Kinh số 11 – Giải Thích Tiểu Kinh Sư Tử Hống

(Cūlasīhanàdasuttavaṇṇanā)

 Xem Trung Bộ Kinh – Tiểu Kinh Sư Tử Hống   

Tiểu kinh Sư Tử Hống bắt đầu như sau: Tôi đã được nghe như vầy [evaṃ me sutaṃ]. Cũng bởi tiểu kinh Sư Tử Hống đó có tóm tắt đến duyên sự của vấn đề, bởi vậy sau khi thuyết tôi sẽ giải thích câu cú nhưng không theo tuần tự của bài kinh đó. Vậy thì duyên sanh được nêu ra trong sự tình này thế nào? Từ sự than khóc của ngoại đạo sư bởi vì sự lợi lộc và cung kính [lābhasakkāra] làm duyên. Kể rằng nhiều sự lợi lộc và cung kính được sanh lên nơi Thế Tôn theo cách đã nói trong bài kinh Thừa Tự Pháp [Dhammadāyādasutta]. Trong thế giới loài người [lokasannivāso] này có khoảng 4 sự tồn tại theo 4 cách bằng sức mạnh của nhóm người này là hạng người có sự ước lượng trong sắc, tịnh tín trong sắc, có sự ước lượng trong âm thanh, tịnh tín trong âm thanh; có sự ước lượng trong sự bần hạnh, tịnh tín trong sự bần hạnh, có sự ước lượng trong pháp, tịnh tín trong pháp. 

Những hạng người đó hành động khác biệt nhau như vậy. Hạng người chấp thủ vào sắc có sự ước lượng, tịnh tín trong sắc như thế nào? Một số người trong thế gian này sau khi nhìn thấy sắc cao sang, nhìn thấy sắc tròn chỉnh, nhìn thấy sắc xinh đẹp hoặc nhìn thấy các bộ phận cân xứng đó là sự ước lượng, vẫn còn sự tịnh tín khiến cho sanh khởi gọi là hạng người dính mắc sắc có sự ước lượng, tịnh tín trong sắc.

Hạng người dính mắc vào âm thanh có sự ước lượng, tịnh tín trong âm thanh như thế nào? Một số người trong thế gian này có sự dính mắc ước lượng trong âm thanh đó, bằng sự tán dương của người khác, với lời khen của người khác, bằng sự tán thán của người khác, bằng việc người khác lấy danh tiếng quảng bá (khắp nơi), khiến sự tịnh tín sanh khởi, đây gọi là hạng người dính mắc âm thanh có sự ước lượng, tịnh tín trong âm thanh.

Hạng người dính mắc sự bần hạnh có sự ước lượng, tịnh tín trong sự bần hạnh như thế nào? Một số người trong thế gian này thấy sự bần hạnh của y phục, hoặc thấy sự bần hạnh chăm chú nhìn vào bình bát, hoặc thấy sự bần hạnh nơi trú ngụ, hoặc thấy việc thực hành các pháp khổ hạnh khác nhau dính mắc sự bần hạnh đó có sự ước lượng, có sự tịnh tín sanh khởi đây gọi là hạng người dính mắc sự bần hạnh có sự ước lượng, tịnh tín trong sự bần hạnh.

Hạng người dính mắc pháp có sự ước lượng, tịnh tín trong pháp như thế nào? Một số người trong đời này nhìn thấy giới, nhìn thấy định, , hoặc nhìn thấy tuệ dính mắc pháp đó có sự ước lượng, khiến sự tịnh tín sanh khởi, đây gọi là hạng người dính mắc pháp có sự ước lượng, tịnh tín trong pháp

Trong 4 nhóm người này chấp sắc có sự ước lượng nhìn thấy kim thân của Thế Tôn có sự cao sang, tròn trĩnh, xinh đẹp hoặc các bộ phận cân xứng, có màu da tươi sáng, tựa như vàng ròng được tạo tác từ nhiều loại châu báu khác nhau do trang sức với 80 tướng phụ anubyañjana, giống như tia sét sấm chớp cùng với những chòm sao mà không có gì có thể so sánh được với 32 tướng của bậc đại nhân kể cả nhìn thấy  sắc thân không gì có thể so bì được, được bao quanh bởi hào quang  với bán kính khoảng 2 mét, cao khoảng 18 khuỷu tay, tựa như cây hoa san hoa cao 100 yojana, sau khi nhìn thấy có quả và hoa sum xuê, (người này) chắc chắn có lòng tin tuyệt đối với bậc Chánh đẳng Chánh giác.

Còn đối với hạng người chấp vào âm thanh có sự ước lượng, khi nghe âm điệu thuyết pháp của Thế Tôn bằng phương pháp như sau: xuyên suốt 4 a-tăng-kỳ hơn trăm ngàn đại kiếp Ngài đã thực hành trọn vẹn mười pháp pāramī bậc hạ, mười pháp pāramī bậc trung và mười pháp pāramī bậc thượng; bố thí các chi phần cơ thể, bố thí con và bố thí vợ, bố thí tài sản hoàng tộc, bố thí tài sản tự thân và bố thí con mắt, (vị ấy) thật sự tịnh tín nơi bậc Chánh đẳng Chánh giác.

Đối với những hạng người dính mắc vào sự bần hạnh có sự ước lượng, nhìn thấy sự bần hạnh trong y phục của Thế Tôn nghĩ rằng “Nếu Thế Tôn sống đời sống tại gia thì Ngài sẽ được mặc những tấm vải được dệt từ xứ Kāsi mà thôi, nhưng khi Ngài xuống tóc, Ngài hoan hỷ với y phấn tảo được làm từ sợi gai, để thực hành những việc khó thực hành”, (vị ấy) tịnh tín tuyệt đối, đối với bậc Chánh đẳng Chánh giác đó. Sau khi nhìn thấy sự bần hạnh đối với cái bình bát cũng nghĩ rằng “Thế Tôn, vị ấy khi sống tại gia được thọ dụng gạo sāli thơm ngon, đáng được thọ dụng vật thực của vua chuyển luân thánh vương, thọ dụng trong mâm vàng sang trọng màu đỏ, nhưng khi xuất gia ngài ôm bát đất đi khất thực đi dọc từng con hẻm từng ngôi nhà cao thấp, hoan hỷ với từng vắt cơm có được, làm những việc khó làm” thì sự tịnh tín nơi bậc Chánh đẳng Chánh giác sanh khởi tương tự. Sau khi nhìn thấy sự bần hạnh nơi trú xứ nghĩ rằng: “Thế Tôn, vị ấy nếu sống đời sống tại gia có 3 đoàn tùy tùng nữ hầu hạ, hưởng thụ dục lạc tại toà lâu đài nguy nga thích hợp với cả 3 mùa, hưởng thụ sự vinh quang của vương quyền giống như sự thành tựu ở thiên giới, sống trong 3 tòa lâu đài thích nghi với 3 mùa, bây giờ đã xuất gia hoan hỷ với những vật dụng như gỗ, phiến đá và giường tre v.v., trên những gốc cây và trú xứ v.v, làm những việc khó làm thì sự tịnh tín nơi bậc Chánh đẳng Chánh giác sanh khởi. Sau khi nhìn thấy sự thực hành khổ hạnh của Thế Tôn cũng nghĩ rằng: “Thế Tôn, vị ấy nuôi mạng bằng các nước đậu xanh, các loại súp, nước đậu v.v, chỉ chút ít, sẽ thực hành thiền [jhāna] mà không có sự ước lượng, không để tâm đến thân thể xuyên suốt 6 năm, chao ôi Thế Tôn đã làm những việc khó làm, thì tịnh tín nơi bậc Chánh đẳng Chánh giác.

Đối với hạng người chấp pháp có sự ước lượng, khi thấy giới đức [sīlaguṇa] định đức [samādhiguṇa], tuệ đức [paññāguṇa], thiền giải thoát [jhānavimokkha], năng lực thiền định [samādhisamāpatti], sự giác ngộ [sampada] sự thành tựu về thần thông, thị hiện song thông, từ thiên giới trở về [devorohaṇa], và nhiều sự phi thường khác biệt như việc sự trừng phạt pāthikaputta v.v. của Thế Tôn thì tịnh tín nơi bậc Chánh đẳng Chánh giác. Đối với những hạng người đó khi tịnh tín như thế mới mang lại nhiều sự lợi lộc và cung kính [lābhasakkāra] cúng dường đến Thế Tôn, còn sự lợi lộc và cung kính đối với các du sĩ ngoại đạo dần biến mất giống như con quạ đen trong chuyện tiền thân Bāveru. Giống như Ngài đã nói như sau:

“Do không nhìn thấy con công, có chỏm lông, có tiếng kêu làm say đắm, ở nơi ấy người ta đã cung phụng con quạ với thịt và trái cây. Và khi nào con công cùng với âm giọng (của nó) đã đến xứ Bāveru, khi ấy lợi lộc và sự trân trọng đối với con quạ đã bị bỏ quên.

“Con công có âm giọng du dương, do không nhìn thấy con công, (người ta) mới cung phụng con quạ trong Bāveru đó với thịt và trái cây, khi nào con con công cùng với âm giọng kêu đến xứ Bāveru, thì khi ấy lợi lộc và sự cung phụng đối với con quạ bị bỏ quên.

Cho đến khi nào nào đức Phật, đấng Pháp Vương, làm cho ánh mặt trời vẫn chưa hiện khởi, thì khi ấy phần đông người ta còn cúng dường các Sa-môn và Bà-la-môn phàm phu khác. Và khi nào đức Phật, có âm giọng (Phạm thiên), thuyết giảng giáo pháp, khi ấy lợi lộc và sự tôn kính đối với các ngoại đạo cũng bị quên lãng.

Như vậy, các ngoại đạo bị mất lợi lộc và sự cung kính giống như con đom đóm, sau khi mặt trời mọc xua tan bóng đêm chỉ một hoặc hai lóng tay, thì ánh sáng (trong thân con đom đóm) cũng biến mất.

Tất cả những con đom đóm phát sáng vào ban đêm lúc không trăng, đó là bản chất của những con đom đóm, khi nào mặt trời mọc ánh sáng (của mặt trời) thì khi ấy ánh sáng của những con đom đóm biến mất như thế đó. Ngay cả tất cả ngoại đạo nhiều vô số ở thế gian này cũng tương tự như những con đom đóm thể hiện đức hạnh của mình trong thế gian giống như mặt trăng khuyết, cho đến khi nào đức Phật có hào quang vô lượng xuất hiện trên thế gian, cho đến khi ấy thì (hào quang) của tất cả ngoại đạo cũng bị biến mất, tựa như ánh sáng của loài đom đóm biến mất khi ánh mặt trời xuất hiện.

Các ngoại đạo không có hào quang như vậy, cơ thể đầy ghẻ lở và ung nhọt v.v., đến mức suy thoái cùng cực, đi tìm đến Phật, Pháp, Tăng và đại chúng. Đứng than khóc giữa đường, trong ngõ, trong ngã tư, trong hội chúng, than khóc đủ kiểu thế này: này chư hiền chỉ có thinh văn đệ tử của Sa-môn Gotama là Sa-môn, còn đệ tử của chúng tôi không phải là Sa-môn sao? Vật thí chỉ dành cho Sa-môn Gotama và các đệ tử của Sa-môn Gotama sẽ cho quả lớn chăng; còn vật thí dành cho chúng tôi không cho quả lớn sao? Sa-môn Gotama là Sa-môn, thinh văn đệ tử của Sa-môn Gotama cũng là Sa-môn; Chúng tôi cũng là Sa-môn, đệ tử của chúng tôi cũng là Sa-môn; Việc bố thí cho các Sa-môn Gotama và các đệ tử của Sa-môn Gotama đem lại kết quả to lớn. Sự bố thí cho chúng tôi và cho các đệ tử của chúng tôi cũng có kết quả lớn; Do nhân nào mà họ chỉ bố thí cúng dường, thể hiện sự kính riêng đối Sa-môn Gotama và thinh văn đệ tử của Sa-môn Gotama; hãy bố thí, thể hiện sự cung kính đối với chúng tôi và các đệ tử của chúng tôi; Sa-môn Gotama mới xuất hiện ngày hôm qua, còn chúng tôi sanh ra cùng với thế gian này.

Những du sĩ ngoại đạo đã than khóc bằng nhiều cách khác nhau như thế. Khi ấy, tứ chúng gồm Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, chư thiện nam, chư tín nữ sau khi  nghe những lời phàn nàn của ngoại đạo, đã thuật lại cho Thế Tôn: “Kính bạch Thế Tôn, những du sĩ ngoại đạo đã nói thế này.” Thế Tôn đã nghe những lời ấy rồi thuyết rằng: “Này chư Tỷ-kheo, các ông đừng hiểu rằng, Sa-môn có trong giáo phái khác theo lời của những du sĩ ngoại đạo”, khi bác bỏ rằng Sa-môn không có trong những học thuyết khác và chấp nhận rằng Sa-môn chỉ có trong Giáo pháp này, mới thuyết bài kinh này như sau: “Này các Tỷ-kheo, Sa-môn chỉ có trong Giáo pháp này”.

Trong câu đó idheva là ‘chỉ trong Giáo pháp này’. Nên biết rằng từ idhi ở chỗ khác cũng có sự giới hạn như vậy. Bởi vậy Sa-môn có Sa-môn thứ 2 v.v., cũng chỉ có trong Giáo pháp này, không có trong giáo phái khác. Từ Sa-môn gồm Tu-đà-hoàn. Vì vậy Thế Tôn đã thuyết rằng: “Này các Tỷ-kheo, thế nào là Sa-môn thứ 1? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong pháp và luật này do đã cạn kiệt 3 pháp kiết sử [saṃyojanāna] là vị Tu-đà-hoàn, không còn bị thối đọa, chắc chắn thành tựu sự giác ngộ, này các Tỷ-kheo, đây là Sa-môn thứ 1.[2]

Tư-đà-hàm là Sa-môn thứ 2. Vì vậy Thế Tôn đã thuyết rằng: “Này các Tỷ-kheo, thế nào là Sa-môn thứ 2? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong pháp và luật này do đã cạn kiệt 3 pháp kiết sử [saṃyojanāna] làm suy giảm năng lực của tham ái, sân và si là vị Tư-đà-hàm, chỉ trở lại cõi đời này một lần nữa rồi làm chấm dứt mọi khổ đau, này các Tỷ-kheo, đây là Sa-môn thứ 2.

A-na-hàm là Sa-môn thứ 3. Vì vậy Thế Tôn đã thuyết rằng: “Này các Tỷ-kheo, thế nào là Sa-môn thứ 3? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong pháp và luật này do đã cạn kiệt 5 hạ phần kiết sử [saṃyojanāna] là vị được hóa sanh (A-na-hàm), tại đấy sẽ nhập Niết-bàn, không còn phải trở lui đời này nữa. này các Tỷ-kheo, đây là Sa-môn thứ 3.

A-ra-hán là Sa-môn thứ 4. Vì vậy Thế Tôn đã thuyết rằng: “Này các Tỷ-kheo, thế nào là Sa-môn thứ 4? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong pháp và luật này sau khi tác chứng tâm giải thoát, tuệ giải thoát, vô lậu do các lậu hoặc đã cạn kiệt bởi thắng trí ngay trong hiện tại, đi vào an trú. Này các Tỷ-kheo đây là Sa-môn thứ 4.[3]” Trong trường hợp này muốn đề cập đến Sa-môn được thiết lập trong 4 quả cùng một nhóm với cách như thế.

Từ suññā [trống rỗng] trống không, rỗng không. Từ parappavāda [học thuyết của giáo phái khác] nghĩa là bốn học thuyết về thường còn [sassatavāda], bốn nhất phần thường luận [ekaccasassatika], bốn hữu biên vô biên luận [antānantika], bốn ngụy biện luận [amarāvikkhepika], 2 vô nhân luận [adhiccasamuppannika], 16 hữu tưởng luận [saññīvāda], 8 vô tưởng luận [asaññīvāda], 8 phi hữu tưởng phi vô tưởng luận [nevasaññīnāsaññīvāda], 7 đoạn kiến luận [ucchedavāda], luận chấp Níp-bàn hiện tại [diṭṭhadhammanibbānavāda] tổng cộng có 62 học thuyết, đến từ kinh Phạm Võng [Brahmajāla], học thuyết của người khác ngoài Giáo pháp này gọi là học thuyết của giáo phái khác. Thậm chí tất cả những học thuyết đó trống rỗng khỏi Sa-môn được an trú trong 4 thánh quả này, bởi vì Sa-môn đó không có trong học thuyết này. Và không chỉ riêng trống rỗng từ 4 hạng Sa-môn đó, mà còn trống rỗng từ 12 hạng Sa-môn là từ Sa-môn được thiết lập trong 4 thánh đạo, từ Sa-môn tinh tấn thực hành thiền tuệ để thành tựu được 4 thánh đạo.

Thế Tôn ý muốn nói đến ý nghĩa này, đã được nói đến trong bài kinh  Mahāparinibbāna như sau: “Này Subhadda, ta xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi, để tìm kiếm cái gì gọi là thiện; này Subhadda, kể từ khi ta xuất gia cho tới 50 năm với thêm một năm nữa không có Sa-môn thứ nhất ngoài pháp và luật này, người có thể thuyết giảng Giáo pháp là phương tiện dẫn dắt thoát khỏi (mọi khổ đau), thậm chí cũng không có Sa-môn thứ hai, cũng không có Sa-môn thứ ba, cũng không có Sa-môn thứ tư. Học thuyết của những giáo phái khác đều không có những Sa-môn. Này Subhadda, nếu những Tỷ-kheo sống chơn chánh, thì đời này không vắng những vị A-la-hán.[4]

Bởi vậy, ở đây Ngài cũng muốn đề cập đến hành giả tinh tấn thực hành thiền tuệ bằng lời nói như sau “người có thể thuyết”. Trong bài kinh Đại Bát Níp-bàn đó ám chỉ đến sự tinh tấn thực hành thiền tuệ. Cho nên, Thế Tôn gộp 3 nhóm người là người ra sức hành thiền để thành tựu Tu-đà-hoàn đạo [āraddhavipassaka], hạng người được thiết lập trong thánh đạo, hạng người được thiết lập trong thánh quả, gộp lại với nhau, Ngài nói rằng “ngay cả Sa-môn cũng chẳng có.” Gộp 3 nhóm người là người ra sức hành thiền để thành tựu Tư-đà-hàm đạo, hạng người được thiết lập trong thánh đạo, hạng người được thiết lập trong thánh quả, gộp lại với nhau, Ngài nói rằng “ngay cả Sa-môn thứ 2 cũng chẳng có.” Thậm chí 2 nhóm Sa-môn còn lại cũng có cách tương tự như vậy.

Tại sao những hạng Sa-môn đó không có trong học thuyết khác? Bởi vì học thuyết khác không có ranh giới [akhetta]. Vì giống như hạt cải không thể đứng ở đầu ngọn kim, ngọn lửa không thể cháy trên mặt nước, hạt giống không thể nảy mầm trên tảng đá, cũng tương tự như vậy Sa-môn không được sanh ra trong học thuyết của ngoại đạo ngoài Phật giáo, chỉ có trong Phật giáo này mà thôi. Tại sao vậy? Bởi vì Tôn giáo này có ranh giới [khetta]. Học thuyết đó không có ranh giới [những du sĩ ngoại đạo] và có ranh giới [Phật giáo] nên biết rằng không có sự tồn tại và có sự tồn tại của Thánh đạo. Vì lý do ấy Thế Tôn đã nói rằng:

“Này Subhadda, con đường thánh tám ngành không tìm ra được trong pháp và luật nào thì ở đó Sa-môn thứ 1 cũng không tìm thấy trong pháp và luật đó, Sa-môn thứ 2 cũng không tìm thấy trong pháp và luật đó, Sa-môn thứ 3 cũng không tìm thấy trong pháp và luật đó, và cả Sa-môn thứ 4 cũng không tìm thấy trong pháp và luật đó. Này Subhadda, con đường thánh tám ngành tìm ra được trong pháp và luật nào thì ở đó Sa-môn thứ 1 tìm thấy trong pháp và luật đó, -nt- và cả Sa-môn thứ 4 cũng tìm thấy trong pháp và luật đó. Này Subhadda Thánh đạo phối hợp với 8 chi đạo tìm thấy trong pháp và luật này, này Subhadda Sa-môn thứ 1 chỉ có trong pháp và luật này, Sa-môn thứ 2 có trong pháp và luật này, Sa-môn thứ 3 có trong pháp và luật này, và Sa-môn thứ 4 cũng chỉ có trong pháp và luật này, còn những học thuyết khác trống rỗng Sa-môn.[5]

Bởi học thuyết của ngoại đạo không có ranh giới [akhetta], Phật giáo có ranh giới như vậy; cho nên cũng giống như sư tử vua của những loài thú, có bờm lóng lánh, chân trước và chân sau có màu đỏ thẫm, không sống trong các mộ địa, hoặc trong những đóng rác thải, chúng sống trong các thạch động sau khi đi vào vùng Hy Mã Lạp Sơn rộng 3000 do-tuần. Và cũng giống như Vương tượng Chaddanta không sanh ra trong 9 giống loài có voi Gocariya v.v, mà chỉ sanh ra trong dòng giống voi Chaddanta. Và cũng giống như Vương mã Valāhaka không sanh ra từ giống loài la hoặc giống loài lạc đà, chỉ sanh ra trong dòng giống loài ngựa Sindhaba ở bờ sông Sindhu mà thôi. Và cũng giống như ngọc maṇī mang lại sự hài lòng ban cho mọi điều ước muốn, không xuất hiện trong đống rác, hoặc núi đất [paṃsupabbata] v.v, chỉ xuất hiện ở giữa dãy núi vepullapabbata [Quảng Phổ]. Và cũng như Vua cá Timirapiṅgala không sanh ra trong ao hoặc các hồ nhỏ, chỉ sanh ra trong đại dương rộng 84,000 do-tuần. Linh điểu chúa to lớn 150 do-tuần không sống trong khu rừng cây dầu [eraṇḍavana], gần cổng làng, bay vượt qua đại dương sống trong khu rừng simbalidaha [ Ðại Châm Thọ Lâm]. Cũng giống như chim thiên nga vàng Dhataraṭṭha  không sống ở hồ nước v.v, gần cổng làng, có 90,000 con thiên nga tuỳ tùng, chỉ sống ở núi cittakūṭa. Và giống như Vua Chuyển Luân cai quản 4 châu, không sanh ra ở dòng dõi thấp kém, chỉ sanh ra trong dòng dõi vua chúa thuần chủng không trộn lẫn [huyết thống]. Sa-môn này cũng tương tự như thế, thậm chí một Sa-môn trong số đó cũng không sanh ra trong học thuyết của những du sĩ ngoại đạo mà chỉ sanh trong Phật giáo được bao quanh bởi thánh đạo.Chính vì thế mà Thế Tôn đã nói rằng “Này các Tỷ-kheo, chỉ ở đây mới có Sa-môn thứ nhất, -nt- học thuyết của những tông phái khác trống rỗng Sa-môn, bậc toàn tri.”

Từ sammā [chân chánh] trong cụm từ hãy chân chánh gầm tiếng gầm sư tử [sammā sīhanādaṃ nadatha] đó với nhân, với phương pháp, bằng hành động. Tiếng gầm sư tử [sīhanādaṃ] là tiếng gầm cao cả nhất, là tiếng gầm can đảm, là tiếng gầm không bị gián đoạn. Cũng bởi vì 4 hạng Sa-môn này chỉ có trong Giáo lý này, tiếng gầm này được gọi là tiếng gầm cao cả nhất là tiếng gầm tối thượng nhất. Khi nói rằng Sa-môn này chỉ có trong Giáo pháp này mà thôi gọi là tiếng gầm can đảm do không có nguy hiểm hay sự nghi ngờ từ bất cứ đâu, hoặc tiếng gầm này gọi là tiếng gầm không gián đoạn do không một ngoại đạo là không bị mắc kẹt. vì thực tế là tất cả các bộ phái đều có sự thanh lọc, v.v. trong số học thuyết ngoại đạo có các Pūraṇa v.v, thậm chí dù chỉ một người  dám đứng lên nói rằng “gầm tiếng gầm sư tử là tiếng gầm tối thượng nhất, là tiếng gầm can đảm, là tiếng gầm không gián đoạn.”

[140] ṭhānaṃ kho panetaṃ vijjatīti nghĩa là sự kiện này có tồn tại (có thể xảy ra). Yaṃ aññatitthiyā nghĩa là những du sĩ ngoại đạo có thể nói bởi nguyên nhân nào? Một trong số đó cần biết rằng bến đỗ [tittha, (học thuyết)], cần biết người tạo ra học thuyết [titthakara], cần biết ngoại đạo sư và học trò của ngoại đạo sư. 62 loại tà kiến được gọi là bến đỗ [tittha]. Bởi vì ở đây tất cả chúng sanh vượt qua, lội qua, thực hiện hành động trồi lên hụp xuống tại bến sông đó, cho nên mới gọi là bến đỗ. Người thiết lập tà kiến [học thuyết] gọi là người tạo ra học thuyết. Người sau khi xuất gia rồi giữ lấy học thuyết đó gọi là ngoại đạo sư. Những người hộ độ các món vật dụng [paccaya] cho những ngoại đạo sư này cần biết rằng họ là đệ tử của ngoại đạo sư. Người từ bỏ sự trói buộc vào đời sống tại gia để xuất gia gọi là du sĩ ngoại đạo [paribbājaka]. Nơi nương nhờ, duy trì, hộ trì gọi là sự tự tin [assāsa]. Dõng mạnh gọi là lực [bala]. Yena tumhe nghĩa là các ông hãy nói điều này với sự tự tin và với sức mạnh đó.

Này chư hiền, bốn pháp, được Thế Tôn, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có thuyết giảng rằng: có ý nghĩa tóm tắt như vậy. Thế Tôn đã thực hành 30 pháp pāramī, sau khi đoạn tận tất cả phiền não, tự mình chân chánh giác ngộ tuệ vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, Thế Tôn đó đã biết được khuynh hướng và sự tiềm ẩn [āsaya-anusaya] của chúng sanh đó, sau khi thấy tất cả pháp đáng biết giống như quả me rừng được đặt vào lòng bàn tay. Và đã biết bằng tiền kiếp trí [pubbenivāsañāṇa], đã thấy bằng thiên nhãn. Đã biết bằng tam minh, hoặc sáu thần thông, đã thấy bằng con mắt của Nhất thiết trí [samantacakkhu] mà không bị gián đoạn trong tất cả mọi trường hợp. Đã biết bằng tuệ [ñāṇa] mà có khả năng thuyết được tất cả pháp. Đã thấy sắc vượt ngoài tầm nhìn bằng mắt thường của tất cả chúng sanh, hoặc sống bên trong bức tường bằng nhục nhãn [maṃsacakkhu] tịnh hoá nhất. Đã biết bằng tuệ phản kháng [paṭivedhapaññā] làm nhân cận của định, mang lại lợi ích cho tự thân để thành tựu, đã thấy bằng desanāpaññā [trí tuệ toàn giác để thuyết giảng pháp] làm nhân cận của lòng bi mẫn [karuṇā], mang đến lợi ích cho người khác thành tựu. Gọi là bậc A-ra-hán bởi vì đã giết chết mọi kẻ thù (diệt tận mọi phiền não) và bởi vì là người đáng được nhận các món vật dụng [paccaya]; Gọi là bậc Chánh đẳng Chánh giác bởi vì giác ngộ chân lý Tứ thánh đế chân chánh và tự mình giác ngộ. Đã biết các pháp chướng ngại [antarāyikadhamma], đã thấy được các pháp dẫn dắt chúng sanh vượt khỏi mọi khổ đau. Gọi là bậc A-ra-hán bởi bẽ gãy căm xe là phiền não, gọi là bậc Chánh đẳng Chánh giác do Ngài tự giác ngộ tất cả các pháp, mà đại chúng tán thán với 4 đặc tính [ākāra], với khả năng của 4 vô sở uý [vesārajja], tuyên thuyết cả 4 pháp với cách như vậy. Những người này thấy pháp này trong tự thân mới nói như vậy, không đề cập đến sức mạnh quân đội của vua và các quan tể tướng của nhà vua để hỗ trợ.

Satthari pasādoti = Niềm tin nơi bậc Đạo sư: Lòng tin phát khởi cùng người tưởng nhớ ân đức Phật theo cách sau: “do nhân này Thế Tôn đó”. Dhamme pasādoti = niềm tin nơi giáo pháp: lòng tin sanh khởi cùng những vị nhớ tưởng đến ân đức Pháp theo cách sau: “Giáo pháp do đức Thế Tôn đã khéo thuyết giảng”. Sīlesu paripūrakāritāti = Có thành tựu viên mãn trong giới hạnh: là người thực hành trọn vẹn viên mãn trong giới hạnh được các bậc thánh nhân yêu mến. Ngũ giới gọi là giới mà bậc thánh nhân quý mến bởi vì các bậc thánh nhân khi sống giữa cõi đời này dù không biết bản thân là thánh nhân, cũng không vi phạm 5 giới đó. Nếu như có ai nói với các bậc Thánh nhân rằng: “Cầu xin ngài sau khi tiếp nhận hết tất cả tài sản của vua chuyển luân thánh vương hãy tước đoạt mạng sống của những con ruồi nhỏ”, trường hợp bậc thánh nhân làm theo lời người ấy chắc chắn không thể xảy ra. Tất cả giới làm nơi khả ái khả hỷ, đáng mến của các bậc thánh nhân. Đề cập đến giới đó mới nói rằng người thực hành cho trọn vẹn trong giới hạnh.

Sahadhammikā kho pana = thực hành pháp cùng nhau: 7 nhóm người cùng nhau thực hành pháp là Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, sikkhamānā [tu nữ đang học tập để lên tỳ khưu ni], Sa-di, Sa-di ni, thiện nam, tín nữ. Trong Sahadhammacārī [cùng nhau thực hành pháp] đó thì Tỷ-kheo thực hành pháp chung với Tỷ-kheo do các học giới đồng đẳng, Tỷ-kheo cũng (có thể) thực hành pháp chung với tất cả Tỷ-kheo ni tương tự -nt- thiện nam thực hành pháp chung với chư thiện nam, thánh Tu-đà-hoàn thực hành pháp chung với các bậc thánh Tu-đà-hoàn, thánh Tư-đà-hàm thực hành pháp chung với các bậc thánh Tư-đà-hàm, -nt- thánh A-na-hàm thực hành pháp chung với các bậc thánh A-na-hàm. Bởi thế Sahadhammacārī được gọi là thực hành pháp cùng nhau. Trong trường hợp này Ngài muốn đề cập đến các thánh thinh văn mà thôi, vì chư thánh thinh văn đó còn luân chuyển giữa các cõi không tranh luận trong việc đắc đạo, chính vì thế mà bậc thánh thinh văn đó được gọi là những vị thực hành pháp cùng nhau, bởi do thực hành cùng một phương pháp. Ngài thể hiện lòng tin khởi lên đối với người nhớ tưởng đến ân đức tăng bằng cách sau: “Chư thánh thinh văn đệ tử của đức Thế Tôn là những bậc đã khéo thực hành”. Chỉ bấy nhiêu Ngài đã nói đến 4 chi của bậc thánh Tu-đà-hoàn.

 ime kho no, āvuso = này chư hiền 4 pháp này: Này chư hiền 4 pháp này mà đức Thế Tôn đó đã tuyên thuyết rằng là sự tự tin và là sức mạnh của chúng ta, những người nào thấy được pháp này trong tự thân mới nói như vậy.

[141] Du sĩ ngoại đạo đề cập đến 6 tông phái có Pūraṇakassapa v.v, với câu này “yo amhākaṃ satthā = ai là bậc Đạo sư của chúng ta”. Chẳng hạn như trong giáo phái này chúng tôi có sự thương yêu kiểu chấp nhặt rằng “thầy dạy học của chúng tôi, thầy tế độ của chúng tôi”, nơi thầy dạy học và thầy tế độ v.v., du sĩ ngoại đạo nói rằng “sự tịnh tín đối với bậc Đạo sư”, ý muốn nói đến lòng yêu thương như đã đề cập ở trên. Lại nữa, trưởng lão đã nói rằng:  “Bởi vì bậc Đạo sư không phải của một người, không phải của 2 người mà bậc Đạo sư duy nhất của toàn nhân loại, cùng với tất cả Chư thiên; Cho nên việc mà các ngoại đạo sư đã thực hiện hành động tách riêng biệt bậc Đạo sư làm 2 vị chỉ bằng một lời duy nhất là “bậc Đạo sư của chúng tôi”, đã đối nghịch, đã thất bại chỉ với lời nói ấy. Cũng trong từ “chúng tôi cũng có lòng tin nơi Giáo pháp” này du sĩ ngoại đạo đã nói muốn ám chỉ đến sự yêu mến kiểu chấp chặt trong pháp học [pariyattidhamma] chẳng hạn trong giáo phái này có sự dính mắc thế này: “Trường Bộ Kinh của chúng tôi, Trung Bộ Kinh của chúng tôi” chấp thủ cho rằng pháp đó là của bản thân chúng tôi. Từ sīlesu [trong các giới] là trong tất cả giới hạnh con dê, giới hạnh con bò, giới hạnh con cừu, giới hạnh con chó v.v, các du sĩ ngoại đạo muốn ám chỉ đến giáo phái của chính họ với từ idha [ở đây] trong cụm từ idha no āvuso [chúng tôi ở đây, này chư hiền]. Có ý muốn như thế nào [ko adhippayo]: có mong muốn điều gì? Từ yadidaṃ nghĩa là du sĩ ngoại đạo là người đặt mình ngang bằng (với thánh thinh văn) bằng lời nói như sau: Ngài hãy nói ra những sở hành khác biệt giữa các ngài và chúng tôi, những điều mà ngài nói đó: những sở hành khác biệt giữa ngài và chúng tôi là gì? Các ngài tịnh tín trong 4 pháp, chúng tôi cũng có sự tịnh tín trong trong những pháp tương tự vậy, các ngài và chúng tôi như nhau, tựa như vàng được chia thành 2 phần mà thôi.

Tiếp sau đó Thế Tôn khi phá vỡ các luận điểm về sự bình đẳng [samadhura] của du sĩ ngoại đạo đó, Ngài đã nói rằng: “có học thuyết này [evaṃ vādino]” v.v. Trong lời nói ấy thì ekā niṭṭhā nghĩa là Thế Tôn nói rằng: “các ông hãy hỏi như thế này mục tiêu cuối cùng của lòng tin đó, mục tiêu đó chỉ có 1 hoặc có nhiều thứ.” Bởi tên gọi chế định trong học thuyết đó không có, cõi Vô tưởng [Asaññībhava] được xác định là thế giới Phạm thiên là mục tiêu của những Bà-la-môn, chỉ có sự diệt mà thôi; Quang âm thiên [ābhassara] là mục tiêu cũng những đại đạo sĩ; Biến tịnh thiên [subhakiṇhā] là mục tiêu của những du sĩ ngoại đạo; ‘có tâm vô hạn định [anantamānaso]’ là mục tiêu của nhóm đạo ājīvaka; nhưng A-ra-hán là mục tiêu (cuối cùng) trong Giáo pháp này. Tất cả những du sĩ ngoại đạo cũng nói rằng (chúng tôi cũng) có mục tiêu (cuối cùng) là A-ra-hán tương tự. Lại nữa chế định toàn vũ trụ có Phạm thiên giới v.v, với mãnh lực tà kiến, cho nên nêu ra mục tiêu duy nhất tương tự theo học thuyết của chính chúng tôi. Sau khi Thế Tôn chỉ ra mục tiêu mới thuyết rằng: ‘để trả lời một cách chân chánh’.

Bây giờ, hai trường hợp là đối với Tỷ-kheo trong Giáo pháp này có một mục tiêu, đối vợi ngoại đạo cũng có một mục tiêu, Thế Tôn đã an trú giống như người phân xử khi suy xét về bổn phận và trách nhiệm, vị ấy đã nói rằng ‘này hiền giả, mục tiêu đó của người hữu tham [sārāgassa], hay của người ly tham [vītarāgassa]’ v.v. Ở đây, mục tiêu của những người có tham [sārāgassa] không có, bởi vì nếu có thì chó nhà và loài cáo v.v, cũng sẽ có được. Chính vì thế ngài đã đáp trả bằng cách sau: ‘này hiền giả, mục tiêu đó của những người ly tham’ nhưng những kẻ ngoại đạo sư đã thấy sai như thế.

Ở đây viddasuno [người thấu triệt] gồm bậc trí. Của những người hoan hỷ, bất mãn [anuruddhapaṭiviruddhassa] gồm người ưa thích với  tham ái, kẻ bất mãn bởi sự sân hận. papañcārāmassa papañcaratino = người ưa thích pháp chướng ngại, có pháp chướng ngại làm nơi để ưa thích, bởi thế sự trở ngại đó gọi là chỗ ưa thích. Sự trở ngại là chỗ ưa thích của hạng người đó, cho nên hạng người ấy được gọi là người có sự trở ngại là nơi ưa thích. Ưa thích trong sự trở ngại của người đó, bởi thế người ấy được gọi là người ưa thích trong sự chướng ngại. Sự chướng ngại là tên gọi của ái [taṇhā], tà kiến [diṭṭhi] và ngã mạn [māna] được vận hành theo biểu hiện [ākāra] của những hạng người say mê và người phóng dật. Ở đây, chỉ muốn nói đến ái và tà kiến. Phiền não sử dụng ở 5 chỗ chẳng hạn như người hữu tham [sarāgassa] v.v, nên biết rằng phiền não có nhiều tính chất khác biệt. Ngài muốn nói đến phiền não hoà trộn với ngũ dục [kāmaguṇa] trong vị trí mà ngài đã nói cho người có tham [sarāgassa]. muốn nói đến hiền não với mãnh lực hữu ái trong từ sataṇhassa [cho người có khát ái]. Muốn nói đến phiền não với mãnh lực chấp thủ trong từ sa-upādānassa [cho người có chấp thủ]. Muốn nói đến phiền não bằng mãnh lực đôi trong cụm từ anuruddhapaṭiviruddhassa [Của những người hoan hỷ, bất mãn], muốn nói đến phiền não phiền não chướng ngại trong từ papañcārāmassa. Lại nữa chấp vào phiền não với mãnh lực căn bất thiện [akusalamūla] trong từ sarāgassa [cho người có tham]. Bám lấy phiền não với mãnh lực thủ [upādāna] do ái [taṇhā] làm duyên trong từ sataṇhassa [cho người có tham ái]. Những từ còn lại cũng tương tự những từ trước đó. Bởi vậy trưởng lão đã nói rằng: ‘ông hãy nhổ bỏ điều này bởi vì sao? bởi vì chỉ có một tham này được gọi là ái dục [rāga] với mãnh lực của sự ưa thích; gọi là tham ái [taṇhā] với mãnh lực của việc thực hành sự khao khát; gọi là thủ [upādāna] với ý nghĩa chấp chặt; gọi là sự ưa thích và sự bất mãn với mãnh lực đôi (cặp); gọi là chướng ngại với ý nghĩa rằng sự sanh khởi của phiền não pháp trở ngại.

Bây giờ, sau khi Thế Tôn thuyết về học thuyết liên quan đến tà kiến làm gốc rễ của phiền não này, Ngài đã nói rằng: ‘này các Tỷ-kheo, 2 loại tà kiến này v.v,’.

Ở đây, hữu kiến [bhavadiṭṭhi] gồm cái thấy thường hằng [sassatadiṭṭhi]. Vô hữu kiến [vibhavadiṭṭhi] gồm cái thấy đoạn tận [ucchedadiṭṭhi]. Dính chặt hữu kiến [bhavadiṭṭhiṃ allīnā] nghĩa là dính chặt vào cái thấy thường hằng với mãnh lực của ái [taṇhā] và tà kiến [diṭṭhi]. Đã đến [upagata] nghĩa là đã đến với mãnh lực của ái [taṇhā] và tà kiến [diṭṭhi]. Bị ràng buộc vào [ajjhosita] nghĩa là đi vào với mãnh lực của ái [taṇhā] và tà kiến [diṭṭhi]. Bất mãn vô hữu ái [vibhavadiṭṭhiyā te paṭiviruddhā] nghĩa là tất cả Sa-môn và Bà-la-môn tranh luận với nhóm thấy thuyết đoạn diệt [không còn gì sau khi chết] cho rằng: ‘các ngài ngu xuẩn, không biết gì, thế giới này thường hằng, thế giới này không bị huỷ hoại’ họ thường xuyên tranh đấu trong những cuộc cãi vã. Trong câu thứ 2 cũng theo cách thức tương tự vậy.

Và sự sanh khởi [samudayañca] v.v., nơi sản sinh của tất cả tà kiến, có 2 loại là khaṇikasamudayo [sự sanh khởi tạm thời] và paccayasamudayo [sự sanh khởi làm duyên]. Sự sản sinh của tất cả tà kiến gọi là khaṇikasamudayo. Tám vị trí gọi là paccayasamudayo. Như thế nào, uẩn là  thiết lập của tà kiến, vô minh, xúc, tưởng, tầm, không khéo tác ý, có bạn ác, quá dính mắc vào lời nói của người khác [paratoghosa] được xếp vào chỗ thiết lập của tà kiến. Các uẩn làm nhân, các uẩn làm duyên của các tà kiến do ý có ý nghĩa làm cho sanh sự dính mắc. Cả các uẩn cũng làm nơi thiết lập tà kiến tương tự. Vô minh, xúc, tưởng, tầm, không khéo tác ý, có bạn ác, quá dính mắc vào lời nói của người khác do có ý nghĩa làm cho sanh sự dính mắc, kể cả quá dính mắc vào lời nói của người khác cũng làm nơi thiết lập tà kiến tương tự. Việc thiết lập không được cũng có 2 loại tương tự là khaṇikatthaṅgamo [đi đến tiêu hoại tạm thời] paccayatthaṅgamo [đi đến tiêu hoại do hết duyên]. Sự điêu tàn, sự biến hoại, sự phá vỡ, sự phân tán, sự không thường hằng, sự tiêu hoại được gọi là khaṇikatthaṅgamo. Tu-đà-hoàn đạo gọi là paccayatthaṅgamo. Bởi vì Tu-đà-hoàn đạo được gọi là nhổ tận gốc tà kiến.

Từ assadaṃ [lợi ích] sự mang lại phước báu có quan điểm làm gốc. Trường hợp ấy đã được giải thích như sau: “Bậc đạo sư có quan điểm thế nào thì các bậc thinh văn cũng (sẽ) là người có quan điểm thế đó”. Chư thinh văn tôn kính, cung kính, kính trọng, lễ bái đến bậc Đạo sư có quan điểm nào thì quan điểm đó làm nhân có được y phục, bình bát, trú xứ, dược phẩm trị bệnh và các món dụng cần thiết. Cái này, này chư Tỷ-kheo, là lợi ích ở đời vị lại của quan điểm. Từ ādīnavanti [sự nguy hiểm] gồm sự bất hạnh có sự chấp thủ vào quan điểm làm gốc. Sự nguy hiểm đó cần biết với mãnh lực của các hạnh [vata] như thực hành hạnh con dơi [vaggulivataṃ], ra sức ngồi chồm hổm [ukkuṭikappadhāna], hạnh nằm trên giường gai [kaṇṭakāpassayatā], làm nóng (cơ thể) bằng 5 loại nhiệt [pañcātapatappanaṃ], rơi xuống từ đỉnh vách núi [sānupapātapatanaṃ], nhổ bỏ râu tóc [kesamassuluñcanaṃ], thiền nín thở [appāṇakajjhāna]. Nissaraṇan [sự xuất ly]: Níp-bàn gọi là việc thoát khỏi tất cả tà kiến. Yathābhūtaṃ nappajānanti [không biết rõ như thật] nghĩa là Sa-môn, Bà-la-môn nào không biết samudaya [nguồn gốc của khổ] đúng theo thực tính pháp [sabhāvadhamma]. Na parimuccanti dukkhasmāti [không giải thoát khỏi đau khổ] nghĩa là không vượt khỏi tất cả vòng luân hồi khổ. Với điều này đã thể hiện rằng Sa-môn và Bà-la-môn đó được gọi là không thành tựu. Parimuccanti dukkhasmāti [giải thoát mọi khổ đau] nghĩa là được thoát khỏi tất cả vòng luân hồi khổ. Với câu đó chế định rằng sự ước muốn chỉ có Giáo pháp này tương tư như phán xét một vấn đề [sự tranh tụng] của cả 2 rằng sự thành tựu của Sa-môn hay Bà-la-môn đó có tồn tại.

[143] Bây giờ, Ngài thuyết về việc cắt đứt các quan điểm, Ngài đã nói rằng này các Tỳ-kheo, bốn sự chấp thủ v.v, chi tiết về sự chấp thủ đó đã được nói trong bộ Thanh Tịnh Đạo.

Sabbupādānapariññāvādā paṭijānamānā [tự tuyên bố liễu tri học thuyết tất cả thủ] nghĩa là tự tuyên bố như vầy chúng tôi hiểu biết trọn vẹn về việc vượt qua mọi sự chấp thủ [upādāna]. na sammā sabbupādānapariññanti [không chân chánh liễu tri tất cả thủ] nghĩa là không tuyên bố được việc vượt qua được tất cả thủ một cách chân chính. Một vài nhóm chỉ tuyên bố được sự rõ biết về dục thủ [kāmupādāna]. Một vài nhóm chỉ tuyên bố được sự rõ biết về kiến thủ [diṭṭhupādāna]. Một vài nhóm chỉ tuyên bố được sự rõ biết về giới cấm thủ [sīlabbatupādāna]. Nhưng người gọi là tuyên bố sự rõ biết về ngã luận thủ [attavādupādāna] thì không có. Khi thuyết giảng về bốn thủ đó, Ngài đã nói rằng tuyên bố sự rõ biết dục thủ v.v, trong sự chấp thủ đó, tất cả Sa-môn và Bà-la-môn chỉ tuyên bố sự rõ biết về dục thủ [kāmupādāna] mà thôi. Bởi vì còn có 96 học thuyết dị giáo không tuyên bố thích đáng người thọ hưởng vật dục [vatthukāma] như sau: “Thật vậy, các dục không nên thực hành bởi người xuất gia”, sau khi thực hiện không thích đáng rồi tuyên bố. Lại nữa, người nào thực hành, người đó hưởng dụng với đồ trộm cắp. Bởi thế Ngài đã nói rằng: “tuyên bố sự rõ biết của dục thủ”.

Bởi thế Sa-môn, Bà-la-môn đi lang thang đã chấp rằng ‘bố thí không có kết quả’, mới chấp rằng ‘sự thanh tịnh do giữ giới, sự thanh tịnh do hạnh [vata], sự thanh tịnh do hành thiền [bhāvana]’, không từ bỏ được kiến thức về ngã [attupaladdhi], cho nên không tuyên thuyết sự rõ biết về kiến thủ, không tuyên thuyết sự rõ biết về giới cấm thủ,  không tuyên thuyết sự rõ biết về ngã luận thủ. Câu đó do nhân gì [taṃ kissa hetūti] nghĩa là việc không tuyên bố đó của các thủ ấy lấy gì làm nhân, tại sao? Imāni hi te bhontoti [do Sa-môn, Bà-la-môn đó] không biết được 3 nguyên nhân theo đúng thực tính. Sa-môn, Bà-la-môn nào biết theo thực tính rằng “nguyên nhân của việc tuyên bố sự rõ biết 2 thủ đó gồm kiến thủ và giới cấm thủ, 2 thủ đó cần được đoạn trừ”, Ngài đã nói 2 phần phía trước liên quan đến Sa-môn, Bà-la-môn đó. Ở đây, Sa-môn, Bà-la-môn nào chấp rằng ‘bố thí có kết quả’, người đó tuyên bố sự rõ biết của kiến thủ. Lại nữa, nhóm nào chấp rằng ‘sự thanh tịnh có được do giữ giới, sự thanh tịnh có được do các hạnh, sự thanh tịnh có được do hành thiền’, Sa-môn, Bà-la-môn đó tuyên bố sự rõ biết về giới cấm thủ [sīlabbatupādāna], nhưng không có một ai dám tuyên bố sự rõ biết về ngã luận thủ. Cả những ngoại đạo sự đạt được 8 thiền chứng, những vị có thể dùng tay bao trùm cả Mặt Trăng và Mặt Trời chỉ tuyên bố sự rõ biết về 3 thủ, nhưng không thể dứt bỏ ngã luận thủ. Cho nên, bị nhận chìm trong vòng luân hồi liên tục. Những ngoại đạo sư đó giống như con thỏ rừng chán ghét quả đất.

Câu chuyện minh hoạ có nội dung như sau: Kể rằng quả đất nói với thỏ rừng: ‘Bạn thỏ rừng ơi’. Thỏ rừng hỏi ‘ai vậy?’. Quả đất đáp ‘bạn sử dụng mọi tư thế để đại tiện và tiểu tiện vào tôi, tại sao bạn không biết tôi?’ Thỏ rừng đáp ‘bạn đã biết rõ tôi rồi’, tôi dẫm giống như chạm vào đầu ngón tay. nước tiểu thải ra có chút xíu, phân cũng chỉ bằng quả mã tiền. Còn loài voi và ngựa dẫm đạp lên vị trí to lớn, cả việc đại tiện và tiểu tiện của chúng cũng nhiều, nước tiểu đó đầy như một cái chậu, phân sắp đầy thúng. Tôi không nói chuyện với bạn nữa rồi thỏ rừng nhảy sang chỗ khác. Nhưng sau đó, quả đất nói với thỏ rừng rằng: ‘Ồ, dù bạn có đi xa, thì bạn cũng ở trên tôi, không phải sao? Con thỏ rừng lại ghét quả đất đó. Thế là nhảy sang chỗ khác. Con thỏ nhảy đi nhảy lại ngàn năm như thế cũng không thể rời khỏi quả. Tất cả những ngoại đạo sư cũng như thế  đó. Dẫu tuyên bố sự rõ biết về các thủ cũng có thể tuyên bố con đường vượt khỏi 3 thủ như dục thủ v.v. nhưng không thể thoát khỏi ngã luận thủ, khi không thể vượt khỏi sẽ bị rơi vào vòng luẩn quẩn đó triền miên.

Các ngoại đạo sư không thể vượt khỏi sự chấp thủ nào, Thế Tôn thuyết đến lời cắt đứt quan điểm với mãnh lực của sự chấp thủ ​​đó. Bây giờ, khi nói về những lời cắt đứt sự tịnh tín, Ngài đã nói: “Quả thật, này các Tỷ-kheo! sự tịnh tín nào nơi bậc Đạo sự… trong Pháp và Luật, ta đã thấy trong hình thức như vầy’. Ở đây dhammavinaye chia thành dhamme ceva vinaye ca [trong Pháp và Luật], cả 2 từ này chỉ ra giáo pháp mà không dẫn thoát khổ. Niềm tin nào nơi bậc Đạo sư thì niềm tin đó không đi đến con đường chân chánh [yo satthari pasādo so na sammaggato] nghĩa là Đạo sư trong Giáo pháp không dẫn dắt chúng sanh thoát khổ, sau khi chết sanh làm sư tử, cọp, báo đen, gấu, hay báo đốm. Còn học trò của bậc Đạo sư ấy tái sanh làm hưu, nai, hay heo, hoặc là thỏ. Vị ấy đã không thể kiềm chế, hoặc không có từ tâm, hoặc lòng trắc ẩn ‘những con vật này trước đây đã từng làm người hộ độ những món vật dụng cần thiết cho ta’ đã xông tới giết hại những loài vật này uống máu, ăn từng phần thịt thăn. Hoặc đôi khi bậc Đạo sư sanh làm mèo, học trò của những vị ấy sanh làm chuột hoặc gà. Sau đó, mèo cũng không có lòng trắc ẩn vồ ăn thịt những con gà hoặc chuột theo cách đã trình bày. Hoặc người Đạo sư sanh làm người cai ngục [nirayapālo], học trò sanh làm những chúng sanh trong địa ngục. Vị ấy cũng không có lòng thương xót ‘những hạng chúng sanh này trước đây đã từng làm người hộ độ những món vật dụng cần thiết cho ta’ hành hạ thân thể (của chúng sanh ấy) bằng nhiều cách, cột chặt lại vào cỗ xe đang cháy rực, cho bay lên đỉnh núi than hồng, ném vào địa ngục nước đồng sôi [lohakumbhī], phải lãnh chịu nhiều nỗi thống khổ khác biệt liên tục. Hoặc đệ tử sanh làm sư tử v.v, Đạo sư sanh làm những loài thú khác như hươu, nai v.v. Họ đã không thể kiềm chế, hoặc không có từ tâm, hoặc lòng trắc ẩn ‘ta đã từng hộ độ cho những loài thú này 4 món vật dụng, những loài thú này đã từng làm Đạo sư của ta’ đã xé xác theo cách đã được đề cập. Như vậy, trong Giáo pháp không dẫn dắt chúng sanh thoát mọi khổ đau, sự tịnh tín đối với bậc Đạo sư, vị ấy không đi đến con đường chân chánh, dẫu chết đi rồi vẫn còn gây ra oan trái sau đó nữa.

Sự tịnh tín trong pháp nào [yo dhamme pasādo] nghĩa là sự tịnh tín trong pháp, bậc Đạo sư không dẫn dắt chúng sanh thoát khổ, sự tịnh tín theo kiểu đã được nhận, được học, được ghi nhớ hoặc chia sẻ cùng nhau nhưng sự tịnh tín đó không đưa chúng sanh thoát khỏi vòng luân hồi, bởi thế sự tịnh tín trong pháp đó làm cho vòng luân hồi càng sâu hơn, cho nên được xem là không đi đến con đường chân chánh, tức là không diễn tiến theo đúng thực tính pháp.

Sự thành tựu viên mãn trong giới luật [yā sīlesu paripūrakāritāti] nghĩa là sự thành tựu với mãnh lực của giới con dê trong Giáo pháp này không dẫn dắt chúng sanh thoát khổ, sự thành tựu đó không thoát khỏi vòng luân hồi, không vượt ra ngoài các hữu [bhava], khi thực hành dẫn đến tái sanh vào loài bàng sanh, khi quả chín mùi tái sanh vào địa ngục, bởi vậy được xem là không đi đến con đường chân chánh. Sự thương mến và sự hài lòng đối với những pháp hữu [yā sahadhammikesu] nghĩa là trong Giáo pháp đó không dẫn dắt chúng sanh thoát khổ, những pháp hữu, một vài người sau khi chết, sanh làm sư tử v.v, một vài người sanh làm hươu nai v.v, trong những loài thú đó nhóm sanh làm sư tử v.v, vẫn không thể kiềm chế với những loài hươu nai v.v., ‘những loài thú này là pháp hữu của chúng ta’ tạo ra sự đau khổ cùng cực đối với những loài thú đó, theo cách thức đã được nói trước đó. Bởi thế mặc dù làm nơi thương mến và làm nơi đáng vừa lòng đối với các pháp hữu, được xem là không đi đến con đường chân chánh.

Lại nữa, sau khi Đức Thế Tôn trình bày chia tách các nguyên nhân này lại với nhau, Ngài đã nói rằng: “Điều đó là do nhân gì? Này các Tỷ-kheo, điều đó là do sự tịnh tín v.v,” Ở đó, ý nghĩa vắn tắt như vầy: “Bởi vì điều ấy là như vậy, này các Tỳ-kheo, vì những điều mà Ta đã nói “lòng tôn kính đối với bậc Đạo sư được xem là không đi đến con đường chân chánh” v.v, điều đó sẽ như thế này. Tại sao? Bởi lòng tôn kính đó trong Pháp và Luật mà bậc Đạo sư nói sai -nt- v.v.. bậc Chánh đẳng Chánh giác không tuyên thuyết, bởi vậy ở đây ‘yathā taṃ = như điều đó’ là một phân từ được thêm vào ý nghĩa của sử dụng cách. Ở đó, mà bậc Đạo sư đã thuyết sai [durakkhāte] gồm nói không tốt, gọi là tuyên thuyết không tốt bởi ý nghĩa Pháp và Luật đó đã được nói không chính xác mà thôi. Pháp và Luật đó không vận hành được trong Đạo và Quả, bởi thế được gọi là pháp không đưa khỏi luân hồi [aniyyāniko]. Gọi là không vận hành đưa đến an lạc bởi do không vận hạnh để vắng lặng phiền não như ái luyến [rāga] v.v. Gọi là bậc Chánh đẳng Chánh giác không tuyên thuyết bởi đó là bậc tự mình giác ngộ chân chánh, tức là  bậc Toàn trí không được tuyên thuyết. Bởi vậy trong Pháp và Luật đó không dẫn chúng sanh thoát khổ, không vận hành đưa đến an tĩnh, không được bậc Chánh đẳng Chánh giác tuyên thuyết. Những gì được nói Thế Tôn thuyết rằng lòng tin đối với ngoại đạo sư giống như niềm tin của con cáo uống rượu.

Kể rằng có một con cáo mù một mắt, đi vào kinh thành lúc nửa đêm sau khi uống rượu men rồi lăn ra ngủ trong rừng Punnāga, đã thức dậy khi mặt trời mọc và suy nghĩ rằng: “Ta không thể ra đi vào lúc này, kẻ thù của ta có rất nhiều, ta nên đánh lừa một ai đó.” Con cáo đã nhìn thấy một người Bà-la-môn đang đi đến nghĩ rằng ta sẽ đánh lừa vị Bà-la-môn này, nó đã nói: “Thưa ngài Bà-la-môn”. Bà la môn nói rằng “Ai gọi ta là Bà-la-môn, con cáo trả lời: Chính tôi, thưa ngài lại đây chút. Bà-la-môn, ngươi cho ta làm gì? Con cáo, ngài hãy đưa tôi ra khỏi nhà, tôi sẽ đưa cho ngài 200 đồng tiền vàng. Bà-la-môn đó nói rằng: “Tôi sẽ dẫn đi rồi tóm lấy con cáo xách đi.” Con cáo nói rằng: Này Bà-la-môn ngu ngốc, tiền của tôi không phải thứ vứt đi, tiền là thứ rất khó tìm, hãy mang tôi đi cách khéo léo. Bà-la-môn, tôi phải làm như thế nào? Hãy mang tôi trên vai sau khi ngài buộc tôi vào thượng y. Bà-la-môn đã đưa con cáo đi bằng cách đó, khi đi đến cánh cửa ở hướng nam mới hỏi rằng liệu tôi đặt ngươi xuống chỗ này được không? Con cáo, đây là đâu? Bà-la-môn, cửa chính. Con cáo, ôi Bà-la-môn ngu ngốc, họ hàng của ngươi có để tiền của ở bên trong cánh cửa sao? hãy đưa tôi đi ra ngoài cánh cửa, Bà-la-môn từ từ đi xa lại đi thêm một đoạn nữa hỏi rằng, thả ở đây được chưa? Con cáo chỉ định đi đến một nơi an toàn rồi nói rằng thả tôi ở nơi đây nè. Vì vậy, Bà-la-môn đã đặt con cáo xuống rồi lấy tấm y lên, con cáo một mắt nói rằng “tôi đã hứa sẽ đưa cho ngài 200 đồng tiền vàng, nhưng tôi có rất nhiều, không phải chỉ có 200 đồng tiền vàng, ngài hãy đứng nhìn về hướng mặt trời cho đến khi tôi mang đầy đủ đồng tiền vàng đến cho ngài, rồi hãy đi”, cáo quay lại nói với Bà-la-môn thêm một lần nữa, “Bà-la-môn, đừng nhìn theo tôi, chỉ nhìn về phía mặt trời”. Con cáo sau khi nói như vậy rồi chạy nhanh vào rừng Ketaka, trốn thoát theo ý muốn. Còn Bà-la-môn chỉ nhìn về phía mặt trời đến nỗi mồ hôi chảy ra từ trán và nách. Khi ấy, vị Thiên nhân Rukkhadevatā đã nói với Bà-la-môn đó như sau:

“Này Bà-la-môn chớ tin con cáo đã uống rượu men, trăm con cáo không có nghề nghiệp [sippika], lấy đâu ra hai trăm đồng tiền vàng?[6]

Như vậy, lòng tin vào con cáo một mắt vô ích như thế nào thì niềm tin vào ngoại đạo sư cũng vô ích như thế đó.

[144] Thế Tôn sau khi thuyết giảng niềm tin trong giáo lý không đưa chúng sanh thoát khổ, là những thứ vô ích; để nói về niềm tin trong giáo lý đưa chúng sanh thoát khổ, là những điều lợi ích, Ngài đã nói rằng: “Này chứ Tỷ-kheo, sự tịnh tín nơi bậc Đạo sư v.v.” Ở đó, tuyên bố sự rõ biết dục thủ [kāmupādānassa pariññaṃ paññapeti] nghĩa là tuyên bố sự rõ biết trong việc đoạn trừ của dục thủ bởi A-ra-hán đạo, tuyên bố sự rõ biết 3 thủ còn lại bởi Tu-đà-hoàn đạo. Bằng hình thức như vậy, này chư Tỷ-kheo trong Pháp và Luật  [evarūpe kho, bhikkhave, dhammavinayeti] nghĩa là này chư Tỷ-kheo trong Pháp và Luật thấy như vậy Ngài đã trình bày Giáo pháp dẫn chúng sanh thoát khỏi mọi khổ đau với cả 2 câu. Sự tịnh tín vào bậc Đạo sư nào trong Giáo pháp nào [satthari pasādo] trong Giáo pháp thấy như vậy thì sự tịnh tín đó Ta gọi là đi đến chân chánh, tức là sự vận hành đưa đến vượt khỏi mọi khổ đau trong các cõi [bhava].

Trong trường hợp đó có câu chuyện thế này – Kể rằng Thế Tôn cư trú trong hang động Indasāla tại Vediyakapabbata. Lúc đó một con cú mèo khi Thế Tôn, Ngài đi vào làng để khất thực, (con chim cú) cũng bay theo tiễn chân Ngài nữa đường, khi Thế Tôn đi ra cũng thực hiện hành động tiếp rước ở nữa đường. Một ngày nọ vào buổi chiều chim cú mèo từ trên núi xuống đảnh lễ bậc Chánh đẳng Chánh giác, có Tăng chúng ngồi xoay quanh bằng cách chấp đối cánh bày tỏ sự cung kính, cúi đầu, đứng đảnh lễ đấng Thập lực [dasabala]. Sau khi Đức Thế Tôn quan sát con cú mèo rồi mỉm cười. Trưởng lão Ānanda bạch hỏi Thế Tôn rằng: “kính bạch Thế Tôn, điều gì làm nhân, điều gì làm duyên đưa đến mỉm cười vậy?” Thế Tôn đáp trưởng lão Ānanda rằng: “Này Ānanda, ông hãy nhìn con cú mèo này, con chim này vẫn còn tịnh tín vào Ta và chúng Tỷ-kheo, sau khi luân chuyển trong thế giới Chư thiên và thế giới loài người suốt trăm nghìn kiếp rồi sẽ sanh trở lại trở thành vị Độc giác Phật, hồng danh Somanassa”, rồi đọc lên kệ ngôn sau:

Chim cú  mèo mắt to tròn sống một thời gian dài trên núi Vediyaka, này chim cú con có được sự hạnh phúc, được nhìn thấy Đức Phật cao quý, vị đã đứng dậy đúng thời, đã có tâm tịnh tín nơi Ta và chúng Tỷ-kheo cao thượng. Con không đi đến các khổ cảnh, sau khi từ giả Thiên giới, được nhắc nhở bởi thiện căn sẽ trở thành vị Độc giác Phật, có trí tuệ vô bờ bến, hồng danh Somanassa lẫy lừng.

Cần giải thích chuyện khác nữa chẳng hạn chuyện sumanamālākāra [người hàng hoa hảo ý], chuyện sumanamālākāra [người đánh trống lớn], chuyện morajika [người thử trống], chuyện vīṇāvādaka [người chơi nhạc cụ], chuyện saṅkhadhamaka. Như vậy, sự tịnh tín vào bậc Đạo sư trong Giáo pháp dẫn đến thoát khỏi mọi khổ đau, đi đến chân chánh.

Sự tịnh tín trong Pháp [dhamme pasādo] nghĩa là niềm tin vào Pháp trong Giáo lý đưa chúng sanh thoát khổ, đi đến chân chánh, sự tịnh tín đó đem lại lợi ích cho cả loài bàng sanh [tiracchāna] khi tiếp nhận tướng nơi âm thanh. Ý nghĩa này cần biết rằng với sức mạnh của chuyện Thiên tử Maṇḍūka v.v.

Thực hành viên mãn trong giới luật [sīlesu paripūrakāritā] nghĩa là thực hành trọn vẹn giới luật trong Giáo pháp mà dẫn chúng sanh thoát khổ, đi đến chân chánh là đem lại tài sản cõi trời và lợi ích giải thoát. Ở đó được làm sáng tỏ bằng nhiều câu chuyện chẳng hạn Chattamāṇavakavatthu [Thiên cung của thanh niên Bà-la-môn Chatta], chuyện Sāmaṇera v.v.

Trong nhóm pháp hữu [sahadhammika] nghĩa là dẫu sự yêu thương hoặc đáng vừa lòng trong nhóm pháp hữu trong Giáo pháp dẫn dắt chúng sanh thoát khổ, đi đến chân chánh là đem lại lợi ích to lớn. Cần được làm sáng tỏ ý nghĩa này bằng chuyện Thiên Cung và chuyện Ngạ Quỷ. Như Ngài đã nói:

“Ta đã dâng cơm sữa đến vị của Tỷ-kheo đang đi khất thực -nt-

Ta đã cúng dường mật mía -nt- cây mía -nt- trái cây timbaru…

dưa chuột… bí ngô… hoa phārusaka… chậu sưởi ấm tay…

rau cải luộc… cốm dẹp… khoai môn… củ cải… nắm hạt nimba…

trái xoài… bánh dầu hạt mè… dây buộc thân…

vải túi mang trên vai… vải băng bó… quạt vuông… quạt lá cọ

quạt lông công… dù… dép… bánh, kẹo ngọt

Tôi đã cúng dường bánh ngọt đến vị Tỷ-kheo đang đi khất thực -nt-

Ngài hãy nhìn xem Thiên cung của tôi đây, tôi là tiên nữ có được sắc thân đáng  mong muốn[7]; Taṃ kissa hetu [Điều ấy có nguyên nhân là gì?] v.v, nên biết rằng đã được kết hợp lại theo cách đã nói.

[145] Bây giờ, Thế Tôn thuyết duyên của thủ mà các ngoại đạo sư không tuyên bố sự rõ biết , Thiện Thệ tuyên bố chân chánh, Ngài đã nói “này các Tỷ-kheo, bốn thủ đó” v.v. Nguyên nhân v.v, trong cụm từ điều gì làm nhân [kiṃnidānā] v.v, là từ đồng nghĩa với tất cả nhân, bởi vì nhân nào cho quả, giống như gửi đi, hãy lấy quả mang đi, bởi vậy được gọi là nhân [nidāna]. Bởi nhân sanh, sanh ra, tạo ra từ nhân đó, bởi thế được gọi là nhân sanh, sanh ra, tạo ra. Trong trường hợp này có ý nghĩa của từ như vậy. Điều gì làm nhân của thủ đó, vậy thủ đó có gì làm nhân; Cái gì làm nhân sanh của sự chấp thủ đó, vậy sự chấp thủ đó có gì làm nhân sanh; Cái gì làm sanh ra sự chấp thủ, vậy sự chấp thủ đó có gì làm sanh ra; Cái gì làm chỗ sanh của sự chấp thủ đó, vậy sự chấp thủ đó có gì làm chỗ sanh. Bởi tham ái làm nhân, làm nhân sanh, làm sanh ra và làm chỗ sanh của sự chấp thủ đó, với ý nghĩa đã được nói, cho nên mới nói rằng có tham ái làm nhân v.v. Nên biết ý nghĩa của tất cả câu như vậy. Lại nữa, bởi vì Thế Tôn không chỉ biết duyên của sự chấp thủ, mà còn biết duyên của tham ái làm duyên của thủ, với biết cả duyên của thọ v.v, có tham ái v.v, làm duyên, cho nên Ngài đã nói rằng: ‘Này chư Tỷ-kheo và tham ái này có gì làm nhân’ v.v.

Yato ca kho gồm trong thời gian nào. Đã đoạn trừ vô minh [avijjā pahīnā hoti] nghĩa là vô minh là gốc rễ của vòng luân hồi là cái đã được đoạn diệt không còn dư sót. Minh đã sanh [vijjā uppannā] minh là A-ra-hán đạo đã sanh khởi. Vị ấy do vô minh được diệt tận, do minh sanh khởi [so avijjāvirāgā vijjuppādā] nghĩa là vị Tỷ-kheo đó do đã diệt tận vô minh và do minh đã sanh khởi không dính mắc dục thủ. Không bám víu lấy dục thủ [neva kāmupādānaṃ upādiyati] nghĩa là không chấp chặt là không đi đến dục thủ, không chấp chặt vào các thủ còn lại. Nhờ không chấp thủ nên không bị kích động [anupādiyaṃ na paritassati] khi không chấp chặt vào bất kỳ sự chấp thủ nào như vậy tin rằng không bị kích động, với sự kích động là tham ái [taṇhā]. Khi không bị kích động [aparitassanti]: khi không bị kích thích là không sanh khởi tham ái. Tự thân chứng được Níp-bàn [paccattaṃyeva parinibbāyati] nghĩa là tự minh chứng đạt Níp-bàn với sự dập tắt hoàn toàn phiền não. Thế Tôn sau khi thuyết sự tận diệt của lậu hoặc đối với vị Tỷ-kheo ấy như vậy, bây giờ khi thuyết về tuệ phản khán [paccavekkhaṇañāṇa] đối với vị Tỷ-kheo có lậu hoặc đã cạn kiệt, Ngài đã nói rằng: “sanh đã cạn kiệt [khīṇā jātī]”, các từ còn lại có ý nghĩa như đã nói.

Giải Thích Tiểu Kinh Sư Tử Hống Kết Thúc

Bài kinh số 11

[1] jā. 1.4.153-156

[2] a. ni. 4.241

[3] a. ni. 4.241

[4] dī. ni. 2.214

[5] dī. ni. 2.214

[6] jā. 1.1.113

[7] vi. va. 406