Kinh số 14 – Giải Thích Tiểu Kinh Khổ Uẩn
(Culladukkhakkhandhasuttavaṇṇanā)Xem Trung Bộ Kinh – Tiểu Kinh Khổ Uẩn
[175] Tiểu kinh Khổ Uẩn được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy [evamme sutaṃ].” Ở đó, Sakkesu là trong quốc độ có tên như vậy, người dân trong quốc độ đó gọi là Sakya vì đó là nơi sinh sống của các Vương tử Sakya. Hơn nữa, sự xuất thân của dân chúng Sakya được trình bày trong bài Kinh Ambaṭṭha. Kinh thành Kapilavatthu là trong thành phố có tên như vậy. Quả thật, thành phố đó gọi là Kapilavatthu, bởi vì là thành phố được xây dựng ở nơi cư trú của đạo sĩ Kapila, nơi đó đã được xây dựng thành hành xứ [gocaragāma[1]]. Nigrodhārāma nghĩa là vị Sakya hồng danh Nigrodha, khi Thế Tôn ngự đến thành Kapilavatthu trong thời gian hội mặt của Hoàng thân, đã cho kiến tạo một ngôi tịnh xá trong khu vườn của Ngài để cúng dường Thế Tôn, có nghĩa là Thế Tôn an trú tại nơi đó [trong khu vườn của ông Nigrodha]. Ông Mahānāma là sư huynh của trưởng lão Anuruddha là con trai của Hoàng thúc của Thế Tôn. Cả năm huynh đệ nhà vua là vua Suddhodana, vua Sukkodana, vua Sakkodana, vua Dhotodana và vua Amitodana. Công chúa tên Amita là Hoàng muội của các vị vua ấy. Trưởng lão Tissa là con trai của Hoàng hậu Amita. Thiện Thệ và trưởng lão Nanda là con trai của vua Suddhodana, Mahānāma và trưởng lão Anuruddhadha là con trai của vua Sukkodana. Trưởng lão Ānanda là con trai của vua Amitodana, trưởng lão Ānanda là anh em chú bác ruột của Thế Tôn, còn ông Mahānāma già hơn là vị Thánh thinh văn Tư-đà-hàm [sakadāgāmī].
Dīgharattaṃ [đã lâu rồi] chỉ ra rằng: này Mahānāma, Ta biết ngã mạn kể từ khi ông chứng Tư-đà-hàm quả. Lobhadhamma [tham pháp] các pháp được gọi là tham, chỉ đề cập đến tham nhưng có phương diện khác nhau. Trong 2 câu, ngoài ra cũng có cách thức như nhau. Pariyādāya tiṭṭhanti [sống chế ngự] nghĩa là sống chế ngự. Từ pariyādāya này được sử dụng với ý nghĩa thu giữ [gahaṇa] trong câu sau: “sau khi thu giữ toàn bộ voi binh, toàn bộ mã binh, toàn bộ xa binh, toàn bộ bộ binh, rồi tha mạng, và thả vị ấy [vua Ajātasattu] đi.”[2] Từ pariyādāya được sử dụng với ý nghĩa chế ngự trong câu sau: “này chư tỳ khưu, tưởng vô thường được tu tập, được làm cho sung mãn (sẽ) chế ngự được tất cả dục ái [kāmarāga].”[3] Trường hợp này Ngài mong muốn ý nghĩa ‘chế ngự’. Vì lý do đó mới nói rằng: “pariyādiyitvāti bao gồm chế ngự.”
Yena me ekadā lobhadhammāpi [tham pháp…chế ngự tâm] nghĩa là ông hỏi rằng tham pháp vẫn chế ngự tâm của con trong một thời gian vì sao vậy? Được biết rằng vị vua này có suy nghĩ như sau “tham, sân, si được đoạn trừ không có dư sót bằng đạo Tư-đà-hàm”, vị ấy biết rằng “Pháp mà ta chưa đoạn trừ vẫn còn tồn tại”, giữ lấy pháp chưa đoạn trừ, (vị ấy) cho rằng đã đoạn trừ lại sanh khởi trở lại. Hỏi rằng sự hoài nghi khởi lên như thế này của bậc Thánh thinh văn được chăng? Đáp: phải, sự hoài nghi sanh khởi được. Tại sao? Thánh thinh văn, vị không thiện xảo trong chế định [paṇṇatti] này rằng “phiền não này bị giết bởi đạo đó” có sự hoài nghi như thế này được. Thánh thinh văn đó không có sự quán xét chăng? Có. Nhưng việc quán xét ấy không trọn vẹn đối với tất cả bậc Thánh thinh văn, bởi vậy một vài vị chỉ quán xét thấy phiền não đã đoạn trừ, một vài vị chỉ quán xét thấy phiền não còn dư sót, một vài vị chỉ quán thấy đạo, một vài vị chỉ quán thấy quả, một vài vị chỉ quán thấy Niết-bàn. Hơn nữa, với 5 cách quán xét này, quán xét 1 cách hoặc 2 cách, hoặc suy xét không được [ekaṃ vā dve vā no laddhuṃ na vaṭṭati], bằng cách ấy vị Thánh thinh văn nào quán xét không trọn vẹn, vị Thánh thinh văn đó có sự nghi ngờ như vậy, bởi vị không thiện xảo trong phiền não chế định cần đoạn trừ bởi đạo [magga].
[176] So eva kho te [chinh pháp đó ông vẫn chưa đoạn trừ hoàn toàn] chỉ ra rằng tham, sân, và si ông vẫn chưa đoạn trừ được trong căn tánh, nhưng mà ông lại cho rằng đã đoạn trừ rồi. So ca hi te [nếu ống có thể đoạn trừ hoàn toàn] nghĩa là pháp gồm tham, sân và si của ông. Từ Kāma [dục] gồm trong dục có 2 loại. Na paribhuñjeyyāsi [không nên thọ dụng] chỉ ra rằng ông nên xuất gia giống như chúng tôi.
[177] Appassādā [các dục vui ít] nghĩa là sự an lạc ít ỏi. Bahudukkhā [có khổ nhiều] nhiều ở đây tức là đau khổ trong kiếp hiện tại và khổ đau trong kiếp vị lai. Bahupāyāsa [nhiều sự não nùng] nhiều ở đây tức là sự não nừng từ phiền não vận hành ở kiếp hiện tại và sẽ diễn ra ở kiếp vị lai tương tự. Ādīnavo [sự nguy hiểm] là sự hiểm nguy vận hành ở kiếp hiện tại và sẽ diễn ra ở kiếp vị lai. Ettha bhiyyo [ở đây nhiều hơn] nghĩa là tội lỗi trong các dục còn nhiều hơn nữa, nhưng lại vui ít, là ít ỏi, giống như hạt cải so sánh với dãy núi Himāvanta. iti cepi mahānāma [này Mahānāma nếu như] nghĩa là này Mahānāma nếu vị Thánh đệ tử [quan sát bằng trí tuệ] như vậy. Yathābhūtaṃ [theo đúng như thật] nghĩa là quan sát thật kỹ lưỡng bằng trí tuệ chân chính theo đúng thực tính là ‘với naya, với kāraṇa’[4]. Ở đó, bằng trí tuệ [paññāyā] gồm với tuệ minh sát [vipassanāpañña], có nghĩa là với trí là 2 đạo thấp hơn. So ca [những vị Thánh thinh văn] là vị Thánh đệ tử thấy sự nguy hiểm của dục bằng 2 đạo đó. Chỉ ra rằng 2 tầng thiền có hỷ bằng câu sau pītisukhaṃ [hỷ và lạc]. aññaṃ vā tato santataraṃ [pháp nào khác an lạc hơn nữa] gồm 2 tầng thiền và 2 đạo cao hơn khác an lạc hơn 2 tầng thiền đó. neva tāva anāvaṭṭī kāmesu hoti nghĩa là các vị Thánh đệ tử dù đã thấu triệt trong 2 đạo đó [tức là Tu-đà-hoàn, và Tư-đà-hàm], vẫn chưa chứng đắc thiền, và không chứng đắc đạo cao hơn [tức là A-na-hàm, và A-ra-hán] sau khi thân hoại mạng chung ở kiếp sống đó, (vị ấy) khi tái sanh ở kiếp sống mới cũng phải sanh trở lại một trong các cõi dục [7 cõi vui dục giới]. [neva tāva anāvaṭṭī kāmesu hotīti atha kho so dve magge paṭivijjhitvā ṭhitopi ariyasāvako upari jhānānaṃ vā maggānaṃ vā anadhigatattā neva tāva kāmesu anāvaṭṭī hoti, anāvaṭṭino anābhogo na hoti. āvaṭṭino sābhogoyeva hoti]. Tại sao? Bởi vì (vị ấy) chế ngự phiền não [vikkhambhanappahāna] bằng 4 tầng thiền, không phải đoạn trừ hoàn toàn [samucchedappahāna] bằng 2 đạo.
Mayhampi kho [thậm chí Ta] nghĩa là không phải chỉ riêng mình ông mà ngay cả Ta cũng thế. Pubbeva sambodhā [trước khi giác ngộ] nghĩa là trước khi hoàn toàn giác ngộ đạo. Thấy rõ ràng bằng chánh trí tuệ này Ngài muốn nói đến trí tuệ từ bỏ các cung tầng mỹ nữ và những vũ công. Không chứng đắc hỷ và lạc [pītisukhaṃ nājjhagamaṃ] là không chứng đắc 2 tầng thiền mà có hỷ. aññaṃ vā tato santataraṃ [hoặc chứng đắc pháp nào khác mà an lạc hơn pháp đó] tức là Ngài muốn nói đến 2 tầng thiền cao hơn và 4 đạo. Paccaññāsiṃ là đã biết rõ.
[179] Vì lý do gì, Ngài đã bắt đầu như sau “Này Mahānā, một thời Ta trú trên núi Gijjhakūṭa?” vì có sự tiếp nối liên tiếp cụ thể như này. Chỉ ra sự thỏa thích, tội lỗi của tất cả các dục ở hạ phần, không nói đến sự xuất ly, bắt đầu thuyết điều này để nói đến sự xuất ly. Vì thế, (cả hai cực đoan) thứ nhất là sống trụy lạc trong các dục [kāmasukhallikānuyogo], thứ hai là sống thực hành khổ bản thân [attakilamathānuyogo], Giáo pháp của Ta thoát khỏi cực đoan này, cho nên mới bắt đầu thuyết điều này.
Gijjhakūṭe pabbate [trên núi Gijjhakūṭa] nghĩa là trên đỉnh ngọn núi đó có đỉnh núi gần giống (mỏ)chim kền kền, vì vậy được gọi là Gijjhakūṭa. hoặc loài kền kền sống trên đỉnh núi đó, cho nên cũng được gọi là Gijjhakūṭa. Isigilipasse [dãy núi Isigili] là nằm bên cạnh dãy núi Isigili. Kāḷasilāyaṃ là phía sau tảng đá đen. ubbhaṭṭhakā honti nghĩa là người chỉ hành trì (oai nghi) đứng thẳng không ngồi. Opakkamikā nghĩa là để khởi lên sự tinh tấn của tự thân bằng việc hành trì đứng thẳng v.v. nigaṇṭho, āvuso [này hiền giả Nigaṇṭha] nghĩa là khi không thể nói các nguyên nhân sẽ được ném đến cho Nigaṇṭha. sabbaññū sabbadassāvī [toàn tri, toàn kiến] nghĩa là các Nigaṇṭha nói rằng Giáo pháp của chúng là toàn tri, toàn kiến ở quá khứ, hiện tại và cả vị lai. aparisesaṃ ñāṇadassanaṃ [quả quyết tri kiến toàn diện về mọi mặt] nghĩa là Giáo pháp của chúng ta đó biết rõ tri kiến, đã được nói là về mọi phương diện, bởi vì biết tất cả pháp ở mọi phương diện và khi quả quyết cũng quả quyết như vầy: “Khi ta đi, đứng, ngủ hay thức thì tri kiến luôn tồn tại liên tục ở nơi ta.” Trong câu đó từ satataṃ [liên tục] gồm thường hằng. Samitaṃ [liên tiếp] là một từ đồng nghĩa của từ satataṃ mà thôi.
[180] kiṃ pana tumhe, āvuso, nigaṇṭhā jānātha ettakaṃ vā dukkhaṃ nijjiṇṇaṃ [Này hiền giả Nigaṇṭha các ông biết diệt trừ chăng: mức độ đau khổ như thế này Ta đã trừ diệt] Thế Tôn thuyết rằng thường con người biết được sau khi trả 10 kahāpaṇa đã vay từ khoản vay này 20 kahāpaṇa[5] (người ấy) biết ‘ta đã trả 10 kahāpaṇa, còn lại 10 kahāpaṇa, khi đã trả hết phần còn lại, (người ấy) biết “ta đã trả hết rồi”. Sau khi gặt phần thứ 3 của cánh đồng biết rằng: “phần thứ nhất đã gặt, còn lại 2 phần”. Hơn nữa, sau khi gặt tiếp một phần biết rằng: “phần thứ hai đã gặt, còn lại một phần”. Sau khi gặt luôn phần còn lại đó biết rằng: “việc thu hoạch đã hoàn tất”. Như vậy, (người ấy) biết được tất cả mọi việc đã làm và việc chưa làm, thậm chí các ông cũng nên biết điều đó. Với lời ấy việc đoạn trừ chư pháp bất thiện [akusalānaṃ dhammānaṃ pahānaṃ] được gọi là Nigaṇṭha, đoạn trừ bất thiện, sau khi phát triển thiện pháp đạt đến sự thanh tịnh, hỏi rằng (điều này) có trong Giáo pháp của các ông chăng?
Evaṃ sante [sự tình là như vậy] nghĩa là khi các ông không có sự hiểu biết như vậy. Luddā gồm những hành vi cử chỉ không đúng mực. Lohitapāṇino [bàn tay đẫm máu] là những kẻ tách rồi chúng sanh từ mạng sống của chúng gọi là có bàn tay đẫm máu. và kẻ nào sát hại tước đoạt mạng sống chúng sanh, bàn tay vấy máu những kẻ đó cũng gọi là có bàn tay vấy máu. Kurūrakammantā [tạo các trọng nghiệp] gồm tạo các nghiệp hung bạo là làm những điều sai trái với mẹ cha, Sa-môn, Bà-la-môn có giới hạnh, hoặc các nghiệp thổ thiển như những kẻ săn thịt v.v.
Các Nigaṇṭha nghĩ rằng Sa-môn Gotama nói đến những thiếu sót trong giáo lý của chúng ta, dẫu chúng ta bắt lỗi đối với Sa-môn Gotama”, mới bắt đầu bằng lời “na kho, āvuso, gotama [Này hiền giả Gotama]”. Lời đó có ý nghĩa rằng: “Này hiền giả Gotama, Ngài đắp y thượng hạng, thọ dụng gạo thơm, thịt và nước, ở trong hương thất có đền đài cung điện thuộc cõi đời, cảm nghiệm cảm giác lạc thọ với sự hạnh phúc như thế nào, có thể đi đến cảm nghiệm lạc thọ với sự hạnh phúc như thế đó không được. Hơn nữa, chúng tôi thọ lãnh nhiều cảm giác đau khổ bằng mọi sự nỗ lực, có sự nỗ lực trong việc ngồi chỏ hỏ v.v, như thế nào, có thể đi đến cảm nghiệm sự an lạc bằng sự đau đớn như thế ấy. Cảm nghiệm lạc thọ với sự hạnh phúc [sukhena ca hāvuso] này Nigaṇṭha nói để chỉ ra rằng “nếu con người cần cảm nghiệm sự an lạc bằng sự hạnh phúc, thì đức vua cũng có thế chạm đến.” Trong câu đó, vua xứ Māgadha nghĩa là vị chúa tể của xứ Māgadha. Seniyo là tên gọi của đức vua xứ Māgadha ấy. Bimbi là tên gọi của attabhāva[6] [tự ngã, thân thể], thân thể của Ngài là điểm nổi bậc, đáng nhìn, đáng tịnh tín mới được gọi là Bimbisāra, bởi sự hoàn hảo của thân thể. Các Nigaṇḍha đó muốn nói đến sự hưởng thụ tài sản cùng với những vũ công trong 3 mùa, sống trong 3 tòa cung điện của đức vua (họ) mới nói rằng “vua Magadha Seniya Bimbisara sống hạnh phúc hơn”. Addhā nghĩa là bằng một phần. sahasā appaṭisaṅkhā [hấp tấp không kịp suy tư] chỉ ra rằng các Nigaṇḍha vội vã hấp tập không kịp suy nghĩ đã nói lời nói như vậy, giống như một người say mê dục lạc nói bằng mãnh lực ái luyến, người giận giữ nói với mãnh lực sân hận, kẻ ngu muội nói với mãnh lực si mê. Trong câu đó từ paṭipucchissāmi [Ta sẽ hỏi] nghĩa là Ta sẽ hỏi trong ý nghĩa đó. yathā vo khameyyā [ông hiểu như thế nào] nghĩa là các ông ước muốn như thế nào? Từ pahoti gồm sakkoti [có thể].
Aniñjamāno [không nổi] gồm không di chuyển. ekantasukhaṃ paṭisaṃvedī [thọ hưởng lạc thú thuần túy] gồm cảm nghiệm cảm giác lạc thọ liên tục không gián đoạn. Thế Tôn khi thuyết giảng về sự an lạc trong sự thể nhập của thánh quả của Ngài, Ngài đã nói rằng: “Này hiền giả Nigaṇḍha, Ta có thể -nt- thọ hưởng cảm giác lạc thọ thuần túy xuyên suốt”. Trong trường hợp này lúc thuyết về đức vua hỏi bắt đầu từ 7 ngày, rồi hỏi đến việc thọ hưởng sự an lạc (từ từ giảm) còn 6 đêm 6 ngày, 5 đêm 5 ngày, v.v. nhưng khi thuyết về đức Phật (nếu) khi thuyết rằng “…suốt 7 ngày 7 đêm” rồi thuyết rằng 6 ngày 6 đêm, 5 ngày 5 đêm, v.v. trùng lặp không có sự khác biệt, bởi thế mới trình bày bắt đầu từ 1 ngày 1 đêm. Tất cả các từ còn lại có ý nghĩa đơn giản dễ hiểu.
Giải Thích Tiểu Kinh Khổ Uẩn Kết Thúc
[1] Gocaragāma là một ngôi làng, nơi mà vị tỳ khưu nhận được vật thực.
[2] saṃ. ni. 1.126
[3] saṃ. ni. 3.102
[4] Mū-ṭīkā 1.177: Nayenāti dhammena. Kāraṇenāti yuttiyā.
[5] kahāpaṇa là đơn vị tiền tệ thời bấy giờ.
[6] Attabhāva = atta + bhāva, atta có nghĩa là bản ngã, bhava: sự định danh hay sự hiểu biết sanh lên từ nó. Attabhāva: bản thân, tự ngã, thuộc hạng có thức tánh, hay biết rằng có thân này.