Kinh số 117 – Giải Thích Đại Kinh Bốn Mươi
(Mahācattārīsakasuttavaṇṇanā)Xem Trung Bộ Kinh – Đại Kinh Bốn Mươi
136. Evamme sutanti Mahācattārīsakasuttaṃ. Tattha ariyanti niddosaṃ lokuttaraṃ, niddosañhi “ariyan”ti vuccati. Sammāsamādhinti maggasamādhiṃ. Saupanisanti sapaccayaṃ. Saparikkhāranti saparivāraṃ.
136. Đại Kinh Bốn Mươi được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, ariyaṃ: không có lỗi lầm, những thứ không có lỗi lầm được gọi là ‘ariya’. Chánh định: gồm định trong đạo. Có nhân: hữu duyên. Có yếu tố phối hợp: Có yếu tố kết hợp.
Parikkhatāti parivāritā. Sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hotīti dvidhā sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti purecārikā vipassanāsammādiṭṭhi ca maggasammādiṭṭhi ca. Vipassanāsammādiṭṭhi tebhūmakasaṅkhāre aniccādivasena parivīmaṃsati; Maggasammādiṭṭhi pana parivīmaṃsanapariyosāne bhūmiladdhaṃ vaṭṭaṃ samugghāṭayamānā vūpasamayamānā sītudakaghaṭasahassaṃ matthake āsiñcamānā viya uppajjati. Yathā hi khettaṃ kurumāno kassako paṭhamaṃ araññe rukkhe chindati, pacchā aggiṃ deti, so aggi paṭhamaṃ chinne rukkhe anavasese jhāpeti, evameva vipassanāsammādiṭṭhi paṭhamaṃ aniccādivasena saṅkhāre vīmaṃsati, maggasammādiṭṭhi tāya vīmaṃsanatthaṃ saṅkhāre puna appavattivasena samugghāṭayamānā uppajjati, sā duvidhāpi idha adhippetā.
Phối hợp rồi: đã bao vay. Có chánh kiến đi trước: Chánh kiến làm trưởng có hai phần là chánh kiến thiền tuệ – vipassanāsammādiṭṭhi dẫn dầu và chánh kiến thánh đạo – maggasammādiṭṭhi. Chánh kiến thiền tuệ việc quan sát các hành vận hành trong 3 cõi do mãnh lực tướng vô thường v.v.; Còn chánh kiến thánh đạo nhổ bỏ vòng luân hồi làm nhân dẫn đến các cõi, tức là làm cho sự an tịnh sanh khởi ở tận cùng của việc quan sát cũng giống như lấy một ngàn chậu nước lạnh đổ lên đầu. Giống như một người nông phu đang làm đồng, trước tiên sẽ chặt cây cối ở trong rừng, sau đó mới đốt lửa lửa, ngọn lửa đó sẽ thiêu rụi tất cả những cây đã bị chặt trước không còn dư sót thế nào, chánh kiến thiền tuệ cũng tương tự y như thế, (khi) quan sát các hành do mãnh lực tướng vô thường v.v, trước chánh kiến thánh đạo sanh khởi nhổ bỏ tất cả các hành do mãnh lực (các hành) không thể vận hành được nữa, để quan sát với chánh kiến thiền tuệ đó, trong trường hợp này muốn đề cập đến cả hai loại chánh kiến đó.
Micchādiṭṭhīti pajānātīti micchādiṭṭhiṃ aniccaṃ dukkhaṃ anattāti lakkhaṇapaṭivedhena ārammaṇato pajānāti, sammādiṭṭhiṃ kiccato asammohato pajānāti. Sāssa hoti sammādiṭṭhīti sā evaṃ pajānanā assa sammādiṭṭhi nāma hoti.
Nhận biết tà kiến là tà kiến: Biết rõ tà kiến thông qua đối tượng do thấu triệt tam tướng là vô tường, khổ não, và vô ngã; chánh kiến biết rõ chánh kiến theo phận sự bởi sự không mê muội. Sự hiểu biết của vị ấy là chánh kiến: Sự hiểu biết như vậy của vị ấy được gọi là chánh kiến.
Dvāyaṃ vadāmīti dvayaṃ vadāmi, duvidhakoṭṭhāsaṃ vadāmīti attho. Puññabhāgiyāti puññakoṭṭhāsabhūtā. Upadhivepakkāti upadhisaṅkhātassa vipākassa dāyikā.
Dvāyaṃ vadāmi: Ta nói có 2 loại (chánh kiến), có nghĩa là ta nói (chánh kiến) có hai loại. Thuộc phước báu: liên quan đến phước báu. Đưa đến quả sanh y: liên quan đến quả dị thục, tức là bản thể của sự tái sanh.
Paññā paññindriyantiādīsu vibhajitvā vibhajitvā amatadvāraṃ paññapeti dassetīti paññā. Tasmiṃ atthe indattaṃ karotīti paññindriyaṃ. avijjāya na kampatīti paññābalaṃ. Bojjhaṅgappattā hutvā catusaccadhamme vicinātīti dhammavicayasambojjhaṅgo. Maggasampattiyā pasaṭṭhā sobhanā diṭṭhīti sammādiṭṭhi. Ariyamaggassa aṅganti maggaṅgaṃ. Soti so bhikkhu. Pahānāyāti pajahanatthāya. Upasampadāyāti paṭilābhatthāya. Sammāvāyāmoti niyyāniko kusalavāyāmo. Satoti satiyā samannāgato hutvā. Anuparidhāvanti anuparivattantīti sahajātā ca purejātā ca hutvā parivārenti. Ettha hi sammāvāyāmo ca sammāsati ca lokuttarasammādiṭṭhiṃ sahajātā parivārenti rājānaṃ viya ekarathe ṭhitā asiggāhachattaggāhā. Vipassanāsammādiṭṭhi pana purejātā hutvā parivāreti rathassa purato pattikādayo viya. Dutiyapabbato paṭṭhāya pana sammāsaṅkappādīnaṃ tayopi sahajātaparivārāva hontīti veditabbā.
Tuệ và tuệ căn v.v, được gọi là ‘tuệ’ bởi được phân chia, được phân tích làm cho cánh cửa bất tử được hiển lộ, là trình bày cho thấy. Gọi là ‘tuệ căn’ bởi tính chất to lớn trong ý nghĩa (thực tính) đó. Gọi là ‘tuệ lực’ do không lay động bởi vô minh. Gọi là ‘trạch pháp giác chi’ do đã chứng đạt yếu tố của việc giác ngộ, xét đoán bốn Pháp Chân Lý. Gọi là ‘chánh kiến’ do nhìn thấy sự tốt đẹp bởi trọn vẹn của thánh đạo. Gọi là ‘chi đạo’ do là chi phần của thánh đạo. Đó: vị Tỳ khưu đó. Để dứt trừ: nhằm mục đích dứt trừ. Để chứng đắc: nhằm mục đích thành tựu đặc biệt. Chánh tinh tấn: sự nỗ lực thuộc thiện làm nhân dẫn dắt thoát khỏi khổ đau. Có niệm: được hội đủ với niệm. Diễn tiến theo: Chạy xung quanh là đồng sanh và tiền sanh. Cũng trong trường hợp này chánh tin tấn và chánh niệm là đồng sanh chạy xung quanh chánh kiến Siêu thế, giống như cận vệ hoàng gia một người cầm gươm và một người cầm lọng đứng cùng trên long xa tháp tùng đức vua. Còn chánh kiến thiền tuệ là tiền sanh xung quanh giống như người lính bước đi v.v, đi phía trước long xa. Vốn dĩ từ đoạn thứ 2 trở đi kể cả 3 Pháp (chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm) cũng nên hiểu rằng: là đồng sanh, là phụ thuộc của chánh tư duy v.v.
137. Micchāsaṅkappoti pajānātīti micchāsaṅkappaṃ aniccaṃ dukkhaṃ anattāti lakkhaṇapaṭivedhena ārammaṇato pajānāti sammāsaṅkappaṃ kiccato asammohato pajānāti. Ito aparesu sammāvācādīsupi evameva yojanā veditabbā. Kāmasaṅkappādayo dvedhāvitakkasutte (ma. ni. 1.206) vuttāyeva.
137. Biết rõ là tà tư duy: Biết rõ tà tư duy thông qua đối tượng do thấu triệt tam tướng là vô thương, khổ não, vô ngã; biết rõ chánh tư duy theo phận sự do không mê muội. Thậm chí trong chánh ngữ v.v, kể từ đây trở đi cũng nên biết cách liên kết ý nghĩa như vậy tương tự. Sự suy tư trong các dục v.v, đã được nói trong bài Kinh Song Tầm.
Takkotiādīsu takkanavasena takko. sveva ca upasaggena padaṃ vaḍḍhetvā vitakkoti vutto, sveva saṅkappanavasena saṅkappo. Ekaggo hutvā ārammaṇe appetīti appanā. Upasaggena pana padaṃ vaḍḍhetvā byappanāti vuttaṃ. Cetaso abhiniropanāti cittassa abhiniropanā. Vitakkasmiñhi sati vitakko ārammaṇe cittaṃ abhiniropeti vitakke pana asati attanoyeva dhammatāya cittaṃ ārammaṇaṃ abhiruhati jātisampanno abhiññātapuriso viya rājagehaṃ. Anabhiññātassa hi paṭihārena vā dovārikena vā attho hoti, abhiññātaṃ jātisampannaṃ sabbe rājarājamahāmattā jānantīti attanova dhammatāya nikkhamati ceva pavisati ca, evaṃsampadamidaṃ veditabbaṃ. Vācaṃ saṅkharotīti vacīsaṅkhāro. Ettha ca lokiyavitakko vācaṃ saṅkharoti, na lokuttaro. Kiñcāpi na saṅkharoti, vacīsaṅkhārotveva ca panassa nāmaṃ hoti. Sammāsaṅkappaṃ anuparidhāvantīti lokuttarasammāsaṅkappaṃ parivārenti. Ettha ca tayopi nekkhammasaṅkappādayo pubbabhāge nānācittesu labbhanti, maggakkhaṇe pana tiṇṇampi kāmasaṅkappādīnañca padacchedaṃ samugghātaṃ karonto maggaṅgaṃ pūrayamāno ekova sammāsaṅkappo uppajjitvā nekkhammasaṅkappādivasena tīṇi nāmāni labhati. parato sammāvācādīsupi eseva nayo.
Sự tìm cảnh v.v, gọi là sự tìm cảnh do tác động sự nghĩ ngợi. Chính sự tìm cảnh đó thêm tiền tố ‘vi’ vào được gọi là ‘vi-takka’ sự suy tầm. Chính sự suy tầm ấy được gọi là tư duy do mãnh lực của sự suy xét. Sự chuyên chú bởi áp sát đối tượng trở nên đồng nhất. Do thêm tiền tố mới gọi là sự hướng tâm. Sự đem tâm khắn khít cảnh: đem tâm lên. Bởi khi có suy tầm thì tầm đưa tâm đến lên khắn khít đối tượng. Nhưng khi không có tầm thì tâm cũng đi đến đối tượng theo bản thể tự nhiên của chính nó tương tự như người thiện xảo, có sanh chủng cao quý được bước vào hoàng cung. Bởi vì đối với một người không thiện xảo, phải cần một người dẫn đường hoặc người canh gác. Đức vua và quan đại thần của vua biết và nhận biết người thiện xảo, thành tựu về dòng dõi, vì lý do đó vị ấy mới ra và vào (hoàng cung) được theo tính chất tự nhiên của chính mình thế nào, nên hiểu ví dụ so sánh này như thế ấy. Gọi là khẩu hành do tạo tác từ lời nói. Và trong vấn đề khẩu hành này thì tầm thuộc Hiệp thế sẽ tạo tác lời nói, còn tầm thuộc Siêu thế không tạo tác. Thật vậy mặc dù thế tầm đó cũng được gọi là khẩu hành tương tự. Chạy xung quanh chánh tư duy: chạy xung quanh chánh tư duy thuộc Siêu thế. Và ở trong trường hợp này thậm chí cả 3 Pháp có tư duy xuất ly v.v, có được ở nhiều tâm khác nhau ở thời gian trước. Nhưng ở sát-na đạo thì chỉ có một yếu tố chánh tư duy cắt đứt con đường diễn tiến của cả 3 tư duy có sự tư duy v.v, trở thành việc nhổ bỏ (gốc rễ) lên tạo yếu tố đạo trọn vẹn sanh khởi, có được 3 tên gọi do liên quan đến tư duy xuất ly v.v. Ngay cả trong chánh ngữ v.v, ở trước cũng có cách thức tương tự.
138. Musāvādā veramaṇītiādīsu viratipi cetanāpi vaṭṭati. Āratītiādīsu vacīduccaritehi ārakā ramatīti ārati. Vinā tehi ramatīti virati. Tato tato paṭinivattāva hutvā tehi vinā ramatīti paṭivirati. Upasaggavasena vā padaṃ vaḍḍhitaṃ, sabbamidaṃ oramanabhāvasseva adhivacanaṃ, veraṃ maṇati vināsetīti veramaṇi. idampi oramanasseva vevacanaṃ.
138. Sự kiêng tránh nói dối v.v, là sự tránh xa cũng đúng, là Tư-cetanā cũng đúng. Sự xa lìa v.v, gọi là sự xa lìa do vui thích sự tránh xa từ khẩu ác hành. Không có vui thích trong khẩu ác hành gọi là sự tránh xa. Do quay trở lại khẩu ác hành đó rồi kiêng tránh những điều xấu ác đó là sự ngăn trừ. Hơn nữa, ngài thêm từ do ảnh hưởng tiền tố, toàn bộ những từ này đều là tên gọi thực tính, là việc kiêng tránh. Do tàn phá sự sân hận, làm cho sự thù hận tiêu tan gọi là sự kiêng tránh. Ngay cả câu này cũng đồng nghĩa sự kiêng tránh.
139. Pāṇātipātā veramaṇītiādīsupi cetanā viratīti ubhayampi vaṭṭatiyeva.
139. Kể cả sự kiêng tránh sát sanh v.v, thì cả 2 từ là Tư-cetanā, và sự xa lìa đều sử dụng như nhau.
140. Kuhanātiādīsu tividhena kuhanavatthunā lokaṃ etāya kuhayanti vimhāpayantīti kuhanā. Lābhasakkāratthikā hutvā etāya lapantīti lapanā. Nimittaṃ sīlametesanti nemittikā, tesaṃ bhāvo nemittikatā. Nippeso sīlametesanti nippesikā, tesaṃ bhāvo nippesikatā. Lābhena lābhaṃ nijigīsanti magganti pariyesantīti lābhena lābhaṃ nijigīsanā[1], tesaṃ bhāvo lābhena lābhaṃ nijigīsanatā. Ayamettha saṅkhepo, vitthārena panetā kuhanādikā visuddhimagge sīlaniddeseyeva Pāḷiñca aṭṭhakathañca āharitvā pakāsitā. Micchāājīvassa pahānāyāti ettha na kevalaṃ pāḷiyaṃ āgatova micchāājīvo, ājīvahetu pana pavattitā pāṇātipātādayo sattakammapathacetanāpi micchāājīvova. Tāsaṃyeva sattannaṃ cetanānaṃ padapacchedaṃ samugghātaṃ kurumānaṃ maggaṅgaṃ pūrayamānā uppannā virati sammāājīvo nāma.
140. Sự lừa đảo v.v, do đánh lừa thế giới khiến (trở nên) hoang mang bằng lời nói với 3 sự lừa đảo gọi là sự gạt gẫm. Do tham muốn lợi lộc, cung kính, tâng bốc với lời nói đó là sự tán phét. Những gợi ý một cách tự nhiên, tính chất của người ra hiệu đó gọi là các hành động gợi ý. Làm ra những đường lối lừa gạt bằng những hành động gạt gẫm một cách tự nhiên, tính chất đó gọi là các hành động lừa bịp. Việc trao trao đổi lội lộc bằng lợi lộc do trao đổi, tìm kiếm bao gồm sự tầm cầu lợi lộc bằng lợi lộc, tính chất của việc đó gọi là sự tham muốn được lợi lộc bằng lợi lộc. Ý nghĩa vắn tắt ở đây chỉ bấy nhiêu. Hành động chẳng hạn như việc lừa đảo tôi đưa đã đem đến cả Pāḷī và Chú giải được nói chi tiết ở phần diễn giải về giới trong bộ Thanh Tịnh Đạo. Để dứt trừ tà mạng này: tà mạng chỉ đến trong Chánh văn Pāḷī vẫn chưa đủ, hơn nữa Tư-cetanā thuộc 7 nghiệp đạo như sát sanh v.v, diễn ra do sự nuôi mạng làm nhân cũng là tà mạng. Sự kiêng tránh: thực hiện việc cắt đứt đạo lộ diễn tiến của chính 7 loại Tư-cetanā này, nhổ tận gốc rễ làm cho chi đạo trở nên tròn đủ được sanh lên gọi là chánh mạng.
141. Sammādiṭṭhissāti maggasammādiṭṭhiyaṃ ṭhitassa puggalassa. Sammāsaṅkappo pahotīti maggasammāsaṅkappo pahoti, phalasammādiṭṭhissapi phalasammāsaṅkappo pahotīti evaṃ sabbapadesu attho veditabbo. Sammāñāṇassa [2]sammāvimuttīti ettha pana maggasammāsamādhimhi ṭhitassa maggapaccavekkhaṇaṃ sammāñāṇaṃ pahoti, phalasammāsamādhimhi ṭhitassa phalapaccavekkhaṇaṃ sammāñāṇaṃ pahoti. Maggapaccavekkhaṇasammāñāṇe[3] ca ṭhitassa maggasammāvimutti pahoti, phalapaccavekkhaṇasammāñāṇe[4] ṭhitassa phalasammāvimutti pahotīti attho. Ettha ca ṭhapetvā aṭṭha phalaṅgāni sammāñāṇaṃ paccavekkhaṇaṃ katvā sammāvimuttiṃ phalaṃ kātuṃ vaṭṭatīti vuttaṃ.
141. Vị có chánh kiến: Hạng người vững trú trong chánh kiến thánh đạo. Chánh tư duy có vừa đủ: Chánh tư duy trong Đạo có vừa đủ, chánh tư duy trong Quả cũng có vừa đủ ngay cả vị có chánh kiến trong Quả, nên hiểu ý nghĩa trong toàn bộ câu theo cách đã trình bày. Vị có chánh trí, chánh giải thoát (cũng có vừa đủ): này có lời giải thích rằng: chánh trí thuộc phương tiện quán chiếu đạo cũng vừa đủ với hạng người vững trú trong chánh định thánh đạo, chánh trí thuộc phương tiện quán chiếu quả cũng vừa đủ cho hạng người được vững trú trong chánh định thánh quả, chánh giải thoát trong đạo cũng có vừa đủ cùng hạng người vững trú trong trí thuộc phương tiện quán chiếu đạo, chánh giải thoát trong quả cũng có vừa đủ cùng hạng người vững trú trong trí thuộc phương tiện quán chiếu quả. Ở trong trường hợp này ngài nói như sau: loại trừ chi phần của cả 8 quả, sau khi làm cho chánh trí trở thành phương tiện quán chiếu rồi thực hiện chánh giải thoát trở thành quả cũng thích hợp.
142. Sammādiṭṭhissa, bhikkhave, micchādiṭṭhi nijjiṇṇā hotītiādīsu avasesanikāyabhāṇakā phalaṃ kathitanti vadanti, majjhimabhāṇakā pana dasannaṃ nijjaravatthūnaṃ āgataṭṭhāne maggo kathitoti vadanti. Tattha[5] dassanaṭṭhena sammādiṭṭhi veditabbā, viditakaraṇaṭṭhena sammāñāṇaṃ, tadadhimuttaṭṭhena[6] sammāvimutti.
142. Này chư Tỳ khưu, đối với người có chánh kiến thì tà kiến trở nên kiệt quệ v.v, các Ācāriya đã nói Nikāya còn lại rằng: thuyết đến quả. Còn các Ācāriya nói về Majjhima-nikaya nói về nơi đến của mười sự tiêu tán – nijjaravatthū rằng: thuyết đến đạo. Trong số những Pháp đó nên hiểu rằng chánh kiến bởi ý nghĩa nhìn thấy Nibbāna, gọi là chánh trí với ý nghĩa làm sáng tỏ Nibbāna, gọi là chánh giải thoát với ý nghĩa hướng tâm vào trong Nibbāna.
Vīsati kusalapakkhāti sammādiṭṭhiādayo dasa, “sammādiṭṭhipaccayā ca aneke kusalā dhammā”tiādinā nayena vuttā dasāti evaṃ vīsati kusalapakkhā honti. Vīsati akusalapakkhāti “micchādiṭṭhi nijjiṇṇā hotī”tiādinā nayena vuttā micchādiṭṭhiādayo dasa, “ye ca micchādiṭṭhipaccayā aneke pāpakā”tiādinā vuttā dasa cāti evaṃ vīsati akusalapakkhā veditabbā. Mahācattārīsakoti mahāvipākadānena mahantānaṃ kusalapakkhikānañceva akusalapakkhikānañca cattārīsāya dhammānaṃ pakāsitattā mahācattārīsakoti.
Có hai mươi thiện phần: mười Pháp có chánh kiến v.v, và mười pháp được thuyết giảng theo cách thức như sau: “do duyên chánh kiến mà nhiều thiện pháp sanh khởi v.v.” Có hai mươi bất thiện phần: mười Pháp có tà kiến v.v, được thuyết theo cách thức như sau: “tà kiến trở nên kiệt quệ”, và mười pháp được thuyết theo cách thức sau: “do duyên tà kiến nhiều ác bất thiện pháp (có thể sanh lên) v.v.” Đại pháp môn Bốn mươi: Bốn mươi nhóm lớn do tuyên thuyết 40 pháp thuộc phần thiện và thuộc phần bất thiện là Pháp to lớn do việc cho nhiều quả.
Imasmiñca pana sutte pañca sammādiṭṭhiyo kathitā vipassanāsammādiṭṭhi kammassakatāsammādiṭṭhi maggasammādiṭṭhi phalasammādiṭṭhi paccavekkhaṇāsammādiṭṭhīti. Tattha “micchādiṭṭhiṃ micchādiṭṭhīti pajānātī”tiādinā nayena vuttā vipassanāsammādiṭṭhi nāma. “Atthi dinnan”tiādinā nayena vuttā kammassakatāsammādiṭṭhi nāma. “Sammādiṭṭhissa, bhikkhave, sammāsaṅkappo pahotī”ti ettha pana maggasammādiṭṭhi phalasammādiṭṭhīti dvepi kathitā. “sammāñāṇaṃ pahotī”ti ettha pana paccavekkhaṇāsammādiṭṭhi kathitāti veditabbā.
Và hơn nữa trong bài Kinh này thuyết về 5 loại chánh kiến là chánh kiến thiền tuệ, chánh kiến sở hữu nghiệp, chánh kiến thánh đạo, chánh kiến thánh quả, và chánh kiến quán xét lại. Ở đây, chánh kiến được nói theo cách thức sau: “Biết rõ tà kiến là tà kiến” gọi là chánh kiến thiền tuệ. Nói theo cách sau: “Có bố thí v.v,” gọi là chánh kiến sở hữu nghiệp. Cả hai loại chánh kiến là chánh kiến thánh đạo và chánh kiến thánh quả được nói trong lời này rằng: “Này chư Tỳ khưu, đối với người có chánh kiến thì chánh tư duy có vừa đủ”. Hơn nữa, nên biết rằng nói chánh kiến quán xét lại trong lời này: “Chánh trí cũng vừa đủ”.
143. Sammādiṭṭhiṃ ce bhavaṃ garahatīti micchādiṭṭhi nāmāyaṃ sobhanāti vadantopi sammādiṭṭhi nāmāyaṃ na sobhanāti vadantopi sammādiṭṭhiṃ garahati nāma. Okkalāti Okkalajanapadavāsino. Vassabhaññāti Vasso ca Bhañño cāti[7] dve janā. Ahetuvādāti natthi hetu natthi paccayo sattānaṃ visuddhiyāti evamādivādino. Akiriyavādāti karoto na karīyati pāpanti evaṃ kiriyapaṭikkhepavādino. Natthikavādāti natthi dinnantiādivādino. Te imesu tīsupi dassanesu okkantaniyāmā ahesuṃ. kathaṃ panetesu niyāmo hotīti. Yo hi evarūpaṃ laddhiṃ gahetvā rattiṭṭhānadivāṭṭhāne nisinno sajjhāyati vīmaṃsati, tassa “natthi hetu natthi paccayo karoto na karīyati pāpaṃ, natthi dinnaṃ, kāyassa bhedā ucchijjatī”ti tasmiṃ ārammaṇe micchāsati santiṭṭhati, cittaṃ ekaggaṃ hoti, javanāni javanti. Paṭhamajavane satekiccho hoti, tathā dutiyādīsu. sattame Buddhānampi atekiccho anivattī Ariṭṭhakaṇḍakasadiso hoti.
143. Nếu ai chỉ trích chánh kiến: khi nói rằng: tà kiến này được gọi là tốt đẹp (hay) khi nói rằng: chánh kiến này gọi là không tốt đẹp, gọi là chỉ trích chánh kiến. Okkalā: người dân xứ sở Okkalā. Dân chúng Vassa, dân chúng Bhaññā: hai nhóm dân là nhóm Vassa và Bhaññā. Vô nhân luận: người có luận thuyết như vầy: không có nhân, không có duyên để sự tịnh khiết của tất cả chúng sanh. Vô tác luận: người có luận thuyết bác bỏ việc thực hành như vầy rằng: Việc tạo ác không được tính là đã tạo. Vô quả luận: người có luận thuyết như vầy rằng vật thí được cho sẽ không có kết quả. Những người có những luận thuyết như đã nói chắc chắn trở thành người bị rơi vào trong 3 sự nhận thức – dassana. Việc xác định chắc chắn của sự nhận thức – dassana có được ra sao? Bởi vì hạng người nào theo học thuyết có hình thức như vậy ngồi ở chỗ nghĩ ban ngày và ở chỗ nghĩ ban đêm suy xét thì tà niệm của hạng người ấy sẽ được vững trú trong đối tượng: “nhân không có, duyên không có khi tạo việc xấu ác không được xem là đã tạo, việc bố thí đã làm cũng không có kết quả, khi thân hoại mạng chung tâm của người đó có đối tượng chuyên nhất, các đổng lực chuyển động. Ở đổng lực thứ nhất vừa đủ có thể giải quyết được, ở đổng lực thứ hai v.v, cũng vẫn còn có thể giải quyết tương tự. Nhưng ở đổng lực thứ bảy thì ngay cả chư Phật cũng không thể giải quyết được, là vị không thể quay trở lại như Tỳ khưu Ariṭṭhakaṇḍaka.
Tattha koci ekaṃ dassanaṃ okkamati, koci dve, koci tīṇipi, niyatamicchādiṭṭhikova hoti, patto saggamaggāvaraṇañceva mokkhamaggāvaraṇañca. Abhabbo tassa attabhāvassa anantaraṃ saggampi gantuṃ, pageva mokkhaṃ, vaṭṭakhāṇu nāmesa satto pathavīgopako, yebhuyyena evarūpassa bhavato vuṭṭhānaṃ natthi. Vassabhaññāpi edisā ahesuṃ. Nindābyārosaupārambhabhayāti attano nindābhayena ghaṭṭanabhayena upavādabhayena cāti attho. sesaṃ sabbattha uttānamevāti.
Ở đấy, một số người rơi vào 1 sự nhận thức, một số người 2 sự nhận thức, một số người 3 sự nhận thức trở thành hoàn toàn có tà-kiến-cố-định, đưa đến việc cản trở con đường đến thiên giới và chứng đắc Nibbāna, là người không thích hợp để đạt đến cõi trời theo tuần tự ở kiếp sống đó, thì còn nói gì nữa đến việc chứng đạt Nibbāna, chúng sanh này gọi là chướng ngại của luân hồi (người) trông chừng mặt đất, phần đông chúng sanh có hình thức như vậy không thể thoát khỏi kiếp sống – bhava, kể cả dân chúng Vassa và dân chúng Bhañña cũng như thế. Vì sợ quở trách, phẫn nộ, công kích: Bởi sợ bản thân bị chỉ trích, bởi sợ bị thóa mạ, bởi sợ bị sỉ nhục. Từ còn lại ở các câu đều đơn giản.
Giải Thích Đại Kinh Bốn Mươi Kết Thúc