Chương I- Tương Ưng Sáu Xứ (f)

Phần Bốn – Năm Mươi Kinh Thứ Tư

  1. Phẩm Duyệt Hỷ Tiêu Tận
  2. I. Duyệt Hỷ Tiêu Tận (S.iv,142)

1) …

3) — Này các Tỷ-kheo, khi Tỷ-kheo thấy mắt vô thường là vô thường, thấy vậy là chánh tri kiến. Do thấy chơn chánh, vị ấy nhàm chán. Do duyệt hỷ tiêu tận (nandi) nên tham tiêu tận. Do tham tiêu tận nên duyệt hỷ tiêu tận. Do duyệt hỷ, tham tiêu tận nên tâm được gọi là khéo giải thoát.

4-7) Này các Tỷ-kheo, khi Tỷ-kheo thấy tai vô thường là vô thường… thấy mũi vô thường là vô thường… thấy lưỡi vô thường là vô thường… thấy thân vô thường là vô thường…

8) Này các Tỷ-kheo, khi Tỷ-kheo thấy ý vô thường là vô thường, thấy vậy là chánh tri kiến. Do thấy chơn chánh, vị ấy nhàm chán. Do duyệt hỷ tiêu tận nên tham tiêu tận. Do tham tiêu tận nên duyệt hỷ tiêu tận. Do duyệt hỷ, tham tiêu tận nên tâm được gọi là khéo giải thoát.

  1. II. Duyệt Hỷ Tiêu Tận (2)(S.iv,142)

(Như kinh trên, chỉ khác là thế vào các sắc, các tiếng, các hương, các vị, các xúc, các pháp).

  1. III. Duyệt Hỷ Tiêu Tận (3)(S.iv,142)

1-2) …

3) — Này các Tỷ-kheo, hãy như lý tác ý mắt, và hãy như thật chánh quán con mắt là vô thường. Này các Tỷ-kheo, do như lý tác ý con mắt và như thật chánh quán con mắt là vô thường, Tỷ-kheo nhàm chán đối với con mắt. Do duyệt hỷ tiêu tận nên tham tiêu tận. Do tham tiêu tận nên duyệt hỷ tiêu tận. Do duyệt hỷ, tham tiêu tận nên tâm được gọi là khéo giải thoát.

4-7) Này các Tỷ-kheo, hãy như lý tác ý tai… mũi… lưỡi… thân…

8) Này các Tỷ-kheo, hãy như lý tác ý và như thật chánh quán ý là vô thường. Này các Tỷ-kheo, do như lý tác ý và như thật chánh quán ý là vô thường, Tỷ-kheo nhàm chán đối với ý. Do duyệt hỷ tiêu tận nên tham tiêu tận. Do tham tiêu tận nên duyệt hỷ tiêu tận. Do duyệt hỷ, tham tiêu tận nên tâm được gọi là khéo giải thoát.

  1. IV. Duyệt Hỷ Tiêu Tận (4)(S.iv,143)

(Như kinh trên chỉ thế vào các sắc, các tiếng, các hương, các vị, các xúc và các pháp)

  1. V. Trong Vườn Xoài Jiivaka (1) (S,iv,143)

1) Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha, tại vườn xoài Jiivaka.

2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

3) — Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập Thiền định. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có tâm định tĩnh, sự vật như thật hiển hiện. Và sự vật gì như thật hiển hiện?

4) Mắt vô thường như thật hiển hiện. Các sắc vô thường như thật hiển hiện. Nhãn thức vô thường như thật hiển hiện. Nhãn xúc vô thường như thật hiển hiện. Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy vô thường như thật hiển hiện.

5-8) Tai… Mũi… Lưỡi… Thân…

9) Ý vô thường như thật hiển hiện. Các pháp vô thường như thật hiển hiện. Ý thức vô thường như thật hiển hiện. Ý xúc vô thường như thật hiển hiện. Phàm duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy vô thường như thật hiển hiện.

10) Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập Thiền định. Tỷ-kheo có tâm định tĩnh, sự vật như thật hiển hiện.

  1. VI. Trong Vườn Xoài Jiivaka (2) (S.iv,144)
  2. VII. Kotthika (1) (S.iv,145)

1) …

2) Rồi Tôn giả Mahà Kotthika đi đến Thế Tôn…

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahà Kotthika bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, lành thay, nếu Thế Tôn thuyết pháp vắn tắt cho con. Sau khi nghe pháp từ Thế Tôn, con sẽ sống một mình an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

— Cái gì vô thường, này Kotthika, ở đấy Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Này Kotthika, cái gì là vô thường?

4) Mắt là vô thường, này Kotthika, ở đấy Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Các sắc là vô thường, ở đấy Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Nhãn thức là vô thường, ở đấy Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Nhãn xúc là vô thường, ở đấy Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là vô thường, ở đấy Ông cần phải đoạn trừ lòng dục.

5-8) Tai… Mũi… Lưỡi… Thân…

9) Ý là vô thường, ở đấy Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Các pháp là vô thường, ở đấy Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Ý thức là vô thường, ở đấy Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Ý xúc là vô thường, ở đấy Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Phàm duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là vô thường, ở đấy Ông cần phải đoạn trừ lòng dục.

10) Cái gì vô thường, này Kotthika, ở đấy Ông cần phải đoạn trừ lòng dục.

162-163. VIII-IX. Kotthika (2) (3)(S,iv,146)

(Hai kinh này giống kinh trên chỉ khác là một kinh nói đến khổ, một kinh nói đến vô ngã)

  1. X. Tà Kiến (S.iv,147)

1) …

2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn…

3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, do biết như thế nào, thấy như thế nào, tà kiến được đoạn trừ?

4-9) — Tỷ-kheo do biết và thấy mắt là vô thường nên tà kiến được đoạn trừ. Do biết và thấy nhãn thức là vô thường nên tà kiến được đoạn trừ. Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; do biết và thấy cảm thọ ấy là vô thường nên tà kiến được đoạn trừ… Phàm duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; do biết và thấy cảm thọ ấy là vô thường nên tà kiến được đoạn trừ.

10) Này các Tỷ-kheo, do biết như vậy, do thấy như vậy nên tà kiến được đoạn trừ.

  1. XI. Thân Kiến (S.iv,147)

(Như kinh trên, chỉ thế thân kiến cho tà kiến…).

  1. XII. Ngã Kiến (S.iv,148)

(Như kinh trên, chỉ thế vào ngã kiến).

  1. Phẩm Sáu Mươi Lược Thuyết
  2. I. Do Dục Niệm (18 kinh) (1) (S.iv,148)

1-2) …

3) — Này các Tỷ-kheo, cái gì vô thường, ở đấy, các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Và này các Tỷ-kheo, cái gì là vô thường? (Như kinh 161, chỉ khác, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo).

  1. Do Dục Niệm (2)

(Như kinh trên, chỉ thế tham (ràga) cho dục niệm).

III. Do Dục Niệm (3)

(Như kinh trên, chỉ thế dục và tham cho dục niệm)

  1. IV-VI. Do Dục Niệm (4), (5), (6). (S.iv,149)

1-2) …

3) — Cái gì khổ, này các Tỷ-kheo, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục… lòng tham… lòng dục và tham… Và này các Tỷ-kheo, cái gì là khổ?

4) Mắt là khổ, này các Tỷ-kheo, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục… lòng tham… lòng dục và tham…

5-8) Tai… Mũi… Lưỡi… Thân…

9) Ý là khổ, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục… lòng tham… lòng dục và tham…

10) Cái gì là khổ, này các Tỷ-kheo, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục… lòng tham… lòng dục và tham.

  1. VII-IX. Do Lòng Dục (7), (8), (9), (S.iv,150)

1-2) …

3) — Cái gì vô ngã, này các Tỷ-kheo, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục… lòng tham… lòng dục và tham… Và này các Tỷ-kheo, cái gì là vô ngã?

4) Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô ngã, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục… lòng tham… lòng dục và tham…

5-8) Tai… Mũi… Lưỡi… Thân…

9) Ý là vô ngã, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục… lòng tham… lòng dục và tham.

10) Cái gì là vô ngã, này các Tỷ-kheo, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục… lòng tham… lòng dục và tham.

  1. X-XII. Do Lòng Dục (10), (11), (12) (S,iv,150)

1-2) …

3) — Cái gì vô thường, này các Tỷ-kheo, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục… lòng tham… lòng dục và tham. Và này các Tỷ-kheo, cái gì là vô thường?

4) Các sắc là vô thường, này các Tỷ-kheo, ở đấy các ông cần phải đoạn trừ lòng dục… lòng tham… lòng dục và tham…

5-8) Các tiếng… Các hương… Các vị… Các xúc…

9) Các pháp là vô thường, này các Tỷ-kheo, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục… lòng tham… lòng dục và tham…

10) Cái gì vô thường, này các Tỷ-kheo, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục… lòng tham… lòng dục và tham.

  1. XIII-XV. Do Lòng Dục (13), (14), (15) (S.iv,150)

1-2) …

3) — Cái gì khổ, này các Tỷ-kheo, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục… lòng tham… lòng dục và tham… Và này các Tỷ-kheo, cái gì là khổ?

4) Các sắc, này các Tỷ-kheo, là khổ, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục… lòng tham… lòng dục và tham…

5-8) Các tiếng… Các hương… Các vị… Các xúc…

9) Các pháp là khổ, này các Tỷ-kheo, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục… lòng tham… lòng dục và tham…

10) Cái gì khổ, này các Tỷ-kheo, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục… lòng tham… lòng dục và tham…

  1. XVI-XVIII. Do Lòng Dục (16), (17), (18) (S.iv,151)

1-2) …

3) — Cái gì vô ngã, này các Tỷ-kheo, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục… lòng tham… lòng dục và tham… Và này các Tỷ-kheo, cái gì là vô ngã?

4) Các sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục… lòng tham… lòng dục và tham…

5-8) Các tiếng… Các hương… Các vị… Các xúc…

9) Các pháp, này các Tỷ-kheo, là vô ngã, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục… lòng tham… lòng dục và tham…

10) Cái gì là vô ngã, này các Tỷ-kheo, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục… lòng tham… lòng dục và tham…

  1. XIX. Thuộc Quá Khứ (1)(9 kinh) (S.iv,151)

1-2) …

3-9) — Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô thường, thuộc quá khứ. Tai… Mũi… Lưỡi… Thân… Ý là vô thường, thuộc quá khứ.

10) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với tai, nhàm chán đối với mũi, nhàm chán đối với lưỡi, nhàm chán đối với thân, nhàm chán đối với ý. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

  1. Thuộc Quá Khứ (2)

1-2) …

3-8) — Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô thường, thuộc vị lai… Tai… Mũi… Lưỡi… Thân… Ý là vô thường, thuộc vị lai.

9) Thấy vậy… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

XXI. Thuộc Quá Khứ (3)

1-2) …

3-8) Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô thường, thuộc hiện tại. Tai… Mũi… Lưỡi… Thân… Ý là vô thường, thuộc hiện tại…

9) Thấy vậy… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

  1. XXII-XXIV. Thuộc Quá Khứ , (4), (5), (6), (S.iv,152)

1-2) …

3-8) — Mắt, này các Tỷ-kheo, là khổ, thuộc quá khứ… thuộc vị lai… thuộc hiện tại… Tai… Mũi… Lưỡi… Thân… Ý là khổ, thuộc quá khứ… thuộc vị lai… thuộc hiện tại…

9) Thấy vậy… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

  1. XXV-XXVII. Thuộc Quá Khứ (7), (8), (9), (S.iv,152)

1-2) …

3-8) — Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô ngã, thuộc quá khứ… thuộc vị lai… thuộc hiện tại… Tai… Mũi… Lưỡi… Thân… Ý là vô ngã, thuộc quá khứ… thuộc vị lai… thuộc hiện tại…

9) Thấy vậy… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

  1. XXVIII-XXX. Thuộc Quá Khứ (9 kinh) (10), (11), (12) (S.iv,152)

1-2) …

3-8) — Các sắc, này các Tỷ-kheo, là vô thường, thuộc quá khứ… thuộc vị lai… thuộc hiện tại… Các tiếng… Các hương…. Các vị… Các xúc… Các pháp là vô thường, thuộc quá khứ… thuộc vị lai… thuộc hiện tại…

9) Thấy vậy… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

  1. XXXI-XXXIII. Thuộc Quá Khứ (13), (14), (15) (S.iv,152)

1-2) …

3-8) — Các sắc, này các Tỷ-kheo, là khổ, thuộc quá khứ… thuộc vị lai… thuộc hiện tại… Các tiếng… Các hương…. Các vị… Các xúc… Các pháp là khổ, thuộc quá khứ… thuộc vị lai… thuộc hiện tại…

9) Thấy vậy… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

  1. XXXIV-XXXVI. Thuộc Quá Khứ (16), (17), (18) (S.iv,152)

1-2) …

3-8) — Các sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã, thuộc quá khứ… thuộc vị lai… thuộc hiện tại… Các tiếng… Các hương…. Các vị… Các xúc… Các pháp là vô ngã, thuộc quá khứ… thuộc vị lai… thuộc hiện tại…

9) Thấy vậy… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

  1. XXXVII. Cái Gì Vô Thường (18 kinh) (1)(S.iv,152)

1-2) …

3) — Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô thường, thuộc quá khứ. Cái gì vô thường, cái ấy là khổ. Cái gì khổ, cái ấy là vô ngã. Cái gì vô ngã, cái ấy không phải là của tôi, cái ấy không phải là tôi, cái ấy không phải là tự ngã của tôi. Như vậy, cần phải như thật quán cái ấy với chánh trí tuệ.

4-7) Tai là vô thường… Mũi là vô thường… Lưỡi là vô thường… Thân là vô thường…

8) Ý là vô thường, thuộc quá khứ. Cái gì vô thường, cái ấy là khổ. Cái gì khổ, cái ấy là vô ngã. Cái gì vô ngã, cái ấy không phải là của tôi, cái ấy không phải là tôi, cái ấy không phải là tự ngã của tôi. Như vậy, cần phải như thật quán cái ấy với chánh trí tuệ.

9) Thấy vậy… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

XXXVIII. Cái Gì Vô Thường (2)

1-2) …

3) — Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô thường, thuộc vị lai. Cái gì vô thường là khổ… (như kinh trên, chỉ khác đây thuộc vị lai).

XXXIX. Cái Gì Vô Thường (3)

(Như kinh trên, chỉ khác đây thuộc hiện tại)

  1. XL-XLII. Cái Gì Vô Thường (4), (5), (6), (S.iv,154)

1-2) …

3) — Mắt, này các Tỷ-kheo, là khổ, thuộc quá khứ… thuộc vị lai… thuộc hiện tại… Cái gì khổ, cái ấy là vô ngã. Cái gì vô ngã, cái ấy không phải là của tôi, cái ấy không phải là tôi, cái ấy không phải là tự ngã của tôi. Như vậy, cần phải như thật quán cái ấy với chánh trí tuệ.

4-7) Tai… Mũi… Lưỡi… Thân…

8) Ý là khổ, thuộc quá khứ… thuộc vị lai… thuộc hiện tại… Cái gì khổ, cái ấy là vô ngã. Cái gì vô ngã, cái ấy không phải là của tôi, cái ấy không phải là tôi, cái ấy không phải là tự ngã của tôi. Như vậy, cần phải như thật quán cái ấy với chánh trí tuệ.

9) Thấy vậy… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

  1. XLIII-XLV. Cái Gì Vô Thường (7), (8), (9) (S,iv,154)

1-2) …

3) — Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô ngã, thuộc quá khứ… thuộc vị lai… thuộc hiện tại… Cái gì vô ngã, cái ấy không phải là của tôi, cái ấy không phải là tôi, cái ấy không phải là tự ngã của tôi… (như trên)…

  1. XLVI – XLVIII. Cái Gì Vô Thường (10), (11), (12) (S.iv,154)

1-2) …

3) — Các sắc, này các Tỷ-kheo, là vô thường, thuộc quá khứ… thuộc vị lai… thuộc hiện tại… Cái gì vô thường, cái ấy là khổ. Cái gì khổ, cái ấy là vô ngã. Cái gì vô ngã, cái ấy không phải là của tôi, cái ấy không là tôi, cái ấy không phải là tự ngã của tôi. Như vậy, cần phải như thật quán cái ấy với chánh trí tuệ.

4-7) Các tiếng… Các hương… Các vị… Các xúc…

8) Các pháp là vô thường, thuộc quá khứ… thuộc vị lai… thuộc hiện tại… Cái gì vô thường, cái ấy là khổ. Cái gì khổ, cái ấy là vô ngã. Cái gì vô ngã, cái ấy không phải là của tôi, cái ấy không phải là tôi, cái ấy không phải là tự ngã của tôi. Như vậy, cần phải như thật quán cái ấy với chánh trí tuệ.

9) Thấy vậy… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

  1. XLIX-LI. Cái Gì Vô Thường (13), (14), (15). (S.iv,155)

1-2) …

3) — Các sắc, này các Tỷ-kheo, là khổ, thuộc quá khứ… thuộc vị lai… thuộc hiện tại… Cái gì khổ, cái ấy là vô ngã. Cái gì vô ngã, cái ấy không phải là của tôi, cái ấy không phải là tôi, cái ấy không phải là tự ngã của tôi. Như vậy, cần phải như thật quán cái ấy với chánh trí tuệ.

4-7) Các pháp là khổ, thuộc quá khứ… thuộc vị lai… thuộc hiện tại… Cái gì khổ, cái ấy là vô ngã. Cái gì vô ngã, cái ấy không phải là của tôi, cái ấy không phải là tôi, cái ấy không phải là tự ngã của tôi. Như vậy, cần phải như thật quán cái ấy với chánh trí tuệ.

9) Thấy vậy… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

  1. LII-LIV. Cái Gì Vô Thường (16), (17), (18) (S.iv,155)

1-2) …

3) — Các sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã, thuộc quá khứ… thuộc vị lai… thuộc hiện tại… Cái gì vô ngã, cái ấy không phải là của tôi, cái ấy không phải là tôi, cái ấy không phải là tự ngã của tôi.

4-7) Các tiếng… Các hương… Các vị… Các xúc…

8) Các pháp là vô ngã, thuộc quá khứ… thuộc vị lai… thuộc hiện tại… Cái gì vô ngã, cái ấy không phải là của tôi, cái ấy không phải là tôi, cái ấy không phải là tự ngã của tôi. Như vậy, cần phải như thật quán cái ấy với chánh trí tuệ.

9) Thấy vậy… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

  1. LV. Nội (3 kinh) (1) (S.iv,155)

1-2) …

3-8) — Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Tai… Mũi… Lưỡi… Thân… Ý là vô thường.

9) Thấy vậy… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

LVI. Nội (2)

1-2) …

3-8) — Mắt, này các Tỷ-kheo, là khổ. Tai… Mũi… Lưỡi… Thân… Ý là khổ…

9) Thấy vậy… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

LVII. Nội (3)

1-2) …

3-8) Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô ngã… Tai… Mũi… Lưỡi… Thân… Ý là vô ngã.

9) Thấy vậy… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

  1. LVIII. Ngoại (3 kinh) (1) (S.iv,156)

1-2) …

3-8) — Các sắc, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Các tiếng… Các hương… Các vị… Các xúc… Các pháp là vô thường…

9) Thấy vậy… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

LIX. Ngoại (2)

1-2) …

3-8) — Các sắc, này các Tỷ-kheo, là khổ. Các tiếng… Các hương… Các vị… Các xúc… Các pháp là khổ…

  1. Ngoại (3)

1-2) …

3-8) — Các sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Các tiếng… Các hương… Các vị… Các xúc… Các pháp là vô ngã…

9) Thấy vậy… “… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

III. Phẩm Biển

  1. I. Biển (1) (S.iv,157)

2) — “Biển, biển”, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu nói như vậy. Cái ấy, này các Tỷ-kheo, không phải là biển trong giới luật các bậc Thánh. Cái ấy (của kẻ phàm phu), này các Tỷ-kheo, là một khối nước lớn, là một dòng nước lớn.

3-7) Con mắt là biển của người, tốc độ của nó làm bằng các sắc. Ai điều phục được tốc độ làm bằng các sắc ấy, này các Tỷ-kheo, người ấy được gọi là Bà-la-môn đã vượt khỏi biển mắt, với những làn sóng (sàùmim), nước xoáy (sàvattasu), các loại cá mập (sagàham), các loại La-sát (Rakkhasam), đến bờ bên kia và đứng trên đất liền. Tai… Mũi… Lưỡi… Thân…

8) Ý, này các Tỷ-kheo, là biển của người, tốc độ của nó làm bằng các pháp. Ai điều phục được tốc độ làm bằng các pháp ấy, này các Tỷ-kheo, người ấy được gọi là Bà-la-môn đã vượt khỏi biển ý, với những làn sóng, nước xoáy, các loại cá mập, các loại La-sát, đến bờ bên kia, và đứng trên đất liền.

9) Bậc Ðạo Sư nói như sau:

Ai vượt qua biển này,
Với cá mập, La-sát.
Với sóng biển hãi hùng,
Biển rất khó vượt qua,
Bậc tối thắng trí tuệ,
Ðã thành tựu Phạm hạnh,
Ðược gọi: “Ðến bờ kia”,
Ðã đạt thế giới biên.

  1. II. Biển (2)(S.iv,157)

1) …

2) — “Biển, biển”, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu nói như vậy. Cái ấy, này các Tỷ-kheo, không phải là biển trong giới luật của bậc Thánh. Cái ấy (của kẻ phàm phu) là một khối nước lớn, một dòng nước lớn.

3-5) Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khá ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, đây không gọi là biển trong giới luật của bậc Thánh. Ở đây, thế giới này với Thiên giới, với Ma giới, với Phạm thiên giới, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người, phần lớn chìm đắm trong ấy, bị rối ren như cuộn chỉ, bị bao trùm như cuộn dây, thành như sợi dây bện bằng cỏ, không thể vượt qua cõi dữ, ác thú, đọa xứ, luân hồi!

6-7) Này các Tỷ-kheo, có những tiếng do tai nhận thức… có những hương do mũi nhận thức… có những vị do lưỡi nhận thức… có những xúc do thân nhận thức…

8) Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ái, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, đây không gọi là biển trong giới luật của bậc Thánh. Ở đây, thế giới này với Thiên giới, với Ma giới, với Phạm thiên giới, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người, phần lớn chìm đắm trong ấy, bị rối ren như cuộn chỉ, bị bao trùm như cuộn dây, thành như sợi dây bện bằng cỏ, không thể vượt qua cõi dữ, ác thú, đọa xứ, luân hồi!

  1. III. Người Câu Cá (S.iv,158)

1) …

2) — Ai đoạn trừ được tham, sân và vô minh, người ấy vượt qua biển khó vượt này, với các loài cá mập, các loài La-sát, với các làn sóng hãi hùng khó vượt này.

Vượt trói buộc, thoát chết,
Không còn có sanh y,
Ðoạn tận mọi khổ đau,
Không còn phải tái sanh.
Sanh tử được đoạn diệt,
Bậc không thể so sánh,
Ta nói, vị như vậy,
Ðã hóa mù Thần chết.

3) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người câu cá trong hồ nước sâu, quăng xuống một lưỡi câu có mắc mồi. Một con cá, với mắt nhìn vào mồi, nuốt lưỡi câu ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, con cá ấy vì nuốt lưỡi câu, đi đến bất hạnh, đi đến ách nạn, bị người câu cá muốn làm gì thì làm. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có sáu lưỡi câu này ở trong đời, đưa đến bất hạnh cho các loài hữu tình, đưa đến tai hại cho các loài chúng sanh. Thế nào là sáu?

4-8) Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ sắc ấy, tán dương, tham luyến an trú, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là đã nuốt lưỡi câu của Ác ma, đã đi đến bất hạnh, đã đi đến ách nạn, đã bị Ác ma muốn làm gì thì làm. Có những tiếng do tai nhận thức… Có những hương do mũi nhận thức… Có những vị do lưỡi nhận thức… Có những xúc do thân nhận thức…

9) Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ pháp ấy, tán dương, tham luyến an trú, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là đã nuốt lưỡi câu của Ác ma, đã đi đến bất hạnh, đã đi đến ách nạn, đã bị Ác ma muốn làm gì thì làm.

10-14) Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ các sắc ấy, không tán dương, không tham luyến an trú, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là không nuốt lưỡi câu của Ác ma, đã bẻ gãy lưỡi câu, đã bẻ nát lưỡi câu, không đi đến bất hạnh, không đi đến ách nạn, không bị Ác ma muốn làm gì thì làm. Này các Tỷ-kheo, có những tiếng do tai nhận thức… Có những hương do mũi nhận thức… Có những vị do lưỡi nhận thức… Có những xúc do thân nhận thức…

15) Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ pháp ấy, không tán dương, không tham luyến an trú, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là vị không nuốt lưỡi câu của Ác ma, đã bẻ gãy lưỡi câu, đã bẻ nát lưỡi câu, không đi đến bất hạnh, không đi đến ách nạn, không bị Ác ma muốn làm gì thì làm.

  1. IV. Cây Có Nhựa (S.iv,159)

1) …

2-6) — Này các Tỷ-kheo, đối với các sắc do mắt nhận thức, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào còn có tham, còn có sân, còn có si, tham ấy chưa đoạn tận, sân ấy chưa đoạn tận, si ấy chưa đoạn tận; dầu chỉ có phần nhỏ, khi các sắc do mắt nhận thức đi vào trong tầm mắt nhận thức, chúng chinh phục tâm của vị ấy, còn nói gì cả phần lớn. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì còn có tham, còn có sân, còn có si, và tham ấy chưa đoạn tận, sân ấy chưa đoạn tận, si ấy chưa đoạn tận… Ðối với các tiếng do tai nhận thức… Ðối với các hương do mũi nhận thức… Ðối với các vị do lưỡi nhận thức… Ðối với các xúc do thân nhận thức…

7) Này các Tỷ-kheo, đối với các pháp do ý nhận thức, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào còn có tham, còn có sân, còn có si, tham ấy chưa đoạn tận, sân ấy chưa đoạn tận, si ấy chưa đoạn tận; dầu chỉ có phần nhỏ, khi các pháp do ý nhận thức đi vào trong tầm ý nhận thức, chúng chinh phục tâm của vị ấy, còn nói gì cả phần lớn. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì còn có tham, còn có sân, còn có si, và tham ấy chưa đoạn tận, sân ấy chưa đoạn tận, si ấy chưa đoạn tận.

8) Ví như, này các Tỷ-kheo, một cây có nhựa, hoặc cây Bồ-đề (assattha), hoặc cây bàng (nigrodha), hoặc cây sanh (pilakkha), hoặc cây udumbara, hoặc một loại cây còn tươi. Rồi một người với cái búa sắc bén chặt vào cây ấy. Nước nhựa cây ấy có chảy ra không?

— Thưa có, bạch Thế Tôn.

— Vì sao?

— Vì rằng, bạch Thế Tôn, cây ấy có nhựa.

9) — Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với các sắc do mắt nhận thức, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào còn có tham, còn có sân, còn có si, tham ấy chưa đoạn tận, sân ấy chưa đoạn tận, si ấy chưa đoạn tận; dầu chỉ có phần nhỏ, khi các sắc do mắt nhận thức đi vào trong tầm mắt nhận thức, chúng chinh phục tâm của vị ấy, còn nói gì cả phần lớn. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì còn có tham, còn có sân, còn có si, và tham ấy chưa đoạn tận, sân ấy chưa đoạn tận, si ấy chưa đoạn tận… Ðối với các tiếng do tai nhận thức… Ðối với các hương do mũi nhận thức… Ðối với các vị do lưỡi nhận thức… Ðối với các xúc do thân nhận thức…

Này các Tỷ-kheo, đối với các pháp do ý nhận thức, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào còn có tham, còn có sân, còn có si, tham ấy chưa đoạn tận, sân ấy chưa đoạn tận, si ấy chưa đoạn tận; dầu chỉ có phần nhỏ, khi các pháp do ý nhận thức đi vào trong tầm ý nhận thức, chúng chinh phục tâm của vị ấy, còn nói gì cả phần lớn. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì còn có tham, còn có sân, còn có si, và tham ấy chưa đoạn tận, sân ấy chưa đoạn tận, si ấy chưa đoạn tận.

10-14) Này các Tỷ-kheo, đối với các sắc do mắt nhận thức, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào không có tham, không có sân, không có si, tham ấy đã đoạn tận, sân ấy đã đoạn tận, si ấy đã đoạn tận; dầu cho cả phần lớn, khi các sắc do mắt nhận thức đi vào trong tầm mắt nhận thức, chúng không chinh phục tâm của vị ấy, còn nói gì chỉ phần nhỏ. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì không có tham, không có sân, không có si, và tham ấy đã đoạn tận, sân ấy đã đoạn tận, si ấy đã đoạn tận… Ðối với các tiếng do tai nhận thức… Ðối với các hương do mũi nhận thức… Ðối với các vị do lưỡi nhận thức… Ðối với các xúc do thân nhận thức…

15) Này các Tỷ-kheo, đối với các pháp do ý nhận thức, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo ni nào không có tham, không có sân, không có si, tham ấy đã đoạn tận, sân ấy đã đoạn tận, si ấy đã đoạn tận; dầu cho cả phần lớn, khi các pháp do ý nhận thức đi vào trong tầm ý nhận thức, chúng không chinh phục tâm của vị ấy, còn nói gì chỉ có phần nhỏ. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì không có tham, không có sân, không có si, và tham ấy đã đoạn tận, sân ấy đã đoạn tận, si ấy đã đoạn tận.

16) Ví như, này các Tỷ-kheo, một cây có nhựa, cây Bồ-đề hay cây bàng, hay cây sanh, hay cây udumbara đã khô héo, không có nhựa, đã quá mùa. Rồi một người với cây búa sắc bén chặt vào cây ấy. Nước nhựa cây ấy có chảy ra không?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Vì sao?

— Vì rằng, bạch Thế Tôn, cây ấy không có nhựa.

— Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với các sắc do mắt nhận thức, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào không có tham, không có sân, không có si… si ấy đã đoạn tận… Ðối với các pháp do ý nhận thức, tham ấy đã đoạn tận, sân ấy đã đoạn tận, si ấy đã đoạn tận; dầu cho cả phần lớn, khi các pháp do ý nhận thức đi vào trong tầm ý nhận thức, chúng không chinh phục tâm vị ấy, còn nói gì chỉ có phần nhỏ. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì không có tham ấy, không có sân ấy, không có si ấy, và tham ấy đã đoạn tận, sân ấy đã đoạn tận, si ấy đã đoạn tận.

  1. V. Kotthika (S.iv,162)

1) Một thời Tôn giả Sàriputta và Tôn giả Mahà Kotthika trú ở Bàrànasii, tại Isipatana, vườn Lộc Uyển.

2) Rồi Tôn giả Mahà Kotthika, vào buổi chiều, từ chỗ tịnh cư đứng dậy, đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahà Kotthika nói với Tôn giả Sàriputta:

— Thưa Hiền giả, có phải con mắt là kiết sử của các sắc, hay các sắc là kiết sử của con mắt?… Có phải ý là kiết sử của các pháp hay các pháp là kiết sử của ý?

4) — Này Hiền giả Kotthika, con mắt không phải là kiết sử của các sắc, các sắc không phải là kiết sử của con mắt; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử… Ý không phải là kiết sử của các pháp, các pháp không phải là kiết sử của ý; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử.

5) Ví như, này Hiền giả, một con bò đen và một con bò trắng bị cột lại bởi sợi dây hay cái ách. Nếu có người nói con bò đen là kiết sử của con bò trắng, hay con bò trắng là kiết sử của con bò đen, thời nói vậy có phải nói một cách chơn chánh không?

— Thưa không.

— Này Hiền giả, con bò đen không phải là kiết sử của con bò trắng. Và con bò trắng cũng không phải là kiết sử của con bò đen. Do sợi dây hay cái ách cột lại, cái ấy ở đây là kiết sử.

Này Hiền giả, cũng vậy, con mắt cũng không phải là kiết sử của các sắc, các sắc không phải là kiết sử của con mắt; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử… Ý không phải là kiết sử của các pháp, các pháp không phải là kiết sử của của ý; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử.

6) Này Hiền giả, nếu con mắt là kiết sử của các sắc, hay các sắc là kiết sử của con mắt, thời Phạm hạnh này đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau không thể tuyên bố. Vì rằng, này Hiền giả, con mắt không phải là kiết sử của các sắc, các sắc cũng không phải là kiết sử của con mắt; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử. Do vậy, Phạm hạnh đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau có thể tuyên bố… Này Hiền giả, nếu ý là kiết sử của các pháp, hay các pháp là kiết sử của ý, thời Phạm hạnh này đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau không thể tuyên bố. Vì rằng, ý không phải là kiết sử của các pháp, hay các pháp không phải là kiết sử của ý; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử. Do vậy, Phạm hạnh đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau có thể tuyên bố.

7) Này Hiền giả, với pháp môn này cần phải hiểu biết như vậy. Mắt không phải là kiết sử của sắc. Sắc không phải là kiết sử của mắt; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử… Ý không phải là kiết sử của các pháp, các pháp không phải là kiết sử của mắt; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử.

8) Này Hiền giả, Thế Tôn có mắt. Với con mắt, Thế Tôn thấy sắc. Tham dục không có nơi Thế Tôn. Khéo giải thoát là tâm Thế Tôn… Này Hiền giả, Thế Tôn có ý. Với ý, Thế Tôn biết pháp. Tham dục không có nơi Thế Tôn. Khéo giải thoát là tâm Thế Tôn.

9) Này Hiền giả, với pháp môn này cần phải hiểu biết như vậy. Mắt không phải là kiết sử của các sắc, các sắc không phải là kiết sử của mắt; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử… Ý không phải là kiết sử của các pháp, các pháp không phải là kiết sử của ý; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử.

  1. VI. Kàmabhù (S.iv,165)

(Tôn giả Kàmabhù đi đến Tôn giả Ananda và hỏi cùng một câu và được trả lời tương tự như kinh trước).

  1. VII. Udàyi (S.iv,166)

1) Một thời Tôn giả Ananda và Tôn giả Udàyi trú ở Kosambi, tại vườn Ghosita.

2) Rồi Tôn giả Udàyi, vào buổi chiều, từ chỗ tịnh cư đứng dậy, đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến nói lên với Tôn giả Ananda những lời chào đón hỏi thăm… rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Udàyi thưa với Tôn giả Ananda:

— Thưa Hiền giả Ananda, như Thế Tôn dùng nhiều phương tiện đã nói lên, đã khai mở, đã nêu rõ thân này là vô ngã. Có thể chăng, cũng như vậy tuyên bố, tuyên thuyết, tường thuyết, khai hiển, khai thị, phân biệt, minh hiển, minh thị rằng thức này cũng vô ngã?

— Này Hiền giả Udàyi, như Thế Tôn dùng nhiều pháp môn đã nói lên, đã khai mở, đã nêu rõ thân này là vô ngã. Cũng như vậy, có thể tuyên bố, tuyên thuyết, tường thuyết, khai hiển, khai thị, phân biệt, minh hiển, minh thị rằng thức này cũng vô ngã.

4-8) Này Hiền giả, có phải do duyên mắt và các sắc khởi lên nhãn thức?

— Thưa phải, Hiền giả.

— Này Hiền giả, do nhân nào, do duyên nào khởi lên nhãn thức, nếu nhân ấy, nếu duyên ấy một cách toàn diện, dưới mọi hình thức, được đoạn diệt hoàn toàn, không có dư tàn, thời nhãn thức có thể nêu rõ được không?

— Thưa không, Hiền giả.

— Với pháp môn này, Thế Tôn đã tuyên thuyết, đã khai mở, đã nêu rõ thức này là vô ngã… Có phải do duyên tai và các tiếng khởi lên nhĩ thức?… Có phải do duyên mũi và các hương khởi lên tỷ thức?… Có phải do duyên lưỡi và các vị khởi lên thiệt thức?… Có phải do duyên thân và các xúc khởi lên thân thức?…

9) Này Hiền giả, có phải do duyên ý và các pháp khởi lên ý thức?

— Thưa phải, Hiền giả.

— Này Hiền giả, do nhân nào, do duyên nào khởi lên ý thức, nếu nhân ấy, nếu duyên ấy một cách toàn diện, dưới mọi hình thức, được đoạn diệt hoàn toàn, không có dư tàn, thời ý thức có thể nêu rõ được không?

— Thưa không, Hiền giả.

— Với pháp môn này, thưa Hiền giả, Thế Tôn đã tuyên thuyết, đã khai mở, đã nêu rõ thức này là vô ngã.

10) Ví như, này Hiền giả, một người cần dùng lõi cây, tìm cầu lõi cây, đi tìm lõi cây, cầm cây búa sắc bén đi vào trong rừng. Ở đấy, người này thấy một thân cây chuối lớn, thẳng, mới lớn và cao. Người ấy chặt đứt rễ cây, chặt đứt xong, người ấy chặt ngọn. Sau khi chặt ngọn, người ấy lột vỏ ngoài ra. Người ấy ở đây không tìm được giác cây, còn nói gì lõi cây.

11) Cũng vậy, này Hiền giả, Tỷ-kheo trong sáu xúc xứ, không quán thấy có tự ngã và thuộc ngã. Do thấy như vậy, vị ấy không chấp thủ một cái gì ở trong đời. Do không chấp thủ, vị ấy không tham luyến. Do không tham luyến, vị ấy tự mình hoàn toàn tịch tịnh. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

  1. VIII. Với Lửa Cháy (S.iv,168)

1) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về pháp môn lửa cháy, pháp môn Chánh pháp. Hãy lắng nghe. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp môn lửa cháy, pháp môn Chánh pháp?

2) Thật tốt hơn, này các Tỷ-kheo, nếu nhãn căn bị hủy hoại với một cây kim bằng sắt nung đỏ, hừng cháy, rực cháy, cháy lửa ngọn. Như vậy, không có chấp thủ tướng riêng, không chấp thủ tướng chung đối với các sắc do mắt nhận thức, này các Tỷ-kheo, thức có thể vững trú, kiên trú, bị trói buộc bởi vị ngọt tướng chung hay bị trói buộc bởi vị ngọt tướng riêng. Trong thời gian ấy, nếu mệnh chung, thời sự kiện này xảy ra: Ði thác sanh vào một trong hai sanh thú này: địa ngục hay bàng sanh.

3) Này các Tỷ-kheo, do thấy nguy hiểm này, Ta nói như vầy: Thật tốt hơn, này các Tỷ-kheo, nếu nhĩ căn bị hủy hoại với một cái dùi bằng sắt nung đỏ, hừng cháy, rực cháy, cháy lửa ngọn. Như vậy, không chấp thủ tướng riêng, không chấp thủ tướng chung đối với các tiếng do tai nhận thức, này các Tỷ-kheo, thức có thể vững trú, kiên trú, bị trói buộc bởi vị ngọt tướng chung, hay bị trói buộc bởi vị ngọt tướng riêng. Trong thời gian ấy, nếu mệnh chung, thời sự kiện này có thể xảy ra: Ði thác sanh vào một trong hai sanh thú này: địa ngục hay bàng sanh.

4-6) Này các Tỷ-kheo, do thấy nguy hiểm này, Ta nói như vầy: Thật tốt hơn, này các Tỷ-kheo, nếu tỷ căn bị phá hủy với một cái kềm sắc bén, bị hừng cháy, rực cháy, cháy lửa ngọn… nếu thiệt căn bị hủy hoại với một con dao sắc bén hừng cháy, rực cháy, cháy lửa ngọn… nếu thân căn bị hủy hoại với một cái kiếm sắc bén, hừng cháy, rực cháy, cháy lửa ngọn…

7) Này các Tỷ-kheo, do thấy nguy hiểm này, Ta nói như vầy: Thật tốt hơn là nằm ngủ. Nằm ngủ, Ta nói rằng là trống không đối với các loài có sinh mạng. Ta nói rằng là vô quả đối với các loài có sanh mạng. Ta nói rằng là mù mờ đối với các loài có sanh mạng. Vì rằng nếu ngủ, thời không có suy nghĩ những vấn đề để có thể bị những vấn đề tư duy chinh phục, để có thể phá hòa hợp Tăng. Này các Tỷ-kheo, thấy sự trống không của nằm ngủ và sự nguy hiểm của tỉnh thức, Ta nói như vậy.

8) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Hãy dừng lại, chớ để nhãn căn bị hủy hoại với một cây kim bằng sắt nung đỏ, hừng cháy, rực cháy, cháy lửa ngọn. Ta hãy tác ý như sau: ‘Ðây, mắt là vô thường. Các sắc là vô thường. Nhãn thức là vô thường. Nhãn xúc là vô thường. Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là vô thường’.

9) Hãy dừng lại, chớ để nhĩ căn bị hủy hoại với một cái dùi bằng sắt nung đỏ, hừng cháy, rực cháy, cháy lửa ngọn. Ta hãy tác ý như sau: ‘Ðây, tai là vô thường. Các tiếng là vô thường. Nhĩ thức là vô thường. Nhĩ xúc là vô thường. Phàm duyên nhĩ xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là vô thường’.

10) Hãy dừng lại, chớ để tỷ căn bị hủy hoại với một cái kềm bằng sắc bén bị hừng cháy, rực cháy, cháy lửa ngọn. Ta hãy tác ý như sau: ‘Ðây, mũi là vô thường. Các hương là vô thường. Tỷ thức là vô thường. Tỷ xúc là vô thường. Phàm duyên tỷ xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là vô thường’.

11) Hãy dừng lại, chớ để thiệt căn bị hủy hoại bởi một con dao sắc bén, hừng cháy, rực cháy, cháy lửa ngọn. Ta hãy tác ý như sau: ‘Ðây, lưỡi là vô thường. Các vị là vô thường. Thiệt thức là vô thường, thiệt xúc là vô thường. Phàm duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là vô thường’.

12) Hãy dừng lại, chớ để thân căn bị hủy hoại bởi một lưỡi kiếm sắc bén, hừng cháy, rực cháy, cháy lửa ngọn. Ta hãy tác ý như sau: ‘Ðây, thân căn là vô thường. Các xúc là vô thường. Thân thức là vô thường, thân xúc là vô thường. Phàm duyên thân xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là vô thường’.

13) Hãy dừng lại, chớ nằm ngủ. Ta hãy tác ý như sau: ‘Ðây, ý căn là vô thường. Các pháp là vô thường. Ý thức là vô thường, ý xúc là vô thường. Phàm duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là vô thường'”.

14) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với các sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với nhãn xúc. Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy… nhàm chán đối với ý, nhàm chán đối với các pháp, nhàm chán đối với ý thức, nhàm chán đối với ý xúc. Phàm duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

15) Này các Tỷ-kheo, đây là pháp môn lửa cháy. Ðây là pháp môn Chánh pháp.

  1. IX. Ví Dụ Tay Và Chân (1) (S.iv,171)

1) — Nếu có các tay, này các Tỷ-kheo, thời có thấy lượm lên và đặt xuống. Nếu có chân, thời có thấy đi tới và đi lui. Nếu có tay chân, thời có thấy co lại và duỗi ra. Nếu có bụng, thời có thấy đói và khát.

2) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có mắt và do duyên nhãn xúc, thời khởi lên nội lạc, nội khổ… Nếu có ý, do duyên ý xúc thời khởi lên nội lạc, nội khổ.

3) Nếu không có các tay, này các Tỷ-kheo, thời không có thấy lượm lên và đặt xuống. Nếu không có chân, thời không có thấy đi tới và đi lui. Nếu không có tay chân, thời không có thấy co lại và duỗi ra. Nếu không có bụng, thời không có thấy đói và khát.

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, nếu không có mắt, không có duyên nhãn xúc, thời không khởi lên nội lạc, nội khổ… Nếu không có lưỡi, không có duyên thiệt xúc, thời không khởi lên nội lạc, nội khổ… Nếu không có ý, không có duyên ý xúc, thời không khởi lên nội lạc, nội khổ.

  1. X. Ví Dụ Tay Và Chân (2) (S.iv,172)

1-4) — Nếu có các tay, này các Tỷ-kheo, thời có lượm lên và đặt xuống. Nếu có chân, thời có đi tới và đi lui… Nếu không có ý và không có duyên ý xúc, thời không khởi lên nội lạc và nội khổ…

Tương Ưng Bộ – Samyutta Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt