Kinh số 17 – Giải Thích Kinh Khu Rừng
(Vanapatthasuttavaṇṇanā)Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Khu Rừng
[190] Bài kinh Khu Rừng được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy [evamme sutaṃ].” Bài kinh Khu Rừng này gồm lý do sống ở khu rừng rậm rạp, hoặc giải thích việc sống ở khu rừng rậm rạp.
[191] vanapatthaṃ upanissāya viharati [sống nương nhờ ở khu rừng rậm] nghĩa là vị tỳ khưu sống nương tựa trú xứ ở trong khu rừng, tránh sự tiếp xúc với với con người, để thực hành Sa-môn pháp. Anupaṭṭhitā [không xuất hiện] v.v, có giải thích rằng khi ông đi vào sống an trú trong khu rừng đó niệm chưa xuất hiện trước đó, cũng sẽ không xuất hiện; tâm chưa được định tĩnh trước đó cũng không được định tĩnh; các lậu hoặc chưa được đoạn trừ trước đó, cũng không được đoạn trừ; và vị tỳ khưu đó không chứng đắc A-ra-hán, điều đó có nghĩa là (vị ấy) không thoát khỏi các ách phược [hay sự ràng buộc, yoga] tối thượng mà chưa chứng đắc trong thời quá khứ. jīvitaparikkhāra [vật dụng cần thiết cho đời sống] là những đồ dùng cần thiết trợ giúp trong đời sống. Samudānetabbā là cần mang lại đầy đủ, kasirena samudāgacchanti [kiếm được một cách khó khăn] là phát sinh khó khăn. rattibhāgaṃ vā divasabhāgaṃ vā [trong thời gian ban đêm hoặc trong thời gian ban này] là trong lúc ban đêm hoặc lúc ban ngày cũng trong thời gian ban đêm hoặc thời gian ban ngày đó . Nếu vị tỳ khưu quán xét thấy có thể ở vào ban đêm nhưng cần phải rời khỏi vào ban ngày, vì khi ấy có thể gặp nguy hiểm từ thú dữ v.v, thì trước lúc mặt trời mọc (biết được đến ban ngày) phải rời khỏi vào lúc đó ngay lập tức, vào ban ngày có sự nguy hiểm thì phải đợi trước khi mặt trời lặn.
[192] Saṅkhāpi [đã biết] nghĩa là sau khi hiểu biết Sa-môn pháp không thành tựu như vậy. Nhưng từ ‘biết’ trong câu tiếp theo ám chỉ đến sau khi hiểu biết Sa-môn pháp thành tựu như vậy.
[194] Yāvajīvaṃ [cho đến trọn đời ] nghĩa là mạng sống này vận hành lúc nào thì nên sống chính lúc đó.
[195] so puggalo liên kết với từ này nānubandhitabbo nghĩa là không nên qua lại kết giao với người đó. Anāpucchā [không cần phải xin phép] trong câu này, có nghĩa là vị tỳ khưu ấy không cần phải xin phép người đó, cần phải rời khỏi ngay.
[197] saṅkhāpi nghĩa là vị tỳ khưu sau khi biết được Sa-môn pháp không thành tựu như vậy, không nên kết giao qua lại với người ấy, cần phải xin phép người ấy, rồi rời khỏi.
[198] api panujjamānenāpi [thậm chí bị xua đuổi] là dầu bị trục xuất đi nữa. nếu như người thấy như vậy sẽ đem lại trăm bó củi, hoặc trăm thau nước, hoặc trăm bao cát, hoặc trục xuất đuổi đi bằng lời đừng ở nơi này nữa, nên xin lỗi họ, xin phép được ở lại với họ cho đến trọn đời.
Giải Thích Kinh Khu Rừng Kết Thúc.