Kinh số 138 – Giải Thích Kinh Tổng Thuyết và Biệt Thuyết
(Uddesavibhaṅgasuttavaṇṇanā)Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Tổng Thuyết và Biệt Thuyết
313. Evaṃ me sutanti uddesavibhaṅgasuttaṃ. Tattha uddesavibhaṅganti uddesañca vibhaṅgañca, mātikañca vibhajanañcāti attho. Upaparikkheyyāti tuleyya tīreyya pariggaṇheyya paricchindeyya. Bahiddhāti bahiddhāārammaṇesu. Avikkhittaṃ avisaṭanti nikantivasena ārammaṇe tiṭṭhamānaṃ vikkhittaṃ visaṭaṃ nāma hoti, taṃ paṭisedhento evamāha. Ajjhattaṃ asaṇṭhitanti gocarajjhatte nikantivasena asaṇṭhitaṃ. Anupādāya na paritasseyyāti anupādiyitvā aggahetvā taṃ viññāṇaṃ na paritasseyya. Yathā viññāṇaṃ bahiddhā avikkhittaṃ avisaṭaṃ, ajjhattaṃ asaṇṭhitaṃ anupādāya na paritasseyya, evaṃ bhikkhu upaparikkheyyāti vuttaṃ hoti. Jātijarā-maraṇadukkhasamudayasambhavoti jātijarāmaraṇassa ceva avasesassa ca dukkhassa nibbatti na hotīti attho.
313. Kinh Tổng Thuyết và Biệt Thuyết được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, Tổng Thuyết và Biệt Thuyết: tổng thuyết và biệt thuyết, có nghĩa là tiêu đề và phân tích. Cần phải quán sát: cần phải cân nhắc, cần phải suy xét, cần phải nắm giữ, cần phải quyết định. Ngoại phần: các đối tượng ở bên ngoài. Không tán loạn, không lan rộng: Vững chắc nơi đối tượng do mãnh lực tham muốn, tán loạn gọi là lan rộng, trong khi chối từ cảm giác ấy mới thuyết như vậy. Không an trú ở nội phần: không an trú do tác động của sự tham muốn trong đối tượng nội phần. Không sợ sệt bởi không chấp chặt: Cảm giác không sợ sệt do không chấp chặt, là không chấp vào sự cảm nhận, không lan rộng ra bên ngoài, không tĩnh lặng ở bên trong, không sợ sệt do không chấp chặt như thế nào, thì vị tỳ khưu nên quán xét như thế ấy. Nhân sanh và sự sanh khởi của sự sanh, sự già, sự chết và khổ đau: Không có sự sanh khởi của sự sanh, sự già, sự chết và khổ đau còn lại.
316. Rūpanimittānusārīti rūpanimittaṃ anussarati anudhāvatīti rūpanimittānusārī.
316. Truy cầu theo tướng là sắc: truy cầu theo tướng là sắc bởi ý nghĩa chạy theo, đuổi theo tướng là sắc.
318. Evaṃ kho, āvuso, ajjhattaṃ[1] asaṇṭhitanti nikantivasena asaṇṭhitaṃ. Nikantivasena hi atiṭṭhamānaṃ hānabhāgiyaṃ na hoti, visesabhāgiyameva hoti.
318. Này hiền giả, như vậy gọi là không vững trú ở bên trong: Không an tĩnh do mãnh lực của sự tham muốn. Bởi vì tâm không vững trú do tác động của sự tham muốn, không trở thành phần của việc từ bỏ, nhưng trở thành một phần trong ân đức cao thượng.
320. Anupādā paritassanāti satthārā khandhiyavagge “upādāparitassanañca vo, bhikkhave, desessāmi anupādāaparitassanañcā”ti (saṃ. ni. 3.7) evaṃ gahetvā paritassanā, aggahetvāva aparitassanā ca kathitā, taṃ mahāthero upādāparitassanameva anupādāparitassananti katvā dassento evamāha. Kathaṃ panesā anupādāparitassanā hotīti. upādātabbassa abhāvato. Yadi hi koci saṅkhāro nicco vā dhuvo vā attā vā attaniyo vāti gahetabbayuttako abhavissa, ayaṃ paritassanā upādāparitassanāva assa. Yasmā pana evaṃ upādātabbo saṅkhāro nāma natthi, tasmā rūpaṃ attātiādinā nayena rūpādayo upādinnāpi anupādinnāva honti. Evamesā diṭṭhivasena upādāparitassanāpi samānā atthato anupādāparitassanāyeva nāma hotīti veditabbā.
320. Sự sợ hãi do bị chấp thủ: Bậc Đạo Sư thuyết giảng sự sợ hãi do chấp thủ và sự không sợ hãi do không chấp thủ trong Khandhiyavagga như vầy: “Này chư Tỳ khưu, ta sẽ thuyết giảng sự sợ hãi do chấp thủ và sự sợ hãi do không chấp thủ”. (saṃ. ni. 3.7), Đại trưởng lão khi thuyết giảng sự sợ hãi ấy đã làm cho sự sợ hãi do chính sự chấp thủ đó trở thành sự sợ hãi do không chấp thủ những thứ không được chấp thủ mới nói như vầy: “này chư hiền, sự sợ hãi do không chấp thủ những thú không được chấp thủ như thế nào?” Do không có các Hành cần được chấp thủ. Tức là – Bất cứ Hành nào sẽ trở thành thứ nên chấp thủ “là thường còn, hoặc là bền vững, hoặc là tự ngã hoặc liên hệ tự ngã”, sự sợ hãi này cũng trở thành chính sự sợ hãi do chấp thủ. Hơn nữa, thường các Hành cần phải chấp thủ như thế không có, do đó, sắc v.v, dầu được chấp thủ theo cách thức sau: sắc, tự ngã cũng là những thứ không thể chấp thủ được. Sự sợ hãi ấy dầu là sự sợ hãi do chấp thủ bởi tác động tà kiến như thế với ý nghĩa nên biết rằng: ‘được gọi là sự sợ hãi do chấp thủ chính những thứ không được chấp thủ’
Aññathā hotīti parivattati pakatijahanena nassati, rūpavipariṇāmānuparivattīti “mama rūpaṃ vipariṇatan”ti vā, “yaṃ ahu, taṃ vata me natthī”ti vā ādinā (ma. ni. 1.242) nayena kammaviññāṇaṃ rūpassa bhedānuparivatti hoti. Vipariṇāmānuparivattajāti vipariṇāmassa anuparivattanato vipariṇāmārammaṇacittato jātā. Paritassanā dhammasamuppādāti taṇhāparitassanā ca akusaladhammasamuppādā ca. Cittaṃ pariyādāya tiṭṭhantīti kusalacittaṃ pariyādiyitvā gahetvā khepetvā tiṭṭhanti. Uttāsavāti bhayatāsenapi sauttāso taṇhātāsenapi sauttāso. Vighātavāti savighāto sadukkho. Apekkhavāti sālayo sasineho. Evaṃ kho, āvuso, anupādā paritassanā hotīti evaṃ maṇikaraṇḍakasaññāya tucchakaraṇḍakaṃ gahetvā tasmiṃ naṭṭhe pacchā vighātaṃ āpajjantassa viya pacchā aggahetvā paritassanā hoti.
Trở thành thứ khác: sắc biến hoại, hoại diệt bởi lìa bỏ tính chất tự nhiên. Nghiệp thức – kammaviññāṇa[2] thay đổi diễn tiến theo sự hoại diệt của sắc theo cách thức như sau: “Sắc của tôi đã biến hoại” hoặc “sắc nào có mặt, thì chính sắc đó của tôi không tồn tại” (ma. ni. 1.242). Sự thay đổi theo sự biến hoại của sắc: Được sanh ra từ sự thay đổi theo sự biến hoại của sắc, là từ tâm có đối tượng thay đổi. Sự sợ hãi và sự sanh khởi của bất thiện pháp: sự sợ hãi do tham ái và sự sanh khởi của pháp bất thiện. Xâm nhập tâm và tồn tại: Xâm nhập tâm và tồn tại, là giữ lấy, ném đi tâm bất thiện. Khiếp sợ: vị ấy có sự khiếp sợ do sự sợ hãi từ sự hoảng hốt, có sự khiếp sợ do sự sợ hãi từ tham ái. Buồn phiền: có sự buồn phiền, có khổ đau. Không mong đợi: có sự quyến luyến, có sự dính mắc. Như vậy, này chư Hiền, là sự sợ hãi do chấp thủ những thứ không được chấp thủ: Sự sợ hãi do không chấp thủ có mặt cùng vị ấy giống như cầm lấy hộp tráp nhỏ trống không với suy tưởng rằng: hộp tráp bằng ngọc ma-ni như vầy khi hộp tráp ấy bị phá hủy dẫn đến sự buồn phiền sau đó.
321. Na ca rūpavipariṇāmānuparivattīti khīṇāsavassa kammaviññāṇameva natthi, tasmā rūpabhedānuparivatti na hoti. sesaṃ sabbattha uttānamevāti.
321. Không thay đổi theo sự biến hoại của sắc: Nghiệp thức của bậc tận không có, vì thế phù hợp để nói lời như vầy: “Sự biến hoại đổi thay do sự hoại diệt của sắc không có”. Từ còn lại ở tất cả các câu đều đơn giản.
Giải Thích Kinh Tổng Thuyết và Biệt Thuyết Kết Thúc