Kinh số 146 – Giải Thích Kinh Giáo Giới Nandaka

(Nandakovādasuttavaṇṇanā)

Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Giáo Giới Nandaka

398. Evaṃ me sutanti Nandakovādasuttaṃ. Tattha tena kho pana samayenāti Bhagavā Mahāpajāpatiyā yācito bhikkhunisaṅghaṃ uyyojetvā bhikkhusaṅghaṃ sannipātetvā — “Therā bhikkhū vārena bhikkhuniyo ovadantū”ti saṅghassa bhāraṃ akāsi. Taṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ. Tattha pariyāyenāti vārena. Na icchatīti attano vāre sampatte dūraṃ gāmaṃ vā gantvā sūcikammādīni vā ārabhitvā “ayaṃ nāmassa papañco”ti[1] vadāpesi. Imaṃ pana pariyāyena ovādaṃ bhagavā Nandakattherasseva kāraṇā akāsi. kasmā? imāsañhi bhikkhunīnaṃ theraṃ disvā cittaṃ ekaggaṃ hoti pasīdati. Tena tā tassa ovādaṃ sampaṭicchitukāmā, dhammakathaṃ sotukāmā. Tasmā bhagavā — “nandako attano vāre sampatte ovādaṃ dassati, dhammakathaṃ kathessatī”ti vārena ovādaṃ akāsi. Thero pana attano vāraṃ na karoti, kasmāti ce? Tā kira bhikkhuniyo pubbe therassa Jambudīpe rajjaṃ kārentassa orodhā ahesuṃ. Thero pubbenivāsañāṇena taṃ kāraṇaṃ ñatvā cintesi — “maṃ imassa bhikkhunisaṅghassa majjhe nisinnaṃ upamāyo ca kāraṇāni ca āharitvā dhammaṃ kathayamānaṃ disvā añño pubbenivāsañāṇalābhī bhikkhu imaṃ kāraṇaṃ oloketvā ‘āyasmā nandako yāvajjadivasā orodhe na vissajjeti, sobhatāyamāyasmā orodhaparivuto’ti vattabbaṃ maññeyyā”ti. Etamatthaṃ sampassamāno thero attano vāraṃ na karoti. Imāsañca kira bhikkhunīnaṃ therasseva desanā sappāyā bhavissatīti ñatvā atha kho bhagavā āyasmantaṃ nandakaṃ āmantesi.

398. Kinh Giáo Giới Nandaka được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, vào lúc bấy giờ: Khi đức Thế Tôn nhận được lời thỉnh cầu từ Mahāpajāpatī Gotamī, đã tiễn đưa hội chúng Tỳ khưu ni đi, rồi triệu tập hội chúng Tỳ khưu lại – đã thực hiện phận sự cho chư Tăng như sau “chư Tỳ khưu là bậc trưởng lão hãy thay phiên nhau ban lời giáo huấn các Tỳ khưu ni”. Trưởng lão Ānanda nói đề cập đến điều đó nên mới nói lời này. Trong bài kinh đó từ ‘pariyāyena’ ám chỉ đến ‘theo luân phiên’. không mong muốn: khi đến phiên của mình, vị Tỳ khưu giảng dạy Tỳ khưu ni sẽ đi đến một ngôi làng rất xa, hoặc bắt đầu làm những phận sự như may y v.v. rồi ra lệnh cho dạy thay (rằng): “đây là sự chậm trễ của vị Tỳ khưu ấy.” Tuy nhiên, đức Thế Tôn đã bàn giao việc thay phiên giảng dạy này để trở thành nhiệm vụ đặc biệt của trưởng lão Nandaka. Vì sao? Bởi vì các Tỳ khưu ni này vừa mới nhìn thấy trưởng lão tâm trở nên được tịnh tín, (đi đến trạng thái) nhất tâm. Vì thế, các Tỳ khưu ni ấy mong muốn nhận được lời giáo huấn của ngài, mong muốn lắng nghe Pháp thoại. Cho nên, đức Thế Tôn đã ban lời giáo huấn theo sự luân phiên như sau: “Khi đến lượt của mình thì Nandaka sẽ ban lời giáo huấn, sẽ thuyết giảng Pháp thoại.” Còn phía trưởng lão không chịu thực hiện theo phiên của mình, nếu như có câu hỏi rằng – tại sao? (vị ấy) cũng đáp rằng – được biết rằng những Tỳ khưu ấy khi trưởng lão nắm giữ vương quyền ở Jambudīpa ở kiếp trước, các Tỳ khưu ni ấy là những phi tần. Trưởng lão biết được nguyên nhân ấy bằng trí nhớ về các kiếp sống trước mới nghĩ rằng: “Tỳ khưu khác cũng đạt được trí nhớ về các kiếp sống trước, khi nhìn thấy ta ngồi giữa chúng Tỳ khưu ni sẽ dẫn lấy ví dụ so sánh và nhiều lý do khác nhau đến thuyết Pháp, nhìn vào lý do này cũng có thế suy nghĩ lời nên nói rằng ‘Tôn giả Nandaka không chấp nhận từ bỏ các phi tần cho đến tận ngày hôm nay, Tôn giả Nandaka có các phi tần vây quanh thật xinh đẹp’. Trưởng lão Nandaka trong khi suy xét đến vấn đề này mới không chấp nhận thực hiện (nhiệm vụ) tới lượt của mình. Và được biết rằng – đức Thế Tôn biết được chỉ có Pháp thoại của trưởng lão mới trở nên phù hợp cho các Tỳ khưu ni này, “rồi Thế Tôn cho gọi Tôn giả Nandaka.”

Tāsaṃ bhikkhunīnaṃ pubbe tassa orodhabhāvajānanatthaṃ idaṃ vatthuṃ — pubbe kira Bārāṇasiyaṃ pañca dāsasatāni pañca dāsisatāni cāti jaṅghasahassaṃ ekatova kammaṃ katvā ekasmiṃ ṭhāne vasi. Ayaṃ Nandakatthero tasmiṃ kāle jeṭṭhakadāso hoti, Gotamī jeṭṭhakadāsī. Sā jeṭṭhakadāsassa pādaparicārikā ahosi paṇḍitā byattā. jaṅghasahassampi puññakammaṃ karontaṃ ekato karoti. Atha vassūpanāyikasamaye pañca paccekabuddhā Nandamūlakapabbhārato Isipatane otaritvā nagare piṇḍāya caritvā Isipatanameva gantvā — “vassūpanāyikakuṭiyā atthāya hatthakammaṃ yācissāmā”ti cīvaraṃ pārupitvā sāyanhasamaye nagaraṃ pavisitvā seṭṭhissa gharadvāre aṭṭhaṃsu. Jeṭṭhakadāsī kuṭaṃ gahetvā udakatitthaṃ gacchantī paccekabuddhe nagaraṃ pavisante addasa. seṭṭhi tesaṃ āgatakāraṇaṃ sutvā “amhākaṃ okāso natthi, gacchantū”ti āha.

Để biết rằng các vị Tỳ khưu ni ấy trong kiếp quá khứ là những phi tần của trưởng lão, nên có câu chuyện như sau – Kể rằng trước đây ở thành Bārāṇasī có một ngàn người lao động chân tay cực khổ gồm năm trăm nô lệ nam, và năm trăm nô lệ nữ làm việc với nhau, nghỉ ngơi trong cùng một nơi. Trưởng lão Nandaka là vị đứng đầu nhóm nô lệ nam vào thời gian đó, còn Gotamī là vị đứng đầu nhóm nô lệ nữ. Bà là người vợ thông minh có năng lực của trưởng nhóm nô lệ nam. Mặc dầu nhóm người lao động chân tay cả một ngàn người (nhưng) khi tạo phước nghiệp họ đều làm cùng nhau. Sau đó vào lúc an cư mùa mưa có năm vị Phật-độc-giác (bay) từ vách núi Nandamūla đến rừng Isipatana để đi khất thực trong thành rồi cũng trở về Isipatana ấy, nghĩ rằng: “Chúng ta sẽ xin lao động chân tay [hatthakamma] vì mục đích (xây dựng) cốc liêu cho việc an cư mùa mưa” mới đắp y rồi đi đến thành phố vào buổi chiều, đứng ở cổng nhà trưởng giả. Bà trưởng nhóm nô lệ nữ mang chậu nước đến bờ sông nhìn thấy các vị Phật-độc-giác đang đi vào thành phố. Trưởng giả đã nghe được nguyên nhân các vị Phật-độc-giác đến, đã nói rằng: “chúng tôi không có thời gian rảnh xin mời đi cho.”

Atha te nagarā nikkhamante jeṭṭhakadāsī kuṭaṃ gahetvā pavisantī disvā kuṭaṃ otāretvā vanditvā onamitvā mukhaṃ pidhāya — “ayyā nagaraṃ paviṭṭhamattāva nikkhantā, kiṃ nu kho”ti pucchi. Vassūpanāyikakuṭiyā hatthakammaṃ yācituṃ āgamimhāti. Laddhaṃ, bhanteti. Na laddhaṃ upāsiketi? Kiṃ panesā kuṭi issareheva kātabbā, duggatehipi sakkā kātunti. Yena kenaci sakkāti? Sādhu, bhante, mayaṃ karissāma. Sve mayhaṃ bhikkhaṃ gaṇhathāti nimantetvā udakaṃ netvā puna kuṭaṃ gahetvā āgamma titthamagge ṭhatvā āgatā avasesadāsiyo “ettheva hothā”ti vatvā sabbāsaṃ āgatakāle āha — “amma kiṃ niccameva parassa dāsakammaṃ karissatha, udāhu dāsabhāvato muccituṃ icchathā”ti? Ajjeva muccitumicchāma ayyeti. Yadi evaṃ mayā pañca paccekabuddhā hatthakammaṃ alabhantā svātanāya nimantitā, tumhākaṃ sāmikehi ekadivasaṃ hatthakammaṃ dāpethāti. Tā sādhūti sampaṭicchitvā sāyaṃ aṭavito āgatakāle sāmikānaṃ ārocesuṃ. Te sādhūti jeṭṭhakadāsassa gehadvāre sannipatiṃsu.

Khi ấy vị đứng đầu nhóm nữ nô lệ đang ôm bình nước đi đến nhìn thấy các vị Phật-độc-giác  đi ra từ thành phố mới đặt bình nước xuống đảnh lễ, che mặt, rồi hỏi rằng: “Các ngài chỉ mới vào đã rời khỏi thành, có chuyện gì vậy?” – Bần Tăng đến vì mục đích xin (người) lao động chân tay để cho xây dựng cốc liêu cho việc an cư mùa mưa. – Được hay không thưa ngài? – Này bà tín nữ, không được. – Cốc liêu ấy chỉ có người quyền thế mới làm được hay những người nghèo khổ cũng làm được? – Bất cứ ai cũng có thể làm được. – Lành thay, thưa ngài, chúng con sẽ làm cúng dường. Ngày mai xin thỉnh các ngài thọ nhận vật thực cúng dường của con, sau khi đã thỉnh mời rồi mang nước đi, ôm bình nước đến đứng ở bến nước nữa, nói với nhóm nữ nô lệ còn lại cùng đi đến rằng “các em hãy đứng đợi ở đây trước” trong lúc tất cả mọi người đến đông đủ đã nói rằng – “Này các em, các em định làm đầy tớ cho người mãi hay sao? Hay muốn thoát khỏi tình trạng tôi tớ?” Các nữ nô lệ đáp – muốn thoát khỏi chính vào ngày hôm nay thưa bà. Bà nói rằng – Nếu muốn như vậy vào ngày mai ta thỉnh mời cả năm vị Phật-độc-giác không có được lao động chân tay đến thọ thực, mong các em hãy để cho các phu quân của các em làm lao động chân tay một ngày. Họ đều đồng ý, rồi nói với các phu quân khi họ từ rừng trở về lúc chiều tối. Phu quân của họ cũng đều đồng ý, rồi đưa nhau đến tụ họp ở cổng nhà của trưởng nhóm nô lệ.

Atha ne jeṭṭhakadāsī sve tātā[2] paccekabuddhānaṃ hatthakammaṃ dethāti ānisaṃsaṃ ācikkhitvā yepi na kātukāmā, te gāḷhena ovādena tajjetvā paṭicchāpesi. Sā punadivase paccekabuddhānaṃ bhattaṃ datvā sabbesaṃ dāsaputtānaṃ saññaṃ adāsi. te tāvadeva araññaṃ pavisitvā dabbasambhāre samodhānetvā sataṃ sataṃ hutvā ekekakuṭiṃ ekekacaṅkamanādiparivāraṃ katvā mañcapīṭhapānīyaparibhojanīyabhājanādīni ṭhapetvā paccekabuddhe temāsaṃ tattha vasanatthāya paṭiññaṃ kāretvā vārabhikkhaṃ paṭṭhapesuṃ. Yo attano vāradivase na sakkoti. Tassa jeṭṭhakadāsī sakagehato āharitvā deti. Evaṃ temāsaṃ jaggitvā jeṭṭhakadāsī ekekaṃ dāsaṃ ekekaṃ sāṭakaṃ vissajjāpesi. Pañca thūlasāṭakasatāni ahesuṃ. Tāni parivattāpetvā pañcannaṃ paccekabuddhānaṃ ticīvarāni katvā adāsi. Paccekabuddhā yathāphāsukaṃ agamaṃsu. Tampi jaṅghasahassaṃ[3] ekato kusalaṃ katvā kāyassa bhedā devaloke nibbatti[4]. Tāni pañca mātugāmasatāni kālena kālaṃ tesaṃ pañcannaṃ purisasatānaṃ gehe honti, kālena kālaṃ sabbāpi jeṭṭhakadāsaputtasseva gehe honti. Atha ekasmiṃ kāle jeṭṭhakadāsaputto devalokato cavitvā rājakule nibbatto. tāpi pañcasatā devakaññā mahābhogakulesu nibbattitvā tassa rajje ṭhitassa gehaṃ agamaṃsu. Etena niyāmena saṃsarantiyo amhākaṃ bhagavato kāle Koliyanagare Devadahanagare ca khattiyakulesu nibbattā.

Khi ấy, bà trưởng nhóm nữ nô lệ nói với họ rằng: “Này các em, ngày mai mong các em hãy giúp đỡ làm công việc nặng nhọc cúng dường các vị Phật-độc-giác” rồi nói về lợi ích, rầy la nhóm người không muốn làm bằng những lời khuyến cáo thật nghiêm nghị, rồi giao phó lại thực hiện. Vào ngày kế tiếp bà đã cúng dường vật thực đến các vị Phật-độc-giác rồi ra hiệu cho các nam nô lệ. Ngay lập tức các nam nô lệ ấy đã đi vào rừng thu gom các vật liệu gỗ rồi chia thành mỗi nhóm một trăm, xây dựng cốc liêu mỗi nhóm một căn, mỗi căn đều được phối hợp đường đi kinh hành, mỗi căn đều có chỗ để giường, ghế, nước uống và vật dụng để đựng đồ dùng cần thiết thọ dụng v.v, cầu mong các vị Phật-độc-giác lập lời nguyện vì lợi ích an trú ở trong cốc liêu ấy suốt 3 tháng, rồi đặt vật thực luân phiên nhau. Người nào tới phiên của mình không có khả năng (cúng dường) thì bà trưởng nhóm nữ nô lệ cũng mang (vật thực) từ nhà của mình đến cúng dường thay người ấy. Khi bà trưởng nhóm nữ nô lệ phụng sự suốt 3 tháng như vậy xong, đã cho mỗi người xả bỏ mỗi người một tấm vải, được 500 tấm vải thô, cho tái tạo lại những tấm vải ấy, làm thành bộ Tam Y cúng dường đến 5 vị Phật-độc-giác. Các vị Phật-độc-giác cũng đã rời đi theo sự thoải mái. Ngay cả người lao động chân tay cả ngàn người ấy đã tạo thiện nghiệp cùng nhau sau khi chết đã hóa sanh vào thế giới chư Thiên, 500 người nữ nô lệ thỉnh thoảng làm vợ của 500 người nam nô lệ, thỉnh thoảng toàn bộ làm vợ của con trai người trưởng nhóm. Một thời gian sau con của người trưởng nhóm nô lệ chuyển từ thế giới chư Thiên tái sanh vào dòng dõi vua chúa. Đến cả 500 tiên nữ ấy cũng sanh vào gia đình có nhiều tài sản, đi đến hoàng cung, khi hoàng tử ấy được phong vương (các nàng đều trở thành phi tần). Khi các nàng luân chuyển theo cách ấy, vào thời kỳ đức Thế Tôn của chúng ta, đã hạ sanh vào dòng dõi vua chúa trong thành Koliya, và trong thành Devadaha.

Nandakattheropi pabbajitvā arahattaṃ patto, jeṭṭhakadāsidhītā vayaṃ āgamma Suddhodanamahārājassa aggamahesiṭṭhāne ṭhitā, itarāpi tesaṃ tesaṃ rājaputtānaṃyeva gharaṃ gatā. Tāsaṃ sāmikā pañcasatā rājakumārā udakacumbaṭakalahe[5] satthu dhammadesanaṃ sutvā pabbajitā, rājadhītaro tesaṃ ukkaṇṭhanatthaṃ sāsanaṃ pesesuṃ. Te ukkaṇṭhite Bhagavā kuṇāladahaṃ netvā sotāpattiphale patiṭṭhapetvā mahāsamayadivase arahatte patiṭṭhāpesi. Tāpi pañcasatā rājadhītaro nikkhamitvā Mahāpajāpatiyā santike pabbajiṃsu. Ayamāyasmā Nandako ettāva tā bhikkhuniyoti evametaṃ vatthu dīpetabbaṃ.

Thậm chí trưởng lão Nandaka xuất gia đã chứng đắc quả vị A-ra-hán, con gái của trưởng nhóm nữ nô tỳ cũng trưởng thành, giữ tước vị hoàng hậu của đại vương Suddhodana. Ngoài ra những người nữ còn lại đến hoàng cung (đều trở thành thê tử) của những hoàng tử đó. Năm trăm vị hoàng tử đều trở thành phu quân của những nàng ấy, sau khi lắng nghe Pháp thoại của bậc Đạo Sư trong trường hợp tranh cãi về việc tranh giành nước rồi cũng xuất gia, các phi tần đã gửi sàng toạ đến nhằm mục đích khiến cho các hoàng tử ấy khao khát. Đức Thế Tôn đưa các vị khao khát ấy đi đến hồ Kuṇāla làm cho an trú trong Nhập-lưu Thánh Quả, vào ngày hội hợp lớn làm cho an trú vào bản thể A-ra-hán. Cả năm trăm vị phi tần ấy cũng cùng nhau ra đi xuất gia ở trú xứ Tỳ khưu ni Mahāpajāpatī. Có thể làm sáng tỏ câu chuyện này như vầy: trưởng nhóm nam nô lệ là ngài Nandaka, những người nữ nô lệ là những vị Tỳ khưu ni ấy.

Rājakārāmoti Pasenadinā kārito nagarassa dakkhiṇadisābhāge Thūpārāmasadise ṭhāne vihāro.

Vương tự: Tinh xá của vua Pasenadi Kosalla xây dựng ở khu vực gần giống Thūpārāma ở hướng nam của thành phố

399. Sammappaññāya sudiṭṭhanti hetunā kāraṇena vipassanāpaññāya yāthāvasarasato diṭṭhaṃ.

401. Tajjaṃ tajjanti taṃsabhāvaṃ taṃsabhāvaṃ, atthato pana taṃ taṃ paccayaṃ paṭicca tā tā vedanā uppajjantīti vuttaṃ hoti.

402. Pagevassa chāyāti mūlādīni nissāya nibbattā chāyā paṭhamataraṃyeva aniccā.

399. Không nhìn thấy (điều đó) một cách rõ ràng bằng chánh trí tuệ: Nhìn thấy theo nguyên nhân, theo lý do với Minh sát trí, tức thấy theo đúng bản thể thực tính.

401. Khởi lên từ nội xứ ấy: duyên-paccaya có các nội xứ ấy làm thực tính, có các nội xứ ấy làm thực tính. Có lời giải thích rằng: theo ý nghĩa do y cứ duyên đó thì các cảm thọ ấy mới sanh khởi.

402. Bóng mát của cây ấy: bóng mát được khởi lên do nương vào gốc rễ v.v, thì tính chất vô thường cũng bắt đầu ngay từ lúc ban đầu

413. Anupahaccāti anupahanitvā. Tattha maṃsaṃ piṇḍaṃ piṇḍaṃ katvā cammaṃ alliyāpento maṃsakāyaṃ upahanati nāma. Cammaṃ baddhaṃ baddhaṃ katvā[6] maṃse alliyāpento maṃsakāyaṃ upahanati nāma. Evaṃ akatvā. Vilimaṃsaṃ nhārubandhananti sabbacamme laggavilīpanamaṃsameva. antarākilesasaṃyojanabandhananti sabbaṃ antarakilesameva[7] sandhāya vuttaṃ.

413. Chia: sau khi chia thành phần phụ. Ở đây, chia thành phần phụ ấy thì người đồ tể cắt thịt thành từng đống, từng đống, rồi thả lớp phần da buông thõng gọi là lột phần thân được tạo thành bởi thịt. Người đồ tể làm phần da dính lại tạo thành tấm, rồi thả cho toàn bộ thịt buông thõng gọi là lột phần thân được tạo thành bởi thịt. Không làm như vậy. Mọi dây thịt, dây gân, dây khớp xương: phần thịt được bao bọc, dính liền bởi toàn bộ lớp da. Ngài nói ám chỉ đến toàn bộ phiền não bên trong, có dây gân là phiền não và sự ràng buộc ở bên trong.

414. Satta kho panimeti kasmā āhāti? Yā hi esā paññā kilese chindatīti vuttā, sā na ekikāva attano dhammatāya chindituṃ sakkoti. Yathā pana kuṭhārī na attano dhammatāya chejjaṃ chindati, purisassa tajjaṃ vāyāmaṃ paṭicceva chindati, evaṃ na vinā chahi bojjhaṅgehi paññā kilese chindituṃ sakkoti. Tasmā evamāha. Tena hīti yena kāraṇena tayā cha ajjhattikāni āyatanāni, cha bāhirāni, cha viññāṇakāye, dīpopamaṃ, rukkhopamaṃ, gāvūpamañca dassetvā sattahi bojjhaṅgehi āsavakkhayena desanā niṭṭhapitā, tena kāraṇena tvaṃ svepi tā bhikkhuniyo teneva ovādena ovadeyyāsīti.

414. Tại sao ngài lại nói rằng: Có bảy yếu tố trợ giác ngộ này? Bởi vì Tuệ được ngài nói rằng – “Tuệ nào cắt đứt tất cả phiền não” Tuệ ấy thực sự chỉ có một, (tuệ này) không thể tự cắt đứt (phiền não) theo bản thể tự nhiên của chính nó. Cũng giống như cái rìu theo bản chất tự nhiên của nó không thể chặt đứt những thứ cần chặt cho đứt, (mà) phải dựa vào sự nỗ lực của con người khởi lên do nhân do duyên ấy mới có thể chặt đứt được (thứ cần chặt) như thế nào, loại bỏ hết 6 yếu tố trợ giác ngộ thì Tuệ không thể cắt đứt được mọi phiền não tương tự như thế đó. Vì thế, ngài mới nói như vậy. Và như thế: ông thuyết giảng 6 Nội Xứ, 6 Ngoại Xứ, 6 nhóm Thức, ví dụ so sánh với ngọn đèn, ví dụ so sánh với cây cối, và ví dụ so sánh với con bò rồi kết thúc Pháp thoại với sự chấm dứt của các Lậu Hoặc bằng 7 yếu tố trợ giác ngộ, do nhân nào, do nhân ấy, thậm chí vào ngày mai ông cũng nên giảng dạy cho nhóm Tỳ khưu ni ấy bằng lời giáo huấn ấy.

415. Sā sotāpannāti yā sā guṇehi sabbapacchimikā, sā sotāpannā. Sesā pana sakadāgāmianāgāminiyo ca khīṇāsavā ca. Yadi evaṃ kathaṃ paripuṇṇasaṅkappāti. ajjhāsayapāripūriyā. Yassā hi bhikkhuniyā evamahosi — “kadā nu kho ahaṃ ayyassa nandakassa dhammadesanaṃ suṇantī tasmiṃyeva āsane sotāpattiphalaṃ sacchikareyyan”ti, sā sotāpattiphalaṃ sacchākāsi. yassā ahosi “sakadāgāmiphalaṃ anāgāmiphalaṃ arahattan”ti, sā arahattaṃ sacchākāsi. tenāha bhagavā “attamanā ceva paripuṇṇasaṅkappā cā”ti.

415. Vị cuối cùng chứng được quả vị Nhập-lưu: Vị Tỳ khưu ni thấp nhất trong số toàn bộ vị Tỳ khưu về ân đức Pháp cũng chứng đạt quả vị Nhập-lưu. Số còn lại là bậc Nhất-lai, bậc Bất-lai và bậc Lậu Tận. Nếu như thế sẽ có tâm tư hoàn mãn được như thế nào? Sẽ có tâm tư hoàn mãn do sự thành tựu trọn vẹn của căn tánh. Thật vậy, bất kỳ vị Tỳ khưu ni nào suy nghĩ như vầy rằng: “Khi nào ta đang lắng nghe thuyết giảng Giáo Pháp của vị trưởng lão Nandaka, có thể tác chứng Thánh Quả Nhập-lưu ở chính nơi sàng tọa ấy.” Vị Tỳ khưu ni ấy cũng đã tác chứng Thánh Quả Nhập-lưu. Vì Tỳ khưu ni nào có sự suy nghĩ rằng: Thánh Quả Nhất-lai, Thánh Quả Bất-lai, Thánh Quả A-ra-hán thì vị Tỳ khưu ni ấy cũng làm cho bản thể A-ra-hán được tác chứng. Vì lý do ấy đức Thế Tôn mới nói rằng: “…hoan hỷ và có tâm tư hoàn mãn

Giải Thích Kinh Giáo Giới Nandaka Kết Thúc


[1] Ka.  sampattoti

[2] Ka. Svātanāya

[3] Syā. Tepi jaṅghasahassā

[4] Syā. Nibbattiṃsu

[5] Syā. Udakacumbiṭakalahe

[6] Sī. vaṭṭaṃ katvā, Ṭīkā, baddhaṃ katvā

[7] Sī. Antarākilesameva, Syā. Ka. antaraṃ kilesameva