Kinh số 13 – Giải Thích Đại Kinh Khổ Uẩn
(Mahādukkhakkhandhasuttavaṇṇanā)Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Đại Kinh Khổ Uẩn
[163] Đại kinh Khổ Uẩn được bắt đầu như sau: “Tôi đã nghe như vầy [evaṃ me sutaṃ].” Ở đó, cách diễn đạt trong Luật tạng thì 3 vị tỳ khưu trở lên được gọi là số lượng nhiều [sambahulā], nhiều hơn thế gọi là Tăng chúng [saṅgha], cách diễn đạt trong Kinh tạng thì có thể sử dụng 3 vị mà thôi, mà nhiều hơn ba thì được gọi là số lượng nhiều. Trong trường hợp này nên biết rằng “số lượng nhiều” sử dụng theo cách diễn đạt của Kinh tạng. piṇḍāya pāvisiṃsu [đi khất thực] là đi khất thực rồi, các tỳ khưu không phải không đi vào, mà với suy nghĩ rằng chúng tôi sẽ đi, nhưng khi đi ra khỏi rồi mới nói rằng đi vào [pavisiṃsu]. Cũng giống như một người đàn ông đi ra khỏi với suy nghĩ rằng sẽ đi đến ngôi nhà đó, mặc dù vẫn đi chưa tới nơi nhưng khi được hỏi rằng “anh ta đi đâu” cũng sẽ trả lời rằng “anh ấy đi đến ngôi nhà kia”, các vị tỳ khưu cũng tương tự như vậy. Paribbājakānaṃ ārāmo [khu vườn các Du sĩ ngoại đạo] có một khu vườn của những du sĩ ngoại đạo, của các ngoài đạo sư khác ở cách đó không xa Tịnh xá Jetavana, ám chỉ đến khu vườn đó nên mới nói như vậy. Samaṇo, āvuso [Này hiền giả, Sa-môn Gotama] nghĩa là chư hiền, Sa-môn Gotama bậc Đạo sự của các Ngài. Kāmānaṃ pariññaṃ [hiểu biết các dục] nghĩa là Sa-môn Gotama tuyên bố đoạn trừ các dục là vượt ra khỏi các dục. Cả trong sắc và thọ v.v, cũng theo cách đó.
Trong câu đó ngoại đạo sư khi biết được giáo lý của chính mình, cần chế định điều học nhận biết các dục, khi nói đến sơ thiền [paṭhamajjhāna] cần chế định điều học nhận biết các sắc. Khi nói đến vô sắc cần chế định điều học nhận biết thọ. Khi nói đến cõi vô tưởng [asaññabhava] cần chế định điều học nhận biết tất cả các thọ. Lại nữa, những ngoại đạo sư đó không biết rằng: “đây là sơ thiền, đây là sắc giới, đây là vô sắc giới”. Khi không thể chế định họ mới nói rằng: “sẽ chế định, sẽ chế định”. Như Lai chế định các điều cần biết về các dục bằng A-na-hàm đạo, chế định điều cần biết các sắc và các thọ bằng A-ra-hán đạo. Những ngoại đạo sư khi có những điều quá xa lạ như vậy, họ đã nói rằng này chư hiền, trong vấn đề này…những điểm gì khác biệt [idha no, āvuso, ko viveso] v.v.
Ở đó, trong chỗ này [idha] là trong việc chế định hoặc việc thuyết pháp này. Việc thuyết pháp [dhammadesana] nghĩa là các ngoại đạo sư nói rằng các Ngài nói được hay không rằng điều gì là điểm khác biệt việc thuyết pháp giữa chúng tôi và với việc thuyết pháp của Sa-môn Gotama. hoặc việc thuyết pháp giữa Sa-môn Gotama và với việc thuyết pháp của chúng tôi. Cả trong câu thứ 2 cũng theo cách thức tương tự như vậy. Những ngoại đạo sư nói rằng Giáo lý của họ với Giáo lý của Đức Phật ngang bằng nhau tương tự như miếng vàng được chia đôi theo cách này. Neva abhinandiṃsu [không hoan hỷ] là không chấp thuận lời nói ấy như thế. Nappaṭikkosiṃsu [không chỉ trích] là không bác bỏ rằng lời nói đó không phải như vậy. Tại sao? Kể rằng các ngoại đạo sư giống như những người mù, biết hay không biết đều nói, bởi vậy chư tỳ khưu không hoan hỷ. Với câu rằng: “Điều cần nhận biết” chư tỳ khưu không chỉ rằng “mùi hương của Giáo pháp chút ít” các Ngài đã làm được cả 2 điều này bởi vì các ngoại đạo sư là những người nông thôn [janapada], không đủ trí tuệ [suy xét] trong học thuyết của mình và học thuyết của người khác.
[165] na ceva sampāyissanti [sẽ không thỏa mãn] nghĩa là sẽ không đủ khả năng để trả lời. uttariñca vighātaṃ [và rơi vào đau khổ] nghĩa là và ngoài việc chưa sẵn sàng [chưa đủ khả năng], sẽ rơi vào đau khổ hơn nữa, sự đau khổ khởi lên nơi những ngoại đạo sư, người không đủ khả năng trả lời [không đủ khả năng cắt nghĩa]. Từ taṃ trong cụm từ yathā taṃ, bhikkhave chỉ là một phân từ. Từ yathā là sở thuộc cách [tatiyavibhatti] có ý nghĩa như sau là người bị hỏi về vấn đề đó không phải sự hiểu biết của họ [avisaya, vượt ngoài kiến thức]. Trong thế giới chư Thiên [sadevake] gồm vận hành trong thế giới chư Thiên. Trong thế giới Ma vương v.v, cũng có cách thức tương tự như vậy. Thế Tôn sau khi đã đặt 3 xứ [ṭhāna] vào thế gian [loka], với 2 nhóm người gộp thành 5, (điều này) chỉ ra rằng Ta không thấy bất cứ chư Thiên hay loài người nào trong thế gian mà khác biệt với thế gian chư Thiên v.v, đó. Hoặc người đã được nghe từ Như Lai [ito vā pana sutvā] có chăng đã được nghe từ đây là từ Giáo pháp của Ta. Chỉ ra rằng hạng người không phải là Như Lai, hay đệ tử của người không phải là Như Lai, đã được nghe từ đây nên hoan hỷ, nên thỏa mãn, được cho rằng sự thỏa mãn khác theo cách khác không có.
Lúc bấy giờ, Thế Tôn khi tuyên thuyết sự hoan hỷ với lời tiên tri về những vấn đề đó, Ngài đã nói như sau: và này các tỳ khưu, thế nào là vị ngọt các dục? Kāmaguṇa [ngũ dục] nên biết lời giải thích như thế này gọi là dục [kāma] bởi ý nghĩa rằng cái mà làm con người hoan hỷ; gọi là guṇa với ý nghĩa ràng buộc. Bởi vậy ở đây guṇa với ý nghĩa ‘lớp’ trong câu sau: “Này chư tỳ khưu, ta cho phép y Tăng-già-lê 2 lớp đối với tấm vải được mang lại.”[1] Từ guṇa với ý nghĩa ‘tuổi tác’ trong câu sau: “thời gian để cho trôi qua, ngày và đêm đi qua nhanh chóng, các giai đoạn tuổi tác lần lượt sẽ từ bỏ (chúng ta).”[2] Từ guṇa với ý nghĩa ‘phước báu, công đức’ trong câu sau: “việc cúng dường này đáng được ước muốn đem lại trăm lần công đức.”[3] Từ guṇa dùng với ý nghĩa ‘trong 32 thể trược’ trong câu sau: “ruột, màng ruột.”[4] Từ guṇa dùng với ý nghĩa ‘trói buộc’ trong câu sau: “có thể tạo thành nhiều loại tràng hoa.”[5] Ở đây Ngài chỉ muốn nói đến ý nghĩa là pháp trói buộc, vì lý đó đó Ngài nói rằng: “guṇa với ý nghĩa là trói buộc.” cakkhuviññeyyā [cần nhận thức bằng mắt] là cần thấy bằng nhãn thức. Sotaviññeyyā [cần nhận thức thức bằng tai] nên biết ý nghĩa bằng phương thức nói trên. Iṭṭhā [đáng mong muốn] nghĩa là làm đối tượng đáng mong muốn cả mong chờ và lẫn không mong chờ. Kantā [đáng mến] gồm đáng hoan hỷ. Manāpā [đáng thích thú] là khiến tâm tăng trưởng. Piyarūpā [đáng yêu] là khởi lên lòng yêu thương. Kāmūpasaṃhitā [phối hợp với dục] nghĩa là tương ưng với dục đã làm cho cảnh sanh khởi. Rajanīyā [làm cho tâm bị lôi cuốn] nghĩa là cám dỗ, quyến rũ, có nghĩa là làm nhân sanh khởi của ái luyến [rāga].
[167] Yadi muddāya [như việc kiểm phiếu] v.v, từ kiểm phiếu [muddāya] với việc đã sắp đặt các nguyên tắc trên tất cả lóng tay rồi đếm bằng đầu ngón tay. Gaṇanāya [với việc tính toán] với việc tính toán liên tục. Saṅkhā [với việc ước toán] là với việc [đánh giá, ước lượng] khối, nhóm, khi nhìn quan sát ruộng biết rằng trong thửa ruộng này sẽ thu hoạch được lúa chừng này, nhìn quan sát cây trái cũng biết rằng trên cây này sẽ cho quả chừng này, và nhìn quan sát hư không cũng biết rằng trên bầu trời sẽ có chim chóc chừng này.
Kasi [làm ruộng] gồm việc làm nông. Vaṇijjā [buôn bán] gồm con đường buôn bán như việc buôn bán bằng đường thủy, và việc buôn bán bằng đường bộ. Gorakkhaṃ [nuôi bò] gồm việc chăn nuôi bò của chính mình và của người khác làm việc nuôi mạng với việc bán 5 sản phẩm được làm từ những con bò [sữa tươi, sữa đặc, bơ lỏng, bơ đặc và sữa chua]. Việc cầm lấy vũ khí làm lính đánh thuê gọi là issattho [xạ thủ]. Rājaporisaṃ [làm công cho vua] là phụng sự bằng cách làm công việc Hoàng gia với việc sử dụng vũ khí. Sippaññataraṃ [làm bất kỳ một công việc nào đó] gồm những nghề nghiệp có liên quan đến voi [người huấn luyện voi v.v,], hoặc nghề nghiệp có liên quan đến ngựa [người huấn luyện ngựa v.v,], phần còn lại đã đề cập. sītassa purakkhato [Phải chịu đựng với cái lạnh] nghĩa là đối mặt với cái lạnh giống như một mục tiêu đối diện với một mũi tên. Có nghĩa là một người bị áp bức bởi cái lạnh. Cả trong cái nóng, cũng có cách thức tương tự như vậy. Con ruồi v.v, từ ḍaṃsā gồm con ruồi trâu, còn mòng. Từ makasā [muỗi] gồm tất cả các loại côn trùng. Sarīsapā [bò sát] bất kỳ loài vật nào bò đi [loài bò sát]. Rissamāno [nóng bức] gồm rúng động, gây phiền toái, bứt rứt. Mīyamāno [phải chết] gồm cái chết. Này các tỳ khưu, đây là tội lỗi của các dục [ayaṃ bhikkhave v.v,] nghĩa là này chư tỳ khưu đây là sự trở ngại dựa vào việc kiếm sống nuôi mạng bằng các nghề nghiệp như kiểm phiếu, tính toán v.v. Có cái lạnh v.v, làm duyên. Tội lỗi của dục [kāmānaṃ ādīnavo] là sự bất hạnh, có nghĩa là nguy hiểm từ các dục. Sandiṭṭhiko [khả kiến] là rõ ràng, tự mình thấy. Dukkhakkhandho [khổ uẩn] là khổ uẩn. Kāmahetū [có dục làm nhân] v.v, các dục làm nhân của tội lỗi đo với ý nghĩa làm duyên [paccaya], vì vậy tội lỗi đó gọi là kāmahetu [có dục làm nhân]. Các dục gọi là nguồn gốc của tội lỗi, bởi ý nghĩa là gốc rễ, vì thế tội lỗi đó gọi là kāmanidāno [dục làm gốc]. Nhưng Ngài nói rằng kāmanidānaṃ làm cho tánh [liṅga] của từ bị lệch. Tất cả các dục gọi là nhân sanh của các tội lỗi đó bởi ý nghĩa làm nhân, cho nên tội lỗi đó được gọi là kāmādhikaraṇo [có dục làm nhân sanh]. Nhưng Ngài lại nói rằng kāmādhikaraṇaṃ vì sự không chính xác về tánh [liṅga] của từ. Kāmānameva hetu đây là từ kết luận, có nghĩa là tội lỗi khởi lên do chính dục làm duyên.
Uṭṭhahato [cố gắng] là cố gắng bằng sự tin tấn làm nhân tạo ra nuôi mạng. Ghaṭato [tinh cần] là tiếp nói từ sự cố gắng nhiều hơn những lần trước đó. Vāyamato [tinh tấn] là thực hành sự tinh tấn, ráng sức, kiên trì. Nābhinipphajjanti [không thành tựu quả] nghĩa là (tài sản) đó không được thành tựu, không được đến tay. Socati [buồn rầu] nghĩa là buồn rầu với sự buồn rầu mãnh liệt sanh khởi nơi tâm. Kilamati [bị kiệt sức] là bị kiệt sức bởi những khổ đau khởi lên nơi thân. Paridevati [rên rỉ] gồm rên rỉ bằng lời. Urattāḷiṃ [đấm ngực] là đã đấm vào ngực. Kandati [than khóc] gồm khóc lóc. sammohaṃ āpajjati [mắc vào sự si ám] nghĩa là người không có sự suy nghĩ giống như kẻ bị mê muội. Mogha [trống rỗng] nghĩa là rỗng không. Aphalo [không có quả] là không có kết quả. Ārakkhādhikaraṇaṃ [có việc bảo hộ các tài sản đó làm nhân sanh] là có sự hộ trì làm nhân. Kinti me nghĩa là bằng phương pháp nào? Cái nào đã từng là của ta [yampi me] nghĩa là các tài sản mà tôi đã làm ra bằng nghề nông, v.v. đã được phát sanh. tampi no natthī [cái đó cũng không phải của ta] nghĩa là bây giờ những tài sản đó của tôi cũng không có.
[168] Thế Tôn sau khi thuyết về nhân sanh [đau khổ do dục], rồi Ngài thuyết về tội lỗi với câu sau: “và lại nữa, này các tỳ khưu, do dục làm nhân v.v. [puna caparaṃ, bhikkhave, kāmahetu].” Trong câu đó “do dục làm nhân [kāmahetu]” nghìa là cả Vua chúa cũng tranh cãi nhau với Vua chúa do bởi dục làm duyên. Kāmanidānaṃ [dục làm gốc] là danh từ trừu tượng mong ước trung tính [bhāvanapuṃsaka], có nghĩa là các dục đã được thực hiện làm nguồn gốc (dẫn đến) sự tranh cãi. kāmānameva hetu [chính dục làm nhân] có nghĩa là sự tranh cãi do chính dục làm nhân của làng, thị trấn, thành thị, một tướng quân, vị quan tế tự, và điền trang [ṭhānantara] v.v. Upakkamanti là paharanti [làm hại lẫn nhau]. Asicammaṃ [thanh kiếm và cái khiên] gồm kiếm và các vật như cái khiên v.v. dhanukalāpaṃ sannayhitvā [cây cung và mũi tên] gồm cầm lấy cung rồi lấp mũi tên. Ubhatobyūḷaṃ dàn trận cả 2 mặt nghĩa là bao vây cả 2 phía. pakkhandanti [chạy vào, xông vào] là chạy vào. usūsūti là kaṇḍesu [khi tất cả các mũi tên]. vijjotalantesu là với việc ném đi, phóng đi. te tatthā là đám người đó trong cuộc chiến ấy.
Addāvalepanā upakāriyo [công phá thành quách mới tô trét bùn nóng] đó người ta xây dựng tường [thành lũy] bằng gạch kiểu hình móng ngựa được xếp thành đống, sau đó trát xi măng trắng bên trên, bức tường được làm như vậy gọi vách tường [upakāriyo]. Phần vách tường được trát bằng bùn nóng được gọi là vách tường được tô trét bằng bùn nóng [addāvalepana]. Pakhandanti có nghĩa là những người đó khi bị công bằng vũ khí như bị bắn mũi tên sắt nhọn v.v. dưới những bức tường đó, khi không thể trèo lên vách tường để trốn thoát bởi vì tường trơn trượt. Vì vậy, bọn họ đã chạy tán loạn. Chakaṇakāyā [với phân bò nóng] là với phân bò nóng. Abhivaggena [với những cọc nhọn] là với hàng trăm cọc nhọn [satadantena] nghĩa là sau khi làm cái bồ vào với tám cọc nhọn, khi kẻ thù tiến vào thành với ý định “chúng tôi sẽ tiến vào công phá cổng thành” binh lính ở phía trên cổng thành sẽ cắt đứt dây buộc, thả cây cọc rơi tự do để tấn công kẻ địch.
[169] Sandhimpi chindanti nghĩa là cắt đứt mối nối của ngôi nhà. Nillopaṃ [trấn lột] nghĩa là tên trộm sau khi tấn công các ngôi nhà rồi thực hiện vụ cướp lớn. Ekāgārikaṃ [thực hiện việc cắp một nhà] nghĩa là đám đông khoảng năm mươi người, khoảng sáu mươi người, sau khi vây quanh bắt giữ gia chủ, sau khi túm giữ (họ) đem ra ngoài. paripanthepi tiṭṭhanti [ phục kích ở các đường lớn] nghĩa là thực hiện mai phục trên các tuyến đường. Aḍḍhadaṇḍakehi [bằng cây côn] nghĩa là bằng búa hoặc khúc gỗ mà anh ta cắt một miếng gỗ khoảng bốn khuỷu tay làm đôi để đánh được thuận tiện. Bilaṅgathālikanti nghĩa là tra tấn bằng hình thức nhúng vào nồi giấm chua, khi thực hành hình phạt đó, (phạm nhân) sẽ bị móc hộp sọ ra, lấy kìm mỏ chim gắp cục sắc đỏ nóng rực đặt lên trên hộp sọ, lấy cây kìm đó gấp bộ não bị nóng đốt lên bên trên. Saṅkhamuṇḍikaṃ là tra tấn bằng hình thức xẻo đỉnh đầu thành hình con sò, khi thực hành hình phạt đó, (phạm nhân) sẽ bị lột bỏ da bằng cách xác định ngay tại hai bên mang tai [chỗ tóc mai] và phần cổ đặt lên trên, túm lấy hết tóc cột thành một nắm, đan lại với những cái que năng lên làm cho da cùng với toàn bộ tóc được lột ra, rồi dùng đá cuội cọ xát vào hộp sọ làm cho có màu giống vỏ ốc.
Rāhumukha nghĩa là tra tấn bằng hình thức hầu khẩu hình, khi thực hành hình phạt đó,sẽ sử dụng cái đục sắc nhọn để mở cái miệng (phạm nhân) ra rồi đốt lửa bên trong miệng, hoặc sử dụng cái đục đâm từ mang tai xuyên qua miệng, máu tuôn ra đầy miệng. Jotimālika nghĩa là bó toàn thân bằng tấm vải nhúng với dầu rồi đốt cháy. Hatthapajjotika nghĩa là bó hai tay bằng tấm vải nhúng với dầu rối lấy lửa đốt cháy. Erakavattika nghĩa là tra tấn bằng hình thức lấy cỏ rơm bện lại rồi xiết chặt. Khi thi hành hình phạt ấy, (phạm nhân) sẽ bị cắt miếng da từ cổ đặt ở mắt cá chân rồi lấy dây thừng buộc chặt lại kéo đi, (phạm nhân) giẫm qua giẫm lại giẫm lên miếng da của chính mình đau đớn đến chết. Cīrakavāsika nghĩa là tra tấn bằng hình thức lấy vỏ cây làm áo, khi thực hành hình phạt đó, (phạm nhân) sẽ bị lột tấm da giống như thế đó cho đến eo, lột từ eo đến 2 mắt cá chân, phần thân trên được lơ lửng với phần thân dưới, giống như áo khoác được làm bằng vỏ cây gai dầu. Eṇeyyaka nghĩa là tra tấn bằng thức đứng như con nai, (phạm nhân) sẽ bị đeo cùm sắt ở cả hai bên khuỷu tay và đầu gối, rồi đóng chặt với sắc nhọn, anh ta đứng khom người xuống đất với bốn thanh sắc nhọn, giống như một con nai bị lửa bao quanh, rút thanh sắc nhọn ra vào thời điểm thích hợp, rồi đóng vào bốn chỗ ở cuối khớp xương [ở tay và chân], (cho rằng) việc làm với hình thức như vậy không có.
Baḷisamaṃsika [câu nhục hình] nghĩa là (phạm nhân) sau khi bị đánh đập bằng móc cả hai bên rồi xé toạc da, thịt và gân ra. Kahāpaṇika [cắt thịt thành hình đồng tiền] là sử dụng dao sắc thái mỏng thân từ lớp da ngoài, cách mỗi chỗ chừng khoảng một đồng tiền vàng [kahāpaṇa] ra giã nhuyễn. Khārāpatacchika nghĩa là đánh đập mạnh vào cơ thể tạo thành từng chỗ bằng các vũ khí, (tại chỗ bị thương) tẩm dung dịch kiềm vào, rồi chà xát bằng bàn chải sắc cho đến khi da thịt và gân lòi ra ngoài chỉ còn lại bộ xương. Palighaparivattika nghĩa là cho nằm nghiêng một bên rồi dùng cây giáo sắc nhọn đâm xuyên qua lỗ tai dính xuống đất, sau đó nắm lấy chân (phạm nhân) lôi đi vòng quanh. Palālapīṭhaka nghĩa là người tra tấn thiện xảo sử dụng đá mài đập vào xương không để cho da trầy xước, rồi nắm lấy tóc nhấc lên thịt gom lại thành đóng ngay lập tức, sau đó gom tóc của kẻ ấy nắm xoắn lại giống như xoắn sợi rơm. Sunakhehi [vứt cho chó ăn] nghĩa là cho những con chó rất đói ăn do bị bỏ đói 2-3 ngày không được thức ăn, bọn chúng chỉ trong chốc lát ngấu nghiến [phạm nhân] chỉ còn lại khung xương. Samparāyiko [đưa đến đau khổ tương lai] nghĩa là quả dị thục trong kiếp sống kế tiếp, tức là trong kiếp sống thứ hai.
[170] Việc loại bỏ dục ái, việc đoạn trừ dục ái gồm Niết-bàn. Vì dục ái [chandarāga] trong tất cả các dục được loại bỏ và được đoạn trừ do nương Niết-bàn, bởi vậy Ngài nói rằng: “Việc loại bỏ dục ái, và việc đoạn trừ dục ái gồm Niết-bàn.” Sāmaṃ vā kāme parijānissanti [họ sẽ không rõ biết các dục của chính mình] nghĩa là những người này chăng sẽ rõ biết các dục của chính mình với 3 sự hiểu biết đúng đắn [pariññā]. Tathattāyā nghĩa là vì tính chất [bhava] là như thế. Yathāpaṭipanno [người rồi thực hành] nghĩa là đã thực hành với đạo lộ nào?
[171] khattiyakaññā vā v.v, [thiếu nữ Sát-đế-lỵ] thuyết để chỉ ra rằng những thiếu nữ đó sanh ra bởi phước không phải ít, với phước thiện quảng đại, ở vị trí nơi mà có thể nhận được mọi mọi thứ như vải vóc và đồ trang sức. Pannarasavassuddesikā [tuổi khoảng độ 15 tuổi] là có độ tuổi 15 tuổi. Trong câu thứ hai cũng theo cách như vậy. Tại sao lại chỉ định độ tuổi? Vì để chỉ cho thấy có làn da tuyệt đẹp, bởi vì thiếu nữ sinh ra trong gia đình khó khăn nghèo khổ sẽ có làn da từ từ xinh đẹp trong sáng trong giai đoạn đó, còn đối với những nam nhân sẽ có làn da xinh đẹp trong sáng ở giai đoạn độ tuổi khoảng 20 đến 25 tuổi. Trình bày sự thành tựu sắc thân mà không có 6 lỗi lầm bằng câu sau “không quá lớn [nātidīghā]”. sắc trong sáng [vaṇṇanibhā] là có sắc đẹp.
Bà lão [jiṇṇaṃ] là già do tuổi cao. Gopānasivaṅka [cong như sừng bò] gồm có xương sườn cong queo như cái then cài cửa. Bhoggaṃ nghĩa là thân cong. Chỉ ra tính chất của thân thể đó “cong” với cả câu này. Daṇḍaparāyaṇaṃ [chống gậy] là dựa vào cây gậy (để đi), có cây gậy làm bạn. Pavedhamānaṃ [vừa đi vừa run rẩy] là người run rẩy. Āturaṃ [không dễ dàng] nghĩa là khó khăn do tuổi già. Khaṇḍadantaṃ là có răng rụng, do tính chất [bhāva] của sự già. Palitakesaṃ là có tóc bạc. Vilūnaṃ [sói đầu] là tóc thưa thớt giống như bị nhổ bỏ. Khalitasiraṃ là đầu không còn tóc. Valinaṃ [da nhăn] là xuất hiện nhiều nếp nhăn. Tilakāhatagattaṃ [có những đốm đen lớn nhỏ trên da] là trên cơ thể xuất hiện nhiều tàn nhang màu trắng, màu đen v.v. ābādhikaṃ [bệnh tật] là có sự bệnh hoạn, đau yếu. Dukkhitaṃ là có sự khổ đau.
Bāḷhagilānaṃ [đau nặng] là bệnh tật nghiêm trọng. sivathikāya chaḍḍitaṃ [bị quăng bỏ ở nghĩa trang] nghĩa là bị quăng bỏ nơi tha ma mộ địa. Các từ còn lại đã được nói trong bài kinh Thiết Lập Niệm [Satipaṭṭhānasutta]. Trong trường hợp này việc loại bỏ dục ái [chandarāga] cũng chính là Niết-bàn.
[173] neva tasmiṃ samaye attabyābādhāyā [lúc bấy giờ không suy nghĩ để làm hại tự thân] nghĩa là trong lúc đó không suy nghĩ để gây đau khổ cho chính mình. Abyābajjhaṃyevā [không có sự làm tổn thương] nghĩa là không có sự đau khổ mà thôi.
[174] yaṃ, bhikkhave, vedanā aniccā [Này các Tỳ khưu, do thọ là vô thường] nghĩa là này các tỳ khưu do thọ vô thường, bởi vậy biểu hiện [ākāra] có sự không thường hằng v.v, này là tội lỗi của thọ. việc thoát ra khỏi có lời giải thích như đã được đề cập trước đó.
Giải Thích Đại Kinh Khổ Uẩn Kết Thúc
[1] mahāva. 348 anujānāmi, bhikkhave, ahatānaṃ vatthānaṃ dviguṇaṃ saṅghāṭinti
[2] saṃ. ni. 1.4 accenti kālā tarayanti rattiyo, vayoguṇā anupubbaṃ jahantīti
[3] ma. ni. 3.379 sataguṇā dakkhiṇā pāṭikaṅkhitabbāti
[4] khu. pā. 3; dī. ni. 2.377 antaṃ antaguṇaṃ
[5] dha. pa. 53 kayirā mālāguṇe bahū