Kinh số 12 – Giải Thích Đại Kinh Sư Tử Hống

(Mahāsīhanādasuttavaṇṇanā)

 Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Đại Kinh Sư Tử Hống 

Đại kinh Sư Tử Hống bắt đầu như sau: Tôi đã được nghe như vầy [evaṃ me sutaṃ]. Ở đây, Vesāliyaṃ nghĩa là gần kinh thành có tên gọi như vậy. Kể rằng kinh thành đó gọi là Vesālī bởi kinh thành phát triển thịnh vượng theo tuần tự. Ở bài kinh này được thuyết theo tuần tự. Kể rằng Hoàng hậu của Vua Bārāṇasī đang mang thai. Sau khi biết được Hoàng hậu đã báo tin cho Vua biết. Đức vua đã ban cho những thứ vật dụng cần thiết để dưỡng thai, Hoàng hậu chăm sóc thai bào chu đáo, khi bào thai đã chín muồi [thời kỳ cuối] bà đi vào nhà để hạ sanh. Lúc trời hừng sáng vị có phước báu đã được hạ sanh từ bào thai. Ngoài vị phước báu đó, bà hạ sinh một cục thịt như những cánh hoa bandhujīvaka [hoa màu nâu đỏ] không héo úa vào lúc trời rạng sáng đó. Hoàng hậu Devī khác ngoài Hoàng hậu đó hạ sanh những đứa con trai đẹp tựa như tấm ảnh vàng vô song [suvaṇṇabimbasadiso], Hoàng hậu biết rằng là cục thịt mới suy nghĩ rằng: “Mọi người sẽ chỉ trích Ta trước mặt của Đức vua”, sau khi suy nghĩ vậy sợ bị ô nhục vì sợ chỉ trích. Vì vậy, bà đã lấy miếng thịt đặt vào một cái thùng rồi đậy nắp lại, dùng Ngọc tỷ nhà Vua đóng dấu niêm phong lại, rồi cho ném xuống dòng chảy của dòng sông Hằng. Khi cái thùng bị ném đi Chư thiên đã sắp xếp chu đáo việc bảo vệ [đứa bé]. Họ đã khắc lên những tấm vàng với màu đỏ tươi, đã được buộc chặt trong thùng chứa đó như sau: “Con trai Hoàng hậu của Vua Bārāṇasī”. Từ đó cái thùng ấy không bị ảnh hưởng từ những nguy hiểm của các cơn sóng tấn công, mà trôi theo dòng chảy sông Hằng.

Cũng trong lúc đó một vị đạo sĩ sống nương tựa vào gia đình người chăn bò bên bờ sông Hằng. Vị ấy đã đi xuống sông Hằng từ rất sớm, sau khi nhìn thấy cái thùng đang trôi đến, (vị ấy) đã nhặt lấy với suy nghĩ là vải paṃsukūla [những mảnh vải rách bị quăng bỏ]. Tiếp theo đó, khi nhìn thấy một tấm vải có khắc các ký tự và con dấu niêm phong của hoàng gia trong cái thùng rồi mở nó ra nhìn thấy cục thịt đó. Sau khi nhìn thấy, khởi lên ý nghĩ rằng: “Có thể là bào thai, nhưng tại sao bào thai ấy không có bản chất hôi, không thối rữa”. Nên đem về nơi ẩn cư đặt ở chỗ thanh tịnh. Nửa tháng sau, cục thịt chia ra thành hai phần. Vị đạo sĩ nhìn thấy vậy đã mang cục thịt đặt ở một nơi tốt hơn. Nửa tháng tiếp theo, mỗi một cục thịt hình thành năm mục tròn có tay chân và đầu. Kế tiếp đó sau nửa tháng trôi qua, một mục tròn trở thành bé trai đẹp tựa như tấm ảnh vàng vô song [suvaṇṇabimbasadiso], một mục tròn trở thành bé gái.

Vị đạo sĩ đã sanh lòng yêu thương đối với những đứa trẻ tựa như những đứa con ruột [của mình]. Sữa mẹ được tiết ra từ ngón tay cái của vị đạo sĩ ấy. Khởi sự từ đó vị đạo sĩ  được thọ lãnh, sau khi thọ dụng vật thực vị đạo sĩ nhỏ thành từng giọt sữa vào miệng các trẻ sơ sinh. Tất cả sữa chảy vào trong bụng những đứa trẻ hiện ra giống như chảy vào bình thủy tinh, nhìn thấy được như vậy, bởi vì chúng (trong suốt) như không có da. Các vị khác đã nói rằng: “Những đứa trẻ đó đan vào nhau như thể chúng được khâu lại với nhau.” Do vậy, những đứa trẻ đó được gọi là Licchavī bởi vì không có da hoặc bị ẩn đi.

Trong thời gian nuôi dưỡng những đứa bé vị đạo sĩ đi vào làng quá sớm để khất thực trở về quá trễ. Người chăn bò khi biết được vị đạo sĩ lo lắng đã nói rằng: “thưa Ngài, việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh gây trở ngại đối với các vị xuất gia, xin Ngài hãy mang những đứa bé lại, chúng tôi sẽ nuôi nấng chúng, Ngài hãy làm những bổn phận của Ngài.” Vị đạo sĩ đáp lời tốt lành thay. Vào ngày thứ hai người chăn bò quét dọn con đường cho bằng phẳng, rải các loại hoa, giương cao ngọn cờ, đã trỗi nhạc lên, đi đến nơi trú ẩn, vị đạo sĩ đã nói rằng: “Những đứa trẻ đại phước, hãy nuôi dưỡng chúng bằng sự không xao lãng, khi chúng trưởng thành hãy làm lễ thành hôn cho chúng [āvāhavivāha], hãy làm hài lòng nhà vua với năm loại gorasa  [những sản phẩm làm từ sữa], hãy giữ lấy một vùng đất để xây dựng kinh thành, rồi dâng lên cho bé trai, rồi giao các trẻ cho họ.” Người chăn bò đã hứa thật tốt lành thay thưa Ngài rồi bế các trẻ về chăm sóc.

Khi trưởng thành trong lúc chơi giỡn nảy sinh cãi vã chúng đánh những đứa trẻ chăn bò khác bằng tay, bằng chân. Những đứa trẻ bị đánh khóc. Khi cha mẹ hỏi “tại sao lại khóc” chúng trả lời rằng: “đứa trẻ không cha không mẹ được vị đạo sĩ nuôi nấng”. Từ đó cha mẹ của những đứa trẻ đó đã nói rằng: “hai đứa này khiến cho những đứa trẻ khác bực bội, đau khổ, chúng ta không nên cấp dưỡng những đứa trẻ này, hãy trục xuất chúng ra khỏi nơi đây.” Được nghe như vậy bắt đầu từ lúc ấy thì đất nước này được gọi là Vajjī. Tiếp đó, người chăn bò đã đến làm hài lòng nhà vua (xin phép) giữ lấy một vùng đất có diện tích một trăm do-tuần và đã xây dựng kinh thành ở nơi đó rồi dâng đến thiện nam tử khi tròn mười sáu tuổi lên làm vua. Đã làm lễ kết hôn cho vua với người con gái ấy rồi thỏa thuận rằng: “Đừng mang người con gái khác vào, đừng để đứa con trai từ dòng dõi này cùng dòng dõi khác”. Với việc chung sống cùng nhau lần đầu tiên cả hai người đã sanh được một cặp song sinh gồm một bé gái và một bé trai, họ sanh song thai như vậy mười sáu lần. Kể từ đó đứa bé trai [vị vua trẻ] phát triển [kinh thành] theo từng bước, nơi làm ruộng vườn, vườn bách thảo, chỗ ở và parivārasampatti không đủ nên đã bành trướng kinh thành thêm nữa tận ba lần, mỗi lần cách xa nhau một dặm [gāvuta]. Kinh thành đó mới có tên gọi là Vesālī bởi vì phải bành trướng ra nhiều lần. Cho nên, Thế Tôn đã nói rằng: “Vesāliyaṃ nghĩa là gần thành mới có tên gọi như vậy.

Ngoài thành [bahinagare] nghĩa là nằm bên ngoài của kinh thành, không phải bên trong kinh thành giống như Ambapālivana [khu vườn xoài của kỹ nữ Ambapāli]. Nhưng ở bìa rừng bên ngoài kinh thành giống như khu vườn Jīvakamba. Bởi vậy Ngài đã nói rằng: “ngoài kinh thành”. Nằm ở phía tây [aparapure] là đối diện hướng đông là hướng tây. Ở bìa rừng [vanasaṇḍe] nghĩa là kể rằng bìa rừng này nằm cách khoảng một dặm về hướng tây của kinh thành. Nơi bìa rừng đó người  ta đã xây dựng hương thất cúng dường Thế Tôn, xây dựng chỗ nghỉ ban đêm, chỗ nghỉ ban ngày, nơi đi kinh hành, hang động, am lá, lều vải cúng dường đến Tăng chúng tỳ khưu. Thế Tôn an trú ở đó. Bởi thế Ngài đã nói rằng: “Ở bìa rừng phía tây.Sunakkhatta đó là tên của anh ta, Sunakkhatta đó gọi là Licchavīputta bởi vì anh ta là con trai của vua Licchavī. Đã từ bỏ Pháp và Luật này không bao lâu [acirapakkanto] nghĩa là hoàn tục trở lại đời sống cư sĩ tại gia không bao lâu. Trong hội chúng [parisa] gồm ở giữa hội chúng. Thập thiện nghiệp đạo [dasakusalakammapathā] gọi là manussadhamma [pháp làm người] trong cụm từ Pháp thượng nhân [uttarimanussadhammā]. Sunakkhatta không thể phản bác thập thiện nghiệp đạo. Tại sao? Bởi vì sợ bị quở trách. Do kinh thành Vesālī đa số người dân tịnh tín nơi Tam bảo, tôn kính Đức Phật, tôn kính Giáo Pháp, tôn kính Tăng chúng, những người đó khi nghe Sunakkhatta nói rằng Sa-môn Gotama không có đủ chỉ thập thiện nghiệp đạo, (họ) cũng sẽ nói rằng: “ Ngài thấy Thế Tôn giết hại chúng sanh ở đâu? Nhìn thấy Thế Tôn lấy của không cho ở chỗ nào? rồi (họ) tiếp tục nói rằng: “Ngài không biết tự mình ước lường, Ngài ăn đất và sỏi đá bởi nghĩ rằng [bản thân] có răng, Ngài gắng sức nắm lấy đuôi con rắn, Ngài muốn đùa giỡn những tràng hoa với những răng cưa sao? Chúng tôi sẽ bẻ răng Ngài cho rời khỏi miệng.” Anh ta không thể nói điều này do sợ những lời khiển trách đó.

Giải Thích Về Thành Vesālī Kết Thúc

Giải Thích Về Pháp Thượng Nhân

Khi anh ta phản bác việc chứng đắc pháp cao thượng ngoài pháp thượng nhân đã nói rằng: “tri kiến thù thắng xứng đáng bậc thánh, ngoài pháp thượng nhân”.

Ở đó, alamariya do đáng để biết bậc thánh [ariya], có thể được gọi là bậc thánh nhân. Chính tri kiến [ñāṇadassana] gọi là tri kiến thù thắng. Tri kiến thù thắng và thứ xứng đáng bậc của bậc thánh, do đó gọi là tri kiến thù thắng xứng đáng bậc thánh. Thiên nhãn, hay thiền tuệ, hoặc đạo, hoặc quả, hoặc tuệ phản khán, trí tuệ rõ biết tất cả gọi là tri kiến. Và ở đây thiên nhãn gọi là tri kiến trong câu này: “Người không phóng dật đạt được tri kiến.[1]” Ở đây thiền tuệ gọi là tri kiến trong câu: “vị ấy đem tâm, hướng tâm đến tri kiến.[2]” Ở đây đạo gọi là tri kiến: “Các vị ấy không có thể chứng được tri kiến, vô thượng Chánh đẳng giác.[3]” Ở đây quả gọi là tri kiến: “tri kiến thù thắng xứng đáng bậc thánh, ngoài pháp thượng nhân.[4]” Ở đây phản khán tuệ gọi là tri kiến: “Tri kiến của ta đã sanh khởi, giải thoát của ta không xao động, kiếp sống này là kiếp sống cuối cùng, bây giờ kiếp sống mới không còn nữa.[5]” Ở đây trí biết tất cả [sabbaññutaññāṇa] gọi là tri kiến: “Tri kiến của ta đã sanh khởi, Āḷāro Kāḷāmo đã mệnh chung bảy ngày rồi.[6]” Còn ở trường hợp này Ngài mong muốn lấy [ám chỉ đến] đạo siêu thế [lokuttaramagga], bởi vì Sunakkhatta phản bác đạo siêu thế đó của Thế Tôn.

Sunakkhatta nói rằng không có thầy với từ takkapariyāhataṃ [điều đã thu thập được do sự suy luận]. Anh ta nghĩ thế này – bởi Sa-môn Gotama không đi đến gần các vị thầy rồi giữ lấy tuần tự các pháp vi tế [sukhuma] nhưng Sa-môn Gotama thuyết pháp chấp vào suy luận là suy luận, suy xét, thuyết pháp chấp vào sự suy luận rằng sẽ là như vậy, sẽ có như vậy. Sunakkhatta chấp nhận Sa-môn Gotama có trí tuệ hiệp thế [lokiyapañña] bằng từ này vīmaṃsānucaritanti [thực hành theo với sự thẩm xét]. Sa-môn Gotama có trí tuệ, vị ấy sử dụng sự thẩm xét ví như indavajira [cái chùy tạo ra sét của Inda] được gọi là tuệ đó để vị ấy đi chỗ này chỗ kia mà nói rằng sẽ diễn ra như thế này, sẽ diễn ra như thế kia, rồi thuyết pháp thực hành theo sự thẩm xét. Sunakkhatta phản bác về điều Sa-môn Gotama thấu triệt các Pháp bằng từ sayaṃpaṭibhānaṃ [sự sáng suốt tự thân], Sunakkhatta có suy nghĩ như vầy – thiền tuệ, hoặc đạo, hoặc quả, theo tuần tự pháp vi tế của  Sa-môn Gotama đó gọi là sáng tỏ, rõ ràng (điều đó) không có, nhưng Thế Tôn có được bốn hội chúng xoay quanh giống như Chuyển Luân Thánh Vương, răng của Ngài đều kín, lưỡi mềm mại, âm giọng ngọt ngào, lời nói hòa nhã nhẹ nhàng, Ngài lấy những thứ hiện hữu nơi chư Thiên rồi thuyết theo sự hiểu biết của mình làm cho đại chúng hoan hỷ.

Pháp được Thế Tôn thuyết giảng vì lợi ích của hạng người nào [yassa ca khvāssa atthāya dhammo desito] nghĩa là Pháp được Thế Tôn thuyết giảng vì lợi ích của hạng người nào. Như thế nào? Đề mục thiền bất tịnh để nhổ bỏ ái luyến, phát triển tâm từ để loại bỏ sân hận, năm Pháp để diệt trừ si mê, niệm hơi thở để cắt đứt suy tầm [vitakka].

Dẫn dắt để thoát khỏi mọi khổ đau hoàn toàn của hạng người thực hành theo [so niyyāti takkarassa sammā dukkhakkhayāya] nghĩa là Sunakkhatta trình bày rằng Pháp đó dẫn ra là vận hành để chấm dứt hoàn toàn vòng luân hồi khổ bằng nguyên nhân, bằng cách thức, bằng phương pháp, cho người thực hành theo Pháp đã tuyên thuyết là hữu ích đó đạt đến sự thành tựu. Nhưng Sunakkhatta đã không nói đến ý nghĩa này theo cái nhìn của bản thân mà nói như thế này: “Pháp của Đức Phật không dẫn dắt chúng sanh thoát khổ” nhưng không thể nói như vậy, tại sao? Bởi vì sợ bị khiển trách. Thật vậy trong thành Vesālī có rất nhiều cận sự nam là thánh Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm và A-na-hàm. Những cận sự nam đó nói như vầy “này Sunakkhatta, ông nói rằng Pháp mà Thế Tôn tuyên thuyết không dẫn dắt chúng sanh thoát khổ, Giáo pháp này không phải là phương tiện giải thoát khổ đau, vậy tại sao trong kinh thành này, lại sản sanh ra chừng ấy thánh Tu-đà-hoàn, chừng ấy thánh Tư-đà-hàm, chừng ấy A-na-hàm?” Những vị cư sĩ đó sẽ chống đối lại, với cách thức đã nói trước đó. Sunakkhatta đó khi không thể nói rằng Pháp này không dẫn dắt chúng sanh thoát khổ được bởi vì sợ khiển trách mới nói rằng: “Pháp của Sa-môn Gotama không trống rỗng [amogha] dẫn dắt chúng sanh thoát khổ giống như một khúc gỗ mà vị ấy vứt bỏ không bị đốt cháy. Nhưng Sa-môn Gotama không có cái gì bên trong hết.”

Đã nghe [assosi kho] nghĩa là khi Sunakkhatta đã nói như vậy ở giữa hội chúng trong tất cả các dòng dõi có dòng dõi Bà-la-môn và dòng dõi thương gia v.v, trong thành Vesālī, sau khi trưởng lão Sāriputta nghe những lời nói đó không phản đối. Tại sao? Bởi vì Ngài có lòng từ bi. Cho rằng Ngài trưởng lão Sāriputta có sự suy nghĩ như vầy “Sunakkhatta gắng sức tranh đấu với sức mạnh của lòng thù hận giống như cây tre bị đốt, và giống như muối bị bỏ vào lò lửa, Sunakkhatta bị Ta khước từ sẽ ôm lòng thù hận nơi Ta, khi bị vậy thì Sunakkhatta sẽ càng cột chặt lòng thù hận mãnh liệt hơn với cả hai là nơi Thiện Thệ và cả nơi Ta. Bởi thế Ngài không phản đối vì Ngài có lòng từ. Lại nữa, Ngài trưởng lão Sāriputta nghĩ rằng nói lời trách móc đến Chư Phật giống như đỗ hết lỗi vào mặt trăng tròn, ai sẽ tin lời của Sunakkhatta? Hắn nói hết nước bọt, khô cả miệng rồi cũng sẽ tự ngưng việc khiển trách mà thôi, bởi vậy Ngài trưởng lão Sāriputta không phản đối do lòng từ mẫn này. Đi khất thực trở về [piṇḍapātapaṭikkanto] nghĩa là đã trở về từ việc đi khất thực.

[147] Phẫn nộ [kodhano] là người cộc cằn là người thô lỗ. Moghapuriso = tucchapuriso là người trống rỗng, trống không. Thật vậy, Chư Phật gọi người không có nơi nương tựa của Đạo và Quả trong tự thân [attabhava] là kẻ trống không [moghapuriso]. Thậm chí có chỗ nương tựa nhưng Đạo và Quả không có trong lúc đó cũng gọi là kẻ trống không [moghapuriso]. Nhưng Sunakkhatta đã cắt đứt chỗ nương tựa của Đạo và Quả trong tự thân, bởi thế Thế Tôn gọi Sunakkhatta là kẻ rỗng không [moghapuriso]. Và do phẫn nộ nên ông nói lên lời ấy [kodhā ca panassa esā vācā bhāsitā] nghĩa là lời nói của Sunakkhatta đã nói lời ấy với sự giận dữ.

Vì sao? Sunakkhatta phẫn nộ Thế Tôn? Bởi vì trong thời gian trước Sunakkhatta đến yết kiến Thế Tôn hỏi đến việc chuẩn bị [parikamma] để đạt được thiên nhãn [dibbacakkhu], lúc bấy giờ Thế Tôn đã nói cho vị ấy làm cho sanh khởi thiên nhãn phát triển tưởng đến ánh sáng [ālokasaññā] để nhìn lên thế giới chư Thiên [devaloka] nhìn thấy chư Thiên nam, chư Thiên nữ, đang thọ hưởng sự thành tựu Thiên giới ở khu vườn nandana, khu vườn cittalatā, khu vườn phārusaka và khu vườn missaka. Mong muốn nghe được tiếng của chư Thiên nam, chư Thiên nữ mà duy trì sự thành tựu ở tự thân bằng hình thức như vậy sẽ có âm thanh du dương mới đến yết kiến đấng Thập Lực hỏi đến việc chuẩn bị [parikamma] để đạt được thiên nhĩ [dibbasotadhātu]. Nhưng Thế Tôn biết rằng Sunakkhatta không đủ điều kiện để đạt được thiên nhĩ nên không nói việc chuẩn bị tướng [parikamma] cho vị ấy. Bởi vì Chư Phật sẽ không nói chuẩn bị tướng cho bất cứ ai không đủ điều kiện. Hắn đã ôm lòng thù hận đối với Thế Tôn nghĩ rằng: “Lần trước ta hỏi việc chuẩn bị tướng để thành tựu thiên nhãn cùng Sa-môn Gotama, Ngài đã nói: ‘điều đó cho tôi có thể thành tựu được, không thành tựu được’. Lại nữa, ta đã làm cho sanh khởi điều đó do việc làm của mỗi cá nhân, mới hỏi đến chuẩn bị tướng của thiên nhĩ, nhưng Thế Tôn không nói cho ta điều đó. Có lẽ Thế Tôn nghĩ như vầy: ‘Sunakkhatta này xuất gia từ dòng dõi vua chúa làm đã làm sanh khởi thiên nhãn thông, đã làm sanh khởi thiên nhĩ thông,  đã làm sanh khởi tha tâm thông,  đã làm sanh khởi lậu tận thông (vị ấy) sẽ ngang bằng ta’ bởi vậy Thế Tôn đã không nói cho ta do sự ganh tỵ và sự bỏn xẻn.” Sunakkhatta ôm lòng thù hận đã cởi bỏ y ca-sa trên người trở thành cư sĩ. vẫn không dừng lại hắn đi khắp nơi xuyên tạc đấng Thập Lực với sự trống rỗng không thật. Cho nên Thế Tôn đã nói rằng: “Và lời nói mà hắn nói ra cũng do phẫn nộ.”

Tán thán ân đức của Thiện Thệ [vaṇṇo heso, sāriputta] nghĩa là Sāriputta, Thiện Thệ thực hành đã thực hành sự vĩ đại trong bốn a-tăng-kỳ và hơn trăm ngàn đại kiếp, sự tin tấn đã được thực hiện chỉ vì lợi ích đó là sự thành tựu ba-la-mật “việc thuyết pháp của Ta dẫn dắt chúng sanh thoát khỏi mọi khổ đau.” Người đó được gọi là tán thán Thiện Thệ, Ngài nói rằng: Này Sāriputra, việc tán thán đó là đức hạnh [guṇa], đó là đức hạnh của Như Lai.

Thuyết điều gì với câu được bắt đầu như sau “Này Sāriputta việc mà Sunakkhatta là kẻ trống rỗng…” này. Thuyết về pháp thượng nhân mà Sunakkhatta bác bỏ có ở nơi Ngài. Kể rằng Thế Tôn thuyết điều này, này Sārīputta, Sunakkhatta là kẻ trống rỗng [moghapurisa] nói rằng pháp thượng nhân của Như Lai không có. và Ta có trí toàn tri [sabbaññutaññāṇaṃ], có biến hóa thông [iddhividhañāṇa], có thiên nhĩ thông [dibbasotadhātuñāṇa], trí thấu triệt tâm [cetopariyañāṇa], thập lực trí [dasabalañāṇaṃ], bốn vô sở uý trí [catuvesārajjañāṇa], có trí tuệ không sợ hãi [akampanañāṇa] giữa tám hội chúng, có trí tuệ quyết định bốn cách sanh [catuyoniparicchedakañāṇa], có trí tuệ quyết định năm cảnh giới tái sanh [pañcagatiparicchedakañāṇa] tất cả những Pháp đó cũng là Pháp thượng nhân. Theo lẽ thường dẫu tùy thuận theo pháp mà có thể biết được pháp thượng nhân dù chỉ một câu trong số các pháp bậc thượng nhân trong hình thức như vậy sẽ không có nơi người trống rỗng [moghapurisa] đó. Trong câu ấy từ anveti nghĩa là đi theo, nghĩa là biết [biết theo], sự tùy thuận theo pháp là có sự hiểu biết đúng đắn, lời đó là tên gọi của trí tuệ cho biết được pháp có trí toàn giác [sabbaññutaññāṇa]. “itipi so bhagavā” v.v, trình bày rằng dẫu sự hiểu biết đúng đắn sẽ không có cùng kẻ trống rỗng đó, để cho biết rằng pháp bậc thượng nhân, gọi là trí toàn giác [sabbaññutaññāṇa] của tôi với hình thức như vậy tồn tại thật sự. Nên biết sự kết hợp này trong tất cả các loại trí có biến hóa thông [iddhividhañāṇa] v.v. như thế.

Giải Thích Pháp Bậc Thượng Nhân Kết Thúc

Giải Thích Thập Lực Trí

[148] Ở đây, trong trường hợp nên nói về tam minh bên cạnh trí thấu triệt tâm [cetopariyañāṇā] tuy nhiên thập lực trí từ tam minh đã nói trọn vẹn rồi. Do vậy, không thuyết tam minh đó, khi thuyết về thập lực trí của Như Lai trọn vẹn mới nói rằng: “Này Sārīputta, Thiện Thệ có sức mạnh nào…” v.v. Trong số đó sức mạnh của Như Lai [tathāgatabalāni] bao gồm chỉ có sức mạnh của Như Lai không phổ thông cùng những hạng người khác là sức mạnh đã đến giống như sức mạnh của chư Phật trong quá khứ đến cùng sự thành tựu phước báu [puññasampatti] và sự thành tựu uy quyền [issariyasampatti]. Trong những sức mạnh đó thì sức mạnh của Như Lai có 2 loại là thân lực [kāyabala] và tuệ lực [ñāṇabala]. Thân lực đó nên biết theo trật tự của giống loài voi. Tóm lại kệ ngôn liên quan được các bậc tiền bối nói như sau:

Có mười giống loài voi là kālāvaka, gaṅgeyya, paṇḍara, tamba, piṅgala, gandha, maṅgala, hema, uposatha và chaddanta.

Đây là mười loại giống voi, trong họ nhà voi đó nên biết rằng kālāvaka là gia đình họ nhà voi bình thường. Sức mạnh một thớt tượng kālāvaka bằng sức mạnh của mười người đàn ông cộng lại; Sức mạnh của mười chú voi kālāvaka bằng sức mạnh của một thớt tượng gaṇgeyya; Sức mạnh của mười chú voi gaṇgeyya bằng sức mạnh của một thớt tượng paṇḍara; Sức mạnh của mười chú voi paṇḍara bằng sức mạnh của một thớt tượng tamba; Sức mạnh của mười chú voi tamba bằng sức mạnh của một thớt tượng piṅgala; Sức mạnh của mười chú voi piṅgala bằng sức mạnh của một thớt tượng gandha; Sức mạnh của mười chú voi gandha bằng sức mạnh của một thớt tượng maṅgala; Sức mạnh của mười chú voi maṅgala bằng sức mạnh của một thớt tượng hema; Sức mạnh của mười chú voi hema bằng sức mạnh của một thớt tượng uposatha; Sức mạnh của mười chú voi uposatha bằng sức mạnh của một thớt tượng chaddanta; Sức mạnh của mười chú voi chaddanta bằng sức mạnh của một đức Như Lai; Như Lai lực này gọi là sức mạnh nārāyana cũng được. Sức mạnh này nếu là sức mạnh của loài voi bình thường ngang bằng một ngàn koṭi[7] thớt tượng. Nếu tính theo sức mạnh của con người thì tương đương với sức mạnh của mười ngàn koṭi người hợp lại. Đây chính là sức mạnh thể chất [kāyabala] của một đức Như Lai.

Còn trí lực [ñāṇabala] đã được nói đến trong Chánh Tạng Pāḷi. Hàng ngàn trí tuệ khác như thế này là thập lực trí [dasabalañāṇa], bốn vô sở uý trí [catuvesārajjañāṇa], trí không run sợ trước tám đạo quân hùng mạnh [aṭṭhasu parisāsu akampanañāṇaṃ], trí tuệ quyết định bốn cách sanh [catuyoniparicchedakañāṇa], trí tuệ quyết định năm cảnh giới tái sanh [pañcagatiparicchedakañāṇa], 73 loại trí, 77 loại trí nguồn kinh Tương Ưng Bộ[8] đó gọi là trí lực [ñāṇabala]. Trường hợp này Ngài chỉ muốn nói đến trí lực  [ñāṇabala]. Bởi vì trí Ngài sắp xếp thành sức mạnh với ý nghĩa không lay động [akampiya], và ý nghĩa sự hỗ trợ [upatthambhana].

Yehi balehi samannāgato [có sức mạnh nào] nghĩa là thành tựu với mười tuệ lực nào. āsabhaṃ ṭhānanṃ là vị trí cao cả nhất, là vị trí cao thượng nhất. Vị trí của Đức Phật trong thời quá khứ, nghĩa là vị trí nhà lãnh đạo. Lại nữa, con bò đực trong số 100 con bò gọi là usabha, con bò đực trong số 1000 con bò gọi là vasabha; và lại nữa Con bò đầu đàn đứng đầu cả đàn bảo vệ sự an toàn cho cả đàn, trắng tinh, oai nghiêm, gánh vác trách nhiệm trọng đại, không lay động trước trăm tiếng sấm sét gọi là con bò chúa hay con bò đầu đàn, con bò chúa đó Ngài muốn ám chỉ rằng usabha ở đây. Bởi vì từ nisabha [con bò chúa] này là tên gọi của con bò usabha [bò đầu đàn] theo cách nói gián tiếp. Gọi là āsabha [con bò có sức mạnh phi thường] này bởi ý nghĩa của usabha [bò đầu đàn]. Từ ṭhāna nghĩa là giống như bò chúa usabha sau khi giẫm đặt trên mặt đất bằng bốn chân rồi đứng vững không lay động, cho nên gọi là āsabha. Bò chúa usabha được gọi là nisabha thành tựu sức mạnh của bò chúa asubha giẫm đặt chân bằng bốn chân rồi đứng vững không lay động như thế nào, cả Như Lai cũng như thế đó tương tự như thành tựu với mười Như Lai lực, giẫm lên mặt đất là 8 hội chúng bằng đôi chân là bốn vô sở úy trí [vesārajjañāṇa], không khiếp sợ khi đối diện kẻ địch là những kẻ thù nào trong thế gian cho đến thế giới chư Thiên, an trú không dao động. Khi an trú như thế ấy gọi là công bố, tức là đi đến địa vị người đứng đầu, không thối lui, thiết lập nơi Ngài. Bởi vậy mới nói rằng: “āsabhaṃ ṭhānaṃ paṭijānāti = tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương [người đứng đầu].

Trong hội chúng [parisāsu] nghĩa là trong tám hội chúng. Gầm lên tiếng gầm sư tử [sīhanādaṃ nadati] nghĩa là gầm lên tiếng gầm sư tử tối thượng nhất là tiếng gầm sư tử không khiếp sợ bất cứ ai hoặc gầm lên tiếng gầm sư tử như sư tử chúa. Nội dung này nên được nói trong kinh Tiếng Gầm Sư Tử [Sīhanādasutta]. Lại nữa sư tử chúa gọi là sư tử bởi vì sự chế ngự và do giết chốc [các loài khác] như thế nào, Như Lai gọi là sư tử bởi vì chế ngự tất cả các pháp thế gian và bởi giết chết học thuyết của các giáo phái khác như thế đó. Việc gầm lên của sư tử như đã nói gọi là Sīhanāda [tiếng gầm của sư tử]. Trong câu đó giải thích rằng chúa sư tử thành tựu với sức mạnh của sư tử chúa hùng mạnh, sự sởn lông tóc đã được xa lìa, gầm lên tiếng gầm sư tử ở mọi nơi như thế nào, sư tử chúa là Như Lai cũng như thế đó, thành tựu với sức mạnh của Như Lai hùng mạnh, sự sởn lông tóc đã được xa lìa, gầm lên tiếng gầm sư tử, có lời dạy rộng rãi với nhiều phương pháp khác nhau bằng cách sau: “sắc như vầy” trong 8 hội chúng như thế. Vì vậy Ngài đã nói rằng: “gầm lên tiếng gầm sư tử trong các hội chúng.

Chuyển Phạm luân được vận hành [brahmacakkaṃ pavatteti] này, từ Brahmaṃ gồm tối thượng nhất, là cao cả, phi thường. Từ bánh xe [cakka] này:

Nó xuất hiện trong các tài sản, đặc điểm, bộ phận của xe, oai nghi, bố thí, bánh xe báu, bánh xe sắt [đặt trên ngực như một công cụ tra tấn] và bánh xe Pháp [chuyển Pháp luân] v.v, ở đây Ngài muốn nói đến bánh xe pháp cần phải phân tích Pháp luân thành 2 loại:

Thât vậy, cakka [bánh xe] được xem như sampatti [tài sản] trong các câu sau: “Này các tỳ khưu, bốn bánh xe này làm nhân cho chư Thiên và nhân loại đạt đến sự thành tựu với bốn bánh xe [đưa đến tiến hóa].”[9] Ở đây, trong đặc điểm như trong câu: “Ở dưới lòng bàn chân của đứa bé trai này có vòng bánh xe.”[10] Ở đây, trong bộ phận của xe như trong câu: “Giống như bánh xe xoay theo bước chân của con vật đang kéo xe.”[11] Ở đây, trong các oai nghi như trong câu: “bốn bánh xe và chín cái cửa.”[12] Ý nghĩa bố thí như trong câu: “hãy bố thí, hãy thọ dụng, và đừng dễ duôi, hãy bố thí đến chúng sanh có mạng sống.”[13] Ý nghĩa bánh xe báu như trong câu: “bánh xe báu thuộc cõi trời đã xuất hiện.”[14] Ý nghĩa bánh xe pháp như trong câu: bánh xe mà Ta đã vận hành.”[15] Ý nghĩa bánh xe sắt [uracakka] như trong câu: “Bánh xe quay tròn ở trên đầu của kẻ bị hành hạ bởi ước muốn chế ngự.”[16] Ý nghĩa vũ khí sắc bén như trong câu sau “Nếu lấy một bánh xe sắc bén.”[17] Ý nghĩa quầng sáng của tia chớp trong câu: “ánh sáng của tia chớp.”[18] Còn từ bánh xe trong trường hợp này muốn nói đến dhammacakka [bánh xe pháp].

Dhammacakka đó có 2 loại là thông đạt trí [paṭivedhañāṇa] và trí tuệ giáo hóa chúng sinh [desanāñāṇa]. Ở đó trí tuệ sau khi được huấn luyện sẽ mang lại Thánh quả cho tự thân gọi là thông đạt trí [paṭivedhañāṇa]. Tâm từ sau khi được huấn luyện mang lại Thánh quả cho Thánh đệ tử gọi là trí tuệ giáo hóa chúng sinh [desanāñāṇa]. Thông đạt trí có 2 là đang sanh và đã sanh. Thông đạt trí đó kể từ lúc Ngài rời khỏi gia đình để xuất gia [abhinikkhamana] cho đến khi chứng đắc A-ra-hán đạo gọi là đang sanh, thông đạt trí ở sát-na quả gọi là đã sanh. Lại nữa, thông đạt trí từ cõi Đâu suất thiên [Tusita] cho đến A-ra-hán đạo ở tại đại thọ Bồ-đề gọi là đang sanh, ở sát-na quả gọi là đã sanh. Thông đạt trí kể từ đức Phật Dīpaṇkara cho đến A-ra-hán đạo gọi là đang sanh, thông đạt trí ở sát-na quả gọi là đã sanh. Về phía trí tuệ giáo hóa chúng sinh cũng có 2 là đang vận hành và đã vận hành. Thật vậy, trí tuệ giáo hóa chúng sinh kể từ trưởng lão Aññākoñḍañña thành tựu Tu-đà-hoàn đạo gọi là đang vận hành, ở sát-na quả gọi là đã vận hành. 2 loại trí tuệ đó trí tuệ thành là siêu thế, trí tuệ giáo giáo hóa chúng sanh là hiệp thế, thậm chí cả 2 loại trí tuệ đó không phổ thông đối với những hạng người khác, là trí tuệ tự sanh [orasañāṇa] chỉ ở nơi Đức Phật.

Như Lai thành tựu với sức mạnh nào mới tuyên bố tự nhận địa vị Ngưu Vương [người dẫn đầu], và sức mạnh nào nâng lên ban đầu như sau: “Này Sāriputta, Như Lai  có sức mạnh nào…” bây giờ để thuyết về sức mạnh đó chi tiết mới thuyết rằng “thập lực như thế nào? Sārīputta, Thiện Thệ hẳng biết vị trí trong thế gian này…” như vậy.

Trong câu đó ṭhānañca ṭhānato [biết vị trí trong thế gian theo vị trí] nghĩa là có nguyên nhân theo nguyên nhân. Thật vậy nguyên nhân gọi là vị trí bởi làm chỗ thiết lập của quả là làm chỗ sanh và làm chỗ vận hành của quả, do tính chất quả vận hành từ nhân đó. Thế Tôn khi biết rõ vị trí ấy, pháp nào làm nhân làm duyên cho pháp nào bởi nương pháp đó được gọi là vị trí hoặc xứ [ṭhāna]. Pháp nào không làm nhân làm duyên cho pháp nào do nương vào pháp đó được gọi là phi xứ [aṭṭhāna], biết rõ như thật xứ là xứ, phi xứ là phi xứ. Nhân đó đã được giải thích chi tiết trong Abhidhamma theo cách sau: “Trong trí tuệ đó, việc biết rõ xứ là xứ, và phi xứ là phi xứ theo đúng sự thật của Như Lai như thế nào?”[19]  Yampī gồm bằng trí tuệ nào. Là sức mạnh của Thiện Thệ [idampi, sāriputta, tathāgatassa] nghĩa là trí tuệ biết rõ xứ và phi xứ [ṭhānāṭṭhānañāṇa] gọi là sức mạnh của Thiện Thệ. Nên biết rằng ý nghĩa toàn bộ câu như vậy.

Kammasamādānānaṃ [sự thọ trì về nghiệp] nghĩa là nghiệp thiện và nghiệp bất thiện được thực hành theo sự thọ trì hoặc nghiệp mà thôi là sự thọ trì về hành động hay nghiệp [kammasamādāna]. Theo xứ, theo nguyên nhân [ṭhānaso hetuso] gồm theo nhân và theo duyên.. Trong câu đó sự đi [gati], sanh y [upadhi], thời gian [kāla] và phương tiện [payoga] làm xứ là hành động, nguyên nhân của dị thục quả. Vấn đề về trí tuệ được (giảng giải) chi tiết trong Abhidhamma theo cách sau: “sự thọ trì về nghiệp đó là một số tội lỗi tồn tại tái sanh vào cõi lành bị trở ngại không cho quả.”[20]

Đưa đến tất cả cảnh giới [sabbatthagāminī] nghĩa là dẫn dắt chúng sanh cho đi đến các sanh thú và không cho đi đến các sanh thú. Paṭipadā [con đường thực hành] nghĩa là đạo, con đường. Tuệ tri…theo đúng sự thật [yathābhūtaṃ pajānāti] nghĩa là biết thực tính không bị thay đổi trong việc thực hành, được xem là tác ý thiện [kusalacetanā] và tác ý bất thiện [akusalacetanā] cả trong một sắc vật [vatthu] theo cách này, khi nhiều người sát hại dù chỉ một sinh mạng chúng sanh tác ý của người này sẽ dẫn họ đi địa ngục, tác ý của người này sẽ dẫn đi tái sanh làm loài bàng sanh. Vấn đề về trí tuệ được giảng giải chi tiết trong Abhidhamma tương tự theo cách sau: “Trong trí tuệ đó, sự hiểu biết đúng theo thực tính đó là con đường thực hành đi đến tất cả của Như Lai như thế nào? Như Lai trong thế gian này biết rõ đây là đạo, đây là còn đường thực hành dẫn dắt chúng sanh đi địa ngục.”[21]

Có nhiều loại giới [anekadhātu] nghĩa là có nhiều giới [dhātu] có nhãn giới [cakkhudhātu] v.v, hoặc dục giới [kāmadhātu] v.v, có giới khác biệt [nānādhātuṃ] nghĩa là giới có nhiều loại khác biệt do giới đó có trạng thái đặc biệt. Từ thế gian [lokaṃ] là thế gian gồm uẩn, xứ và giới. Tuệ tri…theo đúng sự thật [yathābhūtaṃ pajānāti] nghĩa là thấu triệt thực tính không bị thay đổi của các giới đó. Vấn đề về trí tuệ được giảng giải chi tiết trong Abhidhamma theo cách sau: “Trong trí tuệ đó sự hiểu biết theo sự thật thế gian là nhiều loại giới, giới khác biệt của Như Lai như thế nào? Như Lai trong thế gian này biết rõ sự đặc tính khác biệt nơi ngũ uẩn.”

Có khuynh hướng sai biệt [nānādhimuttikataṃ] gồm tính chất khuynh hướng khác biệt với khuynh hướng hạ liệt v.v. Trí tuệ này cũng được giải thích rõ trong Abhidhamma theo cách sau: “Trong trí tuệ đó sự hiểu biết theo đúng sự thật tất cả chúng sanh có khuynh hướng sai biệt của Như Lai như thế nào? Như Lai trong thế gian này biết rõ rằng tất cả chúng sanh có khuynh hướng hạ liệt.”

Nơi chúng sanh khác [parasattānaṃ] gồm chúng sanh đứng đầu tất cả. Tất cả hạng người khác [parapuggalānaṃ] là chúng sanh hạ liệt khác từ chúng sanh đứng đầu. Cả 2 câu đó có ý nghĩa như nhau nhưng được nói làm 2 với những chúng sanh có khả năng lãnh hội được Giáo lý [veneyyasatta]. Các căn thượng hạ [indriyaparopariyattaṃ] gồm các căn có đức tin v.v, thượng và hạ, nghĩa là sự phát triển và sự suy giảm. Vấn đề giảng giải chi tiết của tuệ được đến trong Abhidhamma tương thự theo cách sau: “ Trong trí tuệ đó sự hiểu biết theo đúng sự thật đến các chúng sanh khác, những hạng người khác có các căn cao và thấp của Như Lai như thế nào? Như Lai trong thế gian này biết rõ sở chấp [āsaya], biết rõ tùy miên [anusaya].”[22]

Jhānavimokkhasamādhisamāpattīnaṃ [nơi các thiền, giải thoát, định và sự thể nhập] nghĩa là tứ thiền có sơ thiền v.v,  tám sự giải thoát như người có sắc được nhìn thấy tất cả sắc v.v, ba định có tầm [vitakka] và có tứ [vicāra] v.v, và chín sự thể nhập theo tuần tự [anupubbasamāpatti] có sự thể nhập sơ thiền [paṭhamajjhānasamāpatti]. Sự ô nhiễm [saṃkilesaṃ] gồm pháp dẫn đến sự suy giảm. Sự thanh tịnh [vodāna] gồm pháp dẫn đến sự tăng trưởng. Sự ra khỏi [vuṭṭhāna] nghĩa là thiền được thực hành khéo léo [paguṇajjhānaṃ] và có hộ kiếp thể nhập thánh quả [bhavaṅgaphalasamāpatti] đã được nói như  vầy sự thanh tịnh cũng là sự xuất khỏi, dù là việc xuất khỏi sự thể nhập đó cũng là việc xuất khỏi, bởi sự thiền được thực hành khéo léo [paguṇajjhānaṃ] đến thiền sơ khởi làm nhân cận cho thiền cao hơn, thậm chí sự thanh tịnh cũng gọi là sự ra khỏi. Sự ra khỏi từ tất cả các thiền bởi hộ kiếp [bhavaṅga]. Sự ra khỏi thiền diệt [nirodhasamāpatti] có được bởi sự thể nhập thánh quả, Ngài muốn nói đến sự ra khỏi đó mới nói rằng: “Sự xuất khỏi từ sự thể nhập đó gọi là sự ra khỏi.” Trí tuệ này cũng được giải thích rõ trong Abhidhamma theo cách sau: “Trong trí tuệ đó sự ô nhiễm, sự thanh tịnh, sự thoát khỏi thiền, sự giải thoát, định và sự thể nhập là như thật trí tuệ của Như Lai như thế nào? Người có tứ thiền gọi là người đắc thiền, một vài vị đắc thiền thọ hưởng sự thể nhập có sự tồn tại đó.”[23] Việc lý giải mà trí tuệ toàn giác [sabbaññutañāṇa] bằng việc giảng giải chi tiết, được nói trong chú giải bộ Phân Tích tên là Sammohavinodaniya. Nói về túc mạng minh [pubbenivāsānussatiñāṇa] và thiên nhãn minh [dibbacakkhuñāṇa] được giảng giải chi tiết trong bộ Visuddhimagga. Nói về sự đoạn tận tất cả lậu được giảng giải chi tiết trong kinh Khiếp Đảm và Sợ Hãi.

[149] Này Sārīputta, sức mạnh của Như Lai [imāni kho sāriputta] Thế Tôn thuyết lập lại, này Sārīputta đây là “mười Như Lai lực mà ta đã nói đến, sức mạnh của Như Lai này.” Trong trường hợp này có thể có lời tranh cãi rằng mười thập lực trí [dasabalañāṇa] không thể tách riêng [từng loại trí], chỉ có trí tuệ toàn giác [sabbaññutaññāṇa] mới có thể làm được điều đó, điều đó không nên hiểu như vậy bởi vì thập lực trí là một chuyện, trí tuệ toàn giác lại là chuyện khác. Thập lực trí chỉ biết được phận sự của chính mình. Còn trí tuệ toàn giác biết được phận sự của chính mình và biết được phận sự khác ngoài phận sự của chính mình. Trong thập lực trí thì trí tuệ thứ nhất chỉ biết được nhân và không phải nhân. Trí tuệ thứ hai chỉ biết được tuần tự nghiệp và tuần tự quả. Trí tuệ thứ ba chỉ biết ranh giới của nghiệp. Trí tuệ thứ tư chỉ biết được nguyên nhân của sự khác biệt trong các giới [dhātu]. Trí tuệ thứ năm chỉ biết căn tánh và khuynh hướng của tất cả chúng sanh [ajjhāsayādhimutti]. Trí tuệ thứ sáu chỉ biết được sự chín mùi [mạnh mẽ, sắc bén] và yếu ớt của các căn. Trí tuệ thứ bảy chỉ biết được phận sự có sự cấu uế v.v, của căn đó. Trí tuệ thứ tám chỉ biết được sự liên tục của uẩn đã từng tồn tại trong các kiếp sống quá khứ. Trí tuệ thứ chín chỉ biết sự chết và tục sanh của tất cả chúng sanh. Trí tuệ thứ mười chỉ biết việc xác định các Đế [sacca]. Còn trí tuệ toàn giác [sabbaññutaññāṇa] biết rõ phận sự đáng biết bằng trí tuệ ấy, biết rõ những thứ cao hơn nữa. Nhưng thập lực trí không thể thực hiện được mọi thứ. Bởi trí tuệ đó mà thiền [jhāna] cũng không thể đạt đến an chỉ định, thần thông cũng không thể thể hiện được thần lực. Đạo cũng không thể tẩy sạch phiền não. Lại nữa, lời phản đối nên được hỏi như thế này – “gọi là thập lực trí này có tầm [vitakka], có tứ [vicāra] hoặc có tầm nhưng không có tứ, hay có tứ mà không có tầm, là dục giới [kāmāvacara], hoặc sắc giới, là hiệp thế hay siêu thế?” (vị ấy) sẽ nói rằng trí tuệ từ 1-7 có tầm có tứ, 2 trí tuệ tiếp theo từ tuệ thứ 7 đó vô tầm vô tứ; lậu tận trí [āsavakkhayañāṇa] có thể là ‘có tầm có tứ’, có thể là ‘vô tầm hữu tứ’, có thể là ‘vô tầm vô tứ’. Cũng vậy, sẽ nói rằng tuệ liên tiếp từ 1-7 là dục giới, 2 tuệ ngoài ra [7 tuệ vừa nói] là sắc giới, tuệ cuối cùng là siêu thế. (vị ấy) sẽ nói rằng còn trí tuệ toàn giác có tầm, có tứ, là dục giới, và cũng là siêu thế.

Bậc trí biết giải thích theo tuần tự về thập lực trí như vậy, bây giờ nên biết rằng thập lực trí đã được trình bày theo tuần như thế bởi vì trước đó Thế Tôn nhìn thấy thực tính có phiền não là pháp trở ngại là xứ và phi xứ khiến cho chúng sanh loài hữu tình chứng đắc và không đắc thành việc chấm dứt các lậu hoặc với xứ hoặc phi xứ, nhìn thấy cái thấy chân chánh làm hiệp thế cho rằng là xứ và nhìn thấy cái thấy sai lầm đi xuống cho rằng không phải xứ. Sau đó nhìn thấy quả ngăn cản chúng sanh loài hữu tình đó bằng nghiệp quả trí [kammavipākañāṇa], bởi nhìn thấy 3 nhân tục sanh, nhìn thực tính có nghiệp ngăn cản với biến thủ chư Phật trí Như Lai lực [sabbatthagāminīpaṭipadāñāṇa], bởi thấy không tồn tại vô gián nghiệp [anantariya kamma]. Nhìn vào hành vi của các chúng sanh để thuyết pháp cho phù hợp cho tất cả chúng sanh loài hữu tình không bị phiền não ngăn che, bởi Trí biết nhiều loại giới, dị biệt giới [anekadhātunānādhātuñāṇa] nhìn thấy sự khác biệt của giới, tiếp theo thấy được khuynh hướng của chúng sanh loài hữu tình với nānādhimuttikatāñāṇa [trí biết được khuynh hướng dị biệt], vì lợi ích thuyết pháp với mãnh lực khuynh hướng đó mà không cần sử dụng sự nỗ lực. Nhìn thấy chúng sanh có căn cao thấp với indriyaparopariyattañāṇa [trí biết rõ căn cơ cao thấp của mỗi chúng sanh] để thuyết pháp theo sự ghi nhớ, theo sức mạnh cùng chúng sanh loài hữu tình có quan điểm khuynh hướng như vậy, bởi nhìn thấy rằng chúng sanh có đức tin v.v, mạnh yếu khác nhau. Nếu chúng sanh loài hữu tình đó biết rõ các căn [indriya] cao thấp hẵng ở nơi rất xa, bởi vì chúng sanh loài hữu tình thiện xảo trong các tầng thiền có sơ thiền v.v, đạt đến nhanh chóng bằng sự hiểu biết đặc biệt của thần thông và khi nhập thiền cũng biết rõ kiếp quá khứ của chúng sanh đó với pubbenivāsānussatiñāṇa [túc mạng mình là trí biết được tiền kiếp của mình], khi nhìn thấy được đức hạnh và tâm dị biệt bằng cetopariyañāṇa [tha tâm thông là trí biết được tâm của chúng sanh khác] đắc thành với oai lực thiên nhãn mới thuyết pháp để chấm dứt các lậu hoặc, bởi Thế Tôn đã thoát ly khỏi si mê trên con đường thực hành đưa chúng sanh đi đến sự chấm dứt các lậu, bằng oai lực của lậu tận trí [āsavakkhayañāṇa].

Taṃ, sāriputta, vācaṃ appahāya [Này Sariputta, nếu người ấy không từ bỏ lời nói ấy] khi người nói rằng ta sẽ không nói lời nói bằng hình thức như vậy gọi là từ bỏ lời nói ấy. Khi nghĩ rằng ta sẽ không làm cho sanh khởi suy nghĩ bằng hình thức như vậy gọi là từ bỏ suy nghĩ. Khi từ bỏ quan điểm rằng ta sẽ không chấp lấy cái thấy bằng hình thức như thế nữa gọi là từ bỏ quan điểm. Khi không thực hành điều đó gọi là không từ bỏ, không dứt bỏ. So yathābhataṃ nikkhitto evaṃ niraye [người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như đã bị chôn] nên biết rằng người ấy bị đọa trong địa ngục giống như bị người cai ngục mang đến bỏ vào trong địa ngục.

Bây giờ, để nêu lên ví dụ thích hợp với nội dung Ngài đã nói rằng Seyyathāpi [cũng như] v.v. Trong câu đó giới viên mãn [sīlasampanno] nên biết rằng muốn nói đến giới định tuệ là hiệp thế và siêu thế. Tất cả sẽ được thay đổi thành siêu thế cũng được. tỳ khưu có lời nói chân chánh, việc làm chân chánh và nuôi mạng chân chánh gọi là thành tựu với giới [sīlasampanno]; Tinh tấn chân chánh, niệm chân chánh và định chân chánh gọi là thành tựu với định [samādhisampanno]; có cái thấy chân chánh và tư duy chân chánh gọi là thành tựu với tuệ [paññāsampanno]. Vị tỳ khưu thành tựu giới v.v., như thế được hạnh phúc A-ra-hán là đắc thành A-ra-hán ngay trong hiện tại trong chính attabhāva [hữu ngã] này như thế nào, này Sāriputta, Ta nói ví dù này là chính nguyên nhân này trong chính hình thức ấy. Bởi vì Ngài thuyết rằng giống như quả được sanh ra không giảm đi từ đạo ngay lập tức thế nào thì người này [Sunakkhatta] ngay khi chết lập tức đọa vào trong địa ngục không thoát khỏi như thế đó, trong lời giáo huấn của Đức Phật không còn ví dụ minh họa nào nặng nề hơn ví dụ này.

[150] Ở đây, pháp vô sở úy [vesārajjāni] là sự chống lại tính nhút nhát, sợ hãi gọi là pháp vô sở úy. Đó là tên gọi của trí tuệ thành tựu từ sự hoan hỷ sanh lên cùng người quan xét đến sự sợ hãi trong 4 vị trí [ṭhāna]. Ngài tự nhận mình là bậc Chánh đẳng Chánh giác [sammāsambuddhassa te paṭijānato] nghĩa là Ngài tự nhận như vầy là bậc A-ra-hán Chánh đẳng Chánh giác hiểu biết toàn diện tất cả các Pháp. Anabhisambuddhā [Các pháp này chưa được chứng ngộ hoàn toàn] nghĩa là các Pháp này Ngãi vẫn chưa giác ngộ. Tatra vata nghĩa là trong Pháp được thuyết như vầy vẫn chưa được chứng ngộ. Sahadhammena [chỉ trích ta với lý do] nghĩa là bằng lời nói có nguyên nhân, có lý do giống như Sunakkhatta phàn nàn không hạn lượng. Hạng người, hay Pháp Ngài cho là làm nhân [nimitta] trong từ nimittametaṃ [lý do, nguyên nhân] này. Từ đó được giải thích rằng Ta không thấy người nào phản đối, Ta không thấy Pháp mà kẻ ấy phản đối Ta rằng Pháp mà Ngài thuyết giảng Ngài vẫn chưa chứng đắc. Khemappatto [là người đạt được sự an toàn] gồm đạt đến sự yên tĩnh. Hai câu còn lại là từ đồng nghĩa của câu này. Cả câu đó muốn nói đến trí vô sở úy [vesārajjañāṇa] mà thôi. Khi đấng Thập Lực không thấy hạng người nào phản đối hoặc pháp làm nhân làm khiến cho phản đối, vẫn chưa chứng ngộ. Pháp này Ngài vẫn chưa đắc thành hoặc khi quán xét rằng Ta là Phật theo thực tính [sabhāva] mới nói rằng Ta là Phật, làm cho sanh lên sự hoan hỷ mạnh mẽ. Trí tương ưng với hỷ đó gọi là vô sở úy. Muốn nói đến vô sở úy đó, Ngài đã nói như sau: “là người đạt đến sự an toàn.” Nên biết rằng ý nghĩa tất cả Vô Sở Úy như vậy.

Các Pháp gọi là làm cho có hại [antarāyikā] bởi ý nghĩa gây ra sự trở ngại trong câu sau: “antarāyikā dhammā = Các pháp làm cho trở ngại” này. Pháp đó theo nội dung gồm 7 nhóm tội [āpattikkhandhā] có sự cố ý vi phạm. Bởi nhóm tội mà cố ý vi phạm dù là tội dukkaṭa và tội dubbhāsita, cũng gây ra chướng ngại cho Đạo và Quả. Nhưng ở đây Ngài muốn nói đến methunadhammo [việc đôi lứa]. Khi bất kỳ một vị tỳ khưu nào thực hành việc đôi lứa thì (việc đó) gây nguy hại đến Đạo và Quả không cần nghi ngờ. Yassa kho pana tesu atthāya [mang lại lợi ích thế nào] nghĩa là lợi ích nào trong tất cả các lợi ích mà chấm dứt sự luyến ái [rāga] v.v. Ngài thuyết Pháp [dhammo desito] nghĩa là pháp có sự tu tiến bất tịnh [asubha] v.v, mà Ngài thuyết. Tatra vata maṃ gồm [phản đối] Ta trong Pháp đó là phương tiện dẫn chúng sanh thoát khỏi mọi khổ đau. Từ còn lại nên biết theo cách đã được nói.

Giải Thích Về Thập Lực Trí Kết Thúc

Giải Thích Về Tám Hội Chúng

Này Sārīputta có 8 hội chúng [aṭṭha kho imā sāriputtā] thuyết rằng vì lý do gì? Vì thể hiện sức mạnh của trí vô sở úy [vesārajjañāṇa] giống như vị pháp sư [dhammakathika] thiện xảo với những lời nói có thể thuyết phục bậc trí, cũng như làm thỏa mãn tâm trí của bậc trí như thế nào, uy lực mà trí vô sở úy [vesārajjañāṇa] có thể nhận biết được 8 hội chúng cũng như thế đó. Bởi vậy khi trình bày oai lực của trí vô sở úy [vesārajjañāṇa], Ngài đã nói rằng: “Này Sārīputta có 8 hội chúng ”.

Ở đó, hội chúng Sát-đế-lỵ [khattiyaparisā] gồm khu vực mà tất cả các Sát-đế-lị hội họp. Trong tất cả các hội chúng cũng theo cách thức tương tự như vậy. Khu vực mà nhóm Māra ngồi hội họp nên biết rằng hội chúng Māra, không ám chỉ đến nhiều Māra. Hội chúng đó dẫu cho tất cả Ngài nói bằng việc biểu lộ vị trí có quyền lực. Bởi vì tất cả mọi người không thể nói những lời bình thường như sau: “ở đây vua ngồi”, mồ hôi chảy ra từ nách. Hội chúng Sát-đế-lỵ có quyền lực như vậy. Bà-la-môn là những bậc thiện xảo trong 3 tập Vệ-đà. Người gia chủ là những vị thiện xảo trong việc buôn bán khác nhau và nhà ngữ pháp [akkharacintā, nhà văn, nhà thơ]. Sa-môn vị thiện xảo trong Sakavāda [tự thuyết hay quan điểm của mình] và paravāda [tha thuyết, hay quan điểm người khác], việc thuyết pháp giữa hội chúng đó được cho là vô cùng khó khăn. Thậm chí tất cả phi nhơn [amanussa] có oai lực, dù chỉ nói rằng phi nhơn thì cơ thể cũng sởn hết gai ốc, chúng sanh thấy sắc hoặc nghe âm thanh của phi nhơn đó cũng (có thể) ngất xỉu, hội chúng của phi nhơn có oai lực như vậy. Việc thuyết pháp giữa hội chúng phi nhơn đó được cho là vô cùng khó khăn. Hội chúng phi nhơn đó nên biết rằng được xếp vào hội chúng thể hiện vị trí có oai lực với cách như vậy.

Đi vào [ajjhogāhati] là đi vào bên trong. Hàng trăm hội chúng Sát-đế-lị [anekasataṃ khattiyaparisaṃ] chẳng hạn sự hội họp của vua Bimbisāra, sự hội họp thân quyến và sự hội họp của vua Licchavī, cho đến mười ngàn thế giới [Cakkavāḷa] khác, Thế Tôn Ngài đi đến thế giới khác chăng? Phải, Ngài đi. Vì sao? Họ như thế nào, Thế Tôn cũng như thế đó. Bởi thế Thế Tôn mới thuyết rằng: “Này Ānanda, Ta đi vào hàng trăm hội chúng Sát-đế-lỵ, nhận ra rằng trong hội chúng đó bọn họ có màu da thế nào, Ta cũng có màu da thế đó; họ có âm giọng thế nào, Ta có âm giọng thế đó; Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ với bài pháp thoại. Họ không biết Ta là ai khi Ta đang nói: ‘Kẻ nói ấy là ai, là chư Thiên chăng, là người chăng?’ Sau khi Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ, rồi Ta biến mất. Và họ cũng không biết, khi Ta biến mất: “Kẻ biến mất đó là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?”[24]

Các Sát-đế-lị được trang điểm bằng những tràng hoa và các hương thơm, v.v…, mặc y phục nhiều màu sắc, và đeo bông tai, ngọc maṇī, đội mão trên đỉnh đầu. Còn Đức Thế Tôn trang điểm như vậy sao? Ngay cả những vị Sát-đế-lỵ đó cũng màu da [chavī] trắng, da đen, hay da màu v.v, bậc Đạo sư cũng như vậy chăng? Bậc Đạo sư đi với hình tướng vị xuất gia của chính Ngài, nhưng xuất hiện giống như những vị Sát-đế-lỵ đó, sau khi Ngài đi rồi thuyết pháp Ngài làm cho thấy ngồi trên ngai vàng, Sát-đế-lỵ hiểu rằng: “Ngày hôm nay, vị vua của chúng ta thật tuyệt hảo.” Nếu các Sát-đế-lỵ ấy có giọng nói rè rè, giọng nói trầm, một số giống như tiếng quạ. Bậc Đạo sư chỉ giảng pháp bằng âm giọng của Phạm thiên mà thôi. Trong câu này “Tôi cũng có âm giọng như vậy”, thuyết đề cập đến ngôn ngữ khác. Người đã được nghe âm giọng có suy nghĩ rằng: “hôm nay, đức vua thuyết với âm giọng êm dịu ngọt ngào.” Sau khi Thế Tôn thuyết giảng, Ngài biến mất, lại nhìn thấy đức vua đến khởi lên nghi ngờ: “kẻ này là ai”.

Được giải thích thế này [khởi lên nghi ngờ] – kẻ này là ai lúc nãy, đứng ở đây, giọng nói dịu ngọt, bằng ngôn ngữ Māgadha [ma-kiệt-đà], bằng ngôn ngữ Sīhaḷa [xứ Tích Lan] rồi biến mất, là chư Thiên hay loài người chăng? Hỏi rằng: thuyết pháp cho tất cả hạng người chưa biết như vậy để làm gì? Trả lời vì tiền khiên tật [vāsana]. Ngài muốn nói đến vị lai rằng pháp được nghe như vầy chắc chắn làm duyên lành cho ngày vị lai.

Trước khi Ta ngồi xuống [sannisinnapubbaṃ] là đã từng cùng nhau hội họp. Trước khi Ta nói chuyện [sallapitapubbaṃ] là đã từng ngồi trò chuyện. Trước khi Ta đàm luận [sākacchā] là đã từng đàm luận pháp. Cũng nên biết rằng việc cùng nhau hội họp với hội chúng Bà-la-môn Soṇadaṇḍa v.v, và thế giới [cakkavāla] khác với câu hàng trăm hội chúng Bà-la-môn.

Giải Thích Tám Hội Chúng Kết Thúc

Giải Thích Bốn Cách Sanh

Yoni trong câu Này Sārīputta có 4 cách sanh [catasso kho imā, sāriputta, yoniyo] là tên gọi các phần của khối uẩn cũng được, của nguyên nhân cũng được, của đường tiểu [tử cung] cũng được. Bởi vậy, ở đây phần của uẩn gọi là Yoni trong câu sau: “Về sanh chủng loài rồng có 4 nhóm, về sanh chủng kim sí điểu có bốn nhóm.”[25] Ở đây, nguyên nhân gọi là Yoni như trong câu: “Này Bhūmija bởi nguyên nhân này làm cho thành tựu thánh quả.”[26] Ở đây, đường tiểu [tử cung] gọi là Yoni như trong câu: “Và Ta không gọi kẻ đã được sanh ra từ tử cung (của nữ Bà-la-môn) là Bà-là-môn.”[27] Lại nữa, từ Yoni ở đây muốn ám chỉ đến phần của uẩn. Ở đó, chúng sanh được sanh ra trong trứng gọi là aṇḍaja [noãn sanh], chúng sanh được sanh ra trong bào thai gọi là jalābuja [thai sanh]. Chúng sanh được sanh ra từ nơi ẩm thấp gọi là saṃsedaja [thấp sanh]. Chúng sanh được sanh ra ngoài 3 cách sanh đó gọi là opapātika [hóa sanh]. Phá vỏ trứng mà sanh [abhinibbhijja jāyaṃ] là sanh ra do sức mạnh phá vỡ [lớp vỏ] để đi ra ngoài. Ngài chỉ ra nơi không đáng ước muốn với câu sau: (sanh ra) trong xác thối [pūtikuṇape]. Tất cả chúng sanh sanh ra ở chỗ không đáng mong muốn có bơ lỏng, đường, mật ong và nước mía v.v. Devā [chư Thiên] các Thiên nhân ở cõi cao từ cõi Tứ Thiên Vương [cātumahārājika] đều được xếp vào loài hóa sanh [opapātika]. Còn chư Thiên địa cầu [bhūmadevā] có 4 cách sanh. Một số thuộc loài người [ekacce ca manussā] nghĩa là nhóm người nhân loại, có một số người hóa sanh như Thiên nhân. Nhưng phần lớn đều sanh ra từ bào thai. Trường hợp này người sanh ra từ trứng chẳng hạn như 2 vị trưởng lão Bhātiya là con trai của ông Konata. Người sanh từ chỗ ẩm thấp cũng có chẳng hạn như Ba-la-môn Pokkharasāti và Hoàng hậu Padumavati được sanh ra trong bông hoa sen v.v, như vậy nhóm a-tu-la Vinipātika, và ngạ quỷ Nijjhāmataṇhika [loài ngạ quỷ thường xuyên bị lửa thiêu đốt và đói khát] đều hóa sanh giống như chúng sanh địa ngục. Còn lại có 4 cách sanh. Dạ-xoa, loài bốn chân, loài chim và loài bò sát như rắn v.v, tất cả đều có 4 cách sanh giống như a-tu-la Vinipātika.

Giải Thích Tám Hội Chúng Kết Thúc

Giải Thích Năm Sanh Thú

Tất cả các sanh thú đều đi theo mãnh lực của nghiệp thiện và nghiệp bất thiện đã tạo được gọi là gati [sanh thú] trong câu sau: “Này Sārīputta, có 5 sanh thú”. Lại nữa gọi là Gati [sanh thú] có nhiều loại là gatigati [cảnh giới tái sanh], nibbattigati [sự tái sanh], ajjhāsayagati [căn tánh đang diễn tiến], vibhavagati [đi đến hoại diệt], nipphattigati. Ở đó, “sau khi chết Ta (sẽ) đi đến cảnh giới ấy.”[28] và “chư Thiên, Càn-thát-bà, và loài người không biết được cảnh giới tái sanh của người nào?”[29] đây gọi là cảnh giới tái sanh [gatigati]. “Ta không biết chỗ đi và chỗ đến của các vị tỳ khưu có giới hạnh này”[30] đây được gọi là sự tái sanh [nibbattigati]. “Này Bà-la-môn ta Ta biết sự thành tựu và oai lực của Ngài như vậy”[31] đây gọi là căn tánh đang diễn tiến [ajjhāsayagati]. “Sự hoại diệt là cảnh giới của các pháp hữu vi, Niết-bàn là cảnh giới của Thánh A-ra-hán”[32] đây gọi là vibhavagati [đi đến sự biến hoại]. “Chỉ có 2 con đường, không có con đường nào khác”[33] đây gọi là nipphattigati [đi đến thành tựu]. Trong 5 gati [sanh thú] đó, ở đây Ngài muốn nói đến gatigati [cảnh giới tái sanh].

Trong khổ cảnh có địa ngục v.v, nên biết giải thích rằng địa ngục [niraya] với ý nghĩa không có sự an vui, với ý nghĩa không có sự thoải mái. Gọi là loài bàng sanh [tiracchāna] với ý nghĩa đi ngang. Đó gọi là cách sanh của loài bàng sanh [tiracchānayoni]. Gọi là cảnh giới của ngạ quỷ [pettivisaya] bởi ý nghĩa là nơi đến của tất cả chúng sanh sau khi chết. Gọi là người nhân loại bởi là người có tâm cao thượng. Gọi là devā [Thiên nhân] bởi vì hoan hỷ trong ngũ dục [kāmaguṇa] và trong oai lực của chính mình. Các uẩn trong hư không gọi là niraya trong câu sau: “Này Sārīputta, Ta biết rõ địa ngục”. Cả trong câu “sanh vào loài bàng sanh [tiracchānayoni]” v.v, cũng theo cách thức tương tự. Cả hai câu “đạo lộ thực hành = maggaṃ paṭipadaṃ” Ngài chỉ thị hiện nghiệp vận hành dẫn đến các sanh thú [gati] đã được nói. Yathā ca paṭipanno [Tùy vào hạnh nghiệp của chúng sanh] trình bày cả 2 là tiến trình diễn ra và đạo lộ thực hành đặt chung với nhau. Gọi là apāya [khổ cảnh] bởi vì tránh xa sự thịnh vượng, được xem là sự phát triển và sự an lạc. Gọi là duggati [khổ thú] bởi ý nghĩa cảnh giới tái sanh là nơi thiết lập sự khổ đau. Gọi là đọa xứ [vinipāta] là chỗ rớt xuống của chúng sanh đã hành ác. Thế Tôn thuyết rằng “và Ta…Niết-bàn = nibbānañcāhanti”  khi nói rằng Ta không những biết cảnh giới tái sanh mà còn biết Niết-bàn là pháp thoát khỏi những cảnh giới ấy. Ở đây, thuyết về Thánh đạo với cả 2 là Đạo [magga] và con đường thực hành [paṭipadā]

Giải Thích Năm Sanh Thú Kết Thúc

Giải Thích Sự Vận Hành của Trí

Ñāṇappavattākāravaṇṇanā

[154] Bây giờ, Thế Tôn khi trình bày về trí tuệ của Ngài vận hành trong các xứ [ṭhāna] theo cách đã thuyết, Ngài đã nói rằng: “Này Sārīputta, Ta biết tâm của một số người” v.v.

Ở đó, vô cùng đau khổ [ekantadukkhā] là đau khổ thường xuyên, đau khổ kịch liệt. Tibbā [dữ dội] là nhiều, vô cùng. Kaṭukā [thống khổ] là kịch liệt. Từ seyyathāpi [cũng như] v.v, thuyết để so sánh, trường hợp này gọi là kāsu [hầm hố]. Hố gọi là kāsu trong kệ ngôn này:

Này người đánh xe, ông vội vã chuyện gì vậy mà đào cái hố? Này ông bạn, ta đã hỏi, hãy giải thích, ông sẽ làm gì với cái hố?[34]

Bởi vậy, ở dây đóng gọi là kāsu như trong kệ ngôn.

Những người khác có thân thể bị đốt cháy đang khóc lóc rên rỉ ở đóng than hừng, ở gần hố than.”[35]

Trương hợp này Ngài muốn đề cập đến ‘hố’. Bởi vậy Ngài đã nói rằng: “(có một hố than) sâu hơn thân người”. Ở đó, hố (than) ấy ước chừng sâu hơn thân người, bởi thế gọi là sâu hơn thân người. Có nghĩa rằng sâu hơn 5 hắc tay. Không có lửa ngọn, không có khói [vītaccikānaṃ vītadhūmānaṃ] đó thuyết để thấy rằng sự sức nóng dữ dội, khi có ngọn lửa, có khói sẽ có gió, khi có gió thì sức nóng sẽ không mãnh liệt. Bị sức nóng hành hạ [ghammapareto] gồm bị sức nóng thiêu đốt. Tasito [lo lắng và sợ hãi] gồm sanh ra sự thèm muốn. Sự đau khổ do đói khát gây ra [pipāsito] gồm mong muốn được uống nước. Bằng đạo lộ duy nhất [ekapatheneva maggena] nghĩa là với con đường độc nhất có gai, có cỏ mọc um tùm cả hai bên dọc theo đường đi. Paṇidhāya [với nguyện vọng] nghĩa là gọi là mong muốn không có hố than hừng, nói như thế bởi tư thế đã được thiết lập muốn chạy thẳng đến hố than hừng.

Sự trình bày so sánh trong câu này “Evameva kho [cũng vậy]” đó nên biết như vậy. Cần phải thấy địa ngục giống như hố than hừng. Cần phải thấy rằng nghiệp đó làm nhân dẫn đi địa ngục tương tự như con đường đi đến hố than hừng. Cần thấy hạng người trổ (quả) nghiệp giống như kẻ đi trên con đường đó. Thê Tôn có thiên nhãn giống như người có đôi mắt, người đàn ông đó sau khi nhìn thấy kể ấy đi trên con đường đó (sẽ) biết rằng: “hạng người này đi trên con đường này sẽ rơi vào hố than hừng” như thế nào, Thế Tôn biết bất kể loại nghiệp nào như nghiệp sát sanh v.v, cắt dứt tuổi thọ như vậy “hạng người này đã tạo nghiệp [sát sanh] sẽ rơi vào địa ngục” tương tự như thế đó. Tiếp đó người đàn ông đó thấy hắn rơi vào trong hố than hừng như thế nào, từ đó, Thế Tôn sẽ quan sát rằng “người đàn ông đó đã tạo nghiệp rồi, sanh ở chỗ nào?” cũng nhìn thấy được bằng thiên nhãn, thấy kẻ ấy bị đọa vào địa ngục, thọ lãnh khổ đau to lớn được cột chặt với 5 loại hình phạt v.v, tương tự như thế đó. Khi quan sát trong địa ngục đó, trong thời gian tích trữ nghiệp lực chúng sanh ấy có một màu da, nhưng khi đọa vào địa ngục lại có màu da khác, sự thật dù là như thế, “hắn đã tạo nghiệp, sanh vào địa ngục đó”, thậm chí chúng sanh này tồn tại giữa hàng trăm ngàn chúng sanh thì chúng sanh ấy cũng đến gần con đường như sau “đây chính là người này”, bởi thế các vị thấy nói rằng: “đó là sức mạnh của thiên nhãn”.

Ví dụ thứ 2 bởi sức nóng trong hầm phân không giống trong hố than hừng, bởi thế Thế Tôn không thuyết cảm thọ những cảm giác vô cùng đau khổ [ekantadukkhā vedanā] mà sử dụng từ dukkhā [khổ đau] v.v, ở ví dụ thứ 2 nên biết so sánh ví dụ theo cách đầu tiên. Quả thật, Thế Tôn nhìn thấy hạng người này tái sanh trong bất kỳ cách sanh nào trong số bốn cách sanh như sanh làm voi v.v, thọ lãnh khổ lớn lao, bị giết, bị cột trói, bị giam cầm, bị lôi kéo xô đẩy.

Vi dụ thứ 3: Tanupattapalāso [lá non và lá già thưa thớt] gồm lá non không giống như một đám mây, câu này muốn nói rằng có lá non xác xơ [rất ít]. Có bóng cây lưa thưa [kabaracchāyo] là bóng cây rải rác. Thọ lãnh khổ thọ lớn lao [dukkhabahulaṃ] nghĩa là khổ trong cảnh giới ngạ quỷ to lớn nhưng một chút ít lạc một lúc nào đó, cho nên mới nói như vậy. Nên biết so sánh ví dụ tương tự như cách trước.

Ví dụ thứ 4:  Có lá non và lá già sum sê [bahalapattapalāso] là luôn luôn có lá, được bao phủ bởi lá. Bóng cây rậm rạp [santacchāyo] có bóng cây rậm rạp như một chiếc ô. Thọ hưởng lạc thọ lớn lao [sukhabahulā vedanā] nghĩa là trong thế giới loài người, cảm thọ trong các dòng dõi như dòng dõi Sát-đế-lị, nên biết rằng hưởng thụ nhiều loại cảm thọ vợi sự an lạc, nghĩa là Ta thấy người này nằm hay ngồi đều cảm thọ cảm giác đó. Nên biết so sánh ví dụ tương tự như cách trước.

Ví dụ thứ 5: tòa lâu đài [pāsādo] gồm tòa lâu đài dài rộng. có tô vôi cả trong lẫn ngoài [ullittāvalittaṃ] nghĩa là tô vôi bên trong lẫn tô vôi bên ngoài. Che phủ kín đáo [phusitaggaḷa] cửa chính cửa sổ đóng kín cùng với khung. Trải nệm lông dài [gonakatthato] nghĩa là trải nệm lông dài màu đen, lông dài hơn 4 lóng tay. Trải nệm màu trắng [paṭikatthato] gồm trải nệm màu trắng được hoàn thành từ lông. Trải nệm bông có thêu hoa [paṭalikatthato] gồm trải nệm được làm từ da thú tấm dày. Trải nệm bằng da sơn dương gọi là kadali [kadalimigapavarapaccattharaṇo] nghĩa là trải nệm loại thượng hạng hoàn thành từ da con sơn dương, nghe nói người ta trải da sơn dương lên tấm vải trắng rồi may lại làm vỏ bọc. Có nệm với khuôn màu treo phía trên [sauttaracchado] nghĩa là có khuôn màu che ở phía trên là khuông màu đỏ che ở phía trên. Có gối dài màu đỏ cả hai đầu [ubhatolohitakūpadhāno] có gối màu đỏ được đặt ở hai phía của sàng tọa là gối kê đầu, và gối kê chân. Nên biết so sánh ví dụ tương tự như cách trước.

Sự kết hợp các phần khác trong câu này như thế này. Người đàn ông đó chắc chắn biết người đi lên con đường đó, người này đi theo con đường đó sẽ lên tòa lâu đài, đi vào trên lầu ngồi hoặc nằm trên sàng tọa [pallaṅka] như thế nào, Đức Thế Tôn thấy người tích trữ bất kỳ thiện nghiệp nào trong mười thập phúc hành tông như bố thí v.v Ngài biết rằng người này đã tạo nghiệp lành này sẽ được sinh vào thế giới chư Thiên cũng tương tự như thế. Kế tiếp người đàn ông đó thấy người đó đi lên tòa lâu đài ấy, đi lên lầu ngồi hoặc nằm trên sàng tọa [pallaṅka] thọ hưởng sự sung sướng hạnh phúc như thế nào, Thế Tôn tưởng đến anh sáng [ālokasaññā] rằng người đó đã tạo nghiệp lành, (sẽ) tái sanh ở đâu? và khi quan sát bằng thiên nhãn, Ngài nhìn thấy người đó được sinh ra trong thế giới chư Thiên, có Thiên nữ xung quanh, thọ hưởng thiên lạc cõi trời trong khu vườn Nandana cũng tương tự như thế.

Giải Thích Sự Vận Hành của Trí Kết Thúc

Giải Thích Lậu Tận Trí

Nên biết lý giải trong lúc nói về lậu tận trí [āsavakkhayañāṇa]. Nếu có câu hỏi rằng: nguyên nhân nào Thế Tôn không nói rằng: “với thiên nhãn” mà lại nói rằng “Ta nhìn thấy người đó”, tại sao? Bởi vì không [xác định] cụ thể, do Thế Tôn có thể sẽ nhìn thấy người này bằng thiên nhãn [dibbacakkhu], cũng có thể sẽ biết được bằng tha tâm thông [cetopariyañāṇa], và cũng có thể sẽ biết được bằng trí toàn giác [sabbaññutaññāṇa]. cảm thọ những cảm giác cực lạc [ekantasukhā vedanā] này thì xét về mẫu tự [byañjana] an lạc với lạc ở cõi trời là một, nhưng về ý nghĩa thì sự an lạc khác nhau, bởi vì an lạc ở cõi trời không phải là an lạc duy nhất do vẫn còn sự nóng đốt của ái luyến [rāga] v.v, nhưng an lạc Niết-bàn là lạc duy nhất, lạc trọn vẹn, do vắng lặng tất cả mọi sự nóng đốt [phiền não]. An lạc được nói trong ví dụ “cực an lạc ở tòa lâu đài” cũng không được xếp vào sự an lạc trọn vẹn tương tự, bởi do vẫn còn không tránh khỏi sự nóng bức trên đường đi, bởi do vẫn còn sự đói lả thiêu đốt, bởi do vẫn còn sự khát chế ngự. Nhưng cạnh khu rừng thì cảm thọ cảm giác cực lạc thành tựu trọn vẹn, có thể có trong bằng nhiều phương thức với việc đi xuống hồ nước rửa sạch bụi bẩn, đẩy lùi sự mệt mỏi khi đi đường, sự đói khát được giải quyết bằng việc ăn củ sen với uống nước mát, và việc đã trút bỏ quần áo tắm rồi thay quần áo vải đẹp, nằm trên bao gạo, vắt chiếc khăn tắm đặt lên ngực, gió thổi nhè nhẹ rồi chìm vào giấc ngủ.

Trong câu này evameva kho [cũng vậy] có ví dụ so sánh như sau – Nên hiểu rằng Thánh đạo giống như hồ nước. Đạo lộ thực hành trong phần sơ khởi giống như người di theo con đường. Thế Tôn có thiên nhãn giống như người có đôi mắt tốt xứng đáng nhìn thấy Niết-bàn giống như ở bìa rừng Người đàn ông sau khi nhìn thấy người đi theo con đường biết rằng người này đi theo con đường này (sẽ) đi tắm trong hồ nước , sẽ ngồi hoặc sẽ nằm dưới những gốc cây trong rừng thật thoải mái dễ chịu như thế nào. Thế Tôn cũng tương tự như thế biết được người đã thực hành trọn vẹn, quán xét danh sắc, thực hành quán xét duyên [paccaya], thực hành đề mục thiền minh sát có Tam tướng làm đối tượng rằng: người này đã thực hành trọn vẹn, lậu hoặc đã được làm tiêu mòn, đạt đến sự thể nhập của Quả được nói như vầy tâm giải thoát, tuệ giải thoát, không còn lậu hoặc. Kế đến người đàn ông nhìn thấy người đó tắm trong hồ nước đó đi vào khu rừng ngồi hoặc nằm cảm thọ cảm giác vô cùng an lạc như thế nào, tiếp đó Thế Tôn nhìn thấy người đó đã thực hành trọn vẹn phát triển Đạo, tự mình cảm nghiệm quả, đắc thành sự thế nhập Quả có Niết-bàn làm đối tượng, đi đến chỗ nằm tối thượng là diệt [nirodha], cảm thọ cảm giác vô cùng an lạc cũng như thế đó.

Giải Thích Lậu Tận Trí Kết Thúc

Giải Thích Dukkarakārikādisuddhi

Câu “Này Sārīputta, Ta thắng tri thực hành phạm hạnh phối hợp với bốn chi phần” bắt đầu với lý do gì? Bắt đầu để thấy mỗi người riêng biệt. Kể rằng Sunakkhatta này có học thuyết như vầy sự thanh tịnh có được do thực hành khổ hạnh [dukkarakārikā]. Như thế Thế Tôn bắt đầu thuyết giảng để chỉ cho Sunakkhatta thấy rằng: “Ta đã an trú một hữu ngã [attabhāva] để thực hành khổ hạnh phối hợp với 4 chi phần, hạng người được gọi là thực hành khổ hạnh như Ta không có, để thanh tịnh bằng việc thực hành khổ hạnh thì chính Ta đã đắc thành Phật [bằng việc đó].” Sunakkhatta này tịnh tín trong việc thực hành khổ hạnh, cần biết rằng vị ấy là người tịnh tín như vậy, theo cách đã giải thích trong bài kinh Pātikasutta [kinh Ba-lê] được bắt đầu như sau: “Sunakkhatta con trai của vua Licchavī nhìn thấy lõa thể korakkhattiya tu theo hạnh đi bốn chân, bò lết trên đất, dùng miệng ăn hoặc nhai thức ăn, sau khi nhìn thấy như vậy vị ấy nghĩ rằng ‘thật lành thay vị Sa-môn bò lết trên đất, chỉ nhai và ăn thức ăn trên mặt đắt bằng miệng.”[36]

Tiếp theo đó, Thế Tôn khi chỉ ra rằng: “này Sunakkhatta tịnh tín trong khổ hạnh, Ta cũng đã an trú một hữu ngã phối hợp với 4 chi phần, nếu Sunakkhatta này tịnh tín trong việc thực hành khổ hạnh cần phải tịnh tín nơi Ta, nhưng kẻ ấy tìm kiếm sự tịnh tín nơi ta chăng? Ngài mới thuyết khởi sự này.

Trong trường hợp này bố thí, phục vụ [veyyāvacca], học giới [sikkhāpada], Phạm trú [brahmavihāra], thuyết Pháp,  xa lánh sự dâm dục [methunavirati].  Một vợ một chồng [sadārasantoso], thực hành trai giới [uposatho], Thánh đạo [ariyamaggo], tất cả Giáo lý [sakalasāsana], tánh nết [ajjhāsaya], tin tấn [viriya] được gọi là Phạm hạnh.

Bố thí được gọi là Phạm hạnh trong Bổn sanh Puṇṇaka như sau:

Cái gì là sự hành trì của Ngài? Thêm nữa, cái gì là Phạm hạnh của? Sự thành tựu, thần lực, sự vinh quang, sự tinh tấn, và sự sanh lên, đây là quả thành tựu của người đã khéo được thực hành điều gì? Hỡi bậc tôn quý, xin hãy nói về cung điện vĩ đại này cùng Tôi.

Ta và nương tử, cả hai chúng tôi là người có đức tin khi ở thế giới của loài người, đã là các thí chủ có đức tin. Lúc bấy giờ, ngôi nhà của Ta đã thành cái giếng nước, và các vị Sa-môn, Bà-la-môn đã được toại ý. Đó là sự hành trì của Ta, và cũng là Phạm hạnh của Ta, sự thành tựu, thần lực, sự vinh quang, sự tinh tấn, và tài sản phát sanh, đây là quả thành tựu của người đã khéo được thực hành, bậc sáng trí đây là cung điện vĩ đại của Tôi.”[37]

Phục vụ [veyyāvacca] gọi là Phạm hạnh đã được nói đến trong chuyện Ngạ Quỷ Aṅkura: Do việc nào bàn tay của Ngài ban cho những điều đáng ước muốn, do việc nào bàn tay là nơi chảy ra nguồn mật ngọt, phước báu được thành tựu nơi bàn tay của Ngài bởi do Phạm hạnh gì? Do việc ấy bàn tay của Ngài ban cho những điều đáng ước muốn, do việc ấy bàn tay là nơi chảy ra nguồn mật ngọt, phước báu được thành tựu nơi bàn tay của Ngài bởi do Phạm hạnh đó.”[38]

Năm học giới được gọi là Phạm hạnh trong Bổn sanh Tittira [Chuyện Con Chim  Đa Đa] như sau: “Này các tỳ khưu, con chim đa đa ấy nổi danh là bậc hành Phạm hạnh.”[39] Phạm trú được gọi là Phạm hạnh trong kinh Mahāgovinda như sau: “ Nhưng này Pancasikha, con đường phạm hạnh ấy không vận hành để đưa đến sự nhàm chán, không vận hành để đưa đến sự ly dục, không vận hành để đưa đến tịch diệt, mà chỉ vận hành để đưa đến sanh vào thế giới Phạm thiên mà thôi.”[40] Thuyết pháp được gọi là Phạm hạnh trong câu sau: “Trong Phạm hạnh duy nhất, hàng ngàn người thoát khỏi tử thần.”[41] Xa lánh sự dâm dục [methunavirati] gọi là Phạm hạnh trong kinh Đoạn Giảm [Sallekhasutta] như sau: “Nhóm người khác không thực hành Phạm hạnh, nhưng chúng ta sẽ thực hành Phạm hạnh.”[42] Chung thuỷ một vợ một chồng được gọi là Phạm hạnh như sau:

“Chúng tôi không phản bội những người vợ và những người vợ cũng không phản bội chúng tôi, chúng tôi không sống chung với những người vợ ấy để thực hành Phạm hạnh, chính vì thế chúng tôi khi bị chết lúc còn trẻ.”[43]

Ngày trai giới phối hợp với 8 chi phần [giới] đã được thọ trì với sức mạnh của việc tự điều phục mình được gọi là Phạm hạnh trong Bổn sanh Nimi như sau:

“Hạng người được sanh vào dòng dõi Sát-đế-lỵ với Phạm hạnh thấp hèn, được sanh lên bản thể Thiên nhân với Phạm hạnh trung bình, được thanh tịnh với Phạm hạnh cao thượng.”[44]

Thánh đạo gọi là Phạm hạnh trong kinh Mahāgovinda: “Này Pañcasikkhā, chính Phạm hạnh này vận hành đưa đến nhàm chán một phần, đưa đến sự ly dục -nt- đó chính là Thánh đạo tám chi phần.”[45]

Giáo lý được nhiếp thâu trong Tam học gọi là Phạm hạnh trong kinh Thanh Tịnh [Pāsādikasutta] như sau: “Phạm hạnh này được hưng thịnh, được quảng bá, được truyền bá rộng rãi cho đại chúng càng ngày càng đông, vì được khéo léo thuyết giảng cho loài Người.”[46]

Ở đây, tánh nết [ajjhāsaya] được gọi là Phạm hạnh như: “Kết quả mong muốn được thành tựu cho những người không vội vã. Ta có Phạm hạnh đã được thuần thục, này Gāmaṇī, ngươi hãy biết như thế”[47]

Lại nữa, ở đây Phạm hạnh muốn đề cập đến sự tinh tấn [viriya]. Bởi vậy, chỉ bài kinh này là bài kinh của Phạm hạnh là Tinh tấn, Sự tinh tấn đó được Ngài nói rằng phối hợp với bốn chi phần do sự thực hành khổ hạnh mà đức Thế Tôn thực hành trong một hữu ngã [attabhava].

Từ suda trong từ tapassī sudaṃ homi [ta thực hành khổ hạnh] chỉ là một từ [nipāta], tức là Ta là người dựa vào sự tinh tấn để thiêu đốt phiền não. Paramatapassī [tối thắng hơn những người thực hành khổ hạnh] nghĩa là có sự tinh tấn thiêu đốt phiền não tối thắng, là cao thượng hơn tất cả những người nương vào tinh tấn để thiêu đốt phiền não. lūkho sudaṃ homi [Ta thực hành bần uế] nghĩa là Ta là kẻ thô kệch [lūka]. Là người chán ghét điều ác [jegucchī] là người cực kỳ ghét điều ác. pavivitto sudaṃ homi [ta là người sống độc cư] là người ưa thích sống viễn ly [độc cư]. Tatrāssu me idaṃ, sāriputtāti [Này Sārīputta trong số Phạm hạnh có 4 chi phần] chỉ ra rằng: “trong Phạm hạnh có bốn chi phần đó thì Phạm hạnh làm phận sự thiêu đốt phiền não của Ta, Phạm hạnh này là thứ Ta đã thực hiện do nương vào sự hành trì có sự tinh tấn thiêu đốt phiền não chẳng hạn như sự hành trì lối sống lõa thể v.v, trong tính chất [bhava] mà Ta nương vào sự tinh tấn thiêu đốt phiền não.

Ở đó, kẻ lõa thể [acelako] là kẻ không bận y phục là kẻ loã thể. Thói quen xấu [muttācāro] gồm Ta đã từ bỏ cách ứng xử là từ bỏ cách cư xử của một thiện nam tử trong thế gian, trong mọi hành động có việc tiểu tiện, là người đứng để đại tiện, đứng để nhai và thọ dụng vật thực. Liếm tay [Hatthāpalekhano] chỉ ra rằng khi vắt cơm còn trong tay, ta có sử dụng lưỡi để liếm tay, khi đi đại tiện ta có sử dụng tay để lau chùi, nghĩ rằng bàn tay đó là cây gậy. Kể rằng bọn họ nghĩ rằng cây gậy là một chúng sanh, vì vậy khi Ngài thực hành đạo lộ của bọn họ phải thực hành theo như thế. Chỉ ra rằng họ mời đến để nhận vật thực ‘hãy đến đây, cũng không đến’, bởi thế được xem là họ mời đến nhận vật thực cũng không đến; Thậm chí họ nói nếu như vậy ‘hãy dừng lại, cũng không dừng’, vì vậy được xem là họ mời dừng lại để nhận thức ăn cũng không dừng; nhưng những ngoại đạo sư không thực hành 2 điều đó, bởi họ hiểu rằng lời nói của họ sẽ được thực hành. Thậm chí Ta cũng đã thực hành như vậy. Đồ ăn mang đến [abhihaṭaṃ] gồm vật thực mà họ đã chia thành từng phần trước khi mang lại. Vật thực được dành riêng [uddissakataṃ] là loan báo bữa ăn như vầy đã được nấu riêng dành cho vị này. không nhận lời mời [na nimantanaṃ] gồm ta không hoan hỷ, không nhận lời, dù bữa ăn được thỉnh mời như sau: kính mời Ngài đi đến gia tộc, con đường, hoặc nhà tên như vậy.

Không nhận đồ ăn từ miệng nồi [na kumbhimukhā] là Ta không nhận vật thực mà họ múc ra từ nồi chảo. Không nhận đồ ăn từ nồi cơm [na kaḷopimukhā] nghĩa là nồi cơm, hoặc cái rổ, giỏ gọi là kaḷopī, Ta không nhận vật thực từ nồi cơm ấy. Tại sao? Chủ nhân của nồi cơm nương tựa Ta (sẽ) đánh đập ta bằng vá cơm. Không nhận đồ ăn tại ngưỡng cửa [na eḷakamantaraṃ] nghĩa là Ta không nhận thức ăn mà họ đứng trong ngưỡng cửa bố thí [đến ta]. Tại sao? bởi vì người này nương nhờ Ta, phải ăn nơi ngưỡng cửa. Cây gậy và cái chày có thể đánh đập ta bằng cách thức tương tự. na dvinnaṃ [không nhận đồ ăn từ hai người đang ăn] nghĩa là khi hai người đang thọ dụng vật thực, một người đứng dậy bố thí, ta cũng không nhận. Tại sao? Bởi vì sẽ cho họ phải ngưng thọ dụng vật thực. na gabbhiniyā [không nhận đồ ăn từ người đàn bà có thai] v.v, đứa bé trong bụng của người nữ mang thai sẽ gặp trở ngại, khi người mẹ đang cho con bú thì đứa bé sẽ bị nguy hiểm [ngạt thở] từ sữa [ọc sữa], không nhận đồ ăn từ người đàn bà đang giao cấu [purisantaragatāya] nghĩa là ta không nhận vật thực do làm mất đi sự khoái lạc [của họ]. na saṃkittīsu [không nhận đồ ăn đi quyên góp] nghĩa là không nhận thức ăn từ việc quyên góp thực hiện. Kể rằng trong thời kỳ đói kém, các đệ tử của lõa thể sư thuyết phục nhau đi góp nhặt lấy gạo từ nơi đó để nấu bố thí cho cho các lõa thể sư, các vị lõa thể nghiêm khắc bỏ đi và không thọ nhận thức ăn.

Không nhận đồ ăn tại chỗ có chó đứng [na yattha sā] nghĩa là ở chỗ nào con chó đứng lại với sự hy vọng sẽ kiếm được vắt cơm, ta không nhận thức ăn mà họ không cho con chó ở tại chỗ nó đứng rồi đem lại. Tại sao? Bởi vì con chó sẽ không nhận được đồ ăn. Không nhận đồ ăn tại chỗ có ruồi bu [saṇḍasaṇḍacārinī] nghĩa là có ruồi bu thành bầy đàn, bởi vậy nếu sau khi nhìn thấy những ngoại đạo lõa thể sẽ bố thí thức ăn đến  đạo lõa thể, đi vào nhà bếp, khi họ đi vào nhà bếp, ruồi bọ đậu vào miệng nồi cơm v.v, sẽ bay bám đậu thành đàn, ta sẽ không nhận thức ăn mà họ đem lại từ nồi cơm ấy. Tại sao? Bởi vì bọn ruồi bọ không được thức ăn do nương vào ta, ta cũng đã thực hiện như vậy. Không uống nước lên men [na thusodakaṃ] nghĩa là nước dấm có pha muối được làm với các nguyên liệu từ hạt ngũ cốc, trong trường này chỉ cho việc uống rượu là phạm tội, những người này lại cho rằng (tất cả) đều phạm tội.

Người nào nhận vật thực chỉ ở một nhà được gọi là ekāgāriko [ta chỉ nhận đồ ăn tại một nhà]. Người nào nuôi mạng chỉ bằng một miếng thức ăn gọi là nuôi mạng với một miếng [ekālopiko]. Cả trong câu nhận vật thực ở hai nhà v.v, có cách thức tương tự như vậy. Chỉ một chén nhỏ [ekissāpi dattiyā] nghĩa là với một chén nhỏ mà thôi. Chỉ một chén nhỏ mà họ bố thí vật thực thượng hạng gọi là cái chén nhỏ. Một ngày [ekāhikaṃ] nghĩa là vật thực được giữ trong một ngày. Nửa tháng [addhamāsikaṃ] nghĩa là vật thực được giữ trong nửa tháng. Việc thọ dụng vật thực luân phiên [pariyāyabhattabhojanaṃ] nghĩa là thọ dụng vật thực luân phiên là thọ dụng vật thực xoay vòng theo chu kỳ của ngày như vầy là một ngày dùng một bữa, hai ngày dùng một bữa, bảy ngày dùng một bữa, nửa tháng dùng một bữa.

Có rau cải làm thức ăn [sākabhakkho] bao gồm rau cải làm thức ăn. Có lúa miến làm thức ăn [sāmākabhakkho] gồm gạo từ lúa miến làm thức ăn. Hạt kê [nīvārā] v.v, nên biết rằng loại nếp được mọc lên trong rừng được gọi là hạt kê [nīvārā]. Vỏ trấu [daddulaṃ] gồm vỏ trấu đã được tách hết vỏ rồi vứt bỏ. Vỏ cây, rong biển, nhựa cây có kaṇikā, v.v., được gọi là haṭa [thức ăn mủ cây]. Cám gạo [kaṇa] gồm gạo gãy vụn. Ācāmo [váng cơm cháy] gồm cơm cháy dính vào thành của nồi cơm, lượm nhặt cơm cháy đó nơi mà họ đã vứt bỏ rồi ăn. Các vị thầy cũng gọi là “nước cơm.”  Các loại bột khác có tinh bột v.v, đã trình bày rõ ràng rồi. Ăn trái cây rụng [pavattaphalabhojī] gồm thọ dụng các loại trái cây đã rụng để sống.

Vải gai thô [sāṇānī] vải được làm từ sợi gai. Vải quấn tử thi [chavadussānī] gồm vải được lấy ra từ tử thi hoặc vải được làm từ cỏ [eraka]. Y phấn tảo [paṃsukūlāni] gồm vải dơ cũ bị họ vứt bỏ trên trên đường. Y vỏ cây tititaka gồm y làm từ vỏ cây. Áo da beo [ajinaṃ] gồm (y phục được làm bằng) da con beo. Da beo có cả móng vuốt [ajinakkhipaṃ] chính là da beo được cắt làm đôi, một vài vị nói rằng da beo có móng vuốt như thế cũng có. Y áo làm bằng cỏ tranh [kusacīraṃ] là y áo được đan từ cỏ kusa làm thành. Ngay cả vải làm từ cây đay và vải làm từ các loại trái cây cũng có hình thức tương tự vậy. Vải kambala dệt bằng tóc [kesakambalaṃ] gồm vải kambala được bện lại từ tóc người, Thế Tôn thuyết rằng “Này các tỳ khưu, một số loại vải được  đan, vải kambala được làm bằng tóc người, này các tỳ khưu, mùa lạnh sẽ lạnh, mùa nóng sẽ nóng, rẻ tiền, chất vải thô cứng, có sắc xấu, có mùi hôi thối.”[48] Vải kambala làm bằng lông thú [​​vālakambalaṃ] là vải được làm từ lông ngựa v.v. Vải lông vũ [ulūkapakkhakaṃ] là vải được đang bằng lông vũ tạo thành tấm choàng. Theo hạnh đứng một chỗ [ubbhaṭṭhako] là người đứng [không ngồi]. Tinh tấn theo hạnh ngồi xổm [ukkuṭikappadhānamanuyutto] là người mải mê kiên trì ngồi xổm, thậm chí khi đi cũng ngồi xổm, giẫm trên đất bằng nữa lòng bàn chân để bước đi. Nằm trên giường gai [kaṇṭakāpassayiko] chỉ ra rằng Ta vót gai nhỏ, gai bình thường rồi đặt trên mặt đất sau đó trải tấm da lên bàn gai thực hành (oai nghi) đứng và đi kinh hành v.v, Việc nằm [seyyaṃ] nghĩa là Ta ngay cả khi nằm cũng nằm trên chính giường gai đó. Mỗi ngày 3 lần [sāyatatiyakaṃ] là mỗi ngày 3 lần, chỉ ra rằng Ta tinh tấn thường xuyên đi xuống nước, Ta sẽ thả trôi tội lỗi mỗi ngày 3 lần vào buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều.

[156] Trãi qua nhiều năm [nekavassagaṇikaṃ] được tích tập qua nhiều năm tháng. Bụi bẩn [rajojallaṃ] gồm trần cấu là bụi bẩn, Thế Tôn muốn nói đến thời gian nhận lãnh sự hành trì của Ngài mới thuyết đến trần cấu là bụi bẩn này. Thực hành sự yểm ly [jegucchismiṃ] là trong tính chất [bhāva] tránh xa các ác pháp. Cho đến cả trong một giọt nước [yāva udakabindumhipi] nghĩa là Ta đã thiết lập lòng từ cả trong giọt nước, nói gì đến trong hòn đá cuội, cục đất, cây gậy, và cát đá v.v, với những thứ khác. Được biết rằng bọn họ cho rằng là những loại sinh vật nhỏ và những thứ khác như đá cuội và cục đất, chúng là những loài sinh vật nhỏ bé. Bởi vậy, Ngài đã nói rằng: “Lòng tin của Ta hiện hữu cả trong giọt nước”, Ta không sát hại, không tiêu diệt thậm chí những giọt nước. Tại sao? Bởi vì Ta nghĩ đừng hủy hoại mạng sống của những sinh vật nhỏ bé sống ở những chỗ khác, bởi thế Ta không hủy diệt là sát hại sinh vật nhỏ bé, đã nói là giọt nước có mặt ở những chỗ khác chẳng hạn như trong trên đồi, trên cạn, trên đầu những cành cây, ngọn cỏ, v.v. Cho nên, mới thuyết nội dung này rằng “Ta đó có niệm tiến về phía trước.” Tất cả những ngoại đạo lõa thể, ngoại đạo lõa thể cho rằng trong quá khứ kể từ khi bước lên mặt đất được cho là không có giới”, ngoại đạo lõa thể đang đi hành khất đi kiểu người ác giới [dussīla], cho đến thọ dụng vật thực trong tư gia của những người thí chủ [upaṭṭhāka] cùng thọ dụng vật thực kiểu người ác giới, thậm chí khi trở về cũng như người ác giới trở về, bất kể lúc nào quét tấm bản với lông đuôi con chim công, ngồi thọ trì giới, thì lúc ấy được gọi là người có giới.

Người đi lượm nhặt trái cây v.v, trong rừng [vanakammikaṃ] gồm kẻ đi quanh quẩn trong rừng nhằm mục đích tìm kiếm rễ cây và trái cây v.v. Từ rừng đi đến rừng [vanena vanaṃ] nghĩa là từ rừng này qua rừng khác. Tất cả các từ đều có cách thức như vậy. Saṃpatāmi[49] là tôi đi [gacchāmi]. Thú rừng [Āraññako] là những con thú sống trong rừng. Nói lời này muốn nói lúc Ngài là ājīvaka [tu sĩ ngoài Phật giáo]. Thật vậy, Bồ-tát [bodhisatta] xuất gia thành ājīvaka để học tập học thuyết dị giáo, dẫu biết rằng sự xuất gia đó không đem lại lợi ích, nhưng cũng không từ bỏ bởi vì các đức Bồ-tát khi đã làm điều gì sẽ không bao giờ thối lui, nhưng khi đã xuất gia nghĩ rằng mọi người đừng nhìn thấy Ta nên đã đi vào rừng. Bởi vậy, Ngài đã nói rằng: “Những người đó đừng nhìn thấy Ta và Ta cũng đừng nhìn thấy họ.

Goṭṭhā gồm chuồng bò. Đàn bò đã đi [Paṭṭhitagāvo] là khi các con bò đã bỏ đi. Ở đó, đi từ từ bằng bốn chân [catukkuṇḍiko] là đi quanh quẩn, đứng nhìn thấy người chăn bò cùng với đàn bò đã rời khỏi, (vị ấy) đặt cả hai và cả hai đầu gối trên mặt đất bò từ từ vào tương tự như thế (như con bò). Ăn phân bò [tāni sudaṃ āhāremi] nghĩa là ăn cặn bã của con bê già không có vị, vì vậy (vị ấy) không ăn phân bò đó, ăn phân những con bò có vị của những con bê non vẫn còn bú sữa mẹ, sau khi ăn đầy bụng rồi đi vào khu rừng đó. Đề cập lời nói đó, Ngài đã nói rằng: “Ta ăn phân của con bê non chưa rời mẹ.” Khi nào (phân và nước tiểu) của Ta chưa hết [yāvakīvañca me] nghĩa là nước tiểu và phân của Ta vẫn chưa cạn kiệt tại thời điểm nào, phân còn bài tiết ra hậu môn chừng nào thì Ta ăn phân và uống nước tiểu đó trong suốt gian chừng ấy. Khi thời gian trôi qua thịt và máu đã cạn kiệt, phân từ hậu môn đã cạn, Ta sẽ ăn phân của những con bê con. Hạnh đại bất tịnh thực [Mahāvikaṭabhojanasmiṃ] là trong thức ăn bẩn thỉu loại lớn, tức là trong bữa ăn không bình thường.

Tử tatra trong câu Này Sariputta, tại khu rừng rậm rạp kinh hoàng này [tatrāssudaṃ, sāriputta, bhiṃsanakassa vanasaṇḍassa bhiṃsanakatasmiṃ hoti] là từ muốn giải thích cho từ trước. Từ sudaṃ chỉ là một phân từ thêm vào để cho câu văn đầy đủ. Từ Sārīputta là hô cách [này Sārīputta]. Lời giải thích trong câu đó như vậy. Từ tatra nghĩa là sự đáng kinh hãi của khu rừng đáng sợ được thuyết như sau: “Trong khu rừng một trong những nơi đáng sợ”, được gọi là đáng sợ. Như thế nào? Như thế này “những ai chưa từ bỏ tham ái đi vào khu rừng rậm rạp ấy, thời lông tóc người ấy dựng ngược.” Lại nữa, Tatra là định sở cách [sattamīvibhatti] chia theo ý nghĩa sở thuộc cách [chaṭṭhīvibhatti]. Từ Su là một phân từ giống như trong câu v.v, rằng kiṃ su nāma te bhonto samaṇabrāhmaṇā. Từ Idaṃ là từ trình bày để thấy nội dung tuyên thuyết giống như làm cho sáng tỏ. Từ Su-idaṃ thành sudaṃ nên biết việc xóa bỏ nguyên âm ‘I’ bằng luật hợp âm [sandhi], tương tự trong cụm từ cakkhundriyaṃ itthindriyaṃ anaññātaññassāmītindriyaṃ kiṃ sūdhavittaṃ. Sự thành lập trong câu đó như vậy. Này Sārīputta đây là sự kinh hãi của khu rừng đáng sợ đó. Sự đáng sợ [bhiṃsanakatasmiṃ] nghĩa là với tính chất [bhava] kinh hãi. Cần thấy việc xóa bỏ một phụ âm ‘Ta’, Pālī trình bày ‘bhiṃsanakattasmin’ như vậy cũng có. Lại nữa, khi nói rằng bhiṃsanakatāya Ngài đã làm thay đổi tánh [liṅga] của từ. Vì vậy trong từ này là định sở cách [sattamīvibhatti] chia theo ý nghĩa sở thuộc cách [chaṭṭhīvibhatti]. Cho nên cần phải biết ý nghĩa liên kết như vậy, đây là sự đáng sợ là có sự đáng sợ làm tướng trạng [nimitta], có sự đáng sợ làm nhân, có sự đáng sợ làm duyên, bất kể người nào vẫn chưa lìa bỏ tham ái đi vào khu rừng đó, thời lông tóc người ấy dựng ngược là phần lớn lông tóc dựng ngược, dựng đứng lên giống như cây kim và dựng đứng lên tựa như cây gai. một số ít (lông tóc) không dựng ngược, những phần lớn lông tóc sẽ dựng ngược, chỉ một số ít người quá can đảm lông tóc không dựng ngược.

Antaraṭṭhakā [Ở giữa tháng 3 đến tháng 4] nghĩa là 8 đêm trong giữa 2 tháng này là 4 đêm cuối tháng 3, và 4 đêm đầu tháng 4. Ở ngoài trời [abbhokāse] nghĩa là bậc Đại nhân sống ở ngoài trời suốt đêm trong những ngày tuyết rơi. Sau đó, những hạt tuyết bao phủ từng lỗ chân lông của bậc Đại nhân đó giống như những viên ngọc trai, và toàn thân của Ngài như được bao phủ bởi một tấm vải thô màu trắng. Ban ngày Ta sống trong khu rừng [divā vanasaṇḍe] nghĩa là khi những giọt tuyết tan biến mất do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào ban ngày, đủ để làm dễ chịu, nhưng  Đại nhân sau khi mặt trời mọc, Ngài lại đi vào khu rừng rậm rập ấy. Ngay cả trong rừng, tuyết cũng tan chảy, bởi vì những tia nắng mặt trời chiếu vào thân của vị Bồ-tát đó. Ban ngày Ta sống ngoài trời, ban đêm ta sống trong rừng [divā abbhokāse viharāmi rattiṃ vanasaṇḍe] nghĩa là được kể rằng Bồ-tát an trú ngoài trời suốt ngày vào mùa nóng [gimhakāla]. Do đó, những dòng mồ hôi chảy ra từ hai bên của Bồ-tát. Vào ban đêm (thời tiết) cũng dễ chịu. Nhưng khi mặt trơi lặn Bồ-tát đi vào rừng. Lúc bấy giờ, trong khu rừng có sức nóng của ban ngày, thân thể của Bồ-tát cũng nóng đốt giống như nhốt trong một hố than đang cháy. Điều kỳ diệu không ít [anacchariyā] nghĩa là không phải không kỳ diều. Từ paṭibhāsi là upaṭṭhāsi [đã xuất hiện].

Sotatto [nóng đốt] nghĩa là bị nóng đốt bởi ánh nắng ban ngày, với sức nóng trong rừng vào ban đêm. Sosinno [buốt lạnh] nghĩa là ướt đẫm bởi tuyết vào ban đêm và nước từ tuyết [tan ra] vào ban ngày. Đáng sợ [bhiṃsanake] bao gồm cái khiến khởi lên sự sợ hãi. Là người trần trụi [naggo] gồm không có quần áo, Ngài chỉ ra rằng “khi có y áo và chăn thì sự lạnh và sự nóng không gây trở ngại, thậm chị y áo và chăn Ta cũng không có.” na caggimāsino [không lửa sưởi ấm] là không được sưởi ấm bằng lửa. Vị tìm kiếm sự tịnh hóa [Esanāpasuto] bao gồm kiên trì tinh tấn là dấn thân vì lợi ích tìm kiếm sự thanh tịnh. Munī nghĩa là khi ấy Ngài tự gọi chính mình là bậc ẩn sĩ [munī].

chavaṭṭhikāni [Bộ xương tử thi] bao gồm tất cả những bộ xương bị quăng bỏ rải rác. Upadhāya [dựa vào] chỉ ra rằng sau khi trải đóng xương ra Ngài nằm ngủ trên đống xương đó như thế nào, thì gối kê đầu và gối kê chân hiển lộ cũng như thế ấy. Mục đồng [gāmaṇḍalā] là những đứa trẻ chăn bò. Được biết rằng những đứa trẻ này đi tìm Bồ-tát rồi nói rằng: “Thưa Ngài Sumedha, tại sao Ngài lại ngồi nơi đây? hãy nói cho chúng con biết.” Bồ-tát ngồi cúi mặt không nói. Bấy giờ những mục đồng đó vây quanh Bồ-tát và hét lên rằng “chúng con sẽ cho Ngài nói chuyện”, vì vậy chúng đã nhổ nước bọt đầu của Bồ-tát, Bồ-tát cũng chẳng nói gì. Bấy giờ những mục đồng nổi giận với Bồ Tát vì Ngài không chịu nói lời nào, nên chúng đái vào Bồ-tát. Dù vậy, Bồ-tát cũng không nói. Nhưng sau đó, chúng rắc bụi lên người Bồ-tát và nói: “Hãy nói, hãy nói đi.” Dù vậy, Bồ-tát cũng cũng vẫn không nói. Sau đó, bọn chúng nói rằng: “ Ngài không nói sao?”  chúng đã lấy cây que chọc vào 2 bên tai của Bồ-tát, Ngài chịu đựng đau khổ dữ dội kịch liệt, suy tư như sau: “ta sẽ không nói bất cứ một lời nào với bất kỳ ai” và ngồi im lặng như một người chết. Bởi vậy, Ngài đã nói rằng: “Này Sāriputta, Ta thắng tri rằng Ta không khởi ác tâm đối với chúng.” điều đó có nghĩa là Ta không cho khởi lên dù chỉ là suy nghĩ làm hại đối với bọn mục đồng. Sống với hạnh trú xả [upekkhāvihārasmiṃ hoti] là người sống với tâm buông xả. Bởi vì chính từ vihāro được sử dụng thành từ vihārasminti. Cũng với từ vihāro đó, cả trong câu ‘idaṃsu me’. Nên biết ý nghĩa câu đó bằng hình thức như vậy, những câu khác tương tự như vậy theo hình thức này. Ngài chỉ rằng thực hành hạnh trú xả [upekkhāvihāra] suốt 91 kiếp kể từ kiếp này với câu này. Muốn nói đến hạnh trú xả [upekkhāvihāra] Ngài đã nói như sau:

Khi cảm nghiệm thọ lạc Ta không hoan hỷ, khi cảm nghiệm thọ khổ Ta cũng không bất mãn, Ta không dính mắc trong tất cả lạc thọ và khổ thọ, đó là xã ba-la-mật của Ta.

Giải Thích Sự Thanh Tịnh Do Hành Khổ Hạnh Kết Thúc

Giải Thích Āhārasuddhi [Sự Thanh Tịnh Do Vật Thực]

[158] Sự thanh tịnh do nhờ vật thực [āhārena suddhi] là người có quan điểm như vầy tất cả chúng sanh có thể thanh tịnh nhờ chút ít thức ăn như quả táo [kola] v.v. Nói như vậy [evamāhaṃsu] là nói như thế. Kolehi gồm các loại táo. Nước táo [kolodakaṃ]  nước uống được làm bằng cách nghiền nát quả táo. Nước ép táo được làm từ nhiều loại khác nhau [kolavikatiṃ] bao gồm các loại táo khác nhau chẳng hạn như  táo trộn với cải xà lách, táo với bánh ngọt, táo đường v.v. Có kích thước như quả táo hiện tại [Etaparamo] nghĩa là quả táo có kích thước lớn nhất, cho nên quả táo đó mới gọi là to như vậy, có nghĩa là trong thời gian đó đếm ngược 91 kiếp, quả táo không to bằng quả bầu nấu chín [beluvapakka], quả cọ chín [tālapakka] chỉ bằng quả táo ở thời điểm hiện tại mà thôi.

[159] Gầy còm quá mức [adhimattakasimānaṃ] nghĩa là trở nên cực kỳ gầy yếu. [āsītikapabbāni vā kāḷapabbāni vā] là chỉ ra rằng dây leo có nhiều đốt hoặc dây leo có đốt đen khô héo ở những khúc nối, nhô lên và lõm xuống ở giữa như thế nào, các chi phần lớn nhở của Ta cũng như thế đó. Dấu chân lạc đà [oṭṭhapadaṃ] nghĩa là bàn chân của lạc đà lõm sâu ở giữa như thế nào, khi máu và thịt của Bồ-tát khô cạn, thì mông cũng lõm sâu chính giữa do bàn trôn sụp đổ sâu vào trong tương tự như thế đó. Ở đó, chỗ ngồi trên mặt đất nơi Bồ-tát ngồi cũng nhô lên ở giữa giống như một dấu ấn hằn lên với một hình trụ mũi tên. Giống như một chuỗi hạt gồm các trục quay [Vaṭṭanāvaḷī] nghĩa là chuỗi hạt mà anh ta xoắn lại làm thành sợi dây thừng sẽ bị dẹt ở chính giữa các hạt nhô lên ở chỗ bện vào nhau như thế nào thi xương sống lưng lồi lên lõm xuống cũng như thế ấy. Giống như rui cột nhà hư nát [Jarasālāya gopānasiyo] gồm rui cột để đỡ sườn của mái nhà sàn hư nát. Rui cột đó sau khi bung ra khỏi khung, được đặt xung quanh. Các rui cột được đặt xung quanh sau khi bung ra sẽ nằm trên mặt đất, vì vậy chúng sẽ nằm chồng chéo lên nhau, là một cây nằm trên, một cây nằm dưới. Khung xương của Bồ-tát không phải chồng chéo lên nhau như vậy, bởi vì khi thiếu máu, phần thịt khô héo, lớp da cũng bị lõm sau vào khung xương, ám chỉ đến khung xương sườn đó, do đó mới thuyết câu này.

Sâu tận trong hốc mắt [okkhāyikā] gồm sâu vào tận bên dưới. Thật vậy, khi thiếu máu, thịt khô héo, hốc mắt của bồ tát nằm sâu trong não, vì lý do đó mà đôi mắt Bồ-tát mới thành như vậy. Bị cắt trước khi chín [āmakacchinno] bị cắt đứt khi vẫn còn non, bởi vì mướp đắng tiếp xúc với nắng và gió thường bị khô héo. Yāvassu me, sāriputtāti nghĩa là này Sarīputta da bụng của Ta bám chặt xương sống. Lại nữa, nên biết mối liên quan của câu này như vầy, này Sārīputta việc thực hành khổ hạnh của Ta là việc làm vô cùng khó khăn, đến nỗi da bụng của Ta dính chặt vào xương sống. Ta nắm lấy chính xương sống [piṭṭhikaṇṭakaṃyeva pariggaṇhāmi] nghĩa là Ta nghĩ rằng sẽ nắm lấy da bụng chỉ để xoa dịu da bụng thi chính xương sống bị ta nắm lấy. Ta ngã quỵ, úp mặt xuống đất [Avakujjo papatāmi] nghĩa là khi vị ấy ngồi để đại tiện, tiểu tiện, phân cũng không ra. chỉ ra chút ít phân bằng 1-2 hạt mã tiền, khiến cho sanh khởi khổ đau kịch liệt. Thân thể toát mồ hôi. Ngài ngã quỵ, úp mặt xuống đất ở tại chính nơi đó. Vì lý do ấy, Ngài đã nói “Ta đã ngã quỵ, úp mặt xuống đất.” Làm cho thân thể thuần thục [Tameva kāyaṃ] nghĩa là thân cuối cùng trong kiếp thứ 91, trong bài kinh Mahāsaccaka đã nói đến thân này trong kiếp cuối cùng như vầy ‘imameva kāyaṃ’. Hư mục [pūtimūlāni] nghĩa là khi thịt và máu vẫn còn, lông cũng tồn tại được, nhưng do không còn thịt và máu thì lông dính ở tấm da cũng rụng khỏi tay ta, nói đến biểu hiện đó, Ngãi đã nói rằng: “tất cả lông có gốc [chân lông] hư mục cũng rụng khỏi từ thân Ta.”

Tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh [alamariyañāṇadassanavisesaṃ] gồm Đạo siêu thế có thể làm thành tựu bậc Thánh. Imissāyeva ariyāya paññāyā [trí tuệ cao thượng] là không đạt được minh sát tuệ [vipassanāpaññā]. yāyaṃ ariya [là pháp tối thượng] là đã đạt được đạo tuệ [maggapaññā] này đây. Ngài nói như vậy: Đó gọi là đạt được đạo tuệ [maggapaññā], bởi vì đã chứng đắc tuệ minh sát trong lúc này như thế nào; Ta chưa đạt được siêu thế đáo tuệ, bởi vì tuệ minh sát đã không đạt được trong kiếp cuối cùng thứ 91 như thế đó. Còn trưởng lão nhóm Trì Tụng Trung Bộ [majjhimabhāṇaka] lại nói rằng, tuệ đã nói như sau imissāyevāti hoặc tuệ đã nói như sau yāyaṃ ariyāti [sự tịnh hóa do luân hồi tái sanh (saṃsāravaṭṭa)] là đều là đạo tuệ [maggapaññā]. Sau đó các tỳ khưu đã nói với các trưởng lão nhóm Trì Tụng Trung Bộ rằng “Bạch Ngài, nếu như vậy, ta không đắc đạo do đạo đã chứng đắc, đã được Ngài nói rồi. Này hiền giả, Ta không thể chỉ rõ điều này được, nhưng cả hai tuệ đó chính là đạo tuệ, lời đó được dùng trong trường hợp này. Theo cách này thì sự diễn giải ý nghĩa yā ayaṃ không thích hợp.

Giải Thích Sự Thanh Tịnh Do Vật Thực

Giảng Giải Sự Thanh Tịnh Do Luân Hồi

[160] Sự thanh tịnh do luân hồi [saṃsārena suddhi] là nói rằng tất cả chúng sanh sau khi luân chuyển liên tục nhiều kiếp (sẽ) được thanh tịnh. Sự thanh tịnh do sự sanh [upapattiyā suddhi] nói rằng sanh khởi nhiều (sẽ) được thanh tịnh. Sự thanh tịnh do trú xứ [āvāsena suddhi] nói rằng an trú trong nhiều nơi (sẽ) được thanh tịnh. Ngài muốn nói đến uẩn [khandha] trong cả 3 xứ [ṭhāna] là sự luân hồi với khả năng của người chuyển sanh. là sự sanh khởi với khả năng của người được sanh ra, là trú xứ với khả năng của người đang cư trú. Với việc thờ bùa chú [yaññena] nói rằng thờ cứng bùa chú (sẽ) được thanh tịnh. Làm lễ quán đảnh [muddhāvasittenā] nghĩa là với những người Sát-đế-lỵ có quán đảnh bằng việc thoa dầu lên đỉnh đầu với 3 vỏ ốc xà cừ [saṅkha]. Với việc thờ lửa [aggipāricariyāya] nói rằng sự thanh tịnh chứng đạt được nhờ thờ nhiều lửa.

[161] Thiếu niên [daharo] là còn trẻ. Thời thiếu niên [yuvā] đạt đến tính chất của thiếu niên còn trẻ. Có tóc đen nhánh [susukāḷakeso] là có tóc đen nhánh. bhadrena yobbanena samannāgato imināssa yena yobbanena samannāgato yuvā, taṃ yobbanaṃ bhaddaṃ laddhakanti dasseti. paṭhamena vayasāti paṭhamavayo nāma tettiṃsa vassāni, tena samannāgatoti attho, [Vị ấy có được tuổi trẻ may mắn], người thanh niên có tuổi trẻ của mình thế nào, thì tuổi trẻ đó là tốt đẹp, đáng ưa thích; (câu kinh) thể hiện như vậy. [Độ tuổi đầu tiên], độ tuổi đầu tiên là 33 năm, có nghĩa là đi đến thành tựu ở độ tuổi ấy; ý nghĩa là như vậy. Paññāveyyattiyenā là người có trí tuệ sắc bén. Người già [jiṇṇo] nghĩa là yếu ớt già nua theo tuổi tác [già chế ngự]. Vuddho là người đã trưởng thành có cơ quan nhỏ và lớn đã phát triển đầy đủ. Người già cả [Mahallako] là người cao tuổi. Vượt qua thời gian [addhagato] là đã qua chặng đường dài là sau một thời gian. Đạt đến giai đoạn cuối [vayo anuppatto] nghĩa là đã đi đến đoạn cuối cuộc đời là giai đoạn thứ 3 của 100 tuổi. Tuổi của Ta đã đến 80 [āsītiko me vayo vattati] quả thật Thế Tôn thuyết bài kinh này trong năm Ngài tịch diệt Niết-bàn, bởi thế Ngài đã nói như vậy. Tối thắng [paramāya] là tối thượng. Satiyā [có niệm] v.v, nên biết rằng hội chúng Thanh văn thuật lại 100 câu cũng được, 1000 câu cũng được. Người có khả năng học gọi là niệm [sati], người có khả năng gìn giữ và tìm kiếm sự ràng buộc gọi là gati. Sự tinh tấn mà có thể giảng giải điều đã học gọi là dhiti. Người có thể thấy được ý nghĩa và nguyên nhân của dhiti gọi là trí tuệ biện tài tối thượng [paññāveyyattiya].

Cung thủ sử dụng cung chắc chắn [daḷhadhammā dhanuggaho] nghĩa là người xạ thủ nắm lấy cây cung, sức mạnh hai nghìn gọi là cung chắc chắn. Cung chắc chắn có tên gọi là cây cung sức nặng hai nghìn [cân] này, khi cây cung nâng lên, lắp vào dây, có cân nặng ngang bằng với thanh kim loại v.v, cầm lấy cung đưa lên khỏi mặt đất khoảng cần cổ. Đã được huấn luyện [sikkhito] nghĩa là tài nghệ đã được học ở trú xứ của thầy đến 12 năm. Thành thạo [katahattho] nghĩa là một số người chỉ học nghề, nhưng không được huấn luyện, Nhưng người xạ thủ này đã được huấn luyện thành thạo, thiện xảo, đã từng thể hiện kỹ năng của mình trước đây. nghĩa là tay nghê đã từng được thể hiện ở nhiều nơi có dòng dõi hoàng tộc, v.v. với một mũi tên nhẹ [lahukena asanenā] nghĩa là với cây tên mỏng nhẹ sau, làm rỗng bên trong, được nén bằng vải bông v.v, rồi bao bọc bởi sáp ong khi được hoàn thành, mũi tên được làm như vậy, mũi tên bắn xa được 1 usabha[50], bắn xa được 2 usabha, bắn xa được 8 usabha, bắn xa được 16 usabha. Dễ dàng [appakasirena] gồm [bắn ra] không khó khăn. Bắn cho rơi [atipāteyya] là bắn cho xuyên qua. Người có chánh niệm cao như vậy [evaṃ adhimattasatimanto] nghĩa là xạ thủ bắn một cái bóng kích thước 4 lóng tay nhanh như thế nào; có thể để học, để ghi nhớ, để giảng giải trăm câu, ngàn câu và để suy xét tất cả ý nghĩa và nguyên nhân được như thế đó. Các vấn đề khác, trừ khi ăn, uống, nhai, nếm [aññatra asitapītakhāyitasāyitā] nghĩa là các việc làm có việc ăn và uống v.v, là phận sự mà Thế Tôn, hay chư tỳ khưu cần thực hành, bởi vậy Ngài thuyết rằng ngoại trừ thời gian thực hành các phận sự có việc ăn và việc uống v.v.

Không kết thúc [apariyādinnāyeva] nghĩa là [việc thuyết Pháp] vẫn chưa hoàn tất [không kết thúc]. Bởi vậy nếu một vị hỏi về thân tùy quán [kāyānupassana], một vị khác hỏi về thọ tùy quán [vedanānupassana], một vị khác hỏi về tâm tùy quán [cittānupassana], một vị khác hỏi về pháp tùy quán [dhammānupassana], mỗi vị tỳ khưu không để ý nhau rằng Ta bị vị tỳ khưu này hỏi rồi, cũng sẽ lại hỏi tiếp. Nếu như thế, thời gian của chư tỳ khưu đó được hiện bày, nhưng thời gian của chư Phật không hiện bày như thế, Thế Tôn đã thuyết về thân tùy quán với 14 phương pháp, thọ tùy quán với 9 phương pháp, tâm tùy quán với 16 phương pháp, pháp tùy quán với 5 phương pháp, nhanh hơn cả việc bắn cái bóng kích thước 4 lóng tay, đừng nói gì đến bốn cách thiết lập niệm, nếu có thêm 4 vị tỳ khưu đến hỏi về tứ chánh cần [sammappadhā], một nhóm khác hỏi về tứ như ý túc [iddhipāda], một nhóm khác hỏi về ngũ căn, nhóm khác hỏi về ngũ lực, lại một nhóm khác hỏi về thất giác chi, nhóm khác hỏi về bát chánh đạo, thì Thế Tôn trả lời vấn đề ấy ngay lập tức. Quả thật đừng nói gì bát chánh đạo. Nếu có nhóm người khác hỏi về 37 phẩm trợ đạo [bodhipakkhiyadhamma], thì Thế Tôn cũng có thể giải đáp vấn đề ấy ngay lập tức. Tại sao? Bởi vì trong khoảng thời gian như nhau, người bình thường nói một lời thì trưởng lão Ānanda nói được 8 lời, trưởng lão Ānanda nói được một câu thì Thế Tôn nói được 16 câu. Tại sao? bởi vì lưỡi của Thế Tôn mềm mại, hàm răng khít đều đặn, kim ngôn không bị đứt quãng bhavaṅgaparivāso [xuất thần, do sự biến hóa nhanh chóng của sát-na hộ kiếp của chư Phật]. Bởi lý do đó Ngài đã nói rằng: “Này Sārīputta, thuyết pháp của Thiện Thệ vẫn không hoàn tất.”

Ở đó, thuyết pháp [dhammadasenā] là thuyết có kỷ luật [có kế hoạch]. Câu cú của pháp [dhammapadabyañjanaṃ] là câu và văn tự trong Pāḷi, tức là chữ viết về văn tự của ý nghĩa đó. Sự rõ ràng của vấn đề [pañhapaṭibhānaṃ] là giải đáp vấn đề. Trình bày điều gì ở đây? Trình bày như thế này trong thời quá khứ, khi còn trẻ Như Lai có thể xếp tất cả các chữ thành câu, có thể nói thành kệ ngôn sau khi sắp xếp thành câu, có thể nói ý nghĩa bằng kệ ngôn mà phối hợp với các câu, có bốn chữ, có mười sáu chữ, nhưng lúc về già là lúc này không thể sắp xếp các chữ thành câu, hoặc sắp xếp các câu thành kệ ngôn, hoặc nói ý nghĩa bằng kệ ngôn, tất cả những điều đã được nói không có cả trong thời trẻ lẫn trong giai đoạn già, sự thuyết pháp của Như Lai là vô tận. mañcakena cepi maṃ [với chiếc giường nhỏ] lấy câu này để chỉ sức mạnh của đức Phật mà thôi, là trong lúc nâng đỡ đấng Thập lực lên chiếc giường nhỏ đi khắp các làng nhỏ và lớn, các thành thị không có. Bởi vậy tất cả Như Lai không còn bị chi phối trong phần tuổi thứ năm, không có các đặc tính như răng rụng v.v, sự thay đổi màu sắc da của sắc thân, có màu sắc như vàng không biến đổi, tịch diệt Niết-bàn trong thời gian thương yêu tuyệt đối [piyamanāpakāleyeva] của tất cả chư Thiên và nhân loại.

[162] Nāgasamālo là tên của một vị trưởng lão. Trong suốt 20 năm đầu tiên khi giác ngộ thì trưởng lão Nāgasamālo là thị giả của Thế Tôn cũng như trưởng lão Upavāna, trưởng lão Nāgita, trưởng lão Meghiya. Cúng dường quạt [bījayamāno] là sự  lạc trong mùa được an trú đối với Thế Tôn vơi gió được tạo ra từ quạt làm bằng từ lá cọ mềm. Etadavoca [nói lên] nghe là trưởng lão sau khi nghe Thế Tôn thuyết toàn bộ bài kinh, vị ấy tịnh tín trong việc thực hành khổ hạnh mà Thế Tôn đã thực hành trong quá khứ, mới nói lên lời như sau: “bạch Ngài, thật vi diệu thay.” Trong câu đó “thật vi diệu” bởi vì đáng được tán dương. Gọi là “không từng có” bởi vì chưa từng có, chưa từng tồn tại. Với 2 câu, trưởng lão chỉ ra sự ngạc nhiên của chính mình mà thôi. Kính bạch Thế Tôn pháp môn này gọi là gì [ko nāmo ayaṃ bhante] này trưởng lão nói với ý muốn rằng Pháp môn này tốt đẹp chăng, hãy lấy, ta sẽ xin Thế Tôn đặt tên cho pháp môn này. Tiếp đó sau khi Thế Tôn đặt tên cho pháp môn ấy, Ngài đã nói rằng: “bởi lý do ấy, ông hãy thọ trì” v.v. ý nghĩa đó như sau lông tóc ông dựng ngược do nghe bài kinh này, cho nên này Nāgasamālo, ông hãy nhớ pháp môn này là “Pháp môn lông tóc dựng ngược.”

Giải Thích Sự Thanh Tịnh Do Luân Hồi Kết Thúc

Giải Thích Đại Kinh Sư Tử Hống Kết Thúc.

[1] ma. ni. 1.311

[2] dī. ni. 1.235

[3] a. ni. 4.196

[4] ma. ni. 1.328

[5] mahāva. 16

[6] mahāva. 16

[7] 1 Koṭi = 10 triệu.

[8] saṃ. ni. 2.34

[9] a. ni. 4.31

[10] dī. ni. 2.35

[11] dha. pa. 1

[12] saṃ. ni. 1.29

[13] jā. 1.7.149

[14] dī. ni. 2.243

[15] su. ni. 562

[16] jā. 1.1.104; 1.5.103

[17] dī. ni. 1.166

[18] dī. ni. 3.61; saṃ. ni. 2.162

[19] vibha. 809

[20] vibha. 810

[21] vibha. 811

[22] vibha. 814

[23] vibha. 828

[24] dī. ni. 2.172

[25] saṃ. ni. 3.342, 392 “catasso nāgayoniyo catasso supaṇṇayoniyo”

[26] ma. ni. 2.227 “yoni hesā bhūmija phalassa adhigamāya”

[27] ma. ni. 2.457; dha. pa. 396 “na cāhaṃ brāhmaṇaṃ brūmi, yonijaṃ mattisambhavaṃ”

[28] a. ni. 4.184 taṃ gatiṃ pecca gacchāmīti

[29] dha. pa. 420 yassa gatiṃ na jānanti, devā gandhabbamānusāti

[30] ma. ni. 1.508 imesaṃ kho ahaṃ bhikkhūnaṃ sīlavantānaṃ neva jānāmi gatiṃ vā agatiṃ vā

[31] ma. ni. 1.503 evampi kho te ahaṃ brahme gatiṃ ca pajānāmi jutiñca pajānāmīti

[32] pari. 339 vibhavo gati dhammānaṃ, nibbānaṃ arahato gatīti

[33] dī. ni. 1.258; 2.34 dveyeva gatiyo bhavanti anaññāti

[34] jā. 2.22.3

[35] jā. 2.22.462

[36] dī. ni. 3.7

[37] jā. 2.22.1592, 1593, 1595

[38] pe. va. 275

[39] cūḷava. 311

[40] dī. ni. 2.329

[41] saṃ. ni. 1.184

[42] ma. ni. 1.83

[43] jā. 1.10.97

[44] jā. 1.8.75

[45] dī. ni. 2.329

[46] dī. ni. 3.174

[47] jā. 1.1.8

[48] a. ni. 3.138

[49] Saṃpatāmi = Papatāmi – Sī, Syā, I

[50] 1 usbha = 140 cubit [khuỷu tay]