Kinh số 21 – Giải Thích Kinh Ví Dụ Cái Cưa

(Kakacūpamasuttavaṇṇanā)

Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Ví Dụ Cái Cưa

[222] Bài Kinh Ví Dụ Cái Cưa được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy [evamme sutaṃ].” Ở đó, từ moḷiyaphagguna đó ‘búi tóc’ gọi là molī. Giống như đã được Ngài nói rằng:

Bậc cao quý dòng dõi Sakya, đã cắt đi búi tóc được tẩm hương thơm thượng hạng, đã ném vào không trung. Thiên chủ Sakka nghìn mắt đê đầu tiếp nhận bằng rương ngọc quý báu.

Khi còn là cư sĩ, ông có búi tóc lớn, vì vậy mới gọi nhau rằng Moḷiyaphagguna. Ngay cả sau khi xuất gia, mọi người vẫn gọi theo tên gọi ấy. Từ ativelaṃ nghĩa là vượt ra ngoài ranh giới. Thời gian trong từ ativelaṃ đó có 3 loại là kālavelā [ranh giới là thời gian], sīmavelā [ranh giới là đường ranh giới], sīlavelāti [ranh giới là giới]. Ranh giới gọi là thời gian như trong câu: “(Thế Tôn) đã thốt lên Cảm Hứng Ngữ vào thời điểm đó.” [tóm lược các câu kệ trong kinh Pháp Cú, gāthānamuddāna; Đại phẩm 1-3]. Ranh giới gọi là đường ranh giới như trong câu: “(Biển cả) có pháp vững chắc, không tràn ra khởi bờ.[1]” Ranh giới gọi là giới như trong câu: “sự không vượt khỏi ‘ranh giới của giới’, sự phá hủy ba ác hành về thân.[2]” “ranh giới gọi là giới với ý nghĩa không vi phạm”. Tỳ khưu Moḷiyaphagguna đã vượt ra ngoài cả ba ranh giới được đề cập. Bởi vì để giáo huấn các tỳ khưu ni có thời gian xác định, khi mặt trời đã lặn rồi mà tỳ khưu Moḷiyaphagguna vẫn còn răn dạy, mới gọi là vượt quá thời gian. Trong khi giáo huấn các tỳ khưu ni có điều quy định gọi là sīmā-mariyādā [ranh giới giới hạn], tỳ khưu Moḷiyaphagguna răn dạy hơn 5-6 lời trở lên gọi là vượt quá điều quy định. Tỳ khưu Moḷiyaphagguna khi thuyết Pháp có hành động khôi hài [là nói đùa giỡn, v.v.] nói đủ để công bố tội xấu, như vậy được gọi là vượt quá ranh giới của giới [sīlavela].

Saṃsaṭṭho [thân cận] là sống gần gũi nhau đồng cam cộng khổ. Sammukhāpurato [đối mặt]. avaṇṇaṃ bhāsati [liền khiển trách] nghĩa là bất kỳ tỳ khưu nào nhìn thấy các tỳ khưu ni làm công việc giã gạo, v.v. sẽ nói lời không có lợi ích [mất lợi ích] như sau: “các tỳ khưu ni này thực hành phi phạm hạnh, khó dạy bảo, là người ngạo mạn, không cần sám hối là điều không có.” adhikaraṇampi karoti [làm một số việc] nghĩa là tỳ khưu Moḷiyaphagguna kể lại sự việc cùng chư tỳ khưu rằng: “từ khi nhìn thấy các tỳ khưu ni này (các ngài thấy) chướng mắt, việc dâng hoa nơi tịnh xá, hoặc các việc làm khác như sắp xếp, giặt giũ tọa cụ hoặc một số vật dụng cần thiết v.v, được làm bởi các tỳ khưu ni, các vị ấy đều là những cô con gái, có sự hổ thẹn, các Ngài nói thế này thế kia với các tỳ khưu ni ấy, các Ngài phạm tội như này, các Ngài hãy đi đến tìm kiếm các vị hiểu luật và gìn giữ luật rồi quyết định [phân xử] cho tôi biết.

Moḷiyaphaggunassa avaṇṇaṃ bhāsati [khiển trách tỳ khưu Moḷiyaphagguna] nghĩa là nói lời không có lợi ích [mất lợi ích] cùng tỳ khưu Moḷiyaphagguna rằng: “tỳ khưu Moḷiyaphagguna này đi vào ni viện mà không trống vắng tỳ khưu ni vị tỳ khưu đó phải sám hối tội này. adhikaraṇampi karonti [tỳ khưu ni cũng làm một việc tương tự vậy] nghĩa là kể lại sự việc cùng nhóm tỳ khưu này rằng: “kể từ khi nhìn thấy tỳ khưu Moḷiyaphagguna (các ngài thấy) chướng mắt, không ai có thể lưu tâm đến trú xứ người khác trong tịnh xá này được, nhóm tỳ khưu ni đến tịnh xá này được nương nhờ trưởng lão [tỳ khưu Moḷiyaphagguna], nhận lời giáo huấn, sư tiếp đãi, học xiển thuật [tụng đọc theo] từ vị ấy, vị ấy là một thiện nam từ, có sự hổ thẹn, có sự hối hận, các ngài lại nói vị ấy thế này thế kia bằng hình thức như vậy, các ngài hãy đi đến tìm kiếm các vị hiểu luật và gìn giữ luật rồi quyết định [phân xử] cho tôi biết.

So bhikkhu bhagavantaṃ etadavocā [Tỷ-kheo ấy đã nói cho Thế Tôn] nghĩa là vì nói ra không phải vì thương, không phải mong muốn để chia rẽ, nói ra chỉ vì mong muốn đem lại lợi ích mà thôi. Được biết vị tỳ khưu này nghĩ rằng “khi tỳ khưu Moḷiyaphagguna sống liên hệ như vậy, tiếng xấu sẽ sanh khởi, chính tiếng xấu đó cũng ảnh hưởng đến Phật giáo. Tỳ khưu Moḷiyaphagguna bị tỳ khưu khác nhắc nhở cũng sẽ không chấp nhận từ bỏ, Thế Tôn đã thuyết Pháp cho lời giáo huấn rồi sẽ chấp nhận từ bỏ.” Do vị tỳ khưu ấy ước muốn lợi ích nên mới thuật lại cho Thế Tôn như sau: “Kinh bạch Ngài, tỳ khưu Moḷiyaphagguna với nhóm tỳ khưu ni vượt quá ranh giới.”

[223] Āmantehi [hãy nói] là nói cho biết. Āmanteti là [mệnh lệnh] gọi mời.

[224] saddhā bằng saddhāya [đức tin, niềm tin]. Tasmā [bởi vậy] nghĩa là bởi vì ông là một thiện nam tử xuất thân trong gia đình quyền quý, và xuất gia với đức tin, hoặc ông sống liên hệ với các tỷ kheo ni như vậy, khởi lên lòng căm phẫn đối với người nói nặng (ông), hoặc làm tổn hại đến tỳ khưu ni, khi ông dứt trừ được sự liên hệ với tỳ khưu ni thì sự buồn bực sẽ không sanh khởi. Tatrā [trong trường hợp đó] nghĩa là việc khiển trách đó. Gehasitā [liên hệ đến đời sống thế tục] nghĩa là nương vào năm loại dục. Chanda [sự hài lòng] là hài lòng với ái [taṇhāchanda], hài lòng với phẫn nộ [paṭighachanda]. Vipariṇataṃ [đã biến chuyển, đã thay đổi] nghĩa là tâm ái nhiễm với mãnh lực tham ái cũng biến hoại đổi thay, cả tâm sân, lẫn tâm si cũng bị biến hoại đổi thay. Nhưng trong trường hợp này, tâm ái nhiễm do sự ưa thích bởi mãnh lực tham ái cũng phải [biến hoại đổi thay] , ngay cả tâm sân với sự ưa thích do mãnh lực của lòng thù hận cũng phải. hitānukampī [có lòng thương tưởng đến điều lợi ích] nghĩa là có lòng thương tưởng đối với điều lợi ích là trải rộng điều lợi ích đi. na dosantaroti [không có sân hận bên trong] là ta sẽ không là người có sân tâm.

Vì sao Ngài bắt đầu bằng lời sau: atha kho bhagavā [tiếp theo đó Thế Tôn] v.v.?  Ngoài ra, sau khi nghe lời giáo huấn tỳ khưu Moḷiyaphagguna [cho tỳ kheo ni] chừng ấy, không nghĩ rằng: “tôi sẽ hạn chế, tôi sẽ kiềm chế việc liên hệ với tỳ khưu ni.” Hơn nữa, tỳ khưu Moḷiyaphagguna chống đối với đức Thế Tôn như thể một cái nêm lắc lư [không chắc chắn], lúc bấy giờ, vì sau khi nhìn thấy vị tỳ khưu khó dạy này, hình ảnh các tỳ khưu dễ dạy vào thời điểm ban đầu của sự giác ngộ [paṭhamabodhiyaṃ] hiện ra trước mắt Đức Thế Tôn giống như người đói thèm ăn, khát thèm uống nước, người hứng chịu cái lạnh khao khát được hơi ấm, người hứng chịu đau khổ khao khát được hạnh phúc. Sau đó, Thế Tôn muốn tán dương nhóm tỳ khưu dễ dạy mới bắt đầu thuyết giảng điều này.

Trong câu đó, làm cho tâm ta được hoan hỷ [ārādhayiṃsu] là cho hài lòng, là đã lấy đi. ekaṃ samayaṃekasmiṃ samaye [một thuở nọ]. Ekāsanabhojanaṃ [thọ dụng vật thực một lần] nghĩa là việc thọ dụng vật thực một lần duy nhất vào buổi sáng, bởi vì khi mặt trời mọc cho đến trưa dẫu tỳ khưu thọ dụng vật thực mười lần thì Ngài cũng chỉ muốn đề cập trong trường hợp này thọ dụng vật thực một lần duy nhất. Appābādhataṃ [có ít bệnh] là không có bệnh. Appātaṅkataṃ [ít khổ nhọc] là không khó chịu, không mệt nhọc. Lahuṭṭhānaṃ [cơ thể nhẹ nhàng] là có cơ thể nhanh nhẹn. Balaṃ [có sức mạnh] là sức mạnh thể chất. Phāsuvihāraṃ là thân thể sống được an lạc. Hỏi rằng Thế Tôn muốn thuyết điều gì trong bài Kinh này? Đáp: Thế Tôn nói đến thời gian tránh thọ dụng vật thực phi thời vào buổi trưa, trong bài kinh Bhaddāli nói đến thời gian tránh thọ dụng vật thực phi thời vào buổi tối. Thế Tôn không cho phép chư tỳ khưu thọ dụng vật thực phi thời vào cả hai thời này. Tại sao? Vì vật thực phi thời vào cả 2 thời này, tất cả chúng sanh trong chu kỳ cuộc sống ăn thức ăn cho đến quen thuộc. Thiện nam tử có vóc dáng mảnh mai, những thiện nam tử ấy nếu nhịn ăn vào cả 2 thời như vậy sẽ khó nhọc, bởi thế không từ bỏ cùng một lúc, cho từ bỏ việc thọ dụng vật thực mỗi một lần, tức là cho từ bỏ vật thực trong thời gian phi thời vào buổi sáng một lần, và cho từ bỏ vật thực trong thời gian phi thời vào ban đêm một lần. Trong bài kinh này thuyết để từ bỏ việc thọ dụng vật thực trong thời gian phi thời vào buổi trưa, trong vấn đề này chư Phật không chỉ chỉ ra nỗi sợ, mà còn chỉ chỉ ra việc từ bỏ thọ dụng vật thực phi thời, nhưng thuyết về lợi ích trước rồi mới cho từ bỏ, bởi vậy mà chúng sanh từ bỏ được dễ dàng. Cho nên, khi trình bày về điều lợi ích mới thuyết đến 5 điều có lợi ích này [là ít bệnh, ít khó khăn v.v.] Anusāsanī karaṇīyā [Ta không cần phải giảng dạy] nghĩa là Ta không cần phải giảng dạy thường xuyên rằng: “hãy làm điều này, đừng làm điều này”, phận sự chỉ cần làm cho niệm sanh khởi mà thôi. Thế Tôn thuyết rằng: “này chư tỳ khưu, vào thời điểm ban đầu của sự giác ngộ [paṭhamabodhi] chỉ cần nhắc nhở [để niệm sanh khởi], vị tỳ khưu đó đã làm những điều nên làm, đã từ bỏ những điều nên từ bỏ, là vị dễ dạy, tiếp nhận lời giáo huấn.”

Bấy giờ khi đem ví dụ để chỉ ra rằng vị tỳ khưu ấy dễ dạy, Ngài đã thuyết rằng giống như chiếc xe ngựa với thắng ngựa được huấn luyện v.v. [seyyathāpī]. Ở đó, subhūmiyaṃ [có mặt đất bằng phẳng] gồm mặt đất trơn nhẵn. Subhūmi [khu đất tốt] giống như trong câu “người nông dân cần gieo hạt giống nơi đất tốt, trong ruộng nơi không có những gốc cây, gai v.v,[3]” trong trường hợp này khu đất bằng phẳng cũng được  vào khu đất tốt. Ngã tư đường [catumahāpatha] nghĩa là con đường lớn 2 hướng sau khi đâm xuyên qua. Ājaññaratho [chiếc xe ngựa với thắng ngựa được huấn luyện] là xe ngựa với thắng ngựa được khéo điều phục. Odhastapatodo [không cần sử dụng roi da] nghĩa là người đánh xe ngựa thiện xảo đặt roi da ở đường cắt ngang bước lên xe, rồi chỉ cần đứng cầm dây cương là đủ. Yoggācariyo bằng assācariyo [người đánh xe ngựa]. người nào huấn luyện ngựa, người đó gọi là người huấn luyện ngựa. Yenicchakaṃyena yena maggena icchati [mong muốn đi đường nào]. Yadicchakaṃ [theo sự ước muốn] là muốn đi bất cứ khi nào. Sāreyya [cho ngựa đi thẳng] là đi thẳng về phía trước. Paccāsāreyya là cho quay trở lại.

Evameva kho [tương tự y như thế] là như thể người đánh xe ngựa mong muốn đi hướng nào thì con ngựa ngay lập tức sẽ đi về hướng đó, người đánh xe ngựa mong muốn đi chỗ nào thì sẽ đi thẳng đến chỗ đó, khi con ngựa kéo xe đi cũng không ngăn cản, mà chỉ quan tâm cho ngựa sử dụng vó giẫm lên trên mặt đất hoàn toàn bằng phẳng. Ta không cần nói đi nói lại với chư tỳ khưu đó y như thế ‘hãy làm điều này, đừng làm điều này, phận sự cần được thực hành chính là làm cho sanh khởi niệm [nhắc nhở bản thân], khi ấy nhóm tỳ khưu đó đã hành, phận sự không nên làm ông cũng đã từ bỏ.’ Tasmā [bởi thế] bởi vì chư tỳ khưu đó dễ dạy ví như cỗ xe với thắng ngựa được điều phục, chính làm cho sanh khởi niệm cũng đoạn trừ được pháp bất thiện, cho nên, ông hãy từ bỏ bất thiện pháp. Elaṇḍehi [các cây leo y lan] được biết rằng các cây leo y lan sẽ làm hại đến lõi cây, bởi thế đã được Thế Tôn nói như vậy. Visodheyya [dọn dẹp kỹ lưỡng] là đã cắt các cây leo y lan và dây leo khác rồi dọn sạch đem vứt bỏ bên ngoài. sujāta [chắc chắn khỏe mạnh] gồm [thân cây] thẳng đứng. sammā parihareyya [chăm sóc bảo vệ] là cần được phân ranh chăm sóc cho phát triển, nuôi dưỡng đúng cách, bằng việc tưới nước, xới đất cho xốp gần gốc cây thuận theo thời thích hợp, cắt các dây leo và bụi cỏ xung quanh, mang bỏ một số tổ kiến ​​đen, loại bỏ một số mạng nhện và những nhánh cây khô. Vuddhi [sự phát triển] v.v, có ý nghĩa như đã được trình bày.

[226] Lúc bấy giờ, Thế Tôn đã thuyết về tội lỗi của sự không kham nhẫn, mới thuyết rằng: chuyện đã xảy ra trong quá khứ [bhūtapubbaṃ] v.v. Ở đó, Vedehika này là tên của một người con gái sống trong xứ Videha. Hơn nữa, trí tuệ Ngài gọi là Veda. Người nào đang đi, đang tiến lên bằng trí tuệ (nhân đó), người ấy được gọi là Vedehikā gồm bậc trí [paṇḍita]. Gahapatānī [nữ gia chủ] là nữ gia chủ. Kittisaddo [từ tán thán] là tiếng tán dương, khen ngợi. Soratā [người hiền thục] là người hội đủ với sự nhã nhặn, hiền hòa. Nivātā [khiêm tốn] là hạnh khiêm cung. Upasantā [ôn hòa] là người hiền hòa. Dakkhā [siêng năng] là người khéo léo trong công việc như nấu ăn, trãi căng chỗ ngủ, và thắp đèn v.v. Analasā [không biếng nhác] là người siêng năng. Susaṃvihitakammantā [khéo sắp xếp công việc] là sắp xếp mọi thứ gọn gàng ngăn nắp. Ngài nói rằng một số nữ nô lệ không lười biếng nhưng dùng tới bát dĩa nào cũng làm cho bát dĩa đó đỗ bể và nứt mẻ, nhưng nàng Kāli không phải như vậy.

Divā uṭṭhāsi [thức dậy thật trễ] nghĩa là thức dậy trong lúc mặt trời mọc lên cao, không làm việc chẳng hạn như việc vắt sữa bò v.v, việc nên làm vào buổi sáng sớm. He je kāḷī [Này Kāḷī] nghĩa là này Kāḷī tại sao ngươi lại thức dậy trễ, ngươi không khỏe sao? no vata re kiñci [nếu không có vấn đề gì] nghĩa là bà Vedehika nỏi rằng: “Ác nữ tỳ kia, nguơi không bị bệnh gì cả như là đau đầu, đau lưng v.v, nếu là vâỵ, tại sao ngươi lại dậy trễ? rồi bà giận giữ, bất mãn, trừng mắt. divātaraṃ uṭṭhāsi [dậy trễ hơn nữa] nghĩa là sang ngày hôm sau, nàng [Kāḷi] dậy trễ hơn. Anattamanavācaṃ [thốt lên những lời bất mãn] nghĩa là nữ gia chủ nói rằng: “này ác nữ tỳ kia, ngươi không biết chừng mực của ngươi; nghĩ rằng trời lạnh à, bây giờ ta sẽ cho ngươi nhận ra chính mình.” rồi thốt lên lời đầy phẫn nộ.

Paṭivisakānaṃ [láng giềng] nghĩa là những người sống xung quanh nhà mình. ujjhāpesi [than phiền] là khiến người khác xem thường. Caṇḍī [hung dữ] là không hiền thiện, là kẻ ác. Tội lỗi có nhiều hơn lợi ích gấp đôi như vậy, bởi vì lợi ích sanh khởi từ từ [từ từ tích tập] nhưng lỗi lầm xua tan hết mọi lợi ích chỉ trong chốc lát. Soratasoratā [hết sức hiền lành] là người cực kỳ hiền lành, dầu vị ấy nói rằng là bậc Thánh Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-ra-hán hay thế nào [sotāpanno nu kho, sakadāgāmī anāgāmī arahā nu khoti vattabbataṃ āpajjati]. phusanti [tiếp xúc, xúc phạm] là khi lời nói chính xác, hoặc tiếp xúc vào tai.

Hơn nữa, “lúc đó nên biết rằng ông là người nhu thuận” nghĩa là vị tỳ khưu đã được vững trú trong sự kham nhẫn với mọi hoàn cảnh [adhivāsanakkhanti] nên biết rằng vị ấy là người nhu hòa. Do nhân nào y phục…[yo cīvara … pe … parikkhārahetu] nghĩa là vị tỳ khưu nào khi nhận được các vật dụng như y phục v.v, thượng hạng này, hãy xoa chân, xoa lưng v.v, chỉ nói một lời như vậy. Alabhamānoti [khi không nhân được] là khi không nhận được giống như đã nhận trước kia. dhammaññeva sakkaronto [đến tôn vinh pháp] là tôn vinh Pháp. Garuṃ karonto [tôn kính pháp] là hành một cách tôn kính, cho thành bổn phận. Mānento [tôn trọng] là thực hành đến yêu thương với tâm [tôn kính]. Pūjento [cúng dường] gồm cúng dường tứ vật dụng. Apacāyamāno [sùng kính] là thế hiện sự tôn trọng, cúi mình chính trước Pháp đó.

[227] Thế Tôn đã thuyết giảng về tội lỗi của sự thiếu kham nhẫn, bấy giờ khi thuyết về 5 cách nói [vacanapatha] đó là phương pháp kham nhẫn đúng đắn, đã được Ngài nói rằng “này chư tỳ khưu, cách nói…có 5 cách.” Ở đó, kālena [hợp thời] vào thời điểm thích hợp. Bhūtena [bằng sự thật] là bằng lời nói thật. Saṇhena [bằng lời nói dịu ngọt] là bằng lời nói lịch thiệp, tao nhã. Đem lại lợi ích [atthasañhitena] là lời nói dựa vào điều lợi ích, dựa vào nguyên nhân. Akālena [vào thời điểm không thích hợp] bậc trì nên biết ý nghĩa đối lập của chính từ đó. Mettacitta [có tâm từ] là khởi lên tâm từ. Dosantarā [có sân hận bên trong] là có tâm xấu ác khởi lên bên trong nội tâm. Tatrāti [trong câu đó] là trong những cách nói đó. Pharitvā [đã được trải ra, rải ra] là sau khi hướng tâm đến. Tadārammaṇañcā [mà làm đối tượng của tâm đó] là biến lời nói trở thành đối tượng của tâm đến khắp thế giới. Vị tỳ khưu làm cho một người đã giữ lấy 5 cách nói ấy làm đối tượng của tâm từ, khi thực hành (rải tâm từ) đến những chúng sanh còn lại làm đối tượng của tâm từ đó đó được gọi là thực hành cho thành đối tượng của tâm đó đếm khắp thế giới. Trong câu đó “mà làm đối tượng của tâm đó Tadārammaṇañcā” là biến thành đối tượng của tâm từ đó đó. Sabbāvantaṃ [mọi phương hướng] gồm có tất cả chúng sanh [làm đối tượng]. Lokaṃ [thế gian] gồm chúng sanh thế gian. Vipulena [vô số] gồm có chúng sanh không phải ích làm đối tượng.  đi đến quảng đại [mahaggatena] là tâm đi đến cõi rộng lớn [mahaggatabhūmi]. Appamāṇena [không thể ước chừng] nghĩa là khéo phát triển [khéo thực hành]. averena [không thù nghịch] là không thù hận. abyābajjhena [không phẫn nộ] là với không có khổ đau. pharitvā viharissāma [trải ra, rải ra] là chúng tôi sẽ hướng tâm đến chúng sanh đó và tất cả chúng sanh trong thế gian, làm đối tượng của tâm, an trú với tâm câu hữu với từ bằng cách như vậy.

[228] Lúc bấy giờ, Thế Tôn đem ví dụ để làm sáng tỏ, Ngài đã nói rằng “này chư tỳ khưu giống như một người lấy cái cuốc v.v.” Ở đó, apathaviṃ[4] [cho không thành mảnh đất] nghĩa là sẽ làm không cho có mảnh đất, tức là sẽ làm dẫn đến cho không có mảnh đất. tatra tatrā tasmiṃ tasmiṃ ṭhāne [ở chỗ đó đó]. Vikireyya [cào, hốt] là lấy cái thúng hốt đất rải ra tựa như (rải) hạt giống. Oṭṭhubheyya [phun nước bọt] là nhổ nước miếng. apathaviṃ kareyya [trở thành không phải đất] nghĩa là bất kỳ ai đã nỗ lực tinh tấn bằng thân và lời nói như thế này, cũng không thể làm cho quả địa cầu to lớn để nó không trở thành một vùng đất nào cả.

Gambhīrā [sâu] nghĩa là sâu thẳm, nói đến độ dày sâu khoảng 240,000 do-tuần [1 do-tuần = khoảng 16km]. Tìm kiếm sự ước tính không được [appameyyā] nghĩa là không thể ước tính, tức là không thể được xác định theo bề rộng. evameva kho [tương tự y như thế] ví dụ này so sánh để thấy rằng tâm từ giống như mặt đất, con người giữ lấy 5 cách nói giống như người đàn ông mang cuốc và thúng đến. Người đàn ông đó không thể làm quả địa cầu to lớn trở thành một vùng đất được bằng cuốc và thúng như thế nào, người giữ lấy 5 cách nói cũng sẽ không thể làm cho tâm từ của các Ngài thay đổi được.

[229] Nên biết cách lý giải ở ví dụ thứ 2 như sau: haliddiṃ [màu vàng] nghĩa là bất cứ màu vàng nào. Nīlaṃ [màu xanh] nghĩa là màu xanh sẫm hoặc màu xanh lá cây. Arūpīarūpo [không có hình tướng, vô sắc]. Hỏi rằng: paricchinnākāsa[5] [không gian hư không] ở giữa hai khúc cây hoặc 2 hàng cây, hoặc 2 chỗ nằm, hoặc 2 hòn đá được sắp xếp thành sắc không phải sao, tại sao ở chỗ này Thế Tôn nói rằng hư không là thứ không có hình tướng? Đáp: bởi vì làm cho không nhìn thấy sắc, chính vì lý do đó Ngài đã giải thích rằng: “anidassano = không thể chỉ cho thấy được”. Thật vậy, bất cứ ai cũng không thể viết, chỉ ra hình ảnh cho xuất hiện được trong hư không được, do đó mới nói rằng “không có hình tướng, vô sắc”. Từ “anidassano = không thể chỉ cho thấy được” vì đây không phải là lộ trình của nhãn thức làm phận sự để thấy. Ví dụ thứ 2 này so sánh như thế này: tâm từ giống như hư không, năm cách nói ví như 4 loại màu có cọ vẽ là thứ năm. Một người giữ lấy 5 cách nói đến tương tự như người đàn ông mang các loại màu có cọ vẽ là thứ 5 đến. Người đàn ông đó không thể vẽ hình ảnh làm cho nó xuất hiện trên không trung được với các màu vẽ có cây cọ vẽ là thứ 5 như thế nào, thì người giữ lấy 5 cách nói cũng sẽ không thể làm tâm từ của các ngài biến hoại đổi thay được, tức là làm cho sân hận khởi lên nơi nội tâm (của các ngài) cũng tương tự như thế đó.

[230] Ví dụ thứ 3 như sau: ādittaṃ [nơi ngọn lửa] là nơi ngọn lửa bốc lên. gambhīrā appameyya [độ sâu được ước tính] nghĩa là sống Hằng này sâu 1 gāvuta [khoảng 4km] cũng có, nữa do-tuần cũng có, 1 do-tuần cũng có, bể rộng của dòng sông Hằng cũng tương tự y như vậy, và chiều dài khoảng chừng 500 do-tuần. Hỏi rằng chiều sâu không ước tính được tại sao? Bởi vì dẫu có cố gắng nỗ lực như thế nào thì cũng không thể làm cho nước trong dòng sông nóng lên giống như người nấu nước trong nồi làm cho nước sôi lên như thế nào, nhưng nếu nước (cao) khoảng 1 ngón tay, 8 ngón tay thì có thể làm cho nó sôi lên được với một số phương pháp, nhưng dòng sông Hằng này không ai có thế cho nó nóng lên được, vì vậy đức Thế Tôn mới thuyết như vậy. Trong ví dụ này tâm từ giống như như dòng sông Hằng, người giữ lấy 5 cách nói giống như người đàn ông cầm một bó cỏ khô (đang cháy) đến. Người đàn ông đó không thể làm cho sông Hằng nóng lên bằng bó cỏ khô ấy như thế nào, người giữ lấy 5 cách nói ấy cũng sẽ không thể làm cho tâm từ bị thay đổi được [là làm cho sân hận sanh khởi] như thế đó.

[231] Ví dụ thứ 4 như sau:  biḷārabhastābiḷāracammapasibbakā [cái túi làm bằng da mèo]. Sumadditā [được giặt sạch] là được vò giặt kỹ lưỡng. Suparimadditā [được  sạch hoàn chỉnh] là được tẩy sạch hoàn chỉnh cả bên trong lẫn bên ngoài. Tūlinī [như sợi bông] là những  tương tự như tơ tằm, lụa hay bông. Chinnasassarāti [đánh không ra tiếng] nghĩa là (cái túi) không còn phát ra âm thanh. Ví dụ này được so sánh như sau: Tâm từ giống như cái túi làm bằng da mèo, người giữ lấy 5 cách nói giống như người đàn ông cầm gậy hoặc cầm cái mẻ sành, người đàn ông không thể cầm gậy hoặc cái mẻ sành đánh vào cái túi làm bằng da mèo khiến nó phát ra âm thanh vang được như thế nào, thì người giữ lấy 5 lời nói cũng sẽ không thể làm cho tâm từ bị biến đổi được [là làm cho tâm diễn tiến theo sự sân hận] như thế đó.

[232] Ocarakā [thực hành pháp hạ liệt] là thực hành pháp thấp hèn, tức là những kẻ thực hành pháp hạ liệt [pháp ác]. yo mano padūseyya [có tâm suy nghĩ ác] là kẻ nào kể cả tỳ khưu hay tỳ khưu ni có tâm suy nghĩ ác, không thể chịu đựng bị cưa bằng cái cưa. na me so tena sāsanakaro [không gọi là người thực hành theo lời dạy của Ta] người đó không gọi là người thực hành theo lời dạy của Ta, lý do không kham nhẫn được đó, tuy nhiên không có gì lỗi lầm đối với ông, do không kham nhẫn được.

[233] Aṇuṃ vā thūlaṃ vā [có phạm tội nhẹ hoặc phạm tội nặng] là có tội nhẹ hoặc có tội nặng. Yaṃ tumhe nādhivāseyyātha [chỗ mà các ông không thể chịu đựng] là không nên có người mà các ông chịu đựng không được. No hetaṃ, bhante [không có, thưa Ngài] nghĩa là chúng con không thấy cách nói nào mà chúng con không kham nhẫn được.

Đức Thế Tôn muốn đề cập đến A-ra-hán là điểm đến, nên mới thuyết kết thúc theo tuần tự rằng: “điều đó sẽ đem lại lợi ích và sự bình an cho các ông lâu dài”, với phương pháp ấy.

Giải Thích Kinh Ví Dụ Cái Cưa Kết Thúc.

[1] cūḷava. 384; udā. 45; a. ni. 8.19 ṭhitadhammo velaṃ nātivattatīti

[2] dha. sa. 299-301 velāanatikkamo setughātoti

[3] dī. ni. 2.438

[4] Mặt đất có 2 loại là một nửa phần trên gọi là paṃsupaṭhavī dày 120,000 do-tuần, một nửa phía dưới gọi là silāpaṭhavī dày 120,000 do-tuần. Trong Tương Ưng Bộ kinh trình bày răng ayaṃ kho ānanda mahāpaṭhavī udake patiṭṭhitā udakaṃ vāte patiṭṭhitaṃ vāto ākāsaṭṭho hoti nghĩa là này Ānanda đại địa này được đặt trên nước, nước được đặt trên gió, gió được đặt trong hư không.

[5] Ākāsa là hư không có 4 loại gồm: 1- Ajṭākāsa: khoảng không trống rỗng, không khí trên bầu trời không thể cày xới được, nơi này lại của các loài chim v.v. 2- Paricchinnākāsa: không gian hư không là lỗ trống được xác định ranh giới của vật như ô cửa, ô cửa sổ, lỗ tai, lỗ mũi, miệng v.v. 3- Kasiṇugghāṭimākāsa: tuyệt tịnh hư không, tức hư không phủ nhận 9 đề mục thiền định, ám chỉ đề mục không vô biên. 4- Paricchedākāsa: giao giới hư không đó là chỗ hổng chen giữa bọn sắc với bọn sắc đó chính là sắc giao giới.