Kinh số 57 – Giải Thích Kinh Hạnh Như Con Chó

(Kukkuravatikasuttavaṇṇanā)

Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Hạnh Như Con Chó

78. evaṃ V.3.72 me sutanti kukkuravatikasuttaṃ. tattha koliyesūti evaṃnāmake janapade. so hi ekopi kolanagare patiṭṭhitānaṃ koliyānaṃ rājakumārānaṃ nivāsaṭṭhānattā evaṃ vuccati. tasmiṃ koliyesu janapade. haliddavasananti tassa kira nigamassa māpitakāle pītakavatthanivatthā M.3.71 manussā nakkhattaṃ kīḷiṃsu. te nakkhattakīḷāvasāne nigamassa nāmaṃ āropentā haliddavasananti nāmaṃ akaṃsu. taṃ gocaragāmaṃ katvā viharatīti attho. vihāro panettha kiñcāpi na niyāmito, tathāpi buddhānaṃ anucchavike senāsaneyeva vihāsīti veditabbo. govatikoti samādinnagovato, sīse siṅgāni ṭhapetvā naṅguṭṭhaṃ bandhitvā gāvīhi saddhiṃ tiṇāni khādanto viya carati. aceloti naggo niccelo. seniyoti tassa nāmaṃ.

78 Kinh Hạnh Như Con Chó được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, Koliyesu (ở trong xứ Koliya) là xứ sở có tên như vậy. Koliya ấy là một xứ sở được gọi như vầy bởi vì là địa phương nơi cư ngụ của các Vương tử dòng dõi Koliya duy trì ở thành phố Koliya ở trong xứ sở Koliya đó. Haliddavasanaṃ (tên là Haliddavasana): Mọi người mặc trang phục màu vàng vui chơi lễ hội Nakkhatta, vào ngày xây dựng thị trấn ấy, sau khi kết thúc lễ hội Nakkhatta thì họ cũng đặt tên thị trấn gọi là Haliddavasana. Có nghĩa là đức Thế Tôn đã làm cho thị trấn đó trở thành hành xứ để cư ngụ. Chỗ ở trong thị trấn Haliddavasana ấy vẫn chưa được xác định cụ thể, mặc dù vậy cũng nên biết rằng đức Thế Tôn cư ngụ ở nơi đó, sàng tọa thích hợp cùng chư Phật. govatiko (người hành trì hạnh con bò): Người thực hành những hành động (gióng như) con bò, hành vi cử chỉ như con bò, đặt cả hai cái sừng lên đầu, buộc cái đuôi đi loanh quanh ăn cỏ cùng với đàn bò. Acelo: lõa lồ không y phục. Seniyo: là tên của vị ấy.

kukkuravatikoti samādinnakukkuravato, sabbaṃ sunakhakiriyaṃ karoti. ubhopete sahapaṃsukīḷikā sahāyakā. kukkurova palikujjitvāti sunakho nāma sāmikassa santike nisīdanto dvīhi pādehi bhūmiyaṃ vilekhitvā kukkurakūjitaṃ P.3.101 kūjanto nisīdati, ayampi “kukkurakiriyaṃ karissāmī”ti bhagavatā saddhiṃ sammoditvā dvīhi hatthehi bhūmiyaṃ vilekhitvā sīsaṃ vidhunanto ‘bhū bhū’ti katvā hatthapāde samiñjitvā sunakho viya nisīdi. chamānikkhittanti bhūmiyaṃ ṭhapitaṃ. samattaṃ samādinnanti paripuṇṇaṃ katvā gahitaṃ. kā gatīti kā nipphatti. ko abhisamparāyoti abhisamparāyamhi kattha nibbatti. alanti tassa appiyaṃ bhavissatīti yāvatatiyaṃ paṭibāhati. kukkuravatanti kukkuravatasamādānaṃ.

Kukkuravatiko (người thọ trì hạnh con chó): Người thọ trì hạnh con chó, hành vi cử chỉ như con chó, làm mọi hành động của con chó. Puṇṇa và Seniya cả hai là đôi bạn chơi vọc đất với nhau. kukkurova palikujjitvā (cúi xuống giống con chó): được gọi là con chó (vì) khi ngồi gần vị ấy lấy hai chân cào mặt đất, ngồi sủa tiếng chó, Seniya nghĩ rằng: “thậm chí cả ta cũng sẽ làm giống những hành động của con chó” sau khi chào hỏi đức Thế Tôn rồi lấy cả hai tay cào cào mặt đất, phủi phủi đầu, tạo ra tiếng ‘bhū bhū’ ngồi bắt chéo tay và chân giống như một con chó. Chamānikkhittaṃ (đặt trên mặt đất): được vứt trên mặt đất. samattaṃ samādinnaṃ (thọ trì đầy đủ): nắm lấy thực hành cho đầy đủ. kā gati (cảnh giới tái sanh của vị ấy là gì?): quả thành tựu như thế nào? ko abhisamparāyo (cảnh giới kế tiếp của vị ấy là gì?): cảnh giới kế tiếp (của vị ấy) tái sanh ở đâu? Alaṃ (đừng): đức Thế Tôn từ chối đến 3 lần bởi suy nghĩ rằng: “Những thứ không vừa ý sẽ tồn tại nơi ta. Kukkuravataṃ (hạnh như con chó): việc thực hành những hành động của con chó.

79. bhāvetīti vaḍḍheti. paripuṇṇanti anūnaṃ. abbokiṇṇanti nirantaraṃ. kukkurasīlanti kukkurācāraṃ. kukkuracittanti “ajja paṭṭhāya kukkurehi kātabbaṃ karissāmī”ti evaṃ uppannacittaṃ. kukkurākappanti kukkurānaṃ gamanākāro atthi, tiṭṭhanākāro atthi, nisīdanākāro atthi, sayanākāro atthi, uccārapassāvakaraṇākāro atthi, aññe kukkure disvā dante vivaritvā gamanākāro atthi, ayaṃ kukkurākappo nāma, taṃ bhāvetīti attho V.3.73. imināhaṃ sīlenātiādīsu ahaṃ iminā ācārena vā vatasamādānena vā dukkaratapacaraṇena vā methunaviratibrahmacariyena vāti attho. devoti sakkasuyāmādīsu aññataro. devaññataroti P.3.102 tesaṃ dutiyatatiyaṭṭhānādīsu aññataradevo. micchādiṭṭhīti adevalokagāmimaggameva devalokagāmimaggoti gahetvā uppannatāya sā assa M.3.72 micchādiṭṭhi nāma hoti. aññataraṃ gatiṃ vadāmīti tassa hi nirayato vā tiracchānayonito vā aññā gati natthi, tasmā evamāha. sampajjamānanti diṭṭhiyā asammissaṃ hutvā nipajjamānaṃ.

79 Bhāveti (phát triển): làm cho tăng trưởng. Paripuṇṇaṃ (đầy đủ): không thiếu hụt. Abbokiṇṇaṃ (không gián đoạn): một cách liên tục. Kukkurasīlaṃ (theo thói quen kiểu con chó): sự thực hành của con chó. Kukkuracittaṃ (tâm kiểu con chó): khởi lên suy nghĩ như vầy “kể từ ngày hôm nay, ta sẽ thực hành việc mà những con chó có thể làm. Kukkurākappaṃ (hành động kiểu con chó): biểu hiện đi của những con chó có mặt, biểu hiện đứng có mặt, biểu hiện ngồi có mặt, biểu hiện nằm có mặt, biểu hiện đại tiện và tiểu tiện có mặt, biểu hiện nhìn thấy những con chó khác đã hé răng (cười xếch) bỏ đi tồn tại, đây gọi là hành động kiểu con chó, có nghĩa là vị ấy làm cho biểu hiện của con chó ấy được phát triển. imināhaṃ sīlenā (tôi…bởi giới…này): Ta sẽ trở thành vị Thiên nhân hoặc bất kỳ vị Thiên nhân nào bởi sở hành, hoặc bởi việc hành trì, hoặc bởi việc hành khổ hạnh khó hành, hoặc bởi Phạm hạnh là xa lánh việc đôi lứa. Devo (chư Thiên) là vị Thiên nhân, một trong số các vị Thiên. Devaññataro (một vị Thiên khác): Vị này hay vị khác trong số các vị thiên ấy ở vị trí thứ 2, thứ 3. Micchādiṭṭhi (tà kiến): cái thấy của kẻ ấy gọi là tà kiến bởi vì việc chấp chặt đạo lộ không phải con đường đi đến thế giới chư Thiên mà cho rằng (đó là) con đường đưa đến thế giới chư Thiên. aññataraṃ gatiṃ vadāmi (ta nói cảnh giới tái sanh…cái này hay cái kia): cảnh giới tái sanh của kẻ ấy không có cảnh giới nào khác ngoài cảnh giới địa ngục và tái sanh làm loài bàng sanh, vì thế đức Thế Tôn đã nói như vậy. Sampajjamānaṃ (khi thực hành đầy đủ): hạnh như con chó mà vị ấy thực hành không trộn lẫn bởi cái thấy.

nāhaṃ, bhante, etaṃ rodāmi, yaṃ maṃ bhagavā evamāhāti yaṃ maṃ, bhante, bhagavā evamāha, ahametaṃ bhagavato byākaraṇaṃ na rodāmi na paridevāmi, na anutthunāmīti attho. evaṃ sakammakavasenettha attho veditabbo, na assumuñcanamattena.

mataṃ vā amma rodanti, yo vā jīvaṃ na dissati.

jīvantaṃ amma passantī, kasmā maṃ amma rodasī”ti. (saṃ. ni. 1.239) —

ayañcettha payogo. apica me idaṃ, bhanteti apica kho me idaṃ, bhante, kukkuravataṃ dīgharattaṃ samādinnaṃ, tasmiṃ sampajjantepi vuddhi natthi, vipajjantepi. iti “ettakaṃ kālaṃ mayā katakammaṃ moghaṃ jātan”ti attano vipattiṃ paccavekkhamāno rodāmi, bhanteti.

nāhaṃ, bhante, etaṃ rodāmi, yaṃ maṃ bhagavā evamāha (kính thưa ngài, tôi không khóc vì điều đó, điều mà lời mà đức Thế Tôn đã nói về tôi như vậy): Kính thưa ngài, đức Thế Tôn nói lời tuyên bố nào về tôi như vậy, tôi không khóc, không buồn rầu, không than vãn đến những lời tuyên bố đó của đức Thế Tôn. Bậc trí nên biết ý nghĩa câu đó (vị ấy khóc) do mãnh lực nghiệp của bản thân, chớ không phải chỉ đơn thuần do nước mắt rơi như vậy. Trong câu đó có phối hợp ý nghĩa như sau –

Mẹ ơi, họ khóc người đã chết, hoặc người đang sống mà không được thấy. Mẹ ơi, trong khi mẹ nhìn thấy con đang còn sống, tại sao mẹ lại khóc cho con?” (Lời của Sa-di Sānu).

apica me idaṃ, bhante (thưa ngài, dù tôi thọ trì hạnh như con chó này): (lõa thể Seniya nói rằng) thưa ngài, hơn nữa hạnh như con chó này, tôi đã thọ trì trong một thời gian dài, thậm chí khi thực hành hạnh như con chó ấy cũng có sự phát triển, khi thực hành sai cũng không có mất mát gì sự hư hoại, do đó “nghiệp mà tôi đã tạo trong khoảng thời gian chỉ chừng ấy cũng đã khởi lên rỗng không (không có kết quả)”, cho nên tôi trong khi quán sát thấy sự không đắc thành của bản thân mới than khóc thưa ngài.

80. govatantiādīni kukkuravatādīsu vuttanayeneva veditabbāni. gavākappanti goākappaṃ. sesaṃ kukkurākappe vuttasadisameva. yathā pana tattha aññe kukkure disvā dante vivaritvā gamanākāro, evamidha aññe gāvo disvā kaṇṇe ukkhipitvā gamanākāro veditabbo. sesaṃ tādisameva.

80 Govataṃ (hạnh như con bò) v.v, cũng nên biết theo cách thức đã đươc nói trong hạnh như con chó v.v. gavākappaṃ tách từ thành goākappaṃ nghĩa là biểu hiện của con bò. Những từ còn lại tương tự như những lời đã được trình bày trong biểu hiện của con chó. Sau khi nhìn thấy những con chó khác đã hé răng (cười xếch) bỏ đi ở hạnh như con chó thế nào thì cũng nên biết con bò sau khi nhìn thấy những con bò khác đã vểnh hai lỗ tai bỏ đi ở hạnh như con bò cũng thế ấy. Những từ còn lại tương tự.

81. cattārimāni P.3.103 puṇṇa kammānīti kasmā imaṃ desanaṃ ārabhi? ayañhi desanā ekaccakammakiriyavasena āgatā, imasmiñca kammacatukke kathite imesaṃ kiriyā pākaṭā bhavissatīti imaṃ desanaṃ ārabhi. apica imaṃ kammacatukkameva desiyamānaṃ ime sañjānissanti V.3.74, tato eko saraṇaṃ gamissati, eko pabbajitvā arahattaṃ pāpuṇissatīti ayameva etesaṃ sappāyāti ñatvāpi imaṃ desanaṃ ārabhi.

cattārimāni puṇṇa kammāni (Này Puṇṇa có bốn loại nghiệp này): Tại sao đức Thế Tôn lại ra sức thuyết giảng Pháp thoại này? Bởi vì Pháp thoại này đến do mãnh lực việc tạo ra một số nghiệp, khi đức Thế Tôn thuyết bốn loại nghiệp này, việc thực hành của những người này sẽ được hiện bày, vì thế đức Thế Tôn mới ra sức thuyết giảng. Hơn nữa, đức Thế Tôn cũng biết rằng cả 2 người này sẽ hiểu được bốn loại nghiệp mà ngài đang trình bày, từ đó một người sẽ đi đến nương nhờ, một người sau khi xuất gia sẽ chứng đắc quả vị A-ra-hán, vì thế chỉ có Pháp thoại này là Pháp thoại phù hợp giành cho họ nên ngài mới ra sức thuyết giảng.

tattha kaṇhanti kāḷakaṃ dasākusalakammapathakammaṃ. kaṇhavipākanti apāye nibbattanato kāḷakavipākaṃ. sukkanti paṇḍaraṃ dasakusalakammapathakammaṃ. sukkavipākanti sagge nibbattanato paṇḍaravipākaṃ. kaṇhasukkanti vomissakakammaṃ. kaṇhasukkavipākanti sukhadukkhavipākaṃ. missakakammañhi katvā M.3.73 akusalena tiracchānayoniyaṃ maṅgalahatthiṭṭhānādīsu uppanno kusalena pavatte sukhaṃ vediyati. kusalena rājakulepi nibbatto akusalena pavatte dukkhaṃ vediyati. akaṇhaṃ asukkanti kammakkhayakaraṃ catumaggacetanākammaṃ adhippetaṃ. tañhi yadi kaṇhaṃ bhaveyya, kaṇhavipākaṃ dadeyya. yadi sukkaṃ bhaveyya, sukkavipākaṃ dadeyya. ubhayavipākassa pana adānato akaṇhāsukkavipākattā “akaṇhaṃ asukkan”ti vuttaṃ. ayaṃ tāva uddese attho.

Ở đó, kaṇhaṃ: đen, bao gồm nghiệp là 10 bất thiện nghiệp đạo. Kaṇhavipākaṃ (có quả đen): là có quả đen bởi cho (quả) tái sanh trong các khổ cảnh. Sukkaṃ: trắng, bao gồm nghiệp là 10 thiện nghiệp đạo. Sukkavipākaṃ: là có quả trắng bởi vì cho (quả) tái sanh ở trong cõi trời. Kaṇhasukkaṃ: cả đen lẫn trắng là nghiệp được trộn lẫn. Kaṇhasukkavipākaṃ (có quả cả trắng lẫn đen): có trắng và đen làm quả. Thật vậy, hạng người tạo nghiệp bị trộn lẫn rồi tái sanh làm loài bàng sanh, trong vị trí voi maṅgala v.v, do bất thiện nghiệp, thọ hưởng an lạc trong thời bình nhật do thiện nghiệp. Thậm chí tái sanh trong dòng dõi hoàng tộc do thiện nghiệp, cũng thọ lãnh khổ đau trong thời bình nhật do bất thiện nghiệp, nghiệp là tư tâm sở trong 4 Đạo làm cạn kiệt nghiệp (nhằm mục đích lấy) nghiệp không đen không trắng. Giả sử nghiệp ấy có thể là nghiệp đen, cũng có thể sẽ cho quả đen, giả sử là nghiệp trắng cũng có thể cho quả trắng. Còn tư nghiệp (cetanākamma) trong 4 đạo nói rằng ‘không đen không trắng’ cũng bởi có quả không đen không trắng, nhân không cho dị thục quả cả hai. Đây là ý nghĩa trong phần tóm lược trước.

niddese pana sabyābajjhanti sadukkhaṃ. kāyasaṅkhārādīsu kāyadvāre gahaṇādivasena copanappattā dvādasa P.3.104 akusalacetanā sabyābajjhakāyasaṅkhāro nāma. vacīdvāre hanusañcopanavasena vacībhedapavattikā tāyeva dvādasa vacīsaṅkhāro nāma. ubhayacopanaṃ appattā raho cintayantassa manodvāre pavattā manosaṅkhāro nāma. iti tīsupi dvāresu kāyaduccaritādibhedā akusalacetanāva saṅkhārāti veditabbā. imasmiñhi sutte cetanā dhuraṃ, upālisutte kammaṃ. abhisaṅkharitvāti saṅkaḍḍhitvā, piṇḍaṃ katvāti attho. sabyābajjhaṃ lokanti sadukkhaṃ lokaṃ upapajjanti. sabyābajjhā phassā phusantīti sadukkhā vipākaphassā phusanti. ekantadukkhanti nirantaradukkhaṃ. bhūtāti hetvatthe nissakkavacanaṃ, bhūtakammato bhūtassa sattassa uppatti hoti.

Còn phần diễn giải nên biết ý nghĩa như sau: sabyābajjhaṃ (có sự đau khổ): có sự đau khổ. Trong thân hành v.v, 12 tư bất thiện đạt đến sự khuấy động với mãnh lực việc nắm bắt v.v, trong thân môn gọi là thân hành có đau khổ. 12 tư bất thiện đó đó làm cho thốt ra lời diễn ra do mãnh lực di chuyển động cằm trong khẩu môn gọi là khẩu hành. Tư bất thiện vẫn không đạt đến sự chuyển động của cả 2 diễn biến trong ý môn đối với người đang suy nghĩ ở nơi kín đáo gọi là ý hành. Như thế chính tư bất thiện được chia thành hành động xấu xa của thân v.v, trong cả 3 môn nên biết là hành. Thật vậy, trong bài Kinh này tư tâm sở gọi là nhiệm vụ (dhura), trong bài Kinh Upālī thì tư tâm sở gọi là nghiệp. Abhisaṅkharitvā (đã tạo tác): đã lôi kéo đến, tức là được tập hợp lại. sabyābajjhaṃ lokaṃ (thế gới có sựu đau khổ): đi đến thế giới mà có sự đau khổ. sabyābajjhā phassā phusanti (xúc có sự đau khổ đụng chạm họ): xúc mà có khổ đau làm quả dị thục xúc chạm. Ekantadukkhaṃ (thuần nhất khổ thọ): Đau khổ không gián đoạn. Bhūtā là xuất xứ cách được sử dụng với nghĩa nguyên nhân. Sự đạt đến (sự tái sanh) của chúng sanh đã sanh khởi có mặt do nghiệp đã có mặt.

idaṃ vuttaṃ hoti — yathābhūtaṃ kammaṃ sattā karonti, tathābhūtena kammena kammasabhāgavasena tesaṃ upapatti hoti. tenevāha “yaṃ karoti tena upapajjatī”ti. ettha ca tenāti kammena viya vuttā, upapatti ca nāma vipākena hoti. yasmā pana vipākassa kammaṃ hetu, tasmā tena mūlahetubhūtena kammena nibbattatīti ayamettha attho. phassā phusantīti yena kammavipākena nibbatto, taṃkammavipākaphassā phusanti. kammadāyādāti kammadāyajjā kammameva nesaṃ dāyajjaṃ santakanti vadāmi.

Điều này đã được nói rằng – tất cả chúng sanh tạo nghiệp đã có thế nào, sự đạt đến của những chúng sanh ấy có mặt do mãnh lực nghiệp có phần tương đồng với nghiệp như đã có.” Bởi chính nhân đó đức Thế Tôn đã nói “chúng sanh đã tạo nghiệp nào thì (đạt đến) sự sanh khởi bởi nghiệp đó”. Ở đây, tena nghĩa là tất cả chúng sanh, ngài nói giống như (sanh khởi) do nghiệp, nhưng gọi là sự tái sanh có mặt bởi dị thục quả. Lại nữa cũng bởi do nghiệp làm nhân của dị thục quả, cho nên chúng sanh sanh khởi do bởi nghiệp làm gốc làm nhân đó. phassā phusanti (xúc được xúc chạm): tất cả chúng sanh sanh ra do quả của nghiệp nào, thì xúc được xúc chạm quả của đó đó. Kammadāyādā (có nghiệp là sự thừa hưởng): sự thừa hưởng của nghiệp, ta nói rằng chính nghiệp ấy là sự thừa hường, là tài sản của những chúng sanh đó.

abyābajjhanti V.3.75 niddukkhaṃ P.3.105. imasmiṃ vāre kāyadvāre pavattā aṭṭha kāmāvacarakusalacetanā kāyasaṅkhāro nāma. tāyeva vacīdvāre pavattā vacīsaṅkhāro nāma. manodvāre pavattā tāyeva aṭṭha, tisso ca heṭṭhimajhānacetanā abyābajjhamanosaṅkhāro nāma. jhānacetanā tāva hotu, kāmāvacarā kinti abyābajjhamanosaṅkhāro nāma jātāti. kasiṇasajjanakāle M.3.74 ca kasiṇāsevanakāle ca labbhanti. kāmāvacaracetanā paṭhamajjhānacetanāya ghaṭitā, catutthajjhānacetanā tatiyajjhānacetanāya ghaṭitā. iti tīsupi dvāresu kāyasucaritādibhedā kusalacetanāva saṅkhārāti veditabbo. tatiyavāro ubhayamissakavasena veditabbā.

Abyābajjhaṃ: không có khổ đau. Trong phần này tư tâm sở trong 8 thiện Dục giới vận hành trong thân môn gọi là thân hành. Tư tâm sở chính trong 8 tâm thiện Dục giới đó vận hành trong khẩu môn gọi là khẩu hành. Tư tâm sở trong 8 tâm thiện Dục giới vận hành trong ý môn và tư tâm sở trong 3 thiền bậc thấp gọi là ý hành không có khổ đau. Tư tâm sở trong thiền được nêu ra trước, tại sao Dục giới gọi là ý hành không có khổ đau. Ý hành không có khổ đau đạt được ở sát-na nhập vào biến xứ và sát-na thọ hưởng biến xứ thường xuyên, tư tâm sở trong tâm Dục giới với tư tâm sở trong tâm Sơ thiền, tư tâm sở trong tâm Tứ thiền với tư tâm sở trong tâm Tam thiền, như thế tư tâm sở thiện phân chia thành hành động tốt đẹp của thân v.v, thậm chí trong cả 3 môn nên biết là hành. Phần thứ 3 nên biết với mãnh lực hòa trộn lẫn nhau cả hai loại.

seyyathāpi manussātiādīsu manussānaṃ tāva kālena sukhaṃ kālena dukkhaṃ pākaṭameva, devesu pana bhummadevatānaṃ, vinipātikesu vemānikapetānaṃ kālena sukhaṃ kālena dukkhaṃ hotīti veditabbaṃ. hatthiādīsu tiracchānesupi labbhatiyeva.

seyyathāpi manussā (như một số loài Người) v.v, đối với loài người trước, sự xuất hiện đôi khi an lạc, đôi khi khổ đau, còn chư Thiên nhóm chư Thiên địa cầu, trong nhóm đọa xứ tất cả chúng sanh thì nhóm Vemānikapetā đôi khi an lạc, đôi khi khổ đau. Sự an lạc sanh khởi thậm chí đối với loài bàng sanh chẳng hạn như loài voi v.v.

tatrāti tesu tīsu kammesu. tassa pahānāya yā cetanāti tassa pahānatthāya maggacetanā. kammaṃ patvāva maggacetanāya añño paṇḍarataro dhammo nāma natthi. idaṃ pana kammacatukkaṃ patvā dvādasa akusalacetanā kaṇhā nāma, tebhūmakakusalacetanā sukkā nāma, maggacetanā akaṇhā asukkāti āgatā.

Tatra: trong cả 3 nghiệp đó. tassa pahānāya yā cetanā (tư tâm sở để đoạn trừ nghiệp đen): Tư tâm sở trong đạo vì lợi ích dứt trừ nghiệp đó. Đã đạt đến nghiệp gọi là không có Pháp nào khác mà trắng hơn tư tâm sở trong đạo. 12 tư tâm sở bất thiện đến 4 nhóm nghiệp này gọi là đen.Tư tâm sở thiện vận hành trong 3 cõi gọi là trắng. Tư tâm sở trong đạo đã đến thì không đen không trắng.

82. “labheyyāhaṃ, bhante”ti idaṃ so “ciraṃ vata me aniyyānikapakkhe yojetvā attā kilamito, ‘sukkhanadītīre nhāyissāmī’ti samparivattentena viya thuse koṭṭentena viya ca na koci attho nipphādito, handāhaṃ attānaṃ yoge yojemī”ti cintetvā āha. atha P.3.106 bhagavā yonena khandhake titthiyaparivāso paññatto, yaṃ aññatitthiyapubbo sāmaṇerabhūmiyaṃ ṭhito — “ahaṃ, bhante, itthannāmo aññatitthiyapubbo imasmiṃ dhammavinaye ākaṅkhāmi upasampadaṃ, svāhaṃ, bhante, saṅghaṃ cattāro māse parivāsaṃ yācāmī”tiādinā (mahāva. 86) nayena samādiyitvā parivasati, taṃ sandhāya “yo kho, seniya, aññatitthiyapubbo”tiādimāha.

Lõa thể Seniya nghĩ rằng – “bản thân giống như đã thay đổi suy nghĩ rằng: ‘bản thân được đặt trong Pháp không dẫn dắt chúng sanh thoát khỏi khổ đau trong một thời gian lâu dài, làm cho bản thân phải chịu đau khổ, sẽ tắm gội ở bờ sông Gaṅgā chỗ khô cạn cũng giống như người cắm cây cộc vào trong đống trấu không mang lại ích gì để cho thành tựu cả, thôi đủ rồi, ta sẽ đặt mình trong sự tinh tấn này rồi nói lời này “labheyyāhaṃ, bhante (kính bạch ngài, cho con được…)”. Khi ấy titthiya-parivāsa (giai đoạn sống thử thách tối thiểu bốn tháng dành cho một người trước đây ngoại đạo, mong muốn tu lên bậc trên trong Pháp và Luật này), (điều này) đức Thế Tôn đã chế định trong Khandha-vinaya rằng: “người nào trước đây theo ngoại đạo được xuất gia ở cương vị sa di rồi sống thử thách theo cách thức sau – “Bạch các ngài, tôi tên (như vầy) trước đây theo ngoại đạo mong mỏi việc tu lên bậc trên trong Pháp và Luật này. Bạch các ngài, tôi đây thỉnh cầu hội chúng bốn tháng thử thách,’ đức Thế Tôn muốn đề cập đến titthiya-parivāsa ấy đã nói: “Này Seniya người nào trước đây theo ngoại đạo…”.

tattha pabbajjanti vacanasiliṭṭhatāvaseneva vuttaṃ. aparivasitvāyeva hi pabbajjaṃ labhati. upasampadatthikena pana nātikālena gāmappavesanādīni aṭṭha vattāni pūrentena parivasitabbaṃ V.3.76. āraddhacittāti aṭṭhavattapūraṇena tuṭṭhacittā. ayamettha saṅkhepo. vitthārato panesa titthiyaparivāso samantapāsādikāya vinayaṭṭhakathāya pabbajjakhandhakavaṇṇanāyaṃ (mahāva. aṭṭha. 86) vuttanayeneva veditabbo M.3.75. apica metthāti apica me ettha. puggalavemattatā viditāti puggalanānattaṃ viditaṃ. ayaṃ puggalo parivāsāraho, ayaṃ na parivāsārahoti idaṃ mayhaṃ pākaṭanti dasseti.

Ở đây, pabbajjaṃ (việc xuất gia): được nói với mãnh lực lời nói có tính chất hòa nhã nhẹ nhàng. Thật vậy, Seniya ấy không sống biệt trú cũng được xuất gia, nhưng vị cần tu lên bậc trên thực hành 8 phận sự có việc đi vào làng v.v, có thể sống biệt trú nhiều hơn thời gian quy định. Āraddhacittā (có tâm được hài lòng): Có tâm hoan hỷ với việc thực hành 8 phận sự. Đây chỉ là ý nghĩa vắn tắt trong vấn đề titthiya-parivāsa ấy. Còn phần chi tiết của titthiya-parivāsa ấy nên biết theo cách thức đã được trình bày trong phần Pabbajjakhandhaka bộ chú giải Tạng Luật gọi là Samantapāsādikā. apica mettha được tách thành apica me ettha. Puggalavemattatā viditā (ta biết được sự khác biệt của con người): biết được tính chất sự khác biệt của con người. Đức Thế Tôn chỉ ra rằng: lời này hiện hữu cùng ta, hạng người này cần phải sống thử thách, hạng người này không cần sống thử thách.

tato seniyo cintesi — “aho acchariyaṃ buddhasāsanaṃ, yattha evaṃ ghaṃsitvā koṭṭetvā yuttameva gaṇhanti, ayuttaṃ chaḍḍentī”ti. tato suṭṭhutaraṃ pabbajjāya sañjātussāho sace, bhantetiādimāha. atha bhagavā tassa tibbacchandataṃ viditvā na seniyo parivāsaṃ arahatīti aññataraṃ bhikkhuṃ āmantesi — “gaccha tvaṃ, bhikkhu, seniyaṃ nhāpetvā pabbājetvā ānehī”ti. so tathā katvā taṃ pabbājetvā bhagavato santikaṃ ānayi. bhagavā gaṇe nisīditvā upasampādesi. tena vuttaṃ — “alattha kho acelo seniyo bhagavato santike pabbajjaṃ alattha upasampadan”ti.

Từ đó Seniya nghĩa rằng – “Ồ, Giáo Pháp thật là kỳ diệu! thật vậy cần phải chà xát, đánh giã như vậy trước rồi mới thâu nhận người phù hợp, vứt bỏ người không phù hợp.” Sau đó vị ấy khởi lên sự nhiệt tâm hơn trong việc xuất gia mới nói: “kính bạch ngài, nếu như người trước đây đã tưng theo ngoại đạo…”. Khi ấy đức Thế Tôn hiểu biết được vị ấy có ước muốn mãnh liệt, đã nghĩ: này Seniya không cần sống thử thách, mới gọi một vị Tỳ khưu nói rằng – “Này Tỳ khưu, con hãy đi, hãy cho Seniya tắm rửa, cho xuất gia, rồi đưa đến.” Vị Tỳ khưu ấy đã thực hiện như thế, cho vị ấy xuất gia rồi đưa đến trú xứ của đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn đã an tọa ở giữa Tăng chúng, đã cho vị ấy tu lên bậc trên. Vì thế ngài mới nói rằng: “Seniya Nigaṇṭha người thực hành hạnh như con chó đã xuất gia tu lên bậc trên ở trong trú xứ của đức Thế Tôn.”

acirūpasampannoti P.3.107 upasampanno hutvā nacirameva. vūpakaṭṭhoti vatthukāmakilesakāmehi kāyena ca cittena ca vūpakaṭṭho. appamattoti kammaṭṭhāne satiṃ avijahanto. ātāpīti kāyikacetasikasaṅkhātena vīriyātāpena ātāpī. pahitattoti kāye ca jīvite ca anapekkhatāya pesitatto vissaṭṭhāttabhāvo. yassatthāyāti yassa atthāya. kulaputtāti ācārakulaputtā. sammadevāti hetunāva kāraṇeneva. tadanuttaranti taṃ anuttaraṃ. brahmacariyapariyosānanti maggabrahmacariyapariyosānabhūtaṃ arahattaphalaṃ. tassa hi atthāya kulaputtā pabbajanti. diṭṭheva dhammeti imasmiṃyeva attabhāve. sayaṃ abhiññā sacchikatvāti attanāyeva paññāya paccakkhaṃ katvā, aparappaccayaṃ ñatvāti attho. upasampajja vihāsīti pāpuṇitvā sampādetvā vihāsi. evaṃ viharantova khīṇā jāti … pe … abbhaññāsi.

Acirūpasampannoti upasampanno: sau khi tu lên bậc trên không lâu. Vūpakaṭṭho (rời khỏi hội chúng): đã rút lui thân và tâm, thoát khỏi vật dục và phiền não dục. Appamatto (không xao lãng): người không từ bỏ niệm trong nghiệp xứ. Ātāpī (có sự nhiệt tâm): người có sự nhiệt tâm (phương tiện thiêu đốt phiền não) bởi phương tiện thiêu đốt phiền não là sự tinh tấn được xem là vận hành ở lộ thân và lộ tâm. Pahitatto (có sự quyết tâm): người có tự ngã đã được gởi đi, có bản thể tự ngã đã được từ bỏ bởi vị ấy không bị trói buộc trong sắc thân và mạng sống. yassatthāya tách hợp âm thành yassa atthāya. Kulaputta (thiện nam tử) là người con trai có phẩm hạnh và gia đình cao quý. Sammadevā (chân chánh): bởi nguyên nhân, bởi lý do. Tadanuttaraṃ tách từ thành taṃ anuttaraṃ (mục đích tối thượng). Brahmacariyapariyosānaṃ (mục đích cuối cùng của Phạm hạnh): A-ra-hán Quả là mục đích cuối cùng của con đường Phạm hạnh. Thật vậy, các thiện nam tử xuất gia vì mục đích của con đường Phạm hạnh đó. diṭṭheva dhamme: ngay trong kiếp hiện tại này. sayaṃ abhiññā sacchikatvā (nhờ vào thắng trí của mình đã chứng ngộ): đã thực hiện làm cho sáng tỏ bằng trí tuệ của chính mình. Có nghĩa là không có người nào khác làm duyên (không cần tin vào người khác). upasampajja vihāsi (đạt đến và an trú): đã chứng đắc, đã thành tựu rồi an trú. Vị sống như vậy đã biết rõ rằng “Sự tái sanh đã cạn kiệt…”

evamassa V.3.77 paccavekkhaṇabhūmiṃ dassetvā arahattanikūṭeneva desanaṃ niṭṭhāpetuṃ “aññataro kho panāyasmā seniyo arahataṃ ahosī”ti vuttaṃ. tattha aññataroti eko. arahatanti arahantānaṃ, bhagavato sāvakānaṃ arahantānaṃ abbhantaro ahosīti ayamevattha adhippāyo. sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Sau khi Đức Thế Tôn thuyết về trí tuệ quán xét lại (paccavekkhaṇabhūmi, ñāṇa) cùng Seniya ấy như vậy, để cho Pháp thoại kết thúc bởi đỉnh cao A-ra-hán. Ngài mới nói rằng: “Ngài Seniya là một bậc Thánh A-ra-hán trong số tất cả các bậc Thánh A-ra-hán.” Ở đó, aññataro là một vị. Arahataṃ (trong số các bậc Thánh A-ra-hán) là của các bậc Thánh A-ra-hán. Trong câu này có lời giải thích rằng: “Trong số các bậc A-ra-hán Thinh văn của đức Thế Tôn, ngài Seniya là một vị Thánh A-ra-hán.” Các từ còn lại đều đơn giản.

Giải Thích Kinh Hạnh Như Con Chó Kết Thúc