Kinh số 20 – Giải Thích Kinh An Trú Tầm
(Vitakkasaṇṭhānasuttavaṇṇanā)Xem Trung Bộ Kinh – Kinh An Trú Tầm
[216] Bài kinh An Trú Tầm được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy [evamme sutaṃ].” Ở đó, từ adhicittamanuyuttena [người kiên trì thực hành tăng thượng tâm] nghĩa là tăng thượng tâm [adhicitta], là tâm sanh khởi với thập thiện nghiệp đạo chính là tâm, tâm trong tám thiền chứng có thiền tuệ vipassanā làm nền tảng và tâm vượt trội hơn tâm đó. Anuyuttena [người kiên trì thực hành] là người kiên trì thực hành tăng thượng tâm, có nghĩa là luôn cố gắng kiên trì thực hành tăng thượng tâm.
Trong câu đó giải thích rằng vị tỳ khưu bộ hành đi khất thực trước bữa ăn và khất thực trở về sau bữa ăn, nhặt lấy tọa cụ đi ra ngoài, nghĩ rằng “Ta sẽ thực hành Sa-môn pháp dưới gốc cây, hoặc trong khu rừng, hoặc dưới chân núi, hoặc trên đỉnh núi”. Dùng tay hoặc chân để quét cỏ và lá cây trên chỗ ngồi gọi là thực hành tăng thượng tâm, ngay cả khi đã ngồi xuống, sau khi rửa tay và chân rồi ngồi kiết già giữ lấy pháp hành thiền định căn bản gốc [mūlakammaṭṭhāna] gọi là thực hành tăng thượng tâm tương tự.
Nimitta [tướng] gồm nguyên nhân. kālena kālaṃ [vào thời điểm phù hợp] gồm tại thời điểm thích hợp. Hỏi rằng thường thì nghiệp xứ [hay đề mục để hành thiền, kammaṭṭhāna] đó hành giả không được từ bỏ dầu chỉ một chút, cần tác ý liên tục không gián đoạn không phải sao? Nhưng tại sao Thế Tôn nói “vào thời điểm phù hợp?” Đáp rằng bởi vì trong Pāli đã phân tích 38 nghiệp xứ, Thế Tôn khi thuyết rằng “vị tỳ khưu ngồi thực hành nghiệp xứ phù hợp với tâm ý của mình cho đến khi nào tùy phiền không sanh, khi ấy không cần tác ý đến tướng [nimitta] này. Hơn nữa khi nào phiền não sanh, khi ấy hành giả giữ lấy các tướng [nimitta] mang phiền não sanh khởi trong tâm ra ngoài, đã được Thế Tôn thuyết về nhân đó như vậy.
Lại nữa, nên biết rằng ranh giới [khetta] và đối tượng [ārammaṇa] của 3 suy tầm này như sau: suy tầm phối hợp với dục [chandūpasaṃhitā], suy tầm đi chung với dục [chandasahagata] và suy tầm tương ưng với ái [rāgasampayutta]. Trong 3 suy tầm đó tâm đi chung với 8 tâm tham là ranh giới của suy tầm phối hợp với dục, tâm đi chung với 2 tâm sân là ranh giới của suy tầm phối hợp với sân, tất cả 12 tâm bất thiện là ranh giới của suy tầm phối hợp với si. Hơn nữa, tâm tương ưng với hoài nghi và phóng dật là ranh giới riêng biệt thuộc về hạng người có suy tầm tương ưng với hoài nghi và phóng dật mà thôi. Cả chúng sanh lẫn các hành [saṅkhāra] tất cả đều làm đối tượng cho suy tầm được, bởi vì khi không nhìn chăm chú vào đối tượng ưa thích và đối tượng không ưa thích thì suy tầm trong chúng sanh và suy tầm trong các hành đó sanh khởi. aññampi nimittaṃ manasikātabbaṃ kusalūpasaṃhitaṃ [vị ấy cần tác ý tướng khác mà phối hợp với thiện] gồm cần tác ý tướng mà nương vào thiện khác ngoại trừ tướng bất thiện đó. Trong câu đó cần biết tướng khác như sau khi suy tầm phối hợp với dục [chanda] sanh khởi nơi tất cả chúng sanh, việc tu tiến bất tịnh [tưởng bất tịnh, asubhasaññā] gọi là tướng khác. Khi suy tầm sanh khởi trong các hành [saṅkhāra] có y phục v.v., cần tác ý đến sự không thường hằng [tưởng vô thường, aniccasaṇṇā] gọi là tướng khác. Khi suy tầm phối hợp với sân nơi tất cả chúng sanh sanh khởi việc phát triển tâm từ gọi là tướng khác. Khi suy tầm trong các hành sanh khởi việc tác ý đến giới [dhātu] gọi là tướng khác. Khi suy tầm phối hợp với si sanh khởi trong pháp nào vị tỳ khưu nương vào 5 pháp gọi là tướng khác.
Bởi vì khi tham sanh khởi trong tất cả chúng sanh bằng cách như sau người này có bàn tay xinh đẹp, đôi chân xinh xắn v.v, cần quán xét với sự bất tịnh [những thứ không xinh đẹp]. Ông say mê điều gì? say mê trong tóc chăng. say mê trong lông -nt- trong nước tiểu. Sắc thân này được kết nối với 300 khúc xương, được kết lại với nhau bằng 900 sợi gân, được bao bọc bởi da, che đậy bởi màu da tươi sáng. Ngoài ra, những thứ ô uế rỉ ra từ chín vết thương [chín cửa] và từ 99,000 lỗ chân lông, chứa đầy những thứ bất tịnh, thật đáng kinh tởm, dơ bẩn, được câu thành từ 32 bộ phận đáng nhờm gớm, để tìm ra thứ cốt lõi, hoặc cái cao quý trong cơ thể này không tồn tại. Khi hành giả quán xét về bản chất bất tịnh như đã nói (sẽ) dứt bỏ được tham đã sanh khởi trong căn tánh của tất cả chúng sanh . Bởi vậy, việc quán tưởng về tính chất bất tịnh này được gọi là tướng khác.
Khi tham sanh khởi trong tất các hành [saṅkhāra] như bình bát và y phục v.v, khi ông tác ý với tính chất là vật vô chủ và là vật tạm thời theo cách thức đã được trình bày trong Chú giải Kinh Thiết Lập Niệm như sau ‘vị tỳ khưu (thực hành) buông xả trong các hành với 2 đặc tính [ākāra] là vật vô chủ và là vật tạm thời’ thì ông dứt bỏ được tham ấy. Vì vậy, tác ý vô thường gọi là tướng khác. Khi sân sanh khởi trong (căn tánh) của tất cả chúng sanh cần phát triển tâm từ bằng phương pháp nhổ bỏ lòng thù hận và theo cách chỉ dẫn trong bài Kinh Ví Dụ Cái Cưa [kakacopamasutta] khi phát triển tâm từ dứt bỏ được sân hận đó, bởi vậy sự phát triển tâm từ ấy được gọi là tướng khác. Khi sân hận khởi lên gốc cây, gai, cỏ hoặc lá cây có đầu nhọn v.v, ông nên tác ý đến giới [dhātu] theo cách thức sau: Ta đang tức giận ai? tức giận với địa giới hay thủy giới v.v. khi tác ý như thế này ông có thể dứt bỏ được sân hận. Vì lý do đó mà tác ý đến giới gọi là tướng khác.
Hơn nữa, khi si mê khởi lên trong bất cứ pháp nào, vị ấy dựa vào năm pháp này: cộng trú với thầy tổ, việc học Pháp, hỏi đáp thắc mắc về những vấn đề [Pháp] đã được học, việc nghe pháp hợp thời, và việc phân định về pháp làm xứ [ṭhāna] hoặc phi xứ [aṭhāna], si mê (sẽ) được loại bỏ. Vì vậy, vị tỳ khưu cần dựa vào 5 pháp này. Bởi vì, vị tỳ khưu sống nương nhờ vị thầy khả kính – “Thầy sẽ thực hành hình phạt đối với vị ấy như đi múc 100 chậu nước v.v, do không được phép đi vào làng, hoặc không hành bổn phận hợp thời”, khi ấy ông dứt bỏ được si mê. Khi học Pháp, khi ông không học Pháp đúng giờ quy định, không khéo tụng đọc, hoặc không tụng đọc được v.v, thầy cũng thực hành hình phạt”, vị ấy được thầy cố gắng dạy bảo bằng phương pháp như vậy, vị ấy chẳng dứt trừ được si mê. Khi vị tỳ khưu sau khi đi đến vị thầy khả kính vấn hỏi rằng: “kính bạch thầy, câu này như thế nào, câu này có ý nghĩa như thế nào?” ông nhổ bỏ được sự hoài nghi, bằng cách này ông cũng dứt trừ được si mê. Vị tỳ khưu đi đến lắng nghe pháp hợp thời cần lắng nghe pháp một cách cung kính ý nghĩa chỗ đó sẽ được sáng tỏ cùng ông, bằng phương pháp như vậy vị ấy dứt bỏ được si mê trong pháp đó. Vị tỳ khưu thiện xảo trong việc phán đoán những thứ vận hành được và những thứ vận hành không được, đây là nhân, đây không phải là nhân của những thứ đó v.v, với phương pháp như vậy ông cũng dứt trừ được si mê. Vì thế, việc nương vào 5 pháp của ông được gọi là tướng khác.
Hơn nữa, khi hành giả thực hành tu tiến bất cứ để mục nào trong 38 đề mục thiền định [kammaṭṭhāna] ông dứt trừ được suy tầm do 5 tướng có đặc tính như thế là kẻ thù trực tiếp và là bản thể của kẻ thù địch, phiền não có ái [rāga] v.v, đã được đoạn trừ bằng 5 tướng này, là việc khéo đoạn trừ. Giống như như thể một người dập lửa bằng que tươi, roi da, đất bùn hay cành cây v.v, (có thể) dập tắt đám cháy. Nhưng nước là kẻ thù trực tiếp của lửa, bởi vì lửa đã được dập tắt bằng nước, (kẻ thù trực tiếp) vì lửa đã khéo được dập tắt bởi nước như thế nào; tất cả phiền não có ái [rāga] được dứt trừ bằng 5 tướng này gọi là đã khéo được dứt trừ. Cho nên, bậc trí nên biết rằng Thế Tôn đã nói 5 tướng này như vậy.
Kusalūpasaṃhitaṃ [Phối hợp với thiện] là nương vào thiện, trạng thái là duyên của thiện. Ajjhattameva [chính bên trong] chính là đối tượng bên trong. Từ palagaṇḍo bằng từ vaḍḍhakī [thợ mộc]. Sukhumāya āṇiyā [cái nêm nhỏ] là người thợ mộc hoặc học trò của người thợ mộc thiện xảo sẽ muốn tháo cái nêm nào ra, cũng cần phải đóng vào bằng một cái nêm nỏ chắc chắn hơn cái nêm được lấy ra. Oḷārikaṃ āṇiṃ [cái nêm lớn] là cái nêm khác nữa mà người thợ mộc đóng vào tấm bản hương chiên-đàn hoặc ván gỗ cứng. Abhihaneyya [cần đóng] là dùng cái đục để đóng văng ra. Abhinīhaneyya [hãy rung lắc] là rung lắc như vậy cũng có thể lấy cái nêm ra khỏi tấm ván. Abhinivaseyya [lôi kéo ra] bây giờ, khi người thợ mộc biết rằng cái nêm này phần lớn đã được di chuyển ra ngoài, mới dùng tay nó lắc lư rồi lôi nó ra. Bậc trí nên biết rằng ý nghĩa trong trường hợp này rằng tâm giống như tấm ván, suy tầm về bất thiện giống như cái nêm thêm vào trong tấm ván, tướng thiện [kusalanimitta] có asubhabhāvanā [quán niệm bất tịnh] cũng giống như việc đóng, việc rung lắc, việc lôi kéo cái nêm lớn ra bằng cái nêm nhỏ hơn.
[217] Ahikuṇapena [xác rắn] Thế Tôn thuyết giảng để chỉ cho thấy rằng xác chết là thứ bất tịnh, vô cùng ghê tởm. kaṇṭhe āsattena [đeo dính vào cổ] nghĩa là những kẻ địch lấy những xác chết ở một nơi nào đó rồi đeo vào cổ. Aṭṭiyeyya [không thoải mái] là bực bội khó chịu có thể đem lại khổ đau. harāyeyya [đáng xấu hổ] đáng hổ thẹn. jiguccheyya [đáng gờm] là sự kinh tởm có thể tự khởi lên nơi chính vị ấy.
Pahīyanti [được vứt bỏ] nghĩa là khi ông kinh tởm với nhân này khéo suy xét bằng tuệ lực của chính mình rằng “chư pháp bất thiện này có tội lỗi, có khổ đau là quả” ghê tởm giống như xác rắn, cũng sẽ được dứt trừ. Lại nữa, vị nào không thể khéo suy xét bằng tuệ lực của chính mình được, ông cần đi đến tìm kiếm thầy tế độ hay thầy giáo thọ hoặc bạn đồng Phạm hạnh nhưng bậc khả kính hoặc bất kỳ vị tỳ khưu nào, đánh chuông để thông báo hợp Tăng chúng, rồi thuật lại cho các Ngài biết, bởi vì tại nơi hội hợp phải có ít nhất một vị thiện xảo thì bậc trí này sẽ nói rằng “hiền giả cần thấy lỗi lầm trong suy tầm về bất thiện như vầy, hoặc sẽ chế ngự suy tầm về bất thiện chừng này, bằng việc nói đến việc cắt đứt sự ràng buộc trong thân v.v.”
[218] Asatiamanasikāro āpajjitabbo [vị tỳ khưu ấy không nên nghĩ đến, không nên để tâm] là vị tỳ khưu không nên suy nghĩ, không nên để tâm đến bất thiện tầm đó, cần hướng tâm đến đối tượng khác cũng giống như một người không muốn nhìn thấy đối tượng sắc sẽ nhắm cả 2 mắt lại như thế nào, vị tỳ khưu ngồi giữ lấy pháp hành thiền định căn bản gốc [mūlakammaṭṭhāna], khi suy tầm trong tâm cũng cần hướng tâm đến đối tượng khác như thế đó. Vị tỳ khưu đó dứt trừ được suy tầm về bất thiện theo cách này, khi dứt trừ được suy tầm, cần phải ngồi giữ lấy đối tượng nghiệp xứ mới.
Nếu giả vẫn chưa dứt trừ, nên tụng đọc lớn tiếng các pháp thoại bằng Pālī đã được học, nếu vị ấy hướng tâm đến đối tượng khác như vậy mà vẫn không dứt trừ được, hãy lấy một cuốn sổ trắng từ trong túi xách, viết giảng nghĩa về đức Phật, giảng giải về Pháp, ông cần phải loại bỏ suy tầm về bất thiện ra khỏi bằng cách hướng tâm đến đối tượng khác như vậy. Nếu như vậy mà vẫn không dứt trừ được, cần lấy tăm xỉa răng ra khỏi túi xách rồi quán xét rằng: “cái này tăm xỉa răng trên, cái này tăm xỉa răng dưới”. Nếu như vậy mà vẫn không dứt trừ được nên lấy ống đựng kim ra quán xét những vật dụng cần thiết của vị tỳ khưu như sau: “đây là đồ cắt móng tay, đây là kim v.v.” hướng tâm đến đối tượng khác. Nếu như vậy mà vẫn chưa dứt trừ được, cần lấy kim ra may y phục đã rách, hướng tới đối tượng khác, như vậy, miễn mà ông chưa từ bỏ được suy tầm về bất thiện cũng nên hướng tâm đến đối tượng khác, bằng việc để tâm vào suy tầm về thiện, khi ông dứt trừ được suy tầm về bất thiện, cần phải ngồi giữ lấy đề mục thiền căn bản gốc [mūlakammaṭṭhāna] thêm lần nữa, (khi chưa từ bỏ được tâm bất thiện) không nên suy nghĩ đến việc tạo dựng [navakamma]. Tại sao? Bởi vì nếu ông vẫn không loại bỏ được suy tầm về bất thiện cũng không có cơ hội tác ý đến nghiệp xứ [kammaṭṭhāna].
Ngay cả những bậc trí trong thời quá khứ thực hành navakamma cũng phải diệt trừ bất thiện trước. Ở vấn đề này có câu chuyện như sau: – Thầy tế độ của vị Sa-di, sống an trú trong ngôi Đại Tự có tên Sa-di Tissa, vị Sa-di nói với thầy rằng “thưa thầy con muốn từ bỏ học giới [hoàn tục]”. Khi ấy trưởng lão đã nói cũng vị Sa-di rằng: “Trong Tịnh xá này tìm nước để tắm thật khó, con hãy dẫn ta đến núi Cittalapabbata”, vị Sa-di đã làm theo lời thầy. Ở đó trưởng lão đã nói rằng: “Tịnh xá này thuộc chúng tỳ khưu, con hãy xây dựng một chỗ trú riêng biệt dành cho một người”. Vị Sa-di đáp rằng “Dạ được thưa Ngài” rồi vị Sa-di này bắt đầu làm 3 việc cùng một lúc là học Kinh Tương Ưng Bộ v.v, dọn dẹp trên sườn núi và việc chuẩn bị biến xứ lửa [tejodhātukasiṇaparikamma] để nghiệp xứ đạt đến an chỉ định, học hết Kinh Tương Ưng, rồi bắt đầu việc xây dựng trong hang động, vị ấy hoàn thành mọi việc, đã nói lại cho thầy biết. Vị thấy nói rằng: “này con, con đã hoàn thành với sự cực khổ, hôm nay con hãy ở lại đây.” Vị Sa-di ở lại trong hang động suốt đêm với thời tiết mát mẻ, sau khi phát triển tuệ quán đã chứng đắc A-ra-hán, tịch diệt Niết-bàn ngay bên trong hang động, dân chúng đã lấy xá-lợi của Ngài xây dựng bảo tháp để tôn thờ. Bảo tháp của trưởng lão Tissa vẫn còn hiện hữu cho đến ngày nay. Pabba này gọi là asitipabba[1] [phần được nói không có ý định trước].
[219] Thế Tôn khi thuyết giảng việc dứt trừ gốc rễ của suy tầm về bất thiện rằng khi tỳ khưu sử dụng asitipabba mà vẫn không thể chế ngự được suy tầm về bất thiện, cần phải được thiết lập ở chỗ diệt trừ gốc rễ của suy tầm về bất thiện này, Ngài đã nói như sau: “Này các tỳ khưu, nếu như khi vị tỳ khưu v.v. [Tassa ce bhikkhave]”. Trong câu đó, [vitakkasaṅkhārasaṇṭhānaṃ manasikātabbaṃ] sự thiết lập các điều kiện tất yếu cho việc suy tầm cần được tác ý đến nghĩa là thực tính [sabhāva] nào tạo tác nhân đó thì thực tính đó gọi là điều kiện tất yếu [saṇkhāra], làm duyên [paccaya] (làm nhân để nương nhờ), làm nhân [tạo tác], làm gốc rễ [mūla]. Saṇṭhāna với ý nghĩa phân tích như sau ‘nơi an trú, chỗ thiết lập’. Saṇṭhāna [nơi thiết lập] của vitakkasaṅkhāra [các điều kiện tất yếu cho việc suy tầm] gọi là vitakkasaṅkhārasaṇṭhāna [nơi thiết lập các điều kiện tất yếu cho việc suy tầm]. Vị tỳ khưu cần tác ý đến vitakkasaṅkhārasaṇṭhāna [nơi thiết lập các điều kiện tất yếu cho việc suy tầm]. Tattha vitakkasaṅkhārasaṇṭhānaṃ manasikātabbanti saṅkharotīti saṅkhāro, paccayo, kāraṇaṃ mūlanti attho. santiṭṭhati etthāti saṇṭhānaṃ, vitakkasaṅkhārassa saṇṭhānaṃ vitakkasaṅkhārasaṇṭhānaṃ, taṃ manasikātabbanti. Vị tỳ khưu tác ý đến nhân và vô nhân của các suy tầm rằng: “suy tầm này có gì làm nhân, có gì làm duyên, do nhân nào mà chúng sanh khởi.”
kiṃ nu kho ahaṃ sīghaṃ gacchāmi [Tại sao ta lại đi nhanh? Ta hãy đi chậm lại] nghĩa là ta đi nhanh do nhân gì? yaṃnūnāhaṃ saṇikaṃ gaccheyyaṃ [ta hãy đi chậm lại] nghĩa là anh ta nghĩ rằng “việc đi nhanh của ta có lợi ích gì, ta sẽ đi từ từ”. so saṇikaṃ gaccheyya [anh ta mới đi chậm lại ] là khi anh ta nghĩ như thế mới đi chậm lại. Trong tất cả câu có cách thức như vậy.
Bậc trí nên biết ý nghĩa trong câu đó như vầy thời gian khởi lên suy tầm của vì tỳ khưu này giống như việc đi nhanh của người đó, thời gian cắt đứt tiến trình suy tầm của vị tỳ khưu vi như việc đi chậm lại của người đó. Thời gian vị tỳ khưu cắt dứt được tiến trình của suy tầm đó đem lại mūlakammaṭṭhāna [pháp hành thiền định căn bản gốc] giống như việc quán chiếu suy xét của người đó. Thời gian vị tỳ khưu tiến hành minh sát cho tăng trưởng để chứng đắc A-ra-hán giống như thời gian người đó ngồi xuống. Giai đoạn mà vị tỳ khưu để thời gian trôi qua suốt cả ngày với thể nhập thánh quả có Niết-bàn làm đối tượng giống như thời gian người đó nằm ngủ. Trong câu đó nên biết rằng khi vị tỳ khưu biết rõ nhân và vô nhân của suy tầm như sau: suy tầm này có gì làm nhân, có gì làm duyên, việc phóng dật của suy tâm được giảm nhẹ, khi suy tầm giảm nhẹ đến tột cùng, các suy tầm đi đến đoạn diệt hoàn toàn. Bậc trí nên trình bày ý nghĩa này với duddubhajātaka [Bổn sanh tiếng động lớn].
Được biết rằng một con thỏ nằm ngủ dưới gốc cây beluva, một quả beluva rơi khỏi cành, rớt xuống bên tai của thỏ. Thỏ vùng dậy chạy thật nhanh vì nghĩ rằng “mặt đất bị sụp đổ”. Bởi vì âm thanh lớn của quả beluva đó. Tất cả loài thú bốn chân ở phía trước nhìn thấy con thỏ phóng thật nhanh, chúng cũng bỏ trốn theo. Bấy giờ, Bồ-tát của chúng ta sanh làm chúa sư tử. Sư tử nghĩ rằng: “quả đất này sẽ bị sụp đổ hoại diệt vào kiếp hoại, việc quả đất này bị chẻ làm đôi giữa kiếp là không thể, Ta phải tìm hiểu sự tình mới được” Sư tử bắt đầu hỏi tất cả các con vật từ con voi lớn đến con thỏ đó “bạn đã thấy quả đất bị sụp đổ chưa? Con thỏ đáp rằng: “thưa Ngài tôi thấy”. Sư tử nói rằng: “bạn hãy đưa tôi đi xem”. Con thỏ đáp “tôi không dám”. Sư tử liền hạ giọng nói: “thôi nào bạn thỏ đừng sợ” rồi đi xem, con thỏ đứng ở chỗ không xa cây beluva nói lên kệ ngôn rằng:
“Thưa bậc chói sáng, tôi sống ở chỗ đó, đã nghe tiếng động mạnh. Tôi cũng không biết tiếng động mạnh đó là âm thanh gì?[2]”
Bồ-tát đã nói với thỏ rằng: “bạn hãy đứng ở chỗ này” rồi đi đến gốc cây beluva, đã thấy chỗ ngủ của thỏ, và đã thấy quả beluva chín mới quan sát phía trên nhìn thấy cuốn quả beluva, khi nhìn thấy như vậy cũng biết rằng: con thỏ này nằm ngủ ở đây, đang ngủ, khi quả beluva chín rơi rớt xuống bên tai, nghĩ rằng quả đất sụp đổ mới vùng dậy chạy thật nhanh, hỏi về nguyên nhân đó. Thỏ đã rằng “dạ đúng, thưa Ngài”. Bồ-tát đã nói lên kệ ngôn sau:
Con thỏ nghe tiếng quả beluva rơi, nghĩ rằng tiếng của quả đất sụp đổ, vội chạy thật nhanh, sau khi nghe lời nói của thỏ bầy thú rừng cũng sanh lòng hoảng hốt.
Sau đó, Bồ-tát làm nguôi lòng bầy thú rừng rằng: “các ngươi đừng sợ”
[220] Khi tỳ khưu tìm kiếm gốc rễ của suy tầm về bất thiện như vậy cũng (có thể) dứt trừ được suy tầm về bất thiện. Thế Tôn khi thuyết về nguyên nhân [karaṇa] nếu vị tỳ khưu sống an trú trong điều bất lợi về nguyên nhân gốc của bất thiện tầm này, cũng không thể chế ngự suy tầm đó được, cần chế ngự như vầy rồi Ngài thuyết rằng: “này chư tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu đó tác ý đến vitakkasaṅkhārasaṇṭhāna [nơi thiết lập các hành của suy tầm ấy]” v.v.
Dantebhidantamādhāya [nên cắn răng với răng] nên nghiến chặt răng trên xuống răng dưới. cetasā cittaṃ [thúc ép tâm với tâm] là nên ngăn chặn tâm bất thiện bằng tâm thiện. balavā puriso [giống như người có sức mạnh] như một người tràn đầy sức mạnh, có sức mạnh lớn lao tóm lấy một người có sức mạnh yếu hơn siết chặt, ép chặt và bóp chặt đầu hoặc siết chặt cổ, khiến người ấy bức rức, khó chịu, đau khổ, khuất phục và dẫn đến ngất xỉu [hoặc chết] như thế nào, vị tỳ khưu cũng như thế đó (giống như) một võ sĩ là đối thủ để chiến đấu với những suy tầm về bất thiện bằng lời nói như sau: “mi là ai, ta là gì ” sau khi đã chế ngự rồi – cần giữ sự tin tấn lớn mạnh như vầy: “dẫu cho thịt và máu trong cơ thể của ta có cạn kiệt chỉ còn lại da và gân và xương v.v.”[3] ông sẽ chế ngự được các suy tầm về bất thiện, khi thuyết giảng như vậy mới đưa ra ví dụ về nội dung này.
[221] Này chư tỳ khưu, khi vị tỳ khưu nương vào tướng nào, rồi tác ý vào tướng nào v.v, đây là từ phân biệt ranh giới [pariyādānabhājaniya], câu đó có ý nghĩa đơn giản. Cần biết vi dụ sau: gióng như thể một vị thầy chỉ bảo cho Vương tử đến từ kinh thành để học nghề liên quan đến việc sử dụng năm loại vũ khí và chỉ ra những gì nên làm với cả năm loại vũ khí này: con hãy quay trở lại trị vì vương quốc của chính con. Nếu bọn cướp xuất hiện giữa đường đi của con, con hãy cầm lấy cây cung này, rồi hãy đi, nếu cây cung của con bị mất hoặc bị gãy, con hãy sử dụng cây giáo này, nếu cây giáo của con bị gãy, hãy sử dụng thanh kiếm này v.v. Vị Vương tử đã thực hiện theo đúng lời chỉ dẫn của thầy, sau khi đi đến quốc độ của mình, được tấn phong Vương quyền như thế nào, câu này cũng tương tự thế đó. Thế Tôn khi gửi tỳ khưu, vị thường xuyên thực hành tăng thượng tâm sẽ chạm đến A-ra-hán, mới thuyết 5 điều cần quán xét là nếu bất thiện tâm khởi lên nơi ông trong lúc đó cũng cần đặt nó vào tướng khác gọi là aññanimittapabba, khi ông chế ngự được các suy tầm về bất thiện rồi hành thiền quán cho tăng trưởng sẽ đến A-ra-hán, nếu không thể [hoàn thành] trong cách trên [là trong aññanimittapabba]; hãy an trú trong cách sau: bằng sự quan sát thấy rằng là tội lỗi, khi không thể trong cách đó; hãy sử dụng cách sau: với sự quán xét rằng không nghĩ đến [asitipabba], khi không thể trong cách này; hãy sử dụng cách sau: bằng việc triệt tiêu nguyên nhân gốc của bất thiện tầm, ngay cả cách này cũng không thể; thì hãy sử dụng cách sau: với việc chế ngự, khi đã chế ngự được suy tầm về bất thiện rồi thực hành minh sát cho được tăng trưởng sẽ chạm đến A-ra-hán.
Vị thiện xảo trên con đường vận hành của suy tầm được gọi là vị thiện xảo khôn khéo trên đạo lộ vận hành của suy tầm [vasī vitakkapariyāyapathesu]. yaṃ vitakkaṃ ākaṅkhissati [vị ấy có thể tác ý đến suy tầm nào vị ấy muốn] này Thế Tôn thuyết để chỉ ra trạng thái [ākāra] của bản thể vị thiện xảo. Bởi vì hạng người này trong quá khứ khi suy tưởng đến suy tầm nào cũng không thể suy tưởng đến suy tầm đó; không muốn suy tưởng nào thì trở lại suy tưởng suy tầm đó; nhưng bây giờ vị ấy đã thiện xảo khéo léo muốn suy tưởng suy tầm nào thì suy tưởng đến suy đó; không muốn suy tưởng đến suy tầm nào thì không cần suy tưởng đến suy tầm đó. Bởi thế, Thế Tôn thuyết rằng “ông muốn (suy tưởng) suy tầm nào cũng sẽ suy tưởng suy tầm đó được, không muốn suy tưởng suy tầm nào thì cũng sẽ không cần suy tưởng suy tầm đó.” acchecchi taṇhaṃ [đã cắt đứt tham ái] v.v, đã được đề cập trong kinh Tất Cả Lậu Hoặc [Sabbāsavasutta].
Giải Thích Kinh An Trú Tầm Kết Thúc
[1] Mū-ṭīkā 1.219 Asatipabbaṃ nāma asatiyā vitakkaniggahaṇavibhāvanato.
[2] jā. 1.4.85
[3] a. ni. 2.5