Kinh số 16 – Giải Thích Kinh Tâm Đóng Chặt
(Cetokhīlasuttavaṇṇanā)Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Tâm Cằn Cỗi (Tâm hoang vu)
[185] Bài kinh Cetokhīla[1] được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy [evamme sutaṃ].” trong bài kinh Cetokhīla thì tính chất của tâm cứng rắn [thaddhabhāva], tính chất của tâm như rác rưởi [kacavarabhāva], tính chất của tâm giống như gốc cây [khāṇukabhāva] được gọi là Cetokhīla [Tâm cằn cỗi]. Cetaso vinibandha [sự ràng buộc tâm] bởi ý nghĩa trói buộc tâm giống như nắm nắm tay. Vuddhi [sự phát triển] v.v, nên biết rằng phát triển bằng giới, tăng trưởng bởi đạo, quãng đại bởi quả và Niết-bàn, hoặc phát triển triển bằng giới và định, tăng trưởng bởi minh sát tuệ và đạo, quãng đại bởi quả và Niết-bàn. Satthari kaṅkhati [nghi ngờ bậc Đạo sư] nghĩa là ngờ vực về các đức lành như về kim thân [32 tướng] và ân đức của bậc Đạo sư. Vị tỳ khưu nghi ngờ về đặc tướng sẽ thắc mắc rằng, kim thân của bậc Đạo sư được tô điểm bởi 32 đặc tướng cao quý có thật sự tồn tại hay không, khi hoài nghi về ân đức của bậc Đạo sư cũng thắc mắc rằng bậc toàn trí biết được quá khứ, hiện tại và vị lại có thật hay không? Vicikicchati [hoài nghi] nghĩa là khi suy tư khởi lên sự phiền muộn, mắc vào khổ đau, không thể lý giải được. Nādhimuccati [không quyết tin] nghĩa là không đạt được quyết định chắc chắn rằng điều đó là như vậy. Na sampasīdati [không tịnh tín] nghĩa là không thể tin tưởng do không nghi ngờ vì suy giảm [otaritvā] đối với ân đức, tức là không thể hiểu rõ ràng. ātappāya [vì sự nỗ lực] vì lợi ích đối với việc thực hành sự nỗ lực để thiêu đốt phiền não. anuyogāya [vì sự chuyên cần] nghĩa là bằng sự liên kết [sự nỗ lực] lặp đi lặp lại thường xuyên. Sātaccāya [sự kiên trì] là satatakiriyāya nghĩa là sự thực hành liên tục. Ayaṃ paṭhamo cetokhilo [như vậy là tâm cằn cỗi thứ nhất] nghĩa là tính chất cứng rắn của tâm thứ nhất được cho là sự hoài nghi nơi bậc Đạo sư mà vị tỳ khưu không vứt bỏ được điều đó như thế. Dhamme [trong Pháp] là trong Pháp học, trong Pháp hành, và trong Pháp thành, khi hoài nghi trong Pháp học (sẽ) nghi ngờ mà nói rằng Phật ngôn là Tam tạng có 84,000 ngàn Pháp uẩn đó có tồn tại thật hay không. Khi hoài nghi trong Pháp hành sẽ nghi ngờ mà nói rằng sự chảy ra từng giọt của thiền tuệ gọi là đạo, sự chảy ra từng giọt của đạo gọi là quả, sự dứt bỏ tất cả các hành [saṅkhāra] gọi là Niết-bàn, điều đó có tồn tại hay không? saṅghe kaṅkhati [hoài nghi chúng tỳ khưu Tăng] nghĩa là hoài nghi rằng gọi là chúng tỳ khưu Tăng được trở thành nhóm của 8 hạng người là vị đã an trú trong 4 đạo và vị đã an trú trong 4 quả, vị thực hành con đường [paṭipada] như vậy, theo [ân đức Tăng bảo] vị khéo thực hành v.v, có tồn tại thật hay không? Khi hoài nghi vào các học giới cũng sẽ nghi ngờ rằng các bậc trí nói như sau các tăng thượng giới [adhisīlasikkhā], gọi là tăng thượng tâm học [adhicittasikkhā], và gọi là tăng thượng tuệ học [adhipaññāsikkhā], những học giới đó có tồn tại thật hay không? ayaṃ pañcamo [sự cằn cỗi tâm thứ năm] nghĩa là tính chất cứng rắn của tâm, giống như rác rưởi, giống như gốc cây, được xem là phẫn nộ nơi bạn đồng phạm hạnh này là thứ năm.
[186] Cần biết cách lý giải phiền não là những thứ trói chặt tâm. Kāma [dục] gồm vật dục [vatthukāma], phiền não dục [kilesakāma]. Kāye [trong thân] nghĩa là trong thân của chính mình. Rūpe [trong sắc] nghĩa là trong sắc ngoại phần. Yāvadatthaṃ [muốn bao nhiêu cũng được] nghĩa là sự ước muốn có ước lượng chừng ấy. Udarāvadehakaṃ [no đầy bụng] nghĩa là đầy bao tử. thật vậy, bụng đó được gọi là Udarāvadehakaṃ bởi vì (vật thực) vẫn chưa được tiêu hóa. Seyyasukhaṃ [sự hạnh phúc trong khi nằm] nghĩa là sự hạnh phúc trên giường hoặc trên ghế, hoặc sự hạnh phúc trong mùa [thời tiết]. Passasukhaṃ [sự hạnh phúc trong việc xoay người] nghĩa là sự hạnh phúc khởi lên chẳng hạn như nằm nghiêng sang phải và nằm nghiêng sang trái của một người nằm ngủ lăn qua lộn lại. Middhasukhaṃ [sự hạnh phúc trong khi ngủ] nghĩa là sự hạnh phúc trong việc ngủ. Anuyutto [thường xuyên] là sự cố gắng siêng năng lặp đi lặp lại.
Paṇidhāya là patthayitvā nghĩa là được ước ao, được mong muốn. catupārisuddhisīla [tứ thanh tịnh giới] gọi là giới trong câu sau do giới [silena]. Việc thọ trì để hành trì gọi là điều hành trì, việc thực hành sự cố gắng nỗ lực thiêu đốt phiền não gọi là nhiệt tâm [tapa]. việc tránh xa sự hành dâm gọi là phạm hạnh. devo vā bhavissāmi [sẽ trở thành vị Thiên nhân] nghĩa là ta sẽ trở thành vị Thiên nhân, vị có đại thần lực. Devaññataro vā [hoặc bất kỳ vị Thiên nhân nào] nghĩa là hoặc bất cứ vị Thiên nhân nào trong số các vị Thiên nhân có đại thần lực.
[189] Định [samādhi] vận hành do nương vào sự mong muốn trong thần túc [iddhipāda] gọi là chandasamādhi [thiền định nhờ vào sự mong muốn]. Tinh cần hành được gọi là sự cố gắng. Samannāgataṃ [sự thành tựu với] nghĩa là sự thành tựu với pháp đó. Nền tảng của thần thông hoặc nền tảng làm thần thông gọi là iddhipāda [nền tảng của thần lực, hay thần túc]. Trong các câu còn lại cũng có cách thức tương tự vậy. được tóm tắt ý nghĩa iddhipāda trong bài kinh này chỉ bấy nhiêu, nó được giải thích chi tiết iddhipādavibhaṅga [phân tích các thần túc]. Ý nghĩa của các thần túc được trình bày trong phần Thanh Tịnh Đạo. Vì thế đã nói đến sự từ bỏ với việc chế ngự bằng bốn thần túc này. Thế Tôn thuyết giảng đến sự tinh tấn cần được thực hành ở mọi nơi bằng từ ussoḷhi [sự cố gắng hết sức mình] trong câu có sự kiên trì là thứ năm. Người đi đến trọn vẹn 15 yếu tố với sự kiên trì [ussoḷhīpannarasaṅgasamannāgato] nghĩa là người có đủ 15 yếu tố cùng với sự kiên trì là việc dứt bỏ 5 sự cằn cỗi của tâm, việc từ bỏ 5 sự ràng buộc tâm, 4 thần túc, và sự kiên trì. Bhabbo [người thích hợp] là sự phù hợp, thích hợp. Abhinibbhidāya [vì sự nhàm chán] là để phá vỡ phiền não bằng trí tuệ. sambodhāya [giác ngộ] nghĩa là bởi khéo giác ngộ bằng 4 đạo. Anuttarassa [cao thượng] nghĩa là tối thượng nhất. Yogakkhemassa [thoát khỏi mọi ách phược, hay sự ràng buộc] nghĩa là vắng lặng từ bốn sự ràng buộc là bậc Thánh A-ra-hán. adhigamāya [sự chứng đắc] nghĩa là khi chứng đắc. Seyyatha là một phân từ. Từ ‘Pi’ là phân từ trong ý nghĩa tán dương. Với 2 từ Thế Tôn thuyết rằng: “Thế nào? Này chư tỳ khưu” bằng cả hai từ.
Trứng của gà mẹ có 8 trứng, 10 trứng hay 12 trứng [kukkuṭiyā aṇḍāni aṭṭha vā dasa vā dvādasa vāti] như thế trứng của gà mẹ có thể ít hơn hoặc nhiều hơn những gì đã được đề cập đến. Những lời ấy Ngài nói vì nét đẹp của từ, vì trong thế gian có ngôn từ đẹp như vậy. Tānassu được tách thành tāni assu [trứng đó phải có].
Gà mẹ khéo ấp cho hơi ấm phù hợp, được nuôi dưỡng tốt [kukkuṭiyā sammā adhisayitāni] nghĩa là khi con gà mẹ bảo vệ đôi cánh cả 2 để ấp trứng, thì trứng gà đó là trứng được gà mẹ khéo ấp. Tạo ra hơi ấm vừa đủ [sammā pariseditāni] nghĩa là được gà mẹ ủ ấm vừa đủ, hơi ấm thích hợp là phù hợp bao gồm tạo ra hơi ấm. Sammā paribhāvitāni [được ấp dưỡng tốt] nghĩa là nở tốt, toàn diện đúng thời thích hợp, có nghĩa là được nhận lấy mùi của gà mẹ. Kiñcāpi tassā kukkuṭiyā [dẫu cho gà mẹ đó không khởi lên sự mong ước] nghĩa là gà mẹ đó không có sự lơ là khinh suất bằng việc thực hiện 3 điều này, không mong muốn điều như vậy xảy ra. atha kho bhabbāva te [gà con cần mổ vỏ trứng…] nghĩa là những con gà con có thể ra ngoài một cách an toàn, theo cách thức đã được nói. Bởi trứng được gà mẹ ấp dưỡng với 3 điều kiện như thế sẽ không bị ung thối, chất nhầy trong trứng sẽ nhanh chống già, vỏ trứng sẽ mỏng, các móng chân và mỏ sẽ cứng cáp, trứng gà sẽ chín mùi [tới ngày mổ vỏ thoát ra ngoài], ánh sáng bên ngoài có thể hiện khởi bên trong bởi vì vở trúng mỏng, cho nên, gà con mong muốn sẽ thoát ra bên ngoài với suy nghĩ rằng: ‘chúng ta cong cánh, co chân nơi chật chội đã được một thời gian dài và ánh sáng bên ngoài cũng được nhìn thấy; bây giờ chúng ta sẽ sống ở nơi có ánh sáng đó”, rồi đạp vỏ bằng chân, thò cổ ra, vỏ đó sẽ tách làm đôi, tiếp theo đó, những con gà con nhúc nhích đôi cánh của chúng và kêu lên từ vỏ trứng đúng ngay tại thời điểm đó. Sau khi ra ngoài, chúng sẽ đi loay quanh khắp xóm làng để kiếm ăn.
Evameva kho [giống như trứng gà…như thế] đây là sự so sánh, điều đó bậc hiền nhân cần so sánh với ý nghĩa như vậy. Nên biết rằng vị tỳ khưu này đầy đủ mười lăm yếu tố, kể cả nỗ lực hết mình, giống như gà mẹ thực hiện 3 việc làm đối với các quả trứng của chúng, sự không hư hoại của thiền minh sát tuệ bởi hội đủ 3 tùy quán của vị tỳ khưu đó phối hợp với 15 yếu tố giống như tính chất của tất cả quả trứng không bị ung thối do đầy đủ với 3 việc làm của gà mẹ, việc nắm lấy chất nhầy là sự ước muốn được vận hành trong 3 cõi với sự hội đủ bằng 3 tùy quán [anupassanā] của vị tỳ khưu đó giống như sự chín mùi của chất nhầy của tất cả trứng gà bằng việc thực hiện 3 việc làm của gà mẹ. Tính chất vỏ trứng là vô minh của vị tỳ khưu có tính chất nhẹ, giống như bản chất của vỏ trứng mỏng manh. Minh sát tuệ của vị tỳ khưu có bản chất sắc bén, trong sáng, và mạnh mẽ giống như việc đầu móng chân và mỏ nhọn của các gà con có tính chất dày và cứng. Thời gian biến chuyển, thời gian tăng trưởng, thời gian đến phòng của tuệ minh sát của vị tỳ khưu giống như thời kỳ thay đổi của tất cả gà con. Thời gian nhận lấy phòng là minh sát tuệ đi loanh quanh, được thời tiết thích hợp, nhận được vật thực thích hợp, thân cận bạn thích hợp và được nghe pháp phù hợp mà sanh lên từ minh sát tuệ đó, ngồi trên sàng tọa, phát triển thiền tuệ phá vỡ vỏ trứng là vô minh bằng A-ra-hán đạo chứng đắc theo tuần tự, di chuyển đôi cánh là thần thông [abhññā] chứng đắc A-ra-hán an toàn, cũng giống như thời gian gà con phá vỡ vỏ trứng bằng móng chân hoặc bằng mỏ của chúng, nhúc nhích đôi cảnh để thoát ra ngoài an toàn. Gà mẹ biết rõ các gà con của mình đều đã già, phá vỡ vỏ trứng như thế nào. Cả bậc Đạo sư cũng như thế đó, Ngài biết rõ sự chín mùi [viên mãn] của trí tuệ của các tỳ khưu như thế, đã hào quang, phá vỡ vỏ trứng là vô minh với câu kệ ngơn như sau:
“Hãy cắt đứt lòng yêu thương đối với bản thân, ví như ngắt đi bông hoa súng trắng của mùa thu bằng tay. Hãy phát triển chính đạo lộ thanh tịnh, Niết-bàn, đã được thuyết giảng bởi đấng Thiện Thệ.[2]”
Vị tỳ khưu sau khi phá vỡ vỏ trứng là vô mình rồi chứng đắc A-ra-hán trong lúc kết thúc kệ ngôn. Từ lúc bắt đầu bầy gà con đó vẫn ở khu vườn xinh đẹp đi khắp nơi trong khu vườn đó như thế nào, vị tỳ khưu này là bậc đã cạn kiết tất cả lậu hoặc, chứng đắc thể nhập thánh quả có Niết-bàn làm đối tượng vẫn ở tu viện lập cho hội chúng xinh đẹp tiếp tục như thế đó.
Thuyết giảng 4 sự dứt bỏ trong bài kinh này bằng cách này. Tại sao? sự dứt bỏ bằng việc quán xét tội lỗi [paṭisaṅkhānappapahāna] với sự đoạn trừ pháp cằn cỗi tâm, sự đoạn trừ pháp trói buộc tâm, trình bày sự dứt bỏ bằng việc chế ngự [vikkhambhanappahāna] với bốn thần túc [iddhipāda], trình bày sự dứt bỏ do đoạn trừ [samucchedappahāna] khi đạo sanh khởi, trình bày sự dứt bỏ do tĩnh lặng [paṭippassaddhippahāna] khi quả sanh khởi. Các từ còn lại trong tất cả các câu có ý nghĩa đơn giản.
Giải Thích Kinh Cetokhīla Kết Thúc
[1] Cetokhīla: tâm bị xiết chặt bởi bất thiện, bị đóng chặt bởi phiền não gọi là [Cetokhīla], đóng chặt tâm không cho thiện pháp sanh, đóng chặt tâm không cho trí tuệ sanh, đóng chặt tâm vào sự vô minh, không cho đoạn trừ phiền não, khiến các thiện pháp suy giảm bởi vì bị đóng đinh, tức là phiền não thô thiển khiến tâm trở nên thô cứng với bất thiện pháp.
[2] dha. pa. 285