Kinh số 137 – Giải Thích Kinh Phân Biệt Sáu Xứ

(Saḷāyatanavibhaṅgasuttavaṇṇanā)

Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Phân Biệt Sáu Xứ

298. Evaṃ me sutanti mahākammavibhaṅgasuttaṃ. Tattha moghanti tucchaṃ aphalaṃ. Saccanti tathaṃ bhūtaṃ. Idañca etena na sammukhā sutaṃ, Upālisutte (ma. ni. 2.56) pana — “manokammaṃ mahāsāvajjataraṃ paññapemi pāpassa kammassa kiriyāya pāpassa kammassa pavattiyā, no tathā kāyakammaṃ no tathā vacīkamman”ti Bhagavatā vuttaṃ atthi, sā kathā titthiyānaṃ antare pākaṭā jātā, taṃ gahetvā esa vadati. atthi ca sā samāpattīti idaṃ — “kathaṃ nu kho, bho, abhisaññānirodho hotī”ti Poṭṭhapādasutte (dī. ni. 1.406 ādayo) uppannaṃ abhisaññānirodhakathaṃ sandhāya vadati. Na kiñci vediyatīti ekavedanampi na vediyati. Atthi ca khoti thero nirodhasamāpattiṃ sandhāya anujānāti. Parirakkhitabbanti garahato mocanena rakkhitabbaṃ. Sañcetanā assa atthīti sañcetanikaṃ, sābhisandhikaṃ sañcetanikakammaṃ katvāti attho. Dukkhaṃ soti thero “akusalameva sandhāya paribbājako pucchatī”ti saññāya evaṃ vadati.

298. Kinh Đại Nghiệp Phân Biệt được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, trống không bao gồm trống rỗng, không có kết quả. Sự thật: bản thể thật. Điều này du sĩ ngoại đạo Potaliputta ấy chưa từng được lắng nghe tận mặt, hơn nữa trong bài Kinh Upāli có phật ngôn được đức Thế Tôn thuyết rằng : “Ta chủ trương ý nghiệp là tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp, khẩu nghiệp không bằng được, ý nghiệp không bằng được.” (ma. ni. 2.56), kệ ngôn ấy khởi lên hiện khởi giữa các du sĩ ngoại đạo, du sĩ Potaliputta đã nắm lấy kệ ngôn ấy để nói, nói rằng hơn nữa thiền chứng [sampatti] này có tồn tại chăng?: Du sĩ ngoại đạo Potaliputta muốn đề cập đến lời nói về sự diệt tận của tưởng đã xuất hiện trong bài Kinh Poṭṭhapāda (dī. ni. 1.406 ādayo) – “Thưa ngài, sự diệt tận của tưởng như thế nào?” Không thọ hưởng bất kỳ cảm thọ gì? Không thọ hưởng dù chỉ một cảm thọ. Có (thiền chứng)…có tồn tại: Trưởng lão nhận biết trong sự liên hệ đến sự thể nhập thiền diệt. Thận trọng: Cần được gìn giữ với việc giảm bớt từ lời khiển trách. Ý định của hành động đó có tồn tại, vì thế hành động ấy gọi là có sự cố ý, có nghĩa là đã tạo nghiệp có sự cố ý. Hạng người (…lãnh thọ) khổ đau: Trưởng lão nói như vậy về tường (rằng) “đề cập thuần về bất thiện câu hỏi của du sĩ ngoại đạo”.

Dassanampi kho ahanti bhagavā caturaṅgepi andhakāre samantā yojanaṭṭhāne tilamattampi saṅkhāraṃ maṃsacakkhunāva passati, ayañca paribbājako na dūre gāvutamattabbhantare vasati, kasmā bhagavā evamāhāti? Samāgamadassanaṃ sandhāyevamāha.

Ta cũng chưa từng nhìn thấy: Đức Thế Tôn nhìn thấy các hành thậm chí bằng hạt mè ở nơi xấp xỉ một do-tuần xung quanh, ở nơi tối tăm có bốn yếu tố hoàn toàn bằng con mắt thịt, và du sĩ này ở nơi không xa bên trong khoảng một gāvuta[1], tại sao đức Thế Tôn lại nói như vậy? Bởi nói đề cập đến cái thấy ở cuộc gặp gỡ mà thôi.

299. Udāyīti Lāludāyī[2]. Taṃ dukkhasminti sabbaṃ taṃ dukkhameva. Iti imaṃ vaṭṭadukkhaṃ kilesadukkhaṃ saṅkhāradukkhaṃ sandhāya “sace bhāsitaṃ bhaveyya bhagavā”ti pucchati.

299. Udāyī là tỳ khưu Lāludāyī. Cảm giác khổ đau: Toàn bộ những đau khổ đó. Như thế ngài Udāyī muốn đề cập đến vòng luân hồi là khổ, phiền não là khổ, các hành là khổ, là như thế mới hỏi rằng “Kính bạch đức Thế Tôn, đôi lúc ngài đại đức Samiddhi có thể nói liên hệ đến…”

300. Ummaṅganti pañhāummaṅgaṃ[3]. Ummujjamānoti sīsaṃ nīharamāno. Ayoniso ummujjissatīti anupāyena sīsaṃ nīharissati. Idañca pana bhagavā jānanto neva dibbacakkhunā na cetopariyañāṇena na sabbaññutañāṇena jāni, adhippāyeneva pana aññāsi. Kathentassa hi adhippāyo nāma suvijāno hoti, kathetukāmo gīvaṃ paggaṇhāti, hanukaṃ cāleti, mukhamassa phandati, sannisīdituṃ na sakkoti. Bhagavā tassa taṃ ākāraṃ disvā “ayaṃ udāyī sannisīdituṃ na sakkoti, yaṃ abhūtaṃ, tadeva kathessatī”ti oloketvāva aññāsi. Ādiṃ yevātiādimhiyeva. Tisso vedanāti “kiṃ so vediyatī”ti? pucchantena “tisso vedanā pucchāmī”ti evaṃ vavatthapetvāva tisso vedanā pucchitā. sukhavedaniyanti sukhavedanāya paccayabhūtaṃ. Sesesupi eseva nayo.

300. Nói ngược với thói thường: Nói ngược lại vấn đề. Trong khi buột miệng nói ra: thò đầu ra (thể hiện ý kiến). Sẽ buột miệng nói ra không khéo léo: thò đầu ra không khéo léo. Hơn nữa, đức Thế Tôn biết được chuyện này không phải biết do thiên nhãn, không phải do tha tâm thông, không phải do trí toàn giác, mà biết được nhờ vào sự giải thích mà thôi, trong khi được giải thích đơn giản cũng biết được dễ dàng, người mong muốn nói (sẽ) vươn cổ, rung giọng, miệng của vị ấy mấp máy, không thể giữ được định tĩnh. Đức Thế Tôn nhìn thấy biểu hiện ấy của Tỳ khưu Udāyī vươn cổ, sau khi quan sát biết được rằng: “Udāyī này không thể giữ được định tĩnh sẽ nói những lời nói không như thật”. Chỗ khởi thủy: ở chỗ đầu tiên. 3 thọ: Du sĩ ngoại đạo Potaliputta khi hỏi rằng: “hạng người ấy cảm giác như thế nào?” cũng xác định như vầy: “Ta sẽ hỏi về 3 thọ”. Cho kết quả an lạc: có trạng thái là duyên của lạc thọ. Ngay cả câu còn lại cũng có phương thức như này tương tự.

Ettha ca kāmāvacarakusalato somanassasahagatacittasampayuttā catasso cetanā, heṭṭhā tikajjhānacetanāti evaṃ paṭisandhipavattesu sukhavedanāya jananato sukhavedaniyaṃ kammaṃ nāma. Kāmāvacarañcettha paṭisandhiyaṃyeva ekantena sukhaṃ janeti, pavatte iṭṭhamajjhattārammaṇe adukkhamasukhampi.

Và ở đây, được gọi là hành động cho kết quả an lạc do làm khởi lên lạc thọ trong thời tục sanh và thời bình nhật như vầy là bốn Tư-cetanā tương ưng với tâm câu hành với thọ hỷ thuộc Tư-cetanā thiện Dục giới trong thiền nhóm thứ ba bậc thấp. Trong trường hợp này nghiệp thiện Dục giới làm khởi sanh lạc thọ hoàn toàn ngay chính trong thời tục sanh, làm cho khởi sanh bất khổ bất lạc ở đối tượng khả ái và đối tượng trung tính trong thời bình nhật.

Akusalacetanā paṭisandhipavattesu dukkhasseva jananato dukkhavedaniyaṃ kammaṃ nāma. Kāyadvāre pavatteyeva cetaṃ ekantena dukkhaṃ janeti, aññattha adukkhamasukhampi, sā pana vedanā aniṭṭhāniṭṭhamajjhattesuyeva ārammaṇesu uppajjanato dukkhātveva saṅkhaṃ gatā.

Tư bất thiện gọi là hành động cho quả khổ đau bởi khi sanh lên chỉ toàn khổ trong thời tục sanh và thời bình nhật. Trong khi thân môn đã vận hành (dẫn đến) khổ đau hoàn toàn được khởi sanh, thậm chí bất khổ bất lạc (sanh khởi) trong các môn khác (từ nhãn môn đến thiệt môn), hơn nữa, thọ ấy đi đến gọi là thuần khổ do sanh lên nơi đối tượng xấu và đối tượng trung tính.

Kāmāvacarakusalato pana upekkhāsahagatacittasampayuttā catasso cetanā, rūpāvacarakusalato catutthajjhānacetanāti evaṃ paṭisandhipavattesu tatiyavedanāya jananato adukkhamasukhavedaniyaṃ kammaṃ nāma. Ettha ca kāmāvacaraṃ paṭisandhiyaṃyeva ekantena adukkhamasukhaṃ janeti, pavatte iṭṭhārammaṇe sukhampi. apica sukhavedaniyakammaṃ paṭisandhipavattivasena vaṭṭati, tathā adukkhamasukhavedaniyaṃ, dukkhavedaniyaṃ pavattivaseneva vaṭṭati. etassa pana vasena sabbaṃ pavattivaseneva vaṭṭati.

Hơn nữa, gọi là hành động cho kết quả bất khổ bất lạc bởi sanh lên cảm thọ thứ 3 trong thời tục sanh và thời bình nhật là 4 Tư-cetanā tương ưng với tâm câu hành với thọ xả phía thiện Dục giới và Tư-cetanā trong tứ thiền phía thiện Sắc giới. Nghiệp thiện Dục giới cho sanh khởi hoàn toàn bất khổ bất lạc thọ trong chính thời tục sanh ấy, thậm chí lạc thọ cũng khởi sanh ở đối tượng tốt trong thời bình nhật. Và lại nữa, nghiệp cho quả an lạc vận hành do tác động của thời tục sanh và thời bình nhật, nghiệp cho quả bất khổ bất lạc được diễn ra tương tự, nghiệp cho quả khổ được vận hành do tác động của thời bình nhật. Hơn nữa, do tác động của nghiệp cho quả khổ đó (mà) toàn bộ nghiệp được vận hành do tác động của thời bình nhật.

Etassa bhagavāti thero tathāgatena mahākammavibhaṅgakathanatthaṃ ālayo dassito, tathāgataṃ yācitvā mahākammavibhaṅgañāṇaṃ bhikkhusaṅghassa pākaṭaṃ karissāmīti cintetvā anusandhikusalatāya evamāha. Tattha mahākammavibhaṅganti mahākammavibhajanaṃ[4]. Katame cattāro … pe … idhānanda, ekacco puggalo … pe … nirayaṃ upapajjatīti idaṃ na mahākammavibhaṅgañāṇabhājanaṃ, mahākammavibhaṅgañāṇabhājanatthāya pana mātikāṭṭhapanaṃ.

Kính bạch đức Thế Tôn…hãy phân tích đại phân biệt về nghiệp! Như Lai thuyết giảng về nơi cư ngụ để trình bày đại nghiệp phân biệt, ta đã khẩn cầu đấng Như Lai rồi sẽ thực hiện đại nghiệp phân biết trí cho hiển lộ cùng chư Tỳ khưu Tăng, rồi nói như vậy bơi do bản thân thiện xảo trong việc liên kết ý nghĩa. Trong câu đó ‘đại nghiệp phân biệt’ gồm việc phân tích đại nghiệp. Thế nào là bốn …nt… này Ānanda, một số người trong đời này …nt… sanh vào địa ngục: đây là việc phân tích trí trong đại nghiệp phân biệt, tuy nhiên cũng là việc đặt tiêu đề nhằm mục đích phân tích trí trong đại nghiệp phân biệt.

301. Idhānanda, ekacco samaṇo vāti pāṭiyekko anusandhi. Idañhi bhagavā — “dibbacakkhukā samaṇabrāhmaṇā idaṃ ārammaṇaṃ katvā imaṃ paccayaṃ labhitvā idaṃ dassanaṃ gaṇhantī”ti pakāsanatthaṃ ārabhi. Tattha ātappantiādīni pañcapi vīriyasseva nāmāni. Cetosamādhinti dibbacakkhusamādhiṃ. Passatīti “so satto kuhiṃ nibbatto”ti olokento passati. Ye aññathāti ye “dasannaṃ kusalānaṃ kammapathānaṃ pūritattā nirayaṃ upapajjatī”ti jānanti, micchā tesaṃ ñāṇanti vadati. Iminā nayena sabbavāresu attho veditabbo. Viditanti pākaṭaṃ. Thāmasāti diṭṭhithāmena. Parāmāsāti diṭṭhiparāmāsena. Abhinivissa voharatīti adhiṭṭhahitvā ādiyitvā voharati.

301. Này Ānanda, một số Sa-môn trong đời này: mỗi từ đều là sự liên kết. Thật vậy đức Thế Tôn bắt đầu đến sự liên kết này để tuyên bố rằng – “Tất cả Sa-môn hoặc Bà-la-môn có thiên nhãn, đã tạo điều này[5] làm đối tượng đã đạt được điều này làm duyên, nắm giữ quan điểm này”. Trong số những từ đó thì ‘nhiệt tâm’ v.v, là tên gọi của năm sự tinh tấn. Trạng thái định của tâm: định phối hợp với thiên nhãn. Thấy: quan sát thấy rằng “chúng sanh ấy đã sanh ra ở đâu”. Người nào biết được theo cách khác: nói rằng – “những người nào biết được như sau: ‘hạng người này tái sanh vào địa ngục do tính chất thập thiện nghiệp đạo mà tự thân đã thực hành thì cái biết của những người ấy sai”. Nên hiểu ý nghĩa ở phần còn lại theo phương thức này. Biết: xuất hiện. Sự nắm giữ: do sức mạnh tà kiến. Sự bám chấp: với sự bám chấp bởi tà kiến. Nói đâm chặt vào: Nói kiểu nắm chặt, chấp chặt.

302. Tatrānandāti idampi na mahākammavibhaṅgañāṇassa bhājanaṃ, atha khvāssa mātikāṭṭhapanameva. Ettha pana etesaṃ dibbacakkhukānaṃ vacane[6] ettakā anuññātā, ettakā ananuññātāti idaṃ dassitaṃ. Tattha tatrāti tesu catūsu samaṇabrāhmaṇesu. Idamassāti idaṃ vacanaṃ assa. Aññathāti aññenākārena. Iti imesaṃ samaṇabrāhmaṇānaṃ vāde dvīsu ṭhānesu anuññātā, tīsu ananuññātāti evaṃ sabbattha anuññā nānuññā[7] veditabbā.

302. Này Ānanda trong bốn nhóm Sa-môn Bà-la-môn ấy: đây là câu phân tích đại nghiệp trí mặc dù vậy cũng vẫn câu để đặt tiêu đề. Hơn nữa, ở đây đức Thế Tôn thuyết giảng câu này rằng: Lời nói chừng ấy, ta chấp nhận lời nói chừng ấy, ta không chấp nhận theo lời của Sa-môn hay Bà-la-môn đó người có thiên nhãn.” Tattha tatra: trong những Sa-môn hay Bà-la-môn này. Idamassā tách từ thành idaṃ vacanaṃ assa [lời này có thể có]. Theo cách khác: với biểu hiện khác. Nên hiểu lời nói được chấp nhận (và) không được chấp nhận trong toàn bộ câu như vầy rằng: chấp nhận trong 2 trường hợp, không chấp nhận trong 3 trường hợp trong lời nói của Sa-môn hay Bà-la-môn này là như thế.

303. Evaṃ dibbacakkhukānaṃ vacane[8] anuññā ca ananuññā ca dassetvā idāni mahākammavibhaṅgañāṇaṃ vibhajanto tatrānanda, yvāyaṃ puggalotiādimāha.

303. Như vậy đức Thế Tôn sau khi thuyết giảng đến sự chấp nhận và không chấp nhận theo lời của Sa-môn hay Bà-la-môn có thiên nhãn, bây giờ khi phân tích trí trong đại nghiệp phân biệt mới nói rằng: Ở đây, này Ānanda trong bốn nhóm người thì hạng người v.v.

Pubbe vāssa taṃ kataṃ hotīti yaṃ iminā dibbacakkhukena kammaṃ karonto diṭṭho, tato pubbe kataṃ. pubbe katenapi hi niraye nibbattati, pacchā katenapi nibbattati, maraṇakāle vā pana — “khando seṭṭho sivo seṭṭho, pitāmaho seṭṭho, issarādīhi vā loko visaṭṭho”tiādinā micchādassanenapi nibbattateva. Diṭṭheva dhammeti yaṃ tattha diṭṭhadhammavedanīyaṃ hoti, tassa diṭṭheva dhamme, yaṃ upapajjavedanīyaṃ, tassa upapajjitvā, yaṃ aparāpariyavedanīyaṃ, tassa aparasmiṃ pariyāye vipākaṃ paṭisaṃvedeti.

Hạng người ấy đã tạo nghiệp ác trong thời quá khứ: hạng người đã tạo nghiệp nào mà Sa-môn hay Bà-la-môn này có thiên nhãn đã nhìn thấy, nghiệp mà người đã tạo trong thời quá khứ từ nghiệp đó, người ấy tái sanh vào địa ngục do nghiệp mà bản thân đã tạo trong thời quá khứ, sanh vào địa ngục do nghiệp mà bản thân đã tạo trong thời vị lai, cũng vậy vào lúc sắp chết cũng sanh vào địa ngục tương tự, ngay cả với tà kiến v.v, rằng – “Uẩn tối thượng, thần Siva tối thượng, Phạm thiên tối thượng, hoặc thế gian tối thượng đặc biệt do đấng tạo chủ v.v. Ở kiếp sống này: trong những nghiệp ấy, nghiệp nào có thể cho quả ở hiện tại thì người đã tạo phải lãnh thọ quả của nghiệp ấy ở ngay hiện tại, nghiệp nào cho quả khi sanh khởi thì hạng người sanh ra phải chịu quả của nghiệp ấy, nghiệp nào cho quả theo tuần tự thứ lớp (người ấy) phải lạnh thọ quả của nghiệp ấy theo tuần tự thứ lớp.

Iti ayaṃ samaṇo vā brāhmaṇo vā ekaṃ kammarāsiṃ ekañca vipākarāsiṃ addasa, sammāsambuddho iminā adiṭṭhe tayo kammarāsī, dve ca vipākarāsī addasa. Iminā pana diṭṭhe adiṭṭhe ca cattāro kammarāsī tayo ca vipākarāsī addasa. Imāni satta ṭhānāni jānanañāṇaṃ tathāgatassa mahākammavibhaṅgañāṇaṃ nāma. Dutiyavāre dibbacakkhukena kiñci na diṭṭhaṃ, tathāgatena pana tayo kammarāsī, dve ca vipākarāsī diṭṭhāti. imānipi pañca paccattaṭṭhānāni[9] jānanañāṇaṃ tathāgatassa mahākammavibhaṅgañāṇaṃ nāma. sesavāradvayepi eseva nayo.

Sa-môn hay Bà-la-môn này nhìn thấy một tập hợp của nghiệp và một tập hợp của quả là như thế. Bậc Chánh đẳng Chánh giác nhìn thấy 3 tập hợp của nghiệp và 2 tập hợp của quả mà Sa-môn hay Bà-la-môn không nhìn thấy. Hơn nữa, nhìn thấy 4 tập hợp của nghiệp và 3 tập hợp của quả mà những Sa-môn hay Bà-la-môn đã thấy và không nhìn thấy. Trí trong việc nhận biết 7 trường hợp này gọi là trí trong đại nghiệp phân tích của đức Như Lai. Sa-môn hay Bà-la-môn này có thiên nhãn không nhìn thấy gì trong phần thứ hai. Hơn nữa trí trong việc nhận biết 5 trường hợp như vầy là 3 tập hợp của nghiệp và 2 tập hợp của quả đã được nhìn thấy bởi đức Như Lai gọi là trí trong đại nghiệp phân tích của đức Như Lai. Ngay cả 2 phần còn lại cũng có cách thức tương tự.

Abhabbanti bhūtavirahitaṃ akusalaṃ. Abhabbābhāsanti abhabbaṃ ābhāsati abhibhavati paṭibāhatīti attho. Bahukasmiñhi akusalakamme āyūhite balavakammaṃ dubbalakammassa vipākaṃ paṭibāhitvā attano vipākassa okāsaṃ karoti idaṃ abhabbañceva abhabbābhāsañca[10]. Kusalaṃ[11] pana āyūhitvā āsanne akusalaṃ[12] kataṃ hoti, taṃ kusalassa[13] vipākaṃ paṭibāhitvā attano vipākassa okāsaṃ karoti, idaṃ abhabbaṃ bhabbābhāsaṃ. Bahumhi kusale āyūhitepi balavakammaṃ dubbalakammassa vipākaṃ paṭibāhitvā attano vipākassa okāsaṃ karoti, idaṃ bhabbañceva bhabbābhāsañca[14]. Akusalaṃ[15] pana āyūhitvā āsanne kusalaṃ[16] kataṃ hoti, taṃ akusalassa vipākaṃ paṭibāhitvā attano vipākassa okāsaṃ karoti, idaṃ bhabbaṃ abhabbābhāsaṃ.

Không thích hợp: loại trừ bản chất thật là bất thiện. Soi rọi cho thấy không thích hợp: Nghiệp không thích hợp soi rọi cho thấy, là chế ngự, tức ngăn chặn nghiệp không phù hợp. Bởi khi bất thiện nghiệp quá nhiều mà người đã tạo, nghiệp có năng lực cản trở quả của nghiệp không có năng lực tạo cơ hội cho quả của chính nó thì nghiệp đó gọi là nghiệp không thích hợp soi rọi cho thấy rằng không phù hợp. Còn hạng người đã tích lũy thiện nghiệp (mà) tạo bất thiện nghiệp vào lúc sắp chết, bất thiện nghiệp ấy cản trở quả của thiện nghiệp tạo cơ hội cho quả của chính nó thì nghiệp này gọi là nghiệp không thích hợp soi rọi cho thấy rằng phù hợp. Khi thiện quá nhiều mà người đã tích lũy, nghiệp có năng lực cản trở quả của nghiệp không có năng lực tạo điều kiện cho quả của chính nó nghiệp này gọi là nghiệp thích hợp và sọi rọi cho thấy rằng thích hợp. Còn hạng người nào đã tích lũy bất thiện nghiệp, làm thiện nghiệp vào lúc sắp chết, thiện nghiệp ấy cản trở quả của bất thiện nghiệp tạo cơ hội cho quả của chính nó thì nghiệp này gọi là nghiệp thích hợp sọi rọi cho thấy rằng không thích hợp.

Apica upaṭṭhānākārenapettha attho veditabbo. Idañhi vuttaṃ hoti, abhabbato ābhāsati upaṭṭhātīti abhabbābhāsaṃ. Tattha “yvāyaṃ puggalo idha pāṇātipātī”tiādinā nayena cattāro[17] puggalā vuttā, tesu paṭhamassa kammaṃ abhabbaṃ abhabbābhāsaṃ, tañhi akusalattā abhabbaṃ, tassa ca niraye nibbattattā tattha nibbattikāraṇabhūtaṃ akusalaṃ hutvā upaṭṭhāti. dutiyassa kammaṃ abhabbaṃ bhabbābhāsaṃ, tañhi akusalattā abhabbaṃ. Tassa pana sagge nibbattattā aññatitthiyānaṃ sagge nibbattikāraṇabhūtaṃ kusalaṃ hutvā upaṭṭhāti. Itarasmimpi kammadvaye eseva nayo. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Hơn nữa nên biết ý nghĩa ở đây theo biểu hiện được xuất hiện. Bởi có lời giải thích như sau, gọi là sọi rọi cho thấy là xuất hiện không phù hợp, vì lý do ấy nghiệp đó gọi là soi rọi cho thấy rằng không thích hợp. Đức Thế Tôn thuyết giảng bốn hạng người theo cách thứ như sau “Ở đây hạng người ưa thích sát sanh”, trong bốn hạng người ấy thì nghiệp của hạng người nhóm thứ nhất gọi là nghiệp không thích hợp soi rọi cho thấy rằng không phù hợp, bởi nghiệp này gọi là không thích hợp bởi là bất thiện, nghiệp làm nhân dẫn đi tái sanh trong địa ngục được gọi là bất thiện hiện hữu do tính chất hạng người nhóm thứ nhất ấy tái sanh trong địa ngục. Nghiệp của hạng người nhóm thứ hai được gọi là nghiệp không thích hợp soi rọi cho thấy rằng thích hợp, cũng nghiệp ấy gọi là không thích hợp bởi là bất thiện. Bởi nghiệp làm nhân đưa đến tái sanh vào thiên giới của các ngoại đạo gọi là thiện hiện hữu do tính chất hạng người nhóm thứ sanh vào thiên giới. 2 loại nghiệp còn lại cũng có phương thức tương tự như vậy. Từ còn lại trong các câu đều đơn giản.

Giải Thích Kinh Đại Nghiệp Phân Biệt Kết Thúc.


[1] 1 gāvuta là 4km

[2] Syā. – Lāludāyī

304. Evaṃ me sutanti saḷāyatanavibhaṅgasuttaṃ. Tattha veditabbānīti sahavipassanena maggena jānitabbāni. Manopavicārāti vitakkavicārā. vitakkuppādakañhi mano idha manoti adhippetaṃ, manassa upavicārāti manopavicārā. Sattapadāti vaṭṭavivaṭṭanissitānaṃ sattānaṃ padā. Ettha hi aṭṭhārasa vaṭṭapadā nāma, aṭṭhārasa vivaṭṭapadā nāma, tepi sahavipassanena maggeneva veditabbā. Yoggācariyānanti hatthiyoggādiācārasikkhāpakānaṃ, dametabbadamakānanti attho. Sesaṃ vibhaṅgeyeva āvibhavissati. Ayamuddesoti idaṃ mātikāṭṭhapanaṃ.

304. Kinh Phân Biệt Sáu Xứ được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, cần phải biết: nên biết bởi đạo có Minh sát. Ý hành: Tầm và Tứ. Thật vậy, Ý làm cho Tầm sanh khởi, ngài muốn đề cập đến ‘Ý’ ở trong trường hợp này. Được gọi là Ý hành bởi ý nghĩa sự chạy theo của tâm. Lối đi của chúng sanh: lối đi diễn tiến của tất chúng sanh được y cứ vào vaṭṭa và vivaṭṭa. Ở đây, lối đi đến vaṭṭa có 18 loại, lối đi đến vivaṭṭa có 18 loại. Ngay cả những con đường ấy cũng nên biết bởi Đạo có Minh sát. ​​Điều phục các hạng người đáng được điều phục: Vị đào tạo huấn luyện có môn học huấn luyện voi v.v, bao gồm người điều phục hạng người đáng được điều phục. Từ còn lại đều sáng tỏ trong phân tích đó. Đây là tổng thuyết: đây là câu đặt làm tiêu đề.

305. Cakkhāyatanādīni visuddhimagge vitthāritāni. Cakkhuviññāṇanti kusalākusalavipākato dve cakkhuviññāṇāni. Sesapasādaviññāṇesupi eseva nayo. imāni pana dasa ṭhapetvā sesaṃ idha manoviññāṇaṃ nāma.

305. Các xứ gồm nhãn xứ v.v, được giảng giải chi tiết trong Thanh Tịnh Đạo. Nhãn thức gồm đôi nhãn thức do kết quả của nghiệp thiện và nghiệp bất thiện. Kể cả các quan thức – pasādaviññāṇa còn lại cũng có phương thức tương tự. Thức còn lại loại trừ 5 thức này được gọi là Ý thức ở chỗ này.

Cakkhusamphassoti cakkhumhi samphasso. cakkhuviññāṇasampayuttasamphassassetaṃ adhivacanaṃ. Sesesupi eseva nayo.

Nhãn xúc: sự tiếp xúc trong con mắt, đó là tên gọi của xúc tương ưng với nhãn thức. Trong các xúc còn lại cũng có phương thức tương tự.

Cakkhunā rūpaṃ disvāti cakkhuviññāṇena rūpaṃ disvā. Eseva nayo sabbattha. Somanassaṭṭhāniyanti somanassassa ārammaṇavasena kāraṇabhūtaṃ. Upavicaratīti tattha vicārapavattanena upavicarati, vitakko taṃsampayutto cāti iminā nayena aṭṭhārasa vitakkavicārasaṅkhātā manopavicārā veditabbā. Cha somanassūpavicārāti ettha pana somanassena saddhiṃ upavicarantīti somanassūpavicārā. Sesapadadvayepi eseva nayo.

Sau khi thấy sắc bằng mắt: Do nhìn thấy sắc bằng nhãn thức. Câu còn lại cũng có phương thức tương tự. Là nơi an trú của hỷ: là nhân do tác động của đối tượng của hỷ. Sự chạy theo: tâm chạy theo do sự vận hành của Tứ trong sắc đó, nên hiểu sự chạy theo của tâm được nói là 18 loại Tầm và Tứ theo phương thức như sau: “Tầm và pháp tương ưng với Tầm đó”. Hơn nữa, ở đây sự chạy theo của sáu chỗ trú của hỷ bởi ý nghĩa chạy theo cùng với hỷ. Kể cả hai câu còn lại cũng phương thức này tương tự.

306. Gehasitānīti kāmaguṇanissitāni. Nekkhammasitānīti vipassanānissitāni. Iṭṭhānanti pariyesitānaṃ. Kantānanti kāmitānaṃ. Manoramānanti mano etesu ramatīti manoramāni, tesaṃ manoramānaṃ. Lokāmisapaṭisaṃyuttānanti taṇhāpaṭisaṃyuttānaṃ. Atītanti paṭiladdhaṃ. Paccuppannaṃ tāva ārabbha somanassaṃ uppajjatu, atīte kathaṃ uppajjatīti. atītepi — “yathāhaṃ etarahi iṭṭhārammaṇaṃ anubhavāmi, evaṃ pubbepi anubhavin”ti anussarantassa balavasomanassaṃ uppajjati.

306. Liên hệ tại gia: nương vào năm loại dục. Liên hệ sự xuất ly: nương vào Minh sát. Khả lạc: đáng tầm cầu. Khả hỷ: làm cho mong muốn. Khả ý: tâm hoan hỷ trong cảnh pháp đó vì thế những cảnh pháp đó mới gọi là chỗ hoan hỷ của tâm, những cảnh pháp ấy làm nơi ưa thích của tâm. Liên hệ đến vật chất thế giới: phối hợp với tham ái. Quá khứ: đã đạt được. Hỷ bắt đầu ở hiện tại sanh khởi trước, sanh khởi ở quá khứ như thế nào? Hỷ có năng lực sanh lên cùng hạng người hồi nhớ lại mặc dù ở quá khứ (rằng) “ta cảm nghiệm cảnh tốt trong lúc này như thế nào, ngay cả trong thời quá khứ cũng cảm nghiệm như thế ấy.”

Aniccatanti aniccākāraṃ. Vipariṇāmavirāganirodhanti pakativijahanena vipariṇāmaṃ, vigacchanena virāgaṃ, nirujjhanena nirodhaṃ. Sammapaññāyāti vipassanāpaññāya. Idaṃ vuccati nekkhammasitaṃ somanassanti idaṃ rañño viya attano sirisampattiṃ olokentassa vipassanaṃ paṭṭhapetvā nisinnassa saṅkhārānaṃ bhedaṃ passato saṅkhāragatamhi tikkhe sūre vipassanāñāṇe vahante uppannasomanassaṃ “nekkhammasitaṃ somanassan”ti vuccati. vuttampi cetaṃ —

“Suññāgāraṃ paviṭṭhassa, santacittassa bhikkhuno.

Amānusī ratī hoti, sammā dhammaṃ vipassato.

Yato yato sammasati, khandhānaṃ udayabbayaṃ.

Labhatī pītipāmojjaṃ, amatantaṃ vijānatan”ti. (dha. pa. 373-374).

Tính chất vô thường: tính chất vô thường. Sự biến hoại, sư ly tham và sự diệt tận: gọi là sự biến hoại do từ bỏ tính chất tự nhiên, sự ly tham bởi viễn ly, sự diệt bởi diệt tận. Với chánh trí tuệ: gồm Minh sát trí. Loại hỷ như vậy được gọi là hỷ liên hệ đến xuất ly: Hỷ này đã khởi lên cùng hành giả ngồi phát triển Minh sát nhìn thấy sự hoại diệt của các Hành-saṅkhāra giống như đức vua nhìn thấy vương quyền của ngài, trong lúc thực hành Minh sát trí tinh nhuệ đi đến các Hành, ta gọi là hỷ liên hệ đến xuất ly. Và điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:

Có sự thỏa thích không thuộc loài người cho vị tỳ khưu đã đi vào ngôi nhà trống vắng, có tâm an tịnh, đang thấy rõ pháp một cách đúng đắn.

Vào lúc nào vị Tỳ khưu quán thấy sự sanh và sự diệt của các uẩn, vào lúc ấy (vị ấy) đạt được hỷ và hân hoan vào lúc ấy; điều ấy là pháp Bất Tử của vị biết rõ tất cả. (dha. pa. 373-374).

Imānīti imāni chasu dvāresu iṭṭhārammaṇe āpāthagate aniccādivasena vipassanaṃ paṭṭhapetvā nisinnassa uppannāni cha nekkhammasitāni somanassāni.

Những điều này: những điều này hỷ liên hệ đến sáu xuất ly khởi lên cùng hạng người phát triển Minh sát do mãnh lực của tính chất vô thường v.v, vào lúc cảnh tốt xuất hiện trong sáu môn này.

307. Atītanti paccuppannaṃ tāva patthetvā alabhantassa domanassaṃ uppajjatu, atīte kathaṃ uppajjatīti. atītepi “yathāhaṃ etarahi iṭṭhārammaṇaṃ patthetvā na labhāmi, evaṃ pubbepi patthetvā na labhin”ti anussarantassa balavadomanassaṃ uppajjati.

307. Quá khứ: Thọ ưu khởi lên cùng hạng người mong muốn không đạt được cảnh tốt ở hiện tại trước sẽ sanh khởi ở quá khứ như thế nào? Thọ ưu có năng lực khởi lên cùng hạng người hồi tưởng lại cả trong quá khứ rằng: “Tôi đã mong mỏi không đạt được cảnh tốt vào lúc này như thế nào, tôi đã mong mỏi không đạt được (điều ấy) mặc dù ở thời quá như thế ấy”.

Anuttaresu vimokkhesūti anuttaravimokkho nāma arahattaṃ, arahatte patthanaṃ paṭṭhapentassāti attho. Āyatananti arahattāyatanaṃ. Pihaṃ upaṭṭhāpayatoti patthanaṃ paṭṭhapentassa. Taṃ panetaṃ patthanaṃ paṭṭhapentassa uppajjati, iti patthanāmūlakattā “pihaṃ upaṭṭhāpayato”ti vuttaṃ. Imāni cha nekkhammasitāni domanassānīti imāni evaṃ chasu dvāresu iṭṭhārammaṇe āpāthagate arahatte pihaṃ paṭṭhapetvā tadadhigamāya aniccādivasena vipassanaṃ upaṭṭhapetvā ussukkāpetuṃ asakkontassa — “imampi pakkhaṃ imampi māsaṃ imampi saṃvaccharaṃ arahattaṃ pāpuṇituṃ nāsakkhin”ti anusocato gāmantapabbhāravāsimahāsīvattherassa viya assudhārāpavattanavasena uppannadomanassāni cha nekkhammasitadomanassānīti veditabbāni. Vatthu pana Sumaṅgalavilāsiniyā Dīghanikāyaṭṭhakathāya Sakkapañhavaṇṇanāyaṃ (dī. ni. aṭṭha. 2.361) vitthāritaṃ, icchantena tato gahetabbaṃ.

Với sự giải thoát tối thượng: bậc Thánh A-ra-hán gọi là sự giải thoát tối thượng, có nghĩa là thiết lập sự ước muốn trong quả vị A-ra-hán. Āyatana-xứ: xứ là A-ra-hán. Vào thiết lập sự ước muốn: thiết lập sự ước muốn. Xứ ấy sanh khởi cùng hạng người thiết lập sự ước muốn ấy. Giải thích ‘người thiết lập sự ước muốn’ bởi tính chất xứ làm gốc rễ của sự ước muốn là như thế. Sáu thọ ưu này liên hệ xuất ly: Thọ ưu này khởi lên có thể làm cho nước mắt rơi xuống cho hạng người thiết lập sự ước muốn trong quả vị A-ra-hán khi cảnh tốt hiện hữu trong sáu môn, không thể làm cho Minh sát tăng trưởng nhờ vào mãnh lực của tính chất vô thường v.v, để chứng đắc quả vị A-ra-hán ấy giống như trưởng lão Mahāsiva ở sát vách núi gần làng, buồn rầu (rằng): “Suốt hai tuần này, suốt tháng này, suốt năm này ta không thể chứng đắc quả vị A-ra-hán” những điều này nên hiểu là ‘thọ ưu liên hệ sáu sự xuất ly’”. Hơn nữa, câu chuyện của ngài đã được giảng giải chi tiết phần giải thích trong bài Kinh Đế Thích Sở Vấn – Sakkapañha (dī. ni. aṭṭha. 2.361) ở phần Chú giải Trường Bộ gọi là Sumaṅgalavilāsinī, người ước muốn có thể lấy học tập từ Chú giải ấy.

308. Uppajjati upekkhāti ettha upekkhā nāma aññāṇupekhā. Anodhijinassāti kilesodhiṃ jinitvā ṭhitattā khīṇāsavo odhijino nāma, tasmā akhīṇāsavassāti attho. Avipākajinassāti etthapi āyatiṃ vipākaṃ jinitvā ṭhitattā khīṇāsavova vipākajino nāma, tasmā akhīṇāsavassevāti attho. Anādīnavadassāvinotiādīnavato upaddavato apassantassa. Imā cha gehasitā upekkhāti imā evaṃ chasu dvāresu iṭṭhārammaṇe āpāthagate guḷapiṇḍake nilīnamakkhikā viya rūpādīni anativattamānā tattha laggā laggitā hutvā uppannā upekkhā cha gehasitā upekkhāti veditabbā.

308. Xả trong vô trí gọi là xả trong câu này ‘xả khởi lên’. Người không chinh phục được (phiền não): bậc lậu tận gọi là bậc chiến thắng bởi vì bản thể bậc lậu tận đã chiến thắng được kẻ thù là phiền rồi rồi an trú, vì thế lời này được sử dụng đối với hạng phàm nhân không đoạn tận các lậu. Thậm chí trong câu không chinh phục được quả dị thục: chỉ có bậc lậu tận được gọi là vị chinh phục được quả dị thục do bậc lậu tận chiến thắng được quả dị thục trong thời vị lại rồi an trú, vì thế câu này cũng sử dụng đối với hạng phàm nhân vẫn chưa đoạn tận các lậu tương tự. Không thấy sự nguy hiểm: người không nhìn thấy được sự bất lợi. Những điều này là sáu loại xả liên hệ tại gia: xả không hướng đến sắc v.v, giống như khi cảnh tốt xuất hiện ở 6 môn này trôi qua cảnh tốt có sắc v.v, không đạt được, khởi lên dính chặt trong đối tượng gồm sắc v.v, giống như con ruồi dính vào đường mía thô, những điều này nên biết là 6 xả liên hệ tại gia.

Rūpaṃ sā ativattatīti[1] rūpaṃ sā anatikkamati[2], tattha nikantivasena na tiṭṭhati. Imā cha nekkhammasitā upekkhāti imā evaṃ chasu dvāresu iṭṭhādiārammaṇe āpāthagate iṭṭhe arajjantassa, aniṭṭhe adussantassa, asamapekkhane asammuyhantassa, uppannavipassanā-ñāṇasampayuttā cha nekkhammasitā upekkhāti veditabbā.

Xả như vậy không vượt khỏi sắc: Xả ấy không vượt khỏi sắc, không vững trú do tác động sự nhàm chán trong sắc ấy. Sáu xả này liên hệ xuất ly: xả tương ưng với trí sanh khởi cùng hạng người không hoan hỷ với cảnh tốt, mà cũng không bất mãn với cảnh xấu, không mê đắm do việc quán xét không cẩn trọng trong khi cảnh đáng ưa thích hiện hữu trong 6 môn như vầy những điều này nên hiểu là 6 thọ xả liên hệ xuất ly.

309. Tatra idaṃ nissāya idaṃ pajahathāti tesu chattiṃsasattapadesu aṭṭhārasa nissāya aṭṭhārasa pajahathāti attho. teneva — “tatra, bhikkhave, yāni cha nekkhammasitānī”tiādimāha. Nissāya āgammāti pavattanavasena nissāya ceva āgamma ca. Evametesaṃ samatikkamo hotīti evaṃ nekkhammasitānaṃ pavattanena gehasitāni atikkantāni nāma honti.

30. Trong những pháp ấy các ông hãy y cứ vào pháp này, từ bỏ pháp này: trong 36 lối đi của chúng sanh ấy các ông y cứ vào 18 lối đi này, và từ bỏ 18 lối đi này. Với lý do đó đức Thế Tôn mới thuyết rằng: “Này các Tỳ khưu, trong 36 con đường ấy… thọ hỷ y cứ 6 sự xuất ly v.v.” Y cứ (và) dựa vào: y cứ và dựa vào do mãnh lực của sự diễn tiến. Như vậy là sự vượt qua: được gọi là vượt qua xả liên hệ tại gia bởi sự vận hành của xả liên hệ sự xuất ly như vậy.

Evaṃ sarikkhakeneva sarikkhakaṃ jahāpetvā idāni balavatā dubbalaṃ jahāpento — “tatra, bhikkhave, yāni cha nekkhammasitāni somanassānī”tiādimāha. Evaṃ nekkhammasitasomanassehi nekkhammasitadomanassāni, nekkhammasitaupekkhāhi ca nekkhammasitasomanassāni jahāpentena balavatā dubbalappahānaṃ kathitaṃ.

Đức Thế Tôn cho từ bỏ các pháp giống nhau bằng pháp gần giống nhau như vậy, bây giờ cho từ bỏ pháp không có sức mạnh bằng pháp có sức mạnh mới thuyết rằng: – “Này chư Tỳ khưu, trong 36 lối đi ấy…6 hỷ liên hệ sự xuất ly”. Đức Thế Tôn cho dứt trừ ưu liên hệ sự xuất ly bằng hỷ liên hệ sự xuất ly và hỷ liên hệ sự xuất ly bằng xả liên hệ sự xuất ly như vậy, mới thuyết việc từ bỏ Pháp không có sức mạnh bằng pháp có sức mạnh.

Ettha pana ṭhatvā upekkhākathā veditabbā — aṭṭhasu hi samāpattīsu paṭhamādīni ca tīṇi jhānāni, suddhasaṅkhāre ca pādake katvā vipassanaṃ āraddhānaṃ catunnaṃ bhikkhūnaṃ pubbabhāgavipassanā somanassasahagatā vā hoti upekkhāsahagatā vā, vuṭṭhānagāminī pana somanassasahagatāva. Catutthajjhānādīni pādakāni katvā vipassanaṃ āraddhānaṃ pañcannaṃ pubbabhāgavipassanā purimasadisāva. vuṭṭhānagāminī pana upekkhāsahagatā hoti. Idaṃ sandhāya — “yā cha nekkhammasitā upekkhā, tā nissāya tā āgamma, yāni cha nekkhammasitāni somanassāni, tāni pajahathā”ti vuttaṃ. Na kevalañca evaṃpaṭipannassa bhikkhuno ayaṃ vipassanāya vedanāvisesova hoti, ariyamaggepi pana jhānaṅgabojjhaṅgamaggaṅgānampi viseso hoti.

Hơn nữa, ở đây bậc trí vững trú trong việc dứt bỏ ấy nên biết lời nói về xả – Bởi vì phần sơ khởi Minh sát của 4 vị Tỳ khưu bắt đầu thực hành Minh sát làm cho 3 tầng thiền có Sơ thiền v.v, trong 8 thiền chứng và các Hành thanh tịnh trở thành nền tảng câu hữu với hỷ và câu hữu với xả. Còn ‘tuệ Minh sát đưa đến giải thoát[3]’ chỉ câu hữu với hỷ. Phần sơ khởi minh sát của năm vị Tỳ khưu vị bắt đầu thực hành Minh sát làm cho các tầng thiền có Tứ thiền v.v, làm nền tảng cũng tương tự phương thức trước. Còn tuệ Minh sát đưa đến giải thoát câu hữu với xả. Để đề cập đến câu này mới thuyết rằng: “6 xả liên hệ sự xuất ly nào các ông y cứ những xả đó, dựa vào những xả đó hãy từ bỏ 6 hỷ liên hệ xuất ly”. Vị Tỳ khưu thực hành như vậy có được ân đức đặc biệt do mãnh lực của thọ không chỉ riêng Minh sát. Ân đức đặc biệt kể cả yếu tố của thiền, yếu tố giác ngộ và yếu tố của đạo cả trong Thánh đạo.

Ko panetaṃ visesaṃ niyameti? keci tāva therā vipassanāpādakajjhānaṃ niyametīti vadanti, keci vipassanāya ārammaṇabhūtā khandhā niyamentīti vadanti, keci puggalajjhāsayo niyametīti vadanti. Tesampi vāde ayameva pubbabhāge vuṭṭhānagāminīvipassanā niyametīti veditabbā. Vinicchayakathā panettha Visuddhimagge saṅkhārupekkhāniddese vuttāva.

Vậy điều gì quyết định ân đức đặc biệt đó, một số trưởng lão nói cho rằng thiền có Minh sát làm nền tảng quyết định, một số lại cho rằng các uẩn làm đối tượng của Minh sát quyết định, một số cho rằng y cứ vào con người quyết định. Trong lời nói của những vị trưởng lão ấy thì Minh sát là tuệ giải thoát trong phần đầu này nên biết rằng được quyết định. Còn vinicchaya-kathā trong câu này đã được nói trong phần diễn giải về hành xả [saṅkhārupekkhā].

310. Nānattāti nānā bahū anekappakārā. Nānattasitāti nānārammaṇanissitā. Ekattāti ekā. Ekattasitāti ekārammaṇanissitā. katamā panāyaṃ upekkhāti? heṭṭhā tāva aññāṇupekkhā vuttā, upari chaḷaṅgupekkhā vakkhati, idha samathaupekkhā, vipassanupekkhāti dve upekkhā gahitā.

310. Có tính chất khác biệt: có tính chất đa dạng, tức là nhiều loại, không phải một. Y cứ đối tượng khác biệt: nương vào đối tượng khác nhau. Nhất thể: một. Y cứ đối tượng nhất thể: nương vào một đối tượng. Xả này như thế nào? Xả vô trí [aññāṇupekkhā] đã được nói ở lần trước, sẽ nói về 6 chi xả [chaḷaṅgupekkhā] ở phía trước, ở đây cũng lấy 2 loại xả là samatha-upekkhā [xả trong Chỉ tịnh] và vipassanā-upekkhā [xả trong Minh sát]

Tattha yasmā aññāva rūpesu upekkhā, aññāva[4] saddādīsu, na hi yā rūpe upekkhā, sā saddādīsu hoti. Rūpe upekkhā ca rūpameva ārammaṇaṃ karoti, ‘na saddādayo. rūpe upekkhābhāvañca aññā samathaupekkhā’[5] pathavīkasiṇaṃ ārammaṇaṃ katvā uppajjati, aññā āpokasiṇādīni. Tasmā nānattaṃ[6] nānattasitaṃ[7] vibhajanto atthi, bhikkhave, upekkhā rūpesūtiādimāha. yasmā pana dve vā tīṇi vā ākāsānañcāyatanāni vā viññāṇañcāyatanādīni vā natthi, tasmā ekattaṃ ekattasitaṃ vibhajanto atthi, bhikkhave, upekkhā ākāsānañcāyatananissitātiādimāha.

Trong 2 loại xả đó thì xả trong sắc là một loại, xả ở trong âm thanh là một loại, bởi vì xả ở trong sắc thì không có trong âm thanh v.v. Chỉ xả ở trong sắc mới có thể làm cho sắc trở thành đối tượng, âm thanh v.v, không thể làm cho sắc và tính chất của xả trở thành đối tượng. Samatha-upekkhā khác là xả được sanh khởi (do) đã làm cho đề mục đất trở thành đối tượng, xả khác là xả được sanh khởi do đã làm đề mục nước v.v, trở thành đối tượng. Vì thế, trong khi phân tích tính chất khác biệt và nương vào đối tượng khác biệt mới thuyết rằng: “Này chư Tỳ khưu, xả có ở trong sắc cũng có v.v.” Hơn nữa, do Không vô biên xứ hoặc Thức vô biên xứ v.v, không có 2 hoặc 3, vì thế khi phân tích ‘y cứ một đối tượng’ mới thuyết rằng: “Này chư Tỳ khưu, xả y cứ Không vô biên xứ cũng có v.v.

Tattha ākāsānañcāyatanaupekkhā sampayuttavasena ākāsānañcāyatananissitā, ākāsānañcāyatanakhandhe vipassantassa vipassanupekkhā ārammaṇavasena ākāsānañcāyatananissitā. Sesāsupi eseva nayo.

Trong số những xả ấy thì xả trong Không vô biên xứ y cứ Không vô biên xứ do tác động tương ưng, xả trong Minh sát của vị Tỳ khưu nhìn thấy rõ Không vô biên xứ uẩn y cứ Không vô biên xứ  do tác động của đối tượng. Kể cả những xả còn lại cũng có phương thức tương tự.

Taṃ pajahathāti ettha arūpāvacarasamāpattiupekkhāya rūpāvacarasamāpattiupekkhaṃ pajahāpeti, arūpāvacaravipassanupekkhāya rūpāvacaravipassanupekkhaṃ.

Dứt trừ vượt qua âm thanh (mà) có xả khác biệt, y cứ đối tượng khác biệt: cho dứt trừ xả ơ trong thiền chứng thiện Sắc giới bằng xả trong thiền chứng Vô sắc, cho dứt trừ xả trong Minh sát trong Sắc giới bằng xả trong Minh sát trong Vô sắc.

Atammayatanti ettha tammayatā nāma taṇhā, tassā pariyādānato vuṭṭhānagāminīvipassanā atammayatāti vuccati. Taṃ pajahathāti idha vuṭṭhānagāminīvipassanāya arūpāvacarasamāpattiupekkhañca vipassanupekkhañca pajahāpeti.

Tham ái được gọi là tammayatā trong từ atammayata [có tánh không tham ái] ở đây tuệ Minh sát đưa đến giải thoát là có sự diệt tận tham ái được gọi là có tánh không tham ái. Dứt trừ này: cho từ bỏ xả trong thiền chưng Vô sắc và xả trong Minh sát bằng tuệ Minh sát đưa đến giải thoát.

311. Yadariyoti ye satipaṭṭhāne ariyo sammāsambuddho sevati. Tattha tīsu ṭhānesu satiṃ paṭṭhapento satipaṭṭhāne sevatīti veditabbo. Na sussūsantīti saddahitvā sotuṃ na icchanti. Na aññāti jānanatthāya cittaṃ na upaṭṭhapenti. Vokkammāti atikkamitvā. Satthu sāsanāti satthu ovādaṃ gahetabbaṃ pūretabbaṃ na maññantīti attho. Na ca attamanoti na sakamano. Ettha ca gehasitadomanassavasena appatīto hotīti na evamattho daṭṭhabbo, appaṭipannakesu pana attamanatākāraṇassa[8] abhāvenetaṃ vuttaṃ. Anavassutoti paṭighāvassavena anavassuto. Sato sampajānoti satiyā ca ñāṇena ca samannāgato. Upekkhakoti chaḷaṅgupekkhāya upekkhako. Attamanoti idhāpi gehasitasomanassavasena uppilāvitoti na evamattho daṭṭhabbo, paṭipannakesu pana anattamanatākāraṇassa[9] abhāvenetaṃ vuttaṃ. Anavassutoti rāgāvassavena anavassuto. 

311. Bậc Thánh: Bậc Chánh đẳng Chánh giác là bậc Thánh nhân cộng tác với những sự thiết lập niệm nào, người thiết lập niệm ở 3 vị trí như thế nên biết rằng cộng tác với nơi thiết lập của niệm. Không khéo lắng nghe: Không tha thiết để lắng nghe. Không đặt tâm tiếp thu: không đặt tâm vì lợi ích cho việc nhận biết. Tránh né: vượt qua. Lời dạy của bậc Đạo Sư: có nghĩa là không suy tư đến lời giáo huấn của bậc Đạo Sư nên được giữ lấy, nên làm cho đầy. Không hoan hỷ: Không có vui sướng. Tuy nhiên ở đây không nên hiểu ý nghĩa như vầy: không chọc tức với mãnh lực ưu liên hệ tại gia, nhưng thuyết câu đó vì không có lý do của sự hân hoan đối với nhóm đệ tử không thực hành. An toàn từ những ô nhiễm bị rỉ ra: không tích cực do tác động tích cực sự căm giận. Có niệm có sự tỉnh giác: hội đủ bởi niệm và trí. Có trạng thái xả: có trạng thái xả nhờ 6 chi xả. Không nên hiểu ý nghĩa như vầy: có sự hoan hỷ bởi mãnh lực hỷ liên hệ tại gia ngay cả trong câu này attamano [có tâm hân hoan]. Câu đó đã thuyết với tính chất có nhân của sự vui sướng ở trong nhóm đệ tử thực hành. An toàn từ những ô nhiễm bị rỉ ra: không tích cực do tác động tích cực bởi ái luyến.

312. Sāritoti damito. Ekameva disaṃ dhāvatīti anivattitvā dhāvanto ekaṃyeva disaṃ dhāvati, nivattitvā pana aparaṃ dhāvituṃ sakkoti. aṭṭha disā vidhāvatīti ekapallaṅkena nisinno kāyena anivattitvāva vimokkhavasena ekappahāreneva aṭṭha disā vidhāvati, puratthābhimukho vā dakkhiṇādīsu aññataradisābhimukho vā nisīditvā aṭṭha samāpattiyo samāpajjatiyevāti attho. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

312. Đẩy cho chạy: đã được huấn luyện. Chỉ chạy về một phương hướng: Chạy đi không quay trở lại, gọi là chỉ chạy đi cùng một hướng, tuy nhiên quay trở lại có thể chạy đi về hướng khác. Chạy đi khắp tám phương hướng: ngồi với một bảo tọa, không xoay chuyển bởi thân, chạy khắp 8 hướng chỉ với một lần duy nhất do mãnh lực của sự giải thoát, có nghĩa là hướng mặt về phương Đông hoặc phương Bắc, bất cứ phương nào, đều hoàn toàn có thể ngồi nhập vào cả 8 thiền chứng. Từ còn lại trong các câu đều đơn giản.

Giải Thích Kinh Phân Biệt Sáu Xứ Kết Thúc


[1] Syā. Ka. – Nātivattatīti

[2] Syā. – Na atikkamati, Ka. – anatikkamati

[3] Vuṭṭhānagāminī: là Tuệ Minh sát dẫn đến giải thoát khỏi danh pháp và sắc pháp, hay còn gọi tuệ Minh sát vượt tam giới có 2 trí tuệ thiền tuệ bao gồm trí thuận dòng [anulomañāṇa] và trí chuyển tộc [gotrabhuñāṇa].

[4] Ka. – yasmā aññāṇupekkhā aññā

[5] Sī. – rūpe upekhā evañca aññañca, rūpe upekkhā eva ca aññā (?)

[6] Sī. – nānattā ca, Ka. – nānattabhāvaṃ

[7] Sī., Ka. – nānattasitañca

[8] Ka. – anattamanatākāraṇassa

[9] Ka. – attamanatākāraṇassa