Kinh số 128 – Giải Thích Kinh Tùy Phiền Não
(Upakkilesasuttavaṇṇanā)Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Tùy Phiền Não
230. Evamme sutanti upakkilesasuttaṃ. Tattha etadavocāti neva bhedādhippāyena na piyakamyatāya, atha khvāssa etadahosi — “ime bhikkhū mama vacanaṃ gahetvā na oramissanti, buddhā ca nāma hitānukampakā, addhā nesaṃ[1] bhagavā ekaṃ kāraṇaṃ kathessati, taṃ sutvā ete oramissanti, tato tesaṃ phāsuvihāro bhavissatī”ti. Tasmā etaṃ “idha, bhante”tiādivacanamavoca. Mā bhaṇḍanantiādīsu “akatthā”ti pāṭhasesaṃ gahetvā “mā bhaṇḍanaṃ akatthā”ti evaṃ attho daṭṭhabbo. Aññataroti so kira bhikkhu Bhagavato atthakāmo, ayaṃ kirassa adhippāyo — “ime bhikkhū kodhābhibhūtā Satthu vacanaṃ na gaṇhanti, mā bhagavā ete ovadanto kilamī”ti, tasmā evamāha.
230. Kinh Tùy Phiền Não được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, đã đáp lời như vậy: không phải nói vì ý định chia rẽ và cũng không phải mong muốn được thương, Thật vậy các vị Tỳ khưu ấy có suy nghĩ như vầy rằng – “Chư Tỳ khưu ấy tin tưởng ta sẽ từ bỏ, và thường chư Phật có lòng thương tưởng vì lợi ích chung, chắc chắn ngài sẽ nói một lý do cùng chư Tỳ khưu, sau khi những vị ấy lắng nghe nguyên nhân ấy thì sẽ từ bỏ, từ đó các vị sẽ sống được thoải mái”. Vì lý do ấy, các vị đã đáp lời như sau ‘ở đây, thưa ngài’. Trong câu ‘mā bhaṇḍanaṃ’ nên thêm từ còn lại ‘akatthā’ v.v, vào rồi nắm lấy ý nghĩa như vầy ‘mā bhaṇḍanaṃ akatthā [chớ có cãi lộn]’. Một vị khác: được biết rằng vị ấy mong muốn lợi ích từ đức Thế Tôn, được biết rằng các vị ấy mong muốn như vầy – “Những vị Tỳ khưu này bị sự nóng giận chế ngự sẽ không lắng nghe lời dạy của bậc Đạo Sư, xin đức Thế Tôn khi giảng dạy những vị Tỳ khưu này chớ mệt nhọc”, vì thế đã nói như vậy.
Piṇḍāya pāvisīti na kevalaṃ pāvisi, yenapi janena na diṭṭho, so maṃ passatūtipi adhiṭṭhāsi. Kimatthaṃ adhiṭṭhāsīti? Tesaṃ bhikkhūnaṃ damanatthaṃ. Bhagavā hi tadā piṇḍapātappaṭikkanto “puthusaddo samajano”tiādigāthā bhāsitvā Kosambito Bālakaloṇakāragāmaṃ gato. Tato Pācīnavaṃsadāyaṃ, tato Pālileyyakavanasaṇḍaṃ gantvā Pālileyyahatthināgena upaṭṭhahiyamāno temāsaṃ vasi. Nagaravāsinopi — “Satthā vihāraṃ gato, gacchāma dhammassavanāyā”ti gandhapupphahatthā vihāraṃ gantvā “kahaṃ, bhante, satthā”ti pucchiṃsu. “Kahaṃ tumhe Satthāraṃ dakkhatha, satthā ‘ime bhikkhū samagge karissāmī’ti āgato, samagge kātuṃ asakkonto nikkhamitvā gato”ti. “mayaṃ satampi sahassampi datvā satthāraṃ ānetuṃ na sakkoma, so no ayācito sayameva āgato, mayaṃ ime bhikkhū nissāya satthu sammukhā dhammakathaṃ sotuṃ na labhimhā. Ime Satthāraṃ uddissa pabbajitā, tasmimpi sāmaggiṃ karonte samaggā na jātā, kassāññassa vacanaṃ karissanti. Alaṃ na imesaṃ bhikkhā dātabbā”ti sakalanagare daṇḍaṃ ṭhapayiṃsu. Te punadivase sakalanagaraṃ piṇḍāya caritvā kaṭacchumattampi bhikkhaṃ alabhitvā vihāraṃ āgamaṃsu. Upāsakāpi te puna āhaṃsu — “yāva Satthāraṃ na khamāpetha, tāva vo tameva daṇḍakamman”ti. Te “Satthāraṃ khamāpessāmā”ti Bhagavati Sāvatthiyaṃ anuppatte tattha agamaṃsu. Satthā tesaṃ aṭṭhārasa bhedakaravatthūni desesīti ayamettha pāḷimuttakakathā.
Ngài đi khất thực: Ngài không phải chỉ đi khất thực mà còn phát nguyện trong tâm rằng: người nhìn thấy ra hãy đến yết kiến ta. Phát nguyện vì lợi ích gì? Để giáo hóa những vị Tỳ khưu đó. Bởi Đức Thế Tôn khất thực trở về bằng biểu hiện như thế đã nói kệ ngôn sau: “Có tiếng động ồn ào, mọi người đều ngang bằng” ngài rời khỏi thành Kosambī đi đến làng Bālakaloṇakāra. Từ đó ngài đi đến khu vườn cây Pācīnavaṃsa, sau đó ngài đã khu rừng rậm Pālileyyaka được Long tượng Pālileyya chăm sóc, an trú suốt 3 tháng mùa mưa. Thậm chí những người dân thành thị nghĩ rằng: “Bậc Đạo Sư đã đi vào tịnh xá, chúng ta sẽ đi thính pháp” rồi cầm lấy vật thơm, tràng hoa đi đến tịnh xá, hỏi rằng “Thưa ngài, bậc Đạo Sư ở đâu?” Chư Tỳ khưu đáp rằng: “Các vị sẽ gặp bậc Đạo Sư ở đâu? Ngài đã đến với hy vọng rằng: ‘Sẽ thuyết phục những vị Tỳ khưu này sống hòa hợp với nhau’, tuy nhiên không thể làm cho họ hòa hợp được, cho nên ngài đã đi khỏi rồi.’” Toàn bộ người thành thị nghĩ rằng “chúng tôi mất tiền hàng trăm thậm chí hàng ngàn cũng không thể đưa bậc trở về, dầu chúng tôi không khẩn cầu thì ngài cũng tự đến, do y cứ những vì Tỳ khưu này làm cho chúng tôi không được lắng nghe pháp thoại ở trước mặt của ngài. Những vị Tỳ khưu này xuất gia theo bậc Đạo Sư, trong khi ngài thực hiện làm cho sống hòa hợp cũng không chịu sống hòa hợp, như vậy sẽ lắng nghe ai đây, thôi đủ rồi chúng ta sẽ không cúng dường vật thực đến những vị Tỳ khưu này.” Vào sáng hôm sau các vị Tỳ khưu ấy đi khất thực ở khắp cả thành phố không nhận được vật thực dù chỉ một muỗng cơm trở về về tịnh xá. Ngay cả các thiện nam tín nữ đã nói cùng những vị Tỳ khưu ấy rằng: – “chính chúng tôi xuống hình phạt này cho các ngài, đến khi các ngài khiến cho bậc Đạo Sư tha thứ.” Các vị Tỳ khưu nghĩ rằng: “Chúng ta sẽ làm cho bậc Đạo Sư tha thứ” trong khi đức Thế Tôn vẫn chưa kịp đến thành Sāvatthī, đã đi đến chờ đợi ở nơi đó. Bậc Đạo Sư thuyết giảng mười tám loại bhedakaravatthu [nguyên nhân chia rẽ Tăng Chúng], ở trường hợp này có nội dung đã được trình trong Pāḷī muttaka chỉ bấy nhiêu.
237. Idāni puthusaddotiādigāthāsu puthu mahāsaddo assāti puthusaddo. samajanoti samāno ekasadiso jano, sabbovāyaṃ bhaṇḍanakārakajano samantato saddaniccharaṇena puthusaddo ceva sadiso cāti vuttaṃ hoti. Na bālo koci maññathāti tatra koci ekopi ahaṃ bāloti na maññati, sabbepi paṇḍitamāninoyeva. Nāññaṃ bhiyyo amaññarunti koci ekopi ahaṃ bāloti na ca maññi, bhiyyo ca[2] saṅghasmiṃ bhijjamāne aññampi ekaṃ “mayhaṃ kāraṇā saṅgho bhijjatī”ti idaṃ kāraṇaṃ na maññīti attho.
237. Bây giờ lý giải kệ ngôn ‘có tiếng động ồn ào’ như sau: ‘có tiếng động ồn ào’ bởi ý nghĩa âm thanh ầm ĩ, âm thanh to lớn. mọi người đều ngang bằng mọi người giống nhau, tương tự nhau, người người như nhau. Ngài giải thích rằng người gây ra sự cãi lộn tất cả này có âm thanh ồn ào, có âm thanh gần như nha với việc thốt ra âm than ầm ĩ vang vọng xung quanh. Không ai nghĩ mình là kẻ ngu: Trong nhóm người ấy không có ai dù chỉ một người nghĩ mình rằng: ‘ta là kẻ ngủ’, mà mọi người lại nghĩ rằng: ‘mình đều là bậc trí’. Chúng đã không suy nghĩ đến chuyện khác: không có bất cứ ai dù chỉ một người nghĩ rằng ‘ta là kẻ ngu’. Có nghĩa là khi hội chúng bị chia rẽ, mọi người không ai nghĩ đến một lý do nào khác tốt hơn, là không nghĩ đến lý do này ‘hội chúng bị chia rẽ bởi do ta làm nhân’.
Parimuṭṭhāti muṭṭhassatino. Vācāgocarabhāṇinoti rākārassa rassādeso kato; vācāgocarāva, na satipaṭṭhānagocarā, bhāṇino ca[3], kathaṃ bhāṇino? Yāvicchanti mukhāyāmaṃ, yāva mukhaṃ pasāretuṃ icchanti, tāva pasāretvā bhāṇino, ekopi saṅghagāravena mukhasaṅkocanaṃ na karotīti attho. Yena nītāti yena kalahena imaṃ nillajjabhāvaṃ nītā. Na taṃ vidū na taṃ jānanti “evaṃ sādīnavo ayan”ti.
Hoàn toàn quên lãng: có niệm xao lãng. Chúng có những lời nói khiêu khích dẫn đến đấu khẩu: Ngài thay đổi mẫu tự ‘rā’ trở thành mẫu tự ‘ra’ nghĩa là nói theo đối tượng, không có hành xứ là các sự thiết lập niệm, và nói thuật lại, nói như thế nào? Chúng mong muốn mỗi việc khua môi múa mỏ: nói chỉ mong muốn việc khua môi múa mỏ, dù chỉ một vị Tỳ khưu cũng không chịu giữ im lặng với sự tôn trọng Tăng Chúng. (Lý do) bị dẫn dắt: sự tranh cãi nào dẫn đến sự lỗ mãng này. Không biết lý do: không biết đến nguyên nhân đó rằng “việc cãi vã này có lỗi lầm như vậy”.
Ye ca taṃ upanayhantīti taṃ akkocchi mantiādikaṃ ākāraṃ ye upanayhanti. sanantanoti porāṇo.
Những người nào ấp ủ điều ấy: Những người nào ghi lòng thù hận có biểu hiện v.v, rằng: ‘người này đã rầy la ta như vầy’. Cổ xưa: thuộc về xa xưa.
Pareti paṇḍite ṭhapetvā tato aññe bhaṇḍanakārakā pare nāma. Te ettha saṅghamajjhe kalahaṃ karontā “mayaṃ yamāmase upayamāma[4] nassāma satataṃ samitaṃ maccusantikaṃ gacchāmā”ti na jānanti. Ye ca tattha vijānantīti ye ca tattha paṇḍitā “mayaṃ maccuno samīpaṃ gacchāmā”ti vijānanti. Tato sammanti medhagāti evañhi te jānantā yonisomanasikāraṃ uppādetvā medhagānaṃ kalahānaṃ vūpasamāya paṭipajjanti.
Những kẻ khác: ngoại trừ các bậc trí người tạo ra sự gây gỗ được gọi là những kẻ khác ngoài những bậc trí, những kẻ ấy khi tạo ra sự cãi vã ở giữa Tăng Chúng này hẳn không biết rằng: “chúng ta sẽ bị thiệt hại, bị nguy hiểm đến gần chết ở mọi lúc không đứt quãng”. Còn những ai tại nơi ấy nhận thức được (điều ấy): trong số những người ấy trong nhóm đó tại chỗ đó là bậc trí biết rõ rằng “chúng ta gần tử thần này”. Nhờ thế các sự tranh chấp được lặng yên: Những bậc trí biết được như vậy khởi lên sự tác ý khéo léo, thực hành để đưa đến an tịnh sự lỗ mãng và sự cãi vã.
Aṭṭhicchinnāti ayaṃ gāthā Jātake (jā. 1.9.16) āgatā, Brahmadattañca Dīghāvukumārañca sandhāya vuttā. Ayañhettha attho — tesampi tathā pavattaverānaṃ hoti saṅgati, kasmā tumhākaṃ na hoti, yesaṃ vo neva mātāpitūnaṃ aṭṭhīni chinnāni, na pāṇā haṭā na gavāssadhanāni haṭānīti.
Những kẻ chuyên bẻ gãy xương: này đến từ Bổn Sanh (jā. 1.9.16) ngài muốn đề cập đến Brahmadatta và Dīghāvukumāra. Trong kệ ngôn có nội dung như sau – Dầu cho những người ấy là những người gieo lòng thù hận đến như thế vẫn có thể hòa giải được, tại sao các ngươi không hòa giải với nhau? Các ngươi vẫn chưa đến mức bẻ gãy xương của mẹ và cha của nhau, vẫn chưa đến mức tước đoạt mạng sống của nhau, vẫn chưa đến mức cướp bò, ngựa và tài sản của nhau.
Sace labhethātiādigāthā paṇḍitasahāyassa ca bālasahāyassa ca vaṇṇāvaṇṇadīpanatthaṃ vuttā. Abhibhuyya sabbāni parissayānīti pākaṭaparissaye ca paṭicchannaparissaye ca abhibhavitvā tena saddhiṃ attamano satimā careyyāti.
Thuyết kệ ngôn sau: ‘nếu có thể đạt được’ v.v, để thuyết giảng đức hạnh và lỗi lầm của người bạn là bậc trí và người bạn là kẻ ngu. Sau khi vượt qua mọi hiểm nạn: Cần hoan hỷ, có niệm, du hành cùng với bạn bảo vệ nhau khỏi mọi hiểm nguy xuất hiện và cả không xuất hiện.
Rājāva raṭṭhaṃ vijitanti yathā attano vijitaraṭṭhaṃ Mahājanakarājā ca Arindamamahārājā ca pahāya ekakā vicariṃsu, evaṃ vicareyyāti attho. Mātaṅgaraññeva nāgoti mātaṅgo araññe nāgova. Mātaṅgoti hatthi vuccati. Nāgoti mahantādhivacanametaṃ. Yathā hi mātuposako Mātaṅganāgo araññe eko cari, na ca pāpāni akāsi, yathā ca Pālileyyako, evaṃ eko care, na ca pāpāni kayirāti vuttaṃ hoti.
Giống như vị vua đã từ bỏ đất nước thâu phục được: Có thể ra đi giống như đức vua Mahājanaka và đức vua Arindama từ bỏ vùng đất mà ngài đã chinh phục, ngài ra đi một mình. Như voi Mātaṅga ở trong rừng: giống như voi Mātaṅga đi một mình ở trong rừng. Voi bình thường ngài gọi là Mātaṅga. Nāgo này là tên của loài voi lớn. Ngài đã nói rằng đi một mình, không thực hành các sự xấu ác giống như voi Mātaṅga nuôi dưỡng mẹ, một mình đi trong rừng, không thực hiện điều xấu ác và giống như voi Pālileyyaka.
238. Bālakaloṇakāragāmoti Upāligahapatissa bhogagāmo[5]. Tenupasaṅkamīti kasmā upasaṅkami? gaṇe kirassa ādīnavaṃ disvā ekavihāriṃ bhikkhuṃ passitukāmatā udapādi, tasmā sītādīhi pīḷito uṇhādīni patthayamāno viya upasaṅkami. Dhammiyā kathāyāti ekībhāve ānisaṃsappaṭisaṃyuttāya. Yena Pācīnavaṃsadāyo, tattha kasmā upasaṅkami? Kalahakārake kirassa diṭṭhādīnavattā samaggavāsino bhikkhū passitukāmatā udapādi, tasmā sītādīhi pīḷito uṇhādīni patthayamāno viya tattha upasaṅkami. Āyasmā ca anuruddhotiādi vuttanayameva.
Làng Bālakaloṇakāra: ngôi làng cống nạp của gia chủ Upālī. Sau khi đến: này có câu hỏi rằng ngài đến làm gì? Được biết sau khi nhìn thấy lỗi lầm trong việc sống thành nhóm của Tôn giả Bhagu ấy mong muốn nhìn thấy vị Tỳ khưu sống độc cư, vì thế mới đi vào làng Bālakaloṇakāra tương tự như người bị sự lạnh v.v, áp bức mong mỏi sự ấm áp. Với kệ ngôn liên hệ với pháp: Có liên hệ đến lợi ích trong lối sống độc cư. Tại sao đức Thế Tôn lại đi đến Pācīnavaṃsadāya đó? Đức Thế Tôn có ý muốn gặp chư Tỳ khưu gây ra tranh cãi rồi trở lại với lối sống hòa hợp sau khi nhìn thấy lỗi lầm của sự cãi vã đó, vì thế ngài mới đi đến Pācīnavaṃsadāya đó giống như người bị sự lạnh v.v, áp đảo mong muốn sự ấm áp. Tôn giả Anuruddha v.v, có phương thức như đã trình bày.
241. Atthi pana voti pacchimapucchāya lokuttaradhammaṃ puccheyya. So pana therānaṃ natthi, tasmā taṃ pucchituṃ na yuttanti parikammobhāsaṃ pucchati. Obhāsañceva sañjānāmāti parikammobhāsaṃ sañjānāma. Dassanañca rūpānanti dibbacakkhunā rūpadassanañca sañjānāma. Tañca nimittaṃ nappaṭivijjhāmāti tañca kāraṇaṃ na jānāma, yena no obhāso ca rūpadassanañca antaradhāyati.
241. Khi các ông…phải không? nên hỏi pháp Siêu thế bằng câu hỏi sau cùng. Hơn nữa pháp Siêu thế không có nơi các trưởng lão, vì thế việc hỏi đến pháp Siêu thế không phù hợp, cho nên ngài mới hỏi đến ánh sáng của parikamma [tâm chuẩn bị]. Nhận biết được hào quang: nhận biết được hào quang của parikamma. Và việc nhìn thấy sắc: nhận biết rõ việc nhìn thấy sắc bằng thiên nhãn. Chúng con vẫn không thấu triệt được hiện tướng ấy: hào quang và việc nhìn thấy sắc của chúng con biến mất do nguyên nhân nào? chúng con không vẫn không biết được nguyên nhân đó.
Taṃ kho pana vo Anuruddhā nimittaṃ paṭivijjhitabbanti taṃ vo kāraṇaṃ jānitabbaṃ. Ahampi sudanti anuruddhā tumhe kiṃ na āḷulessanti, ahampi imehi ekādasahi upakkilesehi āḷulitapubboti dassetuṃ imaṃ desanaṃ ārabhi. Vicikicchā kho metiādīsu mahāsattassa ālokaṃ vaḍḍhetvā dibbacakkhunā nānāvidhāni rūpāni disvā “idaṃ kho kin”ti vicikicchā udapādi. Samādhi cavīti parikammasamādhi cavi. Obhāsoti parikammobhāsopi antaradhāyi, dibbacakkhunāpi rūpaṃ na passi. Amanasikāroti rūpāni passato vicikicchā uppajjati, idāni kiñci na manasikarissāmīti amanasikāro udapādi.
Này các Anuruddha, tướng ấy các ông cần phải thấu triệt: các ông nên biết nguyên nhân đó. Đức Thế Tôn bắt đầu thuyết giảng pháp thoại bằng lời sau: ‘Chính ta cũng vậy’ cũng để thuyết rằng: ‘Này các Anuruddha, các ông đang âu sầu phải không? thậm chí ta cũng đã từng âu sầu bởi mười một loại tùy phiền não này. Nghi hoặc khởi lên nơi ta v.v, đức Bồ-tát tu tập đề mục ánh sáng nhìn thấy các sắc khác nhau bằng thiên nhãn mới khởi lên nghi hoặc rằng ‘đây là cái gì?’. Định thay đổi: chuẩn bị định [parikamma-samādhi] thay đổi. Hào quang: thậm chí ánh sáng của parikamma [tâm chuẩn bị] là không nhìn thấy sắc ngay cả bằng thiên nhãn. Không tác ý đúng đường lối: Nghi hoặc khởi sanh cũng người nhìn thấy sắc,sự không tác ý đúng đường lối cũng sanh khởi rằng: ‘giờ đây ta sẽ không tác ý bất cứ thứ gì’.
Thinamiddhanti kiñci amanasikarontassa thinamiddhaṃ udapādi.
Hôn trầm và thụy miên: khi không tác ý đến bất cứ gì thì hôn trầm và thụy miên cũng khởi sanh.
Chambhitattanti himavantābhimukhaṃ ālokaṃ vaḍḍhetvā dānavarakkhasājagarādayo addasa, athassa chambhitattaṃ udapādi.
Sự sợ hãi: vị Tỳ khưu tu tập biến xứ ánh sáng hướng đến vùng đất Hy-mã-lap nhìn thấy nhiều loại chúng sanh khác nhau như Dạ-xoa, thủy quái và loài trăn gấm v.v, khi ấy sự sợ hãi khởi lên nơi ông.
Uppilanti[6] “mayā diṭṭhabhayaṃ[7] pakatiyā olokiyamānaṃ natthi. Adiṭṭhe kiṃ nāma bhayan”ti cintayato uppilāvitattaṃ[8] udapādi. Sakidevāti ekapayogeneva pañca nidhikumbhiyopi passeyya.
Sự phấn chấn: khi vị Tỳ khưu nghĩ rằng “những thứ mà ta nhìn thấy đáng sợ, thời quan sát theo lẽ thường không có, trong khi không có thì tại sao lại phải sợ hãi như vậy? sự phấn chấn cũng biến mất”. Trong cùng một lúc: có thể nhìn thấy 5 kho báu chỉ với một lần khai quật mà thôi.
Duṭṭhullanti mayā vīriyaṃ gāḷhaṃ paggahitaṃ, tena me uppilaṃ uppannanti vīriyaṃ sithilamakāsi, tato kāyadaratho kāyaduṭṭhullaṃ kāyālasiyaṃ udapādi.
Sự thấp kém: sự tinh tấn mà ta duy trì một cách vững chắc, đã bị sự phấn chấn phát sanh nơi ta làm cho chùng xuống, từ đó khiến cho thân bất an, thân thô trọng, thân dã dượi cũng sanh khởi.
Accāraddhavīriyanti mama vīriyaṃ sithilaṃ karoto duṭṭhullaṃ uppannanti puna vīriyaṃ paggaṇhato accāraddhavīriyaṃ udapādi. Patameyyāti mareyya.
Sự tinh cần quá độ: sự tinh tấn quá độ khởi sanh nơi người bắt đầu thiết lập lại sự tinh tấn, với suy nghĩ rằng sự phấn chấn làm cho sự tin tấn của ta chùng xuống, sự thấp kém sanh khởi. Có thế chết: có thể chết.
Atilīnavīriyanti mama vīriyaṃ paggaṇhato evaṃ jātanti puna vīriyaṃ sithilaṃ karoto atilīnavīriyaṃ udapādi.
Sự tinh tấn quá yếu kém: trong khi ta duy trì sự tinh tấn như vậy, để làm sự tinh tấn chùng xuống thì sự tinh tấn yếu kém cũng sanh khởi nữa.
Abhijappāti devalokābhimukhaṃ ālokaṃ vaḍḍhetvā devasaṅghaṃ passato taṇhā udapādi.
Ái dục khởi lên: sau khi phát triển biến xứ ánh sáng thẳng đến thế giới chư thiên nhìn thấy chư thiên khiến tham ái cũng sanh lên.
Nānattasaññāti mayhaṃ ekajātikaṃ rūpaṃ manasikarontassa abhijappā uppannā, nānāvidharūpaṃ manasi karissāmīti kālena devalokābhimukhaṃ kālena manussalokābhimukhaṃ vaḍḍhetvā nānāvidhāni rūpāni manasikaroto nānattasaññā udapādi.
Dị biệt tưởng khởi lên: khi ta tu tập biến xứ ánh sáng hướng đến thế giới chư thiên đúng thời rồi tác ý đến các sắc khác nhau với suy nghĩ rằng: khi ta tác ý đến sắc thuộc về một sanh chủng, tham ái đã từng xì xào bên tai cũng khởi lên, ta sẽ tác ý đến dị biệt sắc” dị biệt tưởng cũng khởi lên.
Atinijjhāyitattanti mayhaṃ nānāvidhāni rūpāni manasikarontassa nānattasaññā udapādi, iṭṭhaṃ vā aniṭṭhaṃ vā ekajātikameva manasi karissāmīti tathā manasikaroto atinijjhāyitattaṃ rūpānaṃ udapādi.
Một trạng thái quá chú tâm vào các sắc pháp khởi lên nơi: khi ta tác ý đến nhiều loại sắc thì nhiều loại tưởng cũng sanh khởi, khi ta chú tâm rằng: ta sẽ tác ý sắc thuộc về một sanh chủng liệu có đáng ước muốn hay không rồi tác ý như thế thì trạng thái quá chú tâm vào sắc cũng khởi sanh.
243. Obhāsanimittaṃ manasi karomīti parikammobhāsameva manasi karomi. Na ca rūpāni passāmīti dibbacakkhunā rūpāni na passāmi. Rūpanimittaṃ manasi karomīti dibbacakkhunā visayarūpameva manasi karomi.
243. Ta tác ý đến tướng ánh sáng: Ta có sự nhận biết như vầy rằng: ta chỉ tác ý đến ánh sáng của parikamma mà thôi. Nhưng không nhìn thấy sắc: Ta không nhìn thấy bằng thiên nhãn. Chỉ tác ý đến hiện tướng là sắc: ta chỉ tác ý đến sắc làm đối tượng bằng thiên nhãn.
Parittañceva obhāsanti parittakaṭṭhāne obhāsaṃ. Parittāni ca rūpānīti parittakaṭṭhāne rūpāni. Vipariyāyena dutiyavāro veditabbo. Paritto samādhīti parittako parikammobhāso, obhāsaparittatañhi[9] sandhāya idha parikammasamādhi “paritto”ti vutto. Parittaṃ me tasmiṃ samayeti tasmiṃ samaye dibbacakkhupi parittakaṃ hoti. appamāṇavārepi eseva nayo.
Chỉ một chút ánh sáng: ánh sáng trong nghiệp xứ hạn lượng. Nhìn thấy được các sắc pháp có hạn lượng: Các sắc trong đề mục nghiệp xứ có hạn lượng. Bậc trí nên hiểu phần hai theo pháp môn đối nghịch. Định có hạn lượng: ánh sáng của parikamma có hạn lượng. Nhưng trong trường hợp này ngài nói đến parikammasamādhi [sơ định ban đầu] rằng hạn lương như thế ám chỉ đến ánh sáng nhỏ nhoi. Lúc ấy ta (cũng có mắt) hạn lượng: vào lúc đó ngay cả thiên nhãn cũng có hạn lượng. Kể cả phần an chỉ – appamāṇa cũng có phương thức tương tự.
245. Avitakkampi vicāramattanti pañcakanaye dutiyajjhānasamādhiṃ. Avitakkampi avicāranti catukkanayepi pañcakanayepi jhānattayasamādhiṃ. Sappītikanti dukatikajjhānasamādhiṃ. Nippītikanti dukajjhānasamādhiṃ. Sātasahagatanti tikacatukkajjhānasamādhiṃ. Upekkhāsahagatanti catukkanaye catutthajjhānasamādhiṃ pañcakanaye pañcamajjhānasamādhiṃ.
245. Vô tầm hữu tứ: Định trong nhì thiền trong cách thứ năm. Vô tầm vô tứ: Định trong nhóm thứ 3 của thiền[10] cả trong catukkanaya và cả trong pañcakanaya. Có hỷ: Định trong nhị thiền[11] và tam thiền[12]. Không có hỷ: định là thiền ‘nhóm thứ 2 và nhóm thứ 4’[13]. Câu hành với lạc: định ‘nhóm thứ 3 và nhóm thứ 4’[14]. Câu hành với xả: này trong catukkanaya gồm định trong tứ thiền và trong pañcakanaya gồm định trong ngũ thiền.
Kadā pana Bhagavā imaṃ tividhaṃ samādhiṃ bhāveti? Mahābodhimūle nisinno pacchimayāme. Bhagavato hi paṭhamamaggo paṭhamajjhāniko ahosi, dutiyādayo dutiyatatiyacatutthajjhānikā. Pañcakanaye pañcamajjhānassa maggo natthīti so lokiyo ahosīti lokiyalokuttaramissakaṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.
Đức Thế Tôn thực hành thiền định có 3 loại này vào thời gian nào? Đức Thế Tôn ngồi dưới cội đại thọ Bồ-đề thực hành định như vậy trong canh thứ nhất. Bởi vì Sơ đạo của đức Thế Tôn là đạo có yếu tố phối hợp với sơ thiền. Nhị đạo v.v, cũng có yếu tố phối hợp với nhị thiền, tam thiền và tứ thiền trong pañcakanaya, ngũ thiền không có Đạo. Đạo đó được sắp xếp thành Hiệp thế, ngài nói đề cập đến Đạo hòa hợp với Hiệp thế và Siêu thế. Từ còn lại trong các câu đều đơn giản.
Giải Thích Kinh Tùy Phiền Não Kết Thúc
[1] Ka. – aṭṭhānemaṃ
[2] Sī. Syā. Ka. – Bhiyyova
[3] Sī. Bhāṇinoti
[4] Sī. Syā. Uparamāma
[5] Ka. Loṇakāragāmo
[6] Sī. Syā. – Ubbilanti
[7] Ka. – Mahatibhayaṃ
[8] Sī. Syā. ubbilāvitattaṃ
[9] Ka. Obhātaṃ parittaṃ, taṃ
[10] Thiền thứ 2-3-4 trong catukanaya và thiền thứ 3-4-5 trong pañcakanaya
[11] Thiền thứ 1-2 trong catukanaya
[12] Thiền thứ 1-2-3 trong pañcakanaya
[13] Thiền thứ 3-4 trong catukanaya và thiền thứ 4-5 trong pañcakanaya
[14] Thiền thứ 1-2-3 trong catukanaya và thiền thứ 1-2-3-4 trong pañcakanaya