lần, hơn nữa sau khi rửa sạch bình bát rồi đổ đầy cơm mang đi ra ngoài, có thể thọ dụng ở nơi có bóng mát và nước uống dễ chịu, như thế này đủ để làm được, ngoafi điều ấy ra thì ai có thể làm được.” Bởi vậy, ngài Bhaddāli đã nói ‘evampi kho ahaṃ, bhante, na ussahāmi (như vậy, bạch Thế Tôn, con cũng không thể…)’ Được biết rằng trong thời quá khứ ngài Bhaddāli này sanh làm loài quạ trải qua liên tục nhiều kiếp. Loài quạ là loài vật thường hay đói. Vì vậy, đã trở thành vị trưởng lão đói. Khi trưởng lão than khóc đức Thế Tôn đã trấn áp vị trưởng lão ấy rồi chế định học giới rằng: “Vị Tỳ khưu nào họ dụng vật thực cứng hoặc vật thực mềm vào lúc sái thời phạm điều giới pācittiya” (pāci. 248). Bởỉ thế ngài nói rằng khi ấy tôn giả Bhaddāli…tuyên bố sự bất lực.
yathā M.3.105 tanti yathā aññopi sikkhāya na paripūrakārī ekavihārepi vasanto satthu sammukhībhāvaṃ na dadeyya, tatheva na adāsīti attho. neva bhagavato upaṭṭhānaṃ agamāsi, na dhammadesanaṭṭhānaṃ na vitakkamāḷakaṃ, na ekaṃ bhikkhācāramaggaṃ paṭipajji. yasmiṃ kule bhagavā nisīdati, tassa dvārepi na aṭṭhāsi. sacassa vasanaṭṭhānaṃ bhagavā gacchati, so puretarameva ñatvā aññattha gacchati. saddhāpabbajito kiresa kulaputto parisuddhasīlo. tenassa na añño vitakko ahosi, — “mayā nāma udarakāraṇā bhagavato sikkhāpadapaññāpanaṃ paṭibāhitaṃ, ananucchavikaṃ V.3.108 me katan”ti ayameva vitakko ahosi. tasmā ekavihāre vasantopi lajjāya satthu sammukhībhāvaṃ nādāsi.
yathā taṃ (giống như điều đó): Ngài Bhaddāli không cho bậc Đạo Sư nhìn thấy mặt, như thể vị Tỳ khưu khác không thực hành trọn vẹn trong các học giới dù sống trong một ngôi tịnh xá cũng không để cho bậc Đạo Sư nhìn thấy mặt, không đi phụng sự đức Thế Tôn, không đi đến chỗ thuyết giảng Giáo Pháp, không đến phòng lớn suy tầm, không đi khất thực cùng nhau dù chỉ một lần. Đức Thế Tôn ngồi ở tại gia đình nào thì không đứng ngay cánh cửa đó. Nếu như đức Thế Tôn đi đến chỗ ở của ngài Bhaddāli, vị ấy sau khi biết trước được điều đó cũng sẽ đi chỗ khác. Được biết rằng ngài Bhaddāli là thiện nam tử xuất gia vì lòng tin có giới thanh tịnh. Vì thế sự suy tầm khác không có nơi ngài, – “Ta đã phản đối việc chế định học giới của đức Thế Tôn bởi vì cái bụng, ta đã tạo nghiệp không phù hợp. Bởi thế ngài Bhaddāli dầu ở trong cùng một ngôi tịnh xá cũng không để cho bậc Đạo Sư nhìn thấy mặt vì xấu hổ.
135. cīvarakammaṃ karontīti manussā bhagavato cīvarasāṭakaṃ adaṃsu, taṃ gahetvā cīvaraṃ karonti. etaṃ dosakanti etaṃ okāsametaṃ aparādhaṃ, satthu sikkhāpadaṃ paññapentassa paṭibāhitakāraṇaṃ sādhukaṃ manasi karohīti attho. dukkarataranti P.3.150 vassañhi vasitvā disāpakkante bhikkhū kuhiṃ vasitthāti pucchanti, tehi jetavane vasimhāti vutte, “āvuso, bhagavā imasmiṃ antovasse kataraṃ jātakaṃ kathesi, kataraṃ suttantaṃ, kataraṃ sikkhāpadaṃ paññapesī”ti pucchitāro honti. tato “vikālabhojanasikkhāpadaṃ paññapesi, bhaddāli, nāma naṃ eko thero paṭibāhī”ti vakkhanti. taṃ sutvā bhikkhū — “bhagavatopi nāma sikkhāpadaṃ paññapentassa paṭibāhitaṃ ayuttaṃ akāraṇan”ti vadanti. evaṃ te ayaṃ doso mahājanantare pākaṭo hutvā duppaṭikārataṃ āpajjissatīti maññamānā evamāhaṃsu. apica aññepi bhikkhū pavāretvā satthu santikaṃ āgamissanti.
Cīvarakammaṃ karonti (chư Tỳ khưu giúp đỡ nhau làm công việc may y): nhóm người cúng dường tấm vải choàng đến đức Thế Tôn. Chư Tỳ khưu đã cầm lấy tấm vải choàng ấy để làm y. etaṃ dosakaṃ (lỗi lầm này): Ngài hãy khéo tác ý, cơ hội này, lỗi lầm này, nguyên nhân mà ngài phản bác việc chế định học giới của bậc Đạo Sư. Dukkarataraṃ (thực hiện còn khó khăn hơn): các Tỳ khưu hỏi các Tỳ khưu an trú mùa mưa đã đi theo các hướng khác nhau rằng “Các ngài sống ở đâu? Khi chư Tỳ khưu nói rằng (chúng tôi) cư trú ở tịnh xá Jetavana. Chư Tỳ khưu ấy cũng là người hỏi rằng: “Này hiền giả, trong mùa an cư này đức Thế Tôn đã thuyết Bổn Sanh gì? đã thuyết bài Kinh gì? đã chế định học giới nào?” Sau đó chư Tỳ khưu sẽ nói rằng: “Đức Thế Tôn chế định điều học (không) ăn phi thời, nhưng một vị trưởng lão tên là Bhaddāli phản bác.” Chư Tỳ khưu đã nghe điều đó mới cùng nhau nói rằng: – “Ngay cả khi đức Thế Tôn chế định học giới thì việc phản bác không có lý do, không thích hợp.” Chư Tỳ khưu nghĩ rằng sự sái quấy của ngài này xuất hiện ở giữa đại chúng như vậy, sẽ rất khó để khắc phục trở lại mới nói như vậy. Và hơn nữa kể cả những vị Tỳ khưu khác sau khi kết thúc mùa an cư cũng sẽ cùng nhau đến gặp bậc Đạo Sư.
atha tvaṃ “ethāvuso, mama satthāraṃ khamāpentassa sahāyā hothā”ti saṅghaṃ sannipātessasi. tattha āgantukā pucchissanti, “āvuso, kiṃ imināpi bhikkhunā katan”ti. tato etamatthaṃ sutvā “bhāriyaṃ kataṃ bhikkhunā, dasabalaṃ nāma paṭibāhissatīti ayuttametan”ti vakkhanti. evampi te ayaṃ aparādho mahājanantare pākaṭo hutvā duppaṭikārataṃ āpajjissatīti maññamānāpi evamāhaṃsu. atha vā bhagavā pavāretvā cārikaṃ pakkamissati, atha tvaṃ gatagataṭṭhāne bhagavato khamāpanatthāya saṅghaṃ sannipātessasi. tatra disāvāsino M.3.106 bhikkhū pucchissanti, “āvuso, kiṃ iminā bhikkhunā katan”ti … pe … duppaṭikārataṃ āpajjissatīti maññamānāpi evamāhaṃsu.
Vậy thì ngài sẽ hợp Tăng bằng lời nói rằng: “Này chư hiền giả, khi tôi xin bậc Đạo Sư tha thứ lỗi lầm (trong sự sái quấy này), xin các ngài hãy làm bạn (của tôi).” Các vị Tỳ khưu khách ở đó sẽ hỏi rằng, “này hiền giả, vị Tỳ khưu này đã làm gì vậy?” Khi các vị Tỳ khưu khách đã nghe ý nghĩa đó sẽ nói rằng “Vị Tỳ khưu này đã tạo nghiệp nghiêm trọng, hành động này không thích hợp mà vị ấy sẽ phản bác đấng Thập Lực.” Chư Tỳ khưu nghĩ rằng sự sái quấy của ngài này xuất hiện ở giữa đại chúng như vậy sẽ rất khó để sửa chữa lại mới nói như vậy. Từ đó đức Thế Tôn khi đã kết thúc an cư mùa mưa ngài sẽ rời khỏi để đi du hành. Vậy thì ngài sẽ hợp Tăng để xin đức Thế Tôn tha thứ lỗi lầm ở chỗ ngài đã đi. Các Tỳ khưu ở phương khác sẽ hỏi rằng: “Này chư hiền, vị Tỳ khưu này đã tạo nghiệp gì?…dầu nghĩ rằng sẽ rất khó để sửa chữa lại mới nói như vậy.
etadavocāti appatirūpaṃ mayā kataṃ, bhagavā pana mahantepi aguṇe alaggitvā mayhaṃ accayaṃ paṭiggaṇhissatīti maññamāno etaṃ “accayo maṃ, bhante,”tiādivacanaṃ avoca. tattha P.3.151 accayoti aparādho. maṃ accagamāti maṃ atikkamma abhibhavitvā pavatto. paṭiggaṇhātūti khamatu. āyatiṃ saṃvarāyāti anāgate saṃvaraṇatthāya, puna evarūpassa aparādhassa dosassa khalitassa akaraṇatthāya. tagghāti ekaṃsena. samayopi kho te, bhaddālīti, bhaddāli, tayā paṭivijjhitabbayuttakaṃ ekaṃ kāraṇaṃ atthi, tampi te na paṭividdhaṃ na sallakkhitanti dasseti.
Etadavocā (ngài Bhaddāli đã nói lời đó): ngài Bhaddāli dù nghĩ rằng ta đã tạo nghiệp không thích hợp, tuy nhiên đức Thế Tôn không chấp vào điều đó ngài sẽ tha thứ lỗi lầm cho ta, mới nói lời bắt đầu rằng “một lỗi lầm đã chi phối con”. Ở đó, lỗi lầm bao gồm sự sái quấy. maṃ accagamā (chi phối con): Đã chi phối con, lỗi lầm đã xâm lấn áp đảo con được vận hành. Paṭiggaṇhātu (chấp nhận lỗi lầm): Xin hãy tha lỗi (cho con). āyatiṃ saṃvarāya (để có thể phòng hộ trong tương lai): vì mục đích phòng hộ trong tương lai, để không gây ra lỗi lầm, sự sái quấy bằng hình thức như vậy nữa. taggha (đủ rồi): chắc chắn. samayopi kho te, bhaddāli (này Bhaddāli ngay cả nguyên nhân như vậy, ngươi cũng không biết): Đức Thế Tôn chỉ ra rằng: này Bhaddāli thậm chí có một lý do mà ngươi có thể nhận thức thấy đáo, nhưng ngươi đã không nhận thức, không cân nhắc suy xét.
136. ubhatobhāgavimuttotiādīsu V.3.109 dhammānusārī, saddhānusārīti dve ekacittakkhaṇikā maggasamaṅgipuggalā. ete pana sattapi ariyapuggale bhagavatāpi evaṃ āṇāpetuṃ na yuttaṃ, bhagavatā āṇatte tesampi evaṃ kātuṃ na yuttaṃ. aṭṭhānaparikappavasena pana ariyapuggalānaṃ suvacabhāvadassanatthaṃ P.3.152 bhaddālittherassa ca dubbacabhāvadassanatthametaṃ vuttaṃ.
Ubhatobhāgavimutto (hạng người giải thoát cả hai phần): Bậc Thánh nhân được gọi là hạng người giải thoát cả hai phần (Chỉ tịnh và Minh sát) như sau: tất cả hạng người đầy đủ với đạo trong một sát-na tâm có 2 nhóm là bậc thánh nhân tùy Pháp hành (dhammānusārī) và bậc thánh nhân tùy tín hành (saddhānusārīti). Việc đức Thế Tôn cho cả bảy bậc Thánh nhân này làm theo mệnh lệnh cũng không thích hợp. Do khi đức Thế Tôn đã ra lệnh thì không thích hợp để các bậc Thánh nhân ấy làm như vậy, nhưng đức Thế Tôn lại nói câu này để chỉ rõ lợi ích bản chất dễ dạy của các bậc Thánh nhân bằng việc xác định sự kiện không thích hợp và để chỉ rõ lợi ích bản chất khó dạy của trưởng lão Bhaddāli.
api nu tvaṃ tasmiṃ samaye ubhatobhāgavimuttoti desanaṃ kasmā ārabhi? bhaddālissa niggahaṇatthaṃ. ayañhettha adhippāyo — bhaddāli, ime satta ariyapuggalā loke dakkhiṇeyyā mama sāsane sāmino, mayi sikkhāpadaṃ paññapente paṭibāhitabbayutte kāraṇe sati etesaṃ paṭibāhituṃ yuttaṃ. tvaṃ pana mama sāsanato bāhirako, mayi sikkhāpadaṃ paññapente tuyhaṃ paṭibāhituṃ na yuttanti.
Tại sao đức Thế Tôn lại bắt đầu thuyết ý nghĩa rằng trong lúc đó này ông là bậc Thánh nhân giải thoát cả hai phần…phải không? (api nu tvaṃ tasmiṃ samaye ubhatobhāgavimutto): để chế ngự tôn giả Bhaddāli. Ở đây có lời giải thích rằng – Này Bhaddāli, cả 7 bậc Thánh nhân này là những bậc xứng đáng cúng đường trong thế gian, to lớn trong Tôn giáo của ta, khi ta chế định học giới, khi có lý do thích hợp để phản bác, việc các bậc Thánh nhân ấy phản bác cũng thích hợp, tuy nhiên ngươi là người nằm ngoài Tôn giáo của ta, khi ta chế định học giới việc mà ngươi phản bác là việc không thích đáng.
ritto tucchoti anto ariyaguṇānaṃ abhāvena rittako tucchako, issaravacane kiñci na hoti. yathādhammaṃ paṭikarosīti yathā dhammo ṭhito, tatheva karosi, khamāpesīti vuttaṃ hoti. taṃ te mayaṃ paṭiggaṇhāmāti taṃ tava aparādhaṃ mayaṃ khamāma. vuḍḍhi hesā, bhaddāli, ariyassa vinayeti esā, bhaddāli, ariyassa vinaye buddhassa bhagavato sāsane vuḍḍhi nāma. katamā? accayaṃ accayato disvā yathādhammaṃ paṭikaritvā āyatiṃ saṃvarāpajjanā. desanaṃ pana puggalādhiṭṭhānaṃ karonto “yo accayaṃ accayato disvā yathādhammaṃ paṭikaroti, āyatiṃ saṃvaraṃ āpajjatī”ti āha.
Ritto tuccho (ngươi là người rỗng tuếch, người trống rỗng): Bhaddali là người rỗng tuếch, người rỗng không bởi do không có ân đức của bậc Thánh ở bên trong (tự ngã), không có bất cứ gì khi nói đến ân đức Pháp quan trọng. yathādhammaṃ paṭikarosi (sửa lại theo Pháp): Thực hành theo kiểu người đã được vững trú trong Pháp, giải thích rằng yêu cầu tha thứ lỗi lầm. taṃ te mayaṃ paṭiggaṇhāma (ta sẽ nhận biết lỗi lầm của vị ấy): Ta tha thứ lỗi lầm của vị đó. vuḍḍhi hesā, bhaddāli, ariyassa vinaye (Vì rằng này Bhaddali, đây là sự lớn mạnh trong giới luật của bậc Thánh): Như vậy, này Bhaddāli đây gọi là sự lớn mạnh trong giới luật của bậc Thánh là trong Tôn giáo của Thế Tôn, của đức Phật. Như thế nào? Sau khi nhìn thấy lỗi lầm với tính chất lỗi lầm rồi sửa chữa lại theo đúng pháp, (vị ấy) gọi là đi đến sự thu thúc trong tương lai. Nhưng để thuyết giảng dùng con người làm nền tảng [puggalādhiṭṭhāna] đức Thế Tôn thuyết rằng “Người nào sau khi nhìn thấy lỗi lầm bằng tính chất lỗi lầm rồi sửa chữa lại theo đúng pháp, (người ấy) sẽ đi đến sự thu thúc trong tương lai”.
137. satthāpi M.3.107 upavadatīti “asukavihāravāsī asukassa therassa saddhivihāriko asukassa antevāsiko itthannāmo nāma bhikkhu lokuttaradhammaṃ nibbattetuṃ araññaṃ paviṭṭho”ti sutvā — “kiṃ tassa araññavāsena, yo mayhaṃ pana sāsane sikkhāya aparipūrakārī”ti evaṃ upavadati, sesapadesupi eseva nayo, apicettha devatā na kevalaṃ upavadanti, bheravārammaṇaṃ dassetvā palāyanākārampi karonti. attanāpi attānanti sīlaṃ āvajjantassa saṃkiliṭṭhaṭṭhānaṃ pākaṭaṃ hoti, cittaṃ vidhāvati, na kammaṭṭhānaṃ allīyati. so “kiṃ mādisassa araññavāsenā”ti vippaṭisārī uṭṭhāya pakkamati. attāpi attānaṃ upavaditoti attanāpi V.3.110 attā upavadito, ayameva vā pāṭho. sukkapakkho vuttapaccanīkanayena veditabbo. so P.3.153 vivicceva kāmehītiādi evaṃ sacchikarotīti dassanatthaṃ vuttaṃ.
137 Satthāpi upavadati (bậc Đạo Sư khiển trách): Đức Thế Tôn đã biết rằng: “vị Tỳ khưu tên này ở tịnh xá ấy, là đệ tử của vị trưởng lão tên đó, là học trò của vị trưởng lão tên đó, đi vào rừng để thực hành làm cho Pháp Siêu thế sanh khởi”- khiển trách như vầy: – “vì lý do gì Tỳ khưu không thực hiện cho trọn vẹn trong các học giới trong Tôn Giáo của ta, (trước khi) đi vào sống ở rừng của vị Tỳ khưu ấy (có lợi ích gì). Các từ còn lại cũng có ý nghĩa tương tự như vậy. Hơn nữa, trong trường hơp này chư Thiên không những khiển trách mà còn thị hiện hình ảnh đáng sợ khiến cho vị Tỳ khưu ấy trốn chạy (từ rừng). Attanāpi attānaṃ (thậm chí tự mình cũng khiển trách chính mình): Khi vị Tỳ khưu ấy xem xét lại giới hạnh (của bản thân) được hiển hiện vị trí làm trở nên ô nhiễm, tâm chaỵ khắp nơi, không bám vào nghiệp xứ. Vị ấy khởi lên sự hối tiếc rằng “Việc sống ở trong rừng của người như ta thật vô ích mới đứng dậy (xuất khỏi thiền chứng) bỏ đi”. Attāpi attānaṃ upavadito (thậm chí tự mình cũng khiển trách chính mình): ngay cả mình cũng (có thế) tự nhắc nhở mình. Hơn nữa, Pāḷī như vầy ‘attanāpi attā upavadito (thậm chí tự mình cũng khiển trách chính mình)’ cũng có. (Vị Tỳ khưu thực hành) Pháp trắng (Pháp thiện) nên hiểu theo cách đối lập với những điều đã nói. Đức Thế Tôn đã nói rằng vị Tỳ khưu vắng lặng từ các dục (so vivicceva kāmehi) để chỉ rõ lợi ích vị Tỳ khưu chứng ngộ như vậy.
140. pasayha pasayha kāraṇaṃ karontīti appamattakepi dose niggahetvā punappunaṃ kārenti. no tathāti mahantepi aparādhe yathā itaraṃ, evaṃ pasayha na kārenti. so kira, “āvuso, bhaddāli, mā cintayittha, evarūpaṃ nāma hoti, ehi satthāraṃ khamāpehī”ti bhikkhusaṅghatopi, kañci bhikkhuṃ pesetvā attano santikaṃ pakkosāpetvā, “bhaddāli, mā cintayittha, evarūpaṃ nāma hotī”ti evaṃ satthusantikāpi anuggahaṃ paccāsīsati. tato “bhikkhusaṅghenāpi na samassāsito, satthārāpī”ti cintetvā evamāha.
pasayha pasayha kāraṇaṃ karonti (chư Tỳ khưu chế ngự đi chế ngự lại làm cho trở thành nhân): Khi đã chế ngự lỗi lầm dù một chút ít rồi thực hiện thường xuyên. no tathā (không…như thế): Không chế ngự sự sái quấy dù lớn lao giống như vị Tỳ khưu khác rồi khiến nó trở thành nguyên nhân. Được biết rằng vị ấy đã nói rằng “này hiền giả Bhaddāli, ông chớ nên suy nghĩ, gọi là (hành động) bằng hình thức như vậy, ngài hãy đến sám hối bậc Đạo Sư xin tha thứ lỗi lầm,” rồi gởi một vị Tỳ khưu từ hội chúng Tỳ khưu đi, cho gọi Bhaddāli đến tìm gặp ta, mong được sự trợ giúp từ trú xứ của bậc Đạo Sư như vầy: “Này Bhaddāli, ông đừng suy nghĩ nữa, hành động bằng hình thức như vậy có được”. Từ đó ngài Bhaddāli đã khởi suy nghĩ rằng “ngay cả chư Tăng, kể cả bậc Đạo Sư cũng không bỏ rơi ta mới nói như thế.”
atha bhagavā bhikkhusaṅghopi satthāpi ovaditabbayuttameva ovadati, na itaranti dassetuṃ idha, bhaddāli, ekaccotiādimāha. tattha aññenāññantiādīni anumānasutte vitthāritāni. na sammā vattatīti sammā vattampi na vattati. na lomaṃ pātetīti anulomavatte na vattati, vilomameva gaṇhāti. na nitthāraṃ vattatīti nitthāraṇakavattamhi na vattati, āpattivuṭṭhānatthaṃ turitaturito chandajāto na hoti. tatrāti tasmiṃ tassa dubbacakaraṇe. abhiṇhāpattikoti nirantarāpattiko. āpattibahuloti sāpattikakālovassa bahu, suddho nirāpattikakālo appoti attho. na khippameva vūpasammatīti khippaṃ na vūpasammati, dīghasuttaṃ hoti. vinayadharā M.3.108 pādadhovanakāle āgataṃ P.3.154 “gacchāvuso, vattavelā”ti vadanti.
Sau đó, đức Thế Tôn trong khi trình bày thậm chí Chư Tăng, kể cả bậc Đạo Sư giáo huấn và dạy bảo người đáng được dạy bảo, không giáo huấn và dạy bảo ngoài những người này, đã nói rằng “idha, bhaddāli, ekacco (này Bhaddāli, một số vị Tỳ khưu trong Pháp và Luật này)”. Ở đó, aññenāññaṃ (nằm ngoài vấn đề): đã được nói chi tiết trong bài Kinh Anumāna. na sammā vattati (không thực hành chân chánh): Không thực hành bổn phận một cách chân chánh. na lomaṃ pāteti (không làm lắng diụ): Không thực hành thuận theo nhiệm vụ là nắm lấy những điều đối nghịch. na nitthāraṃ vattati (không giải quyết dứt điểm): không hoàn thành trách nhiệm, không khởi lên ước muốn vô cùng vội vã để xuất khỏi tội. Tatrā: là trong nguyên nhân của việc khó dạy ấy. Abhiṇhāpattiko: là vị vi phạm thường xuyên. Āpattibahulo (là vị phạm nhiều tội): Có nghĩa là thời gian vi phạm quá nhiều, thời gian thanh tịnh không vi phạm quá ít. na khippameva vūpasammati (không giải tội ấy một cách mau chóng): Không giải quyết một cách nhanh chóng, là người ngủ (một giấc ngủ) dài. Các vị rành rẽ về Luật nói cùng vị Tỳ khưu đã đi đến trong lúc rửa chuân rằng “này hiền giả hãy đi, đã đến giờ thực hành”.
puna kālaṃ maññitvā āgataṃ “gacchāvuso, tuyhaṃ vihāravelā, gacchāvuso, sāmaṇerādīnaṃ uddesadānavelā, amhākaṃ nhānavelā, therūpaṭṭhānavelā, mukhadhovanavelā”tiādīni vatvā divasabhāgepi rattibhāgepi āgataṃ uyyojentiyeva. “kāya velāya, bhante, okāso bhavissatī”ti vuttepi “gacchāvuso, tvaṃ imameva ṭhānaṃ jānāsi, asuko nāma vinayadharatthero sinehapānaṃ pivati, asuko virecanaṃ kāreti, kasmā turitosī”tiādīni vatvā dīghasuttameva karonti.
Hơn nữa, nói cùng vị Tỳ khưu biết thời đi đến được bắt đầu như sau: “Này hiền giả hãy đi đã đến giờ quét dọn tịnh xá, đã đến thời gian dạy các vị Sa-di v.v, đã đến thời gian đi tắm của ta, đã đến giờ phụng sự trưởng lão, đã đến giờ rửa mặt,” rồi gởi vị Tỳ khưu đi vào ban ngày, hay vào ban đêm. Khi vị Tỳ khưu nói rằng “thưa ngài, sẽ có cơ hội vào thời gian nào nữa?” mới nói lời sau: “này hiền giả hãy đi, hiền giả sẽ biết được vị trí này, trưởng lão rành rẽ về Luật, vị kia uống dầu, vị kia đã sai tẩy rửa đường ruột, bởi thế ngài mới vội vã, rồi ngủ một giấc ngủ dài.
141. khippameva vūpasammatīti lahuṃ vūpasammati, na dīghasuttaṃ hoti. ussukkāpannā bhikkhū — “āvuso, ayaṃ subbaco bhikkhu, janapadavāsino nāma gāmantasenāsane vasanaṭṭhānanisajjanādīni V.3.111 na phāsukāni honti, bhikkhācāropi dukkho hoti, sīghamassa adhikaraṇaṃ vūpasamemā”ti sannipatitvā āpattito vuṭṭhāpetvā suddhante patiṭṭhāpenti.
khippameva vūpasammati (giải quyết một cách nhanh chóng): giải quyết nhanh, không ngủ (một giấc ngủ) dài. Chư Tỳ khưu vị có sự nỗ lực – “này các hiền giả, vị Tỳ khưu này là người dễ dạy, được gọi là vị sống ở xứ sở không thoải mái, có việc ở, việc đứng và việc ngồi v.v, chỗ trú ngụ ở cuối làng, thậm chí việc đi khất thực cũng khó khăn, sự tranh tụng của vị Tỳ khưu đó được giải quyết nhanh chóng,” hội hợp lại cùng nhau để vị Tỳ khưu ấy thoát khỏi tội, cho được vứng trú trong sự thanh tịnh.
142. adhiccāpattikoti kadāci kadāci āpattiṃ āpajjati. so kiñcāpi lajjī hoti pakatatto, dubbacattā panassa bhikkhū tatheva paṭipajjanti.
Adhiccāpattiko (vị vi phạm không thường xuyên): là vị Tỳ khưu thỉnh thoảng vi phạm tội. Vị Tỳ khưu ấy thậm chí là vị có sự xấu hổ, gọn gàng ngăn nắp, nhưng do là vị Tỳ khưu khó dạy, chư Tỳ khưu cần phải thực hành như thế.
144. saddhāmattakena vahati pemamattakenāti ācariyupajjhāyesu appamattikāya gehassitasaddhāya appamattakena gehassitapemena yāpeti. paṭisandhiggahaṇasadisā hi ayaṃ pabbajjā nāma, navapabbajito pabbajjāya guṇaṃ ajānanto ācariyupajjhāyesu pemamattena yāpeti, tasmā evarūpā saṅgaṇhitabbā. appamattakampi hi saṅgahaṃ labhitvā pabbajjāya ṭhitā abhiññāpattā mahāsamaṇā bhavissanti. ettakena kathāmaggena “ovaditabbayuttakaṃ ovadanti, na itaran”ti imameva bhagavatā dassitaṃ.
saddhāmattakena vahati pemamattakena [sống (trong Tăng chúng) với một ít lòng tin, với một ít lòng thương]: Một số vị Tỳ khưu duy trì mạng sống cho diễn tiến nơi các vị thầy dạy học và thầy tế độ với chút ít lòng tin phụ thuộc vào gia đình, với chút ít lòng thương phụ thuộc vào gia đình. Gọi việc xuất gia này cũng giống như với việc nắm lấy sự tái tục. Vị mới xuất gia chưa biết được ân đức của việc xuất gia, vẫn duy trì mạng sống được diễn tiến với chút ít lòng thương ở vị thầy dạy học và thầy tế độ. Vì thế nên nhiếp phục, nên hỗ trợ vị Tỳ khưu có hình thức như vậy. Do chư Tỳ khưu khi được nhiếp phục dẫu cho có chút ít, rồi vững trú trong việc xuất gia sẽ trở thành bậc Đại Sa-môn thành tựu các thắng trí. Với Kathāmagga chỉ bấy nhiêu mà Đức Thế Tôn trình bày ý nghĩa câu này như sau: “bậc Đạo Sư giáo huấn người cần được giáo huấn, không giáo huấn người không nên giáo huấn”.
145. aññāya P.3.155 saṇṭhahiṃsūti arahatte patiṭṭhahiṃsu. sattesu hāyamānesūti paṭipattiyā hāyamānāya sattā hāyanti nāma. saddhamme antaradhāyamāneti paṭipattisaddhamme antaradhāyamāne. paṭipattisaddhammopi hi paṭipattipūrakesu sattesu asati antaradhāyati nāma M.3.109. āsavaṭṭhānīyāti āsavā tiṭṭhanti etesūti āsavaṭṭhānīyā. yesu diṭṭhadhammikasamparāyikā parūpavādavippaṭisāravadhabandhanādayo ceva apāyadukkhavisesabhūtā ca āsavā tiṭṭhantiyeva. yasmā nesaṃ te kāraṇaṃ hontīti attho. te āsavaṭṭhānīyā vītikkamadhammā yāva na saṅghe pātubhavanti, na tāva satthā sāvakānaṃ sikkhāpadaṃ paññapetīti ayamettha yojanā.
aññāya saṇṭhahiṃsu (đã an trú vào A-ra-hán Quả): vị Tỳ khưu đã an trú vào Thánh quả A-ra-hán. sattesu hāyamānesu (khi các chúng sanh đang thối thất): Pháp hành suy giảm thì chúng sanh gọi là thối thất. saddhamme antaradhāyamāne (trong khi Chánh Pháp đang bị diệt mất): Trong khi thực hành Chánh Pháp đang bị biến mất. Thật vậy, khi không có chúng sanh làm cho tròn đủ việc thực hành kể cả thực hành Chánh Pháp cũng gọi là biến mất. Āsavaṭṭhānīyā (Pháp đưa đến lậu hoặc): tất cả lậu hoặc được thiết lập trong các Pháp đó. Vì thế tất cả các lậu hoặc chẳng hạn như sự khiển trách người khác, sự nóng đốt, sự sát hại, và việc tống giam v.v, và tính chất khổ đau khác biệt ở trong các khổ cảnh được thiết lập trong các Pháp nào, vì thế các Pháp đó được xem là nhân (của các lậu hoặc). Trong trường hợp này có lời giải thích rằng vītikkamadhammā (Pháp là sự vượt qua khỏi) làm chỗ thiết lập cho các lậu hoặc ấy, cho đến khi nào chưa hiện khởi trong Tăng chúng, cho đến khi ấy đức Thế Tôn không chế định học giới cùng các đệ tử.
evaṃ akālaṃ dassetvā puna kālaṃ dassetuṃ yato ca kho, bhaddālītiādimāha. tattha yatoti yadā, yasmiṃ kāleti vuttaṃ hoti. sesaṃ vuttānusāreneva veditabbaṃ. ayaṃ vā ettha saṅkhepattho — yasmiṃ kāle āsavaṭṭhānīyā dhammāti saṅkhaṃ gatā vītikkamadosā saṅghe pātubhavanti, tadā satthā sāvakānaṃ sikkhāpadaṃ paññapeti. kasmā? tesaṃyeva āsavaṭṭhānīyadhammasaṅkhātānaṃ vītikkamadosānaṃ paṭighātāya.
Sau khi đức Thế Tôn thuyết giảng về phi thời (akāla) như vậy rồi mới thuyết giảng về hợp thời (kāla) đã nói lời bắt đầu rằng: “yato ca kho, bhaddālī (này Bhaddāli cho đến khi nào Tăng chúng đạt đến sự lão luyện).” Ở đó, yato: cho đến khi nào bao gồm vào thời điểm nào. Các từ còn lại nên biết theo cách thức tương tự như đã được trình bày. Hơn nữa, ý nghĩa vắn tắt trong câu này có như này – Trong thời gian nào sự vi phạm lỗi lầm được coi là Pháp làm chỗ thiết lập của các lậu hoặc hiện khởi trong Tăng chúng, trong thời gian đó bậc Đạo Sư mới chế định (học giới) cùng các đệ tử. Vì sao? Bởi vì để nhổ bỏ sự vi phạm lỗi lầm được coi là Pháp làm chỗ thiết lập của lậu hoặc đó đó.
evaṃ V.3.112 āsavaṭṭhānīyānaṃ dhammānaṃ anuppattiṃ sikkhāpadapaññattiyā akālaṃ, uppattiñca kālanti vatvā idāni tesaṃ dhammānaṃ anuppattikālañca uppattikālañca dassetuṃ “na tāva, bhaddāli, idhekacce”tiādimāha. tattha mahattanti mahantabhāvaṃ. saṅgho hi yāva na theranavamajjhimānaṃ vasena mahattaṃ patto hoti, tāva senāsanāni pahonti, sāsane ekacce āsavaṭṭhānīyā dhammā P.3.156 na uppajjanti. mahattaṃ patte pana te uppajjanti, atha satthā sikkhāpadaṃ paññapeti. tattha mahattaṃ patte saṅghe paññattasikkhāpadāni —
Đức Thế Tôn thuyết đến phi thời của việc chế định học giới không khởi sanh Pháp làm chỗ thiết lập của các lậu hoặc này và thời gian khởi sanh của Pháp làm chỗ thiết lập cho các lậu hoặc, bây giờ, để thuyết giảng phi thời không khởi sanh của các Pháp đó và thời gian khởi sanh các Pháp đó, mới nói lời sau “và khi nào một số hữu lậu pháp chưa hiện khởi trong Tăng chúng”. Ở đó, mahattaṃ (to lớn, vĩ đại): bản thể lớn mạnh (hội chúng). Thật vậy, Tăng chúng không đạt đến bản thể cao thượng do nhờ sức mạnh của tân niên Tỳ khưu, trung niên Tỳ khưu, và cao niên Tỳ khưu cho đến khi nào, trú xứ cũng đầy đủ cho đến khi ấy, Pháp làm chỗ thiết lập của một số lậu hoặc không khởi sanh trong Giáo lý. Nhưng khi Tăng chúng đạt đến sự bản thể cao thượng những Pháp (sẽ) sanh khởi. Khi đó bậc Đạo Sư mới chế định học giới. Khi Tăng chúng đạt đến bản thể cao thượng, nên biết điều học được chế định theo cách thức này –
“yo pana bhikkhu anupasampannena uttaridvirattatirattaṃ sahaseyyaṃ kappeyya pācittiyaṃ (pāci. 51). yā pana bhikkhunī anuvassaṃ vuṭṭhāpeyya pācittiyaṃ (pāci. 1171). yā pana bhikkhunī ekavassaṃ dve vuṭṭhāpeyya pācittiyan”ti (pāci. 1175). iminā nayena veditabbāni.
“Vị tỳ khưu nào ngủ chung chỗ ngụ với người chưa tu lên bậc trên quá hai ba đêm thì phạm tội ưng đối trị.” (pāci. 51). “Vị Tỳ khưu ni nào truyền giới hàng năm thì phạm tội ưng đối trị. (pāci. 1171). “Vị tỳ khưu ni nào tiếp độ hai người trong một năm thì phạm tội ưng đối trị.” (pāci. 1175).
lābhagganti lābhassa aggaṃ. saṅgho hi yāva na lābhaggapatto hoti, na tāva lābhaṃ paṭicca āsavaṭṭhānīyā dhammā uppajjanti. patte pana uppajjanti, atha satthā sikkhāpadaṃ paññapeti —
“yo M.3.110 pana bhikkhu acelakassa vā paribbājakassa vā paribbājikāya vā sahatthā khādanīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā dadeyya pācittiyan”ti (pāci. 270).
idañhi lābhaggapatte saṅghe sikkhāpadaṃ paññattaṃ.
Lābhaggaṃ (vị tối thắng về lợi lộc): người tối thắng về lợi đắc. Thật vậy, khi nào Tăng chúng vẫn chưa đạt đến tối thắng về lợi đắc, khi ấy Pháp làm chỗ thiết lập của lậu hoặc không sanh khởi do nương vào lợi đắc. Nhưng khi Tăng chúng đã đạt đến thì những Pháp đó mới sanh khởi, vì thế bậc Đạo Sư mới chế định điều học –
“Vị tỳ khưu nào tự tay cho vật thực cứng hoặc vật thực mềm đến đạo sĩ lõa thể, hoặc nam du sĩ ngoại đạo, hoặc nữ du sĩ ngoại đạo thì phạm tội ưng đối trị.” (pāci. 270).
Bởi vì khi Tăng chúng đạt đến sự tối thắng về lợi đắc, đức Thế Tôn mới chế định điều học này.
yasagganti yasassa aggaṃ. saṅgho hi yāva na yasaggapatto hoti, na tāva yasaṃ paṭicca āsavaṭṭhānīyā dhammā uppajjanti. patte pana uppajjanti, atha satthā sikkhāpadaṃ paññapeti “surāmerayapāne pācittiyan”ti (pāci. 327). idañhi yasaggapatte saṅghe sikkhāpadaṃ paññattaṃ.
Yasaggaṃ (tối thắng về danh vọng): sự tối thắng về danh vọng. Thật vậy, khi nào Tăng chúng vẫn chưa đạt đến tối thắng về danh vọng, khi ấy Pháp làm chỗ thiết lập của lậu hoặc không sanh khởi do nương vào danh vọng. Nhưng khi Tăng chúng đã đạt đến thì những Pháp đó mới sanh khởi, vì thế bậc Đạo Sư mới chế định điều học – “Khi uống rượu và chất say thì phạm tội ưng đối trị.” (pāci. 327). Do khi Tăng chúng đạt đến sự tối thắng về danh vọng thì bậc Đạo Sưu mới chế định điều học này.
bāhusaccanti V.3.113 bahussutabhāvaṃ. saṅgho hi yāva na bāhusaccapatto hoti, na tāva āsavaṭṭhānīyā dhammā uppajjanti. bāhusaccapatte pana yasmā ekaṃ nikāyaṃ dve nikāye pañcapi nikāye uggahetvā ayoniso ummujjamānā P.3.157 puggalā rasena rasaṃ saṃsandetvā uddhammaṃ ubbinayaṃ satthu sāsanaṃ dīpenti, atha satthā — “yo pana bhikkhu evaṃ vadeyya tathāhaṃ bhagavatā dhammaṃ desitaṃ ājānāmi (pāci. 418) … pe … samaṇuddesopi ce evaṃ vadeyyā”tiādinā (pāci. 429) nayena sikkhāpadaṃ paññapeti.
Bāhusaccaṃ (bậc đa văn): tính chất bậc đa văn. Thật vậy, khi nào Tăng chúng chưa đạt đến tính chất bậc đa văn, khi ấy Pháp làm chỗ thiết lập của lậu hoặc không sanh khởi. Nhưng khi Tăng chúng đã đạt đến tính chất bậc đa văn, mọi người học tập một Nikāya, 2 Nikāya, 5 Nikāya bị lãng quên do không chú ý, so sánh hương vị với hương vị, rồi thuyết lời dạy của bậc Đạo Sư nằm ngoài Pháp và Luật, vì thế bậc Đạo Sư mới chế định điều học theo phương cách được bắt đầu như sau: “Vị tỳ khưu nào nói như vầy: ‘Theo như ta hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng (pāci. 418)…Nếu có vị Sa-di nói như vầy…(pāci. 429).
rattaññutaṃ pattoti ettha rattiyo jānantīti rattaññū. attano pabbajitadivasato paṭṭhāya bahū rattiyo jānanti, cirapabbajitāti vuttaṃ hoti. rattaññūnaṃ bhāvaṃ rattaññutaṃ. tatra rattaññutaṃ patte saṅghe upasenaṃ vaṅgantaputtaṃ ārabbha sikkhāpadaṃ paññattanti veditabbaṃ. so hāyasmā ūnadasavasse bhikkhū upasampādente disvā ekavasso saddhivihārikaṃ upasampādesi. atha bhagavā sikkhāpadaṃ paññapesi — “na, bhikkhave, ūnadasavassena upasampādetabbo, yo upasampādeyya āpatti dukkaṭassā”ti (mahāva. 75). evaṃ paññatte sikkhāpade puna bhikkhū “dasavassamhā dasavassamhā”ti bālā abyattā upasampādenti. atha bhagavā aparampi sikkhāpadaṃ paññapesi — “na, bhikkhave, bālena abyattena upasampādetabbo, yo upasampādeyya, āpatti dukkaṭassa. anujānāmi, bhikkhave, byattena bhikkhunā paṭibalena dasavassena vā atirekadasavassena vā upasampādetun”ti. iti rattaññutaṃ pattakāle dve sikkhāpadāni paññattāni.
rattaññutaṃ patto (vị đạt đến rattaññū): ở đây, gọi là rattaññū bởi ý nghĩa biết được những đêm tối. là biết được nhiều đêm tối kể từ ngày mà bản thân xuất gia. Tức là vị xuất gia tu hành đã lâu. Tính chất biết được đêm tối gọi là rattaññū trong câu đó nên hiểu rằng: khi Chư Tăng đạt đến tính chất người biết được những đêm tối bậc Đạo Sư mới chế định điều học liên quan đến Upasena con trai của Vaṅganta, bởi vì Upasena sau khi nhìn thấy chư Tỳ khưu có tuổi hạ dưới mười năm cho phép tu lên bậc trên, bản thân được một năm đã cho người đệ tử tu lên bậc trên. Khi đó đức Thế Tôn chế định điều học như sau: “Này chư Tỳ khưu, vị Tỳ khưu có tuổi hạ dưới mười năm không nên ban phép cho cho tu lên bậc trên, vị nào ban phép tu lên bậc trên phạm tội tác ác” (mahāva. 75). Khi đức Thế Tôn chế định điều học như vậy vị Tỳ khưu ngu dốt ban phép tu lên bậc trên bởi nghĩ rằng “ta đã đủ mười năm, ta đã đủ mười năm.” Vì thế đức Thế Tôn lại chế định điều học khác rằng: “Này các Tỳ khưu, vị ngu dốt thiếu kinh nghiệm không nên ban phép tu lên bậc trên; vị nào ban phép tu lên bậc trên thì phạm tội tác ác. Này các Tỳ khưu, ta cho phép vị Tỳ khưu có kinh nghiệm đủ năng lực với mười năm hoặc trên mười năm được ban phép tu lên bậc trên.” Đức Thế Tôn chế định 2 điều học trong thời gian Tăng chúng đạt đến tính chất người biết những đêm tối bằng cách ấy.
146. ājānīyasusūpamaṃ M.3.111 P.3.158 dhammapariyāyaṃ desesinti taruṇājānīyaupamaṃ katvā dhammaṃ desayiṃ. tatrāti tasmiṃ asaraṇe. na kho, bhaddāli, eseva hetūti na esa sikkhāya aparipūrakārībhāvoyeva eko hetu.
146 Ājānīyasusūpamaṃ dhammapariyāyaṃ desesiṃ (thuyết giảng Pháp môn so sánh với con ngựa thuần chủng): ta thuyết giảng Pháp môn so sánh với loài ngựa thuần chủng còn trẻ. Tatrā: trong việc nhờ lại không được. na kho, bhaddāli, eseva hetū (Này Bhaddāli, không phải chỉ có nhân như vậy, chỉ có duyên như vậy): tính chất người không làm cho trọn vẹn trong các học giới này (điều đó) không phải chỉ có nhân như vậy.
147. mukhādhāne kāraṇaṃ kāretīti khalīnabandhādīhi mukhaṭṭhapane sādhukaṃ gīvaṃ paggaṇhāpetuṃ kāraṇaṃ kāreti. visūkāyitānītiādīhi visevanācāraṃ kathesi. sabbāneva hetāni aññamaññavevacanāni. tasmiṃ ṭhāneti tasmiṃ visevanācāre. parinibbāyatīti nibbisevano hoti, taṃ visevanaṃ jahatīti attho. yugādhāneti yugaṭṭhapane yugassa sādhukaṃ gahaṇatthaṃ.
147 mukhādhāne kāraṇaṃ kāreti (phải huấn luyện con ngựa ấy cho quen với dây cương): Tức là huấn luyện để biết được nguyên nhân, để nâng cổ cho khéo khi đeo dây cương, v.v. ở miệng. Với từ bắt đầu bằng visūkāyitāni (chóng đối, không tuân theo): đức Thế Tôn thuyết đến sự bất kham. Toàn bộ câu này là những từ đồng nghĩa của nhau. tasmiṃ ṭhāne (ở vị trí đó): Trong sự bất kham đó. Parinibbāyati (vắng lặng): không còn bất kham (được thuần thục). Yugādhāneti (đặt cái yên ngựa): trong việc đặt một cái yên để giữ cái yên cho tốt.
anukkameti V.3.114 cattāropi pāde ekappahāreneva ukkhipane ca nikkhipane ca. parasenāya hi āvāṭe ṭhatvā asiṃ gahetvā āgacchantassa assassa pāde chindanti. tasmiṃ samaye esa ekappahāreneva cattāropi pāde ukkhipissatīti rajjubandhanavidhānena etaṃ kāraṇaṃ karonti. maṇḍaleti yathā asse nisinnoyeva bhūmiyaṃ patitaṃ āvudhaṃ gahetuṃ sakkoti, evaṃ karaṇatthaṃ maṇḍale kāraṇaṃ kāreti. khurakāseti P.3.159 aggaggakhurehi pathavīkamane. rattiṃ okkantakaraṇasmiñhi yathā padasaddo na suyyati, tadatthaṃ ekasmiṃ ṭhāne saññaṃ datvā aggaggakhurehiyeva gamanaṃ sikkhāpenti. taṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ. javeti sīghavāhane. “dhāve”tipi pāṭho. attano parājaye sati palāyanatthaṃ, paraṃ palāyantaṃ anubandhitvā gahaṇatthañca etaṃ kāraṇaṃ kāreti. davatteti davattāya, yuddhakālasmiñhi hatthīsu vā koñcanādaṃ karontesu assesu vā hasantesu rathesu vā nighosantesu yodhesu vā ukkuṭṭhiṃ karontesu tassa ravassa abhāyitvā parasenapavesanatthaṃ ayaṃ kāraṇā karīyati.
Anukkame (việc bước đi): trong việc dỡ và việc đặt cả bốn chân cùng một lúc, đứng trong hố cầm kiếm chặt đứt chân ngựa của kẻ thù đang đi đến, vào lúc ấy con ngựa đó sẽ nhấc cả bốn chân lên cùng nhau, vì thế người huấn luyện ngựa huấn luyên để nhận biết lý do ấy với phương pháp cột dây cương. Maṇḍale (việc chạy vòng tròn): Huấn luyện để nhận biết lý do chạy vòng tròn, để thực hiện biểu hiện mà người ngồi (trên yên ngựa) có thể cầm vũ khí hạ xuống mặt đất. Khurakāse (trong việc đi bằng đầu móng guốc): trong việc lấy đầu móng guốc tiếp xúc mặt đất, bởi trong thời gian chạy vào ban đêm không cho kẻ địch nghe được tiếng bước chân, cho báo hiệu ở một nơi rồi dạy cho đi bằng móng guốc. Nói chỉ đề cập đến điều đó (không để kẻ thù nghe được tiếng bước chân mà thôi). Jave (tốc lực): có sức chuyển vận mau lẹ, Pāḷī ‘dhave’ cũng có. Huấn luyện để cho biết lý do ấy để trốn thoát khi bản thân thất bại và khi đuổi theo bắt lấy kẻ thù ở nơi trốn thoát. davatte1 (trong lợi thế từ tiếng hí): vì lợi ích tạo ra âm thanh (tiếng hí), bởi vì trong chiến trận khi con voi rống lên, hoặc tiếng ngựa hí, hoặc tiếng cổ xe bị phá hủy, hoặc tiếng binh sĩ hò hét, để không sợ hãi âm thanh ấy tiếng vào tìm kẻ thù, mới huấn luyện để nhận biết nhân đó.
rājaguṇeti raññā jānitabbaguṇe. kūṭakaṇṇarañño kira guḷavaṇṇo nāma asso ahosi. rājā pācīnadvārena nikkhamitvā cetiyapabbataṃ gamissāmīti M.3.112 kalambanadītīraṃ sampatto. asso tīre ṭhatvā udakaṃ otarituṃ na icchati, rājā assācariyaṃ āmantetvā — “aho tayā asso sikkhāpito udakaṃ otarituṃ na icchatī”ti āha. ācariyo — “susikkhāpito deva asso, evamassa hi cittaṃ ‘sacāhaṃ udakaṃ otarissāmi, vālaṃ temissati, vāle tinte rañño aṅge udakaṃ pāteyyā’ti evaṃ tumhākaṃ sarīre udakapātanabhayena na otarati, vālaṃ gaṇhāpethā”ti P.3.160 āha. rājā tathā kāresi. asso vegena otaritvā pāraṃ gato. etadatthaṃ ayaṃ kāraṇā karīyati. rājavaṃseti assarājavaṃse. vaṃso ceso assarājānaṃ, tathārūpena pahārena chinnabhinnasarīrāpi assārohaṃ parasenāya apātetvā bahi nīharantiyeva. etadatthaṃ kāraṇaṃ kāretīti attho.
Rājaguṇe (trở thành kỵ mã phù hớp đối với vua): có phẩm chất mà đức vua nên biết. Được biết rằng đức vua Kūṭakaṇṇa có được kỵ mã tên là Guḷavaṇṇa. Đức vua ngự giá ra khỏi cổng thành phía Đông đến bờ sống Kalambanadī với suy nghĩ rằng – Ta sẽ đi bảo điện Pabbata, kỵ mã đứng gần bờ không chịu vượt qua (bên kia) sông. Đức vua cho truyền người huấn luyện ngựa đến rồi nói rằng: “ồ ngựa mà khanh huấn luyện không chịu vượt qua sông”, người huấn luyện ngựa nói rằng – “Tâu hoàng thượng, thật hy hữu, kỵ mã này, ngài đã khéo huấn luyện, kỵ mã này nghĩ rằng ‘nếu như ta vượt dòng nước, cái đuôi của ta sẽ bị ướt, khi cái đuôi của ta bị ướt có thể làm ướt long thể của đức vua, vì thế, kỵ mã này không vượt qua sông, bởi lo sợ rằng nước sẽ làm ướt long thể của ngài như vậy, xin ngài hãy truyền cho buộc đuôi của kỵ mã lại tâu hoàng thượng.” Đức vua đã làm như thế. Kỵ mã với tốc lực đã vượt qua bờ bên kia. Người huấn luyện ngựa cho biết lý do này bằng ý nghĩa đó. Rājavaṃse (trong dòng dõi vua chúa): dòng giống ngựa chúa. Thật vậy, dòng giống của ngựa chúa ấy, có giải thích rằng dẫu cho thân thể bị đâm, bi tổn thương do sự va chạm bằng hình thức đó cũng không làm cho người cỡi bị rơi vào tay của kẻ địch, có thể đưa (người ấy) ra bên ngoài khỏi tay kẻ địch. Huấn luyện để biết lý do vì lợi ích đó.
uttame javeti javasampattiyaṃ, yathā uttamajavo hoti, evaṃ kāraṇaṃ kāretīti attho. uttame hayeti uttamahayabhāve, yathā uttamahayo hoti, evaṃ kāraṇaṃ kāretīti attho. tattha pakatiyā uttamahayova uttamahayakāraṇaṃ arahati, na añño. uttamahayakāraṇāya eva ca hayo uttamajavaṃ paṭipajjati, na aññoti.
Uttame jave (tốc lực tối thắng): Trong việc thành tựu bởi sức mạnh, có nghĩ là huấn luyện cho biết lý do bởi biểu hiện có sức mạnh tối tắng. uttame haye (trong loài ngựa tối thắng): trong bản thể loài ngựa tối thắng, tức là huấn uyện để nhận biết bởi biểu hiện trở thành ngựa tối thắng. Ở đó, thông thường chỉ loài ngựa tối thắng mới huấn luyện trở thành ngựa tối thắng được, còn loại ngựa khác thì không. Vậy thì do bản thể là loài ngựa tối thắng, cho nên loài ngựa mới có sức mạnh tối thắng. Còn loài ngựa khác thì không có sức mạnh như vậy.
tatridaṃ V.3.115 vatthu — eko kira rājā ekaṃ sindhavapotakaṃ labhitvā sindhavabhāvaṃ ajānitvāva imaṃ sikkhāpehīti ācariyassa adāsi. ācariyopi tassa sindhavabhāvaṃ ajānanto taṃ māsakhādakaghoṭakānaṃ kāraṇāsu upaneti. so attano ananucchavikattā kāraṇaṃ na paṭipajjati. so taṃ dametuṃ asakkonto “kūṭasso ayaṃ mahārājā”ti vissajjāpesi.
Trong loài ngựa tối thắng có câu chuyện như sau: Kể rằng đức vua đã mua được một con ngựa Sindhava. Nhưng ngài không biết đó là ngựa Sindhava. Thế nên ngài đã giao cho người huấn luyện ngựa, đưa con ngựa này đi huấn luyện. Ngay cả người huấn luyện ngựa cũng không biết con ngựa đó là ngựa Sindhava. Vì thế ông đã đem đậu nành cho ngựa ăn, con ngựa không ăn vì không phù hợp với mình. Người huấn luyện ngựa không thể huấn luyện được ngựa nên tâu với đức vua rằng: Tâu đại vương, loài ngựa này là loài ngựa khó thuần hóa” rồi thả nó đi.
athekadivasaṃ eko assācariyapubbako daharo upajjhāyassa bhaṇḍakaṃ gahetvā gacchanto taṃ parikhāpiṭṭhe carantaṃ disvā — “anaggho, bhante, sindhavapotako”ti upajjhāyassa kathesi. sace rājā jāneyya, maṅgalassaṃ naṃ kareyyāti. thero āha — “micchādiṭṭhiko, tāta, rājā appeva nāma buddhasāsane pasīdeyya rañño kathehī”ti. so gantvā, — “mahārāja, anaggho sindhavapotako atthī”ti P.3.161 kathesi. tayā diṭṭho M.3.113, tātāti? āma, mahārājāti. kiṃ laddhuṃ vaṭṭatīti? tumhākaṃ bhuñjanakasuvaṇṇathāle tumhākaṃ bhuñjanakabhattaṃ tumhākaṃ pivanakaraso tumhākaṃ gandhā tumhākaṃ mālāti. rājā sabbaṃ dāpesi. daharo gāhāpetvā agamāsi.
Một ngày nọ, có một vị Tỳ khưu trẻ từng là người huấn luyện ngựa, đã cầm lấy đồ đạc của thầy tế độ mình, nhìn thấy con ngựa đi lang thang ở sau rãnh mương. Vì vậy, vị ấy đã nói với thầy, “Thưa thầy, con ngựa Sindhava này vô giá, nếu đức vua biết, có thể làm cho con ngựa này trở thành vương mã.” Trưởng lão nói – “Này con, đức vua là người có quan điểm sai lệch, có thể có lòng tin nơi Phật giáo, con hãy đi hỏi đức vua”. (vì thế) vị Tỳ khưu trẻ đã đi trình với đức vua rằng: “Tâu đại vương, có một con ngựa Sindhava vô giá.” Đức vua hỏi: Thưa đại đức, đại đức nhìn thấy phải không? – Thưa vâng, tâu đại vương. (con ngựa ấy) nhận được gì sẽ phù hợp. Cần nhận được thực phẩm mà đại vương đã thọ dụng trong một chiếc bình bằng vàng đựng thức ăn của đại vương, hương vị đồ uống của đại vương, hương thơm tràng hoa của đại vương, vua ra lệnh ban phát cho tất cả mọi thứ. Vị Tỳ khưu trẻ đã nhờ người khiêng đi.
asso gandhaṃ ghāyitvāva “mayhaṃ guṇajānanakāacariyo atthi maññe”ti sīsaṃ ukkhipitvā olokento aṭṭhāsi. daharo gantvā “bhattaṃ bhuñjā”ti accharaṃ pahari. asso āgantvā suvaṇṇathāle bhattaṃ bhuñji, rasaṃ pivi. atha naṃ gandhehi vilimpitvā rājapiḷandhanaṃ piḷandhitvā “purato purato gacchā”ti accharaṃ pahari. so daharassa purato purato gantvā maṅgalassaṭṭhāne aṭṭhāsi. daharo — “ayaṃ te, mahārāja, anaggho sindhavapotako, imināva naṃ niyāmena katipāhaṃ paṭijaggāpehī”ti vatvā nikkhami.
Con ngựa ngửi mùi hương nghĩ rằng: “Người huấn luyện ngựa biết phẩm hạnh của ta” sau khi đưa đến (nhìn thấy) đã đứng ngẩng đầu lên quan sát. Vị Tỳ khưu trẻ bước tới, búng ngón tay và nói: “Hãy ăn thức ăn đi”. Ngựa đã bước thẳng tới ăn đồ ăn trong khay vàng và uống nước có vị ngon. Sau đó, vị sư trẻ lấy hương thơm vuốt ve con ngựa rồi trang điểm nó bằng những đồ trang sức của nhà vua. Búng ngón tay và nói rằng: “Hãy đi về phía trước.” Con ngựa đi phía trước vị sư trẻ, đã đứng ở trí của một con ngựa hoàng gia. Vị sư trẻ đã nói rằng: “con ngựa này là vô giá, xin đại vương hãy cho người huấn luyện ngựa chăm sóc tốt cho con ngựa theo cách này chừng 2-3 ngày” rồi rời đi.
atha katipāhassa accayena āgantvā assassa ānubhāvaṃ passissasi, mahārājāti. sādhu ācariya kuhiṃ ṭhatvā passāmāti? uyyānaṃ gaccha, mahārājāti. rājā assaṃ gāhāpetvā agamāsi. daharo accharaṃ paharitvā “etaṃ rukkhaṃ anupariyāhī”ti assassa saññaṃ adāsi. asso pakkhanditvā rukkhaṃ anuparigantvā āgato. rājā neva gacchantaṃ na āgacchantaṃ addasa. diṭṭho te, mahārājāti? na diṭṭho, tātāti. valañjakadaṇḍaṃ etaṃ rukkhaṃ nissāya ṭhapethāti vatvā accharaṃ pahari “valañjakadaṇḍaṃ gahetvā ehī”ti. asso pakkhanditvā mukhena gahetvā āgato. diṭṭhaṃ, mahārājāti. diṭṭhaṃ, tātāti.
Khoảng 2-3 ngày sau đó, vị Tỳ khưu trẻ đến hỏi, tâu đại vương, đai vương nhìn thấy sức mạnh của con ngựa không? Lành thay, thưa thầy, trẫm sẽ đứng ở đâu để có thể nhìn thấy?” Tâu đại vương, hãy đi đến vườn thượng uyển. Đức vua ra lệnh dẫn con ngựa đến. Vị sư trẻ búng ngón tay ra dấu cho con ngựa rằng: ngươi hãy chạy quanh một cái cây. Con ngựa chạy quanh gốc cây rồi đi đến. Đức vua không thấy con ngựa chạy tới chạy lui. Vị Tỳ khưu trẻ hỏi rằng: Đại vương có thấy không? Tôi không thấy gì cả, thưa đại đức. Vị sư trẻ nói: Ông yêu cầu vị đại vương đặt cây gậy được đánh dấu dựa vào một thân cây rồi búng ngón tay, nói rằng: “Ngươi hãy giữ lấy cây gậy được đánh dấu trong miệng mang lại đây”. Con ngựa chạy đi giữ lấy cây gậy được đánh dấu trong miệng rồi mang lại. – Tâu đại vương, đại vương nhìn thấy không? – Trẫm không thấy, thưa đại đức.
puna V.3.116 accharaṃ pahari “uyyānassa pākāramatthakena caritvā ehī”ti. asso tathā akāsi. diṭṭho, mahārājāti. na diṭṭho, tātāti. rattakambalaṃ āharāpetvā assassa pāde bandhāpetvā tatheva saññaṃ adāsi. asso ullaṅghitvā pākāramatthakena anupariyāyi. balavatā purisena āviñchanālātaggisikhā P.3.162 viya uyyānapākāramatthake paññāyittha. asso gantvā samīpe ṭhito. diṭṭhaṃ, mahārājāti. diṭṭhaṃ, tātāti. maṅgalapokkharaṇipākāramatthake anupariyāhīti saññaṃ adāsi.
Vị Tỳ khưu trẻ búng ngón tay lần nữa nói rằng: “Ngươi hãy chạy xung quanh cho đến bức tường vườn thượng uyển rồi quay trở lại.” Con ngựa đã làm như thế. – Đại vương có nhìn thấy chăng? – Trẫm không nhìn thấy, thưa đại đức. Vị Tỳ khưu trẻ mang một tấm vải len nhuộm đỏ buộc vào chân ngựa, đã cho dấu hiệu tương tự như vậy. Con ngựa nhảy lên và chạy tới tận bức tường, nó xuất hiện ở cuối bức tường của khu vườn tựa như quả cầu lửa được kéo lại bởi người có sức mạnh. Con ngựa đứng ở một nơi gần đó. – Đại vương thấy không? Trẫm đã nhìn thấy nó, thưa đại đức. – Vị Tỳ khưu trẻ đã ra dấu: Ngươi hãy chạy xung quanh cho đến cuối bức tường của hồ sen Maṅgala. Con ngựa đã chạy xung quanh cho đến cuối bức tường của hồ sen Maṅgala.
puna “pokkharaṇiṃ otaritvā padumapattesu cārikaṃ carāhī”ti saññaṃ adāsi. pokkharaṇiṃ otaritvā sabbapadumapatte caritvā agamāsi, ekaṃ pattampi M.3.114 anakkantaṃ vā phālitaṃ vā chinditaṃ vā khaṇḍitaṃ vā nāhosi. diṭṭhaṃ, mahārājāti. diṭṭhaṃ, tātāti. accharaṃ paharitvā taṃ hatthatalaṃ upanāmesi. dhātūpatthaddho laṅghitvā hatthatale aṭṭhāsi. diṭṭhaṃ, mahārājāti? diṭṭhaṃ, tātāti. evaṃ uttamahayo eva uttamakāraṇāya uttamajavaṃ paṭipajjati.
Vị ấy lại ra hiệu: “Người hãy xuống hồ sen rồi chạy trên tất cả các lá sen rồi quay trở lại. Không có dù chỉ một lá không được giẫm lên, hoặc bị rách, hoặc bị đứt, hoặc bị gãy vỡ. – Đại vương thấy không? Trẫm đã nhìn thấy, thưa đại đức. Vị sư trẻ búng ngón tay và đưa lòng bàn tay ra, con ngựa nhanh như gió đã nhảy lên đứng trên lòng bàn tay. – Đại vương có thấy không? – Trẫm đã nhìn thấy, thưa đại đức. Một con ngựa tối thắng như vậy tạo ra sức mạnh tuyệt vời, với lý do tuyệt diệu như vậy.
uttame sākhalyeti muduvācāya. muduvācāya hi, “tāta, tvaṃ mā cintayi, rañño maṅgalasso bhavissasi, rājabhojanādīni labhissasī”ti uttamahayakāraṇaṃ kāretabbo. tena vuttaṃ “uttame sākhalye”ti. rājabhoggoti rañño upabhogo. rañño aṅganteva saṅkhaṃ gacchatīti yattha katthaci gacchantena hatthaṃ viya pādaṃ viya anohāyeva gantabbaṃ hoti. tasmā aṅganti saṅkhaṃ gacchati, catūsu vā senaṅgesu ekaṃ aṅgaṃ hoti.
uttame sākhalye (trở thành tuấn mã xứng đáng được khen ngợi tối thắng): bằng những lời nói hòa nhã. Bởi vậy với những lời nói hòa nhã, tức là cần được huấn luyện bằng lý do để trở thành ngựa tối thắng với những lời dịu ngọt rằng: “này ngựa yêu quý, ngươi đừng suy nghĩ nữa, người sẽ trở thành vương mã của đức vua, ngươi sẽ nhận được thực phẩm của đức vua v.v,” Bởi thế ngài đã nói rằng ‘uttame sākhalye (trong việc trở thành ngựa xứng đáng được khen ngợi tối thắng’ rājabhoggo (là phương tiện được sử dụng của đức vua): là phương tiện giành để sử dụng của đức vua. rañño aṅganteva saṅkhaṃ gacchati (được liệt vào một ấn tướng của vua): được liệt vào một bộ phận của vua, tức là đức vua đi đến bất cứ nơi nào cũng không bỏ mặc như tay và chân, bởi thế mới được liệt vào một ấn tướng, hoặc là ấn tướng trong bốn tướng của bốn đội quân.
asekhāya sammādiṭṭhiyāti arahattaphalasammādiṭṭhiyā. sammāsaṅkappādayopi taṃsampayuttāva. sammāñāṇaṃ pubbe vuttasammādiṭṭhiyeva. ṭhapetvā pana aṭṭha P.3.163 phalaṅgāni sesā dhammā vimuttīti veditabbā. sesaṃ sabbattha uttānameva. ayaṃ pana desanā ugghaṭitaññūpuggalassa vasena arahattanikūṭaṃ gahetvā niṭṭhāpitāti.
asekhāya sammādiṭṭhiyā (chánh kiến…của bậc Vô học): Chánh kiến của bậc A-ra-hán Quả. Ngay cả chánh tư duy v.v, cũng tương ưng với A-ra-hán Quả đó. Chánh trí là chánh kiến như đã nói ở phần trước. Lại nữa các Pháp còn lại loại trừ chi phần của tám Quả nên biết là vimutti (sự giải thoát). Từ còn lại trong các câu đều đơn giản. Pháp thoại này đức Thế Tôn đã nắm lấy chóp đỉnh quả vị A-ra-hán, rồi kết thúc với mãnh lực của người hiểu nhanh (ugghaṭitaññū).
Giải Thích Kinh Bhaddāli Kết Thúc
1 ravatthe (sī. syā. kaṃ. pī.)