Kinh số 92 – Giải Thích Kinh Sela

(Selasuttavaṇṇanā)

Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Sela

396. Evaṃ me sutanti Selasuttaṃ. tattha aṅguttarāpesūtiādi potaliyasutte vitthāritameva. aḍḍhateḷasehīti aḍḍhena teḷasehi, dvādasahi satehi paññāsāya ca bhikkhūhi saddhinti vuttaṃ hoti. te pana sāvakasannipāte sannipatitā bhikkhūyeva sabbe ehibhikkhupabbajjāya pabbajitā khīṇāsavā. keṇiyoti tassa nāmaṃ, jaṭiloti tāpaso. so kira brāhmaṇamahāsālo, dhanarakkhaṇatthāya pana tāpasapabbajjaṃ samādāya rañño paṇṇākāraṃ datvā1 bhūmibhāgaṃ gahetvā tattha assamaṃ kāretvā vasati pañcahi sakaṭasatehi vaṇijjaṃ payojetvā kulasahassassa nissayo hutvā, assamepi cassa eko tālarukkho divase divase ekaṃ sovaṇṇamayaṃ tālaphalaṃ2 muñcatīti vadanti. so divā kāsāyāni dhāreti, jaṭā ca bandhati, rattiṃ kāmasampattiṃ anubhavati. dhammiyā kathāyāti pānakānisaṃsapaṭisaṃyuttāya dhammiyā kathāya. ayañhi keṇiyo tucchahattho bhagavato dassanāya gantuṃ lajjāyamāno — “vikālabhojanā viratānampi pānakaṃ kappatī”ti cintetvā susaṅkhatabadarapānaṃ3 pañcahi kājasatehi gāhāpetvā agamāsi. evaṃ gatabhāvo cassa — “atha kho keṇiyassa jaṭilassa etadahosi kiṃ nu kho ahaṃ samaṇassa gotamassa harāpeyyan”ti bhesajjakkhandhake4 pāḷiāruḷhoyeva. dhammiyā kathāyāti pānakānisaṃsapaṭisaṃyuttāya dhammiyā kathāya. ayañhi keṇiyo tucchahattho bhagavato dassanāya gantuṃ lajjāyamāno — “vikālabhojanā viratānampi pānakaṃ kappatī”ti cintetvā susaṅkhatabadarapānaṃ5 pañcahi kājasatehi gāhāpetvā agamāsi. evaṃ gatabhāvo cassa — “atha kho keṇiyassa jaṭilassa etadahosi kiṃ nu kho ahaṃ samaṇassa gotamassa harāpeyyan”ti bhesajjakkhandhake6 pāḷiāruḷhoyeva.

396. Kinh Sela được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, ở xứ sở Aṅguttarāpa v.v, ngài đã nói chi tiết trong bài Kinh Potaliya. Aḍḍhateḷasehi: Nghĩa chữ là “mười hai trăm năm mươi” (1250). “Aḍḍhateḷasa” là cách diễn đạt số 1250 (một nghìn hai trăm năm mươi). Không phải “mười ba và một nửa”. Chư Tỳ khưu hội họp ở Sāvakasannipāta7 ấy hoàn toàn là bậc lậu tận toàn bộ đều xuất gia theo cách ‘hãy đến đây, này Tỳ khưu’. Keṇiya: là tên của đạo sĩ bện tóc Keṇiya. Jaṭilo: Đạo sĩ (bện tóc). Được biết rằng đạo sĩ này vốn là một Bà-la-môn giàu có, nhưng đã nhận đời sống xuất gia của đạo sĩ nhằm bảo vệ tài sản, sau khi dâng tặng lễ vật cho nhà vua, ông được cấp một phần đất, xây dựng một nơi ẩn cư tại đó, tiến hành buôn bán với năm trăm cỗ xe, trở thành nơi nương tựa của một nghìn hộ gia đình. Các vị cổ sư còn kể rằng, ngay trong nơi ẩn cư của ông có một cây thốt nốt mỗi ngày đều rơi xuống một trái bằng vàng. Ban ngày ông mặc áo cà-sa, để tóc bện, nhưng ban đêm lại hưởng thụ ngũ dục. Với lời nói liên hệ đến Pháp: với lời nói liên hệ đến Pháp, liên quan đến lợi ích của thức uống. Keṇiya này cảm thấy xấu hổ vì có tay không đến gặp đức Thế Tôn đã khởi lên suy nghĩ rằng: “thức uống sẽ phù hợp cho vị từ bỏ việc ăn phi thời” đã làm gò nước ép táo được chuẩn bị một cách chu đáo đến năm trăm gò. Câu chuyện vị tóc bện ấy đã đi như thế, các thầy kiết tập (saṃgīti-ācariya) đã đưa vào Pāḷī ở chương Dược Phẩm như sau: “Khi ấy, đạo sĩ bện tóc Keṇiya đã khởi ý điều này: “Ta nên cho người đem đến cho Sa-môn Gotama vật gì đây?”

Dutiyampi kho Bhagavāti kasmā punappunaṃ paṭikkhipi? titthiyānaṃ paṭikkhepapasannatāya, akāraṇametaṃ, natthi Buddhānaṃ paccayahetu evarūpaṃ kohaññaṃ. ayaṃ pana aḍḍhateḷasāni bhikkhusatāni disvā ettakānaṃyeva bhikkhaṃ paṭiyādessati, sveva Selo tīhi purisasatehi saddhiṃ pabbajissati. ayuttaṃ kho pana navake aññato pesetvā imeheva saddhiṃ gantuṃ, ime vā aññato pesetvā navakehi saddhiṃ gantuṃ. athāpi sabbe gahetvā gamissāmi, bhikkhāhāro nappahossati. tato bhikkhūsu piṇḍāya carantesu manussā ujjhāyissanti — “cirassāpi keṇiyo samaṇaṃ gotamaṃ nimantetvā yāpanamattaṃ dātuṃ nāsakkhī”ti, sayampi vippaṭisārī bhavissati. paṭikkhepe pana kate “samaṇo gotamo punappunaṃ ‘tvañca brāhmaṇesu abhippasanno’ti brāhmaṇānaṃ nāmaṃ gaṇhātī”ti cintetvā brāhmaṇepi nimantetukāmo bhavissati, tato brāhmaṇe pāṭiyekkaṃ nimantessati, te tena nimantitā8 bhikkhū hutvā bhuñjissanti. evamassa saddhā anurakkhitā bhavissatīti punappunaṃ paṭikkhipi. kiñcāpi kho, bhoti iminā idaṃ dīpeti, — “bho gotama, kiṃ jātaṃ yadi ahaṃ brāhmaṇesu abhippasanno, adhivāsetu bhavaṃ gotamo, ahaṃ brāhmaṇānampi dātuṃ sakkomi tumhākampī”ti.

Thậm chí lần thứ hai, đức Thế Tôn…: Vì sao đức Thế Tôn lại từ chối nhiều lần như vậy?
Việc từ chối nhiều lần ấy phải chăng là vì muốn làm vừa lòng những người ngoại đạo vốn ưa thích việc từ chối? Không, điều này hoàn toàn không đúng. Các đức Phật không bao giờ làm những việc quanh co, dối trá như thế chỉ để tìm kiếm một lợi ích nào đó. Nhưng ở đây, vị này (Keṇiya) chỉ chuẩn bị vật thực vừa đủ cho số lượng chư Tỳ-kheo hiện tại (một ngàn hai trăm năm mươi vị). Trong khi ngày mai, chính Sela sẽ xuất gia cùng với ba trăm người nữa. Như vậy, nếu ta đưa các vị Tỳ-kheo mới (những người sắp xuất gia) đi bằng đường khác và chỉ đi cùng với các vị Tỳ-kheo cũ, hoặc đưa các vị Tỳ-kheo cũ đi bằng đường khác rồi chỉ đi cùng các vị Tỳ-kheo mới, thì điều đó không hợp lý. Ngược lại, nếu ta dẫn tất cả cùng đi thì vật thực cúng dường chắc chắn không đủ. Khi ấy, nếu các vị Tỳ-kheo phải đi khất thực thêm nữa, dân chúng sẽ chỉ trích rằng: “Lâu lắm Keṇiya mới mời được Sa-môn Gotama, vậy mà ông ta lại không thể cúng dường nổi một bữa ăn đầy đủ để các vị ấy duy trì thân mạng.” Chính bản thân Keṇiya cũng sẽ cảm thấy vô cùng hối hận về điều này.
Tuy nhiên, khi ta từ chối nhiều lần như vậy, Keṇiya có thể sẽ suy nghĩ rằng: “Sa-môn Gotama cứ nhắc đi nhắc lại rằng ‘ông vốn có lòng tin hướng về các vị Bà-la-môn’, và như vậy ông ta sẽ muốn mời thêm các vị Bà-la-môn nữa.” Từ đó, ông sẽ mời cả những vị Bà-la-môn ấy một cách riêng biệt, và rồi chính những vị Bà-la-môn đã được ông ấy mời này sẽ thọ dụng vật thực với tư cách là những vị Tỳ-kheo (sau khi họ xuất gia). Như thế, đức tin của ông ấy sẽ được bảo vệ. Chính vì lý do này mà đức Thế Tôn đã từ chối lời mời nhiều lần. Thưa ngài Gotama… nghĩa là: “Thưa ngài Gotama, dù cho tôi thực sự có niềm tin sâu sắc vào các vị Bà-la-môn thì sao chứ? Xin ngài Gotama hãy nhận lời (đừng từ chối nữa). Tôi hoàn toàn có khả năng cúng dường cho cả các vị Bà-la-môn lẫn ngài.”.

Kāyaveyyāvaṭikanti kāyaveyyāvaccaṃ. Maṇḍalamāḷanti dussamaṇḍapaṃ.

Sự phục vụ bằng thân: sự cố gắng bằng thân. Lều vải tròn: lều tạm được làm bằng vải.

397. Āvāhoti kaññāgahaṇaṃ. vivāhoti kaññādānaṃ. so me nimantitoti so mayā nimantito. atha brāhmaṇo paripakkopanissayattā buddhasaddaṃ sutvāva amatenevābhisitto pasādaṃ āvikaronto Buddhoti, bho keṇiya, vadesīti āha. keṇiyo yathābhūtaṃ ācikkhanto Buddhoti, bho Selo, vadāmīti āha. tato naṃ punapi daḷhīkaraṇatthaṃ pucchi, itaropi tatheva ārocesi.

397. Rước dâu: là việc đón người con gái về nhà mình. Đưa dâu: là việc đưa người con gái về nhà người khác. Ngài Gotama đã được tôi thỉnh mời: ngài Gotama ấy đã được thỉnh mời bởi tôi. Khi ấy, vị Bà-la-môn (Sela), nhờ nhân duyên đã chín muồi, vừa nghe được âm thanh từ “Phật” liền cảm thấy như được rưới nước trường sinh bất tử, lập tức khởi lên niềm tin mạnh mẽ, bèn hỏi rõ: “Này Keṇiya, ông vừa nói là ‘Phật’ phải chăng?”. Keṇiya trình bày đúng như sự thật: “Thưa ngài Sela, đúng là tôi nói đến đức Phật.” Sau đó, vị ấy (Sela) hỏi lại lần nữa để làm cho chắc chắn. Và Keṇiya cũng trả lời y như vậy.

398. athassa kappasatasahassehipi9 Buddhasaddasseva dullabhabhāvaṃ sampassato. Etadahosīti etaṃ10 “ghosopi kho”tiādi ahosi. nīlavanarājīti nīlavaṇṇarukkhapanti. pade padanti padappamāṇe padaṃ. accāsanne vā11 atidūre vā pāde nikkhipamāne saddo uṭṭhāti, taṃ paṭisedhento evamāha. sīhāva ekacarāti gaṇavāsī sīho sīhapotakādīhi saddhiṃ pamādaṃ āpajjati, ekacaro appamatto hoti. iti appamādavihāraṃ dassento ekacarasīhena opammaṃ karoti. mā me bhontoti ācāraṃ sikkhāpento āha. ayañhettha adhippāyo — sace tumhe kathāvāraṃ alabhitvā mama kathāya antare kathaṃ pavesessatha, “antevāsike sikkhāpetuṃ nāsakkhī”ti mayhaṃ garahā uppajjissati, tasmā okāsaṃ passitvā manteyyāthāti. no ca kho naṃ jānāmīti vipassīpi bodhisatto caturāsītisahassattherapabbajitaparivāro satta māsāni12 bodhisattacārikaṃ cari, buddhuppādakālo viya ahosi. amhākampi bodhisatto chabbassāni bodhisattacārikaṃ cari. evaṃ paripuṇṇasarīralakkhaṇehi samannāgatāpi buddhā na honti. tasmā brāhmaṇo “no ca kho naṃ jānāmī”ti āha.

398. Khi ấy, vị Bà-la-môn (Sela) suy xét rằng, ngay cả chỉ nghe được danh hiệu “Phật” thôi cũng đã là điều cực kỳ hiếm có, dù trải qua trăm ngàn kiếp trái đất cũng khó gặp được. Suy nghĩ này khởi lên trong ông như sau: “Ngay cả chỉ là âm thanh thôi mà…” (ghosopi kho…). Câu “nīlavanarājī” nghĩa là “hàng cây xanh thẫm nơi bìa rừng” Câu “pade padaṃ” nghĩa là “bước từng bước một, đúng khoảng cách vừa phải của một bước chân”. Bước chân bình thường khi bước quá gần hoặc quá xa sẽ tạo ra tiếng động, để ngăn ngừa không tạo ra tiếng động đã nói như thế. sīhāva ekacara (như con sư tử sống một mình): Loài sư tử thường sống bầy đàn, đi đến sự xao lãng bởi những con sư tử con v.v, người sống một mình cũng trở thành người không xao lãng. Khi trình bày việc sống bằng sự không xao lãng mới thực hiện so sánh với loài sư tử đi một mình là như thế. Khi học tập các hạnh mới rằng: Các ngài chớ ngắt lời ta. Lời này ở đây được giải thích như sau — “Nếu các ông chưa được trao lượt nói nhưng lại xen lời vào giữa lúc ta đang giảng dạy, người ta sẽ trách cứ ta rằng: ‘Vị này không thể dạy dỗ các đệ tử của mình cho tốt được’. Vì thế, các ông hãy chờ đúng thời cơ thích hợp rồi mới lên tiếng.” Nhưng ta không biết vị ấy có phải là đức Phật hay không phải (hay không phải): Ngay cả Bồ-tát Vipassī trước kia, tuy còn là Bồ-tát nhưng đã có đến tám mươi bốn nghìn vị trưởng lão xuất gia đi theo làm tùy tùng, và bản thân ngài đã thực hành hạnh Bồ-tát suốt bảy tháng, thời điểm ấy cũng giống như khi có một vị Phật đã ra đời vậy. Và ngay cả Bồ-tát của chúng ta (Đức Gotama) cũng đã thực hành hạnh Bồ-tát suốt sáu năm trường. Như vậy, dù một người có đầy đủ tất cả các tướng tốt hoàn mỹ của thân hình thì vẫn chưa chắc chắn đã là một vị Phật. Do vậy, vị Bà-la-môn mới nói rằng: “Nhưng ta vẫn chưa biết chắc vị ấy có phải là Phật hay không.”

399. paripuṇṇakāyoti lakkhaṇehi paripuṇṇatāya ahīnaṅgatāya ca paripuṇṇasarīro. surucīti sundarasarīrappabho13. sujātoti ārohapariṇāhasampattiyā saṇṭhānasampattiyā ca sunibbatto. cārudassanoti sucirampi passantānaṃ atittijanako manoharadassano. suvaṇṇavaṇṇoti suvaṇṇasadisavaṇṇo. susukkadāṭhoti suṭṭhu sukkadāṭho. mahāpurisalakkhaṇāti paṭhamaṃ vuttabyañjanāneva vacanantarena nigamento āha.

399. Ngài có thân hình vẹn toàn: nghĩa là thân thể đầy đủ trọn vẹn về các tướng tốt và không khiếm khuyết bất kỳ chi phần nào. Có ánh sáng rực rỡ: có hào quang phát ra từ thân tuyệt đẹp. Đã được thiện sanh: nghĩa là được sinh ra tốt đẹp, đầy đủ vẻ cân đối về chiều cao, chiều rộng và hình dáng hoàn mỹ. Có vẻ đáng mến: Dù cho nhìn ngắm thật lâu vẫn làm say đắm khiến không cảm thấy no đủ. Có màu da như vàng: nghĩa là có làn da rực rỡ như vàng ròng. Có răng trắng tinh: nghĩa là răng trắng sáng hoàn hảo. Đại nhân tướng: nghĩa là, sau khi đã nêu lên các đặc tướng (byañjana) trước đó, nay dùng cách nói khác (bằng từ “Đại nhân tướng”) để kết luận lại.

idāni tesu lakkhaṇesu attano cittarucitāni gahetvā thomento pasannanettotiādimāha. bhagavā hi pañcavaṇṇapasādasampattiyā pasannanetto, puṇṇacandasadisamukhatāya sumukho, ārohapariṇāhasampattiyā brahā14, brahmujugattatāya uju, jutimantatāya patāpavā. yampi15 cettha pubbe vuttaṃ, taṃ “majjhe samaṇasaṅghassā”ti iminā pariyāyena thomayatā puna vuttaṃ. ediso hi evaṃ virocati. uttaragāthāyapi eseva nayo. uttamavaṇṇīnoti uttamavaṇṇasampannassa. rathesabhoti uttamasārathi. jambusaṇḍassāti jambudīpassa. pākaṭena issariyaṃ issaro hoti.

Bây giờ, Bà-la-môn Sela chọn lấy những tướng khiến tâm mình yêu thích từ các tướng ấy, rồi ca ngợi đức Thế Tôn bằng cách nói rằng: ‘ngài có cặp mắt trong sáng’ v.v. Thật vậy, đức Thế Tôn có cặp mắt trong sáng, do sự thành tựu bởi năm giác quan. Ngài có khuôn mặt đầy đặn  khuôn mặt Ngài như vầng trăng tròn ngày rằm. là người tuyệt hảo bởi sự thành tựu về hình dáng không quá cao, không quá tháp, không ốm, không mập, có thân ngay thẳng bởi ngài có thân thẳng đứng tựa như Phạm thiên, oai vệ bởi có sự sáng chói.Hơn nữa, những đặc tướng nào đã được trình bày trước đây, thì bây giờ Bà-la-môn Sela lại tiếp tục tán dương, nhấn mạnh một lần nữa bằng cách nói rằng “ở giữa hội chúng Sa-môn…”. Thật vậy, một người có những phẩm chất như thế sẽ chói sáng theo cách như đã nói. Cách diễn đạt trong kệ ngôn tiếp theo cũng theo đúng phương thức tương tự như thế. Có màu da tối thượng: thành tựu với màu da tối thượng. Rathesabho (người cao thượng): nghĩa là bậc xa phu xuất sắc, người điều ngự tối thượng. Jambusaṇḍassa nghĩa là thuộc về Jambudīpa, tức chúa tể của toàn cõi Diêm-phù-đề (Jambudīpa). Khi tán dương Đức Thế Tôn như vị chúa tể với sự hiện diện rõ rệt như đã nói, thì điều này ám chỉ vua Chuyển Luân vốn là vị chúa tể thống lãnh cả bốn phương thiên hạ.

khattiyāti jātikhattiyā. bhogīti16 bhogiyā. rājānoti ye keci rajjaṃ kārentā. rājābhirājāti rājūnaṃ pūjanīyo, adhirājā hutvā, cakkavattīti adhippāyo. manujindoti manussādhipati paramissaro hutvā.

Các vị Sát-đế-lỵ: sanh chủng Sát-đế-lỵ. Người có tài sản: là người có tài sản. Các vị vua: bất kỳ vị vua nào trị vì vương vị. Vị vua đứng đầu các vị vua: các vị vua đều phải cung kính lễ bái, là vị vua tối thắng, có ý muốn nói đến vua Chuyển Luân. Manujindo (chúa tể của loài người): là chủ tể của loài người, là vị chúa tể tối thắng.

evaṃ vutte bhagavā — “ye te bhavanti arahanto sammāsambuddhā, te sakavaṇṇe bhaññamāne attānaṃ pātukarontī”ti imaṃ Selassa manorathaṃ pūrento rājāhamasmīti-ādimāha. tatrāyamadhippāyo — yaṃ maṃ tvaṃ Sela “rājā arahasi bhavitun”ti yācasi17, ettha appossukko hoti rājāhamasmi. sati ca rājatte yathā añño rājā yojanasataṃ vā anusāsati yojanasahassaṃ vā, cakkavattī hutvāpi catudīpapariyantamattaṃ vā, nāhamevaṃ paricchinnavisayo, ahañhi dhammarājā anuttaro bhavaggato avīcipariyantaṃ katvā tiriyaṃ appamāṇalokadhātuyo anusāsāmi. yāvatā hi apadadvipadādibhedā sattā, ahaṃ tesaṃ aggo. na hi me koci sīlena vā … pe … vimuttiñāṇadassanena vā paṭibhāgo atthi, svāhaṃ evaṃ dhammarājā anuttaro anuttareneva catusatipaṭṭhānādibhedena dhammena cakkaṃ vattemi. idaṃ pajahatha, idaṃ upasampajja viharathāti āṇācakkaṃ, idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhaṃ ariyasaccantiādinā pariyattidhammena dhammacakkameva vā. cakkaṃ appaṭivattiyanti yaṃ cakkaṃ appaṭivattiyaṃ hoti samaṇena vā … pe … kenaci vā lokasminti.

Khi Bà-la-môn Sela nói như vậy, đức Thế Tôn đã khởi lên ý nghĩ sau đây: “Những vị nào là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, những vị ấy đều tự hiển lộ rõ ràng khi ân đức của mình được người khác ca ngợi.” Để hoàn thành tâm nguyện của Bà-la-môn Sela, đức Thế Tôn đã tuyên bố rằng: “Ta là vua v.v.” Ý nghĩa của lời tuyên bố này như sau: — Này Sela, ông đã thỉnh cầu ta rằng: “Ngài xứng đáng trở thành một vị vua.” Về điều này, ông chớ nên bận tâm, bởi vì ta vốn đã là một vị vua rồi. Tuy nhiên, khi nói về vương quyền, các vị vua khác thường cai trị trong phạm vi giới hạn, chẳng hạn một trăm do-tuần, một nghìn do-tuần, hoặc ngay cả vị Chuyển Luân Thánh Vương cũng chỉ cai trị tối đa trong phạm vi bốn đại châu. Nhưng riêng ta thì không bị giới hạn trong một phạm vi nào cả. Bởi vì ta là đấng Pháp Vương vô thượng, cai trị và giáo hóa vô lượng thế giới, trải dài từ cảnh trời Phạm thiên Hữu Đảnh (Bhavagga) trên cao nhất xuống tận cùng địa ngục A-tỳ (Avīci), theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang, không hề có giới hạn. Thật vậy, trong tất cả chúng sanh—dù được phân loại là loài không chân, loài hai chân, hay loài nhiều chân v.v…—ta là vị tối thượng vượt trên tất cả những chúng sanh ấy. Không có một ai có thể sánh ngang với ta về giới…hoặc trí và sự nhận thức về giải thoát của ta, chính ta là đấng Pháp vương cao thượng chuyển vận bánh xe pháp bởi phân tách bốn sự thiết lập niệm thật sự tối thượng. Ta đã chuyển vận bánh xe quyền uy (āṇācakka), ban bố mệnh lệnh giáo hóa rằng: “Các ông hãy từ bỏ điều này, hãy chứng đạt và an trú trong điều này.” Hoặc ta chuyển vận bánh xe Pháp thông qua giáo lý được giảng dạy (pariyattidhamma), chẳng hạn như lời tuyên bố: “Này các Tỳ-kheo, đây là Khổ thánh đế (dukkha ariyasacca)…” v.v. Bánh xe không thể bị chuyển vận: Bánh xe mà ta vận chuyển ấy là “bánh xe không thể đảo ngược” (appaṭivattiya cakka), nghĩa là bánh xe Pháp mà không một vị Sa-môn, Bà-la-môn hay bất cứ ai trên thế gian này có thể đảo ngược hoặc làm quay ngược lại được.

Evaṃ attānaṃ āvikarontaṃ bhagavantaṃ disvā pītisomanassajāto Selo puna daḷhīkaraṇatthaṃ sambuddho paṭijānāsīti gāthādvayamāha. tattha ko nu senāpatīti rañño18 bhoto dhammena pavattitassa cakkassa anupavattako senāpati ko nūti pucchi.

Bà-la-môn Sela khi nhìn thấy đức Thế Tôn hiển lộ bản thân theo cách như thế, liền khởi lên niềm hân hoan phấn khởi, và để làm cho sự tin tưởng của mình thêm phần chắc chắn, đã nói lên hai bài kệ rằng: “Ngài tự nhận là bậc Toàn Giác…” Về điều này, câu hỏi “Vậy ai là vị Tướng quân?” của Bà-la-môn Sela mang ý nghĩa như sau: “Khi Ngài, bậc Pháp vương, đã vận chuyển bánh xe Chánh pháp, vậy ai là vị Tướng quân tiếp tục vận chuyển bánh xe Pháp mà Ngài đã chuyển vận ấy?”

Tena ca samayena bhagavato dakkhiṇapasse āyasmā sāriputto nisinno hoti suvaṇṇapuñjo viya siriyā sobhamāno, taṃ dassento bhagavā mayā pavattitanti gāthamāha. tattha anujāto tathāgatanti tathāgataṃ hetuṃ19 anujāto, tathāgatena hetunā jātoti attho. apica avajāto anujāto atijātoti tayo vuttā. tesu avajāto dussīlo, so tathāgatassa putto nāma na hoti. atijāto nāma pitarā uttaritaro, tādisopi tathāgatassa putto natthi. tathāgatassa pana eko anujātova putto hoti, taṃ dassento evamāha.

Và vào lúc đó tôn giả Sārīputta đang ngồi ở phía hữu đức Thế Tôn xinh đẹp bởi sự rạng rỡ tựa như một khối vàng, Đức Thế Tôn khi chỉ Sarārīputta ấy đã nói câu kệ rằng: ‘bánh xe đã được Ta chuyển vận…’. Vào thời điểm ấy, tôn giả Sāriputta đang ngồi phía bên phải của đức Thế Tôn, với dáng vẻ rạng rỡ như một khối vàng. Đức Thế Tôn khi muốn chỉ rõ tôn giả Sāriputta liền nói bài kệ rằng: “Bánh xe Pháp đã được Ta chuyển vận…” Trong bài kệ ấy, cụm từ “anujāto tathāgataṃ” nghĩa là “người kế thừa, người được sanh ra nhờ đấng Như Lai (nhờ duyên từ đấng Như Lai).” Điều này có nghĩa là người ấy được sanh ra do nguyên nhân từ đức Như Lai. Lại nữa, có ba hạng người con được đề cập ở đây là: avajāta (liệt sanh – người thấp kém hơn cha), anujāta (tùy sanh – người kế thừa xứng đáng với cha), và atijāta (ưu sanh – người vượt trội hơn cả cha). Trong ba hạng ấy:
“Avajāta” là người có giới hạnh xấu xa, thấp kém hơn cha, hạng người này không thể được gọi là con của Như Lai.
“Atijāta” là người vượt trội, ưu việt hơn cả cha, hạng người này cũng không tồn tại trong số các con của đức Như Lai.
Chỉ có một hạng “Anujāta” – tức là người sanh ra xứng đáng, kế thừa trọn vẹn các đức tính của cha – mới được xem là con trai của đức Như Lai.
Chính để chỉ rõ tôn giả Sāriputta thuộc hạng con trai “anujāta” (tùy sanh) ấy, đức Thế Tôn đã nói lên lời kệ như vậy.

Evaṃ “ko nu senāpatī”ti pañhaṃ byākaritvā yaṃ Selo āha “sambuddho paṭijānāsī”ti, tatra naṃ nikkaṅkhaṃ kātukāmo “nāhaṃ paṭiññāmatteneva paṭijānāmi, apicāhaṃ iminā kāraṇena buddho”ti ñāpetuṃ abhiññeyyanti gāthamāha. Tatra abhiññeyyanti vijjā ca vimutti ca. Bhāvetabbaṃ maggasaccaṃ. Pahātabbaṃ samudayasaccaṃ. Hetuvacanena pana phalasiddhito tesaṃ phalāni nirodhasaccadukkhasaccānipi vuttāneva honti. Evaṃ sacchikātabbaṃ sacchikataṃ pariññātabbaṃ pariññātanti idamettha saṅgahitanti catusaccabhāvanāphalañca vimuttiñca dassento “bujjhitabbaṃ bujjhitvā buddho jātosmī”ti yuttahetunā buddhabhāvaṃ sādheti.

Sau khi đã trả lời câu hỏi “Ai là vị tướng quân?” như vậy, Đức Thế Tôn muốn làm cho vị Bà-la-môn Sela hết nghi hoặc đối với lời ông ấy nói rằng: “Ngài tự nhận chính mình là bậc Toàn Giác”. Với ý định làm rõ điều này, Ngài đã nói lên bài kệ “Điều cần được biết rõ…” nhằm chỉ ra rằng: “Ta không tự nhận mình là Phật chỉ bằng sự tuyên bố suông, nhưng thật sự Ta đã thành Phật bởi nguyên nhân này.” Trong bài kệ ấy, từ “abhiññeyyaṃ” – điều cần được biết rõ – chính là chỉ cho Minh (vijjā) và sự giải thoát (vimutti). Con đường (đạo đế – maggasacca) là điều cần phải tu tập. Nguyên nhân gây ra khổ (tập đế – samudayasacca) là điều cần phải đoạn trừ. Hơn nữa, khi nói rõ các nhân như vậy thì cũng đã bao hàm luôn kết quả của chúng, đó là khổ diệt (diệt đế – nirodhasacca) và sự thật về khổ (khổ đế – dukkhasacca). Như thế, trong kệ ngôn này Đức Thế Tôn đã bao hàm đầy đủ các ý nghĩa: “Điều cần chứng ngộ thì Ta đã chứng ngộ; điều cần biết toàn diện thì Ta đã biết một cách toàn diện”. Qua việc trình bày kết quả của sự tu tập Tứ Đế cùng với sự giải thoát, Đức Thế Tôn đã xác lập rõ ràng địa vị Phật quả của mình với lý do chính đáng rằng: “Sau khi giác ngộ những gì cần được giác ngộ, Ta đã trở thành bậc Giác Ngộ (Phật).”

Evaṃ nippariyāyena attānaṃ āvikatvā attani kaṅkhāvitaraṇatthaṃ brāhmaṇaṃ abhitārayamāno20 vinayassūti gāthāttayamāha21. Tattha sallakattoti rāgādisallakantano. Anuttaroti yathā bāhiravejjena vūpasamitarogo imasmiññevattabhāve kuppati, na evaṃ. Mayā vūpasamitassa pana rogassa bhavantarepi uppatti natthi, tasmā ahaṃ anuttaroti attho. Brahmabhūtoti seṭṭhabhūto. Atituloti tulaṃ atīto, nirupamoti attho. Mārasenappamaddanoti kāmā te paṭhamā senāti evaṃ āgatāya mārasenāya pamaddano. Sabbāmitteti khandhakilesābhisaṅkhāramaccudevaputtamārasaṅkhāte sabbapaccatthike. Vasīkatvāti attano vase vattetvā. Akutobhayoti kutoci abhayo.

Đức Thế Tôn, sau khi đã hiển bày rõ ràng bản thân mình như vậy, muốn giúp vị Bà-la-môn vượt qua mọi nghi hoặc đối với Ngài, nên đã nói lên ba bài kệ bắt đầu với câu: “Hãy dẹp bỏ sự nghi ngờ đối với Ta…” Ở đó, phẫu thuật gia: vị đã rút ra mũi tên bắt đầu từ ái luyến v.v. Vô thượng: Khi một vị thầy thuốc thế gian chữa khỏi một căn bệnh nào đó, thì bệnh ấy vẫn có thể tái phát ngay trong chính đời sống này. Nhưng đối với căn bệnh phiền não mà Ta đã chữa khỏi, thì bệnh ấy không bao giờ tái sinh trở lại ở bất kỳ kiếp sống nào khác nữa. Vì thế, Ta là vị thầy thuốc tối thượng, không ai cao quý hơn. Là vị tối thượng: là vị tối thượng nhất. Bậc không thể so sánh: vượt ngoài việc so sánh, có nghĩa là không thể so sánh. Người có sự tiêu diệt các đạo binh của Ma Vương: nghĩa là bậc đã tiêu diệt hoàn toàn các đạo binh của Ma vương. Trong đó, dục (kāmā) được gọi là đạo binh đầu tiên của Ma vương. Tất cả đối thủ: nghĩa là tất cả các đối thủ, bao gồm năm loại Ma: Ngũ uẩn ma (khandha-māra), phiền não ma (kilesa-māra), nghiệp hành ma (abhisaṅkhāra-māra), tử thần ma (maccu-māra), và thiên tử ma (devaputta-māra). Sau khi chế ngự: nghĩa là đã chinh phục, kiểm soát hoàn toàn, khiến các kẻ thù ấy hoàn toàn nằm dưới sự điều phục của mình. Không có sự sợ hãi: bậc không có sự sợ hãi từ bất cứ đâu.

Evaṃ vutte Selo brāhmaṇo tāvadeva Bhagavati sañjātapasādo pabbajjāpekkho hutvā imaṃ bhontoti gāthāttayamāha. Tattha kaṇhābhijātikoti caṇḍālādinīcakule jāto. Tato tepi māṇavakā pabbajjāpekkhā hutvā evañce ruccati bhototi gāthamāhaṃsu. Atha Selo tesu māṇavakesu tuṭṭhacitto te ca dassento pabbajjaṃ yācanto “brāhmaṇā“ti gāthamāha.

Khi Đức Thế Tôn thuyết giảng như vậy, Bà-la-môn Sela liền khởi sinh lòng tịnh tín đối với Đức Thế Tôn, ngay lúc ấy đã mong muốn được xuất gia nên lập tức thốt lên ba bài kệ rằng: ‘Thưa Ngài, thưa Ngài v.v..’ Ở đó, kẻ có dòng dõi thấp kém: nghĩa là người có xuất thân thấp kém, chỉ những người sinh ra trong các dòng họ hạ tiện như hạng người Caṇḍāla (Chiên-đà-la) v.v.
Tiếp đó, các thanh niên Bà-la-môn đi theo ông Sela cũng phát khởi ý nguyện xuất gia, nên họ cũng nói một bài kệ rằng: “Nếu điều này là hợp ý Ngài v.v.”
 
Lúc này, Bà-la-môn Sela rất hoan hỷ trước thái độ của các thanh niên Bà-la-môn ấy; vừa chỉ rõ họ, vừa xin Đức Thế Tôn cho phép tất cả họ cùng được xuất gia, ông liền thốt lên bài kệ rằng: “Những vị Bà-la-môn v.v.”

Tato Bhagavā yasmā Selo atīte Padumuttarassa Bhagavato sāsane tesaṃyeva tiṇṇaṃ purisasatānaṃ gaṇaseṭṭho hutvā tehi saddhiṃ pariveṇaṃ kāretvā dānādīni ca puññāni katvā tena kammena devamanussasampattiṃ anubhavamāno pacchime bhave tesaṃyeva ācariyo hutvā nibbatto, tañca tesaṃ kammaṃ vimuttiparipākāya paripakkaṃ ehibhikkhubhāvassa ca upanissayabhūtaṃ, tasmā te sabbeva ehibhikkhupabbajjaṃ pabbājento svākkhātanti gāthamāha. Tattha sandiṭṭhikanti sayameva daṭṭhabbaṃ paccakkhaṃ. Akālikanti maggānantaraphaluppattiyā na kālantare pattabbaphalaṃ. Yattha amoghāti yasmiṃ maggabrahmacariye appamattassa sikkhāttayapūraṇena sikkhato pabbajjā amoghā hoti, saphalāti attho. Evañca vatvā “etha bhikkhavo”ti Bhagavā avoca. Te sabbe pattacīvaradharā hutvā ākāsenāgantvā Vassasatikattherā viya suvinītā Bhagavantaṃ abhivādayiṃsu. Evamimaṃ tesaṃ ehibhikkhubhāvaṃ sandhāya “alattha kho selo“tiādi vuttaṃ.

Sau đó, Đức Thế Tôn đã cho phép tất cả những thanh niên Bà-la-môn này xuất gia bằng cách gọi: “Hãy đến đây, này các Tỳ khưu!”, rồi Ngài đọc lên bài kệ bắt đầu bằng câu: “Phạm hạnh đã được khéo giảng dạy v.v.” Sở dĩ như vậy là vì trong quá khứ, Bà-la-môn Sela từng sinh ra vào thời của Đức Phật Padumuttara. Khi ấy, ông là người đứng đầu một nhóm ba trăm thanh niên, cùng với họ xây dựng tịnh xá và thực hành các việc thiện, tạo các công đức như bố thí v.v. Nhờ thiện nghiệp ấy, ông và các thanh niên kia đã lần lượt hưởng sự giàu sang, hạnh phúc cả ở cõi trời và cõi người trong nhiều kiếp. Đến kiếp sống cuối cùng này, ông lại sinh ra làm vị thầy của chính những thanh niên ấy, và thiện nghiệp xưa kia của tất cả bọn họ đã chín muồi, đưa đến sự thành tựu giải thoát và trở thành nhân duyên cho việc xuất gia theo phương thức “Hãy đến đây, này các Tỳ khưu” (Ehibhikkhu-upasampadā). Ở đó, sandiṭṭhikaṃ” (có thể tự mình chứng nghiệm) nghĩa là Giáo Pháp này người thực hành có thể tự thân trực tiếp thấy rõ, tự chứng biết ngay trong hiện tại.”Akālikaṃ” (không bị chi phối bởi thời gian) nghĩa là quả vị này không cần phải chờ đợi một thời gian dài, mà thành tựu ngay lập tức, bởi vì quả vị xuất hiện ngay sau sát-na của Đạo. Còn “yattha amoghā” (nơi không phải là vô ích) có ý nghĩa rằng: người nào sống phạm hạnh trong Giáo Pháp này một cách tỉnh giác, không xao lãng, thực hành trọn vẹn Tam học (giới – định – tuệ), thì sự xuất gia ấy chắc chắn không phải vô ích, mà là đầy ý nghĩa, đem lại kết quả thiết thực. Sau khi tuyên giảng bài kệ như vậy, Đức Thế Tôn liền bảo rằng: “Hãy đến đây, này các Tỳ khưu”. Tức thì, tất cả những thanh niên Bà-la-môn ấy, trong trang phục ôm bình bát, đắp y đầy đủ, liền bay lên hư không, rồi cung kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, với sự thuần thục, cung kính và oai nghi như những vị trưởng lão đã tu tròn một trăm hạ lạp. Chính liên quan đến việc họ được thọ nhận phép xuất gia theo phương thức “Hãy đến đây, này các Tỳ khưu” (Ehibhikkhu-upasampadā) như thế, nên mới có câu kinh nói rằng: “Quả thật vậy, Bà-la-môn Sela v.v.”

400. Imāhīti imāhi Keṇiyassa cittānukūlāhi gāthāhi. Tattha aggiparicariyaṃ vinā brāhmaṇānaṃ yaññābhāvato “aggihuttamukhā yaññā”ti vuttaṃ. Aggihuttaseṭṭhā aggijuhanappadhānāti attho. Vede sajjhāyantehi paṭhamaṃ sajjhāyitabbato sāvittī “chandaso mukhan”ti vuttā. Manussānaṃ seṭṭhato rājā “mukhan”ti vutto. Nadīnaṃ ādhārato paṭisaraṇato ca sāgaro “mukhan”ti vutto. Candayogavasena “ajja kattikā ajja rohiṇī”ti paññāpanato22 ālokakaraṇato somabhāvato ca “nakkhattānaṃ mukhaṃ cando”ti vuttaṃ. Tapantānaṃ aggattā ādicco “tapataṃ mukhan”ti vutto. Dakkhiṇeyyānaṃ pana aggattā visesena tasmiṃ samaye buddhappamukhaṃ saṃghaṃ sandhāya “puññaṃ ākaṅkhamānānaṃ, saṃgho ve yajataṃ mukhan”ti vuttaṃ. Tena saṃgho puññassa āyamukhanti dasseti.

400. “Imāhī” nghĩa là: bằng những kệ ngôn này, vốn phù hợp với tâm ý của đạo sĩ bện tóc Keṇiya. Trong đó, câu:
“Aggihuttamukhā yaññā” nghĩa là “Các lễ hiến tế lấy việc cúng tế ngọn lửa làm cao nhất”. Bởi vì các Bà-la-môn không có lễ tế nào khác ngoài việc cúng tế ngọn lửa, nên nói việc cúng tế ngọn lửa là đứng đầu, là quan trọng nhất.
Câu “Sāvittī chandaso mukhaṃ” có nghĩa là câu kinh cổ Sāvittī được xem là đứng đầu trong các bài tụng Vệ Đà. Vì khi bắt đầu tụng đọc kinh điển Vệ Đà, người ta phải đọc câu Sāvittī này trước tiên.
Câu “Rājā mukhaṃ manussānaṃ” có nghĩa là đức vua là người đứng đầu loài người, do vua là người cao quý, đứng trên hết mọi người.
Câu “Sāgaro mukhaṃ nadīnaṃ” nghĩa là biển cả là nơi đứng đầu của các dòng sông, vì biển là nơi chứa đựng, là nơi quy tụ nước của tất cả con sông, đồng thời cũng là nơi nương tựa của các loài thủy tộc.
Câu “Nakkhattānaṃ mukhaṃ cando” nghĩa là mặt trăng là đứng đầu của các vì sao, bởi vì nhờ mặt trăng mà có thể biết rằng “Hôm nay là ngày của chòm sao Kattikā”, “Hôm nay là ngày của chòm sao Rohiṇī”, và cũng nhờ mặt trăng mà có ánh sáng mát dịu.
Câu “Ādityo tapataṃ mukhaṃ” nghĩa là mặt trời là đứng đầu trong các vật phát ra sức nóng, bởi vì mặt trời tỏa sáng và đem lại ánh sáng và nhiệt lượng cao nhất.
Đặc biệt, câu “Puññaṃ ākaṅkhamānānaṃ, saṅgho ve yajataṃ mukhaṃ” nghĩa là: “Đối với những ai đang mong cầu phước báu, thì Tăng đoàn chính là nơi đứng đầu để cúng dường.” Ở đây, ngài đặc biệt đề cập đến Tăng đoàn do chính Đức Phật dẫn đầu lúc bấy giờ, vì Tăng đoàn ấy là tối thượng trong số tất cả những bậc xứng đáng được cúng dường. Qua điều đó, ngài muốn chỉ rõ rằng Tăng đoàn chính là cửa ngõ, là nguồn phát sinh phước báu.

Yantaṃ saraṇanti aññaṃ byākaraṇagāthamāha. Tassattho:- pañcahi cakkhūhi cakkhumā bhagavā yasmā mayaṃ ito aṭṭhame divase taṃ saraṇaṃ āgatamhā23, tasmā attanā24 tava sāsane anuttarena damathena dantāmhā, aho te saraṇassa ānubhāvoti.

Tiếp theo, ngài đã đọc lên một bài kệ khác để bày tỏ sự chứng ngộ của mình, bắt đầu bằng câu: “Yantaṃ saraṇaṃ…” (Việc chúng con đã đi đến nương tựa nơi Ngài). Ý nghĩa của bài kệ ấy như sau:
Đức Thế Tôn, bậc có đầy đủ năm loại nhãn (con mắt)25 từ ngày hôm nay, đến ngày thứ tám, tất cả chúng con đã đi đến và nương tựa vào Ngài. Do nhờ việc nương tựa đó, chúng con đã tự điều phục bản thân bằng sự điều phục tối thượng không có gì sánh bằng trong Giáo Pháp của Ngài. Ôi thật vi diệu thay oai lực phát sinh từ việc chúng con được nương tựa nơi Ngài!”

Tato paraṃ bhagavantaṃ dvīhi gāthāhi thometvā tatiyavandanaṃ yācanto bhikkhavo tisatā imetiādimāhāti.

Tiếp theo, sau khi đã dùng hai bài kệ nữa để tán thán Đức Thế Tôn, để xin được đảnh lễ lần thứ ba, ngài đã chắp tay thưa rằng: “Ba trăm vị Tỳ khưu này v.v.”

Giải Thích Kinh Sela Kết Thúc

1 Sī. – katvā

2 Sī. – sovaṇṇiyaphalaṃ

3 Ma. – susaṅkhataṃ paramapānaṃ

4 Vi. mahā. 5/300/83

5 Ma. – susaṅkhataṃ paramapānaṃ

6 Vi. mahā. 5/300/83

7 Sāvakasannipāta: Đại hội chư Thánh Tăng A-ra-hán lần đầu, có đủ 4 yếu tố sau:

  • Đại hội chư Thánh Tăng A-ra-hán diễn ra vào ngày rằm tháng giêng

  • Chư Thánh A-ra-hán gồm có 1.250 vị, mỗi vị đều tự đến hầu đức Thế Tôn mà không có báo tin cho nhau biết. (1.250 vị Thánh A-ra-hán gồm có nhóm 1.000 vị thuộc nhóm của 3 huynh đệ ngài Kassapa và nhóm 250 vị thuộc nhóm của 2 vị tối thượng Thinh văn: Ngài trưởng lão Sāriputta và Ngài Trưởng lão Mahāmoggallāna).

  • Chư Thánh Tăng A-ra-hán gồm có 1.250 vị đều được xuất gia theo cách ‘Ehi Bhikkhu’ với đức Phật.

  • Chư Thánh Tăng A-ra-hán gồm có 1.250 vị đều chứng đắc lục-thông.

 

8 Sī. – tato nimantitā

9 Sī. – kappasatasahassehipi

10 Ka. – evaṃ

11 Cha. – Ma. hi

12 Sī. – sattavassāni, aṭṭhamāsaṃ (Buddhavaṃsa-atthakathāyaṃ)

13 Sī. – suvaṇṇavaṇṇasadiso

14 Syā,Ka. – Brahmā

15 Syā,Ka. – Yaṃ taṃ

16 Syāma. – bhoja

17 Ka. – Vadesi

18 Cha. Ma. – rañño

19 Sī. – Tathāgatahetu

20 Sī. – abhittharayamāno, Cha. Ma. – aticāriyamāno

21 Ka. – gāthādvayamāha

22 Cha. Ma. – saññāṇato

23 Sī. – āgamma

24 Sī. – sattarattena

25 Bậc Hữu Nhãn với 5 loại nhãn bao gồm bậc Hữu Nhãn với nhục nhãn, bậc Hữu Nhãn với Thiên nhãn, bậc Hữu Nhãn với tuệ nhãn, bậc Hữu Nhãn với Phật nhãn và bậc Hữu Nhãn với Toàn nhãn