Kinh số 19 – Giải Thích Kinh Song Tầm
(Dvedhāvitakkasuttavaṇṇanā)Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Song Tầm
[206] Bài kinh Song Tầm được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy [evamme sutaṃ].” Ở đó, chia tầm ra làm 2 phần [dvidhā katvā dvidhā katvā] nghĩa là chia ra làm hai nhóm. Suy tầm phối hợp với dục gọi là suy tầm về dục [kāmavitakko]. Suy tầm phối hợp với sân hận gọi là suy tầm về sân hận [byāpādavitakko]. Suy tầm phối hợp với sân hận gọi là suy tầm về sân hận [byāpādavitakko]. Suy tầm phối hợp với não hại gọi là suy tầm về não hại [vihiṃsāvitakko]. Xếp thành một phần [ekaṃ bhāgaṃ] nghĩa là các suy tầm này cả bên trong hoặc bên ngoài, cả thô thiển và vi tế tất cả chúng đều thuộc nhóm bất thiện. Bởi thế, tôi mới chia suy tầm về dục, suy tầm về sân hận và suy tầm về não hại cả 3 pháp này thành một nhóm. Suy tầm đã được rời ra khỏi dục phối hợp với sự xuất ly gọi là suy tẦm về sự xuất ly [nekkhammavitakka], suy tầm về sự xuất ly đó phù hợp quán xét đến sơ thiền [paṭhamajjhānā]. Suy tầm phối hợp với vô sân gọi là suy tầm về vô sân [abyāpādavitakka], suy tầm về vô sân đó sử dụng được từ việc phát triển tâm từ [mettā] làm nền tảng đạt đến sơ thiền [paṭhamajjhānā]. Suy tầm phối hợp với vô não hại gọi là suy tầm về vô não hại [avihiṃsāvitakko], suy tầm về vô não hại đó sử dụng được từ việc phát triển tâm bi [karuṇā] làm nền tảng đạt đến sơ thiền [paṭhamajjhānā]. Nhóm thứ hai [dutiyaṃ bhāgaṃ] nghĩa là “tôi tách ra…thành nhóm thứ 2” này Thế Tôn thuyết giảng về thời gian chế ngự suy tầm của Bồ-tát bằng suy từ như sau: “Tất cả suy tầm này đều thuộc phần thiện.”
Bời vì, khi đức Bồ-tát bắt đầu cố gắng nỗ lực suốt 6 năm, tất cả suy tầm có suy tầm về sự xuất ly [nekkhammavitakka] v.v, đã được vận hành giống như dòng nước lớn chảy xiết. Và tất cả suy tầm có suy tầm về dục [kāmavitakka] cũng khởi lên nhanh chóng do xao lãng về niệm đã cắt đứt đổng lực tâm thiện hình thành nên đổng lực tâm bất thiện được an trú. Từ đó, Bồ-tát suy tư rằng: “Các suy tầm có suy tầm về dục v.v, này của Ta đã cắt đứt đổng lực tâm thiện đã được an trú, đủ rồi, Ta sẽ chia suy tầm này thành 2 phần” và suy tư như sau: ‘sẽ phân tích suy tầm có suy tầm về dục v.v, thuộc phần bất thiện thành một nhóm, và suy tầm về sự xuất ly thuộc phần thiện thành môt nhóm. Sau đó, Ta sẽ chế ngự suy tầm đến từ phía bất thiện lại giống như siết chặt một con rắn hổ mang rồi tóm lấy nó, và cũng giống như siết chặt cổ họng của kẻ thù rồi bắt lấy hắn, Ta sẽ không cho suy tầm về bất thiện tăng trưởng, Ta sẽ làm cho suy tầm từ thuộc phần thiện tẳng trưởng nhanh chóng giống như hạt mua trong mùa mưa, và cũng giống như cây sāla xinh đẹp ở mọc ở vùng đất màu mỡ, Bồ-tát đó đã thực hành như thế, chế ngự tất cả suy tầm về bất thiện, làm cho tất cả suy tầm về thiện tăng trưởng. Nên biết rằng việc trình bày thời gian trong việc chế ngự suy của Bồ-tát với lời nói đã được đề cập.
[207] Bây giờ, khi thuyết rằng suy tầm đó sanh khởi lên được nơi Bồ-tát như thế nào? Và Bồ-tát chế ngự suy tầm ấy ra sao? Thế Tôn đã đáp rằng: Ta không sống phóng dật [tassa mayhaṃ, bhikkhave] v.v, Ở đó, từ không phóng dật [appamattassa] nghĩa là sống an trú trong sự không vắng mặt của niệm. Có sự nhiệt tâm [ātāpino] nghĩa là có sự tinh tấn thiêu đốt phiền não. Có tâm vững vàng [pahitattassa] nghĩa là có tâm kiên quyết. Suy tầm về dục được sanh khởi [uppajjati kāmavitakko] nghĩa là khi Bồ-tát bắt đầu cố gắng nỗ lực suốt 6 năm cũng khởi lên suy tầm về dục đã từng sanh khởi với mong muốn an lạc trong việc ngự trị trên ngai vàng, hoặc mong muốn các vũ công ở cung điện, hoặc các cung phi ở hậu cung, hoặc bất kỳ loại tài sản nào đã từng sanh khởi, Bồ-tát đó dính mắc trong việc thực hành khổ hạnh với việc nhịn thọ dụng vật thực, có sự suy tư rằng: ‘người ngưng thọ dụng vật thực không thể làm cho trạng thái đặc biệt sanh khởi, đừng như vậy, Ta nên thọ dụng vật thực loại cứng”. Vị ấy đi đến Uruvela để khất thực. Dân chúng nghĩ rằng: ‘trước đây dầu (chúng tôi) đem vật thực đến cúng dường đến bậc Đại nhân, nhưng Ngài không thọ nhận, bây giờ có thể ước muốn đó đã chấm dứt, cho nên Ngài đã đích thân đi đến[mahāpuriso pubbe āharitvā dinnampi na gaṇhi, addhāssa idāni manoratho matthakaṃ patto, tasmā sayameva āgato]’, dân chúng đã cùng nhau mang thức ăn loại thượng hạng đến để cúng dường. Không bao lâu kim thân của Ngài cũng trở lại bình thường. Bởi vì sắc thân bị suy tàn bởi tuổi già dẫu cho thọ dụng vật thực thích hợp cũng không thể trở lại bình thường được, nhưng Bồ-tát vẫn còn trong thời niên thiếu, bời vì thế Bồ-tát khi lãnh nạp vật thực phù hợp thì sắc thân của Bồ-tát không bao lâu đã trở lại như trước. Các căn [indriya] thanh tịnh, màu da tươi sáng, kim thân được tô điểm bởi 32 tướng toàn hảo của bạc Đại nhân, tựa như những ngôi sao mọc trên bầu trời. Sau khi Bồ-tát quan sát sắc thân đó rồi Ngài đã suy tư như sau: “sắc thân này dù đã đi đến suy tàn như vậy cũng có thể trở lại bình thường được” (vị ấy) đã giữ lấy chút ít suy tầm như thế bởi vì ngài là vị có trí tuệ quảng đại, mới giữ lấy làm suy tầm về dục.
Ngài ngồi an toàn phía trước paṇṇasālā [thảo am của vị ẩn sĩ] nhìn thấy muôn thú có hươu, nai, bò, hoẵng, sơn dương v.v, nhìn thấy muôn chim như chim công, gà rừng v.v, cất tiếng du dương say đắm lòng người, những đầm lầy với hoa sen trắng, bông sen xanh, bông súng trắng, bông súng xanh v.v, khu rừng vắng lặng ao hồ với nhiều loại hoa và dòng sông Nerañjarā có dòng nước trong xanh tựa như ngọc māṇī. Bồ-tát ấy có suy tư như sau: “các loài thú rừng, các loài chim, các hồ, bìa rừng, dòng sông Nerañjarā tuyệt đẹp làm sao! Như vậy, sau khi giữ lấy chút suy tầm xem như suy tầm về dục. Vì vậy, Thế Tôn thuyết rằng: ‘suy tầm về dục được sanh khởi’.
Đưa đến tự hại [attabyābādhāyapi] nghĩa là đưa đến sự khổ đau cho mình. Tất cả câu đều có cách thức như vậy. Hỏi rằng gọi là suy tầm đưa đến sự đau khổ cho cả 2 của bậc Đại nhân chăng? Đáp – không có. Nhưng khi bậc Đại nhân không nhận biết, suy tầm được vận hành đưa đến làm hại cả 2, do vậy, được 3 loại đó. Cho nên, đã được Thế Tôn thuyết như vậy. Làm cho trí tuệ diệt [paññānirodhiko] nghĩa là không cho cả trí tuệ hiệp thế lẫn trí tuệ siêu thế chưa sanh sanh khởi. Do suy tầm cắt đứt trí tuệ Hiệp thế dù đã sanh khởi bằng mãnh lực của 8 thiền chứng [samāpatti] và 5 thắng trí [abhiññā] biến mất, bởi thế gọi là làm cho tuệ diệt. Tạo ra dự phần sự làm cho đau khổ [vighātapakkhiko] nghĩa là thuộc nhóm khổ đau. Không vận hành để đạt đến Niết-bàn vì suy tầm không làm cho Niết-bàn được hiển lộ rõ ràng, Niết-bàn gọi là pháp không tạo tác [asaṅkhata, vô vi]. abbhatthaṃ gacchati [đi đến sự biến mất] nghĩa là đi đến sự tiêu diệt, tức không còn gì nữa [natthibhāva], biến mất giống như bong bóng nước. Pajahamevā [chính sự dứt bỏ] nghĩa là chính sự từ bỏ. Vinodamevā [chính sự giảm thiểu] là chính sự lấy ra ngoài. Byantameva naṃ akāsiṃ [làm cho nó biến mất] nghĩa là Ta làm cho suy tầm biến mất không còn dư sót đóng chặt con đường ra ngoài.
[208] Byāpādavitakko [suy tầm về sân hận] nghĩa là suy tầm phối hợp với sự não hại người khác, không sanh khởi trong tâm của Bồ-tát. Khi ấy, Bồ-tát ấy có bản thể tâm không vững chắc [cittavipariṇāmabhāvo] do nương vào các nhân có mưa to, cực nóng, cực lạnh v.v, Thế Tôn muốn đề cập đến nhân đó, Ngài đã nói rằng “suy tầm về sân hận”. Vihiṃsāvitakko [suy tầm về não hại] nghĩa là sự suy nghĩ khởi lên để làm hại người khác, không sanh lên nơi bậc Đại nhân, hơn nữa, từ trạng thái phóng dật trong tâm làm trạng thái của nhiều đối tượng, sau khi nắm lấy điều đó Ngài thực hành suy tầm về não hại. Do Ngài an tọa tại cửa của paṇṇasālā [thảo am của vị ẩn sĩ], quan sát thấy các loài thú dữ như sư tử và báo đốm v.v, đang gây tổn thương cho những loại thú nhỏ hơn heo v.v. Bấy giờ, Bồ-tát khởi lên lòng bi mẫn như sau: Cho dù trong rừng không có sự nguy hiểm này thì cũng khởi lên sự nguy hiểm cùng những loài bàng sanh khác, loài thú có sức mạnh thì ăn thịt những loài yếu hơn, chính loài thú ăn thịt những loài thú yếu hơn mới có thể tồn tại. Thậm chí Ngài quan sát thấy những loài thú như mèo v.v, đang ăn thịt những con gà và chuột v.v, [cũng khởi lên lòng bi mẫn]. Ngài đi vào làng để khất thực tâm bi mẫn vẫn khởi lên rằng những người bị áp bức bởi quan quyền phải chịu khổ đau như bị giết và bị bỏ tù, không còn cơ hội để làm việc của chính mình như làm ruộng, buôn bán v.v, để nuôi mạng. Muốn đề cập đến tâm bi được Ngài nói rằng “suy tầm về não hại được sanh khởi.” tathā tathā là tena tena ākārena [với nguyên nhân đó đó]. Ngài giải thích thế này với sự suy xét nào trong suy tầm về dục v.v, và suy tầm nào được vận hành thì Bồ-tát đó không có tâm với bản thể suy tầm về dục [kāmavitakkādibhāvo] với trạng thái đó. pahāsi nekkhammavitakkaṃ là nekkhammavitakkaṃ pajahati [từ bỏ suy tầm về xuất ly]. Bahulamakāsi chia từ thành bahulaṃ akāsi [đã làm cho sung mãn]. tassa taṃ kāmavitakkāya cittaṃ [tâm của ông cũng khuynh hướng để suy tầm về dục] nghĩa là tâm của Bồ-tát đó khuynh hướng để suy tầm về dục, bằng cách phối hợp với chính suy tầm về dục đó. Các từ còn lại cũng theo cách thức tương tự như vậy.
Bây giờ, khi trình bày ví dụ về nội dung Ngài đã nói rằng “[seyyathāpī] giống như vào mùa lá rụng…” v.v. Ở đó, kiṭṭhasambādhe [nơi đầy ấp bởi lúa mạch] gồm sassasambādhe [một nơi chật hẹp bởi lúa mạch]. Ākoṭeyya [đánh đập] nghĩa là đánh trực tiếp vào lưng. paṭikoṭeyya nghĩa là đánh chéo vào xương sườn. sannirundheyya [ngăn chặng] nghĩa là đứng cản đường. sannivāreyya [ngăn cấm] nghĩa là không cho đi lối này hay lối kia. Do đàn bò là nguyên nhân [tatonidānaṃ] nghĩa là với nguyên nhân đó, có nghĩa là với lý do đàn bò không được chăm sóc như vậy mới ăn lúa của những người khác. Vì người chăn bò ngu xuẩn, chăm sóc đàn bò không được vậy, phải lãnh chịu khổ đau như bị giết v.v. từ người chủ quát mắng “kẻ chăn bò này ăn cơm và (nhận) tiền lương của tôi, (nhưng) không thể chăm sóc đàn bò cho tốt, khiến ta phải cột oan trái với nhiều gia đình từ chủ nhân của những cánh đồng”. Nhưng người chăn bò thiện xảo khi nhìn thấy 4 sự nguy hiểm này, chăm sóc đàn bò cách tốt nhất, nội dung này Ngài đề cập đến sự so sánh đó. Ādīnavaṃ [lỗi lầm] gồm upaddavā [bất hạnh, sự nguy khốn]. Okāraṃ [tính hèn mọn] là sự thấp hèn, gồm sự hạ liệt của các uẩn. Saṃkilesaṃ [sự uế nhiễm] là tính chất của sự ô nhiễm. Nekkhamme là nekkhammasṃiṃ [trong sự xuát ly các dục]. Ānisaṃsa [sự đem lại quả tốt] thuộc nhóm của sự thanh tịnh. Vodānapakkhaṃ [sự thuần khiết] đây là từ đồng nghĩa với từ Ānisaṃsa [thuộc nhóm của sự thanh tịnh]. Có nghĩa là Ta đã thấy sự xuất ly khỏi các dục thuộc phần thanh tịnh của chư pháp thiện.
[209] Khi thâu nhiếp tất cả pháp thiện đã thoát khỏi các dục vào trong một pháp thì Nekkhamma [sự xuất ly khỏi các dục] cũng chính là Niết-bàn. Trong câu đó có một ví dụ thế này – các đối tượng có sắc v.v, giống như chỗ chất đầy lúa mạch, kūṭacitta [tâm xảo quyệt] ví như con bò không thuần, Bồ-tát giống như người chăn bò thiện xảo, suy tâm được vận hành đưa đến hại mình, hại người và làm hại cả 2 ví như 4 sự nguy hiểm, việc Bồ-tát cố gắng nổ lực suốt 6 năm sau khi nhìn thấy nguy hiểm đưa đến tự hại, (vị ấy) bảo vệ tâm nơi các đối tượng có sắc v.v, bằng cách không cho các suy tầm có suy tầm về dục v.v, sanh khởi tương tự như người chăn bò thiện xảo sau khi nhìn thấy 4 sự nguy hiểm rồi chăm sóc đàn bò với sự không lơ đễnh tại nơi chất đầy lúa mạch. Paññāvuddhiko [Là đạo lộ làm cho trí tuệ tăng trưởng] v.v, do sự vận hành đưa đến sự sanh khởi của trí tuệ cả hiệp thế và cả siêu thế chưa sanh, và vì sự tăng trưởng của trí tuệ đã sanh [sẽ tăng trưởng quãng đại]. Avighātapakkhiko [không làm khởi lên sự bực bội khó chịu] do không vận hạnh để đưa đến sự khổ đau. Nibbānasaṃvattaniko [vận hành đưa đến Niết-bàn] do sự vận hành để đưa đến sự tác chứng cảnh giới Niết-bàn [nibbānadhātu]. Nếu Ta suy tư đến suy tầm về sự xuất ly thâu đêm [rattiṃ cepi naṃ, bhikkhave, anuvitakkeyyaṃ] nghĩa là nếu như Ta làm cho suy tầm đó được vận hành xuyên đêm. Tatonidānaṃ [điều đó sẽ khởi lên từ suy tâm về sự xuất ly ấy] gồm có suy tầm đó làm gốc. Ohaññeyya nghĩa là bị phân tâm, có nghĩa là vận hành đưa đến sự phóng dật. Ārā [xa] là ở nơi xa xôi. Samādhimhā [từ định tâm] là từ cận định, hay từ an chỉ định. So kho ahaṃ, bhikkhave, ajjhattameva cittaṃ [này chư tỳ khưu, ta an trú tâm chính bên trong nội tâm] nghĩa là này các tỳ khưu, Ta đó an trú tâm vững chắc bên trong nội tâm như sau tâm của Ta đừng xa rời định đó, có nghĩa là Ta đã đặt tâm vào bên trong nơi đối tượng. Sannisādemi [làm cho an tĩnh] là Ta làm cho tâm trở nên tĩnh lặng nơi chính đối tượng đó. ekodiṃ karomi [làm cho sanh khởi định tâm] nghĩa là Ta thực hành làm cho đi đến một đối tượng [định tâm]. samādahāmi [khéo định tâm] nghĩa là định tâm chân chánh, có nghĩa là để lên khéo léo. mā me cittaṃ ūhaññī [tâm của Ta đừng phóng dật nữa] nghĩa là Tâm của Ta đừng xao lãng, tức là đừng vận hành để đưa đến sự tán loạn tâm.
[210] uppajjati abyāpādavitakko … pe … avihiṃsāvitakko [suy tầm về vô sân được sanh khởi -nt- suy tầm về vô hại được sanh khởi] đó nên biết rằng suy tầm đồng sanh với tuệ minh sát non kém [taruṇavipassanā] đã được trình bày trước đó, Ngài nói rằng là suy tâm về sự xuất ly bởi ý nghĩa là kẻ thù với dục; suy tầm đó Ngài nói rằng là suy tầm về vô sân bởi ý nghĩa là kẻ thù của ác tâm; và Ngài nói rằng là suy tầm về vô hại bởi ý nghĩa là kẻ thù của sự não hại.
Chỉ bấy nhiêu Ngài đã nói lên thời gian thiết lập tuệ quán của Bồ-tát nương vào các thiền chứng [samāpatti]. Bởi các thiền chứng, hay thiền minh sát của Bồ-tát còn non kém [chưa chín mùi]. Khi Bồ-tát đó đã thiết lập tuệ quán tọa thiền quá lâu thì sắc thân của ngài bị mệt mỏi, giống như ngọn lửa đang cháy trong thân xác Ngài, mồ hôi tuôn ra từ hai bên nách, sức nóng bốc lên từ đỉnh đầu như hình xoắn ốc, tâm bức rức khó chịu, lo lắng bồn chồn, xao lãng phóng dật. Sau khi thể nhập thiền định [samāpatti] vị ấy đã điều phục làm xoa dịu đi trạng thái đó, sau khi làm dịu Ngài thiết lập lại tuệ quán. Khi vị ấy tiếp tục ngồi lâu thì sắc thân cũng cũng trở lại như thế. Vị ấy lại thể nhập thiền định [samāpatti], làm tương tự như thế, bởi vì samāpatti có nhiều sự trợ giúp cho thiền tuệ.
Giống như chiếc khiên có nhiều sự trợ giúp đối với người lính, người lính ấy ra chiến trận dựa vào chiếc khiến đó, chiến đấu cùng với những tượng binh, mã binh, và các binh lính trong trận chiến đó, khi đã cạn hết các khí giới, hoặc khi có việc cần thiết chằng hạn như muốn thọ dụng vật thực v.v, sau khi trở về đã đi vào lều trại, một số nhặt lấy khí giới, một số nghỉ ngơi, một số thọ thực, một số uống nước, một số mặc lại áo giáp, làm một số việc khác rồi lại ra trận, hoặc chiến đấu trong cuộc chiến đó, bị đau bụng [uccārādipīḷito] cũng vào lều trại, với một số công việc cần được thực hiện, sau khi công việc hoàn thành trong trại đó, lại ra trận. Thể nhập thiền định [samāpatti] có nhiều sự trợ giúp đối với tuệ quán tương tự túp lều có nhiều sự hỗ trợ đối với các binh lính.
Hơn nữa, tuệ quán hỗ trợ cho samāpatti nhiều hơn là lều trại của những người lính mong muốn chấm dứt chiến tranh. Tuy hành giả nương vào thể nhập thiền chứng [samāpatti] để phát triển thiền tuệ, nhưng thiền tuệ khi sanh khởi có năng lực hộ trì samāpatti được, làm cho samāpatti trở nên mạnh mẽ.
Cũng giống như khi ở trên đất liền, một số người giữ tàu, mang hàng hóa từ boong tàu xuống cỗ xe; nhưng khi xuống nước họ lấy hàng hóa trên cỗ xe, một số cổ xe bò xuống boong tàu, khi con tàu vượt biển cập bến an toàn thế nào; yathā hi thale nāvampi nāvāya bhaṇḍampi sakaṭabhāraṃ karonti. udakaṃ patvā pana sakaṭampi sakaṭabhaṇḍampi yuttagoṇepi nāvābhāraṃ karonti. nāvā tiriyaṃ sotaṃ chinditvā sotthinā supaṭṭanaṃ gacchati, Tuy thiền tuệ phải dựa vào thể nhập thiền định [samāpatti] mới vận hành, nhưng thiện tuệ khi sanh khởi có năng lực (sẽ) bảo hộ samāpatti được làm cho samāpatti trở nên mạnh mẽ tương tự như vậy. Samāpatti ví như toa trên đất liền, thiền tuệ giống như chiếc thuyền trên sông. Chỉ bấy nhiêu lời đó nên biết rằng Ngài nói đến thời gian thiết lập tuệ quán dựa vào samāpatti của Bồ-tát.
Yaññadeva là bắt đầu, nên biết theo cách đã đề cập chính trong phần pháp đen. Thế Tôn đã nói rằng giống như trong tháng cuối của mùa thu… v.v. Ở đó, nơi gần nhà [gāmantasambhatesu] nghĩa là đem lại gần nhà. satikaraṇīyameva hoti [phải thường xuyên thực hành niệm] nghĩa là chỉ cần đặt niệm rằng có đàn bò đang tồn tại là đủ, không cần bận tâm lo lắng, quất mạnh [con bò] v.v. ete dhammā [đây là pháp] nghĩa là cần thực hành chút ít để niệm sanh khởi như sau ‘pháp đó là pháp hành thiền định và pháp hành thiền tuệ’ như vậy cũng đủ rồi. Với lời đã nói là cái mà Ngài trình bày thời gian của thiền định và thiền tuệ của Bồ-tát sanh khởi năng lực. Được biết rằng trong thời gian đó khi vị Bồ-tát ấy tĩnh tọa để làm phát sanh an chỉ định và 8 thiền chứng cũng đi đến phạm vi bằng sự hướng tâm duy nhất [ekāvajjana], sau khi thiết lập tuệ quán rồi ngồi (vị ấy) thẳng đến 7 tùy quán đồng thời cũng một lúc.
[215] Seyyathāpi [như những loài thú] Ngài thuyết điều gì ở đây? Ví dù này là ví dụ liên kết, tách ví dụ thành từng câu. Đức Thế Tôn thuyết giảng cho thấy rằng khu vực kiếm ăn có sự quan trọng đối với các loài và Ngài là bậc Đạo sư toàn hảo mới bắt đầu thuyết điều này. Trong câu đó araññe là aṭaviyaṃ [khu rừng rậm rạp]. pavaneti nghĩa là trong khu rừng. Hai từ này có ý nghĩa tương đồng nhau. Ayogakkhemakāmo [mong muốn sự bất an] nghĩa là vị không mong muốn sự an toàn từ 4 yoga [pháp kết buộc, hay ách phược] là nơi thoát khỏi sự nguy hiểm bao gồm mong muốn cho khởi lên chính sự hiểm nguy. Sovatthiko [thuận tiện] gồm cái đem lại sự an toàn. Pītigamanīyo [được đi đến sự hoan hỷ] nghĩa là đưa đến sự hạnh phúc. Trong Pāḷi “pītagamanīyo” cũng được sử dụng. pidaheyya [hãy đóng] là hãy chặn lại bằng những nhánh cây. vivareyya [hãy mở ra] nghĩa là làm cho lối vào được thuận tiện, và lối đi được thông thoáng. Kummagganti [con đường không thuận tiện] không phải con đường bị ngăn chặn bởi nước, khu rừng và núi v.v. odaheyya okacaraṃ [đặt con mồi đực] là đặt xuống con mồi đực ở cùng một nơi, giả vờ đi xung quanh nơi sinh sống của bày đàn đó. Okacārikaṃ [đặt tiếp con mồi cái] là con mồi cái cột bằng sợi dây thừng dài.
Vì vậy, thợ săn đi vào rừng, nơi sống của các loài thú, quan sát thấy rằng “bầy thú sống ở chổ này, đi ra hướng này, kiếm ăn chỗ này, uống nước chỗ này, đi vào lối này”, như vậy, đóng đường nhỏ, mở đường chính ra, đặt con mồi đực và đặt con mồi cái, cầm giáo đứng ẩn mình ở chỗ khuất. Vào buổi chiều muôn thú sau khi đi dạo trong rừng nơi an toàn, uống nước vui đùa với các con thú con, trở về chỗ trú của chúng, sau khi nhìn thấy con mồi nhử [đực và cái], nghĩ rằng: “chắc chắn có bạn đến, không nghĩ gì mà đi vào”. Con thú đó nhìn thấy con đường đã bị đóng nghĩ rằng “đây không phải con đường này, đây sẽ là con đường rồi đi theo con đường nguy hiểm này”. Kẻ thợ săn không làm gì trước, nhưng khi những con thú đó đã đi vào, mới từ từ đánh vào con cuối cùng, con thú đó hoảng hốt, từ đó cả bày cũng đều bị hoảng hốt, nhìn về phía trước biết rằng có thảm họa xảy ra, thấy con đường bị chặn bởi nước, hoặc rừng, hoặc núi, khi không thể chạy thoát thân vào khu rừng mọc um tùm được, giống như bị chặn bởi các ngón tay của hai bàn tay, chúng bắt đầu quay lại đi ra con đường mà chúng đã đi vào. Tiếp đó kể thợ săn biết rằng bày thú đã quay trở lại, rồi giết thịt khoảng 30 con, khoảng 40 con tình từ con đầu tiên. Bậc Đạo sư thuyết rằng “Này chư tỳ khưu, như vậy,sau một thời gian đàn thú lớn ấy gặp nguy hiểm và chết dần.”
Đây gọi là hỷ ái [nandirāga], đây chính là vô minh [avijjā] bởi vì chúng sanh này là những kẻ thiểu trí do vô minh, cột chặt bởi hỷ ái, rơi vào trong cảnh sắc v.v, mới bị sát hại bởi những ngọn giáo là vòng luân hồi khổ đau. Do đó, Thế Tôn thuyết rằng đặt một thú đực giống như hỷ ái [nandirāga], đặt một con thú cái ví như vô minh.
Thật vậy, một lúc nào đó thợ săn che mình bằng những nhánh cây, đánh lạc hướng những con thú rừng khử mùi cơ thể người, để con mồi nhử đực vào một chỗ, thả con mồi nhử cái bị cột bằng sợi dây thừng lại, núp mình, cầm giáo mác, đứng ở nơi gần con mồi nhử đực. Khi con mồi cái nhìn về phía trước nơi bầy thú đang đi kiếm ăn. Bầy thú thấy con thú cái ấy cùng dừng lại ngước mắt nhìn. Con con thú cái đó cũng ngước mắt nhìn. Bầy thú ấy nghĩ còn thú này cũng là đồng loại của chúng ta mới ăn cỏ tiếp. Con con thú cái đó cũng làm bộ ăn cỏ rồi từ từ tiến lại gần, con thú đầu đàn ngửi thấy mùi của con thú cái đó, đã bỏ đàn của chính nó đi theo con thú cái ấy.
Chúng sanh luôn luôn thích những thứ mới mẻ, con thú cái không cho con thú rừng đến gần mới quay lưng trở lại đi kiếm con mồi nhử đực, dùng móng chân cào vào chỗ sợi dây buộc, đã gỡ bỏ sợi dây ở tại chỗ đó rồi trốn thoát, con thú rừng sau khi nhìn thấy con mồi nhử đực, nhầm lẫn con thú cái, đã sanh lòng ganh tị với con thú đực, đã cúi mình, đứng lắc đầu. Trong lúc đó thậm chí lướm lưỡi giáo cũng không biết. Còn con thú đực nếu con thú rừng có sự sung sướng để tấn công từ đằng sau, sẽ nghiêng lưng về phía đó. Nếu con thú rừng có sự sung sướng để tấn công từ phía dưới, sẽ nâng phần ngực lên. Tiếp đó, kẻ thợ săn đã dùng ngọn giáo đâm con thú rừng, sát hại nó ngay chính tại chỗ đó, rồi lấy thịt mang đi. Với cách như vậy con thú rừng đã say đắm con thú cái, đã hành động ganh ghét với con thú đực, dầu liếm lưỡi giáo cũng không biết điều gì (xảy ra) như thế nào thì chúng sanh này cũng như thế đó, là kẻ si mê, tăm tối bởi vô minh, khi không biết gì đi đến hỷ ái [ước muốn dục lạc] với sự say mê trong cảnh sắc v.v, sẽ bị giết bởi ngọn giáo là sự khổ đau trong vòng sanh tử. Bởi vậy, Thế Tôn thuyết rằng con mồi nhử đực là hỷ ái [nandīrāga], con mồi nhử cái là vô minh [avijjā].
Này chư tỳ khưu, với những điều đã được nói đến Ta đã mở ra con đường yên ổn, thuận tiện… [iti kho, bhikkhave, vivaṭo mayā khemo maggo], này chư tỳ khưu con đường phối hợp với thánh đạo 8 chi là tối thượng mà Ta đã chứng đắc Toàn giác trí [sammāsambodhiñāṇa] với việc thực hành đem lại lợi ích trợ giúp cho chúng sanh này, không được ngồi với sự im lặng nghĩ rằng Ta là đức Phật, thuyết pháp bắt đầu từ chuyển vận bánh xe pháp đã được mở ra, con đường lỗi lầm được đóng kín, con mồi nhử đực là hỷ ái mà hạng người có khả năng đắc đạo quả trong kiếp hiện tại [bhabbapuggala] là trưởng lão Aññātakoṇḍaññav.v, đã đoạn trừ, bị cắt đứt làm hai phần, con mồi nhử cái là vô minh tất cả đều bị nhổ bật gốc. Từ còn lại trong các câu đơn giản.
Giải Thích Kinh Song Tầm Kết Thúc