Kinh số 51 – Giải Thích Kinh Kandaraka
(Kandarakasuttavaṇṇanā)Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Kandaraka
1. evaṃ me sutanti kandarakasuttaṃ. tattha campāyanti evaṃnāmake nagare. tassa hi nagarassa ārāmapokkharaṇīādīsu tesu tesu ṭhānesu campakarukkhāva ussannā ahesuṃ, tasmā campāti saṅkhamagamāsi. gaggarāya pokkharaṇiyā tīreti tassa campānagarassa avidūre gaggarāya nāma rājamahesiyā khaṇitattā gaggarāti laddhavohārā pokkharaṇī atthi. tassā tīre samantato nīlādipañcavaṇṇakusumapaṭimaṇḍitaṃ mahantaṃ campakavanaṃ. tasmiṃ bhagavā kusumagandhasugandhe campakavane viharati. taṃ sandhāya “gaggarāya pokkharaṇiyā tīre”ti vuttaṃ. mahatā bhikkhusaṅghena saddhinti adassitaparicchedena mahantena bhikkhusaṅghena saddhiṃ. pessoti tassa nāmaṃ.
1. Kinh Kandaraka được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, campāyaṃ (thành phố Campā): Ở trong thành phố có tên như vậy, do thành phố đó có cây Campā mộc đặc ở nơi ấy có hoa viên và hồ nước v.v, vì thế được gọi là thành phố Campā. Gaggarāya pokkharaṇiyā tīre (ở trên bờ hồ Gaggarā): Ở bờ hồ có tên Gaggarā do Hoàng hậu có tên Gaggara đã đào. Ở bờ hồ đó có khu vườn Campā kích thước lớn được trang trí với hoa năm màu có màu xanh v.v, bao phủ. Đức Thế Tôn cư ngụ ở khu vườn Campā có hương hoa thơm ngát. Trưởng lão Ānanda có ý muốn nói khu vườn Campā đó đã nói rằng “ở trên bờ hồ Gaggarā”. Mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṃ (cùng với đại chúng Tỳ khưu): cùng với đại chúng Tỳ khưu không xác định được số lượng. Pessa: Đây là tên đứa con trai của người huấn luyện voi.
hatthārohaputtoti hatthācariyassa putto. Kandarako ca paribbājakoti kandarakoti evaṃnāmo V.3.2 channaparibbājako. abhivādetvāti chabbaṇṇānaṃ ghanabuddharasmīnaṃ antaraṃ pavisitvā pasannalākhārase nimujjamāno viya, siṅgīsuvaṇṇavaṇṇaṃ dussavaraṃ pasāretvā sasīsaṃ pārupamāno viya, vaṇṇagandhasampannacampakapupphāni sirasā sampaṭicchanto viya, sinerupādaṃ upagacchanto puṇṇacando viya bhagavato cakkalakkhaṇapaṭimaṇḍite alattakavaṇṇaphullapadumasassirike pāde vanditvāti attho. ekamantaṃ nisīdīti chanisajjadosavirahite ekasmiṃ okāse nisīdi.
Hatthārohaputto (con trai người huấn luyện voi): con trai của người huấn luyện voi. Kandarako ca paribbājako: du sĩ người đạo sống rày đây mai đó (mặc y phục) che đậy (thân thể) có tên như vầy Kandaraka. Abhivādetvā (khi đã đảnh lễ): giống như một người đi vào giữa hào quang dày đặc của đức Phật hội đủ với 6 màu sắc rồi lặng xuống dòng nước trong mát, giống như người trải tấm y có màu sắc có màu sắc vàng được che phủ ở trên đầu, tựa như đội trên đầu những món trang sức được làm bởi những bông hoa Champā hội đủ màu sắc và hương thơm, hoặc như thể mặt trăng vào ngày rằm xoay chuyển xung quanh chân núi Suneru, vì thế đã đảnh lễ dưới đôi chân của đức Thế Tôn hội đủ với vinh hiển như những bông hoa champā rực rỡ sắc màu đang nở rộ được trang trí với các đặc điểm của bánh xe (cakkalakkhaṇa). ekamantaṃ nisīdi (ngồi ở một chỗ ngồi phù hợp): Ngồi ở chỗ ngồi (thích hợp) từ bỏ 6 cách ngồi sai (không phù hợp).
tuṇhībhū taṃ tuṇhībhūtanti yato yato anuviloketi, tato tato tuṇhībhūtamevāti attho. tattha hi ekabhikkhussāpi hatthakukkuccaṃ vā pādakukkuccaṃ vā natthi, sabbe bhagavato ceva gāravena attano ca sikkhitasikkhatāya aññamaññaṃ vigatasallāpā antamaso ukkāsitasaddampi akarontā sunikhātaindakhīlā viya nivātaṭṭhāne sannisinnaṃ mahāsamuddaudakaṃ viya kāyenapi niccalā manasāpi avikkhittā rattavalāhakā viya sinerukūṭaṃ bhagavantaṃ parivāretvā nisīdiṃsu. paribbājakassa evaṃ sannisinnaṃ parisaṃ disvā mahantaṃ pītisomanassaṃ uppajji. uppannaṃ pana antohadayasmiṃyeva sannidahituṃ asakkonto piyasamudāhāraṃ samuṭṭhāpesi. tasmā acchariyaṃ bhotiādimāha.
tuṇhībhū taṃ tuṇhībhūtaṃ (vị đang giữ im lặng, thật im lặng): Nhìn xung quanh các Tỳ khưu ngồi thật im lặng. Bởi vì ở nơi đó một vị Tỳ khưu (cảm thấy) khó chịu do tay và chân (không được cử động) cũng không có. Tất cả các Tỳ khưu không đàm luận với nhau do sự tôn trọng đối với đức Thế Tôn và do bản thân đã khéo được học tập, cho đến tận cùng cũng không tạo ra dầu chỉ một tiếng đằng hắng nào cả, ngay cả cơ thể cũng không cử động, thậm chí tâm cũng không phóng dật tựa như cây cột trụ được chôn một cách kỹ lưỡng, giống như nước trong đại dương êm ả ở nơi không có gió, ngồi xung quanh đức Thế Tôn tựa như đám mây đỏ bao quanh đỉnh núi Suneru. Phỉ lạc và cảm giác vui mừng vô cùng mạnh mẽ đã khởi lên nơi du sĩ ngoại đạo bởi nhìn thấy hội chúng thật tĩnh lặng như thế. Cũng thế du sĩ ngoại đạo không thể an tịnh phỉ lạc và cảm giác vui mừng đã khởi lên bên trong tâm trở nên vắng lặng được, nên mới thốt lên lời nói đáng mến, đã nói lời bắt đầu như sau: “Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!”
tattha andhassa pabbatārohanaṃ viya niccaṃ na hotīti acchariyaṃ. ayaṃ tāva saddanayo. ayaṃ pana aṭṭhakathānayo, accharāyogganti acchariyaṃ. accharaṃ paharituṃ yuttanti attho. abhūtapubbaṃ bhūtanti abbhutaṃ. ubhayampetaṃ vimhayassevādhivacanaṃ. taṃ panetaṃ garahācchariyaṃ, pasaṃsāacchariyanti duvidhaṃ hoti. tattha acchariyaṃ moggallāna abbhutaṃ moggallāna, yāva bāhāgahaṇāpi nāma so moghapuriso āgamessatīti (cūḷava. 383; a. ni. 8.20), idaṃ garahācchariyaṃ nāma. “acchariyaṃ nandamāte abbhutaṃ nandamāte, yatra hi nāma cittuppādampi parisodhessasīti (a. ni. 7.53) idaṃ pasaṃsāacchariyaṃ nāma. idhāpi idameva adhippetaṃ” ayañhi taṃ pasaṃsanto evamāha.
Gọi là điều phi thường, điều vi diệu bởi vì điều không có thường hằng tựa như người mù leo lên được ngọn núi như thế. Nên biết rằng đây là lời giải thích theo Chánh văn Pāḷī trước, còn lời giải thích theo Chú giải như sau – Điều tuyệt vời: điều kỳ diệu xảy ra trong tích tắc, tức là chỉ khoảnh khác búng móng tay. Chưa từng có (phi thường): chưa từng xảy ra trong quá khứ. Cả hai câu đều có ý nghĩa như nhau, là từ để gọi của việc mang lại điều kỳ diệu. Điều kỳ diệu này đây có hai dạng là điều kỳ diệu trong sự khiển trách, và điều kỳ diệu trong sự tán thán. Trong cả hai điều kỳ diệu đức Phật thuyết rằng: “Này Moggallāna, thật kỳ lạ thay! Này Moggallāna, thật hy hữu thay! Kẻ rồ dại ấy lại chờ cho đến lúc bị nắm lấy cánh tay” (cūḷava. 383; a. ni. 8.20), đây gọi là điều kỳ lạ trong sự khiển trách. Ngài Sārīputta đã nói rằng: “Này Nandamātā, thật vi diệu thay! Này Nandamātā, Thật hy hữu thay! Ông gọt rửa ngay cả sự khởi sanh của tâm sẽ được thanh tịnh.” (a. ni. 7.53), đây gọi là điều kỳ diệu trong sự tán thán. Trong trường hợp này Ngài có ý muốn nói đến điều kỳ diệu trong sự tán thán.
yāvañcidanti ettha idanti nipātamattaṃ. yāvāti pamāṇaparicchedo, yāva sammā paṭipādito, yattakena pamāṇena sammā paṭipādito, na sakkā tassa vaṇṇe vattuṃ, atha kho acchariyamevetaṃ abbhutamevetanti vuttaṃ hoti. etaparamaṃyevāti evaṃ sammā paṭipādito eso bhikkhusaṅgho tassāpi bhikkhusaṅghassa paramoti etaparamo, taṃ etaparamaṃ yathā ayaṃ paṭipādito, evaṃ paṭipāditaṃ katvā paṭipādesuṃ, na ito bhiyyoti attho. dutiyanaye evaṃ paṭipādessanti, na ito bhiyyoti yojetabbaṃ. tattha paṭipāditoti ābhisamācārikavattaṃ ādiṃ katvā sammā apaccanīkapaṭipattiyaṃ yojito. atha kasmā ayaṃ paribbājako atītānāgate buddhe dasseti, kimassa tiyaddhajānanañāṇaṃ atthīti. natthi, nayaggāhe pana ṭhatvā “yenākārena ayaṃ bhikkhusaṅgho sannisinno danto vinīto upasanto, atītabuddhāpi etaparamaṃyeva katvā paṭipajjāpesuṃ, anāgatabuddhāpi paṭipajjāpessanti, natthi ito uttari paṭipādanā”ti maññamāno anubuddhiyā evamāha.
Idaṃ trong từ yāvañcidaṃ này chỉ là một phân từ. Yāva: xác định chừng mực, chỉ chừng ấy để cho các Tỳ khưu thực hành chân chánh tối thượng. Ngài giải thích rằng không thể lý giải đến chừng mực mà các Tỳ khưu thực hành chân chánh này thì đây mới chính là điều vi diệu, đây mới chính là điều hy hữu thật sự. etaparamaṃyeva (chỉ chừng này): được xem là ‘chỉ chừng này’ bởi vì cho chư các Tỳ khưu ấy thực hành chân chánh như vậy là tối thượng. Có các Tỳ khưu thực hành chân chánh tối thượng chừng ấy. Tức là các bậc Chánh đẳng Chánh giác đã từng để cho chư Tỳ khưu thực hành như thế nào thì đức Phật Gotama cũng làm cho các Tỳ khưu này thực hành tương tự y như thế đó không đi xa hơn. Ở trong cách thức thứ 2 cần kết hợp ý nghĩa rằng bậc Chánh đẳng Chánh giác sẽ để cho các Tỳ khưu thực hành như vậy không đi xa hơn. Paṭipādito (để cho các Tỳ khưu thực hành): cho được kết hợp trong việc thực hành để không trở thành kẻ thù nghịch một cách chân chánh do nhờ thực hành bổn phận tăng thượng hành là sự khởi đầu. (Hỏi) Nếu như vậy vì sao du sĩ ngoại đạo này lại nhắc đến chư Phật trong thời quá khứ và thời vị lai? Du sĩ ngoại đạo ấy có trí tuệ biết được cả ba thời hay sao? (Đáp) Không có, nhưng du sĩ ngoại đạo sử dụng việc nắm lấy theo cách hiểu biết rằng: “Các Tỳ khưu này đã ngồi, đã điều phục, đã học tập kỹ lưỡng, đã được an tịnh bằng biểu hiện nào, dẫu cho chư Phật trong quá khứ ấy cũng cho các Tỳ khưu thực hành chân chánh tối thượng với biểu hiện đó, việc cho thực hành đi xa hơn ắt hẳn không có, nên mới nói lời này theo sự cảm nhận.”
2. evametaṃ kandarakāti pāṭiekko anusandhi. bhagavā kira taṃ sutvā “kandaraka tvaṃ bhikkhusaṅghaṃ upasantoti vadasi, imassa pana bhikkhusaṅghassa upasantakāraṇaṃ tuyhaṃ apākaṭaṃ, na hi tvaṃ samatiṃsa pāramiyā pūretvā kusalamūlaṃ paripācetvā bodhipallaṅke sabbaññutaññāṇaṃ paṭivijjhi, mayā pana pāramiyo pūretvā ñātatthacariyaṃ lokatthacariyaṃ buddhatthacariyañca koṭiṃ pāpetvā bodhipallaṅke sabbaññutaññāṇaṃ paṭividdhaṃ, mayhaṃ etesaṃ upasantakāraṇaṃ pākaṭan”ti dassetuṃ imaṃ desanaṃ ārabhi.
Evametaṃ kandaraka (thật sự là vậy, này Kandaraka!): Nên biết sự liên kết đặc biết như sau: Được biết sau khi đức Thế Tôn khi nghe điều này: “Kandaraka, ông nói đến an tịnh của các Tỳ khưu, nhưng lý do mà các Tỳ khưu này an tịnh không hiện hữu nơi ông. Bởi vì ông đã không làm tròn đủ một cách đồng đều ba mươi pháp ba-la-mật, làm cho thiện căn được chín muồi, thấu triệt trí toàn giác ở dưới cội Bồ đề, về phần Ta (Như Lai) đã làm tròn (ba mươi pháp) đủ ba-la-mật, thực hành lợi ích cho thế gian, thực hành lợi ích cho thân quyến và thực hành lợi ích cho sự giác ngộ, đến cuối cùng Ngài cũng thấu triệt được trí toàn giác ở dưới cội Bồ đề, nguyên nhân chư Tỳ khưu ấy được an tịnh hiện hữu cùng Ta” vì thế Ngài mới bắt đầu thuyết giảng.
santi hi kandarakāti ayampi pāṭiekko anusandhi. bhagavato kira etadahosi — “ayaṃ paribbājako imaṃ bhikkhusaṅghaṃ upasantoti vadati, ayañca bhikkhusaṅgho kappetvā pakappetvā kuhakabhāvena iriyāpathaṃ saṇṭhapento cittena anupasanto na upasantākāraṃ dasseti. ettha pana bhikkhusaṅghe paṭipadaṃ pūrayamānāpi paṭipadaṃ pūretvā matthakaṃ patvā ṭhitabhikkhūpi atthi, tattha paṭipadaṃ pūretvā matthakaṃ pattā attanā paṭividdhaguṇeheva upasantā, paṭipadaṃ pūrayamānā uparimaggassa vipassanāya upasantā, ito muttā pana avasesā catūhi satipaṭṭhānehi upasantā. taṃ nesaṃ upasantakāraṇaṃ dassessāmī”ti “iminā ca iminā ca kāraṇena ayaṃ bhikkhusaṅgho upasanto”ti dassetuṃ “santi hi kandarakā”tiādimāha.
Santi hi kandarakā (Này Kandaraka cũng…có mặt): có sự kết nối riêng biệt như sau. Được biết rằng đức Thế Tôn đã suy nghĩ điều này – “Du sĩ ngoại đạo này đã nói đến an tịnh của các Tỳ khưu này, hơn nữa các Tỷ khưu đã chuẩn bị, đã sửa soạn, thu thúc trong các oai nghi với bản chất của kẻ dối trá, có tâm không định tĩnh, không hiển lộ trạng thái người an tịnh; Nhưng ở đây trong các Tỳ khưu này đã hoàn thành trọn vẹn đạo lộ thực hành đưa đến tận cùng hiện diện trong số các vị Tỳ khưu đó, chư Tỳ khưu đã hoàn thành trọn vẹn con đường thực hành đưa đến tận cùng trở thành vị an tịnh bởi mọi đức hạnh (guṇa) mà chính bản mình đã thấu triệt khi đã hoàn thành trọn vẹn đạo lộ thực hành cũng trở thành người được an tịnh bởi bốn sự thiết lập niệm, ta sẽ trình bày nguyên nhân mà chư Tỳ khưu ấy trở thành những vị an tịnh” như thế khi trình bày rằng: chư Tỳ khưu này trở thành những vị an tịnh bởi nguyên nhân này và nguyên nhân này, đức Thế Tôn mới thuyết Phật ngôn bắt đầu như sau: “Này Kandaraka cũng trong chư Tỳ khưu này thì chư Tỳ khưu A-ra-hán đã đoạn tận các lậu hoặc…có mặt”
tattha arahanto khīṇāsavātiādīsu yaṃ vattabbaṃ, taṃ mūlapariyāyasuttavaṇṇanāyameva vuttaṃ. sekhapaṭipadampi tattheva vitthāritaṃ. santatasīlāti satatasīlā nirantarasīlā. santatavuttinoti tasseva vevacanaṃ, santatajīvikā vātipi attho. tasmiṃ santatasīle ṭhatvāva jīvikaṃ kappenti, na dussīlyaṃ maraṇaṃ pāpuṇantīti attho.
Lời nên nói trong tất cả các lời được bắt đầu rằng Vị A-ra-hán đã đoạn tận tất cả lậu hoặc (arahanto khīṇāsavā) ấy tôi đã nói trong Chú giải Kinh Pháp Môn Căn Bản. Thậm chí con đường thực hành của bậc Hữu học cũng được nói chi tiết trong Chú giải Kinh Pháp Môn Căn Bản tương tự y như vậy. Santatasīlā (thường an tịnh) là có trạng thái an tịnh là thường, thường an tịnh không bị gián đoạn. santatavuttino (có hành vi cử chỉ an tịnh): là từ đồng nghĩa với từ santalasīlā (thường an tịnh), giải thích rằng có sự nuôi mạng an tịnh như thế cũng có. Chư Tỳ khưu đã được vững trú trong tính chất người an tịnh là thường ấy thành tựu việc duy trì nuôi mạng, có nghĩa là không duy trì mạng sống bằng ác giới đi đến sự chết.
nipakāti nepakkena samannāgatā paññavanto. nipakavuttinoti paññāya vuttino, paññāya ṭhatvā jīvikaṃ kappenti. yathā ekacco sāsane pabbajitvāpi jīvitakāraṇā chasu agocaresu carati, vesiyāgocaro hoti, vidhavathullakumārikapaṇḍakapānāgārabhikkhunigocaro hoti. saṃsaṭṭho viharati rājūhi rājamahāmattehi titthiyehi titthiyasāvakehi ananulomikena gihisaṃsaggena (vibha. 514), vejjakammaṃ karoti, dūtakammaṃ karoti, pahiṇakammaṃ karoti, gaṇḍaṃ phāleti, arumakkhanaṃ deti, uddhaṃvirecanaṃ deti, adhovirecanaṃ deti, natthutelaṃ pacati, pivanatelaṃ pacati, veḷudānaṃ, pattadānaṃ, pupphadānaṃ, phaladānaṃ, sinānadānaṃ, dantakaṭṭhadānaṃ, mukhodakadānaṃ, cuṇṇamattikadānaṃ deti, cāṭukamyaṃ karoti, muggasūpiyaṃ, pāribhaṭuṃ, jaṅghapesaniyaṃ karotīti ekavīsatividhāya anesanāya jīvikaṃ kappento anipakavutti nāma hoti, na paññāya ṭhatvā jīvikaṃ kappeti, tato kālakiriyaṃ katvā samaṇayakkho nāma hutvā “tassa saṅghāṭipi ādittā hoti sampajjalitā”ti vuttanayena mahādukkhaṃ anubhoti.
Nipakā (có trí tuệ): Chư Tỳ khưu có trí tuệ sáng suốt được thành tựu bởi sự thiện xảo. Nipakavuttino (nuôi mạng bằng trí tuệ): thành tựu việc nuôi mạng do đã vững trú trong trí tuệ, giống như một số vị Tỳ khưu đã xuất gia trong Tôn giáo này do động cơ mạng sống du hành trong 6 phi hành xứ (agocara), đi tìm kiếm những cô gái điếm, người đàn bà góa, những cô thiếu nữ, người bị hoạn, đến các tửu lầu và Tỳ khưu ni, tiếp cận với đức vua, với những quan đại thần, với những ngoại đạo, với những đệ tử của ngoại đạo, thân cận với những người gia chủ không thích hợp, thành tựu trong việc nuôi mạng bằng việc tầm cầu không hợp lẽ đạo với 21 loại (nghề nghiệp) là làm thầy thuốc chữa bệnh, làm sứ thần, làm tay sai, mổ mụn nhọt, cho thuốc bội mụn nhọt, cho thuốc xổ loại mạnh, cho thuốc xổ loại nhẹ, đun nấu dầu chữa trị lỗ mũi, nấu dầu để uống, cho tre, cho lá cây, cho bông hoa, cho trái cây, cho nước tắm, cho cây xỉa răng, nước súc miệng, cho xà bông bột dùng để tắm rửa, nói để họ yêu quý, nói khi giỡn khi thật, giúp đỡ nuôi trẻ, giúp đỡ đưa tin gọi là không nuôi mạng bằng trí tuệ, thành tựu việc nuôi mạng vì không thiết lập bởi trí tuệ. Từ đó đã tạo ra cái chết (vị ấy) cũng (hóa sanh) trở thành Dạ-xoa Sa-môn thọ lãnh khổ đau dữ dội theo cách thức như Ngài đã nói “Thậm chí y tăng-già-lê của vị Tỳ khưu ấy cũng bị bốc cháy đỏ rực” .
evaṃvidhā ahutvā jīvitahetupi sikkhāpadaṃ anatikkamanto catupārisuddhisīle patiṭṭhāya yathābalaṃ buddhavacanaṃ uggaṇhitvā rathavinītapaṭipadaṃ, mahāgosiṅgapaṭipadaṃ, mahāsuññatapaṭipadaṃ, anaṅgaṇapaṭipadaṃ, dhammadāyādapaṭipadaṃ, nālakapaṭipadaṃ, tuvaṭṭakapaṭipadaṃ, candopamapaṭipadanti imāni ariyapaṭipadāni pūrento catupaccaya-santosa-bhāvanārāma-ariyavaṃsapaṭipattiyaṃ kāyasakkhino hutvā anīkā nikkhantahatthī viya yūthā vissaṭṭhasīho viya nipacchābandhamahānāvā viya ca gamanādīsu ekavihārino vipassanaṃ paṭṭhapetvā ajjājjeva arahattanti pavattaussāhā viharantīti attho.
Vị Tỳ khưu không phải như vậy, không vượt quá giới hạn các học giới dù có vì nhân mạng sống, sau khi đã trú vững trong bốn thanh tịnh giới, học tập Phật ngôn theo năng lực, thực hành đạo lộ của bậc Thánh là rathavinītapaṭipadā, mahāgosiṅgapaṭipadā, mahāsuññatapaṭipadā, anaṅgaṇapaṭipadā, dhammadāyādapaṭipadā, nālakapaṭipadā, tuvaṭṭakapaṭipadā, candopamapaṭipadā, bậc thân chứng trong Pháp thực hạnh về bậc Thánh Nhân là có sự biết đủ trong bốn món vật dụng và có sự hoan hỷ với những thứ mình có, là vị sống độc cư trong việc du hành v.v, giống như con voi thoát khỏi kẻ thù, giống như sư tử bỏ lại đàn và giống như chiếc thuyền lớn không có chiếc thuyền đi theo phía sau, bắt đầu thực hành minh sát thiết lập sự nỗ lực rằng: Ta sẽ chứng đạt A-ra-hán trong ngày hôm nay cho bằng được.
suppatiṭṭhitacittāti catūsu satipaṭṭhānesu suṭṭhapitacittā hutvā. sesā satipaṭṭhānakathā heṭṭhā vitthāritāva. idha pana lokiyalokuttaramissakā satipaṭṭhānā kathitā, ettakena bhikkhusaṅghassa upasantakāraṇaṃ kathitaṃ hoti.
Suppatiṭṭhitacittā (có tâm đã khéo an trú): có tâm đã khéo an trú, là vị có tâm đã khéo được vững trú trong bốn sự thiết lập niệm. Giảng về sự thiết lập niệm đã được nói chi tiết ở phần trước ở trong trường hợp này thì sự thiết lập niệm hòa trộn giữa Hiệp thế và cả Siêu thế. Với chừng ấy lý do mà Ngài đã nói đến sự an tịnh của chư Tỳ khưu.
3. yāva supaññattāti yāva suṭṭhapitā sudesitā. mayampi hi, bhanteti iminā esa attano kārakabhāvaṃ dasseti, bhikkhusaṅghañca ukkhipati. ayañhettha adhippāyo, mayampi hi, bhante, gihi … pe … suppatiṭṭhitacittā viharāma, bhikkhusaṅghassa pana ayameva kasi ca bījañca yuganaṅgalañca phālapācanañca, tasmā bhikkhusaṅgho sabbakālaṃ satipaṭṭhānaparāyaṇo, mayaṃ pana kālena kālaṃ okāsaṃ labhitvā etaṃ manasikāraṃ karoma, mayampi kārakā, na sabbaso vissaṭṭhakammaṭṭhānāyevāti. manussagahaneti manussānaṃ ajjhāsayagahanena gahanatā, ajjhāsayassāpi nesaṃ kilesagahanena gahanatā veditabbā. kasaṭasāṭheyyesupi eseva nayo.
Yāva supaññattā: Bốn sự thiết lập niệm đã được Ngài khéo thiết lập, khéo trình bày. mayampi hi, bhante (thật vậy, ngay cả đức Phật): Pessa, con trai người huấn luyện voi ấy trình bày đến tự ngã là bản thể người thực hiện để so sánh được với chư Tỳ khưu ấy. Trong trường hợp này giải thích như sau: Kính bạch Ngài, thật vậy, ngay cả chúng tôi là những người cư sĩ, mặc y trắng…là những người có tâm đã khéo được an trú. Việc cày cấy, hạt giống, cái ách và thân cày, lưỡi cày và gậy thúc này không có cùng chư Tỳ khưu, vì thế chư Tỳ khưu mới hướng đến sự thiết lập niệm ở mọi thời. Còn chúng tôi khi đã có được cơ hội thích hợp mới thực hiện sự tác ý này. Mặc dù chúng tôi là những người làm việc, (nhưng chúng tôi) cũng không từ bỏ nghiệp xứ (đề mục thiền định) trong mọi trường hợp. Manussagahane (trong sự rối ren của loài người): do nắm lấy bằng sự bám víu dựa theo khuynh hướng của tất cả nhân loại, nên biết rằng sự nắm lấy dẫu cho khuynh hướng của tất cả nhân loại với sự bám víu do phiền não. Thậm chí trong khuynh hướng những thứ cặn bã và khuynh hướng nói xảo quyệt cũng có phương thức này tương tự.
tattha aparisuddhaṭṭhena kasaṭatā, kerāṭiyaṭṭhena sāṭheyyatā veditabbā. sattānaṃ hitāhitaṃ jānātīti evaṃ gahanakasaṭakerāṭiyānaṃ manussānaṃ hitāhitapaṭipadaṃ yāva suṭṭhu bhagavā jānāti. yadidaṃ pasavoti ettha sabbāpi catuppadajāti pasavoti adhippetā. pahomīti sakkomi. yāvatakena antarenāti yattakena khaṇena. campaṃ gatāgataṃ karissatīti assamaṇḍalato yāva campānagaradvārā gamanañca āgamanañca karissati. sāṭheyyānīti saṭhattāni. kūṭeyyānīti kūṭattāni. vaṅkeyyānīti vaṅkattāni. jimheyyānīti jimhattāni. pātukarissatīti pakāsessati dassessati. na hi sakkā tena tāni ettakena antarena dassetuṃ.
Trong những khuynh hướng đó nên biết ý nghĩa khuynh hướng những thứ cặn bã bởi ý nghĩa không trong sạch, khuynh hướng được gọi là nói khoác lác bởi ý nghĩa xảo quyệt. sattānaṃ hitāhitaṃ jānāti (biết được lợi ích và không phải lợi ích của chúng sanh): Đức Thế Tôn được lợi ích và không phải lợi ích của tất cả chúng sanh. Đức Thế Tôn biết được lợi ích và không phải lợi lợi ích của tất cả loài người một cách tốt đẹp giống như biết được sự rối ren (bám víu), sự cặn bã và sự xảo quyệt của loài người. yadidaṃ pasavo (là chúng sanh) này Ngài có ý muốn đề cập đến toàn bộ chúng sanh loài bốn chân. Pahomi đồng nghĩa với Sakkomi (có thể). yāvatakena antarena (trong khoảng thời gian đó): bằng bao nhiêu trong lúc ấy? Campaṃ gatāgataṃ karissati (đi và về thành phố Campā): sẽ thực hiện việc đi và việc đến từ chuồng ngựa cho đến cổng thành Campā. Sāṭheyyāni (gian dối): tính chất khoác lác. Kūṭeyyāni (giả dối): tính chất xảo quyệt. Vaṅkeyyāni (xảo trá): tính chất không chính trực. Jimheyyāni (xảo quyệt): tính chất người quanh co. Pātukarissati (cho thấy được): sẽ làm cho hiện hữu, sẽ tuyên thuyết, sẽ trình bày. Do không thể thể hiện sự khoác lác khoe khoang v.v, ấy trong khoảng thời gian ước chừng chừng ấy.
tattha yassa kismiñcideva ṭhāne ṭhātukāmassa sato yaṃ ṭhānaṃ manussānaṃ sappaṭibhayaṃ, purato gantvā vañcetvā ṭhassāmīti na hoti, tasmiṃ ṭhātukāmaṭṭhāneyeva nikhātatthambho viya cattāro pāde niccale katvā tiṭṭhati, ayaṃ saṭho nāma. yassa pana kismiñcideva ṭhāne avacchinditvā khandhagataṃ pātetukāmassa sato yaṃ ṭhānaṃ manussānaṃ sappaṭibhayaṃ, purato gantvā vañcetvā pātessāmīti na hoti, tattheva avacchinditvā pāteti, ayaṃ kūṭo nāma. yassa kismiñcideva ṭhāne maggā ukkamma nivattitvā paṭimaggaṃ ārohitukāmassa sato yaṃ ṭhānaṃ manussānaṃ sappaṭibhayaṃ, purato gantvā vañcetvā evaṃ karissāmīti na hoti, tattheva maggā ukkamma nivattitvā paṭimaggaṃ ārohati, ayaṃ vaṅko nāma. yassa pana kālena vāmato kālena dakkhiṇato kālena ujumaggeneva gantukāmassa sato yaṃ ṭhānaṃ manussānaṃ sappaṭibhayaṃ, purato gantvā vañcetvā evaṃ karissāmīti na hoti, tattheva kālena vāmato kālena dakkhiṇato kālena ujumaggaṃ gacchati, tathā laṇḍaṃ vā passāvaṃ vā vissajjetukāmassa sato idaṃ ṭhānaṃ susammaṭṭhaṃ ākiṇṇamanussaṃ ramaṇīyaṃ, imasmiṃ ṭhāne evarūpaṃ kātuṃ na yuttaṃ, purato gantvā paṭicchannaṭhāne karissāmīti na hoti, tattheva karoti, ayaṃ jimho nāma. iti imaṃ catubbidhampi kiriyaṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ. sabbāni tāni sāṭheyyāni kūṭeyyāni vaṅkeyyāni jimheyyāni pātukarissatīti evaṃ karontāpi te saṭhādayo tāni sāṭheyyādīni pātukaronti nāma.
Trong các câu đó nên biết lý giải như sau: Thớt tượng nào muốn đứng ở một nơi nào đó, chỗ nào là chỗ có sự kinh hoàng dành cho loài người, đã không suy nghĩ xa hơn (chuyện sẽ xảy ra ở phía trước), chểnh mảng đứng lại, khi đi đến chỗ muốn đứng lại, nó cũng dừng lại làm cho bốn chân không thể di chuyển, cũng giống như cột trụ được chôn chặt ở chỗ muốn dựng (cột trụ), con voi này gọi là gian dối. Thớt tượng nào muốn ném người ngồi trên cổ xuống một nơi nào đó, chỗ nào là chỗ có sự kinh hoàng dành cho loài người đã không suy nghĩ xa hơn (chuyện sẽ xảy ra ở phía trước), chểnh mảng ném cho người xuống rồi ném người ấy xuống chỗ đó, voi này gọi là giả dối. Thớt tượng nào muốn tránh né từ đường ngược lại đã quay trở lại con đường cũ, chỗ nào là chỗ có sự kinh hoàng dành cho loài người, không suy nghĩ xa hơn, chểnh mảng như thế, khi đến chỗ đó thì tránh né từ đường ngược lại quay lại con đường cũ, voi này gọi là xảo trá. Thớt tượng nào thỉnh thoảng muốn đi bên trái, thỉnh thoảng muốn đi bên phái, thỉnh thoảng muốn đi thẳng, chỗ não có sự kinh hoàng dành cho loài người, không suy nghĩ xa hơn, chảnh mảng như vậy, khi đến nơi đó, đôi khi nghiêng sang trái, đôi khi nghiêng sang phải, đôi khi đi thẳng tương tự như loài voi muốn đại tiện hoặc tiểu tiện (biết rằng) “ở chỗ nào thuận tiện, có nhiều người, là chỗ có sự đáng thích thú, không thích hợp để thực hiện phận sự như đã nói, tiến về phía trước một chút sẽ thực hiện việc làm đó ở nơi hoàn toàn kín đáo.” Khi đi đến nơi đó mới thực hiện (việc đại tiểu tiện) ngay lập tức, voi này gọi là xảo quyệt. Lời mà Pessa nói sẽ thể hiện sự gian dối, giả dối, xảo trá, xảo quyệt này muốn đề cập đến bốn hành động (biểu hiện của voi) bằng cách này. Con voi làm như vậy được gọi là tạo dáng vẻ (điệu bộ) v.v, ấy là sự giả dối v.v, hiện hữu.
evaṃ pasūnaṃ uttānabhāvaṃ dassetvā idāni manussānaṃ gahanabhāvaṃ dassento amhākaṃ pana, bhantetiādimāha. tattha dāsāti antojātakā vā dhanakkītā vā karamarānītā vā sayaṃ vā dāsabyaṃ upagatā. pessāti pesanakārakā. kammakarāti bhattavetanabhatā. aññathāva kāyenāti aññenevākārena kāyena samudācaranti, aññenevākārena vācāya, aññena ca nesaṃ ākārena cittaṃ ṭhitaṃ hotīti dasseti. tattha ye sammukhā sāmike disvā paccuggamanaṃ karonti, hatthato bhaṇḍakaṃ gaṇhanti, imaṃ vissajjetvā imaṃ gaṇhantā sesānipi āsana-paññāpana-tālavaṇṭabījana-pādadhovanādīni sabbāni kiccāni karonti, parammukhakāle pana telampi uttarantaṃ na olokenti, satagghanakepi sahassagghanakepi kamme parihāyante nivattitvā oloketumpi na icchanti, ime aññathā kāyena samudācaranti nāma. ye pana sammukhā “amhākaṃ sāmi amhākaṃ ayyo”tiādīni vatvā pasaṃsanti, parammukhā avattabbaṃ nāma natthi, yaṃ icchanti, taṃ vadanti, ime aññathā vācāya samudācaranti nāma.
Khi Passa con trai người huấn luyện voi trình bày tính chất mà tất cả chúng sanh có bản tánh nông cạn, bây giờ sẽ trình bày tính chất mà tất cả chúng sanh là người có bản thể dày đặc (gahanabhāvaṃ) mới nói lời như sau: “amhākaṃ pana, bhante (hơn nữa, bạch ngài,…của chúng con”. Trong câu đó, từ dāsā (những người nô lệ): nô lệ được sanh ra ở trong nhà, nô lệ mua bằng tài sản, nô lệ là tù nhân hoặc người chấp nhận người đầy tớ. Pessā là người đầy tớ. Kammakara (công nhân): người nuôi mạng bằng vật thực và tiền lương. aññathāva kāyenā (với một thân khác): Pessa nói rằng nô lệ v.v, (có) hành vi cử chỉ bằng thân (họ) thông qua một biểu hiện, bằng lời nói (họ) thông qua một biểu hiện, nhưng tâm của những người nô lệ an trú thông qua một biểu hiện. Trong số những người nô lệ đó, người nô lệ nào trước mặt ông đứng dậy tiếp đón, nhận đồ vật từ tay, đặt vật này, cầm lấy vật này, làm những phận sự còn lại chẳng hạn như trải chỗ ngồi, quạt và rửa chân v.v, nhưng sau lưng dẫu cho dầu (dầu thực vật hay mỡ động vật) có chảy ra cũng không quan tâm, việc làm dù lỗ lã hàng trăm hàng nghìn cũng không muốn quay lại nhìn, những người nô lệ này gọi là (có) hành vi cử chỉ với một thân khác. Hơn nữa, những người nô lệ nào trước mặt nói lời tán dương khen ngợi v.v, rằng vị ấy là chủ nhân của tôi, nhưng sau lưng lại không nói những lời đã từng nói (trước đó), nói lời cần nói, những người nô lệ này gọi là (có) hành vi cử chỉ với một lời nói khác.
4. cattārome pessapuggalāti ayampi pāṭiekko anusandhi. ayañhi pesso “yāvañcidaṃ, bhante, bhagavā evaṃ manussagahaṇe evaṃ manussakasaṭe evaṃ manussasāṭheyye vattamāne sattānaṃ hitāhitaṃ jānātī”ti āha. purime ca tayo puggalā ahitapaṭipadaṃ paṭipannā, upari catuttho hitapaṭipadaṃ, evamahaṃ sattānaṃ hitāhitaṃ jānāmīti dassetuṃ imaṃ desanaṃ ārabhi. heṭṭhā kandarakassa kathāya saddhiṃ yojetumpi vaṭṭati. tena vuttaṃ “yāvañcidaṃ bhotā gotamena sammā bhikkhusaṅgho paṭipādito”ti. athassa bhagavā “purime tayo puggale pahāya upari catutthapuggalassa hitapaṭipattiyaṃyeva paṭipādemī”ti dassentopi imaṃ desanaṃ ārabhi. santoti idaṃ saṃvijjamānāti padasseva vevacanaṃ. “santā honti samitā vūpasantā”ti (vibha. 542) ettha hi niruddhā santāti vuttā. “santā ete vihārā ariyassa vinaye vuccantī”ti ettha (ma. ni. 1.82) nibbutā. “santo have sabbhi pavedayantī”ti ettha (jā. 2.21.413) paṇḍitā. idha pana vijjamānā upalabbhamānāti attho.
cattārome pessapuggalā (Pessa bốn hạng người): Này Pessa bốn 4 hạng người này có mặt (trên đời) dẫu cho hạng người này là sự liên kết cá nhân riêng biệt. Pessa này nói rằng: “Kính bạch đức Thế Tôn, đức Thế Tôn biết được lợi ích (hạnh phúc) và không lợi ích (bất hạnh) của tất cả chúng sanh, trong khi loài người dày đặc (phiền não) diễn ra như vậy, trong khi loài người dư tàn những cặn bã diễn ra như thế, trong khi loài người xảo trá diễn ra như vậy”. Đức Thế Tôn trong khi thuyết giảng ba hạng người đầu tiên là người thực hành không mang lại lợi ích, hạng người thứ tư là hạng người thực hành mang lại lợi ích, đức Thế Tôn khi thuyết giảng rằng: “Ta biết được lợi ích và không phải lợi ích của tất cả chúng sanh như vậy mới bắt đầu thuyết giảng” kể cả việc liên kết với lời nói của du sĩ Kandaraka trước đó. Với nhân này du sĩ Kandaraka mới nói rằng: “Thưa Ngài Gotama, chỉ bấy nhiêu, Ngài Gotama được gọi là thuyết cho chư Tỳ khưu thực hành chân chánh.” Tiếp sau đó đức Thế Tôn khi trình bày cho Pessa ấy rằng: “Ta đã loại bỏ ba hạng người trước rồi giải thích ý nghĩa sự thực hành có lợi ích của hạng người thứ tư cuối cùng” rồi bắt đầu thuyết. ‘Santo’ là từ đồng nghĩa của saṃvijjamānā (tồn tại, có mặt). Thật vậy niruddhā (sự diệt tận) ngài gọi là ‘santo (an tịnh)’ trong câu rằng: “trạng thái an tịnh đã được vắng lặng (của tham đắm và cảm thọ khổ ưu) là an tịnh.” (vibha. 542). Nibbutā (hoàn toàn diệt tắt) Ngài gọi là ‘santo (an tịnh)’ trong câu: “(Không vô biên xứ) được gọi là an tịnh trong giới luật của Thánh nhân” (ma. ni. 1.82). Bậc trí Ngài gọi là santa trong câu “các bậc thiện nhân quả thật tuyên thuyết về tính chất bậc đại nhân (điều tốt lành),” các bậc trí giả hiện hữu ở đời này. Nhưng trong trường hợp này ‘santa’ được dịch là ‘hiện hữu, tồn tại’, tức là tìm kiếm được.
attantapādīsu attānaṃ tapati dukkhāpetīti attantapo. attano paritāpanānuyogaṃ attaparitāpanānuyogaṃ. paraṃ tapati dukkhāpetīti parantapo. paresaṃ paritāpanānuyogaṃ paraparitāpanānuyogaṃ. diṭṭheva dhammeti imasmiṃyeva attabhāve. nicchātoti chātaṃ vuccati taṇhā, sā assa natthīti nicchāto. sabbakilesānaṃ nibbutattā nibbuto. anto tāpanakilesānaṃ abhāvā sītalo jātoti sītibhūto. jhānamaggaphalanibbānasukhāni paṭisaṃvedetīti sukhapaṭisaṃvedī. brahmabhūtena attanāti seṭṭhabhūtena attanā. cittaṃ ārādhetīti cittaṃ sampādeti, paripūreti gaṇhāti pasādetīti attho.
Nên biết lý giải trong câu bắt đầu như sau: Người tự hành khổ mình v.v, gọi là attantapo (tự hành khổ mình) bởi tự làm cho mình nóng đốt dẫn đến khổ đau. Sự nhiệt tâm trong việc thực hành làm cho bản thân bị nóng đốt gọi là chuyên tâm hành khổ mình (attaparitāpanānuyogaṃ). Gọi là làm cho người khác bị nóng đốt bởi vì làm cho người khác bị nóng đốt dẫn đến khổ đau, sự nhiệt tâm trong việc làm cho người khác bị nóng đốt gọi là chuyên tâm hành khổ người. Diṭṭheva dhamme (Ngay trong hiện tại): ngay chính trong bản ngã (attabhāva) này. Nicchāto (không có sự đói): Tham ái Ngài gọi là đói . không có sự đói do không có sự thèm muốn. Sự diệt tận: bởi dập tắt tất cả mọi phiền não. Sītibhūto (có trạng thái mát mẻ): bởi là người mát mẻ do không còn phiền não làm cho nóng đốt ở bên trong. Sukhapaṭisaṃvedī (thọ hưởng sự an lạc): bởi thọ hưởng an lạc sanh khởi từ Thiền, Đạo, Quả và Niết bàn. brahmabhūtena attanā (với trạng thái cao thượng tự thân): Có tự thân với trạng thái cao thượng. Cittaṃ ārādheti (làm cho tâm được hoan hỷ): làm cho tâm đạt đến sự đầy đủ, được trọn vẹn, có nghĩa là (tâm) được trong sạch.
5. dukkhapaṭikkūlanti dukkhassa paṭikūlaṃ, paccanīkasaṇṭhitaṃ dukkhaṃ apatthayamānanti attho.
5. Dukkhapaṭikkūlaṃ (Ghê gớm khổ đau): Ghê tởm khổ đau, khổ đau là thứ đáng nhờm gớm được đặt vào vị trí kẻ thù nghịch, có nghĩ là không mong cầu khổ đau.
6. paṇḍitoti idha catūhi kāraṇehi paṇḍitoti na vattabbo, satipaṭṭhānesu pana kammaṃ karotīti paṇḍitoti vattuṃ vaṭṭati. mahāpaññoti idampi mahante atthe pariggaṇhātītiādinā mahāpaññalakkhaṇena na vattabbaṃ, satipaṭṭhānapariggāhikāya pana paññāya samannāgatattā mahāpaññoti vattuṃ vaṭṭati. mahatā atthena saṃyutto agamissāti mahatā atthena saṃyutto hutvā gato bhaveyya, sotāpattiphalaṃ pāpuṇeyyāti attho. kiṃ pana yesaṃ maggaphalānaṃ upanissayo atthi, buddhānaṃ sammukhībhāve ṭhitepi tesaṃ antarāyo hotīti. āma hoti, na pana buddhe paṭicca, atha kho kiriyaparihāniyā vā pāpamittatāya vā hoti.
6. Bậc trí này không nên nói rằng: là bậc trí với bốn lý do. Nhưng nên nói rằng: “Là bậc trí do thực hiện hành động trong sự thiết lập niệm. Ngay cả trong câu này ‘có trí tuệ vĩ đại’ cũng không nên nói với tướng trạng đại tuệ v.v, lấy lợi ích to lớn, nhưng nên nói rằng là vị có trí tuệ vĩ đại có tính chất hội đủ với trí tuệ xác định nắm lấy niệm xứ. mahatā atthena saṃyutto agamissa (vị ấy sẽ thâu được lợi ích to lớn): có thể là người gắn liền, là người diễn biến với lợi ích to lớn, có nghĩa là có thể chứng đắc Tu-đà-hườn Quả. (Hỏi) thậm chí khi được đứng ở trước mặt chư Phật, có sự nguy hại đến Đạo và Quả chăng? (Đáp) có, nhưng không y cứ vào chư Phật, khi ấy có được do sự suy thoái của hành động (kiriyā) hoặc do ác hữu.
tattha kiriyaparihāniyā hoti nāma — sace hi dhammasenāpati dhanañjānissa brāhmaṇassa āsayaṃ ñatvā dhammaṃ adesayissā, so brāhmaṇo sotāpanno abhavissā, evaṃ tāva kiriyaparihāniyā hoti. pāpamittatāya hoti nāma — sace hi ajātasattu devadattassa vacanaṃ gahetvā pitughātakammaṃ nākarissā, sāmaññaphalasuttakathitadivaseva sotāpanno abhavissā, tassa vacanaṃ gahetvā pitughātakammassa katattā pana na hoti, evaṃ pāpamittatāya hoti. imassāpi upāsakassa kiriyaparihāni jātā, apariniṭṭhitāya desanāya uṭṭhahitvā pakkanto.
Trong cả hai mối nguy hại ấy gọi là có do sự suy thoái của hành động (kiriyā) như sau – nếu như sau khi vị Tướng quân Chánh pháp biết được khuynh hướng của Bà-la-môn Dhanañjāni ấy đã thuyết giảng Pháp cho Bà-la-môn ấy, sẽ chứng đắc Tư-đà-hườn, như vậy gọi là có do sự suy thoái của hành động (kiriyā). Gọi là có do ác hữu – nếu như sau khi vua Ajātasattu nắm bắt lời nói của Devadatta (mà) không tạo nghiệp giết cha, vua Ajātasattu sẽ chứng đắc Tu-đà-hườn vào ngày đức Thế Tôn thuyết giảng chính bài Kinh Sāmaññaphala. Nhưng do vua Ajātasattu tin vào lời nói của Devadatta ấy rồi tạo nghiệp giết cha nên không thể chứng đắc trở thành bậc Thánh Tu-đà-hườn, như vậy gọi là có do ác hữu. Sự suy thoái của hành đồng cùng cận sự nam này khi thời thuyết giảng vẫn chưa kết thúc thì Bà-la-môn đứng dậy bỏ đi.
apica, bhikkhave, ettāvatāpi pesso hatthārohaputto mahatā atthena saṃyuttoti katarena mahantena atthena? dvīhi ānisaṃsehi. so kira upāsako saṅghe ca pasādaṃ paṭilabhi, satipaṭṭhānapariggahaṇatthāya cassa abhinavo nayo udapādi. tena vuttaṃ “mahatā atthena saṃyutto”ti. kandarako pana saṅghe pasādameva paṭilabhi. etassa bhagavā kāloti etassa dhammakkhānassa, catunnaṃ vā puggalānaṃ vibhajanassa kālo.
Apica, bhikkhave, ettāvatāpi pesso hatthārohaputto mahatā atthena saṃyutto (Hơn nữa, này chư Tỳ khưu, ngay cả với việc lắng nghe một cách vắn tắt chừng ấy con trai người huấn luyện voi tên là Pessa vẫn thâu được lợi ích to lớn). Lợi ích to lớn như thế nào? Với 2 lợi ích. Được biết rằng (1) vị ấy trở thành cận sự nam tịnh tín đối với Tăng chúng và (2) vị ấy nhận được phương pháp mới khi xác định niệm xứ. Vì thế, đức Thế Tôn nói rằng: “được gắn liền với (thâu được) lợi ích to lớn”. Du sĩ Kandaraka chỉ có được sự tịnh tín đối với Tăng chúng mà thôi. etassa bhagavā kālo (kính bạch đức Thế Tôn đây là thời gian): đây là thời điểm của việc thuyết giảng giáo Pháp đó, tức là đây là thời gian của việc nói Pháp, hoặc là thời gian của việc phân loại bốn hạng người.
8. orabbhikādīsu urabbhā vuccanti eḷakā, urabbhe hanatīti orabbhiko. sūkarikādīsupi eseva nayo. luddoti dāruṇo kakkhaḷo. macchaghātakoti macchabandhakevaṭṭo. bandhanāgārikoti bandhanāgāragopako. kururakammantāti dāruṇakammantā.
8. Nên biết ý nghĩa trong câu được bắt đầu như sau: orabbhiko (giết dê cừu để nuôi mạng), dê cừu Ngài gọi là urabbha, gọi là orabbhiko do giết hại dê cừu. Kể cả trong câu bắt đầu rằng sūkariko là giết heo để nuôi mạng cũng có phương thức tương tự. Luddo (dữ tợn) hung dữ, ác độc. Macchaghātako: người đánh bắt cá. Bandhanāgāriko: cai ngục. Kururakammantā: làm việc làm ác độc.
9. muddhāvasittoti khattiyābhisekena muddhani abhisitto. puratthimena nagarassāti nagarato puratthimadisāya. santhāgāranti yaññasālaṃ. kharājinaṃ nivāsetvāti sakhuraṃ ajinacammaṃ nivāsetvā. sappitelenāti sappinā ca telena ca. ṭhapetvā hi sappiṃ avaseso yo koci sneho telanti vuccati. kaṇḍūvamānoti nakhānaṃ chinnattā kaṇḍūvitabbakāle tena kaṇḍūvamāno. anantarahitāyāti asanthatāya. sarūpavacchāyāti sadisavacchāya. sace gāvī setā hoti, vacchopi setakova. sace gāvī kabarā vā rattā vā, vacchopi tādiso vāti evaṃ sarūpavacchāya. so evamāhāti so rājā evaṃ vadeti. vacchatarāti taruṇavacchakabhāvaṃ atikkantā balavavacchā. vacchatarīsupi eseva nayo. barihisatthāyāti parikkhepakaraṇatthāya ceva yaññabhūmiyaṃ attharaṇatthāya ca. sesaṃ heṭṭhā tattha tattha vitthāritattā uttānamevāti.
9. Muddhāvasitto: Đức vua đã làm lễ đăng quang bởi lễ đăng quang của dòng Sát-đế-lỵ. puratthimena nagarassā: về phía Đông của thành phố. Santhāgāraṃ: ngôi đền tế lễ. Kharājinaṃ nivāsetvā: đã đắp áo da cọp có cả móng. Sappitelenā: với bơ lỏng và dầu, bất kỳ một loại dầu nào còn thừa ngoài bơ lỏng Ngài gọi là tela (chỉ chung các loại dầu thực vật hay mỡ động vật). Kaṇḍūvamāno: gãi lưng với một sừng trong lúc cần gãi bởi móng tay đã cắt. Anantarahitāya: không được trải bằng những đồ vật được trải. Sarūpavacchāya: của con bê có hình dáng giống như con bò mẹ, nếu con bò mẹ màu trắng thì bê con cũng màu trắng, nếu bò mẹ có đốm hoặc đỏ thì bê con cũng có đốm và đỏ, vì thế mới gọi là ‘giống như bò mẹ’. So evamāha: Đức vua đã nói như vậy. Con bò đực: Con bò đực có sức mạnh vượt trội sức mạnh con bò tơ. Ngay cả trong câu: con bò cái cũng có cách thức tương tự như vậy. Barihisatthāya: để lát mặt đất, nhằm mục đích rào xung quanh và nhằm mục đích trải lên trên bề mặt đền tế lễ. Từ còn lại đều đơn giản vì đã được giải thích chi tiết trong ở các câu trước đó.
Giải Thích Kinh Kandaraka Kết Thúc.