Kinh số 03 – Giải Thích Kinh Thừa Tự Pháp
(Dhammadāyādasuttavaṇṇanā)Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Thừa Tự Pháp
[29] Bài Kinh Thừa Tự Pháp được bắt đầu bằng tôi đã nghe như vầy [evaṃ me sutaṃ]. Nguyên nhân bài Kinh được Thế Tôn lấy thuyết theo chuyện xảy ra, do đó tôi [nhà chú giải sư] sẽ thuyết nhân sanh bài kinh rồi thực hiện giảng giải nội dung bài kinh theo thứ tự câu. Hỏi: Bài Kinh Thừa Tự Pháp này đức Thế Tôn thuyết giảng vì có chuyện gì xảy ra? Đáp: Vấn đề lợi lộc và cung kính. Như đã được nghe phần lớn lợi lộc và cung kính khởi lên nơi đức Thế Tôn có được do sự huân tập bố thí ba-la-mật tròn đủ trong suốt 4 A-tăng-kỳ là sự thật, bởi vì tất cả ba-la-mật giống như hợp thành nhóm sẽ cho quả nơi một tự thân [attabhāva] giống như tạo ra dòng nước lớn là lợi lộc và cung kính, giống như những đám mây lớn tập hợp lại với nhau thành từng cặp hình thành ở mọi nơi [rơi xuống] tạo ra dòng nước lớn. Những người thuộc nhiều tầng lớp giai cấp khác nhau có Sát-đế-lỵ và Bà-la-môn v.v, tay cầm cơm, nước, xe cộ, quần áo, vòng hoa, hương thơm, vật thoa, và đồ trang sức v.v, đã đến từ nhiều nơi khác nhau rồi cùng nhau hỏi tìm kiếm đức Thế Tôn rằng: “đức Phật an trú ở đâu? đức Thế Tôn ngự ở đâu? Chúa của chư Thiên ngự ở đâu? Đấng Nhân Ngưu ngự ở đâu? Bậc Nhân Sư ngự ở đâu?”. Dân chúng ấy thậm chí sử dụng hàng trăm chiếc cổ xe để vận chuyển nhu yếu phẩm đến, khi không có cơ hội yết kiến, họ dừng những cổ xe dọc xếp hàng dài cạnh nhau toàn bộ khu vực khoảng một dặm [gavuta], như những Andhakavinda Bà-la-môn v.v, là một điển hình, chi tiết toàn bộ học giả nên biết theo cách đã được trình bày trong phần Uẩn và trong bài Kinh đó. và đức Thế Tôn có lợi lộc và cung kính thế nào thì chư tỳ khưu cũng có như thế đó tương tự như vậy.
Điểm này tương ứng với lời trích dẫn trưởng lão Ānanda đã nói như sau: lúc bấy giờ đức Thế Tôn là người được đông đảo quần chúng kính trọng, được cung kính, được cúng dường, (và) thường xuyên nhận được y phục, vật thực, trú xứ và dược phẩm thuốc men để trị bệnh đối và các vật dụng nhu yếu phẩm cần thiết khác, phía Tăng đoàn cũng nhận được tương tự như vậy là được đông đảo quần chúng tôn kính -nt- (và) được nhận thường xuyên nhận được các vật dụng nhu yếu phẩm cần thiết khác.[1]” Thế Tôn cũng thuyết giảng tương tự: “này Cunda, có bao nhiêu nhóm hoặc hội chúng xuất hiện trên thế gian? (trong số nhóm hoặc phe phái đó) nhóm hoặc hội chúng khác thậm chí một hội chúng Như Lai chưa nhìn thấy nơi nào nhận được lợi lộc tối thượng và danh vọng giống như hội chúng tỳ khưu, này Cunda.[2]”
Lợi lộc và cung kính được sanh lên nơi đức Thế Tôn và chúng Tăng gộp lại là thứ không thể ước tính, tương tự y như nước của hai con sông lớn cùng chảy vào một dòng cũng là thứ không thể đo lường được. Chư tỳ khưu đã trở nên coi trọng trong vật dụng [paccaya], dính mắc trong vật dụng [paccaya], đắm chìm trong vật dụng theo thứ tự, ngay cả sau khi thọ dụng vật thực, khi dân chúng mang vật dụng cúng dường như dầu thoa, mật ong và mật mía v.v, để cúng dường cho chư tỳ khưu, khi chuông vừa rung, cũng cất giọng thật to: “hãy cúng dường đến thầy dạy học của bần tăng, hãy cúng dường đến thầy tế độ của bần tăng” và hành vi đó của các Tỳ kheo đó đã hiện rõ đến đức Thế Tôn. Kể từ đó đức Thế Tôn khởi lên sự rúng động theo pháp [dhammasaṃvega] rằng: “Thật không thích hợp để nói lớn tiếng”, rồi suy tư như sau:
“Như Lai không thể chế định điều học [ngăn cắm] rằng vật dụng [paccaya] là thứ không thích hợp, do việc thực hành Sa-môn pháp của tất cả thiện nam tử nương vào vật dụng [paccaya], nhưng đủ rồi Như Lai sẽ thuyết Dhammadāyādapaṭipadā [Phương pháp thực hành của người thừa tự pháp], cũng sẽ giống như việc chế định điều học của các thiện nam tử, người ưa thích sự học tập, và sẽ giống như tấm gương phản chiếu lại [có thế nhìn thấy] toàn thân được đặt trong cổng thành. Dân chúng thuộc 4 giai cấp nhìn thấy bóng dáng của chính mình trong chiếc gương phản chiếu nhìn được toàn thân được đặt trong cổng thành hẳng loại bỏ được lỗi lầm [những cử chỉ hành động khiến mất đi sự xinh đẹp] rồi trở thành người không có lỗi lầm thế nào, các thiện nam tử ưa thích sự học tập cũng tương tự như thế đó, (tức là) mong muốn được tô điểm với những trang sức là sự tinh tấn nỗ lực sau khi hướng tâm nghĩ đến bài giảng được ví với chiếc gương phản chiếu lại toàn thân rồi cùng nhau từ bỏ con đường thực hành thừa tự tài vật [āmisadāyādapaṭipadaṃ] chuyển sanh thực hành theo hành lộ của người thừa tự pháp [dhammadāyādapaṭipadaṃ] sẽ (có thể) chấm dứt sanh tử nhanh chóng ngay lập tức, đức Thế Tôn đã thuyết giảng bài kinh này do có sự việc xảy ra như vậy.
Sự Thừa Tự Pháp và Sự Thừa Tự Tài Vật
Trong bài Kinh đó Thế Tôn đã nói rằng: “dhammadāyādā me, bhikkhave, bhavatha, mā āmisadāyādā [này các tỳ khưu, hãy là người kế thừa Pháp của Ta, chớ là người thừa tự tài vật]” nghĩa là này chư tỳ khưu các ông hãy là người thừa tự Pháp của Như Lai, đừng là người thừa tự tài vật. Này chư tỳ khưu, các ông hãy là người thừa tự Pháp của Như Lai, đừng làm người thừa tự tài vật, Pháp nào của Như Lai các ông hãy là người tiếp nhân pháp đó, còn Như Lai có tài vật nào thì các ông đừng tiếp nhận những tài vật đó. Ở đó, Pháp có 2 loại -pháp trực tiếp [nippariyāyadhamma], và pháp gián tiếp [pariyāyadhamma]. Còn tài vật cũng có 2 loại tương tự – tài vật trực tiếp [nippariyāyāmisa], và tài vật gián tiếp [pariyāyāmisa]. Tại sao? Bởi vì cả 9 pháp siêu thế được phận loại thành 4 Đạo, 4 Quả và Niết-bàn gọi là nippariyāyadhammo là pháp mà hành giả thực hành cho sanh khởi [nơi tự thân trực tiếp] ngay lập tức, không phải pháp trực tiếp [gián tiếp] là do nguyên nhân [hetu] hoặc do lesa [kāraṇena vā lesena vā]. Còn thiện y cứ vào vivaṭṭa [Niết-bàn] giống như một số người trong đời này, mong muốn đạt đến vivaṭṭa mới bố thí, thọ trì giới, giữ bát quan trai giới, thực hành sự tôn kính Tam bảo với sự kính trọng như hương thơm và tràng hoa v.v, nghe pháp, và thuyết pháp, hành thiền định và samāpatti [sự thể nhập] cho sanh khởi, học thực hành như vậy đạt được chính nippariyāyadhamma là amatanibbāna theo tuần tự, pháp vừa được nói là pariyāyadhamma. Tứ vật dụng [paccaya] có y phục v.v, đó gọi là nippariyāyāmisa, không phải āmisa do pariyāya khác hoặc do lesa khác, còn thiện dẫn đến vaṭṭa [3 cõi], giống như một số người trong đời này, mong muốn cõi tái sanh có tài sản rồi bố thí -nt- thực hành samāpatti [sự thể nhập] cho sanh khởi, họ thực hành như vậy, đạt được Thiên sản, nhân sản theo tuần tự, thiện vừa được trình bày gọi là pariyāyāmisa.
Trong vấn đề pháp và tài vật được giải thích thêm rằng: nippariyāyadhamma cũng gọi là Pháp của đức Thế Tôn bởi do Pháp đó đức Thế Tôn thuyết dạy chư tỳ khưu chứng đắc Đạo, Quả và Niết-bàn câu này phù hợp với lời trích dẫn đã được nói như sau: “Bà-la-môn chính đức Thế Tôn ấy là vị làm cho Đạo lộ chưa xuất hiện được xuất hiện, là vị làm cho Đạo lộ chưa sanh được làm sanh khởi, là vị làm cho Đạo Lộ chưa tuyên thuyết được tuyên thuyết, là vị biết về Đạo lộ, là vị hiểu rõ về Đạo lộ, là vị rành rẽ về Đạo lộ. Và hơn nữa, những người đi theo Đạo lộ là các đệ tử của Ngài hiện nay đang an trú, và sau này sẽ thành tựu Đạo lộ [mà Thế Tôn đã làm cho xuất hiện].[3]” và “này hiền giả chính đức Thế Tôn ấy biết điều cần phải biết, thấy điều cần phải thấy, là bậc có bản thể của mắt, có bản thể của trí, có bản thể của pháp, có bản thể của Phạm Thiên, là vị công bố, vị tuyên thuyết, vị chỉ dẫn mục đích, vị ban cho Bất Tử, bậc Pháp Chủ, đức Như Lai.[4]” pariyāyadhamma của chính đức Thế Tôn. Do bởi đức Thế Tôn thuyết dạy chư Thánh đệ tử biết này người đã mong mỏi Niết-bàn rồi bố thí -nt- thực hành samāpatti [sự thể nhập] cho sanh khởi đạt được Niết-bàn là pháp bất tử [amatanibbāna] theo tuần tự. Còn nippariyāyāmisa cũng của chính đức Thế Tôn tương tự. Bởi đức Thế Tôn đã cho phép chư tỳ khưu được phép thọ nhận y phục thượng hạng do [mong muốn], sau khi khởi sự chuyện thầy thuốc Jīvaka đã được đức Thế Tôn thuyết như sau: “này chư tỳ khưu, Ta cho phép y phục của người gia chủ cúng dường, vị nào muốn thì hãy mặc y may bằng vải bị quăng bỏ, vị nào muốn thì hãy y người gia chủ cúng dường, hãy hoan hỷ y của người gia chủ. Này chư tỳ khưu, nhưng Như Lai tán dương sự biết đủ với y phục nhận được dù loại này hay loại kia.[5]”
Và trước đây, chư tỳ khưu không được những món ăn thượng vị, đã tán thán vật thực đã nhận được bằng việc đi khất thực lần lượt mọi ngõ hẻm. Chính đức Thế Tôn ấy đã cho phép khi Ngài ngự trong thành Rājagaha: “này chư tỳ khưu Thiện Thệ cho phép bữa trai phạn dâng đến tăng chúng, bữa ăn dâng đến các vị được chỉ định, sự thỉnh mời, bữa ăn dâng theo thẻ, vào mỗi nửa tháng, vào ngày trai giới và vào ngày đầu của mỗi nửa tháng.[6]” Như vậy vị tỳ đã nhận được vật thực thượng vị, trú xứ cũng tương tự y như thế. Trước đây vị tỳ khưu sống nương vào chỗ này chỗ kia v.v, như theo các đỉnh núi không được trang trí và theo những gốc cây. Chính đức Thế Tôn ấy đã cho phép “này chư tỳ khưu, Như Lại cho phép 5 loại trú xứ”[7], vị nào nhận được trú xứ này tịnh xá, khu nhà lớn, lâu đài, dinh thự, thạch động [vị nào muốn có thể sử dụng]. Vả trước đây chư tỳ khưu đã sử dụng trái harītaka ngâm với nước tiểu làm thuốc. Chính đức Thế Tôn đã cho phép – “này chư tỳ khưu, Như Lai cho phép 5 loại dược phẩm là bơ lỏng, bơ đặc, mật ong, nước mía. vị tỳ khưu ấy được phép thọ nhân nhiều loại dược phẩm bằng cách như vậy.[8]”
Pariyāyāmisa cũng thuộc của đức Thế Tôn tương tự, do đức Thế Tôn đã thuyết dạy rằng, các đệ tử phải biết như vầy “người mong muốn đến thế giới an vui (cho nên) bố thí, thọ trì giới -nt- thực hành các thiền chứng [samāpatti, sự thể nhập] cho sanh khởi sẽ đạt được pariyāyāmisa là thiên sản, nhân sản theo tuần tự.” Chính nippariyāyadhamma [pháp trực tiếp] pariyāyadhamma [pháp gián tiếp] nippariyāyāmisa [tài vật trực tiếp] pariyāyāmisa [tài vật gián tiếp] đó tất cả đều thuộc của đức Thế Tôn, bởi vậy khi thuyết về thực tính mà Ngài là chủ thể của cả pháp và lẫn tài vật, đức Thế Tôn mới thuyết rằng: “dhammadāyādā me, bhikkhave, bhavatha mā āmisadāyāda [này các tỳ-khưu, hãy là người thừa tự giáo Pháp của Ta, chớ là người thừa kế tài vật].”
Pháp nào trong cả 2 pháp thuộc về Như Lai xin các ông hãy thừa tự pháp đó, còn tài vật nào thuộc về Như Lai xin các ông đừng là người thừa tự những tài vật đó, tức là xin các ông hãy làm chủ sở hữu chính các pháp, đừng làm chủ sở hữu các tài vật. Bởi vì vị tỳ khưu nào sau khi xuất gia trong Giáo pháp của bậc Chiến Thắng chỉ sống [mong cầu] trong tứ vật dụng tốt nhất (chính điều đó) là nguyên nhân sanh khởi tham ái, trút bỏ trách nhiệm trong việc thực hành pháp tùy thuận với pháp [dhammānudhammappaṭipattiya], vị tỳ khưu này gọi là āmisadāyāda [thừa tự tài vật], xin các ông đừng hành như vậy. Còn vị tỳ khưu nào nương nhờ ân đức pháp có sự thiểu dục v.v, trong vật dụng mà đức Thế Tôn đã cho phép suy xét cặn kẽ trước rồi mới thọ dụng, sống thực hành pháp cao thượng, tự mình nhận thấy trong tứ thánh đế, vị tỳ khưu này gọi là dhammadāyāda [thừa tự pháp]. xin các ông hãy thực hành như vậy.
Lúc bấy giờ, những người dân nào đã có suy nghĩ như sau: trong thời quá khứ sẽ có hay không “đức Thế Tôn không muốn cho các đệ tử được lợi lộc mới nói như vậy”, để thuyết cho những người dân ấy rằng, Như Lai muốn cho các đệ tử nhận được lợi lộc thượng hạng [hơn nữa] mới nói như vậy, đức Thế Tôn đã thuyết rằng: “Atthi me tumhesu anukampā – ‘kinti me sāvakā dhammadāyādā bhaveyyuṃ’ [Như Lai có lòng bi mẫn đối với các ông (và nghĩ) rằng: ‘Làm sao để các đệ tử của Ta là người thừa kế giáo Pháp, không phải là người thừa kế tài vật.”
Phật ngôn đó có ý nghĩa như vầy – Như Lai có lòng bi mẫn, sự mong muốn, lòng trắc ẩn đối với các ông do nguyên nhân gì? và bằng cách nào? các đệ tử của Ta là người thừa tự Pháp, là chủ nhân chính các pháp, không làm người thừa tự tài vật. Lại nữa, Ngài giải thích như sau: được biết rằng Thế Tôn thấy hàng trăm loại người xuất gia v.v, tỳ khưu, tỳ khưu ni và nàng sikkhamana ở thời quá khứ (trong Giáo pháp của đức Phật quá khứ) có chứng cứ hiện bày theo cách sau “thậm chí y Tăng-già-lê của tỳ khưu Kapila bị lửa thiêu cháy rực v.v, và người xuất gia trong Giáo pháp của đức Phật như Devadatta v.v, (là người sống nặng về vật chất, chỉ thấy lợi ích về vật chất) (những người ấy) sau khi chết đọa vào địa ngục, chất đầy địa ngục. Nhưng Ngài nhìn thấy các đệ tử thượng tôn Giáo pháp như trưởng lão Sārīputta, trưởng lão Mahāmoggallāna, trưởng lão Mahākassapa v.v, đạt được thần thông và tứ tuệ phân tích [paṭisambhidā]. Bởi thế đức Thế Tôn ước muốn cho tất cả toàn bộ các đệ tử của Ngài thoát khỏi địa ngục và chứng đắc các ân đức pháp nên Ngài đã nói rằng: “atthi me tumhesu anukampā kinti me sāvakā dhammadāyādā bhaveyyuṃ, no āmisadāyādā [Như Lai có lòng bi mẫn với các ông, làm thế nào các đệ tử của Như Lai sẽ là người thừa tự pháp, không phải là người thừa tự tài vật].” Tỳ khưu vị sống nặng về vật chất sẽ không chói sáng giữa bốn hội chúng, giống như đồng tiền giả và cũng tợ như tro đã lụi tàn, còn vị tỳ khưu có tâm trở nghịch lại với vật chất là người thượng tôn Giáo pháp [dhammagaruko], thường sống thực hành chế ngự tài vật sẽ chói sáng, giống như chúa sư tử, chính bởi thế đức Thế Tôn đã nói rằng: “atthi me … pe … no āmisadāyādā [Như Lai có -nt- đừng là người thừa tự tài vật”.
Như vậy, “này chư tỳ khưu các ông hãy là thừa tự Pháp của Như Lai, đừng là người thừa tự tài vật” này, Ngài mong mỏi các đệ tử nhận được lợi lộc thượng hạng đã nói bằng lòng thương tưởng, không phải Ngài không muốn các đệ tử nhận được tài lộc sau khi tuyên thuyết lỗi lầm do không thực hành theo lời huấn từ này lúc bấy giờ mới nói rằng: “tumhe ca me, bhikkhave … pe … no dhammadāyādā [này các tỳ-khưu, nếu các ông -nt- không phải là người thừa tự giáo Pháp của Ta]”. Ở đó, “tumhepi tena ādiyā bhaveyyāthā” nghĩa là các ông bị thật đáng bị quở trách vì trở thành người thừa tự tài vật, thật đáng bị quở trách vì không phải trở thành người thừa tự pháp. Các ông đáng bị coi khinh, đáng bị đối xử, đáng bị tách biệt, bị những bậc trí thức khiển trách. Khiển trách thế nào? Đệ tử của bậc Đạo Sư là người sống thừa tự tài vật, không phải là người sống thừa tự Pháp.
Ahampi tena ādiyo bhaveyyaṃ nghĩa là cả Như Lai cũng bị khiển trách, vì đã dạy cho các ông trở thành người thừa tự tài vật đó, bị chỉ trích bởi các ông không phải trở thành người thừa tự Pháp. Lời khiển trách này đức Thế Tôn thuyết để nhắc các đệ tử ấy trở nên vô cùng nhu thuận dễ bảo. Cũng trong Phật ngôn này được giải thích như sau: này chư tỳ khưu nếu các ông sẽ thực hành ham muốn tài vật, do ham muốn tài vật của các ông ấy các bậc trí thức sẽ cùng nhau khiển trách Như Lai “đức Thế Tôn là bậc Toàn giác như thế nào? tại sao không thể dạy dỗ các đệ tử của Ngài trở thành người thừa tự Pháp, lại trở thành người thừa tự tài vật? Tượng tự y như khi dân chúng nhìn thấy tỳ khưu có những cử chỉ hành động không phù hợp sẽ khiển trách vị thầy dạy học và thầy tế độ ‘các Ngài thực hành Giáo lý của ai? là học trò của ai?’ Giống như người lớn sau khi thấy đứa bé trai hoặc đưa bé gái gia đình quý tộc không có giới hành, thực hành ác pháp, sẽ chỉ trích bố mẹ của chúng ‘những đứa bé trai, bé gái này là con của ai’ như thế nào; các bậc trí thức cũng sẽ khiến trách Như Lai tương tự như thế ấy ‘Đức Thế Tôn là bậc Toàn giác thế nào mà không thể dạy bảo các đệ tử trở thành người thành thừa tự Pháp, mà lại trở thành người thừa tự tài vật.’”
Khi chỉ ra lỗi lầm trong việc không hành theo lời huấn từ của đức Phật như vậy, khi thuyết về lợi ích trong việc thực hành theo lời huấn từ của đức Thế Tôn nên đã thuyết rằng: ‘tumhe ca me’, trong câu đó ‘ahampi tena na ādiyo bhaveyyaṃ’ nghĩa là giống như dân chúng sau khi nhìn thấy tỳ khưu trẻ thực hành phận sự trọn vẹn thành tựu với uddesa và paripucchā [việc học và hỏi], thành tựu mọi sở hành giống như một vị tỳ khưu trăm hạ lạp mới hỏi rằng ‘Ngài là thực hành Giáo lý của ai? là học trò của ai? khi có người nói rằng của thầy dạy học và thầy tế độ đó cũng đồng tán thán, là vị có khả năng dạy bảo, thầy dạy học và thầy tế độ không bị chỉ trích, không bị khiển trách thế nào; Như lai cũng tương tự như thế đó là khi các ông trở thành người thừa tự pháp, không phải trở thành người thừa tự tài vật thì dân chúng cũng đồng hỏi rằng đệ tử của ai, thực hành nālaka-paṭipadaṃ tuvaṭṭaka-paṭipadaṃ candūpama-paṭipadaṃ rathavinīta-paṭipadaṃ mahāgosiṅgasāla-paṭipadaṃ mahāsuññata-paṭipadaṃ paṭipannā catupaccayasantosa-bhāvanā-rāmāriyavaṃsesu là truyền thống bậc thánh [ariyavaṃsa] có sự thiểu dục trong 4 món vật dụng và vui thích trong thiền định [bhāvanārāma], có tâm tránh xa sự ham muốn trong các món vật dụng, tương tự như mặt trăng thoát khỏi đám mây mù, khi có người nói rằng đệ tử của Sa-môn Gotama, cũng sẽ đồng tán thán rằng “đức Thế Tôn quả thật là bậc Toàn giác có thể dạy bảo các đệ tử từ bỏ thực hành sự thừa tự tài vật, chuyển sang thực hành của người sự thừa tự Pháp, Ngài không bị các bậc trí chỉ trách và khiển trách. Học giả biết phần giải thích trong câu này như thế này, chi tiết còn lại được biết theo cách trái ngược với cách được đề cập trong kaṇhapakkha [phần đen, bất thiện]. Khi thuyết giảng lợi ích trong việc hành theo lời huấn từ này như vậy, bây giờ khi ban lời huấn từ ấy đức Thế Tôn đã thuyết rằng: “tasmātiha me, bhikkhave … pe … no āmisadāyādā [Do vậy, ở đây, này các tỳ khưu, hãy là người thừa tự giáo Pháp của Như Lai, đừng là người thừa tự tài vật. Ta có lòng bi mẫn với các ông (và nghĩ) rằng: ‘Làm sao để các đệ tử của Ta trở thành người thừa tự giáo Pháp, không phải trở thành người thừa tự tài vật]”
[30] Sau khi đức Thế Tôn ban lời huấn từ này như vậy, bây giờ để tán dương chư Tăng đã thực hành các pháp hành của những người thừa tự Pháp ấy, Ngài đã nói rằng “idhāhaṃ, bhikkhave v.v, [ở đây, này các tỳ khưu]”. Thật vậy, tất cả các Tỳ kheo một khi đã nghe những lời tán thán của Thế Tôn thì đều cùng nhau thực hành nhằm chính mục đích đó.
Trong câu đó từ idha này là một phân từ. Bhuttāvī là người đã thọ dụng. tức là katabhattakicco [đã thọ thực xong]. Pavārito nghĩa là [đức Thế Tôn] đã ngăn vật thực bằng pavāraṇā [việc ngăn chặn] khi đã ăn uống no đủ. tức là đã thọ dụng no đủ nên ngăn vật thực hoặc đã no rồi. Pavāraṇā [lời thỉnh cầu, xin phép, ngăn chặn] có 4 loại: vassaṃvuṭṭhapavāraṇā, paccayapavāraṇā, anatirittapavāraṇā yāvadatthapavāraṇā. Trong 4 loại pavāraṇā thì pavāraṇā này: ‘này chư tỳ khưu, đối với tỳ khưu sống qua mùa mua [an cư] Như Lai cho phép thỉnh cầu dựa trên 3 tình huống như vậy…[9]” được gọi là sự thỉnh cầu của vị tỳ khưu đã an trú mùa mưa [vassaṃvuṭṭhapavāraṇā]; ‘Kính bạch Ngài, tôi muốn xin phép Tăng chúng về [việc dâng] dược phẩm suốt 4 tháng.[10]’ và ‘ngoài trừ lời thỉnh cầu tiếp tục, ngoại trừ có sự thỉnh cầu đến trọn đời.[11]’ đây gọi là paccayapavāraṇā; ‘vị tỳ khưu gọi là [ngăn vật thực dâng thêm] là việc thọ dụng được ghi nhận, vật thực được ghi nhận, người thí chủ đứng trong tầm tay [2,5 ratana khoảng 1 mét 25] dâng lên vật thực, và sự khước từ [ngăn chặn] được ghi nhận, vị ấy gọi là đã ngăn vật thực.[12]’ đây được gọi là anatirittapavāraṇā; Thí chủ đã tự tay làm hài lòng và toại ý chúng tỳ khưu bằng các loại thức ăn thượng hạng loại cứng và loại mềm [ngăn vật thực dâng thêm].[13]” đây gọi là yāvadatthapavāraṇā. Pavāraṇā khi đã đủ no Ngài muốn đề cập đến trong trường hợp này, bởi nhân đó nên Ngài đã nói rằng ‘pavārito [thoả mãn, hài lòng] nghĩa là [đức Thế Tôn] đã ngăn vật thực [dâng thêm] bằng sự khước từ khi đã ăn uống no đủ.
Paripuṇṇo [đầy đủ, trọn vẹn] nghĩa là được đầy đủ với vật thực. Pariyosito [kết thúc, chấm dứt, hoàn thành] nghĩa là vật thực đã hoàn tất [đã thọ dụng xong], trong từ pariyosito này nên biết rằng Ngài đã bỏ từ bhojano [vật thưc]. Như Lai nên thọ dụng chừng nào (sẽ) thọ dụng chừng ấy, hành động là việc thọ dụng của Như Lai đã hoàn tất. Suhito nghĩa là đã no rồi, hơn nữa suhito còn có ý nghĩa có được sự an lác do không có khổ vì đói. Yāvadattho nghĩa là sự cần thiết về vật thực của Như Lai có chừng nào, tất cả sự cần thiết đó Như Lai đã đạt được rồi. Trong các từ đó [bhuttāvī pavārito paripuṇṇo pariyosito suhito yāvadattho] thì 3 từ sau có ý nghĩa như 3 từ đầu. Bởi vì vị tỳ khưu chấm dứt [thọ dụng vật thực], vị ấy gọi là đã thọ dụng xong; và vị tỳ khưu nào đã no, vị ấy gọi là ngăn vật thưc [dâng thêm] bằng việc khước từ khi đã ăn uống no đủ; vị tỳ khưu đã ăn uống no đủ, vị ấy gọi là đã đầy đủ. Lại nữa, 3 từ đầu có ý nghĩa tương tự như 3 từ sau. Bởi vì vị tỳ khưu đã thọ dụng xong, cho nên mới gọi là chấm dứt [thọ dụng vật thực]; do vị tỳ khưu ngăn vật thực, cho nên mới gọi là đã no; bởi vì vị ty khưu đã đầy đủ, cho nên mới gọi là đã ăn uống no đủ; Vì lý do này học giả nên biết rằng đã xác định ý nghĩa của tất cả từ đó rồi mới thuyết giảng.
Từ siyā sử dụng với ý nghĩa là một phần và suy đoán. Sử dụng với ý nghĩa một phần: “Địa giới ở bên trong cũng có, ở bên ngoài cũng có.[14]” sử dụng với ý nghĩa suy đoán: “có thể sẽ có một vị tỳ khưu nọ phạm tội.[15]” Trong trường hợp này sử dụng cả hai ý nghĩa. Đồ ăn khất thực còn dừ tàn gọi là đồ ăn còn thừa, cần được quăng bỏ, đồ ăn còn dư thừa và đồ ăn cần vứt bỏ, tức là không cần làm gì nữa. Từ atha [phân từ] là tamhi kāle [trong thời gian đó]. Jighacchādubbalyaparetā nghĩa là đói lả, sự yếu ớt, và kiệt sức là bị chế ngự, bị hành hạ, bị theo sau. Ở đó, một số vị tỳ khưu thậm chí đói 8 ngày, 10 ngày vẫn chưa kiệt sức, vẫn có thể chế ngự được sự đói, nhưng 2 vị này không như vậy để trình bày nhân quả như đã được thuyết, cho nên đức Thế Tôn mới thuyết cả 2 trạng thái [đói lả và kiệt sức]. Tyāhaṃ chia thành te ahaṃ [Như Lai có thể nói với hai vị ấy]. sace ākaṅkhatha nghĩa là nếu cả hai ông ước muốn.
Appaharite: Không có rau cải xanh tươi nảy mầm [gồm nơi có cỏ xanh], ở nơi không có cỏ, thường chết bởi vì bị những vắt cơm rơi xuống đè lên, ở nơi vứt bỏ đồ ăn khất thực thành đống, cỏ xanh không chết hết, dù nơi đó không có cỏ, hoặc có nhiều cỏ đi nữa thì đức Thế Tôn cũng xác định rằng appaharite đó. Từ appaharite đó đức Thế Tôn thuyết để không cho vị tỳ khưu xâm phạm điểu học về phá hoại thảo mộc [bhūtagāma-sikkhāpada].
Appāṇake: Không có các sinh vật nhỏ là trong hồ nước lớn, không có sinh vật nhỏ sẽ chết bị các vắt cơm rơi xuống, thật vậy chinh ở nơi ít nước trộn lẫn với vật thực thì những sinh vật nhỏ bé sẽ chết, nhưng ở nơi có hồ nước lớn thì những sinh vật nhỏ sẽ không chết. Vì bảo vệ sự sống của các loài chúng sanh như đã nói mà đức Thế Tôn đã thuyết như vậy. Opilāpessāmi: sẽ vứt bỏ, nghĩa là sẽ cho chìm xuống.
Tatrekassā: trong số 2 vị tỳ khưu ấy, một vị [đã suy nghĩ như vầy…] nhưng đức Thế Tôn thuyết cho vị chú tâm lắng nghe Pháp thoại rồi suy tư đi suy tư lại thường xuyên. Trong cụm từ vuttaṃ kho panetaṃ, từ vuttaṃ [được sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau] là: (1) xuống tóc như trong câu: “Bà-la-môn trẻ tuổi tên là kāpaṭika đã xuống tóc.[16]” (2) do gieo trồng như trong câu: “Những hạt giống mùa xuân được gieo trong một cánh đồng sẽ mau chóng nảy mầm như thế nào v.v[17]”; (3) nói thuyết như trong câu: “Đức Thế Tôn đã nói lời này, bậc A-ra-hán đã nói lời này v.v”; nhưng trong trường hợp này học giả nên biết rằng từ vuttaṃ được sử dụng với ý nghĩa nói thuyết. Trong câu vuttaṃ kho panetaṃ đó được giải thích như này kathitaṃ kho panetaṃ [nhưng đức Thế Tôn đã thuyết lời này…]. Āmisaññataraṃ nghĩa là tài vật là bất kỳ vật dụng nào, trong số tài vật đó là bốn món vật dụng [paccaya]. Yadidaṃ là phân từ, và có hình thức như thế đó đó trong các tính [liṅga], ngữ cách [vibhatti] và ngữ số [vacana], học giả cần biết cách sử dụng cho đúng ý nghĩa với tính [liṅga], ngữ cách [vibhatti] và ngữ số [vacana] đó. Nhưng trong trường hợp này từ yadidaṃ đó có ý nghĩa ngang bằng yo eso. Có lời giải thích như sau đồ ăn khất thực là một loài tài vật. Yaṃnūnāhaṃ gồm sādhu vatāhaṃ [thật lành thay tôi…]. Evaṃ nghĩa là trải qua đêm ngày [để thời gian trôi qua] giống như khi con người để khoảnh khắc trôi qua lúc lúc bấy giờ. Vītināmeyyaṃ nghĩa là có thể…cho chấm dứt là có thể cho trôi qua.
So taṃ piṇḍapātaṃ nghĩa là vị tỳ khưu không thọ dụng thức ăn khất thực, bằng hình thức người nhân loại cùng với chư Thiên đáng được tiếp nhận bằng đầu (thức ăn) còn sót lại từ Thiện Thệ [thọ dụng] hy vọng trở thành người thừa tự Pháp, sau khi quán xét đến tương tự với hạng người bị lửa cháy trên đầu cần phải để cho đêm ngày trôi qua như vậy bằng chính sự đói lả và sự yếu ớt.
Trong lúc này atha dutiyassa có sự tóm tắt như sau nếu vị tỳ khưu đó suy nghĩ rằng lành thay ta -nt- có thể để ngày đêm trôi qua, cũng có thể nghĩ như vầy, thật khó khăn để người xuất gia tìm kiếm vật thực trong làng đầy thú dữ là ngũ dục [pañcakāmaguṇa], tương tự như việc kiếm tìm dược phẩm trong rừng nhiều thú dữ, nhưng thực phẩm này thoát khỏi hoàn toàn lỗi lầm từ việc tìm kiếm như đã trình bày và thực phẩm còn thừa lại của Thiện Thệ, giống như thanh niên Sát-đế-lỵ được sinh ra từ cả hai phía [bên cha và bên mẹ]. Lại nữa, thực phẩm của vị tỳ khưu không nên thọ dụng bởi 5 nguyên nhân là (1) đồ vật không nên thọ dụng bởi người cúng dường không biết hổ thẹn là vật thực của hạng người không sợ tội lỗi; (2) đồ vật không nên thọ dụng bởi thực phẩm phát sanh không thanh tịnh là phát sanh từ việc gợi ý của tỳ khưu ni và việc ca ngợi giới hạnh không có thật [nơi bản thân]; (3) đồ vật không nên thọ dụng vì lòng thương tưởng chủ sở hữu là vị tỳ khưu sở hữu thực phẩm đang đói; (4) Thậm chí vị tỳ khưu sở hữu thực phẩm đã no nhưng thực phẩm ấy cũng không nên thọ dụng vì lòng thương tưởng đến các đệ tử v.v, của vị ấy (do) các đệ tử hoặc những người xung quanh (vị ấy) sống nương tựa vật thực đó cũng đang đói. (5) Dầu họ đã no đã thỏa mãn, những thực phẩm đó cũng không nên thọ dùng do không có đức tin là vị tỳ khưu sở hữu vật thực không có đức tin. Bậc trí nên dứt khỏi hoàn toàn 5 nguyên nhân đó. Bởi vì, đức Thế Tôn là vị đứng đầu tất cả hạng người biết hổ thẹn, vật thực phát sanh được trong sạch, và đức Thế Tôn cũng đã no thỏa mãn rồi, những người khác mong chờ riêng biệt [thực phẩm] cũng không có, người nào trong thế gian có đức tin, và đức Thế Tôn cùng là người đứng đầu những người đó, và vị tỳ khưu khi suy tư như vậy mới thọ dụng vật thực ây -nt- để cho ngày và đêm trôi qua. Chỉ bấy nhiêu [nguyên nhân đã được nói đến] dầu vị tỳ khưu nào không thọ dụng [thực phẩm dư tàn của Thiện Thệ] nhưng thực hành Sa-môn pháp, vị tỳ khưu đó gọi là chỉ không thọ dụng vật thực nên thọ dụng; còn vị tỳ khưu nào sau khi thọ dụng [thực hành Sa-môn Pháp], vị tỳ khưu đó gọi là như thật thọ dụng vật thực. Không có sự khác biệt trong vật thực, nhưng có sự khác biệt đối với hạng người, cho nên khi thuyết về sự khác biệt đó đức Thế Tôn đã nói kiñcāpi so v.v.
Trong từ đó thì kiñcāpi là một phân từ, được sử dụng với ý nghĩa chấp thuận, và sử dụng với ý nghĩ tán thán, khen ngợi. Chấp thuận điều gì? Để việc thọ dụng của vị tỳ khưu đó không có lỗi lầm. Tán thán điều gì? Sau khi thọ dụng thực hành Sa-môn Pháp. Có lời giải thích như thế này: vị tỳ khưu ấy thọ dụng vật thực đáng thọ dụng rồi thực hành phận sự cần phải thực hành. Atha kho asuyeva me purimo bhikkhū [như vậy, nhưng đối với Ta, vị tỳ khưu đầu tiên] nghĩa là vị tỳ khưu đầu tiên khước từ thọ dụng vật thực đó để thực hành Sa-môn Pháp của Như Lai giống như người có lòng dũng cảm vượt trội trong số 2 vị đệ tử là người can đảm và giống như bậc hiền trí vượt trội trong số 2 vị đệ tử là bậc trí, (vị ấy) gọi là đáng được cung kính hơn, và đáng được tán thán hơn. được nói rằng đáng được cung kính hơn, và đáng được tán thán hơn vị tỳ khưu thứ 2.
Bây giờ khi ngài nêu ra nguyên nhân để giải thích ý nghĩa đó, đức Thế Tôn mới thuyết lời này: taṃ kissa hetu [do nguyên nhân nào?], lời ấy được giải thích thêm như sau trong câu đó các ông có thể có [điều nghi ngờ] rằng vì sao? vị tỳ khưu đó đáng được cung kính hơn, và đáng được tán thán hơn? (Giải đáp) tañhi tassā bởi vì (vị ấy) ngăn vật thực đó trong thời gian dài sẽ đưa đến sự thiểu dục -nt- đưa đến tinh cần, tinh tấn đối với vị tỳ khưu ấy. Sẽ đưa đến như thế nào? Là vị tỳ khưu đó nếu trong giai đoạn kế tiếp sẽ khởi lên tham muốn, ác dục hoặc sự đa dục trong các vật dụng. Rồi sau đó vị tỳ khưu [vị khác] quán xét thấy như vậy sẽ ngăn vật thực ‘ở đây thưa Ngài, Ngài ngăn vật thực dầu là tàn thực của Thiện Thệ, cũng vẫn khởi lên ước muốn thế này’. đây là cách trong việc ngăn chặn sự không đoạn giảm sự không biết đủ đã sanh, việc khước từ vật thực đó sẽ đưa đến sự đoạn giảm, sự biết đủ, và ít tầm cầu của vị ấy. Subharatāyā [sự dễ dàng trong sự cấp dưỡng] này giải thích như sau: một vài vị tỳ khưu trong Pháp và Luật này khó khăn trong sự cấp dưỡng, khó khăn trong việc ăn uống của chính mình, và cả người hộ độ, còn một số vị dễ dàng trong việc cấp dưỡng, dễ dàng trong việc ăn uống của chính mình và cả người độ. Tại sao? Vị tỳ khưu nào nhận được vật thực chua v.v, vẫn tìm kiếm vật thực khác như những loại vật thực có vị không chua v.v, vật thực đã nhận được ở nhà này vứt bỏ để ở nhà khác, đi quanh quẩn đến hết giờ rồi mang bất không trở về chùa ngủ, vị tỳ khưu này được xem là khó cấp dưỡng đối với chính mình. Còn vị tỳ khưu nào mặc dầu thí chủ cúng dường gạo thơm, thịt và cơm v.v, sau khi đổ đầy trong bình bát nhưng vị ấy vẫn tỏ ra ủ rũ và không hài lòng, còn hơn thế nữa (vị ấy) chê khinh thực phẩm đó trước mặt thí chủ, các người cúng dường cái gì vậy, mới bố thí cho những vị Sa-di và gia chủ [khác] [một cách mỉa mai] vị tỳ khưu này được xem là người khó cấp dưỡng đối với người hộ độ. Những người dân làng sau khi nhìn thấy (vị ấy) đi vào, họ đều cùng nhau xa lánh tránh mặt từ đằng xa, bằng suy nghĩ khiển trách rằng (vị tỳ khưu này) khó cấp dưỡng chúng tôi không thể cấp dưỡng cho Ngài được. Còn vị tỳ khưu nào nhận được bất kỳ loại vật thực nào dầu thuộc loại thượng vị hoặc loại tầm thường, có tâm biết đủ thọ dụng vật thức ấy rồi trở về chùa làm nhiệm vụ của chính mình (tiếp tục) vị tỳ khưu này được xem là vị dễ cấp dưỡng đối với bản thân. và vị tỳ khưu nào không chê khinh sự bố thí của người khác ít hay nhiều, dầu tốt hay xấu, có tâm hoan hỷ, khuôn mặt sáng trong thọ dụng vật thực đó trước mặt thí chủ rồi mới từ từ rời đi, vị tỳ khưu này được xem là vị tỳ khưu dễ cấp dưỡng đối với người hộ độ, dân làng khi nhìn thấy vị thấy đồng rủ nhau vui mừng hớn hở Ngài đại đức của chúng ta là người dễ cấp dưỡng, sống thiểu dục, dầu với chút ít vật thực chúng tôi sẽ cấp dưỡng cho Ngài, khi đã đồng thuận cùng nhau hộ độ cấp dưỡng.
Với hạnh nghiệp đó nếu trong thời kế tiếp sẽ khởi lên suy nghĩ với phương thức sẽ làm người khó cấp dưỡng kể cả chính bản thân và cả những người hộ độ. Khi ấy vị tỳ khưu khác quán xét thấy vậy cũng sẽ trợ giúp bằng gậy móc câu là việc ngăn vật thực này “này Ngài, Ngài ngăn vật thực còn sót lại của Thiện Thệ, vẫn khởi lên suy nghĩ này”. Khi đó việc ngăn vật thực sẽ dẫn đến sự dễ dàng trong việc cấp dưỡng đối với vị ấy. Và nếu như ông sẽ khởi lên sự lười biếng, vị tỳ khưu khác sẽ trợ giúp bằng gậy móc câu [aṅkusa] tương tự – ‘này Ngài, Ngài ngăn vật thực còn sót lại của Thiện Thệ, khi ấy dầu bị đói lả, yếu ớt và kiệt sức bao trùm vẫn thực hành Sa-môn Pháp được [thế nào] hôm nay mới quay trở lại sự biếng nhác’ khi vậy việc khước từ lâu dài sẽ đưa đến sự ít tầm cầu -nt- đưa đến sự tinh cần, tinh tấn như đã trình bày.
Năm đức hạnh [sự ích tầm cầu, sự biết đủ, sự đoạn giảm, sự dễ dàng trong việc cấp dưỡng và sự tinh tấn và sự ra sức nỗ lực] của vị tỳ khưu đó trọn vẹn như vậy, cũng sẽ trợ giúp cho mười kathāvatthu [mười loại lời nói có ích cho sự giải thoát] tròn đủ như thế nào? Trong số 5 đức hạnh đó 3 loại kathāvatthu là sự ít tầm cầu, sự biết đủ và sự ra sức nỗ lực đến từ Pālī kết thành pháp đoạn giảm [sallekhadhamma]. bởi vì pháp này cũng là tên gọi của tất cả kathāvatthu. Như đức Thế Tôn đã nói: “Này Ānanda, lời nói này liên quan đến sự giảm thiểu, thuận lợi cho việc cởi mở tâm [thoát khỏi phiền não], đưa đến hoàn toàn nhàm chán, đưa đến việc xa lìa tham ái, đưa đến đoạn diệt, đưa đến sự tịch diệt, đưa đến sự tịch tịnh, đưa đến chánh trí, đưa đến sự giác ngộ, đưa đến Niết-bàn [đoạn tận hoàn toàn phiền não]. Lời nói đó là gì? tức là lời nói về ít ham muốn.[18]” Sự giảng giải này năm đức hạnh trọn vẹn cũng sẽ trợ giúp cho mười kathāvatthu trọn vẹn được như thế. Mười kathāvatthu tròn đủ sẽ trợ giúp 3 giới học trọn vẹn.
Thế nào? trong 10 kathāvatthu đó. Bốn lời nói này gồm lời nói về về ít ham muốn, lời nói về sự tự biết đủ, lời nói về giới, nhiếp hợp thành tăng thượng giới [adhisīlasikkhā]. Ba lời nói này gồm lời nói về sự tĩnh lặng, lời nói về việc khởi sự tinh tấn, lời nói về định, nhiếp hợp thành tăng thượng tâm học [adhicittasikkha]. Ba lời nói này gồm lời nói về tuệ, lời nói về giải thoát, lời nói về trí tuệ và tri kiến giải thoát; nhiếp hợp thành tăng thượng tuệ học [adhicittasikkha].
Mười kathāvatthu trọn vẹn sẽ hỗ trợ 3 học giới [sikkhā] trọn vẹn như vậy. Ba học giới trọn vẹn sẽ hỗ trợ cho 5 pháp uẩn vô học [asekkhadhammakkhandha] trọn vẹn. Như thế nào? Tăng thượng giới học trọn vẹn sẽ chính là giới uẩn bậc vô học [asekkho], tăng thượng tâm học trọn vẹn chính là định uẩn bậc vô học, tặng thượng tuệ học trọn vẹn chính là tuệ uẩn, giải thoát và giải thoát tri kiến bậc vô học, nhiếp hợp 3 giới học trọn vẹn hỗ trợ cho cho 5 pháp uẩn vô học [asekkhadhammakkhandha] như vậy. 5 pháp uẩn vô học [asekkhadhammakkhandha] trọn vẹn cũng sẽ hỗ trợ cho bất tử Niết-bàn trọn vẹn. Ví như, trên đỉnh núi một đám mây khổng lồ ngưng tụ tạo thành mưa trút xuống đỉnh núi, chảy xuống hang núi, khe núi, thung lũng; khi hang núi, khe núi, thung lũng được tràn đầy (sẽ) chảy xuống đầm lầy; khi đầm lầy được tràn đầy (sẽ) chảy xuống ao hồ; khi ao hồ được tràn đầy (sẽ) chảy xuống sông nhỏ; khi sông nhỏ được tràn đầy sẽ chảy ra sông lớn; khi sông lớn được tràn đầy (sẽ) chảy ra biển lớn, đại dương được tràn đầy như thế nào. Năm đức hạnh này của vị tỳ khưu cũng tương tự như thế ấy là khi đã tròn đủ cũng sẽ trợ giúp cho ân đức Pháp bắt đầu từ 10 kathāvatthu cho đến bất tử Niết-bàn trọn vẹn, vị tỳ khưu thực hành pháp hành của việc thừa tự Pháp sẽ đạt được sự thừa tự Pháp tối thượng bằng cách như đã nói. Đức Thế Tôn thấy được lợi ích này nên Ngài đã nói rằng: “taṃ kissa hetu tañhi tassa, bhikkhave, bhikkhuno [điều đó do nhân gì? do điều đó sẽ đưa đến… đối với vị tỳ khưu ấy, này chư tỳ khưu].”
Như vậy, đức Thế Tôn sau khi nêu ra nguyên nhân làm cho tỳ khưu đó là vị đáng được cung kính, và đáng được tán thán hơn, bây giờ khi nhấn mạnh cho vị tỳ khưu ấy để đưa đến như thế nên Ngài đã nói rằng: “tasmātiha me bhikkhave” v.v. Ngài đã nói như thế nào? do nguyên nhân vị tỳ khưu thọ dụng vật thực đó rồi thực hành Sa-môn Pháp xa lạ từ gốc rễ năm ân đức Pháp này, còn vị tỳ khưu không thọ dụng rồi thực hành sẽ là người dự phần của ân đức pháp này, vì thế này chư tỳ khưu các ông hãy -nt- đừng là người thừa tự tài vật.
idamavoca bhagavā nghĩa là đức Thế Tôn đã thuyết lời này là giảng giải của bài kinh này kể từ khi kết thúc câu chuyện cho đến đừng là người thừa kế tài vật. idaṃ vatvāna sugato nghĩa là và khi thuyết giảng bài Kinh này, đức Thế Tôn đã được hồng danh Sugato, bởi vì tiến hành thực hành một cách đẹp sẽ sáng chói. uṭṭhāyāsanā vihāraṃ pāvisī nghĩa là sau khi Ngài đứng dậy rời khỏi chỗ ngồi tối thượng của Phật có người trải ra cúng dường rồi trở về Mahāgandhakuṭi của Ngài. Trong khi hội chúng vẫn chưa giải tán để trở về, tại sao? Do tán dương Giáo pháp.
Được biết rằng chư Phật khi Ngài trở về trú xứ trong khi thời pháp vẫn chưa kết thúc, Ngài trở về trú xứ với 2 nguyên nhân là để tán dương hạng người [puggala], để tán dương Giáo pháp. Khi Ngài trở về để tán dương hạng người [puggala], Ngài suy nghĩ như vầy – “Chư tỳ khưu tiếp nhận học xiển thuật [uddesa] này, mà Như Lai đã trình bày vắn tắt, nhưng vẫn chưa giải thích chi tiết, sẽ cùng nhau đến hỏi trưởng lão Ānanda hoặc trưởng lão Mahākaccāyana, cả 2 vị ấy sẽ giải thích cặn kẽ chi tiết bằng trí của Như Lai, từ đó mà chư tỳ khưu tín thọ Giáo pháp, sẽ trở lại hỏi Như Lai thêm nữa, Như Lai sẽ tán thán cả 2 vị ấy cùng chư tỳ khưu tin thọ Giáo pháp ấy rằng ‘này chư tỳ khưu Ānanda khéo giải thích, Kaccāyana khéo giải thích, ý nghĩa này dầu các ông hỏi Như Lai, Như Lai cũng sẽ giải thích ý nghĩa ấy tương tự như thế đó. Từ đó chư tỳ khưu cũng sẽ khởi lên sự kính trọng đối với 2 vị trưởng lão rồi đi đến họ. Cả 2 vị trưởng lão cũng sẽ hướng dẫn chư tỳ khưu trong ý nghĩa và pháp, chư tỳ khưu ấy do 2 vị hướng dẫn sẽ cùng nhau thực hành 3 giới học [sikkhā] để đạt đến sự chấm dứt khổ đau.
Khi Ngài trở về để tán dương Giáo pháp, Ngài sẽ suy nghĩ giống như suy nghĩ chính ở chỗ đó, khi Như Lai trở về trú xứ, trưởng lão Sārīputta ngồi giữa hội chúng sẽ thuyết pháp khiển trách về sự thừa tự tài vật và tán dương sự thừa tự Pháp tương tự, pháp thoại này mà Ta, cả 2 thuyết giảng đã thuyết giảng theo đồng một quan điểm, sẽ là một bài giảng tuyệt vời và nặng nề [có tầm quan trọng] như cái lọng bằng đá, sẽ giống như một con tàu neo đậu tại bến cảng, với ý nghĩa vượt qua bốn dòng nước lớn [ogha], và sẽ như cỗ xe được kéo bởi bốn ngựa thuần, với ý nghĩa làm nhân dẫn đến cõi trời. Ngoài ra, như thể khi đức vua ban hành luật giữa dân chúng, một người phạm tội như thế này phải bị phạt chừng ấy tiền, rồi rời khỏi ngai vàng quay trở về lâu đài, viên quan đại thần ngồi tại chỗ đó sẽ thi hành luật ấy cho được diễn ra theo lời của đức vua ban như thế nào, bài thuyết pháp Ta giảng dạy cũng tương tự thế ấy, trưởng lão Sārīputta giữa hội chúng sẽ tỏ lòng tôn kính. Những bài thuyết pháp mà Như Lai và Sariputta đã thuyết, theo trí [mati] của cả 2 người chúng ta sẽ chói sáng mạnh mẽ, tựa như mặt trời vào buổi trưa. Khi tán dương Giáo pháp ở tại chỗ này đức Thế Tôn mới đứng dậy từ Phật tọa trở về Hương phòng.
Lại nữa, ở vị trí như vậy cần phải biết rằng đức Thế Tôn biến mất từ trên Phật tọa, Ngài trở về chỗ trú ngụ bàng năng lực tâm, bởi nếu đức Thế Tôn đi bằng thân giữa hội chứng ở đây, có thể xoay quanh đức Thế Tôn. Hội chúng ấy giải tán một lúc rồi muốn hội hợp lại nữa, do đó, đức Thế Tôn trở về bằng chính lực tâm.
[31] Khi ấy đức Thế Tôn trở về Hương phòng bằng trạng thái ấy, trưởng lão Sārīputta ngồi ở chỗ đó muốn tán thán Giáo pháp ấy theo ý nguyện của đức Thế Tôn, nên Ngài đã nói lời này. Ở đó āyasmā là từ để gọi người yêu quý. Sārīputta là tên của trưởng lão, cũng vậỵ hồng danh đó đến từ mẫu thân [của trưởng lão Sāriputta] không phải đến từ phái thân phụ, bởi vì trưởng lão là con trai của Bà-la-môn Sārī, cho nên Ngài được gọi là Sārīputta. Acirapakkantassa: vừa mới rời khỏi không bao lâu. āvuso bhikkhave [này chư hiền giả tỳ khưu]: các đức Thế Tôn khi gọi các đệ tử của Ngài, cũng sẽ gọi là bhikkhave [này chư tỳ khưu] phía các đệ tử nghĩ rằng tất cả chúng ta đừng ngang bằng với các chư phật như vậy (khi gọi nhau), trước đó cũng nói rằng āvuso [này hiền giả] sau này gọi nhau là bhikkhave [này chư tỳ khưu]. Tỳ kheo Tăng mà chư Phật gọi cũng sẽ đáp là bhadante [bạch Ngài], các Tăng chúng đệ tử gọi nhau sẽ đáp là āvuso [này hiền giả].
Kittāvatā trong câu kittāvatā nu kho, āvuso này là từ để xác định, này hiền giả với chừng ấy lý do? Nu là được sử dụng với ý nghĩa của câu hỏi, kho chỉ là phân từ. satthu pavivittassa viharato nghĩa là khi bậc Đạo sự sống an trú với 3 viveka [sự viễn ly] là thân viễn ly [kāyaviveka], tâm viễn ly [cittaviveka] và sanh y viễn ly [upadhiviveka]. vivekaṃ nānusikkhanti nghĩa là không tùy học 3 viễn ly, dầu bất kỳ sự viễn ly nào. āmisadāyādāva honti nghĩa là trưởng lão Sārīputta hỏi ý nghĩa này cùng chư tỳ khưu, cả ở phần thiện (pháp thiện) cũng cách này [esa nayo sukkapakkhepī].
Khi trưởng lão thuyết như vậy, chư tỳ khưu mong muốn lắng nghe ý nghĩa đó, nên Ngài đã nói rằng dūratopi kho [từ xa đến] v.v. nghĩa là một số từ ngoài thành đến, một số từ vùng nông thôn đến. Santike: ở gần. Aññātuṃ: để được biết, để được hiểu. āyasmantaṃyeva sāriputtaṃ paṭibhātū [trưởng lão Sariputta thuyết giảng nghĩa lý câu nói ấy] nghĩa là hãy làm nhiệm vụ phần của Ngài Sariputta, xin Ngài trưởng lão Sāriputra làm sáng tỏ [giảng giải ý nghĩa] cả phần của chính mình nữa. Trong câu này giải thích như sau: việc giải thích ý nghĩa là bổn phận của trưởng lão Sārīputta, còn lắng nghe là phận sự của chúng tôi, lời giải thích như vầy phù hợp với trạng thái của từ. Còn một số thầy A-xà-lê nói là paṭibhātu là dissatu [hãy giải thích]. một số thầy A-xà-lê nhóm khác lại nói la upaṭṭhātu [hãy hiện bày]. Dhāressanti [sẽ nhớ] gồm sẽ học tập. Tiếp sau đó trưởng lão muốn thuyết giảng Giáo pháp cùng chư tỳ khưu nên Ngài đã nói rằng tenahi như thế. Trong từ tenahi đó giải thích rằng từ tena là tatiyāvibhatti [sở dụng cách], từ hi là phân từ. vì nguyên nhân mà các Ngài mong muốn sẽ lắng nghe và tuyên thuyết trở thành trách nhiệm của tôi, do đó xin các Ngài hãy lắng nghe. các chư tỳ khưu tín thọ lời dạy của trưởng lão. Bởi nguyên nhân đó Ngài đã nói rằng “evamāvusoti…paccassosuṃ [Thưa vâng hiền giả, những tỳ khưu ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta].”
Sau đó, Ngài trưởng lão Sārīputta khi thuyết giảng ý nghĩa mà đức Thế Tôn khiển trách người thừa tự tài vật, với 3 tính chất [ākāra] của vị tỳ khưu ấy, nên Ngài đã nói “idhāvuso satthu pavivittassa viharato … pe … ettāvatā kho, āvuso, satthu pavivittassa viharato sāvakā vivekaṃ nānusikkhanti [ở đây, này hiền giả, bậc Đạo sư sống viễn ly -nt- này chư hiền, như vậy là những trường hợp vị Ðạo Sư sống viễn ly, mà các đệ tử không tùy học viễn ly].”
Chỉ bấy nhiêu trưởng lão đã thuyết, đức Thế Tôn khi khiển trách pháp hành của người thừa tự tài vật nào, cả các người có thể bị khiển trách với pháp hành của người thừa tự tài vật ấy. và chính trưởng lão đã hỏi câu hỏi: “kittāvatā nu kho … pe … nānusikkhanti [Này các hiền giả, như thế nào -nt- không tùy học viễn ly].” Ý nghĩa của câu hỏi đó thuộc phần chi tiết mà vị trưởng lão đã khéo thuyết. Tuy nhiên, ý nghĩa đó không ngụ ý rằng đức Thế Tôn cũng phải bị khiển trách. Bởi vì Phật ngôn trình bày rằng: “ahampi tena ādiyo bhavissāmi [thậm chí cả Như Lai cũng sẽ bị khiển trách là người thừa tự tài vật].” Đó là lời chính xác của chính Đức Thế Tôn, người mong muốn giúp đỡ đệ từ không phải là lời nói của Thánh đệ tử, cả trong phần trắng [pháp thiện, sukkapakkhe] cũng cách này. Trong lúc này có sự kết buộc [sự kết hợp ý nghĩa] tuần tự của anusandhi [sự kết nối].
Idha: trong Giáo pháp này. satthu pavivittassa [bậc Đạo sự sẽ viễn ly] nghĩa là bậc Đạo sư sống tách ly với ba sự viễn ly [viveka]. vivekaṃ nānusikkhanti nghĩa là không tùy học, không thực hành cho tròn đủ để thân viễn ly. Nếu trưởng lão nói cả 3 sự viễn ly, câu hỏi sẽ có gì đặc biệt, bởi vì sự viễn ly trong từ vivekaṃ nānusikkhanti [không tùy học viễn ly] đây chỉ là lời nói dự đoán, do đó Ngài mới nói thân viễn ly trong câu này [không tùy học viễn ly], trình bày tâm viễn ly bằng câu yesañca dhammānaṃ [những pháp ấy họ không từ bỏ] và trình bày sanh y viễn ly bằng câu bāhulikā [họ sống trong sự đầy đủ] v.v, lúc này nên biết ý nghĩa vắn tắt như đã giải thích.
yesañca dhammānaṃ trưởng lão nói ngụ ý đến bất thiện pháp có tham v.v, Ngìa sẽ nói theo phương thức như sau: “tatrāvuso lobho ca pāpako [này hiền giả (các pháp bất thiện) tham là ác pháp.” Nappajahanti: không từ bỏ. tức là không thực hành cho trọn vẹn tâm viễn ly. Bāhulikā: thực hành để trở thành người được sung túc về vật dụng có y phục v.v, chư tỳ khưu ấy gọi là sāthalikā [thờ ơ] bởi tôn trọng Giáo pháp cách thờ ơ. okkamane pubbaṅgamā này có lời giải thích rằng 5 pháp ngăn che [nīvaraṇa] gọi là okkamane [sự thâm nhập, đến gần] do làm nhân khiến (trở nên) thấp kém, tỳ khưu đó dẫn đầu bởi 5 pháp ngăn che trọn vẹn. Paviveke là sanh y viễn ly gồm Niết-bàn. Nikkhittadhurā [đặt xuống gánh nặng] nghĩa là có gánh nặng đã được đặt xuống, không thực hiện việc khởi sự tinh tấn để đưa đến chứng đắc Niết-bàn. Chỉ bấy nhiêu lời mà Ngài đã nói rằng không thực hiện sanh y viễn ly cho trọn vẹn.
Trưởng lão Sārīputta khi thuyết không có hạn định chắc chắn bằng chừng ấy lời, bây giờ giới hạn pháp thoại cho chắc chắn nên Ngài đã nói tatrāvuso [ở đây, này hiền giả] v.v. Tại sao? Khi trưởng lão thuyết không hạn định chắc chắn như vậy các đệ từ [bị khiển trách] bởi 3 nguyên nhân, chư tỳ khưu đó cùng nhau than phiền vấn đề đó trưởng lão nói để chỉ trích người khác, không được chỉ trích chúng tôi, nhưng khi trưởng lão thuyết xác định chắc chắn rằng therā [đệ tử là các tỳ khưu trưởng lão], navā [đệ tử là tân tỳ khưu], majjhimā [đệ tử là trung niên tỳ khưu], chư tỳ khưu đó thể hiện sự độ lượng trong vấn đề đó vị trưởng lão nói chúng ta. Giống như khi vua loan báo quần chúng hỗ trợ nhau dọn sạch đường phố trong thành, họ nghi ngờ rằng ai phải dọn dẹp rồi không (ai) xuống tay dọn dẹp. Khi đánh trống thông báo rằng người dân đã phải lau chùi cửa nhà của chính mình, tất cả người dân trong thành sẽ trợ giúp dọn dẹp và trang trí đẹp mắt chỉ trong chốc lát thế nào, ẩn dụ cũng cần biết như thế đó.
Trong câu đó, tatra gồm tesu yoga, sāvanakesu [trong số những đệ tử đó]. Các tỳ khưu được gọi là trưởng lão, trung hạ tỳ khưu muốn nói đến những vị có 10 hạ lạp trở lên. tīhi ṭhānehi: với 3 nguyên nhân. ṭhāna này sử dụng với ý nghĩa vị trí (issariya), mục tiêu = chỗ thiết lập, nơi tồn tại, ngay lập tức và nguyên nhân [kāraṇa] (có ví dụ như sau):- ṭhāna này sử dụng với ý nghĩa vị trí như trong câu: “Thiên chủ Đế thích đã thực hành hạnh nghiệp gì mới đạt được vị trí này.” ṭhāna này sử dụng với ý nghĩa mục tiêu: Vị thiện xảo trong mục tiêu là vị bắn như tia chớp [bắn không trượt mục tiêu]. ṭhāna này sử dụng với ý nghĩa ngay lập tức: “hay Như Lai trả lời ngay (tại chỗ)?[19]” ṭhāna này sử dụng với ý nghĩa nguyên nhân: “nhận biết nguyên nhân diễn tiến do ý nghĩa vận hành.[20]”. Ở đây chỉ sử dụng với ý nghĩa là nguyên nhân. Nguyên nhân được gọi là ṭhāna bởi vì là chỗ thiết lập của kết quả có sự vận hành liên quan đến kết quả đó.
Với nguyên nhân thứ nhất này, trưởng lão chỉ ra rằng gārayhā trong therā bhikkhū gārayhā [đáng bị chỉ trích], các trưởng lão sẽ bị chê bai rằng đã gọi là trưởng lão vẫn không đến sống những trú xứ xa vắng trong những khu rừng, không chấp nhận từ bỏ trú xứ ở gần xóm làng, có sự thỏa thích đồ chúng [ưa thích hội họp], không thực hành thân viễn ly, trong thời gian tân niên và trung niên tỳ khưu các vị này [thực hành] như thế nào? như vậy là đáng bị chê bai này các Ngài.
Với nguyên nhân thứ 2 này các trưởng lão sẽ bị chê bai như vầy, các tỷ kheo này tuy là trưởng lão, những cũng không chấp nhận từ bỏ các Pháp có tham v.v, mà bậc Đạo sư thuyết giảng (cần phải) từ bỏ, sau khi đã ngồi ở một nơi thích hợp không đạt được sự định tâm dầu chỉ trong khoảnh khắc búng móng tay, vào thời tân niên và trung niên tỳ khưu các vị này [thực hành] như thế nào vậy? như vậy là đáng bị chê bai này các Ngài. cần được thực hiện việc kết hợp với ý nghĩa như giải thích như thế.
Với nguyên nhân thứ 3 này trưởng lão chỉ ra rằng này hiền giả, các trưởng lão sẽ bị chê bai rằng tỳ khưu này là trưởng lão, nhưng không để attabhāva được vận hành theo vật dụng sở hữu được, vẫn đắm mình vào trang điểm y phục, bình bát, trú xứ và sắc thân hôi thối, không chấp nhận thực hành sanh y viễn ly, vào thời tân niên và trung niên tỳ khưu các vị này [thực hành] như thế nào vậy? như vậy là đáng bị chê bai này các Ngài, đây là chê bai. Nên biết rằng sự kết hợp ý nghĩa giải thích như vậy. Vào thời tân niên tỳ khưu và trung niên tỳ khưu cũng phương thức này.
Còn ý nghĩa khác biệt như thế này. chư tỳ khưu gọi là trung niên, trưởng lão muốn nói đến tỳ khưu có 5 hạ lạp cho đến vị tỳ khưu có 9 hạ lạp; chư tỳ khưu gọi là tân niên, trưởng lão muốn nói đến những tỳ khưu ít hơn 5 hạ lạp. Giống như trong thời trưởng lão, Ngài muốn nói các tỳ khưu trưởng lão, trong thời tân niên và trung niên tỳ khưu đạt được như thế nào, trong thời gian này cũng như thế là vị tỳ khưu trung niên và tân niên, cần được kết hợp giải thích rằng trong thời gian tân niên đạt được ra sao, trong thời gian là trưởng lão sẽ ra sao, trong thời gian trung niên tỳ khưu và là trưởng lão sẽ ra sao.
[32] Và ý nghĩa trong phần bạch pháp [sukkapakkhe] cũng nên biết theo cách đối nghịch từ những điều đã nói trong phần hắc pháp [kaṇhapakkhe] này. Trong trương hợp này có ý nghĩa vắn tắt, ngoài ra các trưởng lão là người đáng được tán dương, là được nhận sự tán dương do nguyên nhân thứ nhất này như sau: chư tỳ khưu này dầu là trưởng lão cũng vẫn đến sống những trú xứ xa vắng trong những khu rừng xa cả do-tuần, dầu thời gian thích hợp để đi vào gần trú xứ ở gần xóm làng cũng không đi, mặc thân thể già yếu như vậy cũng ra sức nỗ lực, làm cho những thí chủ phát sanh đức tin, trong thời gian tân niên và trung niên tỳ khưu [thực hành] ra sao? các vị ấy đã từ bỏ bất thiện pháp có tham v.v, thực hành trọn vẹn tâm viễn ly.
Với nguyên nhân thứ 2 này, các tỳ khưu là bậc trưởng lão được tán dương,là nhận được lời tán thán rằng vị tỳ khưu này là trưởng lão cao niên, trong thời gian thích hợp ngồi hội họp cùng các đệ tử và các học trò vay quanh sau khi thọ thực (vị ấy) cũng trở về trú xứ [thực hành pháp] buổi chiều (sẽ) đi ra khỏi, đi vào buổi chiều (sẽ) đi ra khỏi vào buổi sáng, thực hành chuẩn bị đề mục biến xứ [kasiṇaparikamma], làm sanh khởi thiền chứng [samāpatti], đạt được đạo-quả, thực hành trọn vẹn tâm viễn ly ở mọi khía cạnh.
Với nguyên nhân thứ 3 này trưởng lão đáng được tán thán, là nhận được sự tán dương rằng trong thời gian trưởng lão cần (sử dụng) y phục mỏng nhẹ tạo cảm giác thoải mái dễ chịu như vải lụa, vải tơ tằm v.v, vị đại trưởng lão cũng vẫn mặc y phấn tảo [paṃsukūla]. Ngài tôn kính Giáo pháp mãnh liệt, đã thoát khỏi pháp ngăn che, chứng nhập sự thể nhập thiền quả [phalasamāpatti], thực hành trọn vẹn sanh y viễn ly [lúc bấy giờ vẫn thực hành đến như vậy], trong thời tân niên và trung niên tỳ khưu [thực hành] như thế nào nữa. Trong lúc trung niên tỳ khưu cũng theo phương thức này.
[33] tatrāvuso [ở đây này hiền giả] có sự liên kết vấn đề như thế nào? Trưởng lão Sārīputta khi khiển trách về pháp hành của người thừa tự tài vật với 9 ākāra và tán thán pháp hành của người thừa tự pháp với 9 ākāra, ngài kết thúc thời pháp với 18 ākāra, để thuyết đến pháp cần đoạn trừ mà Ngài đã nói rằng bậc Đạo sư thuyết việc từ bỏ Pháp nào thì Pháp đó các vị tỳ khưu vẫn chưa từ bỏ được nơi vị tỳ khưu đó, tóm lại Pháp đó Ngài đã nói lời này “tatrāvuso, lobho cā [ở đây, này chư Hiền tham…]” đây là sự kết nối [anusandhi]. Bây giờ, khi thuyết Pháp trực tiếp là Đạo siêu thế, trưởng lão đã thuyết lời này và trong lời này có sự kết nói như sau:
Tatra là từ trình bày đến thời pháp đã thuyết. trong thời pháp đức Thế Tôn đã thuyết bằng phương thức sau: khi bậc Ðạo sư sống viễn ly, các đệ tử không tùy học viễn ly, bằng lời tham là ác pháp và sân là ác pháp, trưởng lão nói cả 2 pháp này là ác pháp, là hạ tiện, do đó pháp này cần được đoạn trừ. Tham và sân đó tham có cùng vị tỳ khưu là người thừa tự tài vật, do nhận được các vật dụng. Còn sân là do muốn thứ gì đó mà không đạt được [thứ mình có lại không muốn], hoặc có do sân hận [trực tiếp] là khi không đạt được sanh lòng thù hận. Tham (sanh khởi) do vật phẩm cúng dường. Sân (sanh khởi) do người không được cúng dường hoặc người nhận được vật phẩm cúng dường không vừa lòng. Do tham làm cho [bất thiện] pháp trong 9 gốc tham ái [taṇhā] được trọn vẹn, bởi sân mới làm cho 5 sự bỏn xẻn được trọn vẹn.
Bây giờ, khi trình bày phương pháp làm phương tiện đoạn trừ tham và sân đó, trưởng lão Sārīputta đã nói rằng lobhassa ca dosassa ca pahānāya [diệt trừ tham và sân]. Lời của trưởng lão ấy có ý nghĩa rằng thực hành con đường trung đạo để diệt trừ tham và sân đó là ác pháp. lời này trưởng lão muốn nói đến Đạo. Bởi vì Đạo sẽ không đến gần 2 thái cực này, tham là một thái cực, sân là một thái cực, hoàn toàn dứt khỏi 2 thái cực này. Do đó, mới gọi là thực hành con đường trung đạo [majjhimā paṭipadā]. gọi là trung đạo bởi sống giữa 2 thái cực đó gọi là thực hành [paṭipadā], vì người muốn đạt đến Niết-bàn phải thực hành. Kāmasukhallikānuyogo [sống trụy lạc trong các dục] là một thái cực, attakilamathānuyogo [sống hành khổ bản thân] là một thái cực, sassatadiṭṭhi [thường kiến] là một thái cực, ucchedadiṭṭhi [đoạn kiến] là một thái cực. Do đó bậc trí cần làm cho rõ ràng bằng cách thức thứ nhất.
Trưởng lão Sārīputta tán dương chính con đường thực hành này bằng từ cakkhukaraṇī [tịnh nhãn sanh], bởi vì đạo lộ đó vận hành đưa đến việc thấy được các sự thật [sacca], với ý nghĩa pháp dẫn dắt cái thấy, cho nên được gọi là cakkhukaraṇī [tịnh nhãn sanh], vận hành để biết được các sự thật [sacca] với ý nghĩa làm nhân làm cho biết rõ bởi nhân ấy gọi là ñāṇakaraṇī [trí sanh khởi]. vận hành đưa đến sự tịch tịch làm cho tất cả phiền não có ái luyến [rāga] vắng lặng, vận hành đưa đến thắng trí [abhiññā] do làm nhân để nhận thấy cả 4 sự thật là pháp đáng biết rõ [do thực hành]. Đao gọi là sambodha [sự giác ngộ] thực hành con đường trung đạo được vận hành đưa đến sự giác ngộ, do vận hành đưa đến lợi ích cùng Đạo đó. Thật sự chính Đạo đó được vận hành đưa đến lợi ích cùng Đạo. Được gọi là Niết-bàn do làm phận sự mà Đạo cần làm, nhưng đạo lộ thực hành Ngài đã nói gọi là vận hành đưa đến Niết-bàn, do cùng vận hành đưa đến sự tác chứng là làm cho chứng ngộ Niết-bàn đó, nên Ngài đã nói cùng vận hành đưa đến Niết-bàn. Đây là điểm cốt yếu của vấn đề này. Sự giải thích khác ngoài ra làm cho trì hoãn.
Bây giờ, trưởng lão muốn thuyết tóm tắt con đường trung đạo nên đã hỏi rằng “katamā ca sā [và này chư hiền con đường trung đạo ấy là gì]” đáp bằng cách ayameva [chính con đường (thánh đạo tám chi phần)]. Ở đó, ayameva [chính con đường này] là từ nhấn mạnh [ngăn từ khác]. Trưởng lão đã nói lời này để khước từ đạo lộ [đưa đến Niết-bàn] khác, để chỉ rằng đạo lộ đó là độ lộ chung đối với đức Phật, Phật-độc-giác, và chư Thánh thinh văn đệ tử của đức Phật. Lời này phù hợp với Phật ngôn sau: “Chính đạo lộ này, không có độ lộ khác, đưa đến sự thanh tịnh của tri kiến.[21]” Đạo lộ này gọi là ariya, bởi trạng thái tránh xa phiền não, do cùng vận hành đưa đến diệt trừ kẻ thù [phiền não], do làm đạo mà Thánh nhân trình bày, do cùng vận hành đưa đến bản thế thánh nhân. Đạo gọi là bát chi Đạo bởi phối hợp với tám chi phần và không thoát khỏi chi phần đó, giống như dụng cụ âm nhạc phối hợp với 5 bộ phận. gọi là Đạo bởi ý nghĩa giết chết tất cả phiền não tiến đến Niết-bàn mà hạng người ước muốn tìm kiếm Niết-bàn, hạng người ước muốn Niết-bàn đi trên đạo lộ là thực hành. Seyyathidaṃ là phân từ. phân từ seyyathidaṃ ấy có ý nghĩa ngang bằng katamo so [đạo lộ đó là gì] hoặc có ý nghĩa ngang bằng với katamāni vā tāni aṭṭhaṅgāni [tám chi phần ấy là gì]. Mỗi chi phần cũng là chính là Đạo. Hợp với lời Ngài nói rằng “chánh kiến vừa là Đạo, và cũng là nhân.[22]”. Thậm chí các bậc trưởng thượng cũng nói rằng “chánh kiến là đạo lộ, là nhân cho thấy, chánh tư duy là đạo lộ, là nhân gắn chặt tâm [vào đối tượng] -nt- chánh định là đạo lộ, là nhân bất phóng dật [sự yên tĩnh].
Trong số các chi đạo có chánh kiến v.v, chánh kiến có cái thấy chân chánh là trạng thái; chánh tư duy có sự gắn chặt tâm chân chánh là trạng thái; chánh ngữ có sự gìn giữ chân chánh là trạng thái; chánh nghiệp có nguồn sanh khởi chân chính là trạng thái; chánh mạng có sự trong sạch chân chính là trạng thái; chánh tinh tấn có sự ra sức nỗ lực [tâm] chân chánh là trạng thái; chánh niệm có sự hiện bày chân chánh là trạng thái; chánh định có sự vững chắc của tâm chân chánh là trạng thái; ngay cả khi phân tích đạo lộ đó cũng nên biết theo phương thức đó đó tương tự gọi là chánh kiến do bởi cái thấy chân chánh.
Trong số đạo lộ đó: (1) chánh kiến [sammādiṭṭhi] khi khởi lên sẽ đoạn trừ tà kiến, phiền não là kẻ thù của chánh kiến và vô minh, và làm cho Niết-bàn trở thành đối tượng, và nhìn thấy trong Pháp tương ưng, và có sự không lẫn lộn [asammohato], và không phải nhìn thấy với ý nghĩa làm đối tượng, do đó mới được gọi là chánh kiến.
(2) Chánh tư duy [sammāsaṅkappa] (khi sanh khởi) sẽ đoạn trừ tà tư duy và phiền não là kẻ thù của chánh tư duy đó, và làm cho Niết-bàn trở thành đối tượng, và gắn chặt tâm trong các pháp tương ưng chân chánh, do đó mới được gọi là chánh tư duy.
(3) Chánh ngữ [sammāvācā] (khi sanh khởi) sẽ đoạn trừ tà ngữ và phiền não là pháp đối nghịch với chánh ngữ, và làm cho Niết-bàn trở thành đối tượng, cớ sự gìn giữ trong các Pháp tương ưng chân chánh, do đó mới được gọi là chánh ngữ.
(4) Chánh nghiệp [sammākammanta] (khi sanh khởi) sẽ đoạn trừ tà nghiệp và phiền não là pháp đối nghịch với chánh nghiệp, và làm cho Niết-bàn trở thành đối tượng, và làm cho các Pháp đồng sanh được thiết lập chân chính, do đó mới được gọi là chánh nghiệp.
(5) Chánh mạng [sammāājīva] (khi sanh khởi) sẽ đoạn trừ tà mạng và phiền não là pháp đối nghịch với chánh mạng, và làm cho Niết-bàn trở thành đối tượng, và làm cho các pháp đồng sanh được thanh tịnh chân chánh, do đó mới được gọi là chánh mạng.
(6) Chánh tinh tấn [sammāvāyāmo] (khi sanh khởi) sẽ đoạn trừ tà tinh tấn và phiền não là pháp đối nghịch với chánh tinh tấn, và làm cho Niết-bàn trở thành đối tượng, và tiếp nhận chân chính trong các Pháp tương ưng, do đó mới được gọi là chánh tinh tấn.
(7) Chánh niệm [sammāsati] (khi sanh khởi) sẽ đoạn trừ tà niệm và phiền não là pháp đối nghịch với chánh niệm, và làm cho Niết-bàn trở thành đối tượng, và làm cho các Pháp tương ưng hiện bày chân chánh, do đó mới được gọi là chánh niệm.
(8) Chánh định [sammāsamādhi] (khi sanh khởi) sẽ đoạn trừ tà định, phóng dật và phiền não là pháp đối nghịch với chánh định, và làm cho Niết-bàn trở thành đối tượng, và định tâm chân chánh trong các Pháp tương ưng, do đó mới được gọi là chánh định.
Bây giờ, trưởng lão khi thuyết lại đạo lộ thực hành đó nên Ngài nói rằng “ayaṃ kho sā, āvuso v.v,” đạo có tám chi phần nào đức Thế Tôn thuyết giảng để kết hợp 4 tâm đạo siêu thế lại với nhau, này chư hiền giả đạo có chi phần là “Con Đường Trung Đạo” được vận hành chung đưa đến -nt- Niết-bàn.
Khi thuyết tham-sân và phương pháp đoạn trừ tham và sân đó, với các Pháp cần được đoạn trừ, bây giờ trưởng lão Sārīputta khi thuyết Pháp khác cần được đoạn trừ và phương pháp đoạn trừ các Pháp đó nên đã thuyết rằng “tatrāvuso, kodho cā [ở đây này chư hiền, phẫn nộ v.v.]”. Nhưng pháp cần phải đoạn trừ: (1) phẫn nộ [kodha] có trạng thái là sự hung tợn hoặc dữ tợn. chức năng là kết chặt thù hận (và) kết quả hiện bày là tổn thương đối tượng; (2) Hiềm hận [upanāha] có trạng thái là sự kết oán, chức năng là không chấp nhận từ bỏ sự thù nghịch, kết quả hiện bày là sự phẫn nộ liên tục. Phù hợp với lời nói mà các bậc trưởng thượng đã nói: “phẫn nộ sanh khởi trước, hiềm hận sẽ sân hận sau.[23]”;
(3) Gièm pha [makkha] có trạng thái hạ thấp giá trị của người khác, chức năng là làm đức hạnh của người khác bị hủy hoại, kết quả hiên bày là giấu giếm đức hạnh của người đó. (4) Sự ganh đua [paḷāso] có trạng thái là việc cạnh tranh [công bằng], chức năng là thực hành đức mạnh của mình ngang bằng với đức hạnh của người khác, kết quả hiện bày là sự hiện bày bằng cách ước tính [đánh giá] so sanh đức hạnh của người khác.
(5) Ganh tỵ [issā] có trạng thái là lòng ghen tị với tài sản của người khác, hoặc không chịu được tài sản của người khác, chức năng là cực kỳ không hài lòng đối với tài sản của người khác, kết quả hiện bày là ngoảnh mặt chỗ khác; (6) macchera[24] [sự bỏn xẻn] có trạng thái là giấu giếm tài sản của chính mình, chức năng là không hài lòng khi tài sản của mình có người sử dụng, kết quả hiện bày là sự cau có không hài lòng.
(7) Sự xảo trá [māyā] có trạng thái là che giấu tội lỗi mà bản thân đã tạo, chức năng là che đậy tội lỗi mà mình đã làm đó, kết quả hiện bày là giấu giếm tội lỗi mà chính mình đã thực hiện. (8) Sự lừa gạt [sāṭheyyaṃ] có trạng thái thích khoe khoang đức hạnh mà bản thân không có, chức năng là hệ thống hóa đức hạnh mà bản thân không có, kết quả hiện bày là làm cho đức hạnh không có của chính mình hiện hữu ra bên ngoài qua lộ thân;
(9) Bướng bỉnh [thambha] có trạng thái là tính chất phồng lên của tâm, chức năng là hành động không sợ hãi, kết quả hiện bày là thái độ không nhu nhuyễn. (10) Sự hung hăng [sārambha] có trạng thái thực hành điều tốt vượt trội, chức năng là thể hiện mình là kẻ thù của người khác, kết quả hiện bày là sự không tôn trọng;
(11) Ngã mạn [māna] có trạng thái kiêu ngạo, chức năng là tính tự cao tự đại, kết quả hiện bày là tính tự phụ kiêu ngạo. (12) Quá mạn [atimāna] có trạng thái là kiêu căng, chức năng là sự quá tự cao, kết quả hiện bày là sự quá tự phụ kiêu căng.
(13) Đam mê [mada] có trạng thái là sự mê đắm, chức năng là chắp chặt vào sự mê đắm, kết quả hiện bày là say mê điên dại. (14) Sự xao lãng [pamādo] có trạng thái là sự buông thả tâm (chạy theo) ngũ dục, chức năng là thôi thúc để buông thả tâm trí nhiều hơn, kết quả hiện bày là sự thất niệm. Nên biết trạng thái v.v, của các Pháp này như đã được trình bày, lời đã nói chỉ là ý nghĩa vắn tắt trong trương hợp này, còn phần giảng giải chi tiết cần được biết trong bộ Phân Tích [Vibhaṅga] như sau: “tattha katamo kodho.[25]”
Và ở đây trong Pháp cần phải đoạn trừ này nên biết thêm ý nghĩa chi tiết như sau: vị tỳ khưu là người thừa tự tài vật phẫn nộ người khác nhận được lợi lộc bởi vì bản thân không được. Sự phẫn nộ khởi lên lần đầu tiên của tỳ khưu, người thừa tự tài vật gọi là chỉ phẫn nộ [kodha], phẫn nộ khởi lên nhiều lần hơn một lần gọi là hiềm hận [upanāha]. Vị tỳ khưu là người thừa tự tài vật đó khi phẫn nộ và kết chặt sự phẫn nộ (sẽ) xem thường đức hạnh của người khác khi có lợi lộc và xem (họ) là đối thủ cạnh tranh và cho rằng cả ta cũng phải được như vậy. Đây gọi là gièm pha và sự ganh đua của vị tỳ khưu là người thừa tự tài vật. Vị tỳ khưu là người thừa tài vật thường gièm pha, thường ganh đua như đã nói chẳng ganh tị, làm tổn hại đối với lợi lộc và sự cung kính v.v, của người nhận được lợi lộc đó rằng vị tỳ khưu này có lợi ích gì đối với thứ này, đây là sự ganh tỵ [issā]. Nếu vị ấy có một số tài sản, không kham chịu được tài sản đó khi có người khác cùng sử dụng, đây gọi là sự bỏn xẻn [macchera] của vị tỳ khưu người thừa tự tài vật đó. Cũng do lợi lộc làm nhân mà vị ấy giấu giếm lỗi lầm của chính mình, đây gọi là sự xảo trá [māyā] của vị tỳ khưu người thừa tự tài vật. Vị ấy khoe khoang đức hạnh (bản thân) không có thật đây là sāṭheyyaṃ [sự lừa gạt] của vị tỳ khưu người thừa tự tài vật. Vị ấy thực hành như vật nếu nhận được lợi đắc theo sự mong muốn là người ương ngạnh có tâm không nhu nhuyễn do lợi lộc đó, là người mà ai ai cũng không thể khuyên bảo “ngài không nên tạo nghiệp như vậy”, đây gọi là bướng bỉnh [thambha] của vị ấy. Nhưng nếu có ai nói gì vị ấy “Ngài không nên tạo nghiệp như vậy”, bởi lý do đó vị ấy có tâm bất mãn (hiển lộ) nhăn mặt nhíu mày, nói lời hăm dọa rằng: “Ngài là gì của tôi”, đây gọi là sự hung hăng [sārambha] của vị tỳ khưu người thừa tự tài vật. Tiếp đó, do bướng bỉnh coi trọng bản thân ‘ta đây tốt hơn người khác’, người kiêu ngạo do sự hung hăng vị ấy trở lại xem thường người khác bọn họ là ai, là người ngạo mạn, đây là ngã mạn [māna] và sự quá mạn [atimāna, khinh thường người khác] của vị tỳ khưu sống thừa tự tài vật. Do ngã mạn và quá mạn này vị ấy khởi lên sự say mê nhiều cách có say mê trong dòng giống v.v, vị ấy say mê rồi thất niệm [phóng dật] trong các vật được chia chẻ ra có dục lạc [kāmaguṇa] v.v, đây là sự đam mê [mada] và sự thất niệm [pamāda, phóng dật] của vì tỳ khưu người thừa tự tài vật.
Tóm lại, vì lý do này vị ấy sẽ không thể thoát khỏi sự thừa tự tài vật. nên biết pháp cần phải đoạn trừ trở thành người thừa tự tài vật bằng các pháp ác bất thiện này và các pháp khác bằng hình thức như thế. Còn phương pháp làm nhân đoạn trừ theo Pālī và nội dung cốt lõi cũng không có gì đặc biệt trong mỗi pháp.
Nhưng đối với sự rõ ràng của việc hệ thống sự hiểu biết, học giả nên biết sự khác biệt, trình tự và lộ trình của phát triển trong phương pháp đoạn trừ như sau: ở đó, sự khác biệt, trình tự và lộ trình của việc phát triên ấy, sẽ giải thích đến sự khác biệt trước, con đường trung đạo gồm Đạo [magga], thỉnh thoảng có 8 chi đạo, đôi lúc có 7 chi đạo bởi vì Đạo này khi sanh khởi với mãnh lực của sơ thiền Siêu thế có 8 chi đạo, sanh khởi với mãnh lực của các tầng thiền còn lại sẽ có 7 chi đạo, nhưng ở đây giải thích ở cấp độ cao nhất nên Ngài thuyết 8 chi Đạo, chi Đạo mà hơn thế không có, học giả nên biết sự khác biệt ở đây chỉ bấy nhiêu.
Do nhân chánh kiến cao cả nhất trong các Pháp thiện, như Ngài đã trình bày rằng các hiền nhân nói rằng “bởi vậy, trí tuệ là tối thượng nhất.[26]”. Chánh kiến đó cũng làm trưởng [dẫn đầu] trong lúc thực hành thiện pháp, đức Thế Tôn đã thuyết rằng: “này chư tỳ khưu, chánh kiến làm trưởng như thế nào? (làm trưởng để) biết rõ chánh kiến là chánh kiến, còn tà kiến là tà kiến.[27]” và rằng: “này chư tỳ khưu, minh làm trưởng của tất cả pháp thiện trong các thiền chứng [samāpatti].” chi Đạo còn lại sanh khởi do có chánh kiến sanh lên trước như đức Thế Tôn thuyết rằng: “người có chánh kiến (sẽ) có chánh tư duy -nt- và người có chánh niệm (sẽ) có chánh định.[28]” Do đó, các chi đạo này Ngài đã nói theo thứ tự này, học giả nên biết theo thứ tự của các chi đạo trong phương pháp đoạn trừ này.
Nên biết phân biệt lộ trình của việc tu tập [chỉ tịnh và minh sát] như sau: một số hành giả tu tập minh sát có chỉ tịnh dẫn đầu, một số hành giả tu tập chỉ tinh có minh sát dẫn đầu, tu tập như thế nào? Một số hành giả trong Giáo pháp này thực hành cận định hoặc chỉ định cho sanh khởi thành chỉ tịnh, sau đo hành giả ấy quán xét thấy định đó và Pháp tương ưng với định ấy có các tính chất là thứ vô thường v.v, đây là minh sát [vipassanā], như vậy chỉ tịnh sanh trước, minh sát sanh sau, do đó đức Thế Tôn thuyết rằng việc tu tập minh sát có chỉ tịnh dẫn đầu. Khi hành giả tu tập minh sát có chỉ tịnh dẫn đầu, Đạo lộ được sanh ra nơi vị ấy; vị ấy rèn luyện, tu tập, làm cho sung mãn đạo lộ ấy, các sự ràng buộc [saṃyojana] được đoạn trừ, các tùy miên [anusaya] được chấm dứt. Như vậy, hành giả gọi là tu tập minh sát có chỉ tịnh dẫn đầu.
Một số hành giả trong Giáo pháp này chỉ tịnh vẫn chưa sanh khởi như cách đã nói, quán xét thấy ngũ thủ uẩn theo thực tính có tính chất vô thường v.v, đây là minh sát. sự định tâm sanh khởi từ đối tượng là sự xả ly đối tượng của các Pháp sanh khởi nơi minh sát đó, do sự thành tựu trọn vẹn minh sát của vị ấy đây là chỉ tịnh. Như vậy, minh sát sanh khởi trước, chỉ tịnh sanh khởi sau. Do đó, đức Thế Tôn nói rằng: “tu tập chỉ tịnh có minh sát dẫn đầu.” Khi hành giả tu tập chỉ tịnh có minh sát dẫn đầu, đạo lộ được sanh ra nơi vị ấy; vị ấy rèn luyện -nt- các tùy miên được chấm dứt.[29]” như vậy hành giả gọi là tu tập chỉ tịnh có minh sát dẫn đầu.
Tu tập minh sát có chỉ tịnh dẫn đầu khi hành giả tu tập minh sát có chỉ tịnh dẫn đầu, hay tu tập chỉ tịnh có minh sát dẫn đầu ở sát-na của đạo siêu thế, chỉ tịnh và minh sát là một đôi [không thể tách rời]. Hành giả nên biết rằng việc tu tập [chỉ tịnh và minh sát] trong trường hợp này như vậy.
Giải Thích Kinh Thừa Tự Pháp Kết Thúc
Kinh Số 3 Kết Thúc
[1] udā. 14
[2] dī. ni. 3.176
[3] ma. ni. 3.79
[4] ma. ni. 1.203
[5] mahāva. 337
[6] cūḷava. 325
[7] cūḷava. 294
[8] mahāva. 260
[9] mahāva. 209 anujānāmi bhikkhave, vassaṃvuṭṭhānaṃ bhikkhūnaṃ tīhi ṭhānehi pavāretunti
[10] pāci. 303 icchāmahaṃ, bhante, saṅghaṃ catumāsaṃ bhesajjena pavāretunti
[11] pāci. 307 aññatra punapavāraṇāya aññatra niccapavāraṇāyāti
[12] pāci. 239 pavārito nāma asanaṃ paññāyati, bhojanaṃ paññāyati, hatthapāse ṭhito abhiharati, paṭikkhepo paññāyati, eso pavārito nāmāti
[13] dī. ni. 1.297 paṇītena khādanīyena bhojanīyena sahatthā santappesi sampavāresīti
[14] ma. ni. 3.349 pathavīdhātu siyā ajjhattikā, siyā bāhirāti
[15] ma. ni. 3.39 siyā aññatarassa bhikkhuno āpatti vītikkamoti
[16] ma. ni. 2.426
[17] jā. 1.3.31
[18] ma. ni. 3.189, 192
[19] ma. ni. 2.87
[20] vibha. 809; ma. ni. 1.148 ṭhānañca ṭhānato aṭṭhānañca aṭṭhānato
[21] dha. pa. 274 eseva maggo natthañño dassanassa visuddhiyāti
[22] dha. sa. 1039
[23] vibha. 891
[24] Macchera = macchariya
[25] vibha. 891
[26] jā. 2.17.81
[27] ma. ni. 3.136
[28] ma. ni. 3.141
[29] a. ni. 4.170; paṭi. ma. 2.1