Chương IV ĐẠI PHẨM
Mahāvagga
IV.1 Chú giải chuyện ngạ quỉ VUA AMBASAKKHARA
[Ambasakkharapetavatthuvaṇṇanā]
‘Có một thành phố của người Vajjian tên là Vesāli.’ Đây là chuyện kể về Ngạ Quỉ Ambaskkhara. Chuyện kể xuất xứ như thế nào?
Khi Đức Thế Tôn còn lưu lại trong khu rừng Jeta có vị vua người Licchavi tên là Ambasakkhara, là người có tà kiến và đi theo học thuyết natthika[1], đang trị vì tại thành Vesāli. Bấy giờ vào cùng thời điểm đó trong thành Vesāli có một quãng đường lầy lội ở gần cửa tiệm của một thương gia nọ,[2] đoạn đường này đã gây phiền hà cho biết bao nhiêu người qua lại[3] đó, họ phải nhảy qua để khiến bùn văng tứ tung. Khi nhìn thấy sự thể như vậy, vị thương gia có suy nghĩ, ‘Chẳng nên để cho dân chúng phải đi qua sình lầy như vậy’, và ông ta đã kiếm về và chôn xuống khúc đường đó một chiếc đầu lâu bò[4] không còn mùi hôi và có màu sắc giống như xà cừ.[5] Xét về bản tánh thương nhân là người có giới đức, không dễ nổi giận, ăn nói từ tốn và hết lòng khen ngợi giới đức của người khác[6]. Thế rồi một hôm có ông bạn của thương gia đang tắm dưới sông và không để ý, ông ta liền giấu quần áo của ông bạn kia cho vui, và chỉ đưa lại cho người bạn sau khi đã làm cho ông bạn hết sức khổ sở. Tuy nhiên, đứa cháu trai của thương nhân lại đem về nhà những của đánh cắp được và đem cất giấu trong cửa hàng của ông. Những chủ nhân những của mất cắp đó liền theo dõi dấu vết và bắt nộp cậu bé cùng với thương nhân và những đồ mất cắp đó cho nhà vua. Nhà vua truyền lệnh, ‘Chém đầu người này còn đứa cháu thì bị đâm đem phơi nắng cho đến chết!’ Và các nhân viên của nhà vua cứ y lệnh thực hiện. Khi vị thương nhân qua đời ông ta tái sanh nơi cõi chư thiên địa cầu, và nhận được một bạch mã chư thiên hạng nòi, phi nhanh tựa tâm ý, vì kiếp trước ông ta đã làm một chiếc cầu bằng chiếc đầu bò [216] và có hương vị chư thiên toát ra từ thân xác thương nhân do ông có những nhận xét khen ngợi những người có giới đức. Nhưng thương nhân lại phải lỏa lồ vì đã giấu áo khoác ngoài của bạn mình. Chính do kết quả nhìn lại những hành vi ông đã thực hiện trong quá khứ, ông đã chứng kiến đứa cháu bị đâm phơi cho đến chết. Tâm ông ta rộn lên lòng từ bi thương xót, ông liền thượng lên lưng ngựa phi nhanh như gió và vào nửa đêm ông đã đi tới một nơi đứa cháu bị đâm phơi cho đến chết và đứng cách đó không xa và mỗi ngày ông đều thốt lên ‘Này người bạn, hãy cố mà sống, vì sống thì vẫn tốt hơn.’
Bấy giờ vào thời điểm đó nhà vua Ambasakkhara đang đi quanh thành phố về phía bên phải cưỡi trên lưng con voi kiết tường. Nhà vua đã nhìn thấy có một người phụ nữ đã mở một cánh cửa sổ trong một ngôi nhà và đang nhìn ngắm quang cảnh hoàng gia. Nhà vua đã đem lòng yêu thương người đàn bà đó và ra hiệu cho một cận thần ngồi kế bên nói rằng, ‘Nhà ngươi có nhìn thấy căn nhà kia và mụ đàn bà đó không?’ Và đến đúng thời gian qui định nhà vua quay trở lại nơi cư trú trong hoàng cung và đã sai người đó đi nói rằng, ‘Ta truyền cho nhà ngươi hãy đi và kiếm cho ra xem người đàn bà kia có chồng chưa!’ Người đó ra đi và phát hiện ra rằng người đàn bà đã có chồng, người đó liền trình báo cho nhà vua. ‘Suy nghĩ cách nào để có thể chiếm nàng làm vợ[7], nhà vua cho mời người chồng của nàng đến và nói, “Ta truyền cho nhà ngươi hãy đến và hầu hạ trẫm!’ Vì sợ hãi hắn liền bất đắc dĩ phải đồng ý đến hầu hạ cho nhà vua, nghĩ rằng nếu như mình không thực hiện điều gì nhà vua truyền, nhà vua sẽ phạt mình và hàng ngày người đó vẫn đến hầu hạ nhà vua. Nhà vua liền ban cho anh ta đủ thứ đồ ăn và tiền công và sau một vài ngày trôi qua, nhà vua liền nói với anh ta khi đến phục dịch rất sớm vào buổi sáng rằng, ‘Ta truyền cho mi phải đi tới một vùng có đầm sen và kiếm về đây cho trẫm một số đất sét màu đỏ và một số hoa bông súng màu đỏ, nếu như nhà ngươi không quay về hoàng cung trong ngày, thì nhà ngươi sẽ mất mạng! Khi chàng ta đã lên đường nhà vua liền truyền lệnh với người canh cổng thành rằng, “Mọi cổng thành đều phải được đóng lại trước lúc mặt trời lặn. Bấy giờ chiếc đầm sen đó cách xa thành Vesāli khỏang độ ba do tuần nhưng ngay cả xa đến như vậy, chàng ta vì sợ mất mạng, đã đi tới hồ sen với vận tốc gió ngay vào xế trưa cùng ngày. Bởi vì anh ta đã nghe được trước đó[8] tại chiếc hồ sen có các phi nhân thường lui tới, anh chàng đã đi vòng quanh hồ một cách sợ hãi nghĩ rằng, ‘Liệu có gì nguy hiểm ở đây chăng?’ [217] Khi nhìn thấy chàng thì các thần[9] bảo hộ đầm sen đó đem lòng thương xót và tiến lại gần gặp anh ta hiện nguyên hình con người nói rằng, ‘ Hỡi ông bạn, anh tới đây có mục đích gì chăng?’ Chàng ta liền kể lại câu chuyện của mình cho vị thần bảo vệ nghe. ‘Nếu đã là như vậy xin cứ lấy bất kỳ thứ gì anh cần,” vị thần bảo vệ nói vậy và biến mất sau khi đã hiện rõ hình dáng chư thiên của mình. Chàng hầu thu lượm được một ít đất sét màu đỏ và một số bông súng màu đỏ tại đó và về tới cổng thành phố trước lúc mặt trời lặn, người canh cổng nhìn thấy anh ta và đóng ngay cổng thành lúc anh ta gọi. Không thể vào thành qua cổng đã bị đóng lại, người đó liền kêu cầu đến cậu nhỏ bị đâm cạnh đó để làm chứng nói rằng, ‘Ta về đến đây trước lúc mặt trời lặn, họ đã đóng cổng thành ngay lúc ta gọi họ. Xin chàng hãy biết cho là ta về đến đây đúng giờ và về phía ta, ta không có lỗi gì cả.’ Khi cậu bé bị đâm nghe thấy vậy liền nói, ‘Ta đang phải đối mặt với cái chết, vì đang bị hành hình bằng cách đâm đem phơi cho chết đây ta làm sao có thể làm chứng cho ngươi được? Tuy nhiên, lúc đó lại có một ngạ quỉ có sức mạnh thần thông rất mạnh đang sắp sửa đến gần ta nhà ngươi hãy bảo vị đó làm chứng cho.’ ‘Nhưng làm sao ta có thể nhìn thấy vị đó được?’ ‘ Nếu như nhà ngươi đứng ngay đây thì có thể gặp được.’ Ông ta ở lại đó và đã gặp được ngạ quỉ vào lúc nửa đêm và nhờ ngạ quỉ đó làm chứng. Vào buổi sáng, vị vua lên tiếng, ‘Nhà ngươi đã về trái lệnh của ta. – Chính vì thế với địa vị là vua ta sẽ trừng phạt nhà ngươi’, người đó thưa lại. ‘Tâu bệ hạ, thần không hề trái lệnh bệ hạ, thần đã về đến đây trước lúc mặt trời lặn.’ ‘Thế có ai làm chứng cho ngươi không?’ Hắn chỉ ra rằng người làm chứng cho hắn chính là một ngạ quỉ loả lồ đã nhập vào đứa bé bị đâm phơi nắng ở kia. Và khi nhà vua hỏi, ‘Làm sao chúng ta có thể tin được điều này?’ Hắn kể lại, ‘Chính buổi tối hôm nay hãy gởi theo thần một người mà bệ hạ tin cậy.’ Khi nghe được điều này nhà vua liền đi với hắn và đứng ngay vị trí đó. Khi ngạ quỉ xuất hiện và lên tiếng, ‘Hãy cố mà sống, hỡi anh bạn, vì sống vẫn tốt hơn.’ Nhà vua liền hỏi ngạ quỉ với năm đoạn kệ bắt đầu như sau: ‘Đối với người này không hề nói dối bịa chuyện gì cả. Tuy nhiên trước đó lại có đoạn kệ bắt đầu như sau: ‘Có một thành phố của những người Vajjani tên là Vesāli’ được các vị Kiết Tập Tam Tạng chèn vào nhằm mục đích cho thấy văn cảnh liên tục.
1.[218] ‘Có một thành phố của những người Vajjani tên là Vesāli; chính tại đó mà Ambasakkhara người Licchavi, sau khi đã chứng kiến ngạ quỉ bên ngoài cổng thành, liền hỏi ngạ quỉ ngay tại đó, vì muốn biết lý do của mình.’
- Đối với hắn không có việc nằm ngồi hay bước tới bước lui; đối với hắn[10] cũng chẳng có khoái lạc thọ hưởng y phục và vật thực ăn, uống và nhai.
- Trong quá khứ những ai là họ hàng thân thuộc của hắn, những người tốt bụng với hắn, có lòng từ tâm đã nhìn thấy và nghe hắn – giờ đây những người này không thể ngay cả nhìn thấy hắn[11] hắn đang rơi vào tình cảnh họ bỏ rơi[12] hắn.
- Những người đã qua đời chẳng còn bạn bè gì nữa. Những bạn bè của ngươi sẽ bỏ rơi ngươi khi họ biết bạn đang rơi vào hoàn cảnh quẫn bách.[13] Trong khi đó chúng bu quanh ngươi khi nghe thấy nhà ngươi trở nên phồn vinh. – những kẻ nào giàu có thường có nhiều bạn bè.
- Sau khi bị mất hết của cải, phải khổ sở khốn nạn.[14] Bị lấm lem và thân bị tan rã, giống như giọt sương đang lơ lửng trên cành cây,[15] chỉ nay mai thôi người đó sẽ chấm dứt sanh mạng.
- Khi phải trải qua cảnh khổ cùng cực đến như vậy, như bị đâm thủng bằng chiếc cọc làm bằng gỗ nimba[16]– đến mức độ như vậy hỡi dạ xoa – khiến nhà ngươi có thể nói, “Hỡi bạn hữu, hãy cố gắng mà sống, vì sống vẫn còn hơn không?”
- Về điểm này tại đó (tattha): tại thành Vesāli đó. Bên ngoài thành phố (nagarassa bāhiraṃ): kẻ ở ngoại ô thành phố; đã diễn ra, đã xảy ra, đã xuất hiện. Chính bên ngoài thành phố Vesāli.[17] [219] Ngay tại đó (tatt’eva) : ngay tại đó ngay ở địa điểm nhà vua nhìn thấy hắn. Hắn (tam) ngạ quỉ đó. Muốn biết lý do tại sao (kāraṇatthiko): muốn biết lý do tại sao hắn lại nói[18] ‘Hỡi anh bạn, hãy cố mà sống, vì sống vẫn còn hơn’
- Đối với hắn không được nằm cũng không được ngồi (seyyā nisajjā nayamassa atthi): đối với kẻ bị đóng cọc phơi nắng chẳng được nằm, đặc tính phân biệt rõ được coi như là được nằm dài trên lưng[19], hay ngồi đặc tính phân biệt bằng cách ngồi xếp bằng v.v… cũng chẳng được bước tới bước lui (abhikkamo n’atthi paṭikkamo va): đối với hắn cũng chẳng được cử động nhẹ nhàng[20] trong đó đặc tính phân biệt rõ là đi tới đi lui. Ngay cả có được cảm khoái (paricārikā sa pi)[21]: đối với hắn không có khoái cảm giác quan[22] đặc tính đặc biệt[23] đó là được hưởng thú mặc y phục và ăn đồ ăn thức uống hay nhai[24] bất kỳ điều gì v.v… một cách giải thích khác đó là[25] ngay cả sự duy trì các căn bằng cách thưởng thức sử dụng quần áo hay đó ăn thức uống v.v… ý nghĩa[26] ở đây là bị tước mất cuộc sống. Một số lại giải thích là ‘ngay cả chú ý đến’ (Paricāraṇā sā pi).
- Trong quá khứ họ là những người tốt bụng, có lòng thương đã được nhìn thấy và nghe hắn (ditthasuta suhajja amukampaka yassa ahesum pubbe): trong quá khứ họ là bạn hữu rất nhã nhặn với nhau, kể cả những ai là bạn hữu hắn thường xuyên gặp mặt cũng như ít khi hội ngộ với nhau. Ngay cả thường xuyên gặp nhau (daṭṭhuṃ pi) có nghĩa là ngay cả không thường xuyên gặp[27] nhau, một mình gặp được hắn. Gắn rơi vào hoàn cảnh tách biệt (virājitato): hắn rơi vào hoàn cảnh bị loại bỏ bị từ chối. Do những kẻ đó (janena tena): do những người là bà con thân thuộc của hắn v.v…
- Những ai đã qua đời chẳng còn bất kỳ bạn hữu thân thuộc nào (na oggatattassa bhavanti mittā): những kẻ đã chết, những kẻ không còn ý thức nữa, tuy nhiên không có bạn bè là do người đó đã qua khỏi cảnh bạn hữu chẳng có thể làm gì cho hắn được nữa. Các bạn hữu đã bỏ quên người khi họ biết bạn ngươi vào tình trạng thiếu thốn (jahanti mittā vikalaṃ viditvā): họ bỏ rơi bạn nghĩ rằng, ‘Chẳng còn kiếm chác được gì nơi người này nữa.’ khi họ biết kẻ nào đã mất hết của cải ngay cả khi hắn vẫn còn sống, kẻ chết sẽ bị bỏ lại một mình. Trong khi đó họ sẽ bu quanh bạn khi biết bạn có tiền của (atthañ ca disvā parivārayanti): nhưng họ sẽ vây quanh bạn với những lời nói đầy tình thương và nhìn từng cử chỉ của bạn[28] khi họ thấy bạn có tài sản, có của cải và giàu có. Những kẻ nào phát tài sẽ có nhiều bạn bè (bahū mittā uggatattassa honti):[220] những kẻ nào có tài sản, tự bản chất được coi là phát triển, là thành công sẽ có rất nhiều bạn bè, ý nghĩa ở đây chính là cách xử sự thế gian.
- Sau khi mất hết của cải (nihīnattho sabbabhogehi): sau khi trở nên thiếu thốn tiền bạc dù ít hay nhiều. Rơi vào sầu khổ (kiccho): nơi đau khổ khốn cùng.[29] Phải lem luốc (sammakkhito): với thân xác dính đầy máu. Với thân xác bị tan rã hoàn toàn (samparibhinagatto): với thân xác vị dày vò. Giống như những giọt sương vướng trên cành cây (ussāvabindu va pālimpamāno): giống như giọt sương đọng trên ngọn cỏ. Hôm nay hay ngày mai cũng thế (ajja suve): kết thúc hay cuộc sống của người đó chấm dứt trong ngày một ngày hai, có nghĩa là cuộc sống sẽ chấm dứt không còn tiếp tục nữa.
- Bị đóng cọc phơi nắng (uttāsitaṃ): bị đâm và trói vào cột. Trên một cái cọc làm bằng gỗ nimba (picumandassa sūle): trên một cái cọc làm bằng gỗ nimba. Bằng dấu hiệu nào vậy? (kena vaṇṇena): vì lý do gì? ‘Hỡi bạn hữu, hãy cố mà sống, vì sống vẫn tốt hơn (jīva bho jīvitam eva seyyo): hãy cố mà sống, ông bạn của ta. Tại sao vậy? Mong rằng bạn vẫn còn sống ngay cả khi đã bị đâm cọc phơi nắng ở đây cả trăm ngàn lần, còn hơn, tốt hơn cuộc sống đang chờ bạn khi bạn đã lìa khỏi đây. Khi nhà vua hỏi như vâỵ ngạ quỉ thốt lên bốn đoạn kệ giải ý nghĩa như sau:
- Ta nhớ lại, họ là bà con ruột thịt của ta trong kiếp trước. Khi ta còn nhìn thấy họ, ta đem lòng thương xót họ nghĩ rằng, ‘Xin đừng để cho những kẻ có hạnh bất thiện đó phải rơi xuống hoả ngục.
- Ôi Licchavi, khi họ rời khỏi đây, những kẻ thực hiện ác nghiệp [30]sẽ phải tái sanh nơi hoả ngục khủng khiếp và đông đúc nóng nảy, khủng khiếp và đáng sợ vô cùng.
- Chiếc cọc này ngàn lần tốt hơn là hoả ngục – xin đừng để cho họ rơi vào chốn khốn khổ cùng cực khủng khiếp và đáng sợ, đau khổ vô cùng, đó là hỏa ngục
- [221] Giờ đây nếu họ nghe lời ta, họ sẽ phải đau khổ và có thể sẽ chết. Chính vì thế ta không nói gì trước sự hiện diện họ, e rằng kết cục cuộc sống của họ sẽ nhờ ta mà qua khỏi.’
- Về điểm này, bà con ruột thịt máu mủ (salohito): có cùng dòng máu, liên quan đến vấn đề này người ấy có liên hệ máu mủ, có nghĩa là họ hàng với nhau. Nơi kiếp trước (purimāya jātiyā): nơi kiếp trước của ta. Xin đừng để cho hạng ác nhân này phải rơi vào hỏa ngục (mā pāpadhammo niryam patāyaṃ): khi ta nhìn thấy hắn, ta có lòng trắc ẩn nghĩ rằng, ‘Xin đừng để cho ác nhân này phải rơi xuống hỏa ngục, xin đừng để cho hắn tái sanh nơi hỏa ngục.’ Đây là cách ta nên phân tích.
- Đông đúc (sattussalaṃ): rất đông đảo chúng sanh là những ác nhân thực hiện ác nghiệp. Hay nói cách khác đầy nghẹt người, hết đống này đến đống khác.[31] Bảy cách tra tấn bắt đầu với năm loại bánh răng nhỏ,[32] nghĩa là bị đổ đầy đồng lỏng cháy đỏ vào miệng[33] bị bỏ trên một đống than cháy đỏ,[34] phải quăng xuống vạc dầu bằng sắt[35], phải lạc vào khu rừng[36] có những lá dao sắc bén, phải lội xuống con sông Vetarani[37] và rồi lại bị quăng trở lại đại hỏa ngục. Nóng nảy cùng cực (mahābhitāpaṃ): bị ngọn lửa hỏa ngục đốt nóng một cách khủng khiếp. Mãnh liệt (kaṭukaṃ): rất khó chịu. Đáng sợ (bhayānakaṃ): tạo khiếp sợ.
- Vô số lần (anekabhāgena guṇena): vô số lần nhiều hơn gấp bội những lợi thế bạn có được. Cái cọc này… còn hơn là Hoả ngục bội phần (ayam eva sūlo nirayena tena): cái cọc này còn tốt hơn hoả ngục nhiều đó là nơi người đó phải tái sanh sau này. Đây là công cụ cách hiểu theo nghĩa công cụ. Vô cùng đau đớn (ekantatippaṃ) có nghĩa là đau khổ tột cùng và gay gắt. Nỗi đau khổ tuyệt đối bao la.
- Giờ đây nếu người đó nghe lời ta (idañ ca sutvā vacanaṃ mam’ eso): điều người đó đã nói bắt đầu với, ‘Khi hắn phải rời khỏi cõi đời này; nếu như hắn nghe lời ta, hắn phải chịu khổ sở giống như nơi hỏa ngục lời ta đem lại. Có thể sẽ phải chết (vijaheyya pānaṃ): có thể từ bỏ cuộc sống[38]. Chính vì thế (tasma): vì lý do đó. Sợ rằng chỉ có mình ta mà thôi (mām ’ekato): ta chẳng nói những lời này khi hắn có mặt sợ rằng hắn sẽ phải kết thúc sanh mệnh mà thôi. [222] Song ta chỉ nói. ‘Hãy cố mà sống, hỡi bạn của ta ơi, vì sống ắt phải tốt hơn rồi.’ đây chính là ý nghĩa muốn nói tới.
Khi Ngạ quỉ giải thích như vậy về điều nhà vua thốt lên đoạn kệ này xin phép được đặt câu hỏi về vấn đề này với ngạ quỉ như sau:
- ‘Những sự thật về người này đã quá rõ ràng; trẫm muốn hỏi nhà ngươi về một số vấn đề khác nữa, nếu nhà ngươi cho phép, nhưng bệ hạ không được nổi nóng.
- Chắc chắn rằng ta sẽ đồng ý [39]thế rồi – không còn phải thảo luận thêm nữa[40] với kẻ thiếu niềm tin tưởng. Miễn cưỡng tin rằng lời bệ hạ có thể tin tưởng được, làm như vậy, nhà ngươi có thể yêu cầu ta ban cho những gì nhà ngươi muốn (ta sẽ trả lời.)’
Những đoạn kệ này chính là cuộc đối thoại giữa nhà vua và ngạ quỉ.
- Về điểm này biết rõ hết (aññato): hiểu được là như vậy. Chúng ta ước muốn: icchāmase = icchāma (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Chúng ta: no = amhākaṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Nhưng bệ hạ sẽ không được nổi nóng (na ca kujjhitabbaṃ) bệ hạ không được nổi nóng nghĩ rằng, ‘bất kỳ điều gì những kẻ này sẽ hỏi?’
12.Chắc chắn rằng: (addhā ): ta đồng ý (paṭiñña me): ta đồng ý nói rằng, ‘các ngươi có thể hỏi thêm thông tin, có nghĩa là ta đồng ý để cho các ngươi làm như vậy.[41] Thế rồi (tadā ahu): vào thời điểm ta nói với các ngươi lần đầu. Chẳng có gì phải thảo luận với kẻ không có niềm tin (nācikkhanā [42]appasannassa hoti): chẳng cần gì phải thảo luận với kẻ không có niềm tin. Người có niềm chỉ nói về bất kỳ điều gì với kẻ nào họ tin tưởng mà thôi. Tuy nhiên các ngươi không tin ta và ta cũng không tin các ngươi. Vì lý do đó, sau khi đã chấp nhận điều này chẳng còn nhu cầu nào để nói cả.[43] Nhưng giờ đây, ta phải miễn cưỡng suy luận rằng lời nói của ngươi có thể tin tưởng được. Hành động như vậy (iti katvā) vì lý do này. [223] nhà ngươi có thể hỏi ta những gì nhà người muốn và nếu có thể (pucchassu maṃ kāmaṃ yathā visayhaṃ): nhà ngươi có thể hỏi ta bất kỳ vấn đề gì, ta sẽ trả lời thích đáng trong phạm vi hiểu biết của ta, đây là ý nghĩa.
Sau khi ngạ quỉ đã đồng ý, nhà vua thốt lên đoạn kệ sau:
- Với con mắt của ta, trẫm có thể nhìn thấy bất kỳ điều gì mong rằng trẫm có thể tin tưởng toàn bộ những điều đó. Liệu trẫm vẫn phải nhìn những gì không thể tin tưởng[44] được chăng, nếu vậy dạ xoa phải giúp trẫm [45]thôi.’
- Đây là ý nghĩa: bất luận điều gì chính mắt ta nhìn thấy, ta có thể tin tưởng, ta có thể chấp nhận, toàn bộ những điều đó đúng như vậy. Tuy nhiên liệu vẫn còn một số điều trẫm đã nhìn thấy song vẫn không tin, nhà ngươi sẽ giúp trẫm, nhà ngươi có thể la rầy[46] trẫm. Hay nói cách khác bất kỳ điều gì trẫm thấy bằng chính mắt mình (yaṃ kiñcāhaṃ cakkunā passissāmi): bất luận điều gì trẫm có thể nhìn thấy bằng chính mắt mình do rất có thể mắt người khác không thấy do họ không có mắt để nhìn. Liệu trẫm có thể tin tất cả những điều đó chăng. (sabbam po tāhaṃ abhisaddaheyyaṃ): liệu trẫm có thể tin tưởng toàn bộ những gì trẫm đã nhìn thấy, nghe được hay sắp biết được vì đó là niềm tin trẫm đặt nơi nhà ngươi. Đây chính là ý nghĩa. Ý nghĩa hai hàng cuối cùng là chính xác như đã khẳng định.
Khi ngạ quỉ nghe điều này hắn thốt lên đoạn kệ sau đây:[47]
- ‘Xin hãy cho ta được hứa long trọng là: sau khi đã nghe diễn giải Phật Pháp nhà ngươi sẽ có được tịnh tín[48]) thích hợp. Vì bệ hạ mong mỏi được biết và tâm của bệ hạ đã không bị ô nhiễm thế nên ta sẽ tuyên bố toàn bộ Phật Pháp đúng như đã được phân giải cho dù ngài đã nghe được hay chưa.[49]
[224] Từ điểm này trở đi[50] các đoạn kệ đối thoại giữa họ như sau:
15.Cưỡi trên lưng bạch mã được trang điểm, ngài đã tiến tới nơi người bị đâm đem phơi nắng; con ngựa này trông thật kỳ diệu và khả ái. – là kết quả do nghiệp nào mang lại vậy?
16.‘Ngay trung tâm thành phố Vesāli có một vũng nước khiến cho con đường lầy lội; với tịnh tín trong lòng ta đã lấy một chiếc sọ bò trắng[51] và đặt xuống chỗ hũng đó.
- Do đặt chân lên đó cả ta và những người khác đều có thể qua ráo chân; con ngựa này trông thật tuyệt vời và khả ái – đó chính là do kết quả nghiệp đó đem lại.’
18.‘Giờ đây sắc diện của ngài rực sáng toả khắp tứ phương và hương thơm của ngài lan toả khắp nơi; ngài còn có vẻ oai nghiêm vĩ đại và đã chứng đắc phép thần thông của dạ xoa, xong nhà ngươi vẫn bị loả lồ do kết quả nghiệp nào đem lại vậy?
- ‘Thoát khỏi tức giận và với lòng tịnh tín liên ly., ta đã tiến lại gần chúng sanh với lời nói từ tốn; sắc diện chư thiên của ta liên tục toả sáng – đây chính là kết quả do cùng nghiệp đó đem lại.
20.Khi ta nghe biết danh vọng và tiếng tăm của những kẻ an trú Phật Pháp ta đã công bố với lòng tịnh tín; hương thơm chư thiên của ta lan toả liên tục – đây chính là kết quả của cùng nghiệp đó.
21.Trong khi bạn thân thiết của ta đang tắm nơi bãi tắm công cộng, một cách tinh nghịch và với tâm không bị ô nhiễm ta đã lấy y phục của hắn giấu trên gò đất cao. Vì lý do đó ta đã bị loả lồ và dẫn đến cuộc sống đầy bất trắc.
- [225] Kẻ nào thực hiện ác nghiệp cho dù để đùa dỡn vui vẻ, phải lãnh quả nghiệp đó. nhưng nếu ai thực hiện ác nghiệp không nhằm mục đích đùa giỡn vui vẻ thì họ nói gì được về quả nghiệp của mình?
23.Những kẻ nào nhằm mục đích đồi bại và có tâm thân ô nhiễm và khẩu bất tịnh, thời số phận của họ vào lúc thân hoại mạng chung không còn nghi ngờ gì nữa họ phải rơi vào hoả ngục.
24.Nhưng những kẻ khác, khao khát kiếp hạnh phúc, muốn kiếm thoả thích bằng bố thí và sẵn có bản tính thương người[52], chẳng còn nghi ngờ gì nữa số phận của họ vào lúc thân hoại mạng chung họ sẽ đi đến nhàn cảnh vậy.
14.. Về điểm này Xin cho trẫm biết lời hứa long trọng của nhà ngươi (saccappaṭiñña tava me sa hotu): hãy cho biết lời hứa long trọng trước ta xem nào. Đó là sau khi nghe Phật Pháp bệ hạ sẽ được tịnh tín thích hợp (sutvāna dhammaṃ labha sappasādaṃ): đó là sau khi đã lắng nghe Phật Pháp bạn sẽ được lòng tịnh tín đích thực. Mong mỏi khát khao được biết (aññatthiko): khao khát hiểu được. Chính xác đúng như đã phân giải (yathā pajānaṃ): chính xác như những gì đã phân giải; hay nói cách khác chính xác như đã được phân tích (yathā pajānaṃ) có nghĩa là giống hệt như ta đã thể hiện.
- Kết quả này do nghiệp nào tạo ra? (kiss’etaṃ kammassa ayaṃ vipāko): kết quả này do đâu mà ra? Kết quả này do nghiệp nào đem lại? Hay nói cách khác etam (không được dịch) chỉ là tiểu từ mà thôi; của hành vi nào đây – đây chính là điều cần được phân tích.[53] Có một số người giải thích kissa te (ý nghĩa vẫn không có gì thay đổi.)
16.. Trong con đường lầy lội (cikkhallamagge)[54]: trong một lối đi đầy bùn lầy lội. Một chỗ trũng (narakaṃ): một hố sâu. Tôi đã lấy: ekāhaṃ = ekaṃ ahaṃ (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Đặt trong chổ trũng đo (narkasmiṃ nikkhipiṃ) đổ vào chỗ trũng bùn lầy đó để cho người ta không còn phải lội bùn lầy.
- Về điều đó (tassa): về việc xây một cây cầu bằng chiếc xương đầu bò đó.
- Những kẻ nào đã an trú nơi Phật Pháp (dhamme ṭhitānaṃ): đối với những người đã sống theo Pháp[55].Ta xin được công bố (mantemi): ta nói về, ta cử hành.
- [226] Mang tính đùa giỡn (khiḍḍatthiko) coi đó như là đùa cợt. Còn trong tâm không bị ô nhiễm (no ca paduṭṭhacitto): tâm không mang tánh hiểm độc liên quan đến người sở hữu y phục đó, có nghĩa là không có ý đánh cắp hay bất kỳ ý định làm mất[56] điều gì.
- Không đùa cợt (akilamano): không cố ý đùa giỡn. Với tánh hiểm độc trong tâm do tham lam đem lại.[57]v.v… điều gì là quả nghiệp đó? (kiṃ tassa kammassa vipākaṃ ahu): những bậc trí tuệ nói gì về kết quả buồn khổ của ác nghiệp đó?[58]
- Với mục tiêu và tâm đồi bại (duṭṭhasaṅkappamanā): với ý nghĩ hiểm độc do mục tiêu có liên quan đến ái dục v.v… bằng cách này ngài đề cập đến hạnh bất thiện trong tâm. và thân khẩu bất tịnh (kāyena vācāya ca saṅkiliṭṭha): vẩn đục nơi thân và khẩu bằng cách sát sanh v.v…
- Khao khát được (āsamānā): hy vọng được, mong muốn được. Khi những quả nghiệp đã được chứng minh bằng cách phân tích ngắn gọn do ngạ quỉ đó, nhà vua thốt lên đoạn kệ sau đây, không tin vào những gì ngài đã nghe:
- ‘Làm sao ta có thể biết chắc được, đây là quả nghiệp thiện và nghiệp ác? Hay điều gì ta đã nhìn ra có nên tin chăng? Hay kẻ nào khiến ta tin được đây?’
- Về điểm này Làm sao trẫm biết chắc được (taṃ kin tī jāneyyaṃ ahaṃ avecca): vì lý do gì bằng cách nào trẫm có thể tin đó là sự thật. Mà không dựa vào người khác là quả nghiệp thiện và nghiệp ác được đề cập đến được nhà ngươi phân tích bằng cách, ‘những kẻ có mục đích và tâm đồi bại và kèm theo là tâm khẩu bất tịnh.’ v.v… ‘Nhưng những kẻ khác đang khao khát được sống kiếp hạnh phúc’ v.v… Ta đã trông thấy điều gì để tin? (kiṃ vā haṃ disva abhisaddaheyyaṃ): hay ta đã thấy chứng cớ nào bằng chính mắt mình để chấp nhận đây tự đồng ý? Hay (etam): hay điều gì người có kiến thức, điều gì người khôn ngoan có thể khiến ta tin vấn đề này, có nghĩa là xin nói cho trẫm biết điều đó đi.
[227] Khi nghe được điều này ngạ quỉ thốt lên những đoạn kệ này nhằm giải thích vấn đề này cho nhà vua một cách hợp lý:
- ‘Khi bệ hạ đã nhìn và đã nghe bệ hạ phải tin đây là quả nghiệp thiện hay quả ác nghiệp; nếu như cả nghiệp thiện và ác nghiệp không tồn tại song song thì bằng cách nào chúng sanh có được kiếp sống hạnh phúc và kiếp sống đau khổ ?
- Và nếu con người không thực hiện bất kỳ nghiệp nào trên cõi đời này, đó là cả nghiệp thiện lẫn ác nghiệp, thì chắc sẽ không tồn tại chúng sanh sống kiếp hạnh phúc và kiếp đau khổ trên cõi đời ngày, cũng chẳng có hạng chúng sanh nào là hạ cấp hay cao thượng.
- Nhưng vì chính con người đều thực hiện nghiệp của mình kể cả thiện nghiệp lẫn ác nghiệp trên cõi đời này. Chính vì thế mà có chúng sanh có cuộc sống hạnh phúc cũng như cuộc sống đau khổ và cũng có cuộc sống cao hay thấp nơi cõi chúng sanh này.
- Hiện nay người ta nói rằng, quả nghiệp có hai loại – những nghiệp được sống hạnh phúc và đau khổ; các vị chư thiên tự đem lại hạnh phúc cho chính mình[59] trong khi đó kẻ khờ dại không nhìn thấy được tánh chất hai mặt của vấn đề trên nên đã phải thiêu đốt[60] trong hoả ngục.
- Về điểm này khi bệ hạ đã nhìn thấy (nhận ra) (disvā): khi bệ hạ đã nhận thấy tận mắt mình. Đã nghe được (sutvā): (khi bệ hạ) đã nghe Phật Pháp, bệ hạ có thể tự kết luận, tự phán đoán phù hợp với những điều này. Về nghiệp thiện và ác nghiệp: kayāṇapāpassa= kayānassa pāpassa (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài); bệ hạ phải tin rằng hạnh phúc và đau khổ chính là kết quả của nghiệp thiện và nghiệp ác vậy. Nếu như cả hai đều không tồn tại (ubhaye asante): là hai loại nghiệp: nghiệp thiện và nghiệp ác không được biết đến. Làm sao chúng sanh có được cuộc sống hạnh phúc và cuộc sống đau khổ? (siyā nu sattā sugatā duggatā vā) có nghĩa là, làm sao[61] có thể, làm sao biết được có một thực chất đó là chúng sanh phải trải qua cuộc sống hạnh phúc và cuộc sống đau khổ hay những kẻ giàu có lại có được kiếp sống hạnh phúc và người nghèo thì rơi vào kiếp sống đau khổ? [228] Giờ đây[62] ngạ quỉ lại giải thích vấn đề theo cách, và thêm vào[63] những gì đã được nói tới bằng hai đoạn kệ bắt đầu với ‘Và những chúng sanh vẫn còn phải trải qua sanh và tử không thực hiện nghiệp tại đây’ nhưng ‘khi những chúng sanh vẫn còn phải trải qua sanh và tử đã thực hiện nghiệp.
- Về điểm này Thấp hay cao (hīnā paṇītā): hèn hạ hay quí trọng trong gia đình, nơi diện mạo, sức khoẻ, đoàn tuỳ tùng v.v…
- Giờ đây họ cho rằng quả nghiệp có hai loại (dvay’ajja kammānaṃ vipākaṃ āhu) hiện nay, bây giờ họ đề cập đến, nói tới quả nghiệp gồm hai loại đó là nghiệp thiện và ác nghiệp như là hai loại, có hai thứ. Hai loại nào vậy? ngạ quỉ cho biết:[64] những kẻ nào đã được sống hạnh phúc và cảm nghiệm được đau khổ (sukhassa dukkhassa ca vedanīyaṃ): những kẻ đó thật thích hợp để cảm nghiệm những gì dễ chịu và những gì khó chịu.[65]) Các vị chư thiên thì tự cảm nghiệm được (tā devatāyo paricārayanti): những kẻ đó nhờ đặc tính cao thượng có được kết quả sống hạnh phúc trở thành chư thiên nơi cõi phạm thiên[66] và được phú cho hạnh phúc chư thiên, cảm nghiệm tham dục[67] Trong khi đó những kẻ khờ không nhận ra được đặc tính hai mặt của vấn đề này đã bị thiêu đốt (paccanti bālā dvayataṃ apassino): trong khi đó, những kẻ khờ dại, vì không nhận được không tin về đặc tính hai mặt của vấn đề nghiệp và quả nghiệp đã theo đuổi ác nghiệp , do hậu quả của những nghiệp đó, họ đã bị thiêu đốt, đã gặp phải đau khổ trong hoả ngục v.v… đang phải cảm nghiệm những quả nghiệp phải đựơc cảm nghiệm là đau khổ.
Liên quan đến những câu hỏi của nhà vua, ‘Nhưng tại sao nhà ngươi đang khi tin tưởng vào quả nghiệp đó, lại phải trải qua đau khổ lớn lao như vậy? Thế rồi ngạ quỉ lại thốt lên đoạn kệ này:
- Chẳng có nghiệp nào do chính ta thực hiện, cũng như chẳng có ai sau khi đã thực hiện bố thí lại hồi hướng cho ta y phục, giường nằm đồ ăn thức uống – vì lý do đó ta phải chịu loả lồ và phải chịu cuộc sống đầy đau khổ.’
- Về điểm này ta chẳng thực hiện nghiệp nào (na m’atthi kammāni sayaṃ katāni):Vì chẳng có phước báu nào do chính ta thực hiện vì chẳng ai biết được những nghiệp ta đã thực hiện được trong quá khứ có thể đem lại cho ta y phục v.v… cũng chẳng có kẻ nào sau khi đã thực hiện bố thí, lại hồi hướng cho ta (thí phước đó) (datvā pi me n’atthi so ādiseyya): cũng chẳng có ai sau khi đã bố thí cho các sa môn và các vị bà la môn, lại hồi hướng phước thí đó cho ta nói rằng, ‘Mong rằng phước thí này dành cho ngạ quỉ đặc biệt đó.’ Chính vì lý do đó ta đã bị loả lồ và phải sống kiếp sống đầy phiền toái (ten’ambi naggo kasirā ca vutti): vì hai lý do đó [229] giờ đây ta bị loả lồ, không có y phục, và phải trải qua kiếp sống đầy phiền toái và đau khổ như vậy.
Khi nghe được điều này, vì muốn cho ngạ quỉ có y phục v.v… nhà vua đã thốt lên đoạn kệ sau đây:
- “Hỡi dạ xoa, liệu có cách nào nhà ngươi có được y phục chăng? Hãy cho ta biết điều kiện nào để chúng ta nghe biết những nhân duyên đó là đáng tin cậy.
- Về điểm này nhờ đó (yena) có nghĩa là liệu có thể có, có thể được một vài cách nào đó nhà người có được, có được y phục? Nếu có thì: yadatthi-yadi atthi ( thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài)
Thế rồi ngạ quỉ nói lên những đoạn kệ sau đây nói về những điều kiện đó như sau:
- Ở đây có một tỳ khưu tên là Kappitaka, là một đạo sư, có giới đức tốt, là vị A-la-hán, đã được giải thoát, và đã khéo bảo vệ các căn, thực hiện kiềm chế theo luật Pātimokha, đã trở thành người điềm tĩnh và đã đạt đến tri kiến tuyệt đối.
- Lời nói hiền hoà, nhã nhặn, khéo thuyết phục, với diện mạo dễ thương, có kiến thức và là người ăn nói rất từ tốn, là phước điền, là người sống trong an bình, và là người xứng đáng thọ lãnh cúng dường từ phía các chư thiên lẫn chúng sanh.
- An tịnh, thiểu dục và không bị phiền nhiễu, không tham muốn, đã giải thoát, không buồn sầu, không vị kỷ, chánh trực, không còn cội rễ, là người đã trịêt phá hết các trở ngại, người đã đạt đến tam minh[68]chiếu sáng rực rỡ.
- Không được biết đến, và không dễ nhận ra được ngay khi đã được nhìn thấy, giữa bạn bè ngài được gọi là ‘bậc hiền trí’; các dạ xoa biết ngài với danh nghĩa là người đã được giải thoát khỏi ái dục, đi rảo quanh khắp thế gian với bản tánh thiện.
- [230] Nếu có ai bố thí cho người một hay hai cặp khi hồi hướng phước thí này cho ta, và những phước thí này đã được thọ lãnh, thời bệ hạ sẽ trông thấy ta được mặc y phục.’
- Về điểm này, tên là Kappitaka (Kappitako nāma):ngạ quỉ nói ám chỉ hoà thượng của trưởng lão Upāli, đã một thời là đứng đầu hơn một ngàn ẩn sĩ tóc búi[69] Ở đây (idha): gần thành Vesāli này. Có một đạo sư (jhāyī): đạo sư do bởi thiền kết hợp với quả[70] cao độ, người đã trở thành mát mẻ (sītibhūto): ngài đã đạt đến trạng thái mát mẻ thoải mái, bằng cách dập tắt sầu khổ nóng nảy nơi mọi phiền não. Đã đạt đến tri kiến tột đỉnh (uttamadiṭṭhipatto): đã đạt đến tột đỉnh, thánh quả tột đỉnh, đạt đến chánh kiến.[71]
- Ăn nói dễ thương (sakhilo): từ tốn, nhỏ nhẹ, khéo thuyết phục (suvaco): khiêm tốn. Có kiến thức (svāgamo): là người truyền thống đã được truyền lại một cách thích hợp[72] Và là người ăn nói rất đáng yêu (suppatimuttako ca): một người ăn nói rất đáng yêu, có nghĩa là một người ăn nói rất từ tốn[73] là người được sống trong an bình (araṇavihārī) là người được sống trong tình thương mến thương.
- An tịnh (santo): với các lậu hoặc đã được định. Không bị phiền não (anigho): thoát khỏi đau khổ phiền toái. Không có khói (vidhūmo): không xông lên những làn khói tà tư duy.[74] Thoát khỏi ước muốn (nirāso): thoát khỏi thèm khát. Được giải thoát (mutto): thoát khỏi mọi tái sanh trong tương lai[75]. Thoát khỏi mũi tên (visallo): không còn tham dục v.v… không vị kỷ (amamo): không cố chấp về ngã. Chánh trực (avaṅko): đã loại trừ được lối sống luồn cúi như những thân nghiệp cong queo v.v… không có nền móng (nirupadhi): là người đã loại bỏ được nền móng như thể các lậu hoặc và những tích lũy v.v… [76]là người đã triệt phá được hết các triền phược (sabbapañcakhīno): là người đã triệt hạ được hết những kiết sử như ái dục v.v… Toả sáng (jutimā): toả sáng với ánh sáng tuệ giác vô song.
- Không được biết đến (appaññato): không nổi tiếng do tánh khiêm tốn và giới đức nơi ngài[77]. Không dễ gì nhận ra được (na sujāno): do bản chất xấu xa ngài không dễ gì tự khẳng định mình có giới đức, thuộc bản chất như vậy, thuộc bản chất thông thái như vậy, ngay cả khi ta đã nhận ra điều đó. Các dạ xoa đều biết ngài thuộc hạng người đã thoát khỏi mọi ái dục (jānanti taṃ yakkhabhūtā anejaṃ):và các dạ xoa biết ngài thuộc dạng đã thoát khỏi mọi ái dục, thoát khỏi mọi thèm khát và là vị A-la-hán.Với bản chất dễ thương (kalyāṇadhammaṃ): với những phẩm chất thiện thuộc giới đức v.v…
- Đối với ngài (tassa) đối với trưởng lão Kappita. Một cặp (ekaṃ yugaṃ): một cặp y phục. Hay hai cặp (duve vā) hay hai cặp y phục. Hồi hướng điều này cho ta : mam uddisitvāna = mamaṃ uddivitvā[78] (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). [231] và đây là những điều cần được chấp nhận (paṭiggahitāni ca tāni c’assu): nếu như những cặp y phục này được chấp nhận, cần phải chấp nhận và đã được ngài chấp nhận. Được trang bị với những y phục. (sannaddhadusaṃ): tôi đã mặc xong những y phục đó, có nghĩa là mặc đồ và che đậy với quần áo. Với những y phục ngài đã nhận[79] được.
Thế rồi nhà vua còn tìm hiểu thêm về nơi ở của vị Trưởng lão:
- Vị sa môn này đang cư trú ở đâu để chúng ta có thể đến và gặp ngài ngày hôm nay ngài có thể đẩy lùi những nghi ngờ và không tin tưởng cho ta, chính là các tà kiến đang luồn lách.
- Về điểm này tại vị trí nào? (kasmim padese): tại nơi đâu? Ngày hôm nay ngài: yo m’ajja = yo ajja (các từ này) được nối kết qua dùng âm tiết êm tai với từ “ma”.[80]
Thế rồi ngạ quỉ nói:
- “Ngài đang ngồi thiền tại Kapinaccana vây quanh là rất nhiều chư thiên; người xứng danh đó đang thuyết pháp họ đang chuyên tâm vào lời thuyết pháp của chính đạo sư của mình.’[81]
- Về điểm này tại Kapinaccana (Kapinaccanāyaṃ): ngay tại vị trí thường có tên là Kapinaccana là do có nhiều con khỉ (kapīnaṃ) là những thú vật trong rừng,[82]đang nhẩy nhót (naccanema). Tên thực sự là (saccanāmo)[83] ngài là một vị đạo sư, một người có giới đức tốt, là vị A-la-hán là người được giải thoát v.v…
Khi ngạ quỉ nói điều này nhà vua liền thốt lên đoạn kệ này, ước mong được thăm vị trưởng lão đó ngay lập tức.:
- ‘Giờ đây ta muốn đi và thực hiện điều gì nhà ngươi đề nghị: ta sẽ đem y phục đến mặc cho vị sa môn đó với một cặp và nếu được chấp nhận chúng ta muốn được nhìn thấy ngài mặc vào các y phục đó.
- [232] Về điểm này ta muốn đi ngay bây giờ: kassāmi = karissāmi (một dạng ngữ pháp hoán chuyển).
Thế rồi ngạ quỉ thốt lên đoạn kệ này cho thấy lý do trưởng lão đang thuyết pháp cho các Chư Thiên[84]chính vì thế đây không phải là thời gian thích hợp để đến gặp ngài:
- ‘Làm ơn, xin đừng đến gặp một vị xuất gia vào thời điểm không thích hợp – Thưa vị vua người Licchavi, đây không phải là thói quen[85]của người Licchavi. Hãy đến gặp trưởng lão sau này, vào thời gian thích hợp[86] và hãy gặp ngài vào lúc ngài đang ngồi thiền trong thinh lặng
- Về điểm này làm ơn (sadhu) chỉ là một tiểu từ diễn tả sự khẩn khoản nài xin. Ôi vị Vua người Licchavi, không phải thời gian thích hợp cho ngài (vo Licchavi n’eva dhammo): Ôi vị vua Licchavi, đây chẳng phải là thói quen của người Licchavi, đến gặp trưởng lão vào một thời điểm không thích hợp. Ngay tại đó (tatth’eva): ngay tại vị trí đó.
Khi ngạ quỉ nói điều này nhà vua liền đồng ý nói rằng, ‘Tốt lắm’ và quay trở lại nơi cư trú của mình. Khi thời gian thích hợp đã đến một lần nữa ngài tiến lại gặp trưởng lão mang theo tám bộ y phục. Ngồi sang một bên nhà vua đảnh lễ trưởng lão bằng lời chào thân thiện và nói, ‘Thưa ngài, xin ngài nhận tám bộ y phục này.’ Khi nghe thấy điều này trưởng lão hỏi nhà vua để có thể bắt đầu cuộc đàm đạo với ngài “Thưa đại vương, trước đây bệ hạ đã thiếu giới đức bố thí và lại chèn ép các vị sa mônvà bà la môn. Làm thế nào mà giờ đây ngài lại ngài lại bố thí những bộ y phục tuỵêt diệu đến như vậy? Khi nhà vua nghe điều này, ngài liền giải thích lý do, tường trình lại cho trưởng lão việc nhà vua đã gặp ngạ quỉ và toàn bộ những gì mỗi người đã nói với nhau và rồi nhà vua đã bố thí cho ngài y phục và hồi hướng chúng cho ngạ quỉ. Bằng cách đó ngạ quỉ đã hiện nguyên hình trước trưởng lão và nhà vua. Mặc đồ và trang điểm, mặc y phục chư thiên và cưỡi trên lưng ngựa. Khi ngài nhìn thấy ngạ quỉ nhà vua vô cùng hài lòng, cảm khoái và tràn đầy hoan hỷ hạnh phúc nói rằng, ‘Chắc chắn ta đã nhìn thấy bằng chính mắt mình quả nghiệp. Giờ đây trở đi ta sẽ không làm ác nghiệp nữa, ta sẽ chỉ thực hiện phước báu mà thôi.’ Và nhờ có ngạ quỉ đó chứng kiến, ngạ quỉ nói, ‘Nếu bệ hạ, ôi nhà vua Licchavi, kể từ đây hãy từ bỏ lối sống bất chính[87]và hãy sống đúng với pháp thời, thế rồi ta sẽ là người làm chứng cho bệ hạ và hãy đến trước sự hiện diện của ta. Hãy nhanh chóng thả người bị đóng cọc phơi nắng khỏi chiếc cọc. Hãy trả lại cuộc sống cho hắn và truyền cho các thái y chữa trị cho người ấy khoẻ mạnh trở lại và hãy sống theo Phật Pháp thì ngài có thể thoát khỏi đau khổ đang chờ rình ngài. Thỉnh thoảng hãy đến gặp trưởng lão và lắng nghe Phật Pháp; hãy làm phước báu!’[233] và rồi ngạ quỉ từ biệt biến đi. Nhà vua chào từ biệt trưởng lão rồi đi vào thành phố. Nhà vua nhanh chóng tụ tập dân chúng Licchavi lại và họ đồng ý, giải thoát cho kẻ bị đóng cọc phơi nắng và truyền các thái y chữa trị cho người đó khoẻ mạnh trở lại. Nhà vua lại tiến lại gặp trưởng lão hỏi rằng, ‘Có thể nào với một người đã thực hiện ác nghiệp dẫn đến địa ngục lại có thể làm sao để thoát khỏi địa ngục được chăng? Thưa đại vương, rất có thể được nếu người đó thực hiện bố thí quảng đại và làm phước báu thì người đó có thể thoát được lắm chứ.’ Trưởng lão trả lời và rồi an trị nhà vua nơi Tam Qui và Ngũ Giới. Thế rồi khi được an trú trong đó và được vững chắc với những lời cổ vũ động viên của trưởng lão nhà vua đã chứng đắc Nhập Lưu. Tuy nhiên người bị đóng cọc phơi nắng cũng được khoẻ lại và đầy cảm động cũng xin được xuất gia trong số các tỳ khưu và không lâu sau đã chứng đắc A-la-hán, các vị kiết tập Tam tạng đã thốt lên những đoạn kệ sau đây để làm rõ sự kiện này:
- ‘Nói rằng, “Hãy cứ làm như vậy”, nhà vua rời khỏi nơi đó và vây quanh là đoàn tuỳ tùng những người theo hầu là thần dân Licchavi, nhà vua tiến về thành phố và lên giường nằm nghỉ trong chính hoàng cung của mình.
- Thế rồi vào buổi sáng hôm sau, khi nhà vua đã chu tất mọi công việc trong triều, ngài đi tắm và dùng bữa điểm tâm; khi đến thời điểm đã định ngài chọn tám bộ y phục lấy ra từ chiếc rương và nhà vua dân Licchavi đã truyền cho đám tuỳ tùng mang theo và lên đường.
- Nhà vua tiến đến vị trí đó và nhìn thấy vị sa mônđã trở nên điềm tĩnh. Ngồi thiền an tịnh dưới một gốc cây sau khi quay trở về sau chuyến khất thực.
- Nhà vua tiến lại gần ngài trưởng lão hỏi thăm sức khoẻ của ngài và hiện trạng an tịnh của ngài và nói. “Thưa ngài, trẫm là vua thần dân Licchavi từ thành Vesāli tới đây; mọi người đều biết rõ trẫm là Ambasakkhara vua thần dân Licchavi.
- [234] Thưa ngài, xin hãy nhận tám bộ y phục xinh đẹp này của trẫm dâng cúng cho ngài – chính vì mục đích này trẫm đã phải cất công đến đây và trẫm sẽ hả dạ nếu ngài nhận cho.”
- “Từ xa xa các sa mônvà các vị Bà la môn đã phải tránh xa nơi ở của bệ hạ; nơi hoàng cung bệ hạ đã truyền đập bể bát khất thực và ngay cả xé rách áo cà sa của họ nữa.
- Hơn thế nữa, các vị sa môn đã bị lột[88] hết quần áo và làm cho lộn nhào đầu xuống đất – đó là những tội lỗi bệ hạ đã gây ra cho các sa môn và những vị đã xuất gia đi tu.
- Bệ hạ đã chẳng bố thí cho họ dầu ăn, ngay cả một cộng cỏ cũng không, bệ hạ đã không chỉ đường cho những người đi sai đường; chính bệ hạ còn muốn chiếm luôn chiếc gậy của kẻ mù, bệ hạ đã tỏ ra quá keo kiệt và không biết bố thí. Giờ đây vì lý do gì, chỉ vì bệ hạ đã nhìn thấy mà giờ đây bệ hạ lại bố thí những của thí này với chúng ta sao?’
- “Thưa ngài trưởng lão, trẫm thừa nhận điều ngài nói; trẫm đã quấy nhiễu gây phiền hà cho chư vị sa môn và bà la môn. Ấy vậy những ác nghiệp trẫm đã làm chỉ hoàn toàn mang tính cách vui đùa và trẫm không hề có ác ý trong tâm đâu.
- Một dạ xoa[89] sau khi đã theo đuổi những ác nghiệp chỉ nhằm mục đích tiêu khiển, cũng đã trải qua khốn khổ, cho dù việc tiêu khiển của vị ấy chưa hoàn tất. [235] Cho dù chỉ là hành vi dại dột trong tuổi trẻ vui nhộn nhưng đã phải chấp nhận tình trạng loả lồ làm số phận của mình. – giờ đây còn gì khốn khổ hơn cho vị đó hơn thế.
- Thưa ngài trưởng lão khi trẫm nhìn thấy dạ xoa đó tâm trẫm hết sức xúc động – chính vì lý do đó mà trẫm đang cúng dường vật thí này. Thưa ngài xin hãy chấp nhận tám bộ y phục này và mong rằng vật thí này được hồi hướng có thể tới được dạ xoa đó.
- “ Có điều chắc chắn rằng người ta tán dương bằng nhiều cách một vật thí; giờ đây mong rằng vật thí này không bao giờ cạn kiệt đối với bệ hạ là thí chủ. Ta chấp nhận tám bộ y phục này, mong rằng phước thí của ngài có thế đến được tới dạ xoa đó.
- Nhà vua thần dân Licchavi làm lễ sám hối và dâng cho trưởng lão tám bộ y phục nói rằng, ‘Xin ngài hay nhận những y phục này” (trong khi đó trưởng lão lên tiếng) ‘nào chúng ta hãy nhìn xem dạ xoa, đã có y phục để mặc!”
- Nhà vua đã nhìn thấy dạ xoa, được xức với thứ dầu trầm hương hảo hạng và cưỡi trên lưng một con ngựa nòi. Với nước da tuyệt hảo, được trang điểm lộng lẫy, mặc những bộ ý phục đắt giá, có đoàn tùy tùng vây quanh, và chứng đắc sức mạnh thần thông phi thường của một dạ xoa.
- Khi nhà vua chứng kiến dạ xoa trong hoàn cảnh như vậy ngài rất sung sướng, hả hê, tâm ngài rộn lên niềm vui hoan hỷ, toả sáng khắp; nhà vua đã chính mắt chứng kiến quả nghiệp của mình thực sự, vĩ đại biết nhường nào.
- Nhà vua liền đi đến gặp trưởng lão và nói với ngài, “trẫm sẽ bố thí cho các vị sa môn và các vị bà la môn vì chẳng có thứ gì trẫm có được trẫm không bố thí. Hỡi dạ xoa, nhà ngươi đã giúp trẫm rất nhiều.”
- “Và bệ hạ đã bố thí một phần đó cho ta, hỡi nhà vua thần dân Licchavi – điều này quả thật không phải uổng công chút nào; [236] ta sẽ trở thành nhân chứng cho bệ hạ,[90]một phi nhân làm chứng cho một người phàm tục.
- “Nhà ngươi là định mệnh của trẫm, là người bà con ruột thịt, người hỗ trợ và bạn hữu của trẫm nữa, còn hơn thế nữa nhà ngươi còn là một chư thiên của trẫm. Trẫm cầu khẩn nhà ngươi với kiểu chào phủ phục đầu xuống đất và trẫm ước mong được gặp lại nhà ngươi, hỡi dạ xoa.”
- “Nếu như bệ hạ trở thành người không có đức tin, trở nên bủn xỉn và có tâm tội lỗi , thời bệ hạ sẽ chẳng bao giờ được gặp lại thần nữa, trong khi đó ngay cả bệ hạ có gặp lại được thần thì thần quyết định không hầu chuyện với bệ hạ đâu.[91]
- Nhưng nếu như bệ hạ tu luyện theo đường lối Phật Pháp, thoả thích trong việc bố thí, lại tỏ ra bản tánh thương người và trở thành nguồn suối thi ân cho các vị sa môn và các vị bà la môn, bằng cách đó bệ hạ sẽ được gặp lại thần và khi thần gặp lại bệ hạ thì hai chúng ta sẽ trò chuyện với nhau, thưa ngài.[92]
- Giờ đây hãy nhanh chóng phóng thích con người này khỏi chiếc cọc vì chính do con người này mà thần đã trở thành nhân chứng cho bệ hạ[93] chính do con người đã bị đâm thủng, thần nghĩ, mà chúng ta đã trở thành nhân chứng cho nhau.
- Và nếu con người này được nhanh chóng giải thoát khỏi chiếc cọc hắn có thể trở thành con người chuyên tâm thực thi các pháp thiện,[94]được thoát khỏi địa ngục và[95] sẽ trở nghiệp được thọ hưởng ở nhiều nơi khác nữa.
- [237] Sau khi đã đi đến gặp Kappitaka vào một thời gian thuận tiện và chia sẻ với ngài điều ngài đã cùng ngồi thiền gần ngài và hỏi trực tiếp với người đó và chắc chắn hắn sẽ chỉ dẫn cho ngài đề mục thiền.
- Hãy tiến lại gặp vị tỳ khưu đó và hỏi ngài xem. Vì bệ hạ nóng lòng được biết[96] và tâm của bệ hạ đã không còn bị ô nhiễm nữa ngài sẽ công bố toàn bộ Phật Pháp [97]đã được phân tích kỹ lưỡng và chính xác, cho dù bệ hạ đã nghe được hay chưa.”[98]
- Khi nhà vua đã bí mật đàm đạo với phi nhân tại đó và yêu cầu hắn làm nhân chứng, là người với tâm không còn bị ô nhiễm và trước sự hiện diện của các thần dân Licchavi ngài đã nói với chúng sanh qui tụ lại đang ngồi lại tại đó nói rằng,
- “Thưa quí thần dân Licchavi của trẫm xin hãy lắng nghe trẫm nói với các ngươi chỉ một điều thôi[99]. Trẫm xin các ngươi ban cho trẫm một ân huệ chắc chắn sẽ đem lợi lại cho trẫm. Con người với ác nghiệp đã bị xử đâm và cột cọc, hình phạt đã được áp[100] dụng y lệnh và đã có hình tướng của người đã thọ lánh án phạt của nhà vua.
- Giờ đây đã hai mươi ngày kể từ ngày thọ án với kết quả là người bị đâm đó vẫn còn sống hay chưa chết. Giờ đây trẫm muốn tha hắn – giờ đây trẫm xin đám đông người tụ tập nơi đây cho phép trẫm hành động theo trẫm nghĩ là thích hợp nhất.”
- “Nhanh chóng phóng thích người này và những người khác – họ đã chống lại bệ hạ bằng lời nói sao? Bệ hạ có thể hành động điều thì ngài thấy cần thiết – đám đông đã cho phép bệ hạ hành động theo bệ hạ nghĩ là thích hợp.”
- [238] Nhà vua tiến lại nơi đó và nhanh chóng phóng thích kẻ bị đâm cọc; “Hỡi anh bạn, xin đừng sợ hãi gì nữa” nhà vua nói với hắn và truyền cho các thái y chữa trị cho hắn.
- Thế rồi chàng ta tiến đến gặp ngài Kappitaka vào một thời điểm đặc biệt và chia sẻ với ngài điều nhà vua đã hành xử; ngồi xuống gần ngài nhà vua thần dân Licchavi lại yêu cầu ngài ngay tại đó, diện đối diện, một số phương cách nhà vua đang nôn nóng thực hiện.
- “Con người với ác tâm đó đã bị đâm cọc. Đã được áp dụng hình phạt[101] và đã tỏ ra không thể chữa trị khỏi vết thương vì đã hai mươi ngày bị hành quyết như vậy, với kết quả hình phạt bị đâm cọc như vậy người đó đang dở sống dở chết.
- Nhưng thưa ngài, giờ đây trẫm đã đến và giải thoát cho hắn vì đây chính là lời dạ xoa đã yêu cầu. Liệu còn cách nào nhờ hắn không còn phải giam trong địa ngục nữa hay chăng?
- Thưa ngài, xin cho trẫm biết có còn bất kỳ điều kiện[102] nào nữa có thể tin tưởng được. Sở dĩ không thể tiêu diệt được những ác nghiệp đó, không kết thúc được chúng ngay tại nơi đây mà hắn không phải trải qua chăng[103]?’
- “Nếu như người này chuyên tâm đúng mức thực hiện các pháp thiện, và chuyên tâm vào việc tu tập cả ngày lẫn đêm, hắn có thể thoát khỏi địa ngục chăng và[104] thiện nghiệp đó có thể được cảm nghiệm ở bất kỳ nơi nào chăng?”
- “Chúng ta đã biết sự kiện liên quan đến người này, xin ngài cũng dủ lòng thương xót đến trẫm nữa vào lúc này[105], thưa ngài, xin hãy khuyên nhủ trẫm đôi điều, xin hãy động viên trẫm, hỡi bậc trí tuệ cao cả, bằng cách nào đó để trẫm thoát khỏi địa ngục.”
- “Bệ hạ phải đến qui y Phật, [239] qui y Pháp và qui y Tăng mỗi ngày với lòng tịnh tín; cũng vậy bệ hạ hãy thọ trì ngũ giới, liên tục và trọn vẹn.
- Bệ hạ nên tránh sát sanh và xâm phạm đến những gì không được ban tăng cho bệ hạ trên cõi đời này; bệ hạ không được quá say sưa chè chén, không được nói điều gian dối, trong khi đó bệ hạ phải vui lòng với chính hoàng hậu của bệ hạ.[106]
- Và bệ hạ nên thực hiện những phước báu dẫn đến hạnh phúc đó chính là những phẩm hạnh thánh và phước báu được viên mãn nơi tám điều học.[107]
- Để được trở nên chính trực bệ hạ nên bố thí với lòng tịnh tín y cà sa và vật thực, những đồ thiết yếu và cả nơi cư trú, vật thực và đồ uống vật thực cùng y phục và nơi cư trú.
- Và bệ hạ nên thoả mãn đồ ăn thức uống cho các tỳ khưu là những người có giới đức, thoát khỏi ái dục và là những người có học – thì phước đó sẽ tiếp tục nhân lên.
- Khi chuyên tâm đúng mức vào các hiện trạng thiện như vậy, chuyên cần cả ngày đêm bệ hạ có thể thoát khỏi địa ngục và phước báu đó cần được cảm nghiệm ở nhiều nơi khác nữa.
- “Trẫm sẽ thực hiện Tam Qui mỗi ngày với lòng tịnh tín; cũng giống vậy trẫm sẽ thực hiện ngũ giới liên tục và toàn diện.
- Trẫm sẽ kiêng cữ không sát sanh và không lấy những gì không được biếu cho trẫm trên cõi đời này; trẫm sẽ không chè chén say sưa, sẽ không nói dối, trong khi đó trẫm cố gắng làm hài lòng hoàng hậu của mình.
- Trẫm sẽ thực hiện phước thiện dẫn đến hạnh phúc bằng cách tiếp cận với tám điều học tập:
85.[240] Trẫm sẽ bố thí y cà sa và vật thực, những dụng cụ thiết yếu và nơi cư trú và thức uống, vật thực cứng, y phục và nơi cư trú, sống chân thật và luôn chuyên tâm với giáo lý của Đức Phật với các tỳ khưu có giới đức, thoát khỏi ái dục và đa văn học rộng.
- Con người như vậy chính là Licchavi Ambasakkhara – một thiện nam trong thành Vesāli đã có niềm tin, là người hoà nhã và hay giúp đỡ mọi người và giờ đây ngài lại trợ giúp cho tăng đoàn các tỳ khưu hết sức chu đáo.
- Và người bị phạt đóng cọc ngày càng khá hơn và vui sướng tự nguyện thực hiện xuất gia sống cuộc đời vô gia cư, nhờ có Kappitaka, là tỳ khưu cao quí nhất, cả hai đều chứng đắc thánh quả do cuộc sống sa môn[108] đem lại.
- Kết hợp với các vị Ưng cúng sáng suốt và thánh thiện đã đem lại quả lớn đến nỗi một kẻ tội phạm đã bị đâm cột cũng chứng đắc thánh quả tột đỉnh trong khi đó nhà vua Ambasakkhara lại đạt được quả thấp hơn.’
- Về điểm này đi tới giường nằm nghỉ: vas’upaganchittha = vāsam upagañchi (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài).
- Những phận sự trong hoàng cung (gihikiccāni): những nhiệm vụ liên quan đến tài sản gia đình và nhà cửa cần phải chăm sóc do một người cư trú trong gia đình đó. Ngài đã chọn lựa (viceyya): ngài đã chọn để có thể lựa lấy những y phục thích hợp nhất.
- Trở về lại (paṭikkantaṃ): trở về từ cuộc đi khất thực vì lý do này ngài nói, ‘Quay trở về từ cuộc khất thực.
- Đã nói (avoca): đã đề cập đến. ‘Ta là một thường dân Licchavi đến từ thành Vesāli, thưa ngài.’ v.v…
- Xé rách : vipātayanti=viphālayanti[109].(một dạng ngữ pháp hoán chuyển).
- Làm cho té ngã (pādāk’udarikāahi): khiến cho ngã xuống[110] làm té xuống (patayanti): làm cho té nhào[111]
- [241] Với một ngọn cỏ (tiṇena): ngay cả chỉ bằng đầu một ngọn cỏ. Không cả chỉ lối cho những kẻ đã đi trật đường (mūlhassa maggaṃ pi na pāvadāsi): nhà ngươi cũng không chỉ lối cho những kẻ đã lạc lối mà chỉ nghĩ rằng, ‘ Cứ để cho kẻ đó lang thang đó đây.’ vị vua này quả thực không đáng tin cậy chút nào. Chính bệ hạ đã chiếm đoạt lấy (sayam ādiyāsi): chính nhà ngươi đã giật lấy chiếc gậy từ tay người mù. Giờ đây bệ hạ lại chia sẻ (saṃvibhāgaṃ karosi): giờ đây bệ hạ lại chia sẻ, bố thí một số những đồ đó có nghĩa là dành cho chính việc sử dụng của bệ hạ.
- Trẫm chấp nhận điều ngài đã nói, thưa ngài (paccemi bhante yaṃ tvaṃ vadesi): trẫm đồng ý với điều ngài nói như là ‘(trong nơi cư trú của trẫm) các bát khất thực đã bị đập bể’ v.v… ngài chỉ ra cho thấy rằng toàn bộ những thứ đó đã được làm hay tạo ra đều do trẫm cả. Tuy vậy điều đó (etaṃ pi): ấy vậy tuy có ai đó đã lam điều này, chỉ nhằm đùa giỡn mà thôi.
- Trong lúc giỡn chơi : khiḍḍā = khiḍḍāya (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Sau khi đã theo đuổi (pasavitvā): sau khi đã tích luỹ được. Thọ lãnh (vedeti): thực hiện. tiêu khiển của ngài chưa trọn vẹn (asamttabhogī): việc tiêu khiển của trẫm chưa trọn vẹn. Để chứng tỏ thiếu trọn vẹn nơi việc tiêu khiển của ngài. ‘Ngài có một thời tuổi trẻ ngây thơ’v.v… cũng đã được đề cập tới. Tính chất loả lồ của vị ấy (nagganiyassa): tình trạng lỏa lồ. Giờ đây điều gì có thể khổ sở hơn điều đó đối với ngài. (kim su tato dukkhatar’assa hoti): giờ đây điều gì có thể đau khổ hơn đối với ngạ quỉ hơn là tình trạng loả lồ đó?
- Mong rằng phước thí này đến được tới dạ xoa (yakkhass’ im’ āgacchantu dakkhiṇāyo): mong rằng vật thí là y phục này ta đã bố thí đem lại lợi ích cho ngạ quỉ đó.
- Được tán dương bằng nhiều cách (bahudhā pasaṭṭhaṃ): các đức phật đã tán dương điều này bằng nhiều cách v.v… cầu xin sao cho điều này mang đặc tính thật sự không bị cạn kiệt (akkhayadhammam atthu): mong rằng điều này mang bản tính không thể triệt phá hết được.
- Thưc hiện nghi lễ sám hối (ācamayitvā): thanh tịnh khẩu sau khi vừa mới rửa tay và chân.
- Được xức với thứ dầu trầm hảo hạng (candanasāralittaṃ): được xức với loại hương liệu trầm. Có nước da tuyệt đẹp (ulāravaṇṇaṃ): với tướng mạo tuyệt hảo, Vây quanh (parivāritaṃ): vây quanh là những người hầu với những thói quen dễ chịu. Đạt được thần thông lực vĩ đại của một dạ xoa (yakkhamahiddhipattaṃ) đứng yên[112] sau khi đã đạt đến thần thông lực to lớn của dạ xoa.
- Nói điều này với ngài: tamenamavoca[113]= tam enam avoca ( thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài).
- Bệ hạ đã bố thí một phần (ekadesam adāsi): ngài đề cập việc bố thí y phục tạo thành một phần trong số bốn đồ nhu thiết yếu. Nhân chứng (sakkhiṃ): thuộc bản tánh của một nhân chứng.
- [242] Ngài là của trẫm : mamasi = me asi ( thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài trong dạng ngữ pháp hoán chuyển). Là vị chư thiên của ta (dvata me): ngài là vị chư thiên của ta là điều cần phân tích.
- Có tâm lầm lỗi (vippaṭipannacitto): có tâm chiều theo tà kiến, có nghĩa là theo đuổi đường lối sai lầm sau khi đã từ bỏ chánh đạo[114].
- Do người đó (yato ndinaṃ): vì người đó, vì lý do người đó xuất hiện.
- Chia phần (saṃvibhajitvā): chia sẻ phần bố thí. Ngoi kề gần bên và hỏi ngài đối diện (sayaṃ mukhena upanisajja puccha): không nhờ người khác đi dùm. Ngồi gần kế bên và chỉ hỏi ngài một cách trực tiếp.
- Cùng ngồi kế bên nhau (sannisinaṃ): ngồi lại với nhau sau khi đã tụ tập lại.
- Tôi sẽ được lợi (labhissāmi atthaṃ): tôi sẽ được lợi tôi hằng mong ước. Sau khi đã áp dụng hình phạt (panihitannano): đã áp dụng hình phạt thân. Đã có hình tướng của kẻ không được chữa trị (anupattarūpo): đang trong tình trạng của kẻ phải lãnh chịu hình phạt của đức vua.
- Khoảng độ hai mươi ngày có (vīsatirattimattā) có nghĩa là khoảng độ hai mươi ngày rồi[115]. Ta… kẻ đó: tāhaṃ=taṃ ahaṃ ( thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài) như trẫm nghĩ là đúng (yathā matiṃ) đúng hệt như trẫm muốn.
- Nguời này và nhiều người khác nữa (etañ ca aññañ ca): người bị xuyên cột này và những người khác nữa đang chịu án phạt của nhà vua.[116] Hãy nhanh chóng trả tự do (lahuṃ pmuñca): kẻ nào trong vương quốc Vajji có thể nói, đừng[117] có trả tự do cho hắn, đối với người nào chỉ (hành động) theo cách[118] đó, có nghĩa là không ai có thể cho phép được nói như vậy.
- Và ngài sẽ sai thái y của ngài: tikicchakānañ cā = tikicchāke ca ( một dạng ngữ pháp hoán chuyển).
- Đây là lời của dạ xoa đó (yakkhassa vaco): đây chính là điều ngạ quỉ đã nói. Nhà vua chỉ cho biết, ‘Thưa ngài, trẫm hành động như vậy là phù hợp với điều ngạ quỉ đã nói.’
- Những thiện pháp (dhammāni): những pháp[119] tạo phước có thể thắng phục được những ác nghiệp trước đó. Nghiệp đó đã trở thành nghiệp sẽ cho quả ở nơi khác (kammaṃ siyā aññatra vedanīyaṃ): ác nghiệp được thọ lãnh một cách nào đó sẽ trở thành nghiệp mà quả sẽ được thọ lãnh ở một nơi khác. Trong khi đó nghiệp nào được thọ lãnh bằng một số cách khác thì quả lại được thọ lãnh ở nơi khác, bằng một số cách khác nữa, có nghĩa là chỉ khi nào vòng luân hồi vẫn tiếp tục chuyển động nơi người đó mà thôi.[120]
- [243] Và… những người này (imañ ca): điều này ám chỉ[121] những gì ở gần đó chính người đó nói tới. Liên quan đến trí tuệ của bậc thánh là thành tựu nơi tám pháp (ariyaṃ atthaṅgavaren ’upetaṃ): do luật Bát Giới tột đỉnh đã được hoàn thành, được chuyên tâm bằng cách kiềm chế không sát sanh, v.v… và điều đó được coi là thấu hiểu theo nghĩa thanh tịnh. Nghiệp thiện (kusalaṃ): những hành vi vô tội. Dẫn tới hạnh phúc (sukhundriyaṃ): đem lại quả hạnh phúc.
- Phước tiếp tục tăng trưởng (sadā puññaṃ pavaḍḍhati): khi kẻ nào đó đã thực hiện phước báu chỉ có một lần duy nhất kẻ đó không hoàn toàn[122] thoả mãn nghĩ rằng, ‘ở mức độ đó vẫn chưa đủ’ và trong khi một người đang chu tất được phẩm hạnh tốt liên tục phước tiếp tục tăng thêm. Hay nói cách khác ý nghĩa ở đây là trong khi một người hoàn thiện phước hạnh liên tục thì kết quả phước báu của người đó, phước cũng tăng thêm, được thêm vào liên tiếp từng phước một.
Khi vị Trưởng lão đã nói như vậy nhà vua cảm thấy sợ hãi do những cảnh khổ[123] đem lại và với lòng tịnh tín nơi Tam Bảo và với phước báu ngài có được đức vua lên tiếng nói rằng, ‘Trẫm sẽ Qui Y Phật, qui y Pháp và qui y Tăng vào ngày hôm nay và sau đó ngài còn thọ ngũ giới nữa.
- Về điểm này, Một người như vậy (etādiso): một người thuộc loại như vậy. Một thiện nam trong thành Vesāli (Vesāliyaṃ aññataro upāsako): ngài đã trở thành một thiện nam trong số vô vàn, vô số thiện nam trong thành Vesāli. Là những người có niềm tin (saddho) v.v… [124]: điều này được nói đến để chứng tỏ cho thấy sự khác biệt từ bản tánh trước đó của ngài mà giờ đây ngài đang ngồi xuống cùng với một người bạn khả ái v.v… vì truớc đó nhà vua thiếu đức tin, thô kệch và lăng mạ các vị tỳ khưu và không hỗ trợ cho Tăng đoàn, ngược lại giờ đây ngài có niềm tin và từ tốn và hộ độ cho chư tăng rất chu đáo. Trong vấn đề này hữu ích (kārakaro): là người đem lại sự giúp đỡ cho mọi người.
- Cả hai (ubho pi): hai người, là kẻ bị kết án đâm cọc và nhà vua. Đã đạt được quả xuất phát từ cuộc sống của một vị sa môn (sāmaññaphalāni ajjhaguṃ): đã đạt được phước quả xuất phát từ cuộc sống của một vị sa môn phù hợp với công sức[125] của họ. Để cho thấy điều này hoàn toàn xứng với một người đã bị kết án đâm cọc đã đạt đến quả tột đỉnh trong khi đó nhà vua Ambasakkhara lại cho là đạt đến quả thấp hơn.
- Về điểm này Quả Thấp Hơn (phalaṃ kaniṭṭhaṃ): ngài đề cập đến mối tương quan nơi thánh quả nhập lưu.
Điều đó ta không phân tích ý nghĩa ở đây, tuy nhiên đây là điều dễ hiểu.
Vị Trưởng lão Mahakappitaka đã đến thành Sāvatthi để đảnh lễ Đức Phật và nêu lên cho Đức Phật vấn đề đã được trao đổi giữa nhà vua[126] ngạ quỉ và chính ngài. [244] ức Thế Tôn coi đó là nhu cầu nổi lên và diễn giải Phật Pháp cho đoàn người tụ tập lại ở đó. Giáo lý của Ngài đêm lại lợi ích cho những người đó.
IV.2 Chú giải chuyện ngạ quỉ SERISSAKA
[Serissakapetavatthuvaṇṇanā][127]
‘Xin hãy lắng nghe[128] cuộc gặp gỡ giữa dạ xoa và các thương nhân.’ Đây chính là chuyện kể về Ngạ Quỉ Serissaka.
Bởi vì không có sự khác biệt giữa chuyện kể này và chuyện kể Thiên Cung Serissaka[129], thế nên điều gì được kể lại ở đây liên quan đến nhu cầu nổi lên và các đoạn kệ cũng giống như đã được nêu lên trong phần Chú Giải về Thiên Cung Sư (trong đoạn) diễn giải về Ý Nghĩa[130] nội tại. Chính vì thế ta nên hiểu đúng như đã được giải thích trong Thiên Cung Sự vậy.
IV.3 Chú giải chuyện ngạ quỉ NANDAKA
[Nandakapetavatthuvaṇṇanā]
‘Có một vị vua tên là Piṅgalaka.’ Đây chính là Nandaka Chuyện Ngạ quỉ. Chuyện kể này bắt đầu như thế nào?
Một thời gian khoảng hai trăm năm đã trôi qua kể từ thời Đức Phật Vô Dư Níp Bàn[131] trong vương quốc Suraṭṭha[132] nổi lên một vị vua tên là Piṅgala. Vị vua ấy có một viên quan tên là Nandaka, là người theo tà kiến và quan điểm đồi bại, lại thường đi khắp nơi rêu rao quan điểm sai lầm nói rằng, ‘Chẳng có gì gọi là phước thí … cả’[133] v.v… Con gái tướng quân này tên là Uttara, lại là một cận sự nữ và đã được gả chồng trong một gia đình môn đăng hộ đối. Bấy giờ khi vị tướng quân Nandaka qua đời, ông đã phải tái sanh thành một ngạ quỉ Thiên Cung Ngạ Quỉ sống tại một cây đa cổ thụ trong khu rừng[134] Vinjha. Vào lúc cha nàng qua đời Uttara đã cúng dường cho trưởng lão đã đoạn tận hết các lậu hoặc một bát đầy bánh có hương thơm, được làm bằng sữa đông, và một bình đổ đầy nước sạch, mát và thơm phức; đồng thời hồi hướng của thí đó nói rằng, ‘Mong rằng của thí này đem lợi lại cho cha tôi.’ Nhờ phước thí đó đã có nước Chư Thiên và một lượng bánh bất tận xuất hiện cho ông ta. Khi ông ta nhìn thấy những thứ đó ông nghĩ, ‘Chắc chắn ta đã thực hiện một ác nghiệp bằng cách khiến cho chúng sanh chấp nhận quan điểm sai trái là, “Chẳng có điều gì gọi là phước thí cả” v.v… Tuy nhiên giờ đây nhà vua Pingala đã đi cố vấn cho nhà vua Dhammasoka[135] và sẽ chỉ trở về khi nào mà đã cho lời khuyên này đến nhà vua Dhammasoka rằng, ‘Thôi được tốt hơn hết ta nên đoạn triệt với tà kiến natthika’. Chẳng bao lâu sao khi vua Pingala đang còn trên đường quay trở về cung sau khi đã đưa lời khuyên cho nhà vua Dhammasoka. [245] Ngạ quỉ đã khiến cho con đường dẫn tới nơi cư trú của nhà vua đi dọc theo con đường đó vào buổi trưa. Khi ngài đi theo con đường đó thì mọi người chỉ nhìn thấy phía trước; nhưng phía đàng sau nhà vua chẳng nhìn thấy gì. Khi người đi cuối cùng trong đoàn nhìn thấy con đường biến mất, ông ta vô cùng khiếp sợ và kêu lớn tiếng trong tuyệt vọng và đau khổ[136], ông ta liền chạy đến và thông báo cho đức vua. Khi nghe điều này nhà vua vô cùng hoảng sợ và trong lòng rất dao động, nhà vua dừng lại trên lưng voi và đưa mắt quan sát tứ phía. Khi ngài nhìn thấy nơi cư trú cây đa cổ thụ của ngạ quỉ, nhà vua liền tiến đến gần có bốn đoàn[137] binh đi kèm. Đến đúng thời điểm ấn định nhà vua tiến đến vị trí đó; ngạ quỉ ăn mặc rực rỡ và trang điểm mỹ miều, đã tiến đến gặp nhà vua và tỏ lời chào hỏi thân mật với đức vua và ngạ quỉ đã lấy bánh và nước ra hầu hạ ngài. Nhà vua và đoàn tùy tùng của ngài đã tắm và ăn bánh uống nước và khi mỏi mệt do cuộc du hành trên đường đã lắng xuống[138] nhà vua liền hỏi ngạ quỉ, ‘Nhà ngươi có phải là chư thiên, là Gandhabba hay không?’ v.v… [139]Khi ngạ quỉ đã kể lại câu chuyện của mình từ đầu đến cuối và đã đoạn trừ tà kiến cho đức vua và an trú ngài nơi Tam Qui và Ngũ Giới. Để minh chứng điều này các vị kiết tập Tam Tạng đã thốt lên những đoạn kệ sau:
- ‘Có một vị vua tên là Pinṅgalaka, là người cai trị thần dân vương quốc Surattha, ngài đang quay trở về vương quốc Surattha sau khi đã đến hầu hạ các vị Moriyas.[140]
- Vào lúc ban trưa nóng bức nhà vua đã đi tới một vùng đầm lầy và phát hiện ra một con đường rất tuyệt, con đường trải cát của ngạ quỉ[141] đó.
- Nhà vua nói với nguời đánh xe rằng, ‘Con đường này quả rất tuỵêt, an bình, an toàn và báo điềm tốt – hỡi người đánh xe. Chúng ta hãy đi theo con đường này từ đây cho tới vùng phụ cận thành phố Suratthas.’[142]
- Sorattha liền tiến lên theo con đường này cùng với bốn đạo binh đi hộ tống. Có một người đàn ông trong đoàn tỏ vẻ bối rối[143] xuất hiẹn và nói với Soratthas điều này.
- [246] “Chúng ta đang đi lạc đường rồi, con đường này quả thật đáng sợ và làm rợn tóc gáy – hạ thần chỉ có thể quan sát được phía trước còn phía sau ta chẳng nhìn thấy gì cả.
- Chúng ta đã đi lạc đường rồi, dẫn tới nơi cư trú của những thần dân Diêm Vương; một mùi hôi thối phi nhân thổi ra và ta sẽ nghe thấy tiếng than vãn hãi hùng phát ra.
- Nhà vua Soratthas, quá bối rối, nói với người đánh xe, “Chúng ta đi lạc lối rồi quả là con đường khủng khiếp và làm dựng tóc gáy. – ta chỉ quan sát thấy phía trước còn những gì diễn ra ở phía sau đều biến mất.
- Chúng ta đã đi theo con đường dẫn vào nơi cư trú của các thần dân Diêm Vương mất rồi, một mùi hôi thối phi nhân thổi ra và ta sẽ nghe thấy tiếng than vãn hãi hùng phát ra.
- Nhà vua liền leo lên lưng voi và quan sát tứ phía, nhà vua nhìn thấy một cây đa cổ thụ, mệnh danh là ‘kẻ uống nước từ chân’ có bóng mát um tùm, tương tự như hình tướng một đám mây đen, trông giống như vẻ oai lực của một đám mây dông[144].
- Đức vua trao đổi với người đánh xe rằng, ‘cái gì to tướng xuất hiện ở phía trước kia, trông giống như một đám mây đen, tương tự như oai lực của một đám mây dông?”
- “Thưa đại vương, đó là một cây đa, là “kẻ uống nước từ chân’, là cây có đầy bóng mát, giống như hình tướng một đám mây đen, tương tự như vẻ oai lực của một đám mây dông.”
- Nhà vua Soratthas liền tiếp tục đi về hướng đã nhìn thấy vật vĩ đại đó, giống như hình tướng một đám mây đen, tương tự như vẻ oai lực của một đám mây dông.
- Nhà vua xuống khỏi lưng voi và đi bộ hướng về cây cổ thụ đó và rồi ngồi xuống gốc cây cùng với vị cố vấn và đoàn người hộ tống và nhìn thấy một bình nước đầy và một số bánh thật thơm ngon.
- Một người đàn ông có tướng mạo như một chư thiên, ăn mặc rực rỡ và trang điểm lộng lẫy tiến lại gặp đức vua và nói điều này với nhà vua Sorattha.
- “Thưa đại vương, xin ngài cứ tự nhiên, đại vương không phải là một vị khách không được hoan nghênh[145] đâu; thưa bệ ha, xin ngài hãy dùng nước, và ăn bánh, ôi vị chiến thắng kẻ thù.
- Nhà vua cùng với vị quân sư và đoàn tuỳ tùng đều dùng nước và ăn bánh; sau khi đã uống nước nhà vua Sorattha nói điều này.
- [247] Có phải là ngươi là Devata, gandhabbva, hay là Dạ Xoa Purindada?[146] Không thể nhận diện ra nhà ngươi chúng ta xin hỏi làm thế nào ta có thể nhận ra nhà ngươi được.’
- Ta không phải là Chư Thiên, cũng chẳng phải là Gandhabba, cũng không phải làdạ xoa Purindada đâu.[147]Ta chính là ngạ quỉ thưa đại vương, ta từ thành Surattha đến đây.”
- Trước kia còn ở Surattha, nhà ngươi đã có phẩm hạnh ra sao, phẩm hạnh của nhà ngươi như thế nào? – Do phạm hành nào khiến vẻ oai lực của nhà ngươi lại tỏ lộ ra oai phong đến như vậy?”
- Xin hãy nghe đây, hỡi đại vương, vị chiến thắng quân thù, vị bành trướng bờ cõi, và cả các ngài nữa hỡi các vị cố vấn, những người theo hầu và các vị bà la môn:
- Tâu bệ hạ, ta chính là Surattha và ta là một người đàn ông có ác tâm, là người đi theo tà kiến, có hành vi xấu, bủn xỉn, keo kiệt và hay mắng nhiếc.
- Ta có thói quen hay ngăn cản nhiều người trong khi họ thực hiện bố thí, trong khi đó những người khác đang thực hiện bố thí, thì ta lại hành động như một trở ngại (nói rằng),
- ‘Bố thí chẳng đem lại phước quả nào’ thế quả tự thu thúc từ đâu xuất hiện? Tuy nhiên không có đạo sư, thì ai sẽ tế độ được những kẻ bất trị đây?
- Tất cả chúng sanh đều giống nhau cả, thế tại sao lại phải cúng dường các vị trưởng thượng? Họ chẳng có năng lực cũng như tinh tấn nào cả, thế tinh tấn của người đó đem lại lợi ích gì?
- Chẳng có lợi lộc gì trong việc bố thí cho họ cả – kẻ nào mang hận thù trong lòng thì không thể nào tinh tẩy được; kẻ phàm phu nhận lãnh được điều gì nơi họ nếu không phải là sự thăng trầm của số phận[148].
- Chẳng có cha, cũng chẳng có mẹ hay anh em gì cả; chẳng có gì sau cuộc đời trên thế gian này tồn tại cả. Chẳng có gì được cho là bố thí, cũng chẳng có gì gọi là cúng dường hy sanh. Chẳng có sự gì được gọi là của để dành cho sau này cả.
- Nếu như kẻ nào giết hại người khác hay cắt đầu người nào đó, người đó cũng chẳng phải là kẻ giết người đâu – cây kiếm chỉ có thể đâm thủng vào bên trong thông qua bảy nguyên chất[149] mà thôi.
- Linh hồn thì không thể huỷ hoại hay chia cắt được; linh hồn có tám cạnh hay hình cầu giống như trái banh; và cao năm trăm do tuần, thế thì ai có khả năng triệt phá được linh hồn đây?
- [248] Giống như một cuộn chỉ khi ta quăng đi thì tự nó lăn tròn và toả chỉ ra. ngay cả như vậy linh hồn cũng tự lăn tròn và tự tuôn chỉ ra.
- Giống như một người rời khỏi ngôi làng này và đi đến một ngôi làng khác cũng như vậy thì linh hồn nhập vào thân xác người khác cũng giống như vậy.
- Giống như một người rời khỏi căn nhà và đi vào một ngôi nhà khác, thì linh hồn nhập vào thân xác người khác cũng giống như vậy.
- Trong vòng tám mươi tư ngàn đại kiếp, những kẻ khờ dại cũng như các bậc đại hiền trí đều phải trôi lăn trong vòng luân hồi trước khi họ có thể kết thúc đau khổ.[150]
- Hạnh phúc và đau khổ được đo bằng của bố thí và cái thúng, kẻ thống trị biết rất nhiều điều trong khi đó những người khác chỉ gặp lúng túng mà thôi.
- Trong quá khứ ta đã theo đuổi tà kiến[151]) như vậy. Ta đã phải lúng túng và bị vô minh che phủ. Do có nhiều tà kiến và hành xử một cách tồi, bủn xỉn và hay la rầy.
- Cái chết của ta sẽ đến trong vòng sáu tháng nữa và ta sẽ rơi xuống địa ngục là nơi khủng khiếp và dữ dằn.
- Hỏa ngục có bốn góc và bốn cổng, được chia thành các phần đều nhau vây quanh là tường sắt. Có mái che bằng sắt ở phía trên.
- Hoả ngục có nền nóng rực làm bằng sắt nóng chảy; trải ra khoảng độ một trăm do tuần tồn tại mãi mãi như vậy.
- Sau một trăm ngàn năm sẽ được nghe thấy một âm thanh – đó chính là Lakkha[152], vị đại vương, sau một phần trăm kotis năm.(kotis = 10.000.000 năm).
- Trong vòng một trăm ngàn kotis năm những chúng sanh theo đuổi tà kiến, là những người có hạnh kiểm bất thiện, và những người hay phỉ báng các bậc thánh đã phải đốt sôi trong địa ngục.
- Ta đã phải ở trong đó trong một thời gian dài trải qua những cảm thọ đau đớn do kết quả của những ác nghiệp ta đã làm – vì lý do đó ta đã phải buồn phiền khốn khổ tột độ.
- [249] Hỡi đại vương, xin hãy lắng nghe điều này, hỡi vị chiến thắng mọi kẻ thù và người bành trướng bờ cõi, ta chúc lành cho ngài, thưa đại vương ta có một đứa con gái tên là Uttara.
- Con gái ta đã thực hiện những nghiệp thiện và đã tịnh tín nơi ngũ giới và Bát giới quan trai, kiềm chế mở rộng bàn tay nhã nhặn và không bủn xỉn.
- Nàng luôn tuân thủ ngũ giới liên tục và là con dâu của những kẻ thuộc gia đình khác, nàng là một cận sự nữ thuộc dòng tộc các vị đại hiền trí Thích Ca, là vị Phật và là Đức Thế Tôn.
- Một tỳ khưu có nhiều giới đức, với cặp mắt luôn nhìn xuống, có chánh niệm, và các căn của vị ấy được canh phòng cẩn mật, kiểm tra tốt đi vào một ngôi làng để khất thực trong một chuyến du hành liên tục và đến nơi cư trú của nàng.
- Tâu đại vương, xin cầu chúc lành đến cho ngài. Khi Uttara nhìn thấy tỳ khưu đó nàng đã bố thí cho ngài nguyên một bình nước đầy và một số bánh ngon tuyệt nói rằng, ‘Thưa ngài, cha tôi đã qua đời mong rằng những thứ này đem lợi đến cho cha tôi.”
- Ngay sau khi nàng bố thí điều này thì kết quả hiện rõ – “Ta được hưởng bất kỳ dục lạc nào ta mong muốn giống như vị vua Vessavana.[153]
- Tâu đại vương, hãy lắng nghe điều này, ôi vị chiến thắng mọi kẻ thù và người mở mang bờ cõi – chính ngài, vị chiến thắng kẻ thù, và gia đình ngài nên chạy đến qui y Đức Phật, Ngài đang hiện hữu trên cõi đời này cùng với các Chư Thiên của ngài được coi như đấng vô thượng[154].
- Thưa vị chiến thắng mọi kẻ thù, ngài và gia đình nên đến qui y Pháp, là bat chánh đạo bằng cách đó cả gia đình ngài sẽ được giảng dạy điều bất tử.[155]
- Thưa vị chiến thắng mọi kẻ thù, ngài và gia dình ngài nên đến qui y Tăng, có bốn bậc, là những người đã tham gia vào thánh đạo và bốn loại là những người đang đứng trong chánh quả của mình[156] đây chính là tăng già thuộc những người chính trực là những người đã thanh tịnh nơi giới đức và tuệ quán.
- Bệ hạ nên kiêng cữ không sát sanh và không chiếm đoạt những gì không được ban cho ngài làm sở hữu; [250] bệ hạ chẳng nên uống những thứ gây nghiện cũng chẳng nên nói dối, trong khi đó bệ hạ nên hài lòng với chính hậu của ngài.”
- “Hỡi dạ xoa, nhà ngươi ước muốn điều tốt cho ta, nhà ngươi ước muốn hạnh phúc cho trẫm, hỡi chư thiên. Ta sẽ thực hiện những gì nhà ngươi nói. Nhà ngươi trở thành đạo sư của trẫm.
- Ta sẽ đến qui y Phật, qui y pháp và ta sẽ đến qui y Tăng vô song. Dành cho chư thiên và chúng sanh.
- Trẫm sẽ kiềm chế không sát sanh không lấy điều gì không được ban cho trẫm trên trần gian này; trẫm sẽ không là người dùng những thức uống gây nghiện cũng như trẫm sẽ không nói dối và trẫm sẽ bằng lòng với chính hậu của trẫm.
- Trẫm sẽ giũ bỏ, giống như giũ bỏ vào một cơn gió mạnh hay vào dòng nước sông chảy xiết, trẫm sẽ từ bỏ tà kiến, trở nên tịnh tín với Giáo Lý của các Đức phật.
- Khi nhà vua Sorattha nói xong những điều này, ngài từ bỏ tà kiến, đảnh lễ Đức Phật và leo lên xe hướng tiến tới hướng đông[157].
1 Về điểm này vị vua tên là Pingalaka, là người trị vì dân chúng Surattha (rājā Piṅgalako nāma Suraṭṭhanaṃ adhipati ahu): vị vua trị vì vùng Surattha thường được biết đến với tên gọi là Pingala do mắt ngài có mầu đỏ (pingala). Về các vị Moriyan (Moriyānaṃ): về các vị vua Moriyans; có liên quan đến nhà vua Dhammasoka. Đang quay trở lại Surattha một lần nữa (Suraṭṭhaṃ punar[158]āgamā): ngài đang trở lại trên đường dẫn tới Surattha, theo hướng vương quốc Surattha.
- Một vũng sình lầy (puṅkaṃ): một vùng đất mềm. Con đường rải cát (vaṇṇupathaṃ): con đường ngạ quỉ đó tạo ra trên một vùng đất xình lầy.
- An lành (khemo): thoát khỏi nguy hiểm. An toàn (sovatthiko): tạo ra một hiện trạng an toàn. Có điềm tốt (sivo): thoát khỏi nỗi bất hạnh.[159] Từ đây tới vùng phụ cận Suratthas (Suraṭṭhānaṃ santike ito): đi theo con đường này chúng ta sẽ tiến tới gần vương quốc Surattha.
- Vị vua Sorattha (Soraṭṭho): vị thống trị nước Surattha. Ngài tỏ ra bối rối (ubbiggarūpo): là người rơi vào tình huống bối rối.
- Đáng sợ (bhiṃsanaṃ): [251] tạo ra sợ hãi. Tóc dựng ngược lên (lomahaṃsanaṃ): khiến cho tóc dựng đứng lên vì bản chất khiếp sự gây ra.[160]
- Kết thân với chúng sanh Diêm Vương (Yamapurisaṅaṃ santike): chúng ta đang hiện diện giữa đám ngạ quỉ. Mùi hôi thối của phi nhân toát ra (amānuso vāyati gandho):mùi hôi từ thân của ngạ quỉ toát ra. Một tiếng động kinh hoàng được nghe thấy (ghoso sūyati dāruṇo): một tiếng động khủng khiếp được nghe thấy từ những thọ sanh bị phạt nơi từng địa ngục riêng rẽ.
- Người “uống nước từ cẳng chân”(pādapaṃ): cây cổ thụ này có tên là ‘người uống từ cẳng chân’ sở dĩ được gọi như vậy là do nước uống rỉ ra từ những sợi dây trông giống như những cẳng chân. Có bóng mát che phủ khắp” chāyāsampanaṃ = sampannaṃ chāyaṃ ( thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Tướng mạo giống như một đám mây, đám mây đen (nīlabbhavaṇṇasadisaṃ): trông giống như một đám mây đen nơi tướng mạo. Trông giống như vẻ oai nghi một đám mây giông. (meghavaṇṇasirī nibhaṃ): hình như có hình dáng và màu sắc một đám mây.
- Một bình nước đầy (puraṃ pāniyakarakaṃ): một bình đựng đầy nước. Một ít bánh ngọt (pūve): một số vật thực cứng. Tuyệt vời (citte): ngài nhìn thấy một số bánh ngọt tuyệt vời[161], có vị ngọt và rất ngon được dọn ra với những chiếc đĩa được thấy khắp nơi.
- Quả thật ngài chẳng xa lạ gì (với ai cả) (atho te adurāgataṃ): quả thật (atho) ở đây chỉ là một tiểu từ hay được dùng để nhấn mạnh. Tâu bệ hạ, chúng ta chấp nhận rằng ngài chẳng phải xa lạ gì với chúng ta cả, hơn thế nữa ngài còn được tiếp đón nồng hậu. – đây là ý nghĩa muốn nói đến ở đây. Ôi vị chiến thắng quân thù (arindama): bệ hạ sẵn bản tánh chiến thắng kẻ thù.
- Những vị cố vấn và đoàn tuỳ tùng của bệ hạ (amacā pārisajjā): mong rằng các vị cố vấn và đoàn tuỳ tùng của ngài lắng nghe những gì chúng ta đã nói và mong rằng các vị bà la môn, vị tư tế, cũng nghe được điều đó – đây là cách chúng ta cần phân tích.
- Ta chính là nguời dân vùng Surattha (Suraṭṭhamhā ahaṃ): ta cư trú nơi vùng lãnh thổ Surattha. Tâu bệ hạ (deva): ngài đang xưng hô với đức vua. Có tà kiến (micchadiṭṭhi): với quan điểm đã bị học thuyết natthika đầu độc. Ác giới (dussilo): thiếu giới đức. Bủn xỉn (kadariyo): vô cùng keo kiệt bủn xỉn, hay lăng mạ (paribhāsako): hay xỉ nhục các vị sa môn và các vị bà la môn.
- Ta thường ngăn cản: vārayissaṃ – vāremi ( một dạng ngữ pháp hoán chuyển); ta hành động như là một cản lực (antarāyakaro ahaṃ): ta hành động như vật cản đối với những kẻ đang bố thí đang phục vụ và trong khi những kẻ khác đang thực hiện bố thí cho tha nhân thì tôi lại có thói quen cản trở nhiều người khác thực hiện những phước báu gồm có bố thí[162] v.v… đó là hình thức ngăn cản ta đã làm.
- Về điểm này Bố thí chẳng đem lại phước đức gì (vipāko n’atthi dānassa): [252] ngài bác bỏ bất kỳ kết quả nào nói rằng, ‘Đối với ngài việc bố thí chẳng đem lại lợi lộc gì cả, chẳng có kết quả gì cho cuộc sống tương lai.’ Kết quả việc kiềm chế từ đâu xuất hiện (saṃyamassa kuto phalaṃ): Giờ đây đã vậy kết quả giới đức từ đâu mà có? Tuyệt đối chẳng tìm đâu ra bất kỳ kết quả nào thuộc loại đó – đó là ý nghĩa. Chẳng có ai được gọi là đạo sư (n’atthi ācariyo nāma): thực chất chẳng có ai là đạo sư để diễn giải phẩm hạnh và phẩm chất thiện cả, vì chúng sanh đều tâm phục không tâm phục lại tuỳ vào hoàn toàn vào bản tánh của mỗi người mà thôi. – là ý nghĩa muốn nói đến ở đây. Vì lý do đó ngài nói, “Chính vì thế ai tâm phục ai không tâm phục đây?’
- Toàn bộ chúng sanh đều như nhau cả. (samatulyāni bhūtāni): mọi chúng sanh đều ngang nhau. Chính vì thế chẳng có ai trổi vượt hơn ai– tại sao phải kính lễ những vị bề trên của chúng ta? Quả thật chẳng có phước báu nào đem lại do việc kính lễ các vị bề trên của chúng ta đâu. – đây là ý nghĩa. Chẳng có oai lực nào (n’atthi balaṃ): ngạ quỉ đó bác bỏ bất kỳ cố gắng và sức mạnh nơi các chúng sanh đó muốn dựa vào sức mạnh chính mình, muốn cố gắng và thể hiện bất kỳ điều gì từ sự giàu có thế gian[163]v.v… cho đến việc chứng đắc thù thắng A-la-hán. Chẳng có sức mạnh hay nghị lực nào[164] Chính vì thế nỗ lực của một người đem lại lợi lộc gì? (kuto uṭṭhānaporisaṃ): những cố gắng và những gì con người ta làm chẳng đem lại kết quả nào đây là điều được đề cập đến để phủ nhận nhân quả.[165]
- Thực chất bố thí chẳng đem lại kết quả gì (n’atthi dānaphalaṃ nāma): quả thật chẳng có điều gì được gọi là quả từ bố thí mà ra, có nghĩa là cho đi những của thí cúng dường chẳng đem lại kết quả gì giống như ta vứt những thứ đó vào đám tro tàn vậy. Kẻ nào còn mang thù hận trong lòng không thể được tinh luyện (na visodheti verinaṃ): ở đây kẻ nào còn mang tính thù hận trong lòng: verinaṃ = eravantaṃ ( một dạng ngữ pháp hoán chuyển); người nào thực hiện ác nghiệp xuất phát từ thù hận bằng hành vi sát sanh v.v… thì không thể được tinh luyện. Chẳng bao giờ được thanh tịnh bằng cách thực hiện[166] bố thí và việc giới đức khác. ‘Bố thí chẳng đem lại kết quả gì’ v.v… nên được coi như là điều biểu thị phương cách người đó sử dụng để ngăn cản kẻ khác bố thí v.v… ngược lại ‘chẳng có bất kỳ quả nào do việc bố thí đem lại.’ v.v… lại là biểu thị cho thấy việc gắn kết với tà kiến của ngài. Ngài được gì nào: laddheyyaṃ = laddhabbaṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Nhưng ngài chiếm được điều mình phải có bằng cách nào vậy? Ngài cho rằng, ‘Thông qua thăng trầm của số phận (niyati pariṇāmajaṃ): chúng sanh chiếm được hạnh phúc hay đau khổ duy chỉ qua sự biến đổi nơi số phận[167]) của mình mà thôi và không liên quan gì đến những hành vi họ đã thực hiện[168] cả , cũng không do bất kỳ một vị chư thiên[169] tối cao nào cả v.v… đây chính là ý nghĩa.
- [253] Chẳng có mẹ hay cha hoặc anh em nào cả (n’atthi mātā pitā bhātā): ngài đề cập đến việc chẳng có kết quả nào xuất phát từ phẩm hạnh thiện hay bất thiện từ phía mẹ cha hay anh em chúng ta cả. Chẳng còn cõi nào sau khi cõi trần gian này kết thúc.(loko n’atthi ito paraṃ): thật vậy chẳng có cái gọi là cõi đời sau khi cuộc sống này kết thúc. Chúng sanh phải bị đoạn diệt ngay sau khi qua đời. – đây là ý nghĩa. Bố thí (dinaṃ): một cuộc bố thí lớn. Nghi lễ cúng dường (hutaṃ): kính kễ với vật thí là vật thực;[170] ngài đã bác bỏ cả hai (nói rằng), “không có” liên quan đến tình trạng bố thí chẳng đem lại kết quả gì. Ta chẳng được biết gì cả (na vijjati): chúng ta chẳng biết được tí gì về những của thí cho các sa môn và các vị bà la môn được gọi là ‘điều sẽ theo ta” làm nền tảng cho cõi đời sau;[171] đây quả thực chỉ là cách họ nói mà thôi. Đây chính là ý nghĩa.
- Đó không phải là trường hợp ai đó đã thực hiện sát sanh (no koci kiñci hanati): nếu có ai đó phải phạm tội sát sanh, phải chặt đầu ai đó, theo nghĩa tuyệt đối đó không phải là trường hợp người nào đó giết ai đó. Điều này hình như chỉ giống như giết người do có tồn tại những kẻ hở[172] nơi bảy nguyên chất mà thôi. Nhưng còn trường hợp lấy gươm mà đâm thì sao? Ngài cho là, đó là lưỡi gươm xuyên qua giữa bảy kẽ hở đó (sattannaṃ vivaraṃ antare): lưỡi gươm xuyên qua kẻ hở[173] ngay giữa bảy nguyên chất đó là thổ v.v… vì lý do đó hình như chúng sanh bị lưỡi gươm đâm thâu qua v.v… cũng giống như vậy thì linh hồn là điều còn lại của các nguyên chất cũng không thể bị triệt đoạn được do bản chất trường cửu của nó. Đây là ý nghĩa.
- Linh hồn không thể hoại diệt hay chia cắt được (acchejjabhejjo jīvo): linh hồn của chúng ta không thể dùng gươm giáo huỷ hoại được do linh hồn có ban chất tồn tại trường cửu, linh hồn có hình tám cạnh hay hình cầu giống như trái banh (aṭṭhaṃso guḷaparimaṇḍalo): linh hồn đôi lúc có hình tám cạnh đôi lúc lại có hình cầu giống như trái banh. Và năm trăm do tuần (yojanāni satā pañca): khi đạt đến trạng thái hoàn chỉnh nó cao khoảng năm trăm do tuần. Thế ai có khả năng huỷ hoại linh hồn? (ko jīvaṃ chetuṃ arahati): tuy nhiên ai có khả năng huỷ hoại được linh hồn trường cửu và bất biến bằng một thanh gươm? Ngài cho rằng chẳng ai có thể làm được việc này.
- Một cuộn chỉ (suttaguḷe[174] ) được hình thành khi nó được cuộn chỉ vào. Khi bị tung ra (khitte): khi bị tung ra bằng cách tháo chỉ ra. Nó tự tháo ra (nibbeṭhentaṃ palāyati): một cuộn chỉ được bung ra, từ ngọn núi hay từ ngọn cây [254] tự nó sẽ tháo chỉ ra, chỉ dừng lại khi nào chỉ đã được tháo ra hết.[175]Ngay cả theo cùng một cách như vậy (evaṃ evaṃ).[176] Ngay cả như thế linh hồn vẫn tiếp tục tồn tại (chạy tiếp), tiếp tục tự tháo chỉ ra nơi hiện hữu luân hồi[177] theo đúng thời gian đã được khẳng định, trong vòng tám mươi tư ngàn đại kiếp và sẽ dừng tồn tại sau đó.
- Ngay cả như vậy đi nữa thì linh hồn (evaṃ eva ca so jīvi): giống như có người nào đó rời khỏi ngôi làng hắn đã cư ngụ và rồi lại vào một ngôi làng khác, vì phải thực hiện điều gì đó. Ngay cả như vậy linh hồn rời khỏi một thân xác và nhập vào một thân xác tiếp theo sau đó tuỳ theo số phận linh hồn phải làm như vậy, đây là ý nghĩa. Thân xác: bondiṃ = kāyaṃ (từ đồng nghĩa)
- Tám mươi tư: cūlāsiti = caturāsiti ( một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Đại kiếp: mahākappino = mahākappānaṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển); trong vấn đề này nếu cứ mỗi một trăm năm một giọt nước được lấy đi bằng đầu một ngọn cỏ kusa từ một chiếc hồ lớn bằng hồ Anotana v.v… và bằng cách đó cho đến khi hồ cạn sạch nước gấp bảy lần thời gian ta gọi là đại kiếp. Sau khi đã nói như vậy ngài cho biết thời gian linh hồn luân chuyển trong vòng luân hồi là tám mươi tư ngàn đại kiếp như vậy. Cả kẻ khờ dại lẫn người đại hiền trí (ye bālā ye paṇḍita): kể cả những kẻ mù quáng do ngu đần đến những ai có trí thông minh toàn hảo. Ngay cả[178] toàn bộ những hạng người đó. Đều rơi vào vòng xoay luân hồi cả (saṃsaraṃ khepayitvāna): đều bị ném vào vòng vận chuyển luân hồi, rồi tái sanh liên tục trong khoảng thời gian được nói đến ở trên. Trước khi họ có thể chấm dứt đau khổ (dukkhass’ antaṃ karissare): trước khi họ có thể kết thúc đau khổ, hoàn tất chu kỳ[179] hiện hữu. Ngay cả các bậc địa hiền trí cũng không thể chu tất được trong khoảng thời gian đó và ngay cả kẻ khờ cũng ngưng tồn tại sau đó. – đây chính là nội dung dị giáo của ngài.
- Hạnh phúc và đau khổ được đo bằng của thí và bằng thúng. (mitāni sukhadukkhāni doṇehi pitākehi ca): việc thăng trầm của số phận được chia thành từng phần cho chung sanh này chúng sanh kia, cũng được đo lường một cách riêng biệt trong khoảng chiều dài thơi gian đã nói đến ở trên như thể hạnh phúc và đau khổ của chúng sanh được lấy của bố thí lấy thúng, và cái hũ chứa tâm ý[180] mà đo lường. Vị chiến thắng đều biết rõ toàn bộ những cách thức đó. Và kẻ nào lưu lại trên cõi vị chiến thắng đều biết một cách toàn diện [255]vì kẻ đó đã vượt qua vòng luân hồi.[181]
- Trong quá khứ ta đã rơi vào tri kiến như vậy (evaṃduṭṭhi pure asiṃ) : ta đã rơi vào tà kiến natthika như đã nói đến trước đó. Ta đã phải lúng từng và bị sân hận che phủ (samūlho mohapāruto): ta đã quá lúng túng và bị sân si che mờ con mắt đã tạo ra quan điểm như đã nói đến ở trên và bị sân si bao phủ đã nổi lên trong cùng một thời gian đó; hạt giống thiện pháp đã bị che phủ – đây chính là ý nghĩa. Khi vị đó đã làm rõ ác nghiệp ngài đã thực hiện vì do tà kiến đã diễn ra nơi ngài trong quá khứ thế nên ngài đã thốt lên những đoạn kệ bắt đầu như sau: ‘ để làm rõ kết quả ngai phải tiến hành trong kiếp mai hậu.
- Về điểm này sau một trăm ngàn năm: evamsatahassāni = vassānaṃ satasahassāni (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài): ‘đã trôi qua’ là các từ cuối cùng. Hay nói cách khác đây là đối cách [182]với sức lực của vị trí cách. Có nghĩa là sau một trăm ngàn năm đã trôi qua. Một tiếng động đã được nghe thấy ngay lập tức (ghoso sūyati tāvade): sau một khoảng thời gian dài đến như vậy đã trôi qua, vào thời điểm đó người ta đã nghe được lời tuyên bố trong hoả ngục đó nói rằng, ‘khoảng thời gian đó đã trôi qua trong khi đó nhà ngươi đã bị thiêu đốt tại đó khoảng độ một trăm ngàn năm.’ Thưa đại vương, đây chính là một lakkha, sau một phần trăm kotis năm (lakko eso maharājā satabhāgavassakoṭiyo): đây chính là một lakkha, có nghĩa là, vòng quay của một thời gian sanh mệnh trong đó chúng sanh đã bị thiêu đốt trong địa ngục, sau một phần trăm, một phần của một phần trăm kotis năm đã qua đi, đó là điều được nói tới ở đây: mười lần mười là một trăm, mười trăm là một ngàn. Mười lần mười ngàn là một trăm ngàn và một trăm lần một trăm ngàn lần là một koti. Thông qua các kotis này, một trăm ngàn kotis năm đã trải qua sau một phần trăm kotis năm[183] những những năm này chỉ được hiểu bằng cách đếm[184] những năm của những kẻ nào phải trải qua trong địa ngục mà thôi, chớ không phải những kẻ nào còn sống hay những chư thiên. Thọ mệnh của những ai trong địa ngục thì kéo dài nhiều trăm ngàn kotis năm vô số kể. Vì lý do đó có lời nói rằng, ‘Đối với một trăm ngàn kotis những chúng sanh phải thiêu đốt trong hoả ngục’. Để cho thấy bằng cách chứng tỏ những loại ác nghiệp do đó mà chúng sanh phải thiêu đốt trong hoả ngục, những kẻ nào có tà kiến, những kẻ nào có hành vi bất thiện, và những ai lăng mạ những vị thánh đức.
- Trẫm sẽ cảm nghiệm (vedissaṃ): trẫm sẽ trải qua. Sau khi đã giải thích kết quả ác nghiệp của mình khiến cho ngài phải trải qua trong cuộc sống mai hậu [256] và sau khi đã giải thích vấn đề mà vua đã thắc mắc, cụ thể là, ‘bằng cuộc sống như thế nào đã khiến cho nhà vua có được vẻ oai nghi đến như vậy?’ Ngài liền thốt lên những đoạn kệ bắt đầu như sau: Thưa Đại Vương, xin hãy nghe đây,’ ước ao cho ngài được an trú nơi Tam qui và ngũ giới.
- Kẻ nào tịnh tín nơi ngũ giới và Bát quan trai giới (sīlesuposathe ratā): kẻ nào thoả thích nơi ngũ giới thường xuyên liên kết lại với nhau và lại nắm giữa các giới khác thêm vào đó như bát quan trai giới[185]
- Đã bố thí cho vị ấy: adā = adāsi (một dạng ngữ pháp hoán chuyển).
- Pháp đó (taṃ dhammaṃ): bát chánh đạo và pháp bất tử. Đã thức tỉnh ngạ quỉ đó để thực hiện tam qui và ngũ giới, với lòng tịnh tín nhà vua đã khen ngợi ngạ quỉ vì những giúp đỡ ngạ quỉ đã đem lại cho ngài bằng cách an trú trong tam qui v.v… ngài liền thốt lên ba đoạn kệ nữa bắt đầu với đoạn: ‘Ngài đã muốn trừ bỏ, để công bố việc từ bỏ tà kiến của nhà vua đã theo đuổi trước kia.
- Về điểm này ta sẽ giũ bỏ như tung vào trong cơn gió mạnh (odhunāmi mahāvāte): ‘Hỡi dạ xoa, ta sẽ giũ bỏ, ta sẽ loại ra, tà kiến đó vào trong cơn gió diễn giải Phật Pháp của ngài, như cọng rơm trước ngọn gió đang thổi mạnh. Hay vào trong dòng sông chảy xiết (nadiyā vā sīghaṃ gāmiyā): hay ta sẽ khiến cho tà kiến bị quét sạch đi giống như ngọn cỏ khô, như những nhánh cây, hay những chiếc lá rơi bị cuốn đi theo dòng nước[186] nơi một con sông lớn[187] – đây là ý nghĩa. Ta sẽ loại bỏ tà kiến (vamāni pāpakaṃ diṭṭhiṃ): ta sẽ dẹp bỏ[188] sang một bên những tà kiến trước kia đã bám rễ sâu nơi tâm của ta. Ngài đã đưa ra lý do như sau: vì lòng tịnh tín nơi Giáo Lý của các Đức phật, ôi Đức Thế Tôn có thể giải thoát ta khỏi tử thần. (Buddhānaṃ sāsane rato): vì ta đã tỏ lòng tịnh tín đối với giáo lý các các Đức phật, các Đức Thế Tôn đã chắc chắn đem lại cho chúng ta điều bất tử. Chính vì thế ta sẽ trừ tiệt loại độc dược này mọi người đều biết đó là tà kiến. – Đây là cách chúng ta cần phân tích. Các vị Kiết Tập Tam Tạng đã chèn thêm[189] đoạn kệ kết thúc này bắt đầu như sau: ‘Khi ngài Sorattha đã nói điều này.’
- Về điểm này quay về hướng đông (pāmokkho): hướng tới phía đông. Bước lên cỗ xe của mình (rathaṃ āruyhi): nhà vua liền bước lên xe của mình đã sẵn sàng để lên đường. Ngài đã bước lên xe và thông qua uy lực của Dạ xoa ngài đã về đến hoàng cung của mình nội trong ngày hôm đó và đi vào hoàng cung. Đến thời điểm đã định nhà vua nêu vấn đề với các vị tỳ khưu [257] đến lượt họ lại nêu vấn đề đó cho các vị trưởng lão. Các vị trưởng lão đã đem vào một trong những bài kiết tập Tam Tạng tại Đại Hội lần thứ ba.
IV.4 Chú giải chuyện ngạ quỉ REVATĪ
[Revatipetavatthuvaṇṇanā]
“Hãy chỗi dậy, hỡi Ravatī là kẻ có đầy ác tâm” Đây chính là Ravatī chuyện Ngạ quỉ.
Vì không có sự khác biệt nào giữa Thiên Cung Sự Revati[190], những gì cần phải đề cập đến ở đây liên quan đến nhu cầu nổi lên và các đoạn kệ đó chính vì thế ta nên hiểu chính xác giống như những gì đã được chú giải trong tác phẩm Thiên Cung Sự đoạn đề cập đến chú giải ý nghĩa nội tại. Đây cũng là điều cần được liệt kê vào Kinh Chuyện Ngạ quỉ liên quan đến các đoạn kệ có liên quan đến Revati.
IV. 5 Chú giải chuyện ngạ quỉ CÂY MÍA
[Ucchupetavatthuvaṇṇanā]
“Cánh đồng mía bao la này của ta” Đây là chuyện kể về Cây Mía Chuyện Ngạ quỉ. Chuyện kể đã xuất phát ra sao?
Khi Đức Phật còn đang lưu lại trong Khu Rừng Trúc có một người đàn ông nọ đang vác một bó mía trên vai và ông ta vừa đi vừa nhai một khúc mía. Bấy giờ có một thiện nam có giới đức và có phẩm hạnh thiện đang đi theo sát bên ông với một đứa con nhỏ. Đứa bé nhìn thấy bó mía ông vác trên vai và bắt đầu khóc, “Xin cho tôi một cây mía!’ Thiện nam đó nhìn thấy đứa nhỏ la khóc và đuổi kịp người đó, cố gắng bắt chuyện với ông ta, nhưng người kia không thèm bắt chuyện với thiện nam đó, do tính keo kiệt sẵn có[191] hắn cũng không cho đứa bé lấy một khúc mía. Thiện nam đó chỉ vào đứa bé nói rằng, “Đứa trẻ này khóc lóc dữ dội, xin ngài cho nó một khúc mía.” Khi nghe điều này, người đó không thể chịu đựng được nữa, đã trở nên khinh bỉ và với tính cách hay lăng nhục kẻ khác, hắn liền vứt khúc mía đang ăn đi. Đến đúng thời điểm đã định, hắn qua đời và tái sanh nơi cõi ngạ quỉ vì đã bị nhiễm tính tham lam từ lâu. [258] Do kết quả ác nghiệp này, hắn ta quả đã phù hợp với hành vi đó, đã nổi lên một cánh đồng mía lớn mọc dầy đặc với những cây mía đen huyền, có những cây mía to bằng một chiếc chầy và che phủ cả một vùng khoảng độ tám mẫu[192]. Nhưng ngay sau khi hắn tiến đến gần khu vườn mía và ước được nhai một khúc mía nghĩ rằng, ‘Ta sẽ lấy một vài cây mía để ăn,’ tức khắc cây mía đó đã đánh vào đầu hắn, do đó hắn đã ngã quỵ xuống và ngất xỉu. Thế rồi một ngày nọ trưởng lão Mục Kiền Liên (Mahāmoggallana) đang đi ngang qua đó để đến thành Rājagaha khất thực, ngài gặp được ngạ quỉ trên đường đi. Khi nhìn thấy ngài, ngạ quỉ liền hỏi[193]trưởng lão về ác nghiệp hắn đã làm và tiếp theo đây là cuộc trao đổi trong đoạn kệ giữa ngạ quỉ và trưởng lão như sau.
- ‘Cánh đồng mía to lớn này là của ta đã nổi lên do kết quả của không ít phước báu[194] nhưng giờ đây nó chẳng đem lại lợi ích gì cho ta cả – thưa ngài, xin nói cho ta biết kết quả này do đâu mà ra?
- Ta đã phải trải qua buồn khổ và đã bị băm xác ra thành từng mảnh khi ta đã thử, khi ta đã tha thiết muốn có một khúc mía để ăn. Sức lực của ta đã tiêu tan[195] và ta đã phải chịu đau khổ lớn lao – kết quả này do đâu mà ra vậy?
- Trong thất vọng ê chề ta ngã quỵ xuống đất và quằn quoại dưới sức nóng như kẻ song dưới nước; nước mắt ta giàn giụa khi ta kêu gào[196] – thưa ngài, xin hãy nói cho biết kết quả này do đâu mà ra?
- Ta phải chịu đói, mệt và khát khô cổ; ta đã bị khô cháy[197] và không tìm đâu ra thoải mái hay an nhàn. Ta hỏi ngài về vấn đề này, thưa ngài, làm sao có thể ăn được vài khúc mía bây giờ?
- [259] ‘Trong quá khứ nhà ngươi đã tạo ra ác nghiệp – trong kiếp trước khi còn sống nơi cõi chúng sanh. Giờ đây ta sẽ nói cho ngươi vấn đề này – nếu nhà ngươi lắng nghe thì nhà ngươi sẽ hiểu.
- Nhà ngươi đã đi trên đường, miệng nhai một khúc mía. Khi đó có một người đi sau nhà ngươi, van xin nhà ngươi hy vọng nhà ngươi cho đứa con nhỏ một khúc mía, nhưng nhà ngươi đã không thèm nói chuyện với người đó.
- Và nhà ngươi đã không nói gì khi hắn cầu khẩn nhà ngươi: “Làm ơn xin cho tôi một khúc mía, thưa ngài.” Ngươi đã chỉ cho ông ta một vài khúc mía phía sau nhà ngươi – Chính ác nghiẹp đó đã đem lại kết quả này.
- Hãy nhìn đây, nhà ngươi có thể lấy một vài khúc mía từ phía sau; khi nhà ngươi đã lấy được một vài khúc nhà ngươi có thể nhai thỏa thích, như vậy nhà ngươi có thể hoan hỷ, vui mừng phấn khởi và được thoả mãn.’
- Hắn đã đi và lấy một khúc mía từ phía sau; khi hắn lấy được một khúc hắn có thể nhai thoả thích- theo cách đó hắn trở nên sung sướng, hoan hỷ, phấn khởi và thỏa mãn.
- Về điểm này về vấn đề gì (kissa): về loại nghiệp gì vậy – đây là ý nghĩa.
- Ta đã phải chịu sầu khổ (vihaññami)[198]: ta đã bị bức bách, có nghĩa là ta đã bị nghiền nát. Ta đã bị cắt đứt ra từng miếng: khajjāmi= khādiyāmi (một dạng ngữ pháp hoán chuyển) có nghĩa là ta đã bị lá mía cứa đứt như thể đã bị lưỡi gươm[199] sắc bén cắt ra từng miếng . Khi ta cô gắng thử (viyamami): khi ta thử cố ăn mía. Khi ta gắng sức (parisakkami): khi ta cố gắng (vāyamāmi): khi ta cố gắng thử ăn một khúc. Khi ta thử cố gắng (parisakkāmi): khi ta thử ăn mía. Để ăn (paribhuñjituṃ): nuốt nước mía, có nghĩa là nhai mía.Sức lực ta tiêu tan hết (chinnathāmo): sức chịu đựng của ta tan biến hết, sức mạnh của ta chấm dứt, có nghĩa là sức mạnh của ta đã cạn kiệt[200]hoàn toàn.[260] Và ta đã phải chịu đau khổ rất lớn (kapaṇo): rơi vào tình huống thê thảm. Ta kêu gào (lālapami): ta la lối om xòm vì nỗi đau khổ cùng cực giáng xuống.
- Trong đau đớn (vighāto): đầy khổ sở[201] hay sức mạnh của kẻ đó suy kiệt. Phải nằm xấp xuống đất (paripatāmi chamāyaṃ): không thể đứng vững được nữa, ta té xuống đất. Quằn quoại (parivattāmi): lăn lộn. Giống như kẻ sống trong nước (vāricaro va): giống như con cá. Trong sức nóng (ghamme): trên mặt đất mà như thiêu đốt do sức nóng.
- Ta bị khô cháy bỏng (santassito): khát khô cả môi, vòng miệng và cổ họng đều khô cháy.[202] Chẳng chút thoải mái hay an nhàn (sātasukhaṃ): một trạng thái thoải mái hay an nhàn. Ta không kiếm đâu ra (na vinde) : ta không đạt được, không có được. Ngài :taṃ = tuvaṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển).
- Ngài sẽ hiểu: vijāna =vijānahi (một dạng ngữ pháp hoán chuyển).
- Đã lên đường (payāto): đã bắt đầu đi theo. Đi đến (anvaggacchi)[203] đi theo, mong mỏi chờ đợi. Hy vọng: paccāsanto=paccāsiṃsamāno (một dạng ngữ pháp hoán chuyển).
- Chính do nghiệp ấy (tass’ etam kammassa: ở đây etaṃ. (không được dịch) chỉ là một tiểu từ; có nghĩa là chính nghiệp đó.
- Có thể lấy một ít mía từ phía sau (poṭṭhito gaṇheyyāsi): có thể lấy một số mía từ phía sau lưng. Thỏa mãn: pamoditi = pamudito (một dạng ngữ pháp hoán chuyển)
- Khi kiếm được một ít mía ngạ quỉ liền nhai ngấu nghiến tùy thích (gahetvāna taṃ khādi yāva-atthaṃ): khi ngạ quỉ đã lấy được một vài cây mía theo cách trưởng lão đã đề nghị và ngạ quỉ liền nhai ngấu nghiến thoả thích ngạ quỉ liền lấy cả một bó mía lớn và đưa cho trưởng lão. Để giúp cho ngạ quỉ, trưởng lão đã bảo hắn mang theo và đi vào khu rừng trúc và ngài đã dâng mía cho Đức Phật. Đức Thế Tôn cùng với tăng đoàn các tỳ khưu đã dùng mía đó và tỏ lời chúc phúc. Với lòng tịnh tín, Ngạ quỉ đã đảnh lễ Đức Phật và ra đi. Kể từ thời gian đó ngạ quỉ đã ăn mía rất thoải mái. Đến thời gian qui định ngạ quỉ qua đời[204] và tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam.
Tuy nhiên, biến cố liên quan đến ngạ quỉ này đã trở nên rất phổ biến nơi cõi con người. Chúng sanh liền tiến lại gặp Đạo sư và hỏi ngài về biến cố đó. Đạo sư liền giải thích chi tiết vấn đề cho họ và rồi diễn giải Phật Pháp . Khi họ đã nghe điều này những chúng sanh đó liền trút bỏ được những bợn nhơ bủn xỉn.
IV. 6 Chú giải chuyện ngạ quỉ CÁC VƯƠNG TỬ
[Kumārapetavatthuvaṇṇanā]
[261] “Trong thành phố có tên là Sāvatthī.’ Vị Đạo sư đang lưu lại trong Khu Rừng Jeta đã thuật lại chuyện kể này liên quan đến hai ngạ quỉ.
Người ta kể lại rằng trong thành Sāvatthī nhà vua Kosāla có hai vị hoàng tử rất xinh đẹp và đang trong độ tuổi thanh xuân, nhưng lại say mê với tính kiêu mạn tuổi tre.[205] Hai chàng đã đi theo vợ của những người đàn ông khác. Khi hai Hoàng Tử qua đời họ đã tái sanh làm ngạ quỉ trong một chiếc hào và ban đêm họ đã kêu gào than vãn với những tiếng kêu thảm thiết[206]. Khi dân chúng nghe thấy tiếng này họ rất hoảng sợ. Họ đã tổ chức một cuộc bố thí rất lớn cho tăng đoàn các tỳ khưu có Đức Phật đứng đầu nghĩ rằng, ‘Hành động như vậy thì điềm xấu này có thể vơi đi’ và rồi họ nêu vấn đề này cho Đức Phật biết. Ngài nói,‘Hỡi thiện nam, chẳng còn nguy hiểm gì[207] xảy đến với các ngươi được nữa khi nghe tiếng đó.’ Và rồi ngài thốt lên những đoạn kệ này giải thích nguyên nhân và diễn giải Phật Pháp cho họ.
- “Ở thành phố tên là Sāvatthī gần bên núi Himālaya. Ta đã biết có hai người con trai của vị vua kia.
- Đã bị sức quyến rũ[208] mê hoặc và tìm kiếm lạc thú bằng thoả mãn những thú vui ái dục, cả hai đều thèm khát hạnh phúc hiện tại và chẳng màng chi đến tương lai cả.
- Và khi qua khỏi kiếp sống con người cả hai đều từ đó ra đi đến cõi đời sau. Giờ đây không trông thấy gì hết cả hai đều than vãn[209] về ác nghiệp đã thực hiện trong quá khứ (nói rằng),
- “ Cho dù có nhiều người dâng cúng vật thí và đồ cúng dường, nhưng chúng ta không khể làm gì được cho dù chỉ một phạm vi hạn hẹp giúp đem lại hạnh phúc[210] cho chúng ta.
- Thật sự còn điều ác nào lớn hơn điều này nữa. Đó là chúng ta phải rời khỏi hoàng gia và tái sanh nơi cõi ngạ quỉ, phải chịu đói chịu khát như vậy?”
- Sau khi đã trở thành những kẻ thống trị tại đây, họ chẳng còn là người cai trị nữa. – họ đi lang thang khắp nơi chịu đói chịu khát; có địa vị tột đỉnh khi còn làm người giờ đây nơi cõi ngạ quỉ họ rơi vào hạng nghèo hèn nhất.
- [211] Khi những điều thất lợi xuất phát từ việc say mê quyền lực được thể hiện [262] và khi việc say mê quyền lực này phải bị loại bỏ, thì con người ta lại hướng về thiên giới; và khi thân hoại mạng chung thì vị hiền trí này tái sanh nơi thiên giới.
- Về điểm này ta đã nghe thấy rằng (iti me sutaṃ) có nghĩa là không nhưng ta đã nhìn thấy với chính tuệ quán của mình vì ta cũng[212] đã nghe[213] được như vậy qua hiểu biết chúng nơi cõi thế gian này.
- Tìm kiếm khoái lạc bằng cách thoả mãn những dục lạc (kāmassādābhinadino): thuộc bản tánh tìm kiếm dục lạc bằng cách thoả mãn những thú vui dục lạc. Họ thèm muốn hạnh phúc hiện tại (paccuppannasukhe giddhā): họ thích tìm kiếm, theo đuổi, thèm khát, duy chỉ có hạnh phúc trong lúc này[214].Không chú ý gì đến hạnh phúc tương lai cả (na te passiṃsu nāgataṃ): họ không suy nghĩ gì đến hạnh phúc cần đạt được trong số các chư thiên và chúng sanh trong tương lai. Trong thời gian tương lai bằng cách loại bỏ phẩm hạnh bất thiện và tu luyện phẩm hạnh thiện.
- Giờ đây không nhận ra được chúng kêu than (te ’dha ghosentyadissantā): những ngạ quỉ này trước kia đã là các hoàng tử giờ đây đã kêu gào than khóc trong bóng tối gần thành Sāvatthī. Họ đang khóc lóc về điểm gì vậy? Ngài nói. ‘Về ác nghiệp họ đã thực hiện trong quá khứ’. Thế rồi để cho thấy bằng cách phân tích các từ nguyên nhân và hậu quả[215] vì lý do đó có lời nói về việc họ khóc lóc bằng đoạn kệ bắt đầu như sau: ‘ Cho dù biết bao nhiêu chúng sanh đã dâng cúng”
- Về điểm này cho dù có nhiều người hiện hữu (bahūsu vata santesu): cho dù có rất nhiều người xứng nhận vật thí. Và đồ cúng dường đã được sửa soạn (deyyadhamme upatthite): và chính của cải của họ thật xứng được bố thí như là vật cúng dường có sẵn trong tay, có nghĩa là sẵn sàng sử dụng được. Ngay cả ở mức độ giới hạn có thể đem lại hạnh phúc cho chúng ta (parittaṃ sukhāvahaṃ): hỡi ơi chúng ta đã không thể hành động để dành được an toàn cho chính mình, cho chính sự bảo đảm cho chúng ta. Sau khi đã không thực hiện những phước báu nhỏ nhất có thể đem lại cho chúng ta niềm hạnh phúc tương lai. – đây là cách chúng ta cần phân tích.
- Còn ác nghiệp nào lớn hơn ác nghiệp này?(kiṃ tato pāpakakaṃ assa): còn điều gì có thể, có khả năng, xấu xa hơn, ti tiện hơn điều này? Đó là chúng ta phải rời khỏi hoàng gia (yañ no rājakulā cutā) có nghĩa là chúng ta đã rời khỏi hoàng gia do những ác nghiệp đó và giờ đây lại phải tái sanh nơi cõi ngạ quỉ, tái sanh nơi các ngạ quỉ. Và phải đi lang thang khắp nơi khổ sở vì đói khát.
- Sau khi đã là trở thành những người cai trị ở đây (sāmino idha hutvāna): Họ đã phải đi lang thang khắp nơi trên cõi thế gian này, ngay tại địa điểm trước kia họ đã cai trị,[216] ở đó[217] ngay tại chính địa điểm đó. Có địa vị cao cả trong khi còn tồn tại làm kiếp người, giờ đây đã rơi vào địa vị thấp hèn nhất (manussā unnatonatā): cho dù trước kia họ những vị cai trị vào thời điểm họ còn sống làm người giờ đây sau khi qua đời, [263] lại rơi vào địa vị thấp kém nhất và đi lang thang khắp nơi chịu đói chịu khát do những hành vi họ đã thực hiện. Hãy nhìn xem bản tánh vòng luân hồi đã được làm rõ.
- Khi những điều thất lợi xuất phát từ việc say mê quyền lực được thể hiện (etaṃ ādinavaṃ ñatvā issamadasambhavaṃ): khi điều thất lợi, lỗi lầm. Xuất phái từ việc say mê quyền thế – cụ thể là tái sanh nơi kiếp khổ – được nhận ra và ta loại bỏ được việc say mê quyền lực này, và theo đuổi phước báu sẽ được tiến hành. Thì người ta sẽ hướng về thiên giới (bhave saggagato naro): người đó chỉ hướng về thiên giới, hướng về cõi Phạm Thiên.
Khi Đức Phật đã giải thích như vậy vấn đề thuộc các ngạ quỉ đó và đã thực hiện cuộc bố thí cho những chúng sanh hồi hướng cho các ngạ quỉ đó ngài diễn giải Phật Pháp thích hợp với hoàn cảnh[218] của những chúng sanh đang tụ tập tại đó. Giáo lý này đã đem lợi lại cho những chúng sanh đó.
IV. 7 Chú giải chuyện ngạ quỉ VƯƠNG TỬ
[Rājaputtapetavatthuvaṇṇanā]
“Những ác nghiệp được thực hiện trong quá khứ.’ Khi Đạo sư đang lưu lại trong khu Rừng Jeta ngài đã thuật lại chuyện kể này liên quan đến một ngạ quỉ là hoàng tử của một vị vua. Liên quan đến vấn đề này, đã lâu lắm rồi ngạ quỉ kia là một hoàng tử nhà vua tên là Kitava và cũng đã lâu lắm rồi hoàng tử đã xúc phạm đến vị Độc giác phật và đã tái sanh nơi cõi ngạ quỉ như là một dự báo của chính nghiệp đó, do vậy hoàng tử đã bị thiêu đốt trong địa ngục trong nhiều ngàn năm và cũng chính hoàng tử đó đã được nêu ra ở đây là một ngạ quỉ là con trai của nhà vua.’ Chuỵên kể về ngạ quỉ này đã được kể lại chi tiết trong Sanuvasin chuyện Ngạ quỉ[219] ở trên và chính vì thế ta cũng nên coi chuyện kể này theo như những gì ta đã kể lại ở trên. Khi trưởng lão còn đang giải thích vấn đề cho các bà con thân thuộc của ngạ quỉ nghe vị Đạo sư đã nói rằng, ‘Đây chẳng phải chỉ là trường hợp liên quan đến họ hàng thân thuộc của nhà ngươi đâu, vì nhà ngươi cũng đã là ngạ quỉ ngay trong tiền kiếp[220] và nhà ngươi cũng đã phải chịu đau khổ cùng cực’ và theo lời yêu cầu của ngài chuyện kể về ngạ quỉ con trai nhà vua đã được kể lại như sau:
- Kết quả của những nghiệp thuộc kiếp trước thường cũng làm nhiễu loạn tâm, liên quan đến sắc, thinh, vị, hương và xúc[221] tất cả đều khiến cho tâm hoan hỉ.
- Khi vị hoàng tử đã vui chơi nhẩy múa, ca hát, khoái lạc và những vui chơi đến một mức độ không nhỏ, ngài lại đến công viên tiêu khiển tiếp. Ngay khi ấy ngài vào khu vườn Giribbaja.
- [264] Hoàng tử đã nhìn thấy sa mônSunetta, đang luyện tự kiềm chế bản thân và hành thiền định, với thiểu dục, độ lượng và thoả mãn với bất cứ thứ gì nhận được trong bát khất thực.
- Hoàng tử liền bước xuống khỏi lưng voi và nói, ‘Thưa ngài, ngài đã kiếm được gì chưa?’Ngay lúc đó vị Sát Đế lỵ liền giật lấy bát khất thực của trưởng lão và giơ lên cao.
- Và đập bể chiếc tô đó bằng cách giáng xuống đất cứng và rồi vừa cười vừa ra đi nói rằng, ‘Ta là hoàng tử của vua Kitava – ngươi có thể làm gì được ta nào, hỡi đồ ăn xin kia?’[222]
- Kết quả của hành vi độc ác đó vị hoàng tử đã trải qua trong khi giam cầm nơi địa ngục quả là nghiêm khắc.
- Trong sáu lần tám mươi tư nahutas năm kẻ thực hiện ác nghiệp đó đã phải trải qua đau khổ cùng cực trong địa ngục.
- Hắn đã bị nấu sôi[223] lên khi nằm ngửa mặt lên trời, nằm úp mặt xuống đất, lật sang bên phải và bên trái, hai chân treo ngược lên và ngay cả phải đứng giờ lâu, kẻ khờ đó đã phải nấu sôi5 trong suốt một thời gian dài.
- Trong nhiều Nahuta và rất nhiều ngàn năm sau đó con người thực hiện ác nghiệp đó đã phải trải qua biết bao nhiêu đau khổ trong địa ngục.
- Đó chính là tính khắc nghiệt dành cho những kẻ nào dám xúc phạm đến người vô tội.- những kẻ nào thực ác nghiệp như xúc phạm đến vị sa môncó tâm đạo nhiệt tình đều bị nấu sôi trong địa ngục.
- Kẻ đó phải trải qua rất nhiều đau khổ trong nhiều năm tại đó và khi sau khi được ra khỏi nơi đó, lại phải trở thành ngạ quỉ bị đói khát[224] hành hạ.
- Khi điều bất lợi xuất phát từ việc say mê quyền lực đã được phát hiện và việc say mê quyền lực này chỉ được loại bỏ khi nào ta hành động với lòng khiêm tốn thực sự.
- Kẻ nào có lòng kính trọng đối với các Đức phật ngay trên cõi đời này sẽ được khen ngợi và khi thận hoại mạng chung con người hiền trí này sẽ tái sanh nơi thiên giới.’
- Về điểm này Kết quả của những nghiệp thuộc kiếp trước thường cũng làm nhiễu loạn tâm (pubbe katānaṃ kammānaṃ vipāko matthaye manam): khi kết quả ác nghiệp đã được thực hiện nơi tiền kiếp nổi lên và do thân thực hiện[225], thường gây nhiễu loạn và tràn ngập tâm những kẻ nào bị vô minh che mờ mắt; họ chỉ cổ động cho điều may mắn của chính mình, bằng cách tạo bất hạnh cho kẻ khác. – đây là ý nghĩa. [265] Giờ đây để làm rõ qui mô việc gây nhiễu loạn cho tâm ‘trong phạm vi sắc và thinh’v.v… ta nói đến như sau. Về điểm này liên quan đến sắc (rūpe): trong phạm vi sắc, có nghĩa là liên quan đến vấn đề đạt được[226] những gì mong ước[227], với những đối tượng cảnh sắc hấp dẫn.[228] Liên quan đến thính (sadde) v.v… : cùng một cách cũng được áp dụng ở đây. Thế rồi ngài giải thích đặc biệt các từ về sắc mà ngài chỉ đề cập đến một cách chung chung và thốt lên đoạn kể bắt đầu như sau: ‘Khi vị hoàng tử đã vui chơi nhảy múa, ca hát’ để minh hoa về điều này.’
- Về điểm này khoái lạc (ratiṃ): dục lạc. Sự vui chơi (khiddaṃ[229] ): tiêu khiển với những bạn bè khác v.v… Giribbaja (Giribbajaṃ): thành Rājagaha.
- Sa môn(isiṃ): ngài là sa môn(isiṃ) do ngài đã cố gắng phấn đấu thể theo (esanā) các giới phần v.v… và các pháp khác thuộc các bậc trí tuệ.[230] Sunetta (Sunettaṃ): Vị Độc giác phật có cùng tên như vậy. Đã tự khuất phục được bản thân (đã nhiếp phục tự ngã) (attadantaṃ : đã tự thuần hoá bản thân bằng những cách thuần thục tối ưu. Đã tập trung (samahitaṃ): tập trung bằng nhập thiền định với thánh quả A-la-hán. Thỏa mãn với bất kỳ điều gì có đuợc trong bát khất thực (uñche pattagate rataṃ): tri túc, hài lòng[231] với bất kỳ những gì có được trong bát khất thực, bất kỳ điều gì nhận được trong buổi khất thực ăn độ trì hàng ngày.
- Và nói, “thưa ngài, ngài có nhận được gì chưa?” (laddhā bhante ti c’abravi): hoàng tử nói nhằm mục đích đạt được niềm tin nơi trưởng lão, nói rằng, ‘ Thưa ngài, ngài đã nhận được gì chưa?’ Giơ lên cao (uccaṃ paggayha): giơ lên cao, giơ chiếc bát khất thực lên cao.
- Và đập bể chiếc bát bằng cách giáng xuống đất cứng (thaṇḍile pattaṃ bhinditvā): và làm bể chiếc bát bằng cách liệng xuống đất nhằm chỗ có đá. Rồi bỏ đi (apakkami): ra đi một đoạn đường ngắn.Và hắn đã đi được một quãng khong xa hoàng tử đã nói với Độc giác phật – đang đứng nhìn chàng với lòng từ tâm nghĩ rằng, ‘Ôi con người này bị tính điên khùng gây chóa mắt, chàng đã tự chuốc lấy nỗi bất hạnh vào thân với lý do lãng xẹc. – nói rằng, ‘Ta là con vua Kitava – đồ ăn mày kia, nhà người làm gì được ta?’
- Độc ác (pharusassa): đồ nhẫn tâm. Tàn bạo (kaṭuko): khó chịu. Điều gì (yaṃ): kết quả đem lại. Bị giam cầm (samappito): bị dính dáng đến.
- Trong sáu lần tám mươi tư nahuta năm (chaḷ eva caturāsīti vassāni nahutāni ca): nằm ngữa mặt lên trời; tương tự như vậy, úp mặt xuống đất, nằm nghiêng sang bên trái, bên phải, treo trên lên trời và ngay cả ở tư thế đứng. – như vậy có tới sáu[232]) giai đoạn gồm tám mươi tư ngàn năm. Chính vì lý đó ngài nói rằng:
‘Chàng đã bị nấu sôi trong tư thế nằm ngửa, nằm sấp, nằm nghiêng bên trái, nằm nghiêng bên phải, dốc chân lên trời và trong tư thế đứng. Tên khờ đó đã phải nấu sôi trong một thời gian dài.’
- [266] Tuy nhiên trong những năm tháng đó là ‘nahatas’ vì với con số rất nhiều – chính vì thế mà ngài nói là ‘nahutas.’ Trải qua nỗi đau đớn mãnh liệt (bhusaṃ dukkhaṃ nigacchiṭṭho): gặp phải nỗi đau mãnh liệt. Rất nhiều (pūgāni): một chuỗi những năm. (Cả hai câu) ở đây cũng như trong đoạn kệ trước[233] đều được dùng đối cách hiểu theo nghĩa một quãng thời gian liên tục.
- Như vậy (etādisaṃ): thuộc dạng như vậy. Tính khắc nghịêt (kaṭukaṃ): nỗi khốn khổ cùng cực. – cách mô tả này thuộc vô tính cũng giống như câu ‘ngài ngồi xuống bên cạnh’ (ekamantaṃ nisīdi) v.v… thuộc dạng nghiêm khắc như thế, vô cùng khắc nghiệt. Đối với những con người gây hại cho người vô tội. Những kẻ nào thực hiện ác nghiệp như lăng mạ hạ nhục, xúc phạm một sa mônđều phải bị nấu sôi. – đây là cách ta phải phân tích.
- Hắn (so): ngạ quỉ là vị hoàng tử. Ở đó (tattha): trong địa ngục. Phải trải qua (vedayitvā): trải qua đau khổ. Thực sự (nāma): rõ ràng và dễ thấy. Khi được rời khỏi nơi đó (tato cuto): khi hắn được rời khỏi địa ngục. Những gì còn lại đã được giải thích rõ ở trên.
Như vậy nhờ chuyện kể liên quan đến ngạ quỉ là vị hoàng tử Đức Phật đã khiến cho chúng sanh tụ tập tại đó tràn đầy xúc động và sau khi đã giải thích Tứ Diệu Đế cho họ, cuối cùng thì nhiều chúng sanh đã đạt tới thánh quả nhập lưu.
IV. 8 Chú giải chuyện ngạ quỉ ĂN PHÂN
[Gūthakhādakapetavatthuvaṇṇanā]
‘Sau khi đã đứng dậy và ra khỏi nhà xí.’ Đức Thế Tôn thuật lại chuyện kể này khi ngài đang lưu lại trong khu rừng Jeta liên quan đến một ngạ quỉ đã phải ăn phẩn.
Người ta kể lại rằng trong một ngôi làng nọ không xa thành Sāvatthī là bao có một người rất giàu có đã xây một thiền viện dâng cúng cho một tỳ khưu là người sống nhờ vào gia đình người này để có vật thực hàng ngày. Nhiều các tỳ khưu trong thị trấn có thể tới đây và lưu lại ở đó. Khi chúng sanh nhìn thấy họ, với lòng tịnh tín, họ đã hầu hạ các ngài với những đồ thiết yếu tuyệt nhất. Bấy giờ tỳ khưu sống nhờ vào gia đình này không hay biết gì về điều này và, bị tính ghen tỵ chế ngự, ngài đã nổi giận với người giàu có đó bằng cách kể cho ông ta biết các lỗi lầm các vị tỳ khưu đó đã phạm phải và người giàu có kia tỏ ra khinh thường cả các tỳ khưu lẫn vị sống nhờ vào gia đình này để có vật thực hàng ngày, ông ta đã lăng mạ họ. Thế rồi tỳ khưu sống nhờ gia đình người giàu có đã qua đời và tái sanh thành ngạ quỉ trong nhà xí trong ngay thiền viện đó trong khi đó người giàu có cũng chết và tái sanh thành ngạ quỉ ngay trên ngạ quỉ kia.Khi vị trưởng lão Mục Kiền Liên (Mahāmoggallana) nhìn thấy họ ngài đã hỏi ông ta với đoạn kệ sau đây:
- [267] ‘Kìa ai đang đứng trong tình trạng khốn khổ sau khi đã ra khỏi nhà xí? Không còn nghi ngờ gì nữa, nhà ngươi phải là một người thực hiện ác nghiệp – tại sao nhà ngươi lại phát ra âm thanh[234]) đó?’
Khi ngài nghe biết điều này, ngạ quỉ đã để lộ chân tướng với đoạn kệ sau:
- Thư ngài[235], ta là ngạ quỉ đã phải lưu đầy nơi cõi Diêm Vương khốn khổ. Sau khi đã thực hiện ác nghiệp. Ta đã ra đi từ cõi đời này và tới cõi ngạ quỉ.’
Thế rồi vị trưởng lão liền hỏi ngạ quỉ đó về ác nghiệp hắn đã thực hiện với đoạn kệ sau:
- ‘Giờ đây nhà ngươi đã thực hiện ác nghiệp gì qua thân khẩu hay ý? Do kết quả ác nghiệp nào giờ đây nhà ngươi phải trải qua đau khổ?
Thế rồi ngạ quỉ kể lại cho ngài về ác nghiệp hắn đã làm bằng hai đoạn kệ sau:
- “Ta đã một lần bố thí cho một người thường xuyên đến đây, là người ghen tương và ích kỷ về gia đình của ta; người đó bám vào[236] ngôi nhà của ta, bủn xỉn và hay lăng mạ kẻ khác.
- Khi ta nghe được hắn nói đến các tỳ khưu ta đã la mắng các vị tỳ khưu – chính do kết quả ác nghiệp đó mà ta đã phải rời khỏi cõi trần và đến cõi các ngạ quỉ.’
- Về điểm này ta đã có một người cư trú trong nhà (ahu āvāsiko mayhaṃ): ta đã nhận một vị tỳ khưu lưu lại trong nơi ở của ta. Cư trú thường xuyên trong thiền viện ta đã xây tặng trong nơi cư trú của ta. Vị đó đã gắn bó với gia đình ta (ajjhosito mayhaṃ ghare): do ngài lệ thuộc vào gia đình ta để có vật thực hàng ngày, ngài đã bám víu vào gia đình ta kiếm sống.
- Ngài (tassa): tỳ khưu đó đã lệ thuộc vào gia đình ta để có vật thực. Tỳ khưu đó: bhikkhavo = bhikhū (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Ta đã lăng mạ (paribhāsissaṃ): ta đã sỉ nhục ngài. Ta đã ra đi rời khỏi cõi đời này để đến cõi ngạ quỉ (petalokam ito gato): bằng cách này ta đã phải đầu thai nơi cõi ngạ quỉ, ta đã trở thành một ngạ quỉ.
Khi ngài nghe được điều này trưởng lão thốt lên đoạn kệ này hỏi về sanh thú của người kia.
- ‘Người tùy thuộc vào gia đình ta để có vật thực là một kẻ thù núp dưới dạng một bạn thân. Con người ngu si đó sẽ phải trải qua sanh thú nào khi thân hoại mệnh chung[237]?
- [268] Về điểm này giả dạng là một người bạn (mittavaṇṇena): với tướng mạo của một người bạn, giả dạng thành một người bạn.
Một lần nữa ngạ quỉ lại thốt lên hai đoạn kệ giải thích vấn đề này cho trưởng lão:
- ‘Ta đang đứng ngay trên đầu, trên đỉnh đầu người đó, người này đã thực hiện ác nghiệp. Người này đã tới cõi khác và là một người hầu duy nhất cho ta.
- Thưa ngài, những gì người khác thải ra đã trở thành vật thực của ta; trong khi đó những gì tai thải ra – lại trở thành vật thực cho người đó.’
- Về điểm này, của cùng một con người đó (tass’eva): của ngạ quỉ đó trước kia thường là người sống tuỳ thuộc vào gia đình ta để có vật thực. Là người đã thực hiện ác nghiệp (pāpakammassa): là một người có hạnh kiểm xấu. Ta lại đang đứng trên đầu hắn, trên đỉnh đầu người đó (sīse riṭṭhāmi matthake): ta đang đứng trên đầu hắn và đang đứng như vậy ta lại đứng ngay trên đỉnh đầu hắn, có nghĩa là không phải trong đầu hắn.[238] Đã phải đến một cõi khác (paravisayaṃ patto): đã đến cõi ngạ quỉ lại là cõi của người khác so với cõi chúng sanh. Đối với mình ta mà thôi: mam eva = mayhaṃ eva (một dạng ngữ pháp hoán chuyển) các từ còn lại là ‘ người đó đang là phụ tá của ta.”[239]
- Thưa ngài, điều gì người khác thải ra (yaṃ bhadante hanat’aññe) điều gì người ta thải ra trong nhà xí. Thưa ngài, đó là phân họ thải ra, thưa ngài Mục Kiền Liên (Mahāmoggallana) quí mến. Đã trở nên vật thực của ta (etaṃ me hoti bhojanaṃ): Phân người ta thải ra đã trở thành vật thực của ta. Hết ngày này qua ngày khác. Điều gì chính ta thải ra (yaṃ hanāmi). Thứ gì chính ta thải ra sau khi đã ăn thứ phẩn đó. Thì ngài cũng sống nhờ vào thứ đó (etaṃ so upajīvatī): ngạ quỉ thường sống nhờ vào gia đình ta để có vật thực hết ngày này qua ngày nọ. Bằng cách ăn phân ta thải ra, có nghĩa là người đó duy trì cuộc sống theo cách này. Trong hai người[240] này, thì người giàu có lăng mạ các tỳ khưu là những người có phẩm hạnh nói rằng, “Ta hy vọng rằng người đó ăn phẩn để thưởng thức vật thực đó.’ Nhưng vì là một người lệ thuộc vào gia đình người giàu có này để có vật thực lại xúi giục người đàn ông giàu có nói theo cách đó[241], thì chính người đó cũng được coi như đã lăng mạ các tỳ khưu theo cách đó – vì lý do này thế nên cuộc sống của hắn lại khổ cực hơn người kia.
[269] Trưởng lão Mục Kiền Liên (Mahāmoggallana) đã nêu vấn đề cho Đức Phật và Đức Thế Tôn đã coi vấn đề này là một nhu cầu nổi lên, sau khi chỉ ra điều thất lợi với lời lăng nhục ngài đã diễn giải Phật Pháp cho đám đông tụ tập lại ở đó. Giáo lý đó đã đem lại lợi ích cho những chúng sanh đó.
IV. 9 Chú giải chuyện ngạ quỉ ĂN VẬT DƠ
[Gūthakhādakapetavatthuvaṇṇanā]
“ Sau khi đã ra khỏi nhà xí.” Chuyện kể này được thuật lại khi Đạo sư còn đang lưu lại tại cánh rừng Jeta lên quan đến ngạ quỉ đã ăn phẩn.
Chụyện kể này tương tự như câu chuyện ở trên. Tại đó vì thiền viện là do một thiện nam xây cất, đã được truyền lại liên quan đến thiện nam đó. Tuy nhiên ở đây lại là một tín nữ. đây là điểm khác biệt duy nhất, những gì còn lại trong chuyện kể và các câu kệ đều chẳng có gì khác so với chuyện kể ở trên.
IV.10 Chú giải chuyện ngạ quỉ QUÂN TẬP
[Ganapetavatthuvaṇṇanā]
‘Các người lỏa lồ và có hình tướng xấu xí.’Chuyện kể này được thuật lại khi Vị Đạo sư còn lưu lại tại Khu Rừng Jeta liên quan đến một số đông các ngạ quỉ.
Người ta kể lại rằng tại thành phố Sāvatthī có một số đông chúng sanh tạo thành một nhóm người chẳng có niềm tin cũng như lòng tịnh tín, những vấy bẩn bủn xỉn ích kỷ đã xâm chiếm lòng họ và chống lại các hạnh thiện như bố thí v.v… [242]Họ đã sống trong một thời gian dài và đến thời thân hoại mạng chung (sau khi qua đời) họ phải tái sanh nơi cõi ngạ quỉ cách thành phố đó không xa. Bấy giờ một ngày kia trưởng lão Mục Kiền Liên (Mahāmoggallana) đang trên đường đến thành Sāvatthī để khất thực, ngài đã gặp những ngạ quỉ đó và hỏi họ với đoạn kệ này:
- ‘Các ngươi loả lồ và có hình tướng xấu xí, gầy ốm và để lộ ra cả những đường gân. Các ngươi gầy yếu, với xương sườn giơ ra, giờ đây các ngươi là ai vậy?’
- Về điểm này có hình tướng xấu xí (dubbaṇṇarūpa ’tha): các ngươi có thân hình xấu xí. Giờ đây các ngươi là ai vậy? (ke mutumhe ’tha): giờ đây quả thật các ngươi là ai vậy? Thưa các ngài (mārisā): trưởng lão nói với họ như là những kẻ ngang hàng với ngài.
Khi họ nghe được điều này các ngạ quỉ đó [270] đã cho trưởng lão biết họ là những ngạ quỉ bằng đoạn kệ như sau:
- “Thưa ngài[243], chúng ta đều là ngạ quỉ đã trải qua kiếp sống đau khổ nơi cõi Diêm Vương. Sau khi đã thực hiện ác nghiệp, chúng ta đã phải ra đi từ cõi chúng sanh, đến cõi các ngạ quỉ.’
Vị trưởng lão lại hỏi họ một lần nữa xem họ đã làm ác nghiệp gì với đoạn kệ sau đây:
- ‘Giờ đây các ngươi đã thực hiện ác nghiệp gì bằng thân, khẩu hay ý? Do kết quả của ác nghiệp đó các ngươi đã phải ra đi từ cõi này đến cõi các ngạ quỉ?’
Thế rồi họ giải thích ác nghiệp họ đã thực hiện:
- ‘Ở chỗ tắm công cộng chúng ta đã tìm kiếm những đồng tiền nhỏ; cho dù việc cúng dường bố thí nằm trong tầm tay; xong chúng ta đã không tìm nơi nương tựa cho chính mình.
- Chúng ta tiến gần đến bờ sông, cổ họng khát khô như cháy, nhưng sông lại cạn kiệt, giữa sức nóng gay gắt chúng ta tiến lại chỗ bóng mát nhưng bóng râm đó lại trở nên nóng như thiêu như đốt dưới mặt trời.
- Và có ngọn gió giống như lửa thổi tới chúng ta, thiêu cháy chúng ta, nhưng chúng ta xứng phải nhận điều này, thưa ngài, và nhiều đau khổ khác còn khủng khiếp hơn nhiều.
- Hơn thế nữa chúng ta đi bộ hàng do tuần, chịu đói nhịn khát và muốn có gì bỏ vào bụng nhưng quay lưng lại chúng ta chẳng nhận được bất kỳ điều gì.- tuy nhiên phước báu của chúng ta quả là rất mong manh.
- Đói khát, mệt lả và lảo đảo chúng ta ngã soài trên mặt đất, chúng ta nằm ngửa mặt lên trời hay ngã úp mặt xuống đất.
- Vừa khi chúng ta[244] té xuống ngay tại điểm đó, chúng ta nằm sóng soài trên mặt đất, chúng ta đập đầu đấm ngực. – quả thật phước báu của chúng ta thật quá mong manh.
- Nhưng, thưa ngài, chúng ta đáng phải nhận điều này, và nhiều đau khổ khủng khiếp hơn thế này nữa, mặc dù những việc cúng dường nằm trong tầm tay song chúng ta đã không tìm nơi nương tựa cho chính mình.
- Khi chúng ta đã ra đi khỏi cõi ngạ quỉ và rồi[245] được quay trở lại kiếp người chúng ta sẽ niềm nở và có giới đức và quyết tâm thực hiện nhiều phước báu.
- Về điểm này hơn thế nữa chúng ta đã du hành nhiều do tuần (api yojanāni gacchāma): ngay cả chúng ta đã du hành nhiều do tuần. Như thế nào? Nhịn đói nhịn khát và ước ao có được vật thực bỏ vào bụng (chātā āhāragidhino):[271] Trong một thời gian dài chúng ta bị đói, chúng ta thèm muốn có chút vật thực bỏ vào bụng, thèm khát[246] biết nhường nào, ấy vậy cho dù chúng ta đã du hành như vậy song chúng ta quay trở lại mà không kiếm được bất kỳ điều gì bỏ vào bụng. Phước báu của chúng tôi thật quá mong manh: (chúng ta thiếu) việc công đức chúng ta không thực hiện được thiện nghiệp[247] nào cả.
- Chúng ta nằm ngửa xải người ra (uttānā paṭikirāna): đôi khi chúng ta lại phải nằm sóng soài ngửa mặt lên trời, mà xem ra toàn bộ tứ chi[248] và xương cốt rã rời. Chúng ta lại ngã xấp mặt xuống đất (avakujjā patāmase): đôi lúc chúng tôi lại té xấp mặt xuống đất.
- Chúng tôi (te ca[249] ): những người trong nhóm chúng ta. Chúng ta đập đầu đấm ngực của mình (uraṃ sīsañ ca ghaṭṭena): sau khi té xuống đất, nằm xấp mặt và không thể ngồi dậy được nữa, chúng ta chỉ còn cách đập đầu[250] đấm ngực vào nhau[251] quằn quại[252] trong đau đớn.
Điều còn lại giống như những gì đã được giải thích ở trên.
Trưởng lão nêu vấn đề cho Đức Phật. Ngài lại coi vấn đề đó như là nhu cầu nổi lên và diễn giải Phật Pháp cho đám đông tụ họp lại tại đó, khi nghe chuyện kể này chúng sanh đã từ bỏ vết nhơ bủn xỉn ích kỷ và thiên về thiện hạnh, thực hiện nhiều phước báu như thể bố thí v.v…[253]
IV.11 Chú giải chuyện ngạ quỉ HOA TỬ
[Pāṭaliputtapetavatthuvaṇṇanā]
‘Ngươi đã nhìn thấy địa ngục và cõi súc sanh’. Chuyện kể này được thuật lại khi Đạo sư đang lưu lại trong Khu Rừng Jeta kể về một ngạ quỉ thiên cung nọ.
Người ta kể lại rằng có nhiều thương gia là thần dân thành Sāvatthī và Pataliputta[254] đã đáp tàu đến thành Suvannabhumi[255] khi đó có một thiện nam đã phải lòng một người đàn bà và đã ngã bệnh rồi qua đời. Cho dù ông ta có thực hiện phước báu nhưng lại không được tái sanh nơi cõi Phạm Thiên nhưng thay vào đó lại phải sanh vào cõi Thiên Cung ngạ quỉ tọa lạc ngay giữa đại dương. Do tình cảm gắn bó với người đàn bà này,[256]người đàn bà ông ta gắn bó với trong quá khứ liền xuống tầu ra khơi trên một con tầu về hướng thành Suvannabhumi. Bấy giờ ngạ quỉ đó, vì muốn chiếm đoạt lấy người phụ nữ này, liền ngăn chan chiếc tầu không cho di chuyển [272] Thế rồi những thương gia đi trên chiếc tầu đó vì muốn biết lý do tại sao con tầu không thể di chuyển được, liền chuyển quanh một chiếc thăm điềm xấu.[257] Do sức mạnh thần thông phi nhân chuyến thăm đó đã đậu trên người phụ nữ gắn bó với người đàn ông đó không dưới ba lần. Khi nhìn thấy sự việc này những thương gia liền thả một bè tre xuống biển và rồi để người đàn bà đó trên đó. Và ngay sau khi người đàn bà đó được thả xuống biển thì con tầu đã nhanh chóng tiến về hướng thành Suvannabhumi. Phi nhân đó đã dẫn người đàn bà lên cung thự của mình và họ đã hưởng lạc thú sắc dục tại đó với nàng. Khi nàng đã trải qua một năm tại đó thì nàng cảm thấy không thỏa mãn và yêu cầu ngạ quỉ nói rằng, ‘Bao lâu em còn lưu lại đây thì em không thể nào hành động được gì đem lại hạnh phúc cho em ở đời sau. Xin hãy đưa em tới thành Pataliputta, anh yêu.’ Sau khi nàng cầu xin như vậy chàng liền thốt lên đoạn kệ này:
- ‘Em đã được chứng kiến địa ngục và cõi súc sanh. Các ngạ quỉ, các A-tu-la cũng như chúng sanh và các chư thiên[258]. Chính em cũng đã tận mắt chứng kiến những kết quả ác nghiệp của chúng ta. Ta sẽ đưa em tới thành Pataliputta bình an vô sự – khi em tới đó em phải thực hiện phước báu.
- Về điểm này em đã chứng kiến hoả ngục (diṭṭhā tayā nirayā): em đã được xem thấy một số địa ngục riêng rẽ. Cõi Súc sanh (tiracchānayonī): em cũng đã chứng kiến nhiều súc sanh có sức mạnh phi thường như thể nagas và supannas[259] v.v… – đây là cách chúng ta nên phân tích. Những ngạ quỉ (petā): những loại ngạ quỉ đã thắng vượt đựơc đói khát v.v… Các Atula (asurā): Kalakanjaka[260] cũng là một loại Atula. Các chư thiên (deva): một số chư thiên thuộc cõi Tứ Đại Vương. Người ta kể lại rằng thỉnh thoảng chàng thường dẫn nàng đi với chàng bằng oai lực của mình và đi rảo quanh chỉ cho nàng thấy nhiều hoả ngục riêng biệt v.v… Chính vì lý do đó chàng nói rằng, ‘Em cũng đã chứng kiến tận mắt kết quả của những phước thiện chúng ta đã làm (sayam addasa kammavipākaṃ attano): em đã đi tới từng địa ngục đặc biệt v.v… và nhìn quanh và em đã thấy, em đã nhận ra bằng chính mắt mình. Những kết quả của các nghiệp do chính chúng ta đã làm. Anh sẽ đưa em tới thành Pataliputta an toàn (nessāmi taṃ Pāṭaliputtam akkhataṃ): giờ đây anh sẽ đưa em an toàn, không ai có thể hại em, tới thành Pataliputta dưới hình dạng chúng sanh[261]nhưng khi em đã tới đó thì em phải thực hiện phước báu, có nghĩa là vì em đã tận mắt nhìn thấy những kết quả của nghiệp thiện em nên có ý định, và say mê thực hiện phước báu.
[273] Khi người đàn bà nghe được những gì chàng đã nói, nàng lấy làm hoan hỉ và thốt lên đoạn kệ sau:
- Hỡi Dạ Xoa, mình muốn cho em được hạnh phúc, hỡi devata; em sẽ thực hiện điều anh dậy – chàng là đạo sư của em. Em đã được chứng kiến hoả ngục và cõi súc sanh, các ngạ quỉ, các Atula cũng như các chư thiên và chúng sanh.; chính mắt em đã được chứng kiến kết quả của phước báu. Những phước báu em quyết định thực hiện không phải là mong manh.
Thế rồi ngạ quỉ đã dẫn người phụ nữ và đi xuyên qua trên không trung và rồi để nàng xuống giữa ngay thành Pataliputta và rồi từ giã nàng ra đi. Khi bạn bè và họ hàng của nàng v.v… nhìn thấy nàng trở lại họ hoan hỷ vui mừng nghĩ rằng cho dù trước đó họ đã nghe nàng đã bị ném xuống biển và đã chết vậy mà giờ đây lại được nhìn thấy nàng quay trở về, thật cám ơn vì nàng đã quay trở về an toàn và họ đã tụ họp lại và hỏi nàng về biến cố đã xẩy đến với nàng. Và nàng đã kể lại cho họ nghe những điều nàng đã thấy và đã trải qua, ngay từ lúc đầu. Hơn thế nữa những thương gia là cư dân thành Sāvatthī tới thời gian ấn định họ cũng tới được thành Sāvatthī. Họ tiến đến gặp Đức Phật vào thời điểm thuận tiện, đảnh lễ ngài và ngồi sang một bên, họ đã nêu vấn đề với Đức Phật. Ngài coi đó là nhu cầu nổi lên và diễn giải Phật Pháp cho bốn nhóm người tụ tập lại. Dân chúng tràn ngập xúc động, đã thiên về thực hiện phước báu như bố thí v.v…
IV.12 Chú giải chuyện ngạ quỉ CÁC TRÁI XOÀI [262]
[Ambapetavatthuvaṇṇanā]
‘Hồ sen của nhà ngươi vô cùng hấp dẫn.’ Chuỵên kể này được thuật lại khi Đạo sư đang lưu lại tại thành Sāvatthī liên quan đến Âm Ba Chuyện Ngạ quỉ.
Người ta kể lại rằng tại thành Sāvatthī có một gia chủ nọ có tài sản đã rơi vào tình trạng khánh kiệt. Vợ ông đã qua đời và ông chỉ còn lại cô con gái và ông để cô ta ở lại nhà một người bạn và rồi, mang theo tài sản (ông đã mua) với số tiền vay nợ là một trăm đồng tiền kahapanas, ông đã lên đường với một đoàn thương nhân để bán số tài sản trên và chẳng bao lâu sau ông quay trở về nhà cùng với đoàn du hành các thương nhân đó. Sau khi đã kiếm lời được một khoản tiền là năm trăm đồng kahapanas từ số tiền vốn của ông. [274] Trên đường về thì bọn cướp đã bắt gặp đoàn thương nhân và bao vây họ và những người du hành bỏ chạy tán loạn khắp tứ phương. Tuy nhiên người gia chủ đã giấu số tiền vào một lùm cây bên đường và nấp gần đó nhưng bọn cướp đã bắt được và lấy mạng ông ta. Do quá tham lam của cải ông ta đã tái sanh thành một ngạ quỉ ngay tại vị trí đó.
Khi những thương nhân về đến thành Sāvatthī họ đã thuật lại biến cố đó cho con gái gia chủ, nàng vô cùng khổ sở và than khóc thảm thiết cả về cái chết của cha mình lẫn nỗi lo lắng nàng sống bằng cách nào trong tương lai. Thế rồi có một người giàu có và cũng là bạn của cha nàng đã an ủi nàng rằng, ‘Giống như những chiếc bình gốm, tất cả sẽ bị huỷ hoại khi đã được hoàn tất, do vậy cuộc sống của chúng sanh cũng đi đến huỷ diệt do sự kết thúc[263] đó. Điều chung nhất cho mọi chúng sanh là ai cũng phải chết và chẳng có loại thuốc thần nào chữa trị được. Chính vì thế con chẳng nên buồn phiền và than vãn quá mức về người cha mình như vậy làm chi. Ta sẽ trở thành người cha của con, con có thể sống hạnh phúc trong ngôi nhà này, chẳng phải lo lắng gì giống như sống trong ngôi nhà của cha con vậy.’ Khi nghe những lời dạy này, nỗi lo buồn của nàng lắng dịu xuống[264] và nàng đã trở nên hoàn toàn kính trọng và yêu mến ông ta như là chính người cha thân yêu của nàng vậy. Và do hoàn cảnh khốn khổ nghèo nàn của mình, nàng đã trở thành người coi nhà của ông ta. Thời gian qua đi nàng muốn thực hiện lễ cúng dường cho người qua đời dành cho cha nàng. Nàng đã nấu một nồi cơm dẻo và trong chiếc khay bằng đồng nàng đã sửa soạn một số trái xoài chín ngọt và có màu đỏ tỳ xương, nàng sai người đầy tớ gái mang nồi cơm dẻo và những trái xoài chín đến một thiền viện, đảnh lễ Đức Phật và rồi lên tiếng như sau. ‘Mong rằng Đức Phật nhủ lòng yêu mến mà nhận vật thí này cho con.’ Với tấm lòng trần ngập lòng từ bi, Đức Phật đã khiến cho ước muốn của nàng được thành tựu viên mãn bằng cách chỉ cho thấy ngài sắp sửa ngồi xuống. Quá hoan hỷ nàng liền trải ra một miếng vải sạch và mới nàng mang theo và sửa soạn một chỗ ngồi cho Đức Phật và dâng cho ngài tấm vải này và chính Đức Phật đã ngồi xuống chỗ đã được sửa soạn cho ngài. Thế rồi nàng dâng cơm dẻo cho Đức Phật và Đức Phật đã nhận cơm dẻo đó. Rồi nàng cũng dâng cơm dẻo cho các tỳ khưu nhân danh Tăng Đoàn.[265] Sau khi nàng đã dâng cúng cơm dẻo một lần nữa với bàn tay tinh sạch nàng lại dâng cho Đức Phật những trái xoài chín, thế rồi sau đó Đức Phật đã ăn. Nàng đảnh lễ Đức Phật và [275] nói những lời như sau, ‘Thưa Đức Thế Tôn, vật thí này con đã làm bằng cách trải tấm vải, bằng nồi cơm dẻo và những trái xoài chín mong rằng vật thí này làm hài lòng cha con.’ Đức Phật nói ‘mong rằng là như vậy.’và ngài đã tỏ lòng ngưỡng mộ. Nàng đảnh lễ Đức Phật, đi vòng bên phải Đức Phật, và rồi ra đi. Ngay khi nàng hồi hướng[266] của thí đó ngạ quỉ đã nhận được một cánh rừng xoài, một công viên, một thiên cung, một cây ban lời ước và một đầm sen rất đẹp cũng như thù thắng thiên giới tột đỉnh. Thế rồi vào một dịp nọ trong tương lai khi những thương nhân đó đang đi trên đường để thực hiện những thương vụ, họ cũng đã đến con đường đó và cắm trại qua đêm ngay tại vị trí trước đó họ đã lưu lại. Khi nhìn thấy họ ngạ quỉ thiên cung đã hiện nguyên hình với họ cùng với công viên, thiên cung của mình v.v… vừa nhìn thấy ngạ quỉ những thương nhân đó đã thốt lên hai đoạn kệ tìm hiểu về thù thắng ngạ quỉ đã nhận được như sau:
- ‘Chiếc đầm sen của nhà ngươi trông vô cùng hấp dẫn. Với những bờ[267] hồ thẳng tắp và đầy ắp nước. Có đầy hoa sen nở rộ và lấm tấm khắp nơi là những đàn ong bay lượn. Lấm tấm khắp nơi là những đàn ong bay lượn – bằng cách nào nhà ngươi có được chiếc hồ hấp dẫn đến như vậy?
- Và những cây xoài của ngươi hấp dẫn lạ thường và ra trái cả bốn mùa. Hoa trái nở rộ[268] và lấm tấm khắp nơi là những đàn ong bay lượn – Bằng cách nào mà nhà ngươi có được ngôi nhà như vậy?
- Về điểm này thật vô cùng hấp dẫn: surammā = suṭṭhu ramaṇiya ( thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài) thẳng tắp (sama): có bề mặt thẳng tắp. Bờ hồ kiều diễm (supatitthā): có những điểm tắm rất đẹp do những bậc thang làm bằng đá quí. Đầy ắp nước (mahodakā): hồ có đầy nước.
- Trong tất cả các mùa (sabhhotukaṃ): hồ tạo sung sướng[269] do cây cối nẩy lộc và mang hoa trái bốn mùa trong năm. Vì lý do đó có lời nói rằng ‘Và cây mang trái’. Cây cối hoa trái nở rộ (supupphitaṃ): cây đâm chồi nẩy lộc liên tục.
Khi nghe được điều này ngạ quỉ đã thốt lên đọan kệ giải thích do nguyên nhân nào hắn đã có được chiếc đầm sen tuỵêt đẹp đến như vậy:
- Con gái ta đã thực hiện một vật thí gồm những trái xoài chín, nước và cơm dẻo chính vì của thí đó ở đây ta đã nhận được bóng râm mát rợi và tuyệt vời đến như vậy.’
- [276] Về điểm này chính vì điều này… ta đã nhận được ở đây (tena me idha labbhati): vì của thí đó gồm những trái xoài chín, nước và cơm dẻo con gái ta đã cùng dường Đức Phật và các tỳ khưu nhân danh ta, chính vì con gái ta đã cúng dường của thí này gồm những trái xoài chín (ta đã nhận được ở đây) nơi khu rừng xoài chư thiên này trong suốt bốn mùa và nước chư thiên nơi chiếc đầm sen chư thiên này; trong khi đó chính vì vật cúng cơm dẻo và miếng vải được trải ra mà bóng râm mát rợi và tuyệt vời này đã xuất hiện trong công viên này, kể cả căn nhà này, và cây ban điều ước này ta cũng nhận được tại đây, có nghĩa là được hoàn tất.
Sau khi đã nói như vậy ngạ quỉ dẫn những thương gia và chỉ cho họ thấy năm trăm đồng kahapannas nói rằng, ‘Các ngươi có thể lấy một nửa số tiền này và trang trải sạch món nợ và sống trong thoải mái.’ Đến thời điểm đã định các thương gia đã đến thành phố Sāvatthī và nói cho con gái ngạ quỉ và đưa cho nàng (mọi thứ kể cả) phần tiền ngạ quỉ đã cho họ. Nàng đã trả một trăm kahapannas cho chủ nợ của ngạ quỉ và đưa phần còn lại cho người có tài sản là người bạn của cha nàng, còn chính nàng vẫn lưu lại trong nhà đó làm một người coi nhà[270]. Nhưng ông ta đã đưa lại cho nàng nói rằng, ‘Tất cả số tiền này là của con’ và đã cưới nàng làm chủ nhà cho con trai trưởng của ông ta. Thời gian trôi qua nàng đã có một con trai và nàng đã thốt lên đoạn kệ này khi nàng nuôi dưỡng[271] đứa nhỏ:
- ‘Hãy nhìn xem kết quả của việc bố thí, việc kiềm chế và tự kiểm tra chính mình ngay trên cõi đời này. Ta đã là một nữ tỳ trong gia đình của ông chủ. Giờ đây ta đã trở thành người con dâu và nữ gia chủ của ngôi nhà này.
Thế rồi một ngày kia sau khi đã nhìn xem kỹ sự chín mùi nơi nhận thức của nàng, ngài đạo sư đã tỏa sáng ánh sáng của mình và tự hiển hình như thể ngài đang đứng trước sự hiện diện với nàng, và rồi thốt lên lời kệ này:
- Kẻ nào không siêng năng chuyên cần sẽ bị sắc khả ái nơi những gì không khả ai chinh phục, bị sắc tướng dễ thương của những người không chút dễ thương chinh phục đó chính là nguồn đau khổ[272] vậy.
Cuối cùng lời kệ nàng đã chứng đắc Nhập lưu. Vào ngày tiếp theo nàng đã tổ chức bố thí cho tăng đoàn các tỳ khưu có Đức Phật đứng đầu [277] và rồi có người nêu vấn đề này với Đức Phật. Đức Thế Tôn đã coi vấn đề như là nhu cầu nổi lên và diễn giải Phật Pháp cho đoàn người tụ họp lại tại đó. Giáo lý này đã đem lại lợi ích cho chúng sanh đó.
IV.13 Chú giải chuyện ngạ quỉ TRỤC XE
[Akkharukkhapetavatthuvaṇṇanā]
‘Không phải chỉ có kẻ nào trên cõi đời này mới bố thí thôi đâu.’Đây là chuyện kể liên quan đến Mộc Trục Chuyện Ngạ quỉ[273]. Chuyện kể này xuất xứ như thế nào?
Khi Đức Phật đang lưu lại trong thành Sāvatthī có một thiện nam nọ là cư dân thành Sāvatthī đã chất đầy hàng lên chiếc xe và đi đến thành Videha[274] để buôn bán. Người đó đã bán hết hàng hóa tại đó và lại chất đầy hàng hắn mua tại đó lên những chiếc xe và rồi lên đường hướng về thành Sāvatthī. Khi đang di chuyển trên đường con xuyên qua khu rừng rậm và một chiếc trục trong số những chiếc xe đó bị gẫy. Bấy giờ có một người rời khỏi làng và mang theo chiếc rừu và chiếc trục xe với mục tiêu tìm một cây gỗ, ông ta du hành khắp trong khu rừng và tới tại địa điểm đó. Nhìn thấy thiện nam đang buồn sầu vì chiếc trục xe của mình bị gẫy và nghĩ rằng, ‘Người lái buôn này đang phải sầu khổ vì trục xe đã bị gẫy,’ và thấy thương hại ông ta hắn đốn một cây, làm thành một chiếc trục xe cứng cát rồi đem đến sửa chữa chiếc xe cho người lái buôn. Đến thời điểm ấn định người này đã qua đời và tái sanh thành chư thiên địa cầu (thần thổ địa) ngay tại vị trí đó. Sau khi suy nghĩ đắn đo về phước báu mình đã làm vào đêm hôm đó hắn đến nhà thiện nam và thốt lên đoạn kệ này khi đang đứng ngoài cửa nhà:
- Khi ta bố thí thì dứt khoát của thí không chỉ nằm lại ở đó – nhà ngươi nên bố thí vật thí; khi kẻ nào đã bố thí thì người đó vượt qua cả hai. Người đó đi đến cả hai bằng phương tiện này. Hãy cảnh giác! xin đừng chây lười!’
- Về điểm này khi ta bố thí vật thí dứt khoát không nằm lại đó (yaṃ dadāri na taṃ hoti): khi thí chủ thực hiện cúng dường thì vật thí không chỉ nằm đó, mà nơi cõi bên kia thì quả đó cũng hiện hữu[275] vì có nhiều quả dễ chịu và đầy hoan hỉ nữa. Chính vì thế bạn nên thực hiện bố thí (deth’ eva dānaṃ): bạn chỉ nên thực hiện bố thí một cách thích hợp.[276] Thế rồi ngài giải thích lý do: Khi bố thí chúng ta có thể vượt qua được cả hai cõi (datvā ubhayaṃ tarati): [278] khi ta thực hiện bố thí ta sẽ vượt qua được đau khổ và bất hạnh trong cuộc sống hiện tại này và cả trong cuộc sống mai hậu. Ta có thể đến được cả hai cõi bằng những phương tiện này. (ubhayaṃ tena gacchati): ta đến được, ta đạt được cả hạnh phúc nơi cuộc sống này và nơi cõi đời sau nhờ vào của thí đó. Đây là ý nghĩa ta cần phân tích, hơn thế nữa[277], vì cả hạnh phúc và sung sướng cho chính ta và cho tha nhân nữa. Hãy cảnh giác (jāgaratha mā pamajjatha) có nghĩa là hãy tỉnh táo để tìm kiếm những của thí tạo ra cả hai thứ lợi ích và khử trừ được cả hai loại đau khổ bằng cách này. Hãy sửa soạn những tư liệu để làm thành vật thí[278] và hãy luôn siêng năng trong việc này. Người ta nhắc đi nhắc lại cùng một cách[279] như vậy để chứng tỏ lòng tôn kính.
Khi thương gia đã hoàn tất công việc cần phải làm ông ta đã quay trở về nhà và đúng thời điểm qui định đã tới thành Sāvatthī. Ông ta tiến đến gặp Đức Phật vào ngày hôm sau, đảnh lễ ngài và ngồi ngay sang một bên Đức Phật rồi nêu vấn đề với Đức Thế Tôn. Vị Đạo sư coi vấn đề này là nhu cầu nổi lên và diễn giải Phật Pháp cho đám đông tụ tập lại ở đó. Giáo lý đó đã đem lại lợi ích cho chúng sanh tụ tập tại đó.
IV.14 Chú giải chuyện ngạ quỉ THU GOM TÀI SẢN
[Bhogasaṃharanapetavatthuvaṇṇanā][280]
‘Chúng ta tích lũy của cải,” Đây chính là Súc Tài Chuyện Ngạ quỉ[281]. Chuyện kể xuất xứ như thế nào?
Người ta kể lại rằng khi Đức Phật đang lưu lại trong khu Rừng Trúc có bốn người phụ nữ trong thành Rājagaha đang bận rộn trong việc buôn bán thục tô, mật ong, dầu và ngũ cốc v.v… kiếm sống bằng việc tích lũy một cách phi pháp của cải do đong đếm gian trá v.v… đến khi thân hoại mệnh chung khi qua đời họ tái sanh[282] thành ngạ quỉ trong một chiếc hào bên ngoài thành phố. Vào ban đêm họ[283] bị đau khổ hành hạ và đi lang thang khắp nơi phát ra tiếng kêu lớn và khủng khiếp bằng gào lên rằng:
- “Chúng ta đã tích lũy của cải hợp pháp và phi pháp. Giờ đây người khác lại được hưởng những của cải này trong khi đó chúng ta phải chịu khổ sở khủng khiếp.
Dân chúng khiếp sợ khi nghe thấy những tiếng gào thét này và vào lúc rạng sáng họ đã sửa soạn một cuộc bố thí rất lớn cho tăng già các vị tỳ khưu có Đức Phật dẫn đầu và sau khi đã mời Đạo sư và tăng đoàn các tỳ khưu, họ đã phục vụ các ngài với những vật thực tuyển chọn nhất có cả vật thực cứng lẫn vật thực mềm. Khi Đức Phật đã dùng xong bữa ăn và bỏ bát xuống chúng sanh đã ngồi vây quanh ngài và kể lại cho ngài nghe biến cố đó. Đức Phật nói, ‘Hỡi các thiện nam tín nữ, [279] chẳng có bất kỳ nguy hiểm[284] nào do tiếng động đó gây ra cho các ngươi cả. Đây chỉ là bốn nữ ngạ quỉ đã bị đau khổ dằn vặt, đang than vãn và kêu to tiếng trong đau khổ sau khi đã kể về những ác nghiệp họ đã thực hiện, rồi họ thốt lên đoạn kệ này:
- ‘Chúng ta đã tích lũy của cải tài sản hợp pháp và phi pháp. Mà giờ đây thì người khác đang được thọ hưởng trong khi đó chúng ta lại phải chịu đủ mọi khổ sở.
- Về điểm này của cải (bhoge): những của cải đặc biệt và những phương tiện như là vải vóc y phục và đồ trang sức v.v… tất cả những thứ đó được gọi là ‘của cải’ (bhoga) vì chúng ta có thể thưởng thức hoan hỷ (paribhuñjibbatthena) với những thứ đó. Chúng ta đã tích lũy (saṃharimha): với tấm lòng đã bị vẩn đục ích kỷ bủn xỉn chồng chất lên song ta không bố thí cho bất kỳ ai. Trong khi đó chúng ta lại phải chiụ đau khổ (mayaṃ dukkhassa bhāginī): do thiếu hạnh thiện đối với bất kỳ kẻ nào và do ác hạnh giờ đây chúng ta phải chịu đau khổ khôn lường thuộc cõi ngạ quỉ, có nghĩa là chúng ta đang phải trải qua đau khổ khủng khiếp.
Khi Đức Phật đã nói như vậy thì các ngạ quỉ đã thốt lên đoạn kệ và kể lại biến cố này. Đức Phật coi đó là nhu cầu nổi lên và diễn giải Phật Pháp cho đoàn người tụ tập lại ở đó, sau đó ngài giải thích Tứ Diệu Đế. Cuối cùng có rất nhiều chúng sanh đã đạt đến chánh quả Nhập Lưu v.v…
IV.15 Chú giải chuyện ngạ quỉ THƯƠNG TỬ
[Setthiputtapetavatthuvaṇṇanā]
‘Trong sáu chục ngàn năm’. Đây là chuyện kể về Thương Tử Chuyện Ngạ quỉ là những người con trai của một thương gia giàu có. Chuyện kể khởi nguồn như thế nào?
Đức Phật đang lưu lại trong cánh Rừng Jeta gần thành Sāvatthī. Bấy giờ vào thời đó nhà vua Kosalan là Pasenadi đang dạo quanh thành phố trong vẻ oai quyền vĩ đại và vẻ rực rỡ tráng lệ vĩ đại của một vị vua, với trang phục oai phong và cỡi trên lưng voi kiết tường. Nhà vua đã nhìn thấy một người phụ nữ với sắc đẹp kiều diễm giống như các tiên nữ chư thiên[285] bà đang mở cưa sổ trên gác thượng của một căn nhà nọ và nhìn xuống chiêm ngắm vẻ vinh quang[286] hoàng gia. Với tâm là nơi ngự trị sức tấn công dồn dập của các lậu hoặc nàng đã nhanh chóng nổi lên trước cảnh sắc nhà vua chưa được nhìn thấy bao giờ và mặc dầu[287]nhà vua đã có nguyên một hậu cung trong đó [280] có rất nhiều mỹ nữ được phú cho rất nhiều phẩm chất đặc biệt như thuộc gia đình tốt, có vẻ đẹp mỹ miều và có giới đức và hạnh thiện v.v… Tuy nhiên nhà vua vẫn phải lòng người đàn bà do tâm của ngài sẵn tánh hào hoa và khó lòng thuần thục. Nhà vua ra lệnh cho người đàn ông ngồi bên như muốn nói rằng, ‘Nhà ngươi có trông thấy sân thượng của căn nhà đó và người phụ nữ đó chăng?’ Và thế là nhà vua quay trở lại lâu đài hoàng gia. Mọi chi tiết khác[288] nên được hiểu như đã được khẳng định trước đó trong chuyện kể về Am Ba Chuyện Ngạ quỉ.[289] Nhưng với chi tiết khác biệt này. Ở đây người đàn ông đã tới ngay trước cổng thành trước lúc mặt trời lặn khi cổng thành đã được đóng lại và treo[290] một cục đất sét màu đỏ và những bông súng người đó đã mang về trên cổng thành và rồi ra đi[291] đến cánh rừng Jeta để ngủ trong khi đó nhà vua, đã đi ngủ trong phòng ngủ hoàng gia, vào nửa đêm đã nghe thấy bốn tiếng sa, na, du và so như thể được thốt lên trong đau đớn cùng cực xuất từ cuống họng. Người ta kể lại rằng đây là bốn van đầu tiên của các đoạn kệ, bốn cậu con trai của thương gia giàu có đó thốt lên đã từ lâu họ cũng là cư dân thành Sāvatthī. Và trong lúc tuổi trẻ[292] đã say mê với ngã mạn về của cải và đã đi sống chung với vợ của những người đàn ông khác. Chính vì thế đã tạo ra biết bao nhiêu điều thất đức. Sau này họ qua đời và đã tái sanh gần thành phố đó trong một cái vạc sắt[293]. Khi họ bị nấu sôi trong vạc sắt đó mỗi người đều nổi lên ở miệng vạc sắt, mỗi người lại muốn thốt lên một đoạn kệ.[294]Nhưng ngay khi họ thốt lên được vần đầu tiên thì họ lại phải chịu những cảm thọ đau đớn và lại chìm xuống đáy vạc. Khi nhà vua nghe thấy tiếng kêu đó ngài hoảng sợ và đầy xúc động tóc ngài dựng đứng lên. Nhà vua đã trải qua phần đêm còn lại trong đau khổ và vào lúc bình minh ló rạng vị thân cận của nhà vua được sai tới và báo cho ngài về biến cố đó. Khi vị trưởng tư tế biết được nỗi kinh hoàng của nhà vua, ông ta vì tham lam lợi lộc nghĩ rằng, ‘Một cách kiếm lợi đã đến với ta và các vị bà la môn đã tái sanh[295].’và nói rằng, “Thưa đại vương, chắc chắn một tai hoạ lớn sẽ xảy ra – bệ hạ phải thực hiện cúng tế mỗi loại bốn thứ[296].’ Vừa nghe thấy nói vậy nhà vua cho điều các vị cố vấn đặc biệt đến nói rằng, ‘Hãy cho sửa soạn bất kỳ điều gì cần thiết để tổ chức cúng tế bốn vật mỗi loại!” Khi hoàng hậu Mallika nghe thấy như vậy liền nói với nhà vua rằng, ‘Tâu đại vương, tại sao vậy, bệ hạ nghe các lời các vị bà la môn đó và giờ đây lại muốn thực hiện nghi lễ khiến cho biết bao nhiêu sanh vật sống sẽ bị hại và bị giết sao? Chắc chắn là chính Đức Phật là người đã vận dụng trí tuệ vô ngại trong tất cả mọi sự là người mà bệ hạ cần phải hỏi.[281] Và chúng ta chỉ phải làm theo những gì chính Đức Phật đã trả lời.’ Khi nhà vua nghe những gì hoàng hậu nói ngài đi đến gặp Đức Phật và nêu vấn đề với ngài. Đức Thế Tôn nói, ‘Thưa đại vương, chẳng có nguy hiểm gì cho ngài xuất phát từ nguồn đó cả đâu.’ Và rồi ngài giải thích ngay từ đầu, những chúng sanh đó đã phải tái sanh nơi vạc sắt hoả ngục. Rồi ngài hoàn tất những đoạn kệ mà bọn chúng đã bắt đầu một cách riêng rẽ nói rằng:
- ‘Toàn bộ chúng ta đã bị nấu trong hoả ngục trong sáu mươi ngàn năm – khi nào mới kết thúc việc tra tấn này?
- ‘Sẽ chẳng có thời gian kết thúc – tại sao lại phải kết thúc? Chẳng bao giờ kết thúc được vì thưa ngài, đó chính là những ác nghiệp chính ta và ngài đã thực hiện.’[297]
- ‘Chúng ta đã sống cuộc sống ác nhơn; cho dù có trong tầm tay song chúng ta chẳng thực hiện bố thí, cho dù việc cúng dường cũng nằm trong tầm tay chúng ta song chúng ta chẳng chọn đó làm chỗ nương tựa cho chúng ta sau này.
- Như vậy, khi chúng ta[298] đã thoát khỏi nơi đây và tái sanh nơi cõi chúng sanh trở lại ta quyết sẽ sống cởi mở hơn, tích luỹ giới đức nhiều hơn và quyết tâm thực hiện phước báu.
- Về điểm này, Trong suốt sáu mươi ngàn năm: saṭṭhivassahassāni=vassānaṃ saṭṭhisahassāni[299]( thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Người ta nói rằng các thọ tạo phải tái sanh nơi hoả ngục vạc sắt đã du hành xuống trong vòng ba mươi ngàn năm cho đến khi người đó gặp nơi thấp nhất từ đó lại phải đi lên trở lại trong vòng một thời gian tương tự như vậy là ba mươi ngàn năm cho đến khi đến được bờ vạc sắt mới thôi. Để có thể hiểu được điều này ngài muốn thốt lên đoạn kệ (bắt đầu như sau:) ‘Toàn bộ chúng ta đã bị nấu sôi trong vạc sắt hoả ngục trong suốt sáu mươi ngàn năm.’ Nhưng sau khi thốt lên vần sa[300] kẻ đó đã rơi xuống do những cảm thọ đau đớn tột độ và rồi lại chìm xuống. Tuy nhiên Đức Phật đã chu tất điều đó và kể lại cho nhà vua nghe, điều này được áp dụng cho những đoạn kệ còn lại. Về điểm này khi sẽ chấm dứt được nỗi khổ này? (kadā anto bhavissati): khi nào sẽ chấm dứt, sẽ kết thúc được nỗi đau khổ chúng ta phải thiêu đốt trong vạc sắt hoả ngục?
- Vì đó chính là cách mà (tattha hi): chính vì chẳng có hồi kết thúc, không thể thấy được hồi kết nỗi đau đớn của bạn và của tôi. Đây chính là cách, đây chính là phương tiện, trong đó bạn và ta đã thực hiện ác nghiệp. – đây là điều được coi như vay bằng cách thay đổi biến cố.[301]
- Một ác mệnh (dujjivitaṃ): một cuộc sống đáng bị các vị đại hiền trí khiển trách. Cho dù nằm trong tầm tay (ye sante): cho dù những việc cúng dường đó đang nằm trong tầm tay chúng ta, nơi cõi hiện hữu của chúng ta. [282] Chúng ta đã không thực hiện bố thí: na dadamhase=na adamha ( một dạng ngữ pháp hoán chuyển) để có thể làm sáng tỏ ý nghĩa điều ngài đã nói rõ hơn nữa rằng, ‘Cho dù những việc cúng dường đang nằm trong tầm tay, chúng ta đã không tìm được nơi nương tựa cho chính chúng mình.’
- Ta: so ’haṃ=so ahaṃ ( thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Thế rồi (nuna) là một tiểu từ phản thân về điều đã được nói[302]: Từ đây (ito): từ nơi vạc sắt hỏa ngục này. Đã ra đi (gantvā):đã lên đường. Được tái sanh nơi cõi chúng sanh (yoniṃ laddhāna mānusiṃ): tái sanh nơi cõi chúng sanh.[303] Cởi mở hơn (vadaññū): với bản tánh rộng lượng, hay cởi mở từ tâm với hành khất.[304] Có giới đức (sīlampanno): có giới hạnh. Tôi quyết tâm thực hiện nhiều thiện nghiệp (kāhāmi kusalaṃ bahuṃ): không rơi vào lười biếng như ta đã làm trước đó tôi quyết tâm thực hiện nhiều, dồi dào việc giới đức, phước báu. Có nghĩa là ta sẽ tích lũy những phước báu đó.
Khi vị đạo sư nói ra những đoạn kệ này ngài diễn giải Phật Pháp đến tận chi tiết. Cuối cùng giáo lý đó. Người lấy cục đất sét đỏ và các bông súng đỏ đó đã được an trú nơi Quả Nhập Lưu. Nhà vua vô cùng cảm kích đã loại bỏ tham luyến người vợ của người đàn ông khác và được thỏa mãn với chính hoàng hậu của mình.
IV.16 Chú giải chuyện ngạ quỉ SÁU CHỤC NGÀN CHIẾC BÚA
[Saṭṭhikūṭasahassapetavatthuvaṇṇanā]
‘Tại sao nhà ngươi trông giống như kẻ điên?’ Chuyện kể này được thuật lại khi Đạo sư đang lưu lại tại Khu Rừng Trúc liên quan đến một ngạ quỉ.
Người ta kể lại rằng đã từ lâu trong thành Bernares có một người què kia có tài búng đá. Khi hắn đã đạt đến mức hoàn hảo nghệ thuật búng sỏi, hắn đến ngồi tại một gốc cây đa ngay cổng thành và bằng cách búng sỏi vào những ngọn lá, hắn có thể tạo ra hình con voi, ngựa, xe kéo, người, tòa nhà có tháp nhọn với cờ xí. Những chiếc bình đầy nước v.v… xuất hiện trên những chiếc lá đó.[305] Những đứa trẻ trong thành thường trả công cho hắn ta bằng những đồng tiền túi chúng dành dụm được và yêu cầu hắn biểu diễn nghệ thuật búng sỏi để mua vui. Thế rồi một hôm nhà vua đang trị vì tại thành Bernares rời khỏi thành phố và đi bộ đến gốc cây đa đó. Nhà vua nhìn thấy rất nhiều hình dáng và mẫu mã khác nhau: như hình con voi, v.v… được dính[306] vào những ngọn lá cây đa đó và nhà vua liền hỏi công chúng. ‘Kẻ nào đã làm được những hình tượng và mẫu mã ghăm trên lá đa thế kia? Dân chúng liền chỉ vào tên què nói rằng, ‘Chính hắn đã làm việc đó, tâu bệ hạ.’ [283] Nhà vua liền cho điệu hắn đến và nói như sau, ‘Coi kìa, liệu nhà ngươi có thể làm đầy bụng một người nào đó với những viên phân dê đang khi hắn nói chuyện và không để cho hắn biết khi ta chỉ cho hắn thấy? “Tâu bệ hạ, thần làm được điều đó.” (hắn trả lời). Nhà vua cho điều hắn đến hoàng cung và chán nghe những lời lải nhải của vị quan tư tế, đã cho gọi vị tư tế ấy đến. Nhà vua ngồi với vị quan tư tế đó trong một nơi cách biệt vây quanh là bức tường rèm và đang khi tham vấn với vị quan đó, ngài cho mời tên què đến. Tên què đến mang theo một ống tre chứa đầy những viên phân dê và, sau khi đã nhìn kỹ nơi của nhà vua, hắn liền ngồi xuống hướng mặt về vị quan tư tế đó và khi miệng của ngài tư tế mở ra hắn liền búng một viên phân dê qua một lỗ trên bức rèm từng viên một vào miệng vị quan đó, cho đến khi đầy cổ họng vị đó. Vì mắc cỡ, vị quan đó không thể nôn ra trước mặt đức vua, vị quan tư tế phải nuốt vào bụng tất cả những viên phân dê đó. Khi dạ dầy vị quan tư tế đầy nhóc những viên phân dê, nhà vua liền cho vị quan lui ra rằng, ‘Hay đi đi, hỡi vị bà la môn, nhà ngươi đã nhận kết quả việc nói lảm nhảm liên tục rồi đó. Khi nhà ngươi dùng thức uống được chế từ nước ép và lá trái cây piyangu[307] v.v… nhà ngươi sẽ nôn ra hết.[308] Bằng cách đó mọi sự sẽ ổn thôi.” và hoan hỷ với những gì tên què đã thực hiện, nhà vua đã ban thưởng cho hắn mười bốn ngôi làng. Sau khi có được những ngôi làng này chính tên què đã được sung sướng và hoan hỷ và hắn cũng làm cho những người theo hầu mình được sung sướng hoan hỷ như vậy. Hắn được sống trong an nhàn và đầy đủ tiện nghi nhưng không quên[309] đến lợi ích của hắn ngay cả trên cuộc sống trên đời này và trong cuộc sống mai hậu và hắn đã bố thí bất kỳ điều gì cần thiết[310] cho mọi người như các vị sa mônvà bà la môn v.v… Trong khi hắn ban phát vật thực và trả công cho tất cả những ai chạy đến với hắn khi họ rèn luyện nghệ thuật của hắn. Thế rồi có một người tiến lại gặp nói rằng, ‘Xin ngài trở thành thầy của con và luyện con nghệ thuật của thầy nhưng con không đụng chạm gì đến vật thực của thầy như là hình thức trả công[311] .’ tên què đã huấn luyện cho người đó nghệ thuật búng sỏi của mình. Khi đã học thông nghệ thuật búng sỏi của sư phụ mình hắn ra đi và muốn thử xem điều mình học ra sao, hắn liền búng sỏi vào người ta xem sao, và hắn đã búng một viên sỏi trúng ngay vào đầu vị Độc giác phật Sunetta đang ngồi thiền bên bờ sông Hằng và vị độc giác phật đã phải nhập vô dư níp bàn.[312]Ngay tại đó trên bờ sông Hằng. [284] Khi chúng sanh nghe biết biến cố này họ đã dùng những cục đất và gậy gộc đánh hắn và lấy mạng hắn ngay tại đó. Khi đã chết hắn phải tái sanh trong hoả ngục Avici và bị nấu sôi trong nhiều ngàn năm trong hoả ngục đó. Trong suốt Phật kỷ này, do hậu quả của nghiệp đó hắn đã tái sanh thành ngạ quỉ không xa thành Rājagaha là mấy, dù kết quả nào phải phù hợp với nghiệp[313] đó, có sáu mươi ngàn chiếc búa sắt cứ sáng trưa chiều tối thì giương lên và giáng xuống trên đầu hắn, khiến cho đầu hắn bể ra và phải gánh chịu những cảm thọ đau đơn vô cùng, hắn té nằm sóng soài trên mặt đất. – Nhưng ngay sau khi những chiếc búa đó được giương lên thì hắn lại đứng lên và đầu hắn lại trở lại hiện trạng cũ. Rồi một hôm, trưởng lão Mục Kiền Liên (Mahāmoggallana), từ đỉnh núi Kên Kên đáp xuống, chứng kiến hắn trong tình trạng như vậy ngài liền hỏi hắn với đoạn kệ sau:
- ‘Tại sao nhà ngươi giống như người điên, giống như một con nai lao vào hết chỗ này chỗ kia vậy? Chắc hẳn là nhà ngươi phải làm ác nghiệp[314] gì chăng – tại sao nhà ngươi lại phát ra những âm thanh[315] đó?
- Về điểm này giống như người điên (ummattārūpo va): giống như kẻ có bản tánh điên khùng[316], giống như người phát rồ. Lao tới hết chỗ này chỗ kia giống như con nai (migo bhanto va dhāvasi): lao đi hết chỗ này chỗ nọ giống như một con nai đang bị khiếp đảm. Không thể tìm thấy bất kỳ chỗ nào nương thân khỏi những chiếc búa sắt giáng xuống đầu khiến cho hắn phải tháo chạy hết chỗ này chỗ nọ (hy vọng) ‘Có lẽ ở đây ta sẽ không[317] bị búa giáng xuống đầu chăng?’ Nhưng do lực ác nghiệp đó thôi thúc hắn liên tục bị búa giáng xuống đầu ở bất kỳ nơi nào hắn đứng lại. Tại sao ngươi lại phát ra âm thanh đó? (kin nu saddāyase tuvaṃ): tại sao nhà ngươi lại tạo ra âm thanh đó, tại sao nhà ngươi lại đi lang thang khắp nơi tạo ra âm thanh đau đớn tuyệt vọng đó?
Khi nghe được điều này, ngạ quỉ đã trả lời với hai đoạn kệ sau:
- ‘Thưa ngài, ta là một ngạ quỉ đã phải tái sanh nơi cõi Diêm Vương. Sau khi đã thực hiện ác nghiệp ta đã phải ra đi từ cõi chúng sanh này sang cõi ngạ quỉ.
- [285] Toàn bộ có sáu mươi ngàn chiếc búa rơi xuống trên đầu ta và khiến đầu ta bể tan tành.’
- Về điểm này có sáu mươi ngàn chiếc búa (saṭṭhikūṭasahassāni) có tới sáu chục ngàn chiếc búa sắt. Cả thẩy (paripuṇṇani): tổng số, người ta kể lại rằng đầu hắn lớn bằng một ngọn núi, đủ chỗ để cho sáu chục ngàn chiếc búa giáng xuống[318] những chiếc búa đó đã đánh bể đầu hắn tan tành với mức độ chẳng còn một điểm nào xót lại để cho dầu một ngọn tóc có thể xuyên qua được.[319] Chính vì lý do đó hắn phải kêu lên tiếng kêu đau đớn; chính vì lý do đó hắn nói rằng, ‘Toàn bộ sáu chục ngàn chiếc búa rơi xuống đầu ta và làm đầu ta bể tan tành thành từng mảnh.’
Thế rồi, trưởng lão đã thốt lên hai đoạn kệ về hành vi của hắn đã làm như sau:
- ‘Giờ đây nhà ngươi đã phạm phải ác nghiệp nào do thân, khẩu hay ý? Do kết quả ác nghiệp đó khiến ngươi đã ra đi từ cõi chúng sanh sang cõi ngạ quỉ vậy?
- (Tại sao) toàn bộ sáu chục ngàn chiếc búa sắt lại giáng xuống trên đầu nhà ngươi và tại sao những chiếc búa sắt này lại đánh bể đầu ngươi như thế?’
Thế rồi ngạ quỉ thốt lên ba đoạn kệ giải thích ác nghiệp hắn đã làm.
- ‘Ta đã trông thấy[320] Đức Phật Sunetta, người đã tu luyện các căn tới mức độ hoàn chỉnh, đang ngồi thiền dưới gốc cây, ngài đang nhập thiền và chẳng có gì phải sợ nguy hiểm đến từ bất kỳ hướng nào.
- Bằng một cái búng hòn sỏi ta đã làm bể đầu vị Đức phật này – chính do kết quả của ác nghiệp đó ta đã phải trải qua khổ sở như vậy;
- Toàn bộ có tới sáu chục ngàn chiếc búa sắt giáng xuống đầu ta và đã khiến cho đầu ta vỡ tan tành.
- Về điểm này Đức Phật (sambuddhaṃ): Vị Độc giác phật. Sunetta (Sunettaṃ): vị Đức phật có tên như vậy. Là người đã thanh tịnh các căn tới mức độ hoàn thiện. (bhāvitindriyaṃ): là người có các căn như đức tin v.v… [321]đã được tu tập kỹ lưỡng bằng thánh đạo.
- Do búng một viên sỏi (sālittakappahārena): bằng cách búng một viên sỏi theo cách đó: việc tập luyện nghệ thuật búng sỏi bằng ngón tay hay bằng chiếc ná nhỏ gọi là búng đá. Một cách giải thích khác là ‘cách ném hòn đá bằng cách dùng ngón tay búng đi’ (sālittakappaharaṇena).[322] Ta đã búng hòn sỏi: bhindissaṃ= bhindiṃ[323] ( một dạng ngữ pháp hoán chuyển).
[286] Khi nghe qua như vậy trưởng lão đã thốt lên đoạn kệ kết thúc cho thấy rằng kết quả ác nghiệp trước đó giờ đây hắn phải lãnh nhận thật xứng đáng với nghiệp hắn đã làm:
- Thật đáng đời nhà ngươi, hỡi kẻ hèn hạ như nhà ngươi, đến nỗi toàn bộ sáu chục ngàn chiếc búa sắt đã giáng trên đầu ngươi và đập bể tan tành đầu nhà ngươi.
- Về điểm này Thật đáng đời nhà ngươi (dhammena): thật khớp với nhân[324] nghiệp đó. nhà ngươi: te=tava ( một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Kết quả xảy đến cho nhà ngươi thật xứng với ác nghiệp nhà ngươi đã thực hiện khi xúc phạm đến Vị Độc giác phật. Chính vì thế ngài chỉ ra cho thấy đây là kết quả không ai có thể tránh được cho dù có là Chư thiên hay Ma Vương, cho là có là Phạm Thiên hay hơn thế nữa ngay cả Đức Phật toàn hảo cũng không thể tránh nổi.
Bấy giờ khi ngài đã nói lên như vậy ngài đã đi khỏi nơi đó và tiến về thành phố để khất thực và khi ngài đã kết thúc bữa ăn trưa ngài liền tiến lại gặp Đạo sư vào buổi chiều và nêu vấn đề đó với Đức Thế Tôn. Ngài đã coi vấn đề này là nhu cầu nổi lên và khi diễn giải Phật Pháp cho bốn đám đông tụ tập lại, ngài đã khiến cho mọi người biết rõ về những phẩm chất tuyệt hảo nơi Vị Độc giác phật và tại làm sao ác nghiệp được thực hiện luôn tạo ra kết quả.[325])Tràn đầy phấn khởi trong lòng, chúng sanh cũng được tràn đầy niềm tin; họ từ bỏ ác nghiệp và thiên về thực hiện phước báu như bố thí v.v…
Việc chú giải chuyện kể Sáu Chục Ngàn Chiếc Búa Sắt Chuyện Ngạ quỉ đã kết thúc tại đây – Như vậy việc chú giải Đại Chương thứ tư được mười sáu chuyện kể trong tập Chuyện Ngạ quỉ thuộc Tiểu Bộ Kinh cũng kết thúc ở đây[326] vậy.
-ooOoo-
NHỮNG NHẬN ĐỊNH KẾT LUẬN[327]
Do vậy:[328]
- Những kẻ nào tái sanh nơi cõi Ngạ Quỉ, toàn bộ họ đều đã thực hiện ác nghiệp vậy; xuất phát từ những nghiệp đó kết quả đem lại quả thật xấu xa và ác nghiệt.
- Chứng minh và giải thích vấn đề này bằng cách nêu câu hỏi và trả lời [287] chính là giáo lý linh hoạt[329] cho chúng sanh[330] lưu tâm.
- Đây là điều tạo thành đề mục thảo luận đối thoại thật tốt[331] và có cở sở vững chắc dựa trên thông hiểu (chủ đề), cụ thể là, các chuyện kể Chuyện Ngạ quỉ đều đã được các vị đạo sư vĩ đại kiết tập Tam Tạng vậy.
- Dựa trên điều này, theo cách thức nơi tập chú giải cổ xưa về các chuyện kể này để làm rõ ý nghĩa các chuyện kể đó[332], nên ta đã thực hiện việc chú giải về ý nghĩa những chuyện kể này.
- Cụ thể là, việc giải thích rõ Ý Nghĩa Nội Tại đã làm rõ một cách thích hợp những ý nghĩa nội tại trong nhiều vị trí khác nhau trong tác phẩm này.
- Cách phân tích theo thứ tự lớp lang về những ý nghĩa vi tế lại gồm tới mười lăm bài tụng kinh đã đạt đến phần kết thúc tại đây.
7– 8. Mong rằng tất cả chúng sanh được thấm nhuần giáo lý của Đấng Cứu Tinh trần thế này[333] nhờ quyền lực[334] nơi bất kỳ phước báu ta đã đạt được nhờ việc biên soạn này đem lại và mong rằng toàn bộ chúng sanh được nếm hương vị giải thoát[335] nhờ phẩm hạnh thiện và giới đức đem lại.
- Mong rằng giáo lý của Đức Phật Toàn giác tồn tại vĩnh viễn trên thế gian này và mong rằng toàn bộ chúng sanh liên tục kính lễ giáo lý này.
10.Mong rằng thần mưa cũng đổ xuống những cơn mưa phù hợp và đúng lúc và cầu mong sao cho Đức Thế Tôn cõi đời này được tịnh tín [336]với Chánh Pháp và chỉ cai trị trần gian này sao cho phù hợp với Phật Pháp[337] đó mà thôi.
Như vậy[338] phần chú giải ý nghĩa Chuyện Ngạ quỉ do ngài trưởng lão Acariya Dhammapala thực hiện, ngài còn là một tỳ khưu, và là bậc hiền trí cao quí và cũng là người trụ trì tại thiền viện[339] Badaratittha đã kết thúc tại đây.
Kết thúc phần chú giải về Chuyện Ngạ Quỉ
-ooOoo-
Chú giải
↥1 | Xin đọc chú giải PvA 99 |
---|---|
↥2 | Chú giải Se Be giải thích là vāṇjjassa āpaṇasamīpe còn bản văn ghi là vāṇjjassāpaṇasamīpe. |
↥3 | Chú giải Se Be giải thích là atikkamantā còn bản văn ghi là atīkkamanto. |
↥4 | gosīsaṭṭhiṃ, không phải là một loại hương trầm hảo hạng như PED đề nghị. |
↥5 | saṅkhavaṇṇasannībhaṃ; xin đọc Chú giải Trung Bộ Kinh (M) I 58 = Tăng Chi Bộ Kinh (A) iii 324; J iii 477. |
↥6 | yathābhūtaṃ |
↥7 | Xin đọc chú giải KS I 102 n 1 đồi với những kiểu dáng hoàng gia về cung phi cho hoàng tử. |
↥8 | Chú giải Se Be giải thích là sutatta bhayena còn bản văn ghi là sutatthābhayena |
↥9 | Amanusso, nghĩa đen hiểu là phi nhân. |
↥10 | Chú giải Se Be giải thích là imassa còn bản văn ghi là tam assa. |
↥11 | Chú giải Se Be giải thích là daṭṭhum pi te ’dāni na taṃ labhanti còn bản văn ghi là daṭhum pi dāni na labhanti taṃ pi. |
↥12 | Chú giải Se giải thích là virājitatto còn bản văn ghi là virādhitatto. |
↥13 | vikalaṃ; PED sv nên được sửa lại để giải thích là “Pv IV. 14 (= bhoga PvA 219)’ |
↥14 | Chú giải Se Be giải thích là kiccho còn bản văn ghi là kicco. |
↥15 | Pālimpamāno, tất cả các bản văn đều ghi vậy chỉ trừ chú giải PED sv pallippati. |
↥16 | Pacumandassa. (Se Be pucimandassa), là quả xoài. |
↥17 | Chú giải Se Be giải thích là nagarassabahi bhavaṃ…jātaṃ pavattaṃ sambandhaṃ sambandhaṃ còn bản văn ghi là nagarassa bāhirabhāgaṃ…jātaṃ pavattaṃ. |
↥18 | Chú giải Be giải thích là vutta-atthassa còn bản văn ghi là vutte atthassa; Se giải thích la vutassa atthassa. |
↥19 | Chú giải Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 244tt trong đó người ta cho rằng đây là điều các petas thường dùng để nói dối. |
↥20 | Chú giải Se Be giải thích là còn bản văn ghi là appamattām pi. |
↥21 | Chú giải Se Be giải thích là imassa natthi. Paricārikā sā pī yā asita- còn bản văn ghi là imassa natthi paricārikāsāmītiyā. Asita- |
↥22 | indriyānaṃ |
↥23 | Chú giải Se Be giải thích là lakkhaṇā indriyānaṃ còn bản văn ghi là lakkhaṇa-indriyānaṃ |
↥24 | Chú giải Se Be và đoạn kệ giải thích là khāyita còn bản văn ghi là khādita- |
↥25 | Chú giải Be thêm ở đây thêm vào ptho. |
↥26 | Bản văn đã bắt đầu một đoạn mới sai vơi từ vigatajīvitattā. |
↥27 | Chú giải Se Be giải thích là passitum pi na labhanti kuto còn bản văn ghi là passitum pi. Na labhantī ti kuto. |
↥28 | Mukhullokik; chú giải D I 30. |
↥29 | Chú giải Se Be giải thích là parihīnattho. Kiccho ti dukkhito còn bản văn ghi là parihīnattho kicco. |
↥30 | Chú giải Se Be giải thích là dukkatakammakārī còn bản văn ghi là dukkaṭakammakārī. |
↥31 | Những cực hình tra tấn phải chịu đựng kéo dài trong một chu kỳ vô tận; xin đọc chú giải Trung Bộ Kinh (M) iii 184tt. |
↥32 | Xin đọc chú giải Trung Bộ Kinh (M) iii 183; họ đâm một cọc bằng sắt nóng đỏ xuyên qua chân và tay và xuyên qua giữa ngực. |
↥33 | Chú giải Se Be giải thích là pañcavidhabandhanaṃ, mukhe tattalohasecanaṃ còn bản văn ghi là pañcavihabandhnamukhe tatta-. |
↥34 | Xin đọc chú giải Miln 303. |
↥35 | Xin đọc PvA 250 và J iii 22.43. iv 493, v 268; SnA 59. 480. |
↥36 | Xin đọc chú giải J vi 250; xin cũng đọc chú giải Mark. Pur. Xii 24tt |
↥37 | Một con sông có nước ăn da tay; xin đọc MLS iii 229 n .1 |
↥38 | Chú giải Se Be giải thích là pariccajeyya còn bản văn ghi là parivajjeyya. |
↥39 | Chú giải Se Be giải thích là paṭiñña còn bản văn ghi là patiññā. |
↥40 | Chú giải Se Be giải thích là nācikkhanā còn bản văn ghi là nācīkkhanā |
↥41 | Chú giải Se Be giải thích là paṭiññā me ti ñāṇavasena mayhaṃ pucchassū ti paṭiññā okāsadānan ti attho còn bản văn paṭiññā ti ñātavasena mayhaṃ pucchassū ti. okāsadānan ti attho. |
↥42 | Bản cản giải thích sai là acikkhanā ở đây. |
↥43 | Đoạn kể này hình như thiếu trong chuyện kể trên. |
↥44 | Chú giải Se Be giải thích là saddaheyyaṃ còn bản văn ghi là saddaheyya. |
↥45 | Việc chú giải nissayakammaṃ được tự điển PED yêu cầu sv niya còn tất cả các bản văn đều ghi là niyassa kammaṃ; .xin đọc chú giải Tăng Chi Bộ Kinh (A) I 99. Vin I 49. PED sv nissayya. |
↥46 | Chú giải Se Be giải thích là niggahakammaṃ còn bản văn ghi là niggata- |
↥47 | Chú giải Be giải thích là sutvā peto gathaṃ còn bản văn Se ghi là taṃ sutvā peto. |
↥48 | Chú giải Be giải thích là labha suppasādaṃ còn bản văn ghi là labhassu pasādaṃ (Se bahbassuppa- |
↥49 | Chú giải Se Be giải thích là c’ pi còn bản văn ghi là v pi. |
↥50 | Chú giải Be giải thích là ito paraṃ; còn bản văn Se lại bỏ qua. |
↥51 | Chú giải Se Be giải thích là setaṃ còn bản văn ghi là setuṃ. |
↥52 | Sangahitattabhāvā. cp v 60; xin cũng đọc Vv 116 và VvA 59. |
↥53 | Ý này được chấp nhận trong đoạn kệ. |
↥54 | Bản văn đã giải thích sai là cīkkhallapathe |
↥55 | PED giải thích là nissayakammaṃ. |
↥56 | Xin đọc eg Trung Bộ Kinh (M) I 258tt. |
↥57 | Lobha cùng với Dosa, là ác ý, và moha, là sân hận tạo thành căn các ác nghiệp. |
↥58 | Chú giải Se Be giải thích là tassa tatha katassa papakammassa. |
↥59 | Chú giải Se Be giải thích là devatāyo paricārrayanti còn bản văn ghi là devatā parivārayanti. |
↥60 | Paccanti; Se be giải thích là paccenti. |
↥61 | Bản văn đã bắt đầu đoạn mới là sai ở điểm này. |
↥62 | Các từ idāni yathā vattam atthaṃ ở dưới cuối cùng của đoạn PvA 227 trong khi đó phải được giải thích là các từ mở đầu của đoạn trên trang đầu. |
↥63 | Chú giải Se Be giải thích là vyatirekato còn bản văn ghi lavyātirekato. |
↥64 | Chú giải Se Be giải thích là Kin tan ti. Aha còn bản văn ghi là kin tan ti āha. |
↥65 | Xin chú giải PvA 152 và Nett 28 (trích PED sv anubhavana |
↥66 | Ở đây chú giải Se Be giải thích là devakoke tā |
↥67 | Chú giải Se giải thích là paricārenti (Se paricārâyanti) còn bản văn ghi là parivārenti. |
↥68 | Có nghĩa là kiến thức của chúng ta trong kiếp trước, kiến thức về tái sanh nghiệp chướng hữu vi và kiến thức đựơc coi như là sự thất chúng ta được giải thoát; xin đọc e.g Trung Bộ Kinh (M) I 22tt |
↥69 | Jaṭilasahassassa abhantare; xin đọc chú giải Pva 21, VA iv 937 và DPPN 2524. |
↥70 | Tức là A-la-hán ; xin đọc Asl 12. |
↥71 | Chú giải Se Be giải thích là sammādiṭṭhiṃ patto còn bản văn ghi là sammādiṭṭhipatto |
↥72 | suṭṭhu āgatāgamo; xin đọc bài thảo luận về B of Disc. Iii 71 n.1. |
↥73 | Bản văn ghi là suṭṭhu paṭimuttabhāṇī ti attho; Be giải thích là suṭṭhu paṭimuttakkavāco ti attho… |
↥74 | Vigatamicchāvitakkadhumo. |
↥75 | Sabbabhavehi vimutto; xin đọc chú giải Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 133tt. trong đó Bhava, tái sanh có vẻ khác biệt rõ ràng với uppatti tức là khởi sanh. |
↥76 | Kilesabhisaṅkhārādi-upadhippahāyi; có thể đây là bốn loại được lịêt kê trong SnA 44. 436 đó là kāma, khandha. Kilesa và abhisaṅkhāra upadhis. |
↥77 | Chú giải Se Be giải thích là paṭicchannaguṇatāya ca na pākaṭo còn bản văn ghi là -guṇatāya na pākaṭo ca. |
↥78 | Chú giải Be Se cũng giải thích giống như vậy; còn bản văn lại ghi sai là udisitvā. |
↥79 | Chú giải Se Be giải thích là laddhavitthaṃ nivatthapārudadussan ti attho còn bản văn ghi là laddhavatthaṃ hutvā Nivattha- |
↥80 | Chính vì thế tốt hơn nên dịch từng chữ là yo-m-ajja. |
↥81 | Chú giải Be giải thích là ācerake còn bản văn ghi là averake; không thấy liệt kê trong PED sv ācera. |
↥82 | Chú giải Se Be giải thích là vānarānaṃ còn bản văn ghi là vā narānaṃ cách giải thích của bản dịch chúng ta cũng cho thấy những người đàn ông cũng nhảy nhót tại đó. |
↥83 | Xin đọc chú giải EV I 207 về Thag iv 308. |
↥84 | Chú giải Se Be giải thích là atha peto devatānaṃ thero dhammaṃ deseti tasmā còn bản văn ghi là attha petānaṃ thero dhammaṃ deseti. Tasmā. |
↥85 | Dhammo. |
↥86 | Kāle, cũng có nghĩa là vào buổi sáng sớm và là thời gian thích hợp nhất đối với v 42. |
↥87 | adhammaṃ |
↥88 | Những bản giải thích xem ra không mấy chính xác về điểm này. |
↥89 | Chú giải Se Be giải thích là khiḍḍhāya yakkho còn bản văn ghi là khiḍḍhāya kho ngược lại tất cả các bản dịch đều giải thích là khiḍḍā ti khiḍḍāya như trong bản chú giải; có lẽ chúng ta nên giải thích là ở đây là khiḍḍā yakkho – xin đọc đoạn kệ tiếp theo. |
↥90 | Gehman hình như giải thích sai là sakkhiṃ ở đây cũng như xuyên suốt bản dịch, là sakhiṃ |
↥91 | Chú giải Se Be giải thích là tvaṃ n’ eva maṃ lacchasi dassanāya disvā ca taṃ no pi ca ālapissaṃ còn bản văn ghi là ten’ eva maṃ lacchasi dassanāy disvā ca taṃ nāpi ca ālapissaṃ. |
↥92 | Chú giải Be giải thích là bhadante (Se bhaddante) còn bản văn ghi là bahddan te; Se Be giải thích dòng chữ này với đoạn kệ tiếp theo sau đó. |
↥93 | Gehman đã tạo mối tương quan thân mật’ và ‘kết bạn chung thân lẫn nhau.’ xin đọc Chú giải n. 90. |
↥94 | Dhammāni samācaranto. |
↥95 | Chú giải Se Be giải thích là Ca còn bản văn ghi là ’va. |
↥96 | Chú giải Se Be giải thích là aññatthiko còn bản văn ghi là puññatthiko; xin đọc chú giải 14. |
↥97 | Bản văn đã dời chỗ sai từ dhammaṃ sabbaṃ trong Be Se và đoạn v 14. |
↥98 | Se ghi thêm suto ca dhammaṃ sugatiṃ akkhissa cũng như một số vll trong bản văn trừ bản văn nào giải thích sato thay cho suto. |
↥99 | Xin đọc D ii 166. |
↥100 | Chú giải Se Be giải thích là paṇihitadaṇḍo còn bản văn ghi là paṇītadaṇḍo. |
↥101 | Chú giải Se giải thích là paṇihitadaṇḍo còn bản văn ghi là panītadaṇḍo. |
↥102 | Chú giải Se Be giải thích là hetuvaco và v 31, còn bản văn ghi là hetu vo. |
↥103 | Không giống như Gehman đề nghị mặc dù chúng ta không hiểu được rõ được ý nghĩa ở đây. |
↥104 | Chú giải Se Be giải thích là mucceyya so nirayā ca và v 62 còn bản văn ghi là muñceyya co nirayā’ va. |
↥105 | chú giải giải thích là pi ’dani còn bản văn ghi là pidāni. |
↥106 | Vv 76-77 trở lại trong Vv 83 17-18; v 77 cũng như trong IV 330 dưới đây trừ những cách giải thích sau abhani đối với abhasi. |
↥107 | Chú giải Se Be giải thích là aṭṭhaṅgavaren’ upetaṃ còn bản văn ghi là aṭṭhaṅgavaraṃ upetaṃ ở đây cũng như trong v. 84. |
↥108 | Sāmaññphalāni; xin đọc chú giải Sāmaññaphala Sutta (D I 47tt) . |
↥109 | Cũng giống như vậy bản văn ghi là vipātayanti=vipāṭiyanti; Be giải thích vidālayanti=viphālayanti. |
↥110 | Xin đọc n. 88. |
↥111 | Chú giải Se Be giải thích là paripātayanti còn bản văn ghi là pasāriyanti. |
↥112 | ṭhitaṃ. Hay có thể là dừng lại vì đoạn kệ khẳng định ngài đang cưỡi trên lưng ngựa. |
↥113 | Chỉ có Be duy trì từ ghép không rõ ràng Se giải thích là tamenaṃ avoca và bản văn lại tách ra khi lại đưa ra trong đoạn kệ. |
↥114 | Dhammiyaṃ, phù hợp với Phật Pháp. ở đây có nghĩa đối nghịch với tà đạo, adhammiyam |
↥115 | Bản văn đã bắt đầu không đúng với câu mới bắt đầu với ativatt. |
↥116 | Chú giải Se Be giải thích là paṇihitā còn bản văn ghi là paṇītā. |
↥117 | chú giải giải thích là na pamocehi còn bản văn ghi là pamocehi. |
↥118 | Dhammiyakammaṃ. |
↥119 | Chú giải Se Be giải thích là puññadhamme còn bản văn ghi là aññadhamme. |
↥120 | Trung Bộ Kinh (M) iii 214 cho rằng đã phạm phải một hành vi nhất định thì phải chịu hậu quả do hành vị đó khởi sanh ở đây và hiện giờ vào lúc này hay bằng một cách khác nữa. (diṭṭhe va dhamme vipākaṃ paṭíaṃvedeti uppajjaṃ (vl uppajje) vā āpare vā pariyāye)’ A iii 415. Tuy nhiên muốn cho là quả có ba loại: hỡi các tỳ khưu ta nói rằng quả nghiệp gồm ba loại: (tividhālaṃ bhikkhave kammānaṃ vipākaṃ vadāmi) nhưng lại tiếp tục: diṭth’eva dhamme upajje (vl uppajjaṃ) vā apare vāa pariyāye. Hầu như nhớ lại hai loại quả ở trên. |
↥121 | Chú giải Se Be giải thích là paccakkhaṃ vā ti còn bản văn ghi là paccakkhaṃ vā. |
↥122 | Chú giải Be giải thích là aparituṭṭho còn bản văn ghi là accharituṭṭho (Se acchariyatuṭṭho): không có từ nào được liệt kê trong tự điển PED, CPD hay Childers. |
↥123 | Chú giải Be Se giải thích là apāyadukkhato còn bản văn ghi là upāyadukkhato. |
↥124 | Chú giải Se Be giải thích là saddho ti ādi kaly- còn bản văn ghi là saddho ti ādikaly-. |
↥125 | Chú giải giải thích là yathārahaṃ còn bản văn ghi là ārahaṃ |
↥126 | Chú giải Se Be giải thích là rañña còn bản văn ghi là rañño. |
↥127 | Chỉ có Be giải thích là Serīsaka-. |
↥128 | suṇātha, bản văn Se cũng giải thích như vậy; Be Vv VvA tất cả đều giải thích là suṇotha. |
↥129 | Vv 84; Thiên Cung Sự tr. 147- 154. |
↥130 | Paramatthavibhāvaniyaṃ; Se Be cả hai đề giải thích là -dīpaniyaṃ. Cũng giống như bản văn trong PvA 257. nhưng xin đọc các nhận xét trong tr. iv trong chuyện kể những người đã qua đời, (Stories of the Departed. 1974 edition. |
↥131 | Chú giải Se Be giải thích là Parinibhānato còn bản văn ghi là parinibhānato. |
↥132 | Theo nghĩa đen một vương quốc tốt, hay sung sướng và được xác định với thành phố hiện đại là Kathiawad; xin đọc chú giải DPPN ii 1253. |
↥133 | Đây là đoạn mở đầu tóm tắt về tà kiến này, tà kiến đó được gán cho D I 55 cho ngài Ajita Kesakambali trong đó ta có thể thấy một đoạn đầy đủ; xin đọc chú giải PvA 99 ở trên. |
↥134 | Viñjihāṭavī, là cánh rừng, aṭavī, thuộc những ngọn đồi có tên là Vindhya; xin đọc PvA 43. 192. DPPN ii 874. tiếp theo Mhv xix 6 và Dpv xiv 2, khẳng định rằng những ngọn đồi này nằm ngay trên đường nhà vua Asoka đã đi ngang qua trên đường về Pāṭaliputta (thành phố hiện đại là Patna) đến hải cảng Tamalitti (cảng hiện đại là Tamuk trên bờ phía tây Hooghly gần Calcutta) từ đó cây Bồ Đề được chuyển tới Lanka. Tuy nhiên ta thường hiểu rằng Vindhyas là một rặng núi trong vùng Indore-Ujjain Bhopal thuộc vùng Madhya Pradesh đã chia cắt Ariyan bắc khỏi bình nguyên Dravidian về phía nam. Chẳng có gì trong các đoạn văn đó cho thấy các ngọn đồi này không có gì khác hơn là Vindhya vừa đề cập đến ở trên. Tuy nhiên chính Pingala đã phải vượt qua những ngọn đồi này trên đường từ Pataliputta về Suratha. Được xác định là Surastra ‘thành phố hiện đại này có tên là Kathiawar, thuộc vùng phía nam Kathiawar. Được biết đến với tên gọi là Sorah’. |
↥135 | Nhà vua nổi tiếng Asoka (268-231 trước CN) trong lịch sử Ấn Độ ở kiếp sau này có tên gọi là Dhammasoka do ngài đã thực hiện rất nhiều nghiệp thiện (Mhv v 189; chú giải DPPN I 216- 219). |
↥136 | Chú giải Se Be giải thích là vissaram. Còn bản văn ghi là visaram. |
↥137 | Tượng Binh, kỵ binh, công binh và bộ binh – xin dọc Vin iv 104tt; Chú giải Trung Bộ Kinh (M) ii 69. |
↥138 | Chú giải Se Be giải thích là paṭippassaddhamaggakilamatho còn bản văn ghi là paṭipassaddha. |
↥139 | V 17 dưới đây. |
↥140 | Skt Mauryas. |
↥141 | Chú giải Be giải thích là vaṇṇupathaṃ còn bản văn ghi là vaṇṇapathaṃ; xin đọc PED sv vaṇṇu và Thiên Cung Sự, tr. 148 n 2 Chú giải về J I 109 cũng khẳng định tương tự là vaṇṇu vuccati vālukā, vālukāmagge ti attho, chú giải Ce giải thích là vaṇṇanāpathaṃ. |
↥142 | Bản văn nên sửa chữa lại đôi chút để giải thích cùng với Se Be, để cho v 3 kết thúc với ito. V 4 bắt đầu với Tena và kết thúc với abravi. |
↥143 | Ubbiggarūpo; PED sv ubbigga liên quan tới Th 1, 408. hình như là lầm với Th 2, 408 cả ở đây và trong đoạn kệ tiếp theo sau đây. |
↥144 | Chú giải Se Be giải thích là meghavaṇṇasirī nībhaṃ còn bản văn ghi là meghavaṇṇasirannibhaṃ cả hai từ ở đây và trong các đoạn kệ tiếp theo. |
↥145 | adurāgataṃ: Gehman đã phân tích sai là adura+āgataṃ không ăn nhằm gì với văn cảnh cũng như tập chú giải.; ta nên hiểu là a+dur+āgataṃ |
↥146 | Một tính ngữ về Sakka (Indra) thường được coi như là người “phá huỷ pháo đài” ( chú giải Vedic Puramdara áp dụng vào Indra.) đoạn kệ này lại xảy ra trong Vv 622 và được giải thích trong Thiên Cung Sự như là “thí chủ hào phóng.” Trong VvA 171 Dhammapāla coi điều này xuất phát từ chính dānaṃ dadāti, là người đã bố thí trong quá khứ. Xin cũng đọc một cuộc thảo luận thật hấp dẫn trong MLS ii 52 n 5 và chú giải PvA 118tt. |
↥147 | Xin đọc Vv 623 |
↥148 | Chú giải Se Be giải thích là niyati còn bản văn ghi là nīyati. |
↥149 | Để biết thêm chi tiết xin đọc D I 56. |
↥150 | Chú giải v 32 giải thích là dukkhass’ antaṃ karissare; v 32; v 33 nên được bắt đầu với Mitāni. Trong khi đó v 34 với Evaṃdiṭṭhi, cho phù hợp với chú giải Be Se. |
↥151 | Cho dù bà Rhys Davids đã không thể chỉ định quan điểm được mô tả trong các đoạn kệ này (Chuyện kể về người quá cố tr 95 n 1) có một so sánh với chi tiết được đưa ra trong D I 52-59 có thể đề ra quan điểm được diễn tả trong vv 24, 32 và 29 thuộc về Makkhali Gosala (D I 53tt) trong đoạn vv 26 27 là của Ajita Kesakambali (D I 53tt)và trong đoạn vv 23 đó là của Purana Kassapa (D I 52t) điều còn lại hơi khó một chút. Có một số hành giả chủ trương các quan điểm tương tự như những người trong v 28 có thể thấy trong jaina Sutrakrtanga. Ii 1 15 (SBE xlv 340). Quan điểm thấy trong v 25 nhắc nhớ mọt trong những thuyết định mệnh cực đoan nhất áp dụng cho Makkhali Gosala. – xin đọc Tăng Chi Bộ Kinh (A) L Basham. History and doctrines of the Ajivikas. London 1951. đặc biệt là chương 2. cũng có một chú thích về định mệnh thuyết về v 33 tuy nhiên lại áp dụng cho vị chiến thắng toàn tri (Jina) cũng nên tham khảo những ẩn dụ này (nhưng lại không đề cập gì đến linh hồn) mà Đức Phật thường hay mô tả trong qui trình tái sanh. (D I 81, 83 |
↥152 | Lakka (lac) thường được coi là 100.000 và koti là 10.000.000. |
↥153 | Một tên khác để gọi Kubera, một trong Tứ Đại Thiên Vương và là chúa tể các Dạ xoa.; xin đọc chú giải 133 trong đó có đề cập đến vấn đề này nói lên những đặc tính đặc biệt của các dạ xoa. |
↥154 | Xin đọc Chú giải Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 17. |
↥155 | Amataṃ padaṃ; xin đọc chú giải S I 212. ii 280; Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 51. |
↥156 | Chánh đạo và chánh quả của bốn loại đồ đệ là: Nhập lưu, Nhất Lai, Bất Lai và A-la-hán; đây là một dạng giản lược các đoạn tài liệu mô tả về Tăng Đoàn. – xin đọc eg D iii 227; Trung Bộ Kinh (M) I 37; S ii 69tt; Tăng Chi Bộ Kinh (A) I 222. Tăng đoàn thánh không đồng nhất với nhóm tỳ khưu thánh, hay đoàn thể các vị tỳ khưu. vì nhóm trước có thể gồm cả người phàm tục và các chư thiên và chỉ có các vị tỳ khưu là những người thuộc về nhóm này hay nhóm khác nơi bốn nhóm đó, ta có tăng đoàn thánh các vị Như Lai; được coi như là tuyệt hảo nhất, aggam. Chính vì tăng đoàn này là Phước Điền vô song hoàn hảo nhất trên cõi đời này. |
↥157 | Pamokho. Viết sai từ pamokho trong chuyện kể về những ngươi quá cố, trang 97 n 1 xin đọc Chú giải dưới đây; phải hiểu rằng ngài chỉ nhìn về hướng này vì ngài đang du hành về hướng tây. |
↥158 | Đoạn kệ này cũng vậy. Se Be; bản văn ghi sai là punam. |
↥159 | Chú giải Se Be giải thích là anupaddavo còn bản văn ghi là anuppaddavo . |
↥160 | Chú giải Se Be giải thích là bhiṃsanakabhāvena lomanaṃ haṃsāapanaṃ còn bản văn ghi là bhīsanabhāvena lomānaṃ haṃsanaṃ. |
↥161 | Chú giải Se Be giải thích là vittijanane còn bản văn ghi là cittijanane. |
↥162 | Ở đây bản văn đã chấm câu sai, bắt đầu một đoạn mới với từ dānamayapuññato. |
↥163 | Manussa- nghĩa đen là nhân loại đối nghịch lại với thần linh. |
↥164 | Chú giải Be giải thích như là một phần của cước chú tiếp theo sau đây nhưng điều này không hoàn toàn phù hợp với đoạn kệ này. Se và bản văn lại giải thích là của bài chú giải trước đó, sẽ có ý nghĩa hơn nếu như được giới thiệu kỹ, nhưng quả thực không phải là một phần của chú thích tiếp theo được chấp nhận ở đây. |
↥165 | Pavattavāta- |
↥166 | Chú giải Se Be giải thích là vatato còn bản văn ghi là vātato. |
↥167 | Chú giải Be giải thích là niyativipariṇāamavasen’ eva còn bản văn ghi là pariṇāamavasena (Se niyati parināmajavesena. |
↥168 | Chú giải Se Be giải thích là katattā còn bản văn ghi là katāya. |
↥169 | Xin đọc Tăng Chi Bộ Kinh (A) I 173tt trong đó có một tranh luận về ba khả năng, trong Trung Bộ Kinh (M) ii 214tt. |
↥170 | Chú giải Se Be giải thích là pahenaka- còn bản văn ghi là pahonaka-: xin đọc Childers và HBSD sv prahepaka. |
↥171 | Xin đoc chú giải PvA 132 |
↥172 | Chú giải Se Be giải thích là chiddabhāvato còn bản văn ghi là chinda- |
↥173 | Chú giải Se Be giải thích là chidde còn bản văn ghi là chinde; xin đọc DA 167 về D I 56 |
↥174 | Bản văn lại bỏ qua từ ti sau từ suttagule. |
↥175 | Sutte khīṇe na gacchati; chú giải Be Se cũng giống như vậy. bản văn lại bỏ qua. |
↥176 | Tất cả các bản văn đều ghi như vậy tuy nhiên từ này không khớp với đoạn kệ này. Chú giải Se giải thích với evaṃ evam pi trong vv 29, 30 và 31; Be ghi là evam eva ca trong cả ba đoạn kệ. Tuy nhiên bản văn kinh tạng giải thích là evam eva ca trong đoạn 29-30 nhưng lại ghi evam eva pi trong đoạn 31. |
↥177 | attabhāvagulaṃ. |
↥178 | Bản văn Kinh Tạng chấm câu hơi khó hiểu ở đây và ta nên chấp nhận chú giải Be Se bằng cách bắt đầu với một câu mới với Saṃsāraṃ khepayitvāna. |
↥179 | Chú giải Se Be giải thích là vaṭṭalukkhassa còn bản văn Kinh Tạng ghi là vaddha- trong bản giới thiệu cho tập ‘Chuyện Kể Về Những Người Quá Cố’ ấn bản 1974 (tr iv.) Cô Horner đã nhận xét như sau “chu kỳ đầu thai (cycle of transmigration) hiện giờ khó lòng được chấp nhận để hiểu là samsara. Tuy nhiên điều này lại là như vậy trong các văn cảnh Phật Giáo, điều này cũng vẫn có thể áp dụng vào trường hợp này vì chúng ta đang đề cập đến vấn đề này cả trong các đoạn kệ lẫn tập chú giải. Với vấn đề rõ ràng được coi là quan điểm dị giáo nơi đối thủ hiện nay – tuy nhiên có một phần trong cách chủ trương samsāra là một chu kỳ đã được giải thích không thể chấp nhận được. |
↥180 | Thưng, thúng mủng tất cả đều là đơn vị đong đo lúa và ngũ cốc. Ta không nắm rõ giá trị chính xác của các dụng cụ đong đo này. |
↥181 | Bản văn Kinh Tạng đã sai lầm vì chèn dấu chấm ở đây. |
↥182 | Giải thích là samsāre…pajā với câu này. |
↥183 | Hình như ngài Dhammapāla đã hiểu lầm đoạn 38-39 và suy ra rằng lakkha (100.000 năm = một phần trăm koti). Kết quả là ngài hiểu đoạn này tương đương 100.000 kotis hay là 10.000.000.000 năm chúng sanh phải giam cầm tra tấn trong hỏa ngục. Chính vì thế ngài đã cảm thấy phải cố gắng không cần thiết để giải thích làm sao kotis trong hỏa ngục khác với thời gian trên cõi đời này. Tuy nhiên đoạn kệ không nói gì hơn là sau một phần trăm koti năm có nghĩa là sau một lakkha năm, lời công bố chỉ có giá trị là sau mỗi lakkha năm qua đi và các chúng sanh phải tra tấn trong hoả ngục đã được 100.000 kotis năm, có nghĩa là một trăm lần trong đó mỗi lần là 100.000 kotis năm đó là 10.000.000 lần. |
↥184 | Chú giải Se Be giải thích là vassapaṇanāvasena còn bản văn ghi là -gaṇana- |
↥185 | Có nghĩa là, ngũ giới bình thường, cộng thêm kiêng không ăn sau bữa trưa, kiêng không tham gia nhảy múa, ca hát và biểu diễn ca nhạc và dùng vòng hoa và hương nhang v.v…và không sử dụng giường ngủ xa xỉ. Xin đọc Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 248tt |
↥186 | Chú giải Se Be giải thích là -paṇṇakasaṭaṃ còn bản văn ghi là paṇṇakasalaṃ |
↥187 | Chú giải Se Be giải thích là sīghasotāya còn bản văn ghi là sīghaṃ sotāya. |
↥188 | Chú giải Se Be giải thích là ucchaḍḍayāmi (không thấy ghi trong PED) còn bản văn Kinh Tạng ghi là uḍḍayāmi chaḍḍayāmi. |
↥189 | Trong PvA 245 ở trên đã khẳng định rằng toàn bộ những đoạn kệ này đầu xuất xứ do các vị Kiết Tập Tam Tạng cả. |
↥190 | Vv 52; Thiên Cung Sự trang 103- 107. |
↥191 | Dosena nāma; Se be lại bỏ qua. |
↥192 | Chú giải Se Be và PED giải thích là –karīsa- còn bản văn ghi là –karisa- cho dù PED đã gộp chú giải này là karīsa, là phẩn, đây chỉ là một ví dụ của từ karīsa là một diện tích đất, là một khoảng đất mà một lượng hạt giống karisa được gieo trên đó. Để biết thêm chi tiết xin đọc PED và Childers. |
↥193 | Chú giải Be giải thích là pucchi còn bản văn Se ghi là pucchanto. |
↥194 | Theo Gehman ‘ một vụ mùa bội thu’ làm tối nghĩa điểm này. |
↥195 | Chú giải Se Be giải thích là chinnathāno còn bản văn ghi là chinnātumo; vll có nhiều ở đây và trong chú giải dưới đây. |
↥196 | Chú giải Se Be giải thích là rudato còn bản văn ghi là dūrato. |
↥197 | Santassito; không thấy lịêt kê trong PED |
↥198 | Se Be giải thích là haññāmi, bị đánh đập. Cả ở đây lẫn trong đoạn kệ nhưng lại thêm rằng điểm này có nghĩa là vihaññāmi. |
↥199 | Chú giải Be giải thích là asipattasadisehi còn bản văn ghi là asipattasaṇṭhānasadisehi; đây là một cách ám chỉ một cánh rừng rậm. |
↥200 | Chú giải Se Be giải thích là chinnasaho còn bản văn ghi là chinnasabhāvo. |
↥201 | Chú giải Se Be giải thích là vighātavā còn bản văn ghi là vighāṭavā. |
↥202 | Chú giải Se Be giải thích là sosappattiyā còn bản văn ghi là sampattiyā. |
↥203 | Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy, còn bản văn ghi là anvāgacchi. |
↥204 | Theo nghĩa đen, khi ngài đã hoàn tất khoảng thời gian nghiệp chướng; thì ngạ quỉ hầu như không qua đời rời khỏi cõi đó. theo cách các Chư thiên như đã được đề cập đến trong It 76. và lại xuất hiện ở chỗ khác. |
↥205 | Chú giải Se Be giải thích là yobhanamadamattā còn bản văn ghi là yobha- |
↥206 | Bheravena; xin đọc PvA 152. |
↥207 | Chẳng phải ‘nhà ngươi chẳng có mục đích gì để nghe âm thanh đó’ như Gehman đề nghị. Trong khi đó cách dịch của ngài về đoạn kệ tiếp theo lại sai. |
↥208 | Chú giải Be giải thích là sammattā rāanīyesu còn bản văn ghi là pamattā rāaniyesu (Se pamattā rajanīyesu); xin đọc chu giải III 71. |
↥209 | Chú giải Se Be giải thích là ghosentyadissantā còn bản văn ghi là ghosenti na dissanto. |
↥210 | Chú giải Se Be giải thích là parittaṃ kānaṃ sukhāvahaṃ còn bản văn ghi là sotthi kātuṃ parittasukhāvahaṃ. |
↥211 | Bản văn đã lần lẫn gán cho đoạn kệ này là đoạn 9. |
↥212 | Chú giải Se Be giải thích là na kevalaṃ…attha kho còn bản văn ghi là na kevalaṃ…ettha kho |
↥213 | Chú giải Se Be giải thích là sutaṃ còn bản văn ghi là suttaṃ. |
↥214 | Chú giải Se Be giải thích là vattamānasukhamatte còn bản văn ghi là vaḍḍha- |
↥215 | Phalato, nghĩa đen là kết qủa. |
↥216 | Chú giải Se Be giải thích là assāmino còn bản văn assamikā. |
↥217 | Chú giải Se Be giải thích là tahiṃ tasmiṃ còn bản văn ghi là Tahiṃ ti tasmiṃ. |
↥218 | Không ‘như ý nguỵên của ngài” Gehman gợi ý như vậy. |
↥219 | Tuy nhiên đoạn III 2 khẳng định hắn ta đã tái đầu thai trong ngôi làng đánh cá ngay sau khi rơi khỏi hoả ngục. Không trải qua tái sanh nào khác. |
↥220 | Theo Gehman ‘nơi kiếp sau’ rõ ràng là sai vì Sānuvāsin là một vị A-la-hán và như vậy không thể được tái sanh trở lại nữa. |
↥221 | Chú giải Se Be giải thích là phoṭṭhabbe. Còn bản văn ghi là poṭṭhabbe. |
↥222 | Tỳ khưu ở đây hình như được hiểu theo nghĩa đen vì theo truyền thống thì một vị Độc giác phật chỉ xuất hiện vào những thời điểm không còn giáo lý Phật Giáo trên cõi đơì này nữa không phải nghĩa là ‘vị tỳ khưu’ theo như ta vẫn thường hiểu ở đây. |
↥223 | Chú giải Se Be giải thích là paccittha…apacchata còn bản văn ghi là paccittha…apaccittha; tôi đoán chừng đây là các dạng niên bất biến thứ ba số ít của từ paccati vì không thấy liệt kê trong PED, Childers hay CPD. |
↥224 | Khuppipāsahato nāma peto āasi; Dhammapāla hiểu nāma ở đây như là một tiểu từ để nhấn mạnh nhưng trong Miln 294 thì khuppipāsa peta hình như là tên của một loại Ngạ quỉ đặc biệt không thể nhận phước thí được bà con thân thuộc hồi hướng cho. Hãy so sánh làm thế nào trong PvA 21 các ngạ quỉ hộ hàng của Bimbisana chẳng nhận được gì từ ông ta trong rất nhiều niên kỷ. Xin cũng đọc Tăng Chi Bộ Kinh (A) v 269 – 271, trích trong PvA 27tt ở trên, dựa trên đoạn văn trong tác phẩm Miln ta cũng nên phân biệt các loại Ngạ quỉ chỉ tồn tại qua vật thực thích hợp nơi cõi ngạ quỉ với những ngạ quỉ được thưởng thức vật thí do bà con thân thuộc hồi hướng cho. |
↥225 | Y nghĩa của từ ulāraṃ không thấy liệt kê trong PED; tuy nhiên xin đọc sv oḷarika và tự điển BHSD sv audāra audārika. |
↥226 | Chú giải Be giải thích là paṭilāabhanimittaṃ (Se ca lābha-) còn bản văn ghi là palobhanimittaṃ. |
↥227 | Chú giải Se Be giải thích là yahthicchitassa còn bản văn ghi là yaticchitassa. |
↥228 | Xin đọc tập chú giải về II 959 (PvA 136). |
↥229 | Ở đây bản văn ghi sai là kiddaṃ. |
↥230 | asekhānaṃ, có nghĩa là, các vị A-la-hán; vì Sunetta là vị Độc giác phật có thể suy đoán rằng ngài đã hoàn tất được vấn đề này. xin đọc chú giải PvA 98, 163. |
↥231 | Chú giải Se Be giải thích là santuṭṭhaṃ còn bản văn ghi là santappaṃ. |
↥232 | Chú giải Be giải thích là evaṃ cha còn bản văn ghi là evaṃ (Se evaṃ ca |
↥233 | V 7. |
↥234 | Chú giải saddāyase theo như PED yêu cầu sv saddahati và saddāyati; toàn bộ các bản văn đều ghi là saddahase cũng như trong IV 161 dưới đây nhưng tuy nhiên trong đó tập chú giải lại nhắc lại là saddāýae (Se Be; bản văn lại ghi sai là saddayase |
↥235 | Chú giải Se Be giải thích là bhadante còn bản văn ghi là bhaddam te ở đây là trong v. 8. |
↥236 | Ajjhosito; Se Be giải thích là ajjhātiso. |
↥237 | Pecca. |
↥238 | Na sīsappamāṇe ākāse, có nghĩa là trên trần gian này chẳng tìm đâu là kích cỡ to bằng đầu của hắn. |
↥239 | Chú giải Se Be giải thích là paricārako còn bản văn ghi là paricāriko. |
↥240 | Chú giải Se Be giải thích là tesu còn bản văn ghi là tesaṃ. |
↥241 | Chú giải Be giải thích là tatthā vacane còn bản văn Se ghi là tatthā vacanena. |
↥242 | Chú giải Se Be giải thích là maccheramalapariyuṭṭhitacittā dānāsucarita vimukhā còn bản văn ghi là macchemalapariyuṭṭhitā cittādādīsu caritavimukhā |
↥243 | Chú giải Se Be giải thích là bhadante còn bản văn ghi là bhaddan te. |
↥244 | Te, nghĩa đen là họ |
↥245 | Nuna; xin đọc chú giải PvA 282. |
↥246 | Chú giải Se Be giải thích là abhigijjhanā còn bản văn ghi là abhijjighacchantā. |
↥247 | Chú giải Se Be giải thích là apuññatā akatakalyāṇatā còn bản văn ghi là apuññatāya akatakalyāṇatāya. |
↥248 | Chú giải Se Be giải thích là -aṅgapaccaṅgā còn bản văn ghi là –aṅgā. |
↥249 | Chú giải Se Be cũng giải thích như vậy bản văn ghi là te. |
↥250 | Chú giải Be giải thích là paṭighaṃsāna (Se pati-) còn bản văn ghi là paṭihaṃsāma; không thấy liệt kê trong PED |
↥251 | Chú giải Be giải thích là attano attano còn bản văn Se ghi là attano. |
↥252 | Chú giải Se Be giải thích là vedhantā còn bản văn ghi là vedanantā |
↥253 | Chú giải Se Be giải thích là dānādīni karonto sucaritanirato ahosi (Se dānādisu- carinirato ahosi) còn bản văn ghi là dānādīni puññāni karonto ahosi. |
↥254 | Tên thành phố hiện đại là Patna; vào thời Đức Phật đây chỉ là một ngôi làng và có tên gọi là Pāṭaligāma và chỉ trở thành quan trọng sau khi ngài qua đời khi vào thời đó thành phố đã trở thành thủ đô của Mauryan của nước Asoka. Xin đọc DPPN ii 178tt. điểm này đã khiến cho đề nghị của ngài Dhammapāla (PvA 2) đó là chuyện kể này xuất phát cùng thời với Đức Phật điều này còn hơi nghi ngờ. |
↥255 | Xin đọc chú giải PvA 47. |
↥256 | Chú giải PvA 5, 145 trong đó việc gắn bó với một người đàn bà cũng đem lại những hậu quả tương tự. |
↥257 | kālakaṇṇisalākhaṃ. Nghĩa đen là một cái gậy để xác định một người có tai đen. Điều này được coi như một thuộc tính đem lại bất hạnh. Nếu không biết qui trình tiến triển như thế nào. hãy so sánh định mệnh tương tự như vậy với Jonah 17tt. |
↥258 | Trong rất nhiều vị trí trong kinh Tạng có nói nhiều đến bốn cõi tái sanh khả dĩ – nơi địa ngục, làm súc sanh, tái sanh thành chúng sanh và tái sanh thành chư thiên.- eg. Trung Bộ Kinh (M) iii 163tt. xin đọc D I 83 trong đó có một ẩn dụ mô tả qui trình tái sanh kể về những chúng sanh đang du hành trên bốn con đường, nơi cõi thứ năm đó là cõi ngạ quỉ được thêm vào thành năm cõi. Pañcagati đã trở thành qui luật đối với phái Nam Tông trong khi đó phái Đại Thừa lại tăng thêm tới sáu cõi bằng cách an trị một cõi riêng dành cho các asuras. Như trong đoạn kệ này cho thấy. Sáu cõi này thỉnh thoảng cũng thấy đề cập đến trong các tư liệu Kinh Tam Tạng; xin đọc D iii 264 và It 92tt |
↥259 | Supanna, tiếng Phạn là supaṇa, theo nghĩa đen là có cánh rất đẹp và là tính ngữ cho loại chim Garuda, là một loại chim mồi có nghĩa là chiến mã của Visnu và là kẻ thu tiền kiếp của Naga, hay là rắn chúng thường xuất hiện theo cặp – xin đọc eg D ii 259; S iii 240-249; Phật Bản Hạnh ii 15. 163tt. iii 324. |
↥260 | Xin đọc một bài về asuras trong Washburn Hopkins. Epic Mythology. Delhi 1974. trang 46tt, trong đó những con vật này được gọi là Kaleyas; cũng xin đọc R. Spence Hardy, Manual of Buddhism, Varanasi 1967, tr. 59 trong đó lại được goi là một loại ngạ quỉ. |
↥261 | Chú giải Se Be giải thích là Aparikkhataṃ manussarūpen’ eva còn bản văn ghi là aparikkhatamanussarūpen’eva. |
↥262 | Chú giải Be giải thích là Ambavana, khu rừng soài. |
↥263 | Xin đọc Sn 577. |
↥264 | Chú giải Se Be giải thích là paṭippassaddhasokā còn bản văn ghi là paṭippassaddhasokā. |
↥265 | Xin đọc PvA 81 |
↥266 | samuddiṭṭha, quá khứ phân từ của samuddisati; không thấy liệt kê trong PED |
↥267 | Chú giải Se giải thích là supatitthā còn bản văn Be ghi là sutitthā; xin đọc chú giải II. PvA 77. |
↥268 | Chú giải Se Be giải thích là supupphitā còn bản văn ghi là sampupphitā trong v 1; tương tự như vậy supupphitaṃ đối với sapupphitam trong v 2. |
↥269 | Chú giải Se Be giải thích là sukhāvahaṃ còn bản văn ghi là sukkhāvahaṃ. |
↥270 | Chú giải Se Be giải thích là attano pitu sahāyassa tassa kutumbikassa datvā sayaṃ veyyāvaccaṃ karontī nivasati còn bản văn ghi là attano pitu sahāyassa datvā sayaṃ veyyāvaccaṃ karontī tassa kuṭumbikassa nīyādesi. |
↥271 | Chú giải Se Be giải thích là upalālentī còn bản văn ghi là upālāpentī chứ không phải upalāpenti như trong tự điển PED yêu cầu sv upālāpeti. |
↥272 | Đoạn kệ này lại xảy ra trong Ud 18 và J I 410. tập chú giải về tác phẩm sau này khẳng định rằng những kẻ nào không xiêng năng và nơi người đó thiền định không xuất hiện thì bị đánh bại, bị tràn ngập và bị chết ngạt do dung nhan viễn vông của ba loại đau khổ đó. (tattha asātaṃ sātarūpenā ti amadhuraṃ eva madhurapaṭirūpakena, pamattām ativattatī ti asātaṃ appiyaṃ dikkhan ti evaṃ tividham pi etena sātarūpādinā ākārena sativippavāsavasena pamattāpuggalaṃ ativattati. abhibhavati ajjhottharatī ti attho). Xin đọc chú giải cùng những cảm tình tương tự như vậy trong S iv 127, cách giải thích của ngài Gehman có vẻ không chính xác; hơn nữa cách giải thích từ pamattāṃ khá thông dụng cho tất cả các bản văn, kể cả Ud và J và rõ ràng là rất thích hợp đối với từ samattāṃ là từ ngài đã đề nghị. |
↥273 | Chú giải Se Be giải thích là Akkhadāyakapetavatthu còn bản văn ghi là –dāayikapetavatthu; hình như đây là một tựa đề khác về chuyện kể này. |
↥274 | Những người dân Videhas và Licchavi họp nhau lại thành một liên bang Vijjian. Toạ lạc trên bờ sông phía bắc sông Hằng cũng ở phía bắc thành phố Rājagaha và về phía đông thành Sāvatthī. Thủ đô tên là Mithila, thường được gọi là Janakapura, nằm giữa vùng biên giới Nepal về phía bắc tỉnh lỵ Mazaffapur và Darbhanga. Xin đọc chú giải DPPN ii 635, 813, 879tt. |
↥275 | Chú giải Se Be giải thích là na tad’ eva paraloke tassa dānassa phalabhāvo hoti. Còn bản văn ghi là na taṃ devaloke tassa dānassa phalabhāvo hoti. |
↥276 | Chú giải Se Be giải thích là yathā tathāa còn bản văn ghi là yathā. |
↥277 | Chú giải Se Be giải thích là hitasukhavasenā ‘ pi còn bản văn ghi là –vasenā ti. |
↥278 | Chú giải Se Be giải thích là dāanūpakaraṇānī sajetvā còn bản văn ghi là dāanupakaraṇāa nisajjetvā; xin đọc chú giải PvA 105. |
↥279 | āmeṇḍitavasena; ‘không tỏ lòng thương xót’ như đã được đề nghị do tự điển PED – xin đọc CPD và SED sv āmareḍita. |
↥280 | Cũng như vậy Se Be đều giải thích giống nhau. còn bản văn ghi là Bhogasaṃharapetavatthuvaṇṇā. |
↥281 | Ở đây được đọc vần chính xác. |
↥282 | Chú giải Se Be giải thích là nībbattiṃsu cò bản văn ghi là nibbattiṃsu |
↥283 | Chú giải Se Be giải thích là ta. |
↥284 | Chú giải Se Be giải thích là antarāyo còn bản văn ghi là ārayo. |
↥285 | Xin đọc chú giải PvA 46. |
↥286 | Chú giải Se Be giải thích là rājavibhūtiṃ còn bản văn ghi là rājabhūtiṃ. |
↥287 | Chú giải Se Be giải thích là pỵ còn bản văn ghi là sati. |
↥288 | Chú giải Se Be giải thích là purisassa imaṃ pāsādam imañ ca itthiṃ upadhārehī ti saññaṃ datvā rājagehaṃ paviṭṭho. Aññaṃ sabbaṃ (PvA 216) còn bản văn ghi là purisassa saññaṃ datvā sabbaṃ |
↥289 | IV 1 |
↥290 | Chú giải Se Be giải thích là laggetvā còn bản văn ghi là laggitvā. |
↥291 | Chú giải Se Be giải thích là agamāsi còn bản văn ghi là āgamāsi. |
↥292 | Chú giải Se Be giải thích là yobbanakale còn bản văn ghi là yobhanakāle. |
↥293 | Xin đọc Chú giải PvA 221. |
↥294 | Chú giải Se Be giải thích là gāthaṃ vattukāmehi uccāritānaṃ tasaṃ còn bản văn ghi là ekekā gāthā vattukānmā uccāritāni Tasaṃ |
↥295 | Bản văn đã chấm câu sai, lời mở đầu của vị bà la môn chính là uppanno kho chứ không chỉ có kho mà thôi. |
↥296 | Sabbacatukkaṃ yaññaṃ; cách diễn tả này diễn ra trong j I 335, ở đó người ta dịch là ‘Bất kỳ chỗ nào có bốn con đường gặp nhau’ không phải là cách diễn tả đúng với một cái lỗ được đào bên ngoài thành để tổ chức nghi lễ, và cũng trong Kinh bản sanh Iron Cauldron (no. 314) cũng ghi lại cùng một biến cố đó giống như chuyện kể này và từ đó một điều rõ ràng là cứ mỗi loại vật đều lấy bốn con. Kể cả con người, phải được giết để dâng hy tế và hình như cuối cùng thì các vị ba la môn đều sử dụng của lễ đó. ‘Giấc mơ’ cũng đã diễn ra trong tập chú giải về S I 142 – xin đọc Gehman 109 n 1 và KS I 102 n 1. |
↥297 | Chú giải Be giải thích là mārisā còn bản văn Se ghi là mārisa |
↥298 | Chú giải Be giải thích là ‘haṃ’ còn bản văn ghi là hi. |
↥299 | Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy, còn bản văn ghi là vassānaṃ saṭṭhivassāni sahassāni. |
↥300 | Vần đầu tiên sa(ṭṭhivassāni), là từ đầu tiên trong đoạn kệ; ba vần khác nữa cũng giống như vần đầu tiên các từ mở đầu của đoạn kệ: na(tthi) du(jjivitaṃ) và so (haṃ). |
↥301 | Tặng cách/sở hữu cách tuyhaṃ mayhaṃ thuộc đoạn kệ nên được thay thành dạng công cụ cách tay may; các từ này được giải thích ở trên với công cụ cách. |
↥302 | Xin đọc Chú giải BvA 69 và PvA 123. |
↥303 | Chú giải Be giải thích là manussayoniṃ munussattabhāavaṃ còn bản văn ghi là yoniṃ manussatthabhāvaṃ; Chú giải Se giải thích là yoniṃ manussattabhāvaṃ. |
↥304 | Chú giải Be giải thích là pariccāgasīlo yācakānaṃ còn bản văn Se ghi là pariccagassilo vā yācakānaṃ. |
↥305 | Phần chuỵên kể này có thể so sánh với Kinh Bản Sanh Salittaka (n.107) khẳng định rằng người đó cắt lá thành những hình bằng cách búng, ném những viên sỏi. |
↥306 | Chú giải Be giải thích là appitā còn bản văn ghi là anappakā; Se giải thích là anappaso. |
↥307 | Chú giải Be giải thích là maddaphalapiyaṅgutacādīhi còn bản văn ghi là madaphalaṃ piyaṅgupattādīhi với từ này Chú giải Se cũng đồng ý chỉ trừ tạo thành một từ ghép. Tôi đề ra cách giải thích là maddanaphalapiyaṅgupattādīhi chắc chắn trái cây sẽ bị nghiền nát trên mặt đất maddana, hơn là bị nhiễm độc. Madana và vì việc nghiền nát đó có thể kể cả da vỏ trái cây nữa, taca, và cũng kể cả lá cây nữa, patta, cũng được thêm vào cách pha chế, piyangu chính là hạt cây tắc, panicum italicum và được sử dụng làm chất gây nôn. |
↥308 | ucchaḍḍehi, không thấy được liệt kể trong tự điểm Childers hay PED trong khi đó CPD cho dù có nhận thấy động từ này xuất hiện trong Be PvA 256. lại không thể nhận ra chúng xuất hiện trong các bản văn khác. |
↥309 | Chú giải Se Be giải thích là ahāgento còn bản văn ghi là gāhāpento. |
↥310 | atthikānaṃ; chú giải Be Se lại bỏ qua. |
↥311 | mayhaṃ pana alaṃ bhattavatanena; dùng từ alaṃ với công cụ cách không thấy ghi lại trong tự điển PED nhưng xin đọc Childers sv. |
↥312 | parinibbāyi |
↥313 | Xin đọc PvA 206. |
↥314 | Chú giải Be và IV 81 giải thích là pākakammanto ; còn bản văn Se ghi là pākammaṃ |
↥315 | Xin đọc chú giải IV 81. |
↥316 | Chú giải Be giải thích là ummattākasabhāvo còn bản văn ghi là ummattābhāvo; xin đọc chú giải PvA 39. |
↥317 | Chú giải Se Be giải thích là na sīya còn bản văn ghi là sīya. |
↥318 | Từ dành để chỉ ‘chóp’ và ‘búa’ cũng chỉ là một (kūpa) ở đây và không tránh khỏi có cách chơi chữ ở đây. |
↥319 | Chú giải Se giải thích là vāalaggakoṭinittuddanamattāṃ (Be –nitudana-) còn bản văn ghi là bālakoṭimattāṃ |
↥320 | Chú giải Se Be giải thích là addasāsiṃ còn bản văn addusāsiṃ. |
↥321 | Đó là năm căn: đức tin, tinh tấn, niệm, thiền định và tuệ. Xin đọc eg E. Conze. The way to wisdom, Kandy 1964 Buddhist Publication Society wheel Series nos 65/66. |
↥322 | Chú giải Se giải thích là –payogo tathā takkharāaya paharaṇena. Salīttakappaharaṇenā ti vā pāṭho còn bản văn ghi là payogo. Tathā sakkharāya paharaṇena sālittakappahare ti vā pāṭho. Còn Chú giải Be giải thích khác biệt đáng kể. |
↥323 | Chú giải Se Be giải thích là bhindissan ti bhimdiṃ còn bản văn ghi là te bhindissam ti te bhindiṃ. |
↥324 | Xin đọc chú giải PvA 125 |
↥325 | Chú giải Se Be giải thích là avañjjhataṃ còn bản văn ghi là avatthānaṃ (được liệt kê trong tự điển PED là avatthānaṃ |
↥326 | Chú giải Be cũng giải thích giống như vật. |
↥327 | Chỉ có trong chú giải Be giải thích là nigamanakathā. |
↥328 | Ettāvatā ca; chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy. còn bản văn lại bỏ qua. |
↥329 | Chú giải Se Be giải thích là vibhāventī còn bản văn ghi là –vībhāventī. |
↥330 | Chú giải Se Be giải thích là -vaḍḍhanī còn bản văn ghi là -vaḍḍhani. |
↥331 | Be giải thích là sataṃ còn bản văn ghi là satta-trong trường hợp này ý nghĩa có thể là “do hàng trăm dao động kích thích. |
↥332 | Chú giải Se Be giải thích là kathāvatthukusalā còn bản văn ghi là sāathāavatthukusalā. Những đề tài thiện và thuận lợi này được liệt kê trong Trung Bộ Kinh (M) iii 113; Miln 344 v.v… |
↥333 | Xin đọc PvA 42 |
↥334 | Chú giải Be giải thích là tassānubhāvena còn bản văn ghi là kammassānubhāvena; Se giải thích là assānubhāvena. |
↥335 | Xin đọc GS I 32 n 5. iv 139 n 5 |
↥336 | Chú giải Se Be giải thích là jagatīpati còn bản văn ghi là jagati sadā; đây là một tước hiệu đáng sợ đối với một vị vua. |
↥337 | Dhammena; rất có thể chỉ có nghĩa là chính đáng. |
↥338 | Tôi chấp nhận chú giải Be ở đây là: Iti Badaratitthavihāravāsinā ūnivarayatinā Bhadantena Acariya Dhammapālena katā Petavatthu-atthasaṃvaṇṇanā niṭṭhitā Petavatthu-Aṭṭhakathā samattā. |
↥339 | Dhammapāla là một người sanh ra tại Kañcipuram và rất có thể là một người Tamil và đã trải qua hầu hết cuộc sống tại thiền viện Badaratittha thuộc bở biển đông nam Ấn độ dương, về miền nam Madras. Xin đọc G.P Malalasekera. Văn Chương Kinh Tạng tại Ceylon Colombo 1958. tr. 12tt; cũng xin đọc DPNN I 1154tt. |