2- LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM. QUYỂN MỘT

II- LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM

GHI CHÚ DẪN NHẬP

Trong Luận Thuyết này, các loại quan điểm sai lạc chính đề cập trong Kinh được chia nhóm và được bàn tới dưới năm đề mục hay phần. Các đề mục đó là:

i.         định nghĩa về quan điểm sai lạc,

ii.       các quan điểm sai lạc ấy được xây dựng trên nền tảng nào

iii.      phương cách qua đó quan điểm sai lạc chấp chặt lấy

iv.     các quan điểm sai lạc có thể được phân theo loại

v.       cách thức vận hành của quan điểm sai lạc

Còn có phần cuối cùng, đó là:

vi.     phương cách thoát khỏi quan điểm sai lạc

Trong những phần này, sự phân loại có nhiều trùng lắp và hoán thế nhau.

Năm phần chính trên vận hành theo ý nghĩa đại khái như sau:

(i) sự diễn giải lầm lạc là đặc tính của quan điểm sai lạc, như sự khẳng định ‘tôi’, ‘của tôi’, ‘tự ngã của tôi’ được khơi dậy từ (ii) năm tập hợp, rồi (iii) nó tác dụng như bụi cây rậm rạp, khó thoát ra được. (iv) Chẳng hạn, chính quan điểm sai lạc về bản ngã (sakkāyadiṭṭhi) vốn (v) giải thích sai năm tập hợp vì lấy chúng làm đối tượng. (vi) Thoát khỏi quan điểm sai lạc là chứng đạo lộ nhập giòng.

Các chi tiết thoạt trông có vẻ mơ hồ lẫn lộn trên đều nằm trong kiểu mẫu chính này. Bất cứ quan niệm ước đoán nào nghe nói đến có thể được phân tích theo phương pháp này.

Không phải tất cả các dữ kiện chính yếu về quan điểm sai lạc có trong Kinh đều được bàn ở đây; ví dụ, sự mô tả chi tiết về quan điểm có bản ngã của các đạo sư nào đó nói ở kinh Sāmaññaphala (Sa môn quả) của Dīgha Nikāya (D kinh số 2). Lý do là Luận Thuyết này không có mục đích tả lại các quan điểm đã được nêu ra, nhưng nhắm vào việc cung cấp một phương cách qua đó có thể phân loại được bất cứ quan điểm sai lạc nào; và vì nó tiếp nối các thí dụ trong phẩm đầu tiên của Dīgha Nikāya và phẩm thứ 102 của Majjhima Nikāya.

[LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM]
«Diṭṭhikathā»

[Tóm lược]

1. [135] Quan điểm là gì? Có bao nhiêu loại nền tảng của quan điểm? Có bao nhiêu loại ám ảnh vì quan điểm? Có bao nhiêu loại quan điểm? Có bao nhiêu loại giải thích lầm lạc vì quan điểm? Diệt trừ nền tảng của quan điểm là gì?

I.        Quan điểm là gì? Hiểu sai vì giải thích sai là quan điểm.

II.     Có bao nhiêu loại nền tảng của quan điểm? Có tám loại.

III.   Có bao nhiêu loại ám ảnh vì quan điểm? Có 18 loại.

IV.  Có bao nhiêu loại quan điểm? Có 16 loại.

V.     Có bao nhiêu loại giải thích lầm lạc vì quan điểm? Có 300 loại.

VI.  Diệt trừ nền tảng của quan điểm là gì? Đạo lộ nhập giòng là sự hủy diệt nền tảng của quan điểm.

[Phần I]

2. Quan điểm là hiểu sai vì giải thích sai là thế nào?

Hiểu sai vì giải thích sai vật thể như vầy: ‘Đây là của tôi, đây là tôi, đây là bản ngã của tôi’ (S xii 62, 5) là quan điểm sai lạc. Hiểu sai vì giải thích sai cảm nghiệm như vầy: ‘Đây là của tôi, đây là tôi, đây là bản ngã của tôi’ là quan điểm… Hiểu sai vì giải thích sai nhận thức… [và cứ thế với 198 ý niệm của 201 ý niệm liệt kê ở Luận I đ. 5, ngoại trừ ba khả năng gây ảnh hưởng (siêu thế) cuối cùng, cho đến]… [136-8]. Hiểu sai vì giải thích sai già và chết như vầy: ‘Đây là của tôi, đây là tôi, đây là bản ngã của tôi’ là quan điểm sai lạc.

Quan điểm sai lạc là hiểu sai vì giải thích sai như thế đấy.

[Phần II]

3. Tám loại nền tảng của quan điểm là gì?

Các tập hợp là nền tảng của quan điểm, vô minh là nền tảng của quan điểm, xúc…, nhận thức…, hướng tâm về đối tượng…, không suy xét kỹ lưỡng*…, bạn ác…, học hỏi từ ngoại đạo là nền tảng của quan điểm.

* ayoniso manisakāra.

4. Các tập hợp là nhân, các tập hợp là điều kiện, theo nghĩa nguồn sanh khởi [1] của quan điểm, như thế các tập hợp là nền tảng của quan điểm. Vô minh… Xúc… Nhận thức… Hướng tâm về đối tượng… không suy xét kỹ lưỡng… Bạn ác… học hỏi từ ngoại đạo là nguyên nhân, học hỏi từ ngoại đạo là điều kiện, theo nghĩa nguồn sanh khởi, cho sự sanh khởi của quan điểm sai lạc, như vậy học hỏi từ ngoại đạo là nền tảng của quan điểm sai lạc.

Đây là tám loại nền tảng của quan điểm.

[Phần III]

5. Mười tám loại ám ảnh vì quan điểm là gì?

Bất cứ quan điểm nào là nguồn cội đưa đến các quan điểm sai lạc, rừng quan điểm rậm rạp, trói buộc của quan điểm, mũi tên quan điểm, gò bó của quan điểm, trở ngại của quan điểm, nguy hiểm ngầm của quan điểm, khuynh hướng ngủ ngầm của quan điểm, thiêu đốt của quan điểm, cơn sốt (nhiệt tình) của quan điểm, nút thắt của quan điểm, bám níu lấy quan điểm, giải thích sai vì quan điểm, hiểu sai vì quan điểm.

Đây là mười tám loại ám ảnh vì quan điểm. [139]

[Phần IV]

6. Mười sáu loại quan điểm là gì?

Đó là:

i.         quan điểm thỏa mãn (khoái lạc)

ii.       quan điểm về ngã,

iii.      quan điểm sai lạc,

iv.     quan điểm chấp ngã,*

* sakkāya

v.       quan điểm trường cửu dựa trên chấp ngã

vi.     quan điểm đoạn diệt dựa trên chấp ngã

vii.    quan điểm hữu hạn

viii.  quan điểm quá khứ hữu hạn

ix.     quan điểm tương lai hữu hạn

x.       quan điểm kết buộc [gây thiệt hại]

xi.     quan điểm ràng buộc với ngã mạn ‘Tôi’

xii.    quan điểm ràng buộc với ngã mạn ‘của Tôi’

xiii.  quan điểm liên kết với các chủ trương về bản ngã

xiv.  quan điểm liên kết với các chủ trương về thế giới

xv.   quan điểm hiện hữu [trường cửu]

xvi.  quan điểm không hiện hữu [đoạn diệt]

Đây là mười sáu loại quan điểm.

[Phần V]

7. Qua quan điểm thoả mãn, có sự giải thích sai theo bao nhiêu khía cạnh?

Qua quan điểm về ngã, có sự giải thích sai theo bao nhiêu khía cạnh?

… qua quan điểm sai lạc, … ?

… qua quan điểm chấp ngã, … ?

… qua quan điểm trường cửu dựa trên chấp ngã, … ?

… qua quan điểm đoạn diệt dựa trên chấp ngã, … ?

… qua quan điểm hữu hạn, … ?

… qua quan điểm quá khứ hữu hạn, … ?

… qua quan điểm tương lai hữu hạn, … ?

… qua quan điểm kết buộc [gây thiệt hại] , … ?

… qua quan điểm ràng buộc với ngã mạn ‘Tôi’, … ?

… qua quan điểm ràng buộc với ngã mạn ‘của Tôi’, … ?

… qua quan điểm liên kết với các chủ trương về bản ngã, … ?

… qua quan điểm liên kết với các chủ trương về thế giới, … ?

… qua quan điểm về hiện hữu [trường cửu], …?

Qua quan điểm không hiện hữu [đoạn diệt], có sự giải thích sai theo bao nhiêu khía cạnh?

Qua quan điểm thoả mãn, có sự giải thích sai theo 35 khía cạnh.

Qua quan điểm về ngã, có sự giải thích sai theo 20 khía cạnh.

Qua quan điểm sai lạc, có sự giải thích sai theo 10 khía cạnh.

… qua quan điểm chấp ngã, có giải thích sai theo 20 khía cạnh.

… qua quan điểm trường cửu dựa trên chấp ngã, có sự giải thích sai theo 15 khía cạnh.

… qua quan điểm đoạn diệt dựa trên chấp ngã, có sự giải thích sai theo 5 khía cạnh.

… qua quan điểm hữu hạn, có sự giải thích sai theo 50 khía cạnh.

… qua quan điểm quá khứ hữu hạn, có sự giải thích sai theo 18 khía cạnh.

… qua quan điểm tương lai hữu hạn, có sự giải thích sai theo 44 khía cạnh.

… qua quan điểm kết buộc, có sự giải thích sai theo 18 khía cạnh.

… qua quan điểm ràng buộc với ngã mạn ‘Tôi’, có sự giải thích sai theo 18 khía cạnh.

… qua quan điểm ràng buộc với ngã mạn ‘của Tôi’, có sự giải thích sai theo 18 khía cạnh.

… qua quan điểm liên kết với các chủ trương về bản ngã, có sự giải thích sai theo 20 khía cạnh. [140]

… qua quan điểm liên kết với các chủ trương về thế giới, có sự giải thích sai theo 8 khía cạnh.

… qua quan điểm về hiện hữu, có sự giải thích sai theo 1 khía cạnh.

Qua quan điểm không hiện hữu, có sự giải thích sai theo 1 khía cạnh.

(i)

8. Qua quan điểm thoả mãn (khoái lạc), có sự giải thích sai theo 35 khía cạnh nào?

(1) ‘Bất cứ lạc và hỉ nào khởi lên do tùy thuộc vào vật thể là thỏa mãn của vật thể’ (S iii 28), và bất cứ nhận biết lầm lạc nào và bất cứ giải thích lầm lạc nào [về thỏa mãn đó] là quan điểm sai lạc. Quan điểm đó không phải là thỏa mãn, thỏa mãn đó không phải là quan điểm; quan điểm là một và thỏa mãn là một cái khác; quan điểm [cùng với] sự thỏa mãn được gọi là quan điểm thỏa mãn (khoái lạc).

9. Quan điểm thỏa mãn (khoái lạc) là quan điểm sai lạc; quan điểm sai lạc là quan điểm lầm lẫn. Người có quan điểm lầm lẫn đó sai trái trong quan điểm của người ấy. Không nên tu tập với, lai vãng hay sùng kính người lầm lẫn trong quan điểm. Tại sao không? Tại vì quan điểm của vị ấy đã bị uế nhiễm.

10. Bất cứ lòng tham muốn có quan điểm đều không phải là quan điểm, và quan điểm không phải là lòng tham; quan điểm là một và lòng tham là một cái khác; quan điểm [cùng với] lòng tham được gọi là lòng tham muốn có quan điểm. Người có quan điểm đó và lòng tham đó là người bị [lòng tham muốn có] quan điểm thiêu đốt. Tặng vật dâng cúng đến người bị [lòng tham muốn có] quan điểm thiêu đốt đó không mang lại phước báu lớn lao hay lợi ích lớn lao. Tại sao không? Tại vì quan điểm của vị ấy đã bị uế nhiễm.

11. Quan điểm thỏa mãn (khoái lạc) là quan điểm sai lạc; người có quan điểm sai lạc sẽ sanh vào hai nơi, đó là: địa ngục hay cõi súc sanh. Khi một người có quan điểm sai lạc, các việc làm thuộc thân miệng ý được thi hành và hoàn tất theo quan điểm sai lạc đó, và bất cứ chủ ý nào, nguyện vọng nào, ước nguyện nào và hành vi tạo quả nào của vị ấy là tất cả các trạng thái đưa đến điều không mong mỏi, không ước nguyện, đưa đến điều không hoan hỉ đón mừng, đưa đến tổn hại, và đưa đến khổ đau. Tại sao thế? Tại vì quan điểm của vị ấy đã bị uế nhiễm.

12. Như khi hạt giống nimba hay hạt giống kosataki hay hạt mướp đắng được gieo vào đất ướt và hạt giống ấy hút hết bất cứ phân bón hữu cơ đặc hay lỏng ở đấy, [141] tất cả đưa đến chất đắng, đến chất chua nồng, đến không thỏa mãn. Tại sao thế? Tại vì hạt giống đã bị uế nhiễm, cũng thế, người có quan điểm sai lạc sẽ sanh vào hai nơi; … [lập lại như trên] … Tại sao thế? Tại vì quan điểm của vị ấy đã bị uế nhiễm.

13. Quan điểm thỏa mãn (khoái lạc) là quan điểm sai lạc. Quan điểm sai lạc là nguồn đưa đến các quan điểm, rừng quan điểm rậm rạp, [lập lại như ở đ. 5] … hiểu sai vì quan điểm.

14-17. (2)-(5) Bất cứ lạc và hỉ nào khởi lên do tùy thuộc vào cảm nghiệm … [và cứ thế, lập lại đ. 8 cho bốn tập hợp còn lại].

18-23. (6)-(11) Bất cứ lạc và hỉ nào khởi lên do tùy thuộc vào mắt … [và cứ thế, với các giác quan còn lại].

24-29. (12)-(17) Bất cứ lạc hỉ nào khởi lên do tùy thuộc vào đối tượng của mắt … [và cứ thế, với mỗi đối tượng của từng giác quan còn lại].

30-35. (18)-(23) Bất cứ lạc và hỉ nào khởi lên do tùy thuộc vào nhận biết từ mắt … [và cứ thế, với mỗi nhận biết còn lại của 6 nhận biết].

36-41. (24)-(29) Bất cứ lạc và hỉ nào khởi lên do tùy thuộc vào xúc chạm ở mắt … [và cứ thế, với mỗi xúc chạm ở từng giác quan còn lại của 6 giác quan].

42-47. (30)-(35) Bất cứ lạc và hỉ nào khởi lên do tùy thuộc vào cảm giác do xúc chạm ở mắt sanh… [và cứ thế, với từng loại của 6 loại cảm giác còn lại].

Quan điểm thỏa mãn (khoái lạc) là quan điểm sai lạc. Quan điểm sai lạc là nguồn cội đưa đến các quan điểm, rừng quan điểm rậm rạp, [lập lại như ở cuối đ. 9] … hiểu sai vì quan điểm. [143]

48. [Quan điểm sai lạc như thế] là sự trói buộc cho tâm bị ám ảnh theo 18 khía cạnh [bắt đầu từ nguồn cội đưa đến các quan điểm]. [Nhưng] có những kết buộc cũng là quan điểm sai lạc, có những kết buộc không phải là quan điểm.

Những kết buộc nào cũng là quan điểm sai lạc? Quan điểm [sai lạc] cho ngã hiện hữu trường tồn, và hiểu sai về giới và nghi lễ. Đây là những kết buộc cũng là quan điểm sai lạc.

Những kết buộc nào không phải là quan điểm? Những kết buộc của ham muốn ái dục, của chống đối, của ngã mạn (tự hào), của hoài nghi, của khao khát trở thành, của đố kỵ, của tham vô độ, của khuynh hướng ngủ ngầm, của vô minh… Những kết buộc này không phải là quan điểm.

Qua quan điểm thỏa mãn (khoái lạc), có sự giải thích sai theo 35 khía cạnh.

(ii)

49. Qua quan điểm về ngã, có sự giải thích sai theo bao nhiêu khía cạnh?

Ở đây một người thế tục thiếu hiểu biết* không kính trọng các bậc Thánh, không biết gì về Giáo Pháp Chân Chánh của các bậc Thánh, không được huân tập theo Giáo Pháp Chân Chánh của các bậc Thánh, không kính trọng hiền nhân, không biết gì về Giáo Pháp Chân Chánh của các hiền nhân, không được huân tập theo Giáo Pháp Chân Chánh của các hiền nhân,

(1) coi vật thể là ngã, hay (2) cho ngã có vật thể, hay (3) vật thể ở trong ngã, hay (4) ngã trong vật thể; hay (5) coi cảm nghiệm là ngã, hay (6) cho ngã có cảm nghiệm, hay (7) cảm nghiệm ở trong ngã, hay (8) ngã trong cảm nghiệm; hay (9) coi nhận thức là ngã, hay (10) cho ngã có nhận thức, hay (11) nhận thức ở trong ngã, hay (12) ngã trong nhận thức; hay (13) coi tạo lập tâm trạng là ngã, hay (14) cho ngã có tạo lập tâm trạng, hay (15) tạo lập tâm trạng ở trong ngã, hay (16) ngã trong tạo lập tâm trạng; hay (17) coi thức là ngã, hay (18) cho ngã có thức, hay (19) thức ở trong ngã, hay (20) ngã trong thức. (đọc S iii 46f.)

* ‘thế tục’ có nghĩa tạo ra nhiều nhiễm lậu, còn nhận thức sai lạc; ‘thiếu hiểu biết’ có nghĩa không có cơ hội học hỏi kinh điển, không biết được sự chứng đắc quả vị cao [Asḷ 348-349].

50. (1) Người ấy coi vật thể là ngã như thế nào? Ở đây có người coi đề mục thiền bằng đất như vầy ‘Đề mục thiền bằng đất là gì thì ta là cái đó; ta là gì thì đề mục thiền bằng đất là cái đó’, và vị ấy thấy đề mục thiền bằng đất và ngã giống nhau. Cũng như người thấy ngọn lửa của cây đèn đã thắp lên và mầu lửa của nó giống nhau, như thế ‘Ngọn lửa là cái gì, [144] thì mầu lửa là cái đó; mầu lửa là cái gì, ngọn lửa là cái đó’, cũng thế, ở đây có người coi… giống nhau.

Quan điểm là hiểu sai vì giải thích sai. Quan điểm không phải là nền tảng và nền tảng không phải là quan điểm; quan điểm là một cái, nền tảng là một cái khác. Quan điểm này [cùng với] nền tảng là loại quan điểm đầu tiên về ngã lấy vật thể làm nền tảng.

51. Các quan điểm về ngã là quan điểm sai lạc, … [lập lại đđ 9-13].

52. [Quan điểm sai lạc như thế] là sự trói buộc cho tâm … [lập lại đ. 48].

53-55. Ở đây có người coi đề mục thiền bằng nước là ngã … [như ở đđ 50-52].

56-58. Ở đây có người coi đề mục thiền bằng lửa là ngã …

59-61. Ở đây có người coi đề mục thiền bằng gió là ngã …

62-64. Ở đây có người coi đề mục thiền mầu xanh là ngã …

65-67. Ở đây có người coi đề mục thiền mầu vàng là ngã …

68-70. Ở đây có người coi đề mục thiền mầu đỏ là ngã …

71-73. Ở đây có người coi đề mục thiền mầu trắng là ngã …

Người ấy coi vật thể là ngã như thế đấy.

74. (2) Người ấy coi ngã có vật thể như thế nào?[2]

Ở đây có người coi cảm nghiệm… nhận thức… tạo lập tâm trạng… thức là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng cái ngã này của tôi có vật thể nhờ vật thể này’ và coi ngã có vật thể như thế. Giống như cây có bóng mát, cũng thế người ấy có thể nói ‘Đây là cây, đây là bóng mát; cây là một cái, bóng mát là một cái khác; nhưng cây này có bóng mát nhờ bóng mát ấy’ và như thế coi cây có bóng mát, cũng thế, ở đây có người thấy… có vật thể.

Quan điểm là hiểu sai vì giải thích sai. Quan điểm không phải là nền tảng và nền tảng không phải là quan điểm; quan điểm là một cái, nền tảng là một cái khác. Quan điểm này [cùng với] nền tảng là loại quan điểm thứ hai về ngã lấy vật thể làm nền tảng.

75. Các quan điểm về ngã là quan điểm sai lạc…

76. [Quan điểm sai lạc như thế] là sự trói buộc cho tâm …

Người ấy coi ngã có vật thể như thế đấy. [145]

77. (3) Người ấy coi vật thể ở trong ngã như thế nào? Ở đây có người coi cảm nghiệm… nhận thức… tạo lập tâm trạng… thức là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng vật thể này nằm trong ngã ấy và như vậy coi vật thể ở trong ngã. Giống như đóa hoa có hương, cũng thế người ấy có thể nói ‘Đây là hoa, đây là hương; hoa là một cái, hương là một cái khác; nhưng hương này ở trong hoa này’, và như thế coi hương ở trong hoa, cũng thế, ở đây có người thấy… vật thể ở trong ngã.

Hiểu sai vì giải thích sai là quan điểm. Quan điểm không phải là nền tảng và nền tảng không phải là quan điểm; quan điểm là một cái, nền tảng là một cái khác. Quan điểm này [cùng với] nền tảng là loại quan điểm thứ ba về ngã lấy vật thể làm nền tảng.

78. Các quan điểm về ngã là quan điểm sai lạc…

79. [Quan điểm sai lạc như thế] là sự trói buộc cho tâm …

Người ấy coi vật thể ở trong ngã như thế đấy.

80. (4) Người ấy coi ngã trong vật thể như thế nào? Ở đây có người coi cảm nghiệm… nhận thức… tạo lập tâm trạng… thức là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng ngã của tôi nằm trong vật thể này và như vậy coi ngã ở trong vật thể. Giống như đá quý cất trong hộp, cũng thế người ấy có thể nói ‘Đây là đá quý, đây là hộp; đá quý là một cái, hộp là một cái khác; nhưng đá quý này ở trong hộp này’, và như thế coi đá quý ở trong hộp, cũng thế, ở đây có người thấy… ngã trong vật thể.

Hiểu sai vì giải thích sai là quan điểm… Quan điểm này [cùng với] nền tảng là loại quan điểm thứ tư về ngã lấy vật thể làm nền tảng.

81. Các quan điểm về ngã là quan điểm sai lạc…

82. [Quan điểm sai lạc như thế] là sự trói buộc cho tâm …

Người ấy coi ngã ở trong vật thể như thế đấy.

83. (5) Người ấy coi cảm nghiệm là ngã như thế nào? Ở đây có người coi cảm nghiệm sanh do xúc chạm với mắt, … cảm nghiệm sanh do xúc chạm với tai,… cảm nghiệm sanh do xúc chạm với mũi,… cảm nghiệm sanh do xúc chạm với lưỡi,… cảm nghiệm sanh do xúc chạm với thân,… cảm nghiệm sanh do xúc chạm với ý là ngã [146] như vầy ‘Cảm nghiệm sanh do xúc chạm với ý là gì, thì ta là cái đó; cái ta là gì thì cảm nghiệm sanh do xúc chạm với ý là cái đó’, và người ấy coi cảm nghiệm sanh do xúc chạm với ý và ngã giống như nhau. Giống như … [tỉ dụ như ở đ. 50]… cũng thế, ở đây có người coi… giống như nhau.

Quan điểm này [cùng với] nền tảng là loại quan điểm đầu tiên về ngã lấy cảm nghiệm làm nền tảng.

84. Các quan điểm về ngã là quan điểm sai lạc…

85. [Quan điểm sai lạc như thế] là sự trói buộc cho tâm …

Người ấy coi cảm nghiệm là ngã như thế đấy.

86-88. (6) Người ấy coi ngã có cảm nghiệm như thế nào?

Ở đây có người coi nhận thức… tạo lập tâm trạng… thức… vật thể là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng cái ngã này của tôi có cảm nghiệm bằng cảm nghiệm này’ và như thế coi ngã có cảm nghiệm. Giống như… [hoàn tất như ở đđ 74-76 với  cùng tỉ dụ và những thay đổi thích hợp].

Người ấy coi ngã có cảm nghiệm như thế đấy.

89-91. (7) Người ấy coi cảm nghiệm ở trong ngã như thế nào?

Ở đây có người coi nhận thức… tạo lập tâm trạng… thức… vật thể là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng cảm nghiệm này ở trong ngã này’ và như thế coi cảm nghiệm ở trong ngã. Giống như… [lấy tỉ dụ ở đ. 77].

Người ấy coi cảm nghiệm ở trong ngã như thế đấy.

92-94. (8) Người ấy coi ngã ở trong cảm nghiệm như thế nào?

Ở đây có người coi nhận thức… tạo lập tâm trạng… thức… vật thể là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng ngã này của tôi ở trong cảm nghiệm này’ và như thế coi ngã ở trong cảm nghiệm. Giống như… [lấy tỉ dụ ở đ. 80].

Người ấy coi ngã ở trong cảm nghiệm như thế đấy.

95-97. (9) Người ấy coi nhận thức là ngã như thế nào? Ở đây có người coi nhận thức sanh do xúc chạm với mắt… nhận thức sanh do xúc chạm với tai… nhận thức sanh do xúc chạm với mũi… nhận thức sanh do xúc chạm với lưỡi… nhận thức sanh do xúc chạm với thân… nhận thức sanh do xúc chạm với ý là ngã như vầy… [147]

Người ấy coi nhận thức là ngã như thế đấy.

98-100. (10) Người ấy coi ngã có nhận thức như thế nào?

Ở đây có người coi tạo lập tâm trạng… thức… vật thể… cảm nghiệm là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng cái ngã này của tôi có nhận thức nhờ vào nhận thức này’ và như thế coi ngã có nhận thức. Giống như…

Người ấy coi ngã có nhận thức như thế đấy.

101-103. (11) Người ấy coi nhận thức trong ngã như thế nào?

Ở đây có người coi tạo lập tâm trạng… thức… vật thể… cảm nghiệm là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng nhận thức này ở trong ngã này’ và như thế coi nhận thức ở trong ngã. Giống như…

Người ấy coi nhận thức ở trong ngã như thế đấy.

104-106. (12) Người ấy coi ngã ở trong nhận thức như thế nào?

Ở đây có người coi tạo lập tâm trạng… thức… vật thể… cảm nghiệm là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng ngã này của tôi ở trong nhận thức này’ và như thế coi ngã ở trong nhận thức. Giống như…

Người ấy coi ngã ở trong nhận thức là như thế đấy.

107-109. (13) Người ấy coi tạo lập tâm trạng là ngã như thế nào? Ở đây có người coi tác ý sanh do xúc chạm với mắt… tác ý sanh do xúc chạm với ý là ngã như vầy… ‘Tác ý sanh do xúc chạm với ý là gì…’ là giống như nhau. Giống như…

Người ấy coi tạo lập tâm trạng là ngã như thế đấy.

110-112. (14) Người ấy coi ngã có tạo lập tâm trạng như thế nào?

Ở đây có người coi thức… nhận thức là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng cái ngã này của tôi có tạo lập tâm trạng nhờ vào tạo lập tâm trạng này’ và như thế coi ngã có tạo lập tâm trạng. Giống như…

Người ấy coi ngã có tạo lập tâm trạng như thế đấy. [148]

113-115. (15) Người ấy coi tạo lập tâm trạng ở trong ngã như thế nào?

Ở đây có người coi thức… nhận thức là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng những tạo lập tâm trạng này ở trong ngã này’ và như thế coi tạo lập tâm trạng ở trong ngã. Giống như…

Người ấy coi tạo lập tâm trạng ở trong ngã như thế đấy.

116-118. (16) Người ấy coi ngã ở trong tạo lập tâm trạng như thế nào?

Ở đây có người coi thức… nhận thức là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng ngã này của tôi ở trong những tạo lập tâm trạng này’ và như thế coi ngã ở trong tạo lập tâm trạng. Giống như…

Người ấy coi ngã ở trong tạo lập tâm trạng như thế đấy.

119-121. (17) Người ấy coi thức là ngã như thế nào? Ở đây có người coi nhận biết từ mắt… nhận biết từ tai… nhận biết từ mũi… nhận biết từ lưỡi… nhận biết từ thân… nhận biết từ ý là ngã như vầy ‘Nhận biết từ ý là gì thì ta là cái đó; ta là gì thì nhận biết từ ý là cái đó’, và vị ấy coi nhận biết từ ý và ngã giống như nhau. Giống như một người thấy ngọn lửa của cây đèn đã thắp lên…

Người ấy coi thức là ngã như thế đấy.

122-124. (18) Người ấy coi ngã có thức như thế nào?

Ở đây có người coi vật thể… cảm nghiệm… nhận thức… tạo lập tâm trạng là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng cái ngã này của tôi có thức bằng thức này’ và như thế coi ngã có thức. Giống như có một cây…

Người ấy coi ngã có thức như thế đấy.

125-127. (19) Người ấy coi thức ở trong ngã như thế nào?

Ở đây có người coi vật thể… tạo lập tâm trạng là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng thức này ở trong ngã này’ và như thế coi thức ở trong ngã. Giống như đóa hoa có hương…

Người ấy coi thức ở trong ngã như thế đấy.

128. (20) Người ấy coi ngã ở trong thức như thế nào?

Ở đây có người coi vật thể… tạo lập tâm trạng là ngã. Người ấy nghĩ rằng ‘Đây là bản ngã của tôi, nhưng bản ngã này của tôi ở trong thức này’ và như thế coi [149] ngã ở trong thức. Giống như có viên đá quý… thức ở trong ngã.

Người ấy coi ngã ở trong thức như thế đấy.

Hiểu sai vì giải thích sai là quan điểm… Quan điểm này [cùng với] nền tảng là loại quan điểm thứ tư về ngã lấy thức làm nền tảng.

129. Quan điểm về ngã là quan điểm sai lạc… [như ở đđ 9-13]… hiểu sai vì các quan điểm.

130. [Quan điểm sai lạc như thế] là sự trói buộc cho tâm… [như ở đ. 48]… Những kết buộc này không phải là quan điểm.

Người ấy coi thức ở trong ngã như thế đấy.

Qua quan điểm về ngã, có sự giải thích sai theo 20 khía cạnh này.

(iii)

131. Qua quan điểm sai lạc, có sự giải thích sai theo 10 khía cạnh nào?

(1) Không có thí thực: đây là một nền tảng. Hiểu sai vì giải thích sai do quan điểm sai lạc nhìn nhận như thế là quan điểm. Quan điểm không phải là nền tảng và nền tảng không phải là quan điểm; quan điểm là một cái, nền tảng là một cái khác. Quan điểm này [cùng với] nền tảng là loại quan điểm sai lạc thứ nhất có nền tảng sai lạc. (đọc D i 86).

132. Quan điểm sai lạc là quan điểm lầm lẫn. Người có… [và cứ thế như ở đ. 9 cho đến]… hiểu sai vì các quan điểm.

133. [Quan điểm sai lạc như thế] là sự trói buộc cho tâm… [và cứ thế như ở đ. 48 cho đến]… Những kết buộc này không phải là quan điểm.

134-136. (2) Không có cúng dường: đây là một nền tảng…

137-139. (3) Không có tế lễ: đây là một nền tảng…

140-142. (4) Không có quả của hành vi thiện ác: đây là một nền tảng…

143-145. (5) Không có đời này: đây là một nền tảng…

146-148. (6) Không có đời sau: đây là một nền tảng…

149-151. (7) Không có mẹ: đây là một nền tảng…

152-154. (8) Không có cha: đây là một nền tảng…

155-157. (9) Không có loài hóa sanh*: đây là một nền tảng…

*opapātika.

158. (10) Không có các sa môn và brahmans thiện đức tự ngộ nhờ trí trực chứng và công bố cho thế giới này và thế giới khác: đây là một nền tảng… Quan điểm này [cùng với] nền tảng là loại quan điểm sai lạc thứ mười có nền tảng sai lạc.

159. Quan điểm sai lạc là quan điểm lầm lẫn. Người có… hiểu sai vì các quan điểm.

160. [Quan điểm sai lạc như thế] là sự trói buộc cho tâm… Những kết buộc này không phải là quan điểm.

Qua quan điểm sai lạc, có sự giải thích sai theo 10 khía cạnh này.

(iv)

161. Qua quan điểm chấp ngã, có sự giải thích sai theo 20 khía cạnh nào ?

Ở đây một người thế tục thiếu hiểu biết… [và cứ thế như ở đ. 49]… hay (20) ngã trong thức.

162-222. (1) Người ấy coi vật thể là ngã như thế nào? Ở đây có người… [lập lại đđ 50-130]… [150]

Qua quan điểm chấp ngã, có sự giải thích sai theo 20 khía cạnh này.

(v)

223. Qua quan điểm trường cửu dựa trên chấp ngã, có sự giải thích sai theo 15 khía cạnh nào ?

Ở đây một người thế tục thiếu hiểu biết… [và cứ thế như ở đ. 49] …

(1) coi ngã có vật thể, hay (2) vật thể ở trong ngã, hay (3) ngã ở trong vật thể; hay (4) coi ngã có cảm nghiệm, hay (5) cảm nghiệm ở trong ngã, hay (6) ngã ở trong cảm nghiệm; hay (7) coi ngã có nhận thức, hay (8) nhận thức ở trong ngã, hay (9) ngã ở trong nhận thức; hay (10) coi ngã có tạo lập tâm trạng, hay (11) tạo lập tâm trạng ở trong ngã, hay (12) ngã ở trong tạo lập tâm trạng; hay (13) coi ngã có thức, hay (14) thức ở trong ngã, hay (15) ngã ở trong thức.

224-284. (1) Người ấy coi ngã có vật thể như thế nào? Ở đây có người… [lập lại đđ 74-82, 86-94, 98-106, 110-118, 122-130]…

Qua quan điểm trường cửu dựa trên chấp ngã, có sự giải thích sai theo 15 khía cạnh này.

(vi)

285. Qua quan điểm đoạn diệt dựa trên chấp ngã, có sự diễn giải sai lạc theo 5 khía cạnh nào?

Ở đây một người thế tục thiếu hiểu biết… [và cứ thế như ở đ. 49] … (1) coi vật thể là ngã… hay (2) cảm nghiệm là ngã… hay (3) nhận thức là ngã… hay (4) tạo lập tâm trạng là ngã… hay (5) thức là ngã.

286-321. (1) Người ấy coi vật thể là ngã như thế nào? Ở đây có người… [lập lại đđ 50-73, 83-85, 95-97, 107-109, 119-121] …

Qua quan điểm đoạn diệt dựa trên chấp ngã, có sự diễn giải sai lạc theo 5 khía cạnh này.

(vii)

322. Qua quan điểm giả định [bằng cách nhìn nhận hay bác bỏ] hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc theo 50 khía cạnh nào?

Qua quan điểm giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc như vầy ‘Thế giới này trường tồn’[3] theo bao nhiêu khía cạnh?

Qua quan điểm giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc như vầy ‘Thế giới này không trường tồn’ theo bao nhiêu khía cạnh?

Qua quan điểm giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn,… như vầy ‘Thế giới này có tận cùng [trong không gian]’?

… như vầy ‘Thế giới này không có tận cùng [trong không gian]’?

… như vầy ‘Linh hồn và thể xác giống nhau’?

… như vầy ‘Linh hồn là một cái, thể xác là một cái khác’?

… như vầy ‘Như Lai hiện hữu sau khi chết’?

… như vầy ‘Như Lai không hiện hữu sau khi chết’?

… như vầy ‘Như Lai vừa hiện hữu vừa không hiện hữu sau khi chết’?

Qua quan điểm giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc như vầy ‘Như Lai không hiện hữu cũng không phải không hiện hữu sau khi chết’ theo bao nhiêu khía cạnh?

Qua quan điểm giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc theo 5 khía cạnh [mỗi khía cạnh được đề cập theo 10 trường hợp vừa kể trên].

323. Qua quan điểm giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc như vầy ‘Thế giới này trường tồn’ theo 5 khía cạnh nào?

(1) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Vật thể là thế giới này và thế giới này trường tồn’ là một quan điểm. Hữu hạn được quan điểm đó giả định, như vậy nó là quan điểm giả định hữu hạn. Quan điểm ấy không phải là nền tảng và nền tảng không phải là quan điểm ấy; quan điểm là một cái, nền tảng là một cái khác. Quan điểm này [cùng với] nền tảng là loại quan điểm đầu tiên giả định hữu hạn như vầy ‘Thế giới này trường tồn’.

324. Quan điểm giả định hữu hạn là quan điểm sai lạc; quan điểm sai lạc là quan điểm lầm lẫn… [và cứ thế như ở đ. 9]…

325. [Quan điểm sai lạc như thế] là sự trói buộc cho tâm… [và cứ thế như ở đ. 46]… Những kết buộc này không phải là quan điểm.

326-328. (2) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Cảm nghiệm là thế giới này và thế giới này trường tồn’ là một quan điểm…

329-331. (3)… như vầy ‘Nhận thức là thế giới này và thế giới này trường tồn’…

332-334. (4)… như vầy ‘Tạo lập tâm trạng là thế giới này và thế giới này trường tồn’…

335. (5) … như vầy ‘Thức là thế giới này và thế giới này trường tồn’… [152] Quan điểm này [cùng với] nền tảng là loại quan điểm thứ năm giả định hữu hạn như vầy ‘Thế giới này trường tồn’.

336-337. Quan điểm giả định hữu hạn là quan điểm sai lạc…

Có sự diễn giải sai lạc theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy ‘Thế giới này trường tồn’.

338. Qua quan điểm giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc như vầy ‘Thế giới này không trường tồn’ theo 5 khía cạnh nào?

(6) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Vật thể là thế giới này và thế giới này không trường tồn’ là một quan điểm. Hữu hạn được quan điểm đó giả định… Quan điểm này [cùng với] nền tảng là loại quan điểm đầu tiên giả định hữu hạn như vầy ‘Thế giới này không trường tồn’.

339-340. Quan điểm giả định hữu hạn là quan điểm sai lạc…

341-352. (7)-(10) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Cảm nghiệm là thế giới này và thế giới này không trường tồn’… [và tương tự như thế với các tập hợp còn lại]…

Có sự diễn giải sai lạc theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy ‘Thế giới này không trường tồn’.

353. Qua quan điểm giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc như vầy ‘Thế giới này có tận cùng’ theo 5 khía cạnh nào?

(11) Ở đây có người trải tâm (bao khắp) đến không gian có giới hạn mầu xanh. Vị ấy nghĩ rằng ‘Thế giới này có tận cùng, bị hạn chế’, và nhận biết giới hạn như thế. Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Cái gì vị ấy trải tâm đến là nền tảng và là thế giới này’ là một quan điểm. Tính hữu hạn được quan điểm đó giả định. Quan điểm ấy không phải là nền tảng… là quan điểm đầu tiên giả định hữu hạn như vầy ‘Thế giới này có tận cùng’.

354-355. Quan điểm giả định hữu hạn là quan điểm sai lạc… Những kết buộc này không phải là quan điểm.

356-357. (12) Ở đây có người trải tâm (bao khắp) đến không gian có giới hạn mầu vàng…

(13) Ở đây có người trải tâm (bao khắp) đến không gian có giới hạn mầu đỏ…

(14) Ở đây có người trải tâm (bao khắp) đến không gian có giới hạn mầu trắng…

(15) Ở đây có người trải tâm (bao khắp) đến không gian sáng chói có giới hạn…

[153] Có sự diễn giải sai lạc theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy ‘Thế giới này có tận cùng’.

358. Qua quan điểm cực đoan giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc như vầy ‘Thế giới này không tận cùng’ theo 5 khía cạnh nào?

Ở đây có người trải tâm (bao khắp) đến không gian rộng rãi mầu xanh. Vị ấy nghĩ rằng ‘Thế giới này không có tận cùng, vô cùng tận’, và nhận biết vô cùng tận như thế. Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Cái gì… là quan điểm đầu tiên giả định hữu hạn như vầy ‘Thế giới này không tận cùng’.

359-360. Quan điểm giả định hữu hạn là quan điểm sai lạc… Những kết buộc này không phải là quan điểm.

361-372. (17-20) Ở đây có người trải tâm (bao khắp) đến không gian rộng rãi mầu vàng… đỏ… trắng… sáng chói…

Có sự diễn giải sai lạc theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy ‘Thế giới này không tận cùng’.

373. Qua quan điểm giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc như vầy ‘Linh hồn và thân thể này giống nhau’ theo 5 khía cạnh nào?

(21) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Vật thể là linh hồn và thân thể này; linh hồn và thân thể giống nhau’ là một quan điểm. Tính hữu hạn được quan điểm đó giả định… là quan điểm đầu tiên giả định hữu hạn như vầy ‘linh hồn và thân thể giống nhau’.

374-375. Quan điểm giả định hữu hạn là quan điểm sai lạc… Những kết buộc này không phải là quan điểm.

376-387. (22)-(25) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Cảm nghiệm… Nhận thức… Tạo lập tâm trạng… Thức là linh hồn và thân thể này…

Có sự diễn giải sai lạc theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy ‘linh hồn và thân thể giống nhau’.

388. Qua quan điểm giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc như vầy ‘Linh hồn là một, và thân thể là một cái khác’ theo 5 khía cạnh nào?

(26) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Vật thể là thân thể này, và linh hồn không phải là thân thể này’; linh hồn là một, và thân thể là một cái khác’ là một quan điểm. Tính hữu hạn được quan điểm đó giả định… là quan điểm cực đoan đầu tiên giả định hữu hạn như vầy ‘linh hồn là một, và thân thể là một cái khác’.

389-390. Quan điểm giả định hữu hạn là quan điểm sai lạc… Những kết buộc này không phải là quan điểm.

391-402. (27)-(30) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Cảm nghiệm … Nhận thức… Tạo lập tâm trạng… Thức là thân thể này, và linh hồn không phải là thân thể này…’ [154]

Có sự diễn giải sai lạc theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy ‘linh hồn là một, và thân thể là một cái khác’.

403. Qua quan điểm giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc như vầy ‘Như Lai hiện hữu sau khi chết’ theo 5 khía cạnh nào?

(31) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Ở đây, chỉ có vật thể mới mang ý niệm chết; còn Như Lai, khi xác thân tan rã, hiện hữu và tồn tại và khởi lên và được phát sanh ra’ là một quan điểm. Tính hữu hạn được quan điểm đó giả định… là quan điểm cực đoan đầu tiên giả định hữu hạn như vầy ‘Như Lai hiện hữu sau khi chết’.

404-405. Quan điểm giả định hữu hạn là quan điểm sai lạc… Những kết buộc này không phải là quan điểm.

406-417. (32)-(35) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Chỉ có cảm nghiệm… nhận thức… tạo lập tâm trạng… thức mới mang ý niệm chết ở đây, …

Có sự diễn giải sai lạc theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy ‘Như Lai hiện hữu sau khi chết’.

418. Qua quan điểm giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc như vầy ‘Như Lai không hiện hữu sau khi chết’ theo 5 khía cạnh nào?

(36) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Ở đây, chỉ vật thể mới mang ý niệm chết; Như Lai, khi xác thân tan rã, bị đoạn diệt, mất; Như Lai không hiện hữu sau khi chết’ là một quan điểm. Tính hữu hạn được quan điểm đó giả định… là quan điểm đầu tiên giả định hữu hạn như vầy ‘Như Lai không hiện hữu sau khi chết’.

419-420. Quan điểm giả định hữu hạn là quan điểm sai lạc… Những kết buộc này không phải là quan điểm.

421-432. (37)-(40) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Chỉ có cảm nghiệm… nhận thức… tạo lập tâm trạng… thức mới mang ý niệm chết ở đây…

Có sự diễn giải sai lạc theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy ‘Như Lai không hiện hữu sau khi chết’.

433. Qua quan điểm giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc như vầy ‘Như Lai vừa hiện hữu vừa không hiện hữu sau khi chết’ theo 5 khía cạnh nào?

(41) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Ở đây, chỉ có vật thể mới mang ý niệm chết; Như Lai, khi xác thân tan rã, cả hai đều hiện hữu và không hiện hữu’ là một quan điểm. Tính hữu hạn được quan điểm đó giả định… là quan điểm đầu tiên giả định hữu hạn như vầy ‘Như Lai vừa hiện hữu vừa không hiện hữu sau khi chết’.

434-435. Quan điểm giả định hữu hạn là quan điểm sai lạc… Những kết buộc này không phải là quan điểm.

436-447. (42)-(45) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Chỉ có cảm nghiệm… nhận thức… tạo lập tâm trạng… thức mới mang ý niệm chết ở đây…

Có sự diễn giải sai lạc theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy ‘Như Lai vừa hiện hữu vừa không hiện hữu sau khi chết’.

448. Qua quan điểm giả định bằng cách nhìn nhận hữu hạn, có sự diễn giải sai lạc như vầy ‘Như Lai vừa không hiện hữu cũng không phải không hiện hữu sau khi chết’ theo 5 khía cạnh nào? [155]

(46) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Ở đây, chỉ có vật thể mới mang ý niệm chết; Như Lai, khi xác thân tan rã, vừa không hiện hữu cũng không phải không hiện hữu’ là một quan điểm. Tính hữu hạn được quan điểm đó giả định… là quan điểm đầu tiên giả định hữu hạn như vầy ‘Như Lai vừa không hiện hữu cũng không phải không hiện hữu sau khi chết’.

449-450. Quan điểm giả định hữu hạn là quan điểm sai lạc… Những kết buộc này không phải là quan điểm.

451-462. (47)-(50) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Chỉ có cảm nghiệm… nhận thức… tạo lập tâm trạng… thức mới mang ý niệm chết ở đây…

Có sự diễn giải sai lạc theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy ‘Như Lai vừa không hiện hữu cũng không phải không hiện hữu sau khi chết’.

Có sự diễn giải sai lạc theo 50 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn.

(viii)

463. Qua quan điểm, có sự diễn giải sai lạc về hữu hạn quá khứ theo 18 khía cạnh nào? (Đọc Brahmajālasutta «D i 40-41»).

Có bốn loại người chủ trương về trường cửu, bốn loại người chủ trương về trường cửu một phần và không trường cửu một phần, bốn loại người chủ trương vô biên một phần và hữu biên một phần, bốn loại người ngụy biện trườn uốn như lươn, và hai loại người chủ trương sự vật xảy ra không vì nguyên nhân hiển nhiên nào.

Có sự diễn giải sai lạc về hữu hạn quá khứ theo 18 khía cạnh này.

(ix)

464. Qua quan điểm, có sự diễn giải sai lạc về hữu hạn tương lai theo 44 khía cạnh nào? (ĐọcBrahmajālasutta «D i 41-42»).

Có mười sáu loại người chủ trương có nhận thức, tám loại người chủ trương không có nhận thức, tám loại người chủ trương không có nhận thức cũng không phải không có nhận thức, bẩy loại người chủ trương đoạn diệt, và năm loại người chủ trương nibbana ở ngay đây và ngay bây giờ.

Có sự diễn giải sai lạc về hữu hạn tương lai theo 44 khía cạnh này.

(x)

465. Qua quan điểm, có sự diễn giải sai lạc kết buộc theo 18 khía cạnh nào?

Bất cứ quan điểm nào là nguồn cội đưa đến các quan điểm, … [lập lại đ 5] … hiểu sai vì quan điểm.

Qua quan điểm, có sự diễn giải sai lạc kết buộc theo 18 khía cạnh này.

(xi)

466. Qua quan điểm, có sự diễn giải sai lạc ràng buộc với ngã mạn ‘Tôi’ theo 18 khía cạnh nào?

(1) Hiểu sai vì giải thích sai mắt là ‘Tôi’ là một quan điểm ràng buộc với ngã mạn ‘Tôi’. Quan điểm ấy không phải là nền tảng… [156] là quan điểm đầu tiên ràng buộc với ngã mạn ‘Tôi’.

467-468. Quan điểm ràng buộc với ngã mạn ‘Tôi’ là quan điểm sai lạc… Những kết buộc này không phải là quan điểm.

469-470. (2) Hiểu sai vì giải thích sai mắt là ‘Tôi’ là một quan điểm ràng buộc với ngã mạn ‘Tôi’…

471-515. (3)… mũi… (4)… lưỡi… (5)… thân… (6)… ý… (7) đối tượng hữu hình… (8)… âm thanh… (9)… mùi… (10)… vị… (11) … vật xúc chạm được… (12)… đối tượng tâm ý… (13)… nhận biết từ mắt… (14)… nhận biết từ tai… (15)… nhận biết từ mũi… (16)… nhận biết từ lưỡi… (17)… nhận biết từ thân…

516-518. (18) Hiểu sai vì giải thích sai nhận biết từ ý là ‘Tôi’ là một quan điểm ràng buộc với ngã mạn ‘Tôi’…

Qua quan điểm, có sự diễn giải sai lạc ràng buộc với ngã mạn ‘Tôi’ theo 18 khía cạnh này.

(xii)

519. Qua quan điểm, có sự diễn giải sai lạc ràng buộc với ngã mạn ‘của Tôi’ theo 18 khía cạnh nào?

(1) Hiểu sai vì giải thích sai mắt là ‘của Tôi’ là một quan điểm ràng buộc với ngã mạn ‘của Tôi’. Quan điểm ấy không phải là nền tảng… là quan điểm đầu tiên ràng buộc với ngã mạn ‘của Tôi’.

520-521. Quan điểm ràng buộc với ngã mạn ‘của Tôi’ là quan điểm sai lạc… Những kết buộc này không phải là quan điểm.

522-524. (2) Hiểu sai vì giải thích sai mắt là ‘của Tôi’ là một quan điểm ràng buộc với ngã mạn ‘của Tôi’…

525-569. (3) … mũi… [và cứ thế như ở đđ 471-515]

570-572. (18) Hiểu sai vì giải thích sai ý thức là ‘của Tôi’ là một quan điểm ràng buộc với ngã mạn ‘của Tôi’…

Qua quan điểm, có sự diễn giải sai lạc ràng buộc với ngã mạn ‘của Tôi’ theo 18 khía cạnh này.

(xiii)

573-654. Qua quan điểm, có sự diễn giải sai lạc liên kết với các chủ trương về bản ngã theo 20 khía cạnh nào?

Ở đây một người thế tục thiếu hiểu biết… [lập lại như ở đđ 49-130]… [157]

Có sự diễn giải sai lạc liên kết với các chủ trương về bản ngã theo 20 khía cạnh này.

(xiv)

655-657. Qua quan điểm liên kết với các chủ trương về thế giới, có sự diễn giải sai lạc theo 8 khía cạnh nào?

(1) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Bản ngã và thế giới này trường cửu’ là một quan điểm liên kết với chủ trương về thế giới. Quan điểm ấy không phải là nền tảng… Những kết buộc này không phải là quan điểm.

658-660. (2) Hiểu sai vì giải thích sai như vầy ‘Bản ngã và thế giới này trường cửu’ là một quan điểm liên kết với chủ trương về thế giới…

661-663. (3) … như vầy ‘Bản ngã và thế giới này vừa trường cửu vừa không trường cửu…’

664-666. (4) … như vầy ‘Bản ngã và thế giới này không trường cửu cũng không phải không trường cửu’…

667-669. (5) … như vầy ‘Bản ngã và thế giới này hữu hạn’…

670-672. (6) … như vầy ‘Bản ngã và thế giới này vô hạn’…

673-675. (7) … như vầy ‘Bản ngã và thế giới này vừa hữu hạn vừa vô hạn’…

676-678. (8) … như vầy ‘Bản ngã và thế giới này vừa không hữu hạn vừa không vô hạn’…

Những kết buộc này không phải là quan điểm.

Qua quan điểm, có sự diễn giải sai lạc liên kết với thế giới theo 8 khía cạnh này.

(xv)

679. Giải thích sai bằng cách do dự* là quan điểm về hiện hữu [trường tồn].

* đ. 701 sắp tới nói thêm về sự do dự (oliyana) này.

(xvi)

680. Giải thích sai bằng cách đi quá trớn* là quan điểm về không hiện hữu [đoạn diệt].

* đ. 701 sắp tới nói thêm về sự quá trớn (atidhāvana) này.

[PHÂN LOẠI XUNG CHIẾU]

681. Có bao nhiêu loại quan điểm (xv) về hiện hữu và bao nhiêu loại quan điểm (xvi) không hiện hữu là (i) diễn giải sai lạc theo 35 khía cạnh qua quan điểm thỏa mãn khoái lạc (vị ngọt)?

Có bao nhiêu loại quan điểm (xv) về hiện hữu và bao nhiêu loại quan điểm (xvi) không hiện hữu là (ii) diễn giải sai lạc theo 20 khía cạnh qua quan điểm về ngã?

Có bao nhiêu loại quan điểm về hiện hữu và bao nhiêu loại quan điểm đoạn diệt là diễn giải sai lạc theo 10 khía cạnh qua quan điểm sai lạc?

Có bao nhiêu quan điểm về hiện hữu…

Có bao nhiêu loại quan điểm (xv) về hiện hữu và bao nhiêu loại quan điểm (xvi) không hiện hữu là (xiv) diễn giải sai lạc theo 8 khía cạnh qua quan điểm liên kết với chủ trương về thế giới?

682. (i) Giải thích sai theo 35 khía cạnh qua quan điểm thỏa mãn khoái lạc (vị ngọt) có thể [tất cả] vừa là (xv) quan điểm hiện hữu hay (xvi) quan điểm không hiện hữu.

683. (ii) Giải thích sai theo 20 khía cạnh qua các quan điểm về ngã là 15 loại (xv) quan điểm hiện hữu và 5 loại (xvi) quan điểm không hiện hữu.

684. (iii) Giải thích sai theo 10 khía cạnh qua quan điểm sai lạc là tất cả (xvi) quan điểm không hiện hữu.

685. (iv) Giải thích sai theo 20 khía cạnh qua quan điểm chấp ngã là 15 loại (xv) quan điểm hiện hữu và 5 loại (xvi) quan điểm không hiện hữu.

686. (v) Giải thích sai theo 15 khía cạnh qua quan điểm trường cửu dựa trên chấp ngã [158] là tất cả (xvi) quan điểm không hiện hữu.

687. (vi) Giải thích sai theo 5 khía cạnh qua quan điểm đoạn diệt dựa trên chấp ngã là tất cả (xvi) quan điểm không hiện hữu.

688. (vii) [Giải thích sai theo 50 khía cạnh:]

(1) Giải thích sai theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy: ‘Thế giới này trường cửu’ là tất cả (xv) quan điểm hiện hữu.

(2) Giải thích sai theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy: ‘Thế giới này không trường cửu’ là tất cả (xvi) quan điểm không hiện hữu.

689. (3) Giải thích sai theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy: ‘Thế giới này hữu hạn’ có thể vừa là [tất cả] (xv) quan điểm hiện hữu hay (xvi) quan điểm không hiện hữu.

(4) Giải thích sai theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy: ‘Thế giới này vô hạn’ có thể vừa là [tất cả] (xv) quan điểm hiện hữu hay (xvi) quan điểm không hiện hữu.

690. (5) Giải thích sai theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy: ‘Linh hồn và thân thể này giống nhau’ là tất cả (xvi) quan điểm không hiện hữu.

(6) Giải thích sai theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy: ‘Linh hồn là một cái, thân thể này là một cái khác’ là tất cả (xv) quan điểm hiện hữu.

691. (7) Giải thích sai theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy: ‘Như Lai hiện hữu sau khi chết’ là tất cả (xv) quan điểm hiện hữu.

(8) Giải thích sai theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy: ‘Như Lai không hiện hữu sau khi chết’ là tất cả (xvi) quan điểm không hiện hữu.

(9) Giải thích sai theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy: ‘Như Lai vừa hiện hữu, vừa không hiện hữu sau khi chết’ có thể [tất cả] vừa là (xv) quan điểm hiện hữu hay (xvi) quan điểm không hiện hữu.

(10) Giải thích sai theo 5 khía cạnh qua quan điểm giả định hữu hạn như vầy: ‘Như Lai không hiện hữu, cũng không phải không hiện hữu sau khi chết’ có thể vừa là [tất cả] (xv) quan điểm hiện hữu hay (xvi) quan điểm không hiện hữu.

692.  (viii) Giải thích sai theo 18 khía cạnh qua quan điểm hữu hạn quá khứ có thể [tất cả] vừa là (xv) quan điểm hiện hữu hay (xvi) quan điểm không hiện hữu.

693. (ix) Giải thích sai theo 44 khía cạnh qua quan điểm hữu hạn tương lai có thể [tất cả] vừa là (xv) quan điểm hiện hữu hay (xvi) quan điểm không hiện hữu.

694. (x) Giải thích sai theo 18 khía cạnh qua quan điểm kết buộc có thể [tất cả] vừa là (xv) quan điểm hiện hữu hay (xvi) quan điểm không hiện hữu.

695. (xi) Giải thích sai theo 18 khía cạnh qua quan điểm ràng buộc với ‘Tôi’ là tất cả (xvi) quan điểm không hiện hữu.

696. (xii) Giải thích sai theo 18 khía cạnh qua quan điểm ràng buộc với ‘của Tôi’ là tất cả (xv) quan điểm hiện hữu.

697. (xiii) Giải thích sai theo 20 khía cạnh qua quan điểm liên kết với ngã là 15 loại (xv) quan điểm hiện hữu và 5 loại (xvi) quan điểm không hiện hữu.

698. (xiv) Giải thích sai theo 8 khía cạnh qua quan điểm liên kết với thế giới có thể [tất cả] vừa là (xv) quan điểm hiện hữu hay (xvi) quan điểm không hiện hữu.

699. Tất cả các quan điểm là (i) quan điểm thỏa mãn khoái lạc (vị ngọt).

Tất cả các quan điểm là (ii) quan điểm về ngã.

Tất cả các quan điểm là (iii) quan điểm sai lạc.

Tất cả các quan điểm là (iv) quan điểm chấp ngã.

Tất cả các quan điểm là (vii) quan điểm giả định [bằng cách xác nhận hay bác bỏ] hữu hạn. [159]

Tất cả các quan điểm là (x) các quan điểm kết buộc.

Tất cả các quan điểm là (xiii) quan điểm liên kết với các chủ trương về ngã.

700.       Quan điểm hiện hữu, và quan điểm không hiện hữu:

Những kẻ thích lý luận [chỉ] lấy cặp này làm nền tảng;
Vì họ không hiểu biết về đoạn diệt,
Đấy chính là nơi thế gian này sai lạc ngay trong nhận thức.[4]



[Phần VI]

701. Này các tỳ kheo, có hai loại quan điểm, và khi chư thiên và loài người bị chúng ám ảnh, có vị do dự, có vị quá trớn: chỉ có ai có tuệ nhãn mới thấy rõ.

‘Và có vị do dự như thế nào? Chư thiên và loài người yêu thích hiện hữu, thích thú với hiện hữu, hoan hỉ trong hiện hữu. Khi dạy Giáo Pháp Chân Chánh cho họ để chấm dứt trở thành (hiện hữu), tâm thức của họ không thâm nhập vào, không an định, không vững chắc và cả quyết. Có vị do dự như thế đấy.

‘Và có vị quá trớn như thế nào? Có vị xấu hổ, nhục nhã và cảm thấy ghê tởm vì chính bản ngã đó, họ hoan hỉ với không hiện hữu như vầy: ‘Kính thưa quý Ngài, khi thân thể này rã ra, ngã này bị cắt đứt, đoạn diệt, không còn hiện hữu nữa sau khi chết, đó là an tịnh, đó là vô thượng, đó là sự thực’. Có vị quá trớn như thế đấy.

‘Và có ai có tuệ nhãn mới thấy rõ như thế nào? Ở đây có tỳ kheo thấy sự vật đúng như nó đang là. Sau khi thấy sự vật đúng như nó đang là, vị ấy đi vào con đường đưa đến nhàm chán nó, đến hết ham muốn nó, đến đoạn diệt lòng tham về nó. Người có tuệ nhãn thấy rõ như thế đấy.

‘Ai, nhờ thấy được hiện tính đúng như nó đang là

Và có thể vượt qua hiện tính ấy

Biết chắc* nó đúng như là

Người ấy được giải thoát vì khao khát trở thành giờ đã kiệt

Người ấy biết trọn vẹn cái đang là, nên không còn

Khao khát trở thành hay khao khát đoạn diệt,

Rồi với sự chấm dứt trở thành của cái đang là

Người tỳ kheo ấy không còn sanh tử nữa. (It 43) [160]

* Tuy bài kệ này trích từ kinh thứ 43 của Itivuttaka, nhưng bản của Paṭisambhidhāmagga viết là yathābhūte adhimuccanti: biết chắc nó đúng như là. Trong Itivuttaka, nguyên văn bài kệ này viết là yathābhūte vimuccanti nhưng chú giải của Itivuttaka nói phải hiểu vimuccantiadhimuccanti cho phù hợp với Paṭisambhidhāmagga như tôi đã dịch. Đọc Peter Masefield, The Itivuttaka, PTS [Oxford, 2000], trang 46, chú thích số 104.

702. Ba loại người có quan điểm lầm lẫn, ba loại người có quan điểm chính xác.

Ba loại người nào có quan điểm lầm lẫn? Đạo sư của các giáo phái khác, đệ tử của họ và bất cứ ai có quan điểm sai lạc. Đây là ba loại người có quan điểm lầm lẫn.

Ba loại người nào có quan điểm chính xác? Chư Phật, đệ tử của các Ngài và bất cứ ai có chánh kiến. Đây là ba loại người có quan điểm chính xác.

703.

Người bần tiện* được biết tới
Khi đầy phẫn nộ, thù hận
Và thô lỗ ngạo mạn, trong quan điểm kẻ ấy
Lầm lỗi và gian trá (Sn 116)
Là bậc Thánh Thiện được biết tới là người thanh tịnh
Người tự thanh lọc mình khỏi phẫn nộ
và thù hận, quan điểm những người ấy
chính xác và hiền trí.

*vasala. Bản tiếng Anh viết outcast (kẻ bị đời ruồng bỏ) là sai, tôi đã sửa thành outcaste và dịch là người bần tiện. Đọc PED trang 604.

704. Quan điểm lầm lẫn có ba loại; quan điểm chính xác có ba loại.

Ba loại quan điểm nào là lầm lẫn? ‘Đây là của tôi’ là một quan điểm lầm lẫn. ‘Đây là Tôi’ là một quan điểm lầm lẫn. ‘Đây là bản ngã của tôi’ là một quan điểm lầm lẫn. Đây là ba loại quan điểm lầm lẫn.

Ba loại quan điểm nào là chính xác? ‘Đây không phải là của tôi ’ là một quan điểm chính xác. ‘Đây không phải là Tôi ’ là một quan điểm chính xác. ‘Đây không phải là bản ngã của tôi ’ là một quan điểm chính xác. Đây là ba loại quan điểm chính xác.

705. ‘Đây là của tôi’ là quan điểm nào thế? Có bao nhiêu quan điểm thuộc loại này? Những quan điểm này liên kết với loại hữu hạn nào?

‘Đây là Tôi’ là quan điểm nào thế? Có bao nhiêu quan điểm thuộc loại này? Những quan điểm này liên kết với loại hữu hạn nào?

‘Đây là bản ngã của tôi’ là quan điểm nào thế? Có bao nhiêu quan điểm thuộc loại này? Những quan điểm này liên kết với loại hữu hạn nào?

‘Đây là của tôi’: là (viii) quan điểm về hữu hạn quá khứ. Có 18 quan điểm thuộc loại này. Những quan điểm này liên kết với hữu hạn quá khứ.

‘Đây là Tôi’: là (ix) quan điểm về hữu hạn tương lai. Có 44 quan điểm thuộc loại này. Những quan điểm này liên kết với loại hữu hạn tương lai. [161]

‘Đây là bản ngã của tôi’: là (ii) quan điểm về bản ngã với 20 nền tảng và quan điểm chấp ngã với 20 nền tảng. Quan điểm chấp ngã này dẫn đầu sáu mươi hai loại quan điểm. Những quan điểm này liên kết với loại hữu hạn quá khứ và hữu hạn tương lai?

706. ‘Này các tỳ kheo, những ai đã tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ trong Ta, những người ấy có quan điểm [chân chánh]. Trong số những người có quan điểm [chân chánh], có năm loại người tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ ở đây [ngay trong cõi đời này], có năm loại người tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ [ở bốn cảnh giới Tinh Khiết] sau khi từ bỏ kiếp sống này.

Năm loại người nào tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ ở đây? Là: người sẽ tái sanh nhiều nhất bẩy lần (sattakkhattuparama), người sanh từ gia đình thánh thiện này sang gia đình thánh thiện khác (kolankola), người chỉ tái sanh một lần (ekabījin), bậc Trở Lại Một Lần (sakadāgāmin), và bậc Arahant trong cõi đời này ở đây và ngay bây giờ. Đây là năm loại người tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ ở đây [ngay trong cõi đời này].

Năm loại người nào tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ sau khi từ bỏ kiếp sống này? Là: người chứng nibbana ở đoạn đầu kiếp sống tới của họ (antarāparinibbāyin), người chứng nibbana ở nửa đoạn sau kiếp sống tới của họ (upahaccaparinibbāyin), người chứng nibbana không cần thúc đẩy (asaṅkhāraparinibbāyin), người chứng nibbana cần thúc đẩy (sasaṅkhāraparinibbāyin),* người đi ngược giòng hướng đến cõi Chư Thiên Cao Nhất (uddahaṁsota-akaniṭṭhagāmin). Đây là năm loại người tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ sau khi từ bỏ kiếp sống này (A  v 119).

* Cả hai chữ asaṅkhāra ‘không cần thúc đẩy’ và sasaṅkhāra ‘cần thúc đẩy’ không có trong tự điển PED của PTS. Chỉ có chữ asaṅkhāra có trong Critical Pali Dictionary. Đọc Ñāṇamoli, The Guide, [Oxford, 1977], đ. 443/3 và 945, trang 108 và 246. Tìm thấy ở Dhs đ. 146. Ngài Buddhaghosa giảng nghĩa này ở Aḷs trang 156 hay ở The Expositor I, II trang 207.

‘Này các tỳ kheo, những ai hoàn toàn tin nơi Ta, tất cả đều đã nhập giòng. Trong những người nhập giòng, có năm loại người tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ ở đây [ngay trong cõi đời này], có năm loại người tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ sau khi từ bỏ kiếp sống này.

‘Năm loại người nào tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ ở đây? Là: người sẽ tái sanh nhiều nhất bẩy lần, người sanh từ gia đình thánh thiện này sang gia đình thánh thiện khác, người chỉ tái sanh một lần, bậc Trở Lại Một Lần, và bậc Arahant  trong cõi đời này ở đây và ngay bây giờ. Đây là năm loại người tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ ở đây [ngay trong cõi đời này].

‘Năm loại người nào tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ sau khi từ bỏ kiếp sống này? Là: người chứng nibbana ở đoạn đầu đời trong kiếp sống tới của họ, người chứng nibbana ở nửa đoạn đời sau trong kiếp sống tới của họ, người chứng nibbana không cần thúc đẩy, người chứng nibbana cần thúc đẩy, người đi ngược giòng hướng đến cõi Chư Thiên Cao Nhất. Đây là năm loại người tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ sau khi từ bỏ kiếp sống này.

‘Này các tỳ kheo, những ai hoàn toàn tin nơi Ta, tất cả đều đã nhập giòng. Trong những người nhập giòng, có năm loại người tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ ở đây [ngay trong cõi đời này], có năm loại người tìm thấy cứu cánh cuộc đời của họ sau khi từ bỏ kiếp sống này.’ (A  v 120).

CHẤM DỨT PHẦN LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM.

-ooOoo-

Chú giải

Chú giải
1 đọc uppādāya thay cho chữ upādāya.
2 Cf. Nett trang 111.
3 Ở đây ‘thế giới này’ (loka) là ngã (atta). (PsA. trang 452 ấn bản của PTS, so với BrahmajālaPoṭṭhapāda. D i 13ff., 197 và DA 377).
4

PTS  quyển i, trang 159, theo chú giải,  dòng 1ff. nên đọc như sau:

sabbā va tā (sabbāvatā) diṭṭhiyo saṁyojanikā diṭṭhiyo,

sabbā va tā attavāda-paṭisaṁyuttā diṭṭhiyo.

Bhavañ ca diṭṭhiṁ vibhavañ ca diṭṭhiṁ

Evaṁ dvayaṁ takkitā nissitāse

Tesaṁ nirodhamhi nā h’atthi ñāṇaṁ

Yatthāyaṁ loko viparītasāññaī ti.