Kinh số 54 – Giải Thích Kinh Potaliya
(Potaliyasuttavaṇṇanā)Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Potaliya
31. evaṃ V.3.26 me sutanti potaliyasuttaṃ. tattha aṅguttarāpesūti aṅgāyeva so janapado, mahiyā panassa uttarena yā āpo, tāsaṃ avidūrattā uttarāpotipi vuccati. kataramahiyā uttarena yā āpoti, mahāmahiyā. tatthāyaṃ āvibhāvakathā — ayaṃ kira jambudīpo P.3.35 dasasahassayojanaparimāṇo. tattha ca catusahassayojanappamāṇo padeso udakena ajjhotthaṭo samuddoti saṅkhaṃ gato M.3.25 . tisahassayojanappamāṇe manussā vasanti. tisahassayojanappamāṇe himavā patiṭṭhito ubbedhena pañcayojanasatiko caturāsītikūṭasahassapaṭimaṇḍito samantato sandamānapañcasatanadīvicitto, yattha āyāmavitthārena ceva gambhīratāya ca paṇṇāsapaṇṇāsayojanā diyaḍḍhayojanasataparimaṇḍalā anotattadaho kaṇṇamuṇḍadaho rathakāradaho chaddantadaho kuṇāladaho mandākinīdaho sīhapapātadahoti satta mahāsarā patiṭṭhitā. tesu anotattadaho sudassanakūṭaṃ citrakūṭaṃ kāḷakūṭaṃ gandhamādanakūṭaṃ kelāsakūṭanti imehi pañcahi pabbatehi parikkhitto.
31 Kinh Potaliya được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, aṅguttarāpesu: miền quê có tên Aṅguttarāpa, cũng chính là vùng đất Aṅga, hồ nước ở phía trên sông Mahī, nó còn được gọi là Uttarāpa bởi vì ở không xa hồ nước nằm ở phía bắc sông Mahī. (Hỏi) Hồ nước nằm ở phía bắc sông Mahī nào? (Đáp) nằm ở Mahāmahī. Trong câu này sẽ được môt tả rõ ràng như sau – Kể rằng Jambudīpa này có diện tích khoảng mười nghìn do-tuần, trong mười nghìn do-tuần đó, khoảng bốn nghìn do-tuần được bao phủ bởi nước, được xem là biển, con người sinh sống trong khoảng diện tích ba nghìn do-tuần, núi Hy-mã-lạp chiếm diện tích khoảng ba nghìn do-tuần, cao năm nghìn do tuần, bao gồm tám mươi ngọn núi tuyệt đẹp với năm trăm con nước chay xung quanh, có bảy hồ nước lớn là hồ Anotatta, hồ Kaṇṇamuṇḍa, hồ Rathakāra, hồ Chaddanta, hồ Kuṇāla, hồ Mandākinī, hồ Sīhapapāta dài rồng và sâu năm mươi do-tuần, bán kính hai trăm năm mươi do-tuần, trong tất cả bảy cái hồ đó thì hồ Anotatta được bao quanh bởi năm ngọn núi nhỏ là Sudassanakūṭa, Citrakūṭa, Kāḷakūṭa, Gandhamādanakūṭa va Kelāsakūṭa.
tattha sudassanakūṭaṃ sovaṇṇamayaṃ dviyojanasatubbedhaṃ antovaṅkaṃ kākamukhasaṇṭhānaṃ tameva saraṃ paṭicchādetvā ṭhitaṃ. citrakūṭaṃ sabbaratanamayaṃ. kāḷakūṭaṃ añjanamayaṃ. gandhamādanakūṭaṃ sānumayaṃ abbhantare muggavaṇṇaṃ, mūlagandho sāragandho pheggugandho tacagandho papaṭikagandho rasagandho pattagandho pupphagandho phalagandho gandhagandhoti imehi dasahi gandhehi ussannaṃ nānappakāraosadhasañchannaṃ, kāḷapakkhauposathadivase ādittamiva aṅgāraṃ jalantaṃ tiṭṭhati. kelāsakūṭaṃ rajatamayaṃ. sabbāni sudassanena samānubbedhasaṇṭhānāni, tameva saraṃ paṭicchādetvā ṭhitāni. tāni sabbāni P.3.36 devānubhāvena nāgānubhāvena ca vassanti, nadiyo ca tesu sandanti. taṃ sabbampi udakaṃ anotattameva pavisati. candimasūriyā dakkhiṇena vā uttarena vā gacchantā pabbatantarena tattha obhāsaṃ karonti, ujuṃ gacchantā na karonti, tenevassa anotattanti saṅkhā udapādi.
Trong năm ngọn núi nhỏ đó thì ngọn núi Sudassanakūṭa là ngọn núi vàng cao hai trăm do-tuần, bên trong được uống cong thành hình dáng giống như mỏ quạ được đặt bao phủ hồ nước đó. Ngọn núi Citrakūṭa này là ngọn núi hoàn toàn bằng ngọc. Ngọn núi Kāḷakūṭa là ngọn núi màu á kim. Ngọn núi Gandhamādanakūṭa là ngọn núi có bề trơn nhẵn, có ngọn núi nhỏ bên trong, có màu tựa như đậu xanh, dày đặc bởi mười loại hương thơm là hương từ rễ cây, hương từ lõi cây, hương từ dác cây, hương từ vỏ mềm, hương từ vỏ ngoài, hương nhựa cây, hương từ lá, hương từ hoa, hương từ quả, hương từ thân cây, phong phú với nhiều loại thảo mộc, vào ngày Uposatha nửa tháng sau trăng xuống sẽ chói sáng giống như than hừng đang cháy rực. Ngọn núi Kelāsakūṭa là ngọn núi bạc, toàn bộ ngọn núi có phần cao và hình dáng tương đồng với ngọn núi Sudassanakuṭa được đặt bao phủ hồ nước đó, toàn bộ những ngọn núi đó vẫn còn tồn tại nhờ vào oai lực chư Thiên và loài rồng, thậm chí những dòng sông chảy từ những ngọn núi đó đều chảy vào chảy vào một hồ Anotatta. Mặt trăng và mặt trời xoay quanh hướng bắc, hay hướng nam, chiếu sáng hồ nước đó nhờ (ánh sáng) xuyên qua khe hở ngọn núi, (ánh sáng) không chiếu trực tiếp vào hồ, vì thế hồ nước đó mới được gọi là Anotatta (không nóng).
tattha V.3.27 manoharasilātalāni nimmacchakacchapāni phalikasadisanimmaludakāni nhānatitthāni supaṭiyattāni honti, yesu buddhapaccekabuddhakhīṇāsavā ca iddhimanto ca isayo nhāyanti, devayakkhādayo uyyānakīḷakaṃ kīḷanti.
Trong hồ nước Anotatta đó là hồ thiên niên có bãi tắm được sắp xếp đẹp đẽ, có tảng đá manosīlā và haratāla không có rùa và cá, có nước trong vắt tựa như ngọc pha lê, có bến bãi giành cho đức Phật Toàn giác, Phật Độc giác, bậc A-ra-hán lậu tận và nhóm đạo sĩ có thần thông bước xuống tắm, và cả chúng chư Thiên và Dạ-xoa đùa giỡn dưới nước.
tassa catūsu passesu sīhamukhaṃ hatthimukhaṃ assamukhaṃ usabhamukhanti cattāri mukhāni honti, yehi catasso nadiyo sandanti. sīhamukhena nikkhantanadītīre sīhā bahutarā honti. hatthimukhādīhi hatthiassausabhā. puratthimadisato nikkhantanadī anotattaṃ tikkhattuṃ padakkhiṇaṃ katvā itarā tisso nadiyo anupagamma M.3.26 pācīnahimavanteneva amanussapathaṃ gantvā mahāsamuddaṃ pavisati. pacchimadisato ca uttaradisato ca nikkhantanadiyopi tatheva padakkhiṇaṃ katvā pacchimahimavanteneva uttarahimavanteneva ca amanussapathaṃ gantvā mahāsamuddaṃ pavisanti. dakkhiṇadisato nikkhantanadī pana taṃ tikkhattuṃ padakkhiṇaṃ katvā dakkhiṇena ujukaṃ pāsāṇapiṭṭheneva saṭṭhiyojanāni gantvā pabbataṃ paharitvā vuṭṭhāya parikkhepena tigāvutappamāṇā udakadhārā ca hutvā ākāsena saṭṭhiyojanāni gantvā tiyaggaḷe nāma pāsāṇe patitā, pāsāṇo udakadhārāvegena bhinno. tattha paññāsayojanappamāṇā tiyaggaḷā nāma pokkharaṇī jātā, pokkharaṇiyā kūlaṃ bhinditvā pāsāṇaṃ pavisitvā saṭṭhiyojanāni gatā.
Ở bốn bên hồ Anotatta đó có bốn cửa sông là cửa sông nơi sư tử sống, cửa sông nơi voi sống, cửa sông nơi ngựa sống, cửa sông nơi con bò mộng sống là đường đi của bốn dòng chảy. Phần đông bầy sư tử sống ở bờ sông (nước) chảy ra từ cửa miệng của chúa sư tử. Ở rìa bờ sông (nước) chảy ra từ cửa miệng của voi có đàn voi sinh sống v.v, phần đông đàn ngựa, đàn bò mộng sinh sống, dòng nước chảy ra từ hướng Đông chảy quanh hồ Anotatta ba lần, không cuộn vào 3 dòng chảy còn lại, chảy xuyên qua vùng đất phi nhân, qua con đường của núi Hy-mã-lạp ở hướng Đông rồi chảy vào đại dương. Còn dòng sông chảy ra từ hướng Tây và hướng Bắc chảy vòng sang bên phải cũng tương tự, chảy xuyên qua vùng đất phi nhân, qua con đường của núi Hy-mã-lạp ở hướng Tây rồi chảy vào đại dương và qua con đường của núi Hy-mã-lạp ở hướng Bắc rồi chảy vào đại dương. Còn dòng sông chảy ra từ hướng Nam chảy vòng hồ Anotatta ba lần chảy trực tiếp ra hướng Nam đằng sau toàn bộ tảng đá đi sáu mươi do-tuần chạm ngọn núi rồi trở lại tạo thành dòng nước khoảng ba gāvuta xung quanh qua hư không đi sáu mươi do tuần rồi rớt xuống lên trên tảng đá tên là tiyaggaḷa, tảng đá vỡ ra do sức chảy mạnh của dòng nước tạo thành hồ sen tên là tiyaggaḷā sâu khoảng năm mươi do-tuần, dòng nước bị vỡ ở phía hồ sen xuyên thủng tảng đá đi sáu mươi do-tuần.
tato ghanapathaviṃ bhinditvā umaṅgena saṭṭhiyojanāni gantvā viñjhuṃ nāma tiracchānapabbataṃ P.3.37 paharitvā hatthatale pañcaṅgulisadisā pañcadhārā hutvā pavattanti. sā tikkhattuṃ anotattaṃ padakkhiṇaṃ katvā gataṭṭhāne āvaṭṭagaṅgāti vuccati. ujukaṃ pāsāṇapiṭṭhena saṭṭhiyojanāni gataṭṭhāne kaṇhagaṅgāti, ākāsena saṭṭhiyojanāni gataṭṭhāne ākāsagaṅgāti, tiyaggaḷapāsāṇe paññāsayojanokāse ṭhitā tiyaggaḷapokkharaṇīti, kūlaṃ bhinditvā pāsāṇaṃ pavisitvā saṭṭhiyojanāni gataṭṭhāne bahalagaṅgāti, umaṅgena saṭṭhiyojanāni gataṭṭhāne umaṅgagaṅgāti vuccati. viñjhuṃ nāma tiracchānapabbataṃ paharitvā pañcadhārā hutvā pavattaṭṭhāne pana gaṅgā yamunā aciravatī sarabhū mahīti pañcadhā saṅkhaṃ gatā. evametā pañca mahānadiyo himavantato pabhavanti. tāsu yā ayaṃ pañcamī mahī nāma, sā idha mahāmahīti adhippetā. tassā uttarena yā āpo, tāsaṃ avidūrattā so janapado aṅguttarāpoti veditabbo. tasmiṃ aṅguttarāpesu janapade.
Từ đó cũng đâm thủng tảng đá rắn chắc sáu mươi do tuần bằng khúc sông ngầm đã tác động mạnh đến ngọn núi tiracchāna tên là Vijjha, trở thành năm dòng chảy tựa như năm ngón tay trên cùng một bàn tay. Dòng nước đó ở chỗ rẽ phải hồ Anotatta, rẽ đến ba lần gọi là āvaṭṭagaṅgā, ở chỗ chảy thẳng sáu mươi do-tuần ở đường sau tảng đá gọi là kaṇhagaṅgā, ở chỗ chảy đi sáu mươi do-tuần đường hư không gọi là ākāsagaṅgā, ở chỗ chảy đi sáu mươi do-tuần bằng đường ngầm gọi là umaṅgagaṅgā. Còn ở chỗ dòng chảy tác động mạnh đến ngọn núi tiracchāna gọi là Vijjha, tách thành dòng năm dòng chảy trở thành năm dòng sông là Gaṅgā, Yamunā, Aciravatī, Sarabhū, và Mahī. Cả năm dòng sông Mahāmahī này đều xuất phát từ núi Hy-mã-lạp. Trong năm dòng sông Mahāmahī đó thì dòng sông thứ năm được gọi là Mahī, Ngài muốn đề cập đến Mahāmahī ở chỗ này, xứ sở có hồ nước nằm ở hướng Bắc của Mahāmahī được gọi là Mahī, xứ sở đó nên biết rằng gọi là Aṅguttarāpa bởi vì nằm ở không xa hồ nước đó. Trong xứ sở được gọi là Aṅguttarāpa đó.
āpaṇaṃ V.3.28 nāmāti tasmiṃ kira nigame vīsati āpaṇamukhasahassāni vibhattāni ahesuṃ. iti so āpaṇānaṃ ussannattā āpaṇantveva saṅkhaṃ gato. tassa ca nigamassa avidūre nadītīre ghanacchāyo ramaṇīyo bhūmibhāgo mahāvanasaṇḍo, tasmiṃ bhagavā viharati. tenevettha vasanaṭṭhānaṃ na niyāmitanti veditabbaṃ. yenaññataro vanasaṇḍo tenupasaṅkamīti M.3.27 bhikkhusaṅghaṃ vasanaṭṭhānaṃ pesetvā ekakova upasaṅkami potaliyaṃ gahapatiṃ sandhāya. potaliyopi kho gahapatīti potaliyoti evaṃnāmako gahapati. sampannanivāsanapāvuraṇoti paripuṇṇanivāsanapāvuraṇo P.3.38, ekaṃ dīghadasaṃ sāṭakaṃ nivattho ekaṃ pārutoti attho. chattupāhanāhīti chattaṃ gahetvā upāhanā āruyhāti attho. āsanānīti pallaṅkapīṭhapalālapīṭhakādīni. antamaso sākhābhaṅgampi hi āsananteva vuccati. gahapativādenāti gahapatīti iminā vacanena. samudācaratīti voharati.
Tên là Āpaṇa, được biết rằng ở trong thị trấn đó có cái chợ trọng yếu được chia ra được hai mươi nghìn cái chợ, do thị trấn đó có khu chợ dày đặc nên được xem là āpaṇa (chợ). Còn phần lãnh thổ có bóng râm dễ chịu ở bờ sông không xa thị trấn ấy gọi là vành đai rừng Mahāvana. Đức Thế Tôn cư ngụ ở nơi đó, bởi thế nên biết rằng trong bài Kinh này nơi ở không được xác định cố định. Yenaññataro vanasaṇḍo tenupasaṅkami (đức Thế Tôn đi đến khu rừng rậm nọ): nghĩa là đức Thế Tôn tiễn chư Tỳ khưu về chỗ ở, còn Ngài chỉ đi vào một mình, (sau đó) liên quan đến gia chủ Potaliya. Phía gia chủ Potaliya: Người gia chủ có tên là Potaliya. Sampannanivāsanapāvuraṇo (ăn mặc chỉnh chu): có áo quần mặc đầy đủ, có nghĩa là mặc một chiếc áo dài nam, khoác thêm áo khoác bên ngoài. Chattupāhanāhi (cầm cây dù, mang đôi dép): tức là đã cầm lấy cây dù (và) mang đôi dép. Āsanāni (sàng tọa): chỗ ngồi có ghế được làm thành ghế tựa dài và chỗ ngồi được làm bằng rơm v.v. Thật vậy, cho đến cuối cùng thậm chí nhánh cây gãy cũng đều được gọi là sàng tọa. Gahapativādena (với lời nói người gia chủ): với lời nói này rằng người gia chủ. Samudācarati: dịch là gọi.
bhagavantaṃ etadavocāti tatiyaṃ gahapatīti vacanaṃ adhivāsetuṃ asakkonto bhagavantametaṃ “tayidaṃ, bho, gotamā”tiādivacanaṃ avoca. tattha nacchannanti na anucchavikaṃ. nappatirūpanti na sāruppaṃ. ākārātiādīni sabbāneva kāraṇavevacanāni. dīghadasavatthadhāraṇa-kesamassunakhaṭhapanādīni hi sabbāneva gihibyañjanāni tassa gihibhāvaṃ pākaṭaṃ karontīti ākārā, gihisaṇṭhānena saṇṭhitattā liṅgā, gihibhāvassa sañjānananimittatāya nimittāti vuttā. yathā taṃ gahapatissāti yathā gahapatissa ākāraliṅganimittā bhaveyyuṃ, tatheva tuyhaṃ. tena tāhaṃ evaṃ samudācarāmīti dasseti. atha so yena kāraṇena gahapativādaṃ nādhivāseti, taṃ pakāsento “tathā hi pana me”tiādimāha.
bhagavantaṃ etadavoca (đã đáp lời đức Thế Tôn): Gia chủ Potaliya không thể chấp nhận lời nói rằng ‘người gia chủ’ ở lần thứ ba, mới đáp lời đức Thế Tôn rằng “Ngài Gotama…lời nói đó”. Ở đó, nacchannaṃ: không thích hợp. Nappatirūpaṃ: không thích đáng. Ākāra biểu hiện): v.v, toàn bộ đều là từ đồng nghĩa của nguyên nhân. Thật vậy, việc mặc y phục dài, việc để tóc, để râu, để móng tay gọi là biểu hiện bởi ý nghĩa phân tích rằng toàn bộ hình tướng cư sĩ, thực hiện bổn phận người gia chủ của Potaliya cho được xuất hiện những biểu hiện đó ngài gọi là tính (liṅga), vì được vững trú bởi tướng mạo của người gia chủ. Gọi là tướng (nimitta) bởi là dấu hiệu nói lên để hiểu được tính chất của người gia chủ. Giống như người gia chủ: Đức Thế Tôn thuyết rằng biểu hiện giới tính và dấu hiệu cơ thể có nơi người gia chủ như thế nào thì những biểu hiện giới tính và dấu hiệu đó cũng có nơi ngài thế đó, vì thế Ta mới gọi như vậy. Khi ấy gia chủ Potaliya không chấp nhận lời ấy ‘người gia chủ’ do nhân nào khi tuyên bố nhân đó mới đáp rằng ‘thật sự như vậy, Ngài Gotama’ v.v.
niyyātanti niyyātitaṃ. anovādī anupavādīti “tātā, kasatha, vapatha, vaṇippathaṃ payojethā”tiādinā hi nayena ovadanto ovādī nāma hoti. “tumhe na kasatha, na vapatha, na vaṇippathaṃ payojetha, kathaṃ jīvissatha, puttadāraṃ vā bharissathā”tiādinā nayena pana upavadanto upavādī nāma hoti. ahaṃ pana ubhayampi taṃ na karomi. tenāhaṃ tattha anovādī anupavādīti dasseti. ghāsacchādanaparamo P.3.39 viharāmīti ghāsamattañceva acchādanamattañca paramaṃ katvā viharāmi, tato paraṃ natthi, na ca patthemīti dīpeti.
Niyyātaṃ: nghĩa là tài sản thừa kế đã được bàn giao. anovādī (không được khuyên dạy): thật vậy trong khi khuyên dạy theo cách thức sau “này con, các con hãy cày bừa, hãy giao hạt, hãy gắn liền với việc buôn bán” được gọi là người khuyên dạy. Nhưng trong khi khiển trách theo cách thức này “nếu các con không cày bừa, không gieo hạt, không gắn liền với việc buôn bán, sẽ nuôi mạng, hoặc nuôi vợ nuôi con như thế nào?” được gọi là người khiển trách. Hơn nữa, tôi không thực hiện cả hai điều đó. Vì thế, gia chủ Potaliya mới trình bày rằng: “trong vấn đề này tôi không phải người khuyên dạy mà cũng không phải là người khiển trách”. Ghāsacchādanaparamo viharāmi (Tôi sống có vật thực và quần áo thượng hạng): Gia chủ Potaliya chỉ ra rằng: tôi sống làm việc chỉ vì kiếm miếng ăn và cũng chỉ vì quần áo thượng hạng mà thôi, không mong muốn nằm ngoài từ những điều đó.
32. giddhilobho V.3.29 pahātabboti gedhabhūto lobho pahātabbo. anindārosanti anindābhūtaṃ aghaṭṭanaṃ. nindārosoti nindāghaṭṭanā. vohārasamucchedāyāti ettha vohāroti byavahāravohāropi paṇṇattipi vacanampi cetanāpi. tattha —
32 giddhilobho pahātabbo (sự tham lam do tham dục cần phải từ bỏ): Sự tham lam có tính chất buộc dính vào cần phải được từ bỏ. Anindārosaṃ (không chê bai và không tức giận): không chê bai và không gây xung đột. Nindāroso (sự chê bai và tức giận): việc chê bai và gây xung đột. Byavahāra-vohāra, paṇṇatti-vohāra, lời nói hoặc ý định được gọi là vohāra (tục lệ, quy ước) trong Chánh văn Pāḷi này nói rằng vohārasamucchedāya (để cắt đứt các tục sự). Ở đây –
“yo M.3.28 hi koci manussesu, vohāraṃ upajīvati.
evaṃ vāseṭṭha jānāhi, vāṇijo so na brāhmaṇo”ti. (ma. ni. 2.457) —
Bởi cứ người nào ở loài người nuôi sống bằng việc mua bán, người ấy là thương gia không phải Bà-la-môn, này Vāseṭṭha, ngươi hãy biết như vậy. (ma. ni. 2.457).
ayaṃ byavahāravohāro nāma. “saṅkhā samaññā paññatti vohāro”ti (dha. sa. 1313-1315) ayaṃ paṇṇattivohāro nāma. “tathā tathā voharati aparāmasan”ti (ma. ni. 3.332) ayaṃ vacanavohāro nāma. “aṭṭha ariyavohārā aṭṭha anariyavoharā”ti (a. ni. 8.67) ayaṃ cetanāvohāro nāma, ayamidhādhippeto. yasmā vā pabbajitakālato paṭṭhāya gihīti cetanā natthi, samaṇoti cetanā hoti. gihīti vacanaṃ natthi, samaṇoti vacanaṃ hoti. gihīti paṇṇatti natthi, samaṇoti paṇṇatti hoti. gihīti byavahāro natthi, samaṇoti vā pabbajitoti vā byavahāro hoti. tasmā sabbepete labbhanti.
Đây được gọi là byavahāravohāra (gọi theo cách phân tích). “việc gọi tên, việc đặt tên, tên quy định, tên gọi thông thường” (dha. sa. 1313-1315) đây gọi là paṇṇattivohāra (quy định thông thường). “Nói, không xúc phạm theo cách đó” (ma. ni. 3.332) đây gọi là nói thông thường (vacanavohāra). “Sự phát biểu thánh thiện có tám, sự phát biểu không thánh thiện cũng có tám” (a. ni. 8.67) đây gọi là cetanāvohāra. Ở đây Ngài muốn nói đến cetanāvohāra. Hơn nữa, kể từ khi xuất gia, cetanāvohāra rằng ‘này người gia chủ’ không có, chỉ có cetanāvohāra rằng ‘này Sa-môn’. Vacanavohāra rằng ‘này người gia chủ’ không có, chỉ có Vacanavohāra rằng ‘này Sa-môn’. Paṇṇattivohāra rằng ‘này người gia chủ’ không có, chỉ có Paṇṇattivohāra rằng ‘này Sa-môn’. Byavahāravohāra rằng ‘này người gia chủ’ không có, chỉ có Byavahāravohāra rằng ‘này Sa-môn’ hay ‘bậc xuất gia’. Vì thế toàn bộ vohāra đều sử dụng được.
33. yesaṃ kho ahaṃ saṃyojanānaṃ hetu pāṇātipātīti ettha pāṇātipātova saṃyojanaṃ. pāṇātipātasseva hi hetu pāṇātipātapaccayā pāṇātipātī nāma hoti. pāṇātipātānaṃ pana bahutāya “yesaṃ kho ahan”ti vuttaṃ. tesāhaṃ P.3.40 saṃyojanānanti tesaṃ ahaṃ pāṇātipātabandhanānaṃ. pahānāya samucchedāya paṭipannoti iminā apāṇātipātasaṅkhātena kāyikasīlasaṃvarena pahānatthāya samucchedanatthāya paṭipanno. attāpi maṃ upavadeyyāti kunthakipillikampi nāma jīvitā avoropanakasāsane pabbajitvā pāṇātipātamattatopi oramituṃ na sakkomi, kiṃ mayhaṃ pabbajjāyāti evaṃ attāpi maṃ upavadeyya.
33 yesaṃ kho ahaṃ saṃyojanānaṃ hetu pāṇātipāti (Do nhân của những sự ràng buộc nào ta có thể sát sanh?): Ở đây, chính việc sát sanh được gọi là kiết sử. Thật vậy, người thực hiện việc sát sanh do nhân của chính sự sát sanh, là do có sự sát sanh làm duyên. Nhưng lại nói rằng “yesaṃ kho ahaṃ” v.v, cũng bởi vì có nhiều sự sát sanh. tesāhaṃ saṃyojanānaṃ (những sự ràng buộc đó): Ta thực hành nhằm mục đích dứt bỏ, nhằm mục đích cắt đứt sự ràng buộc là những sự sát sanh đó. pahānāya samucchedāya paṭipanno (thực hành để từ bỏ, để cắt đứt): Ta thực hành vì lợi ích cho việc từ bỏ, vì lợi ích cho việc cắt đứt do nhờ sự thu thúc giới ở lộ thân cụ thể là không sát sanh này. attāpi maṃ upavadeyya (ngay cả bản thân cũng có thể tự chỉ trích mình): thậm chí ta cũng có thể khiển trách chính bản thân như thế này: Ta xuất gia trong Giáo pháp của vị không tước đoạt mạng sống chúng sanh thậm chí các loài côn trùng nhỏ bé vẫn không thể kiêng tránh dù chỉ việc sát sanh, vậy ta xuất gia để làm gì?
anuviccāpi maṃ viññū garaheyyunti evarūpe nāma sāsane pabbajitvā pāṇātipātamattatopi oramituṃ na sakkoti, kiṃ etassa pabbajjāyāti evaṃ anuvicca tulayitvā pariyogāhetvā aññepi viññū paṇḍitā garaheyyuṃ. etadeva kho pana saṃyojanametaṃ nīvaraṇanti dasasu saṃyojanesu pañcasu ca nīvaraṇesu apariyāpannampi “aṭṭha nīvaraṇā”ti desanāvasenetaṃ vuttaṃ. vaṭṭabandhanaṭṭhena hi hitapaṭicchādanaṭṭhena V.3.30 ca saṃyojanantipi nīvaraṇantipi vuttaṃ. āsavāti pāṇātipātakāraṇā eko avijjāsavo uppajjati. vighātapariḷāhāti vighātā ca pariḷāhā ca. tattha M.3.29 vighātaggahaṇena kilesadukkhañca vipākadukkhañca gahitaṃ, pariḷāhaggahaṇenapi kilesapariḷāho ca vipākapariḷāho ca gahito. iminā upāyena sabbattha attho veditabbo.
anuviccāpi maṃ viññū garaheyyuṃ (người hiểu biết sau khi suy xét có thể khiển trách ta): người hiểu biết là những bậc trí tuệ thậm chí trong số những người khác sau khi cân nhắc suy xét như vậy, vị ấy xuất gia trong Tôn giáo bằng hình thức như thế vẫn không kiêng tránh sự sát sanh, vậy vị ấy xuất gia làm gì? etadeva kho pana saṃyojanametaṃ nīvaraṇaṃ (sát sanh này đây là kiết sử, là sự ngăn che): Dầu không liên quan đến mười kiết sử, năm Pháp ngăn che, nhưng cũng thuyết do mãnh lực sự thuyết giảng “tám Pháp ngăn che”. Tám Pháp ngăn che đó được gọi là kiết sử và cũng là Pháp ngăn che bởi ý nghĩa cột chặt và với ý nghĩa che đậy trong vòng sanh tử. Āsavā (các lậu hoặc): vô minh lậu duy nhất sanh khởi do sát sanh làm nhân. Vighātapariḷāhā (phá hoại và thiêu đốt): sự làm cho khó chịu và sự thiêu đốt. Trong lời đó, nắm lấy khổ đau do phiền não và khổ đau là quả dị thực với từ ‘vighāta (lám cho khó chịu)’, nắm lấy sự thiêu đốt là quả dị thục với từ ‘pariḷāha (sự thiêu đốt)’, bậc trí giả nên biết ý nghĩa ở mọi chỗ với phương pháp này.
34-40. ayaṃ pana viseso — tesāhaṃ saṃyojanānaṃ pahānāyāti imasmiṃ pade iminā dinnādānasaṅkhātena kāyikasīlasaṃvarena, saccavācāsaṅkhātena vācasikasīlasaṃvarena, apisuṇāvācāsaṅkhātena vācasikasīlasaṃvarena, agiddhilobhasaṅkhātena mānasikasīlasaṃvarena, anindārosasaṅkhātena kāyikavācasikasīlasaṃvarena P.3.41, akodhupāyāsasaṅkhātena mānasikasīlasaṃvarena, anatimānasaṅkhātena mānasikasīlasaṃvarena pahānatthāya samucchedanatthāya paṭipannoti evaṃ sabbavāresu yojanā kātabbā.
34-40 Nhưng đây là sự khác biệt – Nên kết hợp ý nghĩa ở tất cả các phần như vầy: Thực hành vì lợi ích cho việc từ bỏ, vì lợi ích cho việc cắt đứt với sự thu thúc về giới bằng lộ thân cụ thể là không trộm cắp, với sự thu thúc về giới thuộc lời nói cụ thể là nói lời chân thật, với sự thu thúc về giới thuộc lời nói cụ thể là không nói lời ly gián, với sự thu thúc về giới bằng lộ ý cụ thể là không say mê và ham muốn, với sự thu thúc về giới bằng lộ thân và khẩu cụ thể là không chê bai và không tức giận, với sự thu thúc về giới cụ thể là không sân hận và không đau buồn, với sự thu thúc về bằng lộ ý cụ thể là không quá mạn (khinh thường người khác).
attāpi maṃ upavadeyya anuviccāpi maṃ viññū garaheyyunti imesu pana padesu tiṇasalākampi nāma upādāya adinnaṃ aggahaṇasāsane pabbajitvā adinnādānamattatopi viramituṃ na sakkomi, kiṃ mayhaṃ pabbajjāyāti evaṃ attāpi maṃ upavadeyya. evarūpe nāma sāsane pabbajitvā adinnādānamattatopi oramituṃ na sakkoti, kiṃ imassa pabbajjāyāti evaṃ anuviccāpi maṃ viññū garaheyyuṃ? hasāpekkhatāyapi nāma davakamyatāya vā musāvādaṃ akaraṇasāsane pabbajitvā. sabbākārena pisuṇaṃ akaraṇasāsane nāma pabbajitvā. appamattakampi giddhilobhaṃ akaraṇasāsane nāma pabbajitvāpi. kakacena aṅgesu okkantiyamānesupi nāma paresaṃ nindārosaṃ akaraṇasāsane pabbajitvā. chinnakhāṇukaṇṭakādīsupi nāma kodhupāyāsaṃ akaraṇasāsane pabbajitvā. adhimānamattampi nāma mānaṃ akaraṇasāsane pabbajitvā atimānamattampi pajahituṃ na sakkomi, kiṃ mayhaṃ pabbajjāyāti evaṃ attāpi maṃ upavadeyya. evarūpe nāma sāsane pabbajitvā atimānamattampi pajahituṃ na sakkoti, kiṃ imassa pabbajjāyāti evaṃ anuviccāpi maṃ viññū garaheyyunti evaṃ sabbavāresu yojanā kātabbā.
attāpi maṃ upavadeyya anuviccāpi maṃ viññū garaheyyuṃ (Thậm chí bản thân có thể chỉ trích chính mình, người hiểu biết suy xét rồi cũng có thể khiển trách): Có thể liên kết với tất cả các phần, ngay cả bản thân cũng có thể chỉ trích chính mình rằng: “Ta đã xuất gia trong Tôn giáo được dạy bảo không lấy của không cho dù chỉ là cọng cỏ, vẫn không thể kiêng tránh ngay cả sự trộm cắp, ta xuất gia để làm gì?” Người hiểu biết sau khi suy xét cũng có thể khiển trách rằng: “Người đã xuất gia trong Tôn giáo bằng hình thức này vẫn không thể kiêng tránh ngay cả sự trộm cắp, người này xuất gia để làm gì?” Thậm chí bản thân cũng có thể chỉ trích chính mình rằng: “Ta đã xuất gia trong Tôn giáo được dạy bảo không nói dối, dù chỉ là hy vọng tạo ra tiếng cười, hoặc vui đùa, đã xuất gia trong Tôn giáo được dạy bảo không nói lời hai lưỡi với tất cả mọi biểu hiện, đã xuất gia trong Tôn giáo được dạy bảo không thực hành sự không tham lam hoặc không dính mắc dù chỉ có một chút ít, đã xuất gia trong Tôn giáo được dạy bảo không thực hiện việc chê bai và tức giận người khác, dù kẻ ấy lấy cái cưa để cạo gãi mình, đã xuất gia trong Tôn giáo được dạy bảo không cho gây ra sự sân hận và buồn lòng ngay cả khi gốc cây và gai đâm phải v.v, đã xuất gia trong Tôn giáo này được dạy bảo không kiêu mạn dầu chỉ sự ngộ nhận, cũng không thể từ bỏ dù chỉ là sự ngộ nhận, vậy ta xuất gia để làm gì?” Người hiểu biết sau khi suy xét kỹ cũng có thể khiển trách như vầy: “Người này đã xuất gia trong Tôn giáo bằng hình thức như vậy vẫn không thể từ bỏ dù chỉ là sự ngộ nhận, vậy người này xuất gia để làm gì?”
āsavāti imasmiṃ pana pade adinnādānakāraṇā kāmāsavo P.3.42 diṭṭhāsavo avijjāsavoti tayo V.3.31 āsavā uppajjanti, tathā musāvādakāraṇā pisuṇāvācākāraṇā ca, giddhilobhakāraṇā diṭṭhāsavo avijjāsavo M.3.30 ca, nindārosakāraṇā avijjāsavova, tathā kodhupāyāsakāraṇā, atimānakāraṇā bhavāsavo avijjāsavo cāti dveva āsavā uppajjantīti evaṃ āsavuppatti veditabbā.
Āsavā (các lậu hoặc) này nên biết sự sanh khởi của các lậu như sau: Ba lậu là dục lậu, tà kiến lậu và vô minh lậu sanh khởi do lấy của không cho làm nhân, sanh khởi do nói dối làm nhân, và do nói lời hai lưỡi làm nhân. Cũng tương tự y như vậy, tà kiến lậu và vô minh lậu sanh khởi do tham lam và do sự khao khát làm nhân, duy nhất vô minh lậu sanh khởi do sự chê bai, sự tức giận làm nhân, sanh khởi do sự giận dữ và sự đau khổ làm nhân. Cũng tương tự như thế đó, cả hai lậu là hữu lậu và vô minh lậu sanh khởi do sự quá mạn làm nhân
imesu pana aṭṭhasupi vāresu asammohatthaṃ puna ayaṃ saṅkhepavinicchayo — purimesu tāva catūsu viramituṃ na sakkomīti vattabbaṃ, pacchimesu pajahituṃ na sakkomīti. pāṇātipātanindārosakodhupāyāsesu ca eko avijjāsavova hoti, adinnādānamusāvādapisuṇāvācāsu kāmāsavo diṭṭhāsavo avijjāsavo, giddhilobhe diṭṭhāsavo avijjāsavo, atimāne bhavāsavo avijjāsavo, apāṇātipātaṃ dinnādānaṃ kāyikaṃ sīlaṃ, amusā apisuṇaṃ vācasikasīlaṃ, ṭhapetvā anindārosaṃ sesāni tīṇi mānasikasīlāni. yasmā pana kāyenapi ghaṭṭeti roseti vācāyapi, tasmā anindāroso dve ṭhānāni yāti, kāyikasīlampi hoti vācasikasīlampi. ettāvatā kiṃ kathitaṃ? pātimokkhasaṃvarasīlaṃ. pātimokkhasaṃvarasīle ṭhitassa ca bhikkhuno paṭisaṅkhāpahānavasena gihivohārasamucchedo kathitoti veditabbo.
Nhưng để không bị nhầm lẫn về tám trường hợp này, lý giải ngắn gọn như sau: Nên nói tôi Trong bốn phần đầu không thể kiêng tránh, nên nói trong bốn phần sau tôi không thể từ bỏ. Chỉ duy nhất vô minh lậu có trong sự sát sanh, sự chê bai và sự tức giận, sự giận dữ và sự đau khổ. Dục lậu, tà kiến lậu, và vô minh lậu có trong lấy của không cho, nối dối, nói lời hai lưỡi. Tà kiến lậu và vô minh lậu có trong sự khao khát và sự tham lam. Hữu lậu và vô minh lậu có trong sự quá mạn. Không sát sanh, không trộm cắp là giới về thân; không nói dối, không nói lời hai lưỡi là giới về khẩu; ba điều còn lại loại trừ sự không chê bai và không tức giận là giới về ý. Nhưng hạng người đụng chạm nhau gây ra sự tức giận, giận dữ bằng thân cũng có; đụng chạm nhau gây ra sự tức giận, giận dữ bằng lời cũng có, vì thế việc không chê bai và không giận giữ mới có 2 vị trí là giới thuộc thân, và cũng là giới thuộc về khẩu. (Hỏi) Giới là gì? Ngài đã nói với sự ước chừng chỉ chừng ấy? (Đáp) Sự thu thúc về giới bằng giới bổn pātimokkha. Việc đoạn trừ việc thuyết giảng đến người cư sĩ bởi năng lực quán sát và việc từ bỏ nên biết rằng thuyết giảng đối với vị Tỳ khưu sống trong sự phòng hộ về giới bằng giới bổn pātimokkha.
Kāmādīnavakathāvaṇṇanā (MN 54) – Giảng giải đề tài sự nguy hiểm của dục lạc
42. vitthāradesanāyaṃ tamenaṃ dakkhoti padassa upasumbheyyāti iminā saddhiṃ sambandho veditabbo. idaṃ vuttaṃ hoti, tamenaṃ kukkuraṃ upasumbheyya, tassa samīpe khipeyyāti attho. aṭṭhikaṅkalanti uraṭṭhiṃ vā piṭṭhikaṇṭakaṃ vā sīsaṭṭhiṃ vā. tañhi nimmaṃsattā kaṅkalanti vuccati. sunikkantaṃ P.3.43 nikkantanti yathā sunikkantaṃ hoti, evaṃ nikkantaṃ nillikhitaṃ, yadettha allīnamaṃsaṃ atthi, taṃ sabbaṃ nillikhitvā aṭṭhimattameva katanti attho. tenevāha “nimmaṃsan”ti. lohitaṃ pana makkhitvā tiṭṭhati, tena vuttaṃ “lohitamakkhitan”ti.
Đây là sự thuyết giảng chi tiết, tamenaṃ dakkho (vị thiện xảo) nên biết có sự ràng buộc với từ này upasumbheyya (nên ném liệng) Ngải giải thích rằng người giết bò hoặc học trò người giết bò có thể ném khúc xương đó đến con chó đói, có thể ném ra xa đến con chó đói. Aṭṭhikaṅkalaṃ (bộ xương): xương ngực, xương sống lưng, hoặc xương đầu. Thật vậy, bộ xương đó gọi là khung xương bởi vì không có thịt. sunikkantaṃ nikkantaṃ (khéo lóc, tận lóc): là bộ xương đã được lóc sạch hết thịt, tức là thịt tươi nào còn sót lại ở xương đó cũng cạo hết thịt đó ra chỉ còn lại xương mà thôi, vì thế đức Thế Tôn đã nói ‘không có thịt’ nhưng bộ xương đó vẫn còn dính lại chút máu cho nên mới nói ‘còn dính lại chút máu’.
bahudukkhā bahupāyāsāti diṭṭhadhammikasamparāyikehi dukkhehi bahudukkhā, upāyāsasaṃkilesehi bahupāyāsā. yāyaṃ upekkhā nānattā nānattasitāti yā ayaṃ pañcakāmaguṇārammaṇavasena nānāsabhāvā, tāneva M.3.31 ca ārammaṇāni nissitattā “nānattasitā”ti V.3.32 vuccati pañcakāmaguṇūpekkhā, taṃ abhinivajjetvā. ekattā ekattasitāti catutthajjhānupekkhā, sā hi divasampi ekasmiṃ ārammaṇe uppajjanato ekasabhāvā, tadeva ekaṃ ārammaṇaṃ nissitattā ekattasitā nāma. yattha sabbaso lokāmisūpādānā aparisesā nirujjhantīti yattha catutthajjhānupekkhāyaṃ yaṃ upekkhaṃ āgamma yaṃ paṭicca sabbena sabbaṃ aparisesā lokāmisasaṅkhātā pañcakāmaguṇāmisā nirujjhanti. pañcakāmaguṇāmisāti ca kāmaguṇārammaṇachandarāgā, gahaṇaṭṭhena teyeva ca upādānātipi vuttā. tamevūpekkhaṃ bhāvetīti taṃ lokāmisūpādānānaṃ paṭipakkhabhūtaṃ catutthajjhānupekkhameva vaḍḍheti.
bahudukkhā bahupāyāsā (nhiều khổ đau, nhiều ưu phiền): tất cả các dục gọi là có nhiều khổ đau cũng bởi vì nhiều sự khổ đau cả trong thời hiện tại và lẫn trong thời vị lại, gọi là có nhiều ưu phiền cũng bởi có nhiều sự não nùng và bởi sự ô nhiễm. yāyaṃ upekkhā nānattā nānattasitā (xả thọ có đối tượng khác biệt, nương nơi đối tượng riêng biệt): Thọ xả trong năm dục này thế nào gọi là có thực tính khác biệt bởi do mãnh lực đối tượng là sự trói buộc của các dục (kāmaguṇa) và gọi là ‘nương vào đối tượng riêng biệt’ bởi do nương vào chính những đối tượng đó, vị Tỳ khưu tránh né thọ xả đó. ekattā ekattasita (có cùng một đối tượng, nương cùng một đối tượng): Thọ xả trong Tứ thiền. Quả thật, thọ xả trong Tứ thiền ấy gọi là có cùng một thực tính bởi vì sanh khởi trong cũng một đối tượng cả ngày, gọi là ‘nương cùng một đối tượng’ bởi vì nương vào cùng một đối tượng đó. yattha sabbaso lokāmisūpādānā aparisesā nirujjhanti (diệt trừ sự chấp thủ thiên về vật chất thế gian): vật chất là sự trói buộc của các dục, được xem là thiên về vật chất thế gian dựa vào xả thọ sẽ diệt tận hoàn toàn không còn dư sót trong thọ xã ở Tứ thiền. Pañcakāmaguṇāmisā (vật chất là sự trói buộc của năm dục): sự thỏa mãn với mãnh lực ưa thích có sự trói buộc của năm dục làm đối tượng, sự trói buộc của năm dục đó đó Ngài gọi là ‘thủ’ cũng có bởi ý nghĩa bám víu. tamevūpekkhaṃ bhāveti (tu tập chính thọ xả đó): Tu tập chính thọ xả Tứ thiền là kẻ thù nghịch từ sự chấp thủ nương vào vật chất thế gian.
43. uḍḍīyeyyāti P.3.44 uppatitvā gaccheyya. anupatitvāti anubandhitvā. vitaccheyyunti mukhatuṇḍakena ḍaṃsantā taccheyyuṃ. vissajjeyyunti maṃsapesiṃ nakhehi kaḍḍhitvā pāteyyuṃ.
43 Uḍḍīyeyya: có thể bay bổng lên. Anupatitvā: đuổi theo. Vitaccheyyuṃ: có thể mổ bằng mỏ. Vissajjeyyuṃ: chộp lấy miếng thịt bằng móng vuốt cho rơi xuống.
47. yānaṃ vā poriseyyanti purisānucchavikaṃ yānaṃ. pavaramaṇikuṇḍalanti nānappakāraṃ uttamamaṇiñca kuṇḍalañca. sāni harantīti attano bhaṇḍakāni gaṇhanti.
47 yānaṃ vā poriseyyaṃ: cỗ xe thích hợp giành cho bậc Chân nhân. Pavaramaṇikuṇḍalaṃ: ngọc ma-ni có giá trị cao và nhiều loại hoa tai khác nhau. sāni haranti: mang đi những thứ của mình.
48. sampannaphalanti madhuraphalaṃ. upapannaphalanti phalūpapannaṃ bahuphalaṃ.
Sampannaphalaṃ: có quả ngon ngọt. Upapannaphalaṃ: trổ quả, có nhiều quả.
49. anuttaranti uttamaṃ pabhassaraṃ nirupakkilesaṃ.
Anuttaraṃ: cao cả, có sự chói sáng, không có nhiễm ô.
50. ārakā ahaṃ, bhanteti pathavito nabhaṃ viya samuddassa orimatīrato paratīraṃ viya ca suvidūravidūre ahaṃ. anājānīyeti gihivohārasamucchedanassa kāraṇaṃ ajānanake. ājānīyabhojananti kāraṇaṃ jānantehi bhuñjitabbaṃ bhojanaṃ. anājānīyabhojananti kāraṇaṃ ajānantehi bhuñjitabbaṃ bhojanaṃ. sesaṃ sabbattha uttānamevāti.
50 Ārakā ahaṃ, bhante (kính bạch Ngài, tôi còn rất xa…): Tôi vẫn còn rất xa tựa như mặt đất với bầu trời, và tương tự như bờ biển bên này với bờ biển bên kia. Anājānīye (người không biết toàn diện): người không biết nhân của việc đoạn trừ vohāra (tục sự) của người cư sĩ. Ājānīyabhojanaṃ (là người mà hạng người hiểu biết nhân quả có thể tìm gặp): gặp gỡ hạng người hiểu biết nhân quả nên gặp. Anājānīyabhojanaṃ (là người mà hạng người không hiểu biết nhân quả có thể tìm gặp): gặp gỡ hạng người mà người không biết nhân quả có thể tìm gặp. Từ còn lại ở mọi câu đều đơn giản.
Giải Thích Kinh Potaliya Kết Thúc.