Kinh số 38 – Giải Thích Đại Kinh Đoạn Tận Tham Ái

(Mahātaṇhāsaṅkhayasuttavaṇṇanā)

Xem Trung Bộ Kinh – Đại Kinh Đoạn Tận Tham Ái

396. evaṃ me sutanti mahātaṇhāsaṅkhayasuttaṃ. tattha diṭṭhigatanti alagaddūpamasutte laddhimattaṃ diṭṭhigatanti vuttaṃ, idha sassatadiṭṭhi. so ca bhikkhu bahussuto, ayaṃ appassuto, jātakabhāṇako bhagavantaṃ jātakaṃ kathetvā, “ahaṃ, bhikkhave, tena samayena vessantaro ahosiṃ, mahosadho, vidhurapaṇḍito, senakapaṇḍito, mahājanako rājā ahosin”ti samodhānentaṃ suṇāti. athassa etadahosi — “ime rūpavedanāsaññāsaṅkhārā tattha tattheva nirujjhanti, viññāṇaṃ pana idhalokato paralokaṃ, paralokato imaṃ lokaṃ sandhāvati saṃsaratī”ti sassatadassanaṃ uppannaṃ. tenāha — “tadevidaṃ viññāṇaṃ sandhāvati saṃsarati anaññan”ti.

396 Đại Kinh Đoạn Tận Tham Ái được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, diṭṭhigataṃ (tà kiến) này trong bài Kinh Alagaddūpama (Kinh Ví Dụ Con Rắn) nói rằng tà kiến là học thuyết. Nhưng ở trong chỗ này Ngài nói rằng là Thường Kiến (sassatadiṭṭhi). Vị Tỳ khưu ấy là bậc đa văn nhưng vị Tỳ khưu nghe ít đã được nói trong Bổn Sanh, lắng nghe đức Thế Tôn tập hợp câu chuyện trong Bổn Sanh như sau: “Này chư Tỳ khưu, khi đó Ta là Vessantara, Mahosadha, bậc hiền trí Vidhura, bậc hiền trí Senaka, đức vua Mahājanaka”. Lúc đó vị ấy đã có suy nghĩ rằng: “Sắc, Thọ, Tưởng, Hành này, được diệt tận ở nơi đó đó, nhưng Thức luân chuyển từ thế giới này sang thế giới khác, từ thế giới khác trở lại thế giới này” (vị ấy) đã khởi lên Thường Kiến. Bởi thế Ngài đã nói rằng – “Thức này đây rong ruổi, luân chuyển không phải khác.

sammāsambuddhena pana, “viññāṇaṃ paccayasambhavaṃ, sati paccaye uppajjati, vinā paccayaṃ natthi viññāṇassa sambhavo”ti vuttaṃ. tasmā ayaṃ bhikkhu buddhena akathitaṃ katheti, jinacakke pahāraṃ deti, vesārajjañāṇaṃ paṭibāhati, sotukāmaṃ janaṃ visaṃvādeti, ariyapathe tiriyaṃ nipatitvā mahājanassa ahitāya dukkhāya paṭipanno. yathā nāma rañño rajje mahācoro uppajjamāno mahājanassa ahitāya dukkhāya uppajjati, evaṃ jinasāsane coro hutvā mahājanassa ahitāya dukkhāya uppannoti veditabbo. sambahulā bhikkhūti janapadavāsino piṇḍapātikabhikkhū. tenupasaṅkamiṃsūti ayaṃ parisaṃ labhitvā sāsanampi antaradhāpeyya, yāva pakkhaṃ na labhati, tāvadeva naṃ diṭṭhigatā vivecemāti sutasutaṭṭhānatoyeva aṭṭhatvā anisīditvā upasaṅkamiṃsu.

Hơn nữa bậc Chánh Đẳng Chánh Giác đã nói – “khi duyên có mặt sự sanh khởi của Thức có mặt; khi duyên không có mặt, sự sanh khởi của thức cũng không có mặt.” Bởi thế vị Tỳ khưu này được gọi là đã nói những lời mà đức Thế Tôn chưa từng nói, khiến cho phủ nhận Giáo lý của đức Phật, chối từ bốn Vô sở úy trí, nói cho hội chúng muốn lắng nghe hiểu sai, đóng bít con đạo lộ bậc Thánh, là vị thực hành đem lại không lợi ích, đem lại khổ đau cho đại chúng”. Kẻ cướp lớn khi xuất hiện trong ngân khố của đức vua, đem lại sự bất lợi, đem lại khổ đau cho đại chúng như thế nào, bậc trí nên biết kẻ cướp ở trong lời dạy của bậc Chiến Thắng, đã sanh ra đem lại sự bất lợi, đem lại khổ đau cho đại chúng như thế đó. Sambahulā bhikkhū (số đông Tỳ khưu): Vị Tỳ khưu đi khất thực (phận sự), người sống ở trong xứ sở đó. tenupasaṅkamiṃsu (đi đến chỗ Tỳ khưu): Chư Tỳ khưu ấy nghĩ rằng: “Tỳ khưu Sati này đã có được có thể làm cho Tôn giáo bị suy tàn, khi nào vị ấy không đạt được phe nhóm, chúng ta sẽ loại bỏ tà kiến của vị ấy khi đó,” mới không đứng cũng không ngồi ngay lập tức đi đến tìm kiếm từ chỗ mà bản thân đã được lắng nghe.

398. katamaṃ taṃ sāti viññāṇanti sāti yaṃ tvaṃ viññāṇaṃ sandhāya vadesi, katamaṃ taṃ viññāṇanti? yvāyaṃ, bhante, vado vedeyyo tatra tatra kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ vipākaṃ paṭisaṃvedetīti, bhante, yo ayaṃ vadati vedayati, yo cāyaṃ tahiṃ tahiṃ kusalākusalakammānaṃ vipākaṃ paccanubhoti. idaṃ, bhante, viññāṇaṃ, yamahaṃ sandhāya vademīti. kassa nu kho nāmāti kassa khattiyassa vā brāhmaṇassa vā vessasuddagahaṭṭhapabbajitadevamanussānaṃ vā aññatarassa.

katamaṃ taṃ sāti viññāṇaṃ (Sati Thức đó như thế nào?): Đức Thế Tôn hỏi rằng: “Này Sāti, ngươi nói đề cập đến Thức nào, Thức đó như thế nào?” yvāyaṃ, bhante, vado vedeyyo tatra tatra kalyāṇapāpakānaṃ kammānaṃ vipākaṃ (kính bạch đức Thế Tôn, thức tính mà lời nói được tiếp nhận, thọ lãnh quả của nghiệp chỗ này, chỗ kia, cả hành động thiện lẫn hành động bất thiện, đó là Thức): Tỳ khưu Sāti đáp lời “Kính bạch đức Thế Tôn, thực tính nào nói được, lãnh thọ đối tượng, thực tính đó lãnh thọ quả của hành động thiện và hành động bất thiện ở chỗ đó được. Kính bạch Ngài, Thức này, đó là Thức mà tôi muốn đề cập đến.” kassa nu kho nāma (vì ai vậy): cùng ai là cùng Sát-đế-lị, hay Bà-la-môn, nô lệ, hạng người gia chủ, vị xuất gia, chư Thiên và loài người hoặc bất kỳ hạng người nào khác.

399. atha kho bhagavā bhikkhū āmantesīti kasmā āmantesi? sātissa kira evaṃ ahosi — “satthā maṃ ‘moghapuriso’ti vadati, na ca moghapurisoti vuttamatteneva maggaphalānaṃ upanissayo na hoti. upasenampi hi vaṅgantaputtaṃ, ‘atilahuṃ kho tvaṃ moghapurisa bāhullāya āvatto’ti (mahāva. 75) bhagavā moghapurisavādena ovadi. thero aparabhāge ghaṭento vāyamanto cha abhiññā sacchākāsi. ahampi tathārūpaṃ vīriyaṃ paggaṇhitvā maggaphalāni nibbattessāmī”ti. athassa bhagavā chinnapaccayo ayaṃ sāsane aviruḷhadhammoti dassento bhikkhū āmantesi. usmīkatotiādi heṭṭhā vuttādhippāyameva. atha kho bhagavāti ayampi pāṭiyekko anusandhi.

atha kho bhagavā bhikkhū āmantesi (lúc bấy giờ đức Thế Tôn hỏi các Tỳ khưu rằng): Vì sao gọi chư Tỳ khưu? Bởi vì, được biết rằng, Tỳ khưu Sāti đã có suy nghĩ như vầy – “Bậc Đạo Sư gọi ta là ‘’kẻ rồ dại’, không có sự nâng đỡ của Đạo và Quả, mà chỉ gọi là ta là ‘kẻ rồ dại’ không phải vậy, bởi vì ngay cả Trưởng lão Upasena, đức Thế Tôn cũng nói như thế: “Này kẻ rồ dại, ngươi trở thành đa đoan quá nhanh chóng” (mahāva. 75) sau đó Tỳ khưu Upasena tiếp tục nổ lực cũng đã chứng đắc 6 thắng trí, mặc dầu ta đã được nâng đỡ bằng sự tinh tấn, cũng sẽ thực hiện để chứng ngộ các Đạo và Quả. Sau đó, đức Thế Tôn khi thuyết giảng cho thấy rằng “Tỳ khưu Sāti này có duyên đã bị đứt đoạn, là vị có Pháp không tăng trưởng trong Tôn giáo này, mới cho gọi chư Tỳ khưu.” Là người làm phát triển (usmīkato) v.v, bậc trí nên biết lý giải theo cách đã nói ở phần trước. atha kho bhagavā (sau đó đức Thế Tôn): đây cũng là phần liên kết tiếp theo.

sātissa kira etadahosi — “bhagavā mayhaṃ maggaphalānaṃ upanissayo natthīti vadati, kiṃ sakkā upanissaye asati kātuṃ? na hi tathāgatā saupanissayasseva dhammaṃ desenti, yassa kassaci desentiyeva. ahaṃ buddhassa santikā sugatovādaṃ labhitvā saggasampattūpagaṃ kusalaṃ karissāmī”ti. athassa bhagavā, “nāhaṃ, moghapurisa, tuyhaṃ ovādaṃ vā anusāsaniṃ vā demī”ti sugatovādaṃ paṭippassambhento imaṃ desanaṃ ārabhi. tassattho heṭṭhā vuttanayeneva veditabbo. idāni parisāya laddhiṃ sodhento, “idhāhaṃ bhikkhū paṭipucchissāmī”tiādimāha. taṃ sabbampi heṭṭhā vuttanayeneva veditabbaṃ.

Kể rằng Tỳ khưu Sāti có suy nghĩ như sau – “Đức Thế Tôn thuyết rằng ‘Pháp đó làm nền tảng của Đạo và Quả của ta không có, khi Pháp làm nền tảng của ta không tồn tại, ta có thể sửa chữa các Pháp trở thành nền tảng được chăng? Bởi vì các đức Như Lai không thuyết giảng Giáo Pháp riêng cho những người hữu y duyên, mà còn thuyết cho người khác nữa, tôi nhận được lời giáo huấn của Thiện Thệ từ trú xứ của đức Phật rối sẽ làm thiện để đạt được thiên sản.” Sau đó, đức Thế Tôn nói với Tỳ khưu Sāti, “Kẻ rồ dại, Ta không ban huấn từ và lời khuyên cho ngươi”, khi bị khước từ huấn từ của bậc Đạo Sư mới bắt đầu Pháp thoại. Ý nghĩa của Phật ngôn nên hiểu theo phương thức đã được nói ở phần trước. Bây giờ, đức Thế Tôn làm cho tịnh khiết Giáo lý trong hội chúng mới nói rằng: “Ở đây, Ta sẽ hỏi các Tỳ khưu”. Toàn bộ những từ còn lại bậc trí nên biết theo cách thức đã được nói ở phần trước đó.

400. idāni viññāṇassa sappaccayabhāvaṃ dassetuṃ yaṃ yadeva, bhikkhavetiādimāha. tattha manañca paṭicca dhamme cāti sahāvajjanena bhavaṅgamanañca tebhūmakadhamme ca paṭicca. kaṭṭhañca paṭiccātiādi opammanidassanatthaṃ vuttaṃ. tena kiṃ dīpeti? dvārasaṅkantiyā abhāvaṃ. yathā hi kaṭṭhaṃ paṭicca jalamāno aggi upādānapaccaye satiyeva jalati, tasmiṃ asati paccayavekallena tattheva vūpasammati, na sakalikādīni saṅkamitvā sakalikaggītiādisaṅkhyaṃ gacchati, evameva cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppannaṃ viññāṇaṃ tasmiṃ dvāre cakkhurūpāalokamanasikārasaṅkhāte paccayamhi satiyeva uppajjati, tasmiṃ asati paccayavekallena tattheva nirujjhati, na sotādīni saṅkamitvā sotaviññāṇantiādisaṅkhyaṃ gacchati. esa nayo sabbavāresu. iti bhagavā nāhaṃ viññāṇappavatte dvārasaṅkantimattampi vadāmi, ayaṃ pana sāti moghapuriso bhavasaṅkantiṃ vadatīti sātiṃ niggahesi.

Bây giờ, đức Thế Tôn để trình bày về bản thể hữu nhân của Thức, mới thuyết rằng “Này chư Tỳ khưu thức nương vào duyên nào?” Ở đó, manañca paṭicca dhamme ca (nương vào Ý và cá Pháp): Thức nương vào tâm Hộ kiếp cùng với tâm Khai môn và các Pháp được vận hành trong Tam giới. kaṭṭhañca paṭicca (nương vào củi) v.v,: Đức Thế Tôn đã nói để làm sáng tỏ bằng ví dụ minh họa. Đức Thế Tôn trình bày như thế nào với ví dụ đó. Ngài nói đến sự không biết đủ trong các môn. Giống như ngọn lửa dựa vào gỗ bốc cháy, khi điều kiện là nhiên liệu dễ bốc cháy ấy có mặt, (ngọn lửa) cũng vẫn bốc cháy; khi điều kiện là nhiên liệu dễ bốc cháy không có mặt, (ngọn lửa) cũng sẽ dập tắt ngay tại chỗ ấy, bởi vì thiếu điều kiện, không đạt đến số lượng v.v, lửa than đá v.v, bởi vượt qua các loại nhiên liệu có lửa than đá v.v, như thế nào, Thức sanh khởi do nương vào Nhãn và Sắc như thế đó tương tự, khi duyên được nói là Nhãn thanh triệt, Sắc, ánh sáng và tác ý trong Môn đó có mặt (Thức) sẽ sanh khởi, khi duyên đó không có mặt (Thức) diệt tại chỗ đó, bợi sự khiếm khuyết của duyên, không đạt đến việc tính đếm v.v, Nhĩ Thức v.v, bởi vượt qua Nhĩ thanh triệt v.v, Toàn bộ đoạn đó cũng có phương thức này. Bởi thế đức Thế Tôn mới khiển trách Tỳ khưu Sati bằng kim khẩu sau: “Ta không nói lên nguyên nhân dẫu chút ít rằng sự thỏa mãn trong các Môn. trong sự vận hành của Thức, Tỳ khưu Sāti kẻ rồ dại này nói đến sự thỏa mãn trong các cõi.”

401. evaṃ viññāṇassa sappaccayabhāvaṃ dassetvā idāni pana pañcannampi khandhānaṃ sappaccayabhāvaṃ dassento, bhūtamidantiādimāha. tattha bhūtamidanti idaṃ khandhapañcakaṃ jātaṃ bhūtaṃ nibbattaṃ, tumhepi taṃ bhūtamidanti, bhikkhave, passathāti. tadāhārasambhavanti taṃ panetaṃ khandhapañcakaṃ āhārasambhavaṃ paccayasambhavaṃ, sati paccaye uppajjati evaṃ passathāti pucchati. tadāhāranirodhāti tassa paccayassa nirodhā. bhūtamidaṃ nossūti bhūtaṃ nu kho idaṃ, na nu kho bhūtanti. tadāhārasambhavaṃ nossūti taṃ bhūtaṃ khandhapañcakaṃ paccayasambhavaṃ nu kho, na nu khoti. tadāhāranirodhāti tassa paccayassa nirodhā. nirodhadhammaṃ nossūti taṃ dhammaṃ nirodhadhammaṃ nu kho, na nu khoti. sammappaññāya passatoti idaṃ khandhapañcakaṃ jātaṃ bhūtaṃ nibbattanti yāthāvasarasalakkhaṇato vipassanāpaññāya sammā passantassa. paññāya sudiṭṭhanti vuttanayeneva vipassanāpaññāya suṭṭhu diṭṭhaṃ. evaṃ ye ye taṃ pucchaṃ sallakkhesuṃ, tesaṃ tesaṃ paṭiññaṃ gaṇhanto pañcannaṃ khandhānaṃ sappaccayabhāvaṃ dasseti.

401 Đức Thế Tôn khi thuyết giảng đến bản thể hữu duyên của Thức như vậy, bây giờ khi thuyết giảng đến bản thể hữu nhân của cả năm Uẩn, Ngài đã nói rằng ‘Năm Uẩn đã sanh v.v.’ Ở đó ‘năm Uẩn đã sanh’ này bao gồm năm Uẩn đã sanh, đã thành, đã phát khởi, đức Thế Tôn thuyết rằng: “Này chư Tỳ khưu, các ông thấy rằng: ‘năm Uẩn đã sanh khởi rồi chăng?” Năm Uẩn sanh khởi do nhờ vật thực (tadāhārasambhavaṃ): Năm uẩn đó đó sanh khởi do nhờ vật thực, sanh khởi do nhờ duyên, đức Thế Tôn hỏi rằng: “Các ông thấy như vầy: ‘Khi duyên có mặt, năm Uẩn sẽ sanh khởi phải chăng?’” tadāhāranirodha (do sự diệt tận của vật thực đó): do sự diệt tận của duyên đó. bhūtamidaṃ nossu (Năm Uẩn này có hay không?): Năm Uẩn này đã sanh khởi hay vẫn chưa sanh khởi? tadāhārasambhavaṃ nossu (năm Uẩn sanh khởi do nhờ vật thực đó phải chăng?): Đức Thế Tôn hỏi rằng: “Năm Uẩn có rồi đây sanh khởi do duyên hay không do duyên?” tadāhāranirodhā (do sự diệt tận của vật thực đó): Do sự diệt tận của duyên đó. nirodhadhammaṃ nossu (có sự diệt tận thuận theo tự nhiên): Đức Thế Tôn hỏi rằng “Năm Uẩn có sự diệt tận thuận theo tự nhiên phải chăng?” sammappaññāya passato (Hạng người nhìn thấy bằng trí tuệ chân chánh): Khi hạng người nhìn thấy được đúng đắn bằng Minh sát tuệ, bởi trạng thái, phận sự, thực tính rằng: “Năm uẩn này đã sanh khởi, đã thành, đã phát khởi”. Các ông đã nhìn thấy khéo léo bằng trí tuệ (paññāya sudiṭṭhaṃ): Đã nhìn thấy khéo léo bằng Minh sát tuệ theo cách thức đã được trình bày. Vị Tỳ khưu nào xác định được vấn đề đó với biểu hiện như vậy, đức Thế Tôn khi xác chứng (lời nói) của vị Tỳ khưu ấy cũng sẽ thuyết đến tính chất của năm Uẩn (đều) có duyên.

idāni yāya paññāya tehi taṃ sappaccayaṃ sanirodhaṃ khandhapañcakaṃ sudiṭṭhaṃ, tattha nittaṇhabhāvaṃ pucchanto imaṃ ce tumhetiādimāha. tattha diṭṭhinti vipassanāsammādiṭṭhiṃ. sabhāvadassanena parisuddhaṃ. paccayadassanena pariyodātaṃ. allīyethāti taṇhādiṭṭhīhi allīyitvā vihareyyātha. kelāyethāti taṇhādiṭṭhīhi kīḷamānā vihareyyātha. dhanāyethāti dhanaṃ viya icchantā gedhaṃ āpajjeyyātha. mamāyethāti taṇhādiṭṭhīhi mamattaṃ uppādeyyātha. nittharaṇatthāya no gahaṇatthāyāti yo so mayā caturoghanittharaṇatthāya kullūpamo dhammo desito, no nikantivasena gahaṇatthāya. api nu taṃ tumhe ājāneyyāthāti. vipariyāyena sukkapakkho veditabbo.

Bây giờ, chư Tỳ khưu có sự nhận thức năm uẩn này có duyên và có sự diệt tận tuyệt đối bằng trí tuệ nào, đức Thế Tôn khi hỏi đến tính chất năm Uẩn đó không có tham ái ở chỗ đó, mới thuyết rằng ‘imaṃ ce tumhe (nếu như các ông nên v.v,’ v.v, Ở đó ‘cái thấy’: gồm chánh kiến về Minh sát. Gọi là sự thanh tịnh bởi nhìn thấy được thực tính, gọi là sự trong sáng bởi thấy được duyên. Allīyetha (sự dính vào): Có thể sống do sự dính vào bởi tham ái và tà kiến. Kelāyetha (có thể thỏa mãn): Có thể thỏa mãn với tham ái và tà kiến. Dhanāyetha: có thể đạt đến sự mong muốn tương tự như người mong muốn tài sản. Mamāyetha (nắm lấy…cho rằng là của tôi): Có thế làm cho sanh khởi bằng sự nắm giữ do tham ái và tà kiến. Nittharaṇatthāya no gahaṇatthāya (vì mục đích để vượt khỏi, chứ không phải vì mục đích nắm lấy): Đức Thế Tôn thuyết rằng “Pháp nào được ví như cái bè, mà Ta đã thuyết giảng để đem lại lợi ích trong việc vượt khỏi bốn dòng nước lũ, các ông cần phải lắng nghe Pháp đó, không phải vì mục đích nắm lấy với khả năng của sự tham muốn, các ông hiểu được Pháp đó không?” Bậc trí nên biết Pháp trắng bằng cách đối nghịch lại.

402. idāni tesaṃ khandhānaṃ paccayaṃ dassento, cattārome, bhikkhave, āhārātiādimāha, tampi vuttatthameva. yathā pana eko imaṃ jānāsīti vutto, “na kevalaṃ imaṃ, mātarampissa jānāmi, mātu mātarampī”ti evaṃ paveṇivasena jānanto suṭṭhu jānāti nāma. evamevaṃ bhagavā na kevalaṃ khandhamattameva jānāti, khandhānaṃ paccayampi tesampi paccayānaṃ paccayanti evaṃ sabbapaccayaparamparaṃ jānāti. so taṃ, buddhabalaṃ dīpento idāni paccayaparamparaṃ dassetuṃ, ime ca, bhikkhave, cattāro āhārātiādimāha. taṃ vuttatthameva. iti kho, bhikkhave, avijjāpaccayā saṅkhārā … pe … dukkhakkhandhassa samudayo hotīti ettha pana paṭiccasamuppādakathā vitthāretabbā bhaveyya, sā visuddhimagge vitthāritāva.

402 Bây giờ, đức Thế Tôn thuyết giảng về duyên của Uẩn ấy mới thuyết rằng: “Này chư Tỳ khưu bốn loại vật thực này v.v,” Lời đó đã được giải thích rồi. Có giải thích rằng giống như một người bị hỏi như vầy “biết người này không?” Đáp rằng “Không những chỉ biết người này, mà còn biết luôn mẹ của người ấy” Khi biết được cả dòng giống như vậy được gọi là biết một cách tốt đẹp như thế nào, đức Thế Tôn cũng tương tự như thế đó, Ngài không những chỉ biết về Uẩn mà có biết được duyên của Uẩn và duyên của duyên của Uẩn, như thế được gọi là biết được toàn bộ duyên tiếp nối nhau. Đức Thế Tôn khi thuyết về sức mạnh của Phật, để chỉ ra sự nối tiếp nhau của duyên vào lúc này mới nói rằng “ime ca, bhikkhave, cattāro āhārā (Và này các Tỳ khưu, bốn món vật thực này)” Kể cả lời đó cũng có lời giải thích như đã trình nói. Hơn nữa, ở đây lời thuyết giảng về Pháp tùy thuận duyên sanh như sau: “Này chư Tỳ khưu, các Hành có mặt do Vô minh làm duyên…có sự sanh khởi của toàn bộ Khổ uẩn này” cần phải được giảng chi tiết, lời thuyết giảng này đã được giảng giải chi tiết trong Bộ Thanh Tịnh Đạo.

404. imasmiṃ sati idaṃ hotīti imasmiṃ avijjādike paccaye sati idaṃ saṅkhārādikaṃ phalaṃ hoti. imassuppādā idaṃ uppajjatīti imassa avijjādikassa paccayassa uppādā idaṃ saṅkhārādikaṃ phalaṃ uppajjati, tenevāha — “yadidaṃ avijjāpaccayā saṅkhārā … pe … samudayo hotī”ti. evaṃ vaṭṭaṃ dassetvā idāni vivaṭṭaṃ dassento, avijjāya tveva asesavirāganirodhātiādimāha. tattha avijjāya tvevāti avijjāya eva tu. asesavirāganirodhāti virāgasaṅkhātena maggena asesanirodhā anuppādanirodhā. saṅkhāranirodhoti saṅkhārānaṃ anuppādanirodho hoti, evaṃ niruddhānaṃ pana saṅkhārānaṃ nirodhā viññāṇanirodho hoti, viññāṇādīnañca nirodhā nāmarūpādīni niruddhāniyeva hontīti dassetuṃ saṅkhāranirodhā viññāṇanirodhotiādiṃ vatvā evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotīti vuttaṃ. tattha kevalassāti sakalassa, suddhassa vā, sattavirahitassāti attho. dukkhakkhandhassāti dukkharāsissa. nirodho hotīti anuppādo hoti.

404 imasmiṃ sati idaṃ hoti (do cái này có mặt nên cái kia có mặt): khi duyên có Vô minh này có mặt, kết quả các Hành này có mặt. imassuppādā idaṃ uppajjati (do cái này sanh khởi nên cái kia mới sanh khởi): do duyên có Vô minh này sanh khởi, kết quả có Hành này sanh khởi v.v. Vì thế đức Thế Tôn nói rằng: “Do Vô minh làm duyên, các Hành có mặt…có sự sanh khởi của toàn bộ Khổ uẩn” Đức Thế Tôn khi thuyết về Vaṭṭa như vậy rồi, bây giờ khi thuyết giảng Vivaṭṭa mới nói rằng: “Do sự diệt tận toàn bộ Vô minh không còn dư sót (avijjāya tveva asesavirāganirodhā)”. Ở đó, avijjāya tveva: chính Vô mính ấy. Asesavirāganirodhā (diệt tận không còn dư sót): Đức Thế Tôn thuyết rằng: “Do Hành diệt nên Thức mới diệt v.v,” để chỉ ra rằng: “Do sự diệt tận của các Hành đã được tận diệt như vậy, do sự đoạn diệt không còn dư sót bởi Đạo được nói là xa lìa ái luyến, sự đoạn diệt không còn sanh khởi của các Hành có mặt như vậy, nên Thức cũng đoạn diệt, và do sự đoạn diệt của tất cả Pháp có Thức v.v, gọi là tất cả các Pháp có Sắc v.v, cũng đoạn diệt tương tự,” rồi mới thuyết “sự đoạn diệt của toàn bộ Khổ uẩn có được như vậy.” Ở đó, kevalassa là toàn bộ. Tức là toàn bộ Khổ uẩn, loại bỏ bản thể chúng sanh. Dukkhakkhandhassa: Khổ uẩn. Sự diệt…có mặt (nirodho hoti): Sự không sanh khởi.

406. imasmiṃ asatītiādi vuttapaṭipakkhanayena veditabbaṃ.

imasmiṃ asatī (cái này không có mặt, thì cái kia cũng không có mặt): Bậc trí nên biết theo cách đối nghịch lại với đối nghịch lại với những lời đã được nói.

407. evaṃ vaṭṭavivaṭṭaṃ kathetvā idāni imaṃ dvādasaṅgapaccayavaṭṭaṃ saha vipassanāya maggena jānantassa yā paṭidhāvanā pahīyati, tassā abhāvaṃ pucchanto api nu tumhe, bhikkhavetiādimāha. tattha evaṃ jānantāti evaṃ sahavipassanāya maggena jānantā. evaṃ passantāti tasseva vevacanaṃ. pubbantanti purimakoṭṭhāsaṃ, atītakhandhadhātuāyatanānīti attho. paṭidhāveyyāthāti taṇhādiṭṭhivasena paṭidhāveyyātha. sesaṃ sabbāsavasutte vitthāritameva.

Đức Thế Tôn khi thuyết Pháp tùy thuận duyên sanh cả vaṭṭa và avaṭṭa với tính chất như vậy, bây giờ hỏi đến tính chất không có của việc luân chuyển mà hạng người biết được tính chất xoay chuyển của 12 duyên này bởi Đạo cùng với Minh sát tuệ đã được đoạn trừ mới thuyết rằng “api nu tumhe, bhikkhave (này chư Tỳ khưu, các ông khi biết như vậy, thấy như vậy).” Ở đó, evaṃ jānantā (khi biết như vậy): biết như vậy bởi Đạo cùng với Minh sát. evaṃ passantā (khi thấy như vậy): đồng nghĩa với từ jānantā ấy. Pubbantaṃ (thời quá khứ): có nghĩa là Uẩn, Xứ, và Giới trong quá khứ. Paṭidhāveyyātha: Có thể chạy theo bởi mãnh lực của tham ái và tà kiến. Những từ còn lại được nói chi tiết trong bài Kinh Tất Cả Lậu Hoặc.

idāni nesaṃ tattha niccalabhāvaṃ pucchanto, api nu tumhe, bhikkhave, evaṃ jānantā evaṃ passantā evaṃ vadeyyātha, satthā no garūtiādimāha. tattha garūti bhāriko akāmā anuvattitabbo. samaṇoti buddhasamaṇo. aññaṃ satthāraṃ uddiseyyāthāti ayaṃ satthā amhākaṃ kiccaṃ sādhetuṃ na sakkotīti api nu evaṃsaññino hutvā aññaṃ bāhirakaṃ satthāraṃ uddiseyyātha. puthusamaṇabrāhmaṇānanti evaṃsaññino hutvā puthūnaṃ titthiyasamaṇānaṃ ceva brāhmaṇānañca. vatakotūhalamaṅgalānīti vatasamādānāni ca diṭṭhikutūhalāni ca diṭṭhasutamutamaṅgalāni ca. tāni sārato paccāgaccheyyāthāti etāni sāranti evaṃsaññino hutvā paṭiāgaccheyyātha. evaṃ nissaṭṭhāni ca puna gaṇheyyāthāti attho. sāmaṃ ñātanti sayaṃ ñāṇena ñātaṃ. sāmaṃ diṭṭhanti sayaṃ paññācakkhunā diṭṭhaṃ. sāmaṃ viditanti sayaṃ vibhāvitaṃ pākaṭaṃ kataṃ. upanītā kho me tumheti mayā, bhikkhave, tumhe iminā sandiṭṭhikādisabhāvena dhammena nibbānaṃ upanītā, pāpitāti attho. sandiṭṭhikotiādīnamattho visuddhimagge vitthārito. idametaṃ paṭicca vuttanti etaṃ vacanamidaṃ tumhehi sāmaṃ ñātādibhāvaṃ paṭicca vuttaṃ.

Bây giờ, đức Thế Tôn hỏi đến sự không lay động của vị Tỳ khưu ấy ở nơi đó mới nói rằng: “api nu tumhe, bhikkhave, evaṃ jānantā (này chư Tỳ khưu, các ông khi thấy biết như vậy, có thể nói bậc Đạo Sư là thầy của chúng tôi)” Ở đó, bậc thầy là vị có nhiều trách nhiệm, là vị không thể chạy theo ý muốn. Samaṇo (Sa-môn): Sa-môn là vị đã giác ngộ. Aññaṃ satthāraṃ uddiseyyātha (có thể tán thán Tôn giáo khác): các ông có thể là người suy nghĩ như thế này “bậc Đạo Sư này đã không thể hoàn thành phận sự của chúng ta, rồi có thể tán thán Tôn giáo khác” rồi đi tán thán Tôn giáo khác, tức giáo phái bên ngoài Phật giáo phải chăng? Puthusamaṇabrāhmaṇānaṃ: của số đông các Sa-môn và Bà-la-môn. Vatakotūhalamaṅgalāni (sự thọ trì các giới cấm, tế tự đàn tràng): Sự thực hành các giới cấm, tính tò mò về học thuyết, và thấy điềm lành, nghe về điềm lành, cảm nhận điềm lành. tāni sārato paccāgaccheyyātha (có trở lui lại…với tính chất có cốt lõi): có thể trở thành người có tường như vầy cho rằng là cốt lõi rồi chấp lấy. Tức là dẫu đã từ bỏ điều như vậy cũng lại chấp thủ nữa. Sāmaṃ ñātaṃ (tự mình biết): Tự mình nhận biết bằng trí tuệ. sāmaṃ diṭṭhaṃ (tự mình nhận thấy): Tự mình nhận thức bằng Tuệ nhãn. upanītā kho me tumhe (các ông đã được Ta giới thiệu): Này chư Tỳ khưu, đã được Ta dẫn dắt đến Niết bàn bởi Pháp có thực tính mà Ta có thể tự mình nhận thức được. Tức là (Pháp) mà Ta đã chứng đắc. Ý nghĩa của các Pháp có ‘Sandiṭṭhiko (Pháp mà chư Thánh đệ tử đã tự mình thấy, tự mình biết do nhờ kiến tánh, chẳng phải vì nghe, vì tin vào kẻ nào khác)’ v.v, được giảng giải rõ trong Thanh Tịnh Đạo. idametaṃ paṭicca vuttaṃ (những gì đã nói là do duyên này mà nói): Lời này như này, Ta đã nói do bởi y cứ vào duyên này mà các ông tự mình nhận biết v.v.

408. tiṇṇaṃ kho pana, bhikkhaveti kasmā ārabhi? nanu heṭṭhā vaṭṭavivaṭṭavasena desanā matthakaṃ pāpitāti? āma pāpitā. ayaṃ pana pāṭiekko anusandhi, “ayañhi lokasannivāso paṭisandhisammūḷho, tassa sammohaṭṭhānaṃ viddhaṃsetvā pākaṭaṃ karissāmī”ti imaṃ desanaṃ ārabhi. apica vaṭṭamūlaṃ avijjā, vivaṭṭamūlaṃ buddhuppādo, iti vaṭṭamūlaṃ avijjaṃ vivaṭṭamūlañca buddhuppādaṃ dassetvāpi, “puna ekavāraṃ vaṭṭavivaṭṭavasena desanaṃ matthakaṃ pāpessāmī”ti imaṃ desanaṃ ārabhi. tattha sannipātāti samodhānena piṇḍabhāvena. gabbhassāti gabbhe nibbattanakasattassa. avakkanti hotīti nibbatti hoti. katthaci hi gabbhoti mātukucchi vutto. yathāha —

408 Tại sao? Đức Thế Tôn lại bắt đầu lời sau: “tiṇṇaṃ kho pana, bhikkhave (này chư Tỳ khưu, do sự hội tụ của ba yếu tố), Ngài thuyết giảng đưa đến tận cùng bởi năng lực của vaṭṭa vivaṭṭa ở trước đó không phải sao? (đáp) Phải đưa đến tận cùng rồi, nhưng mà sự liên kết này là riêng biệt. Do đời sống ở thế gian đều bị quên lãng bởi sự sanh, vì thế đức Thế Tôn mới bắt đầu thuyết giảng, Ta sẽ sắp xếp vị trí là nơi thiết lập của sự quên lãng của đời sống ở thế gian ấy xuất hiện.” Hơn nữa, Vô minh có vaṭṭa là gốc, sự xuất hiện của đức Phật có vivaṭṭa là gốc, vì thế đức Thế Tôn thuyết giảng Vô minh có vaṭṭa làm gốc và sự xuất hiện của đức Phật có vivaṭṭa là gốc rồi suy tư rằng: “Ta sẽ tuyên thuyết cho đến tận cùng thêm lần nữa với khả năng của vaṭṭa và vivaṭṭa” mới bắt thuyết giảng bài Pháp này. Ở đó, sannipātā (bởi sự hội tụ đầy đủ): bởi sự hội tự, do sự tập hợp. Gabbhassa (của bào thai): chúng sanh sanh khởi trong bào thai. avakkanti hoti (có sự nhập vào): sự sanh khởi có mặt. Thật vậy, ở một bào thai của người mẹ ngài gọi là ‘bào thai’, như đã được nói rằng:-

yamekarattiṃ paṭhamaṃ, gabbhe vasati māṇavo.

abbhuṭṭhitova so yāti, sa gacchaṃ na nivattatī”ti. (jā. 1.15.363).

Chúng sanh tục sanh vào ban đêm (hoặc ban ngày), bào thai trú ở bên trong bụng mẹ. Chúng sanh ngay khi đã được hình thành, chúng phát triển liên tục. Trong khi tiến triển, nó không dừng lại.

katthaci gabbhe nibbattanasatto. yathāha — “yathā kho, panānanda, aññā itthikā nava vā dasa vā māse gabbhaṃ kucchinā pariharitvā vijāyantī”ti (ma. ni. 3.205). idha satto adhippeto, taṃ sandhāya vuttaṃ “gabbhassa avakkanti hotī”ti.

Ở một số nơi Ngài gọi chúng sanh sanh trong bào thai gọi là bào thai., như đã nói – “Trong khi các người đàn bà khác, này Ānanda, mang bầu thai trong bụng chín tháng hay mười tháng rồi mới sanh,” ở đây Ngài muốn đề cập đến chúng sanh. Lời đức Thế Tôn thuyết rằng “sự nhập vào bào thai” muốn đề cập đến chúng sanh đó.

idhāti imasmiṃ sattaloke. mātā ca utunī hotīti idaṃ utusamayaṃ sandhāya vuttaṃ. mātugāmassa kira yasmiṃ okāse dārako nibbattati, tattha mahatī lohitapīḷakā saṇṭhahitvā bhijjitvā paggharati, vatthu suddhaṃ hoti, suddhe vatthumhi mātāpitūsu ekavāraṃ sannipatitesu yāva satta divasāni khettameva hoti. tasmiṃ samaye hatthaggāhaveṇiggāhādinā aṅgaparāmasanenapi dārako nibbattatiyeva. gandhabboti tatrūpagasatto. paccupaṭṭhito hotīti na mātāpitūnaṃ sannipātaṃ olokayamāno samīpe ṭhito paccupaṭṭhito nāma hoti. kammayantayantito pana eko satto tasmiṃ okāse nibbattanako hotīti ayamettha adhippāyo.

Idha: chúng sanh trong thế giới này. mātā ca utunī hoti (người mẹ trong thời có thể thụ thai): nói đến thời kỳ có thể mang thai. Được biết rằng thời gian người phụ thụ thai, một cục máu lớn xuất hiện rồi vỡ ra trở thành một vật sạch sẽ, khi vật sạch sẽ, cha và mẹ giao hợp một lần duy nhất, có hạn định (thời gian tục sanh) bảy ngày, trong thời gian được quy định đó, thai nhi sanh được chỉ với sự xúc chạm các chi phần chẳng hạn như việc nắm lấy tay, nắm lấy búi tóc v.v, gandhabbo: chúng sanh đi đến nơi đó (nhập vào bào thai). paccupaṭṭhito hoti (xuất hiện): có giải thích rằng được gọi là việc chúng sanh trong khi đang xem xét việc chung sống của mẹ và cha, đứng ở gần (nơi đó) không có, nhưng mà một chúng sanh bị thúc đẩy bởi cơ chế của nghiệp đưa đến sẽ sanh khởi có mặt vào thời điểm đó.

saṃsayenāti “arogo nu kho bhavissāmi ahaṃ vā, putto vā me”ti evaṃ mahantena jīvitasaṃsayena. lohitañhetaṃ, bhikkhaveti tadā kira mātulohitaṃ taṃ ṭhānaṃ sampattaṃ puttasinehena paṇḍaraṃ hoti. tasmā evamāha. vaṅkakanti gāmadārakānaṃ kīḷanakaṃ khuddakanaṅgalaṃ. ghaṭikā vuccati dīghadaṇḍena rassadaṇḍakaṃ paharaṇakīḷā. mokkhacikanti samparivattakakīḷā, ākāse vā daṇḍakaṃ gahetvā bhūmiyaṃ vā sīsaṃ ṭhapetvā heṭṭhupariyabhāvena parivattanakīḷananti vuttaṃ hoti. ciṅgulakaṃ vuccati tālapaṇṇādīhi kataṃ vātappahārena paribbhamanacakkaṃ . pattāḷhakaṃ vuccati paṇṇanāḷikā, tāya vālikādīni minantā kīḷanti. rathakanti khuddakarathaṃ. dhanukampi khuddakadhanumeva.

Saṃsayena (với sự lo lắng): bởi sự nguy hiểm của đời sống to lớn như vậy “Ta và con trai của ta sẽ thoát khỏi bệnh tật không?” lohitañhetaṃ, bhikkhave (này chư Tỳ khưu, sữa của mẹ được xem là máu): được biết rằng máu của người mẹ trong thời gian đó được đầy đủ và thành tựu ở vị trí đó, trở thành màu trắng với sự yêu thương đối với đứa con, vì thế đức Thế Tôn mới thuyết như thế. với cái cày nhỏ (vaṅkakaṃ): cái cày nhỏ đồ chơi của những đứa bé ở làng quê. Trò chơi đánh (kiếm) bằng gậy ngắn với cây gậy dài gọi là ghaṭikā. Mokkhacikaṃ: Trò chơi nhào lộn. Giải thích rằng trò chơi chụp khúc cây trong hư không, hoặc cắm đầu xuống đất rồi lộn qua lộn lại. Vòng quay (chong chóng) do tiếp xúc với gió được làm bằng các vật dụng như lá cọ v.v, được gọi là ciṅgulaka. Chai lọ được làm bằng lá được gọi là pattāḷhaka, chơi đo lường các vật như đo lường cát v.v, bằng chai lọ được làm bằng lá ấy. rathakanti: xe nhỏ. Ngay cả cung tên cũng là cây cung nhỏ tương tự.

409. sārajjatīti rāgaṃ uppādeti. byāpajjatīti byāpādaṃ uppādeti. anupaṭṭhitakāyasatīti kāye sati kāyasati, taṃ anupaṭṭhapetvāti attho. parittacetasoti akusalacitto. yatthassa te pāpakāti yassaṃ phalasamāpattiyaṃ ete nirujjhanti, taṃ na jānāti nādhigacchatīti attho. anurodhavirodhanti rāgañceva dosañca. abhinandatīti taṇhāvasena abhinandati, taṇhāvaseneva aho sukhantiādīni vadanto abhivadati. ajjhosāya tiṭṭhatīti taṇhāajjhosānagahaṇena gilitvā pariniṭṭhapetvā gaṇhāti. sukhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā abhinandatu, dukkhaṃ kathaṃ abhinandatīti? “ahaṃ dukkhito mama dukkhan”ti gaṇhanto abhinandati nāma. uppajjati nandīti taṇhā uppajjati. tadupādānanti sāva taṇhā gahaṇaṭṭhena upādānaṃ nāma. tassa upādānapaccayā bhavo … pe … samudayo hotīti, idañhi bhagavatā puna ekavāraṃ dvisandhi tisaṅkhepaṃ paccayākāravaṭṭaṃ dassitaṃ.

Sārajjati (bị ràng buộc): làm cho ái luyến sanh khởi. Byāpajjati (hiểm ác): Làm cho sân hận sanh khởi. Anupaṭṭhitakāyasati (người có niệm trong thân không vững chắc): Niệm trong thân gọi là thân niệm, tức là thiết lập niệm trong thân ấy. Parittacetaso: có tâm bất thiện. yatthassa te pāpaka (là sự đoạn diệt của toàn bộ pháp thấp hèn, bất thiện): Pháp bất thiện là pháp tội lỗi ấy được đoạn diệt trong sự thể nhập quả nào cũng không biết, cũng không chứng đắc được sự thể nhập quả đó. Anurodhavirodhaṃ (sự chiều chuộng và chống đối): ái luyến và sân hận. Abhinandati (thỏa thích): thỏa thích do mãnh lực của tham ái, khi người nói với mãnh lực của tham ái rằng: “Ôi! An lạc làm sao v.v, ” gọi là thỏa thích. Ajjhosāya tiṭṭhati (bám chặt rồi tồn tại): Nuốt tức là sau khi hoàn thành nhiệm vụ rồi nắm lấy do sự chấp thủ trong tham ái. Giải thích rằng hãy hoan hỷ vì sự an lạc hoặc bất khổ bất lạc trước, còn sự hoan hỷ trong khổ như thế nào? Khi một người chấp thủ rằng: “”ta có khổ, khổ là của ta’’ gọi là hoan hỷ trong khổ. Uppajjati nandi (sự vui thích sanh khởi): Tham ái sanh khởi. Tadupādānaṃ (sự thỏa thích trong các thọ đều là sự chấp thủ): chính tham ái được gọi là sự chấp thủ, bởi ý nghĩa là bám lấy. Vaṭṭa của điều kiện trợ sanh có ‘một phần hai liên kết và ba tóm lược’ như sau: “do thủ làm duyên nên có hữu…sự sanh khởi của toàn bộ khổ uẩn có mặt.” là pháp mà đức Thế Tôn thuyết giảng thêm lần nữa.

410-4. idāni vivaṭṭaṃ dassetuṃ idha, bhikkhave, tathāgato loke uppajjatītiādimāha. tattha appamāṇacetasoti appamāṇaṃ lokuttaraṃ ceto assāti appamāṇacetaso, maggacittasamaṅgīti attho. imaṃ kho me tumhe, bhikkhave, saṃkhittena taṇhāsaṅkhayavimuttiṃ dhārethāti, bhikkhave, imaṃ saṃkhittena desitaṃ mayhaṃ, taṇhāsaṅkhayavimuttidesanaṃ tumhe niccakālaṃ dhāreyyātha mā pamajjeyyātha. desanā hi ettha vimuttipaṭilābhahetuto vimuttīti vuttā. mahātaṇhājālataṇhāsaṅghāṭapaṭimukkanti taṇhāva saṃsibbitaṭṭhena mahātaṇhājālaṃ, saṅghaṭitaṭṭhena saṅghāṭanti vuccati; iti imasmiṃ mahātaṇhājāle taṇhāsaṅghāṭe ca imaṃ sātiṃ bhikkhuṃ kevaṭṭaputtaṃ paṭimukkaṃ dhāretha. anupaviṭṭho antogadhoti naṃ dhārethāti attho. sesaṃ sabbattha uttānatthamevāti.

410-4. Bây giờ, đức Thế Tôn khi thuyết giảng phần Vivaṭṭa mới thuyết rằng: “idha, bhikkhave, tathāgato loke uppajjati (này chư Tỳ khưu, Như Lai xuất hiện trên cõi đời này)” v.v. Ở đó, appamāṇacetaso (có tâm vô lượng): có tâm không thể đo lường được bởi có tâm là Siêu thế (cho nên) ước lượng không được. Tức là thành tựu với tâm Đạo. imaṃ kho me tumhe, bhikkhave, saṃkhittena taṇhāsaṅkhayavimuttiṃ dhāretha (này chư Tỳ khưu, các ông hãy ghi nhớ thọ trì sự giải thoát do tham ái đã diệt tận này, được ta nói một cách vắn tắt)” đức Thế Tôn thuyết rằng: “Này chư Tỳ khưu, các ông hãy ghi nhớ Pháp thoại sự giải thoát do tham ái đã diệt tận này của Ta, đã được Ta thường xuyên nói một cách vắn tắt, đừng quên lãng”. Thật vậy, Pháp thoại ở chỗ này, đức Thế Tôn thuyết về sự giải thoát do là nhân đạt đến sự giải thoát. mahātaṇhājālataṇhāsaṅghāṭapaṭimukkanti (con của người đánh cá, đã bị mắc trong cái lưới lớn của ái, trong sự rối loạn của ái): Tham ái đó đức Thế Tôn gọi là lưới tham ái to lớn bởi ý nghĩa cột trói lại, được gọi là khối bởi ý nghĩa tập hợp. Giải thích rằng: các ông hãy ghi nhớ Tỳ khưu Sāti, con trai của người đánh bắt cá là người bị trói chặt trong lưới tham ái to lớn và trong sự tập hợp của tham ái này, có thể ghi nhớ Tỳ khưu Sāti đó rằng: “là người đã đi vào, là người đã chìm vào bên trong.” Tất cả các từ còn lại đơn giản.

Giải Thích Đại Kinh Đoạn Tận Tham Ái Kết Thúc