Kinh số 141 – Giải Thích Kinh Phân Biệt Về Sự Thật

(Saccavibhaṅgasuttavaṇṇanā)

Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Phân Biệt Về Sự Thật

371. Evaṃ me sutanti saccavibhaṅgasuttaṃ. Tattha ācikkhanāti idaṃ dukkhaṃ ariyasaccaṃ nāma … pe … ayaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ nāmāti. sesapadesupi eseva nayo. Apicettha paññāpanā nāma dukkhasaccādīnaṃ ṭhapanā. Āsanaṃ ṭhapento hi āsanaṃ paññapetīti vuccati. Paṭṭhapanāti paññāpanā. Vivaraṇāti vivaṭakaraṇā. Vibhajanāti vibhāgakiriyā. Uttānīkammanti pākaṭabhāvakaraṇaṃ.

371. Kinh Phân Biệt Về Sự Thật được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, sự phát biểu: nói rằng ‘đây gọi là chân lý cao thượng về khổ …nt… đây là chân lý cao thượng về sự thực hành đưa đến sự diệt tận khổ.” Ngay cả từ còn lại cũng theo phương thức này tương tự. Và hơn nữa trong trường hợp này việc thiết lập chân lý cao thượng về khổ gọi là sự làm cho nhận biết. Cũng trong khi thiết lập chỗ ngồi gọi là đã sửa soạn chỗ ngồi. Sự thiết lập: sự làm cho nhận biết. Sự phô bày: làm phơi bày ra. Sự phân giải: hành động phân tích. Hành động làm cho rõ: làm cho hiển lộ.

Anuggāhakāti āmisasaṅgahena dhammasaṅgahenāti dvīhipi saṅgahehi anuggāhakā. Janetāti[1] janikā mātā. Āpādetāti posetā. Posikamātā viya Moggallānoti dīpeti. Janikamātā hi nava vā dasa vā māse loṇambilādīni pariharamānā kucchiyā dārakaṃ dhāretvā kucchito nikkhantaṃ posikamātaraṃ dhātiṃ paṭicchāpeti. Sā khīranavanītādīhi dārakaṃ posetvā[2] vaḍḍheti, so vuddhimāgamma yathāsukhaṃ vicarati. Evameva Sāriputto attano vā paresaṃ vā santike pabbajite dvīhi saṅgahehi saṅgaṇhanto gilāne paṭijagganto kammaṭṭhāne yojetvā sotāpannabhāvaṃ ñatvā apāyabhayehi vuṭṭhitakālato paṭṭhāya — “Idāni paccattapurisakārena uparimagge nibbattessantī”ti tesu anapekkho hutvā aññe nave nave ovadati.

Người sách tấn: người hỗ trợ bằng việc giúp đỡ kể cả 2 loại là sự giúp đỡ bằng vật chất và sự giúp đỡ bằng Giáo Pháp. Sanh mẫu: người mẹ sanh ra. Dưỡng mẫu: Người nuôi dưỡng. Trình bày rằng (trưởng lão) Moggallān như thể người mẹ chăm sóc. Vì người mẹ sanh ra phải kiêng cử những món mặn và những món chua v.v, xuyên suốt chín tháng hoặc mười tháng trong thời kỳ thai bào, cho mẹ nuôi dưỡng là vú em tiếp nhận đứa bé khi lọt lòng. Người mẹ ấy nuôi dưỡng hài nhi bằng sữa và bơ tươi v.v, cho phát triển. Đứa trẻ ấy khi đã trưởng thành cũng đi một cách thoải mái. Trưởng lão Sārīputta cũng như thế, (ngài) giúp đỡ tất cả những vị xuất gia ở trú xứ của mình hoặc những vị Tỳ khưu khác bằng 2 việc trợ giúp là chăm sóc những vị Tỳ khưu bệnh, giảng dạy về các đề mục nghiệp xứ, biết được những vị xuất gia ấy là bậc Thánh Tu-đà-hoàn kể từ lúc những vị xuất gia thoát khỏi lỗi lầm trong các khổ cảnh thì mới hết lo lắng đối với các vị xuất gia ấy với suy nghĩ rằng: “Bây giờ, các vị ấy có thể làm cho các Đạo cao sanh khởi bằng sự nỗ lực của bản thân.” Rồi tiếp tục giảng dạy cho các vị mới xuất gia khác nữa.

Mahāmoggallānopi attano vā paresaṃ vā santike pabbajite tatheva saṅgaṇhitvā kammaṭṭhāne yojetvā heṭṭhā tīṇi phalāni pattesupi anapekkhataṃ na āpajjati. Kasmā? evaṃ kirassa hoti — vuttaṃ bhagavatā — “Seyyathāpi, bhikkhave, appamattakopi gūtho duggandho hoti … pe … appamattakampi muttaṃ… kheḷo… pubbo… lohitaṃ duggandhaṃ hoti, evameva kho ahaṃ, bhikkhave, appamattakampi bhavaṃ na vaṇṇemi antamaso accharāsaṅghatamattampī”ti[3]. Tasmā yāva arahattaṃ na pāpuṇanti, tāva tesu anapekkhataṃ anāpajjitvā arahattaṃ pattesuyeva āpajjatīti. Tenāha Bhagavā — “Seyyathāpi, bhikkhave, janetā evaṃ Sāriputto. Seyyathāpi jātassa āpādetā, evaṃ Moggallāno. Sāriputto, bhikkhave, sotāpattiphale vineti, moggallāno uttamatthe”ti. Pahotīti sakkoti.

Còn trưởng lão Mahāmoggallāna trợ giúp cho các vị xuất gia ở trú xứ của mình hoặc của những vị Tỳ khưu khác tương tự như thế, giảng dạy đề mục nghiệp xứ, không thể thờ ơ đến khi những vị xuất gia ấy đã chứng đạt 3 Quả thấp. Tại sao? Trưởng lão Mahāmoggallāna lại có suy nghĩ như vậy? Bởi điều này đã được đức Thế Tôn nói đến – “Ví như, này các Tỳ khưu, phân dẫu cho có một chút ít cũng có mùi hôi thối … dẫu cho có một chút ít nước mũi … nước dãi … mủ … máu cũng có mùi hôi thối như thế nào, tương tự như vậy ấy, này các Tỳ khưu, ta không tán thán về Hữu, dầu cho có một chút ít thôi, cho đến chỉ trong khoảnh khác búng ngón tay”. Vì thế, cho đến khi nào những vị xuất gia ấy chưa chứng đắc A-ra-hán, cho đến khi ấy trưởng trưởng lão Mahāmoggallāna không thờ ơ đối với những vị chưa chứng đắc A-ra-hán, hẳn không để ý đến những vị xuất gia dù đã chứng đắc A-ra-hán. Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng: “Cũng vậy, này các Tỳ khưu, như một sanh mẫu, như vậy là Sāriputta,! Như một dưỡng mẫu, như vậy là Moggalāna! Này các Tỳ khưu, Sāriputta hướng dẫn đến quả vị Nhập-lưu, còn Moggallāna hướng dẫn đưa đến quả vị cao hơn.” Có thể: có thể được.

Dukkhe ñāṇanti savanasammasanapaṭivedhañāṇaṃ, tathā dukkhasamudaye. Dukkhanirodhe savanapaṭivedhañāṇanti vaṭṭati, tathā dukkhanirodhagāminiyā paṭipadāya. Nekkhammasaṅkappādīsu kāmapaccanīkaṭṭhena, kāmato nissaṭabhāvena vā, kāmaṃ sammasantassa uppannoti vā, kāmapadaghātaṃ kāmavūpasamaṃ karonto uppannoti vā, kāmavivittante uppannoti vā nekkhammasaṅkappo. Sesapadadvayepi eseva nayo. Sabbepi cete pubbabhāge nānācittesu, maggakkhaṇe ekacitte labbhanti. Tatra hi micchāsaṅkappacetanāya samugghātako ekova saṅkappo labbhati, na nānā labbhati. Sammāvācādayopi pubbabhāge nānācittesu, vuttanayeneva maggakkhaṇe ekacitte labbhanti. Ayamettha saṅkhepo, vitthārena pana saccakathā visuddhimagge ca sammādiṭṭhisutte (ma. ni. 1.89 ādayo) ca vuttāyevāti.

Trí về khổ: Trí trong về việc thấu triệt nhờ lắng nghe và quán chiếu. Trong nhân sanh khổ cũng tương tự như thế. Trí thấu đạt trong việc lắng nghe được vận hành trong sự diệt khổ, sự thực hành đưa đến sự diệt tận khổ cũng tương tự. Trong các sự suy tư thì tư duy về sự xuất ly v.v, với ý nghĩa dục là kẻ đối nghịch, hoặc với tính chất xuất ly khỏi các dục, hoặc được sanh lên cho người suy xét về các dục, hoặc được sanh lên trong khi thực hiện diệt trừ các dục, (dẫn đến) sự vắng lặng các dục, hoặc được sanh khởi ở tận cùng của sự tĩnh mịch các các dục, gọi là tư duy về sự xuất ly. Kể cả cả hai câu còn lại cũng có phương thức này tương tự. Thậm chí toàn bộ những suy tư ấy ở phần sơ khởi có được trong nhiều tâm, trong sát-na tâm Đạo đạt được trong một tâm. Thật vậy, đạt được duy nhất một chánh tư duy sẽ đốn tận gốc tà tư duy, Tư tâm sở trong một tâm đó, không đạt được nhiều tư duy. Kể cả chánh ngữ v.v, cũng có được trong một tâm ở sát-na tâm Đạo theo phương thức đã nói trong số nhiều tâm khác biệt ở phần sơ khởi. Ở đây chỉ có ý nghĩa vắn tắt, còn phần giảng giải chi tiết đã được nói trong Thanh Tịnh Đạo và bài Kinh Chánh Tri Kiến (ma. ni. 1.89 ādayo).

Giải Thích Kinh Phân Biệt Về Sự Thật Kết Thúc.


[1] Sī. janettīti

[2] Sī. pāyetvā

[3] a. ni. 1.320-321