Kinh số 64 – Giải Thích Đại Kinh Mālukya
(Mahāmālukyasuttavaṇṇanā)Xem Trung Bộ Kinh – Đại Kinh Mālukya
129. evaṃ V.3.104 M.3.101 me sutanti mahāmālukyasuttaṃ. tattha orambhāgiyānīti heṭṭhā koṭṭhāsikāni kāmabhave nibbattisaṃvattanikāni. saṃyojanānīti bandhanāni. kassa P.3.144 kho nāmāti kassa devassa vā manussassa vā desitāni dhāresi, kiṃ tvameveko assosi, na añño kocīti? anusetīti appahīnatāya anuseti. anusayamāno saṃyojanaṃ nāma hoti.
129 Đại Kinh Mālukya được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, orambhāgiyāni (hạ phần kiết sử): Kiết sử được diễn tiến trong phần hạ đưa đến tái sanh trong cõi dục. Saṃyojanāni (kiết sử): sự trói buộc. Kassa kho nāma (cùng ai?): ông nhớ các hạ phần kiết sử mà ta thuyết giảng cho ai là cho chư thiên hay loài người? Ông là người duy nhất được lắng nghe, người khác không được lắng nghe chăng? Anuseti (tùy miên, ngủ ngầm): được gọi là ngủ ngầm bởi vẫn chưa được dứt trừ, được gọi là kiết sử do có sự tiềm ẩn.
ettha ca bhagavatā saṃyojanaṃ pucchitaṃ, therenapi saṃyojanameva byākataṃ. evaṃ santepi tassa vāde bhagavatā doso āropito. so kasmāti ce? therassa tathāladdhikattā. ayañhi tassa laddhi “samudācārakkhaṇeyeva kilesehi saṃyutto nāma hoti, itarasmiṃ khaṇe asaṃyutto”ti. tenassa bhagavatā doso āropito. athāyasmā ānando cintesi — “bhagavatā bhikkhusaṅghassa dhammaṃ desessāmīti attano dhammatāyeva ayaṃ dhammadesanā āraddhā, sā iminā apaṇḍitena bhikkhunā visaṃvāditā. handāhaṃ bhagavantaṃ yācitvā bhikkhūnaṃ dhammaṃ desessāmī”ti. so evamakāsi. taṃ dassetuṃ “evaṃ vutte āyasmā ānando”tiādi vuttaṃ.
Hơn nữa, trong câu này đức Thế Tôn thuyết đến các kiết sử. Thậm chí trưởng lão cũng chỉ trả lời các kiết sử. Dù cho như vậy đức Thế Tôn buộc tội trong lời nói của ai? Tại sao lại buộc tội trưởng lão? Bởi vì trưởng lão giữ lấy học thuyết đó “trưởng lão được gọi là có kết hợp với phiền não ở ngay sát-na thực hành (chỉ là phiền não bộc phát), (ngoài sát-na đó) thì không kết hợp ở sát-na khác.” Vì thế đức Thế Tôn mới buộc tội trưởng lão ấy. Tiếp đó ngài Ānanda nghĩ rằng – “Đức Thế Tôn bắt đầu thuyết giảng Giáo Pháp này theo thường lệ của ngài (với suy nghĩ) ta sẽ thuyết giảng cho Pháp đến chư Tỳ khưu Tăng, tuy nhiên vị Tỳ khưu không phải bậc trí này đã truyền bá chất độc (nói lời không khớp) Pháp thoại, vậy thì ta sẽ xin đức Thế Tôn thuyết giảng Giáo Pháp đến chư Tỳ khưu.” Ngài Ānanda đã làm như vậy. Để trình bày ý nghĩa đó ngài đã nói như sau “khi đức Thế Tôn đã nói như vậy, tôn giả Ānanda đáp lời đức Thế Tôn…”
tattha sakkāyadiṭṭhipariyuṭṭhitenāti sakkāyadiṭṭhiyā gahitena abhibhūtena. sakkāyadiṭṭhiparetenāti sakkāyadiṭṭhiyā anugatena. nissaraṇanti diṭṭhinissaraṇaṃ nāma nibbānaṃ, taṃ yathābhūtaṃ nappajānāti. appaṭivinītāti avinoditā anīhaṭā. orambhāgiyaṃ saṃyojananti heṭṭhābhāgiyasaṃyojanaṃ nāma hoti. sesapadesupi eseva nayo. sukkapakkho uttānatthoyeva. “sānusayā pahīyatī”ti vacanato panettha ekacce “aññaṃ saṃyojanaṃ añño anusayo”ti vadanti. “yathā hi sabyañjanaṃ bhattan”ti vutte bhattato aññaṃ byañjanaṃ hoti, evaṃ “sānusayā”ti vacanato pariyuṭṭhānasakkāyadiṭṭhito aññena anusayena bhavitabbanti tesaṃ laddhi. te “sasīsaṃ pārupitvā”tiādīhi P.3.145 paṭikkhipitabbā. na hi sīsato añño puriso atthi. athāpi siyā — “yadi tadeva saṃyojanaṃ so anusayo, evaṃ sante bhagavatā therassa M.3.102 taruṇūpamo upārambho duāropito hotī”ti. na duāropito, kasmā? evaṃladdhikattāti V.3.105 vitthāritametaṃ. tasmā soyeva kileso bandhanaṭṭhena saṃyojanaṃ, appahīnaṭṭhena anusayoti imamatthaṃ sandhāya bhagavatā “sānusayā pahīyatī”ti evaṃ vuttanti veditabbaṃ.
Ở đó, sakkāyadiṭṭhipariyuṭṭhitena (với tâm bị triền phược bởi thân kiến): Sự nhận thức sai trái về thân bởi đã chấp chặt, bởi đã bị ngự trị. Sakkāyadiṭṭhiparetenā (đã bị thân kiến chi phối): sự nhận thức sai trái về thân đi theo sau. Nissaraṇaṃ (sự xuất ly) bao gồm Nibbāna, Nibbāna được gọi là sự thoát khỏi nhận thức sai trái, không nhận biết đúng theo thực thể đó. Appaṭivinītā (mà phàm nhân không thể làm cho tiêu tan): không thể làm cho tiêu tan, không thể kéo ra khỏi. Orambhāgiyaṃ saṃyojanaṃ (hạ phần kiết sử): các kiết sử vận hành trong phần thấp. Kể cả những câu còn lại có cách thức tương tự. Phần Pháp trắng đều có ý nghĩa đơn giản. Hơn nữa trong bài Kinh này có Pāḷi “sānusayā pahīyati (thân kiến cùng với cả tùy miên mà bậc Thánh nhân đã dứt trừ” một số thầy A-xà-lê nói rằng “kiết sử là khác, tùy miên là khác”. “Giống như khi nói rằng thức ăn cùng với những món ăn với cơm”, những món ăn cơm là khác so với thức ăn thế nào, học thuyết của các thầy A-xà-lê cũng đồng nghĩa rằng “tùy miên là một loại khác bị tiềm ẩn bởi sự nhận thực sai trái về thân bởi có Pāḷi rằng ‘cùng với tùy miên’ cũng như thế đó. Các thầy A-xà-lê có thể bác bỏ bằng câu “đã được trùm lên đầu”, bởi vì người khác không phải đi từ đỉnh đầu. Nếu vậy nên có câu hỏi rằng – “giả sử kiết sử là khác, tùy miên không phải là thế, nếu là thế cũng đồng nghĩa điều mà đức Thế Tôn thuyết ‘lời tranh luận của trưởng lão giống như lời tranh luận của một đứa trẻ ấy là việc buộc tội trưởng lão sai?” Không phải việc buộc tội sai. Tại sao? Câu này đức Thế Tôn đã giải thích rồi, do trưởng lão chấp vào học thuyết như vậy, vì thế nên hiểu đức Thế Tôn đã nói như vầy rằng: “Thân kiến cùng với tùy miên mà các bậc Thánh nhân ấy đã dứt trừ” bởi muốn đề cập đến câu này chính là phiền não được gọi là kiết sử với ý nghĩa sự trói chặt, được gọi là tùy miên với ý nghĩa vẫn chưa dứt trừ.
132. tacaṃ chetvātiādīsu idaṃ opammasaṃsandanaṃ — tacacchedo viya hi samāpatti daṭṭhabbā, pheggucchedo viya vipassanā, sāracchedo viya maggo. paṭipadā pana lokiyalokuttaramissakāva vaṭṭati. evamete daṭṭhabbāti evarūpā puggalā evaṃ daṭṭhabbā.
132 tacaṃ chetvā (đã cắt lớp da): đây là từ dùng để so sánh, nên thấy rằng thiền chứng giống như cắt được lớp vỏ ngoài, nên thấy Minh sát tựa như chặt được lớp giác gỗ, nên thấy Đạo tựa như chặt được lõi cây. Hơn nữa, đạo lộ thực hành hòa trộn với Hiệp thế và Siêu thế ấy mới phù hợp. evamete daṭṭhabbā (nên nhìn thấy những hạng người đó như vậy): nên nhìn thấy những hạng người đó như vậy.
133. upadhivivekāti upadhivivekena. iminā pañcakāmaguṇaviveko kathito. akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāti iminā nīvaraṇappahānaṃ kathitaṃ. kāyaduṭṭhullānaṃ paṭippassaddhiyāti iminā kāyālasiyapaṭippassaddhi kathitā. vivicceva kāmehīti upadhivivekena kāmehi vinā hutvā. vivicca akusalehīti akusalānaṃ dhammānaṃ pahānena kāyaduṭṭhullānaṃ paṭippassaddhiyā ca akusalehi vinā hutvā. yadeva tattha hotīti yaṃ tattha antosamāpattikkhaṇeyeva samāpattisamuṭṭhitañca rūpādidhammajātaṃ hoti. te P.3.146 dhammeti te rūpagatantiādinā nayena vutte rūpādayo dhamme. aniccatoti na niccato. dukkhatoti na sukhato. rogatotiādīsu ābādhaṭṭhena rogato, antodosaṭṭhena gaṇḍato, anupaviddhaṭṭhena dukkhajananaṭṭhena ca sallato, dukkhaṭṭhena aghato, rogaṭṭhena ābādhato, asakaṭṭhena parato, palujjanaṭṭhena palokato, nissattaṭṭhena suññato, na attaṭṭhena anattato. tattha aniccato, palokatoti dvīhi padehi aniccalakkhaṇaṃ kathitaṃ, dukkhatotiādīhi chahi dukkhalakkhaṇaṃ, parato suññato anattatoti tīhi anattalakkhaṇaṃ.
133 Upadhivivekā (viễn ly các sanh y): do viễn ly các sanh y. Với câu này ngài muốn nói đến sự an tĩnh khỏi sự trói buộc của năm dục. akusalānaṃ dhammānaṃ pahāna (do đã dứt trừ các Pháp bất thiện): do đã đoạn trừ các Pháp bất thiện, ngài đã nói đến việc dứt trừ các Pháp ngăn che. kāyaduṭṭhullānaṃ paṭippassaddhiyā (do làm cho an tịnh thân thô ác hành một cách toàn diện): Ngài nói đến việc làm cho yên tĩnh sự lười biếng của thân. vivicceva kāmehi (tự mình tách khỏi bởi các dục): là người lìa bỏ từ các dục bởi viễn ly các sanh y. vivicca akusalehi (tự mình tách khởi bởi các bất thiện): là người lìa bỏ bởi các bất thiện bằng việc dứt trừ Pháp bất thiện và bởi việc làm cho yên tĩnh sự lười biếng. yadeva tattha hoti (có trong thiền chứng đó): Pháp chủng có sắc v.v, được vững trú ở trong thiền chứng, có bên trong thiền chứng đó và ở sát-na của thiền chứng. Te dhammā (các Pháp đó): Các Pháp đó có sắc v.v, như đã trình bày theo cách thức được bắt đầu như sau ‘sắc’. Aniccato (là vô thường): Không có tính chất thường hằng. Dukkhato (là khổ đau): Không có tính chất an lạc. Nên biết ý nghĩa trong từ Rogato (là bệnh tật) như sau: gọi là bệnh tật bởi ý nghĩa sự đau đớn, là ung nhọt (gaṇḍato) bởi ý nghĩa có sự gây hại ở bên trong, là mũi tên (sallato) bởi ý nghĩa tiến vào đâm thủng và bởi ý nghĩa làm cho sanh khởi khổ đau, là khổ cực (aghato) bởi ý nghĩa là đau khổ, sự đau đớn (ābādhato) với nghĩa tật bệnh, là của người khác (parato) bởi ý nghĩa không phải của mình, là vật hư hoại (palokato) bởi ý nghĩa bị bể vụn, là trống không (suññato) với ý nghĩa không phải chúng sanh, là vô ngã (anattato) bởi ý nghĩa không phải của chính mình. Ở đó, đức Thế Tôn nói đến trạng thái vô thường với 2 từ là ‘là vô thường, là hư hoại’, ngài đã nói đến trạng thái khổ đau bằng 6 từ được bắt đầu bằng ‘là khổ đau’ v.v, ngài đã nói đến trạng thái vô ngã bằng 3 từ là ‘của người khác, là trống không, là vô ngã’
so tehi dhammehīti so tehi evaṃ tilakkhaṇaṃ āropetvā diṭṭhehi antosamāpattiyaṃ pañcakkhandhadhammehi. cittaṃ paṭivāpetīti cittaṃ paṭisaṃharati moceti apaneti. upasaṃharatīti vipassanācittaṃ tāva savanavasena M.3.103 thutivasena pariyattivasena paññattivasena ca etaṃ santaṃ nibbānanti evaṃ asaṅkhatāya amatāya dhātuyā upasaṃharati. maggacittaṃ nibbānaṃ ārammaṇakaraṇavaseneva etaṃ santametaṃ paṇītanti na evaṃ vadati, iminā pana ākārena taṃ paṭivijjhanto tattha cittaṃ upasaṃharatīti attho. so tattha ṭhitoti tāya tilakkhaṇārammaṇāya vipassanāya ṭhito. āsavānaṃ khayaṃ pāpuṇātīti anukkamena cattāro magge bhāvetvā pāpuṇāti V.3.106. teneva dhammarāgenāti samathavipassanādhamme chandarāgena. samathavipassanāsu hi sabbaso chandarāgaṃ pariyādātuṃ sakkonto arahattaṃ pāpuṇāti, asakkonto anāgāmī hoti.
so tehi dhammehi (vị ấy…từ những Pháp đó): vị ấy làm cho tâm thoát khỏi Pháp là năm uẩn bên trong thiền chứng rồi đã đặt trên tam tướng mà bản thân đã nhìn thấy như vậy. Cittaṃ paṭivāpeti (làm cho tâm thoát khỏi): là giải thoát tâm, đem tâm ra khỏi. Upasaṃharati (hướng tâm đến): Đem tâm vào cảnh giới bất tử là Pháp vô vi như vậy, cái tâm Minh sát là sự diệt an tĩnh với việc nghe, với việc khen ngợi, với việc học, với việc chế định, không nói như vầy tâm Đạo là sự yên tĩnh, là sự tinh lương bởi làm cho Nibbāna trở thành đối tượng. Hơn nữa, có lời giải thích rằng khi thấu triệt Pháp đó bằng biểu hiện này sẽ hướng tâm đến cảnh giới bất tử. so tattha ṭhito (ở đó, vị ấy đã vững trú…): vị ấy đã vững trú trong Minh sát có tam tướng làm đối tượng đó. āsavānaṃ khayaṃ pāpuṇāti (vị này đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc): vị ấy đã tu tập bốn Đạo theo tuần tự rồi mới chứng đắc. teneva dhammarāgena (do luyến ái trong chính Pháp đó): do sự ước muốn và ái luyến trong Pháp là Chỉ tịnh và Minh sát. Thật vậy, khi có thể nắm lấy sự ước muốn và sự luyến ái trong Chỉ tịnh và Minh sát bằng tất cả mọi phương diện (sẽ) chứng đắc quả vị A-ra-hán, khi không thể sẽ chứng đắc quả vị A-na-hàm.
yadeva P.3.147 tattha hoti vedanāgatanti idha pana rūpaṃ na gahitaṃ. kasmā? samatikkantattā. ayañhi heṭṭhā rūpāvacarajjhānaṃ samāpajjitvā rūpaṃ atikkamitvā arūpāvacarasamāpattiṃ samāpannoti samathavasenapinena rūpaṃ atikkantaṃ, heṭṭhā rūpaṃ sammadeva sammasitvā taṃ atikkamma idāni arūpaṃ sammasatīti vipassanāvasenapinena rūpaṃ atikkantaṃ. arūpe pana sabbasopi rūpaṃ natthīti taṃ sandhāyapi idha rūpaṃ na gahitaṃ.
yadeva tattha hoti vedanāgataṃ (là thọ…có mặt trong thiền chứng đó): trong câu này ngài không thuyết đến sắc. Tại sao? bởi đã vượt qua rồi. Thật vậy, vị Tỳ khưu này đạt đến thiền Sắc giới ở phần sau rồi vượt khỏi sắc, là vị đã chứng đắc thiền chứng Vô sắc, vì thế Sắc đã vượt qua bằng mãnh lực Chỉ tịnh. Khi quán xét Sắc trong phần sau rồi vượt qua khỏi sắc đó, lúc này quán xét Vô sắc, vì thế đã vượt qua Sắc bởi mãnh lực Minh sát, tuy nhiên trong Vô sắc thì không có Sắc ở trong mọi khía cạnh. Vì thế ngay khi ngài ám chỉ đến Vô sắc đó mới không thuyết Sắc ở chỗ này, việc không thuyết ấy đã chính xác.
atha kiñcarahīti kiṃ pucchāmīti pucchati? samathavasena gacchato cittekaggatā dhuraṃ hoti, so cetovimutto nāma. vipassanāvasena gacchato paññā dhuraṃ hoti, so paññāvimutto nāmāti ettha therassa kaṅkhā natthi. ayaṃ sabhāvadhammoyeva, samathavaseneva pana gacchantesu eko cetovimutto nāma hoti, eko paññāvimutto. vipassanāvasena gacchantesupi eko paññāvimutto nāma hoti, eko cetovimuttoti ettha kiṃ kāraṇanti pucchati.
atha kiñcarahi (vậy thì vì lý do gì): (Ngài Ānanda hỏi rằng) bạch ngài vậy thì do nguyên nhân nào? Ngài trưởng lão không có sự hoài nghi ở chỗ này, nhiệm vụ là sự chuyên nhất của tâm đang đi bởi mãnh lực của Chỉ tịnh, vị ấy được gọi là (có) sự giải thoát ở tâm. Nhiệm vụ là tuệ đang đi do mãnh lực của Minh sát, vị ấy được gọi là (có) sự giải thoát do tuệ. Do thực tính Pháp là như vậy nhưng trưởng lão lại hỏi rằng: cái gì nhân ở trong trường hợp này? Trong số vị thực hành theo phương pháp Chỉ tịnh thì một vị được gọi là có sự giải thoát ở tâm, vị còn lại được gọi là có sự giải thoát do tuệ. Trong số vị thực hành bằng phương pháp Minh sát thì một vị gọi là có sự giải thoát do tuệ, vị còn lại gọi là có sự giải thoát ở tâm.
indriyavemattataṃ vadāmīti indriyanānattataṃ vadāmi. idaṃ vuttaṃ hoti, na tvaṃ, ānanda, dasa pāramiyo pūretvā sabbaññutaṃ paṭivijjhi, tena te etaṃ apākaṭaṃ. ahaṃ pana paṭivijjhiṃ, tena me etaṃ pākaṭaṃ. ettha hi indriyanānattatā kāraṇaṃ. samathavaseneva hi gacchantesu ekassa bhikkhuno cittekaggatā dhuraṃ hoti, so cetovimutto nāma hoti. ekassa paññā dhuraṃ hoti, so paññāvimutto nāma hoti. vipassanāvaseneva ca gacchantesu ekassa paññā dhuraṃ hoti, so paññāvimutto M.3.104 nāma hoti. ekassa cittekaggatā dhuraṃ hoti, so cetovimutto nāma P.3.148 hoti. dve aggasāvakā samathavipassanādhurena arahattaṃ pattā. tesu dhammasenāpati paññāvimutto jāto, mahāmoggallānatthero cetovimutto. iti indriyavemattamettha kāraṇanti veditabbaṃ. sesaṃ sabbattha uttānamevāti.
indriyavemattataṃ vadāmi: Ta nói sự khác biệt của các quyền. Điều này đã được nói, này Ānanda, con đã thực hành mười Pháp ba-la-mật vẫn chưa chứng đắc Toàn giác trí. Tại sao quả vị Toàn giác trí ấy mới không hiện hữu cùng con? Nhưng ta đã thấu triệt, cho nên quả vị Toàn giác trí này hiện hữu cùng ta. Sự khác biệt của các quyền làm nhân trong trường hợp này. Do khi chư Tỳ khưu đi với mãnh lực của Chỉ tịnh, nhiệm vụ là sự chuyên nhất của tâm nơi một vị Tỳ khưu nào, vị ấy được gọi là có sự giải thoát ở tâm. Nhiệm vụ là tuệ có nơi một vị Tỳ khưu nào, vị ấy gọi là có sự giải thoát do tuệ. Hơn nữa, khi chư Tỳ khưu do mãnh lực Minh sát, nhiệm vụ là tuệ có nơi vị Tỳ khưu nào, vị ấy gọi là có sự giải thoát do tuệ. Nhiệm vụ là sự chuyên nhất của một tâm có cùng một vi Tỳ khưu nào, vị ấy gọi là có sự giải thoát do tâm. Cả hai vị Thinh văn hàng đầu chứng đắc quả vị A-ra-hán bằng nhiệm vụ Chỉ tịnh và Minh sát. Cả hai vị ấy thì vị Tướng quân Chánh pháp là sự giải thoát do tuệ, trưởng lão Mahāmoggallāna là sự giải thoát ở tâm. Nên biết rằng sự khác biệt của các quyền làm nhân trong trường hợp này. Các từ còn lại ở các câu đơn giản.
Giải Thích Đại Kinh Mālunkya Kết Thúc