Kinh số 101 – Giải Thích Kinh Devadaha

(Devadahasuttavaṇṇanā)

Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Devadaha

1. Evamme sutanti Devadahasuttaṃ. Tattha Devadahaṃ nāmāti devā vuccanti rājāno, tattha ca Sakyarājūnaṃ maṅgalapokkharaṇī ahosi pāsādikā ārakkhasampannā, sā devānaṃ dahattā “Devadahan”ti paññāyittha, tadupādāya sopi nigamo Devadahantveva saṅkhyaṃ gato. Bhagavā taṃ nigamaṃ nissāya Lumbinivane viharati. Sabbaṃ taṃ pubbekatahetūti pubbe katakammapaccayā. Iminā kammavedanañca kiriyavedanañca paṭikkhipitvā ekaṃ vipākavedanameva sampaṭicchantīti dasseti. Evaṃvādino bhikkhave niganthāti iminā pubbe aniyametvā vuttaṃ niyametvā dasseti.

1. Kinh Devadaha được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, các vị vua gọi Deva trong cụm từ ‘tên là Devadaha’ này, và cũng trong thị trấn đó các Sakya có hồ nước kiết tường khả ái được thành tựu bởi sự bảo hộ. Hồ nước ấy họ gọi là ‘Devadaha’ bởi vì là hồ nước của các Thiên nhân. Nương nơi hồ nước Devadaha đó thị trấn đó cũng được gọi là Devadaha tương tự. Đức Thế Tôn cư trú ở vườn Lumbinī tại thị trấn ấy. Tất cả đều do nhân các nghiệp quá khứ, nghĩa là hành động đã tạo ở quá khứ làm duyên. Với lời này để thuyết rằng: các Nigantha đã bác bỏ cảm thọ do nghiệp (kammavedanā) và cảm thọ do hành động hiện tại (kiriyavedanā), mà chỉ chấp nhận duy nhất cảm thọ do quả báo (vipākavedanā). Này các Tỳ khưu, các Nigantha có học thuyết như vậy: vì thế đã định rõ để diễn bằng cách này, Đức Phật làm rõ điều trước đó đã nói một cách chưa xác định.

Ahuvamheva mayanti idaṃ Bhagavā tesaṃ ajānanabhāvaṃ jānantova kevalaṃ kalisāsanaṃ ārocetukāmo pucchati. Ye hi “mayaṃ ahuvamhā”tipi na jānanti, te kathaṃ kammassa katabhāvaṃ vā akatabhāvaṃ vā jānissanti. Uttaripucchāyapi eseva nayo.

Chúng tôi đã có mặt (trong quá khứ): Đức Thế Tôn biết rõ sự không hiểu biết của họ, nhưng vẫn muốn bày tỏ hoàn toàn về giáo pháp sai lầm này nên mới đặt câu hỏi. Bởi vì những ai không biết rằng “chúng tôi đã tồn tại”, thì làm sao họ có thể biết được việc nghiệp đã được tạo hay chưa được tạo? Nguyên tắc này cũng áp dụng tương tự cho các câu hỏi tiếp theo.

2. Evaṃ santeti cūḷadukkhakkhandhe (ma. ni. 1.179-180) mahāniganthassa vacane sacce[1] santeti attho, idha pana ettakassa ṭhānassa tumhākaṃ ajānanabhāve santeti attho. Na kallanti na yuttaṃ.

2. Sự tình là như vậy: trong kinh Cūḷadukkhakkhandha (ma. ni. 1.179-180), ý nghĩa là “khi lời nói của vị Đại Nigantha là sự thật”, nhưng ở đây ý nghĩa là “khi các ông có trạng thái không hiểu biết về vị trí/căn cứ có chừng ấy”. Không thích hợp: không phù hợp.

3. Gāḷhūpalepanenāti[2] bahalūpalepanena, punappunaṃ visarañjitena, na pana khaliyā littena viya. Esaniyāti esanisalākāya antamaso antakavaṭṭiyāpi. Eseyyāti gambhīraṃ vā uttānaṃ vāti vīmaṃseyya. Agadaṅgāranti jhāmaharitakassa vā āmalakassa vā cuṇṇaṃ. Odadeyyāti pakkhipeyya. Arogoti-ādi māgaṇḍiyasutte (ma. ni. 2.213) vuttameva.

(Mũi tên) có thuốc độc được tẩm rất dày dịch là (mũi tên) được tẩm nhiều chất độc, thường xuyên được tẩm với thuốc độc, hơn nữa không phải được thoa bột ướt. Dụng cụ kiểm tra vết thương: dụng cụ để xử lý vết thương của bác sĩ phẫu thuật cho đến cuối cùng kể cả dụng cụ buộc bọng đái. Dò tìm: có thể quan sát được rằng vết thương sâu hay nông. Thuốc giải chất độc: gồm bột của trái cây harītaka hoặc trái cây āmalaka đốt cháy. Odadeyya dịch là có thể đặt thêm vào. Vô bệnh v.v,: đã thuyết trong Kinh Māgaṇḍiya (ma. ni. 2.213).

Evameva khoti ettha idaṃ opammasaṃsandanaṃ, sallena viddhassa hi viddhakāle vedanāya pākaṭakālo viya imesaṃ “mayaṃ pubbe ahuvamhā vā[3] no vā, pāpakammaṃ akaramhā[4] vā no vā, evarūpaṃ vā pāpaṃ karamhā”ti jānanakālo siyā. Vaṇamukhassa parikantanādīsu catūsu kālesu vedanāya pākaṭakālo viya “ettakaṃ vā no dukkhaṃ nijjiṇṇaṃ, ettake vā nijjiṇṇe sabbameva dukkhaṃ nijjiṇṇaṃ bhavissati, suddhante patiṭṭhitā nāma bhavissāmā”ti jānanakālo siyā. Aparabhāge phāsukabhāvajānanakālo viya diṭṭheva dhamme akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya kusalānaṃ dhammānaṃ upasampadāya jānanakālo siyā. Evamettha ekāya upamāya tayo atthā, catūhi upamāhi eko attho paridīpito.

 Cũng tương tự như thế: ở đây có sự kết nối ví dụ như sau – giống như thời điểm cảm thọ hiện khởi rõ ràng khi người bị mũi tên đâm, đối với những Nigantha này có thể có thời điểm nhận biết rằng: “Chúng tôi đã tồn tại trong quá khứ hay không? chúng tôi đã tạo nghiệp ác hay không? hoặc chúng tôi có tạo nghiệp ác như vậy không?”
Giống như thời điểm cảm thọ hiện khởi rõ ràng trong bốn thời điểm như cạo sạch miệng vết thương v.v…, có thể có thời điểm nhận biết rằng: “Đau khổ của chúng tôi đã tiêu tan đến mức này, khi đã tiêu tan đến mức này thì tất cả đau khổ sẽ tiêu tan, chúng tôi sẽ được gọi là đã an trú trong trạng thái thanh tịnh.”
Giống như thời điểm nhận biết sự dễ chịu về sau, có thể có thời điểm nhận biết việc từ bỏ các pháp bất thiện và thực hành các pháp thiện ngay trong hiện tại.
Như vậy, ở đây một ví dụ làm sáng tỏ ba ý nghĩa, và bốn ví dụ làm sáng tỏ một ý nghĩa.
Giải thích:
Ba ý nghĩa (tayo atthā): ba câu hỏi về quá khứ, nghiệp ác, và loại nghiệp cụ thể
Một ví dụ: ví dụ về mũi tên đâm và thời điểm cảm thọ hiện khởi
Bốn ví dụ: bốn giai đoạn của việc chữa vết thương (cạo sạch, tìm mũi tên, nhổ ra, đắp thuốc)
Một ý nghĩa: sự tiêu tan hoàn toàn của đau khổ

4. Ime pana tato ekampi na jānanti, virajjhitvā gate salle aviddho “viddhosi mayā”ti paccatthikassa vacanappamāṇeneva “viddhosmī”ti saññaṃ uppādetvā dukkhappattapuriso viya kevalaṃ Mahāniganthassa vacanappamāṇena sabbametaṃ saddahantā evaṃ sallopamāya[5] Bhagavatā niggahitā paccāharituṃ asakkontā yathā nāma dubbalo sunakho migaṃ uṭṭhāpetvā sāmikassa abhimukhaṃ karitvā attanā osakkati, evaṃ mahāniganthassa matthake vādaṃ pakkhipantā Nigantho āvusoti-ādimāhaṃsu.

4. Hơn nữa, những Nigantha này thậm chí không biết được một điều nào trong số đó. Họ tin tưởng hoàn toàn tất cả những điều này chỉ dựa vào lời nói của Đại Nigantha, giống như người không hề bị mũi tên đâm (vì mũi tên đã bắn trượt) nhưng lại tạo ra nhận thức “tôi đã bị đâm” chỉ vì lời nói của kẻ thù rằng “ngươi đã bị tôi đâm”, rồi trở thành người chịu đau khổ.
Bị Đức Thế Tôn kiềm chế bằng ví dụ về mũi tên như vậy, không thể đáp trả lại, họ đẩy cuộc tranh luận lên đầu Đại Nigantha và nói: “Thưa hiền giả Nigantha…” v.v…, giống như con chó yếu ớt đuổi theo con mồi nhưng kiệt sức nên (đẩy phần trách nhiệm) về phía chủ nhân.

5. Atha ne bhagavā sācariyake niggaṇhanto pañca kho imetiādimāha. Tatrāyasmantānanti tesu pañcasu dhammesu āyasmantānaṃ. Kā atītaṃse satthari saddhāti atītaṃsavādimhi satthari kā saddhā. Yā atītavādaṃ saddahantānaṃ tumhākaṃ Mahāniganthassa saddhā, sā katamā? Kiṃ bhūtatthā abhūtatthā, bhūtavipākā abhūtavipākāti[6] pucchati. Sesapadesupi eseva nayo. Sahadhammikanti sahetukaṃ sakāraṇaṃ. Vādappaṭihāranti paccāgamanakavādaṃ. Ettāvatā tesaṃ “apanetha saddhaṃ, sabbadubbalā esā”ti saddhāchedakavādaṃ nāma dasseti.

5. Sau đó, đức Thế Tôn lúc chế ngự được những Nigantha đó cùng với các vị thầy mới thuyết rằng: Chính năm Pháp này v.v. Trong số năm Pháp đó: Năm Pháp đó này các tôn giả. Có lòng tin như thế nào đối với bậc Đạo sư trong quá khứ? Đức Thế Tôn hỏi rằng: tin tưởng điều gì đối với bậc Đạo Sư có lời nói (vāda) về quá khứ? Niềm tin đối với vị Đại Nigantha bên trong các ông, người tin tưởng lời nói quá khứ như thế nào? Có lợi ích, không có lợi ích, có kết quả, không có kết quả ra sao? Ngay cả những câu còn lại cũng tương tự. Sahadhammikaṃ: có nguyên nhân, có lý do. Việc đáp trả lại lời nói: lời nói phản ứng lại (đáp trả). Chỉ bấy nhiêu lời đã cắt đứt niềm tin của các Nigantha đó như sau: “các ông hãy lấy hết toàn bộ niềm tin này ra khỏi, niềm tin này yếu ớt.”

6. Avijjā aññāṇāti avijjāya aññāṇena. Sammohāti sammohena. Vipaccethāti viparītato saddahatha, vipallāsaggāhaṃ vā gaṇhathāti attho.

6. Do Vô minh, do không hiểu biết: Do Vô minh, do không hiểu biết. Sammohā dịch là do ngu muội. Niềm tin sai lạc: có nghĩa là niềm tin sai lệch, hoặc nắm lấy sự lầm lạc (vipallāsa).

7. Diṭṭhadhammavedanīyanti imasmiṃyeva attabhāve vipākadāyakaṃ. Upakkamenāti payogena. Padhānenāti viriyena. Samparāyavedanīyanti dutiye vā tatiye vā attabhāve vipākadāyakaṃ. Sukhavedanīyanti iṭṭhārammaṇe vipākadāyakaṃ kusalakammaṃ. Viparītaṃ dukkhavedanīyaṃ. Paripakkavedanīyanti paripakke nipphanne attabhāve vedanīyaṃ, diṭṭhadhammavedanīyassevetaṃ adhivacanaṃ. Aparipakkavedanīyanti aparipakke attabhāve vedanīyaṃ, samparāyavedanīyassevetaṃ adhivacanaṃ. Evaṃ santepi ayamettha viseso:- yaṃ paṭhamavaye kataṃ paṭhamavaye vā majjhimavaye vā pacchimavaye vā vipākaṃ deti, majjhimavaye vā kataṃ majjhimavaye vā pacchimavaye vā vipākaṃ deti, pacchimavaye kataṃ tattheva vipākaṃ deti, taṃ diṭṭhadhammavedanīyaṃ nāma. Yaṃ pana sattadivasabbhantare vipākaṃ deti, taṃ paripakkavedanīyaṃ nāma. Taṃ kusalaṃpi hoti akusalaṃpi.

7. Nghiệp cho quả trong kiếp sống hiện tại: cho trổ quả hoàn toàn cho tự thân ngay trong kiếp sống này. Với sự ra sức: với sự ra sức. Với sự tinh tấn: với sự tinh tấn. Cho quả trong kiếp sống kế tiếp: cho quả trong tự thân ở kiếp sống thứ 2 hoặc thứ 3. Nghiệp cho quả an lạc: Thiện nghiệp cho kết quả trong các đối tượng tốt đẹp. Đối nghịch (với bất thiện nghiệp) cho quả khổ đau. Nghiệp đã chín muồi cho quả (Paripakkavedanīya): nghiệp đã chín muồi, đã thành tựu cho quả nơi thân này, nghiệp đã chín muồi cho quả này đây là đồng nghĩa với nghiệp cho quả trong kiếp hiện tại (diṭṭhadhammavedanīya). Nghiệp vẫn chưa chín muồi cho quả (Aparipakkavedanīya): nghiệp vẫn chưa chín muồi cho quả nơi tự thân, nghiệp cho quả vẫn chưa chín muồi này là từ đồng nghĩa của nghiệp cho quả trong kiếp vị lai (samparāyavedanīya). Mặc dù như vậy, ý nghĩa cốt lõi khác biệt trong vấn đề này như sau: – Nghiệp nào đã tạo vào giai đoạn đầu của tuổi thọ cho quả vào giai đoạn đầu của tuổi thọ, hoặc vào giai đoạn giữa của tuổi thọ, hoặc vào giai đoạn cuối của tuổi thọ. Nghiệp đã tạo vào giai đoạn giữa của tuổi thọ cho quả vào giai đoạn giữa, hoặc vào giai đoạn cuối của tuổi thọ. Nghiệp đã tạo vào giai đoạn cuối của tuổi thọ cho quả vào thời gian cuối của tuổi thọ ấy thì nghiệp đó gọi là cho quả trong kiếp sống hiện tại (diṭṭhadhammavedanīya). Còn nghiệp nào cho quả trong bảy ngày thì nghiệp đó gọi là nghiệp đã thành tựu cho quả (paripakkavedanīya). Nghiệp đã thành tựu cho quả đó là thiện và cả bất thiện.

Tatrimāni vatthūni: – Puṇṇo nāma kira duggatamanusso Rājagahe Sumanaseṭṭhiṃ nissāya vasati. Tameva ekadivasaṃ nagaramhi nakkhatte saṅghuṭṭhe seṭṭhī āha “sace ajja kasissasi, dve ca goṇe naṅgalañca[7] labhissasi. Kiṃ nakkhattaṃ kīḷissasi, na kīsissasī”ti. Kiṃ me nakkhattena, kasissāmīti. Tenahi ye goṇe icchasi, te gahetvā kasāhīti. So kasituṃ gato. Taṃ divasaṃ Sāriputtatthero nirodhā vuṭṭhāya “kassa saṅgahaṃ karomī”ti āvajjento Puṇṇaṃ disvā pattacīvaramādāya tassa kasanaṭṭhānaṃ gato. Puṇṇo kasiṃ ṭhapetvā therassa dantakaṭṭhaṃ datvā mukhodakaṃ adāsi. Thero sarīraṃ paṭijaggitvā kammantassa[8] avidūre nisīdi bhattābhihāraṃ olokento. Athassa bhariyaṃ bhattaṃ āharantiṃ disvā antarāmagge yeva attānaṃ dassesi.

Trong vấn đề nghiệp trổ quả trong vòng 7 ngày ấy có câu chuyện như sau: – Tương truyền kẻ nghèo túng tên là Puṇṇa sống nương nhờ trưởng giả Sumana trong thành Rājagaha, một ngày nọ khi có dịp lễ hội trong thành, trưởng giả đã nói cùng Puṇṇa ấy rằng: “Nếu như hôm nay ngươi đi cày ngươi sẽ nhận được 2 con bò cùng với một cái cày mới, ngươi sẽ tham gia hội hay sẽ đi cày.” Lễ hội có lợi ích gì cho tôi, tôi sẽ đi cày. Nếu như vậy, ngươi hãy chọn con bò mong muốn mang đi cày – (thế là) anh ta đi cày ruộng. Vào ngày hôm ấy trưởng lão Sārīputta xuất khỏi thiền diệt quan sát rằng: “Ta sẽ tế độ cho ai?” sau khi nhìn thấy Puṇṇa (ngài) đa mang y và bình bát đi đến nơi anh ta đang cày ruộng. Puṇṇa đặt cái cày xuống, đã dâng cúng dường gỗ chà răng, sau đó đã dâng nước súc miệng đến ngài trưởng lão. Trưởng lão đã chăm sóc thân thể của mình, ngồi xuống ở một nơi không xa chỗ vị ấy đang làm việc, để chờ đồ ăn được mang tới. Ngay lập tức ngài đã nhìn thấy vợ của vị ấy mang đồ ăn đến, tức khắc (ngài) đã thị hiện bản thân (để cho được nhìn thấy) ở giữa đường đi.

Sā sāmikassa āhaṭabhattaṃ therassa patte pakkhipitvā puna gantvā aññaṃ bhattaṃ sampādetvā divā agamāsi. Puṇṇo ekavāraṃ kasitvā nisīdi. Sāpi bhattaṃ gahetvā āgacchantī āha “sāmi pātova te bhattaṃ āhariyittha, antarāmagge pana Sāriputtattheraṃ disvā taṃ tassa datvā aññaṃ pacitvā āharantiyā me ussūro jāto, mā kujjhi sāmī”ti. Bhaddakaṃ te bhadde kataṃ, mayā therassa pātova dantakaṭṭhañca mukhodakañca dinnaṃ, amhākaṃyevānena[9] piṇḍapāto paribhutto, ajja therena katasamaṇadhammassa mayaṃ bhāgino jātāti cittaṃ pasādesi[10]. Ekavāraṃ kasitaṭṭhānaṃ suvaṇṇameva ahosi. So bhuñjitvā kasitaṭṭhānaṃ olokento vijjotamānaṃ disvā uṭṭhāya yaṭṭhiyā paharitvā rattasuvaṇṇabhāvaṃ jānitvā “rañño akathetvā paribhuñajituṃ na sakkā”ti gantvā rañño ārocesi. Rājā taṃ sabbaṃ sakaṭehi āharāpetvā rājaṅgaṇe rāsiṃ kāretvā “kassimasmiṃ nagare ettakaṃ suvaṇṇaṃ atthī”ti pucchi. Kassaci natthīti ca vutte seṭṭhiṭṭhānamassa adāsi. So Puṇṇaseṭṭhī nāma jāto.

Nàng mới lấy phần vật thực mang đến cho chồng đặt vào bình bát của trưởng lão, quay trở về chuẩn bị món ăn khác, nên đã đến rất muộn. Puṇṇa đã cày hết một vòng rồi ngồi xuống. Vợ anh ta mang thức ăn đến rồi nói rằng: “Thưa chàng, thiếp đã mang thức ăn đến cho chàng từ rất sớm. Nhưng ở giữa đường đi thiếp đã nhìn thấy trưởng lão Sārīputta, nên thiếp đã cúng dường phần thức ăn đó đến ngài. Sau đó (quay trở về) để nấu món thức ăn mới nên đến muộn, chàng có giận thiếp chăng? – Puṇṇa nói rằng: “nàng đã làm rất tốt lắm, sáng sớm ta đã cúng dường gỗ chà răng và nước súc miệng đến trưởng lão” kể cả đi khất thực vị sư trưởng lão này cũng được thọ dụng. Do việc cúng dường của ta, ngày hôm nay ta có phần Sa-môn Pháp mà trưởng lão đã thực hành, (vì thế) đã sanh khởi tâm tịnh tín. Khu vực nơi vị ấy cày xới lần thứ nhất đều trở thành vàng, sau khi dùng cơm và quan sát chỗ mình đã cày xới rực sáng, đã đứng dậy lấy cái gậy gõ vào thì biết được rằng đó là vàng lấp lánh. Nghĩ rằng ta vẫn chưa trình báo cho đức vua biết (nên) không thể sử dụng, thế nên vị ấy đã đi báo cho đức vua. Đức vua ra lệnh đưa các cổ xe đến để mang toàn bộ số vàng về chất thành đống ở khuôn viên hoàng cung rồi hỏi rằng: “Ở trong thành này có ai có vàng bằng chừng này không?” Quan đại thần tâu rằng: “không có ai” nên đã ban tước vị trưởng giả cho Puṇṇa đó. (Cho nên) vị ấy đã có tên gọi là trưởng giả Puṇṇa.

Aparampi vatthu:- Tasmiṃyeva Rājagahe Kāḷaveḷiyo[11] nāma duggato atthi. Tassa bhariyā paṇṇambilayāguṃ paci. Mahākassapatthero nirodhā vuṭṭhāya “kassa saṅgahaṃ karomī”ti āvajjento taṃ disvā gantvā gehadvāre aṭṭhāsi. Sā pattaṃ gahetvā sabbaṃ tattha pakkhipitvā therassa adāsi, theropi vihāraṃ gantvā satthu upanāmesi. Satthā attano yāpanamattaṃ gaṇhi, sesaṃ pañcannaṃ bhikkhusatānaṃ pahosi. Kāḷavaḷiyopi taṃ ṭhānaṃ patto cūḷakaṃ labhi. Mahākassapo satthāraṃ Kāḷavaḷiyassa vipākaṃ pucchi. Satthā “ito sattame divase seṭṭhicchattaṃ labhissatī”ti āha. Kāḷavaḷiyo taṃ kathaṃ sutvā gantvā bhariyāya ārocesi.

Thêm một câu chuyện khác: – Trong thành Rājagaha, chính ở tại nơi đó có một người nghèo khổ tên là Kāḷaveḷiya. Vợ của anh ta đã nấu cháo với rau muối. Trưởng lão Mahākassapa sau khi xuất khỏi thiền diệt đã quan sát rằng: “Ta sẽ tế độ cho ai?” sau khi nhìn thấy vợ của Kāḷaveḷiya (ngài) đã đứng ở trước cửa nhà. Nàng đã nhận lấy bình bát múc cháo cùng với rau muối đặt vào bình bát rồi cúng dường đến trưởng lão. Trưởng lão đi về tịnh xá đã cúng dường đến bậc Đạo Sư. Bậc Đạo Sư thọ nhận vừa đủ để làm thuốc chữa bệnh cho ngài. Món cháo còn lại đủ cho năm trăm vị Tỳ khưu. Ngay cả Kāḷaveḷiya cũng đã đạt được vị trí tiểu trưởng giả. Trưởng lão Mahākassapa hỏi về kết quả của Kāḷaveḷiya nơi bậc Đạo Sư. Bậc Đạo Sư đã nói rằng: “Vào ngày thứ bảy, kể từ ngày hôm nay, vị ấy sẽ đạt được cây lọng trắng trưởng giả. Kāḷaveḷiya sau khi nghe Phật ngôn ấy đã đi nói lại cho vợ (của mình).”

Tadā ca rājā nagaramanusañcaranto bahinagare jīvasūle nisinnaṃ purisaṃ addasa. Puriso rājānaṃ disvā uccāsaddaṃ akāsi “tumhākaṃ me bhuñjanabhattaṃ pahiṇatha devā”ti. Rājā “pesessāmī”ti vatvā sāyamāsabhatte upanīte saritvā “imaṃ harituṃ samatthaṃ jānāthā”ti āha, nagare sahassabhaṇḍikaṃ cariṃsu. Tatiyavāre Kāḷavaḷiyassa bhariyā aggahesi. Atha naṃ rañño dassesuṃ. Sā purisavesaṃ gahetvā pañcāvudhasannaddhā bhattapātiṃ gahetvā nagarā nikkhami. Bahinagare tāle adhivattho Dīghatālo nāma yakkho taṃ rukkhamūlena gacchantiṃ dasvā “tiṭṭha tiṭṭha bhakkhosi me”ti āha. Nāhaṃ tava bhakkho, rājadūto ahanti. Kattha gacchasīti. Jīvasūle nisinnassa purisassa santikanti. Mamapi ekaṃ sāsanaṃ harituṃ sakkhissasīti. Āma sakkhissāmīti. “Dīghatālassa bhariyā sumanadevarājadhītā kāḷī puttaṃ vijātā”ti āroceyyāsi. Imasmiṃ tālamūle satta nidhikumbhiyo[12] atthi, tā tvaṃ gaṇheyyāsīti. Sā “dīghatālassa bhariyā sumanadevarājadhītā kāḷī puttaṃ vijātā”ti ugghosentī agamāsi.

Lúc bấy giờ nhà vua đi tuần thành, thấy một người đàn ông ngồi trên cọc nhọn (để chấm dứt mạng sống) bên ngoài thành. Người ấy thấy vua liền la lớn: “Tâu bệ hạ, xin gửi thức ăn của ngài cho tôi!” Vua nói “Ta sẽ sai gửi,” đến chiều khi chuẩn bị cơm nhớ lại liền nói: “Các ngươi biết ai có thể đem cái này đi không?” Họ cho một ngàn quan tiền tìm người trong thành. Lần thứ ba, vợ Kāḷaveḷiya nhận việc này. Họ đưa bà ấy đến gặp vua. Bà cải trang thành đàn ông, đeo đầy đủ năm loại vũ khí, bưng mâm cơm ra khỏi thành. Dạ xoa tên Dīghatāla ở cây thốt nốt ngoài thành thấy bà đi qua gốc cây liền nói: “Dừng lại! Ngươi sẽ là thức ăn của ta!” “Tôi không phải thức ăn của ông, tôi là sứ giả của vua.” “Ngươi đi đâu?” “Đến chỗ người ngồi trên cọc nhọn.” “Ngươi có thể mang tin cho ta không?” “Được.” “Hãy báo: ‘Vợ Dīghatāla là Kāḷī con gái vua Sumana đã sinh con trai.’ Dưới gốc cây thốt nốt này có bảy chum báu, ngươi hãy lấy đi.” Bà ấy đi và loan báo: “Kāḷī con gái vua Sumana, vợ dạ xoa Dīghatāla đã sinh con trai.”

Sumanadevo yakkhasamāgame nisinno sutvā “eko manusso amhākaṃ piyapavattiṃ āharati, pakkosatha nan”ti sāsanaṃ sutvā pasanno “imassa rukkhassa parimaṇḍalacchāyāya pharaṇaṭṭhāne nidhikumbhiyo tuyhaṃ dammī”ti āha. Jīvasūle nisinnapuriso bhattaṃ bhuñjitvā mukhapuñchanakāle itthīphassoti ñatvā cūḷāya ḍaṃsi, sā asinā attano cūḷaṃ chinditvā rañño santikaṃyeva gatā. Rājā bhattabhojitabhāvo kathaṃ jānitabboti. Cūḷasaññāyāti vatvā rañño ācikkhitvā taṃ dhanaṃ āharāpesi. Rājā aññassa ettakaṃ dhanaṃ nāma atthīti. Natthi devāti. Rājā tassā patiṃ tasmiṃ nagare dhanaseṭṭhiṃ akāsi. Mallikāyapi deviyā vatthu kathetabbaṃ. Imāni tāva kusalakamme vatthūni.

Thiên tử Sumana ngồi trong hội chúng Dạ-xoa nghe được mới nói rằng “Có người mang tin vui của chúng ta, hãy gọi người ấy đến!” Nghe tin xong vui mừng nói: “Những chum báu trong bóng cây này ta cho ngươi.” Người ngồi trên cái cọc nhọn chấm dứt mạng sống cũng được thọ dụng vật thực, đến lúc (nàng mang tấm vải đến) lau mặt thì biết được sự xúc chạm của người nữ mới cắn lấy búi tóc, nàng đã dùng thanh gươm chặt đứt búi tóc của mình, rồi quay trở về hoàng cung ngay lập tức. Đức vua hỏi rằng: “Làm sao biết người ấy đã ăn cơm?” Nàng đáp rằng: “Nhận biết được bằng dấu hiệu của búi tóc (đã bị cắt đứt) rồi tâu với đức vua để chở số tài sản đó đến. – (Đức vua hỏi) Có ai khác có nhiều của báu như thế không? – Đáp rằng: Không có thưa bệ hạ. Đức vua đã phong cho chồng của nàng trở thành trưởng giả trong kinh thành ấy. Kể cả câu chuyện của hoàng hậu Mallikā cũng nên (đưa vào) để thuyết. Những câu chuyện được kể này đều liên quan đến thiện nghiệp trước.

Nandamāṇavako pana Uppalavaṇṇāya theriyā vippaṭipajji, tassa mañcato uṭṭhāya nikkhamitvā gacchantassa mahāpaṭhavī bhijjitvā okāsamadāsi, tattheva mahānarakaṃ paviṭṭho. Nanadopi goghātako paṇṇāsavassāni goghātakakammaṃ katvā ekadivasaṃ bhojanakāle maṃsaṃ alabhanto ekassa jīvamānakagoṇassa jivhaṃ chinditvā aṅgāresu pacāpetvā khādituṃ āraddho. Athassa jivhā mūle chijjitvā bhattapātiyaṃyeva patitā. So vicaranto kālaṃ katvā niraye nibbatti. Nandopi yakkho aññena yakkhena saddhiṃ ākāsena gacchanto sāriputtattheraṃ navoropitehi kesehi rattibhāge ajjhokāse nisinnaṃ disvā sīse paharitukāmo itarassa yakkhassa ārocetvā tena vāriyamānopi pahāraṃ datvā dayhāmi dayhāmīti viravanto tasmiṃyeva ṭhāne bhūmiṃ pavisitvā mahāniraye nibbattoti imāni akusalakamme vatthūni.

Còn thanh niên Nanda có hành vi sái quấy đối với trưởng lão ni Uppalavaṇṇā, khi kẻ ấy đứng dậy từ giường ngủ rồi đi ra khỏi, quả địa cầu to lớn đã hút kẻ ấy vào đại địa ngục ngay chính tại chỗ ấy. Kể cả kẻ giết bò tên là Nanda tạo nghiệp giết bò suốt năm mươi năm, một ngày nọ hắn không có được thịt trong lúc ăn cơm, đã cắt lưỡi một con bò, cho đi nướng lửa than rồi bắt đầu ăn thịt. Khi ấy, lưỡi của hắn ta bị đứt một phần rơi xuống hộp đựng thức ăn, hắn ta la hét (y như tiếng con bò) sau khi chết đã sanh vào trong địa ngục. Ngay cả Dạ-xoa Nanda bay đi cùng với Dạ-xoa khác, nhìn thấy trưởng lão Sārīputta có cái đầu đã cạo mới ngồi ở ngoài trời, vào ban đêm muốn đánh vào đầu đã nói với Dạ-xoa đi cùng, dù bị vị Dạ-xoa ấy ngăn cản cũng đánh cho bằng được, (quả ác nghiệp khiến Dạ-xoa ấy) la hết lên ‘nóng quá, nóng quá’ bị rơi vào quả địa cầu ngay tại nơi ấy sanh vào đại địa ngục. Những câu chuyện đã kể này đều là những câu chuyện đề cập đến bất thiện nghiệp.

Yaṃ pana antamaso maraṇasantikepi kataṃ kammaṃ bhavantare vipākaṃ deti, taṃ sabbaṃ samparāyavedanīyaṃ nāma. Tattha yo aparihīnassa jhānassa vipāko nibbattissati[13], so idha nibbattitavipākoti vutto. Tassa mūlabhūtaṃ kammaṃ neva diṭṭhadhammavedanīyaṃ na samparāyavedanīyanti na vicāritaṃ, kiñcāpi na vicāritaṃ, samparāyavedanīyameva panetanti veditabbaṃ. Yo paṭhamamaggādīnaṃ bhavantare phalasamāpattivipāko, so idha nibbattitaguṇotveva vutto. Kiñcāpi evaṃ vutto, maggakammaṃ pana paripakkavedanīyanti veditabbaṃ. Maggacetanāyeva hi sabbalahuṃ phaladāyikā anantaraphalattā.

Nghiệp nào được tạo dù chỉ vào lúc cận tử mà cho quả trong kiếp khác, tất cả đều gọi là samparāyavedanīya (nghiệp cho quả kiếp sau). Trong đó, quả báo nào của thiền không hoại thì quả dị thục đó được gọi là “quả báo sinh ra ở đây” (idha nibbattitavipāka). Nghiệp gốc của nó không được xem xét là diṭṭhadhammavedanīya hay samparāyavedanīya, dù không được xem xét nhưng cần biết rằng chắc chắn là samparāyavedanīya (nghiệp cho quả kiếp sau). Quả báo là sự chứng đạt thánh quả của sơ đạo v.v… trong kiếp khác thì chỉ được gọi là “có phẩm tính sinh ra ở đây” (idha nibbattitaguṇa). Dù nói như vậy, cần biết rằng nghiệp đạo là paripakkavedanīya (nghiệp chín muồi cho quả). Vì chính tâm sở tư của đạo cho quả nhanh nhất do có quả liền kề.

Quả dị thục là sự thể nhập Thánh quả nào theo tuần tự của việc sanh khởi của Sơ đạo v.v, Quả dị thục là sự thể nhập Thánh quả đó ông nói rằng: là ân đức tốt đẹp đã sanh khởi ở chỗ này. Ông nói như vậy cũng đúng, mặc dù vậy nghiệp đạo nên biết rằng: nghiệp chín muồi để cho quả. Bởi vì chính tâm sở Tư trong Đạo cho Quả nhanh chóng hơn tất cả, do là Quả (sanh lên) tuần tự liên tiếp nhau.

8. Bahuvedanīyanti saññābhavūpagaṃ. Appavedanīyanti asaññābhavūpagaṃ. Savedanīyanti savipākakammaṃ. Avedanīyanti avipākakammaṃ. Evaṃ santeti imesaṃ diṭṭhadhammavedanīyādīnaṃ kammānaṃ upakkamena samparāyavedanīyādi bhāvakāraṇassa alābhe sati. Aphaloti nipphalo niratthakoti. Ettāvatā aniyyānikasāsane payogasasa aphalattaṃ dassetvā padhānacchedakavādo nāma dassitoti veditabbo. Sahadhammikā vādānuvādāti parehi vuttakāraṇena sakāraṇā hutvā niganthānaṃ vādā ca anuvādā ca. Gārayhaṭṭhānaṃ āgacchantīti viññūhi garahitabbakāraṇaṃ āgacchanti. “vādānuppattā gārayhaṭṭhānā”tipi pāṭho. Tassattho: – parehi vuttena kāraṇena sakāraṇā hutvā niganthānaṃ vādaṃ anuppattā[14] taṃ vādaṃ sosentā milāpentā dukkaṭakammakārinotiādayo dasa gārayhaṭṭhānā āgacchanti.

8. Cho nhiều quả: đạt đến hữu tưởng (các cõi có nhận thức/tri giác). Cho ít quả: đạt đến hữu vô tưởng (cõi vô tưởng thiên). Cho quả: Nghiệp có kết quả. Đừng trổ quả: Nghiệp không cho kết quả. Sự tình là như vậy: Khi nghiệp cho quả trong kiếp sống hiện tại v.v, này không có được nhân của điều kiện cho trở thành nghiệp cho quả trong kiếp sống kế tiếp v.v, với sự gắng sức có mặt. Vô ích: Vô ích, không có lợi ích. Chỉ chừng ấy lời nên biết rằng: Đức Thế Tôn thuyết rằng: sự tinh tấn trong Tôn giáo không trở thành phương tiện dẫn dắt chúng sanh thoát khỏi khổ đau, không có kết quả, rồi thuyết đến lời nói làm phương tiện cắt đứt sự tinh tấn (vô ích). Lời nói của các Đạo sư Nigantha và các học trò Nigantha hợp Pháp: Lời nói của các Đạo sư Nigantha và các học trò Nigantha có nguyên nhân đã được nói. Đáng bị khiển trách: đã đi đến lý do mà các bậc trí có thể khiển trách. Cũng có bản đọc “vādānuppattā gārayhaṭṭhānā”. Ý nghĩa của câu đó như sau: do nguyên nhân được người khác nêu ra mà có lý do chính đáng, những người theo lời nói của Nigantha, làm cho lời nói ấy khô héo và suy tàn, rơi vào mười chỗ đáng khiển trách như là những kẻ tạo ác nghiệp v.v…

9. Saṅgatibhāvahetūti niyatibhāvakāraṇā. Pāpasaṅgatikāti pāpaniyatino. Abhijātihetūti chaḷābhijātihetu.

9. Do nhân kết hợp các điều kiện: do nhân của vận mệnh. Ác kết hợp: người đang gặp vận rủi. Do nhân sanh loại: nhân của sáu sanh loại.

10. Evaṃ niganthānaṃ upakkamassa aphalataṃ dassetvā idāni niyyānikasāsane upakkamassa viriyassa ca saphalataṃ dassetuṃ kathañca bhikkhavetiādimāha. Tattha anaddhabhūtanti anabhibhūtaṃ. Dukkhena anabhibhūto nāma manussattabhāvo vuccati, na taṃ addhabhāveti nābhibhavatīti attho. Taṃpi nānappakārāya dukkarakārikāya payojento dukkhena addhabhāveti nāma. Ye pana sāsane pabbajitvā āraññakā vā honti rukkhamūlikādayo vā, te dukkhena addhabhāventi nāma. Niyyānikasāsanasmiṃ hi viriyaṃ sammāvāyāmo nāma hoti.

Sau khi Đức Thế Tôn thuyết giảng về sự gắn sức của nhóm Nigantha là việc vô ích như vậy, bây giờ khi thuyết giảng sự gắng sức và sự tinh tấn trong Tôn giáo làm phương tiện dẫn dắt chúng sanh thoát khổ có kết quả mới thuyết rằng: “Và này các Tỳ khưu, thế nào là sự tinh tấn có kết quả?”. Trong câu đó không có khổ đau chồng chất là khổ không chế ngự. Tự ngã của loài người được gọi là khổ đau không bị chồng chất. Giải thích rằng khổ đau không bị chồng chất, tức là không chế ngự bản ngã ấy. Hạng người gắn kết tự ngã đó trong việc thực hiện phận sự khó làm ở nhiều phương diện khác nhau gọi là bị đau khổ nhiếp phục. Còn đối với người nào đã xuất gia trong Giáo pháp, sống ở rừng, hoặc sống ở dưới gốc cây v.v, những vị ấy được gọi là không lấy khổ chồng chất, bởi vì sự tinh tấn trong Giáo pháp làm phương tiện dẫn dắt chúng sanh thoát khỏi khổ đau gọi là Chánh tinh tấn.

Thero panāha: – yo issarakule nibbatto sattavassiko hutvā alaṅkatappaṭiyatto pitu aṅke nisinno ghare bhattakiccaṃ katvā nisinnena bhikkhusaṃghena anumodanāya kariyamānāya tisso sampattiyo dassetvā saccesu pakāsitesu arahattaṃ pāpuṇāti, mātāpitūhi vā “pabbajissasi tātā”ti vutto “āma pabbajissāmī”ti vatvā nhāpetvā alaṅkaritvā vihāraṃ nīto tacapañcakaṃ uggaṇhitvā nisinno kesesu ohāriyamānesu khuraggeyeva arahattaṃ pāpuṇāti, navapabbajito vā pana manosilātelamakkhitena[15] sīsena punadivase mātāpitūhi pesitaṃ kājabhattaṃ bhuñjitvā vihāre nisinnova arahattaṃ pāpuṇāti, ayaṃ na dukkhena attānaṃ addhabhāveti nāma. Ayaṃ pana ukkaṭṭhasakkāro. Yo dāsīkucchiyaṃ nibbatto antamaso rajatamuddikampi pilandhitvā goraka-piyaṅgumattenāpi[16] sarīraṃ vilimpetvā “pabbājetha nan”ti nīto khuragge vā punadivase vā arahattaṃ pāpuṇāti, ayampi na[17] anaddhabhūtaṃ[18] attānaṃ dukkhena addhabhāveti nāma.

Còn trưởng lão đã nói rằng: – hạng người nào sanh ra trong gia đình quyền quý khi vừa tròn 7 tuổi, được người hầu trang điểm thân thể đặt ngồi vào lòng của cha, khi chư Tăng thọ dụng vật thực xong nói lời tùy hỷ, khi ngài thuyết cả ba sự thành tựu (là sự thành tựu ở cõi người, sự thành tựu ở thiên giới, và sự thành tựu Nibbāna) phối hợp với bốn Chân Lý vị ấy đã chứng đắc A-ra-hán. Hơn nữa, người bị cha và mẹ hỏi rằng: “con yêu, con sẽ xuất gia phải không?”. – Người con đáp rằng: “con sẽ xuất gia”. Cha và mẹ cho tắm rửa sửa soạn thân thể dẫn đi đến tịnh xá ngồi tiếp nhận đề mục thiền định tacapañcaka (nhóm năm gồm tóc, lông, móng, răng, da) trong khi đang cạo tóc cũng chứng đắc A-ra-hán vào khoảnh khắc chạm vào đầu dao cạo ấy, hoặc vẫn còn lạ vị tân Tỳ khưu có cái đầu được thoa dầu hòa trộn với manosīla, vào ngày kế tiếp thọ dụng vật thực được cha và mẹ gửi đến cúng dường, ngồi ở ngay trong tịnh xá chứng đắc A-ra-hán, người này không gọi là lấy khổ đau chồng chất tự ngã. Nhưng người này là người có được sự cung kính cao cả. Người nào sanh ra trong bụng của người nữ tỳ, được trang điểm cao nhất thậm chí bằng chiếc nhẫn bạc, sau khi thoa bóp thân thể bằng mảnh vải và cây dùng làm thuốc bị đưa đi bằng câu nói rằng: “Hãy cho vị ấy xuất gia” (và) đã chứng đắc A-ra-hán ở khoảnh khắc chạm lưỡi dao cạo, hoặc vào ngày kế tiếp người này cũng không gọi là lấy khổ đau chồng chất tự ngã, vẫn chưa bị chồng chất.

Dhammikaṃ sukhaṃ nāma saṃghato vā gaṇato vā uppannaṃ catupaccayasukhaṃ. Anadhimucchitoti taṇhāmucchanāya amucchito. Dhammikaṃ hi sukhaṃ na pariccajāmīti na tattha gedho kātabbo. Saṃghato hi uppannaṃ salākabhattaṃ vā vassāvāsikaṃ vā “idamatthaṃ ekan”ti paricchinditvā saṃghamajjhe bhikkhūnaṃ antare paribhuñjanto pattantare padumaṃ viya sīlasamādhivipassanāmaggaphalehi vaḍḍhati. Imassāti paccuppannānaṃ pañcannaṃ khandhānaṃ mūlabhūtassa. Dukkhanidānassāti taṇhāya. Sā hi pañcakkhandhadukkhanidānaṃ. Saṅkhāraṃ padahatoti sampayogaviriyaṃ karontassa. Virāgo hotīti maggena virāgo hoti. Idaṃ vuttaṃ hoti “saṅkhārappadhānena me imassa dukkhanidānassa virāgo hotī”ti. Evaṃ pajānātīti iminā sukhāpaṭipadā khippābhiññā kathitā. Dutiyavārena tassa sampayogaviriyassa majjhattatākāro kathito. So yassa hi khvassāti ettha ayaṃ saṅkhepattho: – so puggalo yassa dukkhanidānassa saṅkhārappadhānena virāgo hoti, saṅkhāraṃ tattha padahati, maggappadhānena padahati. Yassa pana dukkhanidānassa ajjhupekkhato upekkhaṃ bhāventassa virāgo hoti, upekkhaṃ tattha bhāveti, maggabhāvanāya bhāveti. Tassāti tassa puggalassa.

An lạc được sanh khởi từ bốn duyên mà sanh lên từ Chúng Tăng hoặc hội nhóm gọi là sự an lạc hợp Pháp. Không là người bị chi phối: người không bị chi phối bởi sự chi phối là tham ái. Không nên tạo sự mong muốn trong lạc thọ ấy với hi vọng rằng: Ta sẽ không từ bỏ lạc thọ hợp pháp. Thật vậy vị Tỳ khưu xác định nhận lấy bữa ăn dâng theo thẻ hoặc y tắm mưa phát sanh từ Chư Tăng rằng: “đây là một lợi ích”trong khi thọ dụng giữa các tỳ khưu, giữa Tăng đoàn, vị ấy phát triển bởi giới, định, tuệ, đạo và quả như hoa sen nở trong ao. Này: là gốc của năm uẩn ở hiện tại. Nguyên nhân của khổ: bởi tham ái. Thật vậy, tham ái ấy là nguyên nhân của đau khổ, là năm uẩn. Khi bắt đầu thiết lập sự cố gắng: là thực hành sự tinh tấn phối hợp với phận sự. không có sự ham muốn: không có sự ham muốn bởi Đạo. Điều này có nghĩa là “do tinh tấn cố gắng, ta ly tham đối với nguyên nhân khổ này”. “Biết như vậy” – bằng câu này nói về lạc hạnh đạo nhanh chóng chứng trí. Ở lần thứ hai nói về thái độ trung dung của tinh tấn phối hợp đó. So yassa hi khvassā: này, ở đây có ý nghĩa vắn tắt như sau: hạng người nào làm dịu đi sự đau khổ bằng việc bắt đầu thiết lập sự tinh cần, hạng người ấy bắt đầu thiết lập sự tinh cần nơi nguyên nhân của khổ đau ấy, bắt đầu thiết lập sự tinh cần với tinh cần trong Đạo. Còn người nào ly tham đối với nguyên nhân khổ bằng cách xả và tu tập xả thì tu tập xả ở đó, phát triển với việc tu tập Đạo. Vị ấy: hạng người ấy.

11. Paṭibaddhacittoti chandarāgena baddhacitto. Tibbacchandoti bahalacchando. Tibbāpekkhoti bahalapatthano. Santiṭṭhantinti ekato tiṭṭhantiṃ. Sañjagghantinti mahāhasitaṃ hasamānaṃ. Saṃhasantinti sitaṃ kurumānaṃ.

11. Có tâm bị ràng buộc: Có tâm bị ràng buộc bởi dục vọng và ái luyến. Có ước muốn mãnh liệt: Có ước muốn dày đặc. Có ước vọng mãnh liệt: Có ước vọng mãnh liệt. Đứng nói chuyện: đứng cùng nhau. Đùa giỡn: cười lớn tiếng. Cười cợt: đang tạo ra nụ cười.

Evameva kho bhikkhaveti ettha idaṃ opammavibhāvanaṃ: – eko hi puriso ekissā itthiyā sāratto ghāsacchādanamālālaṅkārādīni datvā ghare vāseti. Sā taṃ aticaritvā aññaṃ sevati. So “nūna ahaṃ assā anurūpaṃ sakkāraṃ na karomī”ti sakkāraṃ vaḍḍhesi. Sā bhiyyoso mattāya aticarati yeva[19], so “ayaṃ sakkariyamānāpi aticarateva, ghare me vasamānā anatthaṃpi kareyya, nīharāmi nan”ti parisamajjhe alaṃvacanīyaṃ katvā “mā puna gehaṃ pāvisī”ti vissajjesi. Sā kenaci upāyena tena saddhiṃ santhavaṃ kātuṃ asakkontī naṭanaccakādīhi saddhiṃ vicarati. Tassa purisassa taṃ disvā neva uppajjati domanassaṃ, somanassaṃ pana uppajjati.

Cũng vậy, này các Tỳ khưu: điều này sẽ được làm rõ bằng ví dụ sau: – Giống như một người đàn ông có sự luyến ái đối với một người nữ đã cho đồ ăn, vải vóc y phục, tràng hoa, và những vật trang sức v.v, rồi về sống chung một nhà. Nàng đã phản bội anh ta tìm kiếm người đàn ông khác. Anh ta nghĩ rằng: “Chắc ta không tặng cho nàng những món quà thích hợp (nên nàng mới ngoại tình) mới tặng thêm quà.” Nàng càng ngày càng trở nên không chung thuỷ. Anh ta nghĩ rằng: “mặc dù ta đã tặng cô ấy những món quà, cũng vẫn cư xử không phải đạo vợ chồng, nếu như gượng ép sống chung một nhà cũng chỉ tạo nghiệp gây ra đau khổ. Ta sẽ đuổi cô ấy đi,” như thế anh ta nguyền rủa cô ấy cho đến khi cảm thấy thỏa mãn, ở giữa dân chúng rồi bỏ đi bằng cách nói ngăn cấm “đừng bước vào nhà tôi nữa”. Cô ta không thể thân mật với anh ấy dù với bất kỳ chiêu trò gì đi chăng nữa, vì vậy cô ấy đã đi cùng với các vũ công, v.v. Do được nhìn thấy người phụ nữ ấy, anh ta không cảm thấy buồn bực mà ngược lại còn cảm thấy vui mừng.

Tattha purisassa itthiyā sārattakālo viya imassa bhikkhuno attabhāve ālayo. Ghāsacchādanādīni datvā ghare vasāpanakālo viya attabhāvassa paṭijagganakālo. Tassā aticaraṇakālo viya jaggiyamānasseva[20] attabhāvassa pittapakopādīnaṃ vasena sābādhatā[21]. “attano anurūpaṃ sakkāraṃ alabhantī aticaratī”ti sallakkhetvā sakkāravaḍḍhanaṃ viya “bhesajjaṃ alabhanto evaṃ hotī”ti sallakkhetvā bhesajjakaraṇakālo. Sakkāre vaḍḍhitepi puna aticaraṇaṃ viya pittādīsu ekassa bhesajje kariyamāne sesānaṃ pakopanavasena puna sābādhatā. Parisamajjhe alaṃvacanīyaṃ katvā gehā nikkaḍḍhanaṃ viya “idāni te nāhaṃ dāso na kammakaro, anamatagge saṃsāre taṃyeva upaṭṭhahanto vicariṃ, ko me tayā attho, chijja vā bhijja vā”ti tasmiṃ anapekkhataṃ āpajjitvā viriyaṃ thiraṃ katvā maggena kilesasamugghātanaṃ. Naṭanaccakādīhi naccamānaṃ vicarantiṃ disvā yathā tassa purisassa domanassaṃ na uppajjati, somanassameva uppajjati, evameva imassa bhikkhuno arahattaṃ pattassa pittapakopādīnaṃ vasena ābādhikaṃ attabhāvaṃ disvā domanassaṃ na uppajjati, “muccissāmi vata khandhaparihāradukkhato”ti somanassameva uppajjatīti. Ayaṃ pana upamā “paṭibaddhacittassa domanassaṃ uppajjati, appaṭibaddhacittassa natthetan”ti ñatvā itthiyā chandarāgaṃ pajahati, evamayaṃ bhikkhu saṅkhāraṃ vā padahantassa upekkhaṃ vā bhāventassa dukkhanidānaṃ pahīyati, no aññathāti ñatvā tadubhayaṃ sampādento dukkhanidānaṃ pajahatī”ti etamatthaṃ vibhāvetuṃ āgatāti veditabbā.

Nên hiểu ý nghĩa trong câu ví dụ đó (như sau): Sự quyến luyến bản thân của Tỳ khưu này có thể thấy giống như thời gian mà người đàn ông quyến luyến người nữ. Thời gian chăm sóc bản thân giống như thời gian người đàn ông cho thức ăn, vải vóc y phục v.v, rồi về sống chung trong một nhà. Thân thể mà vị Tỳ khưu gìn giữ đó xuất hiện tật bệnh với những căn bệnh hoành hành có thể thấy giống như thời gian người nữ có hành vi phản bội. Thời gian xác định rằng: bệnh khi không có thuốc trở thành như vậy, mới kê đơn có thể thấy giống như người đàn ông xác định rằng (người nữ này) không được quà phù hợp với mình mới có hành vi phản bội nên mới tặng thêm quà. Khi một loại bệnh tật như túi mật trở nên tồi tệ v.v, vị Tỳ khưu đang uống thuốc điều trị thì một căn bệnh khác lại bộc phát, có thể thấy giống như khi người đàn ông tặng thêm quà cho người nữ ấy (thì người nữ đó) cũng vẫn có hành vi phản bội. Việc đi đến sự chấm dứt quyến luyến trong tự thân đó rằng: “bây giờ ta không còn là nô lệ, mà cũng không còn là người lao động của ngươi nữa, ta đã đi lang thang săn sóc chính ngươi trong vòng luân hồi vô tận không thể tìm thấy điểm bắt đầu, ta không cần gì từ ngươi nữa, ngươi hãy đoạn tận, hoặc hoại rã” sau đó thực hành sự tinh tấn vững chắc, nhổ bỏ phiền não bằng Đạo, có thể thấy giống như việc người đàn ông nguyền rủa người nữ ấy cho đến khi cảm thấy thỏa mãn ở giữa dân chúng, kéo ra khỏi nhà. Bởi vì nhìn thấy người phụ nữ đó đi du hành ca múa cùng vời với nhóm vũ công v.v, sự buồn rầu đã không sanh khởi nơi người đàn ông đó, chỉ có sự vui mừng sanh khởi thế nào, vị Tỳ khưu này cũng tương tự như thế, sau khi chứng đắc A-ra-hán thì sự buồn rầu không sanh khởi bởi đã nhìn thấy tự thân có sự bệnh tật do những cơn bệnh hoành hành v.v, chỉ khởi lên sự hoan hỷ rằng: “Quả thật, ta sẽ thoát khỏi mọi khổ đau khởi lên từ việc sát, việc giam cầm và việc khống chế uẩn.” Hơn nữa, ví dụ so sánh nên biết rằng: được nêu ra để làm nội dung này được sáng tỏ như sau: “Người đàn ông từ bỏ sự ham muốn do tác động sự hài lòng từ người nữ, bởi vì biết rằng sự buồn rầu khởi lên cho người có tâm bị ràng buộc, khi không có tâm bị ràng buộc thì sự buồn rầu đó cũng không có thế nào, thì vị Tỳ khưu này biết rằng: “khi ta bắt đầu thiết lập sự tinh tấn hoặc điều phục xả thọ sẽ dứt trừ được nhân của khổ, không phải dứt trừ bằng cách khác, rồi thực hiện việc thiết lập sự tinh tấn và điều phục xả thọ cho cả hai Pháp này trọn vẹn sẽ từ bỏ được nhân của khổ đau (là tham ái) như thế đó.

12. Yathāsukhaṃ kho me viharatoti yena sukhena viharituṃ icchāmi, tena me viharato. Padahatoti pesentassa. Ettha ca yassa sukhā paṭipadā asappāyā, sukhumacīvarāni dhārentassa pāsādike senāsane vasantassa cittaṃ vikkhipati, dukkhāpaṭipadā sappāyā, chinnabhinnāni thūlacīvarāni dhārentassa susānarukkhamūlādīsu vasantassa cittaṃ ekaggaṃ hoti, taṃ sandhāyetaṃ vuttaṃ.

12. Khi ta an trú vào lạc thọ: ăn trú với sự an lạc mà ta mong muốn sống. “Tinh tấn” có nghĩa là nỗ lực. Và ở đây, đối với vị nào có lạc hạnh nhưng không thích hợp – khi mặc y phục mềm mại và sống trong chỗ ở đẹp đẽ thì tâm bị tán loạn, còn khổ hạnh lại thích hợp – khi mặc y phục thô ráp rách rưới và sống ở nghĩa địa, gốc cây v.v… thì tâm được nhất tâm, thì nói đến vị đó.

Evameva khoti ettha idaṃ opammasaṃsandanaṃ, usukāro viya hi jātijarāmaraṇabhīto yogī daṭṭhabbo, vaṅkakuṭilajimhatejanaṃ viya vaṅkakuṭilajimhaṃ cittaṃ, dve alātā viya kāyikacetasikaviriyaṃ, tejanaṃ ujuṃ karontassa kañjikatelaṃ viya saddhā, namanadaṇḍako viya lokuttaramaggo, usukārassa vaṅkakuṭilajimhatejanaṃ kañjikatelena sinehetvā alātesu tāpetvā namanadaṇḍakena ujuṃ karaṇaṃ viya imassa bhikkhuno vaṅkakuṭilajimhaṃ cittaṃ sandhāya sinehetvā kāyikacetasikaviriyena tāpetvā lokuttaramaggena ujuṃ karaṇaṃ, usukārasseva evaṃ ujukatena tejanena sapattaṃ vijjhitvā sampattianubhavanaṃ viya imassa yogino tathā ujukatena cittena kilesagaṇaṃ vijjhitvā pāsādike senāsane nirodhavaratalagatassa[22] phalasamāpattisukhānubhavanaṃ daṭṭhabbaṃ. Idha tathāgato sukhāpaṭipadākhippābhiññabhikkhuno, dukkhāpaṭipadādandhābhiññabhikkhuno ca paṭipattiyo kathitā, itaresaṃ dvinnaṃ na kathitā, tā kathetuṃ imaṃ desanaṃ ārabhi. Imāsu vā dvīsu kathitāsu itarāpi kathitāva honti, āgamanīyapaṭipadā pana na kathitā, taṃ kathetuṃ imaṃ desanaṃ ārabhi. Sahāgamanīyāpi vā paṭipadā kathitāva, adassitaṃ pana ekaṃ buddhuppādaṃ dassetvā ekassa kulaputtassa nikkhamanadesanaṃ arahattena vinivaṭṭissāmīti dassetuṃ imaṃ desanaṃ ārabhi. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Cũng tương tự như thế: đây là sự liên kết ví dụ như sau: người tu tập sợ sinh già bệnh chết nên thấy như thợ làm tên, tâm cong queo bất thiện như mũi tên cong queo, tinh tấn thân và tâm như hai que lửa, lòng tin như nhựa thông của thợ làm thẳng mũi tên, thánh đạo như cây nắn thẳng. Việc vị tỳ khưu này lấy lòng tin thấm nhuần tâm cong queo, dùng tinh tấn thân tâm nung nóng rồi dùng thánh đạo làm thẳng, giống như thợ làm tên lấy nhựa thông thoa lên cây cung cong queo rồi nung nóng trên lửa và dùng cây nắn làm thẳng. Việc vị tu sĩ này dùng tâm đã được làm thẳng như vậy bắn thủng nhóm phiền não rồi thọ hưởng an lạc quả định ở chỗ ở đẹp đẽ khi đã đạt được diệt thọ tưởng định, nên thấy như thợ làm tên dùng mũi tên đã được làm thẳng bắn trúng mục tiêu rồi thọ hưởng thành quả. Ở đây Như Lai đã nói về cách tu của vị tỳ khưu lạc hạnh nhanh trí và vị tỳ khưu khổ hạnh chậm trí, còn hai loại khác chưa nói, nên bắt đầu bài giảng này để nói về chúng. Hoặc khi đã nói hai loại này thì các loại khác cũng đã được nói, nhưng āgamanīya paṭipadā (hạnh cần đạt được) chưa nói, nên bắt đầu bài giảng này để nói về nó. Hoặc sahāgamanīya paṭipadā (hạnh đồng hành) cũng đã được nói, nhưng để chỉ một thời kỳ có Phật ra đời chưa được hiển thị và để nói về sự xuất ly đưa đến A-la-hán cho một thiện nam tử, nên bắt đầu bài giảng này. Các từ còn lại ở các câu đều đơn giản.

Giải Thích Kinh Devadaha Kết Thúc.


[1] Sī. – sacce

[2] Ka. gāḷhapalepanenāti

[3] Sī. Syā. – ahumhā vā

[4] Syā. – akarimhā

[5] Syā. Ka. – evamāgantukasallūpamāya

[6] Sī. – kiṃ bhūtatthā abhūtavipākā, abhūtatthā bhūtavipākāti

[7] Ka. – navanaṅgalañca

[8] Ka. – kasantassa

[9] Syā. – amhākaṃ yeva dānena, Ka. – amhākaṃ yeva therena

[10] Ka. – jātā cittaṃ pasādehīti

[11] Sī. – Kāḷavaḷiyo

[12] Sī. – Dhanakumbhiyo

[13] Syā. – nibbattati

[14] Ka. – sakāraṇā hutvā nigaṇṭhānaṃ vādā ca anuvādā ca

[15] Syā. – samāno telamakkhitena

[16] Sī. Syā. – Coraka-piyaṅgumattenāpi

[17] Sī. – ayampana, Ka. – ayaṃ na

[18] Sī. – addhabhūtaṃ

[19] Sī. – aticariyeva

[20] Syā. – rakkhiyamānasseva

[21] Sī. – sambādhatā, Ma. – ābādhatā

[22] Ka. – nirodhathalagatassa, Syā. nirodhaparamabalavantassa