Kinh số 61 – Giải Thích Kinh Giáo Giới Rāhula ở Ambalaṭṭhika
(Ambalaṭṭhikarāhulovādasuttavaṇṇanā)Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Giáo Giới Rāhula ở Ambalaṭṭhika
2. PHẨM TỲ KHƯU
61. Giải Thích Kinh Giáo Giới Rāhula ở Ambalaṭṭhika
(hoặc) Tiểu Kinh Giáo Giới Rāhula
107. evaṃ V.3.90 M.3.88 me sutanti ambalaṭṭhikarāhulovādasuttaṃ. tattha ambalaṭṭhikāyaṃ viharatīti veḷuvanavihārassa paccante padhānagharasaṅkhepe vivekakāmānaṃ vasanatthāya kate ambalaṭṭhikāti evaṃnāmake pāsāde pavivekaṃ brūhayanto viharati. kaṇṭako nāma jātakālato paṭṭhāya tikhiṇova hoti, evamevaṃ ayampi āyasmā sattavassikasāmaṇerakāleyeva pavivekaṃ brūhayamāno tattha vihāsi. paṭisallānā vuṭṭhitoti phalasamāpattito vuṭṭhāya. āsananti pakatipaññattamevettha āsanaṃ atthi, taṃ papphoṭetvā ṭhapesi. udakādhāneti P.3.125 udakabhājane. “udakaṭṭhāne”tipi pāṭho.
107 Kinh Giáo Giới Rāhula ở Ambalaṭṭhika được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, ambalaṭṭhikāyaṃ viharati (cư trú ở tòa lâu đài Ambalaṭṭhika): ngài Rāhula cư trú ở tòa lâu đài tên là Ambalaṭṭhika, mà họ xây dựng có kích thước nhỏ hơn bản mẫu của ngôi nhà đặt ở cuối tịnh xá Veḷuvana để làm chỗ cư trú của vị mong muốn sống viễn ly, ngài Rāhula phát triển việc tách ly ở lâu đài có tên Ambalaṭṭhikā, Thông thường cây gai (tự nhiên) sắc nhọn ngay từ khi sanh ra. Kể cả ngài Rāhula này cũng tương tự y như thế, vị ấy sống phát triển việc tách ly ở nơi đó khi còn là Sa-di đến bảy mùa an cư. paṭisallānā vuṭṭhito (đức Thế Tôn rời khỏi từ chỗ yên tịnh): đức Thế Tôn rời khỏi chỗ yên tịnh, tức là ngài xuất khỏi từ sự thể nhập Thánh quả. Āsanaṃ (chỗ ngồi): ở đây cũng có chỗ ngồi đã được trải sẵn theo quy định, nhưng ngài Rāhula vẫn lau sạch chỗ ngồi ấy sắp xếp lại. Udakādhāne (ở trong chậu nước): trong cái chậu đựng nước. Pāḷī vầy “udakaṭṭhāne (ở trong chậu nước)” cũng có.
āyasmantaṃ rāhulaṃ āmantesīti ovādadānatthaṃ āmantesi. bhagavatā hi rāhulattherassa sambahulā dhammadesanā katā. sāmaṇerapañhaṃ therasseva vuttaṃ. tathā rāhulasaṃyuttaṃ mahārāhulovādasuttaṃ cūḷarāhulovādasuttamidaṃ ambalaṭṭhikarāhulovādasuttanti.
āyasmantaṃ rāhulaṃ āmantesi (ngã đã bảo tôn giả Rāhula): cho gọi để ban lời giáo huấn. Thật vậy, đức Thế Tôn đã thuyết giảng nhiều Pháp thoại cho trưởng lão Rāhula. Ngài thuyết sāmaṇerapañhā (các câu hỏi giành dành cho Sa-di, hay các câu hỏi dành cho thiếu niên) cùng trưởng lão tương tự, hơn nữa ngài thuyết Tương Ưng Rāhula, Đại Kinh Giáo Giới Rāhula, Tiểu Kinh Giáo Giới Rāhula gồm cả bài Kinh Giáo Giới Rāhula ở rừng Ambalaṭṭhika.
ayañhi āyasmā sattavassikakāle bhagavantaṃ cīvarakaṇṇe gahetvā “dāyajjaṃ me samaṇa dehī”ti dāyajjaṃ yācamāno bhagavatā dhammasenāpatisāriputtattherassa niyyādetvā pabbājito. atha bhagavā daharakumārā nāma yuttāyuttaṃ kathaṃ kathenti, ovādamassa demīti rāhulakumāraṃ āmantetvā “sāmaṇerena nāma, rāhula, tiracchānakathaṃ kathetuṃ na vaṭṭati, tvaṃ kathayamāno evarūpaṃ kathaṃ katheyyāsī”ti sabbabuddhehi avijahitaṃ dasapucchaṃ pañcapaṇṇāsavissajjanaṃ — “eko pañho eko uddeso ekaṃ veyyākaraṇaṃ dve pañhā … pe … dasa pañhā dasa uddesā dasa V.3.91 veyyākaraṇāti. ekaṃ nāma kiṃ? sabbe sattā āhāraṭṭhitikā … pe … dasa nāma kiṃ? dasahaṅgehi samannāgato arahāti vuccatī”ti (khu. pā. 4.10) imaṃ sāmaṇerapañhaṃ kathesi.
Thật vậy, ngài Rāhula khi được bảy tuổi đã nắm lấy một góc y để xin gia tài đồ sộ của đức Thế Tôn “kính bạch ngài Sa-môn, xin hãy ban gia tài đồ sộ cho con,” đức Thế Tôn đã giao lại cho vị Tướng quân Chánh pháp trưởng lão Sārīputta làm lễ xuất gia. Khi đó đức Thế Tôn suy nghĩ rằng “đứa trẻ nói những lời nói nên và không nên”, ta sẽ ban lời giáo huấn cho Rāhula như vậy rồi cho gọi hoàng tử Rāhula đến tiếp nhận lời giáo huấn “này Rāhula, gọi là Sa-di, không nên nói những lời phù phiếm, con khi nói nên nói lời nói bằng hình thức như vầy là mười câu hỏi, năm mươi lăm câu trả lời, một vấn đề, một tóm lược, một veyyākaraṇa, hai vấn đề…mười vấn đề, mười tóm lược, mười veyyākaraṇa mà chư Phật đã không dứt bỏ. (Đức Thế Tôn thuyết) cái gì được gọi là một? Tất cả chúng sanh có sự tồn tại nhờ vào vật thực…cái gì gọi là mười? Vị hội đủ mười chi phần được gọi là A-ra-hán1” (khu. pā. 4.10), đây là thuyết về sāmaṇerapañhā (các câu hỏi giành dành cho Sa-di, hay thiếu niên).
puna cintesi “daharakumārā nāma piyamusāvādā honti, adiṭṭhameva P.3.126 diṭṭhaṃ amhehi, diṭṭhameva na diṭṭhaṃ amhehīti vadanti ovādamassa demī”ti akkhīhi oloketvāpi sukhasañjānanatthaṃ paṭhamameva catasso udakādhānūpamāyo M.3.89, tato dve hatthiupamāyo ekaṃ ādāsūpamañca dassetvā imaṃ suttaṃ kathesi. catūsu pana paccayesu taṇhāvivaṭṭanaṃ pañcasu kāmaguṇesu chandarāgappahānaṃ kalyāṇamittupanissayassa mahantabhāvañca dassetvā rāhulasuttaṃ (su. ni. rāhulasutta) kathesi. āgatāgataṭṭhāne bhavesu chandarāgo na kattabboti dassetuṃ rāhulasaṃyuttaṃ (saṃ. ni. 2.188 ādayo) kathesi. “ahaṃ sobhāmi, mama vaṇṇāyatanaṃ pasannan”ti attabhāvaṃ nissāya gehassitachandarāgo na kattabboti mahārāhulovādasuttaṃ kathesi.
Hơn nữa ngài suy nghĩ: “gọi là đứa trẻ nói dối bằng lời đáng yêu, những thứ không thấy nói rằng tôi thấy, những thứ nhìn thấy lại nói tôi không thấy, ta sẽ ban lời giáo huấn cho Rāhula ấy, để cho dễ hiểu thậm chí quan sát bằng mắt, mới đưa ra ví dụ về một chậu đựng nước qua bốn giai đoạn trước, từ đó trình bày ví dụ so sánh 2 kiểu voi, sau đó đưa ra ví dụ so sánh về chiếc gương, đã thuyết bài Kinh này. Sau khi nhìn thấy “việc dứt trừ tham ái trong 4 món vật dụng, sự từ bỏ ước muốn và ái luyến trong sự trói buộc của năm dục, và sự trợ giúp của bạn hữu tốt là lợi ích to lớn rồi thuyết bài Kinh Rāhula.” (su. ni. rāhulasutta). “Không nên thực hiện ước muốn và luyến ái trong các hữu ở nơi đã đi đã đến” nên ngài đã thuyết Tương Ưng Rāhula. (saṃ. ni. 2.188 ādayo). Không nên thực hiện ước muốn và ái luyến phụ thuộc vào nhà cửa, dựa vào sắc thân rằng: “tôi xinh đẹp màu da của tôi trong sáng” đã thuyết giảng Đại Kinh giáo giới Rāhula.
tattha rāhulasuttaṃ imasmiṃ nāma kāle vuttanti na vattabbaṃ. tañhi abhiṇhovādavasena vuttaṃ. rāhulasaṃyuttaṃ sattavassikakālato paṭṭhāya yāva avassikabhikkhukālā vuttaṃ. mahārāhulovādasuttaṃ aṭṭhārasa vassasāmaṇerakāle vuttaṃ. cūḷarāhulovādasuttaṃ avassikabhikkhukāle vuttaṃ. kumārakapañhañca idañca ambalaṭṭhikarāhulovādasuttaṃ sattavassikasāmaṇerakāle vuttaṃ. tesu rāhulasuttaṃ abhiṇhovādatthaṃ, rāhulasaṃyuttaṃ, therassa vipassanāgabbhagahaṇatthaṃ, mahārāhulovādaṃ gehassitachandarāgavinodanatthaṃ, cūḷarāhulovādaṃ therassa pañcadasa-vimuttiparipācanīya-dhammaparipākakāle arahattagāhāpanatthaṃ vuttaṃ. idañca P.3.127 pana sandhāya rāhulatthero bhikkhusaṅghamajjhe tathāgatassa guṇaṃ kathento idamāha —
Trong số những bài Kinh đó không nên nói bài Kinh Rāhula được ngài thuyết trong thời gian này. Bởi vì bài Kinh đó được nói do thường xuyên ban lời giáo huấn. Ngài thuyết Tương Ưng Rāhula kể từ khi Rāhula mới có 7 tuổi cho đến khi trở thành vị Tỳ khưu vẫn chưa có hạ lạp. Ngài thuyết Đại Kinh Giáo Giới Rāhula khi Rāhula còn là vị Sa-di mới có 18 tuổi. Ngài thuyết Tiểu Kinh Giáo Giới Rāhula khi Rāhula trở thành vị Tỳ khưu mới được nửa hạ lạp. Ngài thuyết các Câu Hỏi Dành Cho Thiếu Niên và bài Kinh Giáo Giới Rāhula ở rừng Ambalaṭṭhika này trong khi Rāhula là vị Sa-di được 7 tuổi. Trong những bài kinh đó ngài thuyết Kinh Giáo Giới Rāhula bởi ban lời huấn từ thường xuyên, thuyết Tương Ưng Rāhula để cho trưởng lão nắm lấy căn phòng minh sát (vipassanāgabbha) của trưởng lão, thuyết Đại Kinh Giáo Giới Rāhula để loại bỏ ước muốn và luyến ái phụ thuộc vào nhà cửa, thuyết Tiểu Kinh Giáo Giới Rāhula để nắm lấy quả vị A-ra-hán trong lúc trưởng lão có pháp được chín mùi với mười lăm sự giải thoát mạnh mẽ. Trưởng lão Rāhula muốn đề cập đến bài Kinh này để tán dương ân đức của đấng Như Lai ở giữa hội chúng chư Tỳ khưu, đã nói lên kệ ngôn này –
“kikīva bījaṃ rakkheyya, cāmarī vālamuttamaṃ.
nipako sīlasampanno, mamaṃ rakkhi tathāgato”ti. (apa. 1.2.83).
Đấng Như Lai vị có trí tuệ sáng suốt, được tròn đủ về giới, đã bảo vệ con giống như loài chim kikī bảo vệ nòi giống (trứng), giống như loài cāmarī2 bảo vệ cái đuôi.
sāmaṇerapañhaṃ ayuttavacanapahānatthaṃ, idaṃ ambalaṭṭhikarāhulovādasuttaṃ sampajānamusāvādassa akaraṇatthaṃ vuttaṃ.
tattha V.3.92 passasi noti passasi nu. parittanti thokaṃ. sāmaññanti samaṇadhammo. nikkujjitvāti adhomukhaṃ katvā. ukkujjitvāti uttānaṃ katvā.
Ngài thuyết các câu hỏi dành cho Sa-di để từ bỏ những lời nói không nên nói, trong bài Kinh Giáo Giới Rāhula ở Ambalalaṭṭhika này nhằm mục đích không cho cố ý nói lời vọng ngữ.
Ở đó, passasi no đồng nghĩa với passasi nu (con thấy không?) parittaṃ: một chút ít. Sāmaññaṃ: Sa-môn Pháp. nikkujjitvā: đã lật úp xuống. Ukkujjitvā: đã lật ngửa trở lại.
108. seyyathāpi, rāhula, rañño nāgoti ayaṃ upamā sampajānamusāvāde saṃvararahitassa opammadassanatthaṃ vuttā. tattha īsādantoti rathīsāsadisadanto M.3.90. uruḷhavāti abhivaḍḍhito ārohasampanno. abhijātoti sujāto jātisampanno. saṅgāmāvacaroti saṅgāmaṃ otiṇṇapubbo. kammaṃ karotīti āgatāgate pavaṭṭento ghāteti. puratthimakāyādīsu pana puratthimakāyena tāva paṭisenāya phalakakoṭṭhakamuṇḍapākārādayo pāteti, tathā pacchimakāyena. sīsena kammaṃ nāma niyametvā etaṃ padesaṃ maddissāmīti nivattitvā oloketi, ettakena satampi sahassampi dvedhā bhijjati. kaṇṇehi kammaṃ nāma āgatāgate sare kaṇṇehi paharitvā pātanaṃ. dantehi kammaṃ nāma paṭihatthiassahatthārohāssārohapadādīnaṃ vijjhanaṃ. naṅguṭṭhena kammaṃ P.3.128 nāma naṅguṭṭhe bandhāya dīghāsilaṭṭhiyā vā ayamusalena vā chedanabhedanaṃ. rakkhateva soṇḍanti soṇḍaṃ pana mukhe pakkhipitvā rakkhati.
seyyathāpi, rāhula, rañño nāgo (này Rāhula giống như một con voi của vua): Ngài đưa ra ví dụ này để trình bày sự so sánh của người không có sự thu thúc trong việc cố ý nói lời vọng ngữ. Ở đó, īsādanto (có ngà tuyệt đẹp): có ngà tựa như một cán cày. Uruḷhavā (to lớn): là phương tiện thịnh vượng, đáng để cưỡi. Abhijāto (được sanh ra cao quý): sanh ra tốt đẹp, thành tựu đầy đủ về dòng giống. Saṅgāmāvacaro (từng có mặt ở chiến trường): đã từng có mặt ở chiến trận. Kammaṃ karoti (thực hiện hành động): đã tạo nghiệp là sát hại kẻ dịch đã xông vào và khiến chúng ngã xuống. Hơn nữa nên biết ý nghĩa trong câu được bắt đầu rằng: “với phần thân trước…” tức là làm cho những tấm ván và tường thành sụp đổ bằng phần thân trước, với phần thân sau cũng tương tự như vậy. Xác định hành động bằng đầu sau khi quay lại quan sát, suy nghĩ: ta sẽ tàn phá đất nước này, chỉ với chừng ấy cũng đã phá tan mọi vật hàng trăm, hàng nghìn ra làm đôi được gọi là thực hành hành động bằng cái đầu. Việc phá tan những cung tên được bắn đến và khiến cho rớt xuống bằng đôi tai gọi là thực hiện hành động bằng đôi tai. Việc đâm thủng chân voi kẻ địch, ngựa kẻ địch, voi binh, mã binh và bộ binh v.v, gọi là thực hiện hành động bằng cặp ngà. Việc cắt đứt phá hủy bằng một cây gậy dài hoặc bằng cái chày sắt buộc vào đuôi gọi là thực hiện hành động bằng cái đuôi. Rakkhateva soṇḍaṃ (chỉ để bảo vệ cái vòi) là cái vòi bảo vệ sau khi đã được đặt vào bên trong miệng.
tatthāti tasmiṃ tassa hatthino karaṇe. apariccattanti anissaṭṭhaṃ, paresaṃ jayaṃ amhākañca parājayaṃ passīti maññati. soṇḍāyapi kammaṃ karotīti ayamuggaraṃ vā khadiramusalaṃ vā gahetvā samantā aṭṭhārasahatthaṭṭhānaṃ maddati. pariccattanti vissaṭṭhaṃ, idāni hatthiyodhādīsu na kutoci bhāyati, amhākaṃ jayaṃ paresañca parājayaṃ passīti maññati. nāhaṃ tassa kiñci pāpanti tassa dukkaṭādiāpattivītikkame vā mātughātakādikammesu vā kiñci pāpaṃ akattabbaṃ nāma natthi. tasmā tiha teti yasmā sampajānamusāvādino akattabbaṃ pāpaṃ nāma natthi, tasmā tayā hasāyapi davakamyatāyapi musā na bhaṇissāmīti sikkhitabbaṃ. paccavekkhaṇatthoti olokanattho, yaṃ mukhe vajjaṃ hoti, tassa dassanatthoti vuttaṃ hoti. paccavekkhitvā paccavekkhitvāti oloketvā oloketvā.
Tattha là việc mà voi bảo vệ cái vòi ấy. Apariccattaṃ (không chấp nhận dứt bỏ): Không từ bỏ, nhìn thấy người khác chiến thắng và bản thân thất bại. Soṇḍāyapi kammaṃ karoti (tạo nghiệp kể cả bằng vòi): chụp lấy búa sắt hoặc kéo lê cái chày gỗ cây khadira rồi giẫm nát khu vực xung quanh khoảng 18 hắt tay. Pariccattaṃ (chấp nhận dứt bỏ): chấp nhận dứt bỏ, bây giờ không còn sợ hãi bất cứ điều gì nữa đối với đội voi binh v.v, nhìn thấy chiến thắng của bản thân. Nāhaṃ tassa kiñci pāpaṃ (không tạo ác nghiệp dù chút ít): hạng người không có sự xấu hổ trong việc cố ý nói lời vọng ngữ thì không thể không có việc tạo ác nghiệp dầu nhỏ, tức là không có việc ác gì mà hạng người ấy không thể thực hiện dù nhỏ trong việc vượt quá lỗi lầm như các tội dukkaṭa (tội tác ác) v.v, hoặc trong trọng nghiệp như giết mẹ v.v. Tasmā tiha te (bởi vì nguyên nhân đó): người cố ý nói lời vọng ngữ không làm ác không có, do đó con nên học tập rằng: “ta sẽ không nói dối dầu chỉ để cười, thậm chí chỉ để đùa giỡn. Paccavekkhaṇattho (nhằm mục đích để phản tỉnh): Có lợi ích để phản chiếu lại, có nghĩa là có lợi ích phản chiếu lại lỗi lầm ở trước mặt. paccavekkhitvā paccavekkhitvā: sau khi quán xét đi quán xét lại.
109. sasakkaṃ na karaṇīyanti ekaṃseneva na kātabbaṃ. paṭisaṃhareyyāsīti nivatteyyāsi mā kareyyāsi. anupadajjeyyāsīti anupadeyyāsi upatthambheyyāsi punappunaṃ kareyyāsi. ahorattānusikkhīti rattiñca divañca sikkhamāno.
sasakkaṃ na karaṇīyaṃ: con không nên thực hiện chỉ với một phần. Paṭisaṃhareyyāsi (nên từ bỏ): nên quay trở lại chớ nên thực làm. Anupadajjeyyāsi (nên tiếp tục): nên tiếp tục, nên làm cho sanh khởi, nên khuyến khích, nên thực hành thường xuyên. Ahorattānusikkhī (học tập cả ngày và cả đêm): học tập cả ban đêm lẫn ban ngày.
111. aṭṭīyitabbanti V.3.93 P.3.129 aṭṭena pīḷitena bhavitabbaṃ. harāyitabbanti lajjitabbaṃ. jigucchitabbanti gūthaṃ disvā viya jigucchā uppādetabbā. manokammassa pana adesanāvatthukattā idha desetabbanti na vuttaṃ. kittake pana ṭhāne kāyakammavacīkammāni M.3.91 sodhetabbāni, kittake manokammanti. kāyakammavacīkammāni tāva ekasmiṃ purebhatteyeva sodhetabbāni. bhattakiccaṃ katvā divāṭṭhāne nisinnena hi paccavekkhitabbaṃ “aruṇuggamanato paṭṭhāya yāva imasmiṃ ṭhāne nisajjā atthi nu kho me imasmiṃ antare paresaṃ appiyaṃ kāyakammaṃ vā vacīkammaṃ vā”ti. sace atthīti jānāti, desanāyuttaṃ desetabbaṃ, āvikaraṇayuttaṃ āvikātabbaṃ. sace natthi, teneva pītipāmojjena vihātabbaṃ. manokammaṃ pana etasmiṃ piṇḍapātapariyesanaṭṭhāne sodhetabbaṃ. kathaṃ? “atthi nu kho me ajja piṇḍapātapariyesanaṭṭhāne rūpādīsu chando vā rāgo vā paṭighaṃ vā”ti? sace atthi, “puna na evaṃ karissāmī”ti citteneva adhiṭṭhātabbaṃ. sace natthi, teneva pītipāmojjena vihātabbaṃ.
Aṭṭīyitabbaṃ (nên lo lắng): nên chán nản, nên trấn áp. Harāyitabbaṃ đồng nghĩa với lajjitabbaṃ (nên nhàm chán). Jigucchitabbaṃ (nên chán ghét): nên làm cho sanh khởi sự ghê tởm giống như phân. Hơn nữa, do ý nghiệp không phải vật (vatthu) của pháp thoại cần chỉ ra ở chỗ này, bởi thế ngài đã không nói. Ở trong vị trí như thế nào mới nên làm sạch thân nghiệp và khẩu nghiệp, trong vị trí như thế nào mới nên thanh lọc ý nghiệp? Nên làm sạch thân nghiệp và khẩu nghiệp trong thời điểm trước bữa ăn, sau khi thọ dụng vật thực rồi nên ngổi ở chỗ nghỉ ngơi ban ngày quán tưởng rằng “Kể từ lúc bình minh cho đến khi ngồi ở đây, thân nghiệp và ý nghiệp nào không phù hợp đối với người khác trong giai đoạn này tồn tại nơi ta hay không?” Nếu biết rằng có: “nên trình bày điều nên trình bày, nên làm rõ điều nên được làm rõ,” nếu không “nên có sự phỉ lạc.” Lại nữa, nên thanh lọc ý nghiệp ở nơi tìm kiếm vật thực khất thức một lần. Thanh lọc như thế nào? Nên thanh lọc như sau: hôm nay sự ước muốn, hay sự ái luyến, hay sự phẫn nộ trong sắc v.v, ở nơi tìm kiếm vật thực khất thực có tồn tài hay không? Nếu có thì nên phát nguyện trong tâm như sau: “tôi sẽ không thực hành như vậy nữa”, nếu không “nên có sự phỉ lạc.”
112. samaṇā vā brāhmaṇā vāti buddhā vā paccekabuddhā vā tathāgatasāvakā vā. tasmātihāti yasmā atītepi evaṃ parisodhesuṃ, anāgatepi parisodhessanti, etarahipi parisodhenti, tasmā tumhehipi tesaṃ anusikkhantehi evaṃ sikkhitabbanti attho. sesaṃ sabbattha uttānameva. imaṃ pana desanaṃ bhagavā yāva bhavaggā ussitassa ratanarāsino yojaniyamaṇikkhandhena kūṭaṃ gaṇhanto viya neyyapuggalavasena pariniṭṭhāpesīti.
Samaṇā vā brāhmaṇā vā (Sa-môn hoặc Bà-la-môn): Đức Phật, Phật Độc Giác, hoặc đệ tử của Như Lai. Tasmātiha (bởi nhân đó): bởi tất cả Sa-môn, Bà-la-môn đó dầu ở thời quá khư cũng thanh lọc như vậy, ngay cả trong thời vị lai cũng sẽ thanh lọc như vậy, kể cả trong thời hiện tại cũng thanh lọc như vậy, vì thế ngay cả các con khi học tập theo các Sa-môn, Bà-la-môn ấy cũng nên học tập như vậy. Từ còn lại trong các câu đơn giản. Đức Thế Tôn thuyết giảng Pháp thoại này kết thúc với khả năng của hạng người cần được dẫn dắt, tựa như người nắm lấy đỉnh của khối ngọc được đặt lên đến bhavaggabrahma (Phạm thiên hữu đảnh) bằng khối ngọc dài hàng do-tuần.
Kết Thúc Kinh Giáo Giới Rāhula ở Ambalalaṭṭhika
1 Vị hội đủ mười chi phần được gọi là A-ra-hán: tức là mười pháp của bậc Vô học, gồm có: vô học chánh kiến, vô học chánh tư duy, vô học chánh ngữ, vô học chánh nghiệp, vô học chánh mạng, vô học chánh cần, vô học chánh niệm, vô học chánh định, vô học chánh trí, vô học chánh giải thoát (Xem phần Mười Pháp, cũng ở bài Kinh đã trích dẫn ở trên).
2 Con sơn dương có lông đuôi thật mịn ở Hy Mã Lạp Sơn