Kinh số 133 – Giải Thích Kinh Mahākaccāna Nhất Dạ Hiền Giả

(Mahākaccānabhaddekarattasuttavaṇṇanā)

Xem Trung Bộ Kinh –  Kinh Mahākaccāna Nhất Dạ Hiền Giả  

279. Evaṃ me sutanti  Mahākaccānabhaddekarattasuttaṃ. Tattha Tapodārāmeti tattodakassa rahadassa vasena evaṃladdhanāme ārāme. Vebhārapabbatassa kira heṭṭhā bhūmaṭṭhakanāgānaṃ pañcayojanasatikaṃ nāgabhavanaṃ devalokasadisaṃ maṇimayena talena ārāmauyyānehi ca samannāgataṃ, tattha nāgānaṃ kīḷanaṭṭhāne mahāudakarahado, tato tapodā nāma nadī sandati kuthitā uṇhodakā. Kasmā panesā edisā jātā? Rājagahaṃ kira parivāretvā mahā petaloko, tattha dvinnaṃ mahālohakumbhinirayānaṃ antarena ayaṃ tapodā āgacchati, tasmā sā kuthitā sandati. vuttampi cetaṃ — “yatāyaṃ, bhikkhave, tapodā sandati, so daho acchodako sītodako sātodako setodako suppatittho ramaṇīyo pahūtamacchakacchapo, cakkamattāni ca padumāni pupphanti. Apicāyaṃ, bhikkhave, tapodā dvinnaṃ mahānirayānaṃ antarikāya āgacchati, tenāyaṃ tapodā kuthitā sandatī”ti (pārā. 231). imassa pana ārāmassa abhisammukhaṭṭhāne tato mahāudakarahado jāto, tassa nāmavasenāyaṃ vihāro tapodārāmoti vuccati.

279. Kinh Mahākaccāna Nhất Dạ Hiền Giả được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, tại Tinh xá Tapodā: ở trong Tinh xá có tên như vậy, do ảnh hưởng của hồ nước có nước nóng bỏng, tức là có nước sôi. Tương truyền rằng bên dưới đỉnh núi Vebhāra có kích thước (dài và rộng) năm trăm do-tuần là nơi ở của một loài rồng sống sống bên trong mặt đất tựa như thiên giới, bề mặt hoàn hảo được hoàn thiện với ngọc ma-ni và với các khu vườn bách thảo. Ở khu vực vui chơi của loài rồng trong long cung ấy có hồ nước to lớn, dòng nước ấy là Tapodā có nước nóng chảy qua từ hồ nước ấy. Vì sao hồ nước ấy trở nên như vậy? Được biết thế giới của loài ngạ quỷ to lớn vây quanh thành Rājagaha, tuy nhiên hồ nước Tapodā này đi qua giữa giữa hai đại địa ngục Lohakumbhī, trong thế giới đại ngạ quỷ ấy. Vì thế, dòng sông Tapodā ấy mới có nước nóng chảy đến. Điều này như đã được nói rằng – “Này các đại đức, dòng sông Tapodā chảy ra từ cái hồ có nước trong, có nước mát, có nước ngọt, có nước thanh khiết, có chỗ nghỉ chân xinh đẹp, đáng thưởng ngoạn, có nhiều cá và rùa, có những đóa hoa sen tròn nở rộ.” Này các tỳ khưu, tuy nhiên dòng sông Tapodā này đi qua giữa hai đại địa ngục, vì thế dòng sông Tapodā này trở nên nóng bỏng và trôi chảy.” (pārā. 231). Hồ nước lớn được sanh ra ở dưới Tinh xá này, do tác động của hồ nước lớn ấy Tinh xá ấy được gọi là Tinh xá Tapodā.

280. Samiddhīti tassa kira therassa attabhāvo Samiddho abhirūpo pāsādiko, Tasmā samiddhitveva saṅkhaṃ gato. Ādibrahmacariyakoti maggabrahmacariyassa ādi pubbabhāgappaṭipattibhūto. Idaṃ vatvāna sugato uṭṭhāyāsanāti Madhupiṇḍikasutte (ma. ni. 1.199 ādayo) vuttanayeneva vitthāretabbaṃ.

280. Tỳ khưu Samiddhi: được biết sắc thân của trưởng lão Samiddhi ấy vi tế, có vóc dáng đẹp, đáng mến, vì thế (vị ấy) được gọi là Samiddhi. Căn bản của Phạm hạnh: là khởi đầu của con đường Phạm hạnh, là đạo lộ thực hành ở phần sơ khởi.  Đức Thế Tôn, bậc Thiện Thệ sau khi thuyết kệ ngôn liên quan đã đứng dậy từ chỗ ngồi: Có thể trình bày chi tiết theo phương thức được nói trong Kinh Madhupiṇḍika (ma. ni. 1.199 ādayo).

282. Iti me cakkhunti imasmiṃ kira sutte bhagavā dvādasāyatanavaseneva mātikaṃ ṭhapesi. Theropi “Bhagavatā heṭṭhā dvīsu, upari catutthe cāti imesu tīsu suttesu pañcakkhandhavasena mātikā ca vibhaṅgo ca kato, idha pana dvādasāyatanavaseneva vibhajanatthaṃ mātikā ṭhapitā”ti nayaṃ paṭilabhitvā evamāha. Imaṃ pana nayaṃ labhantena therena bhāriyaṃ kataṃ, apade padaṃ dassitaṃ, ākāse padaṃ kataṃ, tena naṃ bhagavā imameva suttaṃ sandhāya — “etadaggaṃ, bhikkhave, mama sāvakānaṃ bhikkhūnaṃ saṃkhittena bhāsitassa vitthārena atthaṃ vibhajantānaṃ yadidaṃ mahākaccāno”ti (a. ni. 1.197) etadagge ṭhapesi. Ettha pana cakkhūti cakkhupasādo. rūpāti catusamuṭṭhānikarūpā. Iminā nayena sesāyatanānipi veditabbāni. Viññāṇanti nikantiviññāṇaṃ. Tadabhinandatīti taṃ cakkhuñceva rūpañca taṇhādiṭṭhivasena abhinandati. Anvāgametīti taṇhādiṭṭhīhi anugacchati.

282. Tôi có mắt như vầy: Đức Thế Tôn đặt đầu đề do mãnh lực của 12 xứ-āyatana trong bài Kinh này. Đức Thế Tôn đã tạo các tiêu đề và phân tích do tác động của năm uẩn trong ba bài Kinh này là 2 phần dưới và trên 1 phần trên thành bài Kinh thứ 4, nhưng trong bài kinh này đức Thế Tôn chỉ thiết lập mẫu đề để phân tích do tác động mười hai xứ-āyatana” mới thuyết như vậy. Trưởng lão vị có được phương thức này đã làm những điều khó làm, hiển thị dấu chân ở trên hư không, vì thế đức Thế Tôn muốn đề cập đến chính bài Kinh này mới đặt vị trưởng lão vào vị trí hàng đầu-aggo: – “này chư Tỳ khưu, Mahākaccāna là vị Tỳ khưu hàng đầu trong số các vị Tỳ khưu, là vị đệ tử của ta có khả năng phân tích ý nghĩa lời nói vắn tắt thành chi tiết.” (a. ni. 1.197). Hơn nữa, bài Kinh này ‘mắt’ gồm thần kinh nhãn. Sắc bao gồm tất cả sắc có bốn sở sanh. Nên hiểu cả các xứ còn lại theo phương thức này. Thức: sự cảm nhận tham muốn. Hân hoan trong nhãn và sắc đó: hân hoan trong nhãn và sắc ấy do mãnh lực của tham ái và tà kiến. Hồi tưởng đến: xuôi theo tham ái và tà kiến.

Iti me mano ahosi atītamaddhānaṃ iti dhammāti ettha pana manoti bhavaṅgacittaṃ. Dhammāti tebhūmakadhammārammaṇaṃ.

Ta có ý như vầy, ta có cảm Pháp như vầy trong quá khứ: hơn nữa, ở đây ý bao gồm tâm hữu phần-bhavaṅgacitta. Pháp bao gồm cảnh pháp vận hành trong ba cõi.

283. Paṇidahatīti patthanāvasena ṭhapesi. Paṇidhānapaccayāti patthanāṭṭhapanakāraṇā. sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

283. Ước muốn: được thiết lập do tác động của sự ước muốn. Duyên ước muốn: nguyên nhân thiết lập sự ước muốn.

Kinh Mahākaccāna Nhất Dạ Hiền Giả Kết Thúc