Kinh số 122 – Giải Thích Kinh Đại Không
(Mahāsuññatasuttavaṇṇanā)Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Đại Không
185. Evamme sutanti Mahāsuññatasuttaṃ. Tattha Kāḷakhemakassāti chavivaṇṇena so kāḷo. Khemakoti panassa nāmaṃ. Vihāroti tasmiṃyeva Nigrodhārāme ekasmiṃ padese pākārena parikkhipitvā dvārakoṭṭhakaṃ māpetvā haṃsavaṭṭakādisenāsanāni ceva maṇḍalamāḷabhojanasālādīni ca patiṭṭhapetvā kato vihāro. Sambahulāni senāsanānīti mañco pīṭhaṃ bhisibimbohanaṃ taṭṭikā cammakhaṇḍo tiṇasanthāro paṇṇasanthāro palālasanthārotiādīni paññattāni honti, mañcena mañcaṃ … pe … palālasanthāreneva palālasanthāraṃ āhacca ṭhapitāni, gaṇabhikkhūnaṃ vasanaṭṭhānasadisaṃ ahosi.
185. Kinh Đại Không được bắt đầu như sau: “Tôi đã được nghe như vầy.” Ở đó, Thích ca Kāḷakhemakassā: vị ấy có màu da đen. Khemako là tên của vị ấy. Tịnh xá: ám chỉ đến chỗ nghỉ ngơi của vua Sakya ở quốc độ gần vườn Nigrodha nơi đã được xây dựng tường thành, luôn cả hào rãnh xung quanh, trạm gác, cổng thành, sàng tọa hình thiên nga v.v, và phòng ăn maṇḍalamāḷa v.v. Có sắp đặt rất nhiều sàng tọa bao gồm cái giường, cái ghế, nệm, gối, chiếu, tấm da thú, thảm cỏ, thảm lá, thảm rơm v.v, đã được trải sẵn đặt ra, kê giường đặt giường …nt… trải thảm rơm, đặt thảm rơm tương tự. Trở thành như nơi cư trú của các vị Tỳ khưu sống chung nhau thành một nhóm.
Sambahulā nu khoti Bhagavato bodhipallaṅkeyeva sabbakilesānaṃ samugghāṭitattā saṃsayo nāma natthi, vitakkapubbabhāgā pucchā, vitakkapubbabhāge[1] cāyaṃ nukāro nipātamatto. Pāṭimatthakaṃ[2] gacchante avinicchito nāma na hoti. Ito kira pubbe Bhagavatā dasa dvādasa bhikkhū ekaṭṭhāne vasantā na diṭṭhapubbā.
Phải chăng quá nhiều? sự hoài nghi không có nơi đức Thế Tôn bởi ngài đã nhổ hết tất cả mọi phiền não ngay chính bảo tọa Bồ-đề, câu hỏi có tầm ở phần đầu và từ ‘nu’ có tầm-vitakka ở phần đầu chỉ là phân từ. Khi đến đoạn Pāḷī dĩ nhiên không cần lý giải. Được biết trước kia kể từ đây đức Thế Tôn chưa từng nhìn thấy chư Tỳ khưu ở chung một chỗ với nhau đến 10-12 vị.
Athassa etadahosi — gaṇavāso nāmāyaṃ vaṭṭe āciṇṇasamāciṇṇo nadīotiṇṇaudakasadiso, nirayatiracchānayonipettivisayāsurakāyesupi, manussaloka-devalokabrahmalokesupi gaṇavāsova āciṇṇo. Dasayojanasahasso hi nirayo tipucuṇṇabharitā nāḷi viya sattehi nirantaro, pañcavidhabandhanakammakāraṇakaraṇaṭṭhāne sattānaṃ pamāṇaṃ vā paricchedo vā natthi, tathā vāsīhi tacchanādiṭhānesu, iti gaṇabhūtāva paccanti. Tiracchānayoniyaṃ ekasmiṃ vammike upasikānaṃ pamāṇaṃ vā paricchedo vā natthi, tathā ekekabilādīsupi kipillikādīnaṃ. Tiracchānayoniyampi[3] gaṇavāsova. Petanagarāni ca gāvutikāni aḍḍhayojanikānipi petabharitāni honti. Evaṃ pettivisayepi gaṇavāsova. Asurabhavanaṃ dasayojanasahassaṃ kaṇṇe pakkhittasūciyā kaṇṇabilaṃ viya hoti. iti asurakāyepi gaṇavāsova. Manussaloke Sāvatthiyaṃ sattapaṇṇāsa kulasatasahassāni, Rājagahe anto ca bahi ca aṭṭhārasa manussakoṭiyo vasiṃsu. Evaṃ aññesupi ṭhānesūti manussalokepi gaṇavāsova. Bhummadevatā ādiṃ katvā devalokabrahmalokesupi gaṇavāsova. Ekekassa hi devaputtassa aḍḍhatiyā nāṭakakoṭiyo honti, navapi koṭiyo honti, ekaṭṭhāne dasasahassāpi brahmāno vasanti.
Khi ấy ngài khởi lên suy nghĩ như vầy – việc sống chung thành nhóm có hành vi được thực hiện trong vòng luân hồi tựa như nước chảy vào dòng sông và việc sống thành nhóm có hành vi được thực hiện ở địa ngục, sanh loại bàng sanh, cảnh giới ngạ quỷ và cảnh giới A-tu-la, (hay) thế giới loài người, thế giới chư Thiên và thế giới Phạm thiên, địa ngục hàng ngàn do-tuần chật kín bởi tất cả chúng sanh giống như một cái chảo chứa đầy bụi chì, những chúng sanh ở nơi mà phải lãnh chịu năm loại hình phạt thuộc về thể xác không thể ước chứng hoặc không thể xác định, những chúng sanh sống chung thành nhóm đau đớn ở chỗ bị hàng ngàn lưỡi dao sắc bén v.v, tương tự như thế. Sanh loại bàn sanh, bọn mối sống ở trong một gò mối không thể ước chừng hoặc không thể xác định và bọn kiến vàng v.v, kể cả ở mỗi tổ v.v, cũng tương tự và kể cả chỉ trong một sanh loại bàng sanh cũng sống chung tạo thành nhóm. Và thành phố ngạ quỷ có một gāvuta, một nửa do-tuần đầy ngạ quỷ. Thậm chí nhóm ngạ quỷ cũng sống chung thành nhóm như vậy. Cõi ngạ quỷ khoảng chừng mười ngàn do-tuần giống như lỗ tai được lấy kim xỏ vào lỗ tai, kể cả loài A-tu-la cũng sống thành nhóm như thế. Ở thế giới loài người riêng thành Sāvatthī có đến năm triệu bảy trăm ngàn gia đình, ở thành Rājagaha, cả bên trong và bên ngoài, có 18 koṭi người sinh sống. Kể cả ở những nơi khác, chính trong thế giới loài người họ cũng sống cùng nhau tạo thành nhóm tương tự. Cả ở thế giới Chư thiên và thế giới Phạm thiên. Bắt đầu từ Chư thiên địa cũng sống thành nhóm. Mỗi vị Thiên tử có hai rưỡi koṭi thiên nữ ca múa, một số vị có đến 9 koṭi, đến Phạm thiên số lượng tính đếm mười nghìn cũng sống chung một chỗ.
Tato cintesi — “mayā satasahassakappādhikāni cattāri asaṅkhyeyyāni gaṇavāsaviddhaṃsanatthaṃ dasa pāramiyo pūritā, ime ca bhikkhū ito paṭṭhāyeva gaṇaṃ bandhitvā gaṇābhiratā jātā ananucchavikaṃ karontī”ti. So dhammasaṃvegaṃ uppādetvā puna cintesi — “sace ‘ekaṭṭhāne dvīhi bhikkhūhi na vasitabban’ti sakkā bhaveyya sikkhāpadaṃ paññapetuṃ, sikkhāpadaṃ paññāpeyyaṃ, na kho panetaṃ sakkā. Handāhaṃ mahāsuññatāpaṭipattiṃ nāma suttantaṃ desemi, yaṃ sikkhākāmānaṃ kulaputtānaṃ sikkhāpadapaññatti viya nagaradvāre nikkhittasabbakāyikāadāso viya ca bhavissati. Tato yathā nāmekasmiṃ ādāse khattiyādayo attano vajjaṃ disvā taṃ pahāya anavajjā honti, evamevaṃ mayi parinibbutepi pañcavassasahassāni imaṃ suttaṃ āvajjitvā gaṇaṃ vinodetvā ekībhāvābhiratā kulaputtā vaṭṭadukkhassa antaṃ karissantī”ti. Bhagavato ca manorathaṃ pūrentā viya imaṃ suttaṃ āvajjitvā gaṇaṃ vinodetvā vaṭṭadukkhaṃ khepetvā parinibbutā kulaputtā gaṇanapathaṃ vītivattā. Vālikapiṭṭhivihārepi hi ābhidhammikābhayatthero nāma vassūpanāyikasamaye sambahulehi bhikkhūhi saddhiṃ imaṃ suttaṃ sañjhāyitvā “Sammāsambuddho evaṃ kāreti, mayaṃ kiṃ karomā”ti āha. Te sabbepi antovasse gaṇaṃ vinodetvā ekībhāvābhiratā arahattaṃ pāpuṇiṃsu. gaṇabhedanaṃ nāma idaṃ suttanti.
Kể từ đó (ngài) suy nghĩ rằng: “ta thực hành mười pháp ba-la-mật đến 4 a-tăng-kỳ một trăm ngàn đại kiếp nhằm mục đích thoát khỏi việc sống chung thành nhóm, nhưng những vị Tỳ khưu này tính từ bây giờ trở đi họ bám sát nhau thành nhóm hoan hỷ trong nhóm, tạo nghiệp thật không thích hợp”. Ngài đã khởi lên trạng thái chấn động do chư Tỳ khưu làm nhân, đã suy tư như sau – “nếu ta sẽ quy định điều học ‘hai vị Tỳ khưu không nên ở chung một chỗ, nhưng không thể quy định. Được rồi, ta sẽ thuyết giảng bài Kinh Lối Thực Hành Đại Không – Mahāsuññatāpaṭipatti sẽ giống như việc quy định điều học dành cho thiện nam tử, người mong muốn việc học tập và tựa như chiếc gương dành cho việc soi rọi mọi nhóm chúng sanh được đặt ở cổng thành. Từ đó, vị Sát-đế-lỵ nhìn thấy được lỗi lầm của chính mình trong một chiếc gương, từ bỏ lỗi lầm đó trở thành người không thể tìm thấy lỗi như thế nào, thậm chí khi ta viên tịch Nibbāna trải qua năm ngàn năm những thiện nam tử đó sẽ nhớ đến bài Kinh này phá tan được bản chất nhóm (sự sống chung thành nhóm) hoan hỷ bản chất độc cư sẽ thực hành đưa đến chấm dứt vòng sanh tử khổ. Những thiện nam tử nhớ đến bài Kinh này phá tan được bản chất nhóm làm cho khổ đau trong vòng luân hồi chấm dứt rồi tịch diệt Nibbāna đếm không hết, tương tự như làm cho điều mong ước của đức Thế Tôn được thành tựu trọn vẹn. Kể cả trong tịnh xá Vālikapiṭṭhi trưởng lão Abhaya vị thiện xảo về Abhidhamma giảng giải bài Kinh này cùng với nhiều vị Tỳ khưu vào lúc an cư mùa mưa đã nói rằng: “Đấng Chánh đẳng Chánh giác khuyên làm như vầy, chúng ta làm như thế nào?” Tất cả những vị Tỳ khưu ấy toàn bộ đã phá tan tính chất sống chung thành nhóm, hoan hỷ trong lối sống độc cư, rồi chứng đắc quả vị A-ra-hán trong mùa an cư. Bài Kinh này gọi là phá tan lối sống chung thành nhóm bằng cách ấy.
186. Ghaṭāyāti evaṃnāmakassa sakkassa. Vihāreti ayampi vihāro nigrodhārāmasseva ekadese Kāḷakhemakassa vihāro viya katoti veditabbo. Cīvarakammanti jiṇṇamalinānaṃ aggaḷaṭṭhānuppādanadhovanādīhi kataparibhaṇḍampi, cīvaratthāya uppannavatthānaṃ vicāraṇasibbanādīhi akataṃ saṃvidhānampi vaṭṭati, idha pana akataṃ saṃvidhānaṃ adhippetaṃ. Manussā hi Ānandattherassa cīvarasāṭake adaṃsu. Tasmā thero sambahule bhikkhū gahetvā tattha cīvarakammaṃ akāsi. Tepi bhikkhū pātova sūcipāsakassa paññāyanakālato paṭṭhāya nisinnā apaññāyanakāle uṭṭhahanti. Sūcikamme niṭṭhiteyeva senāsanāni saṃvidahissāmāti na saṃvidahiṃsu. Cīvarakārasamayo noti thero kira cintesi — “addhā etehi bhikkhūhi na paṭisāmitāni senāsanāni, Bhagavatā ca diṭṭhāni bhavissanti. Iti anattamano Satthā suṭṭhu niggahetukāmo, imesaṃ bhikkhūnaṃ upatthambho bhavissāmī”ti; tasmā evamāha. Ayaṃ panettha adhippāyo — “na, bhante, ime bhikkhū kammārāmā eva, cīvarakiccavasena pana evaṃ vasantī”ti.
186. Thích-ca Ghaṭāya: vị Thích-ca có tên như vậy. Trong tịnh xá: kể cả trong tịnh xá này, nên biết rằng được thực hiện ở mỗi một phần của chính Nigrodhārāma giống như tịnh xá của vị Kāḷakhemaka. Công việc may y: việc sắp xếp lấy y phục cũ dơ bẩn lại để may vá và giặt giũ v.v, việc lấy vải vóc phát sinh để may y phục vẫn chưa làm chẳng hạn như việc đo lường và may vá được thích hợp, nhưng ở đây muốn đề cập đến phần vẫn chưa được sắp đặt để làm. Bởi tất cả mọi người đã cúng dường y phục đến trưởng lão Ānanda. Vì thế, trưởng lão đã thuyết phục nhiều vị Tỳ khưu thực hiện may y ở trong tịnh xá ấy. Thậm chí những vị Tỳ khưu ấy ngồi từ lúc bắt đầu xỏ kim rất sớm, đứng dậy thời gian không thể xác định. Khi may xong những vị ấy nghĩ rằng: Sẽ sắp xếp tọa cụ vẫn chưa được sắp xếp. Nay là thời chúng con làm y: được biết trưởng lão nghĩ rằng – “chắc chắn đức Thế Tôn sẽ nhìn thấy tất cả các tọa cụ mà những Tỳ khưu này vẫn chưa sắp xếp. Bằng cách này bậc Đạo Sư sẽ không hài lòng, có mong muốn quở trách, ta sẽ trợ giúp những vì này”; vì thế trưởng lão đã nói như vậy. Hơn nữa ở đây trong câu này có lời giải thích như sau (trưởng lão Ānanda đáp rằng) – “Kính bạch ngài, những vị Tỳ khưu này không những tập trung vào công việc mà còn sống như vầy do tác động bổn phận của y phục”.
Na kho, Ānandāti, Ānanda, kammasamayo vā hotu akammasamayo vā, cīvarakārasamayo vā hotu acīvarakārasamayo vā, atha kho saṅgaṇikārāmo bhikkhu na sobhatiyeva. Mā tvaṃ anupatthambhaṭṭhāne upatthambho ahosīti. Tattha saṅgaṇikāti sakaparisasamodhānaṃ. Gaṇoti nānājanasamodhānaṃ. Iti saṅgaṇikārāmo vā hotu gaṇārāmo vā, sabbathāpi gaṇabāhullābhirato gaṇabandhanabaddho bhikkhu na sobhati. pacchābhatte pana divāṭṭhānaṃ sammajjitvā sudhotahatthapādo mūlakammaṭṭhānaṃ gahetvā ekārāmatamanuyutto bhikkhu buddhasāsane sobhati. Nekkhammasukhanti kāmato nikkhantassa sukhaṃ. Pavivekasukhampi kāmapavivekasukhameva. Rāgādīnaṃ pana vūpasamatthāya saṃvattatīti upasamasukhaṃ. Maggasambodhatthāya saṃvattatīti sambodhisukhaṃ. Nikāmalābhīti kāmalābhī icchitalābhī. Akicchalābhīti adukkhalābhī. Akasiralābhīti vipulalābhī.
Này Ānanda (vị Tỳ khưu thích kết phe nhóm…) không đẹp: Này Ānanda, trường hợp có công việc, hoặc trường hợp không có công việc, hoặc trong lúc may y hãy đưa lên vị Tỳ khưu hoan hỷ với việc kết phe nhóm không tốt đẹp, ông chớ nên trợ giúp không hợp lý không đáng trợ giúp. Ở đây, kết phe nhóm: tập hợp đồ chúng của mình. Đám đông: Tập hợp nhiều người khác nhau. Bằng cách này vị Tỳ khưu có sự thỏa thích đồ chúng hoặc có sự thỏa thích đám đông, có sự thỏa thích trong sự đông đúc của đám đông, gắn bó với đám đông (điều đó) không tốt đẹp ở mọi phương diện. Nhưng vị Tỳ khưu quét dọn chỗ nghỉ ngơi ban ngày sau thời gian thọ dụng vật thực, rửa tay rửa chân sạch sẽ, thọ lãnh pháp hành thiền định căn bản gốc phối hợp thường xuyên đạt đến tính tính chất tâm chuyên nhất nơi đối tượng (điều ấy) thật tốt đẹp trong Phật giáo. Đối với lạc của sự xuất gia: Sự an lạc của vị Tỳ khưu xuất khỏi các dục. Thậm chí đối với lạc của sự ẩn cư cũng được xem là lạc khởi lên từ sự yên tĩnh của các dục. Đối với lạc của sự yên tĩnh bởi ý nghĩa vận hành đưa đến vắng lặng phiền não có ái luyến v.v. Đối với lạc của sự giác ngộ bởi ý nghĩa vận hành đưa đến giác ngộ đạo. Vị có sự đạt được theo ước muốn: đạt được theo sự mong muốn, đạt được theo sự ước muốn. Có sư đạt được không khó khăn: đạt được không khó khăn. Có sư đạt được không khó nhọc: đạt được dễ dàng.
Sāmāyikanti appitappitasamaye kilesehi vimuttaṃ. Kantanti manāpaṃ. Cetovimuttinti rūpārūpāvacaracittavimuttiṃ. Vuttañhetaṃ — “cattāri ca jhānāni catasso ca arūpasamāpattiyo, ayaṃ sāmāyiko vimokkho”ti (paṭi. ma. 1.213). Asāmāyikanti na samayavasena kilesehi vimuttaṃ, atha kho accantavimuttaṃ lokuttaraṃ vuttaṃ. vuttañhetaṃ — “cattāro ca ariyamaggā cattāri ca sāmaññaphalāni, ayaṃ asāmāyiko vimokkho”ti. Akuppanti kilesehi akopetabbaṃ.
Có thời hạn: thoát khỏi phiền não tạm thời. Sự thỏa thích: đáng ưa thích. Sự giải thoát của tâm: sự giải thoát của tâm thuộc Sắc giới và Vô sắc giới. Điều này đã được nói như sau – “Bốn thiền và bốn sự chứng đạt Vô sắc, đây là sự giải thoát có thời hạn” (paṭi. ma. 1.213). Không có thời hạn: thoát khỏi phiền não không có thời hạn, sự giải thoát hoàn toàn được gọi là xuất thế gian. Điều này đã được nói như sau – “Bốn Thánh Đạo, bốn Quả vị của Sa-môn, đây gọi là giải thoát vô thời hạn.” Không chuyển đổi: Không làm rung đổi bởi phiền não.
Ettāvatā kiṃ kathitaṃ hoti? Saṅgaṇikārāmo bhikkhu gaṇabandhanabaddho neva lokiyaguṇaṃ, na ca lokuttaraguṇaṃ nibbattetuṃ sakkoti, gaṇaṃ vinodetvā pana ekābhirato sakkoti. Tathā hi Vipassī Bodhisatto caturāsītiyā pabbajitasahassehi parivuto satta vassāni vicaranto sabbaññuguṇaṃ nibbattetuṃ nāsakkhi, gaṇaṃ vinodetvā sattadivase ekībhāvābhirato bodhimaṇḍaṃ āruyha Sabbaññuguṇaṃ nibbattesi. Amhākaṃ Bodhisatto pañcavaggiyehi saddhiṃ chabbassāni vicaranto sabbaññuguṇaṃ nibbattetuṃ nāsakkhi, tesu pakkantesu ekībhāvābhirato Bodhimaṇḍaṃ āruyha Sabbaññuguṇaṃ nibbattesi.
Chỉ chừng ấy ngài muốn đề cập đến điều gì? Vị Tỳ khưu ưa thích đồ chúng và gắn bó thành đám đông, không thể làm cho ân đức thế giới và ân đức xuất thế gian được sanh khởi, nhưng nếu phá tan việc sống thành nhóm, hoan hỷ trong lối sống độc cư có thể làm cho ân đức thế giới và ân đức xuất thế gian được sanh khởi. Thật vậy ngay cả Bồ-tát Vipassī được vây quanh bởi tám mươi bốn nghìn vị xuất gia du hành 7 năm cũng không thể làm cho Toàn giác trí sanh khởi. Sau khi phá tan tính chất đám đông thỏa thích trong lối sống độc cư bước lên cội Bồ-đề trong vòng 7 ngày đã làm ân đức Toàn giác sanh khởi. Bồ-tát của chúng ta du hành suốt 6 năm cùng với nhóm năm vị ẩn sĩ cũng không thể làm cho ân đức Toàn giác sanh khởi. Khi rời khỏi nhóm năm vị ẩn sĩ hoan hỷ lối sống độc cư bước lên cội Bồ-đề làm cho ân đức Toàn giác khởi sanh.
Evaṃ saṅgaṇikārāmassa guṇādhigamābhāvaṃ dassetvā idāni dosuppattiṃ dassento nāhaṃ Ānandātiādimāha. Tattha rūpanti sarīraṃ. Yattha rattassāti yasmiṃ rūpe rāgavasena rattassa. Na uppajjeyyunti yasmiṃ rūpe rattassa na uppajjeyyuṃ, taṃ rūpaṃ na samanupassāmi, atha kho Sāriputtamoggallānānaṃ Dasabalasāvakattupagamanasaṅkhātena aññathābhāvena Sañcayassa viya, Upāligahapatino aññathābhāvena Nāṭaputtassa viya, Piyajātikasutte seṭṭhiādīnaṃ viya ca uppajjantiyeva.
Đức Thế Tôn khi thuyết rằng: vị thỏa thích đồ chúng không thể nào chúng đắc bản thể ân đức đặc biệt như vậy, bây giờ để thuyết giảng sự khởi sanh lỗi lầm đã nói như sau: ‘Này Ānanda, Ta không quán thấy v.v.’ Trong câu đó, từ ‘sắc’ bao gồm sắc thân. Được người thỏa thích: thỏa thích do tác động ái luyến trong sắc đó. Không khởi lên: sầu v.v, không thể khởi lên nơi vị Tỳ khưu thỏa thích trong sắc nào, ta không quán thấy sắc đó, khi ấy khởi lên được giống như sanh khởi cùng du sĩ Sañcaya bằng tính chất khác khi trưởng lão Sāriputta và trưởng lão Moggallāna trở thành thinh văn đệ tử của đấng Thập Lực, giống như sanh khởi cùng Nāṭaputta khi gia chủ Upāli đổi ý và giống như khởi lên cùng trưởng giả v.v, trong bài Kinh Piyajātika.
187. Ayaṃ kho panānandāti ko anusandhi? sace hi koci dubbuddhī navapabbajito vadeyya — “Sammāsambuddho khettaṃ paviṭṭhā gāviyo viya amheyeva gaṇato nīharati, ekībhāve niyojeti, sayaṃ pana rājarājamahāmattādīhi parivuto viharatī”ti, tassa vacanokāsupacchedanatthaṃ — “cakkavāḷapariyantāya parisāya majjhe nisinnopi Tathāgato ekakovā”ti dassetuṃ imaṃ desanaṃ ārabhi. Tattha sabbanimittānanti rūpādīnaṃ saṅkhatanimittānaṃ. Ajjhattanti visayajjhattaṃ[4]. Suññatanti suññataphalasamāpattiṃ. Tatra ceti upayogatthe bhummaṃ, taṃ ceti vuttaṃ hoti. Puna tatrāti tasmiṃ parisamajjhe ṭhito. Vivekaninnenāti nibbānaninnena. Byantībhūtenāti āsavaṭṭhānīyadhammehi vigatantena nissaṭena visaṃyuttena. Uyyojanikapaṭisaṃyuttanti gacchatha tumheti evaṃ uyyojanikena vacanena paṭisaṃyuttaṃ.
187. Nhưng sự (an) trú này, này Ānanda: Đây là một câu liên kết ý nghĩa. Nếu một số vị tân Tỳ khưu có sự hiểu biết thấp có thể nói rằng – “Bậc Chánh đẳng Chánh giác đưa chúng ta thoát khỏi đám đông, gắn bó trong tính chất độc cư, tương tự như người nông dân đuổi bò mẹ đi vào cánh đồng ra khỏi cánh đồng, còn chính ngài được tháp tùng bởi đức vua và các quan đại thần v.v,” bởi thế để không tạo cơ hội cho một số vị Tỳ khưu nói lời khiếm nhã ngài mới bắt đầu thuyết giảng pháp thoại này để trình bày rằng: “Đức Như Lai mặc dù ngồi ở giữa hội chúng có vũ trụ là tận cùng cũng được gọi là an trú chỉ mỗi một mình.” Ở đây, ‘với tất cả hiện tướng’ các hiện tướng tạo tác có sắc v.v. Nội phần: có ở bên trong tự thân. Trống không: bao gồm sự thể nhập Thánh quả không tánh. Tatra ce: là cách thứ bảy [định sở cách] được sử dụng với ý nghĩa cách thứ hai [đối cách], đồng nghĩa với ‘taṃ ce’ (nếu…đó). Ở giữa hội chúng: Đức Như Lai an trú ở giữa hội chúng ấy. Hướng đến viễn ly: gồm hướng đến Nibbāna. Đoạn tận: bởi không liên hệ đến, bởi thoát khỏi, bởi đã lìa xa do tách khỏi các pháp làm nơi thiết lập của các lậu. Liên hệ đến khích lệ: liên hệ đến lời nói với sự khuyến khích như vầy rằng: các ngài hãy đi.
Kāya pana velāya Bhagavā evaṃ katheti? Pacchābhattakiccavelāya, vā purimayāmakiccavelāya vā. Bhagavā hi pacchābhatte gandhakuṭiyaṃ sīhaseyyaṃ kappetvā vuṭṭhāya phalasamāpattiṃ appetvā nisīdati. Tasmiṃ samaye dhammassavanatthāya parisā sannipatanti. Atha Bhagavā kālaṃ viditvā gandhakuṭito nikkhamitvā Buddhāsanavaragato dhammaṃ desetvā bhesajjatelapākaṃ gaṇhanto viya kālaṃ anatikkamitvā vivekaninnena cittena parisaṃ uyyojeti. Purimayāmepi[5] “abhikkantā kho Vāseṭṭhā ratti, yassa dāni kālaṃ maññathā”ti (dī. ni. 3.299) evaṃ uyyojeti. Buddhānañhi bodhipattito paṭṭhāya dve pañcaviññāṇānipi nibbānaninnāneva. Tasmātihānandāti yasmā suññatāvihāro santo paṇīto, tasmā.
Đức Thế Tôn thuyết như vậy vào lúc nào? Thuyết vào thời gian sau khi hoàn tất việc thọ dụng vật thực, (hoặc) vào lúc thực hành phận sự của đức Phật ở canh đầu. Đức Thế Tôn nằm xuống trong thế nằm của loài sư tử ở trong Hương Thất sau bữa ăn, rời khỏi thế nằm của loài sư tử (ngài) ngồi nhập vào thể nhập Thánh quả. Vào lúc đó tất cả hội chúng hội họp để thính pháp. Lúc đó, đức Thế Tôn biết được đã đến thời, ngài ra khỏi Hương Thất đi thẳng đến Phật tọa tối thượng để thuyết pháp, không để cho thời gian trôi qua tương tự như người cầm lấy dầu được nấu để làm thuốc, gửi đến hội chúng với tâm hướng đến sự viễn ly. Khi canh đầu trôi qua đưa hội chúng trở lại bằng lời nói như vầy: này Vāseṭṭhā đêm đã khuya, bây giờ đối với việc gì các ngươi nghĩ là hợp thời” (dī. ni. 3.299). Kể từ lúc chư Phật đạt đến sự giác ngộ ngay cả 10 thức của ngài cũng chỉ hướng đến một đối tượng Nibbāna. Do vậy, này Ānanda: do trú không tánh được an tịnh cao quý, như thế.
188. Ajjhattamevāti gocarajjhattameva. Ajjhattaṃ suññatanti idha niyakajjhattaṃ, attano pañcasu khandhesu nissitanti attho. Sampajāno hotīti kammaṭṭhānassa asampajjanabhāvajānanena sampajāno. Bahiddhāti parassa pañcasu khandhesu. Ajjhattabahiddhāti kālena ajjhattaṃ kālena bahiddhā. Āneñjanti ubhatobhāgavimutto bhavissāmāti āneñjaṃ arūpasamāpattiṃ manasi karoti.
188. Chỉ ở nội phần: Chính bên trong trần cảnh. Sự trống không bên trong: ở bên trong tự thân, tức là y cứ vào năm uẩn của chính mình. Có sự thức thức rõ ràng: có sự hiểu biết do nhận biết được nghiệp xứ vẫn chưa được trọn vẹn. Ngoại phần: trong năm uẩn của người khác. Cả nội phần và ngoại phần: thỉnh thoảng bên trong, thỉnh thoảng bên ngoài. Sự thể nhập bất động: tác ý sự thể nhập bất động, là sự thể nhập Vô sắc rằng – ta sẽ giải thoát cả hai phần.
Tasmiṃyeva purimasminti pādakajjhānaṃ sandhāya vuttaṃ. Apaguṇapādakajjhānato vuṭṭhitassa hi ajjhattaṃ suññataṃ manasikaroto tattha cittaṃ na pakkhandati. Tato “parassa santāne nu kho kathan”ti bahiddhā manasi karoti, tatthapi na pakkhandati. tato — “kālena attano santāne, kālena parassa santāne nu kho kathan”ti ajjhattabahiddhā manasi karoti, tatthapi na pakkhandati. Tato ubhatobhāgavimutto hotukāmo “arūpasamāpattiyaṃ nu kho kathan”ti āneñjaṃ manasi karoti, tatthapi na pakkhandati. Idāni — “na me cittaṃ pakkhandatīti vissaṭṭhavīriyena upaṭṭhākādīnaṃ pacchato na caritabbaṃ, pādakajjhānameva pana sādhukaṃ punappunaṃ manasikātabbaṃ. Evamassa rukkhe chindato pharasumhi avahante puna nisitaṃ kāretvā chindantassa chijjesu pharasu viya kammaṭṭhāne manasikāro vahatī”ti dassetuṃ tasmiṃyevātiādimāha. Idānissa evaṃ paṭipannassa yaṃ yaṃ manasi karoti, tattha tattha manasikāro sampajjatīti dassento pakkhandatīti āha.
Đã đề cập về trước ấy: ngài nói liên quan đến thiền làm nền tảng. Bởi vì khi vị Tỳ khưu ấy xuất khỏi thiền làm nền tảng mà vẫn chưa thuần thục, tác ý đến không tánh ở bên trong, tâm không dự phần vào sự thể nhập không tánh. Từ đó tác ý bên ngoài rằng: “trong tự tánh của người khác như thế nào?” tâm dự phần vào sự thể nhập không tánh đó. Từ đó tác ý cả bên trong lẫn bên ngoài rằng: “trong tự tánh của mình như thế nào, trong tự tánh của người khác thỉnh thoảng ra sao?” tâm dự phần vào chính trong sự thể nhập không tánh đó. Khi đó, vị ước muốn giải thoát cả hai phần tác ý sự thể nhập bất động rằng: “trong sự thể nhập Vô sắc như thế nào?” Tâm không dự phần vào ngay cả sự thể nhập bất động đó. Vị Tỳ khưu dứt bỏ sự tinh tấn không thể thực hành theo sau người phục vụ v.v, bởi nghĩ rằng: “bây giờ tâm của ta không dự phần vào nhưng có thể tác ý đến thiền làm nền tảng một cách thường xuyên hoàn toàn tốt đẹp. Để thuyết giảng rằng việc tác ý đến nghiệp xứ dự phần vào được thuận tiện giống như cái rìu dùng để chặt cây của người đàn ông, khi cái rìu cùn thì (vị ấy) cần phải mài rìu trước cho sắc bén rồi mới từ từ chặt (do đó) mới thuyết lời bắt đầu như sau: ‘chính điều đó’. Bây giờ, để thuyết rằng khi vị Tỳ khưu thực hành như thế việc tác ý trong sự thể nhập đó sẽ hoàn bị mới thuyết ‘dự phần vào’.
189. Iminā vihārenāti iminā samathavipassanāvihārena. Itiha tattha sampajānoti iti caṅkamantopi tasmiṃ kammaṭṭhāne sampajjamāne “sampajjati me kammaṭṭhānan”ti jānanena sampajāno hoti. Sayatīti nipajjati. ettha kañci kālaṃ caṅkamitvā — “idāni ettakaṃ kālaṃ caṅkamituṃ sakkhissāmī”ti ñatvā iriyāpathaṃ ahāpetvā ṭhātabbaṃ. Esa nayo sabbavāresu. Na kathessāmīti, itiha tatthāti evaṃ na kathessāmīti jānanena tattha sampajānakārī hoti.
189. Với pháp trú này: với pháp trú là Chỉ tịnh và Minh sát. Với biểu hiện này ông có sự nhận thức rõ ràng trong việc đi kinh hành ấy: Với biểu hiện như vậy ngay cả đang đi kinh hành trong khi nghiệp xứ đó hoàn bị là người nhận thức rõ ràng bởi sự nhận biết rằng: “Nghiệp xứ của ta cũng hoàn bị”. Nằm: nằm xuống. Trong câu này nghĩa là vị Tỳ khưu đi kinh hành vào lúc nào cũng biết rằng – “Bây giờ ta sẽ đi kinh hành suốt khoảng thời gian có bằng chừng này” rồi duy trì không thay đổi oai nghi. Trong toàn phần đều có cách thức này. Trong lời nói đó với biểu hiện như vậy ta sẽ không nói: Nhận thức rõ trong các oai nghi đó bởi biết rằng: ta sẽ không nói như vậy.
Puna dutiyavāre evarūpiṃ kathaṃ kathessāmīti jānanena sampajānakārī hoti, imassa bhikkhuno samathavipassanā taruṇāva, tāsaṃ anurakkhaṇatthaṃ —
“āvāso gocaro bhassaṃ, puggalo atha bhojanaṃ.
utu iriyāpatho ceva, sappāyo sevitabbako”ti.
Satta sappāyāni icchitabbāni. Tesaṃ dassanatthamidaṃ vuttaṃ. Vitakkavāresu avitakkanassa ca vitakkanassa ca jānanena sampajānatā veditabbā.
Đến phần thứ hai vị Tỳ khưu cũng nhận thức rõ bởi biết rằng: ta sẽ nói lời nói có hình thức như vầy. Vì Tỳ khưu này có Chỉ tịnh và Minh sát thật sự yếu kém để theo gìn giữ Chỉ tịnh và Minh sát đó – Cần phải ước muốn 7 điều thuận lợi:
Chỗ cư ngụ, hành xứ, việc đàm luận, con người, vật thực. Thời tiết, và oai nghi, cần gắn kết với (7) điều thuận lợi.
Để trình bình 7 điều thuận lợi đó mới thuyết như thế. Trong phần suy tầm-vitakka nên hiểu tính chất người nhận thức rõ bởi biết được những thứ nên suy tầm và những thứ không nên suy tầm.
190. Iti vitakkapahānena dve magge kathetvā idāni tatiyamaggassa vipassanaṃ ācikkhanto pañca kho ime, Ānanda, kāmaguṇātiādimāha. Āyataneti tesuyeva kāmaguṇesu kismiñcideva kilesuppattikāraṇe. Samudācāroti samudācaraṇato appahīnakileso. Evaṃ santanti evaṃ vijjamānameva. Sampajānoti kammaṭṭhānassa asampattijānanena sampajāno. Dutiyavāre evaṃ santametanti evaṃ sante etaṃ[6]. Sampajānoti kammaṭṭhānasampattijānanena sampajāno. Ayañhi “pahīno nu kho me pañcasu kāmaguṇesu chandarāgo no”ti paccavekkhamāno apahīnabhāvaṃ ñatvā vīriyaṃ paggahetvā taṃ anāgāmimaggena samugghāṭeti, tato maggānantaraṃ phalaṃ, phalato vuṭṭhāya paccavekkhamāno pahīnabhāvaṃ jānāti, tassa jānanena “sampajāno hotī”ti vuttaṃ.
190. Đức Thế Tôn thuyết cả hai Đạo với việc dứt bỏ suy tầm như đã nói, bây giờ để thuyết việc thấy rõ Tam Đạo đã nói rằng: ‘Này Ānanda, sự trói buộc trong các dục có năm’. Do xứ: Nhân sanh khởi phiền não nào đó ở các loại dục đó. Sự phóng dật: phiền não vẫn chưa dứt trừ được do vẫn còn phóng dật. Evaṃ santaṃ: hoàn toàn có mặt như vậy. Có sự tỉnh giác: nhận biết rõ do biết được nghiệp xứ vẫn chưa hoàn bị. Trong đoạn thứ 2 có phân tích như sau từ evaṇ santaṃ dịch là có tồn tại như vầy. Có sự tỉnh giác: nhận biết rõ bởi biết được rằng nghiệp xứ được hoàn bị. Trong khi vị Tỳ khưu này quán xét rằng: “Phải chăng dục vọng và ái luyến ở trong năm loại dục ta đã dứt trừ?” biết được rằng vẫn chưa dứt trừ, cần phải duy trì sự tinh tấn mới nhổ bỏ được tham dục và ái luyến đó bằng Thánh đạo Bất-lai. Từ đó, quán xét sự thể nhập Thánh Quả theo tuần tự của Thánh Quả, xuất khỏi sự thể nhập Thánh Quả quán xét mới biết rằng đã dứt bỏ rồi. Tức là nhân biết rõ rằng bởi biết rằng đã dứt trừ dục vọng và ái luyến đó.
191. Idāni arahattamaggassa vipassanaṃ ācikkhanto pañca kho ime, Ānanda, upādānakkhandhātiādimāha. Tattha so pahīyatīti rūpe asmīti māno asmīti chando asmīti anusayo pahīyati. Tathā vedanādīsu sampajānatā vuttanāyeneva veditabbā.
191. Bây giờ, để thuyết giảng sự thấy rõ Thánh Đạo A-ra-hán đã nói lời sau: “Này Ānanda, cả năm thủ uẩn này”. Ở đó, đoạn trừ ngã mạn trong năm thủ uẩn: dứt trừ ngã mạn ‘tôi là,’ mong muốn ‘tôi là,’ sự tiềm ẩn ‘tôi là’ ở sắc. Sự biết rõ ở thọ v.v, nên hiểu theo cách như đã nói.
Ime kho te, Ānanda, dhammāti heṭṭhā kathite samathavipassanāmaggaphaladhamme sandhāyāha. Kusalāyatikāti kusalato āgatā. Kusalā hi kusalāpi honti kusalāyatikāpi, seyyathidaṃ[7], paṭhamajjhānaṃ kusalaṃ, dutiyajjhānaṃ kusalañceva kusalāyatikañca … pe … ākiñcaññāyatanaṃ kusalaṃ, nevasaññānāsaññāyatanaṃ kusalañceva kusalāyatikañca, nevasaññānāsaññāyatanaṃ kusalaṃ, sotāpattimaggo kusalo ceva kusalāyatiko ca … pe … anāgāmimaggo kusalo, arahattamaggo kusalo ceva kusalāyatiko ca. Tathā paṭhamajjhānaṃ kusalaṃ, taṃsampayuttakā dhammā kusalā ceva kusalāyatikā ca … pe … arahattamaggo kusalo, taṃsampayuttakā dhammā kusalā ceva kusalāyatikā ca.
Này Ānanda chính những pháp này: nói đề cập đến pháp là Chỉ tịnh và Minh sát, Đạo và Quả được thuyết ở phần sau. Liên hệ đến thiện: đến từ pháp thiện. Bởi vì tất cả pháp thiện thuộc cả thiện lẫn cả pháp liên quan đến thiện, đó là, Sơ thiền là thiện, Nhị thiền là thiện và cả pháp liên quan đến thiện …nt… Không vô biên xứ là thiện, Phi tưởng phi phi tưởng xứ là thiện và cả pháp liên quan đến thiện, Phi tưởng phi phi tưởng xứ là thiện, Nhập-lưu thánh đạo thuộc cả thiện và cả pháp liên quan đến thiện …nt… Bất-lai thánh đạo là thiện, A-ra-hán đạo thuộc cả thiện và cả pháp liên quan đến thiện. Sơ thiền cũng được xếp là thiện tương tự, các pháp tương tung với Sơ thiền đó vừa là thiện và vừa là pháp liên quan đến thiện …nt… A-ra-hán đạo là thiện, pháp tương ưng với A-ra-hán đạo đó vừa là thiện và vừa là pháp liên quan đến thiện.
Ariyāti nikkilesā visuddhā. Lokuttarāti loke uttarā visiṭṭhā. Anavakkantā pāpimatāti pāpimantena mārena anokkantā. Vipassanāpādakā aṭṭha samāpattiyo appetvā nisinnassa hi bhikkhuno cittaṃ māro na passati, “idaṃ nāma ārammaṇaṃ nissāya saṃvattatī”ti jātituṃ na sakkoti. Tasmā “anavakkantā”ti vuttaṃ.
Lìa xa kẻ thù: Lìa xa phiền não là sự thanh tịnh. Xuất thế gian: cao thượng, cao cả ở trong thế gian. Vượt ngoài tầm của ác ma: ác ma vị có (hành động) xấu ác không thể xâm nhập vào. Bởi ác ma không nhìn thấy tâm của vị Tỳ khưu ngồi nhập vào 8 thiền chứng có Minh sát làm nền tảng, không thể nhận biết rằng: “tâm của vị Tỳ khưu ấy đang y cứ vào đối tượng tên này vận hành”. Vì thế mới nói rằng ‘không thể xâm nhập vào’
Taṃ kiṃ maññasīti idaṃ kasmā āha? Gaṇepi[8] eko ānisaṃso atthi, taṃ dassetuṃ idamāha. Anubandhitunti anugacchituṃ paricarituṃ[9].
Ông nghĩ thế nào?: vì sao đức Thế Tôn lại nói câu này? Sự thật trong hội nhóm cũng có đem lại một điều lợi ích, nên mới nói lời này. Bám sát theo: bám sát theo, tháp tùng.
Na kho, Ānandāti ettha kiñcāpi bhagavatā — “sutāvudho[10], bhikkhave, ariyasāvako akusalaṃ pajahati, kusalaṃ bhāveti, sāvajjaṃ pajahati, anavajjaṃ bhāveti, suddhaṃ attānaṃ pariharatī”ti (a. ni. 7.67) bahussuto pañcāvudhasampanno yodho viya kato. Yasmā pana so sutapariyattiṃ uggahetvāpi tadanucchavikaṃ anulomapaṭipadaṃ na paṭipajjati, na tassa taṃ āvudhaṃ hoti. Yo paṭipajjati, tasseva hoti. Tasmā etadatthaṃ anubandhituṃ nārahatīti dassento na kho, ānandāti āha.
Này Ānanda, vị thinh văn đệ tử không nên bám sát theo v.v, Đức Thế Tôn đã khiến vị Tỳ khưu trở thành vi đa văn tương tự như đức vua đã làm cho người lính đầy đủ với năm loại vũ khí như sau: “này chư Tỳ khưu, có vũ khí là học vấn vị thánh đệ tử dứt bó, phát triển thiện, dứt bỏ điều lỗi lầm, phát triển pháp không lỗi lầm, gìn giữ bản thân trong sạch.”(a. ni. 7.67). Mặc dù vậy vị Tỳ khưu được học pháp học nhưng không thực hành thuận theo đạo lộ thực hành thích hợp cùng pháp học đã học đó thì vị ấy không được là có vũ khí. Còn vị nào thực hành, chính vị ấy gọi là có vũ khí. Khi thuyết ý nghĩa này rằng: không nên bám sát theo mới thuyết như vầy: Này Ānanda, vị thánh đệ tử không nên bám sát theo v.v.
Idāni yadatthaṃ anubandhitabbo, taṃ dassetuṃ yā ca khotiādimāha. Iti imasmiṃ sutte tīsu ṭhānesu dasa kathāvatthūni āgatāni. “iti evarūpaṃ kathaṃ kathessāmī”ti sappāyāsappāyavasena āgatāni, “yadidaṃ suttaṃ geyyan”ti ettha sutapariyattivasena āgatāni, imasmiṃ ṭhāne paripūraṇavasena āgatāni. Tasmā imasmiṃ sutte dasa kathāvatthūni kathentena imasmiṃ ṭhāne ṭhatvā kathetabbāni.
Bây giờ, để thuyết giảng lợi ích nên bám theo, mới thuyết lời bất đầu như sau: ‘yā ca kho’ v.v. Như thế, mười kathāvatthu được nói đến trong bài Kinh này ở 3 chỗ (là) đến do tác động của pháp thích hợp và pháp không thích hợp: “Ta thuyết kệ ngôn bằng cách như vậy, là như vậy”, do tác động pháp học được học: “là khế kinh, ứng tụng”, trường hợp này đã thuyết một cách hoàn toàn đầy đủ. Vì thế, khi thuyết mười kathāvatthu trong bài Kinh này mới thuyết chung ở đây.
Idāni yasmā ekaccassa ekakassa viharatopi attho na sampajjati, tasmā taṃ sandhāya ekībhāve ādīnavaṃ dassento evaṃ sante kho, Ānandātiādimāha. Tattha evaṃ santeti evaṃ ekībhāve sante.
Bây giờ, do một số vị Tỳ khưu mặc dù sống một mình cũng không làm phát sanh lợi ích, vì thế để thuyết giảng lỗi lầm trong sự sống độc cư, liên quan đến một số vị Tỳ khưu đó mới thuyết lời này: Sự kiện là như vậy, này Ānanda. Ở đây, ‘sự việc là như vậy’ khi sống một mình như vậy.
193. Satthāti bāhirako titthakarasatthā. Anvāvattantīti anuāvattanti upasaṅkamanti. Mucchaṃ nikāmayatīti mucchanataṇhaṃ pattheti, pavattetīti attho. Ācariyūpaddavenāti abbhantare uppannena kilesūpaddavena ācariyassupaddavo. Sesupaddavesupi eseva nayo. Avadhiṃsu nanti mārayiṃsu naṃ. Etena hi[11] guṇamaraṇaṃ kathitaṃ.
193. Đạo sư muốn ám chỉ đến vị Đạo sư chủ học thuyết ngoài phật giáo. Cùng nhau đi đến tìm gặp: đi theo sau, là đi đến tìm kiếm. Hoan hỷ ưa thích sự say mê: ước nguyện sự mong muốn thoát khỏi, có nghĩa là làm cho vận hành. Vì sự phiền lụy của Đạo sư: sự bất hạnh của Đạo sư do có sự nguy hại là phiền não sanh khởi bên trong chính mình. Thậm chí sự bất hạnh còn lại cũng có phương thức tương tự. Avadhiṃsu naṃ dịch là đã sát hại vị Đạo sư đó. Với lời này ngài nói cái chết từ sự tốt đẹp.
Vinipātāyāti suṭṭhu nipatanāya. Kasmā pana brahmacārupaddavova — “dukkhavipākataro ca kaṭukavipākataro ca vinipātāya ca saṃvattatī”ti vuttoti. Bāhirapabbajjā hi appalābhā, tattha mahanto nibbattetabbaguṇo natthi, aṭṭhasamāpattipañcābhiññāmattakameva hoti. iti yathā gadrabhapiṭṭhito patitassa mahantaṃ dukkhaṃ na hoti, sarīrassa paṃsumakkhanamattameva hoti, evaṃ bāhirasamaye lokiyaguṇamattatova parihāyati, tena purimaṃ upaddavadvayaṃ na evaṃ vuttaṃ. Sāsane pana pabbajjā mahālābhā, tattha cattāro maggā cattāri phalāni nibbānanti mahantā adhigantabbaguṇā. iti yathā ubhato sujāto khattiyakumāro hatthikkhandhavaragato nagaraṃ anusañcaranto hatthikkhandhato patito mahādukkhaṃ nigacchati, evaṃ sāsanato parihāyamāno navahi lokuttaraguṇehi parihāyati. tenāyaṃ brahmacārupaddavo evaṃ vutto.
Dẫn đến đọa lạc: cho rớt xuống điều tốt. Do nhân gì ngài nói đến sự bất hạnh của vị thực hành Phạm hạnh rằng – “có kết quả khổ đau nhiều hơn, có kết quả nóng đốt nhiều hơn, và vận hành đưa đến đọa lạc”. Thật vậy, việc xuất gia bên ngoài Phật giáo có ít lợi đắc và việc xuất gia ngoài Phật giáo đó không có cơ hội mang lại an đức to lớn, (nếu) có cũng chỉ là 8 thiền chứng, 5 thần thông mà thôi. Tương tự như một người rơi xuống từ lưng con lừa, không có nhiều khổ đau, (nếu) có cũng chỉ thân hình dính đầy bụi bẩn như thế nào, trong học thuyết ngoài Phật giáo cũng như thế đó suy giảm cũng chỉ ân đức thế gian như thế đó. 2 sự bất hạnh ban đầu ngài không nói như vậy với cách đó. Nhưng việc xuất gia trong Phật giáo có nhiều lợi đắc và việc xuất gia trong Phật giáo có ân đức có thể chứng đắc vĩ đại là 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Nibbāna. Một thanh niên Sát-đế-lỵ ngự trên cổ con voi đi dọc thành phố, khi bị rơi từ cổ voi xuống sẽ đi đến nhiều đau khổ như thế nào, người làm giảm giá trị (trở nên sa đọa) cũng sẽ bị mất mất từ 9 ân đức pháp xuất thế gian. Vì lý do đó ngài mới nói đến sự bất hạnh của vị thực hành Phạm hạnh như vậy.
196. Tasmāti yasmā sesupaddavehi brahmacārupaddavo dukkhavipākataro, yasmā vā sapattapaṭipattiṃ vītikkamanto dīgharattaṃ ahitāya dukkhāya saṃvattati, mittapaṭipatti hitāya, tasmā. Evaṃ uparimenapi heṭṭhimenapi atthena yojetabbaṃ. Mittavatāyāti mittapaṭipattiyā. Sapattavatāyāti verapaṭipattiyā.
196. Vì thế: do sự bất hạnh của vị thực hành Phạm hạnh mới có kết quả đau khổ nhiều hơn sự bất hạnh còn lại, hoặc do lối thực hành của kẻ thù (tâm thù nghịch) được vận hành đem đến sự bất lợi, sự khổ đau lâu dài, lối thực hành của bạn (tâm thân hữu) được vận hành đưa đến sự lợi ích, vì lý do đó. Nên liên kết với ý nghĩa trước (tâm thù nghịch) và sau (tâm thân hữu) như vậy. Với lối thực hành của bạn: với phương pháp thực hành như người bạn. Với lối thực hành của kẻ thù: với phương pháp thực hành như kẻ thù.
Vokkamma ca satthusāsanāti dukkaṭadubbhāsitamattampi hi sañcicca vītikkamanto vokkamma vattati nāma. tadeva avītikkamanto na vokkamma vattati nāma.
Vượt quá lời dạy của bậc Đạo sư: khi có ý định vi phạm thì ngay cả tội tác ác [dukkaṭa] và tội ác khẩu [dubbhāsi] được gọi là thực hành né tránh, khi không có ý định như thế gọi là không thực hành né tránh.
Na vo ahaṃ, Ānanda, tathā parakkamissāmīti ahaṃ tumhesu tathā na paṭipajjissāmi. Āmaketi apakke. Āmakamatteti āmake nātisukkhe bhājane. Kumbhakāro hi āmakaṃ nātisukkhaṃ apakkaṃ ubhohi hatthehi saṇhikaṃ gaṇhāti “mā bhijjatū”ti[12]. Iti yathā kumbhakāro tattha paṭipajjati, nāhaṃ tumhesu tathā paṭipajjissāmi. Niggayha niggayhāti sakiṃ ovaditvā tuṇhī na bhavissāmi, niggaṇhitvā niggaṇhitvā punappunaṃ ovadissāmi anusāsissāmi. Pavayha pavayhāti[13] dose pavāhetvā pavāhetvā. Yathā pakkabhājanesu kumbhakāro bhinnachinnajajjarāni pavāhetvā ekato katvā supakkāneva ākoṭetvā ākoṭetvā gaṇhāti, evameva ahampi pavāhetvā pavāhetvā punappunaṃ ovadissāmi anusāsissāmi. Yo sāro so ṭhassatīti evaṃ vo mayā ovadiyamānānaṃ yo maggaphalasāro, so ṭhassati. Apica lokiyaguṇāpi idha sārotveva adhippetā. sesaṃ sabbattha uttānamevāti.
Này Ānanda, ta sẽ không dìu dắt các ông: ta không đối xử với các ông như thế. Đất thô: vẫn chưa chín. Đất vẫn còn thô: ở trong bình đựng chưa nung, vẫn chưa hoàn thiện. Thật vậy, người thợ gốm dùng cả hai tay nâng niu cái bình chưa được nung, chưa được nung tốt, chưa được nung chín với suy nghĩ rằng ‘đừng vỡ’. Ý nghĩa mở rộng – ta sẽ không đối xử với các ông, giống như người thợ gốm nâng niu một chiếc bình thô bằng cách như thế. Đã được chế ngự: Ta sẽ không giảng dạy một lượt rồi ngồi im lặng, mà sẽ khiển trách rồi dạy bảo, chỉ bảo thường xuyên. Đã được thanh lọc: ta sẽ tán thán, sẽ tán dương. Như người thợ gốm chọn những bình đựng hư trong số bình đựng đã chín ra ngoài gom thành đống rồi nhào nặn, là chỉ lấy những phần tốt đẹp như thế nào, ngay cả ta cũng như thế ấy sẽ hỗ trợ, tán thán, dạy bảo, nhắc nhở, khuyên dạy thường xuyên. Người nào có cốt lõi người đó sẽ duy trì: trong số các ông được ta chỉ dạy người nào có được cốt lõi là Đạo và Quả thì người đó sẽ duy trì được. Hơn nữa, kể cả ân đức thế gian cũng ước muốn nhận lấy làm cót lỗi ở trong trường hợp này tương tự. Từ còn lại trong các câu đều đơn giản.
Giải Thích Kinh Đại Không Kết Thúc.
[1] Vitakkapubbabhāgo (bahūsu)
[2] Sī. – Pattimatthakaṃ, Syā. – Pālimatthakaṃ
[3] Evaṃ tiracchānayoniyampi (?)
[4] Sī. Syā. – Niyakajjhattaṃ
[5] Ka. – Purimayāme
[6] Syā. – evaṃ santanti evaṃ sante
[7] Kathaṃ? (?)
[8] Syā. Ka. – Gaṇe hi
[9] Ka. – Parivattituṃ, Syā. – parivārituṃ
[10] Suvatā (sabbattha)
[11] Sī. – Etenassa
[12] Syā. – Mā bhijjīti, Sī. – Mā bhijjāti
[13] Ka. – Paggayha paggayhāti