Kinh số 30 – Giải Thích Tiểu Kinh Ví Dụ Lõi Cây

(Cūlasāropamasuttavaṇṇanā)

Xem Trung Bộ Kinh – Tiểu Kinh Ví Dụ Lõi Cây

  1. evaṃ me sutanti cūḷasāropamasuttaṃ. tattha piṅgalakocchoti so brāhmaṇo piṅgaladhātuko. kocchoti panassa nāmaṃ, tasmā “piṅgalakoccho”ti vuccati. saṅghinotiādīsu pabbajitasamūhasaṅkhāto saṅgho etesaṃ atthīti saṅghino. sveva gaṇo etesaṃ atthīti gaṇino. ācārasikkhāpanavasena tassa gaṇassa ācariyāti gaṇācariyā. ñātāti paññātā pākaṭā. “appicchā santuṭṭhā, appicchatāya vatthampi na nivāsentī”tiādinā nayena samuggato yaso etesaṃ atthīti yasassino. titthakarāti laddhikarā. sādhusammatāti ime sādhu sundarā sappurisāti evaṃ sammatā. bahujanassāti assutavato andhabālaputhujjanassa.

[312] Tiểu Kinh Ví Dụ Lõi Cây được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, piṅgalakoccha: Bà-la-môn vị có thân màu vàng. Koccha là tên của vị ấy, vì thế Bà-la-môn đó được gọi là “piṅgalakoccha”. Có hội chúng (saṅghino) v.v, Sa-môn Bà-la-môn gọi là có hội chúng bởi vì có hội chúng gọi là tụ hội của những vị xuất gia. Gọi là có đồ chúng (gaṇino) bởi vì có một nhóm đó. Gọi là giáo thọ sư của tập thể bởi vì là thầy của một tập thể với khả năng có thể nói các thầy và giảng dạy học giới. Có danh tiếng (ñātā) là người được nhiều người biết đến hoặc người khi xuất hiện được nhiều người khen ngợi bằng cách thức được bắt đầu như sau: “người ít ham muốn, tự biết đủ, không y phục kể cả vải vì là người thiểu dục. Có danh vọng (yasassino): bởi là người có danh vọng. Titthakara đồng nghĩa với laddhikara (là các giáo chủ). Được nhiều người đánh giá cao (sādhusammatā): vị ấy được đánh giá như vầy vị này là người tốt, hữu ích, là bậc Chân nhân. Bahujanassa: vị không được nghe nhiều, là người Phàm nhân si mê.

idāni te dassento seyyathidaṃ pūraṇotiādimāha. tattha pūraṇoti tassa satthupaṭiññassa nāmaṃ. kassapoti gottaṃ. so kira aññatarassa kulassa ekūnadāsasataṃ pūrayamāno jāto, tenassa “pūraṇo”ti nāmaṃ akaṃsu. maṅgaladāsattā cassa “dukkaṭan”ti vattā natthi, akataṃ vā na katanti. “so kimahamettha vasāmī”ti palāyi. athassa corā vatthāni acchindiṃsu. so paṇṇena vā tiṇena vā paṭicchādetumpi ajānanto jātarūpeneva ekaṃ gāmaṃ pāvisi. manussā taṃ disvā, “ayaṃ samaṇo arahā appiccho, natthi iminā sadiso”ti pūvabhattādīni gahetvā upasaṅkamanti. so “mayhaṃ sāṭakaṃ anivatthabhāvena idaṃ uppannan”ti tato paṭṭhāya sāṭakaṃ labhitvāpi na nivāsesi, tadeva pabbajjaṃ aggahesi. tassa santike aññepi pañcasatā manussā pabbajiṃsu, taṃ sandhāyāha “pūraṇo kassapo”ti.

Bây giờ, khi nói đến người ấy mới thuyết rằng seyyathidaṃ pūraṇo (như Pūranakassapa) v.v. Ở đây, Puraṇo là tên của của vị giáo chủ, vị tự thừa nhận là bậc Đạo Sư. Kassapo là dòng tộc. Kể rằng vị giáo chủ tên là Puraṇo khi sanh ra làm cho nô lệ một bộ tộc một trăm người thiếu một đủ một trăm (chín mươi chín người), vì thế mọi người gọi ông là Pūraṇo. Cũng bởi vị ấy là maṅgaladāsa (nô lệ hạnh phúc), do không một ai nói rằng những chuyện vị ấy đã làm không tốt hoặc nói đến việc vị ấy không làm những việc mà người khác không làm, vị ấy nghĩ rằng “ta sống ở chỗ này để làm gì?” rồi bỏ đi. Sau đó những tên cướp đã trộm lấy y phục của vị ấy. Vị ấy không biết (sử dụng) vỏ cây hay cỏ để che thân, nên đã đi vào một ngôi làng chỉ với thân hình lõa lồ. Sau khi mọi người nhìn thấy vị ấy đã nghĩ rằng: “Sa-môn này là bậc A-ra-hán, người ít ham muốn, người đồng đẳng với Sa-môn này không có, do đó đã đem đồ ngọt và đồ mặn v.v, đem ra bố thí. Vị ấy nghĩ rằng sự kiện này xảy ra do ra không mặc quần áo, kể từ đó trở đi dầu có được áo quần vị ấy cũng không mặc, vị ấy đã giữ lấy việc không mặc quần áo đó đó rồi trở thành người xuất gia, và cả người khác tổng cộng 500 vị cũng xuất gia trong hội chúng của vị ấy, Ngài muốn ám chỉ đến Giáo lý của vị đó mới nói rằng “Pūranakassapa.”

makkhalīti tassa nāmaṃ. gosālāya jātattā gosāloti dutiyaṃ nāmaṃ. taṃ kira sakaddamāya bhūmiyā telaghaṭaṃ gahetvā gacchantaṃ, “tāta, mā khalī”ti sāmiko āha. so pamādena khalitvā patitvā sāmikassa bhayena palāyituṃ āraddho. sāmiko upadhāvitvā sāṭakakaṇṇe aggahesi. sopi sāṭakaṃ chaḍḍetvā acelako hutvā palāyi, sesaṃ pūraṇasadisameva.

Makkhali là tên của vị giáo chủ học thuyết đó. Gosālā là tên gọi thứ hai bởi vì xuất phát ở chuồng bò. Kể rằng vị ấy bưng cái bình dầu đang đi trên đường trơn trượt, người củ nói rằng “ông coi chừng trượt chân”. vị ấy đã ngã nhào do sự bất cẩn, bắt đầu bỏ trốn do sợ người chủ, ông chủ đã chạy túm lấy vạt áo, vị ấy đã vứt bỏ quần áo, trở thành kẻ lõa thể, chạy trốn. Từ còn lại giống với giáo chủ Pūraṇa.

ajitoti tassa nāmaṃ. kesakambalaṃ dhāretīti kesakambalo. iti nāmadvayaṃ saṃsanditvā “ajito kesakambalo”ti vuccati. tattha kesakambalo nāma manussakesehi katakambalo, tato paṭikiṭṭhataraṃ vatthaṃ nāma natthi. yathāha — “seyyathāpi, bhikkhave, yāni kānici tantāvutānaṃ vatthānaṃ, kesakambalo tesaṃ paṭikiṭṭho akkhāyati, kesakambalo, bhikkhave, sīte sīto uṇhe uṇho dubbaṇṇo duggandho dukkhasamphasso”ti (a. ni. 3.138).

Ajito là tên của vị giáo chủ học thuyết đó. Vị ấy tên là Kesakambala bởi vì vị ấy mặc áo dệt bằng tóc, vì thế kết hợp hai tên lại gọi vị ấy là Ajita Kesakambala. Ở đó, vải kambala được làm từ tóc của con người gọi là Kesakambala, không có loại vải nào được xem là tồi tệ hơn loại này nữa. Giống như đã thuyết – “này chư Tỳ khưu tương tự vải được dệt bằng một loại vải bất kỳ, vải kambala Ngài nói rằng tồi tệ hơn vải đó, này các Tỳ khưu vải Kesakambala khi trời lạnh cũng lạnh, khi trời nóng cũng nóng, có màu sắc xấu, mùi hôi và xúc chạm không thoải mái.”(a. ni. 3.138).

pakudhoti tassa nāmaṃ. kaccāyanoti gottaṃ. iti nāmagottaṃ saṃsanditvā, “pakudho kaccāyano”ti vuccati. sītudakapaṭikkhittako esa, vaccaṃ katvāpi udakakiccaṃ na karoti, uṇhodakaṃ vā kañjiyaṃ vā labhitvā karoti, nadiṃ vā maggodakaṃ vā atikkamma, “sīlaṃ me bhinnan”ti vālikathūpaṃ katvā sīlaṃ adhiṭṭhāya gacchati, evarūpo nissirikaladdhiko esa.

Pakudho là tên của vị giáo chủ học thuyết đó. Kaccāyano là họ tộc. Ngài gôm cả tên và họ tộc lại gọi là Pakudha Kaccāyana. Giáo chủ học thuyết là người khước từ nước lạnh, dẫu đi tiểu tiện cũng không sử dụng nước, có được nước nóng hoặc nước gạo mới sử dụng. Vị ấy đi qua dòng sông hoặc nước trên đường cũng nghĩ rằng “giới của ta đã đứt”, (vị ấy) đã tạo một bảo tháp bằng cát phát nguyện thọ giới rồi mới đi tiếp, Pakudha Kaccāyana người này là giáo chủ học thuyết không nổi bật (không có giá trị) có hình thức như vậy.

sañjayoti tassa nāmaṃ. belaṭṭhassa puttoti belaṭṭhaputto. amhākaṃ gaṇṭhanakileso palibujjhanakileso natthi, kilesagaṇṭharahitā mayanti evaṃ vāditāya laddhanāmavasena nigaṇṭho. nāṭassa puttoti nāṭaputto. abbhaññaṃsūti yathā tesaṃ paṭiññā, tatheva jāniṃsu. idaṃ vuttaṃ hoti — sace nesaṃ sā paṭiññā niyyānikā sabbe abbhaññaṃsu. no ce, na abbhaññaṃsu. tasmā kiṃ tesaṃ paṭiññā niyyānikā na niyyānikāti, ayametassa pañhassa attho. atha bhagavā nesaṃ aniyyānikabhāvakathanena atthābhāvato alanti paṭikkhipitvā upamāya atthaṃ pavedento dhammameva desetuṃ, dhammaṃ, te brāhmaṇa, desessāmīti āha.

Sañjayo là tên của vị giáo chủ học thuyết đó. Tên gọi belaṭṭhaputto bởi vì là con trai của belaṭṭha. Giáo chủ học thuyết gọi là nigantha có được theo lời mà vị ấy tự nói, chúng tôi không có phiền não trói buộc, không có phiền não bao vay, chúng tôi đã loại bỏ những phiền não trói buộc, gọi là nāṭaputto vì là con trai của nghệ sĩ khiêu vũ. Biết rõ nghĩa là Sa-môn Bà-la-môn biết và không biết theo chúng tôi tự thừa nhận. Ngài đã nói điều này – Nếu sự tự thừa nhận của bọn họ làm pháp dẫn xuất (thoát khỏi khổ đau) tất cả họ gọi là biết rõ, nếu không phải pháp dẫn xuất bọn họ cũng gọi là không biết rõ. Vì thế  hỏi (của Bà-la-môn) có ý nghĩa rằng sự thừa nhận của bọn họ là pháp dẫn xuất (thoát khỏi khổ đau) hay không phải là pháp dẫn xuất. Sau đó, đức Thế Tôn bác bỏ rằng: “đủ rồi, không có lợi ích với việc nói đến sự thừa nhận không dẫn thoát khỏi khổ đau của vị giáo chủ đó, trong khi tuyên thuyết lên câu có lợi ích với sự so sánh trong khi thuyết giảng Pháp đặc biệt, mới thuyết rằng này Bà-la-môn, Ta sẽ thuyết Pháp cùng ông như này v.v.

  1. tattha sacchikiriyāyāti sacchikaraṇatthaṃ. na chandaṃ janetīti kattukamyatāchandaṃ na janayati. na vāyamatīti vāyāmaṃ parakkamaṃ na karoti. olīnavuttiko ca hotīti līnajjhāsayo hoti. sāthalikoti sithilaggāhī, sāsanaṃ sithilaṃ katvā gaṇhāti, daḷhaṃ na gaṇhāti.
  2. Ở đó, nhằm để chứng ngộ (sacchikiriyāya): vì lợi ích để chứng ngộ. Làm cho ước muốn không sanh (na chandaṃ janeti) nghĩa là không cho sanh khởi sự mong muốn sẽ làm. Không cố gắng tinh tấn (na vāyamati): không thực hiện cố gắng tinh tấn, sự ráng sức. Có hành vi lười biếng (olīnavuttiko ca hoti) là người có khuynh hướng thụ động. Thói buông thả (sāthaliko) là người lười biếng, đã thực hiện nắm giữ Tôn Giáo lỏng lẻo, nắm giữ không chắc chắn.
  3. idha, brāhmaṇa bhikkhu, vivicceva kāmehīti kathaṃ ime paṭhamajjhānādidhammā ñāṇadassanena uttaritarā jātāti? nirodhapādakattā. heṭṭhā paṭhamajjhānādidhammā hi vipassanāpādakā, idha nirodhapādakā, tasmā uttaritarā jātāti veditabbā. iti bhagavā idampi suttaṃ yathānusandhināva niṭṭhapesi. desanāvasāne brāhmaṇo saraṇesu patiṭṭhitoti.
  4. Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo tự mình lìa bỏ các dục: hỏi rằng Pháp có sơ thiền v.v, này cao hơn sự biết và sự nhận thức như thế nào? Đáp: Vì làm nên tảng của sự diệt. Bởi vì các Pháp có sơ thiền v.v, này là Pháp bước đầu (thấp), làm nền tảng của Minh Sát và làm nền tảng của sự diệt nên biết rằng cao thượng hơn. Đức Thế Tôn kết thúc sự thuyết giảng bài Kinh này theo sự liên kết như thế, khi chấm dứt Pháp thoại thì Bà-la-môn đã vững trú trong phép quy y (saraṇa).

Tiểu Kinh Ví Dụ Lõi Cây Kết Thúc