Kinh số 18 – Giải Thích Kinh Mật Hoàn

(Vanapatthasuttavaṇṇanā)

Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Mật Hoàn 

[190] Bài kinh Mật Hoàn được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy [evamme sutaṃ].” Ở đó, Mahāvana [Đại lâm] là khu rừng tự phát triển theo tự nhiên chẳng ai trồng, nối tiếp nhau đến khu rừng Himavanta, không giống khu Đại lâm ở thành Vesālī được con người trồng lên. Divāvihārāyā [an trú vào ban ngày] là vì lợi ích nghỉ ngơi vào ban ngày. beluvalaṭṭhikāya gồm taruṇabeluvarukkhassa là cây beluva còn non. daṇḍapāṇi là chống gậy do tuổi già sức yếu phải chăng? Daṇḍapāṇi-sakya [Sakya vị thích chống gậy] này vẫn còn trẻ trong thời kỳ thiếu niên, nhưng chống gậy bằng vàng vì thích chống gậy đi lang thang, bởi thế (vị ấy) được gọi là daṇḍapāṇi [người chống gậy]. Jaṅghāvihāraṃ [Ngài đi bách bộ] gồm đi dạo bộ để làm dịu sự mệt mỏi bắp chân. Anucaṅkamamāno là Ngài du ngoạn chỗ này chỗ kia vì mục đích để ngắm vườn, ngắm rừng và ngắm núi v.v. được biết rằng Daṇḍapāṇi-sakya đó khi hài lòng sẽ đi du ngoạn, thỉnh thoảng Ngài sẽ đi ra ngoài để du ngoạn kiểu như vậy. Daṇḍamolubbha [dựa vào cây gậy] là dựa vào cây gậy, tức là đặt cây gậy phía trước mặt, giống như những đứa mục đồng, đặt cả hai bàn tay lên đầu gậy, đặt cằm [quai hàm] lên phái sau lòng bàn tay, rồi đứng một bên thích hợp.

[200] kiṃvādi [quan điểm thế nào] gồm có quan điểm như thế nào. kimakkhāyikiṃ katheti [thuyết giảng như thế nào]. Vị vua này không đãnh lễ đến Thế Tôn, chỉ chào hỏi xã giao, sau khi chào hỏi rồi đặt hỏi vấn đề, nhưng chỉ hỏi miễn cưỡng vì không muốn biết. Tại sao? Cho rằng vị vua này thuộc nhóm Devadatta, do khi Daṇḍapāṇi-sakya đến viếng Devadatta xúi dục để chia rẽ với Như Lai. Được biết rằng Devadatta đã nói như thế này “Sa-môn Gotama cột oan trái với dòng tộc của chúng ta, không muốn phát triển cùng dòng tộc của chúng ta, em gái của ta cũng mất lợi lộc từ vua vương quốc, vì Sa-môn Gotama từ bỏ nàng rời hoàng cung để xuất gia, biết rằng cháu trai của ta sẽ là người kế vị ngai vàng, cũng không hứng thú để cho hoàng tộc của ta hưng thịnh, mong cho hoại diệt, mới cho cháu trai của ta xuất gia khi vẫn còn là một đứa trẻ, cháu trai của ta bị mất lợi lộc từ đó. Còn bản thân ta không thể cai quản hoàng tộc mà không có đứa cháu đó, cũng đã theo xuất gia, kể từ ngày xuất gia Sa-môn Gotama không chú ý đến ta vị xuất gia như vậy, bằng thiên nhãn nhìn thẳng và nói giữa hội chúng cũng giống như giết người bằng lời nhiều lời phê phán chẳng hạn như nói rằng Devadatta là chúng sanh địa ngục [sẽ rơi vào địa ngục] v.v.” Đức vua bị Devadatta xúi giục như vậy, cho nên mới hành động như thế.

Tiếp theo đó, Thế Tôn nghĩ rằng ta sẽ thuyết giảng đến vị vua này, bằng cách mà vị vua này không thể đáp lại được, ‘Sa-môn Gotama không nói vấn đề mà ta hỏi’ và khiến cho đức vua không biết trọng tâm đã nói, khi nói lời phù hợp bằng 2 trường hợp đó, đã được Ngài nói rằng yathāvādī kho [nói như thế nào].

Trong câu đó na kenaci loke viggayha tiṭṭhati [không tranh luận với bất cứ ai ở trên đời] nghĩa là không gây ra sự tranh luận, tức là không cãi cọ với bất cứ người nào trên đời. Bởi vì Như Lai không bao giờ tranh cãi với người đời nhưng người đời khi Như Lai thuyết rằng ‘không thường hằng’ thì lại tranh luận với Như Lai rằng ‘thường hằng’, khi thuyết về ‘đau khổ, vô ngã, bất tịnh’ thì tranh luận rằng ‘là hạnh phúc, là của ta, là xinh đẹp’, chính vì thế Ngài đã nói rằng: ‘Này chư tỳ khưu, Ta không tranh luận với người đời, nhưng người đời lại tranh luận với Ta. Này các tỳ khưu, vị thuyết giảng đúng Pháp không tranh luận với bất cứ ai, những vị thuyết không đúng pháp mới tranh luận.[1]” Từ yathāyena kāraṇena [do nguyên nhân nào]. Từ các dục [kāmehi] là vật dục [vatthukāma], hay phiền não dục [kilesakāma]. Taṃ brāhmaṇaṃ [Bà-la-môn đó] là Bà-la-môn vị đã cạn kiệt lậu hoặc đó. Akathaṃkathiṃ [vị không nghi ngờ] là không còn sự hoài nghi. Chinnakukkuccaṃ [vị cắt đứt hành động ác] nghĩa là đã cắt dứt những hành vi xấu ác do đã dứt trừ hành động ác do sự hối hận về việc đã làm, và hành động ác bằng tay chân. Bhavābhave[2] [bhava và abhava] là trong cõi nhỏ cõi lớn, hoặc cõi thấp cõi cao, bởi cõi cao đạt đến sự tăng trưởng gọi là abhava. [bhavābhaveti punappunabbhave, hīnapaṇīte vā bhave, paṇīto hi bhavo vuddhippatto abhavoti vuccati] Tử sañña [tưởng] gồm phiền não tưởng [kilesasaññā]. Chính những phiền não Ngài gọi là tưởng [saññā] trong bài kinh này, bởi thế có lời giải thích trong câu như vầy: ‘các phiền não tưởng không chế ngự Bà-la-môn, vị viễn ly các dục, vị nói về sự diệt từ thế gian bởi nhân nào và đã được Ta nói về nhân đó.” Thế Tôn tuyên thuyết rằng Ngài đã tự mình làm cạn kiệt mọi lậu hoặc. Nillāḷetvā là lè lưỡi, liếm lưỡi. Tivisākhaṃtisākhaṃ [3 nếp nhăn]. Nalāṭikaṃ [trán nhăn] nghĩa là chỉ ra 3 nếp nhăn trên trán, làm cho trán nhăn lại. Daṇḍamolubbha nghĩa là dựa vào cây gậy. Pālī daṇḍamālubbha cũng có nghĩa là sau khi cầm cây gậy rồi bước đi.

[201] Aññataro [một vị khác] là một vị tỳ khưu khác vô danh. Được biết rằng vị tỳ khưu ấy thiện xảo trong việc liên nối các vấn đề, khi Thế Tôn thuyết giảng rằng: “Ngài Daṇḍapāṇi không biết điều nào, Ta sẽ trình bày điều đó”, giữ lấy sự kết nói đó như sau: “Thế Tôn thuyết về vấn đề không nên biết như thế nào?” Vì vậy, ông cũng hỏi Thập Lực nghĩ rằng tôi sẽ làm cho vấn đề này hiển thị cho chúng tỳ khưu, đứng dậy khỏi sàng tọa và đắp thượng y bắt chéo qua vai, hãy nỗ lực chắp tay tỏ sự cung kính chói sáng bằng mười ngón tay, nói rằng “Kính thưa Ngài, đức Thế Tôn thường nói như thế nào? V.v,”

Yatonidānaṃ là giống trung tính [bhāvanapuṃsaka] có nghĩa là bởi nhân nào, hoặc ở trong nhân nào. Từ saṅkhā trong cụm từ papañcasaññāsaṅkhā [phần vọng tưởng pháp trì hoãn] đó nghĩa là phần. Papañcasaññā là vọng tưởng phối hợp với các pháp trì hoãn gồm tham ái, ngã mạn, và tà kiến lại. Ngoài ra, chính sự trở ngại được thuyết với ngụ ý bởi từ ‘saññā, vọng tưởng’. Bởi thế “phần” của pháp trì hoãn đều muốn đề cập ở đây. Samudācaraṃ [chế ngự] là được vận hành. ettha ce natthi abhinanditabbaṃ [nếu ở đây không có gì đáng vui thích] nghĩa là khi nhân được nói đến là 12 xứ nào có mặt thì phần của pháp trì hoãn vọng tưởng được chế ngự, ở đây nếu một xứ đáng vui thích, đáng đón mừng, đáng chấp thủ, không có trong nhân này. Ở đó, abhininditabbaṃ [đáng vui thích] nghĩa đáng ưa thích rằng tôi, của tôi. Abhivaditabbaṃ [nên chấp nhận] là nên nói rằng tôi, của tôi. Ajjhositabbaṃ [đáng chấp thủ] là đã hoàn thành xong các hoạt động sau khi nuốt, hoàn thành xong, rồi giữ lấy. Ở đây, với 3 từ này chỉ ra rằng sự không vận hành liên tục của chính tham ái [taṇhā] v.v. esevanto [cuối cùng] là tính chất không có việc vui thích v.v, là cuối cùng của tất cả pháp tùy miên [anusaya] có ái tùy miên [rāgānusaya] v.v, trong tất cả các từ cũng theo cách thức tương tự.

 Việc nắm lấy gậy cần biết với lời giải thích này – người nắm lấy cây gậy với tác ý [cetanā] nào thì tác ý đó gọi là nắm lấy cây gậy [daṇḍādānaṃ]. người cầm lấy đao kiếm bằng tác ý nào thì tác ý [cetanā] đó gọi là cầm lấy đao kiếm [satthādānaṃ]. Nói để chia rẽ gọi là gây gỗ [kalahaṃ], sự nhìn nhận đa chiều gọi phân tranh [viggaha]. Nói đến học thuyết khác biệt gọi là luận tranh [vivādaṃ]. việc nói nặng lời [tuvaṃ tuvaṃ] là lời nói nói đến mày, tao. hành động đâm thọc gọi là ly gián ngữ [pesuññaṃ]. hành động nói  có tính chất không đúng sự thật nên biết rằng là nói dối [musāvāda]. Etthete [do nhân đó] nghĩa là pháp bất thiện tội lỗi này do 12 xứ [āyatana] đó. Bởi vì, tất cả phiền não khi sanh khởi cũng sanh khởi do nương 12 xứ [āyatana], khi diệt cũng diệt trong 12 xứ tương tự như vậy. Các phiền não sanh khởi ở chỗ nào thì cũng diệt ở chỗ đó bằng cách đó. Nội dung ý nghĩa này cần được trình bày với vấn đề Tập đế samudayasaccapañhā [vấn đề về sự thật nhân sanh khổ].

Quả thật, Ngài nói rằng chính ái này khi sanh sẽ sanh ở chỗ nào? khi diệt sẽ diệt ở chỗ nào? rồi Ngài thuyết sự sanh khởi và sự diệt của ái đó do 12 xứ theo cách sau: “sắc khả ái, sắc khả lạc trong đời này, ái này khi sanh khởi (sẽ) sanh khởi nơi sắc khả ái, sắc khả lạc đó; khi diệt (sẽ) diệt nơi sắc khả ái, sắc khả lạc đó. Cái gì là sắc khả ái, sắc khả lạc trong đời này là nhãn là sắc khả ái, sắc khả lạc trong đời này.[3]” Ái đã sanh khởi trong 12 xứ, nương vào Niết-bàn sẽ diệt tắt, nhưng do không có sự chế ngự trong các xứ ngài nói rằng: đã diệt tắt chính trong các xứ như thế nào thì các pháp bất thiện tội lỗi này nên biết rằng bị diệt trừ trong các xứ như thế đó. Ngoài ra, sự trống không của sự vui thích v.v, nào đã được Ngài nói rằng là nơi cuối cùng của các tùy miên có ái tùy miên [rāgānusaya] v.v, tất cả các pháp bất thiện tội lỗi bị dập tắt không còn dư sót nơi Niết-bàn được diễn đạt bằng ngôn ngữ vohāra [ngôn ngữ thông thường] rằng  là nơi cuối cùng của các tùy miên có ái tùy miên [rāgānusaya] cái nào không có trong Niết-bàn nào thì cái đó được gọi là đã diệt trong Niết-bàn đó. Nội dung ý nghĩa này cần được trình bày với vấn đề Diệt đế [nirodhapañhā]. Tóm lại lời Ngài đã nói rằng: ‘tầm [vitakka], tứ [vicāra] là các hành của khẩu [vacīsaṅkhārā] của vị tỳ khưu thể nhập nhị thiền được tĩnh lặng.[4]

Satthu ceva saṃvaṇṇito [bậc Đạo sư tan thán] là người được chính bậc Đạo sư tán dương. Từ Viññūnaṃ [người hiểu biết] này là định sở cách được chia theo ý nghĩa của sở thuộc cách, có nghĩa là vị được các bạn đồng phạm hạnh là những bậc thiện trí khen ngợi. Patotisakkoti [có thể]

[203] atikkammeva mūlaṃ atikkamma khandhaṃ [vứt bỏ cả rễ cây và thân cây] nghĩa là thường lỗi cây sẽ có trong rễ cây hoặc thân cây, vứt bỏ cả rễ cây hoặc thân cây. Evaṃsampadaṃ là phép ẩn dụ so sánh cũng tương tự như thế, có nghĩ là như vậy. Atisitvā [bỏ qua] gồm vượt qua luôn. jānaṃ jānāti [biết được] là chỉ biết [đúng bản thể] những thứ đáng biết. passaṃ passati [thấy được] là chỉ thấy [đúng bản thể] những thứ đáng thấy. Hơn nữa, một số người làm những việc trái ngược dù biết cũng nói không biết, dù thấy cũng nói không thấy như thế nào còn đối với chính đức Thế Tôn thì không như thế Ngài biết sẽ nói biết, thấy sẽ nói thấy. Thế Tôn là vị có bản thể của mắt [cakkhubhūto] với ý nghĩa vị lãnh đạo dẫn dắt trong cái thấy, gọi là vị có bản thể của trí [ñāṇabhūto] với ý nghĩa làm điều đã biết, gọi là vị có bản thể của pháp [dhammabhūto] với ý nghĩa có thực tính không bị sai khác [hay không bị biến đổi] hoặc với ý nghĩa pháp đã được nói ra từ kim khẩu sau khi suy tư bằng tâm có sự hòa hợp với pháp học [pariyattidhamma]. gọi là vị có bản thể của Phạm thiên [brahmabhūto] với ý nghĩa tối thượng nhất. Hơn nữa gọi là vị có bản thể của mắt hoặc là người giống như có bản thể mắt, cả trong từ vị có bản thể của trí cũng có ý nghĩa như vậy, Thế Tôn được gọi là vị truyền bá, bởi vì truyền bá Giáo pháp được gọi là vị tuyên thuyết, bời vì tuyên thuyết Giáo pháp gọi là giảng giải rộng rãi ý nghĩa, do Ngài có khả năng đem ý nghĩa ra giải thích cặn kẽ rõ ràng bằng nhiều phương diện được gọi là vị cho đến pháp bất tử [amatadhamma], amatassa dātā [vị bố thí đến sự bất tử] là do Ngài bố thí pháp thực hành để đưa đến chứng đạt pháp bất tử. Đừng tạo ra sự phiền lòng [agaruṃ katvā] được giải thích rằng bởi vì Ngài Mahākaccāna khi được thỉnh cầu thường xuyên gọi là tạo ra sự nặng lòng, dẫu được an trú trong sāvakapāramīñāṇa [tuệ giác đưa đến bờ kia của vị thánh đệ tử] của chính mình, (nhưng Ngài) trình bày giải thích khó hiểu giống như việc đào lấy cát ở chân núi Suneru cũng gọi là sự phiền lòng tương tự, thỉnh Ngài đừng làm như vậy khi chúng tôi đã thỉnh cầu nhiều lần, thuyết pháp dễ hiểu cho chúng tôi.

Trong câu này yaṃ kho no āvuso Ngài Mahākaccāna nên nói rằng “yaṃ kho vo [cùng các Ngài]” nhưng Ngài chỉ đếm một mình Ngài cùng với chư tỳ khưu đó nên đã nói rằng ‘yaṃ kho no [cùng chúng tôi]’ hoặc do phần xiển thuật [uddesa] đã thuyết cùng các tỳ khưu đó, nhưng Thế Tôn thuyết giảng cùng các trưởng lão và lẫn cả các tỳ khưu. Bởi vậy, Ngài sử dụng từ ‘no’ ám chỉ đến Bhagava [Thế Tôn] mới nói như thế, có nghĩa là Thế Tôn của chúng ta thuyết giảng vắn tắt cùng các Ngài.

Cakkhuñcāvuso [này hiền giả, nhãn thức] v.v, có ý nghĩa như vầy, này hiền giả, nhãn thức sanh khởi do nương thần kinh nhãn bằng y chỉ duyên [nissayapaccaya] và nương vào sắc phối hợp với 4 sở sanh [samuṭṭhāna] bằng cảnh duyên [ārammaṇapaccaya]. Sự kết hợp của ba pháp [tiṇṇaṃ saṅgati phasso] nghĩa là sự kết hợp với ba pháp làm cho súc sanh khởi. Do xúc làm duyên với mãnh lực đồng sanh v.v, do nương xúc đó thọ sanh khởi và với thọ đó người thụ hưởng cảnh nào thì tưởng cũng nhớ cảnh đó; tưởng nhớ cảnh nào thì tầm [vitakka] cũng suy tưởng chính cảnh đó, tầm suy tưởng cảnh nào thì pháp trì hoãn cũng trì hoãn đến chính cảnh đó. Tatonidānaṃ [do nhân đó] gồm nhãn sắc [cakkhurūpa] v.v, đó làm nhân. Phần vọng tưởng pháp trì hoãn cũng chế ngự nhân loại [purisaṃ papañcasaññāsaṅkhā samudācaranti] nghĩa là phần của pháp trì hoãn chế ngự nhân loại, người không rõ biết nhân đó, có nghĩa là được vận hành cũng người đó. Trong câu đó xúc, thọ và tưởng đồng sanh với nhãn thức, nên thấy tầm bằng tâm hữu tầm có trong thứ tự của nhãn thức v.v. Hỏi rằng: phần pháp trì hoãn [papañcasaṅkhā] đồng sanh với đổng lực [javana], nếu như vậy, do đâu mới chấp thủ quá khứ và vị lai? Đáp bởi sanh lên như thế. Giống như pháp trì hoãn vận hành qua lộ nhãn môn sanh lên, lúc bấy giờ do nương nhãn, sắc, xúc, thọ, tưởng và tầm như thế nào, Ngài Mahākaccāna khi thuyết giảng về sự sanh khởi của pháp trì hoãn [papañcasaṅkhā] đó, trong tất cả các sắc cần biết với con mắt dẫu thời quá khứ và vị lai đã được nói tương tự như thế đó.

Sotañcāvuso [này hiền giả, nhĩ thức sanh khởi do nương lỗ tai] cũng có cách thức như vậy. Lại nữa, ý [mano] trong môn [dvāra] thứ 6 là tâm hộ kiếp [bhavaṅgacitta]. Dhammeti [cảnh pháp] là cảnh pháp vận hạnh trong 3 cõi. Ý thức [manoviññāṇaṃ] gồm tâm khai môn [āvajjana] hoặc đổng lực [javana]. Khi āvajjana đã nắm lấy xúc thọ tưởng và tầm đồng sanh sanh khởi với āvajjana thì pháp trì hoãn [papañca] đồng sanh với tâm đổng lực [javana], khi tâm đổng lực đã nắm lấy thì tâm hộ kiếp đồng sanh với tâm đổng lực được gọi là ý, từ đó xúc v.v. tất cả đều đồng sanh với tâm đổng lực, còn trong ý môn [manodvāra] do đối tượng thời quá khứ v.v, làm đối tượng cho tất cả. Do đó, câu này “làm đối tượng quá khứ, vị lai và cả hiện tại” chính xác.

Lúc bấy giờ, trưởng lão khi thuyết về vaṭṭa mới bắt đầu nói như sau: này chư hiền giả, khi có con mắt, có sắc v.v. sẽ chế định rằng xúc [phassapaññattiṃ paññapessati] nghĩa là sẽ chế định là sẽ trình bày xúc chế định như vầy “một pháp gọi là xúc được sanh khởi.” Trong cả câu cũng theo cách thức này. Như vậy, trưởng lão khi trình bày các vaṭṭa bằng mãnh lực 12 xứ rằng: ‘có xứ này có, thì xứ này cũng có’. Bây giờ khi trình bày vivaṭṭa với mãnh lực phủ nhận 12 xứ mới bắt đầu thuyết rằng: ‘Này chư hiền, khi mắt không có, sắc không có’ v.v. Nên biết lời giải thích theo cách đã được nói trong câu đó.

Như vậy sau khi trưởng lão đã giải đáp vấn đề. Bây giờ, khi tiễn chân các tỳ khưu  bằng lời nói sau: “vấn đề mà vị thánh đệ tử đã trả lời [trưởng lão Mahākaccāyana], do đó, các Ngài đừng làm người hoài nghi đức Thế Tôn, vị này nắm lấy cái cân đứng là trí tuệ toàn giác [sabbaññutañāṇa] đang ngồi tĩnh tọa, các ngài khi ước muốn hãy đi vào diện kiến đưc Thế Tôn đó, sẽ hết hoài nghi” mới nói lời như sau khi các Ngài mong muốn v.v.

[205] Bởi ākāra này [imehi ākārehi] nghĩa là bởi nhân này là với nhân sanh khởi riêng biệt của pháp trì hoãn [papañca] và nhân liên quan đến vaṭṭa và avivaṭṭa. Bằng câu này [imehi padehi] là với nhóm mẫu tự [akkhra], với văn cú này [byañjanehi] là với các mẫu tự riêng biệt. Bậc trí [paṇḍito] là hội đủ yếu tố bậc trí hoặc là bậc trí với 4 nhân là thiện xảo trong giới [dhātu], thiện xảo trong xứ [āyatana], thiện xảo trong duyên khởi hay duyên hành tướng [paccayakāra], và thiện xảo trong nhân [kāraṇa] và vô nhân [akāraṇa]. Bậc đại tuệ [mahāpañño] nghĩa là thành tựu với trí tuệ rộng lớn có khả năng trong nghĩa vô ngại giải pháp vô ngại giải, từ vô ngại giải, biện vô ngại giải. Đây là liễu tri. Yathā taṃ mahākaccānena [giống như trưởng lão Mahākaccāyana đáp] nghĩa là giống như giải thích bởi trưởng lão Mahākaccāyana, Taṃ đề cập đến cách giải đáp vấn đề, có nghĩa là kể cả Ta cũng sẽ trả lời như vậy mà cách trưởng lão Mahākaccāyana đã giải đáp tương tự vậy.

Bánh ngọt [madhupiṇḍikaṃ] gồm bánh ngọt làm từ mật mía lớn và bánh tráng miệng được làm sẵn. Asecanakaṃ [tự mình đầy đủ và vui sướng] nghĩa là hương vị nêm nếm vừa đủ, không thể nói rằng bơ lỏng, mật mía, mật ong, và đường v.v, cái này nhiều và cái này ít. Cetasocintakajātiko [người suy tư]. Dabbajātiko [vị có trí] là có tính chất là bậc trí. Vị trưởng lão đó vô cùng lý trí mới nghĩ rằng pháp môn [dhammapariyāya], Ta sẽ hỏi để đặt tên cho pháp môn này với trí tuệ toàn giác của chính đấng Thập Lực, mơi bạch hỏi Thế Tôn đây là pháp môn gì? Nhân như vậy nghĩa là do pháp môn này mềm mại ngọt ngào như cái bánh ngọt. Bởi thế, Thế Tôn thuyết rằng: ông hãy nhớ kỹ pháp môn này là madhupiṇḍikapariyāya.” Những từ còn lại có nghĩa đơn giản.

Giải Thích Kinh Mật Hoàn Kết Thúc

[1] aṃ. ni. 3.94

[2] Aparāparaṃ uppajjanakabhavo ‘‘bhavābhavo’ ’ti idhādhippetoti āha ‘‘punappunabbhave’ ’ti. Saṃvarāsaṃvaro phalāphalaṃ viya khuddakamahanto bhavo ‘‘bhavābhavo’ ’ti vuttoti āha ‘‘hīnapaṇīte vā bhave’ ’ti. Bhavo vuḍḍhippatto ‘‘abhavo’ ’ti vuccati yathā ‘‘asekkhā dhammā’ti [dha. sa. 11 ṭikamātikā].

[3] vibha. 203

[4] paṭi. ma. 1.83