06 – III. CHƯƠNG TOÁT YẾU (NIKKHEPAKAṆḌAṂ)
(NIKKHEPAKAṆḌAṂ)Dịch giả:
Ðại Trưởng Lão TỊNH SỰ
SANTAKICCA Mahā Thera
__________________________
III. CHƯƠNG TOÁT YẾU (NIKKHEPAKAṆḌAṂ)
ÐỀ TAM (Tika)
[663] – Thế nào là các pháp thiện? [1]
Ba căn thiện là vô tham, vô sân, vô si; tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn tương ưng với căn ấy; thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp có căn ấy làm sở sanh. Ðây là các pháp thiện.
– Thế nào là các pháp bất thiện? [2]
Ba căn bất thiện là tham, sân, si và phiền não đồng nương căn ấy; tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn tương ưng với căn ấy; thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp có căn ấy làm sở sanh. Ðây là các pháp bất thiện.
– Thế nào là các pháp vô ký? [3]
Quả của các pháp thiện và bất thiện thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế [4] tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn; những pháp nào là tố phi thiện phi bất thiện, phi quả của nghiệp cùng tất cả sắc và vô tri giới. Ðây là các pháp vô ký.
[664] – Thế nào là các pháp tương ưng lạc thọ? [5]
Trong lãnh vực lạc thọ, pháp dục giới, sắc giới và siêu thế, ngoại trừ lạc thọ, tức tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn tương ưng với thọ. Ðây là các pháp tương ưng lạc thọ.
– Thế nào là các pháp tương ưng khổ thọ? [6]
Trong lãnh vực khổ thọ, pháp dục giới, ngoại trừ khổ thọ, tức tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn tương ưng với thọ ấy. Ðây là các pháp tương ưng khổ thọ.
– Thế nào là các pháp tương ưng phi khổ phi lạc thọ? [7]
Trong lãnh vực phi khổ phi lạc thọ pháp dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, ngoại trừ phi khổ phi lạc thọ, tức tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn tương ưng với thọ ấy. Ðây là các pháp tương ưng phi khổ phi lạc thọ.
[665] – Thế nào là các pháp dị thục? [8]
Quả dị thục của các pháp thiện và bất thiện thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Ðây là các pháp dị thục.
– Thế nào là các pháp dị thục nhân? [9]
Những pháp thiện và bất thiện thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp dị thục nhân.
– Thế nào là các pháp phi dị thục phi dị thục nhân?
Những pháp mà thành tố phi thiện phi bất thiện và phi quả của nghiệp, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi dị thục phi dị thục nhân.
[666] – Thế nào là các pháp thành do thủ cảnh thủ? [10]
Những quả dị thục của các pháp thiện, bất thiện thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn và bất cứ sắc nào do nghiệp tạo tác. Ðây là các pháp thành do thủ cảnh thủ.
– Thế nào là các pháp phi thành do thủ mà cảnh thủ? [11]
Những pháp thiện, bất thiện thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn, những pháp nào là tố phi thiện, phi bất thiện phi quả của nghiệp, bất cứ sắc nào không do nghiệp tạo tác. Ðây là các pháp phi thành do thủ mà cảnh thủ.
– Thế nào là các pháp phi thành do thủ và phi cảnh thủ? [12]
Các đạo siêu thế, quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp phi thành do thủ và phi cảnh thủ.
[667] – Thế nào là các pháp phiền toái cảnh phiền não? [13]
Ba căn bất thiện là tham, sân, si và các phiền não đồng nương căn ấy; tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn tương ưng với căn ấy; thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp có căn ấy làm sở sanh. Ðây là các pháp phiền toái cảnh phiền não.
– Thế nào là các pháp phi phiền toái mà cảnh phiền não? [14] Những pháp thiện, và vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, và vô sắc giới, tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Ðây là các pháp phi phiền toái mà cảnh phiền não.
– Thế nào là các pháp phi phiền toái và phi cảnh phiền não? [15] Các đạo siêu thế và quả của đạo cùng vô vi giới. Ðây là các pháp phi phiền toái và phi cảnh phiền não.
[668] – Thế nào là các pháp hữu tầm hữu tứ? [16]
Trong lãnh vực hữu tầm hữu tứ pháp dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, ngoại trừ tầm tứ, tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn, tương ưng với pháp ấy. Ðây là các pháp hữu tầm hữu tứ.
– Thế nào là các pháp vô tầm hữu tứ? [17]
Trong lãnh vực vô tầm hữu tứ, sắc giới, và siêu thế, ngoại trừ tứ, tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn, tương ưng với pháp ấy. Ðây là các pháp vô tầm hữu tứ.
– Thế nào là các pháp vô tầm vô tứ? [18]
Trong lãnh vực vô tầm vô tứ pháp dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp vô tầm vô tứ.
[669] – Thế nào là các pháp câu hành hỷ? [19]
Trong lãnh vực hỷ, các pháp dục giới, sắc giới, và siêu thế, ngoại trừ hỷ, tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn, tương ưng với pháp ấy. Ðây là các pháp câu hành hỷ.
– Thế nào là các pháp câu hành lạc? [20]
Trong lãnh vực lạc, pháp dục giới, sắc giới, và siêu thế, ngoại trừ lạc thọ, tức tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn, tương ưng với pháp ấy. Ðây là các pháp câu hành lạc.
– Thế nào là các pháp câu hành xả? [21]
Trong lãnh vực xả, pháp dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, ngoại trừ xả thọ, tức tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn, tương ưng với pháp ấy. Ðây là các pháp câu hành xả.
[670] – Thế nào là các pháp đáng do tri kiến đoạn trừ? [22]
Tức có ba triền là thân kiến, hoài nghi và giới cấm khinh thị.
[671] – Ở đây thế nào là thân kiến? [23]
Trong đời này, hạng phàm phu vô văn không thấy các bậc Thánh, không thông hiểu pháp của bậc Thánh, không được huấn luyện trong pháp của bậc Thánh, không thấy các bậc chân nhân, không thông hiểu pháp bậc chân nhân, không được huấn luyện trong pháp bậc chân nhân, cho rằng sắc là của ta, hay ta có sắc, hay sắc trong ta, hoặc ta trong sắc ; cho rằng thọ là của ta, hay ta có thọ, hay có thọ trong ta, hay có ta trong thọ ; cho rằng tưởng là của ta, hay ta có tưởng, hay có tưởng trong ta, hay có ta trong tưởng, cho rằng các hành là của ta, hay ta có các hành , hay có các hành trong ta, hay có ta trong các hành ; cho rằng thức là của ta, hay ta có thức, hay thức có trong ta, hay có ta trong thức, kiến nào là như vậy là thiên kiến, kiến chấp, kiến trù lâm, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến triền, chấp trước, cố chấp, thiên chấp, ngoại đạo xứ, nghịch chấp. Ðây gọi là thân kiến.
[672] – Ở đây thế nào là hoài nghi? [24]
Ngờ vực hoài nghi Bậc Ðạo sư, ngờ vực hoài nghi Giáo pháp, ngờ vực hoài nghi Tăng chúng, ngờ vực hoài nghi điều học, ngờ vực hoài nghi quá khứ, ngờ vực hoài nghi vị lai, ngờ vực hoài nghi quá khứ vị lai, ngờ vực hoài nghi các pháp duyên tánh liên quan tương sinh ; bất cứ sự kiện nào như vậy là sự do dự, cách do dự, thái độ do dự, dị nghị, không xác định, lưỡng ước, phân vân, ngờ vực, không nhất quyết, vớ vẫn, lẩn quẩn, không quyết đoán, tình trạng lai động của tâm, rối ý. Ðây được gọi là hoài nghi.
[673] – Ở đây thế nào là giới cấm khinh thị?[25]
Ðối với các Sa Môn, Bà La Môn ngoài Giáo Pháp này, cho rằng thanh tịnh nhờ hạnh giới, thanh tịnh nhờ hạnh tu, thanh tịnh nhờ hạnh giới cấm ; tri kiến nào như vậy là thiên kiến, kiến chấp, kiến trù lâm, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến triền, chấp trước, cố chấp, thiên kiến khinh thị, sái đường , tà đạo, tà tánh, ngoại đạo xứ, nghịch chấp. Ðây gọi là giới cấm khinh thị.
[674] – Ba triền phược này và các phiền não đồng nương nó; tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn tương ưng với pháp ấy; thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp do phiền não làm sở sanh. Ðây là các pháp đáng do tri kiến đoạn trừ.
– Thế nào là các pháp đáng do tu kiến đoạn trừ? [26]
Tham, sân, si còn lại và các phiền não đồng nương nó; tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn đồng nương với căn ấy; thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp do pháp ấy làm sở sanh. Ðây là các pháp đáng do tu tiến đoạn trừ.
– Thế nào là các pháp không đáng do tri kiến không đáng do tu kiến đoạn trừ? [27]
Những pháp thiện và vô ký thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn … (trùng) … tưởng uẩn, thức uẩn cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp không đáng do tri kiến không đáng do tu tiến đoạn trừ.
[675] – Thế nào là các pháp hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ? [28]
Tức ba triền là thân kiến, hoài nghi, giới cấm khinh thị.
– Ở đây thế nào là thân kiến?
… (trùng) … Ðây được gọi là thân kiến.
– Ở đây thế nào là hoài nghi?
… (trùng) … Ðây được gọi là hoài nghi.
– Ở đây thế nào là giới cấm khinh thị?
… (trùng) … Ðây được gọi là giới cấm khinh thị.
Ba pháp triền này và các phiền não đồng nương nó, tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn tương ưng với pháp ấy; thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp do pháp ấy làm sở sanh. Ðây là các pháp hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ.
Ba triền là thân kiến, hoài nghi và giới cấm khinh thị. Ðây là các pháp đáng do tri kiến đoạn trừ. Tham, sân, si đồng nương pháp ấy, đây là các pháp hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ. Các phiền não đồng nương pháp ấy, tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn tương ưng với pháp ấy; thân nghiệp và ý nghiệp do pháp ấy làm sở sanh. Ðây là các pháp hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ.
– Thế nào là các pháp hữu nhân đáng do tu kiến đoạn trừ? [29]
Tham, sân, si còn lại. Ðây là các pháp hữu nhân đáng do tu tiến đoạn trừ. Các phiền não đồng nương pháp ấy, tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn tương ưng với pháp ấy; thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp do pháp ấy làm sở sanh. Ðây là các pháp hữu nhân đáng do tu tiến đoạn trừ.
– Thế nào là các pháp phi hữu nhân đáng do tri kiến và tu tiến đoạn trừ? [30]
Ngoại trừ những pháp ấy,còn lại những pháp thiện, bất thiện và vô ký thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi hữu nhân đáng do tri kiến và tu tiến đoạn trừ.
[676] – Thế nào là các pháp nhân đến tích tập? [31]
Những pháp thiện và bất thiện thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp nhân đến tích tập.
– Thế nào là các pháp nhân đến tịch diệt? [32]
Bốn đạo siêu thế. Ðây là các pháp nhân đưa đến tịch diệt.
– Thế nào là các pháp phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt?
Những quả dị thục của các pháp thiện, bất thiện thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn những pháp nào là tố phi thiện, phi bất thiện, phi quả của nghiệp, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt.
[677] – Thế nào là các pháp hữu học? [33]
Bốn đạo siêu thế và ba quả Sa Môn thấp. Ðây là các pháp hữu học.
– Thế nào là các pháp vô học? [34]
Quả A La Hán cao tột. Ðây là các pháp vô học.
– Thế nào là các pháp phi hữu học phi vô học? [35]
Ngoại trừ những pháp ấy, còn lại những pháp thiện, bất thiện và vô ký thuộc dục giới, sắc giới, và vô sắc giới, tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi hữu học phi vô học.
[678] – Thế nào là các pháp hy thiểu? [36]
Tất cả các pháp thiện, bất thiện và vô ký thuộc dục giới, tức sắc uẩn … (trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp hy thiểu.
– Thế nào là pháp đáo đại? [37]
Các pháp thiện và vô ký thuộc sắc giới, vô sắc giới ; tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp đáo đại.
– Thế nào là các pháp vô lượng? [38]
Các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp vô lượng.
[679] – Thế nào là các pháp có cảnh hy thiểu? [39]
Các pháp nào là tâm và sở hữu tâm sanh khởi, biết các pháp hy thiểu. Ðây là các pháp có cảnh hy thiểu.
– Thế nào là các pháp có cảnh đáo đại? [40]
Các pháp nào là tâm và sở hữu tâm sanh khởi, biết đến các pháp đáo đại. Ðây là các pháp có cảnh đáo đại.
– Thế nào là các pháp có cảnh vô lượng? [41]
Các pháp nào là tâm và sở hữu tâm sanh khởi, biết đến các pháp vô lượng. Ðây là các pháp có cảnh vô lượng.
[680] – Thế nào là các pháp ty hạ? [42]
Ba căn bất thiện là tham, sân, si các phiền não đồng nương căn ấy; tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn tương ưng với pháp ấy; thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp do pháp ấy làm sở sanh. Ðây là các pháp ty hạ.
– Thế nào là các pháp trung bình?[43]
Các pháp thiện và vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, và vô sắc giới, tức sắc uẩn … (trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp trung bình.
– Thế nào là các pháp tinh lương? [44]
Các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp tinh lương.
[681] – Thế nào là các pháp cố định phần tà? [45]
Năm nghiệp vô gián và tà kiến nào nhất định. Ðây là các pháp cố định phần tà.
– Thế nào là các pháp cố định phần chánh? [46]
Bốn đạo siêu thế. Ðây là các pháp cố định phần chánh.
– Thế nào là các pháp phi cố định? [47]
Ngoại trừ những pháp ấy, còn lại các pháp thiện, bất thiện và vô ký thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, và siêu thế tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi cố định.
[682] – Thế nào là các pháp có đạo là cảnh? [48]
Những pháp nào là tâm và sở hữu tâm, biết đến Thánh đạo. Ðây là các pháp có đạo là cảnh.
– Thế nào là các pháp có đạo là nhân? [49]
Ngoại trừ các chi đạo của bậc có Thánh đạo, tức thọ uẩn … (trùng)… thức uẩn tương ưng với pháp ấy. Ðây là các pháp có đạo là nhân. Chánh kiến của bậc có thánh đạo vừa là đạo vừa là nhân, ngoại trừ chánh kiến, tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn tương ưng với pháp ấy. Ðây là các pháp có đạo là nhân.
Vô tham, vô sân của bậc có Thánh đạo, đây là những pháp là nhân của đạo, tưc thọ uẫn … (trùng) … thức uẩn tương ưng với pháp ấy. Ðây là các pháp có đạo là nhân.
– Thế nào là các pháp có đạo là trưởng? [50]
Các pháp nào là tâm và sở hữu tâm sanh khởi, tạo Thánh đạo làm trưởng. Ðây là các pháp có đạo là trưởng.
[683] – Thế nào là các pháp sanh tồn? [51]
Những pháp nào đã sanh ra, đã sanh thành, đã sanh trưởng, đã xuất sanh, đã sanh khởi, đã hiện khởi, đã hiện sanh, đã tương sanh, đã trỗi dậy, đã ứng khởi, đã sanh, yếu hiệp theo khía cạnh sanh tồn, tức sắc, thọ tưởng, hành, thức. Ðây là các pháp sanh tồn.
– Thế nào là các pháp vị sanh tồn? [52]
Những pháp nào chưa sanh ra, chưa sanh thành, chưa sanh trưởng, chưa xuất sanh, chưa sanh khởi, chưa hiện khởi, chưa hiện sanh, chưa tương sanh, chưa trỗi dậy, chưa ứng khởi, chưa sanh, yếu hiệp theo khía cạnh vị sanh tồn, tức sắc, tho,ï tưởng, hành, thức. Ðây là các pháp vị sanh tồn.
– Thế nào là các pháp chuẩn sanh? [53]
Các quả dị thục dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, của pháp thiện, bất thiện mà quả chưa chín muồi, tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn và bất cứ sắc nào của nghiệp tạo tác sẽ sanh ra. Ðây là các pháp chuẩn sanh.
– Thế nào là các pháp quá khứ? [54]
Những qua nào đã qua rồi, đã diệt mất, đã lìa xa, đã biến chuyển, đã dập tắt, đã biến diệt, đã sanh rồi mất, đã qua, yếu hiệp theo khía cạnh quá khứ, tức sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Ðây là các pháp quá khứ.
– Thế nào là các pháp vị lai? [55]
Những pháp nào chưa sanh ra, chưa sanh thành, chưa sanh trưởng, chưa xuất sanh, chưa sanh khởi, chưa hiện khởi, chưa sanh tồn, chưa tương sanh, chưa trỗi dậy, chưa ứng khởi, chưa sanh, yếu hiệp theo khía cạnh vị lai, tức sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Ðây là các pháp vị lai.
– Thế nào là các pháp hiện tại? [56]
Những pháp nào mà đang sanh ra, đang sanh thành, đang xuất sanh, đang khởi sanh, đang hiện khởi, đang hiện sanh, tương sanh, đang trỗi dậy, ứng khởi, đang có yếu hiệp theo khía cạnh hiện tại, tức sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Ðây là các pháp hiện tại.
[685] – Thế nào là các pháp có cảnh quá khứ? [57]
Những pháp tâm và sở hữu tâm sanh khởi, biết đến các pháp quá khứ. Ðây là những pháp có cảnh quá khứ.
– Thế nào là các pháp có cảnh vị lai? [58]
Những pháp tâm và sở hữu tâm sanh khởi, biết đến các pháp vị lai. Ðây là có pháp có cảnh vị lai.
– Thế nào là các pháp có cảnh hiện tại? [59]
Những pháp nào tâm và sở hữu tâm sanh khởi, biết đến các pháp hiện tại. Ðây là các pháp có cảnh hiện tại.
[686] – Thế nào là các pháp nội phần?[60]
Những pháp nào là pháp thành do thủ thuộc bên trong, thuộc phần riêng, thuộc của riêng, thuộc về cá nhân, của mỗi mỗi chúng sanh, tức sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Ðây là các pháp nội phần.
– Thế nào là các pháp ngoại phần? [61]
Những pháp nào là pháp thành do thủ thuộc bên ngoài, thuộc phần riêng, thuộc của riêng, thuộc về cá nhân, của các chúng sanh khác, các người khác, tức sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Ðây là các pháp ngoại phần.
– Thế nào là các pháp nội ngoại phần? [62]
Tức gồm cả hai phần ấy. Ðây là các pháp nội ngoại phần.
[687] – Thế nào là các pháp có cảnh nội phần? [63]
Những pháp nào là tâm, sở hữu tâm sanh khởi, biết đến các pháp nội phần. Ðây là các pháp có cảnh nội phần.
– Thế nào là các pháp có cảnh ngoại phần? [64]
Những pháp nào là tâm, sở hữu tâm sanh khởi, biết đến các pháp ngoại phần. Ðây là các pháp có cảnh ngoại phần.
– Thế nào là các pháp có cảnh nội ngoại phần? [65]
Những pháp nào là tâm, sở hữu tâm sanh khởi, biết đến các pháp nội ngoại phần. Ðây là các pháp có cảnh nội ngoại phần.
[688] – Thế nào là các pháp hữu kiến hữu đối chiếu? [66]
Tức sắc xứ. Ðây là các pháp hữu kiến hữu đối chiếu.
– Thế nào là các pháp vô kiến hữu đối chiếu? [67]
Tức nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, thinh xứ, vị xứ và xúc xứ. Ðây là các pháp vô kiến hữu đối chiếu.
– Thế nào là các pháp vô kiến vô đối chiếu? [68]
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, cùng bất cứ sắc nào vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ và vô vi giới. Ðây là các pháp vô kiến vô đối chiếu.
DỨT ÐỀ TAM.
ÐỀ NHỊ (DUKA)
PHẦN TỤ NHÂN (Hetugocchaka).
[689] – Thế nào là các pháp nhân? [69]
Tức ba nhân thiện, ba nhân bất thiện, ba nhân vô ký, chín nhân dục giới, sáu nhân sắc giới, sáu nhân vô sắc giới, sáu nhân siêu thế.
[690] – Ở đây thế nào là ba nhân thiện? [70]
Vô tham, vô sân, vô si.
– Ở đây thế nào là vô tham?
Pháp nào là sự không tham muốn, không tham đắm, trạng thái không nhiễm đắm, không tham luyến, không quyến luyến, trạng thái không quyến luyến, sự không tham ác, vô tham là căn thiện. Ðây được gọi là vô tham.
– Ở đây thế nào là vô sân?
Pháp nào là sự không phiền giận, không hờn giận, thái độ không hờn giận, sự hài hòa, cách hài hòa, thái độ hái hòa, sự thân mật, cách thân mật, thái độ thân mật, tìm lợi ích, xót thương, không sân ác, không sân độc vô sân là căn thiện. Ðây được gọi là vô sân.
– Ở đây thế nào là vô si?
Trí hiểu sự khổ, trí hiểu tập khởi của khổ, trí hiểu sự diệt khổ, trí hiểu pháp hành đưa đến sự diệt khổ, trí hiểu quá khứ, trí hiểu vị lai, trí hiểu quá khứ vị lai, trí hiểu các pháp duyên tánh liên quan tương sinh; pháp nào như vậy là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp [71], tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây được gọi là vô si. Và đây là ba nhân thiện.
[691] – Ở đây thế nào là ba nhân bất thiện? [72]
Tham, sân, si.
– Ở đây thế nào là tham?
Pháp nào là sự tham luyến, tham đắm, vương vấn, thỏa thích, vui thích, hoan hỷ, tham muốn, say mê, quyến luyến, ràng buộc, trói buộc, dính líu, nhiễm đắm, khát vọng, ảo vọng, sản sanh, xuất sanh, ái diệt [73], ái võng [74], ái hà [75], khát ái, ái thằng [76], ái tỏa lan [77], trữ tình , tình bạn, nguyện cầu, dẫn sanh hữu, ái sâm lâm [78], ái mật lâm [79], ái thân, tình thương, lưu luyến, kết buộc, ước muốn, sự mong mỏi, muốn sắc, muốn thinh, muốn hương, muốn vị, muốn xúc, muốn lợi lộc, muốn tài sản, muốn con cái, muốn sống, mộng ước, mơ mộng, tham cầu, thái độ tham muốn, sự tham muốn, mê mẩn, mong điều tốt, luyến phi pháp, tham bồng bột, tham vọng, ước vọng, hoài vọng, hoan lạc, vọng cầu, ái dục, ái hữu, ái phi hữu, ái sắc, ái phi sắc, ái đoạn diệt, sắc ái, thinh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái, bộc lưu, kiết phược, kết, thủ, chướng ngại, cái , mái che, ngục tù, tùy phiền não, tùy miên, xâm nhập, ái thừng [80], vật dục, cội khổ, nhân khổ, nguồn khổ, bẫy ma [81], lưỡi câu ma [82], ma cảnh [83], ái như sông [84], ái như lưới [85], ái như xích [86], ái như biển, tham ác, tham là căn bất thiện. Ðây được gọi là tham.
– Ở đây thế nào là sân?
Sanh hiềm khích nghĩ rằng: “nó đã làm bất lợi cho ta”,
Sanh hiềm khích nghĩ rằng: “nó đang làm bất lợi cho ta”,
Sanh hiềm khích nghĩ rằng: “nó sẽ làm bất lợi cho ta”,
Sanh hiềm khích nghĩ rằng: “nó đã làm bất lợi đến người thân, người thương của ta” … (trùng) … nó đang làm bất lợi… (trùng) … “nó sẽ làm bất lợi đến người thân, người thương của ta”, sanh hiềm khích nghĩ rằng: “nó đã làm lợi cho kẻ thù, kẻ nghịch của ta” … (trùng) … nó đang làm lợi … (trùng) … “nó sẽ làm lợi cho kẻ thù, kẻ nghịch của ta”, “hoặc là sanh hiềm khích trong sự vô lý”, pháp nào như vậy là sự hiềm khích của tâm, thái độ phẫn nộ, phản kháng, chống đối, giận dữ, hờn giận, tức giận, nóng nãy, ám hại, quyết ám hại, sự sân độc của tâm, sự ám hại của tâm, sự hiềm hận, cách hiềm hận, thái độ hiềm hận, sự hãm hại, cách hãm hại, thái độ hãm hại, sự sân độc, cách sân độc, thái độ sân độc, sự đối lập, phản đối, hung dữ, lỗ mãng, sự bất bình của tâm. Ðây được gọi là sân.
– Ở đây thế nào là si?
Sự không hiểu trong khổ, không hiểu tập khởi của khổ, không hiểu diệt khổ, không hiểu pháp hành đưa đến diệt khổ, không hiểu quá khứ, không hiểu vị lai, không hiểu quá khứ vị lai, không hiểu các pháp duyên tánh liên quan tương sinh; pháp nào như vậy là sự không biết, không thấy, không lãnh hội, không liễu ngộ, không thực chứng, không thông suốt, không nhiếp thu, không thấm nhuần, không xét đoán, không phản kháng, không phản tỉnh, thiếu trí, khờ khạo, không tỉnh giác, si, si mê, si ám, vô minh, vô minh bộc, vô minh phối, vô minh tùy miên, vô minh xâm nhập, vô minh then chốt, si là căn bất thiện. Ðây được gọi là si. Và đây là ba căn bất thiện.
[692] – Ở đây thế nào là ba nhân vô ký? [87]
Vô tham, vô sân, vô si từ nơi quả dị thục của pháp thiện, hay trong các pháp vô ký tố. Ở đây là ba nhân vô ký.
[693] – Ở đây thế nào là chín nhân dục giới? [88]
Ba nhân thiện, ba nhân vô ký, ba nhân bất thiện. Ðây là chín nhân dục giới.
– Ở đây thế nào là sáu nhân sắc giới? [89]
Ba nhân thiện, ba nhân vô ký. Ðây là sáu nhân vô sắc giới.
– Ở đây thế nào là sáu nhân vô sắc giới? [90]
Ba nhân thiện, ba nhân vô ký. Ðây là sáu nhân vô sắc giới.
[694] – Ở đây thế nào là sáu nhân siêu thế? [91]
Ba nhân thiện, ba nhân vô ký. Ðây là sáu nhân siêu thế.
– Ở đây thế nào là ba nhân thiện?
Vô tham, vô sân, vô si.
– Ở đây thế nào là vô tham?
Pháp nào là sự không tham muốn, không tham đắm, trạng thái không nhiễm đắm, không tham luyến. Không quyến luyến, trạng thái không quyến luyến, sự không tham ác, vô tham là căn thiện. Ðây được gọi là vô tham.
– Ở đây thế nào là vô sân?
Pháp nào là không phiền giận, không hờn giận, thái độ không hờn giận… (trùng) … không sân ác, không sân độc; vô sân là căn thiện. Ðây được gọi là vô sân.
– Ở đây thế nào là vô si?
Trí hiểu sự khổ, trí hiểu tập khởi của khổ, trí hiểu diệt khổ, trí hiểu pháp hành đưa đến diệt khổ, trí hiểu quá khứ, trí hiểu vị lai, trí hiểu quá khứ vị lai, trí hiểu các pháp duyên tánh liên quan tương sinh; pháp nào như vậy là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây được gọi là vô si. Và đây là ba nhân thiện.
– Ở đây thế nào là ba nhân vô ký?
Vô tham, vô sân, vô si từ nơi quả dị thục của các pháp thiện. Ðây là ba nhân vô ký. Ðây là sáu nhân siêu thế. Và đây là các pháp nhân.
[695] – Thế nào là các pháp phi nhân? [92]
Ngoại trừ những pháp ấy, còn lại các pháp thiện, bất thiện, vô ký thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, siêu thế, tức thọ uẩn… (trùng) … thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi nhân.
[696] – Thế nào là các pháp hữu nhân? [93]
Những pháp nào có nhân như những pháp ấy, tức thọ uẩn… (trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp hữu nhân.
– Thế nào là các pháp vô nhân? [94]
Những pháp nào không có nhân như những pháp ấy, tức thọ uẩn… (trùng) … thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp vô nhân.
[697] – Thế nào là các pháp tương ưng nhân? [95]
Những pháp nào tương ưng với những pháp ấy, tức thọ uẩn… (trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp tương ưng nhân.
– Thế nào là các pháp bất tương ưng nhân? [96]
Những pháp nào không tương ưng với những pháp ấy, tức thọ uẩn… (trùng) … thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp bất tương ưng nhân.
[698] – Thế nào là các pháp nhân và hữu nhân? [97]
Tham với si là nhân và hữu nhân, si với tham là nhân và hữu nhân; sân với si là nhân với hữu nhân, si với sân là nhân và hữu nhân ; vô tham,vô sân, vô si chúng là nhân và hữu nhân lẫn nhau. Ðây là các pháp nhân và hữu nhân.
– Thế nào là các pháp hữu nhân mà phi nhân? [98]
Những pháp nào có nhân với những pháp ấy, ngoại trừ những pháp ấy tức thọ uẩn… (trùng) … thức uẩn. Ðây là những pháp hữu nhân mà phi nhân.
[699] – Thế nào là các pháp nhân và tương ưng nhân? [99]
Tham với si là nhân và tương ưng nhân, si với tham là nhân và tương ưng nhân; sân với si là nhân và tương ưng nhân, si với sân là nhân và tương ưng nhân ; vô tham,vô sân, vô si chúng là những nhân và tương ưng nhân lẫn nhau. Ðây là các pháp nhân và tương ưng nhân.
– Thế nào là các pháp tương ưng nhân mà phi nhân? [100]
Những pháp nào tương ưng với các pháp nhân ấy, ngoại trừ các pháp ấy, tức thọ uẩn… (trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp tương ưng nhân mà phi nhân.
[700] – Thế nào là các pháp phi nhân mà hữu nhân? [101]
Những pháp nào không thành nhân mà có nhân như các pháp ấy, tức thọ uẩn… (trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp phi nhân và hữu nhân.
– Thế nào là các pháp phi nhân và vô nhân? [102]
Những pháp nào không thành nhân, cũng chẳng có nhân như các pháp ấy, tức thọ uẩn… (trùng) … thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi nhân mà vô nhân.
DỨT PHẦN TỤ NHÂN .
NHỊ ÐỀ TIỀU ÐỈNH (Culantaraduka)
[701] – Thế nào là các pháp hữu duyên? [103]
Ngũ uẩn tức, sắc uẩn, tưởng uẩn, thọ uẩn, hành uẩn, và thức uẩn. Ðây là các pháp hữu duyên.
– Thế nào là các pháp vô duyên? [104]
Tức vô vi giới. Ðây là các pháp vô duyên.
[702] – Thế nào là các pháp hữu vi? [105]
Những pháp nào là hữu duyên, chính là pháp ấy là hữu vi.
– Thế nào là các pháp vô vi? [106]
Pháp nào là vô duyên chính pháp ấy là vô vi.
[703] – Thế nào là các pháp hữu kiến?
Tức sắc xứ. Ðây là các pháp hữu kiến.
– Thế nào là các pháp vô kiến?
Tức nhãn xứ… (trùng) … xúc xứ… (trùng) … thọ uẩn… (trùng) … thức uẩn, cùng tất cả sắc nào vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ và vô vi giới. Ðây là các pháp vô kiến.
[704] – Thế nào là các pháp hữu đối chiếu?
Tức nhãn xứ… (trùng) … xúc xứ. Ðây là các pháp hữu đối chiếu.
– Thế nào là các pháp vô đối chiếu?
Tức thọ uẩn… (trùng) … thức uẩn, cùng bất cứ sắc nào vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ và vô vi giới. Ðây là các pháp vô đối chiếu.
[705] – Thế nào là các pháp sắc? [107]
Bốn đại hiển và sắc nương bốn đại hiển. Ðây là các pháp sắc.
– Thế nào là các pháp phi sắc? [108]
Tức thọ uẩn… (trùng) … thức uẩn và vô vi giới. Ðây là các pháp phi sắc.
[706] – Thế nào là các pháp hiệp thế? [109]
Các pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn… (trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp hiệp thế.
– Thế nào là các pháp siêu thế? [110]
Các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp siêu thế.
[707] – Thế nào là các pháp có phần đáng bị biết và không đáng bị biết? [111]
Những pháp nào đáng mắt biết, thì những pháp ấy không đáng tai biết, hoặc là những pháp nào đáng tai biết thì những pháp ấy không đáng mắt biết; những pháp nào đáng mắt biết thì những pháp ấy không đáng mũi biết, hoặc là những pháp nào đáng mũi biết thì những pháp ấy không đáng mắt biết; những pháp nào đáng mắt biết thì những pháp ấy không đáng lưỡi biết, hoặc là những pháp nào đáng lưỡi biết thì những pháp ấy không đáng mắt biết; những pháp nào đáng mắt biết thì những pháp ấy không đáng thân biết, hoặc là những pháp nào đáng thân biết thì những pháp ấy không đáng mắt biết.
Những pháp nào đáng tai biết thì những pháp ấy không đáng mũi biết, hoặc là những pháp nào đáng mũi biết thì những pháp ấy không đáng tai biết; những pháp nào đáng tai biết thì những pháp ấy không đáng lưỡi biết, hoặc là những pháp nào đáng lưỡi biết thì những pháp ấy không đáng tai biết; những pháp nào đáng tai biết thì những pháp ấy không đáng thân biết, hoặc là những pháp nào đáng thân biết thì những pháp ấy không đáng tai biết; những pháp nào đáng tai biết thì những pháp ấy không đáng mắt biết, hoặc là những pháp nào đáng mắt biết thì những pháp ấy không đáng tai biết.
Những pháp nào đáng mũi biết thì những pháp ấy không đáng lưỡi biết, hoặc là những pháp nào đáng lưỡi biết thì những pháp ấy không đáng mũi biết; những pháp nào đáng mũi biết thì những pháp ấy không đáng thân biết, hoặc là những pháp nào đáng thân biết thì những pháp ấy không đáng mũi biết; những pháp nào đáng mũi biết thì những pháp ấy không đáng mắt biết, hoặc là những pháp nào đáng mắt biết thì những pháp ấy không đáng mũi biết; những pháp nào đáng mũi biết thì những pháp ấy không đáng tai biết, hoặc là những pháp nào đáng tai biết thì những pháp ấy không đáng mũi biết.
Những pháp nào đáng lưỡi biết thì những pháp ấy không đáng thân biết, hoặc là những pháp nào đáng thân biết thì những pháp ấy không đáng lưỡi biết; những pháp nào đáng lưỡi biết thì những pháp ấy không đáng mắt biết, hoặc là những pháp nào đáng mắt biết thì những pháp ấy không đáng lưỡi biết; những pháp nào đáng lưỡi biết thì những pháp ấy không đáng tai biết, hoặc là những pháp nào đáng tai biết thì những pháp ấy không đáng lưỡi biết; những pháp nào đáng lưỡi biết thì những pháp ấy không đáng mũi biết, hoặc là những pháp nào đáng mũi biết thì những pháp ấy không đáng lưỡi biết.
Những pháp nào đáng thân biết, thì những pháp ấy không đáng mắt biết, hoặc là những pháp nào đáng mắt biết thì những pháp ấy không đáng thân biết; những pháp nào đáng thân biết thì những pháp ấy không đáng tai biết, hoặc là những pháp nào đáng tai biết thì những pháp ấy không đáng thân biết; những pháp nào đáng thân biết thì những pháp ấy không đáng mũi biết, hoặc là những pháp nào đáng mũi biết thì những pháp ấy không đáng thân biết; những pháp nào đáng thân biết thì những pháp ấy không đáng lưỡi, hoặc là những pháp nào đáng lưỡi biết thì những pháp ấy không đáng thân biết.
Ðây là những pháp có phần đáng bị biết và không đáng bị biết.
DỨT NHỊ ÐỀ TIỂU ÐỈNH.
PHẦN TỤ LẬU (āsavaggocchaka)
[708] – Thế nào là các pháp lậu? [112]
Bốn lậu là: dục lậu, hữu lậu, kiến lậu, và vô minh lậu.
[709] – Ở đây thế nào là dục lậu?
Pháp nào đối với các dục là sự mong muốn dục, tham luyến dục, vui thích dục, ái nhiễm dục, luyến thương dục, nôn nóng dục, hôn mê dục, quyến luyến dục. Ðây được gọi là dục lậu.
[710] – Ở đây thế nào là hữu lậu?
Pháp nào đối với các hữu là sự mong muốn hữu, tham luyến hữu,vui thích hữu, ái nhiễm hữu, luyến thương hữu, nôn nóng hữu, hôn mê hữu, quyến luyến hữu. Ở đây được gọi là hữu lậu.
[711] – Ở đây thế nào là kiến lậu?
Cho rằng đời là thường còn, hay cho rằng đời không thường còn, hay cho rằng đời là cùng tột, hay cho rằng đời không cùng tột, hay cho rằng mạng sống là ấy thân thể cũng là ấy, hay cho rằng mạng sống là khác thân thể là khác, hay cho rằng Như Lai còn sau khi chết, hay cho rằng như Lai không còn sau khi chết, hay cho rằng Như lai còn và không còn sau khi chết, hay cho rằng Như Lai không còn cũng không không còn sau khi chết; kiến nào như vậy là thiên kiến, kiến chấp, kiến trù lâm, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến triền, chấp trước cố chấp, thiên chấp khinh thị, sái đường tà đạo, tà tánh, ngoại đạo xứ nghịch chấp. Ðây được gọi là kiến lậu. Tất cả tà kiến đều là kiến lậu.
[712] – Ở đây thế nào là vô minh lậu?
Sự không hiểu trong khổ, sự không hiểu tập khởi của khổ, không hiểu sự diệt khổ, không hiểu pháp hành đưa đến sự diệt khổ, không hiểu quá khứ, không hiểu vị lai, không hiểu quá khứ vị lai, không hiểu các pháp duyên tánh liên quan tương sinh; pháp nào như vậy là sự không biết, không thấy không lãnh hội, không liễu ngộ, không thực chứng, không thông suốt, không nhiếp thu, không thấm nhuần, không xét đoán, không phản kháng, không phản tỉnh, thiếu trí, khờ khạo, không tĩnh giác, si, si mê, si ám, vô minh,vô minh bộc,vô minh phối, vô minh tùy miên, vô minh xâm nhập, vô minh then chốt, si là căn bất thiện. Ðây được gọi là vô minh lậu.
Và đây là các pháp lậu.
[713] – Thế nào là các pháp phi lậu? [113]
Ngoại trừ những pháp lậu ấy, còn lại các pháp thiện, bất thiện, vô ký thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế tức thọ uẩn …(trùng)… thức uẩn cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi lậu.
[714] – Thế nào là các pháp có cảnh lậu? [114]
Những pháp thiện, bất thiện,vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn …(trùng)… thức uẩn. Ðây là các pháp có cảnh lậu.
– Thế nào là các pháp phi cảnh lậu? [115]
Các đạo siêu thế và các quả của đạo cùng vô vi giới. Ðây là các pháp phi cảnh lậu.
[715] – Thế nào là các pháp tương ưng lậu? [116]
Những pháp nào tương ưng các pháp (lậu) ấy, tức thọ uẩn …(trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp tương ưng lậu.
– Thế nào là các pháp bất tương ưng lậu những pháp nào không tương ưng với các pháp lậu ấy tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây gọi là các pháp bất tương ưng lậu.
[716] – Thế nào là các pháp lậu và cảnh lậu? [117]
Chính những pháp lậu ấy là lậu và cảnh lậu.
– Thế nào là các pháp cảnh lậu mà phi lậu? [118]
Những pháp nào thành cảnh lậu của những pháp (lậu) ấy, ngoại trừ các pháp (lậu) ấy, còn lại những pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới và vô sắc giới, tức sắc uẩn..(trùng)..ṭhức uẩn. Ðây là các pháp cảnh lậu mà phi lậu.
[717] – Thế nào là các pháp lậu và tương ưng lậu? [119]
Dục lậu với vô minh lậu và lậu và tương ưng lậu, vô minh lậu với dục lậu và lậu và tương ưng lậu; hữu lậu với vô minh lậu là lậu và tương ưng lậu, vô minh lậu với hữu lậu là lậu và tương ưng lậu; kiến lậu với vô minh lậu là lậu và tương ưng lậu,vô minh lậu với kiến lậu là lậu và tương ưng lậu. Ðây là các pháp lậu và tương ưng lậu.
– Thế nào là các pháp tương ưng lậu mà phi lậu? [120]
Những pháp nào tương ưng với các pháp (lậu) ấy, ngoại trừ các pháp (lậu) ấy, tức thọ uẩn …(trùng)… thức uẩn. Ðây là các pháp tương ưng lậu mà phi lậu.
[718] – Thế nào là các pháp bất tương ưng lậu và cảnh lậu?[121]
Những pháp nào không tương ưng với các pháp (lậu) ấy, là những pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn..(trùng) ..ṭhức uẩn. Ðây là các pháp bất tương ưng lậu và cảnh lậu.
– Thế nào là các pháp bất tương ưng lậu mà phi cảnh lậu? [122]
Các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp bất tương ưng lậu và phi cảnh lậu.
DỨT PHẦN TỤ LẬU
PHẦN TỤ TRIỀN (Saññojanagocchaca)
[719] – Thế nào là các pháp triền? [123]
Tức mười triền là: ái dục triền, phẫn nộ triền, mạn triền, kiến triền, hoài nghi triền, giới cấm khinh thị triền, ái hữu triền, tật đố triền, lận triền,vô minh triền.
[720] – Ở đây thế nào là ái dục triền?
Pháp nào đối với các dục là sự mong muốn dục, tham luyến dục, vui thích dục, ái nhiễm dục, luyến thương dục, nôn nóng dục, hôn mê dục, quyến luyến dục. Ðây được gọi là ái dục triền .
[721] – Ở đây thế nào là phẫn nộ triền?
Sanh hiềm khích nghĩ rằng : “nó đã làm bất lợi cho ta” Sanh hiềm khích nghĩ rằng: “nó đang làm bất lợi cho ta” Sanh hiềm khích nghĩ rằng: “nó sẽ làm bất lợi cho ta” Sanh hiềm khích nghĩ rằng: “nó đã làm bất lợi đến người thân, người thương của ta … (trùng) … ” nó đang làm bất lợi … (trùng) … “nó sẽ làm bất lợi đến người thương, người thân của ta”, sanh hiềm khích nghĩ rằng: “nó đã làm bất lợi cho kẻ thù, kẻ nghịch của ta” … (trùng) … “nó đang làm lợi … (trùng) … nó sẽ làm lợi cho kẻ thù kẻ nghịch của ta”, hoặc là sanh hiềm khích trong sự vô lý; pháp nào như vậy là sự hiềm khích của tâm, thái độ phẫn nộ, phản kháng, chống đối, giận dữ, hờn giận, tức giận, nóng nảy, ám hại, quyết ám hại, sự sân độc của tâm, sự ám hại của tâm, sự hiềm hận, cách hiềm hận, thái độ hiềm hận, sự hãm hại, cách hãm hại, thái độ hãm hại, sự sân độc, cách sân độc, thái độ sân độc, sự đối lập, phản đối, hung dữ, lỗ mãng, sự bất bình của tâm. Ðây được gọi là phẫn nộ triền.
[722] – Ở đây thế nào mạn triền?
Kiêu hãnh rằng: ” ta hơn “, kiêu hãnh rằng : ” ta bằng”, kiêu hãnh rằng : ” ta thua” sự nào như vậy là cách so đo, thái độ so đo, tính cách so đo, tính cách so đo, kiêu căng, kiêu hãnh, cống cao, tự cao, kỳ vọng của tâm. Ðây được gọi là mạn triền.
[723] – Ở đây thế nào là kiến triền?
Cho rằng đời là thường còn, hay cho rằng đời không thường còn, hay cho rằng đời cùng tột, hay cho rằng đời không cùng tột, hay cho rằng mạng sống là ấy thân thể cũng là ấy, hay cho rằng mạng sống là khác thân thể là khác, hay cho rằng Như Lai còn sau khi chết, hay cho rằng Như Lai không còn sau khi chết, hay cho rằng Như Lai còn và không còn sau khi chết, hay cho rằng Như Lai không còn cũng không không còn sau khi chết; kiến nào như vậy là thiên kiến, kiến chấp, kiến trù lâm, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến triền, chấp trước, cố chấp, thiên chấp, khinh thị, sái đường, tà đạo, tà tánh, ngoại đạo xứ, nghịch chấp. Ðây được gọi là kiến triền. Tất cả tà kiến, trừ ra giới cấm khinh thị triền, đều là kiến triền.
[724] – Ở đây thế nào là hoài nghi triền?
Ngờ vực hoài nghi Bậc Ðạo Sư, ngờ vực hoài nghi Giáo Pháp, ngờ vực hoài nghi Tăng chúng, ngờ vực hoài nghi điều học, ngờ vực hoài nghi quá khứ, ngờ vực hoài nghi vị lai, ngờ vực hoài nghi quá khứ vị lai, ngờ vực hoài nghi các pháp duyên tánh liên quan tương sinh; bất cứ sự kiện nào như vậy là sự do dự, cách do dự, thái độ do dự, dị nghị, không xác định, lưỡng ước, phân vân, ngờ vực, không nhất quyết, vớ vẩn, lẫn quẫn, không quyết đoán, tình trạng lay động của tâm, rối ý. Ðây được gọi là hoài nghi triền.
[725] – Ở đây thế nào là giới cấm khinh thị triền?
Ðối với các sa môn, Bà la môn ngoài Giáo Pháp này, cho rằng thanh tịnh nhờ hạnh giới, thanh tịnh nhờ hạnh tu, thanh tịnh nhờ hạnh giới cấm; tri kiến nào như vậy là thiên kiến, kiến chấp, kiến trù lâm, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến triền, chấp trước, cố chấp, thiên kiến, khinh thị, sái đường, tà đạo, tà tánh, ngoại đạo xứ, nghịch chấp. Ðây được gọi là giới cấm khinh thị triền.
[726] – Ở đây thế nào là ái hữu triền?
Pháp nào là đối với các hữu, là sự mong muốn hữu, tham luyến hữu, vui thích hữu, ái nhiễm hữu, luyến thương hữu, nôn nóng hữu, hôn mê hữu, quyến luyến hữu. Ðây được gọi là ái hữu triền.
[727] – Ở đây thế nào là tật triền?
Pháp nào là sự ganh tỵ, cách ganh tỵ, thái độ ganh tỵ, ganh ghét, cách ganh ghét, thái độ ganh ghét đối với lợi lộc, cung kính, tôn trọng, tôn vinh, đãnh lễ, cúng dường cho người khác. Ðây được gọi là tật triền.
[728] – Ở đây thế nào là lận triền?
Năm điều lận là: bỏn xẻn chỗ ở, bỏn xẻn gia tộc, bỏn xẻn lợi lộc, bỏn xẻn danh thơm, bỏn xẻn pháp, điều nào như vậy là sự bỏn xẻn, cách bỏn xẻn, thái độ bỏn xẻn, sự bón rít, sự keo kiệt, sự hà tiện, sự không tế độ của tâm. Ðây được gọi là lận triền.
[729] – Ở đây thế nào là vô minh triền?
Sự không hiểu trong khổ, không hiểu tập khởi của khổ, không hiểu sự diệt khổ, không hiểu pháp hành đưa đến diệt khổ, không hiểu quá khứ, không hiểu vị lai, không hiểu quá khứ vị lai, không hiểu các pháp duyên tánh liên quan tương sinh; pháp nào là như vậy, là sự không biết, không thấy, không lãnh hội, không liễu ngộ, không thực chứng, không thông suốt, không nhiếp thu, không thấm nhuần, không xét đoán, không phản kháng, không phản tỉnh, thiếu trí, khờ khạo, không tỉnh giác, si, si mê, si ám, vô minh, vô minh bộc, vô minh phối, vô minh tùy miên, vô minh xâm nhập, vô minh then chốt, si là căn bất thiện. Ðây được gọi là vô minh triền. Ðây là các pháp triền.
[730] – Thế nào là các pháp phi triền? [124]
Ngoại trừ các pháp (triền) ấy, còn lại những pháp thiện, bất thiện vô ký thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi triền.
[731] – Thế nào là các pháp cảnh triền? [125]
Các pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn … (trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp cảnh triền.
– Thế nào là các pháp phi cảnh triền? [126]
Các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp phi cảnh triền.
– Thế nào là các pháp tương ưng triền? [127]
Những pháp nào tương ưng với các pháp (triền) ấy, tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp tương ưng triền.
– Thế nào là các pháp bất tương ưng triền? [128]
Những pháp nào không tương ưng với các pháp (triền) ấy, tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp bất tương ưng triền.
[733] – Thế nào là các pháp triền và cảnh triền? [129]
Chính những pháp triền ấy là pháp triền và cảnh triền.
– Thế nào là các pháp cảnh triền mà phi triền? [130]
Những pháp nào thành cảnh triền do các pháp ấy, ngoại trừ các pháp (triền) ấy, còn lại những pháp, bất thiện, thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn … (trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp cảnh triền mà phi triền.
[734] – Thế nào là các pháp triền và tương ưng triền? [131]
Ái dục triền với vô minh triền là triền và tương ưng triền, vô minh triền với ái dục triền là triền và tương ưng triền; phẫn nộ triền với vô minh triền là triền và tương ưng triền, vô minh triền với phẫn nộ triền là triền và tương ưng triền; mạn triền với vô minh triền là triền và tương ưng triền vô minh triền với mạn triền là triền và tương ưng triền; kiến triền với vô minh triền là triền và tương ưng triền, vô minh triền với kiến triền là triền và tương ưng triền; hoài nghi triền với vô minh triền là triền và tương ưng triền, vô minh triền với hoài nghi triền là triền và tương ưng triền; giới cấm khinh thị triền với vô minh triền là triền và tương ưng triền, vô minh triền với giới cấm khinh thị triền là triền và tương ưng triền; ái hữu triền với vô minh triền là triền và tương ưng triền, vô minh triền với ái hữu triền là triền và tương ưng triền; tật triền với vô minh triền là triền và tương ưng triền; vô minh triền với tật triền là triền và tương ưng triền; lận triền với vô minh triền là triền và tương ưng triền; vô minh triền với lận triền là triền và tương ưng triền. Ðây là các pháp triền và tương ưng triền.
– Thế nào là các pháp tương ưng triền mà phi triền? [132]
Những pháp nào tương ưng với các pháp (triền ) ấy, ngoại trừ các pháp (triền) ấy, tức thọ uẩn… (trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp tương ưng triền mà phi triền.
[735] – Thế nào là các pháp bất tương ưng triền mà cảnh phi triền? [133]
Những pháp nào, không tương ưng với các pháp (triền) ấy, là những pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn … (trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp bất tương ưng triền mà cảnh triền.
– Thế nào là các pháp bất tương ưng triền và phi cảnh triền? [134]
Các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp bất tương ưng triền và phi cảnh triền.
DỨT PHẦN TỤ TRIỀN
PHẦN TỤ PHƯỢC (Ganthagocchaka)
[736] – Thế nào là các pháp phược? [135]
Tức bốn phược là tham ác thân phược, sân độc thân phược, giới cấm khinh thị thân phược, thử thực chấp trước thân phược.
[737] – Ở đây thế nào là tham ác thân phược? [136]
Pháp là sự tham luyến, tham đắm, vương vấn, thỏa thích, vui thích, hoan hỷ, ham muốn, say mê, quyến luyến, ràng buộc, trói buộc, dính líu, nhiễm đắm, khác vọng, ảo vọng, sản sanh, xuất sanh, ái diệt, ái võng, ái hà, khát ái, ái thằng, ái tỏa lan, trữ tình, tình bạn, nguyện cầu, dẫn sanh hữu, ái sâm lâm, ái mật lâm, ái thân, tình thương lưu luyến, kết buộc, ước muốn, sự mong mỏi, muốn sắc, muốn thinh, muốn hương, muốn vị, muốn xúc, muốn lợi lộc, muốn tài sản, muốn con cái, muốn sống mộng ước, mơ mộng, tham cầu, sự mộng ước, cách mộng ước, thái độ mộng ước, tham muốn, thái độ tham muốn, sự tham muốn, mê mẩn, mong điều tốt, luyến phi pháp, tham bồng bột, tham vọng, ước vọng, hoài vọng, hoan lạc, vọng cầu ái dục, ái hữu, ái phi hữu, ái sắc, ái phi sắc, ái đoạn diệt, sắc ái, thinh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái, bộc kết, phược thủ, chướng ngại, cái mái che, ngục tù, tùy phiền não, tùy miên, xâm nhập, ái thừng, vật dục, cội khổ, nhân khổ, nguồn khổ, bẫy ma, lưỡi câu ma, ma cảnh, ái như sông, ái như lưới, ái như xích, ái như biển, tham ác, tham là căn bất thiện. Ðây được gọi là tham ác thân phược.
[738] – Ở đây thế nào là sân độc thân phược? [137]
Sanh hiềm khích nghĩ rằng: “nó đã làm bất lợi cho ta” Sanh hiềm khích nghĩ rằng: “nó đang làm bất lợi cho ta” Sanh hiềm khích nghĩ rằng: “nó sẽ làm bất lợi cho ta” Sanh hiềm khích nghĩ rằng: “nó đã làm bất lợi đến người thân, người thương của ta … (trùng) … ” nó đang làm bất lợi … (trùng) … “nó sẽ làm bất lợi đến người thân, người thương của ta”, sanh hiềm khích nghĩ rằng: “nó đã làm lợi cho kẻ thù, kẻ nghịch của ta” … (trùng) … “nó đang làm lợi … (trùng) … nó sẽ làm lợi cho kẻ thù, kẻ nghịch của ta”, hoặc là sanh hiềm khích trong sự vô lý; pháp nào là như vậy là sự hiềm khích của tâm, thái độ phẫn nộ, phản kháng, chống đối, giận dữ, hờn giận, tức giận, nóng nảy, ám hại, quyết ám hại, sự sân độc của tâm, sự ám hại của tâm, sự hiềm hận, cách hiềm hận, thái độ hiềm hận, sự hãm hại, cách hãm hại, thái độ hãm hại, sự sân độc, cách sân độc, thái độ sân độc, sự đối lập, phản đối, hung dữ, lỗ mãng, sự bất bình của tâm. Ðây được gọi là sân độc thân phược.
[739] – Ở đây thế nào là giới cấm khinh thị thân phược? [138]
Ðối với các Sa môn, Bà la môn ngoài Giáo Pháp nầy, cho rằng thanh tịnh nhờ hạnh giới , thanh tịnh nhờ hạnh tu, thanh tịnh nhờ hạnh giới cấm; kiến nào như vậy là thiên kiến, kiến chấp, kiến trù lâm, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến triền, chấp trước, cố chấp, thiên chấp, khinh thị, sái đường, tà đạo, tà tánh, ngoại đạo xứ, nghịch chấp. Ðây gọi là giới cấm khinh thị thân phược.
[740] – Ở đây thế nào là thủ thực chấp thân phược? [139]
Cho rằng: “đời là thường còn, điều này là thực còn, còn điều khác là vọng”, hay cho rằng: “đời là không thường còn, điều này là thực còn, điều khác là vọng” hay cho rằng: “đời là cùng tột, điều này là thực còn, điều khác là vọng”, hay cho rằng: “đời là không cùng tột, điều này là thực còn, điều khác là vọng”, hay cho rằng: “sanh mạng và thân thể cùng tột là một, điều này là thực còn, điều khác là vọng”, hay cho rằng: “sanh mạng và thân thể là khác, điều này là thực còn, điều khác là vọng”, hay cho rằng: “Như Lai còn sau khi chết, điều này là thực còn, điều khác là vọng”, hay cho rằng: “Như Lai không còn sau khi chết, điều này là thực còn, điều khác là vọng”, hay cho rằng: “Như Lai còn và không còn sau khi chết, điều này là thực còn, điều khác là vọng”, hay cho rằng: “Như Lai không và không không còn sau khi chết, điều này là thực còn, điều khác là vọng”, kiến nào như vậy là thiên kiến, kiến chấp, kiến trù lâm, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến triền, chấp trước, cố chấp, thiên chấp, khinh thị, sái đường, tà đạo, tà tánh, ngoại đạo xứ, nghịch chấp. Ðây gọi là thử thực chấp thân phược; ngoại trừ giới cấm khinh thị thân phược, tất cả tà kiến đều là thử thực chấp thân phược. Ðây là các pháp phược.
[741] – Thế nào là các pháp phi phược? [140]
Ngoại trừ những pháp (phược) ấy, còn lại những pháp thiện, bất thiện, vô ký thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi phược.
[742] – Thế nào là các pháp cảnh phược? [141]
Những pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn … (trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp cảnh phược.
– Thế nào là các pháp phi cảnh phược? [142]
Các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp phi cảnh phược.
[743] – Thế nào là các pháp tương ưng phược? [143]
Những pháp nào tương ưng với các pháp (phược) ấy, tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp tương ưng phược.
– Thế nào là các pháp bất tương ưng phược? [144]
Những pháp nào không tương ưng với những pháp ấy, tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp bất tương ưng phược.
[744] – Thế nào là các pháp phược và cảnh phược? [145]
Chính những pháp phược ấy là phược và cảnh phược.
– Thế nào là các pháp cảnh phược mà phi phược? [146]
Những pháp nào cảnh phược do các pháp (phược) ấy, ngoại trừ các pháp (phược) ấy, còn lại những pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, và vô sắc giới, tức là sắc uẩn … (trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp cảnh phược mà phi phược .
[745] – Thế nào là các pháp phược và tương ưng phược? [147]
Giới cấm khinh thị thân phược với tham ác thân phược là phược và tương ưng phược, tham ác thân phược với giới cấm thân phược là phược và tương ưng phược; thử thực chấp thân phược với tham ác thân phược là phược và tương ưng phược, tham ác thân phược với thử thực chấp thân phược là phược và tương ưng phược. Ðây là các pháp phược và tương ưng phược.
– Thế nào là các pháp tương ưng phược mà phi phược? [148]
Những pháp nào tương ưng với những pháp (phược) ấy, ngoại trừ những pháp (phược) ấy, tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp tương ưng phược mà phi phược.
[746] – Thế nào là các pháp bất tương ưng phược mà cảnh phược [149]
Những pháp nào không tương ưng với các pháp (phược) ấy, là các pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới,vô sắc giới,tức sắc uẩn …(trùng)… thức uẩn. Ðây là các pháp bất tương ưng phược mà cảnh phưộc.
– Thế nào là các pháp bất tương ưng phược mà phi cảnh phược? [150]
Các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp bất tương ưng phược và phi cảnh phược.
DỨT PHẦN TỤ PHƯỢC
PHẦN TỤ BỘC VÀ TỤ PHỐI (Oghagocchaca – Yogagocchaca)
[747] – Thế nào là các pháp bộc? [151]..(trùng)…
– Thế nào là các pháp phối? [152] ..(trùng)…
DỨT PHẦN TỤ BỘC và PHẦN TỤ PHỐI
PHẦN TỤ CÁI (Nīvaraṇagocchaka)
[748] – Thế nào là các pháp cái? [153]
Tức sáu cái: dục dục cái, sân độc cái, hôn thụy cái, trạo hối cái, hoài nghi cái, vô minh cái.
[749] – Ở đây thế nào là dục dục cái? [154]
Pháp nào đối với các dục là sự mong muốn dục, tham luyến dục, vui thích dục ái nhiễm dục, luyến thương dục, nôn nóng dục, hôn mê dục, quyến luyến dục. Ðây được gọi là dục dục cái.
[750] – Ở đây thế nào được gọi là sân độc cái? [155]
Sanh hiềm khích nghĩ rằng: “nó đã làm bất lợi đến ta”, sanh hiềm khích nghĩ rằng: “nó đang làm bất lợi đến ta “, sanh hiềm khích nghĩ rằng: “nó sẽ làm bất lợi đến ta”, sanh hiềm khích nghĩ rằng: “nó đã làm bất lợi đến người thân, người thương của ta” …(trùng)… nó đang làm bất lợi … (trùng)… “nó sẽ làm bất lợi dến người thân, người thương của ta”, sanh hiềm khích nghĩ rằng: “nó đang làm bất lợi cho kẻ thù, kẻ nghịch của ta”…(trùng)… nó đang làm lợi … (trùng)… nó sẽ làm lợi cho kẻ thù, kẻ nghịch của ta”, hoặc là sanh hiềm khích trong sự kiện vô lý, pháp nào như vậy là sự hiềm khích của tâm, thái độ phẫn nộ, phản kháng, chống đối, giận dữ, giận hờn, từc giận, nóng nảy, ám hại, quyết ám hại, sự sân độc của tâm, sự ám hại của tâm, sự hiềm hận, cách hiềm hận, thái độ hiềm hận, sự hãm hại, cách hãm hại, thái độ hãm hại, sự sân độc, cách sân độc, thái độ sân độc, sự đối lập, sự phản đối, hung dữ, lỗ mãng sự bát bình của tâm. Ðây được gọi là sân độc cái.
[751] – Ở đây thế nào là hôn thụy cái? [156]
Có hôn trầm, có thụy miên.
– Ở đây thế nào là hôn trầm? [157]
Pháp nào là sự không bén nhạy của tâm, không thích nghi, sự chần chờ, đình trệ, lười biếng, cách lười biếng, dã dượi, cách dã dượi, thái độ dã dượi của tâm. Ðây được gọi là hôn trầm.
– Ở đây thế nào là thụy miên? [158]
Pháp nào là sự không bén nhạy của thân, không thích nghi sự che lấp, đậy khuất, bít ngăn bên trong, hôn mê, bần thần, thiu thỉu, buồn ngủ. Ðược gọi là thụy miên.
Như vậy, đây là hôn trầm và đây là thụy miên. Ðây được gọi là hôn thụy cái.
[752] – Ở đây thế nào là trạo hối cái? [159]
Có trạo cử, có hối hận.
– Ở đây thế nào là trạo cử? [160]
Pháp nào là sự tán loạn của tâm, sự không vắng lặng sự phóng dật của tâm, sự hỗn loạn của tâm. Ðây được gọi là trạo cử.
– Ở đây thế nào là hối hận? [161]
Việc không đáng nghĩ là đáng, việc đáng nghĩ là không đáng; việc không tội nghĩ là tội, việc tội nghĩ là không tội; sự nào như vậy là sự hối hận, cách hối hận, thái độ hối hận, sự ăn năn của tâm. Ðây được gọi là hối hận.
Như vậy, đây là sự trạo cử và đây là hối hận. Ðây được gọi là trạo hối cái.
[753] – Ở đây thế nào là hoài nghi cái? [162]
Ngờ vực hoài nghi Bậc Ðạo Sư, ngờ vực hoài nghi Giáo Pháp, ngờ vực hoài nghi tăng chúng, ngờ vực hoài nghi quá khứ, ngờ vực hoài nghi vị lai, ngờ vực hoài nghi các pháp duyên tánh liên quan tương sinh; bất cứ sự kiện nào như vậy, là sự do dự, cách do dự, thái độ do dự, dị nghị, không xác định, lưỡng ước, phân vân, ngờ vực, không nhất quyết, vớ vẫn, lẩn quẩn, không quyết đoán, tình trạng lay đông của tâm, rối ý. Ðây được gọi là hoài nghi cái.
[754] – Ở đây thế nào là vô minh cái? [163]
Sự không hiểu trong khổ, không hiểu tập khởi của khổ, sự không hiểu diệt khổ, không hiểu pháp hành đưa đến diệt khổ, không hiểu quá khứ không hiểu vị lai, không hiểu quá khứ vị lai, không hiểu các pháp duyên tánh liên quan tương sinh; pháp nào như vậy là sự không biết, không thấy, không lãnh hội, không liễu ngộ, không thực chứng, không thông suốt, không nhiếp thu, không thấm nhuần, không xét đoán, không phản kháng, không phản tỉnh, thiểu trí, khờ khạo, không tỉnh giác, si, si mê, si ám, vô minh, vô minh bộc, vô minh phối, vô minh tùy miên, vô minh xâm nhập, vô minh then chốt, si, là căn bất thiện. Ðây được gọi là vô minh cái.
Ðây là các pháp cái.
[755] – Thế nào là các pháp phi cái? [164]
Ngoại trừ những pháp (cái) ấy, còn lại những pháp thiện, bất thiện, vô ký thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới và siêu thế, tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi cái.
[756] – Thế nào là các pháp cảnh cái? [165]
Những pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn … (trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp cảnh cái.
– Thế nào là các pháp phi cảnh cái? [166]
Các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp phi cảnh cái.
[757] – Thế nào là các pháp tương ưng cái? [167]
Thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp tương ưng cái.
– Thế nào là các pháp bất tương ưng cái? [168]
Những pháp nào không tương ưng với pháp (cái) ấy, tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp bất tương ưng cái.
[758] – Thế nào là các pháp cái và cảnh cái? [169]
Chính những pháp cái ấy là cái và cảnh cái.
– Thế nào là các pháp cảnh cái mà phi cái? [170]
Những pháp nào cảnh cái do những pháp (cái) ấy, ngoại trừ các pháp (cái) ấy, còn lại những pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn … (trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp cảnh cái mà phi cái.
[759] Thế nào là các pháp cái và tương ưng cái?[171]
Dục dục cái với vô minh cái là cái và tương ưng cái, vô minh cái với dục dục cái là cái và tương ưng cái; sân độc cái với vô minh cái là cái và tương ưng cái, vô minh cái với sân độc cái là cái và tương ưng cái; hôn thụy cái với vô minh cái là cái và tương ưng cái, vô minh cái với hôn thụy cái là cái và tương ưng cái; trạo cử cái với vô minh cái là cái và tương ưng cái, vô minh cái với trạo cử cái là cái và tương ưng cái; hối hận cái với vô minh cái là cái và tương cái, vô minh cái với hối hận cái là cái và tương ưng cái; hoài nghi cái với vô minh cái là cái và tương ưng cái, vô minh cái với hoài nghi cái là cái và tương ưng cái; dục dục cái với trạo cử cái là cái và tương ưng cái; trạo cử cái với dục dục cái là cái và tương ưng cái; sân độc cái với trạo cử cái là cái và tương ưng cái; hôn thụy với trạo cử cái là cái và tương ưng cái, trạo cử cái với hôn thụy cái là cái và tương ưng cái; hối hận cái với trạo cử cái là cái và tương ưng cái, trạo cử cái với hối hận cái là cái và tương ưng cái; hoài nghi cái với trạo cử cái là cái và tương ưng cái; vô minh cái với trạo cử cái là cái và tương ưng cái, trạo cử cái với vô minh cái là cái và tương ưng cái. Ðây là các pháp cái và tương ưng cái.
– Thế nào là các pháp tương ưng cái mà phi cái? [172]
Những pháp nào tương ưng với các pháp (cái) ấy, ngoại trừ các pháp (cái) ấy, tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp cái tương ưng cái mà phi cái.
[760] – Thế nào là các pháp bất tương ưng cái mà cảnh cái? [173]
Những pháp nào không tương ưng với các pháp (cái) ấy, những pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới vô sắc giới, tức sắc uẩn … (trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp bất tương ưng cái mà cảnh cái.
– Thế nào là các pháp bất tương ưng cái mà phi cảnh cái? [174]
Các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp bất tương ưng cái mà phi cái.
DỨT PHẦN TỤ CÁI
PHẦN TỤ KHINH THỊ (Parāmāsagocchaka)
[761] – Thế nào là các pháp khinh thị? [175]
Tức kiến khinh thị.
– Ở đây thế nào là kiến khinh thị? [176]
Cho rằng: đời là thường còn, hay cho rằng đời không thường còn, hay cho rằng đời cùng tột, hay cho rằng đời không cùng tột, hay cho rằng mạng sống là ấy, thân thể là ấy, hay cho rằng mạng sống là khác thân thể là khác, hay cho rằng Như Lai còn sau khi chết, hay cho rằng Như Lai không còn sau khi chết, hay cho rằng Như Lai còn và không còn sau khi chết, hay cho rằng Như Lai không còn cũng không không còn sau khi chết, kiến nào như vậy là thiên kiến, kiến chấp, kiến trù lâm, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến triền, chấp trước, cố chấp, thiên chấp, khinh thị, sái đường, tà đạo, tà tánh, ngoại đạo xứ, nghịch chấp. Ðây gọi là kiến khinh thị, tất cả tà kiến đều là kiến khinh thị.
Ðây là các pháp khinh thị.
– Thế nào là các pháp phi khinh thị? [177]
Ngoại trừ những pháp (khinh thị) ấy, còn lại những pháp thiện, bất thiện, vô ký thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, siêu thế, tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây laø các pháp phi khinh thị.
[762] – Thế nào là các pháp cảnh khinh thị? [178]
Những pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn … (trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp cảnh khinh thị.
– Thế nào là các pháp phi cảnh khinh thị? [179]
Các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp phi cảnh khinh thị.
[763] – Thế nào là các pháp tương ưng khinh thị? [180]
Những pháp nào tương ưng với các pháp (khinh thị) ấy, tức thọ uẩn … (trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp tương ưng khinh thị.
– Thế nào là các pháp bất tương ưng khinh thị? [181]
Những pháp nào không tương ưng với các pháp (khinh thị) ấy, tức sắc uẩn … (trùng) … thức uẩn, cùng tất cả các sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp bất tương ưng khinh thị.
[764] – Thế nào là các pháp khinh thị và cảnh khinh thị? [182]
Chính pháp khinh thị ấy là khinh thị và cảnh khinh thị.
– Thế nào là các pháp cảnh khinh thị mà phi khinh thị? [183]
Những pháp cảnh khinh thị do các pháp (khinh thị) ấy, ngoại trừ các pháp (khinh thị) ấy, còn lại những pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới và vô sắc giới, tức sắc uẩn … (trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp cảnh khinh thị mà phi khinh thị.
[765] – Thế nào là các pháp bất tương ưng khinh thị mà cảnh khinh thị? [184]
Những pháp nào không tương ưng với các pháp (khinh thị) ấy, là những pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn … (trùng) … thức uẩn. Ðây là các pháp bất tương ưng khinh thị mà cảnh khinh thị.
– Thế nào là các pháp bất tương ưng khinh thị và phi cảnh khinh thị? [185]
Các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp bất tương ưng khinh thị và phi cảnh khinh thị.
DỨT PHẦN TỤ KHINH THỊ
NHỊ ÐỀ ÐẠI ÐỈNH (Mahantaraduka)
[766] – Thế nào là các pháp hữu cảnh? [186]
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là các pháp hữu cảnh.
– Thế nào là các pháp vô cảnh? [187]
Tức tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp vô cảnh.
[767] – Thế nào là các pháp tâm? [188]
Tức nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý giới, ý thức giới. Ðây là các pháp tâm.
– Thế nào là các pháp phi tâm? [189]
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi tâm.
[768] – Thế nào là các pháp sở hữu tâm? [190]
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là các pháp sở hữu tâm.
– Thế nào là các pháp phi sở hữu tâm? [191]
Tức tâm cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi sở hữu tâm.
[769] – Thế nào là các pháp tương ưng tâm? [192]
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là các pháp tương ưng tâm.
– Thế nào là các pháp bất tương ưng tâm? [193]
Tức tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp bất tương ưng tâm. Tâm không nên nói là tương ưng tâm hay bất tương ưng tâm.
[770] – Thế nào là các pháp hòa với tâm? [194]
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là các pháp hòa với tâm.
– Thế nào là các pháp phi hòa với tâm? [195]
Tức tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi hòa với tâm. Tâm không nên nói là hòa với tâm, hay phi hòa với tâm.
[771] – Thế nào là các pháp có tâm sở sanh? [196]
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thân biểu tri, khẩu biểu tri, hoặc có sắc nào khác do tâm sanh, do tâm làm nhân, do tâm làm sở sanh, tức sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích nghiệp, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là các pháp có tâm sở sanh.
– Thế nào là các pháp phi tâm sở sanh? [197]
Tức tâm, cùng sắc còn lại và vô vi giới. Ðây là các pháp phi tâm sở sanh.
[772] – Thế nào là các pháp đồng hiện hữu với tâm? [198]
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thân biểu tri, khẩu biểu tri. Ðây là các pháp đồng hiện hữu với tâm.
– Thế nào là các pháp phi đồng hiện hữu với tâm? [199]
Tức tâm, cùng sắc còn lại và vô vi giới. Ðây là các pháp phi đồng hiện hữu với tâm.
[773] – Thế nào là các pháp tùy chuyển với tâm? [200]
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thân biểu tri, khẩu biểu tri. Ðây là các pháp tùy chuyển với tâm.
– Thế nào là các pháp phi tùy chuyển với tâm? [201]
Tức tâm, cùng sắc còn lại và vô vi giới. Ðây là các pháp phi tùy chuyển với tâm.
[774] – Thế nào là các pháp hòa sở sanh với tâm? [202]
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là các pháp hòa sở sanh với tâm.
– Thế nào là các pháp phi hòa sở sanh với tâm? [203]
Tức tâm cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi hòa sở sanh với tâm.
[775] – Thế nào là các pháp hòa sở sanh y đồng hiện hữu với tâm? [204]
– Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là các pháp hòa sở sanh y đồng hiện hữu với tâm.
– Thế nào là các pháp phi hòa sở sanh y đồng hiện hữu với tâm? [205]
Tức tâm cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi hòa sở sanh y đồng hiện hữu với tâm.
[776] – Thế nào là các pháp hòa sở sanh y tùy chuyển với tâm? [206]
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là các pháp sở sanh y tùy chuyển với tâm.
– Thế nào là các pháp phi hòa sở sanh y tùy chuyển với tâm? [207]
Tức tâm cùng tất cả sắc và vô vi giới. Ðây là các pháp phi hòa sở sanh y tùy chuyển với tâm .
[777] – Thế nào là các pháp nội phần? [208]
Tức nhãn xứ… (trùng) … ý xứ. Ðây là các pháp nội phần.
– Thế nào là các pháp ngoại phần? [209]
Tức sắc xứ… (trùng) … pháp xứ. Ðây là các pháp ngoại phần.
[778] – Thế nào là các pháp y sinh? [210]
Tức nhãn xứ… (trùng) … đoàn thực. Ðây là các pháp y sinh.
– Thế nào là các pháp phi y sinh? [211]
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, bốn đại hiển và vô vi giới. Ðây là các pháp phi y sinh.
[779] – Thế nào là các pháp thành do thủ? [212]
Những quả dị thục cuả các pháp thiện, bất thiện, thành cảnh lậu, thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức thọ uẩn… (trùng) … thức uẩn, và bất cứ sắc nào do nghiệp tạo tác. Ðây là các pháp thành do thủ.
– Thế nào là các pháp phi thành do thủ? [213]
Những pháp thiện, bất thiện thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức thọ uẩn… (trùng) … thức uẩn; những pháp nào là tố phi thiện, phi bất thiện, phi quả của nghiệp cùng bất cứ sắc nào không do nghiệp tạo tác, các đạo siêu thế, các quả của đạo và vô vi giới. Ðây là các pháp phi thành do thủ.
DỨT PHẦN NHỊ ÐỀ ÐẠI ÐỈNH
Chú giải
↥1 | Kusalā dhammā. |
---|---|
↥2 | Akusalā dhammā. |
↥3 | Abyākatādhammā. |
↥4 | Apariyāpanna, phi hệ thuộc, bất liên quan, không liên hệ hiệp thế. Ở đây đồng nghĩa pháp siêu thế (lokuttara). |
↥5 | Sukhāya vedanāya sampayuttā dhammā. |
↥6 | Dukkhāya vedanā sampayuttā dhammā. |
↥7 | Adukkhamasukhāya vedanayā sampayuttā dhammā. |
↥8 | Vipākā dhammā. |
↥9 | Vipākadhammadhammā. |
↥10 | Upādinnupāniyā dhammā. |
↥11 | Anupādinnupādāniyā dhammā. |
↥12 | Anupādinnānupādāniyā dhammā. |
↥13 | Saṅkiliṭṭhasaṅkilesikā dhammā. |
↥14 | Asaṅkiliṭṭhasaṅkilesikā dhammā. |
↥15 | Asaṅkiliṭṭhasaṅkilesikā dhammā. |
↥16 | Savitakkasavicārā dhammā. |
↥17 | Avitakkavicāramattā dhammā. |
↥18 | Avitakkavicārā dhammā. |
↥19 | Pītisahagatā dhammā. |
↥20 | Sukhasahagatā dhammā. |
↥21 | Upekkhāsahagatā dhammā. |
↥22 | Dassanena pahātabbā dhammā. Tri kiến (dassana), ở đây chỉ chi bậc sơ đạo. |
↥23 | Sakkāyadiṭṭhi. |
↥24 | Vicikicchā. |
↥25 | Sīlabataparāmā. |
↥26 | Bhāvanāya pahātabbā dhammā. Tu tiến (bhāvanā), ở đây chỉ cho ba đạo cao là nhị đạo, tam đạo và tứ đạo. |
↥27 | Nevadassanevanabhāvanāya pahātabbā dhammā. |
↥28 | Dassanena pahātabbahetukā dhammā. |
↥29 | Bhāvanāya pahātabbahetukā dhammā. |
↥30 | Nevadassanevanabhāvanāya pahātabbāhetukā dhammā. |
↥31 | Ācayagāminodhammā. Ācaya (tích tập) chỉ cho pháp luân hồi. |
↥32 | Apacayagāmino dhammā. Apacay (tịch diệt), chỉ cho Níp Bàn. |
↥33 | Sekhā dhammā. |
↥34 | Asekkhā dhammā. |
↥35 | Nevasekkhā nāsekkhā dhammā. |
↥36 | Parittā dhammā. |
↥37 | Mahaggatā dhammā. |
↥38 | Appamanā dhammā. |
↥39 | Parittārammanā dhammā. |
↥40 | Mahaggatārammaṇā dhammā. |
↥41 | Appamāṇārammaṇā dhammā. |
↥42 | Hīnā dhammā. |
↥43 | Majjhimā dhammā. |
↥44 | Paṇītā dhammā. |
↥45 | Micchattaniyatā dhammā. |
↥46 | Sammattaniyatā dhammā. |
↥47 | Aniyatā dhammā. |
↥48 | Maggārammaṇā dhammā. Ðạo ở đây chỉ Ðạo Ðế. |
↥49 | Maggahetukā dhammā. Nhân là nhân tương ưng (hetusampayutta). |
↥50 | Maggādhipatino dhammā. Trưởng là pháp dục, cần, tâm, thẩm. |
↥51 | Uppannā dhammā. |
↥52 | Anuppannā dhammā. |
↥53 | Uppādino dhammā. |
↥54 | Atītā dhammā. |
↥55 | Anāgatā dhammā. |
↥56 | Paccuppannā dhammā. |
↥57 | Atītārammaṇa dhammā. |
↥58 | Anāgatārammaṇā dhammā. |
↥59 | Paccuppannārammaṇā dhammā. |
↥60 | Ajjhattā dhammā. |
↥61 | Bahiddhā dhammā. |
↥62 | Ajjhattabahiddhā dhammā. |
↥63 | Ajjhattārammaṇā dhammā. |
↥64 | Bahiddhārammaṇā dhammā. |
↥65 | Ajjhattabahiddhārammaṇā dhammā. |
↥66 | Sanidassanasappaṭighā dhammā. |
↥67 | Anidassanasappaṭighā dhammā. |
↥68 | Anidassanappaṭighā dhammā. |
↥69 | Hetū dhammā. |
↥70 | Kusalahetu. |
↥71 | Dhammavicaya. |
↥72 | Akusalahetū |
↥73 | Sibbinī . |
↥74 | Jālinī |
↥75 | Saritā. |
↥76 | Suttaṃ. |
↥77 | Visatā. |
↥78 | Vanatho. |
↥79 | Santhavo. |
↥80 | Latā. |
↥81 | Mārapāso. |
↥82 | Mārabalisaṃ. |
↥83 | Māravisayo. |
↥84 | Tanhānadī. |
↥85 | Tanhājālam. |
↥86 | Tanhāguddalam. |
↥87 | Abyākatāhetu. |
↥88 | Kāmāvacarahetu. |
↥89 | Rūpāvacarahetu. |
↥90 | Arūpāvacarahetu. |
↥91 | Apariyāpannahetu. |
↥92 | Nahetūdhammā. |
↥93 | Sahetukādhammmā. |
↥94 | Ahetukādhammā. |
↥95 | Hetusampayuttādhammā. |
↥96 | Hetuvippayuttādhammā. |
↥97 | Hetūcevasahetukāca. |
↥98 | Sahetukācevanacahetū. |
↥99 | Hetūcevahetusampayuttāca. |
↥100 | Hetusampayuttācevanacahutū. |
↥101 | Nahetūsahetukā. |
↥102 | Nahetū ahetukā. |
↥103 | Sappaccayā. |
↥104 | Appaccayā. |
↥105 | Saṅkhatā. |
↥106 | Asaṅkhatā. |
↥107 | Rūpino. |
↥108 | Arūpino. |
↥109 | Lokiyā. |
↥110 | Lokuttarā. |
↥111 | Kenaciviññeyyā kenacinaviññeyyā. |
↥112 | Āsava. |
↥113 | No-āsavā dhammā |
↥114 | Anāsavā dhammā. Tức là pháp không bị lậu biết được . |
↥115 | Asavasampayuttā dhammā |
↥116 | ø Āsavavippayuttā dhammā |
↥117 | Āsavā ceva sāsavā ca dhammā |
↥118 | Sāsavā ceva no ca āsadhammā |
↥119 | Āsavā ceva āsavasampayuttā ca dhammā |
↥120 | Āsavasampayuttā cevano ca āsavā dhammā |
↥121 | Āsavavippayuttā sāsavā dhammā |
↥122 | Āsavavippayuttā anāsavā dhammā |
↥123 | Saññojana (Saṃ +√yuj). |
↥124 | Sosaññojanādhammā. |
↥125 | Saññojaniyā dhammā. |
↥126 | Asaññojaniyā dhammā. |
↥127 | Saññojanasampayutta. |
↥128 | Saññojanvippayutta. |
↥129 | Saññojanā ceva saññojaniyāca. |
↥130 | Saññojanā ceva no ca saññojanā. |
↥131 | Saññojanā ceva saññojanasampayuttā ca. |
↥132 | Saññojanasampayuttā cevanoca saññojanā. |
↥133 | Saññojanavippayuttā saññojaniyā. |
↥134 | Saññojanavippayuttā asaññojaniyā. |
↥135 | Santha (√ganth). |
↥136 | Abhijjhākāyagantha. |
↥137 | Byāpādakāyagantha. |
↥138 | Sīlabataparāmāsakāyagantha. |
↥139 | Idaṃsaccābhinivesakāyagantha. |
↥140 | Nogantha. |
↥141 | Ganthaniya. |
↥142 | Aganthaniya. |
↥143 | Ganthasampayutta. |
↥144 | Ganthavippayutta. |
↥145 | Ganthācevaganthaniyāca. |
↥146 | Ganthaniyacevanocaganthā. |
↥147 | Ganthācevaganthasampayuttāca. |
↥148 | Ganthasampayuttācevanocaganthā. |
↥149 | Ganthasavippayuttā ganthaniyā |
↥150 | Ganthavippayuttā agānthaniyā |
↥151 | Ogha. Pháp bộc trùng điều pháp và chi pháp với pháp lậu |
↥152 | Yoga. Pháp bộc trùng điều pháp và chi pháp với pháp lậu |
↥153 | Nīvaraṇā |
↥154 | Kāmachandanīvaraṇa |
↥155 | Byāpādanīvaraṇa |
↥156 | Thīnamiddhanīvaraṇa |
↥157 | Thīna |
↥158 | Middha |
↥159 | Uddhaccakukkuccanīvaraṇa |
↥160 | Uddhacca |
↥161 | Kukkucca |
↥162 | Vicikicchānīvaraṇa |
↥163 | Avijjānīvaraṇa |
↥164 | Nonīvaraṇa |
↥165 | Nīvaraṇiya |
↥166 | Anīvaraṇiya |
↥167 | Nīvaraṇasampayutta |
↥168 | Nīvaraṇvippayutta |
↥169 | Nīvaraṇā ceva nīvaraṇiyā ca |
↥170 | Nīvaraṇā ceva nīvaraṇasampayuttā |
↥171 | Nīvaraṇā ceva nīvaraṇasampayuttā. |
↥172 | Nīvaraṇasampayuttā ceva no ca nīvaraṇā |
↥173 | Nīvaraṇavippayuttā ṇīvaraṇiyā. |
↥174 | Nīvaraṇavippayuttā aṇīvaraṇiyā. |
↥175 | Parāmāsa |
↥176 | Diṭṭhiparāmāsa |
↥177 | No parāmāsa |
↥178 | Parāmaṭṭha |
↥179 | Aparāmaṭṭha |
↥180 | Parāmāsasampayutta |
↥181 | Pārāmāsavippayutta |
↥182 | Parāmāsā ceva parāmaṭṭhā ca. |
↥183 | Parāmaṭṭhā ceva no ca parāmāsā. |
↥184 | Parāmāsavippayuttā parāmaṭṭhā. |
↥185 | Parāmāsavippayuttā parāmaṭṭhā. |
↥186 | Parāmāsavippayuttā aparāmaṭṭhā. |
↥187 | Sārammaṇā. |
↥188 | Anārammaṇā. |
↥189 | Cittā. |
↥190 | Nocittā. |
↥191 | Cetasikā. |
↥192 | Acetasikā. |
↥193 | Cittasampayuttā. |
↥194 | Cittavippayuttā. |
↥195 | Cittasaṃsaṭṭthā. |
↥196 | Cittavisaṃsaṭṭhā. |
↥197 | Cittasamuṭṭhānā. |
↥198 | No cittasamuṭṭhānā. |
↥199 | Cittasahabhuno. |
↥200 | Nocittasahabhuno. |
↥201 | Cittānuparivattino. |
↥202 | Nocittānuparivattino. |
↥203 | Cittasaṃsaṭṭhamuṭṭhānā. |
↥204 | Nocittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānā. |
↥205 | Cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānasahabhuno. |
↥206 | Nocittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānasahabhuno. |
↥207 | Cittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānānuparivattino. |
↥208 | Nocittasaṃsaṭṭhasamuṭṭhānānuparivattino. |
↥209 | Ajjhattikā. |
↥210 | Bāhirā. |
↥211 | Upādā. |
↥212 | No-upādā. |
↥213 | Upādinnā. |