Kinh số 112 – Giải Thích Kinh Sáu Thanh Tịnh

(Chabbisodhanasuttavaṇṇanā)

Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Sáu Thanh Tịnh

98. Evamme sutanti Chabbisodhanasuttaṃ. Tattha khīṇā jātītiādīsu ekenāpi padena aññā byākatāva hoti, dvīhipi. Idha pana catūhi padehi aññabyākaraṇaṃ āgataṃ. Diṭṭhe diṭṭhavāditāti-ādīsu yāya cetanāya diṭṭhe diṭṭhaṃ meti vadati, sā diṭṭhe diṭṭhavāditā nāma. Sesapadesupi eseva nayo. Ayamanudhammoti ayaṃ sabhāvo. Abhinanditabbanti na kevalaṃ abhinanditabbaṃ, parinibbutassa panassa sabbopi khīṇāsavassa sakkāro kātabbo. Uttariṃ pañhoti sace panassa veyyākaraṇena asantuṭṭhā hotha, uttarimpi ayaṃ pañho pucchitabboti dasseti. Ito paresupi tīsu vāresu ayameva nayo.

98. Kinh Sáu Thanh Tịnh được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Quả vị A-ra-hán hoàn toàn đã được giải nghĩa chỉ với một câu, chỉ với hai câu được bắt đầu như sau: ‘sự tái sanh đã cạn kiệt’. Nhưng trong bài Kinh này ngài đã đưa việc tuyên bố A-ra-hán Quả đến (nói cho đầy đủ) cả bốn câu. Cái gì đã thấy nói đã thấy: người có lời nói rằng đã nhìn thấy đối tượng, được coi là người có lời nói rằng đã thấy đối tượng đã được nhìn thấy, bằng Tư-cetanā nào thì Tư-cetanā ấy làm nhân để nói rằng: Ta đã thấy đối tượng đã được nhìn thấy. Ngay cả câu còn lại cũng có phương thức tương tự. Tùy Pháp: thực tính này. Không khen ngợi: Chớ nên hoàn toàn hoan hỷ, khi vị Tỳ khưu này viên tịch nên thực hiện cung kính (ở vị trí) bậc lậu tận ở mọi phương diện. Một câu hỏi nữa: Ngài trình bày rằng nếu các ông vẫn chưa hài lòng việc trả lời (quả vị A-ra-hán) của vị Tỳ khưu này nên hỏi vấn đề này, thậm chí xa hơn nữa. Trong cả 3 đoạn cả đoạn đầu từ đoạn này trở đi cũng có phương thức tương tự như.

99. Abalanti dubbalaṃ. Virāgunanti vigacchanasabhāvaṃ. Anassāsikanti assāsavirahitaṃ. Upāyūpādānāti taṇhādiṭṭhīnametaṃ adhivacanaṃ. Taṇhādiṭṭhiyo hi tebhūmakadhamme upentīti upāyā[1], upādiyantīti upādānā. Cetaso adhiṭṭhānābhinivesānusayātipi tāsaṃyeva nāmaṃ. Cittañhi taṇhādiṭṭhīhi sakkāyadhammesu tiṭṭhati adhitiṭṭhatīti[2] taṇhādiṭṭhiyo cetaso adhiṭṭhānā, tāhi taṃ abhinivisatīti abhinivesā, tāhiyeva taṃ anusetīti anusayāti vuccanti. Khayā virāgātiādīsu khayena virāgenāti attho. Sabbāni cetāni aññamaññavevacanāneva.

99. Không mạnh mẽ: yếu đuối. Lìa sự dễ thương: Xa lìa thực tính. Không đáng vui mừng: loại bỏ sự dễ chịu. Không đáng chấp thủ: đây là từ biểu trưng của tham ái và tà kiến. Thật vậy, các tham ái và tà kiến gọi là đường lối-upāya bởi đạt đến các Pháp được vận hành trong cả ba cõi, chấp thủ bởi sự chấp chặt. Là sự quyết định, sự chấp chặt, và sự tiềm ẩn của tâm: đây chính là tên gọi của tham ái và tà kiến đó. Bởi tâm quyết định vững trú trong các Pháp thuộc về thân do tham ái và tà kiến, vì lý do đó tham ái và tà kiến được gọi là sự quyết định của tâm, gọi là sự chấp chặt bởi chấp thủ sắc đó do tham ái và tà kiến đó, gọi là sự tiềm ẩn do ngấm ngầm với sắc đó bởi tham ái và tà kiến đó. Do cạn kiệt, do ly ái: có nghĩa là do sự đoạn tận, do sự lìa xa ái luyến. Kể cả những câu còn lại đều là những từ đồng nghĩa với nhau.

100. Pathavīdhātūti patiṭṭhānadhātu. Āpodhātūti ābandhanadhātu. Tejodhātūti paripācanadhātu. Vāyodhātūti vitthambhanadhātu. Ākāsadhātūti asamphuṭṭhadhātu. Viññāṇadhātūti vijānanadhātu. Na anattato[3] upagacchinti ahaṃ attāti attakoṭṭhāsena na upagamiṃ. Na ca pathavīdhātunissitanti pathavīdhātunissitā sesadhātuyo ca upādārūpañca arūpakkhandhā ca. Tepi hi nissitavatthurūpānaṃ pathavīdhātunissitattā ekena pariyāyena pathavīdhātunissitāva. Tasmā “na ca pathavīdhātunissitan”ti vadanto sesarūpārūpadhammepi attato na upagacchinti vadati. Ākāsadhātunissitapade pana avinibbhogavasena sabbampi bhūtupādārūpaṃ ākāsadhātunissitaṃ nāma, tathā taṃnissitarūpavatthukā arūpakkhandhā. Evaṃ idhāpi rūpārūpaṃ gahitameva hoti. Viññāṇadhātunissitapade pana sahajātā tayo khandhā cittasamuṭṭhānarūpañca viññāṇadhātunissitanti rūpārūpaṃ gahitameva hoti.

100. Nguyên tố làm cho vững trú gọi là địa giới. Nguyên tố trói buộc gọi là thủy giới. Nguyên tố làm cho ấm áp gọi là hỏa giới. Nguyên tố làm cho chuyển động gọi là phong giới. Nguyên tố không đụng chạm được gọi là hư không giới. Nguyên tố biết rõ gọi là thức giới. Đạt đến trạng thái vô thường. Ta không đạt đến (là chiếm đoạt) theo phần-koṭṭhāsa của tự ngã rằng: đây là tự ngã. Hơn nữa, không đạt đến tự ngã y cứ địa giới: không đạt đến các giới-dhātu còn lại do nương vào địa giới và sắc y sinh, ngay cả các vô sắc uẩn cũng y cứ địa giới theo một phương pháp tương tự, bởi vì các sắc vật mà các vô sắc uẩn y cứ cũng nương vào địa giới. Bởi thế khi nói rằng: “không chiếm hữu giới còn lại mà nương vào địa giới” trong khi nói – ta không chiếm hữu kể cả các sắc pháp và vô sắc pháp còn lại cho là tự ngã. Lại nữa, y cứ hư giới – sắc đại hiển – sắc y đại sinh toàn bộ đều gọi là nương vào hư không giới do tác động sắc bất ly. Các vô sắc uẩn có sắc vật làm chỗ y cứ cũng được gọi là nương vào hư không giới tương tự. Như vậy kể cả trong trường hợp này sắc và vô sắc dĩ nhiên trở thành điều hoàn toàn được nắm lấy. Còn trong câu y cứ vào thức giới, ba uẩn đồng sanh và sắc có tâm làm sở sanh là sắc nương vào thức giới như đã trình bày, sắc và vô sắc hẳn trở thành điều hoàn toàn được nắm lấy.

101. Rūpe cakkhuviññāṇe cakkhuviññāṇaviññātabbesu dhammesūti ettha yaṃ atīte cakkhudvārassa āpāthaṃ āgantvā niruddhaṃ, yañca anāgate āpāthaṃ āgantvā nirujjhissati, yampi etarahi āgantvā niruddhaṃ, taṃ sabbaṃ rūpaṃ nāma. Yaṃ pana atītepi āpāthaṃ anāgantvā niruddhaṃ, anāgatepi anāgantvā nirujjhissati, etarahipi anāgantvā niruddhaṃ, taṃ cakkhuviññāṇaviññātabbadhammesu saṅgahitanti vutte Tipiṭakacūḷābhayatthero āha — “Imasmiṃ ṭhāne dvidhā karotha, upari chandovāre kinti karissatha, nayidaṃ labbhatī”ti. Tasmā tīsu kālesu āpāthaṃ āgataṃ vā anāgataṃ vā sabbampi taṃ rūpameva, cakkhuviññāṇasampayuttā pana tayo khandhā cakkhuviññāṇaviññātabbadhammāti veditabbā. Ayañhettha attho “cakkhuviññāṇena saddhiṃ viññātabbesu dhammesū”ti. Chandoti taṇhāchando. Rāgoti sveva rajjanavasena rāgo. Nandīti sveva abhinandanavasena nandī. Taṇhāti sveva taṇhāyanavasena taṇhā. sesadvāresupi eseva nayo.

101. Đối với sắc, đối với nhãn thức, trong các pháp được nhận thức bằng nhãn thức: này có lời giải thích sau – khi nói rằng sắc nào đã nhập vào dòng chảy nhãn môn rồi diệt tắt trong quá khứ, sắc nào đã nhập vào dòng chảy nhãn môn sẽ diệt tắt trong thời vị lai và sắc nào đã nhập vào diệt tắt ở hiện tại thì toàn bộ sắc đó được gọi là sắc. Còn sắc nào không nhập vào dòng chảy nhãn môn đã diệt ở quá khứ, vẫn chưa nhập vào sẽ diệt ngay ở vị lai và vẫn chưa nhập vào cũng diệt ở hiện tại sắc đó được nhiếp hợp vào các Pháp cần biết rõ bằng nhãn thức. Trưởng lão Cūḷābhaya vị lầu thông Tam Tạng đã nói rằng: – “Ở tình huống này ông hãy chia sắc làm 2 phần, ông sẽ làm như thế nào vào thời điểm ước muốn đến trước mặt? điều này không có được”. Vì thế sắc nhập vào dòng chảy nhãn môn (hay) vẫn chưa nhập vào trong cả 3 thời, toàn bộ đều được xếp thành sắc. Còn 3 uẩn tương ưng với nhãn thức nên biết rằng là Pháp cần được biết rõ bằng nhãn thức. Trong trường hợp này có ý nghĩa như sau: “Trong các Pháp cần được biết rõ cùng với nhãn thức”. Dục: Tham dục. Ái luyến: chính là dục đấy được coi là ái do mãnh lực sự quyến luyến trong dục. Sự thỏa thích: chính là dục đó được xếp vào sự thỏa thích do mãnh lực của sự thích thú. Tham ái: chính là dục ấy được xem là tham ái do mãnh lực của sự thèm khát. Kể cả các môn-dvāra còn lại cũng có phương thức tương tự.

102. Ahaṅkāramamaṅkāramānānusayāti ettha ahaṅkāro māno, mamaṅkāro taṇhā, sveva mānānusayo. Āsavānaṃ khayañāṇāyāti idaṃ pubbenivāsaṃ dibbacakkhuñca avatvā kasmā vuttaṃ? Bhikkhū lokiyadhammaṃ na pucchanti, lokuttarameva pucchanti, tasmā pucchitapañhaṃyeva kathento evamāha. Ekavissajjitasuttaṃ nāmetaṃ, Chabbisodhanantipissa nāmaṃ. Ettha hi cattāro vohārā pañca khandhā cha dhātuyo cha ajjhattikabāhirāni āyatanāni attano saviññāṇakakāyo paresaṃ saviññāṇakakāyoti ime cha koṭṭhāsā visuddhā, tasmā “chabbisodhaniyan”ti vuttaṃ. Parasamuddavāsittherā pana attano ca parassa ca viññāṇakakāyaṃ ekameva katvā catūhi āhārehi saddhinti cha koṭṭhāse vadanti.

102. Ngã – ngã sở – ngã tùy miên: Ngã là ngã mạn, ngã sở là tham ái, cả hai – ngã và ngã sở là ngã tùy miên. Tại sao, đức Thế Tôn không thuyết Túc mạng trí và Thiên nhãn trí nhưng trở lại thuyết về Lậu tận trí? Bởi vì chư Tỳ khưu không hỏi Pháp thuộc về Hiệp thế chỉ hỏi về Siêu thế, vì thế khi trả lời chỉ trả lời câu hỏi được hỏi mà thôi nên mới thuyết như vậy. Đây gọi là Kinh Ekavissajjita và cũng có tên là Kinh Chabbisodhana. Trong bài kinh này Sáu nhóm là bốn sự phát biểu-vohāra, năm uẩn, sáu giới-dhātu, sáu nội xứ và sáu ngoại xứ, thân hữu thức của mình, thân hữu thức của người khác đều là Pháp thanh tịnh, vì thế gọi là “Sáu Thanh Tịnh”. Còn trưởng lão Parasamuddavāsī nói Sáu nhóm theo cách kết hợp thân có thức của mình cùng với của người khác vào tạo thành cùng một nhóm với tứ thực-āhāra.

Ime pana cha koṭṭhāsā “kiṃ te adhigataṃ, kinti te adhigataṃ, kadā te adhigataṃ, kattha te adhigataṃ, katame te kilesā pahīnā, katamesaṃ tvaṃ dhammānaṃ lābhī”ti (pārā. 198) evaṃ vinayaniddesapariyāyena sodhetabbā.

Hơn nữa, Sáu nhòm này cần được làm thanh lọc cho đúng đắn theo phương pháp được phân tích trong Luật như vầy: “Ngài đã chứng đắc điều gì? Ngài đã chứng đắc như thế nào? Ngài chứng đắc vào lúc nào? Ngài chứng đắc ở đâu? Các phiền não nào đã được ngài dứt bỏ? Ngài đã đạt được các Pháp nào?” (pārā. 198).

Ettha hi kiṃ te adhigatanti adhigamapucchā, jhānavimokkhādīsu sotāpattimaggādīsu vā kiṃ tayā adhigataṃ. Kinti te adhigatanti upāyapucchā. Ayañhi etthādhippāyo — kiṃ tayā aniccalakkhaṇaṃ dhuraṃ katvā adhigataṃ, dukkhānattalakkhaṇesu aññataraṃ vā, kiṃ vā samādhivasena abhinivisitvā, udāhu vipassanāvasena, tathā kiṃ rūpe abhinivisitvā, udāhu arūpe, kiṃ vā ajjhattaṃ abhinivisitvā, udāhu bahiddhāti. Kadā te adhigatanti kālapucchā, pubbaṇhamajjhanhikādīsu katarasmiṃ kāleti vuttaṃ hoti.

Trong trường hợp này ngài đã chứng đắc điều gì? là câu hỏi hỏi đến việc chứng đắc là hỏi rằng: ngài đã chứng đắc điều gì? Trong số các thiền và sự giải thoát v.v, hoặc trong số các Đạo chẳng hạn như Tu-đà-hoàn Đạo v.v. Ngài đã chứng đắc như thế nào? là câu hỏi hỏi đến phương pháp để đắc chứng. Bởi trong câu này có lời giải thích như sau – Ngài đã thực hành trạng thái vô thường trở thành nhiệm vụ mới chứng đắc hoặc thực hành bất kỳ trạng thái khổ đau hoặc trạng thái vô ngã nào cho trở thành nhiệm vụ mới chứng đắc? Hơn nữa, ngài giữ chặt do mãnh lực định, hoặc giữ chặt do mãnh lực Minh sát, lại nữa giữ chặt trong sắc hoặc giữ chặt trong vô sắc? Hơn thế nữa, giữ chặt bên trong hoặc giữ chặt ở bên ngoại mới chứng đắc? Ngài chứng đắc vào lúc nào? là hỏi đến thời gian đã chứng đắc, có lời giải thích như sau – vào lúc sáng và vào lúc trưa v.v.

Kattha te adhigatanti okāsapucchā, kismiṃ okāse, kiṃ rattiṭṭhāne divāṭṭhāne rukkhamūle maṇḍape katarasmiṃ vā vihāreti vuttaṃ hoti. Katame te kilesā pahīnāti pahīnakilese pucchati, kataramaggavajjhā tava kilesā pahīnāti vuttaṃ hoti.

Ngài chứng đắc ở đâu? Là hỏi đến chỗ đã chứng đắc, có lời giải thích như sau: ở chỗ nào là chỗ nghỉ ban đêm, ở chỗ nghỉ ban ngày, ở gốc cây, ở nơi có mái che hoặc ở tịnh xá nào? Các phiền não nào đã được ngài dứt bỏ? Là hỏi đến phiền não đã dứt bỏ, có lời giải thích như sau – ngài đã dứt trừ phiền não ở Đạo nào có thể tiêu diệt.

Katamesaṃ tvaṃ dhammānaṃ lābhīti paṭiladdhadhammapucchā, paṭhamamaggādīsu katamesaṃ tvaṃ dhammānaṃ lābhīti vuttaṃ hoti.

Ngài đã đạt được các Pháp nào? là hỏi đến Pháp đã chứng đắc, có lời giải thích như sau – Các pháp có Sơ Đạo v.v, ngài đã chứng đắc những Pháp nào?

Tasmā idāni cepi koci bhikkhu uttarimanussadhammādhigamaṃ byākareyya, na so ettāvatāva sakkātabbo. Imesu pana chasu ṭhānesu sodhanatthaṃ vattabbo “kiṃ te adhigataṃ, kiṃ jhānaṃ udāhu vimokkhādīsu aññataran”ti? Yo hi yena adhigato dhammo, so tassa pākaṭo hoti. sace “idaṃ nāma me adhigatan”ti vadati, tato “kinti te adhigatan”ti pucchitabbo. Aniccalakkhaṇādīsu kiṃ dhuraṃ katvā, aṭṭhatiṃsāya vā ārammaṇesu rūpārūpājjhattabahiddhādibhedesu vā dhammesu kena mukhena abhinivisitvāti? yo hi yassābhiniveso, so tassa pākaṭo hoti.

Bởi thế ngay ở hiện tại này nếu như có một số vị Tỳ khưu trả lời việc chứng đắc Pháp thượng nhân cũng không xứng đáng để cung kính chỉ với chứng ấy lý do. Cũng trong 6 trường hợp-ṭhāna này nên nói để thanh tịnh “ngài đã chứng đắc điều gì? là thiền, hoặc bất kỳ sự giải thoát nào?” Thật vậy, Pháp nào mà vị ấy đã chứng đắc thì Pháp ấy sẽ hiển lộ nơi vị ấy. Nếu nói rằng “Tôi đã chứng đắc Pháp tên này”, khi đó cần phải hỏi rằng: “Ngài đã chứng đắc như thế nào?” (giải thích rằng) Ngài đã làm gì trong số trạng thái vô thường v.v, để trở thành nhiệm vụ rồi giữ chặt theo lối gì? Trong số ba mươi tám đối tượng hoặc trong số các pháp, sắc pháp và vô sắc pháp, nội xứ và ngoại xứ v.v, rồi mới chứng đắc? Do sự chấp chặt nào của người nào thì sự chấp chặt sẽ hiển lộ cùng người đó.

Sace pana “ayaṃ nāma me abhiniveso, evaṃ mayā adhigatan”ti vadati, tato “kadā te adhigatan”ti pucchitabbo, “kiṃ pubbaṇhe, udāhu majjhanhikādīsu aññatarasmiṃ kāle”ti? sabbesañhi attanā adhigatakālo pākaṭo hoti. Sace “amukasmiṃ nāma me kāle adhigatan”ti vadati, tato “kattha te adhigatan”ti pucchitabbo, “kiṃ divāṭṭhāne, udāhu rattiṭṭhānādīsu aññatarasmiṃ okāse”ti? sabbesañhi attanā adhigatokāso pākaṭo hoti. Sace “amukasmiṃ nāma me okāse adhigatan”ti vadati, tato “katame te kilesā pahīnā”ti pucchitabbo, “kiṃ paṭhamamaggavajjhā, udāhu dutiyādimaggavajjhā”ti? sabbesañhi attanā adhigatamaggena pahīnakilesā pākaṭā honti.

Hơn nữa nếu nói rằng “sự chấp chặt tên này, tôi đã chứng đắc như vậy”, khi đó cần phải hỏi rằng “ngài đã chứng đắc khi nào?”, “Đã chứng đắc vào buổi sáng, hoặc vào buổi trưa trong khoảng thời gian nào đó?” bởi vì thời gian chứng đắc của bản thân sẽ hiển lộ cùng tất cả mọi người. Nếu như nói rằng “Tôi đã chứng đắc vào thời gian tên kia”, khi đó cũng cần phải hỏi rằng: “Ngài đã chứng đắc ở đâu?”, “đã chứng đắc ở chỗ nghỉ ban ngày, hoặc ở chỗ nghỉ ban đêm v.v, hoặc bất cứ chỗ nghỉ nào?” bởi vì thời gian mà bản thân chứng đắc sẽ hiển lộ cùng tất cả mọi người. Lại nữa nếu như nói rằng: “Tôi chứng đắc ở chỗ tên đó”, khi ấy cũng cần phải hỏi rằng: “Các phiền não nào đã được ngài dứt bỏ?”, “Ngài đã dứt trừ phiền não mà Sơ Đạo có thể tiêu diệt, hoặc Nhị Đạo v.v, có thể tiêu diệt?” Bởi vì phiền não được dứt trừ bởi Đạo mà bản thân chưng đắc sẽ hiển lộ cùng tất cả mọi người.

Sace “ime nāma me kilesā pahīnā”ti vadati, tato “katamesaṃ tvaṃ dhammānaṃ lābhī”ti pucchitabbo, “kiṃ sotāpattimaggassa, udāhu sakadāgāmimaggādīsu aññatarassā”ti? sabbesañhi attanā adhigatadhammo pākaṭo hoti. sace “imesaṃ nāmāhaṃ dhammānaṃ lābhī”ti vadati, ettāvatāpissa vacanaṃ na saddhātabbaṃ. Bahussutā hi uggahaparipucchākusalā bhikkhū imāni cha ṭhānāni sodhetuṃ sakkonti. Imassa bhikkhuno āgamanapaṭipadā sodhetabbā, yadi āgamanapaṭipadā na sujjhati, “imāya paṭipadāya lokuttaradhammā nāma na labbhantī”ti apanetabbo.

Nếu như nói rằng – “Tôi đã dứt trừ phiền não tên này”, từ đó cần phải hỏi rằng: “Ngài đã đạt được các Pháp nào?”, “chứng đắc Tu-đà-hoàn Đạo, hoặc Tư-đà-hàm Đạo v.v, hoặc bất kỳ Đạo nào?” Bởi Pháp mà bản thân đã chứng đắc hiển lộ cùng mọi người. Nếu nói rằng: “Tôi đã chứng đắc Pháp tên này.” Chỉ chừng ấy lý do cũng không nên tin vào lời nói đó. Bởi vì vị Tỳ khưu là bậc đa văn, khéo léo trong việc học và hỏi có thể thanh lọc 6 trường hợp-ṭhāna này một cách hoàn hảo. Tuy nhiên, đối với vị Tỳ khưu này cần được thanh lọc con đường thực hành dẫn đến chứng đắc giai đoạn đầu tiên, nếu như con đường thực hành dẫn đến chứng đắc giai đoạn đầu tiên vẫn chưa được thanh tịnh thì nên được loại bỏ (từ lời tuyên bố của mình) “là các Pháp Siêu thế ta không đạt được bằng con đường thực hành này”.

Yadi panassa āgamanapaṭipadā sujjhati, “dīgharattaṃ tīsu sikkhāsu appamatto jāgariyamanuyutto catūsu paccayesu alaggo ākāse pāṇisamena cetasā viharatī”ti paññāyati, tassa bhikkhuno byākaraṇaṃ paṭipadāya saddhiṃ saṃsandati sameti. “Seyyathāpi nāma Gaṅgodakaṃ Yamunodakena saddhiṃ saṃsandati sameti, evameva supaññattā tena bhagavatā sāvakānaṃ nibbānagāminī paṭipadā saṃsandati sameti nibbānañca paṭipadā cā”ti (dī. ni. 2.296) vuttasadisaṃ hoti.

Nhưng nếu con đường thực hành dẫn đến chứng đắc giai đoạn đầu tiên của ngài được thanh tịnh, hiển lộ như sau “vị Tỳ khưu này không xao lãng trong Tam Học gắn liền với sự tinh tấn, không dính mắc vào bốn món vật dụng, có tâm bình đẳng tựa như loài chim bay trong hư không trong khoảng thời gian dài” việc trả lời của vị Tỳ khưu ấy được so sánh chung với con đường thực hành: “Như nước sông Gaṅgā phối hợp và cùng chảy với nước sông Yamunā như thế nào. Cũng vậy con đường thực hành đưa đến Nibbāna cho các đệ tử, (tức là) Nibbāna và con đường thực hành dẫn đến phối hợp thành một đã được đức Thế Tôn khéo quy định cũng tương tự y như thế.” (dī. ni. 2.296).

Apica kho ettakenāpi sakkāro na kātabbo. Kasmā? Ekaccassa hi puthujjanassāpi sato khīṇāsavapaṭipattisadisā paṭipadā hoti. Tasmā so bhikkhu tehi tehi upāyehi uttāsetabbo. Khīṇāsavassa nāma asaniyāpi matthake patamānāya bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā na hoti, puthujjanassa appamattakenāpi hoti.

Và hơn nữa, không nên thực hiện cung kính chỉ với chừng ấy lý do. Tại sao? Bởi vì một số vị Tỳ khưu vẫn còn là phàm nhân có con đường thực hành như thể pháp hành của bậc lậu tận. Vì thế vị Tỳ khưu ấy nên sử dụng phương pháp đó khiến cho hoảng sợ. Thông thường bậc lậu tận khi sét đánh xuống trên đầu (vị ấy) cũng không hoảng hốt, lo sợ hoặc khiến lông tóc dựng ngược, còn đối với phàm nhân sẽ có (sự hoảng hốt, sợ hãi) với những lý do nhỏ nhặt.

Tatrimāni vatthūni — Dīghabhāṇakābhayatthero kira ekaṃ piṇḍapātikaṃ pariggahetuṃ asakkonto daharassa saññaṃ adāsi. So taṃ nhāyamānaṃ Kalyāṇīnadīmukhadvāre nimujjitvā pāde aggahesi. Piṇḍapātiko kumbhīloti saññāya mahāsaddamakāsi, tadā naṃ puthujjanoti sañjāniṃsu. Candamukhatissarājakāle pana mahāvihāre Saṅghatthero khīṇāsavo dubbalacakkhuko vihāreyeva acchi. Rājā theraṃ pariggaṇhissāmīti bhikkhūsu bhikkhācāraṃ gatesu appasaddo upasaṅkamitvā sappo viya pāde aggahesi. Thero silāthambho viya niccalo hutvā ko etthāti āha? Ahaṃ, bhante, Tissoti. Sugandhaṃ vāyasi no Tissāti? Evaṃ khīṇāsavassa bhayaṃ nāma natthīti.

Ở đó có câu chuyện này làm thí dụ – Được biết trưởng lão Dīghabhāṇakābhaya không thể chứng minh một vị Tỳ khưu giữ hạnh đi khất thực mới ra hiệu cho vị Tỳ khưu trẻ. Vị Tỳ khưu trẻ đó mới lặn xuống nước ở cửa sông Kalyāṇī túm lấy chân Tỳ khưu giữ hạnh đi khất thực khi vị ấy đang tắm. Vị Tỳ khưu giữ hạnh đi khất thực tưởng rằng đó là con cá sấu đã hét lớn lên. Kể từ đó trở đi ai ai cũng biết được rằng vị ấy vẫn còn la phàm nhân. Nhưng trong thời gian trị vì của vua Candamukhatissa, trưởng lão Saṅgha cư ngụ ở đại tịnh xá là bậc lậu tận nhưng lại bị hư một ở trong chính tịnh xá ấy. Đức vua nghĩ rằng: sẽ chứng minh trưởng lão khi chư Tỳ khưu đi trì bình khất thực mới đi rón rén túm lấy chân trưởng lão làm như con rắn siết chặt chân. Trưởng lão đứng im lặng tựa như cột trụ, hỏi rằng: ai ở đây? – Đức vua đáp: Thưa ngài, là trẫm, Tissa. – Đại vương Tissa, ngài nhận được hương thơm không phải sao? Sự hoảng sợ dĩ nhiên là không tồn tại nơi bậc lậu tận như vậy.

Ekacco pana puthujjanopi atisūro hoti nibbhayo. So rañjanīyena ārammaṇena pariggaṇhitabbo. Vasabharājāpi hi ekaṃ theraṃ pariggaṇhamāno ghare nisīdāpetvā tassa santike badarasāḷavaṃ maddamāno nisīdi[4]. Mahātherassa kheḷo cali, tato therassa puthujjanabhāvo āvibhūto. Khīṇāsavassa hi rasataṇhā nāma suppahīnā, dibbesupi rasesu nikanti nāma na hoti. Tasmā imehi upāyehi pariggahetvā sacassa bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā lomahaṃso vā rasataṇhā vā uppajjati, na tvaṃ arahāti apanetabbo. sace pana abhīrū acchambhī anutrāsī hutvā sīho viya nisīdati, dibbārammaṇepi nikantiṃ na janeti. Ayaṃ bhikkhu sampannaveyyākaraṇo samantā rājarājamahāmattādīhi pesitaṃ sakkāraṃ arahatīti.

Hơn nữa, một số vị mặc dù là phàm nhân cũng là người dũng cảm không nhút nhát. Người ấy cần chứng minh với đối tượng đáng yêu. Thật vậy, ngay cả đức vua Vasabha khi chứng minh một vị trưởng lão đã thỉnh mời vị ấy ngồi ở cung điện, rồi ra lệnh cho người nhào trộn quả badara trong trú xứ của ngài. Đại trưởng lão ứa nước dãi, từ đó bản thể phàm nhân của trưởng lão được hiển lộ rõ ràng, bởi vì thông thường tham ái đối với các vị của bậc lậu tận đã được dứt trừ toàn toàn, tham ái trong tất cả các vị kể cả hương vị ở thiên giới cũng không có. Vì thế, mới chứng minh với phương pháp này, nếu như sự sợ hãi, sự khiếp đảm, sự sởn gai ốc, hoặc tham ái trong các vị khởi lên nơi ngài cũng có thể dời đi được rằng – ngài không đắc chứng quả vị A-ra-hán. Nhưng nếu không sợ hãi, không khiếp đảm, không sởn gai ốc, có thể (an tĩnh) tựa như chúa sư tử kể cả ở trong đối tượng thuộc cõi trời cũng không làm cho sự tham muốn khởi lên. Vị Tỳ khưu này là vị thành tựu đầy đủ bởi việc tuyên bố, xứng đáng nhận được vật dụng cung kính mà đức vua và các quan đại thần của vua v.v, gửi đến một cách đầy đủ.

Giải Thích Kinh Sáu Thanh Tịnh Kết Thúc



[1] Ka. – Upayā

[2] Ka. – Tiṭṭhatīti

[3] Sī. Syā. – Anattato.

[4] Syā. Ka. – Badarasāḷavaṃ maddapesi