Kinh số 15 – Giải Thích Kinh Tư Lường

(Anumānasuttavaṇṇanā)

 Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Tư Lường

[181] Bài kinh Tư Lường được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy [evamme sutaṃ].” Ở đó, từ bhagga là ở vùng quê có tên gọi như vậy, ý nghĩa của từ nên biết theo cách đã được nói đến. Susumāragira ở thành phố có tên như thế. Được kể rằng trong ngày khởi công để xây dựng thành phố đó con cá sấu ở cái hồ gần đó kêu lên, âm thanh ‘gira’, sau khi thành phố được xây dựng hoàn thành, tất cả dân chúng đặt tên thành phố đó là suṃsumāragira. Bhesakaḷāvana là trong khu rừng có tên gọi là Bhesakaḷa. Bhesakavana trong Pālī cũng có. Migadāya [nơi an toàn cho thú rừng] nghĩa là khu rừng được hình thành ở nơi cho sự an toàn đến các loài thú rừng và chim chóc, cho nên được gọi là Migadāya.

Pavāreti là sự mong muốn. Vadantu nghĩa là hãy nói, hãy khuyên, hãy dạy bảo bằng lời huấn từ [ovāda] và bằng lời nhắc nhở [anusāsanī], có nghĩa là hãy nhắc nhở. Vacanīyomhi [cần được nói] nghĩa là tôi cần được Ngài nói, có nghĩa là cần được giáo huấn, cần được nhắc nhở. So ca hoti dubbaco [vị tỳ khưu ấy là người khó dạy] nghĩa là vị tỳ khưu ấy là người khó dạy bảo, được cho là không kham nhẫn. dovacassakaraṇehi [pháp làm cho thành người khó dạy bảo] là với 16 pháp đã được nói từ trước, vốn là pháp làm cho thành người khó dạy, khó bảo. Appadakkhiṇaggāhī [không tiếp nhận lời chỉ dạy bằng sự tôn trọng] nghĩa là vị tỳ khưu nào khi bị quở trách đáp lại rằng: Tại sao các Ngài quở trách tôi? Tôi biết mình nên làm gì và không nên làm gì, điều gì có tội và điều gì không có tội, điều gì hữu ích và điều gì vô ích. Vị tỳ khưu này không tiếp thu lời dạy bảo có lợi ích, mà lại tiếp thu điều ngược lại. Do đó, vị ấy được gọi là không tiếp thu lời chỉ dạy bằng sự tôn trọng.

Pāpikānaṃ icchānaṃ [biết mãnh lực của sự ham muốn thấp hèn] tội lỗi là sự mong muốn đã gây ra sự bất an. paṭippharati [phản kháng lại] nghĩa là bị chống đối (vị ấy) tự biến mình thành kẻ thù; apasādeti [xúc phạm lại] nghĩa là bị nói xúc phạm như thế, vô ích để nói với ông, kẻ ngu ngốc, không hiểu biết, ông sẽ tự biết mình nên nói gì. Paccāropeti [buộc tội] nghĩa là trở lại buộc tội như vầy, ông phải sám hối lỗi có tên này, ông hãy trình lỗi đó trước.

aññenaññaṃ paṭicarati [tránh né vấn đề này bằng vấn đề khác] là tránh né bằng vấn đề khác, bằng lời khác, hoặc che đậy bằng vấn đề khác, bằng lời nói khác. Khi vị tỳ khưu khác nói rằng: ‘Ngài cần phải sám hối’ thì nói rằng: ‘ai sám hối, sám hối điều gì, sám hối ở đâu, Ngài nói với ai, Ngài nói gì.’ Khi bị vị tỳ khưu khác hỏi rằng: ‘thấy điều gì, kiểu như vậy phải chăng’ làm ngơ nói rằng ‘tôi không muốn nghe’. Bahiddhā kathaṃ apanāmeti [trả lời ra ngoài vấn đề] là vị tỳ khưu ấy bị tỳ khưu hỏi tội nói rằng chúng tôi không hỏi ông đi đến xứ Pāṭaliputta, mà chúng tôi hỏi tội, thế nhưng (vị ấy) lại nói rằng tôi đi đến thành Rājagaha, khi bị tỳ khưu hỏi tội nói rằng “chúng tôi không hỏi chuyện ông đi đến thành Rājagaha hoặc nhà của Bà-la-môn, chúng tôi hỏi về lỗi của ông, thì lại nói lung tung sang chuyện khác ràng tôi nhận được thịt lợn ở đó. Apādāna nghĩa là trong việc thực hành của chính mình. na sampāyati [không giải thích được hành vi] nghĩa là vị tỳ khưu bị vị tỳ khưu khác hỏi về hành vi theo cách sau: ‘này hiền giả, Ngài cư trú ở đâu? ngài sống nương tựa ai, hoặc ngài nói cùng người nào thì người ấy phạm tội tôi đã thấy lỗi, hoặc lúc đó ngài làm gì, tôi làm gì hoặc ngài sống ở đâu, tôi sống ở đâu như vậy cũng không thể nói rõ ràng, thỏa mãn.

[183] Này hiền giả trong 16 pháp đó vị tỳ khưu nên so sánh mình với chính mình [tatrāvuso] là hiền giả trong 16 pháp đó. Nên so sánh mình với chính mình [attanāva attānaṃ evaṃ anuminitabbaṃ] nghĩa là cần phải suy luận, cần phải cân nhắc, cần phải so sánh, cần phải suy xét cẩn thận mình với chính mình như vậy.

[184] ahorattānusikkhinā [học pháp ngày lẫn đêm] nghĩa là vị tỳ khưu khi học tập cả ngày lẫn đêm là học về các pháp thiện cả đêm lẫn ngày làm cho phỉ lạc và sự hân hoan sanh khởi.

acche vā udakapatte [trong bát nước sạch] nghĩa là nghĩa là trong bát nước sạch đó. Mukhanimittaṃ là gương mặt. Rajaṃ là những hạt bụi bẩn bám vào mặt. Aṅgaṇaṃ [mụn] gồm tàn nhang hoặc các tuyến xuất hiện trên khuôn mặt đó. Trưởng lão trình bày rằng việc từ bỏ tất cả như sau: Tất cả bất thiện pháp đầy tội lỗi này vẫn chưa được đoạn trừ trong tự thân. Vì sao? là trưởng lão chỉ ra paṭisaṅkhānaṃ [sự phân biệt rõ] cùng vị tỳ khưu thực hành sự suy xét rằng pháp bất thiện chừng này thật không phù hợp đối với vị xuất gia, chỉ ra vikkhambhanappahāna [sự dứt bỏ do chế ngự] cùng vị tỳ khưu thực hành giới làm nhân cận [padaṭṭhāna], bắt đầu kasiṇaparikamma [kasiṇa đề mục để tham thiền] làm 8 thiền chứng sanh khởi sanh khởi, trình bày tadaṅgappahāna [sự dứt bỏ do thay thế] cùng vị tỳ khưu thực hành thiền chứng [sampatti] làm nhân cận [padaṭṭhāna] rồi phát triển thiền minh sát, trình bày samucchedappahāna [sự dứt bỏ do đoạn trừ] cùng vị tỳ khưu thực hành thiền tuệ rồi huấn luyện đạo, trình bày paṭippassaddhippahāna [sự dứt bỏ tĩnh lặng] khi đạt đến quả, trình bày nissaraṇappahāna [sự dứt bỏ do xuất ly] khi đạt đến Niết-bàn như vậy trong bài kinh này là bài kinh mà trưởng lão trình bày đầy đủ sự dứt bỏ [pahāna].

Các bậc trưởng thượng nói rằng bài kinh này cũng được gọi là bhikkhupātimokkha [giới bổn của chư tỳ khưu]. các bậc trưởng thượng  các vị tỳ khưu nên quán xét mỗi ngày 3 thời như sau vào buổi sáng vị tỳ khưu đi vào trú xứ ngồi quán tưởng rằng phiền não chừng này của tôi có hay không, nếu thấy rằng ‘có’ nên nỗ lực cố gắng từ bỏ những phiền não đó, nếu thấy rằng ‘không có’ nên có sự hoan hỷ rằng, sự xuất gia của ta tốt lành thay. sau khi họ ngồi quán tưởng ở trong trú xứ vào ban đêm, hoặc ở trong trú xứ vào ban ngày, vào buổi chiều cũng cần quán xét tiếp, khi không thể quán tưởng mỗi ngày 3 lần, thì cần quán tưởng mỗi ngày 2 lần cũng được, nếu 2 lần không tưởng thì nên quán xét 1 lần cũng được, nếu không quán tưởng thì thật không thích hợp. Các từ còn lại trong tất cả các câu có ý nghĩa đơn giản.

Giải Thích Kinh Tư Lường Kết Thúc