Kinh số 10 – Giải Thích Kinh Tứ Niệm Xứ (Phần 1)
(SATIPAṬṬHĀNASUTTAVAṆṆANĀ)Xem Trung Bộ Kinh – Kinh Tứ Niệm Xứ
Xem Trung Giải thích Kinh Tứ Niệm Xứ (P2)
[105] Bài kinh Thiết Lập Niệm mở đầu bằng lời ‘Tôi đã nghe như vầy = Evaṃ me sutaṃ’. Ở đây, ‘Kurusu viharati = cư trú tại xứ Kuru’ tức là một vùng nông thôn là nơi Hoàng tử đang cư trú, ngôi làng mà vị ấy đang sống gọi là Kuru, dân làng gọi là Kurū bởi rūḷhīsadda [được xuất phát từ từ gốc] (Thế Tôn đã cư trú tại xứ Kuru). Nhưng các nhà chú giải đã thuật lại rằng vào triều đại của đức vua Mandhātu[1] thì nhân loại trong 3 cõi Diêm-phù đã nghe (tin đồn) rằng ở đó được gọi là Jambūdīpa [Nam Thiện Bộ Châu] là vùng đất sản sinh ra những bậc vĩ nhân [uttamapurisa] khởi đầu từ Đức Phật Gotama, Phật Độc Giác và Chuyển Luân Thánh Vương, là vùng đất vô cùng màu mỡ và phong phú vì thế mới cùng nhau đi đến với đức vua Mandhātu dùng xe báu dẫn đầu, sau đó (vị ấy) đã du hành cả 4 cõi Diêm-phù. Kể từ đó (sau khi đã đi hết 4 cõi Diêm-phù) đức vua hỏi vị quan đại thần [pariṇāyakaratana[2]] rằng: Còn có nơi nào tráng lệ và sung túc hơn ở cõi nhân loại nữa chăng? Như vậy, chư thiên thì thế nào?
Vị quan đại thần trả lời, muôn tâu đức vua, xin Ngài hãy khai ơn, đừng chém đầu hạ thần, dưới chân đức vua (vị ấy) tâu rằng, Ngài không nhìn thấy oai lực của mặt trăng và mặt trời sao? Nơi có mặt trăng và mặt trời này là nơi vô cùng tráng lệ và sung túc hơn ở cõi nhân loại.
Đức vua Mandhātu dùng xe báu dẫn đầu ngự đến cõi Tứ đại thiên vương. Tứ đại thiên vương biết được đức vua Mandhātu đã ngự đến, đã suy nghĩ rằng ‘đức vua bậc đại thần lực, đại uy lực’ (Ngài đã đến), chúng tôi không thể nào chống cự lại được (oai lực của Ngài) bằng một trận chiến, đành chấp nhận dâng ngai vàng đến đức vua Mandhātu. Sau khi thọ nhận đức vua Mandhātu lại hỏi tiếp còn có cảnh giới nào khác tráng lệ và sung túc hơn ở đây chăng? Tứ đại thiên vương tâu rằng:– Tâu đức vua, cõi Tam thập Tam thiên [tāvatiṃsa] là nơi vô cùng tráng lệ và sung túc hơn cõi Tứ đại thiên vương này. Ở cõi Tam thập Tam thiên Tứ thiên vương là những người hầu hạ [paricārakā] của Vua trời Sakka, (những vị này) sẽ đứng canh gác ở cửa. Vua trời Sakka có đại thần lực, đại oai lực và Ngài có nhiều nơi để tùy nghi sử dụng chẳng hạn như cung điện Vejayantara cao 1000 do-tuần [yojana], chánh Pháp đường, phòng hợp chư Thiên cao 50 do-tuần, xe Vejayantara cao 150 do-tuần, voi erāvaṇo cũng cao 150 do-tuần, vườn nandanavana, vườn cittalatāvana, vườn phārusakavana, vườn missakavana đều được trang hoàng trang trí với những thân cây trời cả hàng nghìn cây gọi là Pārichattaka [Trú độ thọ] cao 100 do-tuần, dưới cây Pārichattaka là ngai vàng Paṇḍukambala [Vô cấu bạch thạch]. của Thiên chủ Sakka, có màu giống như màu hoa mồng gà, dài 60 do-tuần, rộng 50 do-tuần, cao 15 do-tuần (ngai vàng) cực kỳ êm ái và mềm mại khi Thiên chủ Sakka an tọa, thân của Ngài sẽ chìm xuống một nửa.
Sau khi nghe lời ấy thì đức vua Mandhātu muốn du hành đến cõi trời Tam thập Tam thiên [tāvatiṃsa] mới ném xe báu (lên hư không). Xe báu đã đứng vững trong hư không cùng với bốn đội quân [caturaṅga-senā]. Khi ấy chiếc xe báu cũng bị rơi xuống giữa 2 thế giới, đứng trên mặt đất cùng với 4 đội quân có quan đại thần làm người dẫn đầu. Đức vua Mandhātu đã đi một mình đến cõi trời Tam thập Tam thiên [tāvatiṃsa]. Thiên chủ Sakka biết rằng ‘Đức vua Mandhātu đã đến’, Ngài ra tiếp đón và cung kính đảnh lễ ‘Tâu đại vương, vô cùng hoan nghênh khi Ngài đã ngự đến, tâu đại vương tất cả đều là của Ngài. Tâu đại vương, xin ngài hãy bảo vệ = svāgataṃ te, mahārāja, sakaṃ te, mahārāja. Anusāsa, mahārājā’, Ngài chia giang sơn của mình làm 2 phần cùng với các tiên nữ đang khiêu vũ, rồi dâng đến đức vua Mandhātu một nửa giang sơn của mình. (Sau đó) đức vua Mandhātu trú ngụ thọ hưởng dục lạc tại cõi Tam thập Tam thiên, kiếp sống nhân loại đã biến mất được thay thế bằng kiếp sống của chư Thiên.
Được biết rằng Ngài đã ngồi trên bảo tọa Paṇḍukambala [Vô cấu bạch thạch] cùng với thiên chủ Sakka, chính vì quên nháy mắt ra hiệu mới xuất hiện sự khác biệt. Lúc không chú ý quan sát đến Ngài thì đoàn tùy tùng cũng đã quên đi sự khác biệt giữa Ngài và thiên chủ Sakka. Khi đức Vua Mandhātu thọ hưởng khoái lạc tại cõi trời Tam thập Tam thiên, Ngài làm vua cõi trời xuyên suốt 36 đời thiên chủ Sakka băng hà, nhưng Ngài vẫn không cảm thấy thỏa mãn trong ngũ dục (chính vì tham ái sanh khởi mãnh liệt làm cho tuổi thọ của Ngài bị suy giảm), chính vì tham ái ấy mà Ngài từ giã cõi trời và đã rơi xuống cõi người tại vườn thượng uyển (vì có thân sắc là người nhân loại nên đức vua Mandhātu không thể băng hà tại cõi trời), do tiếp xúc với gió và nắng nên Ngài đã băng hà. Khi xe báu đang nằm trên mặt đất thì quan đại thần dùng tấm vải màu vàng kim quấn kim thân của đức vua Mandhātu, rồi trao lại vương quốc, và nói rằng ‘đây là vương quốc của đức vua Mandhātu’. Người nhân loại đến từ 3 cõi Diêm-phù không thể đi được nữa nên cùng tụ họp đến tìm quan đại thần rồi cầu xin ‘cầu xin Ngài, chúng hạ thần đến nhờ oai đức của đức vua, bây giờ chúng hạ thần không thể đi, kính xin ngài vì lòng bi mẫn cho chúng hạ thần chỗ trú ngụ.’ Quan đại thân đã trao tặng cho mỗi người mỗi nơi vì lợi ích của mỗi người.
Ở đây, nơi sống cư ngụ đối với người dân đến từ Đông thắng thân châu [pubbavideha] được gọi là videharaṭṭha [theo tên gọi cũ là Đông thắng thân châu]. Nơi sống cư ngụ đối với người dân đến từ Tây ngưu hóa châu [Āparagoyāna] thì nơi đó được gọi là aparantajanapada [người dân ở miền tây Ấn Độ]. Nơi sống cư ngụ đối với người dân đến từ Bắc cưu lưu châu [Uttarakuru] được gọi là kururaṭṭha [người dân ở miền bắc Ấn Độ]. Lại nữa, tất cả mọi người gọi nơi đó là số nhiều [bahuvacana] vì đề cập đến nhiều làng xã và thị trấn, chính vì vậy mà trưởng lão Ananda mới nói rằng: ‘cư trú tại xứ kuru [số nhiều] = kurūsu viharatī’.
Kammāsadhammaṃ trong cụm từ ‘Kammāsadhammaṃ nāma kurūnaṃ nigamo = khu đô thị của người dân xứ kuru gọi là Kammāsadhammaṃ’, một vài vị A-xà-lê giải thích ý nghĩa từ phụ âm ‘dha’ thành phụ âm ‘da’. Khu đô thị kammāsadhammo bởi chịu thuần hóa của người có bàn chân đốm . Đức vua Porisāda, vị có đốm ở bàn chân nên họ gọi là Kammāsa.
Kể rằng vết sẹo ở chân đức vua bị một gốc cây nhọn đâm vào (khi vết thương này đã lành) để lại một vết sẹo giống như một miếng gỗ có thớ mịn [cittadārusadiso], vì vậy mà chân đức vua có đốm và cơ hội đó Ngài đã giáo hóa, ngăn chặn bản chất ăn thịt người của vua Porisāda. Ai giáo huấn? Bậc Đại nhân [mahāsatta]. Hỏi: Trong Bổn sanh Jātaka gì? Đáp: Một vị trưởng lão nhóm khác (dẫn chứng) trong Bổn sanh Mahāsutasoma, nhưng vị trưởng lão nhóm này lại nói rằng trong Bổn sanh Jayaddisa. Thật vậy bậc Đại nhân [mahāsatta] đã giáo hóa đức vua Porisāda, người có bàn chân đốm. Như Ngài đã nói:
Khi còn là con trai [hoàng tử Alīnasatta] của đức vua Jayaddisa, người trị vị xứ Pañcāla đã hy sinh mạng sống (của chính mình) để cứu lấy mạng sống của phụ vương (đức vua Jayaddhisa). Ta đã khiến cho đức vua Porisāda, người có đốm ở bàn chân phát sinh đức tin trong sạch.
Nhưng một vài nhà chú giải giải thích rằng chỉ có một phụ âm ‘dha’. Như đã trình bày thì người dân thị trấn kuru có phong tục tập quán [kuruvattadhammo] nhưng lại bị một vết nhơ trong phong tục tập quán ấy, chính vì bị vết nhơ ấy nên mới bị gọi là kammāsadhamma bởi vì phong tục phát sanh một vết nhơ. Lời này là tên gọi của người dân xứ Kuru đang sinh sống.
Hỏi: Do nhân nào Ngài không nói rằng từ ‘Kammasadhamma’ này chia theo định sở cách [sattamīvibhatti]. Đáp: Vì Thế Tôn không có cơ hội trú ngụ ở đây. Biết rằng không có tịnh xá nào đủ duyên khiến Thế Tôn cư ngụ ở xứ sở này, nhưng cách xa khu dân đó có một khu rừng rậm, hoàn toàn đầy đủ nước là nơi đẹp đẽ. Thế Tôn, Ngài đã cư trú ở khu rừng rậm ấy, và lấy khu dân cư ấy làm nơi để Ngài đi khất thực. Do đó nên hiểu ý nghĩa vấn đề này rằng: Thế Tôn cư trú ở xứ Kuru để lấy thị trấn của người dân Kuru có tên gọi là ‘Kammasadhamma’ làm nơi để Ngài đi khất thực [gocaragāma]
‘Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất = Ekāyano ayaṃ, bhikkhave, maggoti’ Hỏi rằng: Do nhân nào mà Thế Tôn lại thuyết bài kinh này ở xứ Kuru?. Đáp: bởi vì người dân xứ Kuru có thể tiếp thu bài pháp này một cách sâu sắc. Chư Tỷ-kheo Tăng, Tỷ-kheo ni, chư thiện nam và tín nữ ở xứ Kuru luôn có thân và tâm phù hợp (mạnh khỏe tráng kiện), với điều kiện thời tiết phù hợp, bởi vì xứ sở đó có điều kiện thời tiết thích hợp. Những người đó sức mạnh của trí tuệ [tuệ lực – paññābalā] thích hợp cho thân và tâm, trợ giúp cho họ có thể tiếp thâu lời giảng (Phật ngôn) thấu đáo. Do đó, Thế Tôn nhìn thấy được rằng những hạng người đó có thể tiếp thu bài pháp này một cách thấu đáo, cho nên Ngài mới thuyết bài kinh Thiết Lập Niệm [Satipaṭṭhānasutta] có ý nghĩa sâu xa này với các đề mục thiền định [kammaṭṭhāna] trong 21 ṭhāna [vị trí] đạt đến A-ra-hán.
Tựa như một người được một rương vàng, chứa đựng nhiều loài hoa trong đó hoặc được một cái rương vàng cất giữ 7 viên ngọc quý báu (trong đó) như thế nào thì Thế Tôn cũng như thế ấy khi Ngài có được hội chúng ở xứ Kuru, Ngài đã thuyết giảng thời pháp sâu xa (đến họ). Chính vì nguyên ấy trong xứ sở Kuru này, Thế Tôn đã thuyết giảng các bài kinh [sutta] có ý nghĩa sâu sắc như bài kinh Đại Duyên [Mahānidāna], bài Đại Kinh Thiết Lập Niệm [Mahāsatipaṭṭhāna] trong Trường Bộ Kinh và Sāropama, Rukkhūpama Raṭṭhapāla, Māgaṇḍiya, Āneñjasappāya trong Trung Bộ Kinh.
Lại nữa, người dân xứ sở này cả 4 hội chúng thường cùng nhau tinh tấn chuyên tâm thực hành thiết lập niệm [satipaṭṭhāna] thậm chí đến cả tầng lớp nô lệ [dāsa], người lao động [kammakara], và cả những người tùy tùng [parivārajana] đều bàn luận thảo luận với nhau về thiết lập niệm [satipaṭṭhāna], tại những bến nước và cả những nơi quay sợi vân vân, đến mức những lời lẽ vô ích không thể xảy ra. Bất kể người nữ nào được hỏi ‘này cô gái, cô tác ý [manasikāra] thực hành phần nào trong việc thiết lập niệm’, cô gái đáp rằng: ‘không có tác ý phần nào cả’. Tất cả mọi người sẽ chỉ trích cô ấy rằng: ‘cuộc sống của cô thật vô bổ, dẫu cô có sống cũng chẳng khác nào một người đã chết’. Sau đó mới nhắc nhở cô rằng: ‘ở đây đừng làm như vậy’, hãy học bất kỳ 1 trong 4 pháp môn thiết lập niệm. Còn những người nữ nào nói rằng ‘tôi tác ý [manasikāra] thực hành pháp môn này trong việc thiết lập niệm, thì tất cả mọi người đều nói lời ‘tốt lành thay, tốt lành thay’, rồi tán dương ca ngợi bằng lời nói ‘tava jīvitaṃ sujīvitaṃ, tvaṃ nāma manussattaṃ pattā, tavatthāya sammāsambuddho uppanno = kiếp sống của cô thật là kiếp sống cao, cô xứng danh là một người hoàn hảo. Ðức Chánh Ðẳng Giác xuất hiện trên thế gian, để đem lại sự lợi ích đích thực cho cô rồi.’ Ở đây không những đề cập đến người nhân loại [manusayajāti], mà còn cả loài bàng sanh [tiracchāna] sống nương nhờ họ cũng tác ý trong việc thiết lập niệm. Trong việc tác ý thực hành việc thiết lập niệm của chúng sanh đó [loài bàng sanh] có câu chuyện như sau:
Có một nghệ sĩ khiêu vũ bắt được một con vẹt, (người ấy) sống nương nhờ ở tu viện Tỷ-kheo ni, khi đi biểu diễn thì đi một mình, quên mang con két theo, các vị Sa-di ni bắt nó đem chăm sóc, đặt tên cho nó là Buddharakkhita. Một ngày nọ, trưởng lão ni thấy con vẹt ngồi trước mắt mới gọi ‘này Buddharakkhita’
Con vẹt: chuyện gì vậy, thưa mẹ?
Trưởng lão ni: Con có tác ý thực hành việc thiết lập niệm không?
Con vẹt: Con không có, thưa mẹ.
Trưởng lão ni mới rằng: ‘Này con, những người sống đời sống xuất gia, không nên sống buông thả quên mình, cần phải ước muốn tác ý bất cứ điều gì [trong 4 việc thiết lập niệm]’, rồi nói tiếp ‘nhưng con không thể làm được hãy lặp lại [parikamma] rằng ‘aṭṭhi aṭṭhi = xương, xương’. Nó an trú trong lời huấn từ của trưởng lão ni, quanh quẩn lặp đi lặp lại ‘aṭṭhi aṭṭhi = xương, xương’.
Vào một buổi sáng nọ, nó đậu ở cuối cây sào dưới ánh nắng nhẹ thì bị một con chim có móng vuốt bắt đi. Nó có kêu lên ‘kiri kiri’, các vị Sa-di ni nghe tiếng kêu bèn bạch với trưởng lão ni rằng: ‘Mẹ ơi, Buddharakkhita đã bị một con chim có móng vuốt bắt đi, chúng con sẽ đi giúp nó để con chim kia thả nó ra’, rồi cùng nhau lấy đất đá vân vân đem theo, khiến con chim kia buông ra cho bằng được. Những Sa-di ni mang chim vẹt về đặt trước mặt trưởng lão ni, (vị ấy) hỏi:
‘Buddharakkhita con đã nghĩ gì khi bị con chim có móng vuốt nhọn bắt đi’.
Chim vẹt có đáp rằng: ‘dạ thưa mẹ, con không nghĩ gì cả thưa mẹ, con chỉ nghĩ về một đống xương, như thế này chính đống xương đó bị gắp bay đi, đống xương sẽ bị vương vãi khắp nơi dù ở bất cứ nơi đâu.’
Trưởng lão ni nói rằng: ‘Lành thay, lành thay Buddharakkhita [việc tác ý như thế] sẽ làm duyên lành chấm dứt kiếp sống [của loài bàng sanh] của con trong ngày vị lai’. Ngay cả loài bàng sanh trong xứ sở này cũng có tác ý thực hành pháp môn thiết lập niệm như đã trình bày. Vì vậy, Thế Tôn làm cho phát sanh trí tuệ đối với họ trong việc thực hành việc thiết lập niệm, cho nên bài kinh này đã được thuyết giảng.
Ở đây, ekāyano nghĩa là con đường độc nhất, bởi vì con đường có rất nhiều là:
“Đạo lộ, đường lộ, con đường, con lộ, lộ trình, lối đi,
Đường đi, chiếc thuyền, cầu vượt, chiếc bè, chiếc phao, ngõ đi qua[3].
Trong bài kinh Thiết Lập Niệm thì Thế Tôn thuyết về ‘con đường’ này với tên gọi là Āyana. Do đó ‘ekāyano ayaṃ, bhikkhave, maggo = Này các Tỷ-kheo, con đường này là con đường độc nhất’ nên hiểu ý nghĩa như vậy ‘Các Tỷ-kheo con đường này là con đường chỉ có 1 hướng [duy nhất], không phải là con đường 2 hướng [dvedhāpatha]. Lại nữa, con đường gọi là ‘ekāyano, con đường độc nhất’ vì [con đường này] phải được đi một mình. Từ ‘một mình’ tức là người ấy cần phải từ bỏ ước muốn qua lại đám đông, sống viễn ly, độc cư nơi thanh vắng. Gọi là ‘Āyana, con đường’ bởi vì cần phải đi trên con đường. Là cần phải thực hành hoặc làm nhân để đi, nghĩa là đi từ saṃsāra [vòng tử sanh luân hồi] để đến Nibbāna. Con đường độc nhất của một người gọi là ‘Āyana, con đường’, bởi vì nó là con đường của một con người hoàn hảo nhất. Người hoàn hảo nhất trong tất cả chúng sanh là đức Thế Tôn, vì thế [con đường đi đó] gọi là con đường của đức Thế Tôn. Thật vậy, những người khác cũng đi theo con đường đó được, nhưng đến con đường đó thì cũng gọi là con đường của Thế Tôn, vì [con đường ấy] do Ngài tạo ra. Như đã nói ‘Này Bà-la-môn, quả thật Thế Tôn là bậc sáng tạo của con đường chưa (ai) sáng tạo.’[4] vân vân.
Lại nữa, gọi là ‘Āyana, con đường’ bởi vì ‘đi’, là sự diễn tiến, tức là đi đến. Đi đến một nơi duy nhất gọi là ‘ekāyano, con đường độc nhất’, tức là chỉ đi trong Pháp và Luật [giáo pháp của đức Phật], không phải đi nơi khác. Như đã nói: ‘Này Subhadda, Thánh đạo có 8 chi phần chỉ tìm được trong Pháp và Luật này’[5]. Hai ý nghĩa này chỉ khác nhau trong cách diễn đạt, nhưng ý nghĩa thì như nhau. Gọi là ‘ekāyano, con đường độc nhất’ vì dẫn đến cùng một điểm, dù lúc bắt đầu tiến hành thực hành thiền [bhāvanā] bằng nhiều cách khác nhau, nhưng sau cùng cũng chỉ đi đến một nơi là Nibbāna. Như Phạm thiên Sahampati đã nói:
Thế Tôn đã nhìn thấy tận cùng của việc chấm dứt sự tái sanh, [với tâm từ ái] người có lòng thương tưởng đến điều lợi ích [chúng sanh hữu duyên] biết được đạo lộ đưa đến Nibbāna bằng con đường độc nhất. Với đạo lộ này tất cả chúng sanh đã vượt qua dòng chảy tham ái, đang vượt qua [dòng chảy tham ái], và sẽ vượt qua [dòng chảy tham ái] bằng đạo lộ ấy[6].
Một vài vị A-xà-lê nói rằng; gọi là ‘Ekāyana, con đường độc nhất’ vì chỉ đi đến Nibbāna một lần duy nhất, nhưng theo kệ ngôn ‘không đi đến bờ kia [Nibbāna] 2 lần’. Lời này không chính xác. Bởi ý nghĩa cú pháp [byañjana] cần phải viết như vầy sakiṃ ayano [không phải ekāyano]. Nhưng nếu nói theo ý nghĩa ấy rằng đạo lộ đó là con đường duy nhất, tức là đi, gồm cả sự diễn tiến thì cú pháp ấy cũng sử dụng được, nhưng không được sử dụng cả 2 ý nghĩa. Tại sao? Vì ở đây [Thế Tôn] ý định lấy đạo làm phần mở đầu [pubbabhāga]. Ở đây Thế Tôn mong muốn lấy đạo làm nơi [đối tượng] để an trú niệm [satipaṭṭhāna] đây là phần mở đầu, diễn tiến trong cả đối tượng [ārammaṇa] có thân [kāya] vân vân, không phải đạo siêu thế [lokuttara], và đạo lộ đó đi được không chỉ một lần mà đi được nhiều lần.
Liên quan đến ‘Ekāyana, con đường độc nhất’ này ngày xưa các vị trưởng lão [mahāthera] đã từng xảy ra cuộc tranh luận sau. Trưởng lão Tam Tạng Cūḷanāga nói: ‘Con đường thiết lập niệm là phần mở đầu [Bát Thánh Đạo].’ [Ý ngài muốn nói rằng việc thiết lập niệm là con đường Hiệp thế, Hiệp thế ở đây cần phải hiểu là còn thuộc về thế gian hay còn nằm trong tam giới]. Nhưng thầy của ngài, Trưởng lão Cūḷasuma thì nói: ‘Con đường ấy là con đường hỗn hợp.’ [Ý ngài muốn nói đó là con đường vừa Hiệp thế lẫn Siêu thế].
Người học trò nói: ‘Bạch ngài, con đường việc thiết lập niệm là phần mở đầu.’
Vị thầy vẫn nhất quyết: ‘Này con, đó là con đường hỗn hợp.’
Khi vị thầy nhất quyết nói đi nói lại như vậy, người học trò đành im lặng. Cả 2 vị đều đứng dậy ra đi mà không giải quyết được vấn đề. Sau đó, trên đường tới phòng tắm người thầy nghĩ rằng: ‘Ta nói rằng, con đường việc thiết lập niệm là con đường hỗn hợp.’ Nhưng học trò ta lại nói rằng: ‘con đường việc thiết lập niệm là phần mở đầu. Trong vấn đề này cần phải suy xét thế nào? Vị ấy mới đọc lại bài kinh từ đầu, khi ngài đọc đến đây: ‘Yo hi koci, bhikkhave, ime cattāro satipaṭṭhāne evaṃ bhāveyya satta vassāni = Này các Tỷ- kheo, bất cứ người nào thực hành bốn sự thiết lập niệm này trong suốt bảy năm.’ Như vậy, ngài biết rằng sau khi tâm đạo Siêu thế đã khởi lên, sự tiếp tục của trạng thái tâm ấy trong bảy năm là không thể, đạo hỗn hợp mà ta đã nói không thể có [bởi vì tâm đạo chỉ kéo dài một sát-na và (tâm đó) không bao giờ sanh khởi lại]. Còn ‘đạo là phần mở đầu’ mà người học trò của ngài nói là có, nên trưởng lão Cūḷasuma mới đi đến giảng đường, hôm ấy nhằm ngày mồng tám của nửa tháng âm lịch.
Các vị trưởng lão thời xưa [Porāṇakatthera] rất thích nghe Pháp. Khi nghe được âm thanh [vị ấy trưởng lão Cūḷasuma] nghĩ rằng: ‘ta sẽ nghe trước, ta sẽ nghe trước’ rồi đi vào hội chúng, và ngày hôm đó đến phiên trưởng lão Tam Tạng Cūḷanāga thuyết Pháp. Khi trưởng lão ngồi lên Pháp tọa cầm lấy quạt rồi đọc lại những vần kệ mở đầu [pubbagāthā], vị thầy đứng phía sau Pháp tọa đã suy nghĩ rằng: ‘Ta sẽ đứng chỗ khuất, im lặng [không nói gì]’. Bời vì các vị trưởng lão thời xưa [Porāṇakatthera] không có sự đố kỵ, sẽ không chấp nhặt những gì mình không hài lòng để làm lớn chuyện, giống như một người đặt gánh nặng bó mía xuống cũng như thế ấy, họ chấp nhận những gì được xem là hợp lý [nhân quả] và vứt bỏ những gì không hợp lý. Cho nên vị trưởng lão Cūḷasuma đã nói rằng: ‘này con Cūḷanāga’. Người học trò nghe giọng của thầy mình [ngưng thuyết Pháp] vội trả lời: ‘Dạ bạch thầy! có chuyện gì vậy thưa thầy?’ Vị thầy nói: ‘Này con Cūḷanāga, con đường thiết lập niệm là con đường hỗn hợp mà ta đã nói là không đúng, con đường thiết lập niệm là phần mở đầu của Bát Thánh Đạo là đúng.’
Trưởng lão Cūḷanāga nghĩ rằng: ‘Trong vấn đề này một bậc thông suốt Tam tạng [tipiṭaka] là bậc đa văn như thầy của ta còn bị nhầm lẫn, thì nói gì đến các vị đồng phạm hạnh trong tương lai chắc chắn sẽ còn lẫn lộn trong vấn đề này. Ta sẽ dẫn chứng Kinh tạng để giải quyết làm sáng tỏ [không để bị lẫn lộn] vấn đề này.’ Do đó, ngài đưa ra và đặt trước thính chúng bộ Vô Ngại Giải Đạo [Paṭisambhidāmagga]: ‘Phần mở đầu của con đường thiết lập niệm được gọi là con đường độc nhất [ekāyanamaggo].’ Ngài đã trích dẫn thêm đoạn văn sau cũng từ Vô Ngại Giải Đạo [Paṭisambhidāmagga]:
‘Trong tất cả đạo lộ thì đạo lộ có 8 chi phần là thù thắng nhất. Trong tất cả các chân lý thì chân lý Tứ Thánh Đế là thù thắng nhất; Trong tất cả các Pháp thì pháp ly dục [Niết bàn] là pháp thù thắng nhất. Trong các loài 2 chân, bậc Chánh đẳng Chánh giác, vị có Tuệ nhãn [paññā-cakkhu] là thù thắng nhất. Chỉ có đạo lộ này, không có đạo lộ nào khác để tịnh hóa tri kiến; Các ngài hãy đi theo đạo lộ đó, [chính đạo lộ ấy] sẽ chiến thắng Ma vương và đội quân của Ma vương. Vì đi theo đạo lộ đó sẽ đoạn tận mọi khổ đau’[7].
Giải Thích Đạo
Con đường gọi là đạo [maggo] với ý nghĩa như thế nào? Với ý nghĩa làm nhân dẫn đến Níp-bàn [Nibbāna] và hành giả có ước muốn đạt đến Níp-bàn cần phải tự mình đi. Sự thanh tịnh cho tất cả chúng sanh [sattānaṃ visuddhiyā] nghĩa là vì lợi ích đối với sự thanh tịnh của tất cả chúng sanh, những chúng sanh có tâm bị uế nhiễm bởi những trần cấu có tham luyến [rāga] v.v. và các tùy phiền não [upakkilesa] có sự tham đắm và tham bồng bột [abhijjhāvisamalobha] v.v.
Quả thật, chúng sanh này là trong vô số bậc Chánh đẳng Chánh giác từ thời Đức Phật có hồng danh là Taṇhaṅkara Medhaṅkara Saraṇaṅkara và Dīpaṅkara, cả 4 vị tịch diệt Níp-bàn trong cùng 1 kiếp [kappa], trước kiếp này trở đi 4 A-tăng-kỳ 100 ngàn kiếp cho đến kiếp Đức Phật Sakyamunī là cuối cùng, trong số hàng trăm vị Phật Độc giác [paccekasambuddha], hội chứng chư Thanh văn vượt qua cách thức tính đếm đã thả trôi mọi cấu uế của tâm, đã chứng đạt sự thanh tịnh cao thượng do đi theo con đường này. Nhưng với sức mạnh cấu uế sắc thì không có chế định [paññatti] về sự ô nhiễm và thuần khiết. Thật vậy:
Bậc Đại Ẩn Sĩ [Đức Phật] không thuyết: các chàng trai trẻ [māṇava] cấu uế do sắc uế nhiễm, thanh tịnh do sắc thuần khiết; Nhưng Bậc Đại Ẩn Sĩ [Đức Phật] đã thuyết như vầy, các chàng trai trẻ [māṇava] cấu uế do tâm uế nhiễm, thanh tịnh do tâm thuần khiết.
Như Đức Phật đã thuyết ‘ Này các Tỷ-kheo, tất cả chúng sanh uế nhiễm do tâm bị cấu uế, thanh tịnh do tâm thuần khiết’[8]. Và sự thanh tịnh của tâm có được là do con đường thiết lập niệm. Vì lý do ấy Đức Phật đã nói: ‘Sự thanh tịnh của tất cả chúng sanh [sattānaṃ visuddhiyā]’.
‘Để vượt khỏi sầu muộn và bi luỵ = sokaparidevānaṃ samatikkamāya’ nghĩa là đoạn trừ, tức là từ bỏ mọi sự sầu muộn và bi luỵ. Con đường này được phát triển để vượt khỏi sự sầu muộn giống như quan đại thần Santati v.v., và vượt khỏi bi luỵ, giống như trưởng lão ni Paṭācārā v.v. do vậy, Thế Tôn thuyết rằng ‘Để vượt khỏi sự sầu muộn và bi luỵ’.
Bởi vì quan đại thần Santati đã nghe kệ ngôn này:
Phiền não [ô nhiễm] nào trước đây [quá khứ], ngươi hãy làm cho nó khô héo. Chớ có bất cứ (ô nhiễm) gì ở nơi ngươi sau này [vị lai]. Nếu ngươi không nắm lấy [điều gì] ở khoảng giữa [hiện tại], ngươi sẽ sống an tịnh.[9]
[Sau khi nghe Thế Tôn thuyết giảng] vị ấy chứng đắc quả vị A-ra-hán với trí Vô Ngại Giải [patisambhidā]
Trưởng lão ni Paṭācārā đã nghe kệ ngôn sau:
Không phải những người con đem lại sự bảo vệ, không phải người cha mà cũng không phải các quyến thuộc. Đối với người đã bị cái chết chế ngự thì không có sự bảo vệ ở các thân quyến.[10]
Sau khi nghe kệ ngôn này [Paṭācārā] đã an trú trong quả vị Tu-đà-hoàn. Nhưng tên gọi bhāvanā không liên quan đến bất kỳ pháp nào trong thân, thọ, tâm và pháp cả. Do đó, nên biết rằng [cả 2 vị này] vượt khỏi sự sầu muộn và bi luỵ chỉ với con đường này.
‘Diệt tất cả khổ và ưu phiền = dukkhadomanassānaṃ atthaṅgamāya’ nghĩa là đưa đến dập tắt, tức là đưa đến đoạn diệt cả 2 khổ là khổ thân và khổ tâm. Người đã thực hành con đường này sẽ đưa đến sự diệt tất cả khổ giống như trưởng lão Tissa v.v, và sự dập tắt sự khổ tâm giống như Vua trời Sakka v.v.
Sự Đau Khổ Của Trưởng Lão Tissa
Tương truyền rằng trong Thành Sāvatthī, thiện nam tử xứ Kuṭimbika gọi là Tissa đã vứt bỏ 50 Koṭi đồng tiền vàng để đi xuất gia, sống trong rừng không có nhà cửa. Vợ của em trai út đã đưa 500 tên cướp đi [và] ra lệnh rằng: ‘Hãy đi tước đoạt mạng sống của vị Tỷ-kheo đó’. Họ đã ngồi xung quanh vị ấy.
Trưởng lão: ‘Các thiện nam đến đây để làm gì?’ Bọn cướp: ‘Chúng tôi đến đây để tước đoạt mạng sống của Ngài’. Trưởng lão: ‘Này các thiện nam hãy bắt lấy ta làm con tin, giữ lại mạng sống của bần tăng một đêm thôi’. Bọn cướp: ‘Này Sa-môn ai sẽ làm người bảo lãnh cho Ngài nơi đây’. Trưởng lão lấy một hòn đá lớn tự đập gãy 2 chân của mình, rồi nói: ‘Các thiện nam, người bảo lãnh [người này] thích hợp chứ?’. Bọn họ đã quay đi thắp đèn ngủ ở đầu đường đi kinh hành, khi trưởng lão chế ngự được cảm thọ, quán về giới hạnh do nương vào giới thánh tịnh phỉ lạc sanh khởi. Giai đoạn tiếp theo Ngài thực hành thiền tuệ làm tròn [phận sự] Sa-môn pháp xuyên suốt 3 canh, vào lúc bình minh Ngài đã chứng đắc quả vị A-ra-hán, Ngài đã đọc lên kệ Cảm ứng ngữ sau:
Tôi đã đập gãy 2 chân [chính mình], thực hiện lời hứa với họ [bọn cướp]. Ta bị khổ sở, bị hổ thẹn bằng cái chết vẫn còn tham ái. Khi suy tư như vậy, ta thấu rõ như thật, khi bình minh ló dạng ta đã chứng đắc quả vị A-ra-hán.
Sự Đau Khổ Của 30 Vị Tỷ-kheo
Nhóm 30 vị Tỷ-kheo khác đã nhận lãnh đề mục nghiệp xứ từ hội chúng của Thế Tôn, rồi an trú mùa hạ ở Tịnh xá Arañña, cùng đồng thuận rằng: ‘Này chư hiền giả, tất cả chúng ta cần phải làm tròn Sa-môn pháp xuyên suốt 3 canh và không nên đi tìm gặp nhau’. Khi các Ngài thực hành Sa-môn pháp, vào buổi sáng đi ra khỏi chùa thì bị một con hổ vồ lấy mang đi mỗi lần 1 vị, nhưng không ai lên tiếng rằng con hổ đã vồ lấy tôi. Khi các Tỷ-kheo bị con hổ vồ lấy ăn thịt đến 15 vị, trong ngày bố-tát [uposatha] mới hỏi nhau rằng : “này hiền giả, những vị ấy đã đi đâu?’, khi biết chuyện lại nói với nhau rằng [kể từ bây giờ]: ‘Ai bị hổ vồ cần phải lên tiếng, hổ vồ tôi như vậy’ rồi tiếp tục an trú.
Tiếp theo đó con hổ vồ lấy một vị Tỷ-kheo trẻ như lần trước. Vị ấy đã lên tiếng ‘thưa Ngài con hổ’. Chư Tỷ-kheo đã mang theo gậy gộc và đuốc với ý định rằng khiến cho con hổ thả [vị Tỷ-kheo trẻ]. Con hổ trèo lên núi đá nơi các vị Tỷ-kheo không lên được, [con hổ] bắt đầu ăn thịt vị Tỷ-kheo trẻ từ đầu ngón chân trở lên. Những vị Tỷ-kheo còn lại nói rằng: ‘Ngài là bậc đại nhân, ngay lúc này chúng tôi không thể giúp gì được cho Ngài, pháp giác ngộ của chư Tỷ-khưu sẽ hiện hữu [cho thấy] ở nơi như thế này’. Ngài đang nằm ngay miệng hùm, chế ngự cảm thọ đó thực hành thiền tuệ trong lúc con hổ ăn đến mắt cá chân [Ngài chứng đạt] quả vị Tu-đà-hoàn, trong lúc con hổ ăn đến đầu gối [Ngài chứng đạt] quả vị Tư-đà-hàm, trong lúc con hổ ăn đến bụng [Ngài chứng đạt] quả vị A-na-hàm, trong lúc con hổ ăn vẫn chưa đến trái tim [Ngài đã đạt đến] quả vị A-ra-hán cùng với tuệ phân tích [Paṭisambhidā], Ngài đã đọc lên kệ Cảm ứng ngữ sau:
Ta có giới, thành tựu các phận sự, có định, có tuệ. Trong lúc khinh suất, đã bị một con hổ vồ lấy tôi bằng nanh vuốt của nó, rồi mang lên núi, chắc chắn [nó sẽ] ăn thịt tôi, thân [không có tâm của tôi] làm thức ăn cho nó. Khi tôi đã thành tựu nghiệp xứ, đó sẽ là cái chết hoàn hảo.
Sự Đau Khổ Của Trưởng Lão Pītamalla
Vị trưởng lão tên là Pītamalla khi còn là người tại gia cư sĩ, ngài từng đoạt cờ [chiến thắng] ở ba quốc gia, đi đến Đảo Tambapaṇṇī, để yết kiến nhà vua, được nhận sự trợ giúp. Một ngày nọ, khi đi ngang qua giảng đường kilañjakāpaṇa ngài nghe đoạn kinh ‘Không Phải Của Các Ông’ của chương 4 Tương Ưng Uẩn: ‘Này các Tỷ-kheo, sắc không phải của các ông; hãy từ bỏ chúng. Sắc mà các ông đã từ bỏ, [sự từ bỏ ấy] sẽ đem lại an lạc và hạnh phúc lâu dài cho các ông.[11]’ Và Ngài suy nghĩ rằng: ‘Quả thực, sắc không phải của ta, thọ cũng không phải của ta.’ Ngài đã thực hiện Natuahākavagga [Phẩm Không Phải Của Các Ông] tựa như cái rìu điều khiển voi, Ngài đi đến ngôi Đại Tự [Mahāvihāra] xin xuất gia thọ cụ túc giới. Sau khi đã tinh thông 2 Mātikā, rồi cùng với 30 vị Tỷ-kheo khác đi đến Điện Thờ Gavaravāliya thực hành Sa-môn pháp. Khi chân của Ngài sưng tấy [không thể đi nổi nữa], Ngài đã đi kinh hành trên hai đầu gối của mình. Đêm hôm ấy, một người thợ săn đã nhầm ngài với một con nai mới phóng ngọn lao vào Ngài. Ngọn lao đâm xuyên Ngài, Ngài cho hắn [thợ săn] rút mũi lao trong thân Ngài ra, và lấy một nắm cỏ đậy vết thương lại và ngồi xuống mặt phẳng của một tảng đá. Nắm bắt cơ hội Ngài phát triển thiền tuệ, chứng đạt quả vị A-la-hán cùng với tuệ phân tích [Paṭisambhidā], Trưởng lão Pītamalla ra dấu bằng cách đằng hắng giọng và nói lên bài kệ Cảm ứng ngữ sau:
Đức Phật, Bậc cao cả nhất, vị thuyết giảng pháp cao thượng cho tất của chúng sanh, Ngài thuyết rằng: Này các Tỷ-kheo, sắc này không phải của các ông, các ông hãy từ bỏ chúng. Quả thật, các pháp hữu vi là vô thường, có sự sanh và diệt theo lẽ thường, sau khi sanh lên chúng hoại diệt, sự tĩnh lặng của chúng [pháp hữu vi] là an lạc.
Lúc bấy giờ, các Tỷ-kheo đã nói với Ngài rằng: ‘Bạch Ngài, nếu bậc Chánh đẳng Chánh Giác không bệnh, chắc chắn Ngài sẽ duỗi cánh tay [vượt qua đại dương] chạm vào đầu của Ngài [tán dương sự tinh tấn của Ngài]’. Chỉ bấy nhiêu, con đường này [chính là đạo lộ] đưa đến sự đoạn tận khổ đau của tất cả chúng sanh, giống như tích truyện của trưởng lão Tissa v.v.
Thọ Ưu [Khổ Tâm] Của Vua Trời Sakka
Vua trời Đế Thích khi nhìn thấy 5 điềm báo trước về cái chết đang đến gần, vua trời Sakka cảm thấy sợ hãi cái chết, sanh khởi sự đau buồn. Vua trời Sakka đã đi đến gần Đức Phật để hỏi các câu hỏi. Vào lúc chấm dứt câu trả lời của Đức Phật cho câu hỏi về thọ xả [upekkhā] Vua trời Sakka được an trú vào Thánh quả Tu-đà-hoàn cùng với 8 nghìn Chư thiên. Vua trời Sakka [đã chết] và Ngài đã sanh trở lại như trạng thái ban đầu.
Thọ Ưu [Khổ Tâm] Của Thiên Tử Subrahma
Thiên tử Subrahma thọ hưởng lạc thú cõi trời cùng với một nghìn thiên nữ tùy tùng, trong một nghìn thiên nữ ấy, có 500 Thiên nữ trong lúc đang hái hoa từ cây thiên hoa thì chết đi, rồi tái sanh vào địa ngục. Thiên tử Subrahma quán thấy nhóm thiên nữ ấy ‘do đâu mà chậm trễ?’, sau khi nhìn thấy họ đã sanh vào địa ngục, ông xét thấy rằng: ‘tuổi thọ của ta còn bao nhiêu nữa’, khi biết tuổi thọ của mình cũng sắp hết, và cũng sẽ sanh vào địa ngục ấy thì kinh hãi sanh khởi tột độ, [vị ấy] tư duy rằng ‘ngoài bậc Đạo Sư thì không ai khác có thể giải quyết được nỗi khổ tâm của ta’, nên đã cũng 500 thiên nữ còn lại đến yết kiến Thế Tôn để hỏi vấn đề này:
Tâm này luôn sợ hãi, ý này luôn dao động. Với phiền lụy [nhân] đã sanh và với những điều chưa sanh. Nếu có pháp không sợ hãi, xin Thế Tôn hãy giải đáp điều đó [sư không lo sợ] cho con.[12]
Kế tiếp đó Thế Tôn đã giải đáp vấn đề đó cho Thiên tử như sau:
Ta không thấy sự an vui nào khác của tất cả chúng sanh ngoài pháp trợ giác ngộ, thực hành sự tinh tấn, ngoài sự thu thúc các quyền [indriya], ngoài sự buông bỏ tất cả.[13]
Sau khi kết thúc pháp thoại Thiên tử Subrahma an trú trong Thánh quả Tu-đà-hoàn cùng với 500 Thiên nữ, thiên sản được thiết lập bền vững, rồi họ đã quay trở về thiên giới.
[Hạng người] đã thực hành con đường này nên hiểu rằng đây là đạo lộ đưa đến chấm dứt thọ ưu [khổ tâm] của tất cả chúng sanh giống Vua trời Sakka v.v.
Thánh đạo 8 chi phần Ngài gọi là ñāya [phương pháp chân chánh] trong cụm từ ‘thành tựu chánh trí = ñāyassa adhigamāya’ vì sự đắc thành, tức là đưa đến Thánh đạo đó. Vì đạo trong việc thiết lập niệm này thuộc hiệp thế là phần mở đầu này [mà hành giả] cần phải phát triển, [nó sẽ] dẫn đến sự chứng đắc siêu thế đạo. Cho nên Thế Tôn mới thuyết rằng: ‘thành tựu chánh trí = ñāyassa adhigamāya’.
‘Chứng ngộ Níp-bàn = nibbānassa sacchikiriyāya’ nghĩa là làm cho thấu rõ Níp-bàn, Ngài đã giải thích rằng khi tự mình xác chứng kinh nghiệm pháp bất tử được gọi là Níp-bàn vì ở đó không còn tham ái. Vì đạo này được hành giả tu tập, làm cho thành tựu, làm cho thấu rõ Níp-bàn theo tuần tự. Do đó, Thế Tôn mới thuyết rằng ‘Chứng ngộ Níp-bàn = nibbānassa sacchikiriyāya’.
Ở đây, khi Ngài thuyết rằng: ‘Sự thanh tịnh của tất cả chúng sanh = sattānaṃ visuddhiyā’, vượt khỏi buồn rầu v.v. thì cũng đã hoàn tất xong ý nghĩa, [nhưng ý nghĩa đó] cũng không dễ hiểu cùng người khác, ngoài những người đã quen thuộc cách dùng từ trong Giáo lý. Đức Thế Tôn không bắt mọi người phải quen thuộc với cách dùng các thuật ngữ trong Giáo lý trước, rồi mới thuyết Pháp sau. Ngài thuyết giảng làm sáng tỏ ý nghĩa ấy với bài Kinh đó. Bởi vậy, trong bài kinh Thiết Lập Niệm này Thế Tôn thuyết giảng về lợi ích về ‘con đường độc nhất’ hoàn tất làm cho hiện hữu, mới thuyết rằng ‘vượt khỏi sự sầu muộn và bị luỵ’ v.v… Lại nữa sự thanh tịnh của tất cả chúng sanh dẫn đến bằng con đường độc nhất, sự thanh tịnh có được do vượt khỏi sự buồn rầu và bi luỵ, sự buồn rầu và bị luỵ có được do đoạn diệt khổ thân và khổ tâm, sự đoạn diệt khổ thân và khổ tâm có được thành tựu chánh trí, sự thành tựu chánh trí có được do chứng ngộ Níp-bàn. Do đó khi Thế Tôn thuyết giảng tuần tự rồi, Ngài mới thuyết rằng: ‘Sự thanh tịnh của tất cả chúng sanh [sattānaṃ visuddhiyā]’, rồi thuyết tiếp ‘vượt khỏi sầu muộn và bi luỵ [sokaparidevānaṃ samatikkamāya]’.
Lại nữa, ‘sự thanh tịnh của tất cả chúng sanh [sattānaṃ visuddhiyā]’ v.v. đây là lời tán dương ‘con đường độc nhất’. Giống như Thế Tôn thuyết [để tán dương] trong Chachakka [Kinh Sáu Sáu] với 8 câu như sau ‘Này các Tỷ-kheo, Thiện Thệ thuyết pháp toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, và toàn hảo ở đoạn cuối, giảng giải về Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn và đầy đủ, cùng với sự thành tựu về ý nghĩa, và cả thành tựu về văn tự’, là pháp có 6 nhóm, mỗi nhóm có 6 câu cùng tất cả các ông’[14]. Và như cách thuyết [để tán dương] trong Ariyavaṃsa với 9 câu như sau: ‘Này các Tỷ-kheo, bốn truyền thống bậc thánh được biết là cao cả [aggaññā], được biết lâu đời [rattañnā], được biết là dòng dõi [vaṃsa = Thánh nhân], truyền thống cổ sơ [porāṇā], không bị lẫn lộn, trước không bị lẫn lộn, không bị bỏ mặc [na saṃkīyanti], sẽ không bị [người khác] bỏ mặc, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí khiển trách [appaṭikuṭṭhā]’[15] như thế nào, thì Thế Tôn đã nói lời tán dương ‘con đường độc nhất’ bằng 7 câu rằng: ‘Sự thanh tịnh của tất cả chúng sanh’ v.v. cũng như thế đó.
Nếu hỏi rằng tại sao? Đáp: để phát sanh sự tinh cần đến các Tỷ-kheo đó. Bởi vì chư Tỷ-kheo ấy sau khi nghe lời tán dương thì sự tinh cần càng tăng trưởng như sau: ‘con đường này [sẽ] diệt tận 4 điều rủi ro [upaddave]; sự sầu muộn là nguyên liệu thiêu đốt tâm, bi luỵ là sự kêu gào bằng lời nói, sự đau khổ do những cảm thọ không vừa ý ở lộ thân, ưu tâm do do sự khó chịu ở lộ tâm. Và mang lại 3 ân đức cao thượng: sự thanh tịnh, [thành tựu] chánh trí và Níp-bàn [dập tắt phiền não]. Do vậy [các vị] thấy được tầm quan trọng của pháp thoại này rằng: cần phải được học tập, cần phải ghi nhớ, cần thuộc nằm lòng, cần được chỉ dạy và [con đường này] cần phải được tu tập.’ Thế Tôn tán dương ‘con đường độc nhất’ để cho chư Tỷ-kheo ấy phát sanh sự tinh cần [ussāha] với ý nghĩa như được giảng giải, giống như người lái buôn buôn bán len v.v. nói lời tán thán về chất lượng len v.v.
Khi người lái buôn buôn bán vải len paṇḍukambala giá trị 100 nghìn tiền vàng quảng bá như sau vải len kính mời [quý khách], khách hàng vẫn không biết trước vải len [kambala] loại đó, do vải kesa kambala và vải vālakambala v.v. có mùi hôi thối và [chất liệu vải] khi chạm vào thô cứng thì họ đều gọi là vải kambala. Nhưng khi nào họ quảng bá rằng vải kambala đỏ từ xứ sở Gandhāra chất liệu vải mềm mại, sáng, mặc vào dễ chịu thoải mái, lúc đó người có khả năng sẽ mua, còn người không có khả năng sẽ được thỏa thích ghé nhìn như thế nào, dầu Thế Tôn đã thuyết rằng: ‘Này chư Tỷ-kheo, con đường này là con đường độc nhất’ vẫn không làm [họ] sáng tỏ, [họ nghĩ rằng] con đường khác cũng tương tự như thế đó, bởi vì con đường mà không đưa chúng sanh vượt khỏi tất cả khổ thì [họ] cũng được gọi là con đường. Nhưng khi thuyết rằng ‘vì sự thanh tịnh của tất cả chúng sanh [sattānaṃ visuddhiyā]’ thì chư Tỷ-kheo sanh khởi sự tinh tấn, biết được rằng ‘quả thật, con đường này [sẽ] diệt tận 4 điều rủi ro [upaddave], và mang lại 3 ân đức cao thượng’ pháp thoại [dhammadesana] này cần phải được học tập, cần phải ghi nhớ, cần thuộc nằm lòng, cần được chỉ dạy và con đường này cần phải được tu tập phát triển, cho nên khi Thế Tôn tán dương [con đường độc nhất] nên mới thuyết rằng ‘vì sự thanh tịnh của tất cả chúng sanh [sattānaṃ visuddhiyā]’.
Và trong vấn đề này cần đưa đến người bán vàng nguyên chất, vàng ròng, người bán ngọc mānī tịnh thuỷ, người bán mānī báu trong sáng thanh tịnh, người bán ngọc san hô đã được đánh bóng v.v. giống như người bán vải len paṇḍukambala trị giá 100 nghìn tiền vàng.
Từ ‘yadidaṃ’ là một phân từ, có nghĩa tương đương với ‘ye ime’. Từ ‘cattāro = bốn [việc thiết lập niệm]’ xác định số lượng. Với từ đó Thế Tôn nói đến số lượng việc thiết lập niệm [bốn sự thiết lập niệm], không ít không nhiều hơn số ấy.
Giảng Giải Về Thiết Lập Niệm
Từ ‘thiết lập niệm = satipaṭṭhāna’ bao gồm 3 việc thiết lập niệm là đối tượng [gocara trần cảnh] của niệm, việc Thiện Thệ không bày tỏ sự hoan hỷ hay sầu ưu [xả ly] vì chư Thanh văn thực hành 3 thiết lập niệm Ngài gọi là thiết lập niệm [satipaṭṭhāna], và niệm [sati]. Đối tượng của niệm gọi là việc thiết lập niệm [satipaṭṭhāna] như trong tất cả Phật ngôn được bắt đầu như sau: ‘Này chư Tỷ-kheo, Thiện Thệ sẽ thuyết giảng sự sanh và sự diệt của việc thiết lập niệm, các ông hãy lắng nghe -nt- Này chư Tỷ-kheo, cái gì là tập khởi của thân? Tập khởi của vật thực là tập khởi của thân’[16]. Trong cách ấy, đối tượng của niệm gọi là thiết lập niệm [satipaṭṭhāna] như trong câu: ‘Thân hiện hữu không phải niệm, và chỉ có niệm cùng hiện hữu mới gọi là niệm [gọi là thiết lập niệm]’[17]. Ý nghĩa đó [ thiết lập niệm] gọi là thiết lập [paṭṭhāna] vì làm nơi an trú vững vàng [patiṭṭhāti]. Cái gì an trú vững vàng? Niệm an trú vững vàng. Nơi an trú của niệm gọi là thiết lập niệm. Lại nữa nơi làm điểm dừng [sự tinh tấn] mới gọi là xứ [paṭṭhāna], nơi làm điểm dừng của niệm đó gọi là thiết lập niệm [satipaṭṭhāna] cũng như chỗ ở của voi [chỗ voi đứng], hay nơi ở của ngựa [chỗ ngựa đứng].
Ở đây, việc Thiện Thệ không bày tỏ sự hoan hỷ hay sầu ưu [xả ly] vì chư Thanh văn thực hành 3 thiết lập niệm Ngài gọi là thiết lập niệm [satipaṭṭhāna] như trong Phật ngôn sau: ‘Có ba việc thiết lập niệm mà một bậc Thánh cần phải thực hành, và có thực hành (thiết lập niệm) ấy, bậc Thánh mới xứng là bậc Ðạo sư giảng dạy cho hội chúng.’[18] Câu đó có ý nghĩa gọi là thiết lập [paṭṭhāna] vì cần được thiết lập, nghĩa là cần được diễn tiến [thực hành].
Điều gì cần phải được an trú? Niệm cần phải được an trú, việc an trú niệm như vậy gọi là thiết lập niệm [satipaṭṭhāna]. Chính niệm ấy Ngài gọi là thiết lập niệm [satipaṭṭhāna] như sau: ‘Bốn sự thiết lập niệm được tu tập, được làm cho sung mãn khiến cho 7 giác chi [bojjhaṅga] được tròn đủ’[19]. Ý nghĩa đó gọi là xứ [paṭṭhāna] vì thiết lập, tức là đi vào thiết lập là chìm sâu [okkantitvā], đã tiến vào [pakkhanditvā], đi tới [pavatta]. Thiết lập [paṭṭhāna] chính là niệm [sati] mới gọi là thiết lập niệm [satipaṭṭhāna].
Lại nữa, gọi là niệm với ý nghĩa là sự ghi nhớ, gọi là xứ [paṭṭhāna] với ý nghĩa là đi vào thiết lập [upaṭṭhāna]. Như vậy, niệm đó và xứ [đi vào thiết lập] mới gọi là thiết lập niệm [satipaṭṭhāna] với ý nghĩa như vậy. Ở đây, Ngài mong muốn thiết lập niệm [satipaṭṭhāna] này.
Nếu như vậy thì nhân nào nói rằng ‘thiết lập niệm [satipaṭṭhāna]’ được xem là số nhiều [bahuvacana]? Bởi vì niệm [sati] đa dạng. Quả thật, niệm đó ở số nhiều do chia theo đối tượng. Như vậy, tại sao đạo [magga] [cũng có nhiều tương tự] nhưng lại là số ít [ekavacana]. Bởi vì chỉ có một với ý nghĩa cần diễn tiến. Vì vậy, dẫu niệm đó có 4 loại nhưng cũng đi đến một cái [con đường] này với ý nghĩa cần phải tiến hành. Nói tóm lại thì những lời đã nói ‘con đường gọi là đạo, với ý nghĩa như thế nào?’ Với ý nghĩa [làm nhân] đạt đến Níp-bàn, và với ý nghĩa hành giả có ước muốn đạt đến Níp-bàn cần phải tiến hành [tự mình thực hành]. Dẫu niệm có 4 khi hoàn thành phận sự với các đối tượng có thân v.v. cho đến Níp-bàn trong thời vị lai và trước tiên hành giả ước muốn đạt đến Níp-bàn cần phải thực hành vì nó làm nhân như đã nói đến, cho nên Ngài mới thuyết cả 4 niệm là con đường độc nhất. Như vậy mới có những thời pháp liên tiếp nhau theo tuần tự, bằng sự nối tiếp của các từ ngữ, như Phật ngôn sau:
‘Này các Tỷ-kheo, Thiện Thệ sẽ thuyết giảng con đường để tiêu diệt các đạo binh của Ma Vương, các ông hãy lắng nghe -nt- Này các Tỷ-kheo con đường để tiêu diệt các đạo binh của Ma Vương là gì? là thất giác chi [các chi phần làm nhân giác ngộ].[20]
Đạo lộ tiêu diệt đạo quân Ma Vương và thất giác chi với ý nghĩa là một, chỉ khác nhau về văn tự [byañjana] như thế nào thì con đường độc nhất và thiết lập niệm cũng như thế đó, với ý nghĩa là một, nhưng trong trường hợp này chỉ khác nhau về văn tự. Vì vậy, nên hiểu rằng [đạo magga] ở số ít vì theo ý nghĩa [cần phải thực hành] là một, và nên hiểu rằng [4 việc thiết lập niệm] ở số nhiều vì niệm đa dạng do chia theo các đối tượng.
Lý Do Thuyết Việc Thiết Lập Niệm Thành Bốn
Vì sao Thế Tôn thuyết thiết lập niệm chỉ có bốn? không hơn không kém [hơn 4]. Vì mang lại ít cho chúng sanh hữu tình [chúng sanh có thể lãnh hội được lời giáo lý]. Vì đối với những chúng sanh có tánh ái dục, chúng sanh có tánh tà kiến, chỉ phương giả [samathayānika[21]], và quán phương giả[vipassanāyānika[22]], mỗi nhóm chia làm 2 theo mãnh lực [theo căn tánh] yếu và mạnh [liên quan đến những điều này], hạng người có tánh tham ái yếu thì [nên thực hành] thiết lập niệm để tuỳ quán thân [kāyānupassanāsatipaṭṭhāna] có đối tượng thô làm đạo lộ đưa đến sự thanh tịnh [visuddhimaggo]. Hạng người có tánh tham ái mạnh thì [nên thực hành] thiết lập niệm để tuỳ quán thọ [vedanānupassanāsatipaṭṭhāna] có đối tượng vi tế làm đạo lộ đưa đến sự thanh tịnh. Hạng người có tánh tà kiến yếu thì [nên thực hành] thiết lập niệm để tùy quán tâm [cittānupassanāsatipaṭṭhāna] có có các đối tượng được chia ra không nhiều [không rõ ràng] làm đạo lộ đưa đến sự thanh tịnh. Hạng người có tánh tà kiến mạnh thì [nên thực hành] thiết lập niệm để tuỳ quán pháp [dhammānupassanāsatipaṭṭhāna] có các đối tượng được thành nhiều dạng làm đạo lộ đưa đến sự thanh tịnh. Và thiết lập niệm đầu tiên có ấn chứng [nimitta] đạt được không khó là đạo lộ thanh tịnh của chỉ phương giả [samathayānika], hành giả có trí tuệ chậm chạp [độn căn]. Thiết lập niệm thứ 2 là đạo lộ thanh tịnh của chỉ phương giả [samathayānika], hành giả có trí tuệ mạnh [lợi căn], bởi vì hành giả trú không kiên định với những đối tượng thô. Thiết lập niệm thứ 3 có các đối tượng được chia ra không nhiều là đạo lộ thanh tịnh của quán phương giả [vipassanāyānika], hành giả có trí tuệ chậm chạp [độn căn]. Thiết lập niệm thứ 4 có các đối tượng được thành nhiều dạng là đạo lộ thanh tịnh của quán phương giả [vipassanāyānika], hành giả có trí tuệ mạnh [lợi căn]. Như vậy bốn sự thiết lập niệm được nói đến không hơn không kém, như đã giảng giải.
Lại nữa [bốn sự thiết lập niệm đã thuyết] đưa đến sự đoạn tận pháp điên đảo [vipallāsa] là sự tốt đẹp, sự an lạc, sự thường tồn và hữu ngã [attabhāva]. Thật vậy, thân là bất tịnh [không tốt đẹp], nhưng tất cả chúng sanh lại bị điên đảo mà nghĩ sai thân này đẹp, thiết lập niệm đầu tiên [thiết lập niệm để tuỳ quán thân] được thuyết đối với chúng sanh đó nhằm đoạn trừ subhavipallāsa [điên đảo mà nghĩ sai thân này đẹp] bằng việc quán thấy sự bất tịnh trong thân này. Và thọ v.v. dẫu cho tất cả chúng sanh chấp thủ rằng là lạc, thường tồn, và hữu ngã [attabhāva] [cũng theo cách đó] cảm thọ là sự đau khổ, tâm là vô thường, các pháp là vô ngã. Nhưng tất cả chúng sanh ấy sống trong pháp điên đảo [vipallāsa] nghĩ sai về thọ, tâm và pháp đó [cho rằng] là an lạc, là thường tồn và là ngã [atta]. Và 3 thiết lập niệm còn lại thuyết đối với chúng sanh ấy đưa đến sự đoạn trừ các pháp điên đảo đó với việc quán xét những cảm thọ v.v. này [nguyên nhân mang lại] là đau khổ v.v.
Như vậy [bốn sự thiết lập niệm] cần phải hiểu rằng Thế Tôn chỉ thuyết có bốn sự thiết lập niệm không hơn không kém, để đưa đến sự đoạn trừ được các pháp điên đảo [liên hệ đến] sự tốt đẹp [tịnh], sự an lạc, sự thường tồn, và hữu ngã [attabhāva]. Và không chỉ thuyết [bốn sự thiết lập niệm] nhằm đoạn trừ các pháp điên đảo mà còn thuyết [bốn sự thiết lập niệm] để đoạn trừ 4 bộc lưu [ogha], 4 ràng buộc[yoga], 4 lậu hoặc [āsava], 4 phược [gandha], 4 thủ [upādāna] và 4 thiên vị [agati], để liễu tri 4 loại vật thực. Đây là cách được diễn giải trước.
Lại nữa, theo Sớ giải Ngài thuyết như thế này với sự ghi nhớ và với sự họp chung lại một nơi, thiết lập niệm chỉ có một nhưng với đối tượng thì có bốn. Cũng giống như một kinh thành có bốn cổng thành, người đi đến từ phía đông mang theo hàng hoá của cải sản xuất từ phía đông, chỉ được vào thành phố qua cổng thành phía đông, cũng như vậy đối với những ai qua cổng phía nam, phía tây và phía bắc chỉ mang theo hàng hoá của cải sản xuất xứ từ phía bắc mới đi qua cổng thành phía bắc vào thành phố như thế nào thì cũng nên biết nội dung đối chiếu so sánh cũng phải đầy đủ như thế ấy. Thật vậy Níp-bàn giống như kinh thành. Đạo siêu thế phối hợp với bát chi đạo tựa như 4 cổng thành. Thân v.v. cũng giống như hướng đông v.v.
Và các hành giả khi đến với mãnh lực thân tùy quán [kāyānupassanā] đã phát triển việc thiết lập niệm để tuỳ quán thân [kāyānupassanāsatipaṭṭhāna] với 14 loại cũng chỉ đi vào một nơi duy nhất là Níp-bàn, bằng Thánh đạo sanh lên nhờ vào sức mạnh của thân quán [kāyānupassanā]. Giống như những người đến từ cổng thành phía đông, với những hàng hoá của cải sản xuất từ phía đông, chỉ đi vào thành phố qua cổng thành phía đông.
Các hành giả khi đi đến bằng đạo lộ thọ tùy quán [vedanānupassana] đã phát triển việc thiết lập niệm để tuỳ quán thọ [vedanānupassanāsatipaṭṭhāna] với 9 cách cũng chỉ đi vào một nơi duy nhất là Níp-bàn, bằng Thánh đạo sanh lên nhờ vào sức mạnh của thọ quán. Giống như những người đi vào thành phố qua cổng phía nam, với những hàng hoá của cải sản xuất từ phía nam, chỉ đi vào thành phố qua cổng thành phía nam.
Các hành giả khi đi đến bằng đạo lộ tâm quán [cittānupassanā] đã phát triển việc thiết lập niệm để tùy quán tâm [cittānupassanāsatipaṭṭhāna] với 16 cách, cũng chỉ đi vào một nơi duy nhất là Níp-bàn, bằng Thánh đạo sanh lên nhờ vào sức mạnh của tâm quán. Giống như những người đi vào thành phố qua cổng phía tây, với những hàng hoá của cải sản xuất từ phía tây, chỉ đi vào thành phố qua cổng thành phía tây.
Và các hành giả khi đi đến bằng đạo lộ pháp quán [dhammānupassanā] đã phát triển việc thiết lập niệm để tuỳ quán pháp [dhammānupassanāsatipaṭṭhāna] với 5 cách, cũng chỉ đi vào một nơi duy nhất là Níp-bàn, bằng Thánh đạo sanh lên nhờ vào sức mạnh của pháp quán. Giống như những người đi vào thành phố qua cổng phía bắc, với những hàng hoá của cải sản xuất từ phía bắc, chỉ đi vào thành phố qua cổng thành phía bắc.
Nên biết rằng thiết lập niệm được thuyết chỉ có một bằng sự ghi nhớ và với sự họp chung lại một nơi, và có 4 theo đối tượng [ārammaṇa] với cách như thế.
Ý Nghĩa Của Tỷ-kheo [Bhikkhu]
Bốn điều nào? [katame cattāro] làm kathetukamyatā pucchā [câu hỏi để tự trả lời]. Từ ở đây [idha] ngay trong giáo pháp này. Từ ‘Tỷ-kheo’ là hình ảnh chỉ hạng người, vị cố gắng thực hành pháp [để đưa đến sự giác ngộ]. Nói cách khác, [Tỷ-kheo] cũng dùng cho chư thiên và nhân loại đang cố gắng thực hành [để đưa đến sự giác ngộ]. Hơn nữa, Thế Tôn gọi là ‘Tỷ-kheo’ vì là người cao thượng và chỉ vị Tỷ-kheo [bhikkhubhāva] đang thực hành pháp. Bởi vì chư Tỷ-kheo thực hành pháp theo lời dạy của Thế Tôn, chư Tỷ-kheo sẽ thành những bậc cao cả nhất, cũng như bhājana [tiếp nhận] tất cả mọi lời dạy [của Thế Tôn]. Vì vậy, Thế Tôn thuyết rằng Tỷ-kheo là người cao thượng nhất. Sau khi Tỷ-kheo đó đã được định danh, còn lại [Chư thiên và nhân loại] cũng đều được định danh cả thảy, giống như hội chúng còn lại được định danh bằng những thuật ngữ trong mọi hoạt động như việc Đức vua bộ hành v.v. Và hành giả nào thực hành theo pháp hành [thiết lập niệm] này, hành giả ấy được gọi là Tỷ-kheo. Do đó, Thế Tôn mới nói rằng ‘Tỷ-kheo’ bởi vì Tỷ-kheo chính là hành giả thực hành pháp hành [thiết lập niệm]. Hành giả thực hành pháp hành [thiết lập niệm] dù là Chư thiên hay nhân loại thì cũng đều gọi là ‘Tỷ-kheo’ cả thảy. Như đã được nói đến:
Đến những người dầu đã được trang sức, nếu thường xuyên thực hành pháp, được trầm tĩnh, đã được rèn luyện, chắc chắn, thực hành Phạm hạnh, [vị ấy] đã buông bỏ sự hành hạ đối với tất cả chúng sanh, vị ấy là Bà-la-môn, vị ấy là Sa-môn, vị ấy là Tỷ-kheo.[23]
Giải Thích Thân – Kāya
Trong thân [kāye] gồm sắc thân. Quả thật, sắc thân Thế Tôn có ý định như sau ‘thân’ trong bài kinh này giống như thân voi và thân ngựa v.v. với ý nghĩa sự tập hợp các chi phần lớn nhỏ và tất cả sắc pháp như tóc v.v. Sắc thân gọi là thân với ý nghĩa là sự tập hợp [của các chi phần lớn nhỏ] như thế nào, gọi là thân với ý nghĩa là nơi mang đến những thứ đáng nhờm gớm như thế đó. Bởi vì sắc thân này là nơi mang đến những thứ đáng nhờm gớm là những thứ đáng kinh tởm ghê tởm, cho nên cũng được gọi là thân.
Từ ‘ayo = nơi tạo ra’ [những thứ kinh tởm, nhờm gớm] trong từ ‘thân’ đó có ý nghĩa giải tự như sau: gọi là āya vì là nơi sản sinh ra. Tạo ra cái gì? [Tạo ra] các bộ phận như tóc v.v. sự đáng ghê tởm sinh ra gọi là ‘thân’ vì là nơi tạo ra những thứ đáng nhờm gớm, kinh tởm. Từ ‘quán thân [kāyānupassī]’ tức là hành giả thường [theo dõi] quan sát toàn thân hoặc đang [theo dõi] quan sát toàn thân.
Nên biết rằng Thế Tôn dẫu có thuyết rằng ‘trong thân [kāye]’ nhưng cũng nhắc lại ‘trong thân [kāye]’ lần thứ 2 trong câu ‘quán thân trên thân [kāye kāyānupassī]’; để giải thích việc phân tách một khối hay một tổ hợp sắc [ghanasaññā] với sự nhận biết bằng việc phân tích tướng tứ đại [catudhātuvavatthāna[24]] để không bị lẫn lộn, hành giả không phải là người quán thấy thọ trong thân, hoặc quán thấy tâm và pháp trong thân. Sự thật, hành giả chỉ quán thấy thân trên thân mà thôi. Do đó, từ ‘quán thân [kāyānupassī]’ là điều mà Thế Tôn thuyết giảng đến việc nhận biết [bằng trí tuệ thiền tuệ] không để lẫn lộn, với sự thuyết giảng riêng biệt là việc quán thân trong vật [vatthu] được nói chính là thân [quán thân trên thân mà thôi]. Như vậy, hành giả không quán pháp khác ngoại trừ các chi phần lớn nhỏ trong thân, và hành giả cũng không quán thấy người nữ, người nam ngoại trừ tóc, lông v.v. trong thân.
Giải Thích Quán Thân [Kāyānupassanā]
‘Quán thân trên thân [kāye kāyānupassī]’ không quán xét pháp khác ngoài sắc tứ đại [mahābhūtarūpa] và sắc y sinh [upādāyarūpa] ngay trong thân gọi là một khối, một tổ hợp sắc tứ đại [mahābhūtarūpa] và sắc y sinh [upādāyarūpa] có tóc, lông v.v. Thật vậy, hành giả quán xét tập hợp của các chi phần trên thân, giống như một người nhìn thấy các phụ tùng để lắp ráp cho xe. Hành giả quan sát tổ hợp sắc của tóc, lông v.v. cũng giống một người nhìn thấy các nguyên tố cấu tạo nên thành phố, hành giả quán thấy tổ hợp sắc tứ đại [mahābhūtarūpa] và sắc y sinh [upādāyarūpa] cũng giống như một người lột vỏ thân cây chuối từ cây chuối và giống như một người mở bàn tay không ra. Do vậy, việc trình bày vatthu [vật chất] nói là thân với sức mạnh của việc tập hợp lại các nguyên tố mà thôi, là điều mà Thế Tôn thuyết giảng việc phân tách một khối hay một tổ hợp [ghanasaññā]. Bởi vì ‘quán thân trên thân [kāye kāyānupassī]’ này không nhận thấy được [tướng trạng] sắc thân, là người nữ, là người nam, hoặc các pháp khác ngoài một khối tổ hợp của pháp như đã nói trên. Nhưng tất cả chúng sanh khuynh hướng sai lạc như thế này thế kia trong thực tính [sabhāva] chỉ việc tập hợp pháp [danh và sắc] như đã trình bày trước đó, vì vậy các bậc trưởng thượng [porāṇā] đã nói rằng:
Cái nào mà [vị ấy] đang thấy, cái đó không phải là cái mà [vị ấy] đã thấy. Cái nào mà [vị ấy] đã thấy; cái đó không phải là cái mà [vị ấy] đang thấy. Khi không thấy [theo đúng sự thật, không đúng theo pháp chân đế] mới bị si mê [mūḷha] khi [si mê] bao trùm thì không thể giải thoát.
Ngài đã nói việc phân tách [chia nhỏ] một khối [một tập hợp, hay một tổ hợp sắc ghanasaññā] v.v. và với từ ‘ghanavinibbhogādidassanatthanti = phân tách một tổ hợp sắc v.v.’ nên biết ý nghĩa được giảng giải như sau:
Sự thật, hành giả chỉ quán thân mà thôi, không phải quán các pháp khác. Giải thích ra sao? Giống như [một người] nhìn sương mù không phải nước mà cho là nước như thế nào thì hành giả quán thấy thân này là vô thường, là khổ não, là vô ngã, và là bất tịnh [lại cho rằng] là thường tồn, là an lạc, là ngã, là tịnh [tốt đẹp] như thế đó. Sự thật, quán thân chỉ thấy rằng đây chỉ là tập hợp của một khối vô thường, khổ não, vô ngã và bất tịnh. Hoặc, cần hiểu ý nghĩa này như sau thân này được bắt đầu bằng hơi thở ra, hơi thở vào, v.v. và có xương [sẽ] trở thành tro cốt là điểm kết thúc đã được Thế Tôn nói đến với cách thức như sau: ‘Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng hoặc -nt- vị Tỷ-kheo ấy có chánh niệm, hơi thở ra’ và trong Paṭisambhidāmagga [Phân Tích Đạo] Trưởng lão Sārīputta đã nói đến thân này như sau: ‘Hành giả trong giáo pháp này được quán thấy thân [được cấu thành bởi nguyên tố] đất, thân [được cấu thành bởi nguyên tố] nước, thân [được cấu thành bởi nguyên tố] lửa, thân [được cấu thành bởi nguyên tố] gió, thân [được cấu thành bởi nguyên tố] nước, thân [được cấu thành bởi] tóc, thân [được cấu thành bởi] lông, thân [được cấu thành bởi] da ngoài, thân [được cấu thành bởi] da trong, thân [được cấu thành bởi] thịt, thân [được cấu thành bởi] máu, thân [được cấu thành bởi] gân, thân [được cấu thành bởi] xương, thân [được cấu thành bởi] tủy xương là vô thường.[25]’ Do quán xét toàn thân trên thân đó như vậy thì hành giả được gọi là ‘quán thân trên thân[kāye kāyānupassī]’.
Lại nữa, cần hiểu ý nghĩa này như sau quán sát thân gọi là nơi kết hợp sắc pháp có tóc v.v. trong sắc thân bởi vì không thấy bất kỳ cái gì được gọi là ta hoặc là của ta, nhưng do quán thấy một tổ hợp sắc pháp khác nhau thế này thế kia như tóc, lông v.v. Lại nữa, cần hiểu ý nghĩa này như sau hành giả quán thân trên thân dù quán xét thân gọi là tổ hợp tính chất [ākāra] có trạng thái vô thường [aniccalakkhaṇa] v.v. toàn bộ [sắc thân] theo cách trình bày trong Paṭisambhidāmagga [Phân Tích Đạo] như sau: ‘quán xét trong thân này là vô thường, không phải là thường.’
Bởi vậy, vị Tỷ-kheo thực hành quán thân trên thân [thực hành pháp hành thiết lập niệm với việc tuỳ quán thân trên thân] này nên biết rằng quán xét thân này bằng mãnh lực của 7 tuỳ quán [anupassanā] như aniccānupassanā v.v. quán xét [thân này được cấu thành bởi…] là vô thường, không phải quán xét sự thường còn. Quán xét về khổ não, không phải quán xét về an lạc. Quán xét về sự vô ngã, không phải quán xét về bản ngã; [sẽ] nhàm chán, không vui thích; lìa bỏ tham ái, không dính mắc tham ái; làm cho diệt tân, không cho sanh khởi; dứt bỏ, không nắm giữ. Khi vị ấy quán xét thân này là vô thường, [vị ấy] dứt bỏ sự nghĩ tưởng về thường; trong khi quán xét thân này là khổ não, [vị ấy] dứt bỏ sự nghĩ tưởng về lạc; trong khi quán xét thân này là vô ngã, [vị ấy] dứt bỏ sự nghĩ tưởng về bản ngã; khi nhàm chán, [vị ấy] dứt bỏ sự vui thích; trong khi lìa tham ái, [vị ấy] dứt bỏ tham ái; trong khi làm cho diệt tận [tham ái], [vị ấy] dứt bỏ nguồn gốc sanh khởi; trong khi từ bỏ, [vị ấy] dứt bỏ không nắm giữ.
Giải Thích Ātāpī [Nhiệt Tâm], Satimā [Chánh Niệm], Sampajāno [Tỉnh Giác]
Từ viharati [an trú, trú ngụ] gồm việc di chuyển, tiến trình. Ātāpī [có sự nhiệt tâm] nên biết lý giải như sau gọi là ātāpa [thiêu đốt] bởi ý nghĩa thiêu đốt phiền não trong 3 cõi. Từ ātāpa [thiêu đốt] cũng là tên gọi của tinh tấn [viriya]. Sự thiêu đốt [của vị Tỷ-kheo] đó hiện hữu nên [vị ấy] gọi là sự nhiệt tâm [ātāpī]. Từ sampajāno [tỉnh giác] bao gồm sự phối hợp với trí tuệ gọi là sampajañña [sự tỉnh giác, sự lương tri]. Từ satimā [có niệm] là phối hợp với niệm sử dụng xác định sắc thân. Anupassanā [sự quán xét, tuỳ quán] này sẽ không có đối với những ai từ bỏ niệm, bởi vì hành giả phải sử dụng niệm để xác định đối tượng mới [có thể] quán xét [thân v.v.] bằng trí tuệ. Do đó, Thế Tôn đã thuyết rằng: ‘Này các Tỳ-kheo, Thiện Thệ nói rằng quả thật niệm [sự ghi nhớ] có nhiều lợi ích trong tất cả Pháp’[26]. Cho nên, trong bài kinh này Thế Tôn thuyết rằng ‘sống quán thân trên thân [kāye kāyānupassī viharati]’, chỉ bấy nhiêu đó Thế Tôn đã thuyết về nghiệp xứ thiết lập niệm để tuỳ quán thân [kāyānupassanāsatipaṭṭhānakammaṭṭhāna]. Hoặc, vì người không có sự tinh tấn sự lui sụt nội tâm đã gây ra chướng ngại, người không tỉnh giác sẽ là người bị mất niệm trong việc xác định các phương tiện [upāya] và trong việc từ bỏ những thứ không phải phương tiện [upāya], là người không có khả năng xác định các phương tiện [upāya] và trong việc từ bỏ những thứ không phải phương tiện [upāya] và nghiệp xứ đó sẽ không thành tựu đối với các ông qua phương pháp ấy. Vì vậy, nên biết rằng để thuyết các Pháp có năng lực đưa đến sự thành tựu nghiệp xứ [kammaṭṭhāna] đó, Thế Tôn đã thuyết lời này như sau: ‘ātāpī [sự tinh tấn hay sự nhiệt tâm] sampajāno [sự tỉnh giác], satimā [có niệm]’.
Giải Thích Vineyya Loke Abhijjhādomanassaṃ
Đức Thế Tôn sau khi thuyết giảng thiết lập niệm để tuỳ quán thân [kāyānupassanāsatipaṭṭhāna] và phương pháp phối hợp thiết lập niệm để tuỳ quán thân đó. Bây giờ, để thuyết chi pháp đoạn trừ phiền não nên thuyết rằng ‘Cần đoạn trừ tham đắm và ưu phiền ở đời [vineyya loke abhijjhādomanassaṃ]’. Ở đây, vineyya [cần đoạn trừ] tức là [vị ấy] sau khi đã đoạn trừ, với việc đoạn trừ tạm thời [tadaṅgavinayena] hoặc với việc đoạn trừ bằng cách trấn áp [vikkhambhanavinayena]. Từ loke [trong đời, trên thế gian] chính trong thân này. Thật vậy, Thế Tôn có ý định lấy thế gian [thay thế] thân trong trường hợp này với ý nghĩa tan rã và phân huỷ ra. Bởi vậy, không chỉ đoạn trừ tham đắm và ưu phiền [abhijjhādomanassa] trên thân, mà ngay cả thọ v.v cũng đều đoạn trừ được, Ngài đã nói trong Bộ Phân Tích như sau: ‘Thế gian là 5 thủ uẩn [upādānakkhandhā]’[27].
Lại nữa, các pháp đó được xem là thế gian, thế gian đó Ngài nói theo cách giảng giải rộng ý nghĩa, còn từ nào Ngài nói rằng ‘các pháp đó cái nào gọi là thế gian? chính thân này gọi là thế gian’. Đây là ý nghĩa giải thích cho từ này, nên biết rằng sự liên hệ ý nghĩa như vầy thoát khỏi được tham ưu ở đời. Vì vậy trong bài kinh này kāmachanda [tham dục] hợp với tham lam [abhijjhā], sân độc [byāpādo] hợp với ưu [domanassa], do đó nên biết rằng việc đoạn trừ nīvaraṇa [pháp ngăn che, pháp cái] đã được Thế Tôn thuyết với việc trình bày 2 pháp có sức mạnh hệ thuộc [với việc đoạn trừ] pháp ngăn che.
Nhưng diễn giải chi tiết trong bài kinh này Thế Tôn thuyết việc đoạn trừ sự vui thích có thân hoàn hảo làm gốc rễ với sự diệt trừ tham đắm [abhijjhā] và sự bất mãn có thân hoàn hảo làm gốc rễ với sự diệt trừ ưu phiền [domanassa]. Sự diệt trừ sự vui thích trong thân bằng sự đoạn trừ tham đắm [abhijjhā], và sự bất mãn trong việc phát triển thân [kāyabhāvana] bằng sự đoạn trừ ưu phiền [domanassa]. Việc đoạn trừ thêm sự tốt đẹp và sự lạc v.v. không thực sự tồn tại trong thân với sự diệt trừ tham đắm [abhijjhā], và việc loại bỏ [những thứ] bất tịnh và sự đau khổ thực sự tồn tại trong thân bằng việc đoạn trừ ưu phiền [domanassa],
Cụm từ ‘Đoạn trừ tham đắm và ưu phiền ở đời = Vineyya loke abhijjhādomanassaṃ’ đó là điều mà Thế Tôn thuyết giảng giải về sức mạnh của việc thực hành tinh tấn, và khả năng trong việc thực hành tinh tấn của hành giả. Thật vậy, tấn lực đó bao gồm việc hành giả đã giải thoát khỏi được sự vui thích và bất mãn, là người đã chế ngự được sự ưa thích và không ưa thích, và là người đã loại bỏ hẳn những thứ không thực và đưa ra những thứ thực sự [abhūtapakkhepabhūtāpanayanavirahito]. Cũng hành giả này khi giải thoát khỏi được sự vui thích và bất mãn, chế ngự được sự ưa thích và không ưa thích, loại bỏ hẳn những thứ không thực và không đem những gì có thực sự ra, [vị ấy] được gọi là người có khả năng trong việc thực hành tinh tấn.
Lại nữa nên biết rằng Thế Tôn thuyết giảng nghiệp xứ [kammaṭṭhāna] với tuỳ quán [anupassanā] trong cụm từ ‘quán thân trên thân [kāye kāyānupassī]’ này. Việc chăm nom thân đối với hành giả thực hành nghiệp xứ [kammaṭṭhāna] với việc an trú pháp như đã được nói trong từ viharati [sống, an trú]. Từ ātāpī [có nhiệt tâm, tinh tấn] v.v. Thế Tôn thuyết sammappadhāna [chánh tinh tấn] thay ātāpa [sự tinh tấn làm nhân khiến phiền não bị thiêu đốt], thuyết nghiệp xứ để thành tựu mọi lợi ích, hoặc phương pháp đối với việc chăm nom nghiệp xứ bằng chánh niệm tỉnh giác [satisampajañña]. Hoặc thiền chỉ [samādha] đạt được bằng mãnh lực quán thân với chánh niệm. Thuyết thiền tuệ với sự tỉnh giác [sampajañña]. Thuyết sức mạnh [bala] của việc tu tiến [bhāvanā] bằng cách loại bỏ sự tham lam và phiền muộn [tham ưu].
Giải Thích Anupassī
Trong Bộ Phân Tích, Thế Tôn thuyết rằng hành giả quán xét [anupassī], ở đây thế nào là anupassanā [tuỳ quán]? Là trí tuệ, sự biết rõ … chánh kiến, đây gọi là tùy quán [anpassanā]. Vị Tỷ-kheo đạt đến, đạt đến hoàn toàn, đã đến, đi đến trọn vẹn, đi vào, đã đi, được hoàn toàn, đã thành tựu phối hợp với tuỳ quán [anpassanā] này. Vì lý do ấy gọi là hành giả quán xét [anupassī].
Từ viharati [sống, an trú] nghĩa là dời đi, tiến hành, hộ trì, duy trì, giúp đỡ, mang đi, nghỉ ngơi. Vì lý do ấy gọi là viharati [sống, an trú].
Ở đây, ātāpī [có sự tinh tấn, có sự nhiệt tâm], thế nào là sự nhiệt tâm? Là sự tinh cần, tinh tấn lộ tâm [pháp thuộc về tâm], … chánh tinh tấn, đây gọi là ātāpa [tin cần, tinh tấn]. Vị Tỷ-kheo đạt đến … cùng phối hợp ātāpa này. Vì lý do ấy gọi là ātāpī [có sự tinh tấn, có sự nhiệt tâm].
Ở đây, sampajāno [có sự tỉnh giác], thế nào là sampajañña [sự tỉnh giác]? là trí tuệ, sự biết rõ … chánh tri kiến. Đây gọi là sự tỉnh giác. Vị Tỷ-kheo đạt đến … cùng phối hợp sự tỉnh giác này. Vì lý do ấy gọi là sampajāno [có sự tỉnh giác].
Ở đây, satimā [có niệm], thế nào là niệm [sati]? là sự ghi nhớ, sự tùy niệm … chánh niệm. Đây gọi là niệm. Vị Tỷ-kheo đạt đến … cùng phối hợp niệm này. Vì lý do ấy gọi là satimā [có niệm].
Ở đây, diệt tận tham đắm và ưu phiền ở đời [vineyya loke abhijjhādomanassanti], thế nào là đời [thế gian]? chính thân là đời [thế gian], đời [thế gian] là năm thủ uẩn, đây gọi là đời [thế gian]. Ở đây, thế nào là tham đắm [abhijjhā]? là tham luyến, tham đắm, xu hướng theo cảnh, sự vui thích, sự hí hởn sự dục vọng bằng mãnh lực hí hởn, sự dục vọng nặng của tâm, đây gọi là tham đắm [abhijjhā]. Ở đây, thế nào là ưu phiền [buồn phiền – domanassa]? là sự không bằng lòng nơi tâm, sự đau khổ nơi tâm, buồn khổ sanh lên từ ý xúc …thọ khổ, đây gọi là ưu phiền [domanassa].
Cả tham và ưu như trình bày là những pháp đã bị tẩy trừ, đã bị diệt tận, làm cho yên tĩnh, làm cho yên lặng, làm cho yên tĩnh, làm cho êm dịu, đưa đến diệt tắt, đưa đến không an trú, đưa đến biến mất, không được tỏa sáng, không hân hoan, làm cho kiệt quệ, làm cho tàn lụi, làm cho điêu tàn. Do nhân đó mới gọi là diệt trừ tham và ưu trong đời [thân là thế gian, là đời].[28] Ý nghĩa của câu đó Tôi đã giảng giải, học giả cần biết theo cách thức Sớ giải này cùng với nội dung để dễ dàng thuận tiện so sánh. Đây là kệ ngôn giải thích ý nghĩa nội dung thiết lập niệm về thân tùy quán.
Giải Thích Thọ Tùy Quán [Vedanānupassanā]
Bây giờ, học giả cần biết lợi ích của việc lập lại thọ v.v. trong câu bắt đầu như sau: ‘sống tuỳ quán thọ trên các thọ = vedanāsu vedanānupassī viharati’, được gom lại trong câu sau: ‘vị Tỷ-kheo sống tùy quán thọ trên các thọ … tâm trong tâm … pháp trên các pháp … diệt tận tham đắm và ưu phiền ở đời = vedanāsu… citte… dhammesu dhammānupassī viharati … pe … vineyya loke abhijjhādomanassanti’ theo cách đã được trình bày trong phần thân quán.
‘Vị Tỷ-kheo sống quán thọ trên thọ … tâm trong tâm … pháp trong pháp … diệt tận tham ưu ở đời’ này, từ thọ [vedanā] gồm 3 thọ và thọ này chỉ là hiệp thế, tâm cũng vậy là hiệp thế [lokīya], và pháp cũng thế [là hiệp thế]. Việc phân tích thọ v.v. sẽ xuất hiện trong phần xiển minh [niddesavāra]. Trong trường hợp này cần phải phân tích thọ đơn thuần, rằng thọ cần quán xét như thế nào? Hành giả khi quán xét như thế này gọi là quán thọ trong thọ. Quán tâm và quán pháp cũng theo cách đó. Thọ cần phải quán như thế nào? Trước hết thọ lạc cần phải quán thấy với thọ khổ, thọ khổ cần quán thấy giống như mũi tên, phi khổ phi lạc thọ cần phải quán thấy với tướng vô thường. Như được thuyết rằng:
Vị Tỷ-kheo nào thấy sự an lạc là sự đau khổ, thấy sự đau khổ là mũi tên; thấy sự phi khổ phi lạc tồn tại, thật sự đã thấy [thọ đó] là vô thường; Vị Tỷ-kheo đó là người có chánh kiến, sẽ đi đến tịch tịnh.[29]
Tất cả thọ này cần phải quán thấy là đau khổ. Tóm lại, theo lời Thế Tôn đã thuyết: ‘Bất cứ điều gì đã cảm thọ, Thiện Thệ nói rằng toàn bộ điều đó đều là khổ’[30]. Lại nữa, thọ lạc cũng cần phải quán thấy là đau khổ. Như Tỷ-kheo Dhammadinna đã thuyết: ‘Này Visākha, lạc thọ có thể là lạc do duy trì, thay đổi thành khổ do sự biến hoại’[31]. Vì thế, cần phải giảng giải chi tiết toàn bộ.
Lại nữa, thọ cần phải được quán để thấy với 7 tuỳ niệm [anupassanā] như quán về tướng vô thường v.v. Các từ còn lại sẽ xuất hiện trong phần xiển minh [niddesavāra]. Cả tâm và pháp, tâm cũng cần phải quán để thấy bằng việc phân tách [chia nhỏ] như tâm có tham [sarāga] v.v. đã được nhắc đến trong phần xiển minh quán về vô thường v.v chia thành các phần khác nhau như đối tượng [ārammaṇa], làm trưởng [adhipāti], các pháp đồng sanh [sahajātadhamma], cõi [bhūmi], nghiệp [kamma], quả [vipāka] và duy tác [kiriyā] v.v.
Pháp cũng cần phải quán để thấy được tướng trạng của ngã [atta] và tướng chung các pháp [sāmaññalakkhaṇāna], với giáo lý không tánh [suññatadhamma, giáo lý về tính không thực] với 7 tuỳ quán như quán về vô thường v.v. và chia thành santadhamma [pháp an tịnh] và asantādhamma [pháp không an tịnh] v.v. đã được nhắc đến trong phần xiển minh, các từ còn lại theo cách thức như đã được trình bày.
Cũng trong phần diệt tận tham và ưu v.v. này, vị nào đã đoạn trừ tham và ưu trong đời [thế gian] gọi là thân, thì vì ấy cũng đoạn trừ tham và ưu cả ở đời [thế gian] là thọ v.v. đó, Tuy nhiên [điều đó] đã được Thế Tôn nói ở tất cả phần xiển minh theo sự phân chia từng hạng người và với việc thực hành pháp hành thiết lập niệm [satipaṭṭhānabhāvanā] hiện khởi trong mỗi sát-na tâm khác nhau. Hoặc, khi tham và ưu được đoạn trừ ở phần nào, cũng được đoạn trừ ở phần còn lại. Do đó, cần biết rằng khi thuyết việc đoạn trừ tham và ưu trong phần đó, nên mới thuyết như vậy.
Giải Thích Phần Xiển Minh Kết Thúc
Bốn Đối Tượng Của Chánh Niệm
[107] Bây giờ, thông qua bài kinh thiết lập niệm [satipaṭṭhāna] Đức Thế Tôn mong muốn tất cả chúng sanh [có thể] chứng đắc các pháp đưa đến giác ngộ, mới phân tích chỉ có một chánh niệm [sammāsati] được chia thành 4 theo từng đối tượng [ārammaṇa] theo cách thức như sau: ‘thiết lập niệm có bốn loại, thế nào là bốn?’ Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo sống quan thân trên thân’ như vậy khi lấy mỗi một thiết lập niệm từ 4 thiết lập niệm đem chia ra [thêm lần nữa] đã đề cập để giải thích theo cách như sau: ‘này các Tỷ-kheo, thế nào là vị Tỷ-kheo …] tương tự như người thợ đan lát thiện xảo muốn làm ra đồ dùng như chiếu tre sợi mộc, chiếu tre sợi mịn, hộp tráp nhỏ, rương, sọt, v.v., [người thợ] lấy được một cây tre lớn, chẻ ra thành làm 4 thanh, lấy mỗi thanh ra vót [tạo thành lát] và [đem lát đó ra] đan thành những đồ dùng cần thiết.
Ở đây, ‘và như thế nào [kathañca]’ v.v. là từ dùng để hỏi với ý định được giải thích chi tiết. Từ này được giải thích tổng quát như sau: ‘Này các Tỷ-kheo, với phương pháp như thế nào vị Tỷ-kheo mới là người sống quán thân trên thân?’ Cách này sẽ có trong toàn bộ câu hỏi.
‘Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trong giáo pháp này [idha, bhikkhave, bhikkhu]’. Từ ‘idha’ trong câu ‘idha, bhikkhave, bhikkhu’ đề cập đến giáo pháp là nơi an trú của hạng người làm cho phát sanh sự thiết lập niệm để tuỳ quán thân ở mọi phương diện và từ chối các giáo phái khác rằng không phải như vậy. Tóm lại, Thế Tôn thuyết rằng: ‘Này chư Tỷ-kheo chỉ trong giáo pháp này có Sa-môn … các học thuyết [giáo phái] khác trống rỗng, không có Sa-môn’[32]. Vì vậy, Thế Tôn đã thuyết rằng: ‘Vị Tỷ-kheo trong giáo pháp này’.
‘Đi đến khu rừng hoặc … ngôi nhà trống [araññagato vā … pe … suññāgāragato vā]’đây là từ trình bày đến việc xác định trú xứ thích hợp [senāsana] đối với việc thực hành thiết lập niệm.
Tâm Ví Như Con Bê
Bởi vì tâm của vị Tỷ-kheo này, lâu ngày trôi lăn trong đối tượng sắc v.v., không mong muốn đi vào con đường thiết lập niệm, lại đi sai đường [đi ra khỏi con đường] tợ như một cỗ xe lòng ách vào một con bò chưa được thuần hóa. Vì vậy, giống như người nuôi bò muốn thuần một con bê khó thuần đang bú hoàn toàn sữa bò mẹ, đã [đang] phát triển, muốn tách nó ra khỏi bò mẹ [cai sữa cho nó], cắm một cái cột lớn chắc chắn xuống đất, dùng dây thừng cột nó lại, khi con bê của người ấy, vùng vẫy chạy tới chạy lui, cũng không thể chạy trốn, chỉ [có thể] ngồi hoặc nằm gần cái cột đó như thế nào thì vị Tỷ-kheo cũng tương tự như thế ấy, nếu muốn điều phục tâm bất thiện của mình, tăng trưởng từ việc nếm hương vị cảnh sắc v.v.,trong thời gian dài, cần phải [hướng tâm] tránh xa cảnh sắc đó v.v., đi đến khu rừng hoặc gốc cây, hoặc ngôi nhà trống, lấy dây thừng là chánh niệm cột nó lại làm nền tảng, là đối tượng của việc thiết lập niệm đó. Tâm của [vị Tỷ-kheo ấy] vùng vẫy mạnh hướng chỗ này, hướng chỗ kia, khi không tiếp nhận được đối tượng quen thuộc trước đó, sẽ không thể cắt đứt được sợi dây thừng ấy là niệm, rồi biến mất, được ngồi gần bên và nằm gần bên [upanisīdati ceva upanipajjati ca; an trụ và an trú] trên chính đối tượng ấy bằng mãnh lực của cận định [upacārasamādhi]. Vì vậy, các bậc trưởng thượng đã nói rằng:
Ở đây, hành giả [vị thực hành tinh tấn] cần phải cột tâm mình thật kiên cố vào đối tượng [nghiệp xứ] bằng niệm, cũng giống như một người thuần hóa một con bê phải buộc nó vào một cái cột.[33]
Như vậy, trú xứ đó là trú xứ thích hợp để thực hành [nghiệp xứ; kammaṭhāna]. Vì vậy, Ngài mới thuyết rằng: ‘Đi đến khu rừng hoặc … ngôi nhà trống [araññagato vā … pe … suññāgāragato vā]’ này chỉ việc quyết định trú xứ thích hợp với việc thực hành thiết lập niệm.
Âm Thanh Là Kẻ Thú Với Thiền [Jhāna]
Hơn nữa, bởi vì hành giả thực hành đề mục thiền niệm hơi thở [ānāpānassatikammaṭṭhāna] là đỉnh cao của thiết lập niệm để tuỳ quán đó là nguyên nhân gần nhất dẫn đến sự thành tựu những pháp cao thượng [visesa] và hiện tại lạc trú [diṭṭhidhammasukhavihāra] của chư Phật, chư Phật Độc Giác, chư Thánh Thinh văn điều này không hề dễ dàng nếu vẫn chưa xa lánh những nơi ồn ào với âm thanh người nữ, người nam, tiếng voi và tiếng ngựa v.v., bởi vì âm thanh là một cái gai đối với [chứng đạt] thiền [jhāna]. Nhưng ở trong rừng thì không có làng mạc hành giả sau khi nhận lấy đề mục hành thiền, ở tầng thiền thứ 4 có niệm hơi thở [ānāpāsati] làm cảnh khiến cho sanh khởi, chính thiền đó đã làm nền tảng [của thiền tuệ vipassanā] trong việc quán xét các pháp hành [saṅkhāra], chứng đắc quả vị A-ra-hán là quả vị tối thắng. Vì vậy, Đức Thế Tôn khi giảng về trú xứ thích hợp đối với hành giả , [Ngài] đã nói rằng: ‘đi đến khu rừng hoặc…’ v.v.
Bởi vì Thế Tôn như một bậc thầy về đất đai [vatthuvijjā; trạch địa minh, gia tướng học; một thứ phong thủy học]. Cũng như vậy, Đức Thế Tôn, sau khi khảo sát xem nơi cư trú có phù hợp với hành giả hay không rồi mới đã chỉ dẫn: ‘nên thực hành nghiệp xứ ở đây’, và sau đó nhận được sự tôn vinh trọng thể: ‘Quả thật, Thế Tôn là một bậc Chánh đẳng Chánh Giác’, sau đó hành giả [Tỷ-kheo người thực hành sự nhiệt tâm] ở nơi ấy thực hành nghiệp xứ , chứng đắc quả vị A-ra-hán theo tuần tự. Cũng giống như một bậc thầy về xây dựng [khảo sát đất đai] để xây dựng thành phố, sau khi khảo sát và kiểm tra kỹ địa điểm, đưa ra chỉ thị: ‘các ông hãy xây dựng thành phố ở đây’, và khi thành phố được hoàn thành mà không gặp trở ngại nào, thì vị ấy sẽ nhận được vinh dự lớn từ hoàng tộc.
Lại nữa, vị Tỷ-kheo này được Ngài ví như con báo. Cũng giống như vua báo to lớn sống ẩn nấp sau những bụi cây, hoặc lùm cây, hay sau những ngọn núi, bắt những con thú như trâu rừng, bò rừng, lợn rừng, v.v., để ăn thịt như thế nào, thì vị Tỷ-kheo cũng tương tự như thế ấy, chuyên tâm thực hành thiết lập niệm này trong rừng v.v., lần lượt sẽ “đạt được” bốn Thánh đạo và cả bốn Thánh quả. Đó là lý do tại sao bậc trưởng thượng nói rằng:
Tỷ kheo đệ tử của Đức Phật thực hành thiền tuệ hợp với sự tinh tấn đi đến khu rừng, chứng đắc A-ra-hán quả; Cũng giống như con báo, đã ẩn nấp bắt những con thú rừng ăn thịt.
Đây là lý do tại sao Đức Thế Tôn, chỉ ra nơi trú ngụ trong rừng, là nơi thích hợp để mau chóng trong việc kết hợp với sự nhiệt tâm của vị Tỷ-kheo ấy, Ngài đã nói rằng: ‘đi đến khu rừng…’ Những gì cần giải thích về phần niệm hơi thở [ānāpānasati] đã được giải thích rồi. Những lời đó đã được giảng giải chi tiết trong Bộ Visuddhimagga.
Thực Hành Thiết Lập Niệm
Hành giả ấy học tập với sức mạnh của hởi thờ vào và hơi thở ra mà Thế Tôn đã thuyết giảng như sau: ‘Vị Tỷ-kheo nhận biết rằng khi thở ra dài [vị ấy] tuệ tri rằng đang thở ra dài -nt- nhận biết rằng an tịnh thân hành sẽ thở ra [dīghaṃ vā assasanto dīghaṃ assasāmīti pajānāti … pe … passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ passasissāmīti sikkhatī]’ cả 4 tầng thiền sẽ sanh lên do ấn tướng là hơi thở vào và hơi thở ra. Các ông sau khi xuất thiền, ghi nhận hơi thở vào và hơi thở ra hoặc nhận biết chi thiền. Trong tất cả hơi thở vào, hơi thở ra và cả 2 chi pháp này. [nếu] hành giả xác định lấy hơi thở vào, hơi thở ra làm đối tượng, phải nhận biết sắc này như sau: ‘hơi thở vào, hơi thở ra nương vào đâu [để sanh khởi]? ‘Nương vào sắc vật [để sanh khởi], thân nghiệp sanh [karajakāyo] gọi là sắc vật [vatthurūpa], 4 sắc đại hiển và 24 sắc y đại sinh gọi là thân nghiệp sanh’.
Tiếp theo đó, quán sát danh và sắc theo cách này: ‘danh pháp có trong các đối tượng có xúc là nguyên tố thứ 5, khi tìm kiếm duyên trợ của danh sắc là từ vô minh [avijjā] v.v., trong Giáo lý duyên khởi [paṭiccasamuppāda]; Do đó, ‘đây chỉ là duyên trợ và pháp phát sinh tùy thuộc vào các duyên trợ, ngoài những điều này không có chúng sinh hoặc cá nhân nào khác [từ hơi thở vào và hơi thở ra]’, và vượt khỏi sự nghi ngờ, gán vào 3 đặc tánh trong danh sắc với duyên trợ để thực hành minh sát tuệ [vipassanā] [vị ấy] đạt đến quả vị A-ra-hán theo tuần tự. Đây là con đường giải thoát [khỏi khổ đau]cho đến quả vị A-ra-hán của một vị Tỷ-kheo.
Đối với hành giả xác định thiền [jhāna] làm đối tượng, cần xem xét danh và sắc như sau: ‘Những chi thiền này phụ thuộc vào cái gì? ‘Chúng phụ thuộc vào sắc vật [vatthu]. Sắc vật là thân nghiệp sanh [cơ thể vật chất]. Các chi thiền là danh pháp. Sắc nghiệp sanh là sắc pháp’. Sau đó, khi tìm kiếm duyên trợ của danh sắc [thấy rằng] là từ vô minh [avijjā] v.v., do đó, ‘đây chỉ là duyên trợ và pháp phát sinh tùy thuộc vào các duyên trợ, ngoài những điều này thì không có chúng sinh hay cá nhân nào khác [từ danh và sắc đó’, và [vị ấy] vượt khởi sự nghi ngờ, gán ba đặc tánh trong danh và sắc với duyên trợ để thực hành minh sát tuệ [vipassanā] [vị ấy] đạt đến quả vị A-ra-hán theo tuần tự. Đây là con đường giải thoát [khỏi khổ đau] cho đến quả vị A-ra-hán của một vị Tỷ-kheo.
Với nguyên nhân như đã giải thích … như vậy, hoặc nội phần [iti ajjhattaṃ vā]: Theo cách này, vị ấy sống quán thân trong thân là hơi thở vào và hơi thở ra của chính thân mình. Hoặc ngoại phần [bahiddhā vā]: Sống quán thân trong thân là hơi thở vào và thở ra của người khác. Hoặc cả nội phần và ngoại phần [ajjhattabahiddhā vā]: Quán thân trong thân là hơi thở vào và hơi thở ra của chính mình đúng thời, và quán thân trong thân là hơi thở vào và hơi thở ra của người khác theo đúng thời. Hoặc cả nội phần và ngoại phần [ajjhattabahiddhā vā] này Thế Tôn đã nói đến thời điểm mà hơi thở ra ra, vào vào không ngừng bằng nghiệp xứ đã thuần thục. Nhưng hai điều này không thể xảy ra cùng một lúc.
Hoặc vị ấy quán pháp [làm nhân] sanh khởi [samudayadhammānupassī]: Giống như ví dụ dựa vào cả ống thổi và thanh nối của thợ kim hoàn, cũng như lực của cả 2 [ống thổi và thanh nối], gió sẽ di chuyển được như thế nào. Thân là hơi thở vào và hơi thở ra của vị Tỷ-kheo cũng như thế đó, [hơi thở] nương vào thân nghiệp sinh, cấu trúc mũi và thức mới di chuyển ra vào được. Các pháp có thân v.v., là nguồn gốc sanh khởi [samudaya] vị Tỷ-kheo khi quán xét những pháp đó gọi là quán pháp, là quán pháp [làm nhân] sanh khởi trong thân.
Hoặc quán pháp [làm nhân] diệt [vayadhammānupassī vā]: Khi sắc thân hoại diệt, cấu trúc mũi bị hỏng và khi tâm đã diệt thì chuyển động hơi thở vào và hơi thở ra không xảy ra. Tương tợ như gió không thể di chuyển khi ống dẫn bị bể hoặc thanh nối bị vỡ hoặc khi lực đẩy vào ống nối và thanh nối không đủ. Cũng vậy, sự chấm dứt hơi thở vào và hơi thở ra bởi vì sắc thân hoại diệt, vị Tỷ-kheo quán xét như vậy, v.v, được Thế Tôn gọi là: ‘sống quán pháp [làm nhân] diệt trên thân [vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati]’.
Samudayavayadhammānupassī vā [Hoặc quán pháp làm nhân sanh và hoại diệt]: Quán xét sự sanh khởi đúng thời, và sự diệt đúng thời. Atthi kāyoti vā panassa [có thân này vị ấy an trú chánh niệm]: Có thân này, nhưng không phải chúng sinh [na satto], không phải người [na puggalo], không phải đàn bà [na itthī], không phải đàn ông [na puriso], không phải tự ngã [na attā], không phải thuộc về ngã sở [na attaniyaṃ], không phải ta [nā ahaṃ], không phải của ta [na mama], không phải ai [na koci], không phải của ai [na kassaci] v.v, và cũng không phải của ai đó, như vậy niệm của vị ấy được thiết lập.
Yāvadeva [chỉ để] đây là từ chỉ ra sự giới hạn, sự phân định rõ mục đích. Điều này nói rằng; Niệm được thiết lập không phải vì mục đích khác. Thật sự, chỉ dành cho trí, dành cho mục đích đối với trí tăng trưởng hơn nữa và cũng dành cho mục đích tăng trưởng niệm; nghĩa là ‘nhằm mục đích cho sự tăng trưởng của niệm và tỉnh giác’. An trú, không phụ thuộc [anissito ca viharati]: Chỉ an trú, không tùy thuộc vào dục vọng và không nương vào những quan niệm sai lầm. Không dính mắc gì trên đời [na ca kiñci loke upādiyati]: [vị ấy] không dính mắc bất cứ vật gì trên đời này, dù là vật chất hay tinh thần [sắc pháp và danh pháp], chẳng hạn như ‘cái này là bản ngã, hoặc những thứ này phụ thuộc vào bản ngã của tôi’. Từ ‘pi’ trong cụm từ evam pi được sử dụng với ý nghĩa là liên kết lại những ý nghĩa liên quan trước đó. Với cụm từ này, Thế Tôn thuyết giảng pháp hành niệm hơi thở [ānāpānapabba] đến chư Thánh đệ tử.
Tứ Thánh Đế Trong Phần Niệm Hơi Thở
Ở đây, sự ghi nhớ từng hơi thở vào và hơi thở ra [làm đối tượng] là Khổ Đế. Tham ái có trước đó làm nhân sanh của niệm là Tập Đế [nguồn gốc của khổ]. Sự không xuất hiện [khởi sanh] của niệm và tham ái [cả 2 pháp này] là Diệt đế. Thánh đạo thấu suốt [tuệ tri] Khổ Đế, từ bỏ Tập Đế và có Diệt Đế làm đối tượng là Đạo Đế. Như vậy, sau khi nỗ lực đối với Tứ Thánh Đế, [vị ấy] đi đến sự an tịnh [Níp-bàn]. Như vậy, đây là con đường đưa đến thoát [mọi khổ đau] đến chứng đắc quả vị A-ra-hán, đối với một vị Tỷ-kheo chuyên chú thực hành với lực ghi nhớ từng hơi thở vào và sự ghi nhớ từng hơi thở ra.
Kết Thúc Giải Thích Niệm Hơi Thở
Xem Trung Giải thích Kinh Tứ Niệm Xứ (P2)
[1] Ðức vua Mandhātu là một vị Chuyển luân thánh vương ở thời kỳ tuổi thọ con người 1 a-tăng-kỳ năm, lên ngôi trị vì 4 châu lớn thiên hạ, gồm có 2.000 châu nhỏ, có nhiều thần thông. Ðức vua Mandhātu là tiền thân của Ðức Phật Gotama.
[2] Pariṇāyakaratana: Quan đại thần người hầu cận của Đức Vua Mandhātu
[3] cūḷani. 101
[4] ma. ni. 3.79
[5] dī. ni. 2.214
[6] saṃ. ni. 5.
[7] dha. pa. 273-275
[8] saṃ. ni. 3.100
[9] su. ni. 955
[10] dha. pa. 288
[11] saṃ. ni. 3.33-34
[12] saṃ. ni. 1.98
[13] saṃ. ni. 1.98
[14] ma. ni. 3.420
[15] a. ni. 4.28
[16] saṃ. ni. 3.408 catunnaṃ, bhikkhave, satipaṭṭhānānaṃ samudayañca atthaṅgamañca desessāmi, taṃ suṇātha … pe …. ko ca, bhikkhave, kāyassa samudayo? āhārasamudayā kāyasamudayo.
[17] paṭi. ma. 3.35 kāyo paṭṭhānaṃ, no sati. sati paṭṭhānañceva sati cā.
[18] ma. ni. 3.311 tayo satipaṭṭhānā, yadariyo sevati, yadariyo sevamāno satthā gaṇamanusāsitumarahati
[19] saṃ. ni. 5.989 cattāro satipaṭṭhānā bhāvitā bahulīkatā satta bojjhaṅge paripūrenti
[20] saṃ. ni. 5.224
[21] Samathayānika: Chỉ phương giả là bậc Thánh A-ra-hán nhờ nương thiền chỉ, nghĩa là vị này đã tu chứng thiền hiệp thế rồi mới tu tiến tuệ minh sát chứng quả A-ra-hán. Hạng này cũng gọi là Câu phần giải thoát [Ubhatobhāgavimutta].
[22] Vipassanāyānika: Quán phương giả là bậc thánh chứng ngộ khô khan, nghĩa là bậc đắc quả A-ra-hán không có thiền, chỉ nhờ thuần thục tuệ minh sát. Hạng này cũng gọi là Can quán giả [Sukkhavipassaka].
[23] dha. pa. 142
[24] Catudhātuvavatthāna: đề mục phân biệt tướng của tứ đại. Tứ đại là: đất [pathavī], nước [āpo], lửa [tejo], gió [vāyo]. Tứ đại đó trong thân thể con người, nếu nói chi tiết thì có tổng cộng 42 sắc-pháp: địa đại [pathavīdhātu] có 20 sắc pháp, thuỷ đại [āpodhātu] có 12 sắc pháp, hoả đại [tejodhātu] có 4 sắc pháp, phong giới [vāyodhatu] có 6 sắc pháp.
[25] paṭi. ma. 3.35
[26] saṃ. ni. 5.234
[27] vibha. 362
[28] vibha. 356
[29] saṃ. ni. 4.253
[30] saṃ. ni. 4.259
[31] ma. ni. 1.464
[32] ma. ni. 1.139
[33] Vin.A. ii 12; D.A. ii 353; M.A. i 252